00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(00:00)

(00:00) Đến đây là chúng ta đã hoàn chỉnh lộ trình thứ nhất trong giới luật của đạo Phật, hay nói khác là chúng ta đã tu tập đúng cách thiện pháp của đạo Phật.

Đến đây là lộ trình thứ hai của người xuất gia.

Nghĩa là cái lộ trình thứ nhất là chúng ta hoàn chỉnh rồi đó, cái giới luật lộ trình thứ nhất chúng ta đã hoàn chỉnh. Bây giờ cái lộ trình thứ hai là lộ trình xuất gia.

Xuất gia là - cái mục đích là chúng ta đi tìm con đường giải thoát, nghĩa là phải lìa cái cuộc đời chớ không có phải là xuất gia với cái danh từ suông đâu. Hầu hết là bây giờ chúng ta xuất gia với danh từ suông đó, cho nên không có lìa cái sự giải thoát.

Xuất gia là gì?

Xuất gia là ra khỏi nhà. “Xuất” là ra khỏi, “gia” là nhà, của cải, tài sản, anh em, chị em, vợ chồng, con cái, cha mẹ…​

Nghĩa là giải thích hai cái chữ xuất gia để chúng ta thấy rõ, chữ “xuất” là ra khỏi, chữ “gia” là nhà, của cải, tài sản, anh em, chị em, vợ chồng, con cái, cha mẹ…​

Xuất gia nghĩa là từ bỏ tài sản nhỏ, tài sản lớn, từ bỏ bà con quyến thuộc nhỏ, từ bỏ bà con quyến thuộc lớn, sống không gia đình, không nhà cửa, chỉ còn ba y một bát mới gọi là xuất gia.

Chớ không phải xuất gia theo kiểu mình bây giờ đó, như Thầy bây giờ cũng chưa chắc gọi là xuất gia. Cái chùa gì mà dữ tợn như thế này mà còn cái gì mà xuất gia? Xuất gia là bỏ hết không có cái chùa cái gì hết mới được xuất gia chớ! Thầy còn có được cái Tu viện Chơn Như, Thầy làm sao mà gọi là xuất gia, còn cái nhà rõ ràng mà.

Rồi còn cái này, cái kia, cái nọ. Bây giờ ai dám nói cái này là của quý vị đâu? Có ai dám lại lấy mấy cái máy này mà của họ - Phật tử đem đến cho Thầy mượn, mấy vị dám lấy xài không?

Chỉ có Thầy dám xài thôi, họ giao cho Thầy, Thầy dám xài, chứ quý vị dám xài không? Có ai mà dám rinh cái máy Thầy đem lại thất chơi không? Thì như vậy đâu phải của quý thầy phải không? Mà Thầy dám đem chỗ này chỗ kia được thì tức là của Thầy chớ còn của ai!

Nói bằng cách của Phật tử, chớ thật sự là mình sử dụng là của mình rồi, như vậy là Thầy có phải là xuất gia không? Chưa! Chưa xuất gia đâu, còn dính mắc cả đống nè, bàn ghế nè, tủ bàn nè, ông Phật còn ngồi trên bàn, của Thầy hết chứ của ai vô đó!

Như vậy là Thầy cũng chưa phải là hạng xuất gia đâu. Chừng nào mà Thầy ba y một bát mà ẩn bóng chỗ này, nay chỗ này, mai chỗ kia mới gọi là Thầy là chân thật xuất gia đó. Cho nên cái hình ảnh đó là cái hình ảnh Thầy sắp sửa bước đi để cho mình thực hiện là cái người xuất gia!

Chớ đừng có nói xuất gia mà nghe cái kiểu mà danh từ nó thì không có đúng đâu. Đó thì cho nó đúng cái chỗ mà chúng ta còn ba y một bát nó mới gọi là xuất gia.

Khi từ bỏ như vậy mà đi lang thang không biết pháp tu hành từ bắt đầu cho đến viên mãn thì cũng uổng phí một đời.

Nghĩa là mình nói mình xuất gia, mình bỏ hết, mình bỏ hết dòng họ, bà con, mình đi lang thang đầu đường, xó chợ, đi từ chỗ này đến chỗ khác, thì thầy thử hỏi coi cái sự xuất gia đó nó có nghĩa lý gì không? Đâu có nghĩa lý gì!


Trích dẫn - Ghi chú - Copy