00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 18 - HAI MƯƠI LĂM GIỚI HẠNH

GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 18 - HAI MƯƠI LĂM GIỚI HẠNH

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 1997

Thời lượng: [02:07:35]

1- PHẢI RÈN LUYỆN MỚI SỐNG ĐƯỢC THEO GIỚI HẠNH

(00:00) Bây giờ chúng ta tiếp tục cái bài học vừa rồi. Thầy xin nhắc lại:

Người tu sĩ đạo Phật ngày xưa đi chân trần, không xe, không cộ, chẳng có ai nghinh đón, chỉ ôm bình bát xin ăn mà thôi, già bảy, tám mươi tuổi còn phải chống gậy, ôm bát đi xin. Thật là cao quý thay những bậc Thánh Tăng ngày xưa!

Bây giờ thắp đuốc lên mà tìm những bậc ấy, chúng ta chẳng còn thấy ai được .

Đó thì, trong cái thời đại của chúng ta, gọi là tu sĩ Phật giáo mà nhìn thấy những cái gương hạnh cao quý như những bậc Thánh Tăng, như Đức Phật ngày xưa thì chúng ta không tìm thấy được nữa.

Cái hành động đó mất tiêu hết rồi. Bây giờ chỉ còn lại những cái sự cao sang, sung sướng và đầy đủ của những bậc tu hành, chớ không thấy những cái sự, những cái hạnh giải thoát của các Ngài ngày xưa.

Chúng ta mơ những cái hạnh đó, nhưng chúng ta biết sống có nổi không? Đó là một cái điều mà chúng ta phải có sự rèn luyện. Nếu không sự rèn luyện chắc chắn chúng ta không sống nổi.

Vì những cái hạnh cao quý, mà những hạnh cao quý thì nó phải có những cái sự khó khăn của những sự cao quý đó. Chúng ta thấy, chúng ta kính phục, chúng ta kính trọng, nhưng chúng ta không đủ sức mà có thể làm nổi.

Vì cuộc sống của thế gian, vì những vật chất của thế gian làm chúng ta đi tìm những cái…​ (Mất tiếng)

  1. như những gương hạnh của người xưa, của Đức Phật, của các vị Thánh Tăng.

2- CẦN HỌC ĐẦY ĐỦ CẢ BỐN PHẦN CỦA GIỚI LUẬT

(01:43) Để trở lại cái phần giới hạnh, mà chúng ta sắp sửa mà chúng ta sẽ học và sẽ hiểu biết những cái giới hạnh như thế nào.

1. Thế nào là giới hạnh?

2. Thế nào là giới đức?

3. Thế nào là giới tuệ?

4. Thế nào là giới bổn?

Đó, bây giờ chúng ta là những người mà chuẩn bị bước qua một cái giai đoạn của tu sĩ thì chúng ta phải hiểu biết giới hạnh là như thế nào, giới đức là như thế nào, mà giới tuệ như thế nào và giới bổn như thế nào.

Nếu mà không rõ được cái điều này thì chắc chắn là chúng ta sẽ không thể nào hiểu giới luật được. Nếu mà đem cái giới bổn ra mà đọc để hiểu những cái luật của Phật dạy răn cấm chúng Tỳ Kheo như thế nào, thế nào, thì nó chưa đủ đâu.

Cho nên chúng ta phải học cho đầy đủ để chúng ta biết rằng: Chúng ta từ cái thân mạng của chúng ta sanh ra từ giới, thì tức là chúng ta phải hiểu cha mẹ giới của mình là sao, như thế nào là đúng, như thế nào sai, như thế nào là Hạnh, như thế nào là Đức, như thế nào là Tuệ, như thế nào là Bổn?

Đó là những cái câu hỏi để đặt ra, để rồi chúng ta lần lượt mà chúng ta trả lời những câu hỏi đó qua những cái bài giảng trong cái giáo án này.

Để xác định và trả lời những câu hỏi trên đây để làm sáng tỏ cái giáo án tu tập của đạo Phật.

Nghĩa là muốn tu tập theo đạo Phật thì giới luật là thầy của mình. Mà giới luật là thầy của mình thì mình phải hiểu nó: giới hạnh sao, giới đức sao, giới tuệ sao, giới bổn sao. Nếu là thầy của mình mà mình không hiểu ông thầy của mình thì làm sao mình tin mà mình tu?

Đó. Cho nên vì vậy mình phải hiểu, hiểu rất đầy đủ, hiểu rất rõ ràng. Mình tu đây là tu ở trong những cái Hạnh, Đức, Tuệ thì phải tu như thế nào để cho đúng, chớ không khéo thì chúng ta khó mà biết được.

Bởi vì đạo Phật dạy: Chúng ta có lúc thì chúng ta phải hiểu, nhưng có lúc thì chúng ta phải dứt, nhưng có lúc thì chúng ta phải trau dồi, nhưng có lúc thì chúng ta phải tu tập. Nó bốn cái điều kiện mà chúng ta cần phải hiểu.

Vì vậy thì giới luật là một pháp môn để mà chúng ta tu học cho trọn vẹn, chớ còn nếu mà không hiểu, không có biết cách thì làm sao mà tu cho trọn vẹn được, cho nên chúng ta thường bị phạm giới.

3- CHỈ CÓ ĐỜI SỐNG XUẤT GIA MỚI TRỌN VẸN ĐƯỢC GIỚI HẠNH

(04:18) 1. Đời sống gia đình…​

Đây là bắt đầu để mà chúng ta đi vào ở trong con đường mà của giới luật đó, để mà hiểu giới luật thì chúng ta phải có một cái sự so sánh và có một sự hiểu biết rất tường tận để chúng ta thấy cái đời sống giới luật như thế nào.

1. Đời sống gia đình đầy triền phược, con đường đầy bụi bặm, trói buộc chằng chịt như mạng lưới, đụng đâu cũng toàn là nước mắt và khổ đau.

Đó thì, bây giờ mình muốn bước sang qua cái đường giới luật của Phật, nó không phải con đường của thế tục.

Vì vậy mình so sánh mình thấy con đường đời, sống ở trong gia đình thì luôn luôn nó bị trói buộc: thương, ghét, giận, hờn, phiền não, đau khổ…​ đầy toàn là nước mắt và khổ đau! Nó không có cái gì gọi là hạnh phúc, không có cái gì gọi là sung sướng cả. Vui đó, khổ đó, cười đó, khóc đó…​ liên tục, không có bao giờ mà gọi là hạnh phúc hết!

Về đời sống xuất gia: phóng khoáng như hư không! Thật rất khó cho một người sống ở trong gia đình có thể sống theo Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc.

Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia từ bỏ gia đình.

Đó thì, đây là mới có khởi một cái ý là phải cạo bỏ râu tóc.

Cũng như bây giờ Thầy thế phát các thầy đó, là mới bắt đầu để mà chúng ta khởi sự thôi chứ chưa có gì hết. Nghĩa là chúng ta mới bắt đầu để mà chúng ta ly cái cuộc sống thế gian thôi, mới có cạo đầu để thử thôi, chớ chưa phải là chúng ta là kẻ xuất gia, là đệ tử của Phật đâu.

Đây là mới thử, thử để mà coi thử coi cái - chúng ta lìa được cái đời sống thế gian được hay không. Bước qua cái giai đoạn này, cái đầu mà cạo, đắp áo cà sa vậy, thử coi chúng ta sống được cái giới luật hay không, cái giới hạnh của nó hay không.

Đây là những cách thức mà để chúng ta nói lên, để chúng ta thấy được. Bắt đầu mà cạo cái đầu đi, rồi cạo bỏ râu tóc đi, rồi cái đắp cái áo cà sa đi, rồi chúng ta làm theo cái kiểu như những người tu sĩ đi, chúng ta thấy, đó là cái hành động - cái hành động đó gọi là giới hạnh! Quý thầy hiểu chưa?

Đó thì, bắt đầu chúng ta trả lời cái câu: “Thế nào là giới hạnh?” - Thì giới hạnh đó!

Bây giờ chúng ta suy nghĩ: Chỉ có đời sống xuất gia mới có phóng khoáng, mới có giải thoát thôi, chớ còn sống ở trong gia đình thì không thể nào mà giải thoát được!

Cho nên bây giờ mình thử coi, cạo đầu nè, cạo râu tóc nè, rồi đắp cái áo cà sa nè, rồi thử coi mình sống theo cái đời sống của những vị tu sĩ đó coi được không. Bắt đầu nè, từ bỏ gia đình nè , sống không nhà cửa thử coi, thử coi làm được hay không?

Mình thử, mình thấy: “À! Như vậy là có giải thoát!” Mà như vậy mình thấy: “Cha! Sao mà tu kiểu này khổ quá! Trời đất! Bữa này xin không ai cho ăn chắc chắn là chắc mình cũng chết đói đây. Thôi về gia đình mình, dù sao đi nữa cũng có cơm, có gạo hay hoặc ít ra cũng có củ khoai sống, chớ kiểu này đi theo kiểu mấy ông thầy này chắc kiểu là chết tiêu luôn à!”

(07:13) Đó. Mình than thở như vậy là chắc chắn là mình không thể sống được rồi, mà mình sống không được tức là cái giới hạnh đầu tiên của mình là cái người mà cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, từ bỏ gia đình, cắt đứt gia đình ra, không có nhà cửa, không có tài sản gì nữa, ba y một bát.

Hồi đó thì ăn uống bàn mâm này, kia có người dọn rửa, còn bây giờ sao mà nó cực khổ quá trời! Xin rồi ăn rồi phải đi rửa bát, rồi này kia nọ đủ thứ, rồi ăn thì không có muỗng, nĩa nữa. Còn hồi đó mình muỗng nĩa, cái này, cái kia nọ đủ thứ, còn bây giờ còn có cái bát không, bốc ăn coi nó dơ bẩn quá, tay chân gì nghe nó rích rắm, còn hồi đó cầm đũa nĩa nghe nó sạch sẽ, nghe nó vệ sinh!

Từ cái tư tưởng suy nghĩ như vậy đó, đó là mình đã không đúng cái giới hạnh rồi đó.

Bởi vì đây là bắt đầu cái cuộc sống giới hạnh, cái hành động sống mà! Hành động sống để mà ly, để mà xả, để mà bỏ hết những cái thế gian. Cho nên bắt đầu qua đây, chúng ta đã - ngay từ đó chúng ta đã thấy cái hành động giới hạnh của chúng ta ở chỗ đó đó.

Chớ không phải là như là sát sanh, trộm cắp, tà dâm…​ Cái đó là sau, cái đó nó còn xa lắm! Còn bây giờ mới bắt đầu chúng ta đã vô, bước vào cái lộ trình này là giới hạnh ngay liền, tức khắc liền là cái đời sống chúng ta phải như vậy.

Đó, quý thầy hiểu như vậy thì quý thầy mới biết được, bắt đầu phải có giới hạnh.

Còn đợi mà chúng ta học giới rồi chúng ta giữ gìn không cho vi phạm này kia nọ, thì cái chuyện đó là cái chuyện sau nữa. Còn bây giờ chúng ta chưa học tới giới bổn mà! Mới có giới hạnh, giới đức rồi giới tuệ, rồi mới tới giới bổn, nó còn xa quá!

Bắt đầu chúng ta vô là chúng ta đã thấy được cái giới hạnh đầu tiên rồi đó.

Thì đây, bây giờ:

Sau một thời gian tư duy…​

Tức là chúng ta suy nghĩ, đắn đo kỹ lưỡng lắm. Bởi vì mình thấy những cái khổ của cái đời sống của tu sĩ quá rõ ràng mà.

Ở nhà, thí dụ như quý vị có vợ, có con nè, có người đầy tớ, có người sai vặt nè. Bắt đầu đó, muốn ăn thì nó dọn cơm lên ngồi ăn, khỏi có phải cực khổ này hết! Có người nấu cơm ăn nè, tới giờ ăn là nó mời, nó thỉnh mình, mà nhiều khi mình còn muốn rầy nó nữa, chớ chưa nói gì.

Còn bây giờ muốn ăn đâu phải chuyện dễ. Đi ra, đi xin mà người ta không cho là cũng không phải dám nói ai nữa, ôm cái mặt buồn rầu mà đi về đó, chớ đừng nói nhịn đói mà chịu đó! Thì đó là những cái hạnh, cái hạnh của giới hạnh của cái người tu nó phải như vậy.

Còn mình không làm được như vậy tức là không có giới hạnh. Mà không có giới hạnh thì thôi đừng có đi tu! Đi tu mà bây giờ có thị giả hầu hạ, bưng cơm, dồi nước! Trời đất ơi! Đi tu kiểu đó thì thôi thôi, làm sao mà tu được! Làm sao mà giới hạnh được cái chỗ này?

Đó, quý thầy thấy cái giới hạnh của người tu nó khác, chớ không phải là cái giới hạnh mà của người tu là mình đi tu rồi mình có thị giả ba, bốn đứa: đứa nấu cơm, đứa dọn lên, rồi ăn rồi nó dọn, nó rửa, rồi tới giờ nó dọn cái này cái kia lên cho mình ăn, rồi tới chừng ngủ thì có nó giũ mền, giũ chiếu đồ cho mình ngủ!

Cha! Cái kiểu đó - mà tu cái kiểu đó thì chắc ai không ham! Thế gian người ta còn ham cái chuyện đó mà người tu mà kiểu đó thì đâu gọi là giới hạnh được!

(10:07) Đó thì, hôm nay Thầy nói để cho quý thầy thấy một vị tu sĩ là phải tự mình làm lấy. Già đến bảy, tám mươi tuổi như Đức Phật cũng phải tự làm lấy chớ chưa có sai ai đâu.

Chỉ có những cái vị mà thương Phật, như làm thị giả như ông A Nan là thấy Phật đã lớn tuổi, đã già yếu rồi cho nên mới chăm sóc Phật, vì Phật còn bao nhiêu thứ việc phải làm, phải thuyết giảng, phải dạy người, phải đi kinh hành, phải chăm sóc các vị Tỳ Kheo, mà nếu mà để Phật làm những cái việc lặt vặt như vậy thì mất thì giờ của Phật rất nhiều.

Cũng như bây giờ các con thấy Thầy thuyết giảng như thế này Thầy mệt nhọc, Thầy về Thầy chỉ còn có nước nằm nghỉ thôi, mà thế mà Thầy phải đi giặt y, Thầy phải giặt đồ của Thầy. Bởi vì mồ hôi nhiều, mà không giặt thì chiều làm sao - do buổi chiều làm sao mà Thầy giảng được! Vì vậy cho nên các thầy thấy thương Thầy, giúp đỡ cho Thầy, chớ Thầy đâu có dám sai.

Bởi vì Thầy là một vị tu sĩ mà, đâu có sai người khác được, cho nên Thầy cũng phải ráng tự làm lấy. Nhưng mà các Thầy thương Thầy, các Thầy giúp đỡ Thầy.

Thì ông A Nan có cái nhiệm vụ là thương Phật, giúp Phật, để cho Phật có những cái thời giờ khác để Phật làm lợi ích cho chúng sanh. Đó là - chớ ông Phật ổng không bao giờ ổng sai ông A Nan. Y áo ông dơ hay hoặc là rách rưới thì ông ngồi ông vá.

Cho nên ông A Nan thấy Phật đang ngồi vá vậy thì ông A Nan lấy y áo ông A Nan vá. Cho nên ông A Nan vá, có lần ông A Nan lấy cái chân mà ông A Nan đạp cái y để mà căng ra cho thẳng để mà vá cho được đó. Cho nên ông Ca Diếp về mới bắt cái tội ông A Nan đạp trên y Phật đó! Các thầy thấy, trong vấn đề đó nó là thực như vậy thôi.

Nhưng vì mà không đạp cho nó thẳng ra thì ông A Nan ông vá nó dùn sao? Phật đắp nó coi xấu sao? Cho nên ông A Nan ông rất là khéo léo, ổng phải căng cái y ra cho thẳng, rồi ổng mới đặt cái miếng vá lên, rồi ổng mới vá cho nó thẳng để không nó dùn.

Do đó mà ông bị ông Ca Diếp sau này bắt tội. Đó thì, ai có học giới luật thì chúng ta cũng sẽ thấy được cái chỗ mà ông Ca Diếp bắt tội ông A Nan, mà ông A Nan không có mở miệng nào nói được hết, bởi vì đúng quá, đạp trên y Phật mà!

Mà không lấy cái chân đạp thì hai cái tay mắc may, mắc vá làm sao mà làm cho thẳng được, phải dùng cái chân mới đạp ra chớ nó mới thẳng ra được! Đó thì các thầy phải hiểu được cái tâm trạng đó. Mà đạp trên y Phật là đã có tội rồi, vì vậy mà thôi đành chịu tội thôi chớ không nói gì hết.

(12:22) Đó thì, hôm nay Thầy nhắc lại để cho quý thầy biết: Bắt đầu mà chúng ta đã cạo tóc, như Thầy đã cạo tóc vừa rồi một vị, thì các thầy phải biết đó là mới bắt đầu thôi chớ chưa phải là vị đệ tử của Phật đâu! Đó là chúng ta mới thử thôi, để cho coi chúng ta có giữ được cái giới hạnh hay không. Mà giữ được cái giới hạnh thì chúng ta mới có thể đi tới được.

Người ấy từ bỏ tài sản nhỏ, từ bỏ tài sản lớn, bỏ bà con quyến thuộc nhỏ hay bỏ bà con quyến thuộc lớn, bấy giờ mới chính thức là cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, thực sự mới xuất gia từ bỏ gia đình, sống không nhà cửa.

Nghĩa là hồi nãy đó, cạo thử, cũng như Thầy hồi nãy thế phát cho cái vị thầy hôm qua đó, là cạo thử đó, để thử xem coi có sống được cái hạnh viễn ly cái cuộc sống của thế gian không?

Mà nếu được thì bắt đầu bây giờ đó mình mới tư duy, mình mới (thấy): À bây giờ tâm mình, mình bỏ được tài sản nhỏ, tài sản lớn, của cải gì, nhà cửa mình bỏ hết, bà con quyến thuộc mình cũng không thấy còn thương nhớ gì hết!

Bây giờ mới chính thức là cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, thật sự mới xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Bây giờ mới sống theo các vị khất sĩ mới nổi đó.

Chớ còn mới, chưa đâu, nó còn thử thách dữ lắm. Rồi cái tâm tư của mình nó còn lý luận thế này, lý luận thế khác. Bởi vì đời sống của thế gian coi vậy chớ nó sung sướng lắm, còn cái đời sống xuất gia coi vậy nó vất vả lắm, coi vậy nó giải thoát chớ nó vất vả lắm.

Bởi vì muốn làm chủ sự sống chết mà, muốn chấm dứt sự luân hồi nó phải đi ngược toàn bộ hết. Tự mình phải lo lấy cái đời sống, tự mình phải chịu lấy tất cả mọi sự cực nhọc hết chớ không có còn cái gì. Mình chỉ lo cho mình thôi, mà lo cho mình đúng cái hạnh của nó thì đó là giải thoát, mà lo cho mình không đúng hạnh thì không giải thoát. Cho nên đó gọi là giới hạnh.

Bây giờ quý thầy đã hiểu được cái giới hạnh rồi đó. Mới có chút đó mà hiểu được cái giới hạnh chút chút rồi đó. Nó còn nữa chớ chưa phải đâu, nó còn nhiều lắm.

4- GIỮ GÌN GIỚI BỔN THANH TỊNH LÀ TRỞ THÀNH GIỚI HẠNH

(14:22) Sau khi đã xuất gia xong, vị ấy sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn…​

Đó, bắt đầu bây giờ đó, mình mới học giới bổn đó, bắt đầu mới lấy nó mà chế ngự.

Sau khi đã xuất gia xong, vị ấy sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Patimokha.

Đó là cái giới bổn, cái giới mà người ta chép ra, giới thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư cho đến 250 giới đó, đó là cái giới bổn đó. Còn cái giới mà chúng ta đang sống hồi nãy đó, đang tập luyện đó, là giới hạnh đó, chớ không phải giới bổn đâu, giới bổn nó khác.

Do đó bây giờ chúng ta đã xuất gia rồi thì chúng ta phải học cho thuộc những cái giới bổn, để chúng ta biết được cái giới luật nó cấm như thế nào, thế nào. Từ đó chúng ta mới tăng thêm những cái giới hạnh của chúng ta, cái giới hạnh của chúng ta mới tăng thêm.

Tức là cái hành động sống hàng ngày của chúng ta, của một vị tu sĩ đó, nó phải oai nghi tế hạnh nó như thế nào để nó đúng với cái giới hạnh của nó. Còn nếu không thì nó sẽ trật hết, nó không có đúng. Nó không có đúng mà chúng ta cứ ngỡ tưởng.

Bởi vì hầu hết người ta học giới bổn Patimokha nhưng mà người ta không có học cái giới hạnh cho nên người ta phạm giới hạnh hết! Thầy thấy hầu hết tu sĩ mình bây giờ là phạm giới hạnh, giới đức và giới tuệ đều phạm hết. Chỉ có giới bổn là họ nói vanh vách thôi.

Họ thuộc làu làu, họ nói giới bổn, họ tụng ngày rằm, ngày 30 họ tụng giới vanh vách hết. Giới bổn họ rất thông, nhưng giới hạnh, giới đức và giới tuệ họ đều phạm hết, không có người nào là đúng hết, là đúng được.

Bây giờ đó thì nhờ cái giới bổn mà chúng ta thực hiện được cái giới hạnh của chúng ta song hành, cho nên chúng ta tiến tới những cái sự tu tập khác nữa để chúng ta thực hiện giới đức và giới tuệ.

Thấy sự nguy hiểm những cái lỗi nhỏ nhặt.

Bởi vì khi mình học được giới bổn thì mình mới thấy được cái sự nguy hiểm ở trong những cái lỗi nhỏ nhặt của chúng ta.

Thọ trì và học tập trong giới học. Ý nghiệp, thân nghiệp, khẩu nghiệp lần lần thanh tịnh.

Do chúng ta sợ những cái lỗi nhỏ nhặt đó mà chúng ta cố gắng mà giữ gìn trong những cái giới bổn, vì vậy mà cái hành động của ý và hành động của thân, hành động của khẩu - khẩu mình, cái miệng của mình lần lần nó thanh tịnh. Nó thanh tịnh tức là nó trở thành cái giới hạnh.

Đó, giới hạnh của thân, giới hạnh của khẩu, giới hạnh của ý, ba cái hành động thân khẩu ý này bắt đầu - bởi vì cái hành là cái hạnh, cho nên từ đó mà chúng ta giữ gìn không có cho lỗi những cái lỗi nhỏ nhặt mà nó xảy ra, vì vậy mà cái thân, khẩu và ý của chúng ta, tất cả những cái hành động của thân khẩu ý chúng ta nó thanh tịnh. Nó thanh tịnh tức là giới hạnh chúng ta đã tròn đầy, oai nghi tế hạnh chúng ta rất tốt.

Bởi vì mỗi lần cái thân chúng ta động dụng, thì ngay đó là động dụng của cái hành động, của giới luật.

Miệng chúng ta nói ra một cái điều gì, thì miệng chúng ta nói ra trong giới luật, trong cái hành động của giới luật, nó không có những cái điều mà nghịch lại, lỗi lại với giới luật.

Rồi cái ý chúng ta khởi nghĩ một cái điều gì thì nó cũng - cái hành động mà khởi nghĩ đó - nó đều nằm ở trong cái hạnh của giới luật.

(17:31) Cho nên thân, khẩu, ý nghiệp của chúng ta lần lần thanh tịnh.

Sinh hoạt trong sạch giới hạnh cụ túc.

Lúc bấy giờ cái sự sinh hoạt hằng ngày do thân khẩu ý chúng ta nó bắt đầu nó đầy đủ, nó trọn vẹn những cái giới hạnh.

Thủ hộ các căn, Chánh Niệm Tỉnh Giác và thiểu dục tri túc.

Đây là phần giới thiệu chuẩn bị cho đời sống xuất gia của người mới bắt đầu vào lộ trình thứ hai của đạo Phật, nhưng nó cũng là giới hạnh của vị tu sĩ phần thứ nhất trong đạo Phật.

Nghĩa là cái giới hạnh đầu tiên mà chúng ta bắt đầu là chúng ta phải thấy nó thực hiện qua những cái điều kiện này, đó là cái phần thứ nhất của giới hạnh của đạo Phật.

Kế tiếp, khi đã xuất gia xong thì vị Tỳ Kheo giới hạnh phải được học đầy đủ.

Nghĩa là bây giờ chúng ta đã xuất gia xong rồi, thì lúc bấy giờ chúng ta phải siêng năng, tuy ở trên giới thiệu những cái điều kiện như vậy để chúng ta rõ, nhưng chúng ta - cái giới luật nó đâu phải có một giới hai giới đâu, nó nhiều, nó 250 giới, 348 giới - do đó chúng ta phải học, học cho thuộc, biết từng cái lỗi nhỏ, lỗi lớn, chớ không thể nào mà thiếu học được.

Do cái sự học hỏi cho đầy đủ đó thì chúng ta mới thấy được cái giới của nó, vì vậy mà chúng ta mới - luôn luôn cái hành động của chúng ta sống toàn bộ nằm ở trong cái giới.

Vậy giới hạnh đầy đủ như thế nào?

Đó. Bởi vì giới hạnh cụ túc ở đây chúng ta giới thiệu, nhưng mà nó cũng là cái phần hành động của chúng ta bắt đầu chúng ta sử dụng trong cái cuộc đời tu hành của chúng ta, cái hành động sử dụng đó thì nó là giới hạnh.

Nhưng mà giới hạnh mới đầu nó chưa có được đầy đủ đâu, cho nên vì vậy mà tiến tới được cái giới hạnh được đầy đủ mà gọi là giới hạnh cụ túc - cụ túc tức là đầy đủ. Mà giới hạnh cụ túc thì phải làm gì, phải như thế nào?

Vậy giới hạnh đầy đủ là gì?

Tức là giới hạnh cụ túc là gì?

Đây, bây giờ chúng ta phải học cho biết cái giới hạnh đầy đủ cụ túc như thế nào, chớ giới bổn thì nó không nói đâu. Nó chỉ kê ra những cái lỗi này, lỗi kia chớ nó không có nói cái giới hạnh đâu.

Nhưng mà ở đây chúng ta phải học cái giới hạnh, mà cái giới hạnh cho nó được đầy đủ thì phải học như thế nào gọi là đầy đủ. Mà nếu mà không học đầy đủ thì chúng ta biết đâu mà hành động cho nó đúng là cái giới hạnh?

Còn nếu mà chúng ta hành động toàn bộ ở trong cái giới bổn hết - thì trong giới bổn ở trong đó nó có cái giới đức ở trong đó, nó có giới tuệ trong đó, nó có cả cái giới hạnh ở trong đó, chớ nó đâu có riêng một cái phần nào đâu?

Còn giới hạnh khác, giới đức khác, mà giới tuệ khác, nó đâu có giống nhau! Cho nên ở đây chúng ta phân loại ra cái giới hạnh nó phải nằm ở trong những vị trí nào, rồi cái giới đức nó nằm ở trong vị trí nào, giới tuệ nó nằm ở trong vị trí nào để chúng ta thực hiện con đường tu tập, chớ nếu mà không chúng ta đâu có biết được!

Do đó chúng ta sống ở trong giới luật của Phật là thầy của mình mà mình không rõ ông thầy của mình thì mình tu cái gì đây?

5- HAI MƯƠI LĂM GIỚI HẠNH

(20:37) Vậy giới hạnh đầy đủ là gì?

Tức là giới hạnh cụ túc là gì đó.

Vị Tỳ Kheo phải từ bỏ sát sanh.

Đây bắt đầu cái hạnh thứ nhất mà cái người bắt đầu vào tu - hồi nãy đó là chỉ giới thiệu chúng ta biết phần giới hạnh chứ chưa phải là cụ túc, còn bây giờ bắt đầu, ở đây chúng ta mới thấy được cái giới hạnh cụ túc đầy đủ thứ nhất là như thế nào. Cái thứ nhất của giới hạnh chúng ta phải làm gì?

Vị Tỳ Kheo phải từ bỏ sát sanh, tránh xa sự sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, bỏ gươm, đao, cung tên, súng đạn, dao rựa, mác, luôn luôn phải tu tập, biết xấu hổ và sợ hãi trước những lỗi nhỏ nhặt sát sanh, phải có lòng Từ Bi, sống phải thương xót đến tất cả hạnh phúc của chúng sanh và loài hữu tình.

Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ nhất trong giới luật của Đức Phật.

Đó là cái giới hạnh thứ nhất của vị ấy, chúng ta nhớ, đây là cái giới hạnh là không giết hại chúng sanh đó. Bỏ trượng, bỏ gậy, bỏ làm cái sự đau khổ, luôn luôn khi mà lỡ chúng ta đạp chết một con kiến là chúng ta phải xấu hổ, chúng ta phải sợ hãi. Chớ đừng có nghĩ rằng…​ Đó là cái hành động sai lạc của chúng ta, vô tình của chúng ta chớ không phải là một cái chuyện chúng ta coi thường đâu!

Bởi vì một cái vị tu sĩ gọi là giới hạnh thì không được làm đau khổ chúng sanh một con vật nào hết thì mới gọi là giới hạnh, chớ không phải là ăn thịt chúng ở trong miệng mà gọi là giới hạnh được đâu, đó là một cái điều sai, rất sai.

Cho nên một người tu sĩ mà theo đạo Phật thì giới hạnh phải rõ ràng, phải biết được cái giới hạnh của nó, là cái hành động của cuộc sống của chúng ta hằng ngày gọi là giới hạnh.

Mà hằng ngày chúng ta đi chúng ta đạp chết côn trùng thì thử hỏi cái đó là giới hạnh của chúng ta sao? Hoặc là hằng ngày chúng ta ăn thịt chúng sanh mà cái đó là giới hạnh của chúng ta sao? Cho nên tất cả những cái điều này chúng ta phải thấy được cái chỗ đó.

Và chúng ta còn phải trau dồi Tứ Vô Lượng Tâm của chúng ta trong những cái giới hạnh này để chúng ta thực hiện tâm Từ Bi chúng ta luôn luôn lúc nào nó cũng thực hiện với sự thương yêu của chúng ta đối với chúng sanh. Từ đó chúng ta mới không có làm đau khổ chúng sanh, không giết hại chúng sanh, đó là sự tu tập cái giới hạnh của chúng ta.

Đây là chưa phải tới những cái pháp mà dạy tu. Nhưng đây là những cái pháp để mà chúng ta biết, để mà chúng ta ngăn ngừa, để mà chúng ta thực hiện trên cái sự tu tập.

Như chúng ta học hồi nãy, cái lộ trình thứ nhất Tứ Vô Lượng Tâm - Từ Bi Hỷ Xả, Tứ Chánh Cần - các việc ác chưa sanh không cho sanh mà đã sanh thì đoạn diệt, các việc thiện chưa sanh thì cho sanh và đã sanh thì tăng trưởng - đó là Tứ Chánh Cần, do những cái pháp mà tu tập như vậy.

Và đồng thời Thầy còn dạy nè: Chánh Niệm Tỉnh Thức Định nè hoặc là tu Định Vô Lậu nè, tất cả những cái này đã dạy cách thức, pháp Hướng cái này kia, Tùy - Hướng - Quán chúng ta đã có nắm được một số tu tập rồi. Thì bắt đầu bây giờ qua cái giới hạnh là chúng ta đã biết cách rồi, không cần nhắc đi, nhắc lại cái chỗ tu tập này nữa.

Sau khi dạy các pháp như là Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo, như tu Tứ Niệm Xứ hay hoặc là Ngũ Căn, Ngũ Lực hay hoặc là Thất Bồ Đề thì từng đó mới dạy ra cách thức mà thêm cho nó sâu hơn trong những pháp hành. Còn bây giờ chúng ta chỉ nói về giới hạnh cho nên chúng ta chỉ lướt qua mà không nói về pháp hành, nhưng chúng ta phải biết pháp hành.

(23:48) Nói về phải thương xót chúng sanh thì tức là chúng ta phải biết Từ, Bi, Hỷ, Xả rồi, do đó chúng ta phải muốn cái giới hạnh chúng ta mà tròn đủ - cụ túc là đầy đủ đó - thì chúng ta phải thực hiện Từ, Bi, Hỷ, Xả chúng ta, phải thực hiện Tứ Chánh Cần rồi, thì thực hiện Tứ Chánh Cần thì chúng ta - Thầy đã có giảng cho các thầy biết cách để trạch pháp ra những câu pháp hướng, pháp tùy như thế nào, pháp quán như thế nào - thì quý thầy đã rõ rồi.

Do đó quý thầy vẫn hiểu biết được cái giới hạnh. Mà vẫn biết được cái giới hạnh thì quý thầy thực hiện ở những cái pháp đã học thì tức là quý thầy đã đạt được một cái giới hạnh thứ nhất mà trong giới luật của Đức Phật đã dạy.

Đó là cái giới hạnh thứ nhất, tức là dạy cái hành động chúng ta nó phải thực hiện cái tâm Từ Bi như thế nào để mà chúng ta giữ trọn được cái giới hạnh đó, không có còn giết hại chúng sanh, không có còn cầm một cái vật mà làm đau khổ chúng sanh nữa.

Đây, một cái giới hạnh thứ hai:

Vị Tỳ Kheo phải từ bỏ lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ được mong những vật đã được cho, tự sống thanh tịnh, ở hạnh tu này luôn luôn giữ gìn không để mang tiếng trộm cắp.

Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ hai trong giới luật của Đức Phật.

Đó chúng ta phân ra từng chút để thấy những cái hạnh của nó. Bây giờ mình lấy cái vật của người ta không cho, lén lấy cục kẹo hay một cái bánh ăn lén thì đó là trộm cắp rồi.

Hay hoặc là thấy ở ngoài vườn của mình có cái trái cây nào đó, thì thay vì hái nó đem vào giao cho tất cả chúng - chúng ta không ăn phi thời nè , không có ăn trộm nè, do đó chúng ta hái trả lại, không bao giờ mà chúng ta ăn như vậy.

Vì vậy đó là không có cái hành động như vậy là hành động không có trộm cắp. Còn bây giờ thấy một cái trái cây, ổi hay hoặc là trái nhãn hay trái gì chín, lấy cái lột bỏ vô miệng nhai, thì đó rõ ràng là trộm cắp rồi.

Mà trộm cắp như vậy là cái hạnh đó có tốt không, cái hành động đó có tốt không? Cái hành động đó không tốt tức là không phải là giới luật. Vì vậy không phải là giới hạnh.

Cho nên khi mà giới hạnh là cái hành động làm cho chúng ta thanh tịnh không còn trộm cắp, không còn ăn vụng, ăn vặt, không còn ăn uống phi thời thì đó là cái giới hạnh.

Cho nên ở đây cái cuộc sống của chúng ta, từng cái giới hạnh như vậy để mà nêu lên, để biết nó là cái giới hạnh nào, thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư, trong cái cuộc đời tu hành chúng ta phải giữ gìn nó.

Như vậy giới hạnh của vị ấy thứ hai trong giới luật của đạo Phật.

Nghĩa là mình không có trộm cắp, không lấy của không cho thì như vậy là cái giới hạnh thứ hai của đạo Phật.

(26:23) Vị Tỳ Kheo phải từ bỏ dâm dục, phải xa lánh sự dâm dục, luôn luôn tự sống tịnh hạnh trong sạch, trong ý không được mống khởi dâm dục.

Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ ba trong giới luật của Đức Phật.

Đó, thì các thầy thấy những cái giới hạnh này thì chúng ta thấy nằm như là, gần như là ở trong cái giới bổn của Ngũ Giới, rõ ràng. Nhưng không phải đâu, nó là giới hạnh để biến ra cái hành động của chúng ta, còn cái kia là giới bổn nhắc nhở chúng ta đừng có làm chuyện đó chớ không phải là giới hạnh.

Còn giới hạnh đây là cái cuộc sống của tu sĩ, cái hành động sống của tu sĩ phải nghiêm chỉnh trong cái hành động đó, gọi là oai nghi tế hạnh của vị đó, cho nên gọi là giới hạnh.

Vị Tỳ Kheo từ bỏ nói láo, tránh xa sự nói láo, phải luôn luôn nói lời chân thật, y chỉ trên sự thật mà nói, nói rất chắc chắn, đáng tin cậy, không lường gạt, không phản lại lời nói.

Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ tư trong giới luật của Đức Phật.

Đó. Nếu mà cái người mà không nói láo đó là cái giới hạnh thứ tư trong giới luật của Đức Phật. Thì trong giới bổn của Đức Phật thì cái giới đó cũng là giới thứ tư, mà giới hạnh ở trong đây là cái hành động mà không nói láo, thì cái hành động oai nghi của chúng ta hằng ngày, thì cái oai nghi đó gọi là giới hạnh của chúng ta.

Vị Tỳ Kheo từ bỏ nói lưỡi hai chiều, tránh xa nói hai chiều: Nghe điều gì chỗ này không đến chỗ kia nói để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia không đi nói với những người này để sanh chia rẽ với những người kia.

Như vậy Tỳ Kheo ấy đang sống hòa hợp với những kẻ ly gián, khuyến khích những kẻ hòa hợp, vui mừng trong sự hòa hợp, thoải mái trong sự hòa hợp, hân hoan trong sự hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp.

Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ năm trong giới luật của Đức Phật.

Đó thì, chúng ta thấy rằng từ cái giới thứ tư đến giới thứ năm, thì ở cái giới này chúng ta thấy nó nằm ở trong Thập Thiện chớ không phải là nằm ở trong cái Ngũ Giới nữa, mà nó đi qua cái Thập Thiện.

Mà qua cái Thập Thiện thì chúng ta thấy đây là cái hành động của miệng của chúng ta. Mà miệng của chúng ta mà không nói những cái lời hai chiều như vậy, đó là cái giới hạnh của một người tu sĩ, nó có khác hơn là ở trong cái giới bổn ở cái chỗ này.

Đó chúng ta thấy cái chỗ giới bổn, thì khi mà nói Ngũ Giới thì nó chỉ có nói vọng ngữ thôi, mà nói về Thập Thiện thì nó mới có nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác đồ đó.

Đó thì ở đây chúng ta thấy qua cái giới hạnh thì nó lại có một cái sự sai khác hơn một chút xíu như vậy thôi, mà nó nói lên được cái hành động của nó, cái hành động của cái vị tu sĩ, cái oai nghi tế hạnh của nó ở chỗ cái hành động của cái miệng của nó.

Đó là giới thứ năm, giới hạnh thứ năm trong giới luật của Đức Phật.

(29:25) Vị Tỳ Kheo từ bỏ nói lời độc ác, tránh xa nói lời độc ác. Vị ấy nói những lời không có lỗi lầm, đẹp tai, dễ thương, nhẹ nhàng, ôn tồn, nhã nhặn, dễ cảm thông đến tâm của mọi người, luôn luôn có những lời tao nhã làm đẹp lòng người khác.

Như vậy (là) giới hạnh của vị ấy thứ sáu trong giới luật của Đức Phật.

Đó thì, cái giới hạnh thứ sáu này thì chúng ta thấy không có nói lời to tiếng, không có chửi mắng, không có nạt nộ, không có làm cho người ta khổ sở, không làm cho người ta sợ hãi, mà luôn luôn nhẹ nhàng, ôn tồn, nhã nhặn thì đó là cái hạnh, cái oai nghi tế hạnh của cái hành động của miệng.

Cho nên nó là giới hạnh thứ sáu ở trong giới luật của Đức Phật.

Kế nữa:

Vị Tỳ Kheo từ bỏ nói lời phù phiếm, tránh xa nói lời phù phiếm, phải nói đúng thời, đúng lúc, nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩ cao đẹp, nói những lời về Chánh Pháp, nói những lời về giới hạnh, giới đức, nói những lời đáng được ca ngợi, nói những lời hợp thời, hợp lý, hợp căn, hợp cơ, thuận lý, có mạch lạc, có hệ thống, có ích lợi cho người, cho mình.

Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ bảy trong giới luật của Đức Phật.

Đó thì, ở đây cũng trong cái hành động nói mà nói như thế nào mà được những cái hạnh, được cái giới hạnh đó, thì như vậy thì cái giới hạnh này là giới hạnh thứ bảy trong giới luật của Đức Phật.

Vị Tỳ Kheo từ bỏ làm hại các hạt giống và các loại cây cỏ thảo mộc; dùng ngày một bữa không ăn đêm, không ăn phi thời; từ bỏ, xa lánh ăn phi thời; từ bỏ đi xem múa hát, ca nhạc kịch; từ bỏ trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thơm, xà bông thơm và các thời trang khác; từ bỏ không dùng giường cao rộng lớn; từ bỏ tủ, bàn, ghế, sang đẹp; từ bỏ nhận vàng bạc, tiền bạc, của báu; từ bỏ không nhận các hạt giống sống; từ bỏ không nhận thịt sống, thịt chín; từ bỏ không nhận đàn bà, con gái; từ bỏ không nhận nô tì trai, gái; từ bỏ không nhận cừu và dê; từ bỏ không nhận gia cầm và heo; từ bỏ không nhận voi, bò, ngựa, ngựa cái; từ bỏ không nhận ruộng nương, đất đai; từ bỏ không nhận người môi giới hoặc tự mình làm môi giới; từ bỏ buôn bán các nghề thương mại; từ bỏ gian lận bằng cân, bằng thước, bằng tiền bạc, hoặc bằng các dụng cụ đo lường khác; từ bỏ các tà hạnh như hối lộ, ăn lo, gian trá, lừa đảo; từ bỏ làm tổn thương hoặc làm đau khổ chúng sanh: câu thúc, bức bách, bức đạp…​

Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ tám trong giới luật của Đức Phật.

Đó là từ bỏ những cái việc làm như vậy, từ bỏ tất cả những điều kiện ở trên mà Thầy đã kể thì nó mới là cái giới hạnh thứ tám của trong đạo Phật, của giới luật của đạo Phật. Nó một loạt như vậy chớ nó không kể ra từng chút, từng chút.

(32:41) Nghĩa là ở đây Thầy xin giải thích thêm cái chỗ này: “Từ bỏ không nhận đàn bà con gái” là dưới hình thức mà người tu sĩ mà chúng ta nhận, đó là chúng ta nhận - hoặc là cái người mới vào mà tập sự tu hành là công quả - đó là hình thức mà tôi tớ ở trong nhà chùa đó.

Người ta công quả rồi sai người ta làm cái này, làm cái kia, làm cái nọ, sai họ làm đủ thứ ở chuyện nhà chùa hết. Đó hình thức là công quả, nhưng mà sự thật đó là mình nhận đàn bà hay hoặc là đàn ông hay hoặc con trai để làm nô tì cho mình ở trong chùa, đó là cái hình thức công quả.

Cho nên ở đây chúng ta phải xét rằng ông Phật hồi xưa không có làm cái điều này, không có nhận cái kiểu mà công quả đâu. Còn bây giờ thì chúng ta ngồi không đó mà nhận người vô để cho gọi là tập sự đó, gọi là tịnh nhân đó, để cho họ công quả, hay hoặc là những người cư sĩ ở ngoài họ muốn tạo thêm phước để họ vô chùa họ làm công quả đó.

Cái điều đó thật sự ra có nhiều khi mình hiểu lầm một chút xíu, mình tưởng đó là những người công quả để cho họ tạo phước họ, nhưng mà cuối cùng thì mình lại nhận họ trở thành những người nô tì của mình ở trong chùa để cho sai vặt họ làm cái này, cái kia cho mình, đặng cho mình khỏi làm.

Từ cái quét dọn nhà cửa, chùa chiền đồ, đều là sai những cái người công quả. Tu sĩ thì ngồi không chơi chớ còn để cho tất cả những cái vị cư sĩ - bởi vì hễ có nhiều người công quả nhiều thì toàn bộ tu sĩ đều là ngồi chơi. Thầy thấy cái điều này rất rõ.

Cho nên thí dụ như bây giờ, trong cái phần nhiệm vụ của các cô ở trong bếp nước, mà ni á, thì khi mà có những người cư sĩ vô công quả, họ giao phế hết cho mấy bà công quả đó làm chớ họ ngồi đó họ chỉ ngón tay, họ làm chủ họ sai.

Tức là biến những người công quả đó trở thành nô tì cho cái người tu sĩ, cho nên cái giai cấp của cái người tu sĩ trở thành cái giai cấp là chủ, chủ nhân, còn cái giai cấp của cư sĩ mà công quả là cái giai cấp nô tì.

Chúng ta phải hiểu thêm những cái hình thức mà nó qua cái danh từ thì coi như là công quả, nhưng mà qua cái hành động thì như là nô tì: sai, rồi bảo, rồi này, kia đủ thứ hết, làm đủ thứ mọi mặt hết.

Mà cái người mà làm nô tì như vậy người ta chỉ nghĩ mình làm cái điều đó được phước cho nên cứ ráng mà làm thôi. Phước đâu thì, có hay không có thì không biết nhưng mà chỉ nghe quý thầy nói làm công quả thì được phước thì cứ chổng khu mà làm thôi, người ta sai cái gì mình làm cái nấy thôi, bảo quét dọn cái gì, hốt rác hay hoặc là chỗ dơ bẩn nào cũng xông pha vô.

Như chẳng hạn là như quý thầy ở đông rồi, những cái hầm tiêu nó đầy ngập lên, thay vì quý thầy phải nhảy xuống dưới hốt, không, nhờ mấy ông cư sĩ mà vô mà công quả: “Mấy ông giúp dùm cái này phước báo lớn lắm!” - do đó mấy ổng nhảy xuống mà hốt!

(35:20) Đó là những cái mà chúng ta lợi dụng cái lòng tin Phật, cái sự cầu để được phước báo, cho nên cái sự tha cầu được phước báo đó mà chúng ta biến họ trở thành những nô tì làm những cái chuyện dơ bẩn thay cho chúng ta, trong khi chúng ta là những người tu sĩ chưa đến đâu mà cũng chỉ muốn ngồi trên để làm chủ mà sai họ.

Bởi vậy khi mà lật ra những cái giới hạnh này của đạo Phật, Thầy thấy Đức Phật dạy chúng ta quá kỹ, không có còn cái chỗ nào mà thiếu sót những cái hành động đúng, sai của chúng ta hết.

Nghĩa là lật ra tất cả những cái sự thật của cuộc sống tu hành của chúng ta thì những cái giới hạnh Thầy thấy Đức Phật dạy không còn cái chỗ nào mà Đức Phật không dạy cho chúng ta biết. Do biết như vậy mà chúng ta dạy cho rõ ràng, cho kỹ lưỡng chớ không khéo thì người ta cũng sẽ lầm lạc mất đi.

Tiếp tục:

Vị Tỳ Kheo không được trồng trọt tất cả các loại hạt giống…​

Nghĩa là cái hạt giống nào chúng ta cũng không được trồng hết.

…​ những loại giống từ rễ cây sanh ra.

Nghĩa là có cái loại giống, cái cây mình chặt cái rễ đi, rồi cái rễ đó nó lên cái tược, rồi mình lấy cái tược đó mình đem trồng, thì Đức Phật cũng cấm không có được lấy đó.

Những cái chiết cành, tháp cây đó, làm cho nó ra những cái cây con, cây nhánh đó rồi đem trồng thì Đức Phật cũng không có cho chúng ta trồng.

Những cái hạt giống mà ươm nó lên cây, rồi những cái rễ cây mà lên cây, cũng như thí dụ như cái cây chuối vậy đó, nó từ cái củ của nó, nó ra cái cây vậy đó, thì Đức Phật cũng không cho chúng ta trồng cái gì hết, tới cái cây chiết, cây tháp gì cũng không cho trồng hết.

Đó là tất cả những cái loại đó Đức Phật cấm không cho chúng ta làm.

Và cũng không được làm hại những loại giống đó.

Không có được làm cho những cái loại giống chết, nghĩa là chúng ta không được trồng, nhưng mà chúng ta không có được làm hại cho nó chết. Đó là những cái đặc biệt của đạo Phật đó.

Vì vị Tỳ Kheo chỉ dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà thôi.

Nghĩa là chúng ta chỉ đi xin ăn thôi chớ chúng ta không có làm cái điều đó được.

Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ chín trong giới luật của Đức Phật.

Nghĩa là các thầy thấy giới bổn nó có khác heng? Mà đến đây cái giới hạnh nó đi qua một cái góc độ khác rồi, nó đi qua một cái góc độ mà chúng ta không ngờ được cái hành động hằng ngày chúng ta phải sống, do đó chúng ta không học giới bổn thì chúng ta thấy hoàn toàn là ở cái chỗ mà trồng tỉa đồ thì nó không có phạm tội gì hết à.

Nhưng mà qua cái giới hạnh chúng ta thấy cái hành động mà của vị tu sĩ đó, chỉ có hành động đi xin mà thôi chớ còn hoàn toàn là không có làm được cái gì khác hết. Mà thật sự đi xin mới giải thoát, còn làm làm sao giải thoát được! Cho nên Đức Phật cấm từ không có nhận các hạt giống.

Đó là cái giới hạnh thứ chín của một người tu sĩ của đạo Phật.

(38:02) Vị Tỳ Kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn còn cất chứa và thọ hưởng các đồ vật như cất chứa các món ăn, cất chứa đồ ăn uống, cất chứa vải, cất chứa xe cộ, cất chứa đồ nằm, cất chứa hương liệu, cất chứa các mỹ vị, như vậy không đúng giới hạnh, vị ấy phải từ bỏ cất chứa các vật trên.

Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ mười trong giới luật của Đức Phật.

Đó, cấm chúng ta không cất chứa được cái gì hết, nghĩa là dù là thuốc thang…​ cái gì cũng không cất chứa.

Cho nên Thầy nói trong cuộc đời tu hành của Thầy mà đọc đến cái chỗ giới hạnh Thầy thấy Thầy chưa có trọn vẹn được chút nào hết. Chỉ có bây giờ Thầy ẩn bóng, sống một cái đời sống du tăng, khất sĩ rày đây mai đó, lúc thì ở rừng, lúc thì ở núi, lúc thì giữa chợ, ai cho cái gì ăn cái nấy, hoàn toàn là ba y một bát không thêm không bớt, đau thì xin thuốc, mà không đau thì không có xin, không có để dành đó.

Còn chúng ta thì luôn luôn lúc nào cũng phòng ngừa, phòng ngừa để dành, mang ôm ấp, cứ sợ hãi bệnh đau chết thôi! Người tu sĩ khi mà nỗ lực mà thực hiện được như vậy rồi thì chúng ta chẳng còn sợ hãi gì nữa hết.

Như Thầy bây giờ còn sợ hãi cái gì? Cho nên thực hiện đúng cái hạnh của Đức Phật chớ còn để làm gì nữa đây! Nếu mà Thầy không thực hiện chắc cuộc đời này chẳng có ai thực hiện được những cái giới hạnh này hết.

Vị Tỳ Kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn còn sống theo các trò du hí không chân chánh như múa, hát, ca nhạc kịch, ngâm vịnh, nhịp tay, nhịp chân, kệ tụng, ca ngâm í a, í à, hoặc tụng kinh, tụng thần chú, tay bắt ấn, đánh trống lớn, trống nhỏ, phèng la, chập chả, đẩu, mõ, diễn tuồng thần tiên, mãi võ, đấu voi, đấu ngựa, đấu bò, đấu trâu, đấu dê, đấu cừu, đá gà, đá dế, đá chim cun cút, đấu gậy, đấu côn, đấu quyền, đô vật, bắn súng, đấu gươm, thi bắn, tập dợt bắn, tập đánh giặc giả, tập thao dượt, diễu binh…​ Vị Tỳ Kheo phải từ bỏ các loại du hí đối với người tu nó không chân chính.

Tức là tất cả những cái điều kiện trên nó không có chân chánh đâu, đối với người tu thì nó không chân chánh, đối với ngoài đời thì người ta chân chánh làm sao kệ người ta, còn riêng mình là đi theo đạo Phật thì nó không chơn chánh.

Như vậy là giới hạnh của vị tu sĩ thứ mười một trong giới luật của Đức Phật.

Nó được ghép vào thứ mười một ở trong giới hạnh của giới luật của Đức Phật.

Đó thì, những cái điều mà hôm nay Thầy kể ra hết để cho quý thầy chuẩn bị cho một con đường mà học giới để rồi nó sáng tỏ như là ban ngày, nó không còn cái chỗ nào mờ ám hết.

(40:49) Vị Tỳ Kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn còn sống theo các trò chơi giải trí trong thế gian như cờ tướng, cờ gánh, cờ quân, cờ vua, cờ tám hình vuông, cờ mười hình vuông, cờ chơi trên đất, cờ chơi cò nhảy ô, chơi bỏ khăn, chơi làm mù bịt mắt, chơi u bắt mọi, chơi đánh gồng đánh trỏng, chơi u ấp, chơi nhảy dây cò cò, chơi bông vụ, chơi xúc xắc, chơi đá cầu, chơi bóng rổ, chơi đánh tennis, chơi đánh bóng, đá bóng, lội đua, chạy đua, đạp xe đạp đua, chơi thổi kèn bằng lá cây, chơi lộn nhào như xiếc, chơi đánh đu, chơi búp bê, chơi xe điện tử, chơi chong chóng, bông vụ, chơi giấu - chơi ú tim, chơi những xe tàu đồ chơi trẻ con, chơi cung tên, súng giả, chơi đoán chữ viết trên lưng, trên không, chơi bắt chước bộ điệu, chơi làm hề v.v…​

Đó là tất cả những cái trò chơi như vậy, hầu hết là cái giới hạnh của người tu sĩ không được làm cái trò chơi đó.

Bởi vì có nhiều chú bảy tuổi vô tu hành, các con biết không, nhảy cò cò, có không? Rồi ngồi chơi cái này, chơi ba, bốn chú ngồi chơi rồi bỏ khăn, rồi bịt mắt, rồi làm mù, đủ cách theo cái kiểu trẻ con ở ngoài thế gian.

Cho nên Đức Phật - những cái giới hạnh của người tu - hoàn toàn từ trẻ con mà vào tu mới bảy tuổi, tám tuổi cho đến người lớn, hoàn toàn là tất cả những cái trò chơi đó Đức Phật nêu ra đó là những cái giới hạnh mà người tu không có được làm, không có được chơi những cái trò chơi đó.

Cho nên trẻ con làm sao bảy, tám tuổi mà thấy súng giả không ham, thấy cung tên không thích, cho nên nó khoái lắm chớ gì? Còn bên nữ mà nhỏ nhỏ vô tu thấy búp bê làm sao không ôm? Mà ôm ẵm như vậy thì các con thấy nó thực hiện qua một cái tình ái của nó đó, cái tình thương con đó!

Cho nên vì vậy mà Đức Phật cấm không có cho chơi những cái trò chơi như vậy để từ đó mà tuyệt cho nó phá đi những cái tâm dục của nó.

Đó là những cái điều kiện giới hạnh nó nghiêm chỉnh như vậy, để bắt đầu chúng ta sống như một cái người lớn, một cái người thật sự là một người có những cái oai nghi tế hạnh chững chạc của một vị tu sĩ.

Vị Tỳ Kheo phải từ bỏ các loại giải trí như trên.

Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ mười hai trong giới luật của Đức Phật.

Xem được như - các trò chơi này được xem như cái giới hạnh thứ mười hai trong giới luật của Đức Phật.

(43:33) *Vị Tỳ Kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn còn sống dùng các giường cao rộng lớn, ghế bành, ghế trường kỷ, nệm trải giường bằng len, trải giường bằng nệm cao su, nệm thông hơi, vải trải giường nhiều tấm nhiều màu, chăn len trắng, chăn len thêu bông, nệm bông, nệm thêu hình các con thú, nệm bằng lông thú cả hai mặt, mền có đính ngọc, mền bằng lụa, khảm, mền có voi, mền ngựa, mền xe, mền bằng da sơn dương khâu lại, tấm thảm có lều che phía trên, ghế dài có gối đầu, gối chân, gối ôm, có những màu sắc rực rỡ, nói chung là tất cả những đồ dùng trong nhà như xe cộ, ti vi, tủ lạnh, tủ giặt, máy móc, vi tính, cát-sét thu băng, điện thoại, radio v.v*…​

Tất cả những cái đồ dùng đó hoàn toàn là người tu sĩ mà gọi là giới hạnh thì không có được dùng.

Vị Tỳ Kheo phải từ bỏ không dùng những vật vừa kể trên.

Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ mười ba trong giới luật của Đức Phật.

Mặc dù là tất cả những cái vật dụng này Đức Phật không có nói ở trong kinh, nhưng mà Đức Phật nói tất cả những cái gì mà có thể trong cái thời của Đức Phật có là Đức Phật đã vạch ra, nói ra. Cho nên Thầy dựa theo cái sự hiểu biết đó mà Thầy thêm những cái điều kiện như là ti vi, tủ lạnh, máy móc, vi tính, hay là cát-sét thu băng gì, tất cả radio, điện thoại đồ…​ trong cái thời đại này thì cái người tu sĩ không có được rớ tới một cái vật dụng đó.

Đó là nó mới hợp với cái ý Phật. Trong cái thời đại của Phật thì không có những vật dụng đó, nhưng Đức Phật nói như toàn bộ là tất cả những vật dụng mà sang đẹp, những vật dụng của vua chúa, những vật dụng của người giàu có mà xài trong cái thời đó, thì tất cả những cái vật dụng mà chúng ta hiện đại mà có thì nó cũng nằm ở trong cái sự đó.

Cho nên Thầy kê ra hết để chúng ta biết rằng đó là cái giới hạnh của chúng ta không được xài những cái thứ đó. Vì những cái thứ đó là làm chúng ta mất cái giới hạnh của một người tu.

Và cái giới hạnh của người tu mà không có xài tất cả những vật dụng đó đó thì được gọi là thứ mười ba trong giới luật của Đức Phật.

(45:50) Vị Tỳ Kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà cũng vẫn còn dùng các đồ trang sức mỹ phẩm làm đẹp người như thoa dầu, đấm bóp, tắm giặt làm cho thơm tho đẹp đẽ, hoặc đập tay, đập chân, tập luyện làm cho mềm tay, mềm chân, mềm mại…​

Ở đây là trong thời Đức Phật có dạy cấm những cái khi mà thoa dầu để mà làm cho tay chân mình mềm dẻo, để cho mình làm như những cái người mà làm xiếc đó, uốn mình qua lại đồ đó, thì Đức Phật ở trong cái đoạn giới hạnh này Đức Phật cũng có dạy là chúng ta không có nên luyện tập cái điều đó.

Chớ không phải thoa dầu thơm, xức dầu thơm như ở đoạn trước đâu, mà đây là thoa dầu để làm cho nó mềm dẻo gân cốt của mình để mà luyện tập cho nó mềm dẻo đó. Cách thức mà ngày xưa người ta luyện tập để cho cái thân người người ta mềm dẻo, cái xương sống họ uốn cong như thế này đó là phải thoa dầu để mà tập luyện, chớ không phải là đơn sơ mà tập luyện đâu.

Theo cái bài kinh của Phật nói thì Thầy đã hiểu biết rằng người mà tập luyện cho dẻo dai để mà làm xiếc được trò này, trò kia được, như uốn cong người, như chân kéo lên tới trên đầu bên nây bên kia đều được hết, là phải thoa dầu rồi mới tập luyện chớ không phải là không thoa dầu mà tập luyện được.

Có khi tập luyện được nhưng mà nó rất khó khăn, nó không bằng những cái người mà người ta thoa dầu rồi người ta tập luyện.

…​ làm cho mềm mại, dẻo dai, uốn éo, hoặc dùng gương soi, kem đánh mặt, vòng hoa, chuỗi hạt, phấn son, phấn mặt, sáp mặt, vòng tay, tóc giả trên đầu, gậy cầm tay, xà quéo…​

Xà quéo tức là cây xà quéo đó.

*…​ gươm, lọng, dù, dép thêu, khăn đầu, mũ, nón, phất trần vải trắng có viền tua dài và còn nhiều thứ khác nữa. Vị Tỳ Kheo không được dùng các…​* (Mất tiếng)

Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ mười bốn trong giới luật của Đức Phật.

Đó thì, những cái điều kiện mà kể trên để mà cái người tu sĩ giữ gìn cái giới hạnh mà không có vi phạm thì đó là cái thứ mười bốn, cái giới hạnh thứ mười bốn trong giới luật của Đức Phật.

Đó thì Thầy kể ra hết những cái gì mà Phật đã kể ra, để chúng ta biết những cái giới hạnh như thế nào, để chúng ta đừng có phạm phải cái hành động của chúng ta trong những cái sai đó mà làm mất cái oai nghi tế hạnh của người tu sĩ của đạo Phật, làm cho người ta thấy những cái điều đó mà người ta chê bai mình tu hành không đúng, hành động không có đúng cái hạnh của người tu.

(48:29) Vị Tỳ Kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà không sống thầm lặng độc cư, cứ thường hay nói những câu chuyện vô ích, tầm thường.

Đó thì ở đây Phật cũng nhắc nhở chúng ta phải sống thầm lặng, phải độc cư, đừng có hay nói chuyện, nói chuyện vô ích tầm thường.

Như câu chuyện nói về vua chúa; câu chuyện nói về ăn trộm; câu chuyện nói về đại thần; câu chuyện nói về binh lính; câu chuyện nói về sự hãi hùng; câu chuyện nói về chiến tranh; câu chuyện nói về đồ ăn uống; câu chuyện nói về vải mặc; câu chuyện nói về máy móc; câu chuyện nói về khoa học; câu chuyện nói về tôn giáo; câu chuyện nói về thầy này thầy kia; câu chuyện nói về giáo hội; câu chuyện nói về giường nằm; câu chuyện nói về vòng hoa; câu chuyện nói về hương liệu; câu chuyện nói về bà con; câu chuyện nói về xe cộ; câu chuyện nói về tai nạn lưu thông; câu chuyện nói về làng xóm; câu chuyện nói về thị tứ; câu chuyện nói về thành phố; câu chuyện nói về thế giới; câu chuyện nói về đàn bà, đàn ông; câu chuyện nói về anh hùng, vị anh hùng này vị anh hùng khác; câu chuyện nói bên lề đường; câu chuyện tại chỗ giếng nước; câu chuyện về người chết thế này thế khác; câu chuyện tạp thoại, huyền thoại; câu chuyện biến trạng của trái đất; câu chuyện biến trạng của đại dương; câu chuyện về hiện hữu và không hiện hữu v.v…​

Đó, tất cả những cái chuyện này thì cái người tu sĩ không có được mà bàn bạc, không có được nói, mà phải sống thầm lặng độc cư không..

Hầu hết là những cái điều mà Đức Phật kê ra như vậy để mà chúng ta biết rằng chúng ta không có nên nói cái chuyện nhảm nhí như vậy, mà sống để mà thực hành những cái pháp mà chúng ta đang thực hành, tu hành, thì may ra thì giữ cái được cái giới hạnh này, thì chúng ta mới có thể tu đạt được những cái sự giải thoát.

Còn nếu mà không giữ được cái giới hạnh này, cứ mãi nói chuyện này chuyện kia thì không biết bao giờ mà chúng ta nói hết chuyện của cuộc đời chúng ta, mà của cái thế gian này nữa.

Nó lắm chuyện lắm, nó không bao giờ hết. Thử quý thầy cứ nói, cứ nhìn người ngoài đời, có bao giờ họ hết chuyện đâu, không chuyện này thì tới chuyện khác họ nói hoài không có hết, bởi vì cái miệng chúng ta nó nhiều lắm, nó nhiều chuyện lắm, nó nói không bao giờ dứt.

Cho nên Đức Phật dạy chúng ta sống thầm lặng, sống độc cư là chính cái chỗ đó để mà chúng ta dẹp đi, cái giới hạnh chúng ta đã tròn đầy ở trong cái chỗ mà dẹp những cái điều, mà không nói chuyện phiếm đó.

(51:15) Vị Tỳ Kheo ấy phải từ bỏ, xa lìa không nói những chuyện vô ích, tầm thường vừa kể ở trên.

Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ mười lăm trong giới luật của Đức Phật.

Đó là, đây là cái giới hạnh thứ mười lăm trong giới luật của Đức Phật. Cho nên khi mà nói đến cái giới hạnh thứ mười lăm là chúng ta biết là cái gì rồi, mà nói thứ ba, thứ tư là chúng ta biết gì.

Cái người mà học giới luật về giới hạnh mà nói đến bây giờ giới hạnh thứ năm là cái gì thì vị đó biết liền, mà nói thứ sáu là cái gì vị đó biết liền. Còn bây giờ chúng ta không có học, nói thứ mười lăm là cái gì chúng ta chẳng biết, mà nói thứ mười bốn chúng ta cũng chẳng biết.

Mà chúng ta học chúng ta biết những cái hành động đó nó nằm ở trong cái giới hạnh nào, trong cái thứ mấy của cái giới luật của Phật, đó là chúng ta đã thông suốt được cái giới hạnh, còn chưa thông suốt thì chúng ta cần phải học cho thông suốt.

Vị Tỳ Kheo mặc dù sống đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn còn sống bàn luận tranh chấp, kiến chấp tà kiến, tranh luận về thiền, tranh luận về kinh Đại Thừa, Tiểu Thừa, tranh luận về kiến giải, tưởng giải, tranh luận về giới luật học, tranh luận về luận Trung Quán A Tỳ Đàm, Thanh Tịnh Đạo Luận, tranh luận về trí Bát Nhã, tranh luận về Phật Tánh v.v…​

Tất cả những cái tranh luận này, điều đó là theo hầu hết là Đức Phật - ở trong kinh thì Đức Phật nói từ cái phân ra cái chánh kiến, cái tà kiến rồi kiến chấp này, kiến chấp kia, mà sáu mươi hai cái luận.

Nhưng bây giờ thì chúng ta thấy cái luận của chúng ta thì nó nằm ở đâu? Nó nằm ở trong cái kinh điển của Đại Thừa, Tiểu Thừa, rồi tranh hơn tranh thua, rồi tranh thiền, tranh đạo, rồi tranh Phật Tánh, rồi tranh nói Bát Nhã, rồi nói về Trung Quán Luận A Tì Đàm, hoặc là Thanh Tịnh Đạo Luận…​

Tất cả những cái này đều là chúng ta xoay quanh chứ không phải như trong thời Đức Phật là sáu mươi hai lập luận của thời Đức Phật.

Đức Phật - ở trong cái chỗ này Đức Phật nhắc chúng ta đừng có nên tranh luận trong sáu mươi hai lập luận đó, thì bây giờ Thầy lại nhắc các thầy đừng có tranh luận ở trong những cái tranh luận của trong cái thời đại chúng ta bây giờ là chúng ta tranh luận thiền, tranh luận đạo, tranh luận Tiểu Thừa, Đại Thừa, tranh luận Nam Tông, Bắc Tông.

Đó là chúng ta có những tranh luận đó. Lớp thì hòa giải, lớp thì tranh luận, lớp thì móc bên nây quéo bên kia, làm nhiều cái có thể làm cho tan nát cái nhà Phật giáo của chúng ta ra.

Cái đó là cái mà Đức Phật đã cấm. Và vì vậy mà người tu sĩ mà có cái giới hạnh thì không có nên làm cái điều này, không có nên tranh luận cái điều này. Ai nói gì thì làm thinh, không có tranh luận hơn thua.

Đó là những cái mà Đức Phật đã dạy chúng ta từ xưa, bây giờ chúng ta phải hiểu là lúc bây giờ cái giai đoạn chúng ta, họ đang tranh luận cái gì thì chúng ta phải đem cái đó ra mà nêu lên để cho cái người hiện nay người ta biết là người ta đang tranh luận cái đó là cái sai của người tu theo giới hạnh của Đức Phật.

(54:13) Vị Tỳ Kheo ấy phải từ bỏ, xa lánh những cuộc tranh luận, tranh chấp kể trên.

Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ mười sáu trong giới luật của Đức Phật.

Đó, cái sự tranh chấp này nó nằm ở trong cái hạnh thứ mười sáu, cái giới hạnh thứ mười sáu của Đức Phật.

Vị Tỳ Kheo mặc dù đã sống dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn còn sống đưa các tin tức người này, người kia, hoặc tự đứng ra làm môi giới, thuyết khách cho vua chúa, cho các vị đại thần; bàn mưu tính kế quốc sự, quốc dân; làm mai dong, môi giới bán nhà, bán ruộng, bán đất, môi giới buôn bán, môi giới trai gái, môi giới làm ăn, chạy áp phe, áp pháo để kiếm danh, kiếm lợi thêm.

Mặc dù là mình ăn của đàn na cúng dường mình rồi đó - của đàn na thí chủ cúng dường mình rồi - mà mình còn đi làm những cái nghề nghiệp như vậy, đi làm những cái môi giới như vậy, hoặc làm quốc sư đồ đó, thì cái điều đó là không phải.

Bởi vì mình người tu rồi, mình chỉ - người ta đến hỏi, nhà vua mà đến - tin mình đến hỏi - thì mình gợi ý họ thôi chớ mình không làm quốc sư. Điều đó phải bày mưu, tính kế này, nọ, kia, phải đánh giặc như thế này thế kia, thì cái điều đó là cái người tu sĩ của đạo Phật không có được làm cái điều đó. Cho nên làm cái điều đó Đức Phật gọi là làm môi giới.

Mình quốc sư của nhà vua thì tức là mình dạy đạo cho nhà vua thôi, chớ không phải là mình cố vấn quân sự cho nhà vua để đi chinh phạt nước người ta, hay hoặc là phải làm cái thế này để trị dân, trị nước.

Trị dân, trị nước - bây giờ nhà vua không hiểu, thì nhà vua hỏi mình, mình chỉ góp ý cho cái phần của nhà vua về cái phần đạo đức của mình đang tu tập để mà dạy thôi.

Còn cái phần khác thì nhà vua muốn làm sao đó làm, chớ không góp ý là phải xây dựng cái pháp luật này, cái pháp luật kia; phải sửa đổi cái này, sửa đổi cái kia, như vậy là trị nước như thế này thế khác…​ mình không có góp ý về cái phần đó.

Nhưng mình nói về cái thiện pháp thì nhà vua xét qua cái thiện pháp mà đặt ra giới luật như thế nào để đúng để mà cai trị dân, cai trị nước, để đem lại sự trật tự, an ninh cho dân giàu nước mạnh.

Thì cái đó là mình chỉ góp về cái đạo đức nhân quả, cái đạo đức chân chánh của đạo Phật, để cho nhà vua hiểu được cái đạo đức mà nhà vua tự làm lấy cái pháp luật mà áp dụng trong dân gian, để đem lại cái trật tự mà thôi. Chớ chúng ta không có góp ý về cái phần mà đặt ra pháp luật này, đặt ra pháp luật kia cho nhà vua.

Vị Tỳ Kheo ấy phải từ bỏ, xa lìa đưa tin, làm môi giới như trên.

Vậy là giới hạnh của vị ấy thứ mười bảy trong giới luật của Đức Phật.

Đó là cái giới hạnh thứ mười bảy của cái người tu theo đạo Phật.

Vị Tỳ Kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường vẫn còn sống lừa đảo, nói lời xiểm nịnh, gợi ý dèm pha cầu lợi. Vị ấy phải từ bỏ, viễn ly lời nói lừa đảo, xiểm nịnh như trên.

Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ mười tám trong giới luật của Đức Phật.

(57:15) Có nhiều người ớ họ nịnh bợ vua lắm. Để làm gì? Để cho vua phong chức mình cái này cái kia. Đó là những vị tu sĩ như vậy không nên làm cái điều nịnh bợ đó.

Hoặc là thấy người ta giàu có cúng dường tiền mình nịnh bợ, cho nên họ đến xin xuất gia cái là mau mau xuất gia liền, cho họ thọ cụ túc liền, đó là mình nịnh bợ họ.

Mặc họ! Chừng nào họ giới luật được rồi mới là cho họ thọ giới đàng hoàng, còn họ chưa được thì không, nhất định là không cho, dù họ là vua cũng vậy nữa, chớ đừng có nói là nhà giàu.

Đó. Cho nên chúng ta là một cái người tu sĩ phải thẳng thắn, phải cương nghị để giữ gìn mạng mạch của Phật pháp. Chớ không, thấy người ta giàu có cúng chùa, cúng tiền cho mình cất chùa nhiều rồi, bây giờ chùa mình sang đẹp rồi là nhờ cái ông cư sĩ đó giàu có hay hoặc nhờ ông vua đó, bây giờ ổng muốn xuất gia cái, vô đó cái cạo đầu cái cho ổng thọ giới cụ túc liền.

Ổng ngồi, ổng bạch ngực, ổng quạt như là ông địa mà quạt như vậy đó. Thì thử hỏi quý thầy nghĩ sao? Là cái vị tu sĩ giới hạnh ở chỗ nào? Thế mà chúng ta hỉ hả rằng đó là một vị Di Lặc rồi, thì chúng ta thấy cái đó là cái sai của đạo.

Chúng ta phải mạnh dạn không có nịnh bợ vua chúa, không nịnh nhà giàu. Chúng ta đi xin từng người ăn, chớ không phải là chúng ta xin một người nào mà chúng ta sợ.

Vị Tỳ Kheo mặc dù dùng các món ăn do tín thí cúng dường vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà hạnh, tà nghiệp, như: xem tướng, coi tay, chiêm tinh, tuổi tác, tướng mạo, triệu tướng, mộng tướng, thân tướng, dấu chuột cắn, cúng bái, tế lửa, tế núi, tế sông, tế vỏ lúa, tế tấm, gạo, muối, tế thực tô, tế thực phẩm, tế máu...

Đó, tất cả những cái mà cúng tế cái kiểu này, các con thấy có nhiều chùa người ta chiều chiều lấy gạo với muối để cúng cô hồn đó, tức là tế cô hồn đó, đó là ở đây Phật dạy là tế gạo muối đó.

Tế thực tô - có người là lấy thực tô rồi tế thực phẩm cúng bái đồ ăn, đồ uống cúng lên đó. Có người lại cắt tay mình ra lấy máu hay hoặc này kia đó thề nguyền này kia đồ đó, tức là tế máu đó.

Đó là những cái sai, những cái mà không đúng, những hạnh đó là những cái hạnh không phải là cái người tu, cho nên làm những cái đó.

Như tế lửa tức là cúng thần lửa chứ gì, tế núi tức là cúng núi chứ gì, cúng thần núi, tế sông tức là cúng thần sông tức là cúng hà bá, thủy long ở dưới nước chứ gì! Đó là cúng những cái thần ở dưới đó.

Cúng vỏ lúa - hồi đó nói nghe - Thầy nghe nói cái vỏ lúa lớn lắm, và lúa mà khi nó chín rồi nó lăn về người ta khỏi có cắt gặt, cho nên bây giờ người ta nhớ như vậy đó mà người ta đem cái vỏ lúa, không biết là cái vỏ cây người ta tiện ra cái vỏ lúa, y như cái vỏ lúa, người ta để đó người ta thờ rồi người ta cúng bái, người ta nói hồi đó cái vỏ lúa hồi xưa như vậy.

(01:00:16) Nhưng sự thật ra Thầy nghĩ chắc không có điều đó đâu, người ta tưởng tượng ra như vậy.

Rồi cúng tấm, tế gạo, muối…​ đó là những cái mà hiện bây giờ chúng ta cũng còn những cái ảnh hưởng đó. Mà trong đạo Phật dạy chúng ta những cái hạnh của người tu là không được làm những cái điều đó.

Thế mà bây giờ ở trong chùa chúng ta thấy cũng có đem gạo muối tế cúng cô hồn các đảng, quyến rũ ba con ma nó đến rồi nó khua chén, khua bát ở trong chùa nói rằng quỷ chùa nó vậy. Sự thật ra mình rủ nó đến nó chẳng khua chén, khua bát của mình thì làm sao mà không vậy? Tại vì mình đem cho nó, mình kêu nó về nó ở, nó chẳng phá mình!

Còn như ở chỗ Thầy, Thầy không kêu nó làm sao có rung chuông có nó lúc (lắc) nồi, nó có lúc lắc chén bát ở đâu? Cho nên ở đây chẳng có quỷ chùa chút nào hết, mà chẳng có cô hồn, các đảng nào hết!

Bởi vì Thầy là một người tu Thầy không gần cái thứ đó, Thầy không cầu nó, Thầy không cúng nó, cho nên nó đâu có dám lại đây. Còn cái chỗ nào mà mê nó thì cứ mời, thỉnh nó thì nó phải tới, nó tới rồi không cho nó ăn thì nó khua chén, khua bát nó làm cho sợ, sợ đặng cho đem cơm, đem muối cho nó ăn, đem gạo!

Khoa xem tay, xem nốt ruồi…​

Có người thì xem nốt ruồi: “Cha! Nốt ruồi này làm quan, nốt ruồi này làm tướng nè, nốt ruồi này làm tôi tớ nè, nốt ruồi này nghèo khổ nè…​” làm cho mấy bà hoảng hồn đi, mới đem mới cắt đốt, mới làm cho đau khổ người ta.

Nói tầm bậy, tầm bạ! Trong da thịt của mình là vô thường, có gì đâu mà phải nói rằng tướng này, tướng kia, tướng nọ trong đó.

Khoa xem địa lý, khoa xem mộng, khoa cầu thần ban phước, khoa cầu quỷ ma, yếm đối trùng tang, yếm đối ma quỷ thần trùng…​

Có thần trùng nữa, đủ thứ hết!

…​ yếm đối nhà cửa mả mồ, dùng khoa trị rắn, thuốc rắn, dùng khoa thuốc độc, khoa trị bò cạp, đoán số mạng, cầu khẩn, ngăn ngừa tai nạn, khoa biết chim nói chuyện…​

Đó tất cả những cái khoa như vậy v.v…​ thì Đức Phật đã cấm cái người mà tu cái giới hạnh của Phật thì không được làm những cái điều mà đã kể ở trên.

Vị Tỳ Kheo ấy phải tránh xa, từ bỏ tà hạnh nghiệp đã kể trên.

Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ mười chín trong giới luật của Đức Phật.

Đó là giới hạnh thứ mười chín trong giới luật của Đức Phật là không được làm những cái nghề nghiệp, những cái điều mà - cái hành động làm như vậy tức là sai, không có đúng, đó là nuôi cái tà mạng của chúng ta. Cái tà nghiệp đó nuôi cái tà mạng.

Vị Tỳ Kheo ấy phải tránh xa…​

Vị Tỳ Kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường vẫn còn nuôi sống bằng những tà nghiệp như làm nghề xem ngọc báu…​

Đó mấy cái người mà bán ngọc này kia đồ mình đem ngọc tốt đến họ xem coi ngọc này thứ thiệt hay thứ giả đó, đó là cái nghề xem ngọc báu đó.

…​ xem tướng que gậy, xem tướng áo quần, xem tướng gươm kiếm, xem tướng mũi tên, xem tướng cây cung, xem tướng võ khí, xem tướng đàn bà, xem tướng đàn ông, xem tướng thiếu niên, thiếu nữ, tướng đầy tớ nam, tướng đầy tớ nữ, tướng voi, tướng ngựa, tướng bò đực, tướng bò cái, tướng dê, tướng cừu, tướng gia cầm, tướng chim cun cút, tướng con tắc kè, tướng vật tai dài…​

(01:03:45) Tất cả những cái tướng này, hầu như người ta xem, các con, các thầy thấy, có người họ coi bò, trâu hay hoặc là ngựa, họ coi xoáy, coi bướm đó, coi con ngựa này có cái xoáy này - con ngựa hay, con ngựa dở, con bò này nó có cái xoáy này - con bò này ăn thịt chớ còn nó cày ruộng không được, đó là tất cả những cái điều kiện đó. Có nhiều người họ rành về bướm, xoáy dữ lắm cho nên họ coi tướng bò, tướng trâu, tướng ngựa đồ…​ là coi như vậy đó.

Còn ở đây thì nó - tất cả những cái này Đức Phật đều là cấm không có cho cái người tu sĩ, qua cái giới hạnh của người tu sĩ không có được hành động, không có được làm những cái nghề nghiệp đó như vậy.

Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ hai mươi trong giới luật của Đức Phật.

Thì chúng ta thấy cái giới hạnh mà không có coi tướng, coi này, kia của người này, người kia hoặc là coi tướng bò, tướng trâu, tướng thú vật như ở trên đã kể, thì đó là cái giới hạnh thứ hai mươi trong giới luật của Đức Phật.

Vị Tỳ Kheo mặc dù đã dùng món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn còn nuôi sống bằng những tà nghiệp như đoán trước vua sẽ tiến quân, vua sẽ lui quân, vua bản xứ sẽ tấn công, vua ngoại bang sẽ triệt thoái, vua bản xứ thắng trận, vua ngoại bang thất trận, vua bản xứ bại trận, vua ngoại bang thắng trận, như vậy sẽ có sự thắng bại, sẽ có sự thắng trận cho phe bên này, sẽ có sự bại trận cho phe bên kia…​

Vị Tỳ Kheo này phải từ bỏ, từ giã những tà nghiệp như kể trên.

Đó là cái phần mà khi mà có chiến tranh đồ đó, thì mấy ông thầy chùm nhum lại bàn tính với nhau: ông vua này thắng, ông vua kia thắng.

Cũng như trong cái thời chiến tranh các con thấy không: “Mỹ nay nó đem quân qua nó đánh mình, chắc nó thắng á! Vũ khí nó quá trời nó bỏ bom ở Hà Nội tiêu hết rồi!” Đó là mấy ông thầy ngồi bàn chuyện với nhau như vậy đó.

Thì các thầy thấy rằng trong cái vấn đề đó là không phải cái vấn đề để chúng ta bàn, chúng ta là người tu sĩ phải giữ gìn cái hạnh, trường hợp nó xảy ra mặc nó, ai làm gì làm chúng ta chẳng biết hết! Còn mình bàn như vậy nó có lợi ích gì cho mình không? Mình có đem lại cái gì lợi ích cho mình không?

Nếu mình muốn bảo vệ Tổ quốc của mình thì mình phải khoác cái áo chiến trận ra, cởi chiếc áo tu sĩ chúng ta ra, rồi chúng ta sẽ làm công chuyện bổn phận của người dân để bảo vệ đất nước nó, thì hơn là mình ngồi đó là Mỹ thắng, là Tây thắng, là Việt Cộng thắng, là Việt Minh thắng…​ Điều đó là điều đâu có đúng!

(01:06:21) Cho nên vì vậy đó mình ngồi bàn, mấy ông thầy chùa ngồi với nhau bàn, bàn thắng trận, bàn này kia đủ cách, đủ loại, cho nên vì vậy đó là một cái sai.

Chúng ta muốn làm cái gì thì chúng ta phải làm cái nấy cho ra nấy. Là một tu sĩ chúng ta không có được nói đến cái vấn đề đó. Mà chúng ta muốn làm bổn phận người công dân thì chúng ta phải dẹp cái áo cà sa xuống đi, mặc cái chiếc áo chiến bào lên để mà chúng ta ra trận chiến đấu để dẹp giặc, thì như vậy đâu nó ra đó.

Còn bây giờ mặc chiếc áo này là phải cái hạnh chúng ta phải đàng hoàng, chớ không có được mà ở đó mà nói rằng cái này, cái nọ kia. Làm cái gì nó ra cái nấy cho đúng! Chớ còn mặc chiếc áo này mà xiên xẹo nói bên nây bên kia, rồi hùa bên nây bên kia, cuối cùng mai mốt đi ở tù, ở tù không có giá trị gì hết à!

Thà là mình đi chiến đấu mình ở tù nó có giá trị, mình dẹp giặc, mình bảo vệ đất nước của mình nó có giá trị, còn bây giờ mình nói cái chuyện tào lao như vậy chúng còng đầu mình bỏ tù, nói mấy ông thầy chùa này làm chính trị. Mà có làm chính trị đâu, nói miệng không à, mà bị ở tù! Oan ức không?

Đó là cái giới luật, cái giới hạnh của Phật cấm chúng ta là đúng chớ không phải là sai. Nhưng tại chúng ta không có học cái giới hạnh cho nên từ đó cái miệng của chúng ta nó đi đến cái sai lệch của nó, nó làm chúng ta lạc đường, lạc cái hạnh của một người tu.

Như vậy là giới hạnh của vị Tỳ Kheo thứ hai mươi mốt trong giới luật của Đức Phật.

Bởi vậy ở đây Thầy dạy cái nào nó ra cái nấy rất rõ ràng. Chúng ta là người như thế nào chúng ta phải làm đúng như thế nấy. Người tu sĩ phải làm đúng người tu sĩ, mà chúng ta muốn làm một bổn phận người công dân là chúng ta phải khoác áo người công dân chúng ta làm bổn phận của người công dân đất nước đó, chớ không phải là mang chiếc áo của tu sĩ mà làm bổn phận người công dân thì không đúng.

Mặc dù chúng ta biết chúng ta là người công dân nhưng mà chúng ta đã khoác chiếc áo này lên thì cái oai nghi tế hạnh của một người tu sĩ phải hẳn hòi của nó, chớ không thể nào mà lầm lạc được. Bởi vì Phật dạy nó quá rõ ràng, nó không thể nào lầm cái này qua cái kia được.

(01:08:13) Vị Tỳ Kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà nghiệp như đoán trước sẽ có nguyệt thực; sẽ có nhật thực; sẽ có tinh thực; mặt trăng, mặt trời sẽ đi đúng chánh đạo; mặt trăng, mặt trời, sẽ đi ngoài chánh đạo; sẽ có sao băng; các tinh tú, sẽ đi đúng chánh đạo; các tinh tú, sẽ đi ngoài chánh đạo; sẽ có sao băng; sẽ có lửa cháy; phương hướng sẽ có động đất; sẽ có sấm sét; mặt trăng, mặt trời, các vì sao sẽ mọc, sẽ lặn, sẽ mờ, sẽ sáng; nguyệt thực sẽ có kết quả như thế này, nhật thực sẽ có kết quả như thế kia…​

Những điều trên đây vị Tỳ Kheo cần phải tránh xa, cần phải từ bỏ, không được lấy những nghề nghiệp này nuôi sống tà mạng.

Như vậy là giới hạnh của vị Tỳ Kheo thứ hai hai trong giới luật của đạo Phật.

Đó chúng ta biết, mặc sức chúng ta là người tu sĩ - đây là Thầy nói đơn sơ - chúng ta không làm cái nghề đó nhưng mà nghe nói nhật thực, nguyệt thực là chúng ta cũng chạy ra mà xem mặt trời mặt trăng ăn!

Mặc tình nó ăn gì nó ăn, kệ nó, ăn thua gì giới hạnh của chúng ta? Chúng ta là những người tu không có để ý đến cái hiện trạng xảy ra của trên cái trái đất này, nó làm gì thì kệ, trong cái vũ trụ này mặc tình nó làm gì làm.

Còn cái này, nghe người ta nói nhật thực cái mình cũng chạy ùa theo, cũng đi xem nhật thực, rồi nghe nguyệt thực cũng chạy ùa theo, nghe nói sao băng nó sẽ rớt ở trên quả địa cầu - ôm nhau mà khóc mà ráng, mà tu để cho nó thoát chết!

Thử hỏi một người tu sĩ mà như vậy là cái hạnh là như thế nào? Cái giới hạnh là như thế nào? Cho nên tâm luôn luôn lúc nào cũng dao động thì làm sao mà gọi là giới hạnh? Bị dao động trước mọi cái hiện tượng xảy ra của vũ trụ, bị dao động trước những hiện tượng của con người ở trên thế gian này, thì làm sao mà tâm chúng ta an ổn được?

Cho nên tất cả những này, chúng ta đã không hành nghề này mà chúng ta còn phải dẹp cái tâm dao động bằng cái giới hạnh của chúng ta, như vậy là chúng ta mới là những người tu sĩ của đạo Phật.

Đó thì, hôm nay được nghe giảng, được nói cho rõ từng chút, từng chút để quý thầy thấy cái tâm của chúng ta không dao động trước cái hiện tượng của thiên nhiên, chớ không phải là chúng ta bị dao động nó đâu.

Đây Thầy xin nhắc lại một câu chuyện để cho quý thầy thấy:

Trong một cái giáo đoàn của Đức Phật 1500 vị Tỳ Kheo, sau khi đi đến một cái bờ sông đó, thì trong khi trời tối cho nên không thể qua sông được, cho nên tất cả các đoàn tu sĩ đều là nằm ở trên cái bờ sông, nằm dựa theo bờ sông, nằm láng ở trên bờ sông và thậm chí như trong khu rừng nữa.

Nửa đêm bắt đầu nước nó dâng lên nó ngập, nó ngập rồi chúng hoảng hồn, hoảng vía nhao nhao hết. Đức Phật mới ra lệnh, mới ra lệnh cho một vị Tỳ Kheo: “Ông phải ngăn nước lại không có được cho nước tràn vô để chúng Tỳ Kheo ngủ, sáng ra đi!”

Thì cái vị Tỳ Kheo đó mới thực hiện chặn đứng nước lại, nước dâng lên cao mà không tràn vô, chúng Tỳ Kheo ngủ im rơ, sáng ra thì vị đó đưa chúng Tỳ Kheo đi hết rồi mới xả cho nước đi.

Thì các thầy thấy trong cái thời Đức Phật, Đức Phật ra lệnh cái vị nào làm cái phận sự nấy khi mà không có để chúng Tỳ Kheo nhôn nhao trong cái, trước thiên tai, trong cái, trước cái nạn mà có thể nói rằng nước lụt, nước trôi.

Cho nên đi ở trong cái giáo đoàn của Đức Phật, sự thật ra thì Đức Phật đã bảo vệ chúng Tỳ Kheo rất là nghiêm chỉnh không có để mà dao động trước cái hiện tượng của vũ trụ, của thời tiết.

(01:11:44) Đó. Đọc qua cái câu chuyện đó Thầy thấy, thật ra thì cái vị đó - nói lên cái chỗ mà Đức Phật sai thì vị đó mới làm. Nhưng mà sau khi vị đó làm rồi thì chúng Tỳ Kheo biết rằng cái vị đó đã có thần thông đến mức độ như vậy, thì lúc bấy giờ vị đó đã rời khỏi cái khu vực đó liền tức khắc, không có đi ở trong đoàn chúng đó nữa.

Nhưng mà đó là cái việc bất đắc dĩ để tạo cho chúng Tỳ Kheo được yên ổn nằm ở trên bờ sông mà không sợ nước cuốn trôi.

Nửa đêm nước dâng lên, tràn lên làm cho chúng hoảng hồn hết, do đó Đức Phật ra lệnh: “Ông hãy ra ông ngăn nước lại, không có được cho nước tràn!” Thì vị Tỳ Kheo đó dùng thần thông ngăn nước lại không cho tràn, tất cả các chúng Tỳ Kheo đều nằm yên, khô ráo không có một giọt nước.

Thì các thầy thấy trong lúc thời bấy giờ Đức Phật là như thế nào? Không phải là cái thần lực của Đức Phật đến mức độ mà Đức Phật không dùng thần lực của mình, sai người đệ tử của mình thôi!

Để tới những cái vấn đề đó Thầy sẽ nhắc lại cái vị cao tăng đó tên gì họ gì để cho quý thầy biết.

Vị Tỳ Kheo cần phải tránh xa, từ bỏ các tà nghiệp như kể trên.

Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ hai mươi ba trong giới luật của Đức Phật.

Hồi nãy hai mươi mấy rồi con, hai mươi hai phải không? Như vậy là Thầy chưa có đọc cái đoạn này, cái giới hạnh hai mươi ba.

Vị Tỳ Kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà nghiệp như: đoán trước sẽ có mưa nhiều, sẽ có đại hạn; sẽ được mùa, sẽ mất mùa; sẽ được an ổn, sẽ bị bệnh, bị hiểm họa; sẽ có những bệnh ôn dịch, sẽ có bệnh này, bệnh khác…​ Hay làm nghề như: đếm trên ngón tay, tính số, đoán quẻ âm dương, kế toán, làm sổ sách, làm thư ký, làm theo các nghề của thường tình thế gian.

Nghĩa là từ cái chỗ mà đoán cái nghề nghiệp, đoán mưa nhiều, mưa ít, rồi xem bệnh ôn dịch, bệnh - nào là bệnh đậu mùa, hoặc là như là làm nghề mà đếm ngón tay, tính sổ sách, rồi toán quẻ âm dương, hoặc là làm sổ sách như làm thư ký, hoặc là làm các nghề của thế gian khác, thì tất cả những cái nghề nghiệp này Đức Phật cấm luôn không có cho làm.

Như vậy đó là cái giới hạnh thứ hai mươi ba trong giới luật của Đức Phật.

(01:14:18) Vị Tỳ Kheo cần phải tránh xa, từ bỏ tà nghiệp như kể trên.

Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ hai mươi ba trong giới luật của Đức Phật.

Đó thì, những cái giới hạnh mà Thầy kể ra các con, các thầy có thấy ở trong giới luật của Phật không? Không có, trong cái giới bổn của Phật không có nói. Nhưng mà ở đây kể rất kỹ những cái giới hạnh, bởi vì đây là những cái mà chúng ta lầm lạc.

Cho nên có nhiều người làm thầy thuốc nè, có nhiều người làm châm cứu nè, có nhiều người làm những cái chuyện mà họ tưởng đó là cái chuyện đúng, nhưng mà sự thật đó là cái chuyện sai, cái chuyện không đúng.

Có nhiều người làm thầy cúng, thầy bái, có nhiều người làm đủ loại hết, người ta vẫn cho đó là trong đạo Phật. Mà nhan nhản là hình ảnh đó trong đạo Phật chúng ta rất nhiều.

Mà cái giới hạnh thì không có ai dạy hết, cho nên người ta không biết đâu mà người ta - hễ nói đến họ thì họ nói giới luật không có nói cái điều đó. Bởi vì giới bổn thì đâu có nói cái điều đó, nhưng mà cuối cùng thì giới hạnh rất là đầy đủ, rất là rõ ràng.

Vị Tỳ Kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn còn tự mình nuôi sống bằng những tà nghiệp như: chọn ngày lành để rước dâu hay rể về nhà; chọn ngày lành để đưa dâu hay rể; lựa ngày giờ tốt xấu để hòa giải…​

Để đi thưa kiện đó.

…​ lựa ngày giờ tốt xấu để chia rẽ; lựa ngày giờ tốt xấu để đòi nợ, lựa ngày giờ tốt xấu để cho mượn, cho vay tiền, tiêu tiền; lựa ngày giờ tốt xấu mà xuất hành, nhập gia, ăn tân gia; lựa ngày giờ tốt xấu đi buôn, đi kiện thưa, tụng gởi; lựa ngày giờ tốt xấu an táng, trừ linh, trừ thần…​

Có không? Ở đời chúng ta thấy cái đó là nó quá nhiều, mà ở trong cái kinh giới của Phật thì nó không có, mà cái giới hạnh của Phật thì Phật đã dạy chúng ta rất là đầy đủ.

Cho nên tất cả những cái điều mà chúng ta làm như vậy đó là cái hạnh của chúng ta sai, của người tu sĩ sai. Cho nên chúng ta không có nên làm những cái điều đó.

Đó thì, chúng ta đã học tới đây là chúng ta không có chọn ngày giờ tốt xấu bằng cách này bằng cách khác.

Mà hầu như là hiện giờ tu sĩ của chúng ta trong chùa thì hầu hết là luôn luôn lúc nào - mà chính bản thân của Thầy đây, nghĩa là người ta đến đây người ta nhờ Thầy phải coi ngày tốt xấu, coi ngày ăn tân gia, coi này kia. Thiệt là một cái điều kiện mà Thầy thấy không có làm, mà họ năn nỉ thế này thế khác, họ nói Thầy thế này thế khác đủ thứ hết!

Cho nên Thầy thấy đó là một cái điều kiện không phải là người tu sĩ. Mà không làm những cái điều này cho thỏa mãn họ đó, thì họ nói mình tu sĩ không có giúp đỡ họ cái gì hết, không có làm gì cho Phật tử hết!

Người Phật tử nào mà gọi là ruột nhất là đòi hỏi nhất cái này nè! Họ nói Thầy coi một ngàn lần trúng một ngàn lần, cái gì nó hay vô cùng lận, nói đâu có đó, coi ngày tốt là tốt mà coi ngày xấu là xấu, họ tin như vậy lận đó.

(01:17:23) Cho nên Thầy thấy điều đó là một cái điều thiệt là nó không có đúng cái người tu sĩ của đạo Phật lúc nào!

…​ dùng bùa chú để giúp người buôn bán, làm ăn may mắn; dùng bùa chú để khiến người gặp tai nạn rủi ro; dùng bùa chú yếm nhà cửa, phá thai; dùng bùa chú khiến cho người ta cóng lưỡi, khiến cho quai hàm cử động, khiến cho tay chân múa men, nhảy nhót như điên khùng; dùng bùa chú khiến người đưa tay lên, xuống; dùng bùa chú khiến người bị điếc; dùng bùa chú hỏi gương; dùng bùa chú hỏi đồng cốt, thiếu nữ, hỏi tà ma, hỏi quỷ thần về tật bệnh, về tai nạn của con người; dùng bùa chú đi hỏi thiên thần để biết họa phước; thờ thần mặt trời, thần đất, thần núi, thần lửa, thần tài và cầu Si-ri thần tài để mang đến tài lợi cho gia chủ.

Nghĩa là cái ông thầy đó ổng dùng bùa chú, dùng thần chú để đọc để thần sông, thần núi, thần lửa đến, hay hoặc là thần tài Si-ri cũng đến để mà đem lại cho cái lợi cho cái gia chủ mà cái người đó rước ông thầy đến mà để mà rước thần, rước này kia.

Đó là những cái điều kiện như vậy đó, là Đức Phật cũng cấm không có cho chúng ta thực hiện những cái hành động, làm cái nghề nghiệp như vậy.

Vị Tỳ Kheo cần phải tránh xa, từ bỏ những nghề nghiệp không chân chánh ở trên.

Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ hai mươi bốn trong giới luật của Đức Phật.

Đó là đừng có dùng bùa chú, đừng có dùng thần chú mà rước thần, kêu thần, kêu thánh đến để mà gia hộ, phù hộ cho gia chủ của mình được giàu sang, được hạnh phúc, thì cái điều đó là cái điều mà Đức Phật cấm các vị đệ tử của Ngài không có được làm.

Đó là những cái tà hạnh chớ không phải là cái giới hạnh của người tu sĩ đạo Phật, đó là thứ hai bốn.

(01:19:26) Vị Tỳ Kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn tự nuôi sống bằng tà nghiệp như: dùng chú thuật để gạt người, để tìm đất tốt làm nhà, để cầu phước cho nhà mới; làm lễ cúng bái, làm lễ tắm, lễ hy sinh; làm thuốc nôn mửa, làm thuốc bài tiết xổ, tẩy tịnh trong đầu; thoa dầu trong lỗ tai, lỗ mũi, nhỏ mắt lỗ tai, lỗ mũi; chữa mắt, chữa tai, chữa mũi; làm thầy thuốc, thầy mổ xẻ, thầy chữa bệnh con nít, làm thầy thuốc nam cho uống bằng rễ cây, lá cây…​

Đó, tất cả những cái này Phật cũng cấm chúng ta là những người tu sĩ không được làm tất cả những cái nghề thầy thuốc như vậy.

Dù là mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của người ta đau bệnh gì thì đi đến ông thầy nào chuyên môn mà người ta chữa, chớ mình làm ông thầy tu rồi thì hoàn toàn là không làm cái điều đó, mà chỉ lo làm sao mà giữ cho đúng những cái giới hạnh để mà tu cho được giải thoát là cái điều quan trọng nhất.

Chớ làm cái chuyện đó rồi người ta thấy ông thầy tu nó thành ra ông thầy thuốc rồi, người ta thấy ông thầy tu nó thành ra ông thầy bùa rồi, người ta thấy ông thầy tu thành ra ông thầy trị mắt rồi, người ta thấy ông thầy tu nó trở thành ông thầy thuốc nam rồi.

Ông thầy chùa nay ổng thành ông thầy thuốc nam rồi: “Trời ơi, ổng đi chặt rễ cây, rễ rừng, ổng vác cả đống đống về đây, bà con mình xuống đến đó mà có đau bệnh ổng cho mình chớ gì!” Tức là trở thành cái ông thầy thuốc nam, rồi trở thành ông thầy chữa mắt, rồi trở thành ông thầy mổ xẻ bằng cách này, bằng cách khác.

Cuối cùng ông thầy tu, ông thầy giải thoát mà không giải thoát, mà vây quanh bao nhiêu cái nhân quả nghiệp báo của chúng! Chúng ta làm sao mà giải quyết được cái nghiệp báo đó, chỉ có cái hành động tu đúng giới luật của chúng ta là cái mục đích là giải thoát được cái nhân quả nghiệp báo, để cho người ta nương theo đó mà hết.

Còn bây giờ mình chặt lá cây, lá cối cho người ta uống bớt đó, mai mốt cái nghiệp người ta nó còn nữa chớ đâu phải hết, cho nên càng uống thấy bệnh càng nhiều. Nếu mà hết thì bây giờ nhà thương đâu có bệnh nhân? Mà thế mà uống thuốc càng nhiều, thầy thuốc càng nhiều lại sao bệnh nhân lại đống đống như vậy?

Quý thầy thấy không, chúng ta trị cái bệnh mà không trị ở cái gốc mà cứ trị ở cái ngọn làm sao cho nó hết? Do cái gốc nhân quả, mà chúng ta không trị được cái gốc bệnh nhân quả mà lại đi trị cái ngọn thì làm sao mà cho hết bệnh nhân của thế gian này?

Biết bao nhiêu người tốt nghiệp ở trong các trường y khoa, mà rồi thế gian này bệnh vẫn bệnh, mà có nhiều cái bệnh bây giờ gọi là những cái bệnh mà không có thuốc trị nữa, chết biết bao nhiêu người!

Cái bệnh gì? Cái bệnh Sida hay bệnh gì đó Thầy chả biết, nhưng mà Thầy nghe nói cái bệnh đó bây giờ không có thuốc trị. Thầy thuốc đông quá mà bây giờ trị bệnh không nổi rồi, chịu thua nó rồi. Cuối cùng thì càng ngày Thầy thấy các cái bệnh trạng nó càng có những cái bệnh khó hơn nữa.

(01:22:15) Do đó chúng ta phải từ ngay cái gốc, mà từ ngay gốc đó là những cái giới hạnh của người tu sĩ đó là trị ngay cái bệnh gốc. Thế mà chúng ta không trị ngay cái bệnh gốc của mình mà cứ đi dùng thuốc thang trị ở ngoài ngọn lá làm sao cho hết?

Cho nên đối với người tu sĩ có bệnh có sợ không? Bệnh cùi mà người ta rớt từng ngón tay kia mà người ta còn không sợ, người ta đặt cái thọ khổ trước mặt, người ta tu cái Định Vô Lậu người ta quét sạch, người ta giải thoát!

Các thầy không thấy điều đó, còn bệnh quý thầy có ăn nhằm nhò gì mà mỗi chút là mỗi rên, mỗi chút là mỗi sợ. Đối với người tu sĩ của đạo Phật, giới hạnh chúng ta nghiêm chỉnh thì chúng ta chẳng sợ trước cái thọ nào hết.

Cho nên trong một đêm bị cảm lạnh mà Thầy chỉ cần ngồi trên bồ đoàn nhiếp tâm trong hơi thở, hoàn toàn thắng được cái cơn cảm lạnh. Thì có gì đâu, các thầy thấy rất rõ. Chúng ta đừng có sợ hãi cái thọ, mà chúng ta chiến đấu nó bằng cái sức lực tinh thần của chúng ta thì chúng ta sẽ qua tất cả mọi cái. Thọ làm sao giết chúng ta được, nhân quả làm sao hại chúng ta được, khi mà chúng ta chuyển nó?

Đó là cái chỗ mà chúng ta phải đi về tận cái gốc mà trị, còn bây giờ chúng ta cứ làm cái nghề này là trị cái ngọn của thiên hạ chớ làm sao chúng ta trị cái gốc? Cho nên Đức Phật cấm không có cho những cái hành động của tu sĩ chúng ta làm những cái nghề đó.

Vị Tỳ Kheo cần phải tránh xa, từ bỏ những tà nghiệp không chân chánh đối với người tu sĩ đạo Phật.

Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ hai mươi lăm trong giới luật của Đức Phật.

Đó, thì bắt đầu chúng ta thấy trong cái sự tu tập của chúng ta mà đến cái chỗ này chúng ta thấy cái giới hạnh hai mươi lăm của chúng ta là Đức Phật đã cấm chúng ta không có cho làm nghề thầy thuốc đó, dù thuốc nam, thuốc bắc, thuốc tây thuốc gì cũng không cho hết, cấm bặt.

Chúng ta phải thực hiện cái ông thầy thuốc trị cái bệnh gốc chớ không phải trị cái bệnh ngọn. Còn quý thầy mà làm thầy thuốc thì đó là quý thầy đã trị cái bệnh ngọn chớ không phải trị cái bệnh gốc.

Bởi vậy Đức Phật gọi là “y vương”. Y vương là ông vua thuốc mà trị thì trị cái bệnh gốc của chúng sanh chớ không phải trị cái bệnh ngọn của chúng sanh.

Vị Tỳ Kheo nhờ giữ giới hạnh không làm những tà nghiệp không đúng hạnh nghiệp của người tu sĩ, nhờ đầy đủ giới hạnh, luật nghi nên vị Tỳ Kheo ấy không thấy sợ hãi từ một phương diện nào của sự giữ gìn, hộ trì giới luật.

Đây quý thầy thấy cái câu chỗ này, hai mươi lăm cái hạnh, cái giới hạnh của người tu sĩ thì chúng ta - Đức Phật đã kết luận hai mươi lăm giới hạnh như thế nào? Nếu mà chúng ta giữ tròn những giới hạnh đó thì dù trước cái sợ hãi nào chúng ta cũng chẳng sợ hãi hết!

Đây Thầy đọc lại cho quý thầy thấy cái câu kết luận của Phật trong kinh rất rõ:

Vị Tỳ Kheo nhờ giữ giới hạnh không làm những tà nghiệp không đúng hạnh nghiệp của người tu sĩ, nhờ đầy đủ giới hạnh, luật nghi nên vị Tỳ Kheo ấy không thấy sợ hãi từ một phương diện nào.

(01:25:08) Đó, không có sợ, từ cái phương diện nào đến thì vị đó không bao giờ sợ hãi hết. Nghĩa là giới hạnh nó hộ trì vị đó không bao giờ sợ hãi, trước cái sống chết của vị đó mà giới hạnh nó sẽ cũng làm cho cái vị đó không sợ hãi.

Sự giữ gìn, hộ trì giới luật này…​

Nghĩa là với cái sự mà giữ gìn, hộ trì mà đúng cách của giới hạnh này thì quý vị không bao giờ có sợ hãi, trong khi quý vị sắp sửa chết quý vị cũng chẳng sợ hãi nữa, mà nếu quý vị mà không thực hiện được giới hạnh này thì quý vị luôn luôn là lúc nào quý vị cũng sợ hãi hết.

Vị ấy nhờ giới hạnh, luật nghi cao quý này nên hưởng thọ lạc, nội tâm thanh tịnh không còn si ám, đó là Tỳ Kheo đầy đủ giới hạnh, luật nghi.

Đây là giới hạnh luật nghi, là hai mươi lăm cái điều giới hạnh này, mà chúng ta giữ trọn đầy đủ thì chúng ta không còn si ám, nội tâm chúng ta thanh tịnh, và cái hạnh luật nghi này nó làm chúng ta có một cái thọ hưởng lạc rất là đầy đủ, nó làm chúng ta an ổn rất là đầy đủ. Cho nên trước những cái đối tượng trước những cái gì chúng ta cũng chẳng sợ hãi hết, cho nên gọi là “nên hưởng thọ lạc”.

Bây giờ Thầy đọc lại câu này của Phật ở trong kinh, Phật nói rất rõ:

Vị ấy nhờ giới hạnh, luật nghi cao quý này nên hưởng thọ lạc…​

Nghĩa là giữ gìn cho nó trọn vẹn thì vị ấy rất là thọ lạc.

…​ nội tâm thanh tịnh không còn si ám, đó là Tỳ Kheo đầy đủ giới hạnh, luật nghi.

Tức là giới hạnh cụ túc đó, giới hạnh đầy đủ. Như hồi nãy Thầy nói giới hạnh đầy đủ như thế nào đó, giới hạnh đầy đủ như thế nào, thì đây là kết luận để chúng ta thấy giới hạnh đầy đủ luật nghi là do cái chỗ chúng ta giữ gìn, sống đúng những cái hành động chúng ta, hai mươi lăm cái giới hạnh đó.

Đó thì như vậy chúng ta đã học được hai mươi lăm giới hạnh của một người tu sĩ, tức là học hai mươi lăm cái oai nghi tế hạnh của một cái người tu sĩ khi bước chân vào đạo là chúng ta phải hiểu cái giới hạnh đó.

(01:27:10) Đây là phần Sơ Thiện…​

Nghĩa là cái phần giới hạnh này Đức Phật được xem nó là cái phần Sơ Thiện mà Đức Phật đã từng nhắc nhở các vị Tỳ Kheo, các vị đệ tử của mình.

Đây là phần Sơ Thiện mà Đức Phật thường nhắc đi nhắc lại cho các đệ tử của mình để tránh xa những tà nghiệp mà luật nghi răn cấm, không cho vi phạm. Vì vi phạm những luật nghi này thì người tu sĩ khó mà đạt được mục đích giải thoát chân chánh của đạo.

Đó thì, quý thầy phải nhớ kỹ trong cái vấn đề luật nghi về cái giới hạnh này được xem như là Sơ Thiện của đạo Phật, chứ chưa phải là Trung Thiện, chưa phải là Hậu Thiện đâu.

Còn Trung Thiện và Hậu Thiện nó còn cao siêu hơn nữa, bởi vì cái Trung Thiện nó là giới đức mà Hậu Thiện nó là giới tuệ, nó phân ra từng chút, từng chút rất rõ, còn Sơ Thiện đó là cái phần giới hạnh của chúng ta.

Bởi vì đạo Phật là đạo thiện - đạo thiện pháp, cho nên nó đứng ở trong giới luật chúng ta phân ra chỗ nào là thiện chỗ nào là không thiện, chúng ta thấy rất rõ. Nếu mà chúng ta đi ngược lại hai mươi lăm giới này là không thiện, tức là không phải sơ thiện của chúng ta đâu.

Đây chính là phần giới hạnh của người tu sĩ đạo Phật. Các thầy phải cố tránh và giữ gìn cho nghiêm túc để viên mãn thành ly dục, ly ác pháp trong giới hạnh của Phật.

Nghĩa là, trong cái Sơ Thiện này mà quý vị đã giữ gìn được nó thì quý vị đã ly dục, ly ác pháp trong cái giới hạnh đó. Chớ không phải là ly dục, ly ác pháp ở trong cái thiền định mà nhập Sơ Thiền đâu, mà đây là ly dục, ly ác pháp ở trong cái giới hạnh.

Quý vị phải hiểu ở chỗ ly dục, ly ác pháp trong giới hạnh nó không phải là ly dục, ly ác pháp để nhập Sơ Thiền, hai cái này nó khác. Phải hiểu ở chỗ dùng để mà hiểu nó.

Bởi vì trong khi mà chúng ta thực hiện các hạnh như vậy tức là chúng ta phải có sự ly dục, có sự hàng phục, có sự khắc phục trong cái tâm ham muốn của chúng ta, do cái chỗ đó thì chúng ta mới ly tất cả ác pháp mới ra. Cho nên ly dục, ly ác pháp ở trong giới hạnh của Đức Phật là trong cái Sơ Thiện của nó.

Nếu quý vị không gìn giữ đúng giới hạnh này thì con đường tu tập theo đạo Phật của quý vị chỉ hoài công, mà biến quý vị thành trùng trong lông sư tử, trở lại giết sư tử chết. Cũng như bao thế kỷ nay, trùng trong lông sư tử đã giết sư tử chết mà ai ai cũng không ngờ!

Nghĩa là người ta không có ngờ rằng con sư tử đã chết mất rồi, mà người ta cứ tưởng rằng con trùng đó là sư tử, nhưng mà không ngờ là toàn là thứ trùng ở trong lông sư tử.

6- GIỚI HẠNH CẦN DỨT BỎ, GIỚI ĐỨC CẦN TRAU DỒI, TU TẬP

(01:29:48) Đến đây là giai đoạn phần giới đức của người tu sĩ…​

Đây là phần mà Thầy dạy tiếp cho cái kỳ sau đó, dạy tiếp cho quý thầy là phần giới đức của người cư (tu) sĩ của đạo Phật:

…​ cần phải trau dồi tu tập từng phút, hằng phút, hằng giây không được biếng trễ.

Tới cái giai đoạn giới đức thì quý vị tu tập, trau dồi nhiều hơn. Còn cái phần kia là quý vị phải dứt bỏ và sống cho đúng những cái hành động của mình ở trong cái Sơ Thiện, ở trong cái giới hạnh của nó là cái phần này nó ít có sự tu tập, trau dồi, mà phải sống, sống cho đúng, phải tập sống cho đúng, phải dứt bỏ những cái ác để cho chúng ta sống đúng thôi.

Còn cái phần giới đức thì trau dồi, tu tập hết sức, cái phần này là cái phần quan trọng chớ không phải là cái phần ít. Cho nên đến cái phần giai đoạn giữa này - giới đức - thì chúng ta - là cái phần rất là quan trọng.

Phần giới hạnh là phần dứt bỏ…​

Đây Thầy giải thích thêm để chúng ta biết:

Phần giới hạnh là phần dứt bỏ, phải từ giã, không làm nữa. Phần này là phần giữ gìn, cảnh giác nghiêm ngặt không được mọi hành động vi phạm, dù một sự việc rất nhỏ cũng không được lầm lạc.

Đó, thì cái phần giới hạnh là cái phần dứt bỏ, còn cái phần giới đức là cái phần tu tập, trau dồi. Hai cái phần này nó có hẳn hòi là nó phải có những cái pháp hành của nó như thế nào để mà chúng ta thấy biết rõ ràng.

Cho nên cái phần nào mà dứt bỏ, thì cái phần giới hạnh là cái phần dứt bỏ. Cho nên ở trong đầu chúng ta cứ nghe cái phần mà chúng ta nhắc đi, nhắc lại đó là “phải dứt bỏ”, là “phải từ giã”, là “phải xa lìa” đó. Đó là cái phần dứt bỏ đó.

(01:31:28) Cho nên mỗi cái hành động đó - bởi vì bây giờ mình muốn làm cái nghề thầy thuốc, hiện giờ cần mình phải dứt bỏ chớ, mình cứ mình làm thầy thuốc mà mình không dứt bỏ thì làm sao dứt bỏ? Bây giờ tu tập làm sao mà hết làm thầy thuốc đây, phải không?

Cứ vác rựa vô trong rừng chặt rễ cây, chặt cây về cứ vạt, rồi hốt cho người ta, thì giờ mình chỉ cần dừng lại đừng có…​ thì đó là dứt bỏ, mà cứ chặt vạt hoài, hốt hoài thì làm sao mà dứt bỏ!

Cho nên cái phần giới hạnh là cái phần dứt bỏ, chớ không phải là cái phần tu tập. Đó cho nên cái Sơ Thiện mà của đạo Phật dạy là cái phần dứt bỏ chớ không phải phần tu tập, phần trau dồi đâu.

Đó. Thì như vậy thì chúng ta thấy được cái phần nào dứt bỏ, cái phần nào tu tập, phần nào trau dồi.

Còn cái phần giới đức là cái phần tu tập và phần trau dồi, nó phải khác, nó ở đây nó có những cái khác chớ nó không phải giống như vậy.

Đó thì quý thầy đã hiểu rồi, quý thầy đã rõ rồi, thì như vậy quý thầy biết được cái phần dứt bỏ là phần nào rồi đó. Cho nên ở trên ớ Phật nói đó: thông hiểu, rồi dứt bỏ, rồi trau dồi, rồi tu tập. Cái phần dứt bỏ, bây giờ đó dạy tới cái giới hạnh thì quý thầy thấy cái phần dứt bỏ, dứt bỏ rất rõ ràng.

Còn phần giới đức, như Thầy đã dạy ở trên, phải siêng năng trau dồi, tu tập và còn phải…​

Cái phần giới đức nó còn phải có cái phần dứt đoạn nữa, phải dứt bỏ nữa. Nó vừa trau dồi, vừa tu tập mà cần phải dứt bỏ những cái gì?

Thí dụ như bây giờ mình ghiền thuốc phiện hay ghiền thuốc, mà bây giờ mình cứ mình trau dồi cái này cái kia mà mình không chịu, cứ hút thuốc hoài thì thử hỏi làm sao mà trau dồi cái giới đức mình được? Cho nên phải dứt bỏ không hút thuốc.

Dứt bỏ không ăn phi thời, dứt bỏ, cái đó là phải dứt bỏ. Ở trước kia là giới hạnh chúng ta dứt chưa hết, thì bây giờ tới đây nó còn dính dấp một chút gì đó thì phải tiếp tục dứt bỏ nữa, và đồng thời thì tu tập và trau dồi nó mới có kết quả.

…​ những (gì) chưa dứt bỏ hết (ở) cái phần thứ nhất và cái phần này về chuyên tu trau dồi nhiều hơn.

Về cái phần mà tu tập trau dồi, về cái phần thứ hai này, cái phần giới đức thì nhiều hơn, và cái phần dứt bỏ nó chỉ còn chút ít những cái thói quen mà không bỏ được, thì bây giờ chúng ta tiếp tục chúng ta dứt bỏ để cho thành tựu được cái giới hạnh, và đồng thời thì chúng ta tiếp tục tu tập và trau dồi những cái giới đức.

Đến đây thì Thầy xin ngưng lại vì chúng ta sẽ hết giờ rồi.

7- HIỂU MÀ CHƯA TU TẬP THÌ CHƯA CHỨNG ĐƯỢC LÝ

(01:33:51) …​ khi chúng ta thực hiện thì chúng ta lại thấy rằng, về cái sự mà thực hiện thì nó không phải như là chúng ta tưởng đâu.

Chúng ta nghĩ rằng: Bây giờ mình hiểu nó là bất tịnh, mình hiểu nó hôi thúi, mình cũng biết là máu, mủ, đờm, nhớt ở trong người của mình là bất tịnh, nhưng mà sự thật ra mình chưa có tu thì mình chưa thấm được cái lý đâu.

Cho nên cái hiểu của mình đó là mới có ngộ được cái lý bất tịnh chứ chưa phải là chứng được cái lý bất tịnh. Mà chứng được cái lý bất tịnh là phải siêng năng, chuyên cần, hằng ngày phải đặt cái niệm bất tịnh, cái thân bất tịnh trước mặt của mình, rồi mình quán xét, suy tư nó thấu được cái lý đó, nó chứng được cái lý đó, thi nó mới thật sự là mình mới giải thoát được cái tâm nó không còn phiền não tham, sân, si, nó không còn ham muốn nữa.

Chớ bây giờ mình nói mình hiểu được bất tịnh, nhưng mà nó chưa chứng được cái lý bất tịnh đó thì cái tâm vẫn còn ham muốn, thấy cái gì tốt đẹp vẫn còn ham muốn,thấy cái gì vẫn còn thương, vẫn còn ghét, vẫn còn giận hờn được, thì đó là chưa chứng được cái lý bất tịnh.

Còn chứng được cái lý thì cái tâm giận hờn phiền não tham,sân, si chúng ta nó mất hết rồi, nó không còn nữa. Cho nên lần lượt chúng ta đặt cái niệm thâm sâu để cho cái tâm nó thanh tịnh, nó chứng được một cái lý chân thật của pháp, thì lúc bấy giờ chúng ta mới giải thoát được.

8- GƯƠNG HẠNH TU TẬP THỜI ĐỨC PHẬT - PHẦN 3

[Phần 2 ở Giáo án 17]

8.1- NGÀI SÀMÀ THIỀN QUÁN VỀ TÂM KHÔNG PHÓNG DẬT

(01:35:06) Đây có một vị Thánh Ni cũng thời Đức Phật đã tu tập đạt được cái sự chứng đạo.

Bà Sàmà.

Khi mà còn là cư sĩ, bà có một người bạn rất thân. Người bạn của bà chết.

Tức là người bạn của bà tên là Sàmàvati, bà này chết.

Bà quá đau đớn và khổ sở khi người bạn mất.

Và cũng từ cái người bạn chết đi đó, bà mất đi tất cả những sự vui ở trong thế gian, vì không còn cái người bạn nào hơn là cái người bạn này.

Cho nên bà rất buồn khổ và bà xin xuất gia tu hành. Trong hai mươi lăm năm, bà sống ở trong tịnh xá…​

Ở trong cái nơi mà tu hành, trong ni chúng đó.

Hai mươi lăm năm trời, bà không nhiếp phục được tâm bà.

Bà có cái nỗi khổ đó, nỗi khổ của người bạn mất. Nhưng mà bà chỉ lấy cái sự buồn khổ đó mà vào tu hành thôi chớ còn bà không biết như thế nào để mà nhiếp phục tâm mình, cho nên tới suốt hai mươi lăm năm bà chẳng có nhiếp phục được tâm.

Cho đến khi trở về già, bà được nghe một bài thuyết pháp tu tập thiền quán.

Nghĩa là bà luôn luôn bà đi vào trong cái sự tu tập của đạo Phật là vốn vì thương người bạn mình chết đi, bà buồn khổ, bà vô đó bà ở tu để cho nó quên đi, chớ còn cái tu để mà giải thoát thì bà không có ý thức.

Qua cái chỗ này mới thấy là hai mươi lăm năm bà chịu đựng ở trong cái sự tu tập để tránh đi cái khổ của cuộc đời, cái khổ đi của người chết làm cho bà đau khổ đó.

Cho nên một hôm, bà đã già rồi, thì một hôm bà được nghe một cái bài thuyết pháp về cái đề tài thiền quán tâm không phóng dật. Đó các con thấy tâm không phóng dật, vậy tâm không phóng dật là như thế nào?

Sau đó bà lấy cái đề tài thiền quán đó mà bà nỗ lực bà tu tập thì bà đã chứng quả A La Hán. Từ cái chỗ đau khổ bà xuất gia tu hành, mãi tới hai mươi lăm năm, sau đó bà già rồi, bà mới được cái đề tài để mà tu tập tâm không phóng dật.

Chúng ta nghe thường cái danh từ “tâm không phóng dật”, nhưng chúng ta nói thì được, hiểu thì được, nhưng mà để mà chứng được cái lý mà tâm không phóng dật thì nó không có đơn giản đâu. Nó có những cái khó khăn của cái sự tâm không phóng dật.

Vì vậy sau khi bà đã chứng quả A La Hán bà làm một cái bài kệ để chứng tỏ rằng tâm không phóng dật như thế nào để mà nó thấu được cái lý đó, nó chứng được cái lý tâm không phóng dật.

Đây bà thuật lại cho chúng ta thấy được suốt cái thời gian tu tập của bà:

Từ khi ta xuất gia,

Đã được hai mươi lăm năm.

Ta không thắng tri tâm,

Không được tâm thăng bằng,

Tâm không được an tịnh,

Không nhiếp phục được tâm,

Do vậy ta dao động.

Nhớ đến lời Phật dạy,

Chú tâm không phóng dật,

(01:38:02) Đó, bây giờ bà mới nhớ đến được cái đề mục, cái pháp hướng tâm không phóng dật, cho nên bây giờ bà mới lấy cái câu đó mà hằng ngày bà rèn luyện cái tâm của mình không cho nó phóng dật.

Bà chứng được cái lý tâm không phóng dật thì bà thoát khỏi cái cảnh khổ của thế gian:

Ta gắng thoát pháp khổ,

Ái diệt, ta chứng đạt,

Thành tựu lời Phật dạy.

Hôm nay đêm mùng bảy,

Khát ái được khô cạn.

Khát ái tức là tâm ái dục, nó không còn nữa, mà suốt bảy ngày đêm. Cho nên ở đây:

Hôm nay đêm mùng bảy

Tức là bắt đầu ngày mà thực hiện cái đề mục tâm không phóng dật đó cho đến ngày thứ bảy, bà đã đạt được cái sức thiền định giải thoát, làm chủ được sanh tử luân hồi.

Đó thì tu đâu có lâu đâu, nhưng mà tu đúng, tu cách miên mật, tu cho tâm nó đừng có phóng ra, thì cái điều đó là một cái điều rất khó và phải có nhiều cái kinh nghiệm tu tập.

Cho nên suốt hai mươi lăm năm bà tu tập chẳng ra gì, cho đến khi mà bà được cái câu đề tài tu tập tâm không phóng dật, rồi bà lấy câu đó làm cái pháp hướng nhắc tâm của mình hằng ngày, chuyên cần hằng ngày.

Bởi vì bà hiểu qua một cái thời gian dài tâm bà luôn luôn dao động lúc nào cũng giận hờn, phiền não lúc nào cũng thấy cái gì cũng dính mắc, ham muốn. Cho nên bà xét qua hai mươi lăm năm tu hành mình chỉ còn có cái cách thức là mình trốn đau, trốn khổ của cuộc đời chớ mình không có cái giải thoát thật sự.

Do đó bà suy nghĩ như vậy mà bà dùng cái pháp hướng của tâm không phóng dật, bà nhắc đi nhắc lại cái tâm của mình cho đến khi nó thấm đạt, nó thấm được cái lý, cái lý không phóng dật. Từ đó bà đã chứng đạt đạo quả Vô Thượng Bồ Đề.

Đó thì hai cái gương hạnh qua những cái bài pháp, qua những cái đề mục và những cái pháp hướng mà các ngài đã thực hiện được sự làm chủ sanh tử như vậy, thì lấy cái gương hạnh này, chúng ta, các con cũng nên chọn cho mình một cái đề tài như thế nào để phù hợp với tâm tư của mình, để mình thực hiện được giải thoát.

Đến đây Thầy xin dừng lại để các con tiếp tục nghe cái lời giảng của Thầy trong cái buổi sáng để thấu được thế nào là cái giới đức, thế nào là cái giới hạnh, thế nào là cái giới đức rồi thế nào là cái giới tuệ, thế nào là cái giới bổn, nó bốn cái điều kiện mà chúng ta cần phải thông suốt trên một cái con đường tu tập theo đạo Phật.

Vì đạo Phật, giới là duy nhất không có gì khác hơn hết toàn, bộ kinh sách của Phật đều là giới, mà giới là thiện pháp, mà thiện pháp tức là nhân quả thiện làm cho chúng ta thoát ra khỏi sự đau khổ.

Bây giờ thì các con sẽ tiếp tục nghe cái bài giảng hồi sáng.

8.2- NGÀI PHÚ LÂU NA HỘ TRÌ CÁC CĂN

(01:40:54) Bây giờ chúng ta tiếp tục cái chương trình học. Nhưng trước khi học cái phần giới đức, thì chúng ta sẽ - Thầy sẽ thuật lại cho quý thầy nghe những cái mẩu chuyện của những bậc Thánh Tăng để chúng ta nương theo đó mà lấy cái kinh nghiệm, mà nương vào các bậc Thánh Tăng trong thời Đức Phật để mà lấy cái kinh nghiệm đó mà chúng ta rút tỉa tu hành cho chính mình, và cũng là những cái gương mà sách tấn làm cho chúng ta lấy cái đó mà làm gương tu ở trên bước đường theo đạo Phật.

Để tiếp tục học cái chương trình giáo án này Thầy sẽ nêu lên một vài cái gương của những bậc Thánh Tăng hiền đức để chúng ta lấy đó mà sách tấn trên bước đường tu hành.

…​ (Mất tiếng) Còn nghe cái ông mà tu xong rồi đó, ổng xin Đức Phật đi hóa độ chúng sanh ở cái vùng biên cương. Đức Phật hỏi ông thì ông trả lời những cái điều mà Đức Phật đã trắc nghiệm xem ông có thể thực hiện được cái con đường giáo hóa chúng sinh hay không.

Sau khi trả lời thì Đức Phật chứng nhận rằng ông là cái người mà có thể được đi giáo hóa ở cái vùng biên cương - cái vùng mà cái người dân chưa biết cái đạo đức, chưa biết gì hết đó. Cho nên ông ra đi mà ông độ chúng.

Thì đây là trên bước đường tu hành của ông, Thầy muốn nhắc lại đây là một vị đại đệ tử của Đức Phật ngày xưa, có những cái pháp tu hành nào mà ông đạt được đến cái mức mà ông đối với chúng sanh mà đến đỗi giết ông, ông còn thấy ông vui mừng đó, mà để ông độ chúng đó, thì chúng ta thấy những cái người mà tu hành như vậy lậu hoặc thật là quét sạch.

Vậy ông tu pháp nào? Thì qua cái câu chuyện của ông thì chúng ta sẽ thấy được cái sự tu tập của ông ta. Chớ không phải toàn bộ cái giáo lý của nhà Phật là người nào cũng tu sạch hết, pháp môn nào cũng tu sạch, không phải đâu.

Người ta chỉ dùng một cái đề mục thiền nào đó, rồi người ta quán xét, rồi người ta xả sạch cái tâm của người ta, cho nên lậu hoặc nó hết là người ta đã thành tựu, và từng đó người ta nhập Sơ Thiền hay Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền một cách rất dễ dàng không phải khó khăn.

Vì vậy mà chúng ta lấy kinh nghiệm này để mà chúng ta rút tỉa cho con đường tu tập của chúng ta cho nó dễ dàng hơn là chúng ta đi ngay vào một cái thiền định, Hiện Tại An Lạc Trú Định đó, nó rất là khó khăn từ cái hơi thở cho đến khi mà dừng hơi thở, mà chúng ta tâm nó chưa hết lậu hoặc thì tu rất khó.

(01:43:28) Khi đến tuổi trưởng thành ông đi với một đoàn lữ hành thương gia đến nước Xá Vệ quốc, bấy giờ ông được nghe Thế Tôn…​

Đức Phật đó.

…​ thuyết pháp. Ông khởi lòng tin và xin xuất gia. Đức Phật cho một đề tài thiền quán: hộ trì các căn.

Đó, chúng ta nghe ông chỉ có hộ trì các căn không à, chớ ông đâu có tu cái gì đâu! Thế mà ông lại thành tựu được, chứng đạo được Tam Minh.

Thì đây là một cái điều kiện mà chúng ta phải thấy rằng: Những cái giáo pháp của Phật đều là có những cái vi diệu của nó mà chúng ta chỉ chọn lấy một cái đề tài nào đó mà chúng ta thực hiện thì chúng ta sẽ đạt được cái con đường giải thoát chứng đến Tam Minh.

Chớ đâu phải cần nương vào cái hơi thở, để mà dừng hơi thở để mà nhập Tứ Thiền rồi chứng Tam Minh đâu! Nhiều khi chúng ta tu cái điều đó mà tâm chúng ta không hết lậu hoặc thì chúng ta cũng chưa đạt được Tam Minh.

Cho nên Đức Phật cho ông đề tài thiền quán là hộ trì các căn môn.

Tức là Phật nói Thánh hộ trì các căn đó, cái pháp môn Thánh hộ trì các căn nó làm cho ông không có dính mắc các pháp, các đối tượng, các pháp, cho nên từ đó ông xả ly, ông diệt được cái lậu hoặc mà thành tựu được Tam Minh.

Nhờ tu tập pháp này ông đã chứng được Tam Minh.

Tại sao mà Thầy đọc lại Thầy lại biết các vị này tu những cái điều đó? Thật sự ra Đức Phật đã trao cho các vị đó những cái đề mục thiền quán như vậy, mà các vị đó đã thực hiện rốt ráo trong cái thời gian ở trong cái nơi độc cư, yên tịnh, xa vắng ở trong rừng, Ngài nỗ lực thực hiện cho nên Ngài đạt được rất nhanh chóng.

Vì cái sự quyết tâm tu tập và cái sự hiểu rõ được cái đường đi của Đức Phật, cho nên chỉ nhắm vào cái lậu hoặc mà quét sạch thì sẽ đạt được những cái vi diệu của Phật pháp, chớ không phải tu luyện một cái gì khác hơn hết.

Sau đó thì Ngài được xin Đức Phật và đi giáo hóa người ta, do đó hơn năm trăm nam và nữ cư sĩ theo Ngài tu hành ở cái vùng biên cương đó chớ không phải là một cái số ít.

(01:45:26) Khi sắp lâm chung, Ngài có làm bài kệ kinh nghiệm tu hành của mình.

Ngài để lại một cái bài kệ nói qua kinh nghiệm tu hành của mình để cho đời sau. Thì những cái bài kinh mà gọi là Pháp Cú hay là kệ đó, mà người ta rút ra người ta không thấy được cái kinh nghiệm của các bậc này, nhưng mà riêng Thầy thì Thầy đọc lại Thầy thấy những cái bài kệ của các vị quá là có kinh nghiệm tu tập.

Đây Thầy xin đọc lại cái bài kệ đó cho quý thầy để quý thầy lấy đó mà làm cái kinh nghiệm.

Ở đây chỉ có giới,

Nghĩa là ông đến với Đức Phật là ông thấy chỉ có giới, mà các thầy biết rằng cái hộ trì các căn môn đó là cái giới hạnh mà chúng ta tu tập đó, đó là cái giới hạnh chớ không phải là cái gì khác hơn hết.

Cho nên ở đây thì ông nói:

Ở đây chỉ có giới,

Là pháp thật tối thượng,

Ông ca ngợi cái giới luật của Phật là pháp tối thượng.

Vị nào có trí tuệ,

Cũng chỉ là vô thượng,

Nghĩa là mình có trí tuệ, thì trí tuệ tức là giới luật mà giới luật là trí tuệ như Thầy đã xác định ở trong cái bài kinh của Phật đã dạy, cho nên dù là có trí tuệ thông minh đi nữa thì nó chỉ là vô thượng chứ không thể tối thượng được.

Vị nào đủ giới tuệ,

Làm thầy cõi nhân thiên.

Đó ông nói người nào mà có đủ giới tuệ, chúng ta phân biệt rõ mà: giới đức nè, giới hạnh nè, giới đức, giới tuệ, mà bây giờ đủ giới tuệ tức là chúng ta phải có giới hạnh, giới đức rồi mới tới giới tuệ, cho nên làm thầy cõi nhân thiên, làm thầy cõi trời, người.

Do cái giới tuệ này mà chúng ta nói chuyện với tam thiên được, chúng ta nghe chư thiên nói chuyện được, còn nếu mà chúng ta chưa có giới tuệ thì chắc chắn là chúng ta không thể nào mà nói chuyện với chư thiên được, cho nên chúng ta đâu có thể nào mà dạy chư thiên được. Cho nên lúc bấy giờ Đức Phật dạy người, dạy chư thiên tu hành.

Đó thì chúng ta thấy cái bài kệ của ông rất là…​ qua cái đề tài mục thì hộ trì các căn môn, tức là cái pháp mà để chúng ta giữ gìn giới hạnh nghiêm túc đó, tức là cái pháp giữ gìn hộ căn môn của chúng ta đó - đó thì Thánh hộ trì các căn, tức là cái pháp thánh để mà hộ trì các căn của mình.

Vì vậy mà Thầy đọc lại bài kệ này để chúng ta thấm thía được những cái bài học giới luật của chúng ta:

Ở đây chỉ có giới,

Là pháp (thật) tối thượng,

Vị nào có trí tuệ,

Cũng chỉ là vô thượng,

Dù có trí tuệ đi nữa cũng chỉ là vô thượng.

Vị nào đủ giới tuệ,

Làm thầy cõi nhân thiên.

Đó là bài kệ để mà nhắc nhở chúng ta, lấy kinh nghiệm của Ngài, Ngài đã kinh nghiệm tu cái này mà Ngài đạt được ba cái giới này mà Ngài thực hiện được làm thầy của cõi nhân thiên đó.

Đó là ngài Phú Lâu Na.

8.3- NGÀI VACCHAPÀLA THỰC HIỆN GIỚI HẠNH, GIỚI ĐỨC, GIỚI TUỆ

(01:47:56) Bây giờ Thầy đọc thêm một vị Thánh Tăng trong thời Đức Phật nữa:

Ngài Vacchapàla.

Buổi gặp gỡ vua Bình Sa Vương và Đức Phật, thấy Đức Phật hàng phục được ngài Ca Diếp, do thế Ngài khởi lòng tin và xuất gia.

Chỉ trong một tuần lễ Ngài triển khai thiền quán giới đức, giới hạnh, giới tuệ.

Đó Ngài triển khai cái giới đức, giới hạnh, giới tuệ mà Thầy đã giảng đó, thì:

Ngài chứng được sáu thắng trí và chứng quả A La Hán.

Chỉ trong có một tuần lễ, tức là bảy ngày chớ không có lâu, mà Ngài thực hiện cái giới đức, giới hạnh, giới tuệ mà Ngài đã đạt được cái quả A La Hán như vậy, mà có được sáu cái thắng trí nữa.

Ngài có làm bài kệ nói lên kinh nghiệm của mình:

Kinh nghiệm tu hành của mình đó. Thì bài kệ như thế này:

Nếu thấy được sự thật,

Thật vi diệu, vi tế,

Với trí tuệ thiện xảo,

Với tâm tư khiêm tốn,

Sống rập theo giới luật,

Do chính Đức Phật dạy,

Với người ấy Niết Bàn,

Chứng đạt không khó khăn.

Đó thì “sống rập theo giới luật” - nghĩa là cái giới luật của Phật đặt ra mình sống y như vậy đó thì mà “với trí tuệ thiện xảo, với tâm tư khiêm tốn” thì sống rập theo giới luật mới được.

Thì ông nói - bây giờ ông tu cái gì? Ông nói, khi mà hiểu được cái sự thật của pháp của Phật rồi, nó thật là vi diệu và vi tế. Vi tế là rất là nhỏ nhặt, nhỏ nhiệm, mà vi diệu - rất là diệu huyền.

Cho nên “với trí tuệ thiện xảo” - với cái sự hiểu biết của mình rất thiện xảo, với cái “tâm tư khiêm tốn” của mình thì mình sống rập theo cái giới luật của Phật thì không có khó khăn đâu, và cái Niết Bàn thì mình chứng không có khó.

Đó thì, ông đã qua kinh nghiệm tu tập của ông, thì đây dạy giới cho nên Thầy chọn lựa những cái bậc Thánh Tăng trong cái thời Đức Phật đã tu về cái giới.

Nhưng mà nếu mà dạy đến giới mà dạy đến giới đức thì Thầy sẽ chọn những cái bậc mà tu về giới đức tức là tu về thiền định, tu về Tứ Niệm Xứ hay hoặc là Bốn Định, hay hoặc là Tứ Diệu Đế đó, hay hoặc là Tứ Như Ý Túc đồ đó - thì Thầy sẽ có những cái bậc Thánh Tăng trong cái thời đó họ tu những cái pháp đó thì Thầy cũng sẽ đem ra những cái gương hạnh đó để chúng ta bắt chước mà noi gương.

Thì ở đây Thầy muốn đem ra nó đủ các vị Thánh Tăng để chúng ta thấy chúng ta hợp với vị Thánh Tăng nào đó thì chúng ta nương theo cái kinh nghiệm tu hành của vị đó mà chúng ta thực hiện. Còn chúng ta - bởi vì chúng ta chọn tăng để mà nương theo để quy y theo các vị tăng đó thì chúng ta phải chọn những bậc Thánh Tăng như vậy.

Vì vậy mà những cái gương hạnh này không thể thiếu ở trong cái giáo án này được, không thể bỏ qua trong cái giáo án này được. Cho nên Thầy phải nhắc nhở quý thầy lấy những cái gương hạnh phù hợp với mình để rút tỉa những kinh nghiệm của các Ngài mà tu tập cho chính mình.

8.4- NGÀI NITA XẢ TÂM HAM ĂN, HAM NGỦ, NÓI CHUYỆN NHẢM NHÍ

(01:50:58) Bây giờ đây là một vị thứ ba trong buổi giảng hôm nay:

Ngài Nita.

Ngài xin Phật xuất gia để được sống thoải mái đời sống của tu sĩ…​

Nghĩa là Ngài xin Phật để xuất gia là Ngài thấy cái đời sống tu sĩ ăn ngày một bữa, thoải mái đi xin ăn khỏi có làm, khỏi gì hết, cho nên Ngài muốn xuất gia là cái mục đích đó thôi. Cho nên Ngài đến Ngài xin Phật Ngài xuất gia để Ngài cũng ôm bát Ngài đi xin bữa ăn, ăn no, ngủ, rồi chơi chớ còn không có tu hành gì hết.

Nhưng mà thấy đời sống của tu sĩ sướng quá, không có làm mà sống thoải mái dễ chịu, ngủ suốt ngày cũng được, chỉ sáng đi xin ăn rồi trưa, chiều, tối, cứ chuyên ngủ thôi. Cho nên Ngài xét qua đời sống của các vị tu sĩ Ngài thấy sướng hơn ngoài đời nhiều, đời làm lụng cực khổ quá mà có nhiều khi còn đói khát, cho nên Ngài xin xuất gia.

Đây là cũng một vị lười biếng nhất ở trong những cái bậc Thánh Tăng ở trong cái thời Đức Phật đây.

Ngài đến xuất gia làm tu sĩ rồi thì Ngài không có chuyên chú đến cái sự tu tập đâu:

…​ chỉ tu lấy lệ, chuyên ăn no, nói chuyện nhảm nhí, và ban đêm thì ngủ dài.

Bậc Đạo Sư thấy vậy…​

Bậc Đạo Sư tức là Đức Phật.

…​ thấy vậy nên nói lên bài kệ để giáo giới cho Ngài:

Trọn đêm ngươi nằm ngủ,

Ban ngày thích tụ hội,

Kẻ ngu sống như vậy,

Sẽ đoạn khổ được sao?

Đó, bốn cái câu kệ của Đức Phật giáo dục Ngài. Thấy Ngài chuyên ăn, rồi chuyên nói chuyện nhảm, rồi ban đêm thì chuyên ngủ, cho nên Đức Phật khuyên Ngài làm sao mà đoạn được cái sự khổ, chuyên như vậy làm sao mà đoạn được sự khổ? Do cái lời dạy này Ngài bị dao động.

(01:52:47) Bị dao động bởi lời dạy của bậc Đạo Sư, Ngài triển khai thiền quán, đặt niệm ăn, uống, ngủ, nghỉ, nói chuyện nhảm nhí, tu Định Vô Lậu.

Nghĩa là bây giờ Ngài có cái tật đó đó, Ngài đặt cái niệm ăn, cái niệm ngủ và cái niệm chuyên nói chuyện nhảm nhí của Ngài đó, Ngài đặt ra trước mặt cái niệm đó trước mặt Ngài, Ngài quán xét về cái Định Vô Lậu, Ngài quét cho sạch cái ham ăn, cái ham ngủ, cái ham nói chuyện của Ngài.

Chẳng bao lâu Ngài chứng quả A La Hán. Ngài lấy bài kệ của Đạo Sư làm bài kệ chứng đạo của mình và cũng là bài pháp hướng tâm tu hành của mình.

Đó thì, các thầy thấy, khi người ta có bị cái tật gì đó, người ta bị quở rồi người ta thấy xấu hổ lắm, rồi người ta lấy cái đó mà người ta làm cái đề tài thiền quán người ta quét sạch cái đó thì cái tâm vô lậu người ta sạch liền.

Bởi vì cái tật của mình là cái tật đó đó, thì cho nên mình có cái tật nào mà nó xấu xa như vậy mình đặt nó mình quán, quán cho trôi, quét cho sạch cái tật đó ra, thì chúng ta sẽ thành tựu đạo Phật, chớ không có gì mà khó khăn hết.

Bởi vì cái đó là cái cốt cán của nó mà làm cho chúng ta hoàn toàn cuộc sống của chúng ta trở thành khổ.

Đó, thì hôm nay những cái gương hạnh như vậy đó, thì quý thầy phải nương theo những cái gương hạnh đó mà coi thử coi mình coi nó có bị vướng vấp vào cái chỗ nào đúng như các cái gương hạnh đó mà chúng ta tu tập.

Bây giờ về cái phần này thì Thầy cũng nhắc luôn là bên nữ, để cho cái giáo án nó có nam và có nữ, còn cái phần mà rầy dạy bảo riêng ở bên phái nữ thì Thầy không có thu băng vào. Bởi vì đó là thu riêng ra để cho bên giới nữ mà thôi.

Còn ở bên nây thì quý thầy, Thầy cũng dạy riêng ở trong cái bữa ăn, khi mà có phạm phải những cái điều gì đó Thầy nhắc nhở trong bữa ăn thôi chớ không có thu vào cái giáo án, mà những lấy cái gương hạnh của bên nữ và bên nam để chúng ta noi theo để mà chúng ta tu học.

8.5- NGÀI DANTIKÀ LÀM CHỦ TÂM NHƯ ĐIỀU KHIỂN VOI

(01:54:38) Bây giờ thì quý thầy nghe tiếp thêm những cái bậc Thánh Ni.

Bà Dantikà.

Bà là một đứa con gái của vị giáo sĩ nhà vua, khi đến tuổi trưởng thành bà trở thành một tín nữ của Kỳ Viên tịnh xá.

Nghĩa là lúc bà lớn lên thì bà trở thành một cái người mà hộ trì ở trong cái tịnh xá Kỳ Viên, lúc Đức Phật còn đang ở đó đó.

Về sau bà xuất gia, được hướng dẫn của bà Mahàpajàpati.

Một hôm, bà leo lên núi Linh Thứu chơi. Sau bữa ăn cơm ngọ, bà ngồi nghỉ và thấy một người nài điều khiển con voi. Nhờ thấy vậy bà tin nơi lời Phật dạy, nghĩa của Phật dạy điều khiển tâm mình như người nài voi điều khiển con voi.

Đó, bà lên trên núi bà chơi, bà ngồi ở trên cao trên núi Linh Thứu là cái chỗ Đức Phật ở đó. Bà lên đó, bà ăn cơm ngọ xong rồi bà lên đó, bà nghỉ, bà chơi, rồi bà nhìn xuống núi dưới cái dòng sông đó, bà thấy có một cái người nài voi họ điều khiển con voi như thế này thế khác, họ tập huấn luyện con voi.

Do đó bà mới nghĩ rằng Đức Phật dạy mình cũng như một người nài voi mà điều khiển cái tâm của mình. Vậy thì mình tin theo cái lời Đức Phật dạy đó mình về mình điều khiển cái tâm của mình như thế nào, như cái người nài voi mà điều khiển con voi vậy.

Do sự tùy pháp, hướng pháp bà điều khiển tâm mình và bà đã làm chủ được nó và chứng quả A La Hán.

Đó thì cái sự điều khiển đó đó, mà chúng ta đã làm chủ và chứng quả được A La Hán, vậy thì điều khiển như thế nào?

Bà có bài kệ nói lên kinh nghiệm tu tập của mình:

Ở đây ớ thì Thầy xin nhắc thêm: Bà điều khiển như thế nào.

Cũng như bây giờ chúng ta ăn một bữa mà một lát nữa nó thèm ăn cái gì đó thì chúng ta điều khiển “Đừng có ăn!”, thì tức là chúng ta hướng tâm, nó hay thèm ăn vặt như vậy thì chúng ta hướng tâm nhắc nó.

Tùy theo cái pháp mà chúng ta hướng tâm nhắc: “Đừng ăn! Ăn uống như vậy phi thời, người tu sĩ như thế này thế khác, không có được như vậy!” Đã biết Phật pháp rồi thì bây giờ mình là người cư sĩ cũng không được ăn lặt vặt, không ăn uống phi thời.

Do đó đó mình điều khiển cái tâm của mình, một ngày, hai ngày sau đó nó không thèm ăn nữa. Mà không thèm ăn nữa thì tức là mình điều khiển được con voi chớ gì, mà coi như cái tâm của mình là con voi chớ gì?

Cho nên bây giờ nó khởi muốn cái gì, cái gì, nó thấy cái đó nó ham muốn thì điều khiển nó đừng ham muốn. Mình biết là cái muốn đó là cái nguy hại, cái nguy hiểm, cho nên do đó bà điều khiển cái tâm bà như là một cái người nài voi mà huấn luyện con voi vậy.

(01:57:15) Đó thì, các Thầy thấy bà có ngồi quán, có gì không? Bà đâu có ngồi quán như các vị đó mà vô lậu đâu, nhưng mà cái điều khiển cái tâm của mình theo cái sự điều khiển của mình, do cái tâm đó mà nó trở thành một con voi thuần thục, cho nên bảo sao nó nghe vậy.

Cho nên thí dụ như bà điều khiển cho đến mức bà điều khiển “Cái hơi thở này ngưng! Các hành ngưng!” thì nó cũng ngưng theo, nó ngưng theo thì tức là bà điều khiển được cái tâm của bà rồi chớ gì! Cho nên bà chứng đạt được đạo quả A La Hán.

Các thầy thấy, cái điều kiện đó có phải là bà ngồi đó bà quán cái gì đâu, bà cứ theo dõi cái tâm của bà, tức là phòng hộ sáu căn đó quý thầy.

Như hồi nãy mà có vị Tỳ Kheo, vị Thánh Tăng mà phòng hộ sáu căn Đức Phật đưa ra đó, mà nói phòng hộ thì quý thầy không thấy phải không? Nhưng bây giờ nêu ra cái bà này, thì rõ ràng là bà điều khiển cái tâm của bà qua sự phòng hộ.

Bây giờ mình đi ra đường mình thấy - con mắt mình nó nhìn cái đó nó thấy nó thích, mà nó thích thì tức là mình sẽ làm sao, phải không quý thầy? Mình sẽ ngăn chặn nó đi: “Không có được thích! Mày không có được thích! Thích cái này là nguy hiểm, là hại, là khổ!” Cho nên nó lần lượt cái lần lượt nó thấm nhuần nó bỏ đi.

Mà cái lậu hoặc của mình càng ngày nó càng quét sạch mà mình có ngồi đó mình tu lậu hoặc không, phải không? Mình tu phòng hộ sáu căn của mình. Tai nghe âm thanh gì đó mà nó cứ dính, nó nhớ hoài đó, thì lúc bấy giờ mình cũng điều khiển nó “Đừng có bị dính mắc nữa!”

Do đó là mình đã thuần hóa được con voi tâm của mình để cho nó theo cái sự điều khiển của mình mà nó không muốn gì hết, mà nó không muốn gì hết thì lậu hoặc nó sạch, mà lậu hoặc nó sạch thì tâm nó thanh tịnh.

Tâm nó thanh tịnh thì cái sự điều khiển mà do pháp hướng này đó, mình do cái pháp hướng này nó thành ra cái hiệu quả, cho nên mình bảo: “Hơi thở ngưng! Các hành ngưng!” - nó ngưng theo hết, vì vậy mà mình làm chủ được cái sự sống chết của mình.

Đó, như vậy là chúng ta đã thấy qua những kinh nghiệm của các bà, Thầy thấy nó dễ dàng quá, nó đâu có khó khăn gì đâu!

Hồi nãy là có một vị Thánh Tăng là người nam, họ cũng tu cái pháp phòng hộ sáu căn. Bà thì không, đây không có nói cái pháp phòng hộ sáu căn, mà chúng ta thấy rõ ràng là phòng hộ sáu căn. Có phải không?

Nếu mà cái người mà không hiểu đọc cái này không biết là tu cái pháp gì hết. Mà Thầy là người có kinh nghiệm cho nên Thầy đọc qua đây Thầy biết bà này là tu phòng hộ sáu căn, cũng giống như ông kia phòng hộ sáu căn, tức là điều khiển con voi tâm của mình chớ không gì hết, huấn luyện con voi tâm mình chứ (không) gì hết, đó cuối cùng thì người ta vẫn thành chứng quả A La Hán.

(01:59:25) Bà có làm bài kệ nói lên kinh nghiệm tu tập của mình.

Đây cái bài kệ của bà cũng hơi dài đây:

Ra khỏi ngôi tịnh xá,

Để nghỉ trưa ban ngày,

Trên đỉnh núi Linh Thứu,

Ta thấy một con voi,

Dầm nước xong đi lên,

Trên bờ một con sông.

Một người cầm cái móc,

Yêu cầu nó đưa chân,

Con voi duỗi chân ra,

Và người nài lên voi.

Thấy kẻ chưa nhiếp phục,

Đi đến được nhiếp phục,

Ta thấy nó vâng chịu,

Theo quyền lực của người.

Như vậy ta định tâm,

Đi vào trong rừng ấy.

Nghĩa là bây giờ đó, bà đi vào trong cái rừng yên tịnh, vắng vắt, thanh vắng để mà điều khiển làm chủ cái tâm của mình đây:

Ta làm chủ được tâm,

Sai bảo nó vâng theo,

Sống chết ta tự tại,

Chấm dứt được luân hồi.

Đó thấy không? Người ta giải thoát, mà bà nói rất rõ, không có nói là chứng Tam Minh gì hết. Hồi nãy ông kia thì chứng Tam Minh, phải không? Thì nó cũng là làm chủ được sanh tử luân hồi chớ gì!

Còn bà đây nói rất rõ: “Sống chết ta tự tại” - nghĩa là bà muốn sống, muốn chết hồi nào cũng được rồi, và: “Chấm dứt được luân hồi” - tức là Tam Minh, tức là Lậu Tận Minh rồi chớ gì? Cho nên chấm dứt được luân hồi.

Đó, thấy cái bài kệ của Ngài. Ngài - Bà chỉ thấy có cái con voi và cái thằng nài thôi mà Ngài thức tỉnh được, Ngài về Ngài tu cái phòng hộ sáu căn chớ không có gì hết, đó mà vậy mà người ta chứng đạo.

Còn quý thầy tu sao đây? Mình phải lấy những kinh nghiệm đó.

Cho nên từ cái bài kia nói rõ cái pháp ra là Phật trao cho ông ta cái pháp để mà ông ta tu là phòng hộ sáu căn, nhưng bà này thì ông Phật không có trao. Bà trèo núi bà chơi thôi, bà thấy người ta điều khiển con voi thì bà về bà điều khiển tâm bà. Nhưng không ngờ bà lại tu tập cái pháp hộ trì các căn, nó nói cũng y như vậy thôi chớ không khác gì hết.

8.6- NGÀI UBIRÌ QUÁN VỀ CHẾT KHỔ

(02:01:29) Bà Ubirì.

Thuở tuổi thanh xuân bà rất đẹp và được đưa vào hậu cung của vua Kosala. Sau vài năm bà sanh một đứa con gái rất đẹp đặt tên là Jivà. Nhưng rồi đứa con gái bà bị chết, ngày nào bà cũng ra nghĩa địa than khóc. Bậc Đạo Sư thấy vậy liền đến và hỏi bà:

- Tại sao ngươi khóc?

Bà đáp:

- Bạch Thế Tôn, con khóc đứa con gái của con.

Thế Tôn nói:

- Tại nghĩa địa này có tám mươi bốn ngàn đứa con gái chết bị thiêu. Vậy người có khóc than cho ai?

Rồi đức Thế Tôn chỉ cho bà những chỗ đất mà những người chết bị thiêu. Thế Tôn nói xong đọc một bài kệ:

Hỡi nàng Ubirì,

Người khóc nơi nghĩa địa,

Khóc than ôi Jiva,

Con gái thân của tôi,

Hãy tự mình hồi tỉnh,

Hỡi này Ubiri!

Trong bãi đốt tử thi

Tất cả tám vạn tư,

Người đồng tên Jivà

Người khóc Jivà nào?

Nghĩa là Đức Phật khuyên: Ở trong cái nghĩa địa này nó có tám mươi bốn ngàn cái người con gái chết mà cũng đồng cái tên là Jivà như vậy, vậy bây giờ bà đến đây bà khóc cho cái người con gái Jivà nào, hay hoặc khóc cho tám mươi bốn ngàn cái người con gái này?

(02:03:12) Đó, ông Phật chỉ nhắc nhở như vậy thôi. Nghĩa là bao nhiêu người chết chớ đâu phải có Jivà chết, sao mà bà lại khóc, ý ông Phật ổng nói vậy đó! Bao nhiêu người cũng phải đi vào cái cõi sanh tử đó chớ đâu làm sao mà tránh khỏi, vậy mình khóc là khóc gì đây?

Cho nên được nhắc nhở như vậy.

Sau khi được bậc Đạo Sư chỉ dạy, bà suy tư, xin bậc Đạo Sư xuất gia tu hành. Chẳng bao lâu với đề tài thiền quán người chết, bà đã chứng quả A La Hán.

Tức là bà lấy ngay cái chỗ mà đau khổ nhất là cái người thân của bà chết, đứa con gái bà chết đó, thì chẳng bao lâu thì bà chứng quả A La Hán. Có phải là cái vấn đề mà ngoài cái vấn đề của Phật pháp không? Không phải đâu.

Bởi vì trong Phật pháp chúng ta thấy sanh, lão, bệnh, tử khổ mà, mà đây là một cái đề tài về cái chết khổ. Cho nên từ đó bà quán xét cái chết, thấu đạt được cái chết, chứng được cái lý sanh tử của nó, cho nên bà giải thoát chứng quả A La Hán.

Chúng ta thấy đó là một cái đề mục thiền rất là thực tế và cụ thể cho nội tâm của một người mẹ đang thương một người con quá nức nở, quá xót xa, lấy cái đó mà làm cái đề mục tu thì tức là nó giải quyết được bao nhiêu cái sự ham muốn, cái sự khổ đau của đời người! Cho nên lậu hoặc bà quét sạch.

Đây, bà đọc, bà nói lên cái bài kệ qua kinh nghiệm tu hành của mình:

Mũi tên khó nhìn thấy,

Đâm dính nơi tâm ta,

Chắc chắn đã được Ngài,

Nhổ lên khỏi tâm ta.

Sầu muộn vì con gái,

Làm cho ta sầu khổ.

Sầu muộn ấy không còn,

Đã được chấm dứt hẳn.

Nay mũi tên được nhổ,

Mọi ham muốn lắng dịu,

Ta đi đến quy y

Bậc ẩn sĩ Mâu Ni,

Quy y Ba ngôi báu

Phật, Pháp và chúng Tăng.

Đó. Thì chỉ có một cái nỗi đau khổ với đứa con thôi, thế mà được bài kệ của đức Phật, bà đã giải thoát được cái sự đau khổ, và khi mà đến tu hành, bà lấy cái đề tài đó bà làm cái pháp hướng bà tu tập, cho đến cuối cùng bà chứng quả được A La Hán.

(02:05:17) Như vậy bà tu pháp môn nào đây? Bà lấy cái chết bà quán để rồi bà phá đi những cái lậu hoặc của bà, tức là bà tu Định Vô Lậu đó! Khi mà mình thấy cái đề mục đó thì mình biết bà tu cái gì rồi, cái định nào rồi.

Đó. Còn cái kia người ta tu phòng hộ sáu căn, người ta không có nằm ở trong cái Định Vô Lậu, mà người ta điều khiển cái tâm của mình đừng cho nó dính mắc, đừng cho dính mắc, riết rồi nó không dính mắc nữa rồi nó cũng vô lậu mất. Thành ra nó không có thiền quán Vô Lậu mà nó bằng cái trực tiếp ý thức của chúng ta mà xả tâm.

Còn ở đây lấy đề cái mục người chết, tức là nó phải có một cái sự quá trình thấu suốt được cái lý cho nên nó phải là Vô Lậu, nó phải là đặt cái niệm đó trước mặt của mình rồi quán xét người chết này, đến người chết khác, mỗi cái chết nó đều cũng như nhau, cho nên cuối cùng thì bà không còn đau khổ nữa,và những cái tâm phiền muộn của bà, những cái tâm ham muốn của bà nó cũng đều tan biến mất đi, từ đó lậu hoặc nó sạch, cho nên bây giờ chính là bà mới là quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng.

“Bậc ẩn sĩ Mâu Ni” tức là Đức Phật, là một người ẩn sĩ, rõ ràng là Đức Phật là người ẩn sĩ, nhưng mà độ chúng sanh đó, cho nên bà gọi cái chỗ này Thầy (thấy) rất là phù hợp. Người ẩn sĩ thì không cần cầu danh, cầu lợi mà chỉ ai khổ là Ngài đến Ngài độ đó.

Nghĩa là thấy cái bà này, bả mất con bả khổ thì Ngài đi khất thực Ngài đã biết được cái nỗi khổ đó, Đức Phật đến cái nghĩa địa, chớ đi khất thực mà đi vô cái nghĩa địa làm gì? Nhưng mà biết trong đó có người quá thống khổ, và người này có thể độ được, cho nên do đó lấy cái đề mục thiền đó mà hướng dẫn cho bà qua cái bài kệ.

Đó là cái những cái bậc ẩn sĩ thì người ta đi tìm những cái bậc mà có cái duyên sắp sửa thành tựu được cái chỗ tu hành, cho nên người ta chỉ dùng bài kệ.

Còn nếu mà cái người bình thường mà chưa có đủ duyên, mà chưa có những sự thống khổ đến mức độ vậy, dù Đức Phật có dùng một trăm cái bài kệ chắc độ người ta cũng không nổi đâu!

Người ta còn ham làm giàu, người ta còn ham vợ đẹp, con xinh, người ta còn ham nhà lầu, thì chắc chắn là bây giờ có nói gì nói họ cũng trơ trơ, họ cũng không tu nổi đâu.

Đó thì, cái phần những gương hạnh để chúng ta lấy đó mà làm cái gương tu hành cho chúng ta./.

[Phần 4 ở Giáo án 20]

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy