00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(01:49:35)

(01:49:35) Cái lầm lạc thứ hai nữa, đó là người ta thất tình, thất vọng; người ta đau khổ ở trên cái chuyện lận đận danh lợi, người ta làm không kiếm ăn được; hoặc là người ta bị vợ, bị tình nhân xua đuổi hay hoặc là bạc đãi, bạc tình; người ta quá đau khổ rồi đi vào chùa để mà tu tập, đi tìm lấy con đường giải thoát.

Thử hỏi những người đó làm sao giải thoát được? Chỉ chẳng qua là mượn câu kinh tiếng kệ, mượn cái nơi thanh vắng để mà vơi bớt cái nỗi phiền muộn của mình, vơi bớt những cái nỗi tham vọng mà mình đạt không được mà thôi!

Đó là cái sai. Bởi vì cái đúng của đạo Phật là nhìn thấy cuộc đời thật khổ, sanh ra muôn người ai cũng nằm trong bốn cái khổ.

Cái khổ đó là gì? Là ai có thân cũng phải bệnh, mà bệnh là khổ; ai có thân cũng phải chết, thì chết là khổ; ai có thân cũng phải già, mà già là khổ. Cho nên trong bốn cái khổ đó, chúng ta mới khắc khoải làm sao thoát ra khỏi bốn cái khổ đó.

Thì cái nguyên nhân mà thoát ra khỏi bốn cái khổ đó, nó không phải ở chỗ thiền định mà ức chế tâm của chúng ta, mà chính cái nguyên nhân đó Đức Phật đã chỉ cho chúng ta là: Cái lòng ham muốn của chúng ta nó mới tập khởi tất cả những cái điều khổ, nó mới sanh, già, bệnh, chết.

Cho nên cái mục đích của chúng ta là làm sao diệt cái tâm ham muốn, làm sao mà diệt ác pháp, từ đó chúng ta mới thấy được cái chỗ mà giải thoát.

Cho nên Đức Phật mới nhắc nhở chúng ta như thế này: Có người hỏi: "Khi Đức Phật mà tịch thì Đức Phật còn hay là mất?" Đức Phật nói: "Đó là cái pháp Ta nói không dứt khoát!"

Tại sao vậy?

Hay là nói: "Một người mà chết đi rồi cái linh hồn đi về đâu?" đó, thì đó là pháp mà Đức Phật nói “không dứt khoát”.

Còn pháp mà Đức Phật nói “dứt khoát” như thế nào để chúng ta biết?

Đức Phật hỏi như thế này: Nếu có một cảnh giới thiên đàng, có một cảnh giới Niết Bàn, thì chắc chắn phải có người đến đó. Vậy thì người ta nói cảnh giới đó như vậy, như vậy, an lạc như vậy, mà có ai đến đó chưa? Chưa.

Chưa có người nào mà trả lời dứt khoát rằng đó là cái cảnh Cực lạc, cảnh giới thiên đàng; chưa có một cái ông giáo chủ nào mà trả lời được rằng “Tôi đã đi đó, bây giờ tôi về!”, hay hoặc “Tôi chứng nghiệm ở đó!” Chưa có ông nào hết!

Nhưng Đức Phật dạy chúng ta thấy cảnh giới Niết Bàn Đức Phật chứng thật, mà dứt khoát, là tâm chúng ta hết dục, hết ác pháp thì ngay đó là Niết Bàn!

Cho nên vì vậy mà Đức Phật nói chúng ta có Ngũ Triền Cái - năm cái triền cái - tức là: tham, sân, si, mạn, nghi. Năm cái này mà quét sạch ra thì ngay đó là Niết Bàn. Cái chỗ này là cái chỗ dứt khoát là chúng ta tới đây là chúng ta đạt được liền.

Mà Đức Phật còn ví dụ: Một cái điều ác mà chúng ta giảm xuống thì cái điều thiện tăng lên, từ cái điều thiện tăng lên nó làm cho chúng ta có một cái an ổn ở trong đó.

Cũng như bây giờ người ta chửi mình, mà mình không chửi lại họ thì ngay đó có sự an ổn cho tâm hồn mình. Nếu mình chửi họ, họ chửi mình; mình đánh họ, họ đánh mình, thì thử hỏi cái cảnh giới đó có phải đem đến cái đau khổ triền miên không?

Đức Phật nói: Một cái điều mà mình nhẫn nhục họ thì tức là đem lại cho mình một sự thanh bình trong tâm hồn của mình, thì cái này thực chất rõ ràng là cảnh Niết Bàn của chúng ta, từng chút một, chớ không phải cảnh Niết Bàn là có một cảnh giới đâu sẵn sàng để mà chúng ta về đó.

(01:52:51) Cho nên cái mục đích ở đây là chúng ta tu thiền định là tâm thanh tịnh, chớ không phải tâm ức chế, vì tâm ức chế nó sẽ đưa chúng ta đi vào những cái sự…​ (Mất tiếng)

Cho nên ở đây, Thầy xin nhắc lại quý thầy là Thầy đã dạy quý thầy hai cái định đầu tiên để cho quý thầy thấy được sự tu tập thiền định của Phật, đó là cái định Chánh Niệm Tỉnh Giác Định và cái định Vô Lậu Định là hai cái định để quét sạch cái tâm tham, sân, si, mạn, nghi, để chúng ta quét sạch Ngũ Triền Cái của chúng ta.

Thì hai cái định này nó làm cho tâm quý vị thanh tịnh. Từ cái chỗ thanh tịnh đó, quý vị bước thêm một cái loại thiền định nữa để quý vị làm chủ được cái sống chết của quý vị, đó là cái định Hiện Tại An Lạc Trú.

Nó chỉ cần dùng cái tâm thanh tịnh đó mà dùng pháp hướng - Phật dạy là Như Lý Tác Ý - mình muốn, trong khi tâm mình tịnh rồi, mình muốn cái gì thì mình tác ý nó ra thì cái đó nó sẽ đạt được. Thì trong kinh điển của Phật dạy: Muốn đạt được những cái điều đó thì chúng ta theo cái lý mà tác ra.

Bây giờ Phật dạy như muốn nhập Bốn Thiền, thì mỗi thiền đều phải nương vào hơi thở, chớ không phải cái hơi thở là thiền định, mà cái hơi thở là cái lộ trình để chúng ta nhập được Bốn Thiền này.

Và cái mục đích của đạo Phật là ngưng các hành ở trong thân của chúng ta. Mà trong thân tâm của chúng ta nó có ba cái hành: khẩu hành, thân hành và ý hành, cho nên phải ngưng ba cái hành này thì chúng ta mới nhập được định, do tâm thanh tịnh mới điều khiển, dùng pháp hướng mà điều khiển - Như Lý Tác Ý.

Bây giờ cái hơi thở đang thở bình thường như thế này, thì chúng ta muốn chậm nhẹ để cho đến khi nó ngưng nghỉ. Phật nói thân hành là hơi thở, mà hơi thở ngưng nghỉ thì mới nhập định được Tứ Thiền.

Do đó, chúng ta hiểu biết được lời nói này, vì vậy mà chúng ta dùng cái tâm thanh tịnh không tham, sân, si này mà chúng ta điều khiển, chớ không phải chúng ta ngồi ức chế, chớ không phải chúng ta ngồi lặng ở trong trạng thái hỷ lạc, mà chúng ta nhẹ nhàng điều khiển nó ở trong cái hơi thở của chúng ta, vì đó là cái lộ trình để cho chúng ta nhập Bốn Thiền, chớ không phải hơi thở là thiền định.

Còn các thầy ngồi thiền định mà các thầy cứ nương hơi thở mà cứ thiền định thì chẳng có đi tới chỗ nào hết. Do vì vậy mà nó càng ngày nó càng mất thời gian tu tập, và cái kết quả đạt đến là cái hậu quả tai họa rất lớn mà sắp tới đây Thầy sẽ giảng về cái Ngoại Tẩu Nhập Ma.

Người ta không hiểu, người ta tưởng đó là ở bên ngoài nhập vào, nhưng vì chúng ta quá ức chế, làm cho thân tâm chúng ta rối loạn, rồi bắt đầu những cảm giác xảy ra, làm chúng ta không còn sức tự chủ, bởi vì cơ thể rối loạn, nhất là về hệ thần kinh, thì lúc bây giờ chúng ta trở thành như người điên khùng chớ không phải gì khác hơn hết.

Cho nên con đường đạo Phật mà người nào biết mà tu đúng thì không bao giờ có sự kiện đó xảy ra. Tại vì từ tâm thanh tịnh không tham, sân, si, ham muốn nữa, do đó người ta mới vận dụng pháp hướng Như Lý Tác Ý ra, bắt buộc các hành tuần tự chậm và nhẹ cho đến khi ngưng nghỉ hoàn toàn, ở trong ý thức chớ không phải ở trong tưởng thức. Vì vậy mà người ta làm chủ bằng cái ý thức của chúng ta đang có.

Rồi đây quý thầy sẽ thấy được cái chỗ nào là cái chỗ mà trong thân của chúng ta để thể hiện cái ngoại ma này, để rồi Thầy sẽ giảng tới, quý thầy sẽ thấy./.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy