00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 17 - ĐIỀU KIỆN ĐỂ BƯỚC VÀO GIAI ĐOẠN 2

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 1997

Thời lượng: [01:51:31]

1- GIAI ĐOẠN THỨ HAI CÓ SƠ ĐỒ ĐẠO LỘ ĐẦY ĐỦ

(00:00) Trước khi bước vào đạo lộ thứ hai và tiếp tục bài học giới luật đã qua, Thầy đã giới thiệu với quý thầy một sơ đồ của đạo lộ thứ hai này, để chuẩn bị hành trang cho người tu sĩ khi bước chân vào lộ trình này không còn ngỡ ngàng: Từ giới luật đến thiền định và trí tuệ vô lậu, lý pháp và hành pháp thường ứng dụng liên tục, có thấp có cao, có dễ, có khó. Chỉ còn tùy ở người tu sĩ…​

Tức là hành giả.

…​ có nhiệt tâm, có tinh cần siêng năng tu tập đúng thì kết quả rất là nhanh chóng.

2- ĐIỀU KIỆN ĐỂ BƯỚC VÀO GIAI ĐOẠN 2

2.1- BUÔNG XẢ SẠCH CUỘC SỐNG THẾ GIAN

(00:50) Phần thứ nhất của người tu sĩ: Phải sẵn sàng trang bị buông xả cho thật sạch.

Nghĩa là cái phần thứ nhất này, khi mà bước vào cái đạo lộ thứ nhất này, thì cái người tu sĩ mà bước vào cái đạo lộ mà của người tu sĩ thì tức là phải sẵn sàng buông sạch, thật sạch, chớ không còn có để một dính mắc nào nọ thì chúng ta mới tu có kết quả rất lớn.

Còn nếu mà không có sẵn sàng buông sạch, nó còn dính một chút xíu gì ở thế gian, dù là một cái vật chất rất nhỏ đi, nó cũng khó cho chúng ta tiến bước ở trên con đường cái lộ trình thứ hai này được.

Đây là những cái lời mà của Đức Phật đã cân nhắc cho cái sự bước vào cái lộ trình thứ hai để chúng ta chuẩn bị cho cái tinh thần mình vững chắc, để thấy cuộc đời của người tu sĩ như thế nào. Cho nên Đức Phật có nêu lên nhiều cái điều kiện, để chúng ta bước vào cái lộ trình thứ hai.

1. Trong giáo pháp của Ta không có người tu sĩ mong cầu, cất chứa nhiều y phục và đồ ăn uống.

Đó là cái thứ nhất mà ông Phật đã nhắc nhở cái người tu sĩ bước chân vào - là trở thành một vị Tỳ Kheo đó - thì không có được cất chứa nhiều y phục và đồ ăn uống.

Đó là cái thứ nhất ở trong cái giáo pháp của Đức Phật. Cái phần thứ hai:

2. Trong giáo pháp Ta không có người tu sĩ kinh doanh buôn bán hoặc gieo trồng các loại cây.

Đó là cái vấn đề mà phải xác định đạo Phật, đây là những cái bài kinh mà Đức Phật xác định cái con đường mà của người tu sĩ phải làm. Đây là cái đạo lộ thứ hai rồi chớ không phải là đạo lộ thứ nhất của người cư sĩ nữa đâu, cho nên hoàn toàn là không có được kinh doanh buôn bán hoặc gieo trồng các loại cây.

Nghĩa là không có cấy lúa, không có trồng cây trồng này kia, tất cả những cái loại cây nào là cũng không có trồng hết. Nghĩa là cái người tu sĩ chỉ còn có cái chấp nhận là đi xin ăn thôi, người ta cho thì ăn mà không cho thì đói chớ còn không có trồng tỉa gì hết, hoàn toàn là không có làm tất cả những công việc gì hết.

Đây là cái giáo pháp của Phật đã dạy cho cái người tu sĩ, chớ không phải là Thầy bịa ra đâu. Mà đây là hẳn hòi là ở trong kinh điển chỉ dạy rất rõ ràng, đây là lời Phật dạy đó.

(03:05) 3. Trong giáo pháp của Ta không có người tu sĩ dùng nhiều phương tiện cầu lợi dưỡng cho mình, dùng ngà voi và những loại báu khác để làm giường cao rộng lớn, gối êm, nệm ấm, chăn ấm thêu màu rực rỡ.

Nghĩa là Đức Phật - cái điều kiện thứ ba Đức Phật cấm dứt là không có cho dùng những cái phương tiện để mà làm cho mình có những cái vật báu như ngà voi hay là châu báu đó, không có được!

Và cũng không có chấp nhận là cái người tu sĩ mà theo đạo Phật nằm giường cao rộng lớn mà gối êm nệm ấm, nào là nệm mút đồ đó, thì không có được, hoàn toàn là chấm dứt. Không có được mà chăn, mền mà thêu bông hoa rực rỡ bằng cách này bằng cách khác như người thế gian được, nghĩa là chấm dứt cái điều đó.

Đó là chuẩn bị cho cái tư tưởng, tinh thần của người tu sĩ, chứ nếu không thì chúng ta lầm lạc lắm, chúng ta không hiểu. Mà những cái bài pháp này là nằm ở trong kinh A Hàm và kinh nguyên thủy rất là rõ ràng. Những cái lời dạy này không có - luôn luôn lúc nào nó nhan nhản ở trước mắt của chúng ta - không thể nào mà chúng ta chối bỏ được!

4. Trong giáo pháp Ta không có người tu sĩ hay trang sức thân mình: tô thoa ướp bằng dầu thơm, tắm gội bằng nước thơm, hương bột rắc khắp mình, chải đầu với dầu thơm, mang tràng hoa đẹp, soi gương, thoa phấn, đi giày thêu, mặc quần áo thuần một màu trắng, dao, gậy luôn luôn đeo bên mình, đi có lọng che, tay cầm quạt, sửa soạn xe cộ lộng lẫy.

Đó là tất cả những cái mà Đức Phật đã chuẩn bị cho người tu sĩ mà theo đạo Phật thì đi đừng có cầm gậy ba toong hay hoặc này kia chống, không có xách cái kiểu mà gậy gộc như vậy, hay hoặc là dù, hoặc này kia, hoàn toàn là không có trang sức cho mình một cái gì.

Không có được giày dép hay hoặc là những cái loại mà làm cho mình đẹp, mình trang hoàng cho mình đẹp đẽ qua quần áo hoặc là gậy gộc, hoặc là đeo theo mình bằng cái này cái kia. Ở đây lọng che cũng không có nè, tay cầm quạt cũng không có nè.

Đó. Mà vì vậy mà theo ở đây, những cái bài kinh này như vậy, mà Thầy thấy các nhà sư, có quạt che đầu, rồi có dù, có những cái này kia mà sao trong những cái bài kinh này lại cấm không có cho sửa soạn như đó?

Mưa là mưa chớ không có xách dù xách lọng, thế mà Thầy thấy có nhiều nhà sư có dù, có lọng, rồi có cái quạt cầm tay đủ loại. Đó, sửa soạn xe cộ lộng lẫy, xe cộ mà đi mà ngồi xe cộ lộng lẫy thì chắc chắn là thời ông Phật không có rồi.

Cho nên ở đây Đức Phật đã quyết định là trong giáo pháp của Đức Phật là không có những cái hạng người mà sửa soạn như vậy.

(06:02) 5. Trong giáo pháp của Ta không có người tu sĩ ham thích vui chơi bằng những trò chơi giải trí vui đùa khác.

Nghĩa là trong cái giáo pháp của Phật thì không có người tu sĩ ham thích đá banh, chạy đua, hay hoặc là bơi lội, hay hoặc là đánh cờ, hay hoặc là tất cả những cái trò chơi giải trí, hay hoặc là đánh tennis đồ…​ hay hoặc là làm những chuyện giải trí khác, thì không có được chơi những cái trò chơi đó.

Đó là cái phần thứ năm. Cái phần thứ sáu:

6. Trong giáo pháp của Ta không có người tu sĩ thường nói những lời vô ích, chướng ngăn Thánh đạo.

Nghĩa là, người mà vào ở trong cái giáo pháp thì phải chuẩn bị - giáo pháp của Phật thì phải chuẩn bị không được nói lời phiếm, nói chuyện tào lao, nói chuyện tầm bậy tầm bạ, nói chuyện lời vô ích.

Không có nhắc chuyện đời xưa, mà cũng không nhắc chuyện trước kia mình làm cái nghề này, nghề kia, nghề nọ…​ mình là người ăn chơi hút xách, hay hoặc là làm cái này kia. Mình làm gì làm, bây giờ vô rồi không còn nhắc lại cái chuyện đó nữa.

Nghĩa là hồi đó đó, mình trác táng, bài bạc như thế nào, mặc, bây giờ vô rồi thì không có được nói cái chuyện đó ra. Tức là nói những cái chuyện đó là chuyện vô ích, chuyện đã qua, chuyện không có đúng. Cho nên trong giáo pháp của Phật thì không có người tu sĩ mà đem những cái chuyện đó mà thuật lại.

Hồi đó đó thì mình trai gái, mèo mỡ như thế nào, bây giờ đem vô cũng thuật lại cho ông thầy này nghe, ông thầy kia nghe. Hồi đó ngồi rình góc nhà người này, ngồi rình góc nhà người kia bằng cách là ve vợ, ve con người ta, bây giờ cũng đem vô đây nói! Đó là những cái chuyện vô ích, nói cái chuyện không có đúng cách của một người tu sĩ.

Cho nên trong giáo pháp của Phật thì không có những cái người tu sĩ mà đem nói những cái lời không có đúng cách như vậy.

Đó là cái điều kiện mà Phật đã nêu lên để chúng ta chuẩn bị, chúng ta bước vào cái lộ trình của người tu sĩ thì chúng ta phải chuẩn bị hẳn hòi những cái điều kiện đó. Cái gì mà xảy ra rồi trong cuộc đời chúng ta trước khi mà chúng ta chưa biết Phật Pháp thì bây giờ chúng ta phải dẹp bỏ hết, không có được nói lại, không được nhắc lại.

7. Trong giáo pháp của Ta không có những người tu sĩ trau chuốt văn chương, lời hay ý đẹp, hoặc làm ra vẻ nghiêm trang chê bai người khác lấy lợi, cầu lợi.

Nghĩa là, ở trong cái giáo pháp Đức Phật thì không có trau chuốt văn chương, làm thơ, làm văn, làm cái này kia đẹp đẽ để mà cầu lợi, cầu danh ở trong đó.

Cho nên ở đây Đức Phật cấm không có cho những người tu sĩ của mình ở trong giáo pháp của mình là không có những cái loại đệ tử như vậy. Chớ không phải là vô ở trong đó rồi bắt đầu làm thơ, làm văn, rồi ông thầy nào cũng có tập thơ hết, thơ thiền, thơ đạo đủ thứ hết. Đó là cái sai, không có đúng!

Bởi vậy đây là những cái lời của Phật răn dạy, chúng ta chỉ tu giải thoát chớ không phải làm thơ, làm văn để khoe cái hay, cái đẹp của mình qua cái thương vay, khóc mướn của thơ văn, cho nên tất cả những cái này đều là dẹp xuống hết.

(08:54) 8. Trong giáo pháp của Ta không có người tu sĩ cùng nhau tranh tụng, hoặc ở bất cứ nơi đâu cũng tranh nhau, cãi nhau các chuyện thị phi: Ta là người biết rõ kinh luật còn ngươi thì không biết rõ gì cả; ta hướng về chánh đạo còn ngươi hướng về tà đạo, lấy trước nói sau, lấy sau nói trước; ta đủ sức nhẫn nhục, còn ngươi thì không đủ sức nhẫn nhục.

Đó là những cái mà chê bai nhau, những cái tranh tụng nhau, cái không có làm đúng cái cách thức trong giáo pháp của Phật.

Cho nên Đức Phật nói rằng, khi mà cái người mà bước vào cái lộ trình thứ hai trong giáo pháp của Phật thì hoàn toàn là phải chấm dứt những cái điều tranh cãi. Không có tranh tụng hơn thua với nhau, không có lý luận cái điều này, lý luận điều kia, không có coi người ta không hiểu, không có coi mình hơn người ta, mà luôn luôn lúc nào mình cũng lo tu tập, đặt niệm trước mặt mà tu tập.

Đó là những cái điều kiện mà cần thiết cho một cái người tu sĩ theo đạo Phật trong cái lộ trình thứ hai.

(10:05) 9. Trong giáo pháp của Ta không có người tu sĩ làm sứ giả, thông tin đây kia, tự mình làm hoặc bảo người khác làm môi giới.

Nghĩa là Đức Phật cấm là không có cho mình đi làm thông tin, hoặc là làm gián điệp, hoặc là làm mai giong, móc người này, móc người khác, tất cả những cái này là trong giáo pháp Ta là không có người tu sĩ như vậy.

10. Trong giáo pháp của Ta không có người tu sĩ tập luyện đao kiếm, cung tên, hoặc đá gà, đua ngựa, hoặc phe nam, phe nữ đấu nhau, hoặc trỗi lên không ngớt những tiếng nhạc, tiếng cười đùa, vui hát.

Đó thì trong giáo pháp của Đức Phật thì không có những cái loại như vậy. Tức là không có tập luyện võ, không có tập kiếm cung, không có những cái trò chơi như đá gà, đá ngựa hay hoặc là tập hợp phe nam, phe nữ mà đấu với nhau, hoặc là trỗi lên những khúc nhạc, ca hát, vui đùa, cười cợt.

Cái đó là trong giáo pháp của Đức Phật không có những cái loại tu sĩ như vậy. Những vị tu sĩ mà tập luyện võ này kia đồ đó thì nó không đúng cách của đạo Phật. Mà không có trỗi lên giọng ca, giọng kèn, tiếng hát, cười đùa một cách vô trật tự thì Đức Phật không chấp nhận trong giáo pháp của Ngài.

11. Trong giáo pháp của Ta không có người tu sĩ làm những việc tà mạng, ngăn ngại đạo pháp để tự sinh sống như xem tướng lành, tướng dữ, tướng tốt, tướng xấu của con trai, con gái để mong cầu lợi dưỡng.

Nghĩa là, mấy người mà xem tướng đó, xem mụn ruồi, xem tướng này kia, xem chỉ tay đồ đó, thì ở trong giáo pháp của Đức Phật không có những cái loại đó. Những cái người mà làm như vậy là trong giáo pháp Phật không chấp nhận.

Tức là bước qua cái lộ trình thứ hai này mà những người mà còn làm những cái chuyện đó thì tức là Đức Phật không chấp nhận cho đó là một người tu sĩ trong đạo pháp của Ta.

12. Trong giáo pháp của Ta không có người tu sĩ làm những việc nuôi tà mạng, ngăn ngại đạo để tự sinh sống như: Kêu gọi quỷ thần, thực hiện các loại bùa chú trù yểm, dùng chú thuật, thực hành khổ hạnh để cầu mong danh lợi.

Đó, trong giáo pháp thì Đức Phật cấm là người đệ tử không có được dùng cái khổ hạnh mà để làm cho người ta quá cung kính mình để mà cầu danh lợi, cũng như không có được dùng bùa chú hoặc là kêu quỷ thần làm những cái chuyện không đúng cách.

Những cái điều đó là những cái điều mà tà nghiệp, tà mạng đó, thì Đức Phật cấm là không có cho cái người tu sĩ ở trong cái giáo pháp của Đức Phật làm.

(12:57) 13. Trong giáo pháp của Ta không có những người tu sĩ làm những điều tà nghiệp ngăn ngại đạo để tự sinh sống như đọc thần chú để chữa bệnh, hoặc đọc chú làm thuốc thang, châm chích, trị liệu, điểm huyệt các bệnh, hoặc tụng kinh, đọc chú, cầu cúng, cầu siêu, cầu an.

Tất cả những cái điều kiện này, trong giáo pháp của Đức Phật là cái người mà tu sĩ thì không được làm những cái nghề đó.

Không được làm những nghề thuốc thang, bùa chú hoặc là tụng kinh, tụng chú, tụng kinh, tụng kệ để làm những cái việc mê tín, thậm chí như là châm cứu, hay hoặc là chích, hay hoặc là điểm huyệt này kia để trị bệnh người ta, thì ở đây trong cái giáo pháp của Đức Phật cũng cấm không có cho chúng ta làm.

Cho nên trong giáo pháp của Đức Phật thì không có những cái loại tu sĩ như vậy.

14. Trong giáo pháp của Ta không có những người tu sĩ làm những điều tà mạng ngăn ngại đạo để tự sinh sống như: Tụng chú cầu nước…​

Cầu mưa đó.

…​ cầu quỷ thần nhập…​

Như mấy người mà lên đồng để nhập vào đó, cầu quỷ thần nhập vô để mà nói chuyện bệnh đau của họ.

…​ dùng bùa chú để yểm, trấn nhà cửa, mồ mả, đoán mây, xem tay tính quẻ, chiêm tinh hoặc là sách âm nhạc.

Đoán mộng đồ đó.

…​ hoặc là sách âm nhạc.

Thì trong cái giáo pháp của Đức Phật thì không có những loại tu sĩ mà làm, hành những cái tà nghiệp như vậy.

15. Trong giáo pháp của Ta không có những tu sĩ làm những điều tà nghiệp ngăn ngại đạo pháp để tự sinh sống như: đoán xem thời tiết có mưa hay không mưa, được mùa hay mất mùa, điều lành, điều dữ, coi ngày tốt xấu cưới vợ gả con, cất nhà, cất cửa, xem mồ, xem mả, coi sao, coi hạn.

Đó thì trong giáo pháp của Đức Phật thì không có - người tu sĩ của đạo Phật không được làm những cái nghề nghiệp đó. Những cái nghề nghiệp đó là không đúng cái đường lối thứ hai, cái lộ trình thứ hai của người tu sĩ của đạo Phật.

2.2- CHUYÊN TÂM TU TẬP THEO ĐÚNG THÁNH GIỚI

(15:10) 16. Trong giáo pháp của Ta không có những người tu sĩ làm những việc tà nghiệp ngăn ngại đạo để tự sinh sống như vậy.

Trái lại, những người tu sĩ ấy phải chuyên tu theo đúng Thánh Giới; không có tâm nhiễm trước; bên trong giữ tâm hỷ lạc; mắt thấy sắc không chấp tướng và không bị sắc ràng buộc; kiên cố vắng lặng độc cư; không có tham đắm…​

Nghĩa là trước mọi cái đối tượng của cái hình sắc của mọi vật, thì cái người tu sĩ đạo Phật thấy sắc thì không có chấp cái tướng riêng tướng chung của nó, không có bị sắc buộc ràng cái tâm của mình; luôn luôn giữ tâm:

…​ kiên cố, vắng lặng, độc cư, thầm lặng; không có tham đắm cái hình ảnh, cái sắc của mọi vật; cũng không có sợ hãi trước những cái sắc tướng đó.

Nghĩa là sắc đó có dữ tợn hay như thế nào, thí dụ thấy như cọp, beo, rắn dữ thì mặc nó, cũng chẳng sợ, mà thấy những cái gì mà làm cho dễ mến, dễ ưa thì cũng chẳng ham, chẳng thích. Thì đó là cái sự ngăn chặn.

Mà sự ngăn chặn đó, luôn luôn cái người mà ở trong giáo pháp của Phật thì luôn luôn ngăn chặn những cái sắc tướng đó, gọi là các ác pháp.

Kiên trì giữ gìn giới luật…​

Lúc nào chúng ta cũng phải giữ gìn giới luật cho nghiêm chặt để bảo vệ thân và tâm của mình.

…​ Khéo bảo vệ nhãn căn, nhĩ căn, thiệt căn và ý căn. Cũng như thế, khéo chế ngự sáu xúc, hộ trì và điều phục chúng khiến tâm được an ổn; Vừa ăn là biết đủ, cũng không tham những món ăn ngon, chỉ cần nuôi thân để khỏi bệnh tật; Không bao giờ cống cao, ngã mạn, luôn điều hòa thân tâm mình khiến cho khổ cũ tiêu diệt, khổ mới không phát sanh, có sức vô sự, làm cho thân được an lạc.

Đó là những cái lời mà Đức Phật dạy là - mười lăm cái điều ở trên là trong giáo pháp của Đức Phật không có làm những cái tà mạng đó, và cái phần mười sáu là Đức Phật nhắn chúng ta phải thực hiện trong cái con người mà đi vào cái lộ trình thứ hai này, phải thực hiện những cái điều mà Thầy vừa đọc ở trên. Để cho quý thầy biết rằng những cái điều đó là những cái điều mà căn bản và cần thiết khi bước chân vào cái lộ trình thứ hai này.

Trong đạo pháp của Ta, những người tu sĩ ăn đủ nuôi thân để mà hành đạo.

Những Tỳ Kheo thành những Thánh Giới như thế đắc được Thánh Căn, chỉ ăn vừa đủ, đầu đêm, cuối đêm siêng năng giác tỉnh và trọn ngày, nếu đi hoặc ngồi thường tỉnh giác nhất tâm để trừ các ấm cái.

Nửa đêm, nằm nghiêng phía bên tay mặt và nhớ thức dậy đúng giờ, giữ gìn tư tưởng luôn luôn trong sáng, tâm không rối loạn.

Đến cuối đêm liền thức dậy tư duy, hoặc đi, hoặc ngồi thường đặt niệm nhất tâm để trừ các ấm cái.

Tỳ Kheo có đầy đủ Thánh Giới như vậy nên được Thánh Căn, chỉ ăn vừa đủ, đầu đêm, cuối đêm tinh tấn giác tỉnh, thường niệm nhất tâm, không có tán loạn.

2.3- NIỆM KHÔNG TÁN LOẠN LÀ TRỤ TÂM TRÊN NHÂN TƯỚNG

(18:45) Thế nào là Tỳ Kheo niệm không tán loạn?

Tỳ Kheo quán thân trong thân, tinh cần, không giải đãi, ghi nhớ không quên để trừ bỏ tham ưu ở đời. Quán ngoại thân, quán trong thân, quán hoài và hoài, tinh cần không giải đãi, ghi nhớ không quên để trừ bỏ các tham ưu ở đời. Quán thọ, quán tâm và quán pháp cũng như vậy.

Đây là trụ tâm trên nhân tướng, tu như vậy Tỳ Kheo niệm không tán loạn.

2.4- KHI TU TẬP CẦN TÌM HIỂU KỸ TỪNG THÀNH PHẦN CỦA GIỚI LUẬT

(19:23) Đó thì, cái phần này là cái phần sau này chúng ta sẽ học kỹ. Ở đây thì cái phần mà Phật tóm lược lại để chúng ta biết được những cái sơ đồ để chúng ta bước qua cái giai đoạn này phải tu tập như thế nào, thế nào. Ở đây Thầy cũng lược sơ mà nói thôi, chứ đến khi mà tu tập thì Thầy sẽ dạy rất kỹ.

Cho nên như bây giờ nói: Tỳ Kheo quán thân trong thân, hay hoặc là quán thân ngoại thân, thì sẽ dạy đó là tu Tứ Niệm Xứ rồi. Mà ở đây thì Phật chỉ dạy cho chúng ta biết rằng những cái hành động mà cái người mà tu sĩ trong đạo Phật, trong pháp môn của Phật là phải đi vào cái lộ trình thứ hai, là họ phải làm cái gì trước cái gì sau.

Thì đây là vạch ra chúng ta thấy từ cái chỗ mà chúng ta giữ gìn, ngăn ngại những cái nghề nghiệp mà chúng ta không có cho nó xen vào trong cái chuyện làm của cái người tu sĩ chúng ta.

Rồi chúng ta bắt đầu chúng ta phải giữ Thánh Giới như thế nào để cho Thánh Căn của chúng ta nó được tốt, được thanh tịnh? Cho đến khi mà mắt thấy sắc rồi chúng ta hộ trì như thế nào? Rồi cho đến khi mà chúng ta phải giữ cho những cái nghiệp mà khổ đau ở trong thân của chúng ta - nghiệp khổ cũ nó tiêu diệt mà nó không phát sanh những cái nghiệp mới.

Rồi đến khi cái ăn uống thì chúng ta - Phật nhắc đi nhắc lại về cái ăn uống, rồi tới cái ngủ nghỉ, rồi tới cái tỉnh thức, rồi cái đặt niệm nhất tâm, rồi cho đến khi quán thân trên thân, quán thọ trên thọ, quán pháp trên pháp, quán tâm trên tâm.

Tất cả những cái này là một cái lộ trình mà chúng ta sẽ tóm lược lại để chúng ta sẽ tu tập. Vì vậy thì ở đây thì chúng ta cũng tóm lược để chúng ta hiểu được cái cách thức đơn sơ, sơ lược để chúng ta sẽ tu tập như vậy, như vậy trong cái lộ trình này.

Khi mà bước chân vào để mà tu tập thì chúng ta sẽ đi ra từng phần, cái nào trước, cái nào sau, cái nào giới luật như thế nào, Thầy sẽ dạy rõ để chúng ta thấy được cái chỗ nào là cái giới hạnh, cái chỗ nào là giới đức, cái chỗ nào là giới tuệ để chúng ta biết rõ. Chớ bây giờ nói giới chung chung thì chúng ta chẳng biết gì hết.

Bởi vì giới đức nó không phải là giới hạnh, mà giới hạnh thì nó cũng không phải là giới đức, mà giới tuệ thì nó cũng không phải là giới hạnh, giới đức, mà giới bổn thì nó lại khác nữa! Cho nên tất cả những cái này, hầu như một cái người mà dạy giới thì người ta phải hiểu biết được bốn cái loại giới này.

Đầu tiên thì chúng ta hiểu biết bằng giới bổn, thì như là tất cả các kinh giới đã ghi chép lại, đó gọi là giới bổn. Rồi cái giới hạnh như thế nào? Rồi cái giới đức như thế nào? Rồi cái giới tuệ như thế nào? Thì đó là chúng ta phải hiểu.

Mà hiểu như vậy thì hàng ngày thì chúng ta đã sống ở trong giới, hàng ngày thì cái đức giới chúng ta có, cái hành động giới chúng ta có, cái trí tuệ hiểu biết chúng ta hoàn toàn nằm ở trong giới gọi là giới tuệ.

2.5- NHẤT TÂM LÀ ĐỊNH

(22:04) Thế nào gọi là nhất tâm?

Phật dạy chúng ta nghe nói nhất tâm chớ chúng ta chưa biết nhất tâm là như thế nào. Đây là đại khái để chúng ta nắm được cái sơ lược của cái lộ trình mà chúng ta sắp sửa bước đi là lộ trình của người tu sĩ.

Thế nào gọi là nhất tâm?

Tỳ Kheo đi ra đi vào, nhìn ngó hai bên, co duỗi tay chân hay ngước lên, nhìn xuống, hoặc cầm giữ y bát, nhận lãnh thức ăn, thức uống, ngủ, thức, ngồi, đứng, nói năng, im lặng v.v…​ trong tất cả thời, thường niệm nhất tâm không có lo sợ.

Nghĩa là trong khi làm tất cả mọi công việc mà hành động ở trong thân của chúng ta, miệng chúng ta, tất cả mọi cái hành động đó nó đều có một cái sự thầm lặng của nó, cái sự im lặng của nó ở trong tâm của chúng ta. Thì cái sự thầm lặng, im lặng ở trong tâm của chúng ta nó không bị dính mắc một cái hành động nào, nó không bị dính mắc cái pháp nào thì đó gọi là nhất tâm.

Như vậy thì sau này Thầy sẽ dạy rõ, đây là chỉ sơ lược để chúng ta biết cái nghĩa của nhất tâm. Nghĩa là bây giờ mình còn ở trong một cái đối tượng của hơi thở, mình còn ở trong một cái đối tượng của hành động đi thì cái đó chưa phải là nhất tâm!

Cho nên Phật gồm cho cái dạng nhất tâm, Thầy đọc lại để cho quý thầy rõ cái nhất tâm như thế nào:

Thế nào gọi là nhất tâm?

Tỳ Kheo đi ra đi vào, hay nhìn ngó hai bên, co duỗi tay chân, hay ngước lên, nhìn xuống, hoặc cầm giữ y bát, nhận lãnh thức ăn, thức uống, ngủ, thức, ngồi, đứng, nói năng hay im lặng, sống trong thầm lặng trong tất cả thời gian, thường niệm nhất tâm không có lo sợ.

Đó thì, quý thầy đại khái quý thầy hiểu, tất cả những cái hành động mà không dính cái hành động nào hết thì cái đó là nhất tâm, mà nó dính hành động nào thì cái đó là không nhất tâm.

Cho nên khi mà có một cái niệm gì sợ hãi tức là bị dính rồi, có một niệm lo rồi thì bị dính rồi, mà có một niệm thích là bị dính rồi. Mà dính thì tức là nó nhất niệm chớ không phải nhất tâm. Mà tất cả những cái niệm, những cái hành động đó mà tâm mình không có dính vào cái chỗ nào hết thì cái đó là nhất tâm.

(24:25) Đó, hiểu như vậy thì đại khái như vậy. Mà nhất tâm là gì? Nhất tâm là định. Đó. Cho nên cái định nó rất đơn giản, nó không có khó khăn gì hết.

Mà bây giờ, thí dụ như bây giờ mình đang ở trong những hành động mà cái tâm tư mình khởi ra cái niệm, thì cái niệm đó nó có phải là nhất tâm đâu? Nó không nhất tâm, cho nên nó lại mất - thất cái niệm nhất tâm của mình liền. Bởi vì nó có cái niệm ở trong ý của mình, thì đó là mất. Cho nên đại khái như vậy.

Vì vậy mà chúng ta tu cái Chánh Niệm Tỉnh Thức Định là cái quan trọng nhất để chúng ta trở về - từ cái hành động đó mà chúng ta trở về cái nhất tâm, nó dễ hơn. Còn bây giờ mà chúng ta tu một cái đối tượng nào đó mà chúng ta trở về nhất tâm rất khó.

Cũng như bây giờ hơi thở là chúng ta trở về nhất tâm dễ. Là tại sao mà hơi thở dễ? Là vì hơi thở chúng ta thở đến cái mức độ nhẹ quá, chúng ta không thấy nó nữa thì mất cái niệm rồi. Mà mất cái niệm thì nó còn ở trong một cái tâm một của nó thì đó là nhất tâm. Cho nên chúng ta thấy cái hơi thở cũng không khó.

Vì vậy mà bắt đầu bây giờ học lại thì quý thầy thấy như là mình tu sai, tu sai hết. Nhưng không sai! Thật sự ra đâu có sai! Bởi vì những cái này là cái căn bản để sau này chúng ta tu tập thì nó rất tốt cho chúng ta chớ không phải là chúng ta tu sai.

Cho nên hầu hết là nghe Thầy nói người ta tu Tứ Vô Lượng Tâm, rồi tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả người ta thành tựu được đạo pháp, mình thấy: "Trời ơi! Thuở giờ mình tu hơi thở, thiệt uổng công mình vô cùng!"

Không phải uổng! Nếu mà quý thầy không chuẩn bị cho mình hơi thở như vậy đó - thì cái Định Niệm Hơi Thở của Phật vạch ra chúng ta sau này chúng ta tu ở trong cái lộ trình thứ hai, thì chúng ta lấy cái gì mà chúng ta tu? Chúng ta phải đi vào cái lộ trình hơi thở chứ! Cho nên khi mà bước chân chúng ta đi mà tập tỉnh giác, chúng ta cũng nương hơi thở chúng ta tu nữa.

Cho nên Phật nói: “Hơi thở ra tôi biết ra, hơi thở vào tôi biết vào!”, “Hơi thở ra tôi biết tôi đang đi kinh hành!” Không phải là cái lời nói đó là cái phương pháp hướng tâm chúng ta, để nhắc chúng ta tỉnh thức ở trên cái bước đi bằng một cái phương pháp hơi thở sao?

Cho nên Đức Phật nói: "Định niệm hơi thở khéo tác ý" là cái chỗ đó. Khéo tác ý để giúp cho cái tâm chúng ta tỉnh thức ở đó để mà nó giữ được nhất tâm ở trong cái hành động đó mà không bị tạp niệm.

Chớ đâu phải quý thầy tu - từ lâu tới giờ quý thầy tu nhiếp tâm vậy là phí của quý thầy đâu? Đâu có phí đâu! Quý thầy tu sao nó cũng có cái lợi ích cho quý thầy hết, nhưng phải biết sử dụng nó, còn nếu không biết sử dụng thì nó sẽ phí.

Cho nên quý thầy tu đâu có phải hoài công đâu! Bây giờ quý thầy ngồi bảy, tám giờ nè, hay hoặc là mười hai giờ đồng hồ nè, không phí của quý thầy đâu, không mất đi chỗ nào hết.

Nghĩa là Thầy hướng dẫn các thầy đi lại từ cái căn bản, rồi từng cái mà cái đó thì nó sẽ đưa cho quý thầy đến cái tốt nhất của nó, không có sai được cái chỗ nào hết, nó không mất cái thì giờ tu tập của quý thầy.

3- QUYẾT TÂM DỨT BỎ ĐỂ KHÔNG CÒN CHƯỚNG NGẠI

(26:58) Bước qua đạo lộ này, quý thầy phải mạnh dạn, quyết tâm dứt bỏ, từ giã những gì mà Đức Phật đã cảnh giác, nhắc ra ở đây, để đạo lộ này khi quý vị đi vào không còn có chướng ngại, hầm hố, chông gai, thú dữ, rắn độc, quỷ ma hoặc thần thánh cùng những tà kiến, tà pháp, tà thiền xen vào phá phách được, chỉ có một đạo lộ rộng thênh thang duy nhất để cho quý thầy tiến bước một cách dễ dàng, không còn trở ngại hiểm nguy nữa.

Đó thì, bước qua một cái giai đoạn mà tu tập ở trên cái đạo lộ này, chuẩn bị cho quý thầy được cái đại khái của cái người mà bước vào cái đạo lộ thứ hai này, thì nãy giờ thì quý thầy đã thấy được cái sự khái lược của cái đạo lộ thứ hai. Đây là khái lược thôi, chớ còn sau này giảng thì nó còn rộng rãi để cho quý thầy nhận rõ ra được cái hành trình của mình tu tập.

Chớ không phải là - nó khái lược như vậy thì quý thầy biết đâu mà tu tập, nhưng mà chúng ta phải - ở trong đầu chúng ta biết rằng cái đời sống của một người tu sĩ của đạo Phật phải sống như thế nào? Cho nên nó khái lược để chúng ta biết được cái mường tượng ra cái đời sống của chúng ta là đời sống như vậy.

Cho nên khi mà bước qua cái đạo lộ này thì quý thầy phải mạnh dạn, quyết tâm dứt bỏ. Nghĩa là mình phải dứt bỏ cái đạo lộ thứ nhất chớ không phải được để cái đạo lộ thứ nhất mà còn dính ở trong cái - bước qua cái đạo lộ thứ hai này mà còn để dính thì không có được. Cho nên phải có sự quyết tâm, mạnh dạn dứt bỏ liền tức khắc thì mới bước qua cái này mới được.

(28:42) Từ giã những gì mà Đức Phật đã cảnh giác.

Đó. Tức là Đức Phật đã khái lược cho chúng ta những cái ở trên đó, chúng ta phải từ bỏ.

Bây giờ chúng ta làm thầy thuốc nè, thì chúng ta phải từ bỏ liền. Chúng ta là một võ sư nè, chúng ta phải bỏ liền, không có được làm cái điều đó. Chúng ta là một nhạc sĩ nè, một nhà thơ nè, một nhà văn nè, phải dẹp liền, không có được dùng nó. Chúng ta là một thầy bùa nè, một ông phù thủy nè, chúng ta bỏ liền, không có được xài nó.

Tất cả những cái này chúng ta không có - bước vào cái đạo lộ này phải dẹp bỏ hết. Rồi dẹp bỏ cả gia đình, của cải, tài sản, con cái, con thơ, vợ yếu, nhà cửa gì, châu báu gì cũng dẹp sạch hết, thì đó là để chuẩn bị cho chúng ta bước qua cái đạo lộ này.

Để đạo lộ này khi quý thầy đi vào không còn chướng ngại.

Nó chướng ngại gì?

Nó có những cái điều mà chướng ngại - quý thầy chưa có dứt bỏ nó thì quý thầy sẽ bị gặp những cái chướng ngại như: hầm hố, chông gai, thú dữ, rắn độc, quỷ ma, thần thánh. Vì những cái này là ở trong đầu của quý vị mà còn những cái đó.

Rồi thậm chí như những cái tà kiến, tức là cái kiến chấp của quý vị, như bây giờ mình chấp cái gì đó: Pháp đó đúng, pháp này sai, xuất hồn là đúng hay hoặc là pháp thiền này đúng, thiền kia đúng, mình dẹp sạch hết.

Mình đi vào ở trong cái lộ trình của Đức Phật, thì ngay cái lộ trình đó chỉ có thiện pháp chớ không có gì khác hơn hết. Mà mình còn kiến chấp một cái gì ở trong đó là có cái Niết Bàn thường, lạc, ngã, tịnh gì đó, thì cái đó là cái sai, không có đúng.

Bởi vì còn chấp nó có một cảnh giới nào đó là cực lạc thì cũng là sai, còn chấp một cảnh giới nào là thiên đàng cũng là sai. Tất cả những cái đó gọi là tà kiến. Hoặc là chấp còn có một cái bản thể của vũ trụ hay vạn hữu nào đó là thường hằng thì cái đó là cái ngã chấp, cái kiến chấp, đó là cái tà kiến, cái đó là cái sai.

Đối với cái lộ trình của đạo Phật thứ hai này mà còn có một cái tà kiến, một cái tà pháp nào xen vào đó thì con đường tu của chúng ta sẽ là những hầm hố, những chông gai, rất là khó khăn để mà chúng ta bước đi.

Cho nên ở đây tất cả những cái thiền gì mà gọi là siêu xuất nhất, như thí dụ như các phương pháp mà luyện tập yoga tuyệt đỉnh chúng ta cũng phá bỏ, các pháp dưỡng sinh mà hay nhất để mà trị được những bệnh này, bệnh kia cũng dẹp xuống.

Bởi vì ở đây chúng ta chỉ còn biết nhân quả nghiệp báo: Có thân nghiệp thì phải thọ lấy những khổ đau, không hề sợ hãi gì hết!

Đó là những cái điều kiện mà có cái tâm cương quyết và quyết tâm dứt như vậy thì chúng ta mới đi vào cái lộ trình này mới có thể thênh thang được.

Chỉ còn một đạo lộ rộng thênh thang duy nhất để cho quý thầy tiến bước một cách dễ dàng…​ (Mất tiếng)

4- KHÔNG THỂ TÁCH RỜI GIỚI HẠNH VÀ TRÍ TUỆ

(31:23) Để trang bị khái niệm Tam Vô Lậu Học…​

Ở đây, để trang bị cho quý thầy ba cái pháp môn vô lậu, cho nên Thầy nhắc lại.

Bởi vì qua cái này là chúng ta đã khái niệm được cái đường đi - cái lộ trình thứ hai, thì bắt đầu cái lộ trình thứ hai đó thì chúng ta phải áp dụng những cái pháp gì mà chúng ta tu tập? Cho nên chúng ta phải áp dụng là ba cái pháp vô lậu.

Cho nên ở đây Thầy mới nhắc:

Để trang bị khái niệm Tam Vô Lậu Học: Giới - Định - Tuệ.

Đến đây Thầy xin giới thiệu Trí Tuệ và Giới Hạnh. Nhắc đến mà Tam Vô Lậu Học Giới - Định - Tuệ, thì tức là phải giới thiệu cái trí tuệ và cái giới hạnh của mình như thế nào, để cho mình biết.

Bởi vì ở trong cái giới luật của Phật thì nó có cái giới hạnh, giới đức và giới tuệ, thì luôn lúc nào mà cái người tu hành nó cũng phải là cái trí tuệ với cái giới luật nó phải như thế nào để cho đúng? Cho nên ở đây Thầy xin giới thiệu thêm cái phần trí tuệ và cái giới hạnh để cho quý thầy bước đầu qua cái học tập về giới luật để cho nó thấm nhuần, để cho biết được cái chỗ giới và cái trí tuệ như thế nào.

Ở đây trí tuệ được giới hạnh làm cho thanh tịnh.

Nghĩa là cái trí tuệ của chúng ta mà được thanh tịnh thì phải do giới luật, cái giới hạnh nó mới làm cho thanh tịnh.

Chẳng hạn là bây giờ cái giới hạnh như thế nào? Chúng ta đi mà chúng ta lưu ý ở dưới chân, chúng ta không đạp chết một con vật, tức là không sát hại chúng sanh, không giết hại chúng sanh bằng cái hành động thương yêu của chúng ta đó, đó là cái giới hạnh.

Mà cái giới hạnh nó làm cho cái trí tuệ chúng ta thanh tịnh. Vì lúc bấy giờ chúng ta có cái sự hiểu biết ở trong đó, mà cái sự hiểu biết đó nó thanh tịnh được tức là nó không làm đau khổ chúng sanh. Đó gọi là “trí tuệ được giới hạnh làm cho thanh tịnh”. Đó, thì chúng ta thấy rất rõ mà.

Và giới hạnh cũng được trí tuệ làm cho thanh tịnh.

Bây giờ ngược lại thì cái giới hạnh mà nó được thanh tịnh, nó được hoàn mãn, thì cái trí tuệ chúng ta nó mới làm cho cái giới hạnh thanh tịnh.

Như vậy thì như thế nào? Nếu mà không có trí tuệ, không có sự sáng suốt mà bước đi thì chúng ta sẽ bị giết hại chúng sanh, cho nên nó phạm giới, nó làm cho đau khổ chúng sanh, cho nên giới làm sao thanh tịnh được?

Cho nên vì vậy mà giới hạnh cũng được trí tuệ làm cho thanh tịnh. Đó, thì hai cái chúng ta thấy nó rất rõ, nó có sự liên hệ và cấu kết nhau ở trên cái sự tu tập của chúng ta, giới hạnh và cái trí tuệ nó phải liên tục với nhau chớ nó không phải rời xa được.

(34:00) Cho nên ở đây:

Chỗ nào có giới hạnh là chỗ ấy có trí tuệ.

Đó, quý thầy thấy rõ chưa? Chỗ nào mà có giới hạnh, tức là cái chỗ nào mà chúng ta bước đi mà chúng ta không giết hại chúng sanh á thì cái chỗ đó phải có trí tuệ, tức là phải có sự tỉnh thức.

Như vậy là các thầy thấy rất rõ chớ? Khi mà quý thầy áp dụng Tứ Vô Lượng Tâm thì quý thầy thấy rất rõ cái vấn đề này. Khi mà đặt cái tâm thương của chúng ta rồi, thì chúng ta luôn luôn lúc nào cũng tỉnh thức ở đó, thì cái trí tuệ sáng suốt chúng ta phải ở đó rồi, cho nên chúng ta không có phạm phải cái giới để làm đau khổ chúng sanh, tức là giết hại chúng sanh.

Chỗ nào có trí tuệ, chỗ ấy có giới hạnh.

Nghĩa là chúng ta tỉnh thức ở chỗ đó thì ngay cái tâm thương yêu chúng ta nó đặt ngay chỗ đó, thì tức là cái giới hạnh chúng ta ở đó. Những cái này, chúng ta thấy như vậy là chúng ta đã biết giới luật với cái trí tuệ chúng ta nó kèm sát với nhau, không có xa với nhau chút nào hết.

Người có giới hạnh nhất định là có trí tuệ.

Bây giờ đây các con thấy nè: Có người họ thông minh lắm, nhưng mà cái hành động của họ nó không có giới luật.

Bây giờ họ là người ăn phi thời nè, ăn ba bữa ăn nè, thì thử hỏi họ là người có trí tuệ không? Họ không trí tuệ cho nên họ mới phạm phải cái giới luật. Mà họ phạm phải giới luật thi tức là họ không phải là người trí tuệ.

Mà họ nói cái gì có thông không? Họ nói rất thông, họ lý luận rất hay, nhưng cái lý luận của họ không phải là lý luận của giới luật, của giới hạnh, cho nên do cái chỗ đó là họ bị phạm giới. Chúng ta thấy rất rõ là người này không trí tuệ.

Đứng ở trong góc độ của đạo Phật phải nhìn cái trí tuệ bằng cái giới luật. Mà nhìn cái trí tuệ thông minh của họ, họ nói trên trời dưới đất mà họ sống không đúng, tức là tri hành không hợp nhất, thì như vậy rõ ràng là cái trí tuệ của họ với cái điều kiện của họ làm nó không có hợp nhau thì tức là họ không phải là người trí tuệ. Họ chỉ là người ba hoa mà thôi, nói cho nhiều, chớ không đúng.

Cho nên nhìn vào cái người tu sĩ của đạo Phật, chúng ta đánh giá trị họ được ở chỗ trí tuệ và giới hạnh của họ.

Bởi vì ở đây, cái người có giới hạnh thì nhất định phải có trí tuệ. Vì trí tuệ nó chứng minh cho cái hành động của họ là ở trong thiện pháp, là ở trong giới luật. Mà họ phạm giới tức là họ không có trí tuệ. Cho nên không có trí tuệ mới phạm giới, còn có trí tuệ làm sao phạm giới?

Đó, quý thầy hiểu được như vậy, thì quý thầy mới thấy được cái lộ trình của cái đạo Phật nó rất là rõ ràng và cụ thể.

Cho nên nói trí tuệ, ai cũng nói mình có trí tuệ hết, nhưng mà sự thật thấy đời sống của họ là biết họ là con người không trí tuệ. Mà không trí tuệ tức là họ phạm giới.

Giới hạnh và trí tuệ được xem là tối thắng ở trên đời.

Các thầy thấy chưa?

Bởi vì mình cứu mình ra khỏi cái cuộc đời đau khổ này, là phải xem giới hạnh và trí tuệ là tối thắng ở trên đời, vì mình hết đau khổ. Còn nếu mà mình nói mình thông suốt, mình hiểu mà cái giới hạnh mình không có, mình làm đau khổ chúng sanh thì tức là đâu phải trí tuệ? Vì trí tuệ không bao giờ làm đau khổ chúng sanh.

Mà không làm đau khổ chúng sanh thì mình có sân ở trong lòng mình không? Vì mình sân tức là mình cũng làm đau khổ cho chúng sanh, mà chúng sanh đó là chúng sanh mình. Các con thấy chưa?

(37:09) Cho nên ở đây, trong cái sự mà tu tập của chúng ta, chúng ta thấy được cái chỗ này rất là quan trọng. Giới luật tức là giới hạnh, hay là giới đức, hay hoặc là giới tuệ nó luôn luôn nó sống sát ở bên nhau, mà nó làm cho chúng ta được giải thoát, chớ không phải cái gì hết.

Thì như vậy là chúng ta phải tu tập như thế nào để chúng ta thấy giới luật với cái hạnh, với cái trí tuệ chúng ta luôn luôn nó phải sống với nhau như nhất, không có được rời ra, thì như vậy là chúng ta đã giải thoát chớ có cái gì đâu mà không giải thoát!

Cho nên ở đời hiện giờ, giới tu sĩ giới hạnh chẳng có thì trí tuệ cũng chẳng có. Họ chỉ thuyết giảng lung tung mà đời sống của họ đầy bụi bặm của ngũ dục lạc thế gian, do thế trí tuệ họ chẳng có.

Họ chỉ lý luận, giảng giải qua tưởng tuệ, qua tri kiến góp nhặt, qua đờm dãi của người xưa, lặp đi lặp lại, thêm râu, thêm ria như rắn thêm chân, rồng chẳng ra rồng, rắn chẳng ra rắn, khiến cho mọi người theo đạo Phật dở chết, dở sống, đời chẳng ra đời, đạo chẳng ra đạo.

Lối sống của tu sĩ hiện giờ là lối sống phong kiến, quan liêu, tiền hô hậu ủng như vua chúa: Chùa to tháp lớn là cung vàng, điện ngọc của họ; viện chủ, viện trưởng là quan chức của họ; đi đâu cũng có hộ giá là Phật tử đưa đón, xe cộ rầm rộ.

Đó là, quý thầy thấy cái cách thức sống của họ, rồi cái danh của họ, rồi cái lối sống của họ có phải là giới luật không?

Ông Phật ngày xưa ổng tám mươi tuổi rồi mà ổng đi chân trần ổng đi, ổng đi từ chỗ này đến chỗ khác ông khất thực ổng sống, có ai mà xin cho ổng đem về cho ổng ăn đâu. Lẽ ra ổng già như vậy thì ông A Nan phải đi xin về cho ông ngồi trong thất ông ăn chớ! Đằng này không, ổng cũng mang bát ổng đi.

Nhiều khi các đệ tử của ổng không có chịu mang bát dùm ổng nữa, bỏ xuống đó, ổng cũng lượm cái bát ổng mang lên ổng đi ổng xin, chớ cũng không làm sao, cũng không rầy đệ tử mình. Ổng đâu có phong kiến, cho nên ổng đâu có quyền gì ổng rầy ai? Người ta muốn mang dùm mình thì mang, người ta không muốn mang thì thôi, chớ ông đâu có rầy!

Đó là những cái giới hạnh của người ta kèm theo, cái đức hạnh của người ta rất rõ ràng.

Còn mình bây giờ, thấy cái kiểu mà sống như vậy có đức hạnh không? Không đức hạnh. Phạm phải những cái giới luật của Phật, phạm phải những cái bất bình đẳng.

Đạo Phật là đạo bình đẳng mà, mà sống lại có người ủng hộ, có người cầm quạt quạt, có người che lọng, có người này kia, thì như vậy là có bình đẳng không? Có người còn hầu hạ mình mà!

Đó là những cái sai cái, cái không đúng của cái thời đại của chúng ta. Nó không đúng là cái hạnh của một người tu, tức là thiếu giới hạnh, thiếu trí tuệ, thiếu giới hạnh. Cho nên chúng ta lầm tưởng đó là cái sang, tưởng đó là cái quý, tưởng đó là cái giải thoát của mình, mà chính đó là cái sai.

Đến đây Thầy xin chấm dứt để chúng ta chuẩn bị ăn cơm.

5- GƯƠNG HẠNH TU TẬP THỜI ĐỨC PHẬT - PHẦN 2

[Phần 1 ở Giáo án 14]

(40:06) Để tiếp tục các con học cái buổi giảng hôm nay, thì Thầy xin đọc lại những cái mẩu chuyện của những bậc Thánh Tăng ở trong cái thời Đức Phật.

Rồi kế tiếp, các con sẽ được nghe - cái buổi sáng Thầy giảng cho quý thầy về cái lộ trình tu tập, cái lộ trình thứ nhất của cái giáo án, và cũng là cái kết luận của cái lộ trình thứ nhất trong cái buổi sáng hôm nay - và đồng thời tiếp tục chuyển qua cái lộ trình thứ hai.

Nhưng trước khi qua cái lộ trình thứ hai, thì chúng ta cũng lấy những cái gương hạnh của các bậc Thánh Tăng ở trong cái thời Đức Phật, để chúng ta thấy các vị tu hành như thế nào đúng và như thế nào sai, để chúng ta rút tỉa những kinh nghiệm của các bậc đó mà chúng ta lấy cái gương đó mà chúng ta tu tập cho mình qua những cái điều mà Thầy đã dạy.

Như vừa rồi thì chúng ta cũng đã nghe cái vị Thánh Tăng trong cái tuổi nhỏ mà đi theo Phật tu hành, rồi nhớ mẹ, rồi trở về thăm mẹ, rồi bà mẹ khuyên giúp, rồi ra đi mà tu tập đến chứng quả A La Hán.

5.1- NGÀI SOPÀKA TU TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - PHẦN 1

(41:28) Rồi một vị Thánh Tăng cũng trong thời Đức Phật:

Ngài là một đứa bé sanh ra, mà vừa sanh ra là (mẹ) mất.

Ngài tên là Sopàka.

Ngài được một người cha nuôi…​

Chớ không phải là cha ruột mà cha nuôi.

…​ nuôi Ngài cho đến bảy tuổi, rồi cho Ngài xuất gia theo Phật tu hành.

Khi được xuất gia với Đức Phật tu hành và Đức Phật đã thấu rõ cái hoàn cảnh mồ côi của Ngài, cho nên cho Ngài thiền quán đề tài tu cái Tứ Vô Lượng Tâm.

Đó, bởi vì Ngài sống ở trong cái chỗ bất hạnh của Ngài, khi sanh ra thì mẹ chết, rồi được người cha nuôi, nuôi cho đến bảy tuổi rồi đi cho xuất gia tu hành. Phật thông cảm được cái hoàn cảnh đau khổ đó cho nên Đức Phật dạy cho Ngài tu cái pháp Tứ Vô Lượng Tâm tức là Từ Bi Hỷ Xả đó.

Ngài triển khai thiền quán này và chứng quả A La Hán.

Nghĩa là Ngài triển khai cái Tứ Vô Lượng Tâm để tu tập cái tâm của mình, Ngài chứng quả A La Hán.

Cho nên ở đây, khi mà học Tứ Vô Lượng Tâm, Tứ Chánh Cần thì chúng ta thấy có những gương hạnh họ đã tu tập những cái pháp môn đó mà họ đã thành tựu chứng quả giải thoát của họ.

Vậy thì:

Sau khi chứng quả A La Hán thì Ngài có một bài kệ để nói lên cái công đức và kinh nghiệm tu hành của mình qua cái pháp môn Tứ Vô Lượng Tâm.

Như vậy thì các con sẽ nghe cái bài kệ của Ngài mà lấy cái chỗ kinh nghiệm của Ngài để mà tu tập và cái kinh nghiệm mà Thầy đã dạy cho các con tu tập từ cái pháp hướng, pháp tuỳ để mà tu tập cái tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả của mình, thì chắc chắn là các con biết cách thức tu rồi đó.

Và đồng thời thì tại sao mà Ngài hồi đó Ngài tu mà có cái pháp môn này mà Ngài chứng được đạo quả, thì Ngài cũng tu như chúng ta hiện giờ mà Thầy đã được dạy.

(43:35) Vậy thì nghe cái bài kệ:

Như người mẹ tốt lành

Thương người con độc nhất.

Đó. Thì người mẹ tốt thì bao giờ cũng thương người con, mà có một đứa con thì phải thương là thương rất là thương, thương nhiều đó.

Cũng vậy đối chúng sanh

Đủ mọi loài mọi chỗ

Hãy có lòng tốt đẹp

Thương mến và từ ái.

Đó là cái bài kệ của Ngài mà Ngài thực hiện cái tâm Từ của Ngài mà đối với chúng sanh, thì Ngài ví Ngài như một người bà mẹ tốt thương một đứa con độc nhất của mình, đối với tất cả chúng sanh, chúng sanh nào thì cũng thương như con một của mình.

Cho nên vì thế mà "thương mến và từ ái" - luôn luôn lúc nào, không có bao giờ mà ghét giận, không bao giờ mà làm hại, không bao giờ mà làm đau khổ. Do cái Từ Tâm đó, do cái Bi Tâm đó, do cái Xả Tâm, do cái Hỷ Tâm đó mà Ngài đã chứng quả A La Hán, nó chỉ có một pháp môn đó thôi.

Vì các con cũng thấy rằng, cái phương pháp tu nó giúp cho chúng ta cái sức tỉnh rất là lớn, rất là vĩ đại, và cũng từ đó cái tâm Từ chúng ta phủ trùm cho nên, ai chửi, ai mắng, ai làm gì chúng ta cũng không giận hờn, vì vậy mà Ngũ Triền Cái nó đã quét sạch, nó không còn tham, sân, si, mạn, nghi nữa.

Còn vì chúng ta không có tu được lòng Từ, lòng Bi cho nên mỗi mỗi chúng ta đều dễ phiền não, dễ đau khổ, dễ giận hờn. Vì vậy mà cái ngã chúng ta càng ngày càng to lớn, rồi huân thêm cái sân, cái phiền não, càng ngày càng dữ, càng nhiều hơn, làm cho chúng ta càng sống ở trong địa ngục hơn.

Còn Ngài tu tập về cái tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả, cuối cùng thì Ngài xả sạch cái ngã của mình. Do cái lòng thương yêu mà cái ngã không còn có nữa, cho nên Ngài chứng được quả A La Hán. Đó là một cái gương hạnh tu Tứ Vô Lượng Tâm mà đã thành tựu được đạo giải thoát của đạo Phật do cái lòng thương yêu của mình.

Đó thì, các con thấy chỉ có tu có bây nhiêu đó thôi, mà tới chừng đó người ta nhập được Tam Minh, nhập được Tứ Thiền, người ta làm chủ được sống chết một cách rất dễ dàng, không còn khó khăn.

5.2- NGÀI POSIYA QUÁN BỐN SỰ THẬT - PHẦN 1

(45:34) Đó, thì đến đây, Thầy xin nhắc lại một cái gương hạnh nữa để mỗi ngày chúng ta có một vài cái gương hạnh, tuy ngắn nhưng mà cũng nhắc nhở chúng ta thấy người ta tu pháp gì, người ta làm gì mà người ta được tâm giải thoát, được tâm thanh tịnh.

Ngài Posiya.

Ngài là em trai của trưởng lão Sangàmaji. Khi lớn lên Ngài lập gia đình và có một đứa con. Đứng trước cái vấn đề sống chết nên Ngài mới đi xuất gia tu hành, Ngài sống một mình ở trong rừng già và tu tập đề tài bốn sự thật.

Ngài tu tập bốn sự thật là các con thấy, bốn sự thật là cái đề tài gì đây? Tức là Tứ Diệu Đế đó.

Cái sự thật thứ nhất là Ngài quán xét về khổ, đời người khổ.

Cái thứ hai, Ngài quán xét về cái nguyên nhân khổ, tức là cái lòng ham muốn của mình.

Cái thứ ba, Ngài quán xét được cái trạng thái không có khổ, tức là trạng thái Diệt Đế đó, tức là cái trạng thái mà thanh thản đó, Ngài thấy được cái trạng thái thanh thản tức là Niết Bàn đó.

Và Ngài nương theo cái sự thật cuối cùng đó, là cái sự thật thứ tư đó, là Bát Chánh Đạo - tám cái nẻo để mà được giải thoát. Cho nên Ngài theo cái đường lối đó mà Ngài quán bốn cái sự thật này - bốn cái chân lý, gọi là bốn sự thật đó, mà Ngài chứng quả A La Hán.

Nghĩa là, người ta tu có Tứ Diệu Đế không mà người ta chứng quả A La Hán. Trước kia thì mấy người kia họ tu Tứ Vô Lượng Tâm phải không? Bây giờ cái ông này ổng lại tu bốn sự thật.

Nghĩa là ổng suy tư, ổng đặt cái niệm đời là khổ, rồi ổng tu, ổng dùng cái Định Vô Lậu ổng quán xét, ổng suy tư thấy rõ ràng đời khổ thật, không có còn cái gì là không khổ.

Rồi ổng quán xét cái nguyên nhân khổ, ông thấy cái lòng ham muốn của mình mà sanh ra, tập khởi vô cùng thứ khổ cho con người. Cho nên ổng quán xét, ổng thấu triệt.

Rồi ổng quán xét cái trạng thái mà giải thoát không có còn khổ nữa, thì ổng thấy rõ ràng cái tâm hồn thanh thản rồi, không có khổ nữa. Cho nên luôn luôn ổng ở trong cái tâm hồn thanh thản đó, ông giữ gìn cái tâm hồn thanh thản đó.

Và cuối cùng thì ổng giữ gìn, ổng giữ gìn cho nó được thanh thản mãi mãi đó, thì ổng theo cái sự thật cuối cùng, đó là Bát Chánh Đạo - tám cái nẻo để mà đi vào cái sự giải thoát.

Cho nên nội cái Tứ Diệu Đế không mà ổng cũng đã thành tựu chớ ông đâu có tu nhập Bốn Thiền - Sơ Thiền, Nhị Thiền…​ gì đâu, ông có nương hơi thở gì đâu. Nhưng mà cuối cùng ổng chỉ cần đặt cái niệm tu cái Định Vô Lậu, là ổng quán xét, thấu triệt được, ông quán cái đề tài bốn cái sự thật này mà ổng thành tựu được đạo giải thoát.

Thì các con thấy: Người thì tu Tứ Vô Lượng Tâm, người thì tu Tứ Chánh Cần, người thì tu Thất Giác Chi, người thì tu Tứ Niệm Xứ, người thì tu bốn sự thật…​ mà người nào tu một pháp mà chuyên cần, mà thâm sâu vào cái Định Vô Lậu thì người nào cũng thành tựu được đạo giải thoát.

Bởi vì cái Định Vô Lậu rất là tuyệt. Còn cái định Hiện Tại An Lạc Trú nó chỉ đi từ cái hơi thở để mà tịnh chỉ các hành để mà nhập Tứ Thiền, thì nó chỉ có một góc độ nhỏ mà thôi, chớ nó không có lớn như cái Định Vô Lậu đâu.

(48:43) Đó thì chúng ta thấy, ở đây các vị Thánh Tăng thường thường họ không có nhắm vào cái Bốn Thiền, mà họ nhắm vào cái lậu hoặc, mà họ triệt tiêu cái lậu hoặc để nó giải thoát hoàn toàn.

Sau khi chứng quả A La Hán, Ngài đến đảnh lễ Thế Tôn và trở về thăm nhà cũ.

Tức là thăm cái nơi mà Ngài từ cái chỗ mà Ngài ra đi.

Người vợ Ngài muốn cám dỗ Ngài sống lại cuộc đời sống cũ. Ngài biết dụng ý của vợ nên Ngài liền từ giã ra đi, không ngó ngàng đến nhà cửa, vợ con nữa.

Nghĩa là Ngài biết cái ý của vợ con của Ngài vậy cho nên Ngài về thăm cái là Ngài đi liền, Ngài không có về nữa. Từ đó Ngài biệt, Ngài không có đến nhà cửa nữa, Ngài cắt đứt không còn có nghĩ đến cái chuyện tình thân nhỏ mọn - đối với cái chuyện nhỏ nhặt của gia đình nữa.

Ngài có bài kệ nói lên tâm tư và sự giải thoát khỏi những sợi dây thằng phược:

Tức là thoát ra khỏi những sợi dây ràng buộc của gia đình đó, của vợ, của con, của này kia đó, Ngài đã thoát ra khỏi.

Đây cái bài kệ của Ngài:

Không gần là tốt đẹp,

Đó, Ngài vô cái câu kệ ngay liền là Ngài nói: "không gần” - tức là không gần những người thân - "là tốt đẹp".

Kẻ trí thường biết vậy,

Từ làng đi đến rừng,

Từ rừng, ta vào nhà,

Từ đấy, đứng dậy đi,

Không đoái hoài, Posiya.

Posiya là tên ổng đó, ổng nhắc: "Đừng có đoái hoài nữa Posiya!" Ổng nhắc ổng: "Đừng có đoái hoài cái đó nữa" tức là dứt khoát đi.

Cho nên ở đây các con nghe cái bài kệ ổng nói: Chỉ có dứt khoát được cái tình cảm của gia đình là đã được sự giải thoát rồi. Và vì vậy mà dứt khoát được tình cảm thì tu cái bốn cái sự thật này nó mới có thể đưa đến cái sự giải thoát.

Còn nếu mà chúng ta còn dính anh em ruột thịt, hoặc là vợ con, hoặc là con cái, hoặc là tình cảm gia đình của mình…​ tất cả những cái đó là cái khổ đau đó, cái đó ràng buộc rất chặt.

Cho nên cái bài kệ nhắc nhở chúng ta rất nhiều, trong cái lộ trình mà sắp sửa chúng ta bước vào cái lộ trình thứ hai là phải dứt sạch, trắng bạch như vỏ ốc đó.

Đây Thầy đọc lại cho các con nghe cái bài kệ. Nó đơn giản mà nó thấm thía lắm, nó biết được cái chỗ mà chúng ta bứt. Bứt để mà chúng ta giải thoát, không bứt thì chúng ta không giải thoát được.

Không gần là tốt đẹp,

Như cái bài kệ, cái câu kệ chúng ta nghe “không gần là tốt đẹp” chúng ta chẳng biết gì. Nhưng mà khi mà đọc cái câu chuyện mà xảy ra giữa cái gia đình ông như vậy đó, thì ông mới nói lên cái bài kệ này, chúng ta biết: Gần là nó không có giải thoát được đâu, nó không có tốt đẹp được!

Kẻ trí thường biết vậy,

Cái người mà hiểu biết thì người ta biết rất rõ, gần là không bao giờ mà tốt đẹp được, nó thương, nó nhớ, nó đủ thứ, nó làm cho chúng ta khổ, nó không bao giờ thoát ra hết.

(51:37) Từ làng đi đến rừng,

Nghĩa là đi từ cái chỗ mà ổng từ bỏ gia đình ổng đi vào rừng ổng tu, tức là từ làng ổng đi đến rừng. Rồi khi mà tu mà đạt được rồi, bây giờ từ rừng ổng về ổng thăm nhà. Nhưng mà thăm nhà thấy nó sao mà nó dính dấp, nó muốn trói mình lại không à, nó không có muốn rời mình ra nữa! Cho nên từ đấy ổng lật đật, ổng đứng dậy ổng đi, ông không dám ở lại.

Bởi vì ở lại thì không thể được rồi, bởi vì cái tâm ổng giải thoát rồi, mà những người thân của mình họ luôn luôn họ trói mình trở lại, họ cột chân mình họ lôi trở lại, họ không cho mình giải thoát đâu. Cũng như họ bủa lưới xung quanh vậy, không cho mình thoát ra đâu. Cho nên ổng lật đật ổng bước đi, ổng thoát ra khỏi cái sự trói buộc đó.

Đó thì, cái tâm trạng đó là cái tâm trạng chung của quý vị. Quý vị mà nếu mà trở về gia đình quý vị thấy cái sự trói buộc không? Ôi thôi! Có con, thôi nghe nói "mẹ đi kỳ này là không bao giờ trở lại nữa" - thôi, nó khóc sướt mướt! Cái sợi dây nước mắt của nó nó trói chặt lắm, cho nên khó lắm chớ không phải dễ đâu.

Thầy nói không đơn giản đâu, các con thử nghĩ coi. Nghe về nói: "Kỳ này tao đi là tao đi luôn, tao không bao giờ trở lại nữa, bứt hết những sợi dây này mới là giải thoát nổi!" Bắt đầu thôi nó rùm lên nó khóc như là đưa đám ma như mình sắp chết! Thì các con biết, cái nước mắt của nó nó trói chặt lắm á!

Đó! Vì vậy mà cái vị Thánh Tăng này ông ta biết liền, ông về cái ông thấy cái dụng ý của bà vợ, ông: "Trời! Ôi thôi! Nó trói mình lại chớ không có thể nào mà nó tha mình đâu!"

Ổng lật đật ổng đứng dậy ổng đi mà không dám nói một lời nói từ giã. Hễ nói ra một lời nói nào thì nó cột thêm, cột thêm, lát hơi nữa chắc chắn là mình cũng như là một cái con gà mà bị trói, nó để dưới bếp, nó sắp sửa làm thịt. Không có thể nào mà thoát ra được hết đâu!

Đó! Đó thì các con thấy, trong - thì cái bài kệ này, tại vì Thầy nghĩ cái trường hợp và hoàn cảnh của các con hiện bây giờ nó đang ở trong cái như vậy, mà cái vị tu sĩ Thánh Tăng này trong cái thời đó nó cũng giống mình quá!

Cho nên Thầy mới đem ra để mà đọc cho các con nghe, để mà lấy cái kinh nghiệm đó mà cố gắng, về ngó một cái rồi lo đi, chớ mà ở đó một hơi đó, ăn cơm đó, coi chừng nó dính luôn ở trỏng đó. Nó không đơn giản đâu.

Tu sinh: …​

Trưởng lão: Cái chỗ nào con?

Từ rừng, ta vào nhà,

Bây giờ tu rồi đó, bây giờ mới trở về nhà, như mấy con mà vô Tu viện mình ở tu rồi bây giờ trở về đó, giống ổng đó.

Từ đấy, đứng dậy đi,

Về tới nhà cái lật đật đi chớ thấy cái kiểu đó không được rồi.

Từ đấy, đứng dậy đi,

Nó xách nó đưa công an, cảnh sát dí bắt trói lại đó! Hoảng hồn, hoảng vía, lật đật ổng vô rừng ổng trốn chớ hông dám ở ngoài nữa.

Đó, các con thấy không? Cái tâm trạng của các con là cái tâm trạng đang ở cái chỗ của ông, của cái vị tu sĩ này, chớ không phải thường đâu. Do cái chỗ đó mà Thầy trích ra những cái mẩu chuyện này để cho các con lấy rút tỉa kinh nghiệm mà - khi mà về thăm nhà mà từ giã, coi chừng, nước mắt nó trói chặt à.

5.3- NGÀI SIVÀLI QUÁN VỀ ĐAU KHỔ KHI ĐƯỢC SINH RA - PHẦN 1

(54:41) Đây, một cái mẩu chuyện nữa:

Ngài Sivàli.

Khi mẹ Ngài sanh, mẹ Ngài sanh quá khó, nằm và chịu đau khổ suốt bảy ngày đêm.

Nghĩa là, khi mà sanh Ngài ra thì bà mẹ đau bụng đẻ, suốt bảy ngày đêm mới có sanh Ngài được. Quá khổ sở!

Sau bảy ngày sanh Ngài ra thì mẹ ngài mất trong sự đau khổ tận cùng của một người con mất mẹ. Và đến khi được bảy tuổi thì Ngài xuất gia tu học với Đức Phật. Ngài Xá Lợi Phất am hiểu được cái hoàn cảnh của Ngài, cho nên khuyên Ngài nên lấy cái đề tài của sự đau khổ mà đặt ra trước mặt của mình thành cái niệm để mà tu tập thiền quán.

Định Vô Lậu đó.

Bởi vì sao hồi xưa người ta dạy hay quá? Là vì người ta biết được cái tâm niệm cái người đó, cái trạng thái người đó sống trong cái hoàn cảnh đau khổ nào đó thì cho cái đề tài thiền của cái đề mục đó để mà tu tập cái Định Vô Lậu.

Vì vậy mà cái ông này ổng sống trong cái tâm trạng đó, cho nên ổng mới lấy cái đề mục đó ổng mới tu, cho nên nó chuyên nhất, nó thành nhất tâm ở trong đó, do đó phá sạch những cái lậu hoặc, từ đó chứng quả A La Hán rất dễ.

Còn chúng ta giờ có gì đâu, đem cái hơi thở có đau khổ gì đâu mà quán? Quán riết cái hơi thở đi tuốt luốt, nó đi đâu không biết, nó đi mất tiêu, đi tới trên mây xanh!

Cho nên ngày xưa, Thầy đọc qua những cái mẩu chuyện của những bậc Thánh Tăng Thầy thấy các bậc ngày xưa, Đức Phật cho đến ông Xá Lợi Phất, hoặc là ông Mục Kiền Liên mà dạy cho các đệ tử của mình, họ đều tùy theo cái hoàn cảnh của những đệ tử của mình sống trong hoàn cảnh nào rồi đưa cái đề mục thiền đó, rồi bắt cái người đệ tử của mình sống độc cư trong rừng núi, thì do đó mà nỗ lực thực hiện cái đề mục thiền quán đó, quán đến khi quét sạch tất cả lậu hoặc. Chừng đó, cái tâm tịnh rồi, bắt đầu dạy hít thở vài ba cái cái nhập định, dễ dàng không có khó khăn.

Còn bây giờ mình cứ…​ Bởi vì cái đời của mình hiện giờ là người ta cứ nhắm vào thiền định, cho nên ai tu cái gì cũng lo ngồi cho nhiều, thở cho nhiều cho hết vọng tưởng để nhập định. Nhưng mà không ngờ cái đó là cái sai.

Chừng mà nghiên cứu lại Phật giáo, Thầy thấy cái này nó quá rõ rồi, nó không còn có cái mơ hồ nữa. Chúng ta đi từ cái chỗ thông suốt rồi đập sạch hết cái tâm tham muốn, từ đó cái lòng ham muốn hết. Hết thì nó đâu có còn cái ô trược nữa, tức là nó thanh tịnh. Từ thanh tịnh đó mà nó chỉ các hành nó, làm chủ được cái sống chết của nó. Mà nó dễ dàng, mà nó nhẹ nhàng, nó thanh thoát.

Từ cái tu Tứ Vô Lượng Tâm, tâm thương yêu chúng ta rộng lớn, từ biết bốn cái sự thật, biết rõ cuộc đời là khổ thật, biết rõ được cái cảnh giới Niết Bàn an lạc, thanh thản như thế nào, từ đó chúng ta thông suốt cho nên cái tâm chúng ta không còn dính, ai nói, ai mắng chửi gì chúng ta cũng trở thành cục đất hết.

(57:31) Còn từ lâu Thầy dạy các con nè, bắt đầu mình ly nè, ly dục, ly bất thiện pháp phải không? Dùng ba cái hạnh nè: ăn, ngủ, độc cư nè, rồi tùy, rồi nhẫn nhục - ba cái đức là nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, tu hết sức để cho ly. Mọi thứ, cô Út đập phá đủ thứ hết để cho ly ra, mà Thầy thấy ly rất là ít, không có ly nhiều.

Còn ông Phật ông cho có cái đề mục thiền quán thôi, mà quán cái nó ly ra được, thành nó ly dục ly bất thiện pháp được. Còn mình tu tập hết sức của mình mà để ly, rồi cái - các con nghe Thầy mới dạy các con ly thôi, mà tới cái giai đoạn diệt Thầy chưa có dạy, có phải không? Chưa có dạy tới diệt mà. Rồi tới cái xả cũng chưa nói nữa. Thành ra mới có giai đoạn ly mà chưa xong làm sao dạy tới cái giai đoạn diệt được?

Cho nên bây giờ đó mới trở về cái giai đoạn mà tu tập cho đúng đường lối của đạo Phật, chắc chắn mấy con sẽ đạt được kết quả tốt. Mà nhẹ nhàng, mà thanh thản, mà nó không phải quá khổ, quá nhọc nhằn. Chỉ có lấy cái Định Vô Lậu làm cái định mà chúng ta đi sâu vào cái tâm để cho phá cái lậu hoặc là tốt nhất và dễ dàng nhất.

Nhưng nói như vậy thì các con cũng đừng có nghĩ rằng từ lâu đến giờ chúng ta tu sai hết rồi. Có nhiều đứa nó nghĩ rằng: Hồi nào bây giờ nghe Thầy giảng cái giáo án này, coi như mình tu trật lất hết rồi, cứ lo chổng khu tu hơi thở không! Không phải đâu các con!

Những cái gì mà các con tu từ lâu tới giờ đều là có lợi ích cho các con rất lớn, cho cái bước đường hôm nay các con đã thực hiện trở lại những cái gì mà còn thiếu khuyết. Chớ đâu phải là bỏ cái đó đâu! Hơi thở cũng rất cần cho các con.

Bởi vì các con có ổn định hơi thở, có thở các con bây giờ mới biết hơi thở nào là bình thường, hơi thở nào là chậm nhẹ, hơi thở nào là sắp sửa nó ngưng, nó sẽ lạc vô trong các trạng thái của định tưởng, các con nắm rất rõ. Đó là cái lợi ích rất lớn cho các con chớ đâu phải là không lợi ích!

Nếu mà không tu, bây giờ nói về hơi thở các con có biết ở đâu mà mần. Đó, chúng ta ngưng, rồi chúng ta trở về hơi thở bình thường để trở về phục hồi con người sống bình thường, thì nó cũng còn phải có thời gian tập luyện.

Còn bây giờ các con đã sẵn rồi thì hằng đêm các con cứ giữ cái mực bình thường để giữ gìn hơi thở, để tập cho nó thuần thục mà thôi. Rồi tiếp tục tu tập những cái định khác để cho chúng ta quét sạch, làm cho tâm chúng ta thanh tịnh. Chừng đó nó thanh tịnh hoàn toàn thì chúng ta chỉ cần dùng cái pháp hướng mà chúng ta tịnh chỉ nó thì nó ngưng hoàn toàn, đâu có gì đâu khó khăn!

Mà các con đâu có lạc lối nữa, bây giờ đâu có - các con điên gì mà các con ngồi bảy tám giờ nữa đâu. Các con ngồi lắm thì bây giờ cũng một giờ hay hoặc là hai giờ thôi, chớ đâu có nhiều hơn nữa. Phải không? Cho nên các con không có lạc nữa.

Do vì vậy mà từ cái chỗ thiếu căn bản thì chúng ta lại có căn bản, từ cái chỗ không tỉnh thức thì chúng ta lại tu tập có tỉnh thức hơn. Càng ngày chúng ta không bao giờ mà lạc vào cái con đường thiền tà, mà cũng không lạc vào trong con đường thiền ma. Các con thấy có lợi ích không?

Như vậy là đâu phải là các con tu vô ích đâu! Đó, mà các con còn biết đường là cắt đứt những dây mơ rễ má, cắt đứt những cái sự sự thương ghét ở đời của bà con ruột thịt của mình, của con cái của mình để cho nó dứt khoát, để cho mình thành tựu được cái sự giải thoát. Không khéo rồi cuộc đời tu hành của mình cuối cùng thì cứ bị trói hoài mà mình không biết, bị trói chặt mà mình không hay.

Do cái chỗ đó mà cái giáo án Thầy viết ra, ghi ra để cho các con thấy rõ, biết được cái đường đi nước bước tu tập của mình.

(01:00:38) Bây giờ Thầy cho thêm một cái mẩu chuyện của Ngài Sivàli.

Ngài Sivàli cũng là một vị Thánh Tăng trong thời Đức Phật. Khi mẹ Ngài sanh Ngài, mẹ Ngài sanh quá khó, nằm và chịu đau suốt trong bảy ngày. Sau bảy ngày sanh Ngài ra thì mẹ Ngài mất trong sự đau khổ tận cùng.

Đến khi được bẩy tuổi, Ngài xuất gia tu học theo Phật. Ngài Xá Lợi Phất khuyên Ngài…​

Cái này rồi phải không các con? Đâu để Thầy đọc tới coi thử có phải không? Coi chừng có người khác nữa.

Ngài xuất gia tu học theo Phật. Ngài Xá Lợi Phất khuyên Ngài nên lấy đề tài sự đau khổ khi được sanh ra. Từ đó Ngài đem đề mục thiền quán Thọ…​

Tức là Ngài lấy cái Thọ Ngài đặt cái thiền quán của Ngài, Ngài dùng cái Thọ Ngài đặt ra. Bởi vì Thân, Thọ, Tâm, Pháp mà.

Có người thì đặt lấy cái Thân - thân khổ, còn Ngài lấy cái thọ khổ mà Ngài làm cái đề mục để triển khai cái Định Vô Lậu. Ngài chứng quả A La Hán. Ngài có bài kệ:

Vì mục đích thoát khổ

Tức là cái thọ khổ đó, do thoát ra cái cảnh khổ đó.

Ta tu Vô Lậu Định.

Đặt niệm Thọ trước mặt,

Ta quán xét tư duy,

Đó, bây giờ đó, Ngài mới đặt cái niệm Thọ trước mặt để tu cái Định Vô Lậu đó. Ngài quán xét tư duy.

Tuỳ miên ta từ bỏ

Lúc bấy giờ, những cái vọng tưởng mà nó liên tục nó nối tiếp nhau đó, cho nên gọi là tùy miên đó, Ngài dứt, dứt mất đi.

Tham, sân cũng quét sạch,

Ngài cũng quét tham, sân Ngài ra hết.

Mạn, Nghi cũng xa lìa.

Tức là cái Ngũ Triền Cái - năm cái mà che mờ mắt của Ngài đó, cái Năm Triền Cái đó Ngài đã quét ra hết.

Vì những mục đích ấy,

Ta bước vào ngôi chòi,

Minh giải thoát ta đạt.

Đó, vì cái mục đích đó mà Ngài ngồi ở trong cái chòi lá mà Ngài đã đạt được cái Minh, tức là Tam Minh đó:

Minh giải thoát ta đạt.

Đó là, có phải giống cái Ngài trước không? Ngài cũng lấy cái chỗ khổ đau mà tu tập, Ngài này cũng lấy cái khổ đau mà tu tập nhưng Ngài lại lấy cái đề mục thiền của Ngài là Thọ, chớ không phải là lấy cái thân khổ mà Ngài tu.

(01:03:09) Đó thì ở đây có nhiều người họ dùng những cái đề mục thiền cũng đặc biệt, mà chúng ta thấy không ngoài là Tứ Niệm Xứ: Thân, Thọ, Tâm, Pháp, mà được cái sự giải thoát rất là rõ ràng.

Vì vậy mà trong những cái gương hạnh này, chúng ta biết - bây giờ tại sao Thầy muốn nêu cái đề mục Thọ này làm gì?

Khi mà các con bị nhức tay, nhức chân, hay hoặc là bị nhức đầu, hay hoặc là bị tức, bị mệt, bị những cái thọ khổ cái thân đó, các con nên đặt cái niệm đó để tu vô lậu đi. Ngồi mà quán xét, coi cái Thọ nó từ đâu sanh? Tại sao nó có đau, có đớn như thế này? Tự dưng các con quán triệt nó được cái nó hết đau, nó lợi ích cho các con chứ gì? Đó là những cái niệm Thọ.

Còn thí dụ như, chẳng hạn là như bây giờ các con bị cô Út rầy cái gì đó, nó làm cho buồn bực: À bây giờ tâm Thọ - tâm thọ buồn mà nó ưu. Bởi vì các con thấy chữ "khổ", chữ "khổ" là cái sự khổ nó thuộc về thân. Như cái thân chúng ta đau nhức chỗ này chỗ kia gọi là khổ. Nhưng mà về cái tâm mà khổ đó thì gọi là "ưu".

Các con phải biết phân biệt cái chỗ này, chớ nếu mà…​ Cái tâm khổ nó khác mà cái thân khổ nó khác. Cái thân của mình nó khổ, nó nhức, nó nhối đó là “khổ”. Nó khổ của cái thân gọi là "khổ" chớ không thể gọi là "ưu". Nhưng mà cái tâm nó buồn khổ, nó đau xót, nó rầu rĩ đó, thì cái đó gọi là "ưu".

Cho nên Phật nói là "tham ưu" đó. Khi mà ham muốn mà không được á thì nó buồn phiền ở trong lòng nó gọi là "tham ưu". Cho nên cái "ưu" đó là cái khổ của tâm.

Cho nên ở đây, chúng ta thấy thí dụ như bị rầy hay bị gì đó rồi chúng ta buồn khổ, thì chúng ta lấy cái tâm mà chúng ta đặt - cái Thọ tâm ưu chúng ta đặt đó rồi chúng ta quán xét coi thử cái ưu này, cái phiền não, cái tâm nó khổ này nó ở đâu nó sanh ra, nó từ đâu?

Từ đó, chúng ta dùng cái Định Vô Lậu mà chúng ta quán xét, quán xét, thấu triệt, từ đó cởi mở, sáng ra cái - hay hoặc chừng ngồi tu chừng ba mươi phút, cái mặt chúng ta hân hoan, vui lên, không có còn mà nhăn nhăn, nhó nhó nữa, không còn mà buồn nữa, phải không các con?

Nhiều khi Thầy thấy khi mà bị rầy, bị này kia thì nhìn mấy con ba bốn ngày mới thấy mới vui vui à, cái mặt còn buồn hoài! Đó, cũng như - Thầy thấy như lúc này, Thầy thấy Đào cứ buồn hoài, không có vui chút nào, không có cười! Ai người ta cũng cười được, còn riêng nó, nó cứ buồn hoài, tức là nó ưu rồi, nó ưu phiền ở trong lòng.

Cho nên, vì cái sự ưu phiền đó là cái mình không có đem đặt cái niệm đó để cho mình dùng cái Định Vô Lậu mình quét ra. Mình quét ra để mình cứu mình chứ gì? Cho nên, mọi cái chuyện giải quyết thì phải có cái trí tuệ giải quyết, còn không thì nhân quả mình trả, mắc mớ gì để cái tâm mình ưu sầu, phải không? Các con hiểu.

Cho nên trong cái người tu nó thông minh, nó sáng suốt làm sao, nó không có một cái giờ nào mà cái mặt nó buồn. Phải không? Cái tâm nó không ưu thì cái mặt nó không buồn, mà cái tâm nó ưu sầu thì nó buồn, nó lo, nó nghĩ.

(01:06:05) Như Đào bây giờ lo nghĩ: "Không biết là em mình, hay là dì của mình, hay mẹ mình không cho đi. Trời ơi! Không biết ở đâu bây giờ! Tìm cái chỗ nào đây? Sao tu hành cho được?" Đó, tất cả mọi cái khó khăn nó làm cho ưu sầu trong lòng của mình.

Mình quyết định tu rồi thì không có ai mà cản trở, dây gì lòi tói cũng bứt hết chớ đừng có nói chuyện anh em, hay dì cháu, hay cha mẹ nữa. Bứt sạch!

Vua cha - ông Phật kia mà khi mà ổng đi tu rồi, ông vua cha còn cấm không được kia. Ổng có quyền lực nè, có quân lính nè, có cả đội quân nè, có cả cảnh sát, công an nữa, mà thế mà bắt trói chân ổng còn không được. Huống hồ thứ mình, anh em của mình có quân đội gì đâu? Chặt bứt hết chớ ở đó lo! Phải không? Các con thấy không?

Cho nên trong vấn đề tu hành là cái vấn đề phải cương quyết rất mạnh mẽ, không có ai mà cấm cản mình được hết. Bởi vì tui đi tìm con đường giải thoát mà, để rồi tui sống trong cái cuộc đời cũng khổ như mấy người nữa sao?

Cho nên quyết định, mình quyết định cho mình, mình chặt đứt hết, đem lại một cái nguồn vui chân thật ở trong lòng của mình, chớ không để một cái sự ưu phiền ở trong lòng của mình.

Mà ưu phiền có lợi ích gì? Có lợi ích gì cho ai đâu? Mà nhiều khi những người xung quanh thấy mình buồn khổ người ta cũng thấy nao nao trong lòng nữa. Mình buồn thì người khác cũng buồn.

Như Thầy nói Tâm Từ Vô Lượng, một con vật buồn, một người khác buồn thì hoàn cảnh mọi người người ta cũng buồn. Mặc dù người ta không nói ra nhưng thấy mình buồn người ta cũng buồn theo chớ! Đã là tu cái Tâm Từ thì làm sao người ta không buồn. Các con hiểu không?

Như vậy các con hiểu, cô Út không phải là ghét các con đâu. Cô Út rất thương, nhất là thương Đào rất nhiều đó, chớ không phải là ghét. Nhưng mà tại sao khi mà về Long Hải, mà về dưới, biết cái hoàn cảnh của Đào vậy, cô Út tổ chức xe xuống đó là quyết định là giải quyết cho Đào đó. Nhưng mà nó đâu có hiểu đâu, nó không hiểu. Giải quyết làm sao mà cho nó đạt được cái mục đích nó tu hành.

Rồi khi gần đây các con nghe không? Đào có hỏi Thầy có hai cái phương cách để mà giải quyết trong vấn đề nó. Nhưng mà Thầy bày ra thì cô Út cổ không chấp nhận đâu, theo ý của cổ, cổ nói bây giờ, theo cái ý cổ là mình phải trực tiếp đến đó mình giúp nó hơn là mình làm cái chuyện đó thì nó không hay. Cô Út sáng suốt lắm các con, cổ chịu khó cổ trực tiếp giải quyết nhưng mà các con có biết đâu. Cái đó là cái sự thật cô Út thương, chớ cổ chịu khó cực khổ làm gì?

Cho nên cổ nói bắt buộc là phải đưa Đào trả lại cho gia đình. Nhưng mà cách thức đó các con nghĩ sai, đâu phải trả gia đình đâu! Cổ đến trực tiếp để mà tìm mọi cách để mà gỡ đó! Các con phải hiểu được cái lòng cô Út chớ.

Thật sự ra, cổ thì cổ đứng ra cái chỗ mà lãnh đạo, cổ phải làm sao cho chúng phải theo cái sự điều khiển của cổ. Nếu mà người có ý kiến này, người có ý kiến kia, nó rối loạn hết, cổ điều khiển không nổi, cho nên bắt buộc cổ phải hét, phải dữ tợn vậy chớ.

Chớ cổ có ham muốn gì cái chuyện đó đâu. Nhưng mà đứng trong cái vai trò của mình phải lãnh đạo sao cho suôn, phải làm cho chúng phải theo mình chớ không được tùy chúng.

Tùy người này được thì người kia họ so bì, rồi họ lừng lên, người nào cũng - ai cũng có ý hết, trong lúc đó thì điều khiển sao cho nổi! Các con biết, đông người chớ đâu phải một người sao? Rất là khó trong cái bước đường mà dẫn chúng chớ không phải dễ.

Cho nên, bất kỳ người nào cổ cũng chặt hết, để hoàn toàn là phải theo cái sự điều khiển của cổ, để cổ dẫn dắt làm sao đưa cho những người đó phải đi đến con đường giải thoát.

(01:09:06) Thầy thấy có cô Út làm được, Thầy thì không làm được cho nên Thầy ẩn bóng, Thầy sợ! Thầy chỉ cười cười vậy chớ mà Thầy sợ lắm. Tổ chức như vậy Thầy tổ chức không nổi.

Còn cổ thì rất là - cái tâm của cổ chịu khó rất lớn, mà rất thương người. Mặc dù nói rất nặng, chửi người ta rất nặng, làm cho người ta bỏ cái tật đó đi, làm cho người ta trở thành tốt được. Mà cổ xài xễ, cổ nói thôi điên đầu, điên óc, nói tức tối, tức muốn chết được lắm chớ không phải dễ. Nhưng mà cuối cùng đó là cái tốt của cổ chớ không phải cái xấu.

Còn cái người mà cứ dùa dùa dùa theo như Thầy, coi chừng mấy con chết luôn! Cho nên, cái tốt của Thầy tức là cái mà không làm cho các con sửa đổi được. Mà cái mà các con gọi là xấu của cô Út lại là cách làm cho các con tỉnh thức để mà các con sửa lại những cái sai của mình.

Bởi vì ở đời người mà chúng ta tu hành làm sao chúng ta không có cái sai, mà chính có cái sai mà có người ta chỉ cho mình: Cái này là mình không thật nè, cái này là cái bản ngã của mình nè, cái này là như thế này nè, cái nghề này là mình phải thiếu khuyết cái gì, gì…​ mình không có đầy đủ những cái chuyện cuộc sống của mình.

Cho nên cô Út cô không đọc kinh sách mà cổ biết rất rõ. Tại sao vậy? Tại vì cổ cứ nghĩ ở trong đầu của cổ, cổ nghĩ là ông Phật phải có cái sự như vậy.

Cho nên con thấy, như ông Phật ổng đi lượm vải vụn, vải rách ổng về ổng kết tầm bậy tầm bạ, ổng có làm thợ may đâu, nhưng mà ổng cũng kết lại ổng làm cái y ổng đắp vô. Vậy mà sau này, ông Ca Diếp lại xin cái y đó chớ, quý báu cái y đó chớ!

Sau này thợ may đồ may khéo cho ông Phật thì ổng lấy những, ông nhận những cái y tốt đẹp đó ổng mặc, thì ông Ca Diếp lại xin cái y mà ông Phật vá víu tầm bậy tầm bạ đó.

Các con biết, không có biết may vá, mà các con biết, như Mật Hạnh đó, nó vá cái áo nó, trời ơi, nó xào xào vậy chỉ Thầy thấy, nó chỉ là sút cái lai vầy thôi mà Thầy thấy thiệt…​ đi ra đường người ta nói: "Ông thầy này vụng thiệt!"

Nhưng mà vụng mà ở trong cái khéo của mình, mà nó không có sút sổ cái áo của mình ra là may lắm rồi, vậy là quý rồi còn gì! Đó là cái đẹp của người tu sĩ.

Cho nên khi mà ông A Na Luật, các con thấy, ổng vì ổng hay ngủ cho nên Phật quở ổng. Do đó ổng cố gắng ổng không có ngủ nữa, ổng thức. Cho nên hai con mắt ổng bị mù. Ông bị mù rồi các con biết, y áo ổng rách thì đâu có ai vá cho ổng đâu, cho nên ổng phải tự vá.

Một hôm ông ngồi, ông xỏ kim đâu có được, mỗi lần mà ổng muốn dùng cái gì, ổng phải dùng thiên nhãn ổng mới được, còn ổng dùng con mắt thịt thì ổng đâu có thấy, ông ngồi ông mờ mắt rồi. Cho nên ổng nói, ổng ngồi ổng xỏ kim không được, ổng xỏ hoài mà cứ trật hoài, để ổng vá cái y của ổng, ổng mới nói: "Ai làm phước xỏ dùm tôi cây kim!"

Thì ông Phật ở gần bên cái phòng ở cái tăng xá gần bên, thì ông Phật ông mới bước qua nói: "Đưa đây Ta làm phước đi, xỏ dùm cho mũi kim!"

Thì qua câu chuyện như vậy, ông Phật mà ổng còn đi xỏ mũi kim để ổng tìm cái phước, thì tức là nhắc nhở cho mình phải tìm cái phước nhỏ, đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai là nhắc nhở cho chúng ta thấy cái sự mù loà của ông A Na Luật như vậy mà ổng vẫn phải là mò để mà vá từ cái y rách của mình.

Các con Thấy chưa? Những bậc Thánh Tăng ngày xưa người ta tự làm lấy tất cả mọi cái. Cho nên tất cả những cái này chúng ta thấy, không có cần phải xấu đẹp, mà cần phải cho nó kín thân thôi, đừng có để rách nó lang thang như cái mang chài, mang lưới thì không được. Phải không?

(01:12:18) Đó là cái chỗ mà tu hành của những cái bậc Thánh Tăng ngày xưa, những cái gương hạnh.

Bởi vì Thầy - nếu mà Thầy không thông suốt - nếu mà không thông suốt những cái bậc Thánh Tăng thì làm sao mình gọi là quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng? Quy là nương theo những cái hạnh của các Ngài.

Cho nên nhìn vào cuộc đời thì mình biết nương tựa vào những bậc tăng nào? Thì phải nương tựa vào những bậc Thánh Tăng. Mà vào những bậc Thánh Tăng mà mình không nghiên cứu những cái gương hạnh như thế này thì mình biết lấy đâu mà tu tập cho mình?

Cho nên hôm nay Thầy đọc lại những gương hạnh Thánh Tăng để cho các con rút tỉa những kinh nghiệm đó mà rút tỉa, nương vào những cái hạnh đó mà mình tu tập cho chính mình.

Bởi vì Phật dạy quy y Tăng mà, nương theo các vị tăng đó mà mình tu tập, thì bây giờ mình phải hiểu các Ngài, rồi mình hiểu các Ngài mình mới tu tập được chớ! Cho nên từ đó, những cái hạnh của con người của mình nó rất là cao quý.

Thì sắp sửa tới đây, Thầy sẽ dạy qua cái lộ trình thứ hai thì các con sẽ thấy, về cái giới luật của Phật, nó có giới bổn. Giới bổn thì chúng ta thấy những cái cuốn kinh giới nó ghi ra rằng giới - thí dụ như: sát sanh, trộm cắp, tà dâm, hay hoặc là vọng ngữ, uống rượu…​ đồ đó, thì đó gọi là giới bổn.

Còn giới hạnh là gì các con biết không? Rồi giới đức là gì các con biết không? Giới tuệ là gì các con biết không? Nó hoàn toàn là chúng ta đang sống ở trong giới hết. Vì vậy mà sống trong giới thì oai nghi tế hạnh chúng ta mới là tròn đầy, mà mới có giải thoát.

Chẳng hạn bây giờ các con thấy nè, cái giới hạnh như thế nào? Giới hạnh là cái hành động của giới.

Nghĩa là bây giờ các con nhìn nè, một người mà tu Tứ Vô Lượng Tâm phải không? Mà thực hiện giới hạnh chứ gì, khi mà bước chân xuống để mà bước đi thì người ta đã hướng tâm người ta nhắc: "Dưới chân có nhiều chúng sanh…​", phải không? "

Dưới chân có nhiều chúng sanh, ta hãy chú ý để mà tránh sự giết hại chúng sanh dưới chân, vô tình mà đạp chúng sanh chết!" Do đó, cái lòng Từ của chúng ta thực hiện ở đó rồi. Thì khi mà bước chân thì cái bước chân đi, tức là cái hành động không giết hại chúng sanh của chúng ta bước chân đi, thì không phải đó là giới hạnh sao? Giới hạnh không sát sanh!

Các con hiểu. Cái đó là giới hạnh chớ gì? Cái hành động ở trong cái chỗ không sát sanh thì gọi là giới hạnh.

Cũng như tay Thầy nắm một cái vật gì mà Thầy lưu ý cái vật đó, coi có con vật gì không, Thầy mới nắm. Nếu mà không có lưu ý thì Thầy nắm chết một con kiến hay một con vật nhỏ trong tay, thì đó là bị sát sanh. Mà Thầy tránh không có cái sự giết hại làm cho đau khổ chúng sanh ở trong bàn tay của Thầy nắm thì đó là giới hạnh. Các con hiểu chỗ đó không?

Cho nên người tu người ta giới hạnh vậy, người ta có làm hấp tấp không? Có nắm chụp lại hay là không? Hay hoặc là từ tốn mà nhẹ nhàng? Mà cái sự nhẹ nhàng, từ tốn đó, nó làm cho chúng ta toát ra, nó đúng là cái hạnh của người tu, cho nên gọi là giới hạnh. Các con thấy chưa?

Vì vậy mà sau khi giảng về giới luật, Thầy sẽ dạy giới hạnh, rồi giới đức, giới tuệ, rồi giới bổn như thế nào để chúng ta biết mà chúng ta tu tập.

Bởi vì đạo Phật là đạo thiện pháp chớ đâu phải ác pháp, mà thiện pháp là giới luật. Giới luật trong hành động nè, giới luật ở trong cái đức, trong tâm của mình nè, giới luật ở trong cái trí tuệ của mình. Tất cả những cái này thì các con sẽ được học.

Bây giờ, Thầy sẽ cho các con nghe.

5.4- NGÀI SÀNU DỨT ÁI KIẾT SỬ MẸ CON

(01:15:27) Bây giờ chúng ta bắt đầu tiếp tục học. Nhưng trước khi nối tiếp cái bài học thì Thầy xin nhắc lại những cái gương hạnh của các vị Thánh Tăng trong cái thời Đức Phật để nhắc qua những cái bài học mà chúng ta đã học qua, để thấy cái gương hạnh của các ngài tu hành mà chúng ta theo đó mà chúng ta bắt chước.

Bây giờ Thầy xin nhắc lại một cái vị Sa Di Sànu.

Ngài tên là Sànu.

Ngài được đi tu lúc bảy tuổi nên thường nhớ mẹ. Một hôm Ngài cầm y bát về thăm mẹ trong một buổi sáng sớm. Thấy mẹ ngài sầu muộn, Ngài dùng cái bài kệ hỏi mẹ:

Thưa mẹ, người ta khóc,

Khóc vì người đã chết,

Hay đã khóc người sống,

Khi sống, không được thấy,

Thưa mẹ, con đang sống,

Và mẹ đang thấy con,

Vì vậy sao, thưa mẹ,

Mẹ lại khóc cho con?

Đó là Ngài - khi mà Ngài đi tu theo Phật Ngài mới có bảy tuổi cho nên Ngài thường nhớ mẹ Ngài lắm. Do đó một hôm Ngài lén Ngài trốn về để thăm mẹ. Ngài mang y và bát Ngài về thăm mẹ. Và khi về thăm mẹ thì Ngài thấy mẹ Ngài đang khóc, cho nên Ngài mới nói lên cái bài kệ để hỏi mẹ Ngài, mà cũng là nói lên cái lòng thương của mình đối với mẹ.

Cho nên cái bà mẹ trả lời lại với Ngài:

Người ta khóc cho con,

Là khóc con đã chết,

Hay khóc con còn sống,

Nhưng không thấy được mặt.

Này con, người ta khóc,

Là khóc cho con ấy,

Vì con đã được xem,

Còn sống cũng như chết.

Nghĩa là bà mẹ nói lên cái tình của người mẹ mà thương con, khi mà cho con đi tu thì coi như con mình còn sống nhưng mà không có còn gặp nữa. Đó thì, các thầy thấy nghĩ cái tình mẹ con mà ngày xưa cũng không có khác gì như chúng ta bây giờ đâu!

Khi cho một đứa con bảy tuổi mà ra đi tu thì chắc chắn là người mẹ phải đứt ruột lắm rồi. Không biết nó sống ở trong đó đi xin ăn như vậy có được đủ ăn, hay là đói khát hay như thế này hay hoặc trong giới luật của Phật nó có nhiều cái khó khăn, biết nó sống được hay không?

Rồi cái lòng thương mẹ biết nó có dằn được hay không, nó có quên được hay không mà tu hành? Cho nên nỗi lo lắng của bà mẹ rất là lo lắng.

(01:18:40) Cho nên khi mà đứa con về thăm bà đó, thì cái nỗi mừng ở trong lòng bà có, nhưng bà lại khổ. Cho nên bà nói lên cái lòng của bà đối với con, là vì biết con còn sống nhưng mà đã như chết rồi, mà nếu mà không có hiểu được như vậy thì con mình làm sao tu được!

Cho nên cái bài kệ thứ nhất, bà nói lên cái tình cảm của người mẹ đối với người con.

Kế đó, bà tiếp để khuyên nhủ người con của mình, thì bà nhắc:

Nhưng con hỡi, hỡi con!

Nay con được kéo ra,

Khỏi than hầm lửa rực,

Con còn muốn rơi vào,

Đống than hầm ấy chăng?

Nghĩa là bà hiểu biết được Phật pháp. Khi con bà - cho con bà đi tu như vậy là nó ra khỏi cái cuộc đời của nó, cuộc đời đau khổ. Cho nên năm cái câu kệ này thì bà khuyên con bà hãy đừng có thương nữa, hãy dứt đi, hãy nỗ lực mà tu hành, còn có cái lòng thương yêu đó thì con còn muốn rơi vào cái đống than hầm, cái hầm lửa đang rực cháy, cái hầm lửa đang khổ đau của cuộc đời con người đó.

Đó lòng người mẹ thương con, con còn sống như đã chết, nhưng muốn cho con dứt ra khỏi cái hầm lửa đau khổ, cho nên khuyên con đừng có nên thương mẹ nữa, đừng có nghĩ đến mẹ nữa, mà hãy nỗ lực ra khỏi cái hầm lửa rực cháy đó. Đó là, giữa mẹ con mà có những cái lời khuyên để cắt ly cái tình cảm, không còn dính dấp nữa.

Từ đó, ngài Sànu Ngài nỗ lực, Ngài thực hiện, Ngài lấy cái lời khuyên của mẹ, chẳng bao lâu thì Ngài đã chứng quả A La Hán. Do đó, Ngài đoạn dứt được cái tình cảm đó mà Ngài thực hiện được, Ngài biết đó là cái hầm lửa đỏ, cái nơi mà đau khổ sẽ lôi kéo con người từ kiếp này sang kiếp khác do cái tâm tham ưu đó, thương nhớ đó mà con người không thoát ra khỏi.

(01:20:49) Đó qua những cái gương hạnh của một cái người mẹ thương con, thương cho đúng. Rồi của người con còn dính dấp ở trong cái tình cảm của mẹ con, thì người mẹ thương con rất đúng cho nên khuyên con dứt ra khỏi cái tình cảm đó để thực hiện cái sự giải thoát.

Đây là cái lòng của người mẹ. Không có một người mẹ trong thế gian nào hơn là bà mẹ của ông Sanu này cả hết! Bà đã hiểu Phật pháp như thế nào mới cho đứa con bảy tuổi của mình theo Phật tu hành. Điều đó là điều rất hiếm.

Kế nữa, khi đứa con nhớ mẹ trở về thì bà lại khuyên một lời khuyên làm cho cái sự khuyên lơn đó thấm thía vào tâm hồn của một đứa trẻ mới bảy tuổi. Thế mà ông nỗ lực thực hiện cho đến khi chứng quả A La Hán mà cái thời gian không có dài.

Như vậy thì chúng ta biết rằng, khi mà chúng ta đã dứt khoát được cái lộ trình thứ nhất mà bước qua cái lộ trình thứ hai, nó không còn một chút tình cảm nào hết, thì tức là chúng ta đã thực hiện được cái con đường giải thoát của đạo Phật không khó.

Sợ e nó còn những sợi dây trói buộc, thương ghét của chúng ta, nó còn - tuy rằng nó rất ít, nó rất nhỏ - nhưng chúng ta không khéo rồi chúng ta cũng khó mà đi nốt quãng đường giải thoát của đạo Phật.

Chúng ta thử nghĩ có tình thương nào một người con mới bảy tuổi mà rời mẹ sớm như vậy mà không thương mẹ? Mà một người mẹ nào mà lìa con mới bảy tuổi mà không nức nở?

Thế mà giữa hai mẹ con này, người ta đã thấy được đạo, người ta đã hiểu được đạo, người ta khuyến khích đứa con bảy tuổi người ta để dứt khoát cái tình cảm mẹ con đi, để thực hiện, để ra khỏi cái hầm lửa của cuộc đời đau khổ, vì chính cái lòng thương yêu đó mà đã trói buộc muôn đời, muôn kiếp con người không thoát khỏi.

Có gì hơn là một đứa bé bảy tuổi mà thương mẹ? Có gì hơn là một người mẹ thương đứa con còn nhỏ bảy tuổi? Nhìn gương hạnh này chúng ta biết được Phật pháp thật là vi diệu. Chỉ một chút xíu mà dứt được thì chắc chắn mọi thứ gì trên thế gian này không còn trói buộc được nữa!

5.5- NGÀI SOPÀKA TU TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - PHẦN 2

(01:22:55) Đây là một gương hạnh của một vị cao tăng thời Đức Phật:

Ngài Sopàka.

Ngài là đứa bé vừa sanh ra là mẹ đã mất. Ngài được một người cha nuôi nuôi dưỡng đến bảy tuổi, được cha nuôi cho xuất gia theo Phật, Ngài cũng được đi tu lúc bảy tuổi.

Khi được xuất gia theo Đức Phật, Đức Phật đã thấu hiểu được hoàn cảnh Ngài nên cho Ngài một đề tài thiền quán Tứ Vô Lượng Tâm.

Như hồi trước Thầy đã nhắc đó - như lúc trước Thầy đã nhắc đó, thì em của ông Cấp Cô Độc là ông Subhuti, ông cũng tu cái đề tài thiền quán Tứ Vô Lượng Tâm. Thì cái vị Thánh Tăng này, ông Sopàka ông cũng tu cái đề tài thiền quán Tứ Vô Lượng Tâm được Phật trao cho ông.

Tại sao vậy? Tại vì ông đi tu trong lúc bảy tuổi, mẹ mất sớm, không được cái sự chăm sóc, cho nên ông thực hiện cái Tứ Vô Lượng Tâm tức là lòng Từ, Bi, Hỷ, Xả đó.

Ngài khai triển thiền quán này và chứng quả A La Hán.

Nghĩa là ngay cái thiền quán Tứ Vô Lượng Tâm thì Ngài cũng đã chứng quả A La Hán.

Sau khi chứng quả A La Hán, Ngài có bài kệ để nói lên công đức và kinh nghiệm tu hành của mình.

Ngài nói lên bài kệ trong khi Ngài thực hiện cái Tứ Vô Lượng Tâm đó. Ngài dùng cái bài kệ này Ngài làm cái pháp hướng để thường nhắc tâm Ngài. Ngài ví như Ngài là một người mẹ cho nên ngài viết cái bài kệ như thế này:

Như người mẹ tốt lành

Thương người con độc nhất,

Cũng vậy đối với chúng sanh,

Đủ mọi loài, mọi chỗ,

Hãy có lòng tốt đẹp,

Thương mến và từ ái.

Đó thì Ngài dùng cái pháp hướng, tức là cái đề mục thiền Tứ Vô Lượng Tâm đó. Ngài dùng cái pháp hướng này, Ngài trạch pháp cái câu kệ này ra, rồi Ngài thường nhắc cái tâm của Ngài để thực hiện Tứ Vô Lượng Tâm.

Cho nên cuối cùng thì cái tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả của Ngài nó phủ trùm các vạn hữu ở trong thế gian, các vạn vật, từ đó Ngài thấy cái lòng thương mến và cái từ ái của Ngài phủ trùm mọi phương, từ đó Ngài đã thành tựu, chứng quả A La Hán, giải thoát hoàn toàn.

(01:25:48) Như vậy là chúng ta đâu cần gì phải tu cho nhiều pháp môn, chỉ cần một trong những pháp môn mà Phật đã dạy, dùng một cái đề tài thiền quán, rồi từ đó chúng ta trạch pháp ra những cái câu phù hợp với thích hợp tâm chúng ta.

Hàng ngày, chúng ta dựng thân, ngồi kiết già dựng lưng thẳng đứng, rồi đặt cái niệm ở trước mặt, rồi dùng cái pháp hướng mà nhắc nhở tâm mình, để cho ngày ngày thấm nhuần ở trong cái đề mục đó, tạo cho chúng ta cái niềm thương yêu rộng lớn gọi là Tứ Vô Lượng Tâm.

Như vậy là Ngài cũng thành tựu, không phải thiền định bằng cách là nhiếp tâm, ức chế tâm, mà chỉ thực hiện cái lòng Từ, Bi, Hỷ, Xả của mình đến với muôn loài, muôn vật mà đã thành bậc quả A La Hán.

Như vậy chúng ta thấy con đường của đạo Phật đâu phải là khó? Đâu phải có sự mà ức chế làm cho chúng ta phải khó khăn, phải sanh ra bệnh tật thế này, thế khác? Chỉ cần sử dụng đúng pháp và đúng cái hoàn cảnh của mình.

Vì tại sao? Vì Ngài - vì Đức Phật dạy người hợp căn cơ của họ là như thế nào?

Ngài là một đứa bé vừa sanh ra đã mất mẹ, mồ côi, Ngài mất đi cái niềm thương, rồi được cha nuôi nuôi dưỡng cho lớn cho đến bảy tuổi rồi cho theo Phật xuất gia. Ngài sống ở trong cái cảnh thiếu tình thương, chỉ đến nương với Đức Phật, nhờ Đức Phật hiểu thông, cảm thông được cái nỗi khổ của một đứa bé mất mẹ, cho nên Đức Phật trao cho cái đề tài Tứ Vô Lượng Tâm.

Vì vậy mà Ngài thấm thía, thấm thía vô cùng. Mình là người mất tình thương, vì vậy mình phải thực hiện cái tâm tình thương của mình đối với muôn vật! Cho nên Ngài thực hiện rất nhanh chóng, vì nó hợp với căn cơ Ngài.

Còn nếu mà Ngài đầy đủ một cái tình thương thì Ngài sẽ xem thường cái tình thương. Còn Ngài là thiếu tình thương, cho nên Ngài thực hiện đúng với tâm nguyện của Ngài. Vì vậy mà Ngài đã thành tựu được Phật pháp.

Do như vậy mà hiện đời bây giờ, tùy theo căn cơ của mọi người mà dạy họ chắc chắn họ không tin mình đâu. Vì họ đã có những cái kiến chấp, những cái kiến chấp của họ, họ nghĩ rằng phải thiền này, thiền kia, thiền nọ, do hiểu những cái kiến chấp đó, họ phải tìm, họ phải dính mắc trong những cái pháp môn đó.

Bây giờ, vào căn cơ của họ, biết họ có cái duyên gì đúng cái căn cơ của họ, dạy họ pháp, thì họ chẳng tin cái pháp đó. Pháp đó họ nói đó là không thiền đâu, đó là cái thứ quán, cái thứ làm cho động tâm, không bao giờ thiền đâu.

Nhưng mà không ngờ khi mà đạt được cái mục đích của cái pháp đó thì trái lại, cái tâm nó thanh tịnh, mà nó thanh tịnh tức là thiền định chớ gì!

Vì vậy mà cái người tu theo đạo Phật thì cần phải tin vào một bậc thầy. Một bậc thầy có kinh nghiệm, người ta sáng suốt, người ta soi rõ từng cái căn cơ của mình nó hợp lý, hợp căn (cơ), để người ta hướng dẫn cái đề tài thiền quán hoặc là thiền định để giúp cho mình đạt được cái sở nguyện giải thoát sanh tử, chấm dứt luân hồi.

(01:28:47) Đó là cái mục đích chung nhưng mà cái hành - trên cái hành pháp thì người ta tùy cái căn cơ của mỗi người, người ta giúp. Còn như Thầy bây giờ mà tùy căn cơ của mọi người, chắc chắn là không ai tin hết:

“Tui muốn tu thiền định, tui ngồi tui muốn nhập định, tui muốn hưởng hỷ lạc, tui muốn nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền” hoặc là “tui muốn tìm Phật Tánh, tui ngồi đó để tui làm Phật, mà Thầy dạy cái kiểu này - Tứ Vô Lượng Tâm, biểu thương yêu người này, người kia hay hoặc là dạy Tứ Chánh Cần biểu phải xả, hay hoặc là tu bốn cái sự thật Tứ Diệu Đế, thì cái chuyện này nó xa vời quá, nó không đúng với cái chỗ mà ham thích của tui tu.

Tui muốn làm sao tui xuất hồn, tui muốn làm sao tui có hào quang, ánh sáng, tui muốn làm sao tui biết được ông Phật của tui, thế mà Thầy dạy cái kiểu này nó trật cái ý muốn của tui rồi!

Tui muốn làm sao tui tu thiền công án kìa, tui tham thoại đầu nè, tui phá triệt, tui ngộ triệt tất cả những công án, tui thông suốt tất cả những công án. Còn Thầy dạy vầy tui làm sao mà tui thông được cái công án nào đâu? Tui đâu có hiểu, người ta hỏi “Phật là gì” tui biết đâu tui trả lời?

Do đó nó không đúng với cái sở nguyện, cái ước ao của tui muốn, cho nên Thầy dạy kiểu này nó không đúng!”

Nhưng mà biết cái hoàn cảnh của họ trong cái căn cơ của họ phải tu cái pháp gì, thì lúc bấy giờ dạy họ thì họ không nghe, thì làm sao mà dạy được!

Cho nên Thầy thấy thời đại này rất là khó dạy người ta tu hành chớ không phải dễ, qua những cái gương hạnh mà Đức Phật tùy theo căn cơ của mọi người mà Đức Phật dạy cho người ta tu hành.

5.6- NGÀI POSIYA QUÁN BỐN SỰ THẬT - PHẦN 2

(01:30:14) Ngài Posiya.

Ngài là em trai của Trưởng lão Sangàmaji. Khi lớn lên, Ngài lập gia đình, có một đứa con. Đứng trước vấn đề sống chết nên Ngài xuất gia theo Phật tu hành.

Ngài sống một mình trong rừng và tu tập đề tài bốn sự thật.

Bốn sự thật tức là Tứ Diệu Đế đó. Ngài đặt cái đề tài Tứ Diệu Đế ngài quán xét Khổ, rồi Tập, rồi Diệt, rồi Đạo Đế. Ngài quán xét cái đề tài đó và Ngài thực hiện Bát Chánh Đạo - tám cái nẻo mà đi vào trong cái con đường mà tu tập của đạo Phật.

Sau thời gian Ngài chứng quả A La Hán.

Ngài tu có Tứ Diệu Đế không à, mà Ngài chứng quả A La Hán.

Sau khi chứng quả A La Hán, Ngài đến đảnh lễ Thế Tôn…​

Tức là đảnh lễ Phật đó.

…​ và trở về thăm nhà cũ.

Người vợ của Ngài muốn cám dỗ Ngài sống lại đời sống cũ. Ngài biết dụng ý của vợ nên Ngài liền từ giã ra đi liền, không ngó ngàng đến nhà cửa, vợ con nữa.

Ngài có làm bài kệ nói lên tâm tư và sự giải thoát khỏi những sợi dây trói buộc của gia đình:

Đó là khi mà Ngài đã chứng quả A La Hán rồi, Ngài trở về thăm Đức Phật, đảnh lễ Đức Phật để tỏ lòng biết ơn Đức Phật đã trao cho Ngài cái đề mục bốn sự thật.

Rồi Ngài sẵn cái dịp về thăm Phật đó, là nơi cái chỗ mà quê của Ngài ở, nhà của Ngài, vợ con của Ngài, cho nên Ngài sẵn dịp đó, Ngài ghé về thăm luôn cả nhà cửa, vợ con Ngài.

Nhưng mà về đó thì bà vợ có cái ý muốn lôi cuốn Ngài trở lại cái đời sống cũ - đời sống thế gian cũ đó. Ngài liền tức khắc Ngài ra đi liền mà không có một lời từ giã nào đối với vợ con cả. Ngài bỏ đi như một cái người vô tình, vô nghĩa, như một cái người vô tư, vô sự vậy.

Ngài thấy đó là cái sự trói buộc quá rộng, quá lớn mà cái người thế gian còn ngu si chưa có thấu hiểu. Vì vậy mà Ngài ra đi không có một lời khuyên nào được hết, vì có khuyên người ta cũng chẳng nghe, cho nên Ngài chỉ âm thầm ra đi với một người vô sự.

Ngài làm bài kệ như thế này:

Không gần là tốt đẹp,

Nghĩa là Ngài muốn nói lên cái chỗ mà gần cái cuộc sống với gia đình không có tốt đâu.

Không gần là tốt đẹp,

Kẻ trí thường biết vậy

Tức là người mà tu hành, người mà theo đạo Phật, tức là gọi là kẻ trí, phải biết, nghĩa là gần với thế gian là không bao giờ tốt hết. Phải xa lìa nó đi, phải cắt ly nó đi, phải đi theo cái lộ trình thứ hai mà của của người tu sĩ kìa, mới có được giải thoát.

Cho nên Ngài vô câu kệ đầu thì Ngài nói:

Không gần là tốt đẹp,

Kẻ trí thường biết vậy,

Từ làng đi đến rừng,

Nghĩa là, Ngài nói từ cái chỗ làng, tức là từ cái chỗ mà sống ở trong cái cuộc sống thế gian đó, Ngài bây giờ đi vào rừng để mà tu hành. Cho nên Ngài nói:

Từ làng đi đến rừng,

Từ rừng, ta vào nhà,

(01:33:21) Bây giờ sau khi thời gian tu xong rồi đó, Ngài về đảnh lễ Phật rồi vào thăm nhà đó.

Từ đấy, đứng dậy đi,

Nghĩa là, Ngài thấy nó không có được rồi, nghĩa là không có phải người thế gian như người tu nữa rồi, cho nên nó có cái sự lôi cuốn, nó cái sự này sự kia. Cho nên từ đấy Ngài đứng dậy đi.

Không đoái hoài, Posiya.

Nghĩa là Posiya tức là tên Ngài đó, Ngài nhắc nhở: Đừng có đoái hoài nữa Posiya! Tức là Ngài nhắc nhở. Cái bài kệ của Ngài là nói lên cái tâm tư nó đoạn dứt, nó không còn dính dấp một chút gì thế gian nữa. Thì như vậy mới gọi là người giải thoát.

Thí dụ như bây giờ chúng ta tu một thời gian, sau đó chúng ta trở về thăm nhà, gia đình, thì họ làm sao mà họ biết được cái cảnh giới tu hành của mình, cho nên họ cám dỗ. Họ nói này, nói kia rồi họ làm đồ ăn, thức uống rồi họ làm đủ cách để dụ dỗ chúng ta.

Nếu mà chúng ta không đứng dậy đi ngay liền thì cái tâm mà chúng ta chưa được giải thoát chắc chắn là chúng ta chưa có chịu đi đâu. Rồi chúng ta cà kê một vài giờ hay một, hai ngày rồi nó biết, nó cám dỗ dữ lắm á.

Nếu mà tâm chưa giải thoát thì nó sẽ bị rơi xuống, sau một thời gian mà chúng ta tu hành thì nó sẽ cám dỗ nó làm cho cái sự bùng dậy, cái sự ham thích của chúng ta nó mạnh mẽ hơn.

Còn nếu mà chúng ta đã là người giải thoát như ngài Posiya này, thì tức khắc Ngài đứng dậy Ngài đi liền.

Ngài biết đây là cái đời khổ, đây là cái sự sống khổ, đây là cái sự ràng rịt chặt như là cái những cái mạng lưới, như là những cái dây lòi tói rất chắc, cho nên phải bứt ra đi liền, không khéo nó trói thêm mình nữa. Nó càng lúc nó càng trói chớ nó không phải để cho chúng ta bước ra khỏi đâu.

Thì đây là những cái kinh nghiệm mà của những bậc Thánh Tăng ngày xưa họ đã tu chứng được đạo quả, vì thế mà bây giờ họ nói lên những cái bài kệ để cảnh giác cho chúng ta đời sau, chớ không phải họ đâu.

Họ muốn chúng ta đời sau lấy những cái kinh nghiệm của họ mà trải qua để vượt thoát những cái sợi dây thằng phược, những sợi dây của gia đình, của thế tục đang bủa, và đang lúc nào nó cũng ném vào chúng ta để mà trói chúng ta trở lại, cột chân chúng ta, cột tay chúng ta trở lại chớ không bao giờ nó muốn cho chúng ta thoát ra khỏi đâu.

Đó là một vị.

Vì những cái sự tu tập mà lợi ích cho quý thầy, buộc lòng Thầy phải đi tìm đọc lại những cái gương hạnh của những bậc Thánh Tăng ngày xưa để nhắc đi, nhắc lại cho quý thầy biết rằng chuẩn bị cho chúng ta một cái lộ trình để chúng ta hoàn toàn cắt đứt, để mà chúng ta hướng đến một sự giải thoát chân thật.

Vì con đường của Phật là con đường thật, không có dối gạt ai. Nếu mà người nào quyết tâm đoạn dứt được thì chắc chắn là phải giải thoát được hoàn toàn, mà cái danh từ ở trong kinh điển thường gọi là A La Hán là cái bậc đã giải thoát bứt ra khỏi tất cả những sợi dây trói buộc đó mới gọi là A La Hán.

5.7- NGÀI SIVÀLI QUÁN VỀ ĐAU KHỔ KHI ĐƯỢC SINH RA - PHẦN 2

(01:36:14) Ngài Sivàli.

Đây là một vị Thánh Tăng trong cái thời Đức Phật.

Khi mẹ Ngài sanh, mẹ Ngài sanh quá khó…​

Nghĩa là khi cái ngày mà Ngài được sanh ra đó. thì mẹ Ngài sanh ngài rất khó.

…​ phải nằm chịu đau khổ trong suốt bảy ngày liền, mới sanh Ngài ra được.

Nghĩa là cái người mẹ mà phải đau bụng suốt bảy ngày như vậy để mà sanh đứa con ra, thì các thầy cứ tưởng tượng rằng cái gia đình đó rất là khổ đau. Mà suốt bảy ngày như vậy mới sanh Ngài ra được.

Sau bảy ngày sanh Ngài ra, mẹ Ngài mất.

Nghĩa là quá sức chịu đựng của người mẹ mà, đâu có chịu nổi suốt bảy ngày mà đau khổ như vậy, cho nên cái sức chịu đựng không có nổi. Sau khi sanh Ngài ra thì Ngài sống, mẹ Ngài mất, không có còn sống được.

Khi được bảy tuổi, Ngài được xuất gia tu học theo Phật. Ngài Xá Lợi Phất khuyên Ngài nên lấy đề tài sự đau khổ khi được sanh ra mà tu tập.

Cho nên ông Xá Lợi Phất cũng là một vị thượng thủ ở trong thời Đức Phật, ông cũng biết sử dụng cái căn cơ của cái người tu hành cho nó hợp với cái đề tài tu tập, cho nên ông khuyên cái Ngài Sivàli này: Ngài nên lấy cái đề tài khổ mà đặt làm cái đề tài thiền quán của mình mà tu tập.

Từ đó, Ngài đem đề mục thiền quán Thọ…​

Thọ khổ đó.

…​ Ngài triển khai Định Vô Lậu.

Tức là Ngài tu cái Định Vô Lậu, trong cái quán Thọ, quán thọ khổ đó.

Ngài chứng quả A La Hán.

Nghĩa là Ngài chỉ đặt có một cái pháp hướng thôi, pháp hướng đó là thọ khổ thôi. Bởi vì Ngài sanh ra trong cái khổ, cái khổ cho đến đỗi bảy ngày…​ (Mất tiếng)

…​ thoát khổ,

Ta tu Vô Lậu Định,

Đặt niệm Thọ trước mặt,

Ta quán xét tư duy,

Tùy miên ta trừ bỏ,

Nghĩa là, đầu tiên ông trừ bỏ gì? Nhờ đặt cái niệm Thọ, ông thấy cái khổ: khổ của mẹ ông, khổ của thân ông bảy ngày mới sanh ra được.

Do đó, ông quán xét tư duy từ cái khổ mà xảy ra trong cuộc đời của ông đó thì tùy miên - tùy miên là cái vọng tưởng đó, liên tục nối tiếp từ cái niệm này đến niệm khác - nó dứt bỏ. Ông ta đã trừ bỏ được cái niệm tùy miên, tức là cái trạo cử đó, cái mà chúng ta gọi là vọng tưởng đó.

Ông không có dùng cái hơi thở hoặc là một cái đề mục nào mà để mà diệt vọng tưởng, nhưng mà ông quán xét cái Thọ tận cùng, ông thấy ông thấu suốt được, thì ông lại ngồi nó im lặng phăng phắc, nó không có một niệm gì khởi ra nữa, thì đó là ông đã biết là ông diệt tùy miên, ông từ bỏ được rồi.

Rồi kế đó, thì ông thấy tham, sân ở trong lòng của ông, ông cũng quét sạch, cho nên ông nói:

Tham, sân cũng quét sạch,

Mạn, nghi cũng xa lìa,

Tức là cái Ngũ Triền Cái đó ông quét sạch ra hết, không có còn ở trong tâm ông nữa.

(01:39:18)

Vì những mục đích ấy,

Ta bước vào ngôi chòi,

Minh, giải thoát, ta đạt,

Lúc bấy giờ ông thấy tâm ông như vậy, xa lìa mạn, nghi vậy, bây giờ cuối cùng, vì cái mục đích giải thoát cuối cùng để chứng quả A La Hán, ông mới bước vào một cái ngôi chòi lá ở trong cái đồng ruộng hay hoặc là trong một cái nơi nào đó, mà cái đó là cái chòi lá, cái chòi che mưa nắng vậy thôi chớ không có cái gì mà quý giá hết.

Ông bước vào trong đó rồi ông mới ngồi, ông giữ cái sự im lặng mà không tham, không sân, si, không mạn, nghi, tất cả những cái tâm yên lặng phăng phắc đó đó, thì bắt đầu Minh - tức là Tam Minh đó - nó hiện ra.

Giải thoát ta đã đạt.

Tức là, coi như là khi mà cái tâm ông tịnh, Ngũ Triền Cái này nó đã dừng đi rồi, thì cái tâm rất tịnh, tâm rất tịnh thì chắc chắn là ông phải điều khiển các hành ngưng rồi. Do các hành ngưng thì ông phải nhập Tứ Thiền. Mà ông nhập Tứ Thiền thì Minh nó phải hiện ra, mà Minh nó hiện ra thì giải thoát ông đã đạt!

Đó thì, cái vấn đề mà đơn giản qua một cái bài kệ thì chúng ta thấy tuy rằng nó nói chưa có đầy đủ, nhưng mà chúng ta phải hiểu một cách rất là đầy đủ.

Khi mà cái tâm tịnh rồi thì lúc bấy giờ, mà sau một cái thời gian mà dùng cái pháp hướng, tức là dùng cái pháp Như Lý Tác Ý mà ám thị như thế này thì nó quá nhuần nhuyễn.

Nó quá nhuần nhuyễn cho nên tùy miên nó hết nè, tham, sân nó hết nè, mạn, nghi nó tiêu nè. Nó nhuần nhuyễn nó mới quét sạch được cái này. Còn nếu nó không nhuần nhuyễn thì làm sao quét sạch được cái này! Mà quét sạch được cái này thì pháp hướng nó hiệu quả vô cùng.

Cho nên tới khi đó, ông mới vào trong cái chòi ông ngồi kiết già, ông thẳng lưng, ông giữ cái tâm thanh tịnh đó, rồi ông mới ra lệnh, ông dùng cái pháp hướng ông ra lệnh cho đến các hành, hơi thở ông ngưng, thì tức là ông nhập Tứ Thiền chứ gì? Do ông nhập Tứ Thiền thì Minh nó hiện, giải thoát ông đã đạt.

Đó là cách thức mà hiện hôm nay mà Thầy nhắc lại những cái trang của những cái bậc Thánh Tăng ngày xưa, họ chỉ tu trong một cái đề mục nào đó, cuối cùng thì tâm họ được thanh tịnh.

Mà tâm họ được thanh tịnh thì ngay cái tâm thanh tịnh đó là họ phải dùng cái pháp hướng rồi như cái lý tác ý ra để mà họ tu cái Định Vô Lậu, cho nên cái pháp hướng đó nó thành cái hiệu quả rất lớn của tinh thần.

Do cái sức sai khiến làm chủ bằng cái pháp hướng, vì vậy mà cuối cùng ông đâu lý mà ông chỉ hiểu sơ nó đâu, ông phải hiểu ít nhất nhập Tứ Thiền như thế nào ông cũng biết rồi. Cho nên vì vậy ông chỉ cần hướng tâm ông nhắc cái hơi thở ngưng hoặc là các hành trong thân ông ngưng thì ngay đó ông nhập Tứ Thiền, từ đó Minh phải hiện ra mà thôi.

Và khi mà Minh hiện ra, thì đâu có phải cái chuyện mà ông đã biết hướng cho các hành ngưng để nhập Tứ Thiền thì ông phải biết hướng Minh như thế nào: Lậu Tận Minh, Thiên Nhãn Minh, Túc Mạng Minh như thế nào, chắc chắn ông phải hiểu cái đó rồi.

Nhưng mà khi có cái tâm tịnh rồi thì cái chuyện đó là cái chuyện đối với ông rất dễ, không còn khó nữa.

Còn chúng ta cái tâm chưa tịnh thì cái chuyện mà chúng ta muốn cho được nhập Tứ Thiền hay hoặc cho Minh này được thì cái điều này là cái điều khó đối với chúng ta, cho nên tu tập hoài mà chúng ta không đạt được.

Còn trái lại, khi mà tâm chúng ta quét sạch Ngũ Triền Cái rồi thì tức là cái tịnh tâm của chúng ta sau này dễ thực hiện các định và các Minh rất là dễ dàng, không khó.

Đó là những cái gương hạnh để chúng ta rút tỉa những cái kinh nghiệm để mà chúng ta biết, khi mà chúng ta sử dụng cái sự tu tập của chúng ta, cái nào đúng, cái nào sai, để mà chúng ta thực hiện con đường giải thoát của mình.

5.8- NGÀI SAMITIGUTTA QUÁN VỀ BỆNH KHỔ

(01:42:46) Đây Thầy thuật lại một cái mẩu chuyện kế nữa để chúng ta biết được cái kinh nghiệm của các Ngài tu hành để mà lấy cái kinh nghiệm đó mà nương vào đó mà chúng ta tu hành.

Bởi vì chúng ta tin tăng, mà tăng của chúng ta tin bây giờ là những bậc Thánh Tăng trong cái thời Đức Phật! Cho nên chúng ta phải hiểu những cái hành trì, những cái hành trạng của các Ngài để mà chúng ta thực hiện, chúng ta áp dụng, chúng ta làm sao chúng ta giống các bậc Thánh Tăng, chúng ta noi qua gương hạnh của các Ngài mà chúng ta tu tập.

Do noi qua gương hạnh của các Ngài thì chúng ta sẽ thực hiện được cái sự tu tập. Do trước khi mà chúng ta tu Tứ Bất Hoại Tịnh: Phật, Pháp, Tăng và Giới, thì lúc bấy giờ chúng ta phải tới cái chỗ tu bốn cái pháp Bất Hoại Tịnh này, thì bây giờ chúng ta đã hiểu Tăng như thế nào rồi. Tức là chúng ta phải hiểu qua những cái gương hạnh của các bậc Thánh Tăng.

Cho nên tới cái pháp này mà chúng ta tu Tứ Bất Hoại Tịnh là chúng ta biết áp dụng ngay liền mà Thầy khỏi cần nhắc tới nhắc lui gì trong bốn cái pháp Tứ Bất Hoại Tịnh.

Cho nên trước khi mà đi vào pháp tu thì chúng ta đã sẵn sàng, chúng ta đã chuẩn bị cho mình những cái gương hạnh để mà chúng ta noi theo những cái gương hạnh của bậc Thánh Tăng mà chúng ta tu tập.

Ngài Samitigutta.

Ngài xuất gia và giữ gìn giới được thanh tịnh.

Nghĩa là khi mà Ngài xuất gia theo Phật thì Ngài rất là giữ gìn giới, rất là thanh tịnh.

Do nghiệp quả đời trước, Ngài bị bệnh cùi…​

Nghĩa là Ngài mặc dù Ngài giữ giới rất thanh tịnh, nhưng cái nghiệp quả đời trước của Ngài thì nó vẫn còn, cho nên cái thân của Ngài bị bệnh cùi.

…​ và tay chân của Ngài rụng xuống từng phần, từng phần một.

Nghĩa là cái bệnh cùi ngày xưa nó không có thuốc thang trị đâu, nó là cái bệnh nan y đó, mà Ngài được xuất gia khi Ngài còn chưa có bệnh, nhưng mà sau khi giữ giới thanh tịnh, một thời gian sau thì Ngài bị bệnh cùi. Do đó, ngón tay ngón chân của Ngài lần lượt nó rụng xuống, nó rớt từng mắt, từng lóng xuống, cho nên Ngài sống rất là khổ sở lắm chớ không phải tầm thường.

Ngài sống trong một nhà dưỡng bệnh.

Nghĩa là, chắc có lẽ là đây là những cái nơi mà Đức Phật đã cho thành lập những cái mái nhà tranh để mà các vị tu sĩ Tỳ Kheo hoặc là các vị tu sĩ nào bị bệnh thì được về ở đó mà dưỡng bệnh, và đồng thời cũng được những cư sĩ người ta giúp đỡ thuốc thang trực tiếp ngay đó để dễ dàng hơn. Cho nên Ngài cũng được vào ở trong cái khu nhà dưỡng bệnh đó.

(01:45:30) Một hôm tôn giả Xá Lợi Phất đi thăm các tu sĩ bệnh nhân…​

Nghĩa là các tu sĩ bệnh. Qua câu chuyện này mình mới thấy trong cái tổ chức của Đức Phật nó cũng không đơn giản đâu, nó cũng có những cái chỗ mà để trị bệnh. Chớ 1250 vị Tỳ Kheo đâu phải mạnh hết, đâu phải thần thánh hết, ai cũng có mang cái thân nghiệp, chắc chắn là cũng phải có bệnh đau.

Mà có bệnh đau thì chắc chắn là đâu có - hồi xưa đâu có bệnh viện như chúng ta bây giờ, thì tức Phật phải có một cái tổ chức, cái nơi nào đó để các vị có thể ở trong cái khu rừng đó để mà dưỡng bệnh, để cách ly những cái vị tu sĩ mạnh, không khéo nó lây lan làm sao? Cho nên cái tổ chức của Phật chắc cũng chặt chẽ lắm.

Cho nên ông Xá Lợi Phất là cái người mà thường hay đi thăm bệnh nhân nhất, cho nên ở đây chúng ta thấy ông đi đến thăm các bệnh nhân đây:

…​ thấy Samitigutta bệnh khổ như vậy…​

Thấy - khi ông Xá Lợi Phất đến thăm cái chỗ giường bệnh của vị tu sĩ này đó, thì Ngài thấy bệnh khổ ông này rụng từng ngón tay ngón chân như vậy thì ông thấy quá khổ!

…​ cho nên ông Xá Lợi Phất mới cho cái đề mục thiền quán tu Định Vô Lậu để diệt Thọ cho cái vị tu sĩ này:

“Toàn bộ khổ uẩn là…​

Đây là cái ông Xá Lợi Phất ổng đặt ra cái pháp hướng đây, ổng trạch ra pháp hướng cho vị này đây: “Bây giờ vị hãy lấy cái pháp hướng này mà để đặt thành cái đề tài thiền quán mà tu tập cái Định Vô Lậu.”

Bây giờ ông cho cái pháp hướng:

“Toàn bộ khổ uẩn là một vấn đề cảm thọ…​

Toàn bộ khổ uẩn của mình là gì? Là năm cái uẩn gì? Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức của mình chớ gì. Đó là ông Xá Lợi Phất nói: “Toàn bộ khổ uẩn là một vấn đề cảm thọ” - nghĩa là toàn bộ của nó mà phối hợp lại, đó là một vấn đề cảm thọ của nó.

…​ Và khi không có năm uẩn, thời không có đau khổ.”

Nghĩa là năm cái uẩn này mà không có thì cái đau khổ này nó đâu có? Cho nên vốn có cái năm uẩn này thì nó là vấn đề cảm thọ, mà không có năm uẩn này thì cái đau khổ nó có không? Do đó mà ông đặt cái trạch pháp cái câu này ra để làm cái pháp hướng cho cái vị tu sĩ này.

Nói xong tôn giả Xá Lợi Phất tiếp tục đi thăm nơi khác.

Nghĩa là thăm các bệnh nhân khác đó.

Ngài Samitigutta được bài pháp này, phấn khởi triển khai thiền quán, chẳng bao lâu Ngài chứng quả A La Hán.

Nghĩa là tu ở trong cái đau khổ, tu ở trong những cái ngón tay, ngón chân mình đang rời, đang rụng ra do cái bệnh cùi, mà trong lúc đó Ngài triển khai hết sức của mình ra để mà tu tập.

Cho nên sau khi chứng thì Ngài có làm một cái bài kệ, Ngài nói lên bài kệ. Ngài tu cái thọ như thế nào để Ngài được an ổn và Ngài chứng quả được đạo quả, qua cái bài kệ này chúng ta thấy Ngài quán xét đây:

Việc ác ta đã làm,

Trong các đời sống trước,

Đó Ngài quán xét: Bây giờ cái nhân quả mà cái thân của ngài đang thọ khổ mà ngón tay, ngón chân rụng đó, là do cái điều mà đời trước Ngài đã làm, chớ đời nay Ngài đi tu Ngài có làm gì đâu! Xét qua cái hiện tại thì Ngài không có gì hết, nhưng mà Ngài bây giờ thọ khổ tức là phải cái đời trước.

(01:48:49) Cho nên Ngài viết, Ngài nói lên bài kệ:

Việc ác ta đã làm,

Trong các đời sống trước,

Ở đây chỉ cảm thọ,

Thọ lãnh từ nghiệp ấy,

Bây giờ ông nghĩ rằng, bây giờ mình cảm thọ cái sự đau đớn, cái sự nhức nhối, cái sự mà rụng từng ngón tay, ngón chân ra thì đau nhức biết là bao nhiêu! Do đó, cái sự cảm thọ từ cái nghiệp ấy.

Căn bản các nghiệp khác,

Thật sự không còn nữa.

“Căn bản các nghiệp khác” - tức là cái nghiệp khác mà bây giờ chúng ta không tạo nữa thì các nghiệp khác sẽ không còn có nữa.

Do đó, ông thấy an nhiên trước cái cảm thọ mà để trả cái nhân quả của đời trước, cho nên ông chẳng có lo nữa và ông nhớ cái đề mục thiền mà ông Xá Lợi Phất đã cho đó: “Toàn bộ khổ uẩn này nó có thì nó mới có cái thọ khổ, mà nó không có thì nó không thọ khổ.”

Cho nên ông quán đến cái mức độ mà ông hoàn toàn ông thấy Ngũ Uẩn giai không, hoàn toàn là không, cho nên ông không còn thấy đau đớn nữa, do cái sự miên man, do cái sự quán triệt, do cái sự thấu triệt và đặt cái niệm không thất niệm.

Mình thất niệm là bị nhức nhối làm cho mình thất niệm. Còn ông, ông mặc nó đau, ông đã hiểu biết nó là cái nghiệp của từ kiếp trước của mình, cho nên ông không có ngại cái sự đau khổ đó, và ông cứ miên man để thấy tất cả các cái Ngũ Uẩn này hợp thì có cảm thọ, mà không hợp thì nó hoàn toàn không cảm thọ.

Do cái thọ nó không có thật, vì vậy mà ông quán thấu triệt được cái vô lậu này, cái Định Vô Lậu này. Cho nên lúc bấy giờ thân ông đang có cái nghiệp đau khổ đó mà cái cảm giác đau khổ ông không còn có nữa, toàn bộ chỉ còn có một tâm thanh tịnh duy nhất.

Cho nên lúc bấy giờ ông thực hiện Tứ Thiền, làm chủ được sự sống chết, ông thực hiện Tam Minh, cho nên ông đạt chứng quả A La Hán.

Đó là những cái vị Thánh Tăng trong thời Đức Phật mà người ta nỗ lực tu ở trong những cái sự đau khổ của họ. Đây là một gương hạnh tu trong cái thọ đau khổ. Chúng ta có can đảm tu như vậy không?

Thầy tin rằng khi đau khổ chúng ta thấy, chúng ta như chết rồi rồi, không còn nữa rồi, mà nếu mà chúng ta không có nỗ lực để giữ cái tâm thanh tịnh của mình hoàn toàn ở trong cái sự bất động, thì chắc chắn là chúng ta sẽ bị cảm thọ của Ngũ Uẩn lôi cuốn chúng ta không bao giờ mà chịu nổi. Cứ một lúc thì nhớ đau, một lúc thì nhớ nhức, thì cái chuyện đó là thất niệm rồi!

Còn chúng ta liên tục cái niệm trước mặt, không có để cho nó thất niệm, mà không thất niệm thì tâm nó sẽ thanh tịnh, mà tâm thanh tịnh thì giải thoát không còn khó nữa.

Cho nên thường thường trong kinh điển của Phật dạy: Đừng để thất niệm! Một cái niệm gì mình đặt thì mình phải giữ liên tục, đừng có để cho nó thất niệm.

Đến đây Thầy xin nghỉ một chút./.

[Phần 3 ở Giáo án 18]

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy