00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(00:00)

Trưởng lão: Rồi con! Hôm rày tu sao con? Tu thì sướng lắm, vậy đó! Con cứ ngồi đi con, ngồi đây. Vui vẻ lắm.

Phật tử Kim Quang: Con mấy bữa rày đâu có tu đâu Thầy! Con xin đi về nhà, con giải quyết công chuyện.

Trưởng lão: Thầy biết! Thầy thấy cái thất của con vắng, Thầy biết con đi rồi.

Phật tử Kim Quang: Dạ! Về xả mấy cái nó còn sót lại, cho nó xong đi.

Trưởng lão: Đúng rồi! Cái đó phải xả hết, cho nó không còn gì hết hoàn toàn, con sẽ thấy sự giải thoát thật sự của đạo Phật. Nó không phải khó con! Nhưng mà tại sao cuộc đời của mình bao nhiêu cái Kiết Sử? Bao nhiêu cái sợi dây ràng buộc cứ luân chuyển, nó cứ trói buộc mình vậy hoài? Con hiểu không? Coi vậy chứ lặt vặt, lặt vặt cái nó lòi mặt nó ra.

Phật tử Kim Quang: Dạ! Mặc, con cũng bữa nay con muốn lên gặp Thầy để mà hỏi rõ về cái vụ Ái Kiết Sử đó Thầy. Thực ra, bữa con nói với Thầy là con bỏ rồi đó Trưởng lão. Con không muốn qua bên Mỹ nữa, con đốt hết giấy tờ đó Thầy. Rồi thì ra con mới quán xét là con thấy là mình làm như vậy thì mình giúp cho nó làm giảm cái Ái Kiết Sử của mẹ mình và của mình.

Rồi mẹ con thì có cái lòng tin nơi Thiên Chúa, mỗi lần mà có chuyện gì thì mẹ cầu nguyện: “Cầu Chúa!” Mà nếu mà con mà qua, thì coi như mẹ con nói là, mẹ con sẽ nghĩ rằng: “Mẹ cầu Chúa linh hiển!” Mà con nghĩ rằng nếu mà con mà không qua, thì kể như mình muốn chứng minh cho mẹ biết là những cái việc cầu đó nó không có tác dụng gì hết.

Với lại con thấy khi mà mình ở lại Việt Nam thì nó lại làm giảm bớt đi những cái Ái Kiết Sử nó ràng buộc đó. Rồi con mới viết thư, con nói thẳng với mẹ luôn rồi. Lúc đầu con dấu, con định giấu, con để cho thời gian nó trôi qua đó, rồi từ từ tính tiếp. Nhưng mà sao con, con bị cái tâm nó, con giấu không được! Thế con về, con viết thư nói thẳng luôn.

(2:21) Con nói là con sẽ ở lại Việt Nam, bây giờ giấy tờ con đốt hết rồi, con không qua nữa. Thì con tại sao con ở lại Việt Nam không đi? Rồi khi nào mẹ về thăm con, thì con sẽ ra ngoài. Con ra ngoài thì con chơi với mẹ, không sao hết, thì mẹ yên, mẹ yên thôi. Nhưng mà con, trước khi đó thì con mới hỏi mẹ: “Vậy chứ theo mẹ thấy cái suy nghĩ của con làm vậy thì có đúng không?”

Thì mẹ nói: “Chẳng qua, mẹ chỉ muốn là con về bên đó con thăm mẹ thôi, chứ không có bắt con ở đây luôn, không có bắt con ở bên Mỹ luôn. Mà chỉ muốn là mỗi năm con sáu tháng con về bên đó”. Mà Thầy cũng biết rồi đó. Con mà về bên đó sáu tháng thì con ở bên đó sáu tháng. Cái mẹ con bắt sáu tháng, bên này sáu tháng, bên kia, thì mình đi, mình cũng không có tu được. Mà về đây sáu tháng thì nhãy thất lung tung, chả gì được hết.

(3:25) Nhưng mà con nghĩ lại, con biết là khi mà mình làm như vậy đó, thực ra đã là mình, mình không phải là, coi như là mình có phải là có tùy thuận. Coi như là nếu mà nói về tùy thuận đó thì dĩ nhiên là con không có tùy thuận theo mẹ. Nói đúng ra là như vậy. Nhưng mà, nếu mà tùy thuận quá thì mình làm cho các ác pháp nó tăng trưởng, nhất là Ái Kiết Sử.

Hai là làm cho cái tín ngưỡng của mẹ nó tăng lên, mà cái đó là cái ác pháp, mình tạo cho bà có quá lòng tin vào Thiên Chúa đi, quá lòng tin đi. Mà tại vì mỗi lần bà cầu cái gì đó, muốn cho con qua chẳng hạn, và con lại qua, thì bà lại tin tưởng thêm. Và lần này nếu mà con cũng chiều chuộng như vậy đó.

Trưởng lão: Thì bà cũng tin!

Phật tử Kim Quang: Và càng ngày càng tin hơn nữa. Thì con đang phân vân, con không biết con làm sai hay làm đúng? Thầy ơi! Mà con cũng nghĩ như Thầy, con cũng quán xét rồi, biết! Mà Thầy cũng dạy rồi, Đức Phật cũng nói: "Đâu có cái gì của mình hết. Không có gì của ta, không có gì là ta, là bản ngã của ta đâu", có nghĩa là tất cả là nhân quả rồi.

Trưởng lão: Nhân Quả!

Phật tử Kim Quang: Tại sao mình cứ bị trói buộc vô cái này? Thì mình lại quán xét, cái này không phải là của mình, thì thực ra chẳng qua chỉ là nó là nhân quả thôi. Tại sao? Tại vì mình biết như vậy, nên mình không có bị ràng buộc bởi cái Ái Kiết Sử. Nhưng mà nó lại dính dáng đến cái đạo đức. Sao con thấy giữa cái đạo đức và giữa những cái mà đức Phật dạy, không biết làm sao sống cho nó đúng hai bên, Thầy!?

Trưởng lão: Đức Phật nói rất hay con! Đạo đức của đạo Phật đó thì nó có năm cái nhân bản của nó. Thì do đó mình dựa vào năm cái đạo đức nhân bản này mình sống thì mình sẽ thấy nó rất rõ. Thí dụ như bây giờ nói đạo đức, bây giờ mình làm người khác buồn đó, tức là không đạo đức. Mà làm cho người ta vui thì người ta ở trong ác pháp, thì cũng không đạo đức. Có phải không?

Cho nên trong cái đó, nó đòi hỏi một cái người thực hiện đạo đức không làm khổ mình, khổ người là bằng trí tuệ. Cho nên đạo Phật còn gọi là đạo trí tuệ con. Có phải không? Mình dùng trí tuệ. Mình tùy thuận mà không bị lôi cuốn. Tùy thuận họ vậy chứ tìm cách để gỡ. Giờ biết là mẹ mình đang tin vào Thiên Chúa, cái niềm tin Chúa, phải không? Thì mình tìm cách mình gỡ cái đó đi. Bằng cách mình chứng minh cụ thể mấy cái điều mà chư Phật không thể cứu được.

(6:01) Chẳng hạn bây giờ một người ăn trộm, mà cầu cho Phật cứu khổ, cho họ đừng có ở tù, thì không thể được! Mà khi mà có người cứu khổ họ vậy, họ sẽ làm ác. Cho nên thí dụ như mẹ mà không làm thiện đó, thì mẹ cầu Chúa, Chúa không hộ đâu! Tại sao vậy? Phải làm thiện, mà làm thiện thì cần gì phải cầu ai. Trong những cái lí luận mà, phải sắc bén. Khi làm thiện thì mình phải hưởng được cái phước báu của hành động thiện chứ.

Thí dụ như bây giờ mẹ nạt nộ người ta, mẹ chửi mắng người ta, phải không? Trong lúc đó mình cầu Chúa để phù hộ mình, để cho mình cứ càng hung dữ lên sao? Chắc cái điều đó Chúa không phù hộ đâu! Nhưng mẹ làm lành, mẹ không, mẹ nhỏ nhẹ, ôn tồn với cái người mà người ta làm khổ mẹ mà mẹ luôn luôn ôn tồn, thì mẹ không cầu Chúa cũng phù hộ. Có phải không?

Bởi vì cái hiện tượng mà mình dùng những cái ái ngữ, mình nói thì có ai mà đánh mình. Thì đó là những cái để chứng minh bằng cái thực tế, bằng cái cụ thể để giúp cho mẹ. Còn về người mẹ, là cái người sanh trưởng mình ra, họ mang nặng đẻ đau. Cái ơn nặng lắm! Có mình hôm nay biết được đời, gặp được chánh pháp tu hành, đều là cái công ơn của người mẹ.

Do đó thì mình nghĩ cách nào để giúp cho người đang còn hiện sống, trở về đúng chánh pháp của Phật. Cũng như bây giờ con biết là không có tôn giáo nào dạy như đạo Phật, làm chủ gì? Làm chủ cả cuộc đời của con người: Sanh, già, bệnh, chết. Con thấy không, có tôn giáo nào? Chỉ cầu khẩn thôi, dùng tưởng, tha lực, mà làm sao tha lực được, có ai cứu khổ mình được?

Khi đức Phật nói: "Các con tự thắp đuốc lên đi, ta không cứu khổ các con được". Một con người mà tu chứng, mà làm chủ như vậy, mà người ta từ chối vậy, thì người ta đâu có khả năng mà để cứu khi mình làm một cái nghiệp ác.

(7:46) Mà nếu mà khi mình cứ mình làm cái nghiệp ác, mà cứ cứu khổ mình, thì mình lại càng làm cái tội ác trước, có phải không? Vì mình làm cái này được thì mình sẽ, cái tâm dục của mình thì mình sẽ trèo thang mình làm cái tới nữa. Thì cái ác chồng cái ác, cái ác chồng cái ác, thì không thể được. Chỉ có mình có chấm dứt, cho nên cái đạo Phật dạy chúng ta ngăn ác diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện, tự mình phải làm cái này, không ai làm cho mình hết.

Đó là cái phương pháp đầu tiên của đạo Phật, con thấy không? Còn bây giờ cầu khẩn này kia, làm sao mình, mình làm sao mà cái tư tưởng, mình cải tạo được cái tư tưởng dùng tha lực. Đừng có còn cái tư tưởng đó nữa thì mới giải thoát, cả một vấn đề khó! Bởi vì cái kiến chấp, cái cố chấp của người ta khi mà người ta nghĩ có ông thần, ông thánh nó phù hộ họ rồi. Trời, gỡ ra khó lắm!


Trích dẫn - Ghi chú - Copy