00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(55:48)

Phật tử 2: Dạ thưa Thầy, xin Thầy hoan hỷ cho, có một cô cũng ở xa, cô cũng chuẩn bị về bên đó, cô cũng có một câu hỏi nhờ Thầy chỉ dạy, giải thích dùm.

Trưởng lão: Con ơi, con hỏi đi, con ngồi đó đi con, con hỏi đi.

Phật tử 4: Thưa Sư Ông, con chỉ muốn biết là ngồi thiền như thế nào?

(55:48) Trưởng lão: Bây giờ cái đầu tiên thì con phải tu tập cách thức. Muốn ngồi thiền thì mình phải tu tập cái tâm mình trước, sau đó mình mới ngồi nó mới vững vàng. Còn bây giờ cái tâm mình còn vọng tưởng ra vô, như thế này mà mình ngồi một lúc sau thì chân con bị tê, bị đau nhức, con không ngồi lâu được đâu, con hiểu không?

Khi tâm mình nhiếp tâm được và nó an trú được rồi, thì con có thể ngồi từ một giờ đến hai giờ rất dễ dàng mà không bị tê, không bị đau vì cái thân nó an trú. Cho nên đầu tiên thì con tập nhiếp tâm. Bởi vì, muốn tu tập thiền, muốn ngồi thiền, thì tức là con muốn tu tập thiền rồi. Mà muốn tu tập thiền thì không phải vô đó mà mình ngồi mình ức chế tâm mình.

Mình ngồi trên một cái ghế bình thường cho Thầy, đừng có động đến cái tâm để cho cái thân mình nó thoải mái, nó dễ chịu, thoải mái dễ chịu, con chỉ nhắc như thế này: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra” rồi con hít vô, thở ra. Rồi con tác ý: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, rồi con hít vô, thở ra.

Cứ như vậy con tập từ bắt đầu một phút trôi qua con thấy hoàn toàn vừa tác ý vừa hít thở mà nó không có một niệm nào trong đầu của con, gọi là nhiếp tâm trong một phút. Khi một phút được rồi, con nhiếp tâm trong hai phút, con cũng tác ý từng câu, rồi hít vô thở ra như vậy trong hai phút. Được hai phút rồi lần lượt năm phút, năm phút rồi lần lượt tăng lên mười phút cho đến ba mươi phút, tức là ba mươi phút mà con vừa tác ý, vừa hít thở hoàn toàn liên tục suốt ba mươi phút mà không có một niệm nào trong đầu con khởi ra. Lúc bây giờ con đã thành công được cái giai đoạn nhiếp tâm đầu tiên.

(57:15) Kế đó con tiếp tục an trú tâm, an trú tâm thì cách thức con sẽ tác ý: “An tịnh thân hành tôi biết hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Hồi nãy con tác ý “hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ta tôi biết tôi thở ra” đó là cách thức nhiếp tâm.

Bây giờ cái câu này thì cái câu mà tác ý để cho an trú tâm con, thì con sẽ tác ý cái câu an trú tâm, chứ không phải nhiếp tâm. Cho nên: "An tịnh tâm hành tôi biết hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra" rồi con hít vô thở ra, con đếm 1, 2, 3, 4, 5, năm hơi thở ra. Cứ mỗi lần hít vô thở ra đếm “một”, hít vô thở ra đếm “hai”, con hiểu không?

Mà đếm tới năm cái như vậy rồi con lại tác ý cái câu trước đó trở lại: "An tịnh thân hành tôi biết hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra" rồi con hít vô, thở ra năm hơi thở như vậy, rồi con tác ý nữa.

Bỗng dưng con tác ý tới một cái lần thứ ba thứ tư nào đó, thì con cảm thấy như thân và tâm mình nó có sự an ổn, thì con không tác ý nữa. Con sẽ ngồi đó, con chỉ biết hít thở một cách nhẹ nhàng và như vậy là thân con đã an trú, con hiểu không? Mà an trú từ trong cái an trú đó thì con thấy khoảng năm phút rồi lần lượt con tăng dần lên, ngày ngày con siêng năng con tập ngày nào cũng an trú trong năm phút thôi.

Sau một tuần lễ thì con tăng lên thêm năm phút nữa, con sẽ tăng lên dễ dàng. Và sau một tuần lễ mười phút này thì con sẽ tăng lên mười lăm phút, con cứ đi lần năm phút, năm phút và hai mươi phút, rồi đến ba mươi phút an trú. Được ba mươi phút an trú rồi, thì con không còn tu cái pháp này nữa.

(59:02) Bắt đầu bây giờ con mới ngồi thiền: Con ngồi kiết già hoặc bán già. Đầu tiên con tập bán già, con ngồi bán già là chân trên chân dưới, con ngồi bán già để con an trú, an trú trong ba mươi phút hoàn toàn, con cũng tác ý “An tịnh tâm hành tôi biết hít vô, an tịnh tâm hành…​” rồi con hít vô, thở ra, con ngồi bán già ba mươi phút không tê, không đau nhức gì hết.

Được rồi thì bắt đầu con tập trong vòng một tháng, con nhớ một tháng con ngồi bán già. Sau ngồi bán già mà con an trú được trong ba mươi phút như vậy, thời nào con cũng tu ba mươi phút được như vậy rồi thì bắt đầu bây giờ con khởi sự con ngồi kiết già.

Cái chân con mà ngồi bán già, thì nó đã dịu rồi, bây giờ con ngồi kéo lên kiết già không đau. Đó là cái tập mình ngồi thiền mà. Bắt đầu kiết già rồi, thì con cũng tác ý câu đó, sau đó rồi con mới hít vô, thở ra an trú thì con ngồi suốt ba mươi phút, không bao giờ có đau tê gì trong chân con. Và đồng thời thì lúc bây giờ được ngồi ba mươi phút rồi, thì sau khi an trú được kiết già được ba mươi phút, không cần phải tăng lên nữa mà con phải đến gặp Thầy, Thầy sẽ dạy cho con cách thức để mà tu Tứ Chánh Cần ngăn ác - diệt ác pháp - sanh thiện - tăng trưởng thiện để xả cái tâm của mình, tham - sân - si cho sạch.

Khi tham - sân - si sạch hoàn toàn trong một giờ đồng hồ mà không có một niệm nào xen vô, trong khi đó không cần phải nhiếp tâm để an trú trong hơi thở mà tâm con vẫn không có niệm. Thì lúc bây giờ Thầy mới chuyển cho con qua Tứ Niệm Xứ để tu tập pháp Tứ Niệm Xứ để kéo dài bảy ngày đêm không ngủ, không có hôn trầm, thùy miên, không có ngủ nghỉ gì hết. Con sẽ hoàn toàn ở trong trạng thái Bất Động, tâm Thanh Thản - An Lạc - Vô Sự của Tứ Niệm Xứ. Cuối cùng đầy đủ Tứ Thần Túc, lúc bây giờ Thầy dạy cách thức nhập Tứ Thánh Định và thực hiện Tam Minh, là coi như con chứng đạo.

(01:01:06) Con thấy đơn giản chứ đâu có gì đâu. Con thấy nhiếp tâm, an trú, rồi tập ngồi bán già, rồi kiết già, có phải không, rồi xả ra hết, ngồi tu Tứ Chánh Cần, ngăn ác - diệt ác pháp - sanh thiện - tăng trưởng thiện và tới Tứ Niệm Xứ để giữ tâm bất động - thanh thản - an lạc - vô sự và cuối cùng thì nhập Tứ Chánh Định bằng Tứ Thần Túc. Con thấy không?

Phật tử 4: Con cảm ơn thầy, ngày nào cũng tập như vậy phải không ạ?

Trưởng lão: Rồi rồi, ngày nào cũng tập như vậy con.

Phật tử 4: Không cần thời gian nào hả Thầy?

Trưởng lão: Lúc nào, bây giờ nếu mà con có thời khóa thì con sẽ theo cái thời khóa, buổi sáng lúc giờ nào, buổi chiều giờ nào, còn nếu mà chưa có thời khoá thì lúc nào rảnh con tu tập cũng được. Nghĩa là mình có công việc nhà đó, nhiều khi có khách mình tiếp khách, giờ đó chưa tu được thì giờ khác rảnh thì mình tu, đừng có phí giờ. Lúc nào con tu cũng được hết.

Ráng, cố gắng về tập, có gì gọi điện thoại qua hỏi Thầy, rồi Thầy sẽ dạy tiếp. Con hỏi điện thoại cô Út đây nè, rồi có gì cô Út gọi Thầy rồi Thầy liên lạc với con.

Phật tử 2: Mô Phật, con xin kính cảm ơn Thầy.

Trưởng lão: Rồi rồi được thôi, xá Thầy thôi, được rồi, xá thôi.

Phật tử 2: Dạ, xin phép Thầy cho chúng con đảnh lễ lần nữa.

Trưởng lão: Xá Thầy thôi con, xá Thầy thôi…​.

Phật tử 2: Con xin phép thầy.

Trưởng lão: Chào mấy con, xá Thầy thôi con

Phật tử 5: Dạ, mô Phật, má con tám mươi bốn tuổi rồi má con tu còn kịp không Thầy?

(01:02:49) Trưởng lão: Kịp. Thầy sẽ dạy cho cách thức giữ tâm, mai mốt con đưa mẹ con lên gặp trực tiếp Thầy, Thầy sẽ dạy cách thức để mà tu tập để cho kịp thời, để khi đó chấm dứt tái sanh chứ bà còn tái sanh khổ lắm.

Phật tử 5: Em con học để tu…​

Trưởng lão: Em con còn khỏe chứ chưa sao đâu.

Phật tử 5: Dạ, xin học để tu để kiếm con đường giải thoát.

Trưởng lão: Thầy dạy cho một pháp tu thôi, thì sẽ chứng đạo liền tức khắc chứ ở đó.

Phật tử 5: Thì má con cũng áp dụng như hồi nãy giống như em con vậy phải không Thầy?

Trưởng lão: Không, cái đó là em con tập vậy đó, chứ mẹ con dạy khác à con.

Phật tử 5: Dạy khác hả Thầy?

Trưởng lão: Thầy dạy khác, tuổi trẻ phải tu khác mà tuổi già phải tu khác, tuổi già phải tu trực tiếp thẳng vô.

Phật tử 2: Để Chủ nhật hay bữa khác.

Trưởng lão: Bữa khác, Thầy trực tiếp Thầy dạy cách thức ngồi ở trên ghế như thế nào, rồi Thầy sẽ dạy. Rồi cách thức nhiếp tâm như thế nào. Thầy sẽ dạy mẹ con con. Tội nghiệp, những người già mà, những người sắp sửa đi đó mấy con. Thôi, Thầy ra. Thầy sẽ dạy các cụ, để các cụ …​

Phật tử 6: Thưa Thầy, con tu được không thầy?

Trưởng lão: Được hết, người nào gặp được chánh pháp của Phật là có duyên tu được hết mấy con, nhưng mà phải ráng nỗ lực.

Phật tử 6: Con ham học…​

Trưởng lão: Được mà. Thầy độ hết, không bỏ người nào hết. Thôi Thầy ra.

Phật tử 2: Bây giờ ai muốn quy y với Thầy thì ghi tên.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy