(00:00) Trưởng lão: Phật pháp thì nó chỉ có cái tạng in Kinh của Phật, nó rất ít chứ nó không có nhiều. Bởi vì trong 49 năm thuyết pháp độ sanh, trong cái thời đức Phật mà thuyết giảng dạy cho người tu đó, thì hầu như đức Phật không có viết kinh sách. Mà ai có cái điều kiện muốn tu, đến xin đức Phật thì đức Phật giảng ngay bài kinh đó, rồi về thực tập cái lời dạy đó thôi, chứ không có ghi chép. Cho nên cái kinh sách của đức Phật, sau này thì các Tổ kết tập lại thành kinh sách. Cho nên khi mà kết tập lại, đầu tiên đó kết tập lại không có viết nữa. Chỉ đọc lại cho tất cả chúng Tỳ kheo đó nghe rồi thôi. Do đó người ta nhớ, cái nhớ, cái không nhớ, chứ không phải là toàn bộ là nhớ hết đâu. Vì vậy mà sau này kết tập lần thứ hai thì nó mới viết thành kinh sách, cho nên người ta thêm rất nhiều. Rồi cái số mà các Tổ mà kiến giải viết ra thành cái tạng kinh sách đó thì Thầy nói cả đống kinh sách như rừng. Cho nên làm cho chúng ta không có biết đường đi đâu.
Vì vậy mà bây giờ chúng ta trở về những cái bài pháp mà đầu tiên của đức Phật thuyết, giảng cho các vị cư sĩ, cũng như các vị Tỳ kheo, Tăng và Ni trong cái thời đó đó, thì cái số Kinh đó rất ít. Nó chỉ có một cái số ít thôi chứ không nhiều. Do vì vậy mà chúng ta đọc những cái bài kinh đó, chúng ta mới thấy thực sự nó cô đọng lại. Cho chúng ta biết rằng có cái bộ Kinh, mà bộ kinh đó gọi là bộ "Kinh Pháp Cú". Những cái lời ngắn gọn, mà hầu hết là những lời ngắn gọn đó, là dạy cái đạo đức, cái nền đạo đức của đạo Phật.
Sau này thì quý vị sẽ đọc được cái "Kinh Lời Vàng", là cái bộ kinh Pháp Cú đó thì các vị sẽ thấy được đức Phật chỉ định cho chúng ta sống ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện.
Hàng ngày, chúng ta sống trong cái nền đạo đức nhân bản - nhân quả, để chúng ta không làm khổ mình, khổ người thì đó mới chính là đạo Phật. Cái bộ Kinh Pháp Cú để nhắc nhở cho chúng ta sống được giải thoát. Gọi là giải thoát của đạo Phật, là không làm khổ mình, không làm khổ người, thì cái này mới là giải thoát. Chứ không phải giải thoát ở chỗ Thiền Định, hay hoặc là giải thoát ở chỗ này, chỗ nọ kia bằng cách ta cúng bái, tụng niệm hay ngồi thiền hay niệm chú. Tất cả những cái này là người sau họ đặt. Cho nên chúng ta tu hành mà không đúng cách, thì chúng ta vẫn thấy không giải thoát đâu.
(2:08) Vì vậy mà bây giờ đọc lại những cái kinh sách mà căn bản nhất của đức Phật đó là Kinh Pháp Cú. Do từ Pháp Cú đó mà chúng ta suy ra, chúng ta thấy là thiện pháp, là Đạo Đức Làm Người. Nếu một người được học xong rồi, mà áp dụng vào đời sống của mình là người đó có đạo đức không làm khổ mình, khổ người. Người ta chửi mình không biết giận đâu. Mà không biết giận là giải thoát chứ gì?
Thấy một cái vật đó ham muốn, thì chúng ta ngăn chặn được cái tâm ham muốn "Ham muốn là đau khổ", chúng ta không ham muốn. Chúng ta làm, chúng ta siêng năng làm. Làm thì nó sẽ có, chứ không phải ham muốn với một cách không có mà lại ham muốn. Đó là những cái điều kiện của đạo Phật dạy chúng ta.
Do mà đức Phật chỉ định cho chúng ta biết rằng, tất cả mọi sự khổ đau và cũng hạnh phúc của con người chính là do tâm của người đó, chứ không ai hết. Bởi vì tâm làm thiện thì người đó sẽ được hưởng hạnh phúc, mà tâm làm ác thì người đó sẽ khổ đau, có vậy thôi. Cho nên chúng ta biết được như vậy là chúng ta triển khai những cái pháp của đức Phật. Cơ bản nhất của nó là về phần đạo đức nhân bản - nhân quả. Nhân quả tức là hành động thiện thì chúng ta hưởng được phước, mà hành động ác là chúng ta thọ lấy quả khổ.
Do dạy người ta biết được cái thiện cái ác, vì vậy người ta biết được. Vì vậy mà người ta sẽ không có làm điều ác, mà người ta sống thiện. Đó là những điều mà cư sĩ hỏi thì Thầy sẽ chỉ cho chúng ta biết nghiên cứu. Đừng có nghiên cứu cái Kinh sách mà cả rừng này, nó không có đem đến cho chúng ta lợi ích, mà nhiều khi nó làm cho chúng ta lạc lối đường nữa.
Cho nên ở đây chúng ta muốn đi vào đạo Phật là đi ngay với bộ Kinh, bộ kinh Pháp Cú. Thầy muốn ca ngợi bộ Kinh Pháp Cú là tại vì nó dễ hiểu, và nó ngắn gọn. Nó nằm ở trong nền đạo đức của con người.