00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 28 - HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG XUẤT GIA

GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 28 - HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG XUẤT GIA

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 1997

Thời lượng: [01:14:55]

1- XUẤT GIA LÀ TỪ BỎ CUỘC SỐNG THẾ TỤC

(00:00) Đến đây là chúng ta đã hoàn chỉnh lộ trình thứ nhất trong giới luật của đạo Phật, hay nói khác là chúng ta đã tu tập đúng cách thiện pháp của đạo Phật.

Đến đây là lộ trình thứ hai của người xuất gia.

Nghĩa là cái lộ trình thứ nhất là chúng ta hoàn chỉnh rồi đó, cái giới luật lộ trình thứ nhất chúng ta đã hoàn chỉnh. Bây giờ cái lộ trình thứ hai là lộ trình xuất gia.

Xuất gia là - cái mục đích là chúng ta đi tìm con đường giải thoát, nghĩa là phải lìa cái cuộc đời chớ không có phải là xuất gia với cái danh từ suông đâu. Hầu hết là bây giờ chúng ta xuất gia với danh từ suông đó, cho nên không có lìa cái sự giải thoát.

Xuất gia là gì?

Xuất gia là ra khỏi nhà. “Xuất” là ra khỏi, “gia” là nhà, của cải, tài sản, anh em, chị em, vợ chồng, con cái, cha mẹ…​

Nghĩa là giải thích hai cái chữ xuất gia để chúng ta thấy rõ, chữ “xuất” là ra khỏi, chữ “gia” là nhà, của cải, tài sản, anh em, chị em, vợ chồng, con cái, cha mẹ…​

Xuất gia nghĩa là từ bỏ tài sản nhỏ, tài sản lớn, từ bỏ bà con quyến thuộc nhỏ, từ bỏ bà con quyến thuộc lớn, sống không gia đình, không nhà cửa, chỉ còn ba y một bát mới gọi là xuất gia.

Chớ không phải xuất gia theo kiểu mình bây giờ đó, như Thầy bây giờ cũng chưa chắc gọi là xuất gia. Cái chùa gì mà dữ tợn như thế này mà còn cái gì mà xuất gia? Xuất gia là bỏ hết không có cái chùa cái gì hết mới được xuất gia chớ! Thầy còn có được cái Tu viện Chơn Như, Thầy làm sao mà gọi là xuất gia, còn cái nhà rõ ràng mà.

Rồi còn cái này, cái kia, cái nọ. Bây giờ ai dám nói cái này là của quý vị đâu? Có ai dám lại lấy mấy cái máy này mà của họ - Phật tử đem đến cho Thầy mượn, mấy vị dám lấy xài không?

Chỉ có Thầy dám xài thôi, họ giao cho Thầy, Thầy dám xài, chứ quý vị dám xài không? Có ai mà dám rinh cái máy Thầy đem lại thất chơi không? Thì như vậy đâu phải của quý thầy phải không? Mà Thầy dám đem chỗ này chỗ kia được thì tức là của Thầy chớ còn của ai!

Nói bằng cách của Phật tử, chớ thật sự là mình sử dụng là của mình rồi, như vậy là Thầy có phải là xuất gia không? Chưa! Chưa xuất gia đâu, còn dính mắc cả đống nè, bàn ghế nè, tủ bàn nè, ông Phật còn ngồi trên bàn, của Thầy hết chứ của ai vô đó!

Như vậy là Thầy cũng chưa phải là hạng xuất gia đâu. Chừng nào mà Thầy ba y một bát mà ẩn bóng chỗ này, nay chỗ này, mai chỗ kia mới gọi là Thầy là chân thật xuất gia đó. Cho nên cái hình ảnh đó là cái hình ảnh Thầy sắp sửa bước đi để cho mình thực hiện là cái người xuất gia!

Chớ đừng có nói xuất gia mà nghe cái kiểu mà danh từ nó thì không có đúng đâu. Đó thì cho nó đúng cái chỗ mà chúng ta còn ba y một bát nó mới gọi là xuất gia.

Khi từ bỏ như vậy mà đi lang thang không biết pháp tu hành từ bắt đầu cho đến viên mãn thì cũng uổng phí một đời.

Nghĩa là mình nói mình xuất gia, mình bỏ hết, mình bỏ hết dòng họ, bà con, mình đi lang thang đầu đường, xó chợ, đi từ chỗ này đến chỗ khác, thì thầy thử hỏi coi cái sự xuất gia đó nó có nghĩa lý gì không? Đâu có nghĩa lý gì!

2- BƯỚC CHÂN VÀO ĐẠO PHẢI CHỌN BẬC THẦY CÓ GIỚI HẠNH

(02:53) Trước khi nghe băng Thầy giảng ở trong cái buổi sáng hôm qua thì các con nghe Thầy nói một vài vấn đề rất là quan trọng trong cái sự tu hành của đạo Phật.

Bởi vì cái quan trọng của đạo Phật là vốn chúng ta khi bước chân vào đạo Phật thì chúng ta phải chọn cái bậc thầy của mình, mà cái bậc thầy của mình là cái bậc có giới hạnh.

Mà cái giới hạnh của cái người mà đầu tiên bước vào cái con đường tu tập của đạo Phật đó là thọ Thập Giới Sa Di. Chắc quý thầy ai cũng biết thọ Thập Giới Sa Di hết chớ? Cho nên cái hình ảnh một vị tăng mà ăn ngày một bữa là trong cái Thập Giới Sa Di nó đã có rồi.

Mà hiện bây giờ đó thì hầu hết là quý vị mà theo tu hành theo đạo Phật đó, thì cứ nhắm cái chùa nào mà có Phật tử đông theo quy y chớ không nhắm cái ông thầy, xem coi ông thầy mình cái đức hạnh về cái ăn với cái ngủ coi ổng có xứng đáng chưa?

Rồi về cách sống của ổng như nhà cửa, chùa chiền của ổng có sống đúng không? Bởi vì năm cái giới của người Sa Di mà cái giới hạnh đó thì không có nằm ở trên giường cao rộng lớn, rồi không có ở trong những nhà cao rộng lớn nữa, rồi tất cả đồ đạc nó cũng không có nữa.

Đó là cái hạnh của cái người Sa Di chớ chưa phải là người Tỳ Kheo đâu. Thế mà họ là bậc Thầy của chúng ta là họ là bậc Tỳ Kheo rồi, thế mà họ không sống đúng cái hạnh của người Sa Di - thì đó là mười cái giới đầu tiên cho cái nẻo, cái lộ trình mà cái người xuất gia bắt đầu.

(04:25) Nghĩa là Thầy dạy cho các con: Khi mà chúng ta thọ Tam Quy, thọ ba cái giới đầu tiên là Phật - Pháp - Tăng đó, là của người cư sĩ chớ không phải là người tu sĩ thọ cái đó đâu.

Rồi thọ Ngũ Giới thì cũng người cư sĩ chớ không phải người tu sĩ đâu, phải không? Ai cũng thấy điều kiện chuyện đó hết. Rồi tới thọ Thập Thiện - mười cái điều lành - thì cũng là người cư sĩ chớ đâu phải là người tu sĩ đâu.

Đó, do vì vậy mà chúng ta thấy từ cái bước đầu, cái lộ trình thứ nhất mà Thầy đã vạch ra trong cái giáo án này thì các con đã thấy rõ là cái người cư sĩ phải ở trong cái giới pháp nào của đạo Phật.

Mà thấy cái đầu tiên mà vô mà thấy cái người cư sĩ nói là tín đồ của đạo Phật mà còn bán phở, bán cháo lòng hay hoặc bán bánh canh thì quý vị có nghĩ đó là người cư sĩ của đạo Phật không?

Bởi vì Phật đã cấm sáu cái nghề không được làm mà, phải không? Nếu mà chấp nhận là cư sĩ, là đệ tử của Phật thì sáu cái nghề đó không được làm! Nghề bán thịt sống có không? Nghề săn bắn, nghề chài lưới có không?

Mà bây giờ cái ông chài lưới ổng cũng xưng ổng là Phật tử, rồi cái ông bán thịt ở ngoài chợ, bán thịt mà cắt ký, ký bán cho người ta, ổng cũng xưng ổng là Phật tử nữa, ổng cũng tu hành theo Phật được, cũng là cư sĩ nữa. Rồi cái người mà bán phở, cháo lòng ngoài chợ họ cũng xưng họ là đệ tử cư sĩ nữa, thì cái đó có đúng không?

Rồi bây giờ bắt đầu qua cái nẻo thứ hai, thì chúng ta thấy cái lộ trình của người tu sĩ thì nó là Thập Giới Sa Di là bắt đầu, phải không?

Thì chúng ta muốn mà được trở thành vị tu sĩ thì ít ra chúng ta cũng phải thọ Tam Quy nè, rồi Ngũ Giới nè, rồi Thập Thiện nè, rồi bây giờ mới bắt đầu qua là thọ Thập Giới Sa Di chớ, thì như vậy là cái hành động sống của chúng ta nó sống có giống người thế gian nữa không? Nội Thập Giới Sa Di không chúng ta đã thấy rồi.

Vậy mà chúng ta nhắm mắt, đui mù không thấy bậc thầy của mình là người nào hết, chỉ thấy cái bộ áo bệ vệ của ông ta, đắp y đồ dữ tợn, đội mão từ lư, hay mang hia như vua chúa thì coi như là thầy mình rồi, phải không?

Tập trung năm, mười ông ngồi hàng hàng vầy, bắt đầu tổ giới đàn ra cái bắt đầu cho mình thọ Sa Di chớ gì, thọ Tỳ Kheo chớ gì? Mê lắm! Làm được như mấy ông đó cũng đội mão từ lư đồ lên làm vậy là ngon rồi chớ gì?

(06:41) Nhưng mà không ngờ là cái hành động của ông ta có phải đúng là những bậc chân nhân không? Đâu có phải bậc chân nhân, đâu phải bậc thánh! Ăn uống như phàm phu, ngày ba, bốn bữa, mà còn dối trá che đậy nữa.

Dối trá che đậy làm sao? Các thầy thấy, sáng họ lại còn bày đặt nói “tiểu thực”! Ăn thì ăn chớ còn tiểu thực! Tiểu cái gì? Ăn cũng nuốt đầy bụng chớ Thầy có thấy ông nào mà nuốt nữa bụng bao giờ đâu mà gọi là tiểu, tiểu với đại, phải không?

Chiều thì ông nào cũng quất một tô bột bây lớn vầy, cái bụng nó phình ra như cái trống chầu mà hô là uống bột chớ không có ăn! Có không? Thầy nói đụng chạm hết cả đám hết, nhưng mà sự thật phải nói để thấy biết.

Một người Sa Di, Phật nói ăn một bữa ăn còn không có ăn nhiều. Bởi vì ăn là nó giúp cho chúng ta sanh ra cái dục, mà cái dục tức là con đường sanh tử, mà đạo Phật là chấm dứt con đường sanh tử.

Chúng ta phải biết ăn ít nó mới sanh ít dục, còn ăn nhiều nó sanh dục, mà ăn một bữa người ta còn không dám ăn nhiều. Còn mấy ông ăn ba bữa mấy ông còn bày đặt che đậy người ta, nói: “Sáng tui tiểu thực chớ tui đâu có ăn đầy bụng!” Mà thấy ông nào cũng quất no hết chớ ông nào mà…​

Bởi vì Thầy cũng ăn tiểu thực chớ, Thầy biết cũng no cành hông chớ, đi hết muốn nổi, làm sao Thầy không biết! Thầy đã từng sống mà Thầy không biết sao?

Chiều uống chừng một chén bột vầy không uống đâu, quất một tô vầy nó mới vừa, có không? Ít ít thì đâu chịu. Còn thêm đường, thêm sữa đồ ở trỏng nữa cho nó bổ. Trong vòng ba tháng hạ thôi, ông nào thôi thấy đi cũng hết muốn nổi! Còn hồi ở chùa mình thì thôi muốn ốm tong ốm teo, có không?

Bởi vậy, chọn cái ông thầy như vậy, cho nên ở đây có một cái bài kinh - sau này thì đây là những cái bài mà Thầy sẽ giảng ở trong cái giới hành, nó thuộc về giới hành rồi.

Nhưng mà bây giờ chúng ta chưa học giới bổn xong. Bởi vì mới - bây giờ là bắt đầu chúng ta mới học Tam Quy, Ngũ Giới chưa rồi mà làm sao học tới giới bổn được phải không? Cho nên khi mà tới giới bổn xong rồi thì mới tới giới hành.

Nhưng mà ở đây Thầy cũng nhắc nhở cho các con thấy rằng, trong cái con đường tu hành của đạo Phật, cái gì chúng ta cũng phải có con mắt rõ ràng là chọn những bậc thánh, những bậc chân nhân là thầy của mình chớ, đâu có đụng ai cũng làm thầy mình được!

Làm thầy của mình, ông thầy có vợ con, mình sống riết với ổng rồi cũng có vợ con à. Ông thầy của mình đó họ sống bừa bãi như thế nào đó, riết rồi mình cũng vậy thôi.

Bởi vì cái đó là cái ảnh hưởng xấu, mà mình không thấy được rồi mình cứ nói: “Ổng tu vậy mà ổng còn vậy, mình sao? Thôi mình cũng vậy được rồi!” Hay là hoặc mình khá khá hơn ổng chút cũng ngon rồi. Không ngờ là dẫn nhau cả đám đi tầm bậy hết à!

(09:09) Cho nên vì vậy đó, tất cả những cái này là cái khó. Các con cứ nhìn thấy đi, Phật giáo Campuchia chớ gì, Phật giáo Nam Tông chớ gì? Người ta nói Phật giáo là quốc giáo của các nước đó chớ gì? Có đúng không, các con thấy: Ăn thịt đống đống mà quốc giáo! Đem mà chôn sống mấy ông sư đó hết chứ quốc giáo! Phải không? Các con thấy không?

Thầy muốn nói như thế nào: Đạo Phật là đạo thiện, mà tại sao quốc giáo - mỗi người dân của nước đó khi lớn lên phải được vào học ba năm tu ở trong cái chùa, có phải không? Thanh niên là phải đi học hết, đi vô tu hết, thậm chí ông vua cũng phải vô tu nữa. Thế mà các con thấy họ diệt chủng như thế nào? Campuchia diệt chủng như thế nào?

Cái người mà tu theo đạo Phật con kiến còn không dám giết mà bây giờ con người của nó, dân tộc của nó, nó giết cả đống như vậy thử hỏi là nó tu theo Phật cái gì đó? Phật của nó là gì, ác quỷ hay là cái gì? Phải không? Rồi nó giết đồng bào Việt Nam của mình nó thả trôi sông Cửu Long nè, trôi bồng bềnh ở dưới sông Tiền Giang, Hậu Giang nè, có không?

Thầy có một ông bác cũng ở gần biên giới Cao Miên, nói chung là ở trong đất Miên chớ không phải ở biên giới gì hết, ở trong đất Miên á. Tới chừng nó “cáp duồn” chạy không còn xách một cái gì theo được hết. Mà con cái đồ chạy không khỏi nó chặt chết hết, chạy có một mình ra khỏi cái đó.

Đó thì các con thấy. Mà người ta nói người ta quốc giáo, được những cái chùa như là Đế Thiên, Đế Thích, những cái chùa mà ở trên Campuchia chúng ta thấy vĩ đại, biết bao nhiêu là mồ hôi, nước mắt tiền bạc của dân tộc đó đổ vào để xây dựng những cái ngôi chùa vĩ đại như vậy. Quốc giáo mà, cái chùa lớn lắm mà, phải không? Các con thấy không?

Nhưng mà cái đạo đức họ có không? Họ giết người không gớm tay, chính họ diệt chủng họ, họ giết dân họ. Nếu không có quân đội Việt Nam lên trên đó can dự vào, thì chắc chắn là ba cái ông cộng sản đỏ đó chặt hết không còn cái gì! Phải không? Các con thấy không? Còn cái gì không?

Vậy mà - đó thì chúng ta thấy cái chỗ mà nó ăn thịt chúng sanh đó, nó phải hung dữ chớ! Còn Phật giáo của mình đó, Đại Thừa chớ, coi vậy chớ ăn rau cải nó cũng hiền. Nó tu Thiền Đông Độ đồ bậy bạ, nó không có phải là quốc giáo, nó không phải là Nguyên Thủy thật, nhưng mà nó không đến đổi mà giết người quá!

Trong chiến tranh của chúng ta biết bao nhiêu người Việt bị chết? Biết bao nhiêu là những gia đình mà chúng ta hiện giờ nhắc lại thì con em của chúng ta đã đổ xương, đổ máu trên cái quả đất này, là vì người ta không có biết đạo Phật!

Nhưng mà đạo Phật giáo Đại Thừa không có dạy dân tộc Việt Nam chúng ta đi xâm chiếm đất nước người ta mà giết người như vậy. Các con thấy không có, phải không? Cho nên thấy nó cũng đỡ chớ, nó đâu có đến đổi mà quá tệ.

Còn mình thuộc về quốc giáo mà quốc giáo Nguyên Thủy gốc của đạo Phật nữa, kinh điển thì kinh điển Nguyên Thủy nữa, mà là không hiểu cái thứ gì hết à!

Mà người dân bắt buộc phải là lớn lên mười tám tuổi là phải vô chùa ba năm tu rồi, sau đó muốn tu thì ở luôn mà không muốn tu thì ra đời. Thì ra đời cũng còn mang cái thiện pháp chớ ra đời gì mang cái ác pháp, vác cây rựa chém người ta đứt đầu mà không thương chút nào!

(12:10) Đó là họ học giáo pháp của Phật, họ học luật của Phật bằng cách nó khô như pháp luật đó. Cho nên vì vậy mà họ ra họ bực quá trời, hồi tui vô trỏng khép tui ăn ngày một bữa, đi xin cực quá, tui ra tui chém đầu tui lấy của tui ăn không phải sướng không?

Các con thấy không, Phật giáo mà giáo dục người ta như vậy thì như vậy chánh giáo hay là tà giáo? Dù bây giờ nói Phật gì đi nữa Thầy cũng xem đó là tà giáo chớ!

Bởi vậy Thầy quét sạch ba cái thứ này ra hết, thà là Thầy như thế nào mặc Thầy, Thầy không quan trọng, ai nói gì nói, nhưng mà những người nào phá Phật pháp thì Thầy đã quét ra hết.

Giới luật của Phật là cái pháp thiện, không phải là cái pháp ác, không thể giết người được! Tứ Vô Lượng Tâm là bốn cái tâm vô lượng của người ta rộng lớn phủ trùm cả tất cả chúng sanh thì tại sao không làm được những điều đó?

Cho nên các con thấy không, trong cái số của chúng ta học tập ở đây, ai là người có duyên đủ học pháp thiện? Bắt đầu nghe cái giáo án thì ai cũng thấy hay hết phải không? Nhưng mà lần lượt các con thấy họ có đủ phước họ ở đây họ học chúng ta không? Nó xảy ra đủ chuyện để cho họ phải dứt đi thôi.

Thầy tiếc nhứt là con Đào. Quá tệ! Cái người mà đã có công ở đây rất nhiều, cực khổ với cô Út rất nhiều, thế mà rất là tối tăm, ngu si…​ Ít ra các con phải học cho tới tận cùng các con mới biết được cái chỗ nào mà bắt đầu, chớ từ nào tới giờ Thầy chưa có dám bắt đầu cái chỗ nào của Phật pháp.

Tại sao không có dám bắt đầu? Tại vì người ta tu sai hết, bắt đầu người ta không có tin mình! Tại sao vậy? Tại sao Thầy biết rằng người ta không tin Thầy? Thầy biết rất rõ. Là tại vì lúc bấy giờ thì các con thấy, nghĩa là người ta có những cái kiến chấp.

Chẳng hạn là như mấy con học Thiền Tông chớ gì, mấy con kiến chấp Phật Tánh. Rồi mấy con học cái Tịnh Độ Tông chớ gì, mấy con niệm Phật, mấy con chấp là có cõi Cực Lạc rồi. Bây giờ Thầy bắt buộc các con phải tu lại những cái gì mà của đạo Phật, các con không tin Thầy đâu.

Chắc chắn là các con không có làm đâu, các con sẽ làm theo cái của các con. Bởi vì đạo Phật nói rồi, cái kiến chấp của người ta, người ta chấp chặt rồi, mình không làm sao mà cho người ta xả được hết.

Chỉ bây giờ chờ cho cái duyên nào mà người ta làm không có được, người ta quá khắc khổ, người ta thấy người ta đứng ở trên đó mà người ta dậm chân mãi năm năm, mười năm, hai, ba chục năm, người ta tu không tới nữa đó, rồi người ta ngán người ta không biết cái pháp nó đi tới đâu, cái tâm tư, cái chấp của người ta nó bị vơi bớt đi, nó không còn nặng nữa thì lúc bấy giờ đó, mình mới chỉ cho họ, lần lượt họ mới từ từ họ sáng ra, thì lúc bấy giờ mình mới dạy lại.

Như vậy là Thầy chưa có dạy các con cái ban đầu như thế nào. Tại sao bây giờ Thầy cứ dạy các con là pháp hướng hay hoặc thế này thế khác? Là tại vì có người hướng có hiệu quả, nhắc các con để các con bắt chước theo thôi.

Như thấy Minh Tông hướng bảo: “Hơi thở ngưng!” hay hoặc là cái này kia đồ, hay hoặc là bảo ngủ, hay thức, hay hoặc là bảo đừng có nhức, đừng có đau cái thọ đồ vậy, để các con thấy làm nó cũng có hiệu quả chung chung nó vậy thôi, để phá cái chấp của các con thôi.

Chớ sự thật ra các con biết không, mỗi cái trạch pháp là cái bước đầu các con phải tu cái gì, trạch pháp cái câu nào để cho nó đúng với cái đó. Các con gọi trật cái tên là các con trạch pháp nó cũng không hiệu quả nữa chớ đừng nói.

Thí dụ như nội cái tâm với cái ý, mà các con gọi cái tên ý với cái tâm mà con còn gọi trật nó cũng không hiệu quả nữa chớ đừng nói.

Cũng như cái thằng xoài con gọi thằng mít, nó đâu có biết nó là tên gì đâu, nó đi vô, nó ngó ngó, nó đâu có tưởng gọi nó! Nhưng mà con tính con gọi thằng mít, nhưng mà con cứ gọi thằng xoài: “Xoài! Mày vô biểu!” Nó biết ở đâu mà nó vô? Các con hiểu điều đó.

Cho nên cái tu hành nó cũng như vậy, thế mà các con tưởng là học hiểu nội bây nhiêu Thầy nói đủ rồi, bây giờ về cứ ở chỗ nào yên tịnh đó tu. Không phải dễ đâu! Nó không có đơn giản đâu!

(15:38) Bởi vì ở đây nè, các con thấy nè:

Cư sĩ Visakha hỏi Ni sư Dhammadinna, hỏi:

Đây nè Thầy đọc lại cái chỗ này để cho các con thấy nè:

Thưa Ni sư! Thủ ở trong mười hai…​

Thập Nhị Nhân Duyên đó.

…​ mười hai nhân duyên…​

Cái Thủ của trong mười hai nhân duyên, các con biết Thủ rồi Hữu rồi Sanh đó, trong mười hai nhân duyên phải không?

…​ nó có khác với năm thủ uẩn hay không?

Ông Visakha này ổng hỏi cắc cớ với cái bà Ni sư này lắm. Bà Ni sư này, tức là vợ của ông. Đây, Thầy thuật lại câu chuyện của Ni sư Dhammadinna.

Khi mà ông Visakha ổng đến ổng nghe Phật thuyết pháp rồi đó, thì ổng ngộ được cái lý sanh tử rồi, cho nên lúc bấy giờ ổng về nhà.

Thì ổng về nhà, thường thường thì ổng đi đâu ổng về nhà thì bà vợ đưa cái tay cho ổng nắm, rồi ổng nắm cái tay bà vợ ổng mới dẫn đi lên trên cái phòng khách, hai vợ chồng mới ngồi nói chuyện.

Mà hôm nay lạ lùng là ổng đi đến Phật rồi ổng về, thì bà đưa cái tay ra thì ổng không có nắm! Các con thấy, cái câu chuyện nói nghe nó cũng hay lắm, chớ không phải là không hay đâu!

Ổng không nắm, bà mới ngạc nhiên: “Sao kỳ! Ông này ổng đi nghe Phật rồi ổng về ổng không chịu nắm tay mình nữa, lạ!” Bắt đầu đó, ổng đi trước, bả đi theo sau, mà không có đưa tay nắm nữa.

Cho nên bả đi lên tới cái phòng khách, rồi ổng ngồi cái ghế khác, bả ngồi ghế khác, chớ hồi đó thì hai ông bà ngồi chung một cái ghế, cũng như ngồi cái ghế salon mà ghế dài đó. Còn cái này ổng ngồi một cái, bà ngồi một cái, bây giờ ổng ngồi riêng không có ngồi chung nữa.

Bây giờ đó, bà mới hỏi: “Ông nay sao lại kỳ quá vậy? Mọi lần thì ông đi đâu thì ông về thì đâu có cái tình trạng như vậy, mà sao nay ông đối xử với vợ con như vậy?”

“Đâu phải! Bởi vì cái đó là cái đường sanh tử. Tôi hôm nay về tôi bàn với bà đó, là bà nên đến nghe Đức Phật đi - Đức Thế Tôn đi. Rồi bà sẽ nghe rồi đó thì tôi tin rằng bà sẽ theo Đức Phật liền!”

Thì bà nói: “Không biết ông Phật ổng nói cái thứ gì mà cái ông này ổng mê quá trời! Ổng biểu mình đi nghe ông Phật chớ ổng cũng không thèm nói cho mình biết nữa!” Thôi bà cũng sửa soạn, bà đến bà nghe ông Phật thuyết pháp.

Khi bà đến thì bà nghe ông Phật thuyết pháp xong rồi, thì bà xin ông Phật xuất gia luôn, bà đi luôn, đi tu luôn. Bà về bà giao nhà giao cửa, giao con lại cho ông. Ổng nói: “Được! Tui bằng lòng, tui lo hết, bà cứ yên tâm bà đi tu đi! Miễn là bà tu được là tui mừng!” Do đó cái bà đi luôn, bà cạo tóc, bà vô trong giới ni bà tu luôn ở trong đó.

Sau khi bà chứng quả bà mới trở về bả thăm nhà đây, là hai ông bà mới gặp nhau. Ông Visakha ổng cũng là một cư sĩ tài ba của đạo Phật lắm chớ không phải! Hỏi bà, cật vấn bà, nghĩa là sát ván, Phật pháp mà ông rất thông suốt - là một cư sĩ.

(18:20) Rồi sau này Thầy sẽ đọc hết những cái bài này cho các con nghe toàn bộ. Bây giờ Thầy chỉ đọc một cái đoạn để cho các con thấy rằng cái chỗ mà ổng hỏi thôi.

Ổng hỏi cái chỗ này là cái sự phải hiểu biết mới có hỏi: Làm sao mà chữ Thủ này nó ăn khớp gì với chữ thủ ngũ uẩn đâu? Mà ổng dám hỏi câu hỏi với cái bà ni sư này thì ông cũng phải là người mà thông hiểu.

Bởi vì phải thông những gì đã thông đó. Khi mình mới vào đạo Thầy giảng cái giáo án các con hiểu không? Bốn cái điều kiện mà, phải không? Tức là muốn vào đạo Phật thì phải thông hiểu những gì chưa thông hiểu, cái đó đầu tiên, phải không?

Rồi kế đó thì các con thấy cái gì nữa nè: Trau dồi những gì phải trau dồi, rồi dứt bỏ những gì phải dứt bỏ, rồi tu tập những gì phải tu tập. Các con nhớ bốn cái điều kiện chưa? Học rồi quên mất rồi!

Bây giờ ông cư sĩ này là ông đã thông hiểu như vậy đó, thì các con thấy ổng sẽ đối xử với - ổng hỏi bà, Thầy nói thiệt ra, tu sĩ bây giờ cũng chưa biết chắc đã dám biết hỏi câu hỏi này nữa. Đây nè, nếu mà ông không biết, làm sao ông hỏi câu hỏi như thế này với bà? Mà bà trả lời rất đúng:

Thưa Ni sư!

Bây giờ thì ông gọi bà Ni sư chớ không dám gọi bà nửa đâu, không dám gọi là bà vợ nữa đâu, coi như là bà là một bậc thầy rồi đó.

- Thưa Ni sư! Thủ trong mười hai nhân duyên này có khác với năm thủ uẩn hay không? Hay thủ uẩn này là năm thủ uẩn?

Đó ông hỏi. Các con từ lâu đến giờ đã học kinh sách dám hỏi điều đó không? Thì có biết gì đâu mà hỏi!

- Này Hiền giả Visakha!

Bà không có kêu ông là chồng nữa đâu, kêu là Hiền giả thôi.

Thủ trong mười hai nhân duyên tức là năm thủ uẩn.

Bà xác định như vậy. Các con thấy chưa? Bởi vì nó có sắc, thọ, tưởng, hành, thức này nó mới có dính mắc chớ còn nếu không có cái này làm sao gọi là Thủ, phải không? Bởi vì dính cái bàn, cái ghế này, mà nếu không có cái thân này thì nó dính để làm ai, cho ai đây?

Bà nói trúng chớ. Thủ ở đây là năm thủ uẩn đó, có năm thủ uẩn nó mới có dính đó, mới có Thủ đó đó - mới có Thủ mười hai nhân duyên đó. Đúng không? Các con thấy bà trả lời có sai không?

(20:24) Bởi vậy ông Phật ổng nói: “Bà Dhammadinna đó bà trả lời như vậy thì Ta cũng trả lời như vậy thôi, chớ cũng không hơn bà nổi!” Ông Phật ổng xác định bà là một đại trí tuệ, đệ nhất trí tuệ bên Ni mà, đâu có thường đâu!

- Này Hiền giả Visakha! Thủ trong mười hai nhân duyên tức là năm thủ uẩn. Thủ này không khác với năm thủ uẩn. Phàm có dục đối với năm thủ uẩn tức là có Thủ đối với chúng ở đây.

Nghĩa là có dục ngay đó thì nó dính rồi thì nó - cái vật gì nó cũng dính theo hết cả đám thì không phải là Thủ mười hai nhân duyên sao? Đó cho nên mới có nhà cửa, mới có anh em, mới có dòng họ, mới có ruộng vườn, mới của cải chớ, đó nó mới dính mắc, nó mới có sanh tử, ưu bi chớ!

Bây giờ ông hỏi tới nữa nè:

- Thưa Ni sư! Thế nào là thân kiến?

Đó, bây giờ chính cái Thủ này - năm thủ uẩn này nó mới tạo thành cái thân kiến đó, cho nên ông mới hỏi câu kế đó. Chớ chúng ta chưa hiểu đâu, cho nên ông mới lần ông đi tới ông hỏi:

- Thưa Ni sư! Thế nào là thân kiến?

- Ở đây, này Hiền giả Visakha! Kẻ vô văn phàm phu không đến yết kiến với bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không đến yết kiến các bậc chân nhân, không thuần thục pháp các bậc chân nhân, không tu tập pháp các bậc chân nhân.

Đó!

Thường nghe những tà sư ngoại đạo nói pháp, giảng pháp không đúng sự chân thật, không đem lại sự ích lợi nhất thiết, cụ thể, thường sống những hành động phi Phạm hạnh mà các bậc trí thường không tán thán.

Đó thì các con thấy thường thường mình không chọn - ở đây…​ (Mất tiếng)

3- TU SAI PHÁP THÌ CÓ XUẤT GIA CŨNG KHÔNG CÓ Ý NGHĨA

(22:04) Bây giờ chúng ta tiếp tục cái bài học.

Khi từ bỏ như vậy mà đi lang thang, không biết pháp tu hành từ bắt đầu cho đến viên mãn thì cũng uổng phí một đời người mà chẳng giải thoát được gì, chỉ thành một gã lang thang, phiêu bạt giang hồ, rày đây mai đó, chẳng có ý nghĩa gì cả.

Đó thì quý thầy thấy: Khi mà chúng ta đã xuất gia, từ bỏ tài sản nhỏ, tài sản lớn, từ bỏ bà con quyến thuộc, từ bỏ tất cả tài sản, không còn có một gì, chỉ còn có ba y một bát, mà đi lang thang như vậy mà không có pháp tu hành thì quý thầy thấy, như hiện giờ mà chúng ta đã thấy bên cái phái khất sĩ mà hiện là đã thành lập ở đất nước của chúng ta đó.

Lấy ba y một bát mà thực hiện, từ cái ngay bắt đầu mà tổ sư Minh Đăng Quang đã hướng dẫn người ta thực hiện ba y một bát, sống trong cái túp lều tranh. Chớ không phải như bây giờ, khất sĩ mà ở những cái tịnh xá mà sang giàu như vậy đâu.

Hồi khởi sự ai cũng rất là mến cái đức hạnh của khất sĩ hết, người ta thấy cái sống người ta rất là quý cái hạnh đó. Nhưng mà cuối cùng không có cái pháp hành, cho nên hầu hết là khất sĩ người ta đã không có cái đường lối người ta giải thoát.

Lấy cái giới bổn khép chặt cái kỷ luật làm cho người ta sống cái cuộc đời sống rất là khắc khổ, nhưng cuối cùng thì không thể nào mà duy trì được cái ba y một bát đó được, cho nên cuối cùng thì vẫn cáo chung, cho nên thành một gã lang thang rày đây mai đó, hoặc là ở hang, ở núi.

Tất cả những khất sĩ người ta cũng tha thiết cái sự tu hành để giải thoát, nhưng cuối cùng thì họ không có pháp hành cho nên họ không có hiểu được cái đường lối của đạo Phật, thực hiện cho đúng cái pháp hành, vì vậy mà không có đạt được cái con đường giải thoát. Cuối cùng thì họ cũng chết dần chết mòn ở trong những hang hốc hay hoặc là những cái nơi hành.

Cuối cùng thì hầu hết Thầy thấy có nhiều người họ ngồi thiền mà họ ngủ ngay ở trên cái sự ngồi thiền đó, họ không có dám nằm nữa, họ rất là khắc khổ. Vì vậy mà cuối cùng họ hoàn toàn là họ thành những con cóc hết trơn, chẳng có ra một cái gì hết à!

Cuối cùng thì các thầy suy ngẫm coi: Bên khất sĩ họ hiện bây giờ họ đang tu hành như vậy, nhưng mà những người mà khổ công tu hành như vậy họ chẳng đạt gì hết, vì vậy cuối cùng những cái người mà còn lại làm sao mà họ không phá giới?

(24:35) Cho nên hiện giờ là hầu hết khất sĩ phải nói rằng phá giới. Cái hình thức thì nói ăn một bữa, đi khất thực, chớ sự thật đó là còn cái hình thức thôi chớ còn không còn có cái mà có thể gọi là ba y một bát, mà có thể thực hiện cái đời sống Phạm hạnh của Đức Phật ngày xưa được nữa.

Bởi vì trải qua một cái thời gian mà người ta không có cái pháp hành, tức là cái giới hành người ta không có, cho nên người ta không làm sao để thực hiện được cái giới luật của Phật, cho nên từ đó cái giới luật nó khô đi, nó khô cằn đi, nó làm cho người ta quá khổ sở.

Vì vậy mà người ta phải thay đổi để cho cái cuộc sống của người ta nó có cái gì hơn chớ! Vì vậy đến để mà giải thoát thì không giải thoát được.

Do cái chỗ đó cho nên họ không đạt được cái sức mà làm chủ sanh tử, họ không đạt được cái cứu cánh Niết Bàn của họ, mà chỉ có ở trên cái giới luật không thì cuối cùng họ phải bỏ dở giới luật, họ không thể nào sống nổi ở trong giới luật. Còn chúng ta mà có đủ cái pháp hành thì chúng ta không có bỏ dở.

Cho nên cái bộ Chân Lý của tổ sư Minh Đăng Quang mà viết ra đó thì hầu như là cái pháp hành không có mà chỉ có cái lý giải của nó mà thôi. Mà lại nó tạp nhạp là vì nó kết hợp với Nam Tông, với Bắc Tông, rồi nó lại có ảnh hưởng ở bên Thiền Đông Độ nữa, cho nên nó là cái áo vá, thành ra nó không có thực hiện được cái giới hành của Phật.

Còn trái lại đạo Phật thì nó có cái giới luật của nó, cái giới luật của nó nó có, nhưng mà nó có giới hành của nó, cho nên nó tạo cho chúng ta thực hiện được cái đời sống Phạm hạnh rất là nghiêm chỉnh mà nó có một cái nguồn giải thoát.

Tự thân tâm của nó có một cái hỷ lạc rất là cao độ, nó làm cho cái người mà thọ dục cái hỷ lạc của thế gian, nó thấy cái hỷ lạc của cái đạo Phật là cái hỷ lạc ly dục ly bất thiện pháp đó, nó tuyệt vời hơn cái dục lạc của thế gian.

Thí dụ như bây giờ chúng ta ăn cái miếng ăn nó ngon, thì cái đó là gọi là hỷ lạc của cái ăn. Chúng ta nằm ở trên cái nệm nghe êm ấm, cái đó là cái hỷ lạc của cái sự êm ấm, của cái thân của chúng ta. Nhưng cái hỷ lạc mà ly những cái trạng thái đó thì nó lại là tuyệt vời hơn nữa.

Cho nên từ đó người ta dùng cái pháp - cái giới hành đó - mà người ta thực hiện được, thì nó đem lại cái sự an lạc vô cùng cho cái tinh thần của người ta. Vì vậy mà cái giới luật người ta rất là nghiêm chỉnh, Phạm hạnh của người ta rất là đầy đủ, trọn vẹn.

Người ta sống thì - người nhìn vào thì thấy như là khổ hạnh, nhưng mà trong tâm hồn của người ta không có chút nào khổ hạnh, vì đó là một cái nguồn giải thoát thật sự, chân thật của tâm hồn của người ta, cho nên ngay cái cuộc sống hàng ngày của người khất sĩ mà người ta đã thấy được cái Niết Bàn tại cái cuộc sống của họ rồi.

(27:16) Chớ không phải đợi họ phải nhập Niết Bàn mới là thấy Niết Bàn, mà chính hằng ngày họ đi xin đó, họ đã thấy cái Niết Bàn ở tại cái hành động xin của họ rồi. Chớ không phải như người ta không có cái pháp hành thì người ta thấy đó là cái khổ, đó là cái đói khát, đó cái là hèn hạ.

Do cái chỗ mà không biết, vì vậy đó mà người ta đã không có hiểu được cái pháp hành mà người ta thành lập cái giới luật như vậy là người ta trói buộc cái con người đi vào trong cái cảnh địa ngục. Hình thức thì tu, nhưng mà đó là cái cảnh địa ngục.

Cũng như bây giờ người ta ở ngoài đời người ta chạy xuống, người ta ăn ba bữa, mình ăn một bữa không dám thưởng thức cái ngon, cái dở gì hết. Thì không phải là bây giờ mà nếu mà không có cái pháp hành thì cái ăn của chúng ta bây giờ nó là cái địa ngục rồi! Nó không có cái an lạc gì cho cái sự ăn của chúng ta hết mà nó lại còn làm cho chúng ta khổ. Thì chúng ta thiếu cái pháp hành, cái giới hành thì cái giới luật ăn nó sẽ bị phá vỡ.

Cho nên sau này như quý thầy đã thấy, khất sĩ sáng họ cũng phải ăn tiểu thực. Họ nói là một lẽ, nhưng mà sáng họ phải ăn tiểu thực, chiều họ phải có ăn dặm, hoặc là nước uống cái gì chớ còn họ không có thể không ngơ được. Có nhiều chỗ thì họ còn cố gắng họ giữ chiều không có uống phi thời đồ, nhưng mà buổi sáng họ không ăn họ cũng không chịu được.

Cho nên hiện giờ thì nói về khất sĩ thì chỉ là còn cái danh từ suông mà thôi, chớ không thể nào mà giới luật của họ như ngày lúc mà tổ sư Minh Đăng Quang mới thành lập cái giới khất sĩ. Lúc bấy giờ nghĩa là lúc đầu tiên mà cái phái khất sĩ ra đời, người ta rất ngưỡng mộ qua cái giới hạnh của họ dữ lắm.

Nhưng mà vì không có pháp hành cho nên lần lượt nó đi đến cái chỗ phá giới hết, và cái hành động nó không có được giải thoát, nó không có được cái hỷ lạc của cái thiền định mà chính của cái giới hành của đạo Phật cho nên từng đó cái giới bổn của đạo Phật nó bị thay đổi đi, nó thay đổi từng chút để cho nó phù hợp với cái cuộc sống của người tu, chớ nếu không thì làm sao người ta sống nổi!

Đó thì hôm nay, đến đây thì quý thầy thấy rõ: Nếu mà chúng ta không khéo mà lấy giới bổn mà trói mình thì coi chừng chúng ta sẽ là những người phạm giới chớ chưa phải.

Bởi vì hầu hết đầu tiên là chúng ta phạm giới ý, ý phạm, sau đó thì khẩu phạm, rồi tới cái thân của chúng ta phạm, tất cả những cái này lần lượt chúng ta sẽ bị phạm. Nếu mà chúng ta không có giới hành thì chúng ta lần lượt sẽ bị phạm hết.

Khi chấp nhận đời sống vô vật chất, vô gia đình thì phải thọ pháp trau dồi tu tập để dứt bỏ những gì mà tâm ta còn đắm nhiễm.

Nghĩa là tuy rằng chúng ta chấp nhận cái giới luật như vậy, nhưng mà chúng ta sống trong một ngày hai ngày, một tháng, hai tháng hay một năm, nhưng mà chúng ta không có cái pháp - cái giới hành mà trau dồi thân tâm của chúng ta thì chúng ta không thể kéo dài hơn được nữa, thì chúng ta phải phá giới mà thôi.

4- SỐNG ĐƯỢC MƯỜI GIỚI SA DI MỚI GỌI LÀ XUẤT GIA

(30:09) Vậy pháp đầu tiên tu tập của người xuất gia là gì? Người xuất gia chân chính mở đầu từ pháp môn Sa Di Thập Giới.

Nghĩa là chúng ta phải thấy cái giới luật đầu tiên của chúng ta đó là Sa Di Thập Giới.

Người xuất gia mà không thọ Thập Giới Sa Di không được kể là người xuất gia.

Nghĩa là chúng ta - cái người mà gọi là xuất gia mà không thọ Thập Giới Sa Di thì cái người đó không được gọi là cái người xuất gia. Dù bây giờ người đó nhảy ngang đi mà thọ Tỳ Kheo đi nữa mà không thọ cái Thập Giới Sa Di thì người đó cũng chưa có gọi là cái người mà có thể là xuất gia được nữa.

Bởi vì chúng ta phải đi từng cấp bậc của sự tu tập. Sau khi thực hiện cái giới Thập Giới Sa Di được thì chúng ta mới có thể thực hiện được các giới khác của Tỳ Kheo.

Còn nếu mà Thập Giới Sa Di mà thực hiện không được, đời sống của chúng ta không đúng mười cái giới Sa Di này thì kể như vị Tỳ Kheo đó dù là bây giờ Hòa thượng đi nữa cũng chỉ là một cái người cư sĩ trọc mà thôi.

Nghĩa là nhìn Thập Giới Sa Di mà người đó ăn phi thời nè, cất giữ tiền bạc nè, ở chùa to tháp lớn thì coi như cái vị đó là cư sĩ chớ không phải là một vị thầy đâu.

Thầy xác định để cho thấy là một bậc xuất gia là một bậc ly trần, lìa tất cả những thế gian, mà còn cất giữ của cải, tài sản, còn cái nhà cửa cao sang thì cái người đó vẫn là cái người cư sĩ chớ không phải là - cái lộ trình của người cư sĩ chớ không phải là lộ trình của tu sĩ. Vì tu sĩ phải xả bỏ hết, mà tu sĩ không xả bỏ hết thì người đó chưa phải là tu sĩ.

Đây là chúng ta nhìn vào cái Thập Giới - mười cái giới của Sa Di mà chúng ta đoán được cái người đó là người tu sĩ hay là người không tu sĩ.

Nó phải rõ như vậy, chớ đạo Phật mà nó mù mờ thì nó là một cái hình thức gạt người ta. Mà đạo Phật đã xác định rất rõ: Cái người mà gọi là đệ tử của Phật xuất gia là phải thọ Thập Giới Sa Di, mà không thọ Thập Giới Sa Di thì người đó không phải là kẻ xuất gia.

Mà người đó dù bây giờ là Hòa thượng hay là một bậc gì ở trong hàng giáo phẩm mà người đó không sống đúng Thập Giới Sa Di thì đương nhiên chúng ta cũng không xem cái người đó là một bậc xuất gia mà là một người cư sĩ.

Đó thì hôm nay Thầy giải thích như vậy để quý thầy nhận được cái người xuất gia hay là những người không xuất gia. Dù bây giờ họ là - họ đứng ở trong hàng giáo phẩm, họ có thể gọi họ là Hòa thượng đi nữa, họ mặc y áo bệ vệ cách nào đi nữa, mà hình thức sống không đúng giới hạnh của Sa Di thì chúng ta vẫn xem họ là cái người chưa có xuất gia.

Vì thế Sa Di Thập Giới là cơ sở của người xuất gia.

Đó thì cơ sở của người xuất gia mà cái cơ sở đó mà không có thì cái người xuất gia đó là gì? Thì chẳng qua là đi ăn cắp cái bộ đồ của tu sĩ mặc vào để mà giả mạo mà thôi chớ có cái lý do gì.

Vì cái hành động của Sa Di là cái cơ sở vững chắc của nó là một cái người tu sĩ, mà cái cơ sở nó không có thì bây giờ cái người đó bây giờ họ có là vua sãi đi nữa người ta cũng vẫn xem họ là cái người cư sĩ chớ làm sao mà gọi họ là tu sĩ được.

(33:05) Ở đây quý thầy nhận xét qua người tu thường là nhận xét qua Thập Giới Sa Di.

Nghĩa là đừng có nhận xét qua cái bộ áo, qua chuỗi hạt, tràng hạt của họ, qua cái chức phẩm của họ, qua cách bệ vệ có kẻ hầu người hạ họ, qua cái chùa to, tháp lớn của họ, mà hãy nhận qua cái pháp của Thập Giới Sa Di.

Họ chẳng có gìn giữ nghiêm túc đúng cách của một chú Sa Di, mặc dù bây giờ họ là những vị Tỳ Kheo trong hàng giáo phẩm, họ là Đại đức, Thượng tọa, Hòa thượng mà đời sống Thập Giới Sa Di của họ chưa được thì thử hỏi họ còn tu pháp môn gì của Phật được?

Xin quý thầy suy ngẫm để mà xét người tu hành cho đúng của đạo Phật.

Đó thì bây giờ quý thầy cứ suy ngẫm, rồi xét cái người mà tu theo đạo Phật người đó có đúng là vị đệ tử của đạo Phật không? Có đúng là người xuất gia của đạo Phật không? Chỉ xét qua Thập Giới Sa Di là chúng ta đã biết.

Nghĩa là bây giờ chúng ta thấy nhan nhản tu sĩ, nhưng mà xét qua Thập Giới Sa Di thì chúng ta biết họ là tu sĩ, họ là người xuất gia hay là người chưa xuất gia chúng ta biết.

Mặc dù là bây giờ họ xuất gia biết bao nhiêu lần chưa, nhưng mà cái xuất gia của họ mà Thập giới Sa Di nó chưa được, chưa có thọ được, thì tức là họ chưa phải là kẻ xuất gia.

Mà nếu Thập Giới Sa Di chưa có được tròn đủ, thì thử hỏi họ có tu pháp gì, dù có cao siêu tối thượng thì nó cũng không phải là Phật pháp.

Nghĩa là là Phật pháp phải đi vào cái cơ sở đầu tiên của nó, mà bây giờ cái cơ sở đầu tiên của nó không có thì bây giờ họ có tu pháp gì, họ có nói pháp họ tối thượng đi nữa thì cái pháp của họ cũng chỉ chẳng qua là tà pháp ngoại đạo mà thôi.

Bị vì cơ sở đầu tiên không có thì những cái gì ở sau đó cũng đều là những cái sai chứ không thể nào đúng được.

Tại sao vậy?

Tại vì Sa Di Thập Giới là pháp môn tu hành cơ bản của người tu sĩ đạo Phật, mà pháp môn cơ bản không có tu tập, không sống đúng pháp môn cơ bản này thì những pháp hành của vị đó hiện giờ không phải là tà pháp hay sao?

Nghĩa là bây giờ vị đó dù bây giờ có hành pháp gì đi nữa mà cái cơ sở đầu tiên của vị đó mà nó không đúng cái Thập Giới Sa Di, thì vị đó dù có hành pháp nào thì không phải là tà pháp sao?

Cho nên chúng ta nhận xét qua thì rất là dễ nhận chớ không có sai được. Bởi vì đây là cái cơ bản của Phật pháp mà, làm sao mà chúng ta học hiểu biết như vậy mà làm sao mà chúng ta tin được những cái người đó được, và tin được những cái pháp của người đó, mà điên khùng mà theo những người đó mà gọi là theo đạo Phật?

Họ có nói, họ có lý luận - bởi vì cái lý luận của người ta là người ta có cái lý luận của người ta hay, nhưng mà người ta cũng đều là lọt vào trong sáu mươi hai cái lập luận của tà giáo ngoại đạo mà Đức Phật đã xác định ở trong kinh rất rõ mà.

(36:10) Cho nên bây giờ cái hình thức của họ là cái người đầu tiên đệ tử của Phật là phải Thập Giới Sa Di, thế mà họ không giữ trọn đúng, họ không sống đúng như vậy thì họ không phải là đệ tử của Phật rồi, thì tức là không xuất gia rồi.

Mà không xuất gia rồi thì dù họ có lý luận pháp gì đi nữa, họ có nói đây là Phật pháp thì chúng ta cũng biết rằng họ là những kẻ mạo nhận Phật pháp chớ chưa phải là đạo Phật như vậy.

Vì đạo Phật chứng minh cho rõ là cái người tu sĩ của đạo Phật phải thực hiện cái cơ sở đầu tiên của nó là một cái rất dễ dàng. Có mười cái điều lành, có mười cái điều giới đó mà họ không sống được thì thử hỏi họ sống cái gì nữa? Mà có mười cái điều đó mà họ tu không được thì họ tu cái gì nữa?

Thì tức là nó phải thấy đó là cái sai rất lớn cho Phật giáo hiện giờ. Dù bây giờ chúng ta thấy có hàng vạn tu sĩ Phật giáo đi nữa, nhưng mà mười cái giới căn bản, cơ bản của cái người xuất gia mà không có một cái người nào mà sống đúng thì chúng ta vẫn xem là Phật giáo đã suy đồi rồi, đã chết mất rồi.

Vì những cái hạng người này nó là tà giáo ngoại đạo mang cái hình thức của Phật giáo, của tu sĩ Phật giáo chớ không phải là Phật giáo thật, cho nên Phật giáo đã chết đi, giáo lý của nó đã bị dẹp bỏ đi, nó không còn có nữa.

Vì cái giáo lý cơ bản đó đã bị dẹp rồi thì cái giáo lý gì đi nữa họ cũng dẹp hết chớ họ đâu có để! Mà nói cho đúng ra tại vì họ chưa hiểu được cái giáo lý của đạo Phật, cho nên họ không sống đúng mười cái giới Thập Giới Sa Di.

Vì từ người trước đến người sau cho nên họ truyền nối như vậy làm cho người sau bít lối không biết chớ không phải là người sau muốn sai phạm như vậy đâu, họ không muốn sai phạm đâu.

Nhưng mà tại vì người trước đã mê mờ, đã không thấy được con đường của đạo Phật, hay hoặc là đã phá giới rồi làm lệch lạc, đặt bày ra đủ loại kinh để nó phá những cái đường lối của đạo Phật, làm cho người sau mờ mịt không biết đường đi.

Chớ không phải người sau chúng ta phạm mà chính là những cái người trước, vì tu không chứng cho nên mới sanh ra chạy theo dục lạc mà phá đi tất cả những cái đường lối của đạo Phật, làm cho đời sau người ta không biết đường lối của đạo Phật mà tu tập.

Nhưng chúng ta vẫn còn thấy rõ ràng Thập Giới Sa Di là có mười cái điều mà cái người tu sĩ phải thể hiện, mà không thể hiện được thì tức là chúng ta vẫn xét được chớ không phải là không xét được.

Người tu sĩ hiện giờ của đạo Phật chỉ biết nói Sa Di Thập Giới chớ không có ai biết tu nó, biết sống cho đúng nó, cho nên đạo Phật hiện giờ mất gốc người chân tu.

Nghĩa là cái người chân tu mà theo đạo Phật thì đã mất gốc rồi, bởi vì Sa Di Thập Giới mà không có thực hiện được thì coi như là bậc chân tu của Phật giáo đã mất rồi.

Mục đích xuất gia là cầu đắc đạo Niết Bàn, giải thoát sanh tử. Ba đời chư Phật ở tại nhân gian thành Phật đều là hiện tướng xuất gia…​

Nó hiện tướng xuất gia là tức là phải oai nghi tế hạnh đó chớ, tại sao hiện tướng xuất gia mà bây giờ nó lại là kỳ cục vậy? Phạm hết tất cả các mười cái điều giới của Đức Phật là cái oai nghi tế hạnh đầu tiên của một vị tu sĩ!

…​ thành Phật đều là hiện tướng xuất gia, sống đúng oai nghi tế hạnh của pháp Sa Di Thập Giới. Không có Đức Phật nào mà không xuất gia, mà không sống đúng hạnh Sa Di Thập Giới mà thành Phật được.

Nghĩa là từ xưa đến giờ phải nói là không có cái vị Phật nào mà thành Phật mà sống ngoài mười cái điều giới của Sa Di Thập Giới mà thành Phật được.

Vì thế Sa Di Thập Giới là cơ sở của đạo giải thoát.

5- HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG XUẤT GIA

5.1- XUẤT GIA LÀ HIỆN TƯỢNG CHUNG CỦA NHIỀU TÔN GIÁO

(39:43) Xuất gia chẳng phải là điều Phật giáo phát minh trước nhất.

Nghĩa là cái sự xuất gia này đâu phải là đạo Phật đã phát minh trước nhất đâu, cũng chẳng phải chỉ có Phật giáo mới có cái sự xuất gia này đâu!

Ở Ấn Độ trước khi Đức Phật Thích Ca giáng sanh đã có nhiều thứ ngoại đạo. Sa Môn có nghĩa là dứt tận, dứt tâm ác, tịnh chỉ, nên gọi chung là những người tu sĩ Ấn Độ xuất gia.

Nghĩa là khi mà Đức Phật chưa ra đời thì nó cũng có những bậc Sa Môn, nhưng mà nói cái danh từ Sa Môn có nghĩa là dứt cái tâm ác của chúng ta để tịnh chỉ, làm cho cái tâm chúng ta thanh tịnh trở lại.

Thì tất cả các cái - sáu cái ngoại đạo mà trong cái thời Đức Phật giáng sinh đó, thì cái mục đích họ cũng làm cho cái tâm họ dứt cái ác, tịnh chỉ để cái tâm được thanh tịnh, chớ đâu có phải cái giáo pháp nào, cái ngoại đạo nào mà ra đời để làm cái điều ác đâu?

Họ đều làm điều lành, nhưng vì cái hành, cái pháp hành họ không đúng cho nên họ không có giải thoát được, dứt được cái tâm ác của họ, mà họ không được tịnh chỉ cho tâm họ thanh tịnh.

Cho nên cuối cùng thì Đức Phật ra đời để chỉ cho chúng ta có cái pháp hành. Chớ họ cũng có giới luật, họ cũng có những cái để cho họ dứt cái tâm ác họ, nhưng mà vì nó không có cái pháp hành cho nên họ dứt không được.

Còn bây giờ chúng ta lấy giới luật mà khép mình như ở khất sĩ rồi không có pháp hành thì cuối cùng thì chúng ta cũng vẫn bị phạm giới à, không có làm sao mà chúng ta thoát ra được!

Thì cũng như lục sư ngoại đạo, lúc bấy giờ họ cũng có những cái giới luật của họ để ngăn chận cái tâm ác của họ, để tịnh chỉ làm cho tâm họ nó thanh tịnh, nhưng vì nó không có pháp hành đúng đắn cho nên nó khó mà dứt được cái tâm ác, mà khó được làm cho tâm thanh tịnh.

Cho nên cáo chung thì họ chẳng đưa cái con người đến cái chỗ giải thoát, mà những cái giới luật, những cái hành của họ nó sai đi.

Nó làm cho những người tu hành mà trong cái thời Đức Phật có nói là những người khổ hạnh đó, họ sống cái hạnh con bò, họ sống cái hạnh con chó, rồi họ sống cái hạnh nằm trên phân, nằm trên dơ, nằm dưới nước ngâm mình, đủ loại đủ cách đó, đó là người ta cũng quyết dứt cái ác để người ta làm cái thiện người ta mới chịu khổ hạnh như vậy.

Nhưng mà cái khổ hạnh đó không có đưa họ đi đến đâu. Họ trở thành con bò hoặc con chó hoặc là con heo, vì họ làm cái nào giống cái nấy, thì cái thú hướng đó nó sẽ đưa họ đi đến.

(42:11) Nhưng mà họ đâu có biết cái pháp hành như thế nào, thì họ phải hành cái khổ hạnh như vậy. Họ tưởng là khổ hạnh như vậy để được giải thoát, nhưng cuối cùng thì lại làm khổ họ mà cuối cùng lại là sanh vào địa ngục.

Cho nên chúng ta - nếu mà chúng ta lấy cái giới bổn mà khô khan, mà của các hai mươi bộ phái và cũng bây giờ mà đã chia làm sáu cái bộ luật như vậy đó mà chúng ta hành đi, thì chắc chắn là chúng ta cũng như là các cái vị khổ hạnh trong lục sư ngoại đạo kia chớ không khác gì hết.

Bởi vì nó không có cái pháp hành, cho nên chúng ta không thể nào sống được. Và đồng thời chúng ta lại sống không có đúng cái cơ sở căn bản của một cái người mới xuất gia nữa, cho nên Thập Giới Sa Di chúng ta không có thực hiện được, từ đó mà chúng ta trở thành những ngoại đạo.

Mặc dù hiện giờ là Phật giáo, nhưng mà cái tên Phật giáo chớ cái hành sống của chúng ta là ngoại đạo chớ không phải là Phật giáo nữa.

Sau khi Phật giáo sáng lập để phân biệt Sa Môn ngoại đạo với Sa Môn Phật giáo nên gọi Sa Môn Phật giáo là Sa Môn Thích Tử.

Nó có cái danh từ để chúng ta gọi cái Sa Môn của ngoại đạo với Sa Môn của Phật giáo nó khác nhau có một chút là Sa Môn Thích Tử. Thì quý thầy thấy nó chỉ có cái danh từ để gọi chớ còn cái hành thì - cái hình tướng thì của ngoại đạo lúc bấy giờ với cái vị Sa Môn của Phật giáo nó giống nhau.

Người ta cũng mặc y hoại sắc chớ người ta đâu có mặc cái đồ trắng, đồ vải, người ta cũng mặc đồ thô, người ta cũng sống khổ hạnh, chớ đâu phải là người ta sống lợi dưỡng như quý thầy bây giờ đâu!

Người ta sống rất là khổ hạnh, thế mà người ta vẫn hành nó không đúng, cái pháp hành nó không đúng, nó không đem đến cái sự giải thoát, nó không lìa được cái ác pháp, nó không ly được dục, cho nên do đó mà người ta không đạt được cái cứu cánh. Tại vì cái pháp hành người ta không có nhưng mà cái giới thì người ta có.

(44:03) Đó thì chúng ta hiểu được như vậy thì cái Sa Môn của ngoại đạo nó cũng là cái hình thức của Sa Môn của Phật giáo, nhưng ở đây cái Sa Môn của Phật giáo Thích Tử thì nó có cái giới hành, nó có cái pháp hành, cho nên nó thực hiện được cái tâm giải thoát cứu cánh, cho nên nó đến cái chỗ hoàn toàn là thanh tịnh tâm nó.

Quan niệm về hình thái xuất gia tu hành gần như là hiện tượng chung của các tôn giáo trên thế giới.

Nghĩa là nói về cái hình thức mà xuất gia đó, mà tu hành đó, thì những cái hiện tượng đó thì các tôn giáo trên thế giới gần giống như nhau hết, chớ không có khác nhau bao nhiêu đâu.

Mục đích tối cao của tôn giáo là sự tìm cầu giải thoát khỏi nhục dục và sự tự tại của tâm linh.

Đó thì cái tôn giáo nào nó cũng nhắm vào cái chỗ đó chớ không có tôn giáo nào mà khác cái chỗ đó. Nhưng có làm được hay không là do cái chỗ pháp hành đúng hay là sai, vì pháp hành sai là đưa chúng ta đi đến chỗ không giải thoát được, mà pháp hành đúng thì sẽ đưa chúng ta đi đến chỗ giải thoát.

Vì thế tôn giáo mới được gọi là tôn giáo.

Đó, nó có như vậy mới gọi nó là tôn giáo, chớ nếu mà không được vậy thì ai gọi là tôn giáo làm gì.

Cho nên tất cả các phương pháp bất luận là những hành pháp nào, tu tập hay trau dồi, tất nhiên cũng phải ra khỏi cái cuộc đời thế gian.

Nghĩa là tôn giáo nào thì cái người mà tu theo cái tôn giáo đó thì cũng phải ra khỏi, sống ra khỏi cái cuộc đời sống thế gian, chớ không thể nào mà nằm ở trong cái cuộc đời sống của thế gian mà thực hiện cái pháp môn đó mà được.

Cho nên mới gọi là xuất gia…​

Đó!

…​ hay hoặc gọi là xuất thế gian.

Đó thì quý thầy phải hiểu cái chỗ này, chớ nếu mà không hiểu thì mình cứ sống ở trong thế gian mà mình cứ nói rằng: “Tui xuất thế gian” thì nó không được.

Cho nên Thầy mới dựa vào những cái bài kinh của Phật mà Thầy vạch ra cho thấy hai cái lộ trình rất rõ, để chúng ta thực hiện những cái pháp nào ở trong cái lộ trình nấy, để chúng ta chuẩn bị cho bước sang cái lộ trình thứ hai là cái đời sống của người xuất gia nó phải như thế nào đúng, giữ những cái hạnh nào đúng, rồi những cái pháp nào để trau dồi, để cho cái hạnh đó mà chúng ta được viên mãn cho đến khi mà chúng ta thành tựu được cái sự hoàn toàn giải thoát.

Đó là một cái điều mà chúng ta phải lưu ý, chớ còn nếu không lưu ý thì nhiều khi chúng ta sống ở trong thế gian mà như là tưởng mình là xuất thế, thì cái đó không có đúng cái tính cách của cái người tu sĩ, dù là tôn giáo nào cũng vậy.

5.2- TU SĨ ĐẠO PHẬT CÓ HÌNH THỨC KHÁC VỚI NGƯỜI THẾ TỤC

(46:40) Cho nên chúng ta thấy rất dễ: Các tôn giáo khác, cái hình thức của họ, họ không phải như là Phật giáo. Phật giáo vào thì cái đầu phải cạo trọc, nghĩa là thay đổi cái tướng của nó rồi đó, rồi y áo nó phải thay đổi hết, nó không có ăn mặc theo cái kiểu thế gian.

Còn trái lại thì chúng ta phải thấy các tôn giáo khác thì họ - cái đầu họ không có thay đổi đâu, họ để tóc cũng y như cái người thế tục. Cho nên do cái chỗ mà cái hình dáng của họ như vậy đó, họ làm bậy làm bạ, họ sống theo kiểu dục lạc thế gian thì dễ gạt người ta lắm.

Bởi vì thí dụ như bây giờ có một vị linh mục, ông mặc cái chiếc áo linh mục vô thì nói ông linh mục, nhưng ổng bỏ cái chiếc áo linh mục ra thì ổng đi ra cái quán rượu ổng ngồi ổng uống như thường, hay hoặc là ổng vô cái lầu xanh đi nữa thì người ta cũng đâu có biết ổng là linh mục!

Cho nên vẫn thấy ổng là linh mục khi mà ông ở trong nhà thờ, nhưng mà ổng khi đi ra ngoài rồi thì người ta không nhận ra ông là linh mục, cho nên ổng có thể làm những cái điều sai quấy có thể dễ dàng lắm.

Còn cái ông tu sĩ chúng ta mà đi làm bậy bạ, vô cái nhà lầu xanh mà thấy cái đầu trọc mà ở trong đó thì chắc chắn là thiên hạ cười ngất rồi, không có thể nào mà chịu được thấy cái đầu trọc mà vô trong đó!

Cho nên Thầy có một lần Thầy nghe cái câu chuyện của Khưu Trường Xuân. Ổng tu theo tiên đạo như thế nào đó không biết, mà cái tâm dục ổng như thế nào đó mà ổng muốn vô lầu xanh ổng thử ổng, mà ổng vô đó ổng lại gặp Bồ Đề Đạt Ma cái đầu trọc lóc thì còn cái gì của đạo Phật nữa không?

(48:07) Các thầy nghĩ cái điều đó, cái điều mà không biết, họ viết, họ đặt điều như vậy, không lẽ là Bồ Đề Đạt Ma mang cái đầu trọc mà vô lầu xanh ở trong đó để thí nghiệm nữa thì Thầy không biết làm sao! Cái kiểu đó là cái kiểu thiệt là bịa đặt đủ thứ để mà mạ nhục Phật giáo của chúng ta!

Cho nên cái đầu trọc không có dám đi đâu hết à, đừng có nói chuyện mà vô trong quán mà ngồi uống rượu, cái đầu trọc này mà ngồi đó uống rượu được nữa! Thế mà có mấy ông đầu trọc cũng ngồi đó uống rượu tự nhiên chớ.

Không phải Thầy nói không có đâu! Có tự nhiên lắm chớ không phải không đâu! Họ xem cái sắc tướng của một cái vị tu sĩ đạo Phật quá tầm thường, họ phạm pháp hết sức không thể nào tưởng tượng nổi!

Cho nên người ta - người đời người ta xem Phật giáo bây giờ có ra gì đâu! Đó là những cái mà người ta không thấy được cái trách nhiệm, cái bổn phận của người tu phải làm sao mà làm sáng tỏ Phật pháp lại.

Đó thì các thầy thấy rõ không? Các tôn giáo khác người ta rất dễ lắm.

Cũng như bây giờ ông Cao Đài ổng mặc cái áo trắng vô mình thấy đó là cái ông chức sắc Cao Đài rồi. Ổng cởi cái áo trắng ra rồi thì bắt đầu ổng ngồi chỗ nào cũng được hết, ổng ở chỗ nào cũng không ai nói ông Cao Đài hết à! Đó thì rất dễ, cái chuyện ổng chạy theo dục lạc rất dễ.

Còn ông tu sĩ ông Phật ổng chơi độc lắm, ông bắt chúng ta cạo đầu, mà cấm không có cho chúng ta uống rượu. Còn cái kia các tôn giáo khác không có cấm uống rượu, cái giới luật của họ không cấm uống rượu, cho nên thả cửa.

Mà lại còn hàng năm các thầy - Thầy nghe mấy ông cha mấy ổng nói mà, hằng năm ở Vatican là cung cấp cho mỗi ông cha là bao nhiêu cái chai rượu nho mà thứ đặc biệt đó, để cho mấy ổng uống cho ngon đó.

Chớ không phải là như chúng ta, ông thầy chùa mà vô mà uống rượu là bị phạt liền đó. Nó có những cái - tu hành của đạo Phật nó có những cái khắc khổ, là vì nó không có cho hưởng lạc của thế gian.

Mà cái rượu nó là một cái mà kích thích nam nhi chúng ta mạnh lắm, thích lắm chớ không phải, mà gợi chí anh hùng, gợi cái anh hùng cá nhân của chúng ta cũng dữ tợn lắm. Cho nên khi mà cái người say rượu rồi cái anh hùng của ông ta nổi lên thì ông ta chẳng sợ cái gì hết.

Cho nên cái đó là cái nguy hiểm nhất, ác nhất của con người mà Đức Phật đã hiểu được, cho nên mới có cái giới luật đó cấm. Còn trái lại các tôn giáo khác không có cái giới luật đó.

Chúng ta phải hiểu được cái chỗ tu hành của đạo Phật nó phải nằm ở trong toàn thiện thì cái rượu, cái đồ mà nghiện ngập đó nó sẽ đưa chúng ta đi đến chỗ ác độc nhất, cho nên Đức Phật cấm không có cho chúng ta nghiện ngập.

Và Đức Phật là xây dựng trên nhân quả, mà nghiện ngập tức là cái nghiệp, nó tạo thành cái nghiệp, nghiệp là cái thói quen, mà nghiện ngập nó mới thành cái thói quen, cho nên do cái chỗ đó mà Đức Phật mới cấm chúng ta, chớ không phải là làm chúng ta khổ sở đâu.

Đó có hiểu biết như vậy chúng ta mới thấy được cái đạo Phật nó trên hết tất cả các cái tôn giáo khác là nó không có đem cái hình dáng của nó mà làm tầm bậy được.

Còn bây giờ tại vì chúng ta bắt chước, nhưng mà bắt chước để chúng cười, còn cái kia người ta bắt chước mà chúng không cười. Nghĩa là người ta chạy theo dục lạc mà đâu có ai biết đâu mà cười, còn mình hở ra cái đầu trọc không lẽ bây giờ để tóc hay hoặc là mua đồ tóc giả chụp lên để mà hưởng dục lạc thế gian?

Cho nên Thầy có nghe trong báo Công an đăng thế này: Có một Ni cô và một cái ông thầy, rồi hai người bị đầu trọc hết rồi làm sao? Ni cô thì mua cái đầu tóc giả quăn chụp lên, ông thầy thì cũng mua cái đầu tóc giả chụp lên, rồi hai người mới rủ nhau đi Vũng Tàu chơi.

Không ngờ trên đường đi lại nó bị tai nạn lưu thông cho nên té bật ngửa ra đó, công an nó lại nó thấy. Trời ơi, lòi ra hai ông thầy với Ni cô này! Chơi kiểu này thôi chết rồi!

(51:45) Nó bại lộ tất cả những cái bại lộ, bởi vì cái đầu trọc của mình bây giờ tóc nó mọc sao kịp, phải không? Nó văng ra hai cái đầu tóc giả nó nằm đó, thì tức là người ta thấy, vì vậy mà nó bại lộ, nó xấu xa quá độ!

Nó xấu mấy người đó thì chúng ta đâu có yên tâm? Chúng ta là những người tu sĩ mà. “Xấu lá, xấu nem, xấu anh, xấu em”, một người xấu là cả bầy xấu nhau, người ta cũng nhìn mình cái bộ mắt đó chớ làm sao người ta nhìn khác hơn nữa! Người ta cũng nói ông thầy nào cũng vậy chớ làm sao người ta khen mình được!

Cho nên tất cả những cái sai lầm này nó làm cho Phật Pháp suy đồi, nó làm cho cái người tu hành chân chánh người ta rất ngại ngùng.

Các thầy phải hiểu cái điều đó. Đau lòng lắm chớ đâu phải sung sướng đâu! Khi mà cái tờ báo Công an mà nói giáo chủ này mà rờ đít người kia, trời đất ơi! Chúng ta không phải sống yên tâm đâu, sung sướng gì đâu!

Cái đầu trọc của chúng ta với cái đầu trọc kia nó có khác nhau chỗ nào đâu? Hai cái đầu nó cũng không có tóc mà chúng ta sung sướng được sao? Nghe người ta chửi ông kia thì ông này cũng động tâm chớ!

Người ta nói “thố tử hồ bi” - con thỏ chết con hồ, con cáo nó còn khóc. Còn chúng ta là đồng con người mà đồng một tôn giáo như vậy mà bây giờ các ông làm bậy để cho chúng ta những cái nỗi đau khổ chúng ta chớ đâu phải là sung sướng gì.

Thế mà nhan nhản những cái sự đó, hiện bây giờ còn chứ không phải là hết đâu. Làm sao chúng ta dẹp cho sạch? Cái hạng tu hành mà còn dục lạc, không có chịu xả bỏ thì làm sao mà đi trên con đường này được!

Thế cho nên vì vậy mà Thập Giới Sa Di là cái cơ sở để mà xây dựng cái người tu sĩ của đạo Phật, thế mà bây giờ không còn cái Thập Giới Sa Di ra gì nữa hết thì 250 giới có nghĩa lý gì đối với mấy người đó? Người ta hoàn toàn là ở trong cái hình thức chớ không còn có cái thật sự là xuất gia nữa.

5.3- NỀN MÓNG ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN NHÂN QUẢ

(53:31) Hình thái xuất gia tuy các tôn giáo đều có, song xuất gia mà đạt được sự thật đến cảnh giới giải thoát sanh tử thì chỉ có Phật giáo, do hình thái xuất gia tuy gần giống nhau nhưng nội dung xuất gia hoàn toàn bất đồng.

Nghĩa là chúng ta thấy nó có giống nhau vậy chớ nhưng mà nó có những cái sự bất đồng, nó không có giống nhau hết đâu.

Phật giáo đặt nền móng trên nhân bản…​

Nghĩa là cái nền móng của Phật giáo ra đời là nhắm vào con người, từng cá nhân con người, từng cái cấp thăng hoa của nó:

…​ để xuất phát từ cái lý trí phán đoán, quyết trạch…​

Nghĩa là Phật giáo lấy cái con người mà làm cái hướng, làm cái đối tượng để mà từng cái pháp môn để thăng hoa cho con người đi đến cái toàn thiện của nó, xuất phát từ cái lý trí của cá nhân đó, của cái bản thân của người đó, phán đoán và quyết trạch để cứu mình chớ không phải là có một người nào cứu họ được.

Đó chúng ta phải hiểu, từ cái chỗ lý trí chúng ta mà phán đoán, quyết trạch đó, thì nó mới lưu xuất ra trong những cảnh giới đích thân chứng ngộ của chính người đó, và cũng chính đó là cái chỗ mà Đức Phật đã đích thân Đức Phật chứng ngộ.

Chúng ta phải hiểu như vậy nó mới đúng cái nghĩa, chớ không phải là đến với cái tôn giáo của đạo Phật mà không phải chính cái hành động của mình thì chắc chắn là mình không thể nào đạt được.

Cũng như bây giờ chính cái hành động của các vị đó mà chạy theo dục lạc như vậy thì làm sao mà có được giải thoát? Mà chính những cái hành động của các vị đó phải từ bỏ, phải ly tất cả những cái dục, ly tất cả những ác pháp thì nó mới chứng được cái đích, cái sự chứng ngộ của đạo Phật, mới chứng thật.

…​ chớ không phải cấm dục cực đoan như trong các kinh, trong các giới bổn.

Nghĩa là quý thầy phải hiểu rằng chính chúng ta phải thực hiện trau dồi chúng ta để chúng ta thực hiện được cái giới bổn đó bằng cái chứng nghiệm của cái sự giải thoát, chớ không phải lấy giới bổn đó mà cấm dục cực đoan.

(55:37) Các thầy phải hiểu cái chỗ Thầy nói. Nghĩa là mình đừng có lấy giới bổn đó mình cấm dục, cấm cái dục của mình, mà mình phải trau dồi để mình ly ra chớ không phải là lấy cái giới bổn mà cấm dục.

Đó thì cái chỗ này là cái chỗ quan trọng để mà chúng ta hiểu được cái giới bổn Ba La Mộc Xoa Đề. Còn nếu mà không hiểu như vậy thì coi như là chúng ta lấy giới bổn Ba La Mộc Xoa Đề mà cấm dục để cho cực đoan để chúng ta đến chỗ chết chúng ta chớ chúng ta chẳng có giải thoát được gì.

Ở đây Phật giáo đặt giáo pháp của mình trên cái lộ trình nhân quả căn cứ vào suối nguồn thiện ác.

Đó thì quý thầy thấy rõ ràng: Phật giáo đặt cái lộ trình của mình trên cái nhân quả, cho nên căn cứ vào cái suối nguồn thiện ác mà thực hiện trau dồi.

Bởi vì ác với thiện mình phải thấy rõ, cho nên giới luật của Phật phải nằm ở trên thiện ác đó mà chúng ta thực hiện theo nhân bản, tức là luôn luôn lúc nào cái nhân bản của chúng ta càng ngày càng thiện thì nó đề cao cái nhân bản chúng ta lên. Còn bây giờ chúng ta cứ làm những cái điều ác thì làm sao cái nhân bản chúng ta cao lên được?

Cho nên ở đây Đức Phật nhắm vào con người để đề cao cái nhân bản họ càng ngày càng tăng lên trên cái thiện pháp, chớ không…​

Xả ly tất cả các ác pháp ra, thì cái nhân bản của con người đó nó càng ngày càng được cao lên, và những cái pháp ác càng ngày càng dứt bỏ ra, căn bản những cái pháp ác đều là bị thoái trừ ra qua cái đường lối tu tập của đạo Phật.

Đó chúng ta thấy rất rõ mà, càng ngày càng thấy cái đạo đức của đạo Phật càng thể hiện ở trên cái con người tu sĩ của đạo Phật chớ.

Còn đằng này, càng ngày càng thấy các thầy mà cái hình thức chúng ta thấy giả dối, đội cái tóc giả mà đi như vậy, đi hưởng dục lạc thì đó là sống ở trong pháp ác chớ, thì hai cái người này chỉ còn có cái nước mà chui xuống đất chớ còn ở đó mà nhìn thấy ai nữa không?

Mà quý thầy phải biết khi mà người ta phát giác ra, những vị này đều là những vị có giáo phẩm ở trong hàng giáo hội chúng ta chớ đâu phải là những cái tay thường đâu, chớ đâu phải là những cái chú Sa Di, những cái tu sĩ mà chẳng danh chẳng lợi gì đâu, đều là những người có chùa to tháp lớn hết chớ không phải là thứ nhỏ đâu.

(57:37) Đó là những cái điều mà Thầy thấy thiệt là một cái rất là sai. Bởi vì của cải, tiền bạc nhiều thì dục lạc nó phải sanh ra chớ làm sao! Còn cái ông tu sĩ chẳng có cái gì hết, làm sao có dục lạc?

Còn cái này của cải, tiền bạc chất ngập chùa thì tức là phải sanh cái chuyện tầm bậy, rồi mới cặp đi tầm bậy như vậy để hưởng lạc ở Vũng Tàu. Cho nên đó là những cái mà càng làm lớn bao nhiêu, tiền bạc càng nhiều bấy nhiêu thì nó lại sanh ra dục lạc bấy nhiêu đó đó.

Cho nên Phật dạy chúng ta xả bỏ, xả bỏ cho sạch, người lớn cũng như người nhỏ, không có người nào còn một cái tài sản nào hết thì mới có thể giải thoát, mới có nhân bản, chúng ta càng ngày mới dứt các pháp ác thì cái nhân bản thiện pháp chúng ta càng ngày càng tăng trưởng.

Còn nếu mà còn một vật chất gì đó thì nó xui khiến cho chúng ta làm những cái điều ác thêm chớ không phải là…​ Bởi vì dục lạc nó có cái sự cám dỗ rất lớn, mà nếu mà chúng ta có cái phương tiện, có đầy đủ thì nó sanh ra cám dỗ chúng ta, nó đẩy chúng ta đi đến chỗ con người rất là xấu xa, tệ bạc.

Bởi vậy đạo Phật đặt nền tảng quan hệ đạo đức nhân quả để thăng hoa từng cấp bậc.

Nghĩa là chúng ta từ cái Sa Di đó mà thăng lên từ Tỳ Kheo, rồi tới các bậc cao hơn nữa đến cái chỗ mức giải thoát, nó thăng hoa chúng ta lên từng cấp bậc.

Mà mỗi cấp bậc thì cái oai nghi tế hạnh của người ta thực hiện ra nó như thế nào chớ, còn đằng này mình thăng cái cấp của mình lên quá cao trong hàng giáo phẩm, tới cái bậc Hòa thượng rồi, mà nhìn cái đời sống của mình nó thua cái chú Sa Di mới vào tu à, thì thử hỏi nó còn cái chỗ nào mà chúng ta có thể gọi là đạo Phật được!

Thầy lặp lại chỗ này:

Bởi vậy đạo Phật đặt nền tảng quan hệ đạo đức nhân quả để thăng hoa từng cấp bậc. Từ sinh hoạt tại gia…​

Nghĩa là bây giờ mình muốn thăng hoa cái cấp bậc của mình đi trên con đường mà giải thoát đó, để thể hiện cho đúng sự giải thoát của nó.

Từ sinh hoạt tại gia lấy Tam Quy làm gốc, Ngũ Giới làm hành động sống hàng ngày, Bát Giới chỉ là tập luyện cho quen dần với đời sống xuất gia mà thôi.

Nghĩa là cái đời sống người cư sĩ, người ta còn phải có sự tu tập của nó như vậy: Lấy Tam Quy làm gốc, Ngũ Giới nó làm cái hành động sống của họ, và cái Thọ Bát Quan Trai nó chỉ là người ta tập luyện cho người ta quen với đời sống xuất gia.

Thì quý thầy thấy rất rõ, từ cái sinh hoạt tại gia của cái người tại gia tức là cư sĩ đó, thì họ cũng phải lấy gốc Tam Quy nó làm cái gốc của họ, mà lấy Ngũ Giới làm cái hành động sống hàng ngày của họ, cho nên nó làm sao mà nó sai lệch được!

Còn Bát Giới, Bát Quan Trai Giới chỉ là cái sự tu tập của cái người cư sĩ tại gia để mà họ tập quen với đời sống xuất gia. Chúng ta thấy người ta - cái đường lối của cư sĩ người ta còn phải thực hiện như vậy.

Còn huống hồ là mình tu sĩ, bắt đầu từ Thập Giới Sa Di rồi thì mình đi lên nữa chớ! Đằng này mình đi lui xuống cư sĩ, mình đi mình còn thua người cư sĩ nữa, thì thử hỏi như vậy làm sao mà gọi là…​

(01:00:37) Nghĩa là mình đi lui, rõ ràng đi lui, nhìn Thập Giới Sa Di mình thấy mình đi lui rõ ràng à. Tu sĩ gì một ngày mà ăn ba bốn bữa, không phải đi lui xuống cư sĩ sao? Rồi tu sĩ gì mà cất giữ tiền bạc, không phải là đi lui xuống cư sĩ sao?

Tu sĩ gì mà còn hành nghề? Hành nghề nào là thầy thuốc nè, rồi thầy bùa nè, thầy coi ngày tốt xấu nè, thầy chiêm tinh, toán quẻ nè, thầy cúng bái nè, tu sĩ gì mà đi lui lại cái người cư sĩ à! Có phải đi lui không hay là đi tới?

Đó thì quý thầy thấy, thầy thuốc - tu sĩ gì mà đi trồng rừng, đi trồng cây trái, đi làm lập vườn cà phê, đi làm cái này, cái kia? Tu sĩ gì mà không bỏ cái thế gian mà lại còn ham tiền ham bạc mà đi làm, thì không phải đó là đi lui sao? Đi lui xuống dưới cái dạng của người cư sĩ, chớ không phải là người tu sĩ đâu.

Đó, người cư sĩ người ta dần người ta đi lên người ta tập Thọ Bát Quan Trai để tập đời sống của xuất gia, còn mình là tu sĩ rồi, thọ 250 giới rồi, 348 giới rồi, mà bây giờ đi lui lại, đi ra làm ruộng để lấy lúa mà ăn, thì thử hỏi còn cái gì là người tu sĩ không?

Đi lập vườn tiêu nè, đi lập vườn thanh long nè, đi lập cơ sở này, cơ sở khác, thậm chí có người còn đi ra buôn bán nữa, mở tiệm cơm chay đồ đi bán nữa, thì thử hỏi những cái đó là cái đúng, hay cái sai?

Phật có dạy chúng ta ở trong kinh không? Bảo chúng ta bỏ hết chỉ còn cái nghề đi xin ăn mà thôi, ai có cho thì ăn mà không cho thì đói, còn đằng này không, thôi làm đủ thứ hết nghề, nào đương đát rổ rá gì đủ thứ, không có còn chỗ nào mà chừa hết.

Trong cái nghề thế gian thì để cho con người thế gian người ta làm ăn, mình cũng đi tu rồi cũng muốn tranh nữa, cũng muốn giành các nghề của người ta nữa, thì thử hỏi quý thầy cứ nghĩ như thế nào, là đúng là sai không?

Đó là những cái sai, mà cái lùi của người tu sĩ chớ không phải là cái thăng hoa, cái tiến cấp của cái người tu sĩ giải thoát, mà lùi trở lại để đi về với cái dục lạc của thế gian, cái kiếp sống của con người thế gian.

Người thế gian người ta chưa hiểu cái đường tu thì người ta lấy cái đó mà người ta làm cái kiếp sống của người ta. Còn mình là người đã hiểu Phật pháp rồi, mà mình lại hiểu là giới kinh của Phật dạy rất rõ rồi mà mình còn đi lùi trở lại sống như vậy.

Nếu mình tu được thì mình tu, mình tu không được thì mình đi trở về cái đời sống của cư sĩ, của thế gian đi, chớ còn mình đừng có mặc cái chiếc áo này mà làm nhục, làm mạ lụy Phật pháp, làm suy đồi Phật pháp, thì tội đó quý vị sẽ thọ lấy những cái quả báo sau này là phải đọa biết bao nhiêu cái địa ngục chớ không phải một cái địa ngục.

(01:03:12) Là tại sao vậy? Tại vì đạo Phật nhắm vào để giải thoát cho con người trên thế gian này ra khỏi sự đau khổ của chính họ, thế mà chúng ta lại làm cho Phật pháp suy đồi, làm cho Phật pháp mất gốc, thì những người này phải chịu quả báo rất lớn đối với cái sự đau khổ của con người trong thế gian này.

Ngũ Giới và Thập Thiện là đặt nền móng đạo đức nhân quả để xây dựng đạo đức luân lý của xã hội loài người. Do đặt trên nền móng nhân quả, Phật giáo mong muốn mọi người đều tin Phật, học Phật để tự giải thoát cho mình và cho người.

Vì thế đạo Phật tuyệt nhiên không ép buộc mọi người theo đạo Phật, hoặc ép buộc mọi người phải xuất gia. Vì lợi ích thiết thực, cụ thể, giải thoát sự đau khổ của mọi người nên họ tin Phật, học Phật, tuyệt nhiên không được ai có quyền bắt ép họ thọ Tam Quy hoặc xuất gia.

Đó là đạo Phật là một cái đạo nó không có buộc, không có quyến rũ ai hết, thế mà có Tứ Nhiếp Pháp.

Tứ Nhiếp Pháp để làm gì? Để quyến rũ người ta chớ làm gì, cho tiền người ta bảo vào đạo Phật mình, lại nói ngon nói ngọt như thế này để dụ người ta vào đạo Phật của mình, không phải là có cái chỗ quyến rũ sao?

Cho nên Tứ Nhiếp Pháp từ đâu sanh ra, quý thầy có biết không? Để lần lượt rồi Thầy sẽ giảng tới rồi quý thầy thấy những cái lối đó nó không có đúng với Phật Pháp chút nào hết.

Bởi vì Phật Pháp xây dựng ở trên cái nền tảng giải thoát cho con người, thì cái người đó người ta thấy được cái hành động thiện thì đem lại cái sự an lạc cho họ, và cái hành động ác đem đến cái sự đau khổ cho họ, từ đó họ thấy đúng cho nên họ mới tin Phật, họ mới theo Phật.

Còn họ không hiểu, không biết thì chúng ta không có dụ dỗ họ, không có ép họ. Dụ dỗ họ, mai mốt không tiền cho cái họ đi ra tôn giáo khác, phải không? Hay hoặc là họ vô đó họ quậy, họ phá, họ làm tùm lum ra đó, thì như vậy dụ dỗ họ để họ phá đạo chớ làm gì?

Cho nên đạo Phật không có ép buộc ai hết, không có buộc người nào xuất gia hết. Vậy mà có một số người cứ đến rỉ tai vô cái lỗ tai của mấy người cư sĩ: “Xuất gia đi! Xuất gia đi! Xuất gia đi!” Rốt cuộc rồi đi làm công quả các chùa, lau chùa, lau miểu họ chớ có làm cái thứ gì mà nên trò trống gì?

Hầu như cứ nghe nói xuất gia, xuất gia, cái xuất gia vô rồi, bắt đầu đi vô đó mà lau chùa chớ có làm cái gì! Rồi đi làm ruộng, làm rẫy, đi trồng vườn, trồng tược để mà ăn, mà sống thì cũng như bao nhiêu người thế gian.

Rủ nhau cả đám để mình xuất gia mình làm bậy. Thì rủ người ta làm bậy không ai cười, còn để có mình mình làm bậy thì chúng cười, cho nên rủ nhau cả đám cho đông chớ có làm cái thứ gì nên trò trống gì?

Tu hành cho tới bây giờ hai, ba chục năm rồi nhìn ông nào, bà nấy cũng là - cái mặt cũng y như là người thế gian chớ có khác chút nào đâu, có thể nói rằng dục lạc còn hơn nữa!

Muốn biết người nào đã có thích nghi với sự xuất gia hoặc tại gia ở trong Phật giáo, chỉ cần xem người đó có tiếp thọ được tinh thần nhân quả trong giới luật của đạo Phật hay không?

(01:06:13) Người ta nói căn cơ - người có căn tu người không có căn tu, sự thật căn gì? Ở đây chúng ta biết được cái nhân quả của cái người đó họ có thích nghi được cái nhân quả đó không? Họ có thích làm điều thiện hay không? Hay hoặc là họ thích làm điều ác?

Một ông đồ tể chuyên môn đi giết heo, giết bò, mà ổng có thích nghi được cái chuyện của chúng ta không? Nếu ông không thích nghi được cứ rủ ổng đi, ổng cũng vô đạo Phật ổng đem tiền ổng cúng chùa để mà ổng cầu cho con heo đừng ăn ổng, chớ có ai mà phù hộ ổng được!

Thì thử hỏi trong cái vấn đề mà đi quyến rũ một cái người mà đang cầm cái dao mà giết bò giết heo như vậy, thì chúng ta quyến rũ họ được không? Vậy mà có người bằm thịt mà gọi là thấy Phật Tánh thì quý thầy nghĩ sao?

Giới luật xuất gia do quan niệm đạo đức nhân quả thăng hoa mà lập thành.

Đó thì quý thầy thấy: Cái giới luật của Đức Phật đó chúng ta thấy rõ, giới luật xuất gia rõ ràng là nằm ở trên cái nhân quả thiện ác rồi, mà nhân quả thiện ác - rõ ràng là giới luật của Phật nó đâu có đi làm cái điều ác?

Do đó vì vậy mà chúng ta mới thấy rõ ràng, nó thăng hoa lên từng cấp bậc thiện của chúng ta càng ngày càng cao lên trên cái nền đạo đức của nhân quả.

Nhân quả chấm dứt thì cảnh giới Niết Bàn giải thoát.

Nghĩa là khi mà nhân quả mà chúng ta đã chấm dứt được cái nhân quả thì cái cảnh giới Niết Bàn nó giải thoát, nó hiện tiền.

Còn cái nhân quả mà nó còn chi phối chúng ta có thiện có ác thì nó luôn luôn nó tiếp tục tái sanh luân hồi, nó đưa chúng ta từ cái nghiệp này đến cái nghiệp khác để mà thọ lấy hạnh phúc hay hoặc là thọ lấy sự khổ đau của nó mà thôi.

Cho nên con đường của đạo Phật vạch ra chúng ta thấy rõ: Muốn giải thoát thì chúng ta phải chấm dứt nhân quả, mà còn nhân quả thì chúng ta không thể nào mà giải thoát.

Đây chẳng phải là sự siêu xuất sanh tử một cách đột ngột…​

Nghĩa là chúng ta muốn làm chủ sanh tử không phải là cái sự siêu việt nào mà chúng ta làm chủ nó được, mà chúng ta phải thấy cái lộ trình của nhân quả, thì do đó chúng ta mới chấm dứt được cái lộ trình nhân quả thì sanh tử chúng ta sẽ làm chủ.

Đây chẳng phải là sự siêu xuất sanh tử một cách đột nhiên như các tà giáo ngoại đạo khác tưởng ra.

Nghĩa là hầu hết là các tà giáo ngoại đạo khác tưởng là mình phải khổ hạnh như thế này nè, làm như thế này đó thì mới là liễu sanh thoát tử được, hay hoặc là tu tập như thế này nè, thì nó mới liễu sanh thoát tử được, mà nó do cái sự tu tập đó đột nhiên nó đến.

Còn ở đây chúng ta biết mà, nó thăng hoa từng chút mà. Chúng ta làm một điều lành, rồi chúng ta dứt một điều ác, rồi lần lượt chúng ta cứ lần lượt mà chúng ta dứt trừ các cái điều ác rồi tăng trưởng các cái điều lành, thì tức là thăng hoa cho đến khi mà nhân quả chấm dứt.

Thì lúc bấy giờ cái làm chủ sanh tử chúng ta không phải là sự siêu xuất, mà cũng không phải là sự đột nhiên mà đến, mà do cái quá trình trau dồi, xa lìa cái ác pháp để rồi tuần tự mà thực hiện toàn thiện pháp.

Khi mà còn thiện pháp không mà không còn ác pháp, thì lúc bấy giờ nhân quả nó không còn đối đãi nữa, mà không còn đối đãi nữa thì tức là nhân quả nó dứt, mà nhân quả nó dứt thì Niết Bàn giải thoát chớ có cái gì mà khác lạ! Nó đâu phải là một cái sự đột xuất nào một cách là siêu việt ở đâu mà đến mà làm chủ sanh tử được!

(01:09:28) Nhân bản của đạo đức nhân quả phải được sự thăng hoa từng cấp giới luật đạo đức nhân quả của đạo Phật…​

Đó chúng ta thấy ở đây Thầy lặp lại như vậy để thấy được cái chỗ mà đạo đức của nhân quả nó đưa chúng ta từng cấp, từng cấp mà đi lên cho đến khi mà cho đến khi mà chúng ta giải thoát, đó mới gọi là đạo đức của đạo Phật.

…​ mới hoàn thành được sự giải thoát.

Vì thế đây chẳng phải là vô căn cứ mà phải đặt trên nền móng sinh hoạt hàng ngày tại gia của mỗi cá nhân cư sĩ.

Nghĩa là bắt đầu chúng ta phải đi vào đạo Phật là chúng ta phải thực hành hàng ngày ở tại gia đình của chúng ta trong những cái lộ trình của nhân quả, chớ không phải là đợi chúng ta xuất gia mới thực hiện.

Mà bây giờ xuất gia mà thực hiện thì chúng ta phải hơn chớ, tại sao chúng ta lùi lại cư sĩ? Chúng ta còn tệ hơn những người cư sĩ mà người ta mới có thọ Tam Quy à!

Đó thì chúng ta thấy chúng ta đã thọ cái gì? Bây giờ là 250 giới, 348 giới rồi, trở thành những cái bậc thượng thủ của đạo Phật rồi, đệ tử xuất gia cao rồi, thế mà cái đời sống của chúng ta còn thua cái người mà cư sĩ mới thọ Tam Quy.

Thì bằng chứng là quý thầy cứ - bây giờ cứ nhìn những cái vị tu sĩ Phật giáo ở trong đất nước của chúng ta có phải họ đang lui, mà còn lui hơn là những người cư sĩ mới thọ Tam Quy không?

Người ta còn biết tập luyện Thọ Bát Quan Trai, người ta còn biết giữ gìn năm giới của người ta nghiêm chỉnh. Còn mình thì năm giới chẳng có nghiêm chỉnh gì hết, ăn thịt cá như mấy ông Nam Tông thì thử hỏi có gìn giữ cái thứ gì đâu?

Đó thì chúng ta thấy quá rõ ràng. Như vậy là còn thua cư sĩ của mình bây giờ người ta còn có được ngày chay nữa, còn ổng một tháng ba mươi ngày ních thịt hết ba mươi ngày có cái ngày nào mấy ổng chừa?

Đó thì quý thầy thấy rõ ràng à, tâm họ như vậy thì cái lòng họ làm sao mà gọi là - ở trong cái ác pháp, mà nhân quả ăn thịt chúng sanh là cái ác pháp chớ làm sao mà gọi là thiện pháp được?

Mà đạo Phật đâu có phải xây dựng ngoài cái vấn đề nhân quả đó, thiện ác đó, thế mà họ ngồi ăn thịt, ba mươi ngày không có một ngày chay thì thử hỏi còn cái gì nữa mà là thiện là ác? Vậy mà gọi là sư sãi, gọi là vua sãi!

5.4- NĂM CẤP BẬC XUẤT GIA CỦA LỘ TRÌNH THỨ HAI

(01:11:45) Đến lộ trình thứ hai của đạo Phật người xuất gia được chia làm năm cấp:

Nghĩa là đến cái lộ trình thứ hai của đạo Phật thì cái người xuất gia chúng ta chia làm năm cấp.

Nãy giờ Thầy nói cái người xuất gia chúng ta nó lui lại cái đời sống cư sĩ, thì chúng ta thấy rằng nó không có bằng cái chú Sa Di mà mới ba tuổi, kêu là chú Sa Di mà đuổi gà đó, đuổi chim đó, nó chưa bằng đâu.

Chú vô đó chớ chú còn không có tiền bạc nè, chú còn không có cái gì hết, hoàn toàn chú chỉ là sai đuổi chim, đuổi gà đó thôi, chớ còn để nó ăn, nó làm động ở trong chùa đó, thì do đó thì cái chú này chú chỉ có cái việc làm đó thôi. Vậy mà chú còn hơn mấy cái bậc tôn túc Hòa thượng của chúng ta nữa đó.

Đó là cái người - mà cái năm cấp này đó thì chúng ta phải rõ.

Cái đầu tiên là cái chú:

1. Sa Di;

Tức là nam đó. Kế đó là thứ hai đó, là:

2. Sa Di Ni;

Cái thứ ba đó là:

3. Thức Xoa Ma Ni;

Cái người mà sắp sửa lên làm Tỳ Kheo ni đó, thì nó giữa Sa Di Ni và giữa Tỳ Kheo Ni, thì nó có một cái cấp bậc của cái người nữ đó, thì họ phải ở đó, họ trụ ở đó ít ra hai năm để trắc nghiệm, sau đó họ mới thọ cái giới cụ túc Tỳ Kheo Ni mới được, cho nên có cái tên gọi là Thức Xoa Ma Ni hay hoặc Ma Na.

4. Tỳ Kheo Tăng;

Năm đo là:

5. Tỳ Kheo Ni.

Cho nên nó năm cái cấp bậc đó, nó rất là rõ ràng, không có thể nào mà xóa một cấp bậc nào được hết.

(01:13:22) Nghĩa là vào đạo Phật thì nó có năm cái cấp bậc đó rất là cụ thể. Đó là cái lộ trình thứ hai của đạo Phật nó có năm cấp bậc của tu sĩ.

Năm hạng tu sĩ này là năm loại đẳng cấp của nó.

Năm loại tu sĩ này thì nó có năm loại đẳng cấp của nó đó.

Người nam dù già, trẻ, bé, lớn thọ Thập Giới xong đều được gọi là Sa Di.

Nghĩa là bây giờ người có 80 tuổi mà mới vô mà thọ Thập Giới của Sa Di đều gọi là Sa Di hết. Chớ không phải nói tui lớn rồi tui trưởng lão đâu, không phải đâu, mà cái chú mới 3 tuổi cho đến 8 tuổi, 10 tuổi, 20 tuổi, thì cái chú đó thọ Thập Giới Sa Di đều gọi là Sa Di hết.

Người nữ thọ thập giới xong cũng đều được gọi là Sa Di Ni.

Người nam trên 20 tuổi thọ toàn bộ giới - 250 giới mới gọi là Tỳ Kheo. Người nữ thọ toàn bộ giới 348 giới…​

Giới bổn á.

…​ xuất gia thì gọi là Tỳ Kheo Ni.

Thức Xoa Ma Ni là một quá trình của giai đoạn giữa từ Sa Di Ni đến Tỳ Kheo Ni. Mỗi Sa Di Ni cần phải trải qua quá trình hai năm Thức Xoa Ma Ni mới có thể thọ giới Tỳ Kheo và trở thành Tỳ Kheo Ni./.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy