00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(56:55)

(56:55) Phật tử: Tại vì có một câu chuyện như vầy là: "Cái ông thợ săn đó ổng rượt một con vật, mà con vật nó chạy ngang qua một người nào đó, mà ông thợ săn ổng chạy đến mới hỏi người đó, mà nếu người đó chỉ thì con vật chết." Thì trường hợp đó con phải làm sao.

Trưởng lão: À, như vậy là con thấy trong cái (thiên địch) vừa rồi thì nó có nói, nó có diễn tả được hai cái tròng. Bởi vì nó là cái giới sát và cái giới nói dối, đó hai cái giới nó tròng nhau một lượt. Cho nên bây giờ đó, đó là nói về một cái. Con nói ông thợ săn, chứ sự thật ra qua câu chuyện như thế này nè:

"Là có một cái vị tu sĩ, họ ngồi ở trên cái cục đá đó họ tu, thì cái nhà Vua mới săn con nai, con nai nó chạy ngang qua đó. Thì ông Vua này ổng đuổi, ông đuổi tới đây thì con nai ổng không thấy nữa, ông mới hỏi ông tu sĩ này:

Ông ngồi đây ông tu, ông có thấy con nai tôi rượt nó chạy ngang qua đây không?

Thì ông tu sĩ này, nếu mà chỉ, mình thấy con nai thật sự chứ làm sao mình không thấy, mà mình chỉ thì ông vua sẽ giết con nai, phải không. Mà nếu mình không chỉ thì mình nói láo, còn mình làm thinh thì mình phụ lòng câu hỏi, cho nên nó ba cái điều kiện rất khó. Vì vậy mà đức Phật bây giờ chỉ còn có biết dùng thần thông để mà dụ ông ta thôi. Con thấy cái cách thức của Đại thừa nó khác, còn cái cách thức khác thì nó khác.

Thì cái lúc bấy giờ đó, cái ông vua ổng đến hỏi, thì hỏi lần thứ nhất ông này làm thinh, hỏi lần thứ hai làm thinh, ông vua tức quá.

Mình là vua một nước mà tại sao lại ông này ở trong nước mình mà ổng phụ, ổng phụ cái lời hỏi của mình thì ông vua phải tức thôi.

Cho nên ổng mới chặt tay, chặt tay vị tu sĩ này, mới móc mắt ông này. Là do đó thì cái ông tu sĩ này ổng có thần thông, cho nên vì vậy đó thì khi ông vua chặt tay rồi, mà móc mắt rồi thì vẫn thấy ông tu sĩ này vẫn an nhiên mà vẫn không than thở, không gì hết. Không có la, không lối, không oán trách gì hết, thì ông vua mới hối hận.

Khi mà mình làm cái chuyện mà thấy đau khổ cho người ta rồi mình có hối hận, cho nên ông vua có hối hận. Bắt đầu ổng hỏi:

Tôi chặt tay, móc mắt ông vậy đó, ông có giận tôi không?

Thì ông tu sĩ này mới trả lời:

Tâu bệ hạ, tâu đại vương, tôi là một người tu sĩ thì tôi không có biết giận ai hết, dù người đó làm cho tôi phải đau khổ tui cũng không có giận người đó đâu. Nếu tôi giận người đó thì tay, mắt của tôi không ráp lại, mà tôi không giận thì tay mắt của tôi sẽ ráp lại.

Thì tất nhiên là tay, mắt của ổng biến lại liền lạc hết cũng như bình thường, tức là ổng ta dùng thần thông chứ gì. Ông vua này sợ quá rồi, cái vị này là Thánh Tăng rồi, thấy thần thông là phải chùn rồi. Cho nên ông này tránh được cái giới là không sát sanh và không vọng ngữ, mà lại còn độ ông vua này bằng thần thông nữa".

Đối với Nguyên Thủy thì như vậy không được, không được vậy. Dùng thần thông tức là dùng ảo thuật mà gạt người ta thôi, gạt người ta cho người ta phục thôi.

Thì cách thức nhiếp phục người ta bằng cách thuyết Pháp nhiếp phục được mới đúng cách. Cho nên đối với Nguyên Thủy thì như thế này: (59:33) Bây giờ nhà vua đến hỏi mình phải trả lời thành thật, trả lời thành thật chứ đừng có dối, đừng có gì, đừng có làm thinh, làm thinh là phụ lòng người. Theo Thầy đứng ở trong vị trí đó thì trả lời như thế này, khi ông vua hỏi có thấy con nai chạy ngang qua đây hay không, thì mình trả lời:

"Bạch Đại Vương, tôi là một vị tu sĩ, tôi có mang hai cái giới, một cái giới sát sanh và một cái giới không vọng ngữ. Nếu tôi chỉ cho Bệ Hạ cái con nai đó đi nơi đâu, thì Bệ Hạ sẽ theo cái dấu đó mà Bệ Hạ giết con nai thì tôi mang tội với Bệ Hạ là sát sanh, phải không? Mà nếu mà tôi nói dối cho Bệ Hạ không có giết con nai, thì Bệ Hạ chạy mệt, chạy một hơi mà không thấy, có dối gì đi nữa thì Bệ Hạ sẽ nói rằng tui gạt Bệ Hạ, Bệ Hạ đến đây còn hành hạ thậm tệ tôi nữa. Cho nên cái dối này tôi không dối Bệ Hạ lâu được đâu.

Bây giờ tôi dối Bệ Hạ, tôi nói con nai thay vì chạy thẳng, tôi nói chạy bên đây thì Bệ Hạ chạy một hơi, Bệ Hạ tìm không thấy dấu con nai là biết là tôi bị gạt. Bệ hạ biết bị gạt rồi, Bệ Hạ lại hoành hành tôi liền, tôi là người không đáng tin cậy, không phải là tu sĩ. Cho nên vì vậy tôi mang theo hai cái giới như vậy, tôi không thể nào nói được, xin Bệ Hạ hiểu. Bây giờ Bệ Hạ tha thì tôi nhờ, mà Bệ Hạ giết thì tôi chịu, chứ bây giờ tôi là người tu sĩ, tôi đã mang hai cái giới".

Thành thật nói thẳng, cho nên ông vua không có nỡ giết đâu, hoặc không có nỡ rầy rà, đúng là vị tu sĩ này đúng cho nên họ rất là cảm động. Con hiểu chỗ này nói thật không, mà khéo léo nói thật, phải không? Đó là đúng là giải quyết chỗ này, còn cái kia dùng thần thông ảo giác, như vậy là rõ ràng cái này sai, không đúng. Làm cho người ta sợ mình bằng phép thần thông, như vậy là không hay. Còn cái này mình thành thật, tức là mình thành thật nói thật cho người ta biết, bởi vì mình tu sĩ mà, mình thành thật mà, thì như vậy là ông vua ổng tha tội.

(61:15) Phật tử: Mọi chuyện đều phải thành thật hả Thầy.

Trưởng lão: Đó mọi chuyện đều phải thành thật.

Phật tử: Nhưng mà phải biết khéo léo.

Trưởng lão: khéo léo, thiện xảo ở trong cái thành thật. Nó có nhiều cái nó rất là thiện xảo mà nó phải. Khi mà tu tập rồi, mình học được cái Đạo Đức Giải Thoát, nó có những cái điều uyển chuyển lại, thiện xảo linh động lắm rồi. Thì do đó mọi cái chuyện xảy ra nó có linh động thực tế, nó không phải là chết đứng như là cái máy mà nó muốn chạy…​.. mà nó linh động, nó thay đổi hay lắm, đó là nó. Bởi cái trí tuệ của mình mà, từ đó nó phát ra nó giải quyết cho mình.

Trong khi đó thì mình phải tu tập tỉnh thức rồi, mình phải có sự tỉnh thức, rồi sự tỉnh thức đó mới giúp cho mình. Cái tri kiến của mình nó rất là sáng suốt xong nó giải quyết với một cái cách rất là thiện xảo. Nó làm cho thân tâm của mình được an ổn và người khác cũng được an ổn, không đau khổ, (thì nhất là cái giới).


Trích dẫn - Ghi chú - Copy