Trưởng lão: Câu hỏi thứ hai, Tứ Vô Lượng Tâm.
Tứ Vô Lượng Tâm là phương pháp để thực hiện Giới Luật thứ nhất của đạo Phật: Từ, Bi, Hỷ, Xả. Mà khởi sự tâm Từ Bi thì mới có Hỷ Xả. Giới không sát sanh, Đức Hiếu Sinh, sanh lòng thương yêu là Từ Bi, chứ gì. Mà Từ Bi được thì mới thực hiện được Hỷ Xả, có thương yêu chúng ta mới hỷ xả. Người ta chửi mình, mình nghĩ tội nghiệp người chửi mình là người đau khổ, mình nên thương chứ sao lại giận họ thì ngay đó là mình thương yêu tức là xả, hoan hỷ.
Tứ Vô Lượng Tâm là tâm Từ là một, tâm Bi là hai, tâm Hỷ là ba, tâm Xả là bốn - Từ, Bi, Hỷ, Xả. Quý phật tử thấy rõ không? Đó là Tứ Vô Lượng Tâm.
(42:11) Tứ Vô Lượng Tâm không phải dùng để tu cái gì khác hơn hết mà để thực hiện giới thứ nhất - Giới không sát sinh - chứ nó không thực hiện Tứ Vô Lượng Tâm để thành Phật được. Nhưng khi tâm chúng ta thành từ bi hỉ xả thật sự (thì ông Phật cũng ở tâm từ bi hỉ xả chứ đâu!) nhưng không biết thì chúng ta nghĩ rằng bây giờ áp dụng lòng từ của mình, mà không biết cái gốc của nó từ đâu mà sinh ra. Từ cái chỗ giới thứ nhất là không sát sinh mà nó ra tâm từ bi, hỉ xả này.
Mà Từ Bi Hỷ Xả này đến khi rốt ráo thì tâm bất động, thanh thản an lạc vô sự, toàn là lòng thương yêu. Chính lòng thương yêu nó mới xả tất cả các pháp đem lại sự bình an cho chúng ta, tức là Tâm Vô Lậu.
Nhưng chúng ta biết cách tu tới đó không? Nếu không biết pháp Như Lý Tác Ý thì chúng ta tu không bao giờ đạt được tâm lòng thương yêu của chúng ta. Lòng thương yêu của chúng ta có thấp có cao như Thầy đã nói, đâu có dễ.
Lòng từ bi của Đức Phật quá tuyệt vời, cả vũ trụ trùm khắp thương yêu tất cả loài chúng sanh. Nên khi đi, Ngài nhìn dưới chân bước đi; khi ngồi trên ghế, Ngài đều nhìn quan sát có con vật gì không. Chúng ta làm được lòng thương yêu đó chưa, Đức Cẩn Thận thương yêu đó chưa? Chắc chắn là chúng ta chưa quen, nhưng tập rồi cũng sẽ thành thói quen và làm được. Đó là cách thức về Tứ Vô Lượng Tâm.
Nãy giờ là Tứ Niệm Xứ, rồi Tứ Vô Lượng Tâm, rồi cô hỏi tới câu thứ ba?
Phật tử: Câu này là câu thứ nhứt, Tứ Niệm Xứ với Tứ Vô Lượng Tâm là một. Còn câu thứ hai là Thầy nói mình biết nhập thiền mà không biết xuất ra. Bây giờ con công nhận con bị kẹt đó, bây giờ Thầy chỉ con ra đi
(44:17) Trưởng lão: Bây giờ, thầy chỉ cho cách ra. Cái pháp Như Lý Tác Ý là giúp cho con được ra. Bây giờ, con muốn vào định gì? Con muốn vào định tâm không vọng tưởng phải không? Con không muốn ngồi không vọng, hồi nãy con nói tâm con niệm phật: niệm phật nhất tâm bất loạn kiên trì, là tâm không vọng chứ gì.
Muốn không vọng, thì con muốn vào cái tâm không vọng chứ đừng ngồi im lặng tự để tâm không vọng thì con không biết đường ra. Bây giờ, con mới tác ý câu như thế này: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”, cái tâm phải an ổn, thanh tịnh tức là không niệm, nhắc nó dẫn nó như vậy. Sau khi nó vô, nó không vọng tưởng rồi thì mấy con nhắc nó xả cái tâm thanh tịnh thì nó ra bình thường.
Muốn ra như thế nào? “Tâm bất động thanh thản an lạc vô sự” thì ngay đó nó ra khỏi hơi thở, ra khỏi chỗ thanh tịnh của cái tâm đó thì nó trở về trạng thái Bất Động của nó thôi. Con hiểu không?
Có pháp Như Lý Tác Ý, bây giờ con xuất nhập được rồi phải không? biết cách rồi, có pháp. Còn nếu không pháp, con cứ ngồi im lặng như vầy con giữ cái tâm con bằng cách hít thở hoặc bằng cách niệm Phật để cho ý thức con không niệm- vô niệm thì nó vào định; định này nó không xuất mà không nhập được tức là không có cách thức, nó vô nó kẹt trong đó không biết đâu mà ra. Còn cái này người ta ra vì người ta tác ý về cái Tâm - Thanh thản - An lạc - Vô sự thì nó ra liền tức khắc. Con thấy không, ý thức lực mà, ý thức nó điều khiển đi ra đi vô.
Còn giờ muốn vô thì “Tâm thanh thản, an lạc” thì nó sẽ vô; mà khi ra, tâm bất động vào chỗ thanh thản an lạc thì nó ra. Đó như vây thôi. Mình tác ý nó ra, mình tác ý nó vô trong trạng thái thanh thản, thanh tịnh tâm của nó thì nó mới vô trong trạng thái thanh tịnh tức là trạng thái không còn tưởng. “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra.” đó là thầy đọc hết câu Đức Phật đã dạy.
Bây giờ ra thì: “tâm bất động, thanh thản an lạc vô sự” thì nó ra trạng thái bình thường như mọi người nhưng nó thanh thản.
Phật tử: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra.”
*Trưởng lão*: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra.” rồi con hít vô thở ra, đừng có tác ý nữa thì bắt đầu tâm của con không có niệm tức là mình vô chỗ không niệm rồi. Nhưng khi ra, bây giờ nó cứ ở chỗ không niệm rồi mà không chịu ra, nó không chịu suy nghĩ gì hết, bắt đầu mình ở trong đó tác ý ra: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự.” thì ngay đó nó không còn ở trên chỗ hơi thở nữa, nó không còn ở chỗ thân tịnh tâm này nữa mà nó trở ra cái chỗ thanh thản của nó.
Cô Liên: Tức là khi mình ra là tâm mình bất động thì ra?
Trưởng lão: Nó trở về chỗ Tâm Bất Động thì nó ra. Còn vô thì nó nương vào chỗ tâm thanh tịnh, nương vào hơi thở nó vô. Nó ra thì nó không còn nương vào hơi thở nữa, bỏ hơi thở, nó ra chỗ trạng thái bất động tâm.