(0:00) Trưởng lão: Về tập đi con, về tập rồi nó mới có thấy được cái sai hay cái đúng, chớ còn mà nếu không tập thì không biết.
Tu sinh: Con có gửi chú Minh Trí đó …
Trưởng lão: Ờ, Minh Trí mà đâu có đưa cho Thầy đâu.
Tu sinh: Cái này là từ một cho tới sáu là thân vô thường. Rồi cái con nộp cho Thầy là bảy, tám, chín, mười, mười một, mười hai, mười bốn, nhưng mà những cái bài giống như tại vì con làm từ mười cho tới mười bốn trước, cho nên khi mà từ bảy, tám, chín tự nhiên con xả hết trơn con không còn gì để con viết nên con viết rất là ngắn. Nhưng mà con nghĩ tại vì con thấy con cũng đủ để mà xả, thành ra con thấy những cái này con không có vướng, nên con ghi ngắn nhưng mà đủ ý thôi, còn như Chánh Tư Duy khi nào có niệm, như là phần Tư Duy tích cực thì con đang ghi dở, khi nào Thầy đọc xong thì Thầy ghi lại để con ghi tiếp, không thì thôi. Còn đạo đức nhân quả Nhân Bản con chưa ghi chắc xong con mới ghi đó Thầy.
Trưởng lão: Bộ sách này là bộ sách nhiều đó.
Tu sinh: Tại vì Thầy nói là dàn trang, mà bây giờ con cũng dàn, nhưng giờ nó tùm lum cuốn hết à thành ra bây giờ con không có thời gian.
Trưởng lão: Được rồi, bây giờ như thế này
Tu sinh: Với lại nó là tập thơ của con nên con phải ngồi con chỉnh lại mà giờ con không muốn nữa.
Trưởng lão: Mất thì giờ lắm con, trong cái giai đoạn này lo tu đi.
Tu sinh: Con không muốn đụng tới viết bút gì nữa hết đó, con dẹp sạch trơn chừng nào Thầy đưa thì con dàn tiếp phần kia nó rất là hữu ích, còn phần đạo đức Nhân quả- Nhân Bản con nghĩ …
Trưởng lão: Lợi ích cho người, đem lại cho đời, đó là sau khi tu rồi.
Tu sinh: Thưa Thầy, Thầy coi rõ đặc tướng Thầy chỉ con tu, Thầy coi rõ đặc tướng của con để Thầy chỉ con tu tại vì con không có …
Trưởng lão: Bây giờ con ở trên Tứ Niệm Xứ, con quán toàn thân của con xem nó như thế nào? Nếu nó xảy ra những điều kiện gì nữa thì coi như mình sẽ tu vào cái Tâm Xả hoặc là tùy theo. Bởi vì Thầy dạy coi như là cái bài vở viết về Tứ Vô Lượng Tâm đó: Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả, cái nào mà con thấy con thích nhất con viết đó thì con sẽ tu theo cái đó.
Tu sinh: (02:23) Thầy ơi! con thấy con không thích.
Trưởng lão: Không thích ha, con tu Tâm Xả thì nó không có Tâm Từ, mà trong đó Xả thì phải có Từ. Tu Tâm Xả khi…
Tu sinh: Nhưng mà con thấy con trình bày với Thầy, hồi sáng con cũng con có duyên rồi, con bạch rồi, nhưng con nói lại từ xưa đến nay con đã tu Tứ Niệm Xứ là con đã rất là yên, mặc dù con không biết đó là Tứ Niệm Xứ con chỉ biết ngồi yên con quán xét thân mỗi giờ, giờ con biết tên gọi là Tứ Niệm Xứ, xưa nay con cũng đã làm những chuyện đó rồi.
Trưởng lão: Tức là quán trên thân rồi.
Tu sinh: Mỗi lần có chuyện gì là con cứ ngồi yên, con ngồi nhìn thân mình từ đầu đến cuối vậy đó, giờ con mới biết nó là Tứ Niệm Xứ thôi. Bây giờ mình biết tên gọi của nó thôi chứ xưa nay con cũng đã tu như vậy rồi.
Trưởng lão: (3:13) Tức là mình nhiếp tâm, khi mình quay vô để nhìn cái thân của mình, đó là cái quán cái thân rồi đó. Khi mình nhìn nó vào thì mình lại thấy cả hơi thở.
Tu sinh: Dạ đúng rồi.
Trưởng lão: Thành ra cái rung động của hơi thở, mình lắng, coi như mình lắng lại, mình nhìn lại đó, mình lắng vào cái thân của mình, mình thấy được cái thân của mình, thấy hơi thở nó tự nhiên, nhẹ nhàng, cơ thể nó cũng rung động nhẹ nhàng, nó cảm nhận cái điều đó là quán thân. Nếu thời gian quán như vậy đó mà dài, thời gian dài ra, tất cả những cái niệm khác nó xen vô không có được, đụng vô cái đó là đụng cái sức tỉnh thức quán nó bật ra, cho nên gọi là "nhiếp phục".
Trong Kinh Tứ Niệm Xứ là nhiếp phục tham ưu cho nên những cái niệm ưu phiền nó không đánh vô được, mà kéo dài được thời gian bảy ngày, bảy tháng, bảy năm như đức Phật đã nói thì chứng đạo. Nó là Tứ Niệm Xứ mà, căn cứ vào cái bài kinh quán có tuyệt vời, có giá trị mà chúng ta tu được, chúng ta tập quán được thì nó rất là hay. Mà sự thật nó đâu phải khó, chỉ cần cái tâm mình quay vô nhìn nó, nhìn lại cái thân nó là đã thấy được cái thân nó rồi. Nó cách thức rất là dễ nhưng mà điều kiện là mới tu chúng ta lúc nhớ, lúc quên, chỉ có vậy.
Tu sinh: Con muốn hỏi là có lẽ ngày xưa con được cái đó nhưng mà hình như con không duy trì nó nên con mất, bây giờ con làm lại.
Trưởng lão: Con làm lại cái đó đi.
Tu sinh: Hồi xưa, ngay cả cái ăn con cũng nói "tôi đưa muỗng vô tôi biết tôi đưa muỗng vô", từng động tác con đều đều theo dõi rất là chậm. Con ăn rất là chậm, con nhai nhuyễn xong con mới thò tay múc. Con làm cái nào cũng từng động tác, mà ngày xưa con đã làm nhuyễn cái đó mà con không biết cái đó là cái gì, con chỉ biết con làm chậm để con theo dõi nó.
Trưởng lão: Nó là tỉnh thức!
Tu sinh: Và bây giờ đó tự nhiên con đi tu rồi cái con đánh mất cái đó, trong khi thật sự trước khi đi tu con đã làm nó nhưng con không biết nó là gì, con chỉ biết là con thích thì con làm thôi chớ con không biết, con thấy mình làm nhanh cái gì quá thì dễ đánh mất, cho nên mình làm chậm lại để mình coi nó làm cái gì.
Trưởng lão: (05:23) "Coi" đó, mình coi, chữ dùng "coi" con đó là mình quán thân đó.
Tu sinh: Và khi con làm chậm thì ngay cả cái nuốt nước miếng nó lên như thế nào, nó nuốt làm sao, nó đi tới đâu, tới đâu con quan sát được hết. Nhưng mà sao lạ quá khi đi vô tu con lại theo nhiều cái khác mà đánh mất cái chính ngày xưa con đã có trước khi đi tu, thành ra…
Trưởng lão: Cái đó là cái quán đó.
Tu sinh: Thành ra con nghĩ là con không biết Thầy nói: "bảy ngày, bảy tháng, bảy năm là mình … cái đó đúng bảy ngày, bảy tháng, bảy năm hay là giống như Ngài A Nan, Nhất Dạ Hiền một đêm hay là như thế nào? ".
Trưởng lão: Nói chung là đức Phật xác định bảy ngày, bảy tháng, bảy năm là trong Kinh Tứ Niệm Xứ tức là quán thân đó con.
Tu sinh: Vậy con chưa đủ bảy năm là không được hả Thầy?
Trưởng lão: Không phải con, không phải. Nếu mà trong cái người đó tu tập mà quán suốt mười hai tiếng đồng hồ, quán suốt cái thân của họ mười hai tiếng đồng hồ không một chướng ngại gì tác động được vào thân mình, tức là họ nhiếp phục hết tham ưu trong mười hai tiếng đồng hồ. Tức là nói đức Phật có thời gian dài cho mình hiểu.
Tu sinh: Con vẫn chưa hiểu rõ thời gian nó huân tập, nó không được cái phước là con được thực tập, rồi cả một năm con thực tập bên Làng Mai nữa, con thực tập rất là nhiều những cái đó, con không biết thực tập đến một thời gian tự nhiên con đi nguyên một đêm vậy.
Nhưng sau khi tỉnh thức vậy rồi con chỉ muốn quay về thôi, quay về Việt Nam, con không biết khi quay về con gặp pháp xung quanh rồi Ái Kiết Sử, ác pháp, con không hiểu được, mà con thấy hình như là có một cái gì đó rất là khác. Bây giờ con đang quay lại những cái hồi xưa con làm đó và con cũng trình bày với Sư ông: "Con không biết là mình quay lại là đúng hay là sai nữa? vì ngày xưa đã có cái đó mà bỏ đi tìm cái khác, rồi bây giờ quay lại cái đó như vậy là đúng hay sai vậy thưa Sư ông? "
Trưởng lão: (07:16) Bây giờ, ngày xưa con ở trong tỉnh thức cái hành động, cái đó con có biết nó là hành động tỉnh thức trên thân con, con làm cái gì con biết cái nấy, con nhai con biết con nhai, con nuốt con biết con nuốt đó là tập tỉnh thức.
Còn bây giờ nó hơn cái tỉnh thức đó nữa là "quán", mới tỉnh thức được trên hành động, tu trong các hành động, tập tỉnh thức trong hành động. Còn bây giờ nó "quán toàn thân", coi như là "quán thân là quán toàn thân" hành động đi cũng biết, thở là cũng biết coi rung động như thế nào. Tập trung toàn bộ vô cái thân của nó, nó quán không để kẻ hở, nó không quên chút nào trên thân. Nếu mà quán toàn thân thì thời gian nó cũng nhanh lắm, đạt được nhiếp phục được tham ưu hết thì tức là trong một đêm đó nó được sức quán nó liên tục đừng quên thì lúc bấy giờ nó sẽ Chứng Đạo.
Tu sinh: Dạ thưa Sư ông! hồi xưa con có sự thực tập con trải nghiệm trước khi con xuất gia, con thực tập mỗi sáng con dậy con đều cầu phước, nguyện rải lòng từ cho toàn chúng sanh, rồi bây giờ con thêm vào mỗi bước đi khất thực con đều nguyện hết, mỗi muỗng cơm con đều nguyện hết. Mà bây giờ con tu Tứ Niệm Xứ như vậy giờ con có nên bỏ nó hay là con vẫn tiếp tục?
Trưởng lão: Cái đó khỏi con, không có tiếp tục cái đó. Bởi vì cái đó mình tập tỉnh thức để mà theo Tỳ ni Vật Dụng, mình làm một hành động gì đó mình cầu nguyện cho chúng sanh hết , ban rải cái lòng từ đó con, cái đó là ban rải cái lòng từ theo Tỳ Ni Vật Dụng nó dạy đó. Do đó chúng ta tu tập cái đó là sơ khởi thôi, còn sau này mà vô Tứ Niệm Xứ rồi thì không có tập, cái đó nó thuộc về Từ Tâm, cách thức Tỳ ni Vật Dụng nó dạy đó là tu Từ Tâm.
(09:07) Cho nên tỉnh thức từng trong hành động không làm hại chúng sanh, không làm đau khổ, không làm mất hạnh phúc của chúng sanh, thì cái đó là cái tu tỉnh thức đó là cái tỉnh thức để ban lòng Từ. Còn ở đây trong Tứ Niệm Xứ là ở trên bốn chỗ của Thân, Thọ, Tâm, Pháp, nhưng mà nó quán thân có bốn chỗ, cho nên vì vậy bốn chỗ này, nó nhiếp phục nó không còn bị ưu phiền nữa, nó không còn bị chướng ngại nữa, không bị mỏi chân mỏi tay, hoặc là tê chân tê tay, cho nên vì vậy nó tu trong bốn oai nghi. Tu một oai nghi là con bị đó, con ngồi lâu là con bị tê hoặc đau, hoặc là con đứng không con chịu không nổi, con đi không con chịu không nổi, chướng ngại con nhiếp phục không được, mà bây giờ mình tu tập để mình nhiếp phục được bốn oai nghi liên tục, nó kéo dài sự bình an đó đến Nhất Dạ Hiền hoặc là nó bảy ngày đêm tùy theo…
Tu sinh: (09:54) Việc mỗi sáng con ngủ dậy con quán con nói là: "nguyện ngày hôm nay có ước nguyện rải lòng từ cho chúng sanh" rồi con mỉm cười rồi bắt đầu con mới hoạt động.
Trưởng lão: Đó là tu lòng Từ
Tu sinh: Còn bây giờ con phải bỏ nó hay sao?
Trưởng lão: Bỏ, bây giờ bỏ.
Tu sinh: Trước khi con ăn, con cứ nói là … hồi đó con rải lòng từ còn bây giờ con nói là "nguyện những muỗng cơm này trở thành thần dược, nuôi nấng thể xác và cảm giác của con, nguyện cho chúng sanh cũng được như con".
Trưởng lão: Cái đó là tu lòng Từ
Tu sinh: Bây giờ con cũng bỏ luôn hay sao?
Trưởng lão: Tức là nếu mà con thấy con thích tu lòng Từ thì con cứ giữ.
Tu sinh: Không, con chỉ thực tập thôi, cái gì con cũng làm hết mà giờ con phải biết con làm những cái gì, con bỏ cái gì, vậy thôi. Bởi vì cái gì con cũng làm, cái gì nó cũng có sự hữu ích cho cuộc sống của con.
Trưởng lão: Đúng đó! Lòng Từ nó hữu ích thật sự cho mình và cho chúng sanh nữa bởi vì mình tỉnh thức. Còn bây giờ mình đi sâu, đi mau, bởi vì cái pháp Tứ Niệm Xứ này, mà cái hồi nào (10:51) … di chúc lấy chánh pháp này mà làm cái hòn đảo, chánh pháp này là Tứ Niệm Xứ. Cho nên Tứ Niệm Xứ nó rất là tuyệt vời, nó nhiếp phục được tham ưu mà mình tỉnh thức trên toàn thân của mình là nó nhiếp phục được, nó không có niệm nào.
Cho nên dừng lại, phân ra mà nó còn niệm chúng ta phải trở về cái lớp Chánh Kiến mà tập trung, còn nó hết niệm thì chúng ta ở lớp Chánh Tư Duy này. Hoàn toàn chúng ta tự sức tỉnh thức đó, tự cái sức quán thân đó nó nhiếp phục được tất cả tham ưu. Cho nên trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu đó con.
Tu sinh: (11:24) Con có một điều là bất cứ cái niệm vào vô con, con cũng giải quyết rất là nhanh, bởi vì mỗi lần vô con chỉ cần nói là: "biết rồi, nhân quả mà, sanh xong diệt rồi còn gì nữa đâu mà vô đây!" , nó đi hết liền.
Trưởng lão: Cái đó là Xả, cái phần con tác ý con nói vậy đó là tu về Xả tâm.
Tu sinh: Nó khởi lên là nó đi liền cho nên con không giữ niệm quá một phút nữa.
Trưởng lão: Cái đó là ngay liền con tác ý liền, nó đúng tên tuổi nó rồi, nó là tu tâm Xả đó con, cách thức đó là tu Xả Tâm vô lượng.
Tu sinh: Con gọi đúng tên ví dụ như con khởi cái niệm, vì cái lưỡi con nó có cái vị thích vị ngọt, con lập tức khởi lên liền "nguyện cho con xả bỏ tâm tham ăn’ con kêu rõ tên nó ra là nó đi liền.
Trưởng lão: Đó, thì đó là đúng rồi, tác ý như vậy là nó đi liền, tức là con tu tập Tâm Xả, bởi vậy tu gì mình biết cái nấy, còn con …
Tu sinh: Nhưng mà bây giờ con không biết là con phải làm cái gì?
Trưởng lão: Thì con tu pháp nào đó …
Tu sinh: Con thấy nó loạn xạ ở trong đầu con.
Trưởng lão: Bởi vì con tu nhiều, lúc con tu Tâm Từ, lúc con tu Tâm Xả. Bởi vì đây là bốn cái pháp, bốn cái pháp độc nhất. Cho nên vì vậy mà mình tu cái nào, nó ra cái nấy. Nhưng mà vì con từ hồi nào đến giờ con chưa biết đúng không?
Tu sinh: Dạ
Trưởng lão: Cho nên con tu loạn xạ, đụng pháp nào con cũng tu.
Tu sinh: Dạ, đúng rồi.
Trưởng lão: Ờ cho nên bây giờ đó con theo Thầy, con đi về Tứ Niệm Xứ đi, bởi vì Tứ Niệm Xứ nó cụ thể lắm, nó tự tỉnh thức là nó nhiếp được tâm.
Tu sinh: Vậy là bây giờ Sư ông bảo con phải bỏ hết những cái từ xưa đến nay con thực tập giống như là nguyện cầu cho mọi người
Trưởng lão: (13:01) Đi vào pháp Tứ Niệm Xứ thôi!
Tu sinh: Vậy cả những nguyện cầu mỗi sáng cũng bỏ, những bước chân nguyện cầu cũng bỏ, chỉ còn khi mình ăn cơm thì mình theo dõi thôi, nhưng mà có cần phải nói là: “tôi đang nuốt canh, tôi biết tôi đang nuốt canh; tôi đang đưa cái muỗng vào, tôi biết tôi đưa cái muỗng vào” ?
Trưởng lão: Không nữa.
Tu sinh: Bỏ luôn ạ!
Trưởng lão: Mà chỉ cái hành động của mình đang làm đó thì mình cảm nhận toàn thân. Mình đang quán thân, nương vào hành động ăn mà quán.
Tu sinh: Con chưa hiểu cái chữ “Cảm nhận toàn thân” Sư ông ơi!
Trưởng lão: Bây giờ Thầy nói cảm nhận đó tức là mình có sự cảm biết, mình nhìn cái thân của mình thì mình phải có cái mắt của mình liếc từ dưới lên trên. Còn cảm nhận thì mình cảm nhận có cái đau nhức của nó ở chỗ nào, chỗ nào phải không? cảm nhân phải không, thì bây giờ cảm nhận là sự rung động của nó, con; hít vô cái thấy nó thở nó phình ra, đó là nó cảm nhận sự phình ra.
Tu sinh: Giải thích con chữ “cảm nhận toàn thân”
Trưởng lão: Thí dụ như bây giờ cảm nhận về sự rung động, con thử con hít vô nè thì con thấy cái thân nó phình ra phải không?
Tu sinh: Dạ có.
Trưởng lão: Rồi con thở thì nó có óp lại phải không?
Tu sinh: Dạ.
Trưởng lão: Thì con cảm nhận, đó là cảm nhận từ trên đầu tới chân mình có sự rung động chứ gì, con thở ra thì nó hóp vô, đó là cảm nhận.
Tu sinh: Dạ thì con cũng làm vậy.
Trưởng lão: Nó là quán đó.
Tu sinh: Nhưng mà con không biết cái đó gọi là cái từ, từ đó là "cảm nhận" nhưng mà con chỉ nhìn rồi con thấy nó lên, con theo dõi nó lên, nó lên như thế nào, nó xuống thế nào.
Trưởng lão: Đó là sự cảm nhận, cảm nhận cái rung động của nó đó con!
Tu sinh: Con nghĩ đó là theo dõi.
Trưởng lão: Cho nên đức Phật nói cảm giác đó, "cảm giác toàn thân, tôi biết tôi hít vô", cảm nhận
Tu sinh: Nhưng mà cảm nhận để làm gì Thầy?
Trưởng lão: Đó là cảm nhận coi như là mình quán thân mình toàn diện chứ không phải quán một chỗ. Chứ không khéo mình quán có cái ngực lên xuống không, con hiểu chỗ đó không? còn mình cảm nhận là cái cảm nhận toàn diện, nó không vô một chỗ, một chỗ là bị ức chế (14:45) … cho nên cái câu kinh mà đức Phật dạy trong Định Niệm Hơi Thở "cảm giác toàn thân, tôi biết tôi hít vô; hoặc cảm nhận toàn thân tôi biết tôi hít vô".
Cảm giác là biết đó, chữ "giác" là biết đó, "cảm nhận toàn thân, cảm giác toàn thân, tôi biết tôi hít vô; cảm giác toàn thân. tôi biết tôi thở ra" Các con nghe câu kinh đức Phật dạy không? đó là chỗ tu Tứ Niệm Xứ để quán thân đó, nó có bài bản đàng hoàng chứ con. Nó có bài pháp để cho mình biết chớ, còn nếu không có thì mình biết cảm nhận làm sao đây, cảm nhận sao đây?
Tu sinh: Con nghe con hiểu, con làm theo kiểu của con mà con không biết cái từ đó là nó dính tới cái việc con đang làm. Có nghĩa là những từ Phật nói cái gì đó là con không có hình dung, nhưng mà con vẫn làm theo những sự biến đổi của thực tế, có nghĩa là con …
Trưởng lão: Của mình nhưng mình hiểu qua cái …
Tu sinh: Con cũng không biết nó cũng là cái đó, mà giờ lâu lâu Thầy nói thì con biết nó có dính tới con một tí.
Trưởng lão: (15:37) Cho nên con thấy trong kinh nói quán thân là quan sát cái thân của mình, dựa theo bài kinh Tứ Niệm Xứ là quán thân rồi bắt đầu họ quán thân bất tịnh, quán thân vô thường, quán tùm lum ra nó đâu có phải. Quán là xem xét cái thân của mình để nhiếp phục tham ưu, chứ không phải quán cái kia vì bây giờ tôi có ưu phiền đâu mà quán, cho nên họ tu sai. Tu Tứ Niệm Xứ mà tu kiểu đó là không biết. Cho nên vì vậy bây giờ ngay đây con quán thì sức quán của con, con đang tỉnh thức trên cái thân của con chứ gì? thì có ưu phiền nào đánh vô được không? không được như vậy là nó nhiếp phục tham ưu chứ sao. Ông Phật nói đúng chứ.
Tu sinh: Nhưng mà mình giữ như thế trong thời khóa tu hay là mình giữ cả ra bên ngoài?
Trưởng lão: Coi như là mình tập tu dần dần bắt đầu nối tiếp bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi hết và cả lúc nào cũng tu Tứ Niệm Xứ hết coi như là quán …
Tu sinh: Đi nhà vệ sinh.
Trưởng lão: Ờ, đi vệ sinh, ăn uống cái gì cũng quán trên thân, quán thân thôi. Bây giờ lấy cái hành động đi, rồi vệ sinh, rồi …
Tu sinh: Có nghĩa là vừa đi, vừa xem xét cái thân.
Trưởng lão: Vừa xem xét thân, con; quán thân thôi, có vậy thôi. Bởi vì tu Tứ Niệm Xứ chỉ có quán thân thôi, mà quán thân thì Thọ, Tâm, Pháp có đủ trên đó, nó xảy ra trên Tứ Niệm Xứ; bởi vì Tứ Niệm Xứ là khối chung, chỉ có vậy thôi.