(01:23:09) Câu thứ hai: “Khi ngồi kiết già mắt hành giả nhắm lại hay mở mắt?”
Đó là câu hỏi mình nhắm lại hay là mình mở mắt khi mình ngồi kiết già để mình tu như hơi thở hay hoặc là một phương pháp Định Vô Lậu đặt đề mục ra mình tu, thì mình nên nhắm mắt hay là mở mắt.
“Nhắm mắt lại thì tâm con nó an, còn mở mắt ra thì tâm nó dao động và nước miếng chảy, như vậy thì phải làm sao, thưa Thầy?”
Thì ở đây cái câu này Thầy trả lời, người tu theo Phật thì chúng ta không nên nhắm mắt, mà cũng không nên mở mắt to, mà chỉ nhìn xuống cho đôi mắt mình mở một phần ba mà thôi, nghĩa là trong ba phần mắt mình mở có một phần đó là đúng cách. Nhưng vì chúng ta không nhiếp phục được tâm, không an trú được tâm, cho nên tuy rằng mở con mắt như thế này, mà nhìn xuống như vậy nó vẫn còn cái sự dao động, nó còn cái niệm khác nó xen vô, cho nên buộc lòng chúng ta phải nhắm mắt lại. Khi mà tâm nó tỉnh táo hẳn hòi, thì chúng nhắm mắt lại thì nó dễ nhiếp tâm trong hơi thở hoặc là dễ nhiếp tâm trong pháp hơn thì nhắm mắt lại. Mà khi mà đã quen nhiếp tâm rồi thì chúng ta nên tập mở một phần ba mắt, chứ không được mà mở to, mà cũng không được nhắm mắt, vì nhắm mắt nó dễ bị đi vào hôn trầm.
Cho nên ở đây khi mà tỉnh, nó hay có niệm cho nên buộc lòng chúng ta phải nhắm mắt lại để thu nhiếp tâm của mình nó dễ hơn. Mới đầu tu thì nhắm mắt được, nhưng mà sau khi tu mà thấy nó hôn trầm, thùy miên thì chúng ta không nên nhắm mắt, phải mở mắt để mà phá đi những cái hôn trầm, thùy miên.
Đó! Như vậy thì trong cái vấn đề nhắm mắt hay mở mắt thì Thầy đã giải quyết cho, khi mà bị hôn trầm, thùy miên thì nên mở mắt. Mà khi tu mà bị dao động, tức là tâm bị động, tức là nó có niệm khởi xen vô xen ra, do đó chúng ta nên nhắm mắt. Nhắm mắt để mà chúng ta lắng, dùng cái sức tưởng chúng ta như cái hơi thở ra, vô cho nó rõ ràng.
(01:25:24) Và đồng thời thì khi đó mình muốn cho hơi thở ra, vô mà nó không tập trung ở trong cái miệng của mình nữa, thì do đó mình nên tác ý: “Hít”, thì mình hít vô; “thở”, mình mới thở ra. Do đó, nó có hướng dẫn trước, cũng như có một người hướng dẫn trước, cũng như có một người nhắc tuồng, mình làm theo sao, mình nhắc: “Hít”, đó bây giờ cái đó là người nhắc mình rồi, thì bắt đầu đó mình hít vô. Rồi bây giờ thở, mình nhắc: “Thở”, có người nhắc rồi mình mới thở ra. Làm như vậy nó rất cứng cáp cho cái hơi thở của chúng ta.
Và đồng thời chúng ta cứ tập như vậy thì tùy theo, chứ nếu mà chúng ta không có…(không nghe rõ), thì chúng ta tập 10 phút, 20 phút, 30 phút thì nó sẽ nặng đầu, bởi vì cái đó là cái sức tập trung cao. Mình tác ý từng hơi thở của chúng ta.
(01:26:11) Cho nên, trong khi mà các con tu Pháp Thân Hành Niệm đó, các con biết khi ngồi xuống không có nghĩa là hít thở mà tự hít thở 5 hơi thở rồi im đâu, im re vầy đâu. Mấy con ngồi từng cái hơi thở, cũng như từng cái hành động đưa cánh tay ra thì mấy con phải nhắc: “Đưa tay ra”, thì tay ra; “đưa tay vào”, thì đưa tay vào. Vì vậy cho nên hít thì mình cũng phải nhắc: “Hít”, hít vô; “thở”, mới thở ra. “Hít”, “thở”, “hít”, “thở” cho đúng 5 hơi thở thì mình xả ra, mình đứng dậy mình đi kinh hành. Chứ không phải là tới hơi thở rồi làm thinh đó hít thở 5 hơi thở như mình tu Định Niệm Hơi Thở thì mấy con đã tu sai.
Còn bây giờ vì cái trường hợp tu Định Niệm Hơi Thở mà nó có những cái tập trung sai, cho nên mình sử dụng hít thở có những cái loạn động, có những vọng tưởng mà nó hay xen vô, cho nên mình an trú tâm mình trong hơi thở không được, buộc lòng mình phải nhắc, phải dẫn nó từng hơi thở, từng hơi thở. Cho nên cuối cùng mình tu không có vọng tưởng đâu. Các con hiểu chỗ đó chưa?
Cho nên, có nhiều người ngồi tu hơi thở mà vọng tưởng quá trời. Rồi sau nó hết vọng tưởng thì nó lại hôn trầm. Cho nên các con nhớ, các con nhắc như vậy là hôn trầm nó cũng không vô được nữa. Bởi vậy, cho nên hôn trầm, thùy miên là do cái phương pháp tác ý theo hành động của nó thì nó sẽ phá đi, nó không còn hôn trầm, thùy miên. Đó là tất cả những kinh nghiệm mà ở đây nói ra để cho con biết cách thức mà con tu tập. Hầu như cái người mà người ta an trú người ta nhiếp tâm được là người ta nhờ người ta dẫn cái tâm người ta vào từng chút, từng chút như vậy. Các con nhớ rõ rồi phải không? Vậy là không bao giờ mấy con còn tu sai nữa đâu.
(01:27:38) Câu hỏi thứ ba: Tu Định Niệm Hơi Thở trong năm 2003. Hai tháng đầu tác ý: “An tịnh thân hành; an tịnh tâm hành”. Căn cứ tu đề mục được 30 phút, đuổi bệnh được 30 phút, tổng tu là 60 phút ngồi. Thế mà tháng 3, thì tác ý trơ trơ tại chỗ.
HẾT BĂNG
**