(47:18) Cô Liên: Còn câu “Thiền Tịnh song tu” thì sao Thầy?
Trưởng lão: “Thiền Tịnh song tu” theo đạo Phật, thật sự ra các tổ sau này như tổ Huệ Viễn mà nói: “Nếu một người tu tịnh độ mà tu thiền nữa thì như cọp mọc sừng” như con đã nói nói hồi nãy, nghe hay nhưng ngài Huệ Viễn ngài chưa thành tựu.
Ngài đã kết hợp Tịnh độ với Thiền tông. Tu thiền mãi không thành công nên mới kết hợp vô Tịnh độ. Bởi vì niệm riết rồi, tu công án riết rồi cứ vọng tưởng hoài, nên bây giờ niệm phật nữa thì nó sẽ không còn niệm. Không còn niệm tức là đó là định, vào định. Cho nên ngài mới nói “Nếu một người tu thiền mà kiêm tịnh độ như cọp mọc sừng”. Ngài Huệ Viễn lập Liên Trì Thư Xã mới đẻ ra pháp môn tịnh độ chứ không phải Đức Phật dạy pháp môn tịnh độ mà ngài Huệ Viễn.
Thầy đã truy hết tất cả lịch sử của đạo Phật, Thầy thấy ông này tu thiền, vì trước kia đâu có tịnh độ, chỉ thiền. Nhưng tu thiền hoài không đạt được Nhất Tâm tức là tâm không vọng tưởng; không đạt được, cứ hôn trầm thuỳ miên, có gì ô sào trèo lên cây ngồi để phá hôn trầm thùy miên, ngồi trên cây ngồi thiền sợ nó té xuống. Sự thật, tới chừng mà nó gục, té xuống gãy cổ thì chưa chắc nó đã sợ. Tới chừng ngủ gục, nó quên chứ nó nhớ sao mà sợ, cho nên trèo lên ô sào kỳ thư làm ổ quạ trên đó mà ngồi tu, tới chừng ngủ gục nó cũng rớt xuống chứ đâu phải, nó ngủ mà biết cái gì, đâu nó cũng lộn cổ hết. Thầy nói thẳng nói thật mà.
(49:01) Nói về “Thiền Tịnh song tu” là bắt đầu khởi sự do ngài Huệ Viễn chứ không phải Phật dạy. Phật dạy Giới, Định, Tuệ. Giới phải nghiêm chỉnh hẳn hoi, rồi Giới sinh Định, Định sinh Tuệ. Đức Phật dạy đâu ra đó chứ không thể hai cái tu một lượt với nhau được.
Mà cái ông này, “Thiền Tịnh song tu” thì Tịnh là Tịnh độ, nó cũng là phương pháp niệm cho được nhất tâm thôi, sau này người ta còn chứ không phải nói riêng.
Sau này, người ta nói “định huệ song tu”. Định mà còn nghi ngờ cái này cái kia trong đầu của mình thì làm sao mà huệ! Định huệ song tu, mà huệ là sự phải suy nghĩ tư duy, mình phải hiểu, chứ huệ mà làm thinh như thế này, không nghĩ gì hết thì huệ sao được. Mà nói “Định huệ song tu” thì người này chẳng hiểu định huệ như thế nào. Sai. Đã huệ là sự phải tư duy, suy nghĩ, phải thấy, hiểu biết. Mà giờ cứ mắt dáo dác nhìn xung quanh ra ngoài như thế này đó là huệ, mà lúc lắc cứ nhìn hoài như thế này thì định ở chỗ nào, làm sao mà song tu được! Thầy đem ví dụ để thấy chỗ mà người ta kiến giải sai. Đâu phải ngày xưa cái gì cũng đúng hết, nói bậy mình cũng chấp nhận sao? Chúng ta là con người phải có trí tuệ, cái nói sai mình thấy làm như vậy là không được.
Còn thiền, tịnh là tịnh độ, song tu. Sự thật, bây giờ tôi tu thiền không được, tôi niệm Phật, nó cũng thiền thôi vì niệm Phật cũng nhiếp tâm thì thiền không vọng tưởng. Tôi tu thiền, ngồi đây tôi tham công án mà cứ vọng tưởng hoài, tôi tham không được; hay hoặc là tôi ngồi đây tôi biết vọng liền buông; mà buông hoài nó không sạch, nó cứ có hoài thì bắt đầu tôi ráng niệm Phật nữa thì chắc có lẽ nó hết. Vì vậy mà tôi song tu được.
(51:03) Nhưng song tu thế này mục đích tôi ức chế tâm thôi chứ có lợi ích gì. Cho nên ngài Huệ Viễn tu thiền mà ngài ức chế tâm ngài không nổi. Do đó ngài đẻ thêm cái pháp, nên ngài lập Liên Trì Thư Xã, sớ giải ra kiến giải ra viết thành kinh Tịnh độ: Kinh Vô Lượng Quang, Kinh Di Đà cho nên nó mới có Kinh Tịnh Độ do từ ngài cho nên ngài lập Liên Trì Thư Xã.
KHÔNG CÓ PHẬT A DI ĐÀ
Cô Liên: Xin Thầy cho con có ý kiến. Bởi vì ngay từ đời ông Phật đã có kinh A-di-đà rồi, và Phật thuyết kinh A-di-đà là từ đời của Phật đã có rồi. Mà kinh A-di-đà là cốt tủy của bên Tịnh độ. Con nghĩ rằng cái vấn đề không phải là mình tu nghiệp gì mà pháp môn Tịnh độ thì tốt cho mấy người lớn tuổi hơn vì nó dễ tu, dễ thành. Bây giờ bắt mấy bà già, ông già ngồi thiền thì con nghĩ là hơi khó, nên thành ra ông Phật A-di-đà mới đặt ra pháp môn Tịnh độ để cho mình dễ tu dễ thành. Thành ra nó thích hợp cho cái đời mạt pháp này.
Nhưng vấn đề đặt ra không phải là để mình phân chia thiền với tịnh độ, mà mục đích là làm sao để mình đạt được giải thoát, nghĩa là dù thiền hay tịnh độ cũng chỉ để giải thoát, để được đi về theo Phật thôi nên con nghĩ rằng ông Phật có nói thiền tịnh song tu thì cũng vì lý do đó thôi chứ không phải để mình phân biệt cái gì hết. Theo ý con nghĩ là vậy. Con nghĩ rằng tịnh độ dù sao nó cũng hữu hiệu cho mấy ông già, cho chính con đây nè. Chứ bây giờ kêu con ngồi thiền, con ngồi cũng được nhưng để đạt được cảnh giới Niết bàn thì con thấy khó hơn là con ráng niệm mười câu nhất tâm bất loạn để con về cực lạc. Đó là kinh nghiệm của con thôi chứ không dám nói ai; nhưng con nghĩ là thiền tịnh song tu đặt ra cũng chỉ làm cho mình giải thoát hơn. Dạ, ý của con là vậy.
(53:37) Trưởng lão: Đúng là pháp nào cũng mục đích là giải thoát nhưng mà nó có được giải thoát hay không? Hay là phí công của mình mà cuối cùng chẳng được gì, chỉ sống trong mộng ảo.
Trước Đức Phật, người ta nói có bảy vị phật nhưng sự thật trên hành tinh chúng ta, tìm lại coi bảy vị phật đó có không? Có hộ khẩu trên hành tinh này không? Không có.
Mà đã có bảy vị Phật trong quá khứ thì phải có chân lý của Đạo Phật thì Đức Phật Thích Ca làm gì mà ra đời dạy bốn cái chân lý đạo đế: Khổ - Tập - Diệt - Đạo. Đã có bảy vị phật thì Đạo Phật chỉ có một chân lý duy nhất của loài người là Khổ - Tập - Diệt - Đạo. Vậy thì người nào đã biết Khổ - Tập - Diệt - Đạo này, hay Đức Phật Ty-bà -thi hoặc Tỳ-lô-giá-na thuyết chân lý này? Cho nên bịa ra là trước Đức Phật Thích Ca có bảy vị Phật là sai, không đúng.
Chúng ta tìm trên hành tinh chỉ có một người Ấn Độ duy nhất đó là Đức Phật Thích Ca. Ngài có hộ khẩu trên hành tinh này; nên ngài tu chứng làm chủ được bốn sự đau khổ và ngài đưa ra bốn cái chân lý Khổ - Tập - Diệt - Đạo, không có một người Phật thứ hai.
Sau này, người ta đẻ ra một vị giáo chủ để thay thế Đạo Phật là Đức Phật Di Lặc, sau này lật đổ Đức Phật Thích Ca xuống lên làm giáo chủ để dựng lên giáo pháp Đại thừa chứ gì, có phải không?
Cô Liên: Dạ, không Thầy. Dạ không.
Trưởng lão: Thầy nói, con phải im lặng, con đừng cãi, để Thầy nói cái sai của người sau. Người ta làm như là Đức Phật Thích Ca ra đời để dạy con người, để thành một nhà vua - cho nên người ta mới đẻ ra từ ở trước có người truyền thừa. Nhưng Thầy thấy có truyền thừa bốn cái chân lý này đâu!
Sau này ông Phật Di Lặc ra đời cũng truyền thừa bốn cái chân lý này, chứ nếu mà sai thì làm sao gọi là Đạo Phật! Mà toàn bộ kinh sách Đại Thừa đều có mục đích sai.
Ông Phật dạy: “Các con tự thắp đuốc lên mà đi. Ta không cứu khổ các con, ta chỉ là người hướng đạo”. Thế mà bây giờ vô chùa, các con thấy: tha lực, cầu Phật, cầu Bồ Tát Quan Âm, cầu cúng nào là cầu an, cầu siêu; tất cả những cái này là của ngoại đạo.
(55:60) Thời Đức Phật đã có cầu cúng này rồi, cho nên bây giờ người ta làm sống lại những điều này để người ta phủ lấy cái giáo lý của Đạo Phật tức là phủ lấy cái nền Đạo đức Nhân bản - Nhân quả của Đạo Phật: sống không làm khổ mình khổ người.
Làm sao có ông Phật Di Đà! Kiếm lịch sử nào mà có chỉ ông Phật Di Đà ở đâu. Ông Phật Thích Ca có nói đến ông Phật Di Đà bao giờ không, có giới thiệu bao giờ không, hay là người sau người ta vẽ ra.
Ba mươi ba vị tổ sư thiền chưa hẳn đã có; mà bây giờ có ba mươi ba vị tổ sư thiền. Ai đẻ ra? Người sau đẻ ra quá dễ như vậy. Trong khi Đức Phật tịch, Đức Phật nói: “Lấy giáo pháp và giới luật của ta làm thầy, đừng lấy ai làm thầy”. Tại sao lại có tổ Ca Diếp? Tại sao tổ A-nan? Ông A-nan chẳng qua là người đệ tử hầu hạ Phật thôi chứ làm sao thay thế làm Tổ!
Mà trước khi nhập Niết bàn, ông Phật đã nói: “Lấy giới luật và giáo pháp của ta làm thầy, làm chỗ nương tựa”, có bảo chúng ta nương ông tổ nào không mà bây giờ tổ cả láng!
Ông Phật Thích Ca nói như vậy là xác định biết đời sau này nó sẽ đẻ ra bao nhiêu tổ, mà có tổ thì có những kiến giải, có những tư tưởng. Bây giờ truyền cho ông Ca Diếp thì ông Ca Diếp có phải tư tưởng như Đức Phật không? Mặc dù ông tu chứng, nhưng ổng là Ca Diếp chứ đâu phải là. Hai người có thân thì phải có tâm; mặc dù tu chứng nhưng tư tưởng vẫn khác, nhưng làm sao chúng ta đừng có đi lệch đường của Đạo Phật. Đức Phật truyền lại như thế nào thì chúng ta để y, đừng có thay đổi, đó mới là đúng.
Còn bây giờ thay đổi, đẻ ra ông Phật Di Đà, rồi Quan Âm, đủ loại hết, rồi Di Lặc. Thầy nói như thế này để thấy được Đấu Chiến Thắng Phật, là do một tác giả viết bộ Tây Du Ký. Người ta tưởng tượng ra Đường Tăng, trong đó có Tề Thiên Đại Thánh. Sau khi thỉnh kinh rồi về thành Phật được phong Đấu Chiến Thắng Phật, kinh sách Đại Thừa ghi Đấu Chiến Thắng Phật nhưng không ngờ đó là một tác giả tưởng tượng hư cấu nhân vật. Đâu có thật đâu mà Đấu Chiến thắng Phật. Mà bây giờ, trong chùa Đại thừa lại là hồng danh niệm Đấu Chiến Thắng Phật. Có phải mấy người lấy nhân vật hư cấu của một tác giả người ta tưởng tượng ra người ta viết, mà bây giờ đẻ ra đó là Phật sao. Tất cả những cái sai này, chúng ta làm sao dựng lại được đây?
(58:30) Như cô nói là đang bị kẹt, chấp nhứt, dính mắc. Cô thấy ông Phật Di Đà có bao giờ có không? Đức Phật Thích Ca nói bao giờ? Đem kinh sách Nguyên thủy coi Đức Phật có dạy cái điều niệm phật không? Đức Phật dạy có Tứ Bất Hoại Tịnh: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới tức là Đức Phật dạy chúng ta niệm Phật là phải sống như Phật chứ không phải niệm danh hiệu ông Phật, niệm danh hiệu ông Phật là chửi ổng.
Bây giờ mình cứ chổng khu niệm Nam mô A-di-đà Phật là chửi ông Phật Di Đà; kêu tên người ta mà không chửi người ta à? Ổng ngồi trên Cực lạc mà có thật ổng cũng tức mình nữa. Mắc mớ gì mà mấy thầy xúm nhau mà chửi tôi. Có phải không?
Tại sao có những điều kiện khác không nhiếp tâm mà lấy tên tôi để nhiếp tâm? Muốn chửi tôi à?
Bây giờ mấy con tên Xoài, tên Mít mà cứ kêu Xoài! Xoài! Xoài! Người ta tức mình không? Tức chứ! Tên tôi đặt mấy người kêu ông Xoài ông Mít, chứ Xoài! Xoài! Xoài! Ông kêu gì kỳ vậy? Thầy nói thật sự ra tâm lý của chúng ta như vậy thì người khác là con người cũng tâm lý như vậy chứ! Chứ đâu có làm chuyện sai như vậy được. Kêu tên người ta thì cái chuyện ai mà chịu. Thầy nói thẳng, nói thật nên những cái này cần phải quét ra hết.
Đạo Phật có phương pháp Như Lý Tác Ý. Tâm tôi sân thì “Quán ly sân, tôi biết tôi hít vô”, ly là lìa nó ra chứ gì. Tâm tôi thấy nó còn chưa giết hết sân “Quán đoạn diệt tâm sân tôi biết tôi hít vô, quán đoạn diệt tâm sân tôi biết tôi thở ra.” Tại sao Đức Phật dạy cách thực tế như vậy mà chúng ta không tu mà ngồi niệm Phật như vậy là ông Phật muốn dạy kiểu này sao? Trời đất ơi ông Phật gì mà dạy điên như vậy chứ! Cứ réo tên réo họ người khác, chết rồi!
(1:00:18) Không, thì nói thẳng, nói thật chứ. Bây giờ mấy con có tên gì mà xúm nhau réo tên mấy con. Trời đất ơi! Bộ điên sao mà réo tên?