00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(00:00)

Phật tử 1: Dạ, thưa Thầy, có người nào phạm cái giới độc cư không vậy Thầy?

Trưởng lão: Không có người nào không phạm. Một tuần lễ chịu một tuần lễ ráng không có nói chuyện, chứ tuần thứ hai là nói chuyện rồi, chịu không nổi. Coi vậy chứ đó là một cái giới nó bao hàm hết tất cả các cái giới mấy con. Nghĩa là mình đi ra nói chuyện thì mình không phạm giới này cũng phạm giới kia, không có thể nào khác.

Bởi vì nó cái giới phòng hộ, nó phòng hộ mắt, tai, mũi miệng, thân, ý. Mà mình nếu mình cố gắng mình tu không đúng cách thì mình cố gắng mình giữ cái giới độc cư thì mình cũng bị ức chế. Nó là độc vậy đó. Mình buộc lòng cho nên mình phải đi vào những cái lớp Ngũ Giới hoặc mình đi học Giới Đức, tức là Giới Thể đó. Giới thì nó có Giới Tướng, Giới Thể mấy con.

Cái Giới Tướng của nó đó là ví dụ như nói cấm sát sanh, không có cho giết hại chúng sanh thì cái tướng của nó là đừng có cầm dao, đừng có cầm cái vật gì mà hại chết các con vật. Cho nên đức Phật mới nói: “Cấm sát sanh, hay không nên giết hại chúng sanh”. Đó là cái tướng. Cũng như mình ăn thịt chúng sanh, mình ăn cá, ăn thịt heo, thịt bò đó là cái tướng phạm giới. Mình ăn mình nuốt, chúng sanh có chết mình mới ăn nuốt. Cho nên do đó mình phải giết hại nó mình mới ăn thịt nó. Cho nên do vì vậy đó là cái tướng giới.

Còn cái thể của giới là cái Đức Hiếu Sinh. Mình có thương yêu, mình mới không ăn thịt. Cho nên mình sống trong cái thể là mình thương yêu. Đức thương yêu, cái lòng thương yêu của mình tức là Đức Hiếu Sinh, cái lòng thương sự sống. Đó, mà cái người có thương yêu thì họ không ăn thịt chúng sanh, họ không có giết chúng sanh. Rồi họ tự họ tỉnh thức, họ làm cái gì họ cẩn thận lắm. Cho nên họ không có giẫm đạp, họ đi mà không có đạp lên con kiến, con trùn. Họ không có làm cho con vật phải bị chết. Họ không có ngắt cái cành cây, họ không có nhổ cọng cỏ mà xoay.

Ví dụ họ thấy họ biết đó là cái sự sống. Đức Hiếu Sinh là thương yêu sự sống mà cái giới của nó là cái giới không sát sanh. Các con hiểu không? Cái tướng của nó là không sát sanh. Mình cầm, mình nhổ cọng cỏ lên, đó là cái tướng sát sanh, cái tướng. Còn cái thể nó là lòng thương yêu. Các con hiểu không?

Nó có giới thì nó có Giới Tướng, Giới Thể. Cho nên cái lòng mình yêu thương, mà khi con có lòng yêu thương người ta chửi con không giận. Mà khi cái lòng yêu thương con mất thì con tức giận. Các con hiểu không? Cho nên đức Phật nói: “Tâm từ đối trị tâm sân”. Có phải không? “Tâm từ đối trị tâm tham” mấy con. Mình có lòng thương thì mình không tham lấy của ai hết. Mà mình thiếu lòng thương là mình muốn cái gì cũng cho mình, mình lấy liền. Thành ra nó tham lam cho mình. Cho nên giới học hay lắm mấy con.

(02:56) Các con chưa biết cái cái giáo án của giới đâu. Thầy hôm nay Thầy soạn nó coi như là ba trăm mấy chục trang rồi. Đó là mới có tập 1, mà cái giới Đức Hiếu Sinh thôi, cái giới sát sanh mà mấy trăm trang rồi mấy con. Nó sẽ còn một cái tập 2 nữa. Tức là nó phải gần sáu trăm mấy chục trang giấy. Cái tập sách của nó dầy chứ nó không có mỏng đâu. Nói toàn là Đức Hiếu Sinh. Một hành động của mấy con nó Đức Hiếu Sinh nó có ba chỗ mấy con:

Thân, thân là cái hành động của con làm đó: Đụng chạm, cầm dao hoặc là cái vật gì mà giết hại chúng sanh đó là thân.

Khẩu là cái miệng nói đó con: “Ờ mấy đứa tụi bây bắt con gà ra làm thịt”. Đó là cái khẩu đó mấy con, khẩu không có Đức Hiếu Sinh. Sai người ta làm việc là làm thịt con gà, đó là khẩu ác, ác cao nhất.

Rồi cái suy nghĩ của mình: “Bữa nay ngày giỗ hay ngày tết, giết con gà hay con vịt để mà làm thịt, mình nấu cháo hay hoặc cái gì đó để cúng”. Thì cái đó là cái suy nghĩ ở trong đầu của mình, chứ chưa làm, đó là cái tư duy suy nghĩ đó là ác. Coi như xen vô cái ý hành bất hiếu sinh, không có thương yêu. Cho nên vì vậy mà khi mình học thì mình phải học cái Đức Hiếu Sinh đó, cái lòng thương yêu trong ý, cái lòng thương yêu ở miệng lời nói ra, cái lòng thương yêu ở hành động.

Các con thấy không? Mỗi một cái giới luật thôi mà mình học biết bao nhiêu điều. Mà nó xảy ra nó đủ thứ chuyện ở trong xã hội thì lấy những cái chuyện của xã hội ra mà làm những cái bài học đạo đức thì nó quá thực tế và cụ thể. Mà nếu mà người nào cũng được học thì nó thấm nhuần được cái đạo Đức Hiếu Sinh đó. Nó đem lại cái sự bình an cho mọi người, không làm khổ mình, không làm khổ người khác mấy con.

Chính mình sống mà không làm khổ mình, khổ người khác là giải thoát. Tức là ly dục, ly ác pháp rồi đó mấy con. Mà ly dục, ly ác pháp rồi thì bắt đầu bây giờ mấy con ngồi ở trong thất một mình sống độc cư rồi chứ gì, thì tâm của mấy con tự nhiên thanh thản, an lạc, vô sự, bởi vì nó không còn tham, sân, si. Nó chỉ còn có cái Đức Hiếu Sinh, cái lòng thương yêu, cái tâm vô lượng thương yêu nó rộng rãi nó ra, nó thanh thản, an lạc, vô sự.

(05:15) Cho nên cái lớp học nó đi từ cái giáo dục đào tạo, nó rèn luyện. Chẳng hạn bây giờ, Thầy nêu ra một cái câu chuyện. Từ cái câu chuyện xảy ra trong cuộc đời, thì Thầy sẽ đặt nhiều câu hỏi trên cái câu chuyện đó. Chỗ đó là Đức Hiếu Sinh gì, Đức Hiếu Sinh khẩu hành, hay thân hành, hay ý hành. Rồi các con đọc cái bài rồi các con tự hiểu. “À cái này là mình phải hiểu cái nghĩa nó như thế nào, cái đức nó ở chỗ nào”. Các con, người thì nói vầy, kẻ nói khác, nó làm cho các con càng thấy được rõ ràng những cái nét đạo đức của nó ở trên cái bài học đó. Phải không?

Rồi bắt đầu, bây giờ thì cái người mà giảng thì người ta sẽ có một cái bài mẫu, người ta trả lời cho những cái câu hỏi của cái đạo đức đó. Nó làm cho mấy con cụ thể và rõ ràng hơn. Mà ngày ngày mấy con học nó, tự nó thấm vô, nó thấm vô cái tư tưởng của mấy con. Rồi từ đó cái lòng yêu thương của mấy con nó rộng lớn. Mà nếu nó rộng lớn ra thì tham, sân, si nó bị diệt. Các con thấy mình có tu diệt đâu, mà nó có lòng thương, nó có đạo đức thì nó lại diệt được tham, sân, si. Mà khi mà diệt tham, sân, si rồi, thì tâm đã ly dục, ly ác pháp thì tự nó thanh thản, an lạc, vô sự. Mà tự nó thanh thản, an lạc, vô sự là có Tứ Thần Túc mấy con, nó thanh tịnh rồi.

Mục đích của mình là tại bởi tham, sân, si, cho nên mình dễ giận hờn, phiền não, tham muốn cái này, cái kia. Mà bây giờ vô trong thất mà ngồi tu mà không đúng cách thì ức chế. Ức chế thì nó phạm giới, phá giới, thì cho nên vì vậy mà cuối cùng mình lại lọt ở trong thiền tưởng. Nó không có đúng pháp, nó không có giải thoát. Cho nên tu đúng pháp thì nó được giải thoát mà không đúng pháp thì nó không giải thoát.

Vì vậy cho nên bây giờ phải biết cách mình triển khai thành một cái lớp học đào tạo cho cái người tu, để cho người ta thấm nhuần được cái giới luật của Phật. “Giới Sanh Định” mà. Mà giới đã được thấm nhuần, đức của giới đã thấm nhuần rồi thì tâm tham, sân, si nó ly hết. Các con thấy không? Mà các con không có cực khổ nhiều.

Còn bây giờ cho các con vô trong thất, các con ngồi tu mày mò nhiều khi nó trật. Còn cái này người ta huấn luyện, người ta đưa ra một cái bài. Ngày ngày cứ cho mấy con vào cái tư tưởng hiểu biết, lần lượt nó thâm sâu cái đường tu đó. Mà nó biến mấy con trở thành những cái con người đạo đức mà mấy con không hay biết nữa. Tại vì nó lâu dần nó thấm vô, ngày nào mình cũng tiếp thu mà. Nó tự nó ám thị, tự nó tự kỷ ám thị những cái câu đạo đức đó mà nó làm cho mấy con trở thành những con người có đạo đức.

(08:00) Nó lợi ích cho chung cả xã hội nữa. Cái giáo án mà khi mà Thầy soạn ra rồi nó lợi ích lớn lắm. Nghĩa là nói chung là sau khi mà đem cái bộ sách này xin phép rồi, thì nhà nước chú ý cái bộ sách này lắm. Đem cái bộ sách này phổ biến cho các trường, các lớp học, cho học sinh nó được học cái đạo đức đó. Có những cái bài rất là thiết thực mấy con.

Cuộc sống bây giờ có nhiều cái quá thiết thực mà người ta thờ ơ không có nhìn được cái đạo đức ở trong những cái cuộc sống đó. Cho nên ở đây Thầy cố gắng Thầy làm công việc gì lợi ích cho chúng sanh. Tuổi thì cũng già rồi, nhưng mà cố gắng để lại cho cái nền đạo đức của Phật giáo. Và đồng thời từ đó mới dẫn dắt mấy con vào thiền định. Bởi vì đức Phật dạy: “Giới - Định - Tuệ”. Các con biết: “Giới sanh Định. Định mới sanh Tuệ”. Mà giới mấy con không nghiêm chỉnh, mấy con cứ ngồi thiền tu hoài mấy con được cái gì ở đó?

Rồi bắt đầu mấy con cầu khẩn làm sao được, ai phù hộ cho mấy con khi mấy con đang sống ở trong nhân quả. Thiện ác ở trong tay mấy con mà mấy con không biết thì mấy con: “Ờ cái chuyện tôi làm đó tôi thấy cũng bình thường thôi chứ có cái gì đâu mà gọi là ác?”. Nhưng chính trong đó ác mấy con. Thành ra cái duyên may mấy con được gặp Thầy rồi mấy con được học. Nhưng vì ở xa xôi quá, mấy con cũng lớn tuổi rồi.

Thầy nghĩ rằng dù ở đâu đi nữa, khi mà những cái tập sách của Thầy viết nó cũng làm cho mấy con sáng tỏ được. Và lần lượt Thầy sẽ vạch lần những cái đường lối cách thức tu tập để mấy con tự thấm nhuần được cái giới luật, cái thiền định của Phật. Chứ không khéo một cuộc đời mấy con thấy, tuổi đời mấy con cũng không còn xa đâu. Những ngày mà nó còn lại của mấy con nó ngắn lắm rồi. Cũng như Thầy bây giờ còn sống như thế này và làm việc như thế này, chứ mà ngày mai, ngày mốt nó vô thường đến mấy con. Cơ thể này nó không phải là cái vật mà thường hằng được đâu, nó giòn bở như đồ gốm vậy. Rồi một trận thời tiết thay đổi là nó sẽ thay đổi, không kịp là nó sẽ bị hoại diệt đó. Chứ không phải dễ đâu.

(10:17) Cho nên phải nỗ lực tu sao cho đúng. Phải sống như thế nào, tập như thế nào không có ức chế tâm mấy con. Chứ không kịp đó, chứ không phải dễ đâu. Như Thầy bây giờ làm chủ được sanh, già, bệnh, chết, làm chủ được thân mình, muốn chết hồi nào chết. Nhưng mấy con làm sao được mấy con! Như lỡ một cái trận đau như bán thân hay hoặc ung thư nó hành hạ mấy con vô cùng đó mấy con, khổ ghê gớm lắm chứ không phải đâu. Bây giờ mạnh còn đi đứng được mình tưởng mình mạnh chắc lắm, sự vô thường nhân quả mình biết đâu. Bữa nay mạnh như thế này, ngày mai nó vốn vô thường, mình nằm xuống nó bán thân mình. Bây giờ vợ con cực khổ, mình cực khổ. Bây giờ cái thân nó liệt nửa người rồi làm sao mấy con? Chết không chết mà sống không sống, nó nằm đó, nó khổ lắm!

Mình phải nghĩ ngày nay mình mạnh chứ ngày mai mình sẽ tai họa, mình sẽ như thế nào? Bởi vì cái nhân quả mấy con đâu có thấy được đâu. Cái nhân quả nó sắp xếp cho mấy con từng phút, từng giây. Nếu mấy con sống đúng giới luật mấy con chuyển nó mấy con. Tức là mình chuyển được cái nghiệp của mình.

Lấy ví dụ ngày mai này Thầy xe đụng, nhưng mà hôm nay Thầy sống thiện là ngày mai Thầy thoát nạn đó. Mình đâu có biết ngày mai mình sẽ gặp cái gì. Nhưng mà hôm nay mình sống thiện thì ngày mai nó đem lại sự bình an cho mình. Bởi vì thiện nó chuyển ác mấy con. Bởi vì quy luật của nhân quả mà, nó vô thường, nó không có đứng im một chỗ đâu mấy con. Nó không cố định là ngày mai tôi bị xe đụng là phải xe đụng. Không phải đâu! Ngày mai là cái nhân quả nó sắp xếp, là vì những cái hành động ác của mình mà ngày mai mình bị tai nạn, bệnh tật, hay xe đụng. Nhưng hôm nay tôi làm thiện, tôi sống trong giới luật của Phật đức hạnh thì ngày mai nó chuyển hết, đâu có tai họa xảy đến với con.

Cho nên theo cái quy luật đạo luật của nhân quả thì không có ai cứu mình được mà chỉ có mình. Mà mình biết. Bởi vì con người mình có trí tuệ mấy con. Mà có trí tuệ thì mình nên sống ở trong cái hiểu biết của mình bằng cái giới luật đức hạnh. Giới luật của đức Phật tức là đức hạnh chứ có gì. Con thấy như:

Giới cấm sát sanh thì Đức Hiếu Sinh.

Giới không tham lam trộm cắp là Đức Ly Tham, ly cái tâm tham lấy của người.

Giới thứ ba là cấm tà dâm, tức là Đức Chung Thủy mấy con.

Giới cấm không nói dối thì đó là Đức Thành Thật mấy con.

Giới cấm không uống rượu, tức là Đức Minh Mẫn, thông minh không có đem đồ độc vào thân mình.

Nó có những cái đức hạnh. Mà mỗi cái đức hạnh như vậy mấy con đâu có phải học cái giới của nó như vậy rồi là mấy con hiểu đâu. Một cái giới của nó là nó cả một cái đời sống. Con hở ra con tham là con bị trộm cắp ở trong đó rồi mấy con, bằng tư tưởng, bằng cái lời nói đó mấy con. Thấy cái đó mình muốn tức là mình có tham rồi, mà tham thì muốn được cái vật đó. Hành động mình chưa lấy mà cái ý nó đã lấy. Cho nên nó đã trộm cắp ở trong đó rồi. Vì vậy mà khi đó người ta dạy cho mình được thấm nhuần cái Đức Ly Tham, đừng có tham lam.

(13:35) Đó do mình học như vậy càng ngày mình mới thấm nhuần, thấm nhuần, thấm nhuần, thì cái tâm tham nó còn thì nó ly ra. Mà cái tâm tham không có thì tâm sân nó bị diệt. Tu học như vậy nên nó thực tế mấy con, nó mới đem lại cái lợi ích. Từ xưa đến giờ thì hầu hết người ta ai cũng thích tu, nhưng mà phần nhiều là cứ lo tu ức chế tâm. Cứ vô tu là, thứ nhất là cầu cúng, niệm để cho chư Phật gia hộ, hay là Tam Bảo gia hộ mình thôi. Rồi mình cứ làm ác, làm thiện thì mình cứ làm. Cho nên có nhiều người thọ Tam Quy Ngũ Giới, mà cho tới bây giờ mà Ngũ Giới nó chưa tròn, chưa giữ tròn.

Ví dụ có người đã thọ Tam Quy Ngũ Giới mà giờ còn ăn mặn, thì mấy con thấy có tròn cái giới sát sanh hay không? Chưa tròn. Rồi trong gia đình khi mà thọ Ngũ Giới thì có Giới Chung Thuỷ. Mà Giới Chung Thủy mà vợ chồng nói chuyện cãi lộn với nhau, rầy rà buồn phiền thì như vậy là làm cho gia đình phải buồn khổ.

Rồi con cái không nghe lời cha mẹ, bỏ học hoặc thế này, thế khác làm cho cha mẹ buồn. Thì cái giới đức mà chung thủy đó là cái đạo luật, là cái giới luật dạy về gia đình. Nó là cái bộ sách Đạo Đức Gia Đình. Vợ phải đối với chồng như thế nào, chồng đối với vợ như thế nào mới gọi là chung thủy. Chứ không phải là nói dặt một dặt hai, hay hoặc là vũ phu đánh vợ, bạt tai, hay là đấm đá vợ con của mình. Như vậy là chưa phải là người chồng chung thủy.

Đó, cho nên cái bộ giới luật mà cấm tà dâm, không có được tà dâm, đừng có dan díu với người khác. Nhưng mà không ngờ đó là cái bộ Giới Luật Đức Hạnh Gia Đình. Mà ai triển khai mấy con? Người ta chỉ biết cái giới tà dâm thôi. Có phải không? Nhưng mà đâu có ai triển khai nó thành cái bộ Đạo Đức Gia Đình của chúng ta.

Hôm nay mấy con sẽ đọc được những cái bộ sách Đạo Đức Gia Đình bằng con đường giới luật của Phật, dạy rất rõ. Cha mẹ dạy con như thế nào. Con cái phải nghe lời cha mẹ như thế nào. Chứ không phải theo cái đạo hiếu của Khổng Tử. Mà nó là đạo đức không làm khổ mình, khổ người. Một người con không được quyền làm khổ cha mẹ. Mà cha mẹ dạy con như thế nào cũng không được bạt tai, đánh đấm đá nó làm cho nó khổ. Đó cách thức để mà mấy con sẽ đọc cái bộ sách Đạo Đức. Và học cái đức không tà dâm đó mấy con sẽ học cái Đức Chung Thủy. Để tạo thành cái gia đình, đem lại hạnh phúc bình an cho gia đình.

Đó là những điều mà đạo Phật đã dạy. Nhưng mà bây giờ người ta không triển khai ra để người ta dạy mà người ta đưa vào cái giới cấm, người ta nói sơ sơ. Rốt cuộc rồi bây giờ giới nào mình cũng nghe, ai cũng nghe nói vậy nhưng mà có ai sống được đâu. Còn cái này không! Chúng ta trở thành cái giáo trình đào tạo, chúng ta cứ làm cho tâm tư chúng ta thấm nhuần cái đức hạnh đó. Một ngày nào đó chúng ta thấy đúng con người phải sống như vậy. Rồi cách thức đối xử với nhau nó có những cách thức để giúp cho chúng ta biết, để mà chúng ta sống. Chứ nói chung chung chúng ta cũng không biết làm sao mà chúng ta sống làm sao. Mà cứ hở chút nào thì cứ rầy rà, hở chút nào thì gia đình nó không yên. Đó, đó là những cái mà làm chúng ta đau khổ.

(17:00) Hôm nay đạo Phật được dựng lại làm cho chúng ta có con đường tu mấy con, làm cho chúng ta có cái đường sống. Hạnh phúc của thế gian, đem lại cho mọi người sống một cuộc sống bình an đều là nhờ cái Ngũ Giới. Thầy nói năm cái Ngũ Giới của Phật, năm cái giới luật này triển khai thành một cái bộ sách Đạo Đức cho đời, là đức Phật đã đem lại hạnh phúc cho người ta rồi, người sẽ sống bình an lắm mấy con. Nhưng mà Thầy thì cố gắng Thầy làm, làm cho xong cái bộ sách này. Nó là một bộ sách Đạo Đức rất là tuyệt vời. Đây là Thầy nói năm giới thôi, chứ còn nói Thập Thiện là mười điều thiện mấy con, nhiều lắm mấy con, không có ít.

Rồi nó còn những cái, đạo Phật nó nhiều lắm, nói về đức hạnh thì nhiều lắm chứ không phải bấy nhiêu đó đâu, nó còn nhiều. Bát Chánh Đạo, nó tám cái lớp học của người ta mà. Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ…​ là tám cái lớp học đó mấy con. Cho nên tất cả những cái này nó cần phải có cái sự mà học tập. Chứ còn không có sự học tập thì nó không đưa đi đến đâu.

Cho nên trong khi Thầy theo dõi từng cái cảm nghĩ mà Thầy gợi ý. Khi mình học ở trong cái lớp, mình có những cái cảm nghĩ ở trong lớp học của mình, học nó như thế nào, coi như thế nào, có lợi ích như thế nào, tiếp thu như thế nào. Sau đó thì có những tu sinh ở trong Tu viện họ học, họ viết những cái bài cảm nghĩ. Do đó Thầy xét qua để mà mình soạn cái giáo án cho nó phong phú hơn.

Cho nên từng cái đầu tiên, những cái bài đầu tiên thì đáp, trả lời những câu hỏi, tức là đáp án. Mình trả lời những câu hỏi nó ngắn, nhưng mà sau này những câu hỏi nó sẽ được đáp án nó dài. Nó từ 3 trang, 5 trang giấy, hay hoặc là 2 trang. Những cái đáp án nó dài trả lời một cái câu hỏi.

Thí dụ như một cái mẩu chuyện gì đó xảy ra, Thầy đưa ra những câu hỏi để mà tạo ra cho mọi người được biết. Thì những câu hỏi được đặt ra, rồi trả lời những câu hỏi đó đó. Mới đầu, mình đến những cái bài đầu thì những cái câu hỏi nó ngắn, nó gọn, thu gọn nó lại để cho người ta dễ hiểu. Nhưng mà sau đó nó được giảng rộng, càng giảng ra nó làm cho người ta đi sâu vào nhân quả mấy con. Đó, bắt đầu bây giờ mới thấm nhuần. Khi mà đáp án đọc cái lời mà Thầy giảng cái đáp án đó, nó thấm thía lắm mấy con. Cho nó thấm thía cái cuộc đời của mấy con, nó nhớ mãi mà nó không quên, nó làm cho chúng ta không bao giờ quên.

(19:40) Hôm nay thì coi như là cái tập sách, mà giáo án đầu tiên dạy về Ngũ Giới đó. Thì Thầy mới in được 240 trang rồi con. Mà còn đang tiếp tục in những cái bài mà học tới nữa, thì khoảng chừng ba trăm mấy chục trang Thầy cho in Tập 1. Rồi kế tiếp nữa thì Thầy sẽ in cái Tập 2. Khi nào mà cái Đức Hiếu Sinh, cái giới thứ nhất nó xong rồi thì tới cái giới thứ hai. Mà mỗi giới như vậy là cả tập sách mấy trăm trang vầy đó con, nó nhiều lắm. Mà càng học càng hay, chứ không phải. Học bài nào nó cũng thích thú lắm, nó có những cái điều kiện làm cho chúng ta thấy nó cụ thể, nó gần gũi với cuộc đời của chúng ta nhiều lắm. Một sự kiện xảy ra ở trong gia đình là một cái bài học đạo đức đó. Một sự kiện xảy ra trong xã hội là một bài học đạo đức. Mỗi mỗi một điều là những cái bài học đạo đức đó mấy con.

À mấy con cố gắng, cố gắng để mà tu học nha mấy con. Thầy thấy không có cái cái tôn giáo nào mà như Phật giáo hết, nó thực tế và cụ thể. Sau này nó tiếc, tiếc vì những cái băng, những cái lời mà trong những cái lớp học nó sống động lắm mấy con, nhưng mà nó không thu. Chứ phải nó thu hết những cái lời đó của học viên. Họ vừa nói cái ý của họ hiểu như vầy đó, rồi cái người khác họ hiểu qua một cái góc độ khác, họ nêu lên. Nếu mà cái lớp học đó được thu hết nhưng cái lời đó, thì chúng ta sẽ đưa lên trên mạng, để cho mọi người ở xa người ta được nghe và người ta được theo dõi những cái bài học đó, người ta học. Lợi ích lắm mấy con.

Nhưng mà vì không có Thầy ở trong đó, cho nên lấy nó thay vào những cái mới. Cái lớp học mới mẻ quá, nó sẽ sang năm, để ăn tết xong rồi thì mọi tu sinh họ sẽ tập trung họ trở về để mà họ tiếp tục học thì cái lớp đó được chia làm hai lớp hay là ba lớp. Thì khi mà đông thì chia làm ba bốn lớp, còn ít thì chia làm hai lớp, lớp nam và lớp nữ. Thì bắt đầu dạy trở lại bài thứ nhất, thì coi như là thu lại hết. Rồi từ đó thí dụ như Thu Phương hay hoặc là người nào sẽ đưa những bài đó lên trên mạng hết để giúp cho những người ở xa người ta theo dõi mấy con. Người ta sẽ nghe và người ta học được những cái giới luật, cái đức hạnh của đạo Phật. Đó thì nó lợi ích rất lớn cho mọi người.

Chứ còn nếu mà ở đây thì nó chỉ gói gọn ở trong những cái lớp học sáu, bảy chục người, hay hoặc là một trăm người thì nó không được rộng rãi lắm. Còn sau khi in, sau khi mà đã soạn xong những bộ sách này, Thầy duyệt trở lại rồi xin phép nhà nước cho phép xong rồi, in ra thành sách. Thì bây giờ một mặt thì mình phổ biến sách, một mặt mình phổ biến lên mạng để cho cái nền đạo đức của Phật giáo nó được rộng rãi phổ biến.

Và Thầy nghĩ rằng, những cái cảm tưởng của những học viên ở trong lớp học này, họ có cái trình độ lắm, khi mà họ viết bài Thầy thấy họ có trình độ. Có nhiều người là những giáo sư đại học, họ về đây họ lớn tuổi rồi, họ về họ tu đó mấy con. Thật ra họ có những cái bài họ viết Thầy thấy rất hay, rất đúng những cái lời dạy của Thầy trong cái giáo án viết đó, cảm nghĩ của họ. Họ nói đây là cái lớp học đầu tiên mới mẻ nhất. Và họ tiếp thu, họ tiếp thu họ thấy rất là cụ thể, thực tế, nó đem lại lợi ích thiết thực cho con người rất lớn. Họ mong rằng, những cái bài học này được đem vào những cái nền giáo dục của mỗi quốc gia, biết rồi họ sẽ thấy cái lợi ích rất lớn. Thầy cũng mong vậy thôi.

(23:44) Cuộc đời của Thầy, Thầy chỉ mong đem lại cái nền đạo đức của Phật giáo cho khắp thế giới thôi. Mọi người, người ta thấm nhuần được thì thế gian này sẽ là hạnh phúc, nó không còn lũ lụt, bão tố, nó không còn động đất nữa. Nghĩa là chúng ta sống thiện thì cái Trái đất này nó bình an, mà chúng ta sống ác thì cái Trái đất chúng ta không bình an. Tại vì cái hành động ác, từ trường ác nó sẽ làm cho thời tiết nó không ổn định. Mà nó không ổn định thì nó sẽ xảy ra nhiều cái thiên tai đã làm cho chúng ta, cái cuộc sống của chúng ta để trả những nhân quả đó, mà chúng ta sẽ bị chết bằng cách này, bằng cách khác do cái nhân quả của con người.

Đó thì mấy con thấy, như những cái trận bão vừa rồi. Thì thật sự ra trận bão vừa rồi, mấy con biết nó ở ngoài biển Đông nó đi thẳng vào. Thì nó cứ đi thẳng chứ, nhưng mà nó quẹo bên đây, quẹo bên kia ai biết được? Các con thấy, nó theo cái quy luật của nhân quả. Nhưng mà theo quy luật của nhân quả nó hoạt động cả cái vũ trụ. Khi nó tới đó thay vì nó phải đi luôn, nhưng mà vì cái sự điều khiển của quy luật nhân quả thì chỗ đó nó bị như thế nào đó, nó không thể đi tới nữa mà nó phải quẹo thì nó phải quẹo thôi, chứ ai mà bắt nó quẹo được. Có phải không? Nếu nó đi qua, đi lại, nó đi đúng theo cái con đường mà thiện ác của nó mà nó diệt cái sự ác của chúng ta.

Cho nên có nhiều khi, một cái trận bão nó qua rồi, mà chỉ có cái nhà đó, xung quanh thì sập hết mà có cái nhà đó còn nguyên. Ai mà che đậy nó được, mà nó không quật cái nhà đó mà mấy cái xung quanh nó sập hết. Thì mấy con thấy qua cái thiên tai, người ta mới thấy được không có thể, các nhà khoa học không thể dự đoán được cái điều này đâu. Nhưng mà đây là cái quy luật của nhân quả rồi, nên họ không thể xác định được.

Nó còn nhiều cái chuyện sâu sắc của nhân quả lắm mấy con, rồi các con sẽ học tới, bởi vậy nói đạo đức nhân bản - nhân quả. Cho nên, tuy rằng đứng ở trên giới mà người ta dạy ra, nhưng mà càng đi sâu thì cái nhân quả người ta sẽ vạch nó ra, vạch trần nó ra hết những cái hành động của nhân quả thì nó mới sâu sắc.

(26:02) Cũng như bây giờ, mấy con học lớp Ngũ Giới thì người ta nói về nhân quả nó cạn thôi. Bởi vì cái lớp mới học, mà nếu nói sâu quá mấy con tiếp thu, mấy con nghe chát lỗ tai mình, khi mình chưa nhận ra được. Mà khi học đến lớp mà Thập Thiện thì người ta cũng nói về cái giới sát sanh chứ đâu phải người ta không nói. Nhưng mà lại rộng hơn, sâu hơn, bài vở người ta nó dài hơn, nó đầy đủ hơn. Rồi tới cái lớp mà Chánh Kiến, Chánh Tư Duy người ta lại dạy sâu sắc hơn nữa.

Cũng như bây giờ, Thầy nói như thế này. Các con thấy cái chương trình giáo dục của Quốc gia, của Đất nước, của mọi quốc gia trong cái Bộ Giáo Dục. Thì cái chương trình giáo dục của nó như thế này: Cái lớp Tiểu học, cái bài học đó nó ở lớp Tiểu học. Nhưng mà lên Trung học, cũng cái bài đó nhưng mà lên Trung học nó phải rộng hơn, nó sâu hơn. Nhưng mà lên Đại học nó thành chuyên môn rồi. Có phải không?

Từ đó mà mấy con biết rằng đạo Phật nó có cái sâu sắc của nó, nó là cái Chương Trình Giáo Dục Đào Tạo. Cho nên, cái lớp mà mới vô Ngũ Giới đó, mấy con thấy: “Ôi thường quá! Nói về Ngũ Giới ai mà không biết”. Nhưng mà chính khi mà chuyển nó thành một cái giáo án, cái giáo trình mà học tập rồi mới thấy rất tuyệt vời. Nhưng mà nó nhiều bài vở, nó ngắn gọn, nó làm chúng ta hiểu với cái mới bắt đầu mà chúng ta vào. Nhưng mà khi đến cao hơn một chút, những cái lớp khác thì nó lại sâu hơn. Chứ không phải là “tôi học Ngũ Giới rồi, đến Thập Thiện tôi không học cái giới sát sanh nữa”, thì không phải đâu, nói tôi học rồi không phải. Nó đâu phải đứng một chỗ đó, nó lại rộng, lại sâu hơn. Nó đứng ở trong nhân quả, nó vạch ra nó chỉ, nó rộng sâu hơn.

Rồi lên trên thì coi như là tới cái chương trình mà trên để mình đi vào định, thì biến mình trở thành cái đạo đức đó rồi, đạo đức nhân quả rồi, thì nó lại sâu hơn nữa mấy con. Nó trở thành một cái tư tưởng, một cái thói quen của chúng ta về đạo đức rồi thì nó khác rồi. Cái tầm nhìn của mấy con khác rồi, nó thành chuyên môn rồi, mấy con trở thành cái người đạo Đức Hiếu Sinh. Mấy con trở thành một con người thương yêu chứ mấy con không còn ghét ai nữa hết. Nó khác rồi.

Còn bây giờ mình có ghét, có thương. Cho nên cái thương của mình nó còn có cái hướng, thương cái này thì ghét cái kia. Còn cái kia, nó hết, nó thương rộng rãi rồi. Cho nên lên Đại học, nó chuyên môn rồi. Đó thì mấy con thấy không? Nếu mà bước vào cái lớp Chánh Kiến mà được học, người ta sẽ triển khai ra nó sâu ra thì mấy con trở thành những người đạo đức. Mà những người đạo đức thì mấy con không có còn khổ nữa. Mấy con ai nói gì mấy con không có giận nữa, không có ai mà làm gì mấy con buồn phiền. Bởi vì chính mấy con là cái đạo đức đó. Mà người ta được đào luyện mấy con, người ta được đào tạo mấy con từ thấp đến cao để cho nó thấm nhuần cái đạo đức đó.

Cho nên thí dụ như mấy con học lớp Ngũ Giới mấy con cũng học về cái Đức Hiếu Sinh. Mà lên Thập Thiện mấy con cũng học Đức Hiếu Sinh. Mà lên trên Bát Chánh Đạo thì con cũng học Đức Hiếu Sinh nữa. Nhưng mà mỗi cái nó lại sâu hơn. Mà bây giờ con cứ học có một cái đó, mà từ cái lớp thấp cho đến lớp cao, lớp chuyên môn nữa, thì con trở thành người đạo Đức Hiếu Sinh chứ sao. Nghĩa là hoàn toàn thân tâm con trở thành một con người đạo Đức Hiếu Sinh, ly dục, ly ác pháp hết rồi. Các con thấy!

Coi như mình học mà không học. Mà học thật sự, học tu thật đó, nhưng mà tu bằng cách đào luyện. Chẳng hạn bây giờ mấy con có tu gì mấy con cứ xách cặp táp vô trường, hay vô trong lớp học thôi. Cứ nghe dạy, nghe dạy, rồi góp ý. Đầu óc của mấy con bắt buộc phải làm việc ở trong cái giờ học như học sinh vậy mà. Nhưng mà người ta nhồi nhét ở trong đó mấy con không hay đâu. Đó, lúc bấy giờ mấy con trở thành nhà đạo đức mà mấy con không biết. Cách thức đào luyện chứ không thể mà để tự người đó tu được. Không có để tự giác mà ngồi tu được. Cho nên cái chương trình mà giáo dục đào tạo của đạo Phật thì đức Phật đã vạch ra rất rõ.

(29:54) Thí dụ như: Tam Quy, Ngũ Giới, Thập Thiện, Bát Quan Trai, Bát Chánh Đạo. Cái chương trình người ta có những cái bài vở đó, chứ đâu phải là không có. Bây giờ mình cần chỉ triển khai mà thôi. Nhưng mà cái khó nhất, tất cả những cái lớp này nó có cái khó nhất mà viết, soạn bằng cái giáo án là lớp Tam Quy. Quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, mà nói về giới luật thì mấy con phải rành ông Phật, mấy con mới viết ra được một cái hành động của ông Phật.

Thí dụ như bây giờ Thầy nói về ông Phật, mà phải đưa ra cái mẩu chuyện của ông Phật chứ không thể mà nói suông suông được. Như trong cái thời mà đức Phật còn trẻ, chưa đi tu. Thì khi mà Đề Bà Đạt Đa với đức Phật mới đi vào trong rừng thì Đề Bà Đạt Đa bắn một con ngỗng trắng. Con ngỗng trắng rớt xuống, thì đức Phật ôm con ngỗng trắng, rồi nhổ mũi tên ra rồi đem con ngỗng trắng đó về nuôi cho đến khi lành mạnh rồi đức Phật mới thả con ngỗng trắng. Đó là hành động hiếu sinh, phải không mấy con thấy? Đó là phải đem cái đó ra để nói rằng đời sống của đức Phật là như vậy. Rồi cũng nêu lên cái hành động mà cứu, nhổ mũi tên là cái hành động làm gì? Đức Hiếu Sinh chỗ nào? Một cái hành động thôi, để mình gợi cho người ta thấy được cái Đức Hiếu Sinh của đức Phật trong lúc đó.

Rồi cái mẩu chuyện khác của đức Phật nữa. Biết bao nhiêu trong kinh sách của Phật nói về cái hành động sống của đức Phật, nói về cái Đức Hiếu Sinh, lòng từ của đức Phật. Chúng ta đem ra những cái bài kinh đó. Khi mấy con đọc kinh, mấy con lướt qua chứ mấy con chưa có thấy được cái Đức Hiếu Sinh của Phật như thế nào. Nhưng mà khi mà nói về cái giới Tam Quy, quy y Phật, thì những cái bài kinh đó là nói về cái Đức Hiếu Sinh, phải không?

Rồi còn nói về cái đức sát sanh, hay hoặc là nói về đức tham lam, hay là nói này kia. Thì xung quanh những cái trục mà những cái mẩu chuyện của Phật, có những vị đặt điều ra để ăn cướp của người khác thì đức Phật đã dẹp cái đó ra. Cũng như Đề Bà Đạt Đa, khi mà muốn lãnh đạo, đặt ra giới này, giới kia thì những cái mẩu chuyện này đều là quay xung quanh trên cái Tam Quy. Thì cái người phải thông suốt kinh sách mới đưa ra những cái bài kinh này. Và đồng thời mới gợi lên cái ý, cái đức hạnh của quy y Phật ở chỗ đó. Chứ đâu phải viết cái bộ sách Tam Quy mà nói là quy y Phật, quy y Pháp mà nói suông suông được sao.

Cái giáo trình thì mấy con nói được, cái nghi thức mà để thọ Tam Quy thì nói được. Nhưng mà viết cái bộ sách Đạo Đức về thọ Tam Quy, cái giáo án thì mấy con chưa nói được. Các con thấy chưa? Thầy gợi ý để mà thấy được cái chương trình biên soạn cái giáo án đó, nó phải đi trên góc độ nào. Rồi còn nói Pháp, nói về quy y Pháp. Thì toàn bộ những cái bài Pháp mà đức Phật dạy:

(32:58) Thí dụ như đức Phật dạy mình tu Tứ Vô Lượng Tâm, đó là Pháp mấy con. Tu Tứ Chánh Cần, đó là Pháp mấy con. Cho nên những cái Pháp này được triển khai ra để người ta thấy đức hạnh nằm ở trong cái Pháp này là chỗ nào. Như tu Tứ Chánh Cần, đức Phật nói: “Ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện”. Lúc bấy giờ chúng ta mới mổ xẻ nó từng chút ra để mà thấy cái đức của nó ở chỗ nào, cái hành động đó là cái đức gì. Nó ở trong cái Pháp đó thì gọi là quy y Pháp. Các con thấy chưa? Như vậy nó mới trở thành.

Cho nên Thầy nói, khó nhất là cái bộ cái bộ sách giáo án mà dạy về Tam Quy. Còn cái bộ sách mà dễ nhất mà viết thành cái giáo án đó là Ngũ Giới. Tại vì Ngũ Giới nó sẵn. Nói không giết hại chúng sanh thì đức nó là hiếu sinh. Thì bây giờ cứ xoay quanh trên cái trục hiếu sinh này mà nói ra thôi, thì nó dễ. Còn cái kia mấy con phải nghiên cứu trong tạng kinh thâm sâu lắm mấy con mới viết ra được chứ đâu phải dễ. Pháp mấy con phải thông suốt, mấy con phải tu chứng mấy con mới biết. Chứ còn tu không chứng mấy con viết tầm bậy tầm bạ ai biết đâu được. Các con hiểu chưa? Nó khó.

Cho nên Thầy thấy cái bộ sách giáo án mà dạy về Tam Quy thì chỉ có Thầy viết thôi. Thầy đưa ra không có người nào biết viết cái này hết. Thập Thiện thì mấy con dựa vào những cái điều mà Thầy đã, cái mẫu Thầy viết ra, như Ngũ Giới Thầy viết ra rồi mấy con dựa vào đó viết được. Như con có đọc cái giáo án của Ngũ Giới rồi chứ gì? Cái giới Đức Hiếu Sinh đó. Con dựa vào đó con tìm những cái mẩu chuyện đời con đem vô, con đưa ra những câu hỏi. Câu hỏi để vạch ra cho người ta thấy được cái đức nó ở chỗ nào ở trên cái bài đó. Có như vậy thôi, công việc đơn giản là nó thành cái giáo án rồi, đó nó dễ rồi.

Ờ bây giờ tới Thập Thiện. Thập Thiện là đường đi của nhân quả rồi, thân hành, khẩu hành, ý hành. Thân nó có mấy hành động ác, mấy hành động thiện. Rồi khẩu nó có bao nhiêu. Rồi ý nó có bao nhiêu. Nó vạch cái đường đi của nó là nhân quả đó. Cho nên bây giờ nó đi gần nhân quả rồi đó, là có đường đi của nó rồi. Còn cái Ngũ Giới thì nó nói cái giới đó thôi chứ nó không có nói cái đường đi. Nhưng mà trong đó nó có cái đường đi của nó là thân hành, khẩu hành, ý hành. Các con thấy chưa? Thầy vạch ra bây giờ thấy Phật giáo nó rõ lắm, cái nền đạo đức nó rõ lắm.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy