00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

ÔM PHAO VƯỢT BIỂN

ÔM PHAO VƯỢT BIỂN

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

1- TU TỨ NIỆM XỨ LÀM CHỦ BỆNH

*Trưởng lão*: Đấy mục đích ở đây nó khác, nó không có ức chế, con hiểu không? Cho nên vì vậy đó, mình không có dùng pháp để ức chế tâm, mà mình dùng pháp để xả.

Như bây giờ, thân con đau, là ác pháp chứ gì? Ác pháp cái thân nó bệnh chứ gì? Thì người ta dùng Tứ Niệm Xứ người ta đẩy lui cái ác pháp đó ra, thân không bệnh đau. Cho nên cái người tu theo đạo Phật, người ta làm chủ được bệnh.

Cho nên trong kinh Niết Bàn, đức Phật đau bệnh gần như chết. Đức Phật giữ tâm tỉnh, Chánh Niệm Tỉnh Giác, không có để cho nó dao động ở trên cái đau. Đức Phật giữ tâm Chánh Niệm Tỉnh Giác, tác ý đuổi bệnh ra đi liền, bệnh hết đau. Con thấy trong cái đọc kinh Niết Bàn, con thấy rõ ràng chứ đâu phải đức Phật mà nói "Ta đau lưng rồi để nằm chịu đau lưng đâu’’. Cho nên người ta hiểu sai. Đau thì mặc đau, mình cứ đừng có động tâm đến nó. Không! Đẩy lui ra chứ không có để đau. Cho nên đức Phật (vẫn đi) như thường, đau gần chết, nhưng mà đẩy lui bệnh, hết bệnh rồi đi. Nhưng mà cái thân mình là thân cằn cỗi mà, nó sẽ già mà, nó sẽ bệnh chứ sao. Nhưng mà cuối cùng thì vẫn đi hết, con thấy không? Cho nên đến khi mà đức Phật nhập Niết Bàn, đức Phật dùng cái Tứ Thiền mà tịnh chỉ hơi thở. Chỉ nhập Tứ Thiền mới tịnh chỉ hơi thở thôi. Khi hơi thở ngưng thì Ngài mới xả cái trạng thái Tứ Thiền, mới nhập vào Niết Bàn, mới bỏ báo thân, có đúng không? Nó là cách thức của người ta vậy, cho nên nó đâu có cái mơ hồ đâu, nó rất là thực tế.

Đó, cho nên trong khi đó Thầy dạy đó, thì con về tập kỹ những điều này. Nó có hai pháp. Một cái pháp đi kinh hành 20 bước, rồi đứng lại hít thở.

Sau này Thầy sẽ, khi mà tu thuần rồi Thầy sẽ thay đổi liền, tức là ngồi xuống chứ không có được đi nữa. Mà sau khi mà đúng, con tu đúng hai giờ đồng hồ trên cái bước đi mà 2 giờ đồng hồ, thì không tu pháp này nữa, đủ rồi. Thầy dạy cái pháp khác. Nó có nhiều pháp, 37 phẩm trợ đạo người ta chứ đâu phải một pháp, con hiểu không? 37 phẩm, 37 pháp tu của người ta trong đó. Cho nên mình tu pháp này rồi, thì tức là mình đạt được cái chất lượng, cái kết quả của pháp này, thì tiếp tục tới cái pháp khác để cho mình tiếp tục mình tu tới. Còn cái kết quả của pháp này chưa được, mà tu cái pháp tới là tu không được, mình tu không vô đâu. Con chưa có phá hôn trầm thùy miên mà con ngồi con tu, thì con bị hôn trầm thùy miên không có thế nào mà chạy đâu khỏi nó. Nó chưa đổ ra, mà nó đổ ra rồi sẽ biết. Nó đổ ra thì mình thắng không nổi.

(02:05) Cho nên bây giờ đó, thì con nhớ tập luyện những cái này đi, rồi do đó nó đầy đủ liền. Khi mà con thấy khi mà đứng lên ngồi xuống, mà đi 20 bước ngồi lên ngồi xuống nhọc nhằn lắm. Mà nó nhọc nhằn mà mình ráng mình tu 1 giờ, 2 giờ, thì cái sự ráng của mình nó là cái nghị lực. Con hiểu chỗ Thầy muốn nói không? Chứ đâu có cái gì khác hơn. Cho nên mình cố gắng mình tu cho được, đúng tới giờ đó mình nghỉ, mà chưa tới giờ nhất định là chết bỏ, không nghỉ. Đó là cái nghị lực mấy con, rèn luyện nghị lực.

Mà trong khi đó rồi Chánh Niệm tỉnh giác nữa, con thấy không? Nó có lợi 2 phần, 1 phần để rèn luyện nghị lực, 1 phần là Chánh Niệm Tỉnh Giác. Nhờ Chánh Niệm tỉnh giác đó, mà chúng ta tu tập sau này nó rất dễ dàng.

Cho nên an trú nhiếp tâm, an trú được rồi thì mới đẩy lui được bệnh. Còn mình nhiếp tâm chưa được, an trú chưa được thì (không có) đẩy lui được bệnh.

Bây giờ thân Thầy cái đầu nhức này, mà nhức thì nó làm sao nó an được, phải không? Cho nên Thầy biết cách, bởi vì Thầy có tập rồi. Thầy nhiếp tâm trong hơi thở đi. Thì Thầy an trú được trong hơi thở, cho nên Thầy nhắc: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết…​", Thầy nhắc nó, cái thân của Thầy nó an ổn liền tức khắc, mà nó an ổn liền tức khắc thì cái đau trên đầu Thầy còn không? Đâu còn.

(03:11) Cho nên pháp Phật nó hay vậy đó. Đó nó như vậy, mà tu đúng thì con làm chủ được bệnh đó, con khỏi cần đi bác sĩ, khỏi cần đi nhà thương đâu! Chứ không phải lúc nào cũng uống thuốc, lúc nào cũng bác sĩ trị kềm cái thân mình. Người tu theo Phật mà, làm chủ bốn chỗ sanh già bệnh chết. Tại sao không làm chủ được mà (gọi là) theo Phật? Phải hiểu như vậy. Cho nên các con về đây là Thầy dạy các con, là các con sẽ làm chủ được sự sống chết của các con. Mục đích của đạo Phật là đạt được chỗ đó thôi! Bởi vì đức Phật ra đời là nhằm để giải quyết cái sự đau khổ của chúng sanh là giải quyết bốn sự đau khổ này “sanh, già, bệnh, chết’’. Đó, nó là cái mục đích rõ ràng mà.

(03:44) Mà ở đây Thầy dạy mọi người ở đây ý, thật sự ra họ làm chủ được bệnh á. Mặc dù là họ chưa có hoàn tất được, nhưng mà họ vẫn đẩy được bệnh, bởi vì nó ở trên pháp Tứ Niệm Xứ rồi. Họ đẩy được bệnh đó là họ ở trên pháp Tứ Niệm Xứ. Còn người ta ở Tứ Thần Túc á, tức là Tứ Như Ý Túc ý. Nếu mà có Tứ Như Ý Túc rồi thì không cần ở trên Tứ Niệm Xứ nữa đâu, mà người ta chỉ cần người ta tác ý ra. Dục Như Ý Túc mình, muốn không đau là không đau. Thấy cái lực của nó là như vậy đó. Cái lực của cái thân chúng ta, cái lực của tâm chúng ta nó mạnh như vậy đó, kêu là Thần túc. Tứ Thần Túc thông á, tức là Tứ Như Ý Túc ý. Cho nên ráng tu.

Bây giờ con về con tập tu đi. Đừng có tu cái gì hết. Thầy dạy sao tu vậy, Thầy dẫn dắt từ từ đi tới. Chứ còn tu khác thì thôi Thầy chịu đấy. Nhớ chưa? Cái gì mà con tu từ lâu tới giờ, con bỏ hết đi. Rồi con sẽ ở đây sống một đời sống giới, ăn ngày một bữa, phải không? Rồi có cái tâm trạng gì, có cái gì thì con trình cho Thầy, Thầy sẽ sử dụng các pháp. Thầy sẽ dạy cho con cách thức con tác ý, con sẽ đuổi những cái chướng ngại đó, chướng ngại đó để làm cho con, thân tâm của con nó rất an ổn để mà con tiến tu. Chứ không khéo nó làm chướng ngại thì con tu khó lắm.

(04:55) Phật tử: Con kính bạch Thầy, con là Nguyên Tánh. Ở cái tổ Bát Quan Trai Hà Tĩnh, nghệ An. Hôm nay con được nhân duyên gặp Thầy lần thứ 5 và cùng với cháu là Trần Văn Liệu ở chỗ khác về, thì cháu cho con đi máy bay vào đây để được gặp Thầy. Thì con cũng có thời gian có hạn, mai, sáng mai con phải về. Thì hôm nay con cũng xin Thầy để giúp con một cái phần, 1 số vướng, con mắc mớ trong cái tu tập. Con thì con cũng nắm được qua loa rồi nhưng mà cái số Phật tử Nghệ An, hà Tĩnh, họ vẫn còn, họ muốn, chưa theo chánh pháp, cho nên họ không biết cái pháp tu, cho nên là họ hầu như bệnh tật. Đó thì ngay bản thân của bác đây cũng thế, vào đây là vì giữ giới chưa thanh tịnh cho nên là bị cái bệnh ho, hen suyễn các thứ rất là nhiều.

Cho nên những cái đó mà con biết rằng, con có dặn là sau khi con phát nguyện giữ đúng giới, giữ đúng giới thanh tịnh ăn một ngọ thì con lành được cái số bệnh, mà con kể với bạn con làm bí thư tỉnh ủy đó. Thì hôm nay con chỉ báo với Thầy là sau khi con phụ trách cái tổ này á, thì con phải đi nhiều nói nhiều, cho nên cái giới của con bị, rõ ràng con bị phạm. Nhưng mà con trước tiên con xin sám hối Thầy. Để con nay con xin phép, để sau này có ai mà lên phụ trách tổ, thì để con xin phép về tại cốc để con tu tại gia. Để con tu, có gì con dẹp (Con đỡ đi lại, con lớn tuổi rồi) Cho phép con, để con giải thoát là vì tuổi con thì yếu, mà con thì thương binh nặng nên có những điều như thế.

Thì hôm nay con cũng sám hối Thầy, thì từ ngày con đi thì biết rằng là Thầy dạy là tịnh chỉ ngôn ngữ, cho nên con hay nói, thì con cũng thấy là không phải do con nói bởi vì cái bản ngã, do vì con muốn mọi người được như con. Cho nên con xin phương pháp Thầy và đặc biệt là con tính hay là có tính hay quên, hay quên nhiều và hôn trầm nó phát mạnh, thời gian trước thì không có hôn trầm nhiều, mà giờ thì con biết có lẽ là do con phạm giới nên hôn trầm. Thì xin Thầy chỉ dạy cái pháp hôm qua cho anh em chúng con là vì hôm qua con lỡ lơ đễnh tại con không bấm cái nút, con quên con không bấm cái nút ghi, cho nên là đài nó không phát, tại vì nó (Trưởng lão: Nó không thu vô) nó không thu vô. Thầy nói lại.

2- TÍN LỰC CHUYỂN NGHIỆP

(07:15) Trưởng lão: Thì để rồi Thầy sẽ, Thầy dạy cho mấy con. Mấy con ngồi xuống đi, Thầy dạy cho mấy con tu tập. Bây giờ lớn tuổi rồi, mấy con không có tu tập nhiều pháp được. Còn tuổi trẻ thì người ta tu tập nhiều, chứ còn lớn tuổi thì mấy con không có tu tập nhiều được. Bây giờ trong cái vấn đề tuổi của mấy con lớn rồi, thì mấy con chỉ cần giữ cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Nhưng mà đừng có ghìm ghìm nó thì nó bị ức chế, các con nhớ điều đó không? Cứ để tự nhiên nó như vậy nó là thanh thản. Nhưng mà khi nó có xảy ra như vậy trong tâm con một niệm nào đó, thì con tác ý đuổi cái niệm đó đi. Phải không?

Các con phải trạch pháp, tác ý cái câu, cái niệm đó nó khởi ra: "Mày là ma, mày đi đi, tao không có chấp nhận, ở đây phải thanh thản, chứ không có cái tụi ma mày vô". Mặc dù cái niệm đó là gì, kệ nó mình không cần phải hiểu nó nhân quả hay là kiết sử gì hết. Nhưng mà nó vô nó động, thì nó là ma hết à. Con bắt chước trong kinh Tương Ưng, con nhớ không? Đức Phật nói: "Mày là ma à!" Thì nói nó ma nó đi. À có như vậy thôi thì cái niệm đó nó sẽ đi.

Còn bây giờ cái thân của con mà nó đau đi: "Mày cũng là ma nè, ma thọ mày đến đây, mày cũng phải đi chứ không ở đây đâu. Tao bây giờ chỉ biết thanh thản an lạc vô sự thôi", đừng có để dao động. Các con cứ yên ổn, cứ giữ cho nó thanh thản, an lạc, vô sự. Thì các con sẽ thấy nó có 2 cái lớp: Cái lớp đau nó nằm dưới, mà cái lớp thanh thản nó nằm trên. Mà hễ cái lớp thanh thản nó nhiều, thì cái lớp đau nó lại giảm xuống, nó mất. Con hiểu không? Chứ làm sao mấy con cũng thấy. Đầu tiên mấy con thấy cái lớp đau nó hàng hết, mà cái thanh thản nó làm như gần mất. Nhưng mà: "Tao bảo là thanh thản là thanh thản, chứ không có được chú ý cái đau nghe không, chỉ biết thanh thản thôi" các con cứ nhắc nó vậy đó thấy không, thì nó sẽ thanh thản. Mà nói nó thanh thản thì các con lắng nghe thử coi: Rõ ràng là cái thanh thản ở trên, mà cái đau nó nằm ở dưới rồi. À nó nằm ở dưới rồi, thì các con nhắc nó nữa: "Thanh thản nhe, đau mặc nó, đừng có sợ, chết tao nhất định chết tao cũng thanh thản chứ tao không có ngán đâu". Con cứ làm nà nó như vậy là nó sợ là nó phải rút thôi. Bởi vì cái thọ, đức Phật nói: "Thọ là vô thường" nó đâu có thường đâu mà sợ. À nó đến rồi nó đi, nó là nhân quả mà, nó đến rồi nó đi chứ nó đâu có.

Cũng như con ho vậy đó. À bây giờ con ho là cứ uống thuốc, uống thuốc, đừng có sợ. Không phải uống thuốc mà nó phạm với pháp đâu! Pháp là nó hỗ trợ cho thuốc, mà thuốc nó cũng hỗ trợ cho pháp. Bởi vì cơ thể mình chưa có đủ đạo lực. Các con hiểu mình tu chưa có đủ đạo lực, thì các con cứ uống thuốc. Chứ đừng có ờ "Tôi tu tôi không có uống thuốc", không phải đâu. Mà nếu mà các con lại mạnh hơn nữa các con nói: "Một là tao không uống thuốc cho mày chết" nó cũng sợ, bệnh nó cũng đi nữa. Cái nghiệp nó chưa tới không có làm sao nó giết mấy con. Cái nhân quả nó chưa hết nó không có làm sao giết mấy con được, nó bắt buộc nó phải thua thôi, phải không?

(09:44) Các con nhớ kỹ những lời Thầy dạy, mấy con đừng có dao động. Mà khi nó đau quá: "Thầy ơi, cứu con Thầy. Con đặc biệt khổ lắm rồi", bị đau quá đó thì các con kêu. Hay hoặc thì lúc bấy giờ đó, các con kêu rồi thì cái Tín Lực của các con nó hiện ra đó. Vì con tin Thầy rồi. Con hiểu không? Mình gọi đó là mình tin Thầy rồi. Mình kêu cứu là mình tin ở Thầy rồi, mình mới kêu. Chứ còn mình không tin, mình không kêu, còn hiểu không? Mình tin cái người nào đó giúp mình được, mình mới gọi: "Anh bạn ơi, anh giúp giùm tôi". Tại mình tin người đó mà người đó không cứu mình được mình đâu có tin, con hiểu cái chỗ đó không? Thì lòng tin của các con nó hiện ra, nó bảo vệ cho con thanh thản liền tức khắc. Thì con tiếp nhận cái từ trường thanh thản ở bên ngoài của Thầy, của chư Phật. Thì lúc đó cái thanh thản của con nó mạnh, nó cao lên mà cái cảm thọ đau nó lui xuống con. Thầy nói mấy con gọi một cái, là mấy con thấy cái bệnh của các con nó lui xuống. Cái Tín Lực nó mạnh lắm.

(10:34) Cho nên luôn luôn lúc nào nó khi mà nó ngặt nghèo quá thì các con gọi, mà không ngặt nghèo thì không cần! Mấy con chỉ biết sức của mình, tự chiến đấu nó thôi. Mà khi mà ngặt nghèo quá, cái sức của mình không có thể vượt qua được, các con gọi: Gọi Phật, gọi Thầy, thì lúc bấy giờ gọi rồi, "Tao có Phật có Thầy tao nhất định không sợ mày đâu! Mày sẽ thua", cái tinh Thần con nó vững lắm con, mà nó vững lắm thì nó đẩy lui, nó đẩy lui cái đau khổ của mấy con ra. Mấy con nhớ chưa? Còn bệnh đau thì con cứ uống thuốc, thay vì mấy con uống 10 viên, thì mấy con uống 5 viên hết bệnh à. Nó giảm xuống chứ đâu có gì, nó ít tốn thôi, chứ không có gì đâu mà sợ. Các con nhớ kỹ háy không. Chứ đừng, khi mà mấy con không uống thuốc, mấy con dùng pháp, gia đình mấy con lo lắm.

Còn mấy con uống thuốc: "Tao cũng uống thuốc chứ, nó hết hay không hết tao cũng tu, tao đẩy lui nó thêm chứ có gì đâu", phải không? Gia đình mình cũng yên tâm, con cái mình cũng con, vợ con nó cũng yên bụng, nó không thấy: "Ờ! Ông đau chứ ông cũng uống thuốc mà, đâu có gì đâu mà lo". Nhưng mà không ngờ là mình uống để đối tượng của mình, gia đình mình yên ổn, và đồng thời thì mình lại nỗ lực mình tu. Thì cái này nó làm cho mình yên mình tu, mấy con. Khéo léo, thiện xảo mà mình tu. Chứ pháp Phật nó là Thánh dược rồi, nó không phải là (như là) thuốc thường đâu. Nó là Thánh dược.

(11:45) Nhưng mà vì mình muốn gia đình của mình nó an ổn, cho nên mình cũng ở đây, mình lấy thuốc cho mọi người thấy tôi uống đàng hoàng. Nhưng mà kèm đó là mình biết cái thân mình đau là mình vô trong thất của mình. Vô trong cái phòng của mình rồi, hừ ngồi sừng sững lên mà tác ý đuổi. Cứ bàn tay đưa ra đưa vô là đuổi bệnh đó mấy con! Cho mạnh mẽ đó con, đừng có sợ chết mấy con. Sớm muộn rồi mình cũng chết chứ không gì. Nhưng mà: "Tao chết trong pháp chứ tao không chết trong bệnh đau đâu". Nhớ cái lời Thầy nói không? "Chết trong pháp chứ đừng có chết trong bệnh đau, chết ở trên bồ đoàn chứ không có chết dưới bồ đoàn đâu". "Tao chết ngồi chứ nhất định là tao không chết nằm", các con nhớ không? Nó đau quá, mấy con nằm là mấy con chết nằm, thì giống như thiên hạ hết. Còn bây giờ con chết ngồi, nó vững vàng lắm mấy con: "Tao chết ngồi chứ tao không chết nằm đâu, tao ngồi đây tao chết". Thì bệnh nó chạy mất à, nó sợ mình ngồi lắm.

(12:33) Cho nên Thanh Quang đó, mấy con biết không? Thầy bảo, nó tăng xông lên như vậy, nó chóng mặt như vậy, trời đất nó quay cuồng vậy đó, mà Thầy bảo "Ngồi là ngồi chứ không được nằm". Thay vì nằm cho nó đỡ, ngồi nó quay thây kệ nó, cứ tác ý đuổi nó ra, đừng có sợ, chết bỏ. Cuối cùng nó, huyết áp nó tụt xuống, nó không có tăng lên nữa, nó giảm xuống liền. Mạnh mẽ, gan dạ, đừng có sợ! Phật pháp là Thánh dược rồi, mà Tứ Niệm Xứ là Thánh dược đó mấy con, nó đẩy lui hết nó không còn đâu.

Cho nên hôm nay Thầy nói mấy con, mấy con cái băng này còn thu á, thì mấy con giữ nó lại, để mỗi lần mở ra mấy con nghe, nó sách tấn mấy con dữ lắm mấy con! Mỗi đứa về sang một băng, để dành khi cần trường hợp mở băng ra tao nghe, Thầy nhắc ở trong đó, "Tao nghe rồi đó, nhất định là chết ngồi chứ tao không chết nằm đâu! Tao chết ở trong giới luật Phật, chứ tao không chết phi giới luật đâu". Phải không?

Do đó cái tinh Thần, cái nghị lực con nó mạnh mẽ lắm con. Nó vượt qua tất cả những cái chướng ngại hết. Nó đem lại sự bình an cho con rất lớn đó, phải không? Nhớ! Rồi cánh tay của mấy con đó, đó là những cái phương pháp đưa ra và cái hơi thở của nó. Khi mà đưa cánh tay ra không được, thì cái hơi thở của mấy con là nó cũng là cái phương pháp đẩy lui bệnh đó mấy con. Nhớ nương vào nó.

(13:46) Đó, thì những cái điều kiện mà Thầy dạy cho mấy con là chuyển tất cả những nghiệp khổ của mấy con. Mấy con sẽ không còn khổ nữa. Nhớ lời Thầy dạy thì mấy con. Đây là cái pháp thanh thản, là cái tâm phải thanh thản, bất động. Lúc bây giờ mấy con mới tiếp nhận được cái sự thanh thản, bất động của chư Phật, của Thầy. Bởi vì Thầy luôn luôn lúc nào Thầy cũng thanh thản, không có ai làm mè Thầy động được. Không ai mà làm sao cái tâm Thầy động được. Không ai mà nói gì mà Thầy động hết. Tâm của Thầy nó bất động tức là nó phải thanh thản, an lạc, vô sự. Mà khi mấy con giữ được cái bất động của con thì con sẽ tiếp nhận được của Thầy. Thầy trò mình đồng nhau. Thì bất quá thì mình chết mình cũng gặp Thầy rồi, không phải sướng sao? Ai mà chết mà gặp cha, mình không thấy mừng sao? Ai mà chết mà không được ở gần bên Phật thì thôi, thà là mình chết mình ở gần bên Phật phải sướng, phải sướng hơn không? Phải không? Con hiểu không? Mình theo Phật, mình được ở dưới chân Phật, được theo bên Phật ở thì không phải khỏe hơn sao? Nó đâu còn khổ nữa. Vậy thì tao cho mày chết, tao theo Phật. Thì tao giữ thanh thản là tao theo chứ còn chỗ nào nữa, con hiểu không? Nó như vậy.

(14:44) Các con, Thầy đã vẽ ra cho các con thấy được cái tương ưng, nó cụ thể và nó rõ ràng, thì các con sẽ tự cứu mình được. Nếu cái nghiệp nó chưa hết, mấy con sẽ mạnh khỏe, bình an. Mà nghiệp nó hết, mấy con cũng sẽ vào với chư Phật, có mất phần ở chỗ nào đâu? Chứ cái thân này để chi, nó bất tịnh, nó hôi thối, nó mất công ăn, mất công ngủ, mất công thức, nó đủ thứ bệnh tật chứ bộ sung sướng lắm ha. Chết được cái chết quách cho rồi. Mình đâu cần tiếc nó phải không mấy con?! Cho nên mà chết mà lại chết được về với Phật thì không phải hạnh phúc sao? Tao đâu có đi xuống địa ngục, tao đâu đi đầu thai nữa đâu mà sợ, có phải không mấy con? Chứ không lẽ bây giờ mình chết rồi cái mình vào trong cái (bụng) mẹ mình nằm trong đó. Nó trời đất ơi, nó chật chội, nó cực khổ chết chứ! Còn bây giờ tao chết mà tao thảnh thơi, tao ở không gian, tao ở vũ trụ rộng mênh mông vậy không sướng sao? Các con thấy nó khỏe hơn chứ? Các con hiểu chưa?

(15:34) Cái băng này nó nhắc nhở mấy con chứ không gì. Đó mấy con nhớ rồi phải không. Và do đó nó thanh thản an lạc vô sự, và đồng thời cái cánh tay đưa ra đưa vô là cánh tay đẩy bệnh. Nếu mà các con đưa tay ra vô mà không được, nó mỏi hay hoặc là nó như thế nào, các con đưa ra không được, thì cái hơi thở các con còn thở mà. À mặc dù là hơi thở như thế nào nó cũng vẫn còn. Bởi vì mấy con còn sống là còn thở, chừng nào hết thở nó mới hết. Thì mấy con cứ sử dụng hơi thở. Cũng hơi thở. Cho nên hơi thở ra là mấy con đưa tay ra.

3- THẦY DẠY PHÁ HÔN TRẦM

(16:02) Còn bây giờ đó, về vấn đề mà hiện giờ mà mấy con tu mà gặp hôn trầm thùy miên, thì mấy con sẽ đi Chánh Niệm Tỉnh Giác mấy con. À, mấy con đi. "Đi tôi biết tôi đi". Chứ con đừng có đi Thân Hành Niệm, nó vất vả lắm. Mình chỉ đi, các con bước cái chân hơi thẳng thẳng một chút, để cho nó có cái cảm giác. Cảm giác cái, đặng mình nhận cái bước chân của mình, để mình tỉnh đó con. Mình đi thẳng, cái chân mình thẳng, bước thẳng thẳng chút, mình cứ đi hoài: "Tao cho mày ngủ, tao đi cho mày ngủ, mày ngủ là mày té". Con cứ nhắc vậy: "Tao cho mày ngủ, tao đi cho mày ngủ, thì mày ngủ là mày phải té mày chết thôi, tao cho mày ngủ". Nó sợ. Nó sợ chết nó, không có dám ngủ đâu.

Thật sự đó, con thấy cái tâm của mình chứ nó nhát lắm. Khi nào nó buồn ngủ con cứ đi trên cái bờ hồ mà nhỏ vầy nè, ở dưới này nước. Mà trên này con cứ đi đi, nó không có dám ngủ nữa. Nó ngủ nó sợ té dưới, con cứ đi theo cái bờ sông mà đi theo cái đường mòn, cái đường mà nó mới ấy đó, con đi đi nó không dám đâu. Thầy Chân Thành hồi đó cái trên này nó có nước hãy không (hay không), mà Thầy Chân Thành nó khôn lắm con, nó lủi trong hàng rào chứ nó không dám lủi. Thầy nói: "Tao đi mé bờ kênh này cho mày ngủ, là mày nhủi dưới rồi mày lạnh cho mày ớn". Nhưng mà nó khôn lắm con, nó đi vầy rồi nó ngủ, nó nhủi ở trong hàng rào chứ không dám nhủi ra ngoài. Thì con đủ biết cái tâm nó khôn chứ đâu phải! Nó khéo lắm chứ đâu phải không.

(17:18 Thầy Chơn Thành đó, bây giờ Thầy phá hết rồi, Thầy không còn buồn ngủ nữa. Hết buồn ngủ rồi. Nhưng mà hồi đó, trời, nó ghê gớm lắm con. Đi cái chân này đá chân kia, nó ngủ á, nó ngủ vậy là nó. Mấy con chưa biết nó đâu, nó dữ lắm. Cho nên vì vậy đó, mình phải nỗ lực mình đi kinh hành là mình sẽ phá, mình khéo léo, mình đi bước chân hơi mạnh mạnh chút. Mình đi. "Tao cho mày ngủ, tao đi hoài chừng nào mày hết ngủ thôi". Khi mà nó qua cái cơn ngủ rồi con, nó tỉnh nó tỉnh cách gì hớ. Nó hơn, nó qua cái cơn rồi, nó không có lừ đừ, mà từ cái thớ thịt của con nó tỉnh. Ở trong cái thớ thịt con, các cơ nó tỉnh ra. Chứ nó không phải là nó còn làm uể oải, uể oải ở trỏng. Nó làm theo kiểu lười biếng đó. Mà Thầy nói cái thân nó buồn ngủ là nó lười biếng. Còn cái tâm nó gục tới, gục lui là nó ngủ đó.

(18:03) Cho nên khi tỉnh cả cơ thể đều tỉnh hết, tỉnh rất rõ ràng con. Cho nên khi mà con vượt qua được cái hôn trầm rồi nó tỉnh lắm, chừng đó mình mới thấy tỉnh giác. Chứ còn bây giờ mình tập tỉnh chưa tỉnh đâu, nhưng mà chỉ có đi kinh hành mới phá. Đừng có dùng cái gì khác hết: đừng có đi rửa mặt, đừng có làm chuyện gì khác. Đừng có chạy, nhảy, đánh võ đánh này kia, đừng có múa may gì hết, cứ đi thôi: "Tao cho mày chết. Tao đi đúng theo pháp Phật, tao không có đi sai pháp Phật đâu". Mình làm đúng pháp Phật. Còn mình ra mình đánh một đường võ, một đường quyền gì cho nó, hoặc là tập thể thao đồ ha, hay hoặc là tắm này kia, điều đó là ngoài pháp Phật, ngoài pháp. Còn mình đi kinh hành nó là trong pháp Phật.

(18:40) Còn nếu mà mấy con còn sức khỏe, thì mấy con đi cái pháp Thân Hành Niệm. Mấy con biết cái pháp Thân Hành Niệm chưa? (Phật tử: Chưa ạ) tác ý từng cái lệnh của nó rồi mấy con đi. Ví dụ như bây giờ:

"Dở chân lên" thì mới dở lên.

"Dở gót lên" thì mới dở gót lên.

"Dở chân lên".

"Đưa chân tới".

"Hạ chân xuống".

"Hạ gót xuống".

Từng hành động, mấy con tác ý rồi mới làm. Làm chậm chậm, chậm chậm chứ đừng làm nhanh. "Dở gót lên", đó từ từ mình mới dở lên. "Dở chân lên", rồi dở lên. "Đưa chân tới", đưa tới. "Hạ chân xuống", hạ chân xuống. "Hạ gót xuống", hạ gót xuống. Từ từ, làm chậm chậm, tập ít thôi. Rồi mấy con làm như vậy, mấy con ra lệnh vậy, mấy con la, mấy con tác ý lớn tiếng gì. Trong khi nó buồn ngủ mấy con phải la lớn tiếng lắm à.

La: Thí dụ như con buồn ngủ, con bảo: "Hôn trầm thùy miên là si, mày cút đi". Con la cho lớn vậy, nó rung cái thân con cái nó tỉnh à. Con la cái nó cũng tỉnh nữa. La cho lớn nó tỉnh, chứ con đừng có nói nhỏ nhỏ, hay tác ý nhỏ nhỏ nó không có tỉnh đâu. Mà con la cho lớn: "Hôn trầm thùy miên cút đi". Mình la cút đi, cái nó rung cái thân con, cái nó tỉnh lại, nó không có buồn ngủ nữa. Cũng cách thức để phá đấy con, la "Cút đi", mình la lớn vậy, cái thân của mình nó tỉnh lại, nó không còn đừ đừ. Đó là cách thức phá con.

Cho nên hôn trầm thùy miên á, con nghe cái thất người ta đi, người ta tác ý lớn tiếng, là biết cái người này đang buồn ngủ. Mình đừng có nói, mình đừng có nghĩ: "Ông này sao mà tu la lớn quá, tác ý lớn quá trời", ông ta đang buồn ngủ. Mai mốt mình buồn ngủ mình cũng tác ý vậy. Nhưng mà ông tác ý một hơi cái ông hết, ông không tác ý nữa là biết ông này phá được ngủ rồi. Đó, mình cảm thông nhau được cái chỗ đó. Mình ở gần thất: "Thằng này là đang bị hôn trầm thùy miên dữ rồi", cái dữ này là ông đó, mình biết liền à.

(20:26) Cho nên thí dụ như mình đang nghe trong thất mà ông này ngồi tu, mà ông la: "Cút đi". À! Ông này bị buồn ngủ, buồn ngủ rồi. Đó, mình biết liền à. Bởi vì ông la như vậy, nó động cái thân ông đặng ông tỉnh đó con. Đặng ông tiếp tục tu cho nó có chất lượng, chứ không khéo nó lờ mờ lờ mờ, rồi nó ngủ. Thì mấy con cũng lấy, rút tỉa từng những cái kinh nghiệm đó đó, thì mấy con sẽ phá đi cái si của mình, cái lười biếng của mình. Cho nên những cái trạng thái như vậy, nhớ chưa?

Ờ, mấy con nhớ hết, Thầy trang bị cho mấy con đủ cách phá mà. Đủ cách mấy con phá hết giặc. Giặc sinh tử nó đến, nó hiện ra cái tướng nào là mấy con đập nhẹp xuống hết. Không có sợ gì hết, cho nên mấy con sẽ thắng.

4- THẦY DẠY PHÁ MA CHƯỚNG -VƯỢT BIỂN NGHIỆP

(21:04) Mà nếu mà có cái gì khó hơn, những cái tưởng gì mà nó hiện ra, các con gọi điện thoại mau mau gọi Thầy. Đặng Thầy xác định con ma này nó thuộc về loại thứ nào đây. Thứ này thứ thượng hay thứ hạ đây. Nếu mà thứ thượng thì trị theo thứ thượng, mà thứ hạ trị theo thứ hạ. Con biết không? Tưởng là thứ ma tưởng á. Ngồi đây mà cái lỗ tai nó nghe, nó nghe Phật nghe nói nghe thinh tưởng ớ, đó là thứ thượng rồi. Ngồi đây mà thấy ánh sáng hào quang đồ đó, đó là thứ thượng rồi đó, chứ không phải thứ hạ đâu. Cái thứ này á, thì phải mau mau gọi Thầy. Thì lúc bấy giờ Thầy dạy mấy con để đập phá nó xuống đó. Nó là thiên ma đó. Nó thuộc về ma tưởng, là thiên ma, nó 18 cái loại tưởng lận con, thinh, sắc, thinh, hương vị xúc pháp.

Ngồi đây mà nghe cái mùi sao mà thúi quá trời vậy nè, ai mà làm cái gì vậy? Đó, đó là coi chừng á, đó là ma tưởng á, hương tưởng đó con. Hay hoặc là ngồi đây mà nghe sao mà thơm ngào ngạt. Trời đất ơi, ngồi đây mà tôi nghe sao mà người ta nấu mì gì mà nghe nó thèm ăn quá trời vậy. Đó là ma tưởng đó, nó tưởng dục đó con. Nó làm cho mình đói bụng đó. Nghe cái mùi sao nó ngào ngạt mà nó nhớ thèm ăn quá. Cái ông, cái bà nào mà ở gần đây nấu hủ tiếu, hay nấu mì gì đây mà nó thơm quá vậy. Đó là cũng ma đó con. Chứ ở đây mà làm gì có chuyện đó đâu, con hiểu không? Mà khi nghe vậy đó là hương tưởng đó con. Thứ tưởng đấy mà tưởng dục đó, dục để mình sanh mình thèm ăn đó. Cho nên các con biết nó là ma đó, mà nó ma thứ thượng đó, chứ không thứ hạ đâu.

Vì vậy Thầy dặn, căn dặn cho mấy con hết rồi. Khi nào có những cái điều kiện mà mấy con tác ý đuổi không được thì mấy con gọi cho Thầy. Thì Thầy sẽ trợ giúp mấy con, để Thầy diệt con ma đó liền, chứ không để cho nó ở trong cái đầu của mấy con được. Hiểu chưa?

(22:45) Như vậy mấy con mới vượt qua cái khó. Có Thầy mà, chừng nào mà Thầy mất rồi á, thì thôi. Chứ còn có Thầy thì lúc nào mấy con gọi thì cũng có Thầy. Thầy sẽ giúp cho mấy con. Mấy con đau bệnh, mấy con gặp ma chướng, mấy con làm chướng ngại trên con đường tu. Mấy con ôm pháp không được thì mấy con gọi Thầy. Thầy sẽ trợ giúp mấy con phá đi, để cho mấy con ôm cho chặt pháp mấy con đi. Cũng như ma nó lên nó chiếm đoạt cái bè của con rồi, nó cứ xô con rời khỏi cái bè. Mà con, nếu mà con không gọi Thầy nó đạp con xuống dưới biển đó. Nó ôm chiếc bè của con, nó đâu có để cho mấy con ôm bè phải không! Con sẽ mất cái phao tức là mất pháp rồi còn gì. Con hiểu không? Đau quá, các con cứ ôm phao, ôm cái đau, mà quên cái pháp rồi. Thì con đã được tọt nó đã đạp con xuống biển rồi chứ còn gì. Con hiểu chỗ đó. Cho nên gọi Thầy, rồi giữ thanh thản, rồi Thầy tiếp nhận, Thầy giúp mấy con chứ mấy con ôm lại phao. Thì cái bệnh này nó giảm xuống thì ma nó chạy mất. Các con hiểu chưa? Nó như vậy đó, để mà giúp cho mấy con vượt biển mà, ôm phao vượt biển đó mấy con.

Cái cuộc đời của mình, mình đang đi ở trên biển nghiệp mà. Cái thân của con là cái nghiệp rồi. Mà cái thân là biển nghiệp đó mấy con, nó không dễ đâu. Đã là biển mà nó đâu phải là giúp cho mình qua được bờ đâu. Nó biển thì nó phải bờ nó đâu có thấy được. Cho nên các con còn bơi giữa dòng, giữa biển, chưa phải đến bờ đâu! Mà nếu mà không có Thầy á, thì mấy con sẽ bị chìm xuống biển chứ làm sao mấy con đến bờ được. Các con hiểu chưa, đó là biển nghiệp. Mà cái thân của con là biển nghiệp đó. Nó khó lắm chứ không phải dễ đâu! Cho nên Thầy dạy mấy con là vượt biển, vượt biển nghiệp mà qua bờ bên kia.

Thì (phải có) nhờ cái năng lực từ trường của chư Phật, của những người tu chứng. Người ta hỗ trợ cho mình, mình mới vượt biển, mình mới vượt sóng mình qua, chứ còn không khéo đâu. Con thấy cái đau là cũng một những cái đợt sóng của nó ghê lắm. Sóng Thần đó mấy con. Nó giết mấy con bao nhiêu không? Mà cái thân của mấy con là sóng Thần đó chứ nó không có dễ đâu. Khi nó không đau thôi, nó không buồn ngủ thôi, mấy con thấy nó buồn ngủ là mấy con đã bị đợt sóng đó mấy con. Nó dập mình, lôi mình nằm xuống ngủ đó. Nó không có để cho mình ngóc cái đầu dậy đâu, nên nó dễ dễ, nó ghê gớm lắm chứ không phải dễ đâu.

(24:51) Mình có đương đầu với hôn trầm, thùy miên, mình có đương đầu với vô ký, mình có đương đầu với bệnh khổ mình mới biết, nó khó chứ không phải dễ. Nói thì Thầy nói thì nó dễ, nhưng mà khi mà đương đầu với nó, chống với nó không phải là chuyện dễ đâu. Mấy con không đủ nghị lực là mấy con thắng không nổi đâu. Mấy con không có đủ niềm tin ở Thầy, ở Phật mấy con không thắng nổi đâu. Các con nhớ chưa? Cho nên vì vậy mà phải nỗ lực tận cùng, chết bỏ. Nhất định là chết trên bồ đoàn, như hồi nãy Thầy nói, không có chết dưới bồ đoàn.

Đệ tử của Thầy là chết gan lắm, không có đứa nào mà hèn nhát. Hèn nhát là mình không phải là con của Trưng Vương, Triệu Ẩu, không phải cháu Bác Hồ đâu. Các con hiểu chưa? Mình là con của những bậc anh hùng của đất nước này, thì phải là anh hùng chứ không có chịu thua. Các con nhớ chưa? Mấy con mà chết mà nằm xuống á, mấy con chết hèn đó. Không có xứng đáng là đệ tử của Thầy đâu. Không có xứng đáng là con cháu của Quang Trung, trần Hưng Đạo đâu nhé. Các con nhớ kĩ đấy. Cho nên theo Thầy tu là phải gan dạ như Phật, như Thầy, chết bỏ đó. Đó là biển nghiệp của mình rồi mà mình không chịu khó mình vượt qua thì mình sẽ bị chìm đó.

Cho nên ở đây Thầy dạy thực tế, trực tiếp, hẳn hòi đánh măt trận sanh tử á. Cho nên những cái pháp mà Thầy dạy mấy con nhớ kỹ, đó là những cái phương pháp chiến đấu đó. Mà nếu mấy con mà không, rời pháp ra thì mấy con. Mình đánh giặc mình bỏ súng thì lấy gì mình đánh. Các con những cái pháo, những cái súng mấy con đánh giặc mà mấy con bỏ pháp ra rồi, tức là mấy con bỏ vũ khí rồi, đầu hàng đó. Cho nên ôm chặt pháp tức là ôm chặt súng mà bắn đó. Chết bỏ đó! Chết mà cũng phải giải thoát chứ không có đầu hàng.

Các con biết không? Bao nhiêu người đổ xương máu trên trận Điện Biên Phủ? Con hiểu không? Bao nhiêu là những binh sĩ, những người dân Việt của mình, những người mà chiến sĩ bỏ ở trên trận Điện Biên Phủ mới đuổi giặc Pháp chứ bộ dễ đâu. Các con hiểu điều đó! Mà bây giờ bao nhiêu sức lực của mình phải tập trung diệt giặc sinh tử chứ, mấy con đầu hàng trước à? Các con hiểu không?

(26:52) Cái gì đi nữa, mình muốn thành công gì nữa phải mồ hôi, nước mắt, phải máu, phải nước mắt của mình chứ! Chớ, giải phóng đất nước của mình là giặc thường thôi giặc Pháp, giặc Mỹ thôi. Nhưng mà giải phóng mà sanh tử, giặc sanh tử của mình là giải phóng nghiệp. Mình phải chuyển nghiệp của mình, thì nó phải gấp trăm ngàn lần cái giặc Pháp, giặc Mỹ chứ. Có phải không? Mà nếu mấy con nhát gan thì mấy con đầu hàng giặc rồi, thì nó muốn làm gì nó làm. Nó muốn bảo con chết, là con chết. Nó muốn bảo con sống là sống. Nó bảo bệnh là bệnh. Nó bảo đau là đau. Mấy con chịu hết chứ mấy con làm gì, bởi vì mấy con bị lệ thuộc nó rồi. Còn như Thầy làm sao mà lệ thuộc nó. Mày giỏi vô đây, tao cho mày một phát là mày đi đời. Phải không? Mấy con tập như Thầy ý chứ.

Đó là những cái điều mà Thầy khích lệ sách tấn con, qua cái gương hạnh của Thầy. Nhất định chết bỏ chứ nhất định không đầu hàng giặc sanh tử đâu. Vượt biển nghiệp mà, không có đầu hàng cái biển nghiệp này đâu. Thầy cũng mang thân như mấy con chứ Thầy có khác gì đâu? Nhưng mà sao Thầy vượt được, còn mấy con cũng mang như Thầy mà tại sao không vượt được? Mấy con cũng thanh niên chứ bộ, phụ nữ kia người ta còn vượt được kia. Các con thấy Trưng Vương, triệu Ẩu không? Người ta cũng cầm gươm người ta đánh giặc như thường chứ có thua ai. Mình có những anh hùng, anh thư rõ ràng mà tại sao mình hèn hạ? Mình con cháu của các vị đó thì mình phải mạnh chứ. Đây là mình đánh giặc sinh tử mà. Con hiểu chưa? Giải phóng quê hương của mình để làm chủ giặc sinh tử không phải sướng sao?! Như Thầy bây giờ làm chủ rồi. Giặc Thầy im rồi, đuổi nó đi rồi. Còn mấy con chưa đuổi đó. Mấy con còn đang bị cai trị đó.

(28:22) Như vậy phải không? Ráng mấy con. Phải không? Cái cuộn băng này là khi nào mấy con mở ra nó sách tấn mấy con dữ lắm. Phải không? Nghe Thầy ý, tao chết nhất định là chết bỏ. Nó có cái giá trị lắm, lớn lắm à con. Con nhớ kĩ. Thầy nói thì nó thường vậy, chứ mà nó sách tấn mấy con ghê gớm lắm đó. Phải ráng mấy con.

5- TÙY THEO NGHIỆP MÀ DÙNG PHÁP

(28:43) Phật tử: Con kính bạch Thầy là chúng con càng tu càng thấy cái vĩ đại, mà sau khi Thầy đạt được cái chánh pháp, đắc đạo để cho chúng con được học tập Thầy. Mà bản thân con đã lành được đúng hôm nay là 34 bệnh. Nhưng con nghĩ rằng con chỉ giữ giới mà lành, chứ còn không phải là có cái gì mà đuổi được cả. Cho nên cái phương pháp mà vừa rồi, mấy năm trước đây thì con giữ được, tu đúng là 2h sáng con dậy. Rồi con bảo con không ngủ nữa, nhưng bây giờ con bị hôn trầm mạnh hơn, nó hơn con. Nó hơn con thì con nghĩ là bây giờ là không biết tính thế nào? Bây giờ là nếu như tuổi như con bây giờ con cũng ý như Thầy á, con cũng mạnh mẽ con tu đến cùng, con chết bỏ thì con vẫn cứ giữ như vậy được không Thầy? Và cứ giữ như vậy con giữ ngày nào con cũng thọ Bát Quan Trai và có thời gian con cứ thọ như thế mãi. Có được không ạ?

Trưởng lão: Được con.

Phật tử: Và theo con thì có lẽ do mình ăn hơi nhiều thành ra hôn trầm mạnh, bây giờ con giảm ăn xuống được không ạ?

(29:31) Trưởng lão: Cũng được. Giảm xuống được không có sao đâu. (Dạ) không có gì đâu. (Sư Thiện Nghĩa). Cứ hôn trầm nhiều, con cứ con ăn vừa thôi, đừng có ăn ít. Ăn ít quá cái cơ thể của con nó bị kiệt. Nó vừa bởi mình ăn có một bữa à. Con ăn vừa rồi, đừng ăn quá. Ăn quá là ăn, mình ăn trừ hao đó thì không có được nha. Ăn vừa thôi, ăn trừ hao là bị hôn trầm đó. À, do đó con ăn vừa. Rồi bắt đầu con tập đi Chánh Niệm Tỉnh Giác, là con sẽ phá sạch tụi nó, "Tao cho mày chết đi". Có bây nhiêu đó thôi, Thầy dạy trong này, khi đó trong cái băng mà đi phá những cái hôn trầm thùy miên là con đi Chánh Niệm Tỉnh Giác là con sẽ phá được, bền chí ôm cái pháp đó đi. Cuối cùng nó phải thua thôi.

Phật tử: Bạch Thầy là con chỉ thấy cái 5 hơi thở và đi kinh hành 20 bước của Thầy là phá hôn trầm rất tuyệt vời, nhưng mà nghe bảo là tu 6 tháng như thế sau này không dùng nó, thì con không dùng nữa thì tự nhiên hôn trầm, thì tu con tu lại được không?

Trưởng lão: Khi có hôn trầm thì mình dùng nó, mà không có hôn trầm thì bỏ. (Phật tử: À, vậy ạ) Con hiểu không? Chứ mình tu rồi. Bởi vì mình tu đó là, cũng như là cái vũ khí của mình. Cần thì tao lấy ra tao bắn mày, còn không cần thì tao để đó tao cất, chứ không phải là tao không có tu. Chứ không phải là không tu. Nghĩa là bây giờ nó buồn ngủ, hôn trầm đây mà tao không dùng cái này thì làm sao tao hết được? Mà mày còn thì tao dùng nó, mà mày hết thì tao dẹp nó để một bên. Tao cất kho đó, chứ tao chưa có phải quăng đâu, con hiểu không? Đặng mình tu những cái pháp khác. Nhưng mà nó hiện ra nó phá mình, thì phải dùng cái vũ khí này mà diệt nó chứ, chớ đâu phải bỏ. Con hiểu chưa?

(30:52) Đó, cũng như bây giờ con dùng cái cánh tay này, mà thân con không đau, con đâu có cần dùng nó đâu. Mà nó đau, tao dùng đẩy á. Tao không có tha đâu, tao tập rồi, tao quen cái này rồi. Con hiểu chưa? Tất cả những cái pháp khác đều là tập luyện, coi như là một sĩ quan ở trong quân trường rồi. Khi mà ra chiến trận á, giặc nó áp dụng cái cách thức chiến đấu thế nào thì tao sẽ dùng vũ khí đấy tao đánh á. Bởi vì tao học rồi, hết rồi. Con hiểu không? Chiến thuật, chiến lược nào tao cũng học hết rồi. Thì khi mà mày ló mặt nào ra thì tao biết, tao dùng cái đó tao đánh. Tao học sẵn đây rồi, chứ tao chưa học đâu tao sợ. Các con hiểu không? Nhưng mà đâu có phải tao tập hoài nó đâu. Tao tập hồi trong quân trường thôi. Nhưng mà khi ra tác chiến mà đúng là tao dùng nó tao diệt. Các con hiểu chỗ đó chưa? Cho nên không phải bỏ, mà bỏ. Đó hiểu không. Cho nên cái thời giờ khác con sẽ tiến tới con tu pháp khác, nhưng mà nó ló cái mặt nó ra là dùng cái pháp cũ, diệt. Đó là như vậy là không có mất gì. Đó các con hiểu rồi phải không?

6- DÙNG THÂN GIÁO CHUYỂN GIA ĐÌNH

Phật tử: Con bạch Thầy là, con nghĩ rằng bệnh là do nghiệp, cho nên tất cả là do nghiệp cả, nên con bây giờ con không uống thuốc nữa. Một năm nay con uống thuốc, không dùng.

Trưởng lão: Đúng rồi. Nếu mà con không uống thuốc, con giữ giới chuyển nghiệp con. Con đọc cái cuốn mà Văn Hóa Truyền Thống - Tập 2 đó, 17 cái điều lợi ích của giới. Thân có bệnh đau á, giữ giới luật nghiêm chỉnh, ước nguyện là sẽ hết đau. Giới luật nghiêm chỉnh là hết đau. Con thấy chưa? Đó nó, con đọc cái cuốn đó rồi con mới thấy cái giới luật nó tuyệt vời con.

Phật tử: Bạch Thầy con uống thuốc nữa nhưng mà đôi khi vợ con cứ sợ con mà, thì con giả nói giả uống rồi, thì con nói con uống rồi có được không ạ?

Trưởng lão: À, con, bây giờ mà các con nó vậy đó. Thì con thật sự ra nói dối thì không được con. Bây giờ nói: "Tao uống thuốc rồi", nói vậy đừng nói, nhưng mà mình cũng lấy thuốc ra mình để đây cho nó thấy. Rồi, để cho nó thấy là mình đang uống thuốc. Nhưng mà có uống không thì lát nữa tao cất. Mình khéo thiện xảo thôi, chứ không khéo mình nói láo, không được. (Phật tử: Dạ) Mắc tội bởi vì giới luật mà. Con thấy không? Mình giữ giới mà mình lại nói láo thì nó bị kẹt trong cái giới rồi. Không có được! Cho nên con cũng đem thuốc ra để ờ, đó đặng cho nó thấy nhưng mà "để đấy từ từ ba uống, không có lật đật, ’’ phải không? Để đấy đi đi. Rồi bắt đầu, rồi tới chừng nó đi vắng rồi đó thì mình đem dẹp đi, đó thì cái nghiệp của mấy con nó hết.

Thuốc nó uống cái bệnh này nó hết, chứ bệnh khác nó tới. Cái thuốc đó, thật sự ra nó, con bệnh ngặt của con, những cái bệnh đó mà con uống thuốc nó hết cái bệnh đó rồi là nó có bệnh khác á. Bởi vì cái thuốc nó trị cái bệnh này mà nó lại làm hư cái chỗ khác, nó nguy hiểm cho mấy con lắm. Cho nên không cần uống thuốc gì hết, chỉ cần ôm pháp thôi. Thầy nói như thế này này, nếu mà thật sự ra tai nạn giao thông mà gãy cánh tay này cái xương gãy. (Các con đem các con) biết, các con nó gãy rồi, các con sẽ đem, các con cứ ấy nó lại. Các con lấy cây rồi các con bó lại để cho cứng, bởi vì nó gãy rồi, sợ mình cục cựa nó trật. Mình ôm cho chặt, cho chắc, rồi mình bó cho cứng, đừng có, để cho cái xương nó dính nhau lại. Các con dùng tác ý, mấy con tác ý nó liền trở lại hết. Khỏi cần gì đâu mà. Cái phương pháp tác ý của Phật á, nó có sức đề kháng rất mạnh, nó làm cho những cái gì trong thân của nó phải lành lặn trở lại. Nhưng mà tại mình yếu, mình sợ, rồi mình lo cái này, lo cái kia. Mấy con đừng có lo cái gì hết.

(34:08) Phật tử: Con bạch Thầy, sự chiến thắng cái thân nghiệp thì phải là chết sống với nó. Nhưng mà cái nghiệp của gia đình và người thân quyến thuộc, cha mẹ, anh em thì như thế nào thì Thầy giảng con hiểu?

Trưởng lão: À, mình tu nó chuyển lần con. Nó giảm bớt những cái nghiệp chướng ở trong gia đình của mình. Con nỗ lực con tu, con biết nhẫn nhục, tùy thuận, con sống đúng giới luật á. Họ nói gì thì nói, nhưng mà lần lượt nó ảnh hưởng tốt cho gia đình con. "Trời ơi, ông đó tu hay quá, ba tui sao giờ ông hiền quá". Đó, những cái hạnh, hạnh sống của con đó, "mà ông không bao giờ ông đau ông rên la, ông cái này cái kia". Nó lạ lùng, từ đó nó ngạc nhiên, tức là con chuyển nhân quả gia đình con đó. Nó theo đúng chánh pháp đó con! Các con cứ tự nhiên, mình sống đúng cái giới hạnh, mình tu tập đúng pháp Phật, tự nó đi chuyển cả gia đình của mình thuận hết con, nó tốt hết. Sau này các con mình nó trở thành tốt hết con. Cho nên các con yên tâm, các con đừng nói ờ, "bây giờ ba tu vậy, tụi bay cũng phải đọc sách này cho hiểu". Đừng có biểu nó vậy, nó chưa có ngộ, nó chưa có hiểu đâu. Nói nó không có làm đâu.

Nhưng mà mấy con làm được rồi thì bắt đầu nó theo, nó bắt chước mấy con, nó ảnh hưởng như vậy đó con. Cho nên kệ nó. Đừng có nói gì nó, đừng có dạy nó. Mình không có làm Thầy nó được đâu. Con hiểu không? Mặc dù mình làm cha nó được, chứ còn mình không có làm Thầy được đâu. Bảo nó tu nó không có tu đâu. Mình bảo nó ăn chay nó không ăn chay đâu. Nhưng mình ăn chay mình ăn ngày một bữa, lần lượt nó thấy: "Ông già sao ổng làm mà coi ông khỏe quá trời vậy", thì bắt chước, nó bắt chước con. Còn nó ăn, nó uống, cho nó ăn đi. Nó ăn đủ thịt cá, nó ăn này kia, nó cứ đau hoài. "Trời đất ơi ông già ăn kiểu này mà ông mạnh, mà mình ăn vầy mà mình bệnh". Từ đó nó thay đổi con. Các con yên tâm đi.

Các con cứ giữ đúng giới luật của Phật. Các con, thì cơ thể các con nó sẽ mạnh khỏe. Nó chứng minh cho tụi nó thấy, trong gia đình mình thấy, anh em mình thấy. Từ cái thấy của họ thực tế đó, bắt đầu họ mới hướng về Phật pháp. Cái hướng dẫn mình dạy người ta mà không dạy đạo chỗ nào hết. Mình dạy bằng cái thân hành đó, kêu là thân giáo đó. Các con thấy cái đó nó thực tế lắm con, dạy bằng thân giáo đó. Các con bảo, ở gia đình bảo: thấy mình ăn ngày một bữa, họ không chấp nhận đâu. Nhưng mà bắt đầu đó, mình muốn thuận cho gia đình á, thì trong một tháng á, 3 ngày, 4 ngày: "Ba, ba thọ Bát Quan Trai ba phải làm giống như Phật mà". Sau 1 thời gian đó cái mình ăn luôn. Rồi bây giờ làm Phật phải làm luôn chứ không lẽ làm luôn có mấy ngày sao?

(36:16) Mình dần dần mình nói trò, nó nghe có lý lắm, thấy ba ăn ngày một bữa. "Hôm nào tới nay ba ăn một tháng ăn tốn bữa, ba có chết đâu, phải không? Mấy con thấy ba có bệnh đau đâu". Phải không, rõ ràng mà, mạnh khỏe như thường mà. "Bây giờ ba làm luôn tháng nguyên, coi thử coi sao. Thấy nó cũng được luôn thì ba làm luôn chứ sao". Bắt đầu tụi nó thua, phải không? Mình không tranh cãi nó mà bắt đầu: “Mấy con thấy ba ngày một bữa có đâu chết đâu? Mà nó đỡ tốn hao nữa. Mà khỏi, ba khỏi mất công ăn uống nữa. Các con thấy cái nào lợi? Còn mấy con nhai ăn uống rồi, cũng đi cầu này kia, bài tiết ra bỏ hết. Ba cũng bấy nhiêu đó, ba còn ít tốn hao. Mấy con có cực khổ ba nhiều đâu. Có phải sướng không, cái nào sướng? Tụi bây ăn nhiều, bây có sướng hơn ba không? Mà bây còn đau bệnh nhiều hơn nữa. Rồi nóng giận, rồi sanh dục đi chơi bậy bạ, tai nạn xảy ra đủ thứ. Còn Ba vầy ba có đi nhậu nhẹt ai nữa đâu. Không phải sướng không? Còn tụi bay nhậu nhẹt mới là chết đó”. Thấy không, mấy con thấy không?

Đó, từ cái chỗ thân giáo của mấy con, mấy con tu đúng thì mấy con sẽ dạy mấy con. Nó sẽ thấy cái kết quả, nó tin tưởng mấy con lắm. Yên tâm đi mấy con, mấy con cứ thực hiện đúng đi rồi gia đình mấy con tốt. Nó chuyển lần hết à con. Nó thiện pháp nó chuyển cả ác pháp, cái gia đình của mình trở thành tốt. Mấy con yên tâm đi, mấy con cứ nỗ lực tu được.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy