00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(54:16)

(54:16) Phật tử 8: Như vậy thì con thấy cái phương pháp mà tu tập Thiền Minh Sát, ví dụ như cái phương pháp quán tâm, khi mình giữ cái ý thức của mình, quan sát tâm của mình. Thì khi mình giữ ý thức và quan sát tâm một thời gian, thì mình sẽ thấy vọng tưởng nó giống như là một cái gì đó nó đến đi, đến đi. Sau đó tâm mình tự động lên thanh tịnh rồi thì lúc đó cái việc mình ăn ngày một bữa nó cũng dễ. Mà độc cư hay là ngủ nghỉ gì nó cũng dễ. Thì từ đó bắt đầu mình tác ý thì con tu tập như vậy có đúng không thưa Thầy?

Trưởng lão: Bây giờ nó phải như thế này, phải biết, bởi vì khởi sự đầu thì chúng ta phải nương vào những cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở mà tập. Chứ không phải đi tập cái pháp khác được. Bởi vì cái phương pháp của Định Niệm Hơi Thở đức Phật đã vạch ra cho chúng ta, cũng như La Hầu La, mới theo Phật thì đức Phật cũng dạy hơi thở đó.

Phật tử 8: Dạ, khởi sự đầu là tập bằng Định Niệm Hơi Thở?

Trưởng lão: Bằng Định Niệm Hơi Thở, mà phải bằng đề mục của Định Niệm Hơi Thở. Cho nên nó không bị ức chế tâm. Chứ dục không mà mình vô mình tu hơi thở, rồi mình dùng hơi thở ra vô thì mình bị ức chế. Trái lại, mình tác ý từng cái đề mục đó để cho cái tâm mình tự nó theo những cái tác ý mà thành cái lực mà nó thanh tịnh, mà không bị ức chế. Con hiểu không? Chứ vô đó con Sổ, Tùy, Chỉ, Quán như Lục Diệu Pháp Môn, thì đó là pháp ức chế rồi.

Phật tử 8: Con thực tập theo pháp Minh Sát Tuệ. Thì nó chỉ là con thấy nó không có cái sự dụng công ức chế, cũng giống như là mình giữ cái tâm biết của mình thôi.

Trưởng lão: Mình giữ cái tâm biết cũng bị ức chế. Thầy nói bây giờ thí dụ như bây giờ con chưa có sử dụng được cái phương pháp của Định Niệm Hơi Thở, tức là không có tác ý đó. Cho nên bây giờ con giữ cái tâm của con. Thì giữ cái tâm của con, con giữ cái tâm bất động, con nhìn nó đó thì nó sẽ không vọng tưởng. Nó không vọng tưởng tức là con lọt vào tưởng mất rồi. Bởi vì con chưa có qua cái cơ bản này. Con bị ức chế qua cái chỗ mà tâm bất động.

Cái đối tượng của cái tâm của con không vọng tưởng là cái đối tượng của tâm bất động. Con dùng cái tâm bất động đó làm cái đối tượng để nhiếp tâm, thì con sẽ lọt trong tưởng mà con không biết, con tưởng là cái ý thức con quan sát nhưng mà không ngờ nó là tưởng thức quan sát. Nó chuyển qua từ cái ý thức mà nó qua tưởng thức, mình tưởng là mình hoàn toàn ở trong ý thức mà lại là tưởng thức. Cái đó là cái nguy hiểm nhất của Thiền Minh Sát Tuệ. Nghĩa là con giữ cái tâm bất động chứ gì, bằng cái nhìn của con vào cái chỗ bất động chứ gì, tức là lấy cái đối tượng của nó.

Phật tử 8: Thưa Thầy, cái đối tượng của Thiền Minh Sát Tuệ là đối tượng trong cái dạng, tức là ví dụ như: Suy nghĩ nó là một đối tượng khởi sinh, Thiền Minh Sát Tuệ nó sẽ biết ngay cái suy nghĩ đó, và nó quan sát cái quá trình từ lúc hình thành cho đến chấm dứt cái suy nghĩ. Rồi trong Thân, Thọ, Tâm, Pháp: nghe, tai nghe, biết nóng, biết lạnh gì đó thì cái tâm biết lúc nào nó cũng xuất hiện. Thiền Minh Sát Tuệ nó sử dụng cái tâm biết để mà nó quan sát cái pháp nó sinh diệt, sinh diệt như vậy, mà trải qua một thời gian thì cũng không phải lâu lắm thì tâm nó tự động nó yên lặng. Mà cái quá trình quan sát nó gọi là Chánh Niệm, nó sẽ diễn ra tự động.

Trưởng lão: Thì cái đó mới đầu thì nó dùng ý thức, cái biết của nó để nó dùng, nó quan sát cái đối tượng của nó. Ví dụ bây giờ cái cảm thọ trên thân nó đau thì nó nhìn cái cảm thọ đó, tức là quán thọ đó, đau nó biết đau. Tức là nó nhìn cái đó, cho nên nó lấy cái đối tượng của nó với cái biết để nó nhìn qua những cái cảm thọ, hoặc là nhìn qua cái tâm bất động của nó như thế nào đó, thì nó nhìn qua đó. Nó cũng bị ức chế con.

(57:48) Nó lấy ý thức mà nhìn vào đối tượng nó bị. Chứ bây giờ Thầy nhìn qua bây giờ cái ngón tay Thầy đang đau này, tập trung vào cái đau, nhưng mà cái đau nó sẽ hết qua cái sức tập trung của Thầy. Thầy nhìn thẳng nó, nó sẽ hết. Nhưng mà vì cái sức tập trung của ý thức của Thầy, cho nên lúc bây giờ nhờ cái đau mà Thầy tập trung được ý thức, cho nên vì vậy mà cái niệm nó không khởi, nó chỉ còn biết đau không à. Tức là chúng ta dùng cái đau làm cái đối tượng của ý thức để ức chế cái ý thức của chúng ta không khởi vọng.

Cho nên bây giờ nó không khởi nghĩ rằng: đau cái tay quá. Con hiểu không? Còn nếu mà không nhìn cái đau thì cái tâm của chúng ta nó sẽ khởi niệm: "Trời, cái tay đau quá, phải đi lấy thuốc, hay này kia". Tức là nó tiếp tục những cái niệm của nó khởi ra, con hiểu không? Còn bây giờ con nhìn vào cái đau này, thì con lấy cái đau là cái đối tượng của nó, tức là nhờ nhìn cái đau mà cái ý thức của con nó không có khởi niệm ra. Tức là nó sẽ là ức chế cái ý thức của con, thành ra cái ý thức của con bị mất mà con không ngờ.

Bởi vì cái ý thức nó bị dừng lại ở chỗ cái đau, con hiểu không? Cho nên ý thức nó mất rồi. Nó không có khởi niệm, tức là nó mất, con hiểu không? Cho nên cái tưởng thức nó thay thế bằng cái biết mà con không hay. Cho nên Thiền Minh Sát Tuệ là nó chuyển qua một cái biết khác mà mình không biết, tưởng là ý thức của mình.

Còn trái lại, cái câu tác ý của Phật dạy là để tạo thành cái lực, cái lực thôi, chứ không có tập trung. Sau khi mà cái lực nó có rồi, bắt đầu mình mới dùng ngăn ác diệt ác, giữ cái tâm của mình, nhắc câu tác ý: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Rồi ngồi lặng lẽ mà nhìn lại để coi nó có niệm không, chứ không phải ức chế. Rồi có niệm thì tác ý đuổi, mà không niệm thì thôi. Cứ nhẹ nhàng có niệm thì đuổi, chứ không phải cứ nhìn chỗ thanh tịnh đó. Mà nhìn chỗ thanh tịnh đó cũng bị ức chế, thành ra tưởng nữa. Nó không khéo là nó bị lọt tưởng rồi.

Phật tử 8: Dạ, có niệm là mình chủ động mình thấy niệm xong mình đuổi hả Thầy?

Trưởng lão: Mình thấy niệm mình đuổi thôi, để tự nhiên chứ còn không có ức chế cho nó ở chỗ nó không niệm đó mà bị ức chế thì cũng không được. Để cho ý thức nó tự động nó khởi niệm, nó còn gì đó nó cứ hiện ra đi, rồi nó hiện ra do cái pháp tác ý của mình tác ý. Cho nên vì vậy mà nó trở thành Tứ Thần Túc.

Còn con tu kiểu này là không bao giờ có Tứ Thần Túc hết. Bởi vì ý thức nó không có làm việc. Nó hết vọng tưởng rồi lấy gì làm việc nữa mà có Tứ Thần Túc.

Phật tử 8: Đó là tưởng thức nó làm việc hả Thầy?

Trưởng lão: Tưởng thức đó con.

Phật tử 8: Vậy thì khởi động mình cứ Định Niệm Hơi Thở?

Trưởng lão: Cứ Định Niệm Hơi Thở con bắt đầu, chứ không khéo nó bị tưởng.

Phật tử 8: Nếu mà Thân Hành Niệm thì sao, tức là co tay duỗi chân biết co tay duỗi chân?

(01:00:26) Trưởng lão: À, nó có pháp Thân Hành Niệm, là cái pháp để cho mình giúp cho cái tâm của mình nó phá cái buồn ngủ, cái hôn trầm, thuỳ miên. Cứ ôm cái pháp Thân Hành Niệm mà tập thì cái tưởng lực của pháp Thân Hành Niệm rất ghê lắm con. Nó có thần thông đó, mà thần thông tưởng.

Pháp Thân Hành Niệm đó, nó tập trung mạnh lắm. Cho nên thí dụ như tác ý: "Dở chân lên, đưa chân tới". Nó tập trung trong cái hành động đưa tới, đưa lui của nó, thành ra nó tập trung cao lắm, nó ức chế toàn bộ không có ý thức. Nhưng mà cái này phải sử dụng cho nó tỉnh như vậy để người ta phá cái hôn trầm, thuỳ miên thôi. Hết hôn trầm, thuỳ miên thì ta buông cái pháp Thân Hành Niệm ra, ta không tập nữa. Chứ tập nữa nó lọt trong tưởng lực.

Phật tử 8: Như vậy Định Niệm Hơi Thở là quan trọng nhất?

Trưởng lão: Định Niệm Hơi Thở là quan trọng nhất. Con thấy cái chú La Hầu La, con của Phật, chú vô tu là cũng bắt đầu vô hơi thở, nghĩa là tập Định Niệm Hơi Thở.

Phật tử 8: Như vậy là dùng ý thức nương theo hơi thở để tác ý đúng không Thầy?

Trưởng lão: Ý thức nương theo hơi thở mà tác ý mà nó tạo thành một cái lực. Lực của ý thức, nó trở thành Tứ Thần Túc đó con.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy