00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(01:14:20)

(01:14:20) Bây giờ Thầy nói để cho các vị thấy. Người ta gọi là phước Hữu lậu và phước Vô lậu. Phước Hữu lậu và phước Vô lậu không thể đi chung nhau một đường.

Một người có phước Hữu lậu giàu sang tiền của, người ta cung kính đảnh lễ, thì cái người đó, là không bao giờ giải thoát. Tại sao vậy? Tại vì đã nói Hữu lậu tức là có khổ. Ông ta có sung sướng gì chứ, ông ta phải lo mình làm sao cho người ta cung kính mình nữa chứ. Hoặc là bây giờ có tiền, mà làm sao để tiền này mình giữ chứ để không mất thì sao, phải không? Đó là có khổ rồi. Rồi ăn không ngon, ngủ không yên, thì cái đó là có khổ không? Còn Thầy còn ba y một bát, đi đến đây ai có lấy làm chi cái đồ này, phải không? Cho nên Thầy ngủ, thả cửa không lo gì hết. Giải thoát hoàn toàn. Không còn Lậu hoặc nữa.

Mà nói phước Hữu lậu, là người đó dù có làm vua các con thấy có lậu không? Có khổ chứ, ông vua cũng phải khổ chứ. Ông nhà giàu bây giờ, như Thạch Sùng, ông có khổ không? Khổ chứ đâu phải không.

Nhưng mà, cái ông tu phước Vô lậu: “Tâm luôn thanh thản, an lạc, và vô sự, không còn lậu hoặc”. Người ta đem tiền không ham. Tôi sợ cái này lắm: “Nó là rắn độc, ông đem về đi, cho tôi bữa cơm đủ ngày hôm nay, tôi không để dành ngày mai, mất công tôi quản”. Phải không, mình thấy có cái gì là mất công giữ à. Thầy nói: “Ờ, trái chuối này ăn không hết, thôi để dành”. Trời ơi, để dành kiến bu cũng mất công đuổi, phải không? “Thôi thôi, thầy ăn không hết, thầy cho ai thì cho đi, chứ tôi không có cất giữ. Cất giữ nó làm bận tâm tôi lắm”, có phải vậy không? Bây giờ mấy con cúng dường Thầy hộp mứt, thôi Thầy để dành ăn, trời ơi kiến lửa nó chung vô, mắc công Thầy đập. “Thôi tôi ăn một bữa thôi, còn bao nhiêu cơm thôi đem về đi. Ngày mai có tôi ăn, không có để dành”. Như vậy là Thầy giải thoát chứ gì? Thầy đâu có coi chừng kiến. Thầy nói: “Thôi, tôi quê vậy thôi, để biết được cái sự Vô lậu hay Hữu lậu”.

Thật sự ra khi các con cúng dường Thầy một hộp mứt, tức là Hữu lậu đó. Nhưng mà Thầy biết Hữu lậu là khổ, cho nên Thầy trả lại các con. Thầy ăn để mà thọ dụng cái lòng các con, Thầy ăn vừa đủ, ăn bữa nay thôi, trả lại các con. Ngày mai các con còn đem cúng dường nữa mà. Hết thôi Thầy không cần, chứ Thầy không để dành. Do đó, đêm nay Thầy ngủ khỏe không sợ kiến vô phá. Có phải Vô lậu không? Các con thấy mình đâu có gì thì mình Vô lậu chứ gì? Đó là cái phước Vô lậu của chúng ta.

Người tu phước Vô lậu là người như vậy. Đó mới là Thánh Tăng. Chứ còn cái gì cũng để dành ngày mai ăn, ngày mốt ăn, làm cái gì chúng ta…​

Đó, thì Thầy nói trong cái phước Vô lậu, nó có đầy đủ sự sống trong đó, không có lo đâu. Bữa nay vậy, chứ ngày mai người khác họ cúng dường, ăn cũng không hết đâu, đừng sợ. Đừng có lo đói, bữa nay để dành ngày mai tôi có cơm ăn; ngày mai đi xin họ không cho, không đói. Ngày mai không có thì tôi về ngồi thiền chơi hà. Ngồi thiền bảo: “Dừng hơi thở đi” thì còn gì biết đói nữa. Thầy ngồi vậy cả tháng nó cũng không biết đói nữa, chứ đừng có nói chi một ngày, hai ngày. Không phải sung sướng hay sao?

Thầy nói thật sự ra, đi xin ăn để mà tạo duyên, gần gũi với chúng sanh, để thực hiện đức hạnh, giúp đỡ cho người ta thấy cái gương hạnh của mình. Còn nếu không, ngồi thiền giờ một ngàn năm sau nó cũng có sao đâu mà sợ. Nó đâu có đói, nó đâu có tốn hột cơm, hột gạo nào đâu mà sợ. Mình không ăn mà không chết, mà bây giờ ngồi thiền không ăn không chết, mà ngồi đó như gốc cây thì làm gì, có được ích lợi gì cho ai? Cho nên mình đi xin ăn để mà hóa duyên độ chúng sanh qua cái gương hạnh đạo đức của chúng ta, các con hiểu vậy.

Cho nên đối với Thầy bây giờ, cái sự sống chết, thí dụ như Thầy bảo hồi nào, Thầy đi hồi nấy. Quá dễ dàng mà rảnh rang nữa chứ gì. Nhưng mà vì chúng sanh, vì các con còn khổ quá, chưa rõ con đường. Thầy đi các con sẽ bị dao động, các con không biết đâu mà tu. Đọc Kinh sách Thầy rồi, các con còn đường nào các con đi nữa? Vì các con đã thấy quá rõ ràng, bây giờ vô chùa, mình sao tu được, phải không; mà giờ bỏ đi thì các con lấy đâu các con tu? Các con hiểu điều đó. Cho nên Thầy chưa bỏ đi. Khi nào mà Thầy thấy cần đi là Thầy đi, thì tức là Thầy thấy duyên hết, Thầy đi. Nghĩa là Thầy làm xong bổn phận, còn các con cứu độ được các con là các con cứu, mà không thể cứu được thì thôi.

(01:17:32) Khi mà Thầy viết bộ giáo trình Đạo Đức Nhân Quả xong rồi, mỗi hành động Thầy dạy các con rất kỹ. Nói phải như thế nào, suy tư như thế nào, đi, đứng, nằm, ngồi các con phải làm như thế nào, để đúng cái Đạo Đức Nhân Quả. Mà Thầy dạy các con rồi, thì đó: “Bây giờ các con đã hiểu rồi, các con tự làm lấy, Thầy ra đi là vừa”. Còn bây giờ các con chưa hiểu, Thầy không nỡ bỏ các con đâu. Các con hiểu, cái tâm ý của Thầy là tâm ý nghĩ đến sự đau khổ của các con, mà bây giờ không có cách thức nào các con hiểu biết. Mà Thầy không đem cái sự hiểu biết này để giúp cho các con hiểu biết, thì Thầy thấy Thầy có lỗi với con người. Vì Thầy sinh ra làm con người mà không giúp đỡ con người, Thầy thấy Thầy có lỗi. Cho nên Thầy phải kéo dài tuổi thọ sống thêm.

Chứ Thầy ra đi là Thầy khỏe lắm mấy con. Ăn ngày một bữa có ngọt ngào gì đâu mấy con. Ăn để sống, để nuôi thêm chứ, nó có thích thú gì đối với Thầy. Bây giờ ăn không có cái gì mà có thể nói rằng “ngon thì phải biết ngon chứ hay sao”, nhưng mà không cám dỗ được Thầy, cho nên Thầy cũng không thích nó đâu. Ăn cũng coi như là cái liều thuốc để mà nuôi cái bụng bị đói của mình thôi. Cho nên đối với Thầy thì không còn tha thiết gì cái thế gian này, tất cả các vật dụng thế gian này không cám dỗ được Thầy cái gì nữa hết.

Vì vậy mà chỉ còn có tình thương của Thầy đối với các con mà Thầy còn nấn ná chúng sanh. Chứ nếu các con mà đã vững mạnh trên con đường Đạo Đức Nhân Quả “không làm khổ mình, khổ người” thì Thầy đi rồi. Bởi vì đi nó sẽ hết khổ hơn, sống nó cực lắm. Các con biết mang cái thân này cũng như là mang cái khối đá mà đi vậy. Các con thì không có cảm thấy, chứ còn Thầy, Thầy mang cái thân này bước đi Thầy nghe như là mang cái khối đá. Bỏ cái này đi, Thầy thấy nó nhẹ nhàng vô cùng. Bởi vì khi mà Thầy ngồi thiền, cái thân Thầy như là cái thây ma chết rồi chứ gì, Thầy bỏ nó ra được, nó thư thái, nó nhẹ nhàng lắm, nó không có…​. Còn ngồi đây mà cứ biết cái thân mình, có phải nặng không? Ngồi như một đống đá thôi chứ gì.

Thôi bây giờ các con hỏi Thầy gì nữa hay không?


Trích dẫn - Ghi chú - Copy