00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(00:00)

(0:00) Nếu mà chúng ta còn, như bây giờ chưa có cái tâm ly dục ly ác pháp mà đem Thất Giác Chi tu thì không đúng. Cho nên cái pháp Thất Giác Chi phải đặt chỗ nào để mà tu đúng.

Đó thì bây giờ Thầy mới nói để cho thấy. Khi nào mà chúng ta ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền, do ly dục sanh hỷ lạc, thì cái hỷ lạc khinh an này là nó ứng vào trong Thất Giác Chi.

Bây giờ chúng ta trạch pháp cũng dùng Thất Giác Chi trạch pháp ra đó, trạch ra những câu để dùng pháp hướng, rồi để hướng tâm tức là Niệm Giác Chi chứ gì? Hướng tâm để nhắc cái tâm của mình chứ gì? Nhưng mà không có hiệu quả đâu.

Khi nào mà chúng ta tu tập để mà ly dục ly ác pháp, tức là chúng ta tu tập từ Tứ Chánh Cần, Định Niệm Hơi Thở, Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, Định Vô Lậu để ly được cái tâm ham muốn các ác pháp, chừng đó nó có một cái trạng thái gọi là trạng thái do ly dục sanh hỷ lạc. Cái trạng thái hỷ lạc đó hiện tiền, tức là cái trạng thái mà hỷ và khinh an của Thất Giác Chi.

Lúc bấy giờ từ cái trạng thái nó tự nó xuất hiện do cái tâm ly dục chúng ta. Còn cái người mà chưa ly dục thì không bao giờ có trạng thái hỷ lạc đó, chỉ có cái trạng thái bây giờ là chúng ta chạy theo dục lạc mà thôi, ăn thì thấy ngon, còn cái người mà ly dục rồi, họ ăn họ cũng biết ngon, nhưng mà họ không thèm nữa, họ không có thích nữa. Bởi vì nó có một cái trạng thái do ly dục làm cho họ không thích cái dục lạc, chớ không phải gì.

Vì vậy mà khi chúng ta nỗ lực chúng ta tu được cái Sơ Thiền thì lúc bấy giờ chúng ta mới có tu Thất Giác Chi. Thì lúc bấy giờ những cái câu mà Trạch Pháp Giác Chi, chúng ta đặt ra những cái câu nó, lúc bấy giờ cái đầu óc chúng ta khi mà ly dục rồi, nó sáng suốt lắm.

Nó không phải là còn cái màn Vô Minh, Ngũ Triền Cái nó che đậy, Vô Minh nó che đậy, năm cái triền cái nó che đậy, tham, sân, si, mạn, nghi nó che đậy làm cho chúng ta trạch pháp cái đúng cái sai. Cho nên hiện giờ các thầy mà đặt ra những cái câu để mà hướng tâm “tâm như cục đất” hay hoặc này kia, nói là nói vậy chớ nó chưa đúng đâu, nó chưa đúng với cái đặc tướng của mình.

Bởi vì Phật dạy con người chúng ta có ba cái tướng mà: nhân tướng, đặc tướng và hành tướng. Cho nên cái đặc tướng của chúng ta mà đặt cái câu đó nó chưa có phù hợp cho nên chúng ta hướng tâm nó không hiệu quả. Nó không hiệu quả chút nào hết!

(2:13) Do cái chỗ đó, khi mà ly dục ly ác pháp rồi thì nó có khinh an và Hỷ Giác Chi nó xuất hiện, từ đó chúng ta mới đặt những cái câu pháp hướng thì nó có hiệu quả.

Do cái sự hiệu quả của pháp hướng đó mà chúng ta tu tập, từ đó chúng ta mới có Định Giác Chi, Niệm Giác Chi và Định Giác Chi nó mới có. Rồi Xả Giác Chi chúng ta mới thấy được cái tâm chúng ta xả, buông xả ra, diệt ngã xả tâm nó rất dễ.

Đó là lúc bấy giờ là ở chỗ cái Nhị Thiền chúng ta tiếp tục để bồi dưỡng cho cái đạo lực của chúng ta, tức là cái pháp hướng cho nó hiệu quả cao hơn, là chúng ta thường xuyên tu tập là phần nhiều là nằm ở trên Thất Giác Chi mà tu tập.

Đó thì, cái phần Thất Giác Chi thì quý thầy đã thấy rất rõ rồi đó, nó phải từ chỗ Nhị Thiền mà tu tập Thất Giác Chi, chớ cái người mà mới tu mà vô tu tập Thất Giác Chi thì không được.

Cho nên vì vậy trong kinh Phật, trong kinh Trung Bộ thì Phật có nhắc, có dạy, và bộ Tương Ưng thì Phật cũng có dạy, là vì khi mà chúng ta tu Tứ Niệm Xứ rồi, chúng ta làm cho sung mãn được Tứ Niệm Xứ rồi, thì chúng ta mới tu tập Thất Giác Chi.

Nhưng mà cái Tứ Niệm Xứ thì nó bắt đầu đi từ cái chỗ ly dục ly ác pháp cho đến khi mà đạt Tam Minh, nó nhiều cái giai đoạn quá, chúng ta cũng không biết đặt Tứ Niệm Xứ là cái khoảng nào để mà thực hiện Thất Giác Chi.

Thì ngay từ cái giai đoạn đầu của Tứ Niệm Xứ “trên thân quán thân tu về nhân tướng”, tức là tu Định Vô Lậu, là nó làm cho chúng ta không còn lậu hoặc, tức là ly lậu hoặc.

Rồi “trên thân quán thân tu về hành tướng ngoại” là tu về Thân Hành Niệm thì nó làm cho chúng ta được tỉnh thức, cho nên được gọi là Chánh Niệm Tỉnh Giác Định, thì nó làm cho chúng ta tỉnh thức.

Rồi chúng ta “trên thân quán thân tu về hành tướng nội”, nó là Định Niệm hơi Thở, chớ không phải là sổ tức quan đâu, Định Niệm Hơi Thở. Do hơi thở biết ra, hơi thở biết vô cho nên Phật nói , Thầy nhắc lại: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, đó là cái pháp hướng kèm vô cái hơi thở.

Cho nên cái người nào mà biết áp dụng được cái hơi thở và cái pháp hướng thì nó làm cho sức định tỉnh của chúng ta rất lớn ở trong cái Định Niệm Hơi Thở. Chớ hơi thở nó không có định tỉnh gì hết, nhưng mà nó giúp cho chúng ta, nó trợ pháp cho chúng ta làm cho chúng ta tu các cái thứ định khác được.

Do cái chỗ mà biết tu như vậy, thì chúng ta sẽ ở trên cái Tứ Niệm Xứ mà tu ba cái loại định này, thì làm cho thân - thọ - tâm - pháp chúng ta thanh tịnh, nó ly được dục ly ác pháp.

Từ đó bắt đầu cái Thất Giác Chi nó xuất hiện từ ở cái giai đoạn đầu, mà khi chúng ta làm cho sung mãn được Thất Giác Chi cái giai đoạn đầu, thì lúc bấy giờ chúng ta đã tu tập ngay đó rồi. Chớ không phải đợi đến giai đoạn thứ hai, thứ ba, tới thứ tư mới là tu tập, không phải. Thất Giác Chi là tu tập vào cái chỗ mà làm cho sung mãn được Tứ Niệm Xứ ở trong cái giai đoạn đầu của Tứ Niệm Xứ.

Cho nên ở đây hầu hết là cái kinh nghiệm tu hành của Thầy, Thầy thấy rất rõ Tứ Niệm Xứ, từng cái giai đoạn của nó rất rõ, khi mà Thầy đã giảng rồi thì quý thầy đã nghe, còn các con mà chưa được nghe Tứ Niệm Xứ, thì kể như bây giờ nói thì cũng như là hiểu một cách mơ hồ, chưa có rõ đâu.

Cho nên ở đây bây giờ mới bắt đầu, chúng ta đã biết được cái thần lực, cái đạo lực của chúng ta để mà chúng ta thực hiện Tứ Như Ý Túc, mà Thầy xin nhắc lại cái Thất Giác Chi, để biết cái Thất Giác Chi nó xuất phát từ ở chỗ nào, rồi chúng ta tu tập Thất Giác Chi ở chỗ nào, để mà nó có cái sự giải thoát hoàn toàn ở chỗ đó, gọi là Thất Giác Chi là Bồ Đề.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy