00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(00:00)
1. CHÁNH TRI KIẾN - ĐẠO PHẬT CÓ TÁM LỚP

(00:00) Trưởng lão: Khi mấy con học cái Chánh Tri Kiến - tức là mấy con có Chánh Kiến thì người ta áp dụng vào cái bài học kế tới, là như ba tháng mấy con học được mấy cái gì của Chánh tri kiến, thì người ta sẽ cho mấy con áp dụng vào cái bài học kế tiếp. Người ta đưa ra một cái niệm, bắt buộc mấy con phải giải quyết cái niệm đó, chứ không phải để mấy con, bây giờ cho mấy con học nào là nhân quả, nào là các Pháp vô thường, Thân vô thường, rồi Thực phẩm bất tịnh, Thân bất tịnh, rồi Tứ Vô Lượng tâm để mấy con tự tu tập trên Tứ Niệm Xứ để xả từng niệm của con, người ta không đưa kiểu thế.

(00:00:58) Thầy sẽ cho cái niệm, thí dụ như bây giờ Thầy cho mấy con học. Mấy con có tri kiến. Mấy con học đầy đủ sự hiểu biết từ hiểu biết của huynh đệ, từ cái hiểu biết trong kinh sách, từ cái hiểu biết tất cả những sự hiểu biết trên thế gian này để chúng ta hiểu biết rất rõ ràng. Rồi bây giờ, Thầy cho một cái đề tài để cho mấy con áp dụng vào để giải quyết cái đề tài đó chứ không phải tự mấy con…​ Bây giờ, cái niệm trong đầu khởi ra mấy con tự áp dụng vô đó để xả. Cái đó chưa có kinh nghiệm dạy đâu! Chưa có kinh nghiệm tu đâu!

Thí dụ Thầy cho mấy con một cái niệm Ái Kiết Sử. Bây giờ, mấy con nhớ về gia đình - mấy con nhớ cha nhớ mẹ, nhớ vợ nhớ con, nhớ gia đình mình. Vậy thì cho một cái đề tài như vậy, buộc lòng mấy con áp dụng những gì mấy con học trong mấy tháng qua. Mấy con áp dụng để viết thành cái bài "để hóa giải cái niệm đó; làm cho cái tâm con nó không còn nhớ gia đình nữa". Cho những bài học như vậy, bài làm như vậy để thực hiện, khi những cái niệm nó có cái ái kiết sử nó đến với con. Mấy con đã làm nó rồi! Mấy con thấy bài học nó thực tế không? Chứ đâu phải để mấy con tự quán, tự xét, tự xả đâu.

(00:02:15) Ở đây Thầy đã trang bị cho mấy con tất cả những cái niệm để rồi mấy con từ trên cái niệm đó, từ cái chỗ học mấy con hóa giải tất cả những niệm này. Đào tạo cho mấy con trở thành cái người thuyết giáo, rõ ràng mấy con thấy kiến thức của mấy con mà nói về nhân quả thì những bài của mấy con đủ thuyết giáo về nhân quả. Mấy con còn học thêm những người khác nữa, những huynh đệ của mấy con. Đâu phải mấy con chỉ hiểu ở riêng góc độ của mấy con, mấy con hiểu nhân quả, nhưng người ta hiểu nhân quả của người ta. Mấy con thấy cộng tất cả những sự hiểu biết với nhau lại thì mấy con có sự hiểu biết nhân quả rất là rộng.

Đâu phải riêng mình, mình chỉ hiểu có một nhóm thôi. Người ta hiểu một cái nữa - cái hiểu của người ta nó có cái khác hơn mình, nhưng cũng nhân quả, nhưng nó làm cho cụ thể hơn, rõ ràng hơn. Cho nên cái học của chúng ta ở trong cái lớp học này sáu mươi mấy người, mà tìm nhau để học những cái kinh nghiệm từ cái sự hiểu biết có lợi ích rất lớn, chứ đâu phải. Mà khi hiểu biết mà áp dụng từng cái niệm để xả cái tâm của mình. Bây giờ, cái tâm của mình chưa có niệm gì hết, nhưng mà có những bài vở, có đề tài để chúng ta tư duy quán xét hiểu biết đó chúng ta hóa giải, làm cho tâm chúng ta khi có những niệm khác tự nó đã hiểu biết, nó đã hóa giải chứ đâu cần phải ngồi quán.

Cho nên đức Phật nói tu đâu có khó khăn, đâu có mệt nhọc, nhưng mà vì không trang bị cho chúng ta có cái sự tu tập như vậy đó, hiểu biết như vậy đó, làm sao mà chúng ta giải thoát được? Các con thấy không? Nó đâu có khó khăn đâu! Tại vì mình đã hiểu rồi, cho nên cái niệm ái kiết sử nó nổi lên "tôi đã làm rồi". Như vậy mình còn kiết sử nữa không? Mình còn ái kiết sử nữa không? Các con thấy rõ ràng mà, bởi vì mình đã làm rồi làm sao nó tác động được mình! Còn mình mờ mịt, mình chưa hiểu biết. Bây giờ, nó khởi lên cái niệm nhớ gia đình của mình. Bắt đầu bây giờ, mình ngồi tư duy để mình xả nó thì có bằng các con viết cái bài không? Có bốn tháng mà suy nghĩ viết bài không? Có bằng khi mình ngồi làm bài không? Mà khi mình đã làm bài rồi, nó thấm nhuần trong cái đầu của mình, thì cái niệm kiết sử nó đến tác động mấy con được không? Không được! Như vậy tâm mấy con sẽ thanh thản, các con thấy!

(00:04:42) Rồi các con tưởng bây giờ mình tới đây cái mình giải thoát. Không! Nó còn nhiều, đạo Phật nó còn tám lớp mấy con, đâu phải có một lớp Chánh kiến đâu! Có phải không mấy con thấy. Đâu phải có một lớp Chánh kiến đâu! Nó còn Chánh tư duy mà, rồi nó còn Chánh ngữ mà.

Bây giờ Thầy nói tới lớp Chánh ngữ - người ta dạy cho mình từ cái ngôn ngữ mình nói cái lời nói đúng hay là sai. Chứ nhiều khi bây giờ thói quen của mình, muốn nói là nói đại. Người ta dạy cách thức, huấn luyện mình trong một năm ở trong cái Chánh ngữ. Trước tiên người ta đưa ra một cái đề tài để các con làm được cái Chánh ngữ. Như vừa rồi mấy con có làm cái Ái ngữ chứ. Các con nhớ cái bài ái ngữ? Có nhiều người viết cái bài ái ngữ rất tuyệt vời mấy con! Như ngôn ngữ nói cái lời ôn tồn nhã nhặn, không có lời ly gián - không vạch lỗi người này, không vạch lỗi người kia. Các con phải nhớ? Khi mình vạch lỗi người khác mình có ái ngữ không mấy con? Đó là cái rất tệ. Và cái mình thấy lỗi người mình có tệ không? Bời vì đạo Phật dạy mình "nhìn lỗi mình đừng nhìn lỗi người - mình đừng có thấy cái lỗi người khác mà mình hãy thấy mình".

Cho nên đạo Phật dạy rất đúng! Và cái chương trình chúng ta dạy về ái ngữ, chúng ta sẽ dùng ngôn ngữ như thế nào là ái ngữ? Chúng ta được dạy từng cái lời nói, chứ đâu phải để mấy con tự nói tự này kia đâu, người ta dạy mình cách thức nói. Dù bây giờ mình nói là mình nói theo cái thói quen của mình, mình hiểu cái Chánh kiến cho nên lời nói của mình làm cho mình mất cái giá trị đạo đức của mình. Trong lớp học Chánh ngữ người ta sẽ dạy mình cái ái ngữ. Đem cho mình trở thành con người có cái lời nói thanh tịnh, đẹp đẽ, ôn tồn, dịu dàng, không bao giờ có lời nói thô bạo.

(00:06:36) Rồi người ta dạy đến Chánh nghiệp. Chánh nghiệp tức là cái hành động của chúng ta. Tất cả các oai nghi tế hạnh. Người ta cho mình làm cái bài. Bây giờ trên bước đường đi mình đi như thế nào? Mình phải nói trên cái hành động đi như thế nào mà đúng cái oai nghi tế hạnh, mình nói ra, mình suy nghĩ ra. Tự mình suy nghĩ ra, để cho mình nghĩ tất cả hành động đi của mình, rồi cái hành động của mình nhìn ngó như thế nào đúng? Mình tự nói ra cái đó, trở thành một cái bài học. Nó phải thực tế chứ! Còn bây giờ tôi dạy, tôi bảo đi phải nhìn xuống như thế này, nhưng mà nói sao cho nó ra cái vẻ nhìn xuống của mình với cách thức tu tập nhiếp tâm như thế nào trong cái oai nghi tế hạnh đó.

Khi mình đến mình xin cơm đi khất thực. Khi mình đi kinh hành như thế nào mình nói oai nghi tế hạnh đó. Mà khi mình nói ra được nó thấm nhuần được rất lớn. Còn bây giờ mình nói chưa được, mình không biết làm sao mình nói. Cái gì mình không biết thì Thầy sẽ gợi ý thêm để cho mình biết để cho mình nói rõ tất cả những hành động đó. Người ta dạy cho mình oai nghi tế hạnh. Mà trong kinh sách của Phật về giới luật oai nghi tế hạnh rất lớn, rất nhiều.

Các con cứ đọc cái cuốn Tùy Nghi Vật Dụng. Các con thấy các tổ dạy từ lấy nước rửa tay rửa mặt, từ cái lấy bát ăn cơm tất cả mọi cái, đều có nhắc nhở mình hết. Đó thí dụ như ở trong kinh Tùy Nghi Vật Dụng dạy chúng ta lấy nước rửa tay (08:15) …​ - “Lấy nước rửa tay, cầu cho chúng sinh”, mỗi hành động của chúng ta đều nghĩ đến lợi ích chân thành. Thì các con thấy trong Tùy Nghi Vật Dụng người ta dạy mình từng cái tỉnh thức như vậy, thì trong khi cái hành động oai nghi tế hạnh của mình, mà mình lấy nước rửa tay. Đâu phải rửa tay hất tùm lum tà la đâu! Đâu phải đưa tay lên nước vò vò như vậy đâu! Các con hiểu? Tất cả những cái hạnh của người tu sĩ chúng ta còn nhiều lắm. Mà cái lớp Chánh nghiệp là cái lớp học oai nghi tế hạnh.

(00:08:51) Rồi cái Chánh mạng, tới cái lớp Chánh mạng người ta sẽ dạy cho các con, cả một năm trước người ta dạy cho mình lý thuyết. Cho mấy con tự tư duy suy nghĩ, mấy con viết thành cái bài. Từ đó mấy con thấm nhuần. Nửa năm sau người ta áp dụng cái bài của mấy con viết, thì mấy con viết cái bài về Chánh nghiệp các con phải học cuốn Tùy Nghi Vật Dụng hết. Có phải trong đó các tổ dạy mình từ lấy nước rửa mặt rửa tay, từ cách thức đi vào cầu vào hố xí, người ta dạy cho mình từng chút từng chút mình đi vào phòng tắm mình tắm như nào đến khi tắm, có câu nhắc chúng ta rõ ràng mà. Chứ đâu phải người ta nói đơn thuần để cho mình tu tập như thê nào? Cho nên tất cả những bài học này mấy con sẽ học ở trên băng Chánh hạnh.

Thì cái này nó đem lại lợi ích cho mấy con rất lớn. Từ lâu tới giờ mấy con có thấy trường lớp nào người ta dạy cho mình? Chỉ toàn lý thuyết suông thôi. Vô trong chùa học dạy cho mình Tùy Nghi Vật Dụng, học thuộc làu làu, nhưng không dạy cho mình cách thức sống. Tức là không dạy cái thực hành. Còn ở đây Thầy dạy cho mấy con thuộc tất cả những cái hành động này hết, rồi sáu tháng mấy con áp dụng trên cái hành động này. Vừa học lý thuyết mà lại thực hành chứ không phải học lý thuyết suông. Cho nên chúng ta học trở thành chúng ta sống.

(00:10:15) Rồi các con sẽ thấy tới Chánh mạng, nuôi cái thân mạng, cái mạng sống của mình như thế nào gọi là Chánh mạng? Người ta dạy cho mình để từ đó mình tư duy mình suy nghĩ tất cả những cái gì mình cần phải hiểu hết về Chánh mạng. Sau sáu tháng, mình học Chánh mạng thì sáu tháng sau người ta sẽ cho mình áp dụng vào cái Chánh mạng - thử coi mình nuôi cái mạng sống của mình như thế nào? Nó bắt buộc mình phải áp dụng, ép mình vào trong khuôn khổ. Thì các con làm sao mà có cái hạnh như thế này, thế khác, thế nọ, người nào cũng bị khép trong cái khuôn khổ đào tạo hết thì làm sao mình sai được. Mà sáu tháng mấy con tập luyện mấy con sẽ quen đi. Từ đó mấy con đi ra mấy con có làm thô tháo nữa đâu!? Có phải là cái lớp đào tạo mình không?

Rồi bắt đầu bây giờ các con thấy Chánh mạng rồi đến Chánh tinh tấn. Thì tinh tấn cái gì? Người ta sẽ dạy cách thức tinh tấn chứ gì. Rồi tới Chánh niệm lúc bây giờ mới thật sự mấy con tu Tứ Niệm Xứ có dễ dàng không. Hay hoặc bây giờ mấy con tu Tứ Niệm Xứ nó khó khăn quá! Tôi chỉ ngồi ba phút năm phút thì mất thanh thản, an lạc, vô sự rồi. Còn bây giờ tất cả các lớp này đã dạy như vậy rồi mấy con ngồi thử coi, tới Chánh Niệm mấy con ngồi coi có khó không? Làm sao mà có chướng ngại trên thân tâm của mấy con nhiều trùng trùng như sóng biển vậy? Ngồi chút thì có chuyện này, ngồi chút có chuyện kia, đủ thứ hết. Quán xả hoài mà không hết, mà may mắn nó được yên trong năm mười phút, một giờ là thấy trời ơi hạnh phúc quá! Sao mà nó an lạc đến mức độ như thế này! Nhưng có người hiện giờ chưa thấy, nhưng có người đã thấy được cái trạng thái Tứ Niệm Xứ, là lúc bấy giờ tâm ly dục ly ác pháp. Nhưng mà chúng ta trải qua các lớp học này đó là ly dục ly ác pháp rồi.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy