00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(00:01)

(00:01) Trưởng lão: Mấy con vô trong này ngồi con, xá Thầy thôi con vô trong ngồi ghế, còn ghế không con? Con ngồi ghế đó đi con! Nay mấy con về thăm Thầy, mấy con có thưa hỏi Thầy gì không con?

Phật tử: Con ở Sa Đéc à Thầy, cũng có nghe ông Thầy Bảo Nguyên ông nói. Thì hôm nay đến đây để trước nữa là viếng Thầy và sau nữa thì cũng nhờ Thầy có những cái lời lẽ để đặng mà chỉ cho chúng con để biết cách tu hành này kia đó. Chúng con thì cũng chưa có mà tu thật sự, tức là chưa có mà để mà cạo đầu xuất gia, ở đây thì có có cái cô thì cô đã cạo đầu, chưa xuất gia, tu tại gia.

Trưởng lão: Còn tu tại gia mấy con.

Sự thực ra như thế này mấy con, xuất gia là buông xuống hết rồi, mình vô trong Tu viện hay hoặc là một cái chùa nào đó để cho mình tu hành. Thì hầu như là tất cả các chùa thì người ta cũng có phải có cái nghi lễ của cái Tu viện, cái chùa. Còn ở đây khi mà xuất gia rồi hoặc xuất gia với Thầy cũng vậy. Xuất gia với bất cứ một người nào đã xuất gia. Thầy đã hiểu, đời sống họ chỉ còn có ba y một bát, họ bỏ hết rồi mấy con. Cả gia đình, cả cha mẹ họ, họ cũng đều bỏ hết rồi, họ đi vào đây họ tu gọi là xuất gia.

Xuất gia là lìa khỏi cái gia đình, ly gia cắt ái mà, đó là cái phần xuất gia. Cho nên cuộc đời của họ chỉ còn có một hướng, chỉ còn hướng là họ phải tu làm sao làm chủ được bốn sự đau khổ sinh, già, bệnh, chết. Và muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống.

(1:58) Tức là họ muốn chết ngay bây giờ, như mấy con bây giờ nó đang mạnh khỏe vầy muốn chết, chỉ cần tác ý. Ý mình muốn ở trong đầu bảo: “Thân này phải ngưng lại không có thở nữa, chết!” Thì lúc bấy giờ cái ý thức của mình nó nói vậy, trong ý mình nó tác ý đó, khởi ý nó nghĩ vậy đó, là cái thân này nó sẽ lần lượt, nó sẽ ngưng cái hơi thở.

Rồi nó vào trong một cái trạng thái mà trong Phật dạy đó gọi là trạng thái của Tứ Thiền - thiền thứ tư. Thân tâm nó vào trong cái trạng thái đó thì nó có cái trạng thái an lạc. Cho nên cái hơi thở nó ngưng, mà người ta không có thấy nó khổ sở, nó không thấy đau nhức chỗ nào hết mà nó chỉ thấy một cái trạng thái an ổn vô cùng. Từ ở trong cái trạng thái an ổn đó, người ta mới tác ý: “Bây giờ ra khỏi cái trạng thái của Tứ Thiền đi, vào cái trạng thái Niết Bàn, rồi bỏ cái thân!” Thì ngay đó thì cái trạng thái mà Niết Bàn nó hiện ra rõ ràng.

(3:04) Thì lúc bấy giờ, thì người đó họ sẽ ở vào trong cái trạng thái Niết Bàn và thân này nó không còn thở nữa. Bởi vì nó ở Tứ Thiền nó hết thở rồi, nó không thở, cho nên nó chết, con hiểu chưa? Chết một cách tự tại mà an lạc chứ không có khổ.

Còn bây giờ mấy con muốn chết đó, nó phải bệnh đau rồi nó nghẹt, đờm chặn, nó nghẹt, nó thở không được, rồi nó mới chết. Còn cái này không, nó chết một cách rất tự tại mấy con, đó là cái phương pháp để mình làm chủ được sự sống chết. Mà muốn tu tập được như vậy đó thì nó phải có công phu, có sự tu tập.

Đầu tiên thì chúng ta tập làm chủ, tập làm chủ cái tâm mình. Thí dụ như mấy con bây giờ làm cư sĩ ở trong gia đình đó, thường thường là mình chung đụng với nhau, có nhiều khi nó có những cái sự việc nó trái ý, rồi nó cãi cọ, nó sân, nó tức giận. Mà muốn cho cái lòng của mình đừng có tức giận, bởi vì tức giận nó cũng khổ mấy con, vì mình sân mà, mình giận nó khổ lắm. Thì phương pháp của Phật dạy, nó có những cái phương pháp, nó sẽ làm cho mình hết khổ.

Khi mà hiện ở trong tâm mình đang có tức giận, đang giận thì mình sẽ tác ý cái câu này, nó có phương pháp. Mình tác ý cái câu này nè: “Quán ly sân” ly sân là quán lìa, chữ ly là lìa đó con. “Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra”. Rồi mình hít vô thở ra, mình nương hơi thở, mình hít vô thở ra 5 hơi thở.

(4:34) Rồi bắt đầu mình ngồi lại, mình nghiệm lại coi thử cái tâm sân mình còn không? Nó hết mấy con. Mấy con khi nào mà ở trong nhà con cái hay là có cái gì làm cho mấy con tức giận thì mấy con nhớ cái lời Thầy dạy, mấy con nhắc: “Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra”, rồi mấy con hít vô thở ra 5 hơi thở mấy con đếm. Hít vô thở ra đếm 1, hít vô thở ra đếm 2, tới 5 thôi, 5 hơi thở rồi mấy con ngồi im lặng, mấy con nghiệm coi mình còn giận không, lúc bấy giờ nó mất rồi mấy con. Đó là một cái phương pháp để đối trị ngay cải tâm sân.

Cho nên người xưa họ dạy mình, trong lúc mình quá tức giận, thì mình cố mình rót cái ly nước, mình uống vô một vài hớp nước, thì cơn sân của mình nó cũng xuống mấy con. Còn cái này có cái phương pháp phải không? Đó mấy con thấy, hồi xưa người ta còn biết, nó có cái cách ly cái hoàn cảnh, mà cách ly được từ cái chỗ sân đó mà mình cách nó ra một chút xíu thì nó sẽ hết sân. Mà nếu mình đang sân mà mình uống được cái ly nước này thì nghe nó mát, sân được trút xuống, nó bớt sân.

Còn này mình dùng cái phương pháp trong Định Niệm Hơi Thở, không phải là mình chỉ nương vào hơi thở hít vô thở ra để mình ức chế ý thức của mình đừng có khởi niệm, không phải đâu.

Bởi vì về cái hơi thở thì đức Phật dạy 19 cái pháp để đối trị những cái ác pháp mà nó tác động vào thân tâm của mình, nó làm cho mình phiền não đau khổ; nó làm cho mình không có an đó thì mình sử dụng. Hễ cái tâm mình nó không an, hoặc cái thân mình không an thì mình sử dụng một cái phương pháp của hơi thở, để rồi mình sẽ đem lại cái sự bình an cho thân tâm của mình.

Tại vì mấy con không học Định Niệm Hơi Thở, mà học Định Niệm Hơi Thở thì mấy con sẽ biết cái pháp của Phật hay lắm. Như bây giờ Thầy nói như vầy, bây giờ cái thân của các con nè, thường thường mấy con ngồi lại như thế này. Thường người không biết thì người ta muốn ngồi thiền là để cho đừng có niệm khởi chứ gì mấy con? Cứ lim dim ngồi yên thì niệm này niệm kia nó khởi liền.Cho nên họ dạy mình cách thức Niệm Phật. Niệm Phật “Nam mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật”.

Các con thấy bên Tịnh Độ quý sư quý thầy đó, họ đều cho có cái xâu chuỗi, họ lần chuỗi để Niệm Phật đó. Mục đích làm cho cái ý thức của họ đừng có khởi vọng tưởng, đừng khởi niệm. Còn ở đây Phật không có dạy, không có làm cái chuyện đó.

(6:47) Tu tập như vậy gọi là ức chế ý thức, bởi vì mình mắc niệm thì ý thức nó không khởi được. Vậy mà đâu có dễ đâu mấy con, Niệm (thì) niệm chứ nó vọng tưởng là nó vọng tưởng à, nó không dễ.

Nhưng ở đây nó có phương pháp, ví dụ như mình ngồi lại, im lặng như thế này mà cứ lát nó nghĩ thế này, lát nghĩ thế kia. “Được rồi tao sẽ dùng pháp cho mày không có nghĩ”, thì bắt đầu mình sẽ nhắc: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”. Rồi hít vô thở ra 5 hơi thở. Rồi mặc dù như vậy chứ 5 hơi thở nó vẫn còn có niệm con, chứ chưa hết. Mình tác ý lần thứ 2, lần thứ 3, lần thứ 4.

Các con tập riết, một thời gian sau mấy con chỉ cần tác ý: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”. Mấy con ngồi yên lặng, nó không có một niệm nào nữa hết. Tại vì nó nghe theo, nó làm yên mình, nó không có niệm, là do có phương pháp. Cái tâm mình chứ nó cũng biết, mình dạy nó cũng nghe chứ đâu phải nó không nghe đâu. Mình nhắc, mình dạy nó nghe. Phải không?

(7:52) Rồi bây giờ về cái thân của mấy con, nó bình thường vầy mấy con không có đau nhức gì hết. Nhưng mà nó vô thường, thân vô thường. Bữa nay nó không đau chứ ngày mai, ngày mốt nó đau nhức. Nó đau bụng hoặc nhức đầu hoặc là cảm nóng lạnh sốt, hoặc là nó đau tim, đau gan, đau phèo phổi gì đủ thứ. Mình đủ thứ bệnh chứ đâu phải một thứ bệnh đâu. Mà bây giờ thì nó không bệnh, nhưng mà chắc chắn là mai mốt sẽ có bệnh.

Mà thí dụ như bây giờ nó nhức đầu, con bị cảm nhức đầu hoặc là một thứ bệnh nào mà nó làm cho cái đầu con đau thì con đừng có sợ nó. Bởi vì bây giờ nó không đau là nó vô thường chứ gì, mà mai nó đau vì nó là vô thường, nó không có thường đâu. Cái thọ nó vô thường lắm. Nên mình biết các pháp đều vô thường, không có các pháp nào là ta, là của ta hết.

Cho nên mình đừng sợ, “Đau mặc mày, nhưng tao biết tao có pháp đối trị”. Do đó bây giờ cái đầu nhức kệ nó, đừng có lo! Các con sẽ tác ý: “An tịnh thân hành”, an tịnh là mình bảo cái thân mình nó an ổn mà thanh tịnh đó. “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, rồi mấy con sẽ hít vô thở ra 5 hơi thở cũng như hồi nãy.

Rồi bắt đầu mấy con cũng tác ý lại câu đó. “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, rồi mấy con cũng hít vô thở ra. Chừng khoảng độ chừng 5 phút, 10 phút thôi, mấy con xả ra thì mấy con thấy sao cái đầu tui mất hết không còn đau nữa.

“Chà pháp Phật hay quá ha, bệnh đau vậy mà nói vậy, mà nó hết chớ”. Đó là cái phương pháp đẩy lui bệnh đó con, nó đẩy lui. Mà khi các con mặc nó, nó đau mặc nó chứ các con cứ nhớ đau nhức ở cái đầu hoài, mấy con không có chịu tác ý, nó không chịu nương vào cái hơi thở để biết hơi thở ra vô.

Mấy con cứ tác ý, nó đau mặc nó mấy con cứ đừng có nhớ đừng có nhớ cái đau, mà nhớ cái pháp của mình đang tu. Tác ý rồi thở biết thở ra thở vô đếm 1, 2, 3, 4, 5 rồi tác ý rồi thở ra 1 2 3 4 5 cứ lo làm cái này thôi. Chừng mà nó quên rồi, chừng mà con biết con đang cứ làm cái này nó không còn thấy đau nữa. Mấy con xả ra coi nó không có đau. Coi như cái đau của cái tâm mà nó biết đau nó bị mình lôi nó đi qua trong cái hơi thở với cái pháp tác ý cho nên nó hết đau. Mình làm cho nó lìa ra. Còn mình để cái tâm, cái biết của mình nó với cái đau, nó cặp lại đó thì nó đau hoài, cho nên mấy con chỉ còn đi uống thuốc mà thôi.

Cho nên vì vậy mấy con bị cảm mà nhức đầu đó, mấy con thấy người ta cho mấy con uống thuốc cảm để cho mấy con ngủ chứ gì. Không ngờ mấy con ngủ, mấy con quên thì tới chừng mà con thức dậy thấy nó hết nhức đầu. Các con hiểu điều đó không?

(10:22) Còn mình đây dùng pháp, mình dùng pháp, mình lôi cái biết của mình, cái tâm của mình đó nó rời khỏi cái đau đi. Mình cứ lo cái pháp mình tu thôi, đừng có lo đau. Thì hơi nó lìa ra được cái nó hết đau, nó cắt ra rồi. Các con hiểu nó có cách thức, nó khoa học lắm mấy con. Nhưng mà tại vì mình chưa có tập luyện, cho nên mình chưa có làm chủ được bệnh, chứ còn bệnh nó không có khó mấy con, không khó!

Còn cái cơ thể của mấy con nó già, nó yếu, nó đi lụm cụm, coi nó yếu đuối đó, mấy con tác ý: “Cơ thể hãy phục hồi lại mạnh khỏe như thanh niên, đi vững vàng, trèo núi không biết mệt”. Con nói vậy chứ mà nó nghe lắm con, nó nghe lắm. Cho nên con già không có lụm cụm đâu.

Cũng già chứ không phải là không già, nhưng mà nó khỏe con. Đi nó khỏe, cơ thể nó thấy nó phấn khởi, mà nó thoải mái, nó vui vẻ. Chứ nó không nghe nó mệt nhọc, nó làm cho cái cơ thể mình lẫn lộn quên trước quên sau.

Cho nên mấy con già cứ nhớ cái câu của Thầy đi! Về rồi mấy con sẽ thấy, mình có phương pháp làm chủ già mà, thì Đức Phật nói làm chủ sinh, già, bệnh, chết. Các con hiểu chưa?

Mục đích của đạo Phật dạy cho con người là để làm chủ bốn sự đau khổ sinh, già, bệnh, chết. Chứ không phải cầu để cho mình Niệm Phật để cầu vãng sinh Cực Lạc; chứ không phải để ngồi thiền 7, 8 ngày chơi, không phải kiểu đó đâu, không phải đâu.

Một con người theo đạo Phật là người sống bình thường, bình thường như mấy con vậy đó. Nhưng mà có cái sự đau khổ gì trên thân tâm là đuổi ra khỏi tức khắc. Tức là làm chủ những cái khổ đau, làm chủ thân, làm chủ tâm. Cho nên người ta chửi mình, mình không giận. “Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra”.

Nhưng mấy con thấy mình hay có cái tật, có nhiều người có cái tật hay sân, ai nói trái ý cái sân liền. À! Bây giờ mình biết mình có cái tật hay sân đó thì mình tu tập trước. Để cho khi mà có những cái điều kiện mà nó làm chướng ngại tâm của mình để mình sân đó, thì mình lại hết sân, mình có pháp mà con!

Thay vì mấy con đang sân, thì mấy con “Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra”. Còn bây giờ mấy con không có sân, nhưng mà thật sự trong tâm mấy con có cái sân. Nó chưa gặp, chứ nó gặp cái nó bật ra liền, các con hiểu chưa?

Mà muốn cái tâm mà nó không có bật ra cái sân nữa thì có cái phương pháp để mấy con tập là nó không có sân. “Quán từ bỏ tâm sân tôi biết tôi hít vô, quán từ bỏ tâm sân tôi biết tôi thở ra”, mình từ bỏ mà. Mình quyết định không chấp nhận nó đâu. Mặc dù nó có ở đây, mà bây giờ tôi từ bỏ, cho nên mình tác ý theo cái ý lệnh của mình, ý thức lực mà. “Quán từ bỏ tâm sân tôi biết tôi hít vô, quán từ bỏ tâm sân tôi biết tôi thở ra”. Rồi hít vô thở ra 5 hơi thở, rồi tác ý nữa. Cứ như vậy mấy con, mỗi ngày mấy con tập 30 phút.

(13:13) Tối khuya mấy con tập 30 phút, cứ ngày nào mấy con cũng đều đặn vậy, 6 tháng sau người ta chửi mấy con không giận bởi vì nó từ bỏ rồi. Khi người ta chửi cái từ bỏ rồi đâu có còn giận, các con hiểu không? Còn mình không có từ bỏ nó thì nó bật ra, nó giận đó mấy con. Pháp Phật hay lắm. Tại vì mình chưa biết cách cho nên vì vậy mà tâm mình nó còn dễ giận hờn phiền não, lo lắng, sợ hãi.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy