(00:00) Trường lão: Hôm nay có cái nhân sự, cái duyên rất tốt, các sư, các thầy được ở đây và được nghe Thầy nói chuyện. Cái duyên đó là do thầy Thông Vân, như các sư và các thầy cũng biết, trường hợp xảy ra. Vì vậy đó thì, ở đây Thầy không có bào chữa cho cái pháp môn của mình đâu. Bởi vì cái pháp môn của mình nó màu nhiệm đến cái mức độ mà chúng ta tập sai một chút xíu là nó sẽ hậu quả rất khó lường. Bởi vì cái pháp đó là cái pháp Như Lý Tác Ý.
Khi tâm mình chưa ly dục, ly ác pháp mà mình muốn tịnh chỉ hơi thở để nhập Tứ Thiền để cho mau, để thực hiện Tam Minh, thì trong khi đó mình chịu khó ức chế tâm mình thôi. Rồi mình điều khiển pháp Như Lý Tác Ý, nó sẽ làm cho cái cơ thể mình rối loạn thần kinh. Mà nếu mà cỡ sức mà thầy nhập định một ngày nữa mà Thầy không hay, thì coi như thầy Thông Vân đi luôn đó. Bởi vì nó rối loạn, do cái pháp hướng nó rất mạnh. Tuy rằng thầy bị bệnh, thầy có bệnh thần kinh từ lúc bé.
Cho nên thầy Chân Thành, thầy có hỏi Thầy một câu mà Thầy chưa có trả lời để cho những người, các thầy và các sư sẽ nghe câu trả lời của Thầy. Thầy hỏi những cái người nào có bệnh thần kinh như vậy đó, thì có thể tu thiền được hay không? Tại sao chúng ta tu mà có người lại bị tẩu hỏa nhập ma, có người lại bị căng mặt, căng đầu, không có điên, còn có người lại tu bị điên. Và trong khi chúng ta mọi người đang ngồi ở đây, tại sao chúng ta không làm nòng cốt được mà phải có dạy chúng ta mới biết được?
(02:28) Những người đó thì chúng ta nói rằng, nếu mà tu thiền sai mà dùng pháp hướng thì những người đó sẽ bị tẩu hỏa nhập ma và bị rối loạn thần kinh. Đó là trong những hạng người, người mà có thể xảy ra họ tu như thế này. Thí dụ như thầy Minh Tông, thầy cố gắng để mà thầy nhập Tứ Thiền- tịnh chỉ hơi thở, thầy là con người không có bị bệnh thần kinh, cho nên thầy không đi, chứ còn… thì bị ức chế bằng cái hơi thở của mình, cho nên thầy bị rối loạn khí quản đứt mạch máu mao quản, thì khạc ra máu, chứ không có gì hết. Gây tổn thương cho phổi mà thầy sinh ra bệnh…
Đó là cách thức tu sai, làm sai dùng pháp hướng rồi đồng thời dùng cơ để ức chế hơi thở của mình…. Đó là cách hiểu lầm lạc. Ở đây mục đích chúng ta tu hành như cũng chính vừa rồi các thầy đã đọc, thì các sư, các thầy phải biết rằng, cái mục đích mà Thầy nhắm vào để dạy cho quý sư, quý thầy là tâm ly dục ly ác pháp, Bất Động Tâm Định. Nhưng muốn tu cái đó cho đúng, tu như thế nào, mà Thầy nhắc đi, nhắc lại là nên đi kinh hành nhiều, đừng nên ngồi.
(04:12) Vừa rồi thì Thầy nhắc lại, thầy vào trong thất đóng cửa thầy tu không đi kinh hành, nguy hiểm. Do đó thì cách đây chừng 3, 4 bữa thầy, có đến xin Thầy dạy cách thức để nhập Tứ Thiền, để thực hiện Tam Minh cho nhanh chóng. Thầy nói không được, phải ly dục ly ác pháp rồi Thầy sẽ dạy cho nghe biết cách thức … dùng cái pháp hướng gọi là tu Tứ Như Ý Túc, tức là Định Như Ý Túc, thì Thầy dạy cách thức tu tập pháp hướng đó để tịnh chỉ hơi thở.
Thầy nói chứ không phải bảo các con về tu, Thầy bảo phải xả, đi kinh hành. Nhưng mà không ngờ ông chỉ dụ Thầy thuyết cho ông nghe, cho nên cái này từ lâu tới giờ về Tứ Như ý Túc, Thầy chỉ nói sơ sơ là Thầy dùng pháp Như Lý Tác Ý: “Hơi thở phải tịnh chỉ, ngưng” nhưng mà cách thức để mà tu tập để làm cho được ngưng…
Trước kia thì có trường hợp thầy Thiện Thuận, thầy ở trên Tây Ninh, thầy về đây thầy tu. Rồi thầy tu theo thiền xuất hồn, rồi xuống đây Thầy dạy, thầy ly dục ly ác pháp. Thầy bảo hàng ngày sống ở trên thân, thọ, tâm, pháp quán sát các chướng ngại pháp. Thầy tu tập, nhưng mà cái tu tập về phần đó thì thầy nói thầy tu, nhưng sự thật ra Thầy biết rằng thầy luôn luôn lúc nào cũng ngồi thiền ức chế tâm của mình.
(06:00) Rồi nghe Thầy dạy cách thức mà ức chế hơi thở bằng cái pháp Như Lý Tác Ý, thầy lấy pháp đó thầy mới tác ý để hơi thở mình tịnh chỉ để nhập Tứ Thiền. Thầy nghĩ rằng thầy nhập Nhị Thiền, Tam Thiền rồi bây giờ thầy sẽ nhập Tứ Thiền, tịnh chỉ hơi thở được là nhập Tứ Thiền. Cho nên khi mà thầy ở trong thất thầy dùng cái pháp hướng thầy vô trong cái định tưởng, tức là tâm nó yên lặng nó không còn một niệm vọng tưởng, nó vắng lặng.
Thầy ở trong đó thầy dùng pháp hướng nhắc bảo hơi thở tịnh chỉ, do đó hơi thở tịnh chỉ, thầy cảm thấy như hơi thở nó mất, nó không còn thấy nữa. Vì khi đó dùng cái pháp hướng mà trong cái trạng thái tưởng thì sẽ không thấy hơi thở, do đó thầy thấy hơi thở mất. Mất coi như thầy không thở, mà toàn cơ thể của thầy, từng lỗ chân lông nó sôi lên, nó sôi lục bục lục bục như nồi cơm.
Do đó thầy nói nó sôi như vậy là nó sẽ ly dục ly ác pháp, và bây giờ thầy sẽ khạc nó ra. Bắt đầu thầy khẹc khẹc ra, cho nó ra, nó ly dục, cái dục nó ở trong lòng, trong khi đó thầy tưởng thầy nghĩ rằng, tất cả những cái dục là cái lòng mình ham muốn là nó ở trong bụng mình chứ không ở đâu. Bây giờ mình khạc nó ra hết thì nó sẽ không còn ham muốn nữa. Thầy tự, cái tưởng của thầy nghĩ như vậy, trong cái trạng thái đó thầy khởi ra một cái nghĩ như vậy, cho nên Thầy khạc, khẹc, khạc, thầy khạc.
Thì lúc bấy giờ Mật Hạnh ở ngay cái thất của Thầy ở cũ đó, bây giờ Mật Hạnh đang ở đó, thì nó nghe khọt khẹc đó, thì ở ngoài đó nó mới chạy vô. Thì trong khi đó Thầy đang bàn việc với cô Út là phải giải quyết như thế nào đối với tăng ni tu học ở đây, phải có cái sự cách biệt như thế nào để không khéo nó xảy ra những cái không hay. Do đó thì đang ngồi bàn thì Mật Hạnh chạy vào báo cho Thầy. Thầy biết rằng cái chuyện này không xong, bởi vì Thầy đã dạy hồi buổi sáng mà bây giờ nó xảy ra trường hợp này, thì do đó nó nguy hiểm.
(08:04) Cho nên Thầy bỏ ngay công chuyện liền, Thầy với Mật Hạnh đi thẳng ra ngoài thất liền. Thì Thầy vừa tới ngã ba mà chỗ thất của ông Út và thất của sư Phước Từ đó, tới ngã ba đó thì Thầy nghe tiếng la rất lớn ở trong thất. Cũng tại cái thất của thầy Thông Vân ở đó, Thầy nghe tiếng la rất lớn, hét lên nữa chứ. Thì Thầy đến thất, thì Thầy thấy đồ đạc ở trong thất coi như là nó bung xùm ra, mùng mền nó đổ hết xuống đất hết.
Vì vậy mà Thầy đến, trong khi đó cái cơ thể nó đang run, nó run bần bật như là một con thằn lằn đứt đuôi vậy đó. Thì Thầy lấy cái tay Thầy ấn nhẹ trên đầu xuống, ấn nhẹ một cái xuống. Rồi Thầy đứng Thầy định tâm để cho nó dùng cái nội lực của Thầy để nó ổn định lại cái cơ thể của thầy Thiện Thuận. Thì một lúc sau thì Thầy giở tay ra thì thầy Thiện Thuận bình tĩnh và tỉnh lại không còn cảm giác nữa. Thì đó là cách thức Thầy giải quyết cho thầy Thiện Thuận lúc bấy giờ.
Nhưng mà đến thầy Thông Vân thì, ăn cơm rồi Thầy cũng bận công chuyện, Thầy cũng chưa có ra ngồi với cô Út, Thầy cũng chưa biết hay tin gì hết,. Bởi vì Thầy lo Thầy làm công việc, bởi vì còn hai tháng nữa mà ba bốn cái tác phẩm Đường Về Xứ Phật chưa xong, cho nên Thầy quyết định là nội trong năm nay là phải mười tập Đường về xứ Phật cho xong. Cô Út cũng nói thầy Thông Vân sao không ăn cơm, do đó thì giờ này mà sao bát cơm của thầy Thông Vân còn.
Vì vậy mà Thầy buông tay Thầy nói thôi để Thầy dọn dẹp cái này xong rồi Thầy ra. Bởi vì Thầy đương để nào là giấy tờ, nào là cái này kia Thầy soạn ra Thầy làm. Thì Thầy dọn dẹp xong rồi cái Thầy mới đi ra. Thầy đi ra Thầy thấy sư Phước Từ ngó ngó đó, là Thầy đi thẳng luôn ra đó. Rồi Thầy ra Thầy thấy thầy đang ngồi bắt ấn, thầy đang chổng khu mà bắt ấn, chứ không phải như thầy Thiện Thuận đang ngồi kiết già.
(10:20) Nhưng Thầy nhìn trong thất của thầy Thông Vân cũng bừa bãi đồ đạc, bàn ghế bừa bãi. Coi như là cũng có những sự kiện gì xảy ra rất nhiều mà không hay trước, cho nên thầy không còn ngồi thiền nữa, thầy ngồi ở sau vỉa hè thầy một tay bắt ấn như thế này. Thì Thầy biết rằng thầy Thông Vân có học Mật Tông, cho nên cách thức bắt ấn không sai. Cho nên nó từ đó nó sống dậy với thầy, nên thầy biết bắt ấn.
Do vì vậy mà Thầy đến đó Thầy cũng, khi mà đang cúi cái đầu đang bắt ấn mà ngó như thế này, Thầy lại Thầy để sau ót như thế này, Thầy để cái tay sau thầy Thông Vân mà Thầy thấy cái ót thầy Thông Vân cứng lại, không phải như cái đầu của thầy Thiện Thuận nó mềm, cứng như lại. Thầy biết là cái này nó đã là, đã có thời gian dài, không còn ngắn nữa. Nghĩa là nó rối loạn nó mới nó dễ lắm, nó bị gì nó có cái thời gian dài. Mà trong khi ở ngoài này thì các sư không có báo cho Thầy biết, khi thấy cái trường hợp mà thầy xảy ra, phải báo trước mà nó vừa xảy ra, kịp thời thì nó dễ cứu.
Còn bên này nó bị kéo dài cái thời gian, cho nên thầy đã lung tung hết, đồ đạc lung tung hết. Và đồng thời thầy đi ra ngoài thầy bắt ấn, thầy đi tùm lum, tà la, thầy đi vòng vòng nè. Thầy nhìn cái hiện trường là Thầy đã thấy cái sự kiện này nó xảy ra có thời gian dài chứ không đâu. Thì cũng trong một ngày một đêm đó chứ không có nhiều. Cho nên đến đó cái bắt đầu Thầy ấn tay rồi thì Thầy thấy có hơi tỉnh, nhưng nó còn nửa tỉnh, nửa mê, con mắt lúc nhắm, lúc mở.
(12:05) Thầy hỏi có biết Thầy không. Rồi có khi Thầy hỏi nó không làm thinh nó không biết thì Thầy biết không biết. Rồi bấy giờ Thầy mới tìm mọi cách Thầy gỡ, Thầy nhắc, Thầy nói hỏi cái này nhắc cái kia rồi nói, có khi nó trúng có khi nó trật. Trúng tức là tỉnh mà trật tức là nó mất rồi, nó rối loạn rồi. Do như vậy thì Thầy bảo thôi bây giờ đó, đi vào ăn cơm. Tỉnh cái thầy biết thì đi theo Thầy, nhưng rồi chợt cái nó mới nhìn thầy không đi được, thầy ngồi xuống.
Do đó mà tới chừng mà Thầy thấy cái kiểu này nếu mà mình cứ nhẹ nhàng vậy không được, Thầy mới đánh ngay ấn đường, Thầy đấm vô đây một cái rất đau. Thì thầy la lên một tiếng, rồi từng đó Thầy mới dẫn đi vô trong này được. Thì đủ biết rằng nếu mà Thầy không biết cách thì chắc chắn là không lôi ông này đi được, độ ba bốn người kéo, khiêng đó. Cho nên lúc bấy giờ sư Từ ở gần bên đó biết. Cho nên Thầy dẫn đi một phút, cái tới đó ông đứng lại không cho đi nữa. Thầy bảo trở lại, Thầy nói dẫn đi, dẫn đi ra ngoài cái nhà đó.
Đó là một trường hợp mà Thầy thấy, cái pháp của Phật nó có màu nhiệm lắm chứ không phải không màu nhiệm, nhưng mà chúng ta tu sai thì coi chừng. Bởi vì một cái gì mà nó màu nhiệm thì nó sẽ nguy hiểm, chứ không phải là như cái lối thiền Đông Độ với là thiền Tiểu Thừa, đối với thiền mà Đại Thừa, nó không có nguy hiểm đâu. Bởi vì nó ức chế nó lạc vô thiền tưởng thôi. Và đồng thời nó có điên thì nó điên chứ nó không có đến nỗi mà như cái này. Chỉ dùng cái pháp hướng thôi, mà nó làm điên, còn cái kia phải tập trung nó mới điên.
Còn cái này dùng pháp hướng, tự động cái pháp hướng nó màu nhiệm nó dẫn dắt, nó tịnh chỉ các hành, nó làm cho cơ thể mình nó rối loạn liền. Nó không đúng. Bởi vậy cho nên Thầy nhắc quý sư, khi nào ly dục ly ác pháp rồi thì chúng ta mới dùng pháp hướng để mà tịnh chỉ các hành. Thì chúng ta sẽ nhập định, mà tâm chúng ta còn một chút xíu tham dục, chúng ta coi chừng đó. Chừng đó là nó dễ chết chúng ta lắm chứ không phải không đâu, nếu mà không có Thầy.
(14:25) Vừa rồi thì cô Út có gọi điện thoại về dưới, thì thầy Thông Vân đã tỉnh rồi. Đã bây giờ biết … thầy nói về này sao bây giờ không thấy Thầy, anh mong Thầy đến đây với em, tội lắm. Bởi vì thầy Thông Vân là em của Thầy mấy con. Thầy thấy trước hoàn cảnh đó Thầy rất thương. Cho nên đối với thầy Thông Vân, mặc dù Thầy biết thầy Thông Vân là người có bệnh bại liệt. Thầy biết rất rõ, có nghĩa là vô thất thầy sẽ bị.
Cho nên thầy vô thất Thầy bảo thầy phải đi kinh hành đừng có ngồi một chỗ, nhưng mà ông không nghe. Nhưng mà đầu tiên thì ông còn lấy sách ra ông đọc. Những ngày đầu thì các con cũng biết chứ, ông lại cái tủ sách của Thầy ông lục, ông lấy, ông đọc mấy cuốn sách. Sau khi đọc hết sách rồi bắt đầu ngồi không đó là ông bị.