GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 14 - ÔN LẠI THẬP THIỆN VÀ TỨ VÔ LƯỢNG TÂM
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 1997
Thời lượng: [01:40:06]
(00:00) Bây giờ Thầy tiếp tục cái buổi giảng này bằng những cái pháp để mà nhắc nhở cái tâm của Thầy như thế nào sau những cái buổi học tập và tu tập những cái pháp mà Thầy đã giảng trạch.
Này các thầy!
Thầy dạy giáo án này là nhằm phục hồi giáo pháp chân chính của đạo Phật, có đầy đủ lý pháp và hành pháp để giúp cho mọi người tự thắp đuốc lên mà đi, không còn lạc đường, lạc lối nếu họ tự có quyết tâm tìm đường giải thoát khổ đau và chấm dứt luân hồi.
Đó thì, ở đây Thầy dạy cái pháp này nhằm để cho chúng ta thấy được con đường đi, thấy được cách hành trì, để mà chúng ta thực hiện để cho chấm dứt đau khổ, chấm dứt luân hồi.
Ở đây các thầy đừng nghĩ rằng Thầy thuyết giảng giáo án này là để thu hút các đệ tử của người khác, là khiến cho họ trở về quy y với Thầy.
Quý thầy chớ hiểu như vậy. Bổn sư của quý thầy thì quý thầy hãy giữ nguyên vị bổn sư ấy cho quý thầy.
Nghĩa là, đó là không khéo rồi quý thầy nghe Thầy thuyết giảng rồi ở đâu cũng ùn ùn đến xin Thầy quy y hết.
Điều đó là cái - Thầy không có mơ ước cái điều đó đâu, mà Thầy chỉ mong quý thầy - vị bổn sư của quý thầy đã từng làm bổn sư để mà quý thầy nương vào theo Phật Pháp mà tu hành đó, thì bây giờ các vị thầy đó vẫn là những vị thầy của quý thầy.
Chớ đừng có lấy Thầy mà làm thầy, mà Thầy chỉ đem cái giáo án để cho quý thầy biết được con đường đi, tu cho đúng mà thôi. Chớ đừng có bỏ họ, mà đừng nghĩ họ rằng như thế này thế khác, điều đó là điều sai quấy.
Cho nên Thầy không có… Vì vậy mà hôm nay Thầy mới nhắc nhở cái điều này để cho quý thầy thấy hiểu. Ở đây Thầy cứ theo lời cái lời dạy của Phật ở trong kinh mà can ngăn, dứt bỏ, chớ còn Thầy không có cái ý là bài bác cái người này, hay bài bác người kia.
Cho nên cái bài này Thầy muốn nhắc để cho quý thầy hiểu cái lòng của Thầy như thế nào trên con đường mà xây dựng cái giáo án này.
Quý thầy cũng đừng nghĩ rằng Thầy giảng giáo án này là để quý thầy từ bỏ những kinh sách của quý thầy.
Quý thầy chớ hiểu như vậy. Quý thầy hãy giữ nguyên kinh sách của quý thầy.
Nghĩa là, quý thầy bây giờ học kinh sách nào, học đạo nào, thì quý thầy cứ giữ nó chớ quý thầy đừng có bỏ.
Nghĩa là, quý thầy thấy cái đường lối giáo án mà Thầy dạy theo đạo Phật đã dạy nó có lợi ích cho quý thầy, thì quý thầy cứ tập luyện cho nó có giải thoát, có lợi ích cho quý thầy thôi. Chớ quý thầy đừng có ném: “Kinh sách này là không đúng, sai!”, quăng, đốt - cái đó là cái sai; cái đó là cái làm không đúng.
Đó cho nên ở đây Thầy nhắc nhở quý thầy mà. Bây giờ các thầy có cả cái một tủ kinh sách của các tôn giáo khác, các thầy cũng không được ném! Cho nên, các thầy đừng có xem nó là thường, mà các thầy có cái gì thì các thầy cứ để nguyên nó, đừng có phê phán nó bằng cách này, bằng cách khác là các thầy đã sai.
(03:21) Các thầy chỉ biết rằng cái giáo án mà Thầy đã nêu ra đây là để giúp cho quý thầy, để các thầy đi trên con đường thiện, để giải thoát cho quý thầy được cái nhân ác, để giúp quý thầy được hưởng cái phước báu giải thoát.
Chớ không phải các thầy coi thầy mình không ra gì, coi kinh sách của mình đang học không ra gì thì cái điều đó là điều không đúng.
Quý thầy cũng đừng hiểu Thầy giảng giáo án này là muốn cho quý thầy từ bỏ gia đình, sống không gia đình; từ bỏ tài sản lớn, tài sản nhỏ; từ bỏ bà con quyến thuộc lớn, quyến thuộc nhỏ để xuất gia tu hành.
Quý thầy chớ có hiểu như vậy! Tất cả những cái gì của quý thầy thì quý thầy hãy giữ nguyên như vậy!
Nghĩa là tình cảm thương yêu gì quý thầy cứ giữ nguyên như vậy, rồi quý thầy cứ tu tập đến chừng nào đó thì nó đã ly thì nó ly.
Chớ quý thầy đừng có nghe Thầy nói, bảo như vậy, vậy, rồi quý thầy về tìm mọi cách để mà cắt ly gia đình mình bằng cách này kia. Bởi vì Thầy hiểu cái tâm trạng của quý thầy là tâm trạng không có hiểu rõ, không có thông minh!
Mà ở đây nhằm Thầy khai triển ra để thấy cái pháp đúng để cho chúng ta thực hiện con đường giải thoát. Chớ không phải nghe như vậy rồi về nạt nộ vợ con: “Tụi bây là báo này kia nọ; nhà cửa của cải là oan gia tội báo, nó làm cho tao dính mắc đây!”- thì cái đó là cái sai.
Phải hiểu tất cả những cái đó là cái sai. Chúng ta đừng có vội vàng, mà chúng ta hãy thực hiện những cái pháp này, rồi chúng ta trau dồi lần lượt, rồi tự nó nó thấy cái đúng cái sai. Chớ còn đừng có về mà vội vàng xua đuổi hoặc làm cách này cách khác, điều đó là cái điều sai.
Quý thầy cũng đừng hiểu Thầy giảng giáo án này là dạy quý thầy từ bỏ các phong tục tập quán hoặc tụng kinh, cúng bái, cầu siêu, cầu an, mê tín, coi sao bói quẻ, coi ngày tốt xấu… hoặc bỏ phế tất cả các nghề nghiệp.
Quý thầy đừng có nghĩ như vậy mà hãy giữ nguyên như cũ!
Nghĩa là, hoàn toàn quý thầy cứ giữ nguyên nó, đừng có chê bai nó. Hầu hết là quý thầy nghe rồi cái quý thầy mượn cái chỗ giáo án của Thầy mới chỉ trích người này cúng bái, cầu an, cầu siêu đều là bậy, coi sao bói quẻ đều là sai, hay hoặc là coi ngày tốt xấu là bậy. Đừng có nói cái điều đó!
Chúng ta không có nói mà chúng ta hãy tu. Chúng ta biết đó là những cái pháp ác, đó là đem đến cho chúng ta những cái khổ đau thì chúng ta không làm nó mà thôi.
Đó thì, quý thầy cứ rằng nghĩ quý thầy bây giờ quý thầy làm cái nghề gì đó mà quý thầy giết hại chúng sanh, làm đau khổ chúng sanh thì quý thầy không làm, chứ không phải quý thầy bác! Quý thầy đừng có nói!
Ai người ta có cái nghiệp nấy người ta làm, còn mình nói ra mà coi chừng mình bị phạm đó. Đó là cái chỗ mà Thầy cảnh giác, khi mà nghe Thầy giảng rồi thì quý thầy dễ lầm lạc lắm.
(05:28) Cũng như nghe Thầy dạy tu Tứ Vô Lượng Tâm - tâm Từ, tâm Bi của mình - rồi cứ hốt cơm cho chó ăn, hốt cơm cho kiến ăn, thì cái điều đó là điều sai!
Cơm của đàn na thí chủ người ta làm bằng mồ hôi nước mắt, còn con vật nó là cái nghiệp báo của nó. Tại sao chúng ta lại hốt mồ hôi nước mắt cho người khác trong khi chúng ta ăn nhờ của người khác? Chúng ta Vô Lượng Tâm Từ, cái đó là Từ sai, Từ không trí tuệ!
Các thầy có đừng hiểu một cách… Bây giờ chùa mình không có chó, mà Phật đâu có nuôi chó bao giờ? Thế mà gặp con chó nào cũng đem cơm cho ăn! Cái chùa chúng ta bây giờ một bầy chó nó vô ở!
Bởi vì chỗ nó có ăn nó phải đến chứ sao. Thầy thấy mấy cái thất nào có bỏ cơm đồ cho chó ăn, cái thất đó chó lảng vảng hoài, còn cái thất nào mà không có cho chó ăn, cái thất đó không có chó lảng vảng.
Mình rủ, quyến rũ người ta, mình tạo cho người ta cái nghiệp nợ. Mình ăn cơm của đàn na thí chủ, mình biết mình trả được cái nợ này chưa? Cái nợ này rất lớn, tu hành chưa xong thì cái nợ này biết ngàn đời trả cho hết không?
Thế mà bây giờ mình còn lấy lòng Từ - lòng Từ của mình là phải bằng mồ hôi nước mắt của mình làm ra mình mới lòng Từ chớ?
Còn cái này mình lấy của người ta mình cho người khác, tức là mình mượn cái hình thức của tu hành để mình lấy của người ta mình cho người khác ăn, thì như vậy mình có Từ không? Người ta làm bằng mồ hôi nước mắt người ta dành ra!
Cái đó là những cái hiểu sai, cái lầm lạc. Cho nên ở đây cái bài này, để Thầy vạch ra cho các thầy thấy cái sai lệch của các thầy.
Khi nghe nói đến Từ, Bi, Hỷ, Xả, thì các thầy tưởng làm như vậy là đúng. Không đúng đâu, phải đúng như thế nào mới đúng. Cho nên nghe cái giáo án của Phật nói như vậy, phải trắng bạch như vỏ ốc, về chúng ta bằng cách này bằng cách khác, làm cho gia đình tan nát, khổ sở!
Có nhiều người đã hiểu qua những cái lời dạy của Thầy về làm đau khổ gia đình hết. Không thấy cái sự giải thoát, mà thấy cái địa ngục trước mắt! Đó là những cái hiểu lầm lạc cái lời Thầy dạy. Nếu mà Thầy không có cái lời cảnh giác này, thì chắc chắn là cái đạo Phật đưa đến cái khổ đau cho cái thế gian này chớ chưa phải là hạnh phúc cho ai hết.
Quý thầy cũng đừng hiểu Thầy giảng giáo án này là muốn cho quý thầy từ bỏ gia đình.
Đó Thầy xin nhắc lại cái đoạn đó.
Quý thầy cũng đừng hiểu Thầy giảng giáo án này dạy cho quý thầy từ bỏ các phong tục.
Nghĩa là Tết nhất, mùng năm, cúng bái giỗ quải này kia, khi mà hiểu cái này rồi về bác sạch, không có cho ai cúng bái hết, thì cái đó là cái sai, cái không đúng.
Cho nên chúng ta phải giữ nguyên như cũ. Ai làm gì làm, chúng ta biết cái đó là pháp ác là chúng ta không làm. Bây giờ trong nhà mình tới cái ngày cúng bái, người ta giết heo, giết bò thì người ta giết mặc người ta, không có nên được cản!
Mình đừng có nên giết, mình đừng nên ăn thịt là đúng, là mình biết đó là pháp ác. Chứ mình chưa có đủ sức độ ai hết, đừng có học ở đây rồi mình đem ra mình nói người này, nói người kia, nói đó là làm ác này kia. Người ta - cái phong tục người ta đã quen rồi, để cho người ta làm.
(08:21) Cho nên có nhiều người hỏi Thầy: “Bây giờ con là ở trong nội trợ nhà bếp, con phải ngày tư, ngày Tết mà trong nhà thì còn ăn thịt chúng sanh này kia, phải làm thịt này kia, thực phẩm bằng thực phẩm chúng sanh như vậy, thì con biết ăn chay rồi con làm sao?”
Hỏi một cách rất là… Thầy nói rất là ngu ngơ, thiệt không biết gì hết!
Nghĩa là mình phải làm cho mọi người vui ở trong gia đình của mình. Bây giờ mọi người người ta đang ở trong cái phong tục như vậy, người ta quen như vậy, thì mình là cái người dâu con ở trong nhà thì mình phải làm cho người ta vừa lòng. Chớ mình cha người ta hay sao mình muốn biểu người ta làm theo mình?
Thì mình làm vui lòng mọi người, thì cái tâm của mình, mình biết như vậy thì mình đừng ăn thịt chúng sanh. Mình có làm, nhưng mà mình biết như vậy mình đừng có mua con gà sống mình về cắt cổ, mình hãy mua con gà chết người ta làm sẵn!
Mình phải khéo léo linh động để bớt đi cái bàn tay đẫm máu của mình, là mình biết trong thiện pháp phải từ từ tập chớ! Chớ không lẽ bây giờ đùng một cái là mình không làm gì hết, để cho - bây giờ phải nấu chay đi, đậu hũ đi, nhà người ta mọi người người ta không bằng lòng mà mình làm chuyện đó sao được?
Đó là cái tu, chớ không phải là cái thành Phật liền. Mình nghe cái làm như là mình thành Phật rồi, từ bi dữ lắm rồi. Bao nhiêu kiến cũng đổ cho ăn, ăn riết nó cắn mình gần chết! Cái đó là quá ngu, Phật gì mà ngu quá ngu?
Quý thầy đừng nghĩ rằng Thầy giảng giáo án này là Thầy dạy quý thầy bỏ chùa to, tháp lớn, bỏ phế sự giáo hội, bỏ phế sự giảng dạy kinh sách, bỏ phế các pháp Yết Ma, bỏ phế các pháp thiền định mà quý thầy đang tu tập.
Quý thầy đừng có nghĩ như vậy mà hãy giữ nguyên tất cả!
Nghĩa là mình xét, mình thấy các pháp thiền này nó không đúng thì mình tu, chớ không được bỏ. Mình bỏ tức là mình bài bác.
Nghĩa là mình thấy không đúng là mình tu, còn ai tu người ta chưa hiểu thì người ta tu gì người ta tu, không được nói một cái lời nói: “Anh tu vậy đó là sai, thiền đó không phải Phật”, thì cái đó là mình bác người ta, tức là có sự tranh luận, chống trái nhau.
Cho nên ở đây Thầy cảnh giác vấn đề này, là qua cái bài pháp này để cho quý thầy hiểu được cái tâm trạng của Thầy không muốn có một sự chống trái nhau ở trên cái con đường tu tập theo đạo Phật.
Dù là giáo pháp của ai chúng ta cũng quý trọng hết. Họ có đi tới được hay không đi tới được chúng ta hoàn toàn không động chạm. Chớ mình thấy mình tu tập giới luật mình được cái bắt đầu mình chê rề họ đó, đó là cái sai, cái đó là cái pháp ác chớ không phải là cái pháp đúng đâu.
Ai làm gì thì mặc người ta. Chúng ta cố gắng chúng ta làm sao cho tâm chúng ta giải thoát, chúng ta sống được trong pháp thiện, đem lại sự an vui hạnh phúc cho chúng ta trước, rồi sau đó chúng ta làm cái gương hạnh sống để cho người ta thấy đúng thì người ta theo. Chớ không phải bảo người ta, dạy người ta bằng cái miệng lưỡi của mình mà người ta theo đâu!
Quý thầy đừng nghĩ rằng Thầy giảng giáo án này là Thầy muốn cho quý thầy từ bỏ những gì mà các Tổ đã truyền thừa, Tổ Tổ truyền nhau.
Quý Thầy đừng nghĩ như vậy! Tất cả những gì mà các Tổ đã truyền cho quý thầy thì quý thầy hãy giữ nguyên như cũ!
(11:28) Nghĩa là ông thầy đó ổng dạy mình cúng bái, tụng niệm, kệ ngâm hay hoặc gì đó, bây giờ cũng làm y như vậy hết. Nhưng mình thấy cái điều đó nó không đem đến cái thiện pháp thì mình lần lần mình tự sửa lấy mình, rồi mình tu tập cho mình đi vào trong cái thiện pháp mà giáo án của Đức Phật đã nêu ra.
Chớ không nói thầy Tổ mình làm cái đó sai; làm cái đó trật; làm cái đó mê tín; không có được nói cái điều đó! Đó là cái ý của Thầy muốn giảng cái bài này là như vậy đó.
Quý thầy đừng nghĩ rằng Thầy giảng giáo án này là khiến cho quý thầy từ bỏ nghề thầy thuốc trị bệnh, làm việc từ thiện, bố thí, v.v…
Quý thầy chớ nghĩ như vậy. Tất cả những gì làm lợi ích cho mọi người, cho xã hội thì quý thầy hãy giữ nguyên!
Nghĩa là quý thầy biết được những pháp ác để tu tập cái tâm của mình, để trau dồi cái tâm thương yêu của mình, còn những việc làm kia thì quý thầy cứ giữ nguyên mà làm.
Chớ đừng có lấy cái đó rồi quý thầy bỏ, rồi quý thầy xiên qua một cái góc độ nào đó, thì cái đó không phải là cái ý của Thầy giảng giáo án này đâu.
Quý thầy cũng đừng hiểu Thầy giảng giáo án này là muốn cho quý thầy không viết kinh, soạn sách, dịch kinh, viết báo…
Quý thầy chớ có nghĩ như vậy! Tất cả những điều mà quý thầy đã làm có tánh cách phổ biến mọi đường lối tu tập thì quý thầy cứ giữ nguyên!
Nghĩa là mọi đường lối đó đều có thể là tốt chớ không phải xấu đâu, nó cũng không giúp ích cho người ta cái này thì nó cũng giúp ích cho người ta cái khác, cho nên cứ giữ nguyên mà làm.
Nhưng quý thầy cứ sửa những cái điều không tốt, cái điều ác trong tâm của mình, cái điều hành động ác, cái hành động không tốt của mình để sửa lần, sửa lần theo cái giáo án của Phật, để cho quý thầy được giải thoát.
Quý thầy cũng đừng hiểu Thầy giảng giáo án này là chống trái, bài bác quý thầy phá giới, phạm giới, mà tất cả những gì quý thầy đang sống quý thầy cứ giữ nguyên!
Nghĩa là đừng có nghĩ rằng Thầy dạy cái giáo án này ra là chống trái lại với những thầy phá giới đâu, không phải đâu.
Nghĩa là quý thầy đó làm cái gì thì mặc quý thầy cứ giữ nguyên, chớ không có bắt buộc quý thầy phải giữ gìn, ăn sống ngày một bữa như Thầy, hay ngủ ít, hoặc độc cư, hay hoặc là nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng ai hết.
Thầy không bắt buộc họ, tất cả những cái giáo án này là không bắt buộc người nào hết. Miễn là người đó nhận ra được cái pháp ác và pháp thiện. Pháp ác thì họ dứt mà pháp thiện thì họ tăng trưởng, thì họ hưởng được cái sự giải thoát.
Có vậy, cái giáo án ra đời là nhằm cái mục đích như vậy, ai thấy được cứ thực hiện, ai thấy không được thì thôi. Chớ không được lấy cái chỗ cái giáo án này mà bài xích, bài bác người ta đúng sai, thì cái điều đó là không được.
(13:53) Quý thầy cũng đừng hiểu rằng Thầy giảng giáo án này là bắt buộc quý thầy phải tu theo Giới - Định - Tuệ của Đức Phật, mà bây giờ quý thầy đã tu theo Giới - Định - Tuệ nào thì quý thầy cứ giữ nguyên!
Nghĩa là mình tu theo Giới - Định - Tuệ nào, của kinh điển nào thì mình cứ giữ nguyên, còn mình thấy được Giới - Định - Tuệ của Đức Phật đúng thì mình cố gắng mình khắc phục lần lần theo đó.
Còn những Giới - Định - Tuệ nào mà không đúng, nó có ác pháp trong đó, nó có những cái phi thời trong đó, thì chúng ta lần lần chúng ta dứt. Chớ chúng ta không nói đó là sai, đó là đúng, mà chúng ta từ từ chúng ta dứt, chớ không phải là chúng ta dứt một lần
Cũng như bây giờ có quý thầy nói cũng tu Giới - Định - Tuệ, nhưng mà một ngày người ta ăn hai ba bữa thì đó là phi thời, nhưng mà mình không nói là phi thời, mà mình biết rằng Giới - Định - Tuệ của Phật dạy là ngày ăn một bữa không phi thời, thì bắt đầu mình biết đó mình lần lượt mình sửa.
Bởi vì mình còn đang ăn ngày ba bữa, cho nên mình sửa lần để cho mình ăn được một bữa mà thôi, là mình đi vào trong cái thiện pháp không phi thời nữa.
Còn quý thầy người ta chưa có hiểu biết hay hoặc là người ta hiểu biết mà người ta sống khắc phục chưa được thì mình không được nói, mình không được phê bình họ, mình không được nói đó là Giới - Định - Tuệ sai, Giới - Định - Tuệ đó là của Đại Thừa chớ không phải Giới - Định - Tuệ của Tiểu Thừa. Mình đừng có nói điều đó, nói điều đó là điều không tốt.
(14:06) Này quý thầy, Thầy giảng giáo án này là chỉ cho quý thầy biết nó - những pháp bất thiện…
Nghĩa là dạy cho biết nó là những pháp bất thiện.
… mà chưa được từ bỏ…
Nghĩa là pháp ác mà chưa được từ bỏ.
… làm cấu uế đưa đến tái sanh luân hồi, đem lại khổ đau, đưa lại quả khổ, đem lại già, chết trong tương lai.
Nghĩa là Thầy giảng cái giáo án này là cái mục đích của nó để giúp cho quý thầy biết pháp nào là bất thiện, pháp nào là thiện, và pháp bất thiện mà quý thầy chưa từ bỏ thì quý thầy hãy cố gắng mà từ bỏ vì pháp bất thiện đó nó làm cho cấu uế, đưa đến sự tái sanh luân hồi, làm cho đau khổ, đưa đến sự quả khổ, đem lại già, chết ở trong tương lai của chúng ta.
Nghĩa là cái giáo án mà Thầy dạy ra để cho các thầy nhận được cái pháp thiện và cái pháp bất thiện để cho quý thầy tu tập dứt bỏ nó, chớ không phải đem ra để mà cho quý thầy thấy cái sai, cái đúng của thế gian.
Phải hiểu như vậy mới thì biết được cái tâm trạng của Thầy khi mà giảng giáo án này.
Tại sao từ xưa Thầy không giảng cái giáo án này? Là tại vì Thầy thấy nó chưa có đủ duyên, và đồng thời nói ra thì sợ người ta không hiểu mình, nói người ta - Thầy giảng ra thì nói Thầy rằng có cái ý là chống báng các pháp này của mọi Phật Pháp ở trên thế gian.
Thầy giảng giáo án này có những pháp thiện mà quý thầy chưa được trau dồi…
Có những pháp thiện mà quý thầy chưa được trau dồi, như Thầy giảng cái giáo án Tứ Vô Lượng Tâm, thì trau dồi tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ, tâm Xả. Thì quý thầy chưa bao giờ được trau dồi, bây giờ Thầy giảng cho quý thầy biết, để cách thức trau dồi tâm mình, để cho nó đi vào trong thiện pháp. Đó là cái mục đích của Thầy là như vậy.
Thầy giảng giáo án này, có những thiện pháp mà quý thầy chưa được trau dồi, tu tập để được thanh tịnh, không làm cấu uế, chấm dứt tái sanh luân hồi, hết sự đau khổ, đưa đến quả lành, không già, bệnh, chết.
Đó, thì cái mục đích của Thầy giảng cái giáo án này là để cho quý thầy trau dồi thân tâm mình cho được thanh tịnh, để không còn cấu uế, không còn ô nhiễm nữa, chấm dứt sự tái sanh luân hồi đau khổ, đưa đến những cái quả lành và thoát khỏi già, bệnh, chết.
Đó là cái mục đích của cái giáo án, chớ không phải là mục đích như hồi nãy ở trên. Cho nên các thầy đừng hiểu như những cái ở trên đó là sai.
(17:12) Những pháp ấy Thầy đã giảng dạy ở trong giáo án để cho quý thầy thực hành theo đúng lời giảng dạy của Thầy, thời các pháp cấu uế, bất tịnh, bất thiện pháp của quý thầy chưa được diệt trừ, các pháp thiện thanh tịnh được tăng trưởng, và quý thầy sẽ tự chứng biết, chứng ngộ và đạt đến an trú ngay trong hiện tại, trí tuệ cụ túc viên mãn, chấm dứt sanh tử luân hồi, làm chủ sự sống chết.
Đó là những cái pháp mà Thầy giảng trong giáo án này là để quý thầy chứng nghiệm được cái sự tu tập của quý thầy, và quý thầy sẽ được an trú ngay trong hiện tại cái sự giải thoát đó nơi quý thầy, quý thầy sẽ chứng minh cụ thể cho cái sự giải thoát đó.
Chớ không phải nói một cách là không có cái trạng thái đó, không có sự giải thoát đó, gọi là vô sở đắc đó đâu!
Nó có sự an lạc, có sự giải thoát thật sự, có cái tâm thiện thực sự, có cái lòng thương yêu thật sự để chứng nghiệm qua cái sự tu tập của quý thầy, qua cái sự trau dồi của quý thầy, bằng cách là quý thầy siêng năng tu tập ngay trong hiện tại, ngay trong khi tu tập đã có cái sự chứng nghiệm đó rồi.
Thì như vậy quý thầy mới tin rằng cái giáo án mà Thầy đã vạch ra nó có kết quả thực sự như vậy, đem lại hạnh phúc cho con người như vậy, đó thì quý thầy mới tin.
Đó thì đến đây, qua cái phần này, thì quý thầy đã thấy rằng Thầy đã dạy cái giáo án này là cái ý như vậy.
Chứ không phải là để cho quý thầy hiểu rồi mà không có cảnh giác, không có răn nhắc quý thầy, thì quý thầy không hiểu, rồi quý thầy đem ra, quý thầy lấy cái chỗ này mà quý thầy bài bác chống đối người ta, hoặc cái này cái hoặc cái khác, thì điều đó là pháp ác chớ không phải là pháp thiện nữa.
Các thầy nhớ kỹ như vậy. Các thầy nói đúng chớ không phải sai, nhưng mà người ta đứng ở trong cái góc độ người ta hiểu thì người ta thấy quý thầy là những người ác pháp chớ không phải người thiện pháp đâu.
Bởi vì nói cho người ta tức tối, người ta giận dữ, người ta còn kiến chấp, người ta lầm chấp, người ta còn ôm chặt, cho nên người ta đau khổ, người ta tức tối, người ta giận dữ, người ta tranh luận với quý thầy.
Cái đó là quý thầy đã tự đem cái thiện pháp mà biến cái thiện pháp đó trở thành ác pháp với mọi người. Thì cái điều đó - điều mà quý thầy nói đó là cái điều mà quý thầy đã làm sai, không đúng lời dạy của Thầy.
(19:31) Cho nên khi mà nghe được Thầy rồi thì quý thầy phải âm thầm về nỗ lực tu hành, không được đem cái giáo án này mà dạy người khác.
Tại sao vậy?
Chỉ khi nào có những người, người ta có quyết tâm tu để tìm giải thoát, thì chúng ta thấy họ có sự tha thiết, sống đúng những cái hạnh của một cái người mà quyết tu, người ta muốn xả bỏ thì mình cho người ta đọc, hoặc người ta nghe.
Còn những người mà người ta sống phi thời, người ta sống theo dục lạc thế gian, mình đừng đem giáo pháp này ra rồi người ta tìm mọi cách người ta chống đối, làm cho người ta bị tội lỗi với Phật Pháp!
Vì Phật đã dạy chứ đâu phải của Thầy? Thầy chỉ là một cái người để khai triển lại những cái lời của Phật, chớ không phải là pháp này của Thầy. Thầy đâu phải là một đức giáo chủ của đạo Phật mà Thầy có những cái giáo pháp, một cái triết của đường lối của đạo Phật đâu?
Thầy chỉ khai triển lại cái đường của Đức Phật mà nếu để cho người ta lầm chấp, người ta đang say mê ở trong dục lạc thế gian, tức là người ta có cái sự phải tranh luận, phải bài bác cái pháp này, tức là người ta bài bác cái pháp của Phật. Và vì vậy mà làm cho người ta tội lỗi hơn, và người ta sẽ trôi lăn ở trong lục đạo sáu nẻo, biết chừng nào người ta gặp Phật Pháp?
Cho nên chúng ta phải biết thương người. Biết thương người là biết ngăn ngừa cái sự tội lỗi của họ. Cũng như mình biết ngăn ngừa cái tội lỗi của một thằng ăn cắp thì mình để cái xe, hoặc cái vật dụng gì mình phải cảnh giác, vì cảnh giác cho nên thằng ăn cắp nó không lấy được cho nên nó không tội lỗi.
Cũng như mình biết thương người thì mình phải cảnh giác, đừng có để cho những cái pháp này mà rơi vào những cái người mà đang sống trong dục lạc.
Vì đang sống trong dục lạc họ phải có sự lý luận để che đậy những cái điều đó, do đó họ thành ra phỉ báng Phật Pháp. Mà phỉ báng Phật Pháp thì họ tội vô lượng!. Cho nên vì vậy mà họ bị đọa địa ngục, biết kiếp đời nào mà cho họ gặp được Phật Pháp?
Cho nên vì một cái duyên mà không tốt thì đời đời, kiếp kiếp họ làm sao gặp được Phật Pháp! Được thân còn khó, được Phật Pháp còn khó hơn. Thế mà hôm nay chúng ta vô tình đã làm cho họ rơi vào cái chỗ vô lượng kiếp mà không được gặp Phật Pháp, thì đó là cái tội, quá tội. Chúng ta phải biết thương người!
Cho nên vì thế mà khi học được cái giáo án này rồi thì quý thầy cẩn thận mà truyền pháp, chớ không phải đụng đâu mà phô ra hết, hoặc là đăng trên báo chí, hoặc là in thành sách rồi bán ở các hiệu sách, điều đó không phải!
(21:50) Cái pháp này là pháp quý giá, cái pháp này đem đến cho mọi con người được giải thoát, sống được an vui, được thương yêu nhau, đùm bọc lấy nhau trong mọi hình thức, thì cái pháp này phải được coi như là cái pháp quý nhất trong đời sống của nhân loại, của con người!
Vì thế, cái pháp này được đem bố thí, được đem làm một cái tài liệu học tập cho những người biết tìm con đường giải thoát, và cái pháp này không được bán, và cái pháp này luôn luôn để trao cho những người quyết tìm con đường giải thoát.
Còn những người không quyết tìm con đường giải thoát, chạy theo dục lạc thế gian, ham thích dục lạc thế gian thì những người đó chưa đủ duyên, chúng ta chưa nên trao.
Chờ khi nào họ chạy theo dục lạc thế gian, đâm đầu vào cái khổ, chừng nào họ thấy đời là khổ thật, họ than thở đời là không có gì hạnh phúc, thì chúng ta mới đưa cho họ xem, đưa cho họ biết để cho họ thức tỉnh.
Còn họ đang say mê trên đống tiền, trên danh lợi, trên sắc dục thì thôi chúng ta khoan đã, hãy dừng lại đối với những người này.
Cho nên muốn trao pháp cũng phải trao cho những người có đủ duyên, mà trao cho những người không đủ duyên thì họ sẽ làm thêm tội ác!
Đó là những lời cảnh giác và những lời khuyên của Thầy đối với quý thầy.
Cho nên Thầy không muốn dùng cái pháp này để tạo một cái danh của mình, mà chỉ dùng cái pháp này để làm lợi ích cho chúng sanh! Cho nên đâu cần phải phổ biến cho rộng rãi, đâu cần phải quảng bá cho nó rộng lớn! Rộng lớn bao nhiêu mà có bao nhiêu người tu được?
Thà là âm thầm xem xét coi người nào đủ duyên, vì đủ duyên thì dù đâu họ cũng có gặp, mà không đủ duyên thì bây giờ bày bán giữa chợ họ cũng chẳng thèm mua.
Cho nên ở đây chúng ta sống trong pháp nhân duyên của Phật thì chúng ta đã hiểu rõ, và sống trong pháp nhân quả của Phật thì chúng ta cũng đã rành.
Cho nên chúng ta ngồi đây mà chờ người có đủ duyên thì mới đem pháp trao, chớ không phải đem đi bán pháp để độ người. Độ người kiểu đó là độ danh, độ lợi chớ không phải độ người!
Cho nên khi quý thầy khi trở về quê hương của mình mà có đủ duyên in được sách này thì cần phải trịnh trọng.
Người nào có tâm thành đến để đảnh lễ pháp ta mới bố thí cho họ. Người nào không đảnh lễ, dù bỏ hàng triệu bạc chúng ta cũng chẳng cho, hàng tỷ bạc chúng ta cũng chẳng cho, chớ đừng nói chi là năm ngàn, mười ngàn thì pháp bảo của Phật coi quá rẻ!
Đó là những lời nói cũng nhắc nhở quý thầy và cũng là những lời nói sau cùng khi Thầy trao cái giáo án này ra.
(24:47) Bây giờ chúng ta tiếp tục học Tứ Chánh Cần.
Bây giờ đã học Tứ Vô Lượng Tâm rồi, bây giờ học Tứ Chánh Cần.
Tứ Chánh Cần là bốn pháp dùng để trau dồi dứt trừ các ác pháp.
Vậy Tứ Chánh Cần là gì?
Tứ Chánh Cần là bốn pháp siêng năng, cần mẫn, tinh tấn, hợp với đạo lý nhân quả để giúp cho con người thoát ra cảnh khổ, bất hạnh của cuộc đời; để giúp cho con người thoát kiếp trầm luân khổ ải; để giúp cho con người mọi hành động không làm khổ mình, khổ người; và để giúp cho mọi người trau dồi rèn luyện thân tâm đạo đức nhân quả.
Đó thì, Tứ Chánh Cần chúng ta phải hiểu: Bốn cái pháp chuyên cần này là để giúp cho chúng ta thoát cái cuộc đời bất hạnh, để giúp cho chúng ta không làm khổ người, khổ mình, để giúp cho chúng ta trau dồi cái thân tâm đạo đức của chúng ta trong nhân quả. Thì chúng ta phải biết cái pháp này nó trau dồi cái đạo đức nhân quả như thế nào?
Bởi vì nói dạy về nhân quả mà không dạy Tứ Chánh Cần thì chắc chắn là người ta chưa biết pháp hành, cho nên người ta nói nhân quả suông mà không có hành nhân quả.
Còn ở đây chúng ta chưa có dạy về nhân quả, nhưng mà Thầy trước kia Thầy có giới thiệu để chúng ta biết nghiệp. Nghiệp tức là cái nhân quả của nó đem đến cho chúng ta, những cái từ cái nhân đến cái quả, rồi nó chuyển tiếp, rồi nó trở thành những cái nghiệp lôi cuốn chúng ta trong vòng sanh tử luân hồi, thì cái nhân quả nó là như vậy.
Nhưng mà cái dạy về nhân quả nó phải có một cái - về đạo đức nhân quả thì nó phải có một cái giáo án riêng cho đạo đức này, vì nó thuộc về cái đạo đức rồi, nó phải có cái tuần tự từ thấp đến cao, cách thức tu học như thế nào của nhân quả.
Do vì vậy đó, thì có dịp Thầy sẽ soạn cái giáo án đạo đức nhân quả để giúp cho mọi người biết cái đường lối trau dồi, học tập cái đạo đức nhân quả để đem lại một sự an lành, thanh bình cho con người trên thế gian này, nhưng bây giờ thì chúng ta không có thời gian để mà viết thành cái giáo án của đạo đức nhân quả.
(27:14) Tứ Chánh Cần chia ra làm bốn vai trò để trau dồi các hành trong thân.
Nghĩa là cái Tứ Chánh Cần chúng ta chia nó làm bốn cái vai trò để mà trau dồi các hành trong thân. Nghĩa là nó có bốn cái phận sự để mà trau dồi các hành, nó trau dồi cái hành động, chớ không phải là trau dồi cái tâm mà trừu tượng như là chúng ta trau dồi Tứ Vô Lượng Tâm đâu, mà nó trau dồi các các cái hành động trong thân của nó.
Vậy thì cái hành động trong thân của nó như thế nào, thì chúng ta sẽ lần lượt, Thầy sẽ giãi bày để chúng ta thấy được các hành động ở trong thân của chúng ta.
1. Siêng năng, cần mẫn, ngăn ngừa những điều ác chưa phát sanh;
Đó là cái thứ nhất thì chúng ta phải siêng năng, cần mẫn, ngăn ngừa những điều ác chưa phát sanh.
Ở đây là cái lý thôi, nói cái lý, cái ngăn ngừa; rồi cần mẫn ngăn ngừa nó như thế nào, thì chắc chắn là đó là cái danh từ rỗng, nó không đúng, nhưng mà phải nói để cho quý thầy biết, để cho quý thầy - những cái lý mà - phải nói cho hiểu để biết cái sự ngăn ngừa.
Rồi sau đó chúng ta hành thì chúng ta mới biết biến ra cái hành động ngăn ngừa như thế nào, và phòng ngừa nó như thế nào.
2. Phải siêng năng, cần mẫn dứt trừ những điều ác đã phát sanh;
Chữ “dứt trừ” đây mình chỉ nói danh từ suông, đó là cái lý, nói dứt trừ, chứ dứt trừ phải bằng cái hành động, phải bằng cái cách tập luyện như thế nào để mình dứt trừ các cái pháp ác. Đó là cách thức mà đoạn dứt nó, chớ không thể nói dứt trừ suông mà nó đã dứt các ác được.
Cho nên hầu hết là chúng ta phải giải cái lý của pháp rồi mới giải cái hành của pháp, thì mới thấy cái chỗ hiểu của nó, rồi mới cái chỗ hành nó như thế nào cho đúng.
3. Siêng năng cần mẫn trau dồi những điều lành chưa phát sanh;
Đó, bây giờ nói đến mình phải trau dồi những cái điều lành, chớ còn khi không nó làm sao nó có trong tâm mình lành được! Cho nên mình phải trau dồi những cái điều lành đó. Cho nên những cái điều lành đó nó chưa phát sanh thì mình phải trau dồi nó, thì trau dồi nó một thời gian thì tất cả những cái pháp lành nó phát sanh ra.
4. Siêng năng cần mẫn trau dồi những điều lành đã phát sanh.
Đó, thì khi mà trau dồi một thời gian nó phát sanh ra, thì đến cái giai đoạn thứ tư thì: “Siêng năng, cần mẫn, tiếp tục trau dồi những điều lành đã phát sanh.”
Bây giờ nó trau dồi, bây giờ nó đã lớn rồi, nó đã khởi ra rồi, thì bắt đầu mình phải trau dồi cho nó lớn mạnh lên để giúp cho người, để giúp cho mình, làm cho mình vui, làm cho người khác vui.
Đó thì, trên cái bước đường mà tu học nó phải đi từng bước, từ cái hiểu cái lý pháp cho đến cái hành của cái pháp. Thầy dạy đâu thì nó có những bước căn bản như vậy, chớ không phải dạy chung chung được. Lý với hành nó phải song song như vậy để chúng ta hiểu mới rõ.
(30:20) Bây giờ Thầy xin ôn lại những điều lành Thầy đã dạy cho quý thầy ở lộ trình thứ nhất.
Bây giờ ôn lại để chúng ta thấy mình đã học những cái pháp lành nào, cái điều lành nào, để cho mình biết.
Thứ nhất như là mười cái điều lành, đó, mười cái điều lành tức là Thập Thiện đó, quý thầy đã học rồi phải không? Rồi bốn Tâm Vô Lượng đó, thì quý thầy đã học rồi.
Và mười cái điều lành bây giờ chúng ta mới đem áp dụng vô cái Tứ Chánh Cần này đó. Còn bốn cái Tâm Vô Lượng thì mình đã trau dồi về cái pháp hướng để làm cho cái tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả, của mình nó rộng lớn hơn, thì cái hành của Tứ Vô Lượng Tâm rồi.
Bây giờ mới nhắc lại mười cái điều lành này. Hồi trước Thầy chỉ giảng cái lý của mười điều lành này chớ chưa có dạy quý thầy hành mười cái điều lành này. Bây giờ mới tới đây là quý thầy sẽ hành mười cái điều lành này.
Nó mới hiểu biết rằng khi dạy Thập Thiện tức là để cho chúng ta biết mười điều lành và mười điều ác. Và khi biết rồi, bắt đầu bây giờ mới tới Tứ Chánh Cần mới đem nó mà áp dụng vào Tứ Chánh Cần để chúng ta thực hiện mười điều lành, mười điều ác.
Bởi vì trong Tứ Chánh Cần Phật dạy: Các pháp ác chưa sanh thì không cho sanh, mà đã sanh thì đoạn dứt. Mà các pháp thiện chưa sanh thì phải cho khởi sanh, mà đã sanh thì tăng trưởng.
Cho nên chúng ta biết được cái đó vì vậy mà chúng ta phải dạy các pháp ác như thế nào? Các pháp thiện như thế nào? Để chúng ta hiểu pháp ác làm sao, pháp thiện như thế nào, để mà chúng ta áp dụng vào Tứ Chánh Cần cho đúng đắn.
(31:11) Qua mười điều lành và bốn tâm vô lượng, quý thầy đã quan niệm rõ nét về điều dữ và điều lành trong đạo Phật rất cụ thể.
Đó thì quý thầy thấy rất rõ. Là vì qua những cái điều mà Thầy dạy đó, thì quý thầy đã thấy điều lành và điều dữ, không có mơ hồ nữa, quá rõ ràng. Vì đã học xong rồi, quý thầy đã hiểu rõ rồi.
Mỗi khi ai đã học xong những điều Thầy đã dạy ở trên mà không hiểu được điều lành, điều dữ thì người ấy quá là si mê!
Nghĩa là Thầy dạy rồi mà không hiểu được thì thật là si mê.
Nếu Thầy dạy điều lành, điều dữ mà người nào không hiểu thật rõ, là đáng thương cho người đó, người đó là kẻ si mê tận cùng!
Nghĩa là Thầy dạy như vậy, chắc chắn là Thầy tin một cái người mà bây giờ ngu si như thế nào mà dạy xong rồi thì chắc chắn là quý thầy cũng phải thấy rõ được cái điều Thầy dạy, chớ không phải là không thấy rõ.
Bởi vậy, trước khi làm một điều lành, tránh một điều dữ, chúng ta phải hiểu rõ thế nào là lành, thế nào là dữ?
Những điều dữ là những điều gì có thể làm tổn hại cho mình, cho người trong hiện tại cũng như mai sau.
Đó thì, quý thầy thấy những cái điều lành, điều dữ là như thế nào. Điều lành là làm cho người vui, làm cho lợi người, mà điều dữ ớ thì làm cho mình khổ, làm cho người khác khổ, thì đó là những cái đặc tánh của điều dữ và điều lành nó như vậy.
So sánh ta thấy rất rõ và nhận định chính xác không lầm. Nếu ta so sánh giữa mười điều dữ và mười điều lành đối chiếu nhau thì ai ai cũng rõ.
Bây giờ chúng ta sẽ đối chiếu lại mười cái điều lành và mười điều dữ thì chúng ta thấy rất rõ.
Bây giờ mình để cái điều dữ trước và cái điều lành sau, thì chúng ta thấy nè:
1. Sát sanh.
Sát sanh thì cái người đó phải cầm dao, cầm gậy, cầm gộc, đánh cho chết người, hoặc là giết con vật này. Cho nên không sát sanh thì không giết không hại, không làm đau khổ, không làm chết chóc chúng sanh. Đó là không sát sanh. Đó là lành phải không? Bởi vì không làm khổ ai hết thì đó là lành.
Điều dữ đây:
2. Trộm cắp.
Trộm cắp - mình lấy của người ta không cho, làm cho người ta mất của, người ta buồn rầu, người ta khổ sở, thì cái đó có khổ không? Đó là ác. Cho nên mình thấy rõ cái pháp ác mà, đâu có gì là không ác.
Còn mình không trộm cắp tức là không lấy của người, thì người ta đâu có mất của người ta khổ? Do đó thì mình thấy không có khổ, vì vậy mà đối chiếu lại thì chúng ta thấy trộm cắp là pháp ác, mà không trộm cắp là pháp lành.
(34:16) Bây giờ đến:
3. Tà dâm.
Cái người mà tà dâm, có vợ con rồi mà đi lại nhà người ta ve vợ người ta, hoặc làm thế này, thế khác, làm cho gia đình người ta tan nát rồi gia đình mình tan nát, có khổ không? Đó là pháp ác, là cái pháp làm cho đau khổ mình, đau khổ người.
Còn không tà dâm thì gia đình hạnh phúc yên vui, nhà người ta có tan nát cửa không? Đó là mình vui mà người khác cũng vui. Do đó là không tà dâm là pháp thiện, mà tà dâm là pháp ác.
4. Nói dối.
Nói không thật đó, mà nói không thật tức là gạt người ta chớ gì?
Thí dụ như con người ta không có té giếng chết, mình chạy về mình nói: “Con bà đi ra ngoài coi trâu ngoài ruộng, nó té chết, nó lọt giếng, nó chết dưới rồi!” - làm cho bà ta sợ hãi, khóc lóc chạy ra coi con mình chết không, ai dè thấy nó ngồi trên bờ ruộng!
Thì do đó là nói láo như vậy làm cho người ta khổ như vậy đó, có ác không? Ác! Cho nên cái nói như vậy làm cho người ta khổ, đó là pháp ác.
Còn mình không nói dối, không gạt ai hết thì có ác không? Không có làm cho ai khổ sở hết thì cái đó là cái pháp lành. Cho nên chúng ta phải nhớ, so sánh để chúng ta biết chúng ta phải giữ cái nào mà dứt cái nào.
5. Nói thêu dệt.
Mình nói thêu dệt, mình thêu dệt cái này, thêu dệt cái kia để cho người ta thù hằn nhau, rồi người ta giận với nhau, người ta ghét với nhau, thì cái đó là pháp ác hay pháp thiện? Vì người ta có giận hờn ghét nhau, thì do đó là pháp ác, làm cho người ta đau khổ, người ta tức giận. Đó là pháp ác.
Còn mình không nói thêu dệt thì đâu có làm ai khổ? Mình không nói xấu người khác thì đâu có làm ai khổ? Cho nên do vì vậy đó mà đó là pháp thiện.
6. Nói lời phù phiếm
Mình nói lời phù phiếm, mình nói cái này, cái kia nó không đúng cách, nó làm cho người ta nghe cái chuyện này rồi dính mắc vào chuyện kia, đi làm chứng làm trái này kia, làm cho người ta phải mất thì giờ, làm cho người ta tổn phí những cái công sức để mà ngồi nghe những cái chuyện tào lao không có đúng. Đó là cái pháp ác.
Còn mình không nói lời phù phiếm thì có phải là người ta không mất thì giờ không? Người ta không có ngồi nghe cái chuyện tào lao, cho nên người ta nó không có hao tổn tinh thần, mà cũng hổng hao tổn cái thời gian của người ta, thì như vậy là thiện pháp.
(36:33) 7. Nói lời hung dữ.
Nói lời hung dữ là mình chửi mắng, mình rủa người ta, hoặc là mình nạt nộ, thì làm cho người ta giận, tức, làm cho người ta đau khổ, thì cái đó là pháp ác phải không? Do vì vậy đó là nó pháp ác.
Còn chúng ta không nói lời hung dữ thì đâu có làm ai khổ sở? Cho nên đó là pháp thiện.
8. Tham lam.
Tham lam là ham muốn, mình ham muốn cái này cái kia, nó sanh ra những cái (mà) đạt được thì mình mừng vui chút, mà không đạt được thì nó khổ sở, nó lo toan đủ thứ ở trong đầu của mình. Do đó tham muốn cái này, tham muốn cái kia nó làm chúng ta phải lo lắng, thì như vậy là cái sự lo lắng ở trong tâm của mình đó là cái pháp ác.
Còn cái người mà không tham lam, không ham muốn thì họ có an ổn không? Họ thanh thản, họ an vui, cho nên cái pháp đó là pháp thiện.
9. Sân.
Sân thì quý thầy thấy người sân có giận dữ không? Giận dữ thì tức tối, mặt đỏ, tay múa may, tay chân múa may. Do như vậy là cái người sân là cái người quá khổ. Mà sân là khổ như vậy đó là pháp ác.
Còn cái người không sân là có khổ không? Không có khổ, không có giận dữ, không có múa may, không có chửi mắng, không có la lớn, thì cái người đó là người không khổ. Còn cái người kia là cái người sân, là cái người trong pháp ác, cho nên khổ.
10. Si.
Là ngu si, không thấy, cho nên thấy người ta uống rượu cái thì mình a tòng vô mình uống rượu, thấy người ta giết gà thì mình cũng a tòng vô giết gà để ăn thịt, hoặc là làm những cái chuyện trộm cướp theo những cái điều người ta không có thấy cái tội lỗi.
Cho nên do những cái si mê đó mà nó đưa cho con người ta đến những cái khổ đau liên tục. Cho nên đó gọi là - chúng ta phải biết đó là cái pháp ác.
Người không si tức là người thấy cái điều đúng, điều sai để chúng ta tránh mà không tạo ra chúng ta khổ và người khác khổ, thì người đó là người không si. Vậy không si đó là pháp thiện.
Vậy so sánh mười pháp này xong rồi chúng ta biết pháp nào thiện, pháp nào ác. Vì vậy mà chúng ta hãy:
Do cái bảng so sánh này để cho quý thầy thấy rõ mà nhận định điều ác mình cần phải dứt bỏ, điều lành mình cần phải tăng trưởng và nuôi lớn.
Như vậy là chúng ta sẽ nuôi lớn mười cái điều thiện mà “không”, “không” này đó: Không làm những cái - mười cái lần không làm cái này nè.
Thì trong khi lần lượt chúng ta phải tu tập, trau dồi như thế nào để chúng ta thực hiện được, tăng trưởng được những cái pháp lành, mười cái pháp lành này, mà đoạn dứt được mười cái pháp ác này, đó là một cái điều quan trọng. Chớ không thể nói rồi chúng ta dứt được liền đâu, rất là khó chớ không phải dễ.
Tuy rằng nói như vậy, so sánh như vậy để chúng ta hiểu, nhưng đến khi mà thực hành tu tập là một điều mà chúng ta phải rèn luyện, dứt bỏ, trau dồi, và có những sự phải quyết tâm chúng ta mới dứt được. Chớ không phải là muốn dứt là cái chúng ta dứt ngay liền được đâu, nó rất là khó chớ không phải dễ.
Vì vậy mà cái giáo án này Thầy phải ghi lại cho nó được đầy đủ những cái pháp hành để chúng ta thực hành để mà dứt các pháp ác, mà tăng trưởng các pháp lành làm cho chúng ta càng ngày càng tiến bước trên con đường giải thoát.
(39:25) Như vậy, ở đây những điều lành mới khởi sự bắt đầu để cho người mới tu mà thực hành dứt bỏ mười điều ác, tăng trưởng, nuôi lớn mười điều lành.
Nhưng nói đến điều lành của đạo Phật mà không dạy con người trau dồi Bốn Tâm Vô Lượng: Từ, Bi, Hỷ, Xả cao quý tuyệt đỉnh lành trong các pháp…
Nếu mà nói về pháp ác, pháp lành mà không dạy người ta trau dồi tâm Từ, Bi, Hỷ Xả - như Thầy đó, tại sao Thầy không dạy các thầy tu Tứ Chánh Cần trước? Dạy Thập Thiện rồi thì lẽ ra thì phải dạy Tứ Chánh Cần trước chớ, tại sao lại không dạy Tứ Chánh Cần mà lại dạy Tứ Vô Lượng Tâm?
Tại vì muốn mà dứt trừ được các pháp ác thì phải có tâm Từ - Bi - Hỷ - Xả thì nó mới có dứt trừ được, và dứt trừ được thì phải nuôi lớn những cái tâm nào, trau dồi những cái tâm nào để mới tăng trưởng được các pháp lành? Còn nếu mà không có tăng trưởng được các pháp lành thì làm sao mà pháp lành khởi sự ra được!
Đó là những cái điều mà quan trọng, phải biết sắp xếp cái pháp nào tu trước, cái pháp nào tu sau, mà Thầy từng nhắc đi nhắc lại trên cái con đường mà xây dựng cái giáo án này.
Bởi vậy, Tứ Vô Lượng Tâm là pháp lành cao nhất của đạo Phật, mà cũng là bài học vỡ lòng tuyệt thiện pháp cho tất cả loài người.
Mình phải hiểu: Muốn mà dứt trừ các pháp ác thì phải học Tứ Vô Lượng Tâm, phải tu tập Tứ Vô Lượng Tâm, là cái bài học vỡ lòng đầu tiên mà là cũng là tuyệt đỉnh của thiện pháp cho tất cả con người ở trên thế gian này nếu muốn đi vào con đường của đạo Phật.
Nếu ai chưa học pháp vỡ lòng này thì khó mà dứt bỏ mười điều ác.
Nghĩa là chúng ta nói như vậy mà chúng ta chưa có trau dồi được cái tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả, thì chắc chắn là mười cái điều ác này chúng ta khó mà dứt bỏ.
Nhờ có trau dồi Tứ Vô Lượng Tâm ta mới đủ sức thương yêu tất cả chúng sanh, nhờ đó ta mới dứt trừ được tận gốc của ác pháp.
(41:26) Nếu ta xây dựng giáo án tu tập theo đạo Phật mà đặt sai vị trí pháp tu, thì cũng như người viết giáo trình học tập văn hóa, thay vì lớp một đem đặt thành lớp hai, vậy thì học sinh mới vào phải học lớp hai làm sao chúng học được?
Chưa biết A, B, C mà đã đọc chữ thì học như vậy có được hay không? Và tu như vậy có tu được hay không?
Cho nên người viết giáo trình phải là người am hiểu, có nhiều kinh nghiệm trong ngành giáo dục.
Cũng vậy, nếu người soạn giáo án của đạo Phật mà không có thực hành, không có kinh nghiệm, thì giáo án ấy không thể áp dụng vào đời sống tu hành của tu sĩ được, vì không đem lại kết quả thiết thực, cụ thể.
Vì thế, đạo Phật bây giờ không có một giáo án tu tập, nên đời sống của tu sĩ ương ương, gàn gàn, đời chẳng ra đời, đạo chẳng ra đạo.
Bởi vậy, sắp xếp lại những pháp môn tu hành của đạo Phật từ thấp đến cao, từ dễ đến khó là một công trình phải được xem là khó khăn nhất.
Nếu sai đi chỉ cần một chút cũng làm mất thời gian của người tu rất lớn, và cũng phí bỏ cả cuộc đời tu hành của họ, chẳng có ích gì cho chính bản thân họ mà lại còn cho người khác đau khổ, tốn công tốn của, tiêu phí bao nhiêu mồ hôi nước mắt của đàn na thí chủ mà chẳng ra ma nào cả!
Đó thì, quý thầy thấy trên bước đường tu tập, từ cái ngày mà Thầy biết đạo đến giờ, vì không có cái giáo án thiết thực, cụ thể từ bước thấp đến bước cao, cho nên nhìn chung các thầy, huynh đệ cùng nhau chẳng ai ra ma nào cả!
Đời thì chẳng ra đời, đạo chẳng ra đạo, dở chết, dở sống trên chiếc áo tu sĩ. Cười thì cũng cười chẳng được, mà khóc thì khóc cũng chẳng xong, cho nên cuộc đời tu hành lỡ dở.
(43:30) Ở đây quý thầy phải hiểu: Những điều lành là những điều có thể lợi ích cho mình, cho người trong hiện tại cũng như trong tương lai.
Chúng bao giờ cũng hợp với tâm từ bi, bình đẳng, bác ái và luôn luôn đầy đủ trí tuệ, và lúc nào cũng phải đúng với chân lý của đạo Phật.
Nghĩa là nói về pháp thiện thì chúng ta phải hiểu là nó luôn luôn phải hợp với tâm từ bi, bình đẳng, bác ái; nó phải có thêm là là trí tuệ, mà phải đúng với chân lý của đạo Phật.
Cho nên khi mà Thầy dạy Tứ Vô Lượng Tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả, thì Thầy thấy hầu hết là có một số sai lạc rất lớn. Họ sai lạc rất lớn, cỏ họ không dám nhổ nữa, đi họ không dám đạp nữa! Đó là cái sai lạc rất lớn thứ nhất.
Cái sai lạc thứ hai là họ đem cơm đem thực phẩm họ, họ đem cho kiến cho này kia ăn. Họ sai lạc, nhiều cái sai lạc lắm, họ không có biết được một cái gì. Bởi vì trí tuệ con người sao mà nó mờ mịt, nó ngu đến cái mức độ Thầy không có tưởng được!
Cái môi trường của mình đâu phải là du tăng khất sĩ, thế mà họ làm như là họ du tăng khất sĩ! Họ tưởng tượng ra họ là thành như Phật rồi, cho nên từ đó họ không dám đạp cỏ, họ không dám nhổ cỏ. Mai mốt cái thất của họ nó như là cái đống rác!
Bởi vậy cho nên, khi chúng ta chưa phải là du tăng khất sĩ thì chúng ta từ từ tập, tâm chúng ta đâu phải một ngày nó Từ liền, hay nó Bi liền được? Mà nó cả một quá trình tu tập, cả một thời gian dài.
Chừng nào chúng ta biết chúng ta buông xả được không? Bây giờ trong thất chúng ta còn bao nhiêu đồ, chúng ta có dám quăng ném ra không? Thế mà chúng ta muốn làm ông Phật liền à? Đó là chúng ta muốn làm ông Phật ngay liền, thiệt là cái tâm tưởng tượng!
Đó thì, chúng ta phải hiểu được cái hiện tại chúng ta đang sống ở trong cái chiếc áo này phải làm cái gì, tu tập Từ, Bi, Hỷ, Xả như thế nào cho nó phù hợp, cho nó đúng.
Chớ bây giờ chúng ta ngay liền muốn không có đạp cỏ, không có giết cỏ, không có làm gì hết, mà còn lấy cơm thiên hạ cho kiến đồ ăn nữa thì thử nghĩ - quý thầy nghĩ, quý thầy như thế nào không?
Ông Phật nói ổng ăn dư ổng đem ổng bỏ ở đất trống. Sự thật ra, chắc chắn là ông Phật ổng nghĩ của đàn na thí chủ, mà mồ hôi nước mắt, chưa chắc đã ổng xin thừa để mà ổng đem bỏ đâu. Còn một chút ổng cũng ráng ăn hết chớ ổng chưa chắc bỏ đâu!
Còn chúng ta nghe nói vậy, ăn thấy nghe hơi no no bụng rồi mà cái đó bộ không ngon, thôi đem bỏ đi! Phí của đàn na thí chủ đó, chớ không phải là quý vị tưởng cái đó là quý vị bố thí cho chúng sanh đâu!
Bởi vì chúng sanh nó có cái nghiệp riêng của nó mà, nó phải chịu khổ, chịu sở là do cái nghiệp nó, chớ đâu phải là cần chúng ta bố thí? Cho nên khi mà chúng ta bố thí là làm cho chúng sanh mang thêm nghiệp nữa!
(46:05) Cho nên ông Ca Diếp nói mà : “Nếu mà bà cúng dường cho tôi thì bà được sanh vào cái sự đầy đủ hơn, mà tôi bố thí cho bà thì bà càng khổ sở hơn!” Cho nên chúng ta nhận của bố thí là chúng ta lại nghèo khổ hơn.
Mà người đời thì tưởng là bố thí được cái an lạc có một chút thôi, mà tiếp tục đó là cái sự nghèo khổ, tiếp tục khổ hơn nữa, vì mình thọ của người ta.
Cho nên do vì vậy mà không thấy được. Mình đem mình cho con kiến ăn, con kiến nó lại khổ hơn nữa, nó lại sanh những con vật khác nhỏ hơn nữa, đói khổ hơn nữa. Chớ đâu phải mình làm như vậy là nó no đâu! Nó no có một chút đó mà nó nợ của người ta biết bao nhiêu!
Quý thầy tưởng làm cái điều đó là quý thầy từ bi, nhưng mà không ngờ quý thầy đã giết nó thêm một cái kiếp khác nữa!
Đó, hôm nay Thầy nói như vậy để cho quý thầy biết rằng tu Tứ Vô Lượng Tâm như thế nào đúng, như thế nào sai. Tưởng là giảng như vậy quý thầy đã hiểu được cái vai trò, cái hiện tại của cái thân phận của mình là như thế nào. Mình có phải thành Phật được chưa?
Bởi vậy, lời nói là một lẽ, mà hiểu đạo là một lý, không thể nào mà hiểu sai như vậy được! Nếu không có Thầy nhắc đi, nhắc lại thì chắc chắn là quý thầy đã lầm lạc trong cái sự hiểu biết này.
Thầy xin nhắc lại:
Ở đây quý thầy phải hiểu, những điều lành là những điều có thể lợi ích cho mình, cho người, trong hiện tại cũng như trong tương lai.
Chúng bao giờ cũng hợp với tâm từ bi, bình đẳng, bác ái và luôn luôn đầy đủ trí tuệ.
Quý thầy nhớ: “đầy đủ trí tuệ”, từ bi, bác ái phải đầy đủ trí tuệ!
Và lúc nào cũng phải đúng với chân lý của đạo Phật.
Nó phải áp dụng đúng với chân lý của Đạo Phật, tức là đúng cái thời gian và không gian, cái thời điểm của nó phải ứng dụng cái gì, cái gì.
Chứ quý vị ứng dụng cái cách đó là quý vị ứng dụng sai, không có đúng cách, cho nên làm sao mà đạt được cái đạo giải thoát này?
Nó khéo léo, nó thiện xảo mà áp dụng pháp nó, và cái đời sống của mình đúng cái lúc đó, đúng cái thời điểm đó thì nó mới có kết quả nó.
Nếu không đúng chân lý của Đạo Phật thì được xem đó là điều ác.
Đó! Thí dụ như quý thầy đem cơm, đem này kia bỏ cho kiến, không dám đạp trên cây cỏ, không dám quét, đi lúm túm, lúm túm làm như là cái người cúm vậy, thì như vậy là quý thầy đã là cái sai của quý thầy rồi. Cái tu đó là cái tu sai rồi, chớ đâu phải là cái tu đúng! Cho nên đó là thiếu trí tuệ. Nó không đúng được cái chân lý của Đạo Phật rồi, cái đó là cái sai.
Thì được xem đó là những hành động đó là những hành động ác, làm cho người ta thêm khổ nữa, làm cho người ta chuyển kiếp qua những cái nợ nần người ta nữa.
Vì đạo Phật gọi là đạo từ bi, thiếu từ bi là ác pháp.
Mà từ bi đúng cách nó mới đúng, mà từ bi không đúng cách là ác pháp. Đó quý thầy hiểu cái chỗ đó. Nếu mà quý thầy thực hiện từ bi mà từ bi không đúng cách là ác pháp. Quý thầy cứ đem cơm, đem gạo cho người khác, tức là quý thầy sẽ làm cho người ta đói khổ thêm chứ chưa hẳn đã hết. Bởi vì đó là cái nợ mà.
(49:06) Như chúng ta đã được biết: Có ba nơi hành động xuất phát thiện hay ác.
Tức là xuất phát pháp thiện. Như hồi nãy Thầy đã nói: Có ba nơi hành động trong thân của chúng ta mà nó xuất phát pháp thiện hay pháp ác ở đó, để chúng ta biết nó mà chúng ta trau dồi ngay những cái hành động đó chớ.
Còn nếu mà không biết thì chúng ta làm sao mà trau dồi nó được, hay tu tập ở trong cái hành động đó! Nó không phải thường.
Cho nên ở đây Thầy đã nói: Nó có ba nơi hành động, vậy thì ba nơi đó ở đâu? Ba nơi đó ở chỗ nào?
1. Ý hành;
Ý hành là cái ý mình suy nghĩ ở trong đầu của mình đó. Đó là cái ý hành.
2. Khẩu hành;
Hai là cái miệng mình hay nói đó, hay nói lép chép đó. Đó là cái khẩu hành đó.
3. Thân hành.
Thân hành của mình là đi đứng nắm, bắt, nằm, ngồi, đó. Đó là cái thân hành của mình đó.
Thì đó là có ba cái chỗ mà nó lưu xuất thiện pháp, ác pháp ở chỗ đó. Đó, như vậy thì chúng ta phải biết được ba cái chỗ mà nó xuất phát đó.
Nhưng chúng ta phải hiểu rằng: Ý hành là nơi trung tâm xuất phát điều lành, điều dữ.
Cái trung tâm - cái đó là cái trung tâm nó xuất phát, nó sai khiến cái miệng, nó sai khiến cái thân của chúng ta làm, nhưng mà cái ý hành đó là cái trung tâm xuất phát, nó điều khiển, nó chỉ huy đó.
Nói cho đúng, ý hành là bộ chỉ huy các pháp ác cũng như các pháp thiện.
Nghĩa là cái ý hành của chúng ta nó là bộ chỉ huy.
Khi còn vô minh thì nó chỉ huy làm các điều ác.
Đó, khi mà mình vô minh, mình mê mờ thì nó chỉ huy, nó chỉ huy thì mình cứ cho đó là tốt, là đẹp, là hỷ, là khả ái, khả hỷ, khả lạc, là thích, là thú, cho nên làm những cái điều ác mà không thấy, cho nên đó là cái vô minh.
Cho nên khi vô minh thì cái ý hành nó chỉ huy các thầy làm các điều ác mà các thầy không hay biết gì hết.
Khi nó đã minh…
Tức là nó đã hiểu rõ rồi.
… thì nó chỉ huy làm các điều lành.
Cũng như bây giờ chúng ta hiểu Tứ Vô Lượng Tâm nè, chúng ta hiểu mười điều ác, mười điều lành nè, đó là chúng ta minh rồi đó.
Đó! Phải hiểu chữ “minh” và chữ “vô minh”. Minh là mình đã hiểu rõ cái nào ác, cái nào lành, cái nào đúng, cái nào sai, mình đã hiểu rõ nó gọi là minh.
Bây giờ đó cái ý hành của chúng ta bắt đầu nó điều khiển để làm các điều lành, mà vì mình đã minh rồi, cho nên mình làm các điều lành là đúng lành, nó không sai. Còn khi mà mình chưa có minh thì mình làm các điều ác mà mình cứ tưởng đó là lành.
Cũng như mình đi ăn trộm ăn cắp, mình có tiền có của về nuôi vợ nuôi con thì mình tưởng là lành, vợ con mình được êm ấm, không ngờ là người ta mất của người ta khổ. Thì đó là mình cứ ngỡ tưởng là mình lành, không ngờ là điều đó điều ác. Đó thì đó là gọi là vô minh.
Còn cái minh là mình không làm khổ mình, khổ người. Đó là pháp thiện.
Vì thế chúng ta bắt buộc bộ chỉ huy phải tập huấn mười điều dữ, mười điều lành.
Nghĩa là bắt buộc nó phải học tập đó. Tức là bắt cái ý thức của chúng ta phải học tập cho nó biết cái nào là lành, cái nào là dữ. Đó thì vậy đó, phải bắt buộc nó, phải tập huấn nó, cho nó học tập cho nó biết rõ.
Còn nếu mà không có bắt buộc cái ý hành của chúng ta mà nó học tập, thì nó chỉ huy tầm bậy, nó chỉ huy sai, nó đưa đến chúng ta nhiều điều đau khổ.
Và còn phải huấn luyện quân đội, trau dồi Tứ Vô Lượng Tâm để áp dụng chiến đấu với mặt trận Lành và Dữ.
Đó, mình bây giờ mình phải trau dồi được cái tâm của mình nữa, mình ý thức của mình là đã minh rồi đó, đã hiểu rồi, nhưng mà phải huấn luyện bốn cái Tâm Vô Lượng của chúng ta.
Chớ nếu mà không huấn luyện, trau dồi bốn cái Tâm Vô Lượng này thì chúng ta lấy đâu mà chiến đấu với mặt trận Lành - Dữ này được?
Đó thì, chúng ta thấy cả một mặt trận mà để mà chúng ta mở màn cho một cuộc chiến trận đánh cái mặt trận Lành - Dữ ở trong cái cuộc đời của chúng ta, để chúng ta trở thành những con người chiến thắng.
(53:04) Bây giờ chúng ta cũng cần phải biết nội dung của Tứ Chánh Cần.
Nghĩa là, hồi nãy tới giờ đó mình đã học biết nó như vậy rồi, nhưng mà mình cũng còn phải xem xét cái nội dung của Tứ Chánh Cần như thế nào?
Để giải rõ ra, nãy thì đại khái cho chúng ta biết là có bốn cái phần, nhưng mà chưa có giải rõ ra. Còn bây giờ thì chúng ta phải giải rõ ra cái nội dung của cái Tứ Chánh Cần cho nó rõ ra. Hồi nãy thì khái lược bốn cái nội dung đó.
1. Siêng năng, cần mẫn ngăn ngừa điều ác chưa phát sanh.
Đó là đại khái đó như vậy. Bây giờ mình giải thích ra cho nó rõ ra cái đại khái đó như thế nào.
Nơi ý hành lúc khởi ác, lúc không khởi ác…
Nơi cái ý hành của chúng ta lúc thì nghĩ cái ác, lúc thì không nghĩ cái ác.
… ta biết làm sao ngăn cho được? Mà trong kinh dạy ngăn ngừa những điều ác?
Hầu hết các kinh sách giảng đến đây không thấy pháp hành, chỉ nói ngăn ngừa, ráng giữ gìn. Ngăn ngừa và ráng giữ gìn thì tâm không hình sắc lại không có dây dàm làm sao mà nắm, giữ nó được?
Cho nên lời nói ngăn ngừa và ráng giữ gìn là lời nói suông.
Muốn ngăn ngừa và giữ gìn không có ý hành ác pháp thì phải áp dụng tu tập trau dồi tâm bằng hai pháp:
Nghĩa là khi mà chúng ta muốn trau dồi về cái phần ngăn ngừa và giữ gìn này đó thì chúng ta phải - bởi vì ngăn ngừa và giữ gìn thì chúng ta phải trau dồi bằng hai cái pháp:
Một là Tùy Pháp, hai là Hướng Pháp.
Đó mình phải vạch ra cho nó rõ để mình biết cái cách pháp hành như thế nào thì mình mới hành. Chớ bây giờ nói Hướng Pháp không thì quý thầy cũng không biết, mà nói Tùy Pháp không thì quý thầy cũng không biết, mà Tùy Pháp không thì không đủ, mà Hướng Pháp không thì cũng không đủ.
Cho nên ở đây chúng ta phải câu hữu lại hai cái pháp này để mà chúng ta tu tập, để trau dồi, để mà đoạn dứt cái pháp ác mà tăng trưởng cái pháp lành.
Đó thì, Tùy Pháp là như thế nào, mà Hướng Pháp như thế nào?
Tùy Pháp là pháp tu tập như thế nào, mà Hướng Pháp tu tập như thế nào?
Để nói rõ ra để cho chúng ta biết được cái pháp tùy, pháp hướng thế nào.
Tùy Pháp là phải nương theo cái pháp mà Đức Phật đã chỉ dạy…
Đó, thì bây giờ có cái pháp sẵn mình mới tùy theo, còn bây giờ chưa pháp thì làm sao tùy? Đó, các thầy phải hiểu chỗ đó.
Thì như vậy là chúng ta đã được Phật dạy những cái pháp nào thì chúng ta phải tùy theo cái pháp đó, tức là theo cái pháp đó, mà nương theo cái pháp đó mà chúng ta tu tập hằng ngày trau dồi mình theo cái pháp đó, thì đó là có cái pháp để chúng ta trau.
… để hằng ngày theo cái lý đó mà trau dồi các hành thân, khẩu, ý của mình để ngăn chặn các pháp ác không cho sanh.
(56:11) Ví dụ Phật dạy pháp Tứ Vô Lượng Tâm mà Thầy vừa dạy. Đã học và đã trau dồi tâm mình để cho tâm của quý vị phát sanh lòng Từ, Bi, Hỷ, Xả, khi tâm này đã phát sanh thì tâm của quý vị không còn khởi ác pháp.
Nghĩa là, khi mà quý vị đã tu tập bốn cái Tứ Vô Lượng Tâm này thì các ác pháp không còn khởi sanh ở trong đó nữa.
Cái hành động hằng ngày mà quý vị trau dồi tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả là cái hành động ngăn ngừa, giữ gìn các pháp ác…
Đó, cái hành động mà mình trau dồi cái tâm thương yêu của mình đó, cái tâm buông xả của mình đó, tâm vui theo đó, thì cái đó là cái hành động ngăn ác.
Bởi vì mình có thương yêu thì mình mới không có làm cho người ta đau khổ, cho nên đó là cái hành động ngăn ác, mình biết đó là ngăn ngừa.
Vì vậy cho nên ở đây nói ngăn ngừa mà nói danh từ suông thì chúng ta biết cái gì ngăn ngừa? Nếu mà chúng ta không trau dồi cái tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả thì làm sao chúng ta ngăn ngừa được!
Quý thầy thấy rõ không? Bởi vậy cho nên thấy rõ như vậy chúng ta mới biết đó là cái pháp ngăn ngừa.
… tức là quý vị dứt bỏ các pháp ác, hay nói một cách khác là đoạn dứt các pháp ác nơi tâm của quý vị.
Nghĩa là cái tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả của mình có rồi thì tức là mình đoạn dứt các pháp ác. Đó là đoạn dứt nó đó.
Bởi vậy, Phật dạy các pháp ác cần phải dứt bỏ, đoạn trừ.
Ở đây lộ trình của người cư sĩ, của người tu sĩ cần phải trau dồi tâm mình trong pháp môn Tứ Vô Lượng Tâm thì đó là pháp dứt ác, tăng trưởng pháp lành, chớ không phải Tứ Chánh Cần.
Nghĩa là bắt đầu chúng ta trau dồi cái tâm Tứ Vô Lượng Tâm của mình đó, đó là mình đã ngăn ngừa cái tâm ác của mình đó, tức là không có cho nó phát sanh ra, thì đó là Tứ Vô Lượng Tâm.
Còn Tứ Chánh Cần là chúng ta dùng nó để mà đoạn dứt. Nhưng trong Tứ Chánh Cần nó còn có cái pháp ngăn ngừa chứ không là phải chỉ riêng có Tứ Vô Lượng Tâm mới ngăn ngừa mà thôi.
(58:34) Đến đây Thầy sẽ giảng thêm để cho quý thầy thấy rõ cái điều mà quý thầy cần phải rõ: Tứ Chánh Cần và Tứ Vô Lượng Tâm.
Chớ nếu mà không giảng chỗ này thì quý thầy tưởng Tứ Vô Lượng Tâm nó tu cái góc độ của Tứ Vô Lượng Tâm, nó không ăn nhập gì với Tứ Chánh Cần không. Không phải đâu!
Nó - Tứ Vô Lượng Tâm là cái pháp để ngăn ngừa các pháp ác, chúng ta phải hiểu như vậy mới đúng. Và Tứ Chánh Cần nó có những cái pháp ngăn ngừa riêng của nó nữa. Chớ không phải Tứ Chánh Cần nó không có pháp ngăn ngừa đâu, nó có cái pháp ngăn ngừa. Và nó có cái pháp đoạn dứt của nó nữa.
Đó, thì ở đây chúng ta thấy: Đức Phật nhắm xây dựng cho chúng ta đi trên con đường thiện, cho nên hoàn toàn chúng ta dứt ác để tâm chúng ta “tịnh, rồi do đó mà chúng ta “chỉ” mà chúng ta làm chủ được sanh tử luân hồi. Chớ không phải là chúng ta ức chế tâm.
Chúng ta phải hiểu được cái đường lối của đạo Phật. Ngồi đó mà chổng khu ức chế tâm đó là cái tu điên, tu sai, tu không đúng. Với ngồi nhiều mà không chịu đi kinh hành đó là tu điên, tu khùng.
Đến đây quý thầy thấy rõ Tứ Vô Lượng Tâm và Tứ Chánh Cần là như hai anh em song thai, là hai cánh tay: tay mặt và tay trái, nếu thiếu một tay thì không làm nên việc được.
Có pháp Tứ Vô Lượng Tâm mà không có Tứ Chánh Cần thì đương nhiên ta tu hành còn thiếu khuyết lớn.
Đó cho nên Thầy xếp hai cái pháp môn này nó đứng gần ở bên nhau để chúng ta thực hiện được cái pháp thiện. Còn nếu mà chúng ta xếp nó vào các pháp khác thì nó không thể đúng được.
Tứ Chánh Cần là bốn pháp bắt buộc chúng ta tu hành phải siêng năng cần mẫn; luôn luôn tu tập không được bỏ qua, cho nên gọi nó là Chánh Cần, tức là siêng năng trong Chánh Pháp thiện, diệt trừ tà pháp ác.
Nghĩa là luôn luôn lúc nào chúng ta - khi mà tu tới Chánh Cần nó còn siêng năng hơn là Tứ Vô Lượng Tâm nữa.
Nghĩa là nói Cần - tức là Chánh Tinh Tấn đó. Bởi vậy khi mà Phật nói Tấn Lực, thì tức là nói Tứ Chánh Cần đó là Tấn Lực. Cho nên nói về cái pháp mà siêng năng nhất ở trong các pháp của Phật thì phải nói Tứ Chánh Cần là cái pháp siêng năng nhất.
Mà siêng năng nó mới diệt được cái ác, nó mới dứt trừ được cái ác, nó mới tăng trưởng được cái thiện. Còn nếu không siêng năng thì nó không dứt trừ được ác, mà nó không tăng trưởng được thiện, và vì vậy cuộc đời chúng ta tu cũng chỉ hoài công thôi.
Cho nên cái pháp này gọi là pháp Chánh Tinh Tấn, ở trong cái nẻo Bát Chánh Đạo thì cái Chánh Tinh Tấn thì nó nằm ở trong cái Tứ Chánh Cần này.
Nếu mà người siêng năng mà hằng ngày trui luyện mình để dứt ác mà tăng trưởng thiện, thì cái người này gọi là Chánh Tinh Tấn.
Chớ không phải là Chánh Tinh Tấn mà ngồi nhiều, hay hoặc là ngồi thiền nhiều, nhiếp tâm nhiều là Chánh Tinh Tấn đâu, hay hoặc là ngồi nhập định nhiều là Chánh Tinh Tấn đâu.
Chánh Tinh Tấn là dứt ác mà tăng trưởng thiện, đó là Chánh Tinh Tấn.
Cho nên ở đây Thầy giảng từ cái pháp này nó có chuyền leo qua những cái pháp khác để chúng ta hiểu được Phật Pháp cái đúng cái sai của nó, chớ không khéo thì chúng ta chưa có biết ở chỗ nào.
Tứ Chánh Cần có pháp tu riêng không phải trau dồi tâm mình như Tứ Vô Lượng Tâm.
Đó, Thầy nhắc lại cho quý thầy thấy rằng Tứ Chánh Cần thì nó cũng phải có pháp tu riêng của nó, chớ không phải là nó chỉ có ở trong cái pháp Tứ Vô Lượng Tâm đâu, nó có cái sự riêng của nó.
Đến đây bây giờ nó cũng gần hết giờ rồi, chúng ta nghỉ.
(01:01:46) Thầy tiếp tục cái bài giảng buổi sáng để cho các con nghe lại cái băng, và đồng thời thì Thầy cũng nhắc cho mấy con trên cái bước đường tu tập.
Trước khi mà nhắc thì Thầy cũng muốn để cho các con nghe lại những cái gương hạnh của những bậc cao tăng, những bậc Thánh Tăng trong cái thời của Đức Phật, để lấy cái đó làm cái gương tu tập cho chính mình.
(01:02:19) Và cái bài Tứ Vô Lượng Tâm thì chúng ta cũng đã kết thúc. Cho nên để kết thúc cái bài Tứ Vô Lượng Tâm, ở bên nữ, Thầy nhắc lại cái gương của những vị Thánh Ni nữ như Ngài Trưởng lão - bà Badumavati.
Bà tu Định Vô Lu và quán bất tịnh. Bà có ghi lại một bài kệ. Sau khi tu cái Định Vô Lậu bà đã chứng đạt được Tam Minh, thành tựu được sự giải thoát. Qua cái bài kệ đó Thầy đọc cho các con nghe, bà nhắc lại cái công trình tu tập của mình:
Ta tu Định Vô Lậu
Từ đầu tóc trở xuống
Từ bàn chân trở lên
Hãy quán xét thân này
Thân này thật bất tịnh
Thật hôi hám thối tha
Ta an trú như vậy
Mọi tham dục nhổ sạch
Phiền não được đoạn trừ
Ta mát lạnh, tịch tịnh.
Đó là chỉ cho cái trạng thái giải thoát của chính bà. Nghĩa là bà tu cái Định Vô Lậu như thế nào? Bà bắt đầu từ ở trên tóc của bà đó, ở trên đầu của bà, bà quán sát, bà đặt cái niệm cái bất tịnh ở trên cái thân của bà, rồi bà quán sát từ ở trên đầu của bà.
Bà ngồi kiết già, bà thẳng lưng rồi bà nhìn, bà tưởng ra, bà nhìn cái đầu của bà, bà nhìn trở xuống, rồi dưới ở bàn chân, bà mới nhìn trở lên, bà quán sát lên xuống như vậy. Bà xem coi có cái gì là nó sạch, nó thơm tho, nó quý báu mà tại sao bà lại chấp cái thân bà dữ vậy?
Cho nên bây giờ đó thì bà mới quán sát cái thân của mình, thì bà thấy cái thân này rõ ràng là từ ở trên đầu tóc của mình, tóc của mình nó sạch chớ sự thật ra nó là bất tịnh, nó rất là dơ. Rồi cho đến dưới bàn chân của bà, từ cái da chân cho đến cái gì đi nữa nó rời ra thì nó cũng hôi thúi.
Mà bà quán sát như vậy, rồi bà quán sát từ dưới chân lên tới đỉnh đầu. Bà thấy cái thân này rõ ràng là bất tịnh, thật là hôi thúi, không có cái gì mà không hôi thúi, quăng nó ra một miếng thịt hay hoặc cái móng tay của mình ra rồi thì thấy nó quá là bẩn thỉu.
(01:04:33) Cho nên bà an trú ở trong cái thân mà bẩn thỉu như vậy đó, thì mọi cái lòng mà ham muốn của bà đó, bà nhổ sạch ra hết, bà không còn ham muốn nữa.
Cho nên, từ cái nhổ sạch cái lòng ham muốn đó, cái phiền não bà nó đoạn dứt, bà không có còn phiền não nữa, do đó đó, bà đã được cái sự giải thoát. Vì vậy chỉ có cần một cái Định Vô Lậu mà người ta được giải thoát.
Vậy thì, trong khi mà tu cái Định Vô Lậu đó, thì ở đây Thầy chưa có đến cái giai đoạn lộ trình thứ hai của cái người tu Định Vô Lậu như thế nào, nhưng Thầy cũng có dạy các con để tu tập cái Định Vô Lậu rồi, để quét sạch những cái tâm phiền não của mình đó.
Thường là mình ngồi mình quán rồi mình dùng pháp hướng mình nhắc để mình đoạn trừ nó, mình diệt trừ cái lậu hoặc.
Nhưng đến khi giảng thì Thầy sẽ dạy rõ hơn về cách thức tu tập như thế nào cho đúng cách, để nội cái Định Vô Lậu không thì quý thầy, các con cũng thấy được cái sự giải thoát, chớ không phải cần nhiếp tâm ở trong hơi thở.
Tại sao vậy? Tại vì hằng ngày chúng ta hay dùng cái pháp hướng, mà cái pháp hướng đó đó, cái pháp hướng tâm là như cái lý tác ý đó, là cái pháp dùng cái sức lực của tinh thần của chúng ta.
Thí dụ như các con nghe nói mình dùng cái câu nào đó, thí dụ như cái tâm mình hay tham, hay sân, hay là nó hay - nó thiếu lòng từ bi do đó mình đặt ra: “Cái tâm không có sân nữa! Từ đây phải chấm dứt!”
Mình chấm dứt, thì khi mình bảo nó: “Phải ngưng lại! Chấm dứt!” - ra lệnh như vậy, thì cái sức mình dồn cái hơi để mình tống nó ra như vậy đó là cái lực của tinh thần. Cái lực của tinh thần mình rất mạnh.
Và khi mà cái pháp hướng nó thành tựu rồi, mà cái tâm của quý vị đã nhổ sạch cái phiền não, cái lậu hoặc đó, thì cái tâm nó thanh tịnh rồi, thì lúc bấy giờ cái pháp hướng đó, dùng cái lực pháp hướng, thì mình có hướng tâm mình nhắc thế này: “Các hành trong thân ngưng!” Và “Cái hơi thở phải ngưng!” - thì lúc bấy giờ nó nghe theo cái lời truyền lệnh của chúng ta thì nó ngưng liền.
(01:06:26) Nó ngưng liền, thì lúc bấy giờ chúng ta có cần gì mà phải ngồi hít thở đâu! Tức là lúc bấy giờ chúng ta nhập Tứ Thiền. Mà nhập Tứ Thiền cái thân nó ngưng thì tức là nó định. Nó định thì nó định ở trên cái tâm thanh tịnh của nó, cho nên từng đó chúng ta hướng tâm đến Tam Minh rất dễ dàng và giải thoát.
Đó thì chúng ta chỉ tu có bây nhiêu đó mà chúng ta cũng vẫn thấy là sự giải thoát rồi. Chớ đâu cần phải ngồi hít thở.
Mà hít thở mà khi tâm quý thầy, của các con luôn luôn lúc nào cũng bị động, lúc thì phiền não, lúc thì giận hờn, lúc thì đau khổ, mọi chuyện nó đều làm cho các con cái tâm ray rứt nó đủ thứ hết. Mà như vậy thì bây giờ các con có bảo cái hơi thở ngưng hay hoặc là bảo như thế nào nó có ngưng không? Hay là nó tưởng ngưng chớ không phải là nó ngưng? Đó là những cái mà chúng ta đã lầm lạc, tu sai.
Vì Phật dạy “tịnh chỉ”. Tịnh là thanh tịnh, mà thanh tịnh thì tức là lậu hoặc nó phải hết, phiền não nó không còn, nó không còn giận hờn, phiền não, nó không còn khóc sướt mướt nữa, do đó nó không còn những cái lỗi lầm, cái lỗi ác, lỗi này kia, nó không còn ở trong các pháp ác, nó còn ở trong pháp thiện.
Mà bây giờ thì các con coi như hoàn toàn là ở trong pháp ác, hở một chút thì có phiền não, có đau khổ, thì là pháp ác rồi đâu có còn là pháp thiện được!
Đó, cho nên cái tâm nó còn dính dấp ở gia đình, tình thương này, tình thương kia, nó trăn trở đủ cái thứ mà nó không có lìa ra được, mà bây giờ bảo cái hơi thở ngưng thì làm sao nó ngưng? Các con thấy.
Phải chi người ta nói rằng mình bảo nó ngưng mà cái tâm mình nó còn ham muốn cái này kia mà bảo ngưng được thì cái đó nó dễ rồi. Nhưng mà Phật dạy cái tâm phải hết ham muốn, cái thân phải ly dục, ly bất thiện pháp, không còn ác pháp thì mới điều khiển, mới bảo nó được! Còn bây giờ cái tâm mình còn ê chề như vậy mà mình bảo làm sao bảo được!
Đó là những cái mình tu chưa có đúng cái đường lối của Phật, cho nên mình không có đạt được cái chỗ tu tập.
(01:08:04) Đây Thầy thuật lại một vị ni nữ trong cái thời của Đức Phật đã tu hành như thế nào, trong khi tuổi già, sức yếu mà vẫn đạt được cái Định Vô Lậu.
Bà Citta.
Gần bảy mươi tuổi bà mới được theo Phật tu hành. Thân già yếu, mệt mỏi bà cố gắng tu tập định vô lậu.
Đó bà đâu có làm sao bà nhiếp thở hơi thở được, bởi vì hít thở hơi thở như quý con bây giờ đó thì nó lại mệt, cho nên bà chỉ ngồi bà đặt cái niệm trước mặt bà quán vô lậu để bà phá sạch cái lậu hoặc.
Cho nên bà viết cái bài kệ như thế này:
Dầu ta có mệt mỏi,
Bệnh hoạn, quá yếu đuối,
Dựa trên gậy ta đi,
Ta leo lên đỉnh núi.
Với đại y vắt ngang,
Với bình bát lộn ngược,
Ta dựa mình tảng đá,
Phá tan khối si ám.
Đó, “phá tan khối si ám” là cái lậu hoặc đó, cái tham, sân, si, của mình đó, cái ngu si, cái phiền não, đau khổ đó, bà phá tan được cái đó thì cái tâm “tịnh”, bà thành tựu được đạo giải thoát. Cũng là một cái Định Vô Lậu.
Đó thì các con thấy, người ta tu có cái Định Vô Lậu mà người ta được giải thoát, mà người ta già tới bảy mươi tuổi rồi, chớ đâu phải còn nhỏ nhoi gì! Người ta đâu có cần dùng hơi thở đâu, nhưng mà người ta vẫn làm chủ được cái hơi thở.
Đây:
Dù ta có mệt mỏi,
Già tới bảy mươi tuổi mà bệnh hoạn nữa, làm sao không mệt mỏi!
Bệnh hoạn, quá yếu đuối ,
Bà quá yếu đuối.
Dựa trên gậy ta đi,
Nghĩa là bà xin Đức Phật vào xuất gia rồi thì các con biết, bây giờ các con già như cô Huệ Ân thì đâu có đi xin, phải không? Còn bà đó, bảy mươi tuổi rồi bà phải chống cây gậy, vì đâu có ai xin cơm cho mình đâu, bà phải tự xin ăn, mà đâu có ai nấu cơm sẵn cho mình ăn đâu, tới đúng giờ đó phải chống cây gậy đi ra ngoài chợ đó, để mà ra ngoài chỗ đó người ta mới cho, cho đủ rồi bưng về, bưng về thì phải trèo núi.
Cho nên bà phải leo lên trên đỉnh núi chớ không phải ở dưới đâu, già cả mà còn phải đi lên dốc núi như vậy đó, thì:
Với đại y vắt ngang,
Vắt ngang như thế nào? Như cái y Thầy đây là vắt xuôi đó các con. Vắt ngang là nó dài vầy cái rồi ấy cần cổ vầy, thòng xuống vầy, như vắt cái khăn vậy đó, gọi là vắt ngang, đặng trèo mới được chớ không mà vắt như vầy đi té làm sao? Kêu là vắt ngang đó. Vắt là như cái khăn mình vắt cổ vầy nè, kéo xuống hay thòng xuống vầy nè, đó gọi là vắt ngang:
Với bình bát lộn ngược,
Bình bát mang đây mà nó lộn ngược, bởi vì trèo núi nó phải lộn ngược, cái bình bát - cái miệng bát nó phải lận trở xuống chứ sao! Đó thì các con thấy cái cách vất vả không?
Nhưng mà khi đến chỗ rồi thì bà dựa mình vào tảng đá, bà ngồi đó bà đặt niệm đó, cho nên bà phá tan được cái khối si ám, thì lậu hoặc nó sạch rồi đó.
(01:10:40) Các con thấy những cái gương hạnh. Già yếu như vậy mà người ta nỗ lực người ta phá những cái si ám đó, người ta thấy đó là những cái lậu hoặc, cái khổ của đời người, cho nên người ta quét sạch.
Quét sạch - thì tức là khi mà quét sạch thì phải dùng cái gì các con biết không? Dùng pháp hướng, tức là ám thị đó! Mà pháp ám thị nó đâu có dùng cái gì đâu, mà mình chỉ nhắc thôi chớ có gì đâu!
Chẳng hạn như là bây giờ các con bảo nè: “Hơi thở ngưng!” - các con có nín không? Hay là bảo rồi các con nín? Cái kiểu đó là sai. Mình chỉ ra lệnh nó thôi, nó nín không nín thây kệ nó, mình cứ thở đi, mình thở bình thường giống mình thở, nhưng mà mình ra lệnh nó. Phải không các con?
Khi mà ra lệnh nó, mình ra lệnh riết nó có hiệu quả. Tới chừng hiệu quả rồi bảo cái nó ngưng. Nhưng mà nó hiệu quả đó là do cái tâm của mình thanh tịnh.
Bây giờ đó mình còn phiền não, còn giận hờn gì đó, mình cứ hướng mình nhắc: “Cái tâm phiền não này phải dứt, vì phiền não là khổ!”
Hoặc là mình quán cái thực phẩm ăn, mình thấy mình thích thú cái ăn, mình quán cái bất tịnh. Mình thấy cái thân này mình còn chấp cái ngã cho nên mình giận hờn, thì mình quán vô thường, khổ, không, vô ngã. Đó!
Đó là những cái định mà lậu hoặc để quét sạch những cái này. Mình thấy trong tâm trạng mình còn thấy nhớ thương hay hoặc là có những cái phiền não gì, thì mình biết cái mầm mống của lậu hoặc, cho nên từ đó mình phải quét sạch nó.
Chớ không có được để nó. Do mình để nó thì tức là nó huân tập những cái lậu hoặc khác nữa, nó nhiều ra nữa, thì làm sao mà cho hết được? Chẳng hạn là cứ một ngày mình thêm cái giận chút, ngày thêm giận chút, thì cái lậu hoặc càng ngày nó càng tăng lên.
Do đó vì vậy mình càng ngày phải xả xuống chớ! Mình xả xuống bằng cái pháp hướng của mình, rồi bằng cái trau dồi Tứ Vô Lượng Tâm của mình.
Đó là hai cái gương hạnh rồi.
(01:12:06) Bây giờ đến một cái gương hạnh nữa, cũng là một cái người phụ nữ, cũng già yếu rồi đi tu theo Phật.
Bà Mettika,
Cũng tuổi già yếu, bà bỏ cả gia đình sản nghiệp và con cái theo Phật tu hành.
Đó tới bảy, tám mươi tuổi rồi mà người ta ngộ được cái lý của đạo Phật rồi người ta thấy cái đời khổ quá: Từ nào có chồng, có con, có này kia, rất là khổ, cho nên vì vậy mà bây giờ tới già rồi bà cũng vẫn xin Phật theo tu được.
Vì khi mà có cái Tăng đoàn của nữ thì Đức Phật chấp nhận cho phụ nữ vào tu hết, già cả gì cũng cho tu hết. Cũng như Thầy bây giờ, già cả gì Thầy cũng cho tu hết. Nhưng mà các con thì không ráng tu, không có sống cho đúng những cái hạnh độc cư hoặc là sống cho đúng, xả hết cái tâm.
Còn hồi xưa sao các bà sao mà giỏi quá, họ đi tu cái họ bỏ hết, chồng con bỏ hết, tất cả những sản nghiệp bỏ hết.! Các con sẽ nghe những cái bài kệ của các bà, các con thấy các bà nói rất là chí lý lắm.
Đây, cái bài kệ của bà này:
Dầu ta có đau đớn,
Sức yếu tuổi trẻ qua.
Dựa trên gậy ta đi,
Ta leo lên đỉnh núi.
Với đại y vắt ngang,
Với bình bát lộn ngược.
Ta ngồi trên tảng đá,
Tâm ta được giải thoát.
Ba Minh chứng đạt được.
Thành tựu lời Phật dạy.
Đó thì các con thấy, người ta tu có cái Định Vô Lậu thôi. Bởi vì mấy người già này người ta không tu cái định hơi thở nổi đâu. Bởi vì hít thở nó khó lắm.
Còn tu cái Định Vô Lậu thì chỉ đặt cái niệm trước mặt, ngồi kiết già hẳn hòi, đàng hoàng rồi quán xét, từ đó phóng ra cái tri kiến, theo dõi quán xét cả thân tâm, phá vỡ những cái tâm ham muốn mình.
Mình thấy còn một chút gì mà mình còn thương, còn ghét, còn này kia, còn nhớ con, nhớ cái, nhớ nhà, nhớ cửa, thì ngay đó là đặt cái niệm ngay chỗ trước mặt là quán quét sạch, đập nó xuống hết, không có còn để cho cái niệm đó nó len lỏi trong đầu, tức là phá lậu hoặc đó.
Thí dụ như bây giờ các con đó, các con có gia đình nè, có con cái nè, có cháu chít nè, có nhà cửa nè, có tài sản của cải nè… bây giờ ngồi tu, thỉnh thoảng nó - cái niệm của mình nó nhảy ra những cái gì. Mà cái niệm nhảy ra tức là cái thương nhớ, cái ghét của mình nó còn đó, cho nên đặt cái niệm đó ra mà quán quét sạch.
Đó thì, những cái hôm nay Thầy dạy cho các con, nó thực tế để mà tu cho cái tâm nó thanh tịnh, cho nó phá đi những cái chướng ngại trong tâm, để giải thoát hoàn toàn.
(01:14:25) Bà Sanjha thì bà nói lên cái bài kệ của bà trong khi bà cũng tu cái Định Vô Lậu mà đạt được cái sự giải thoát. Bà nói bài kệ:
Bỏ gia đình xuất gia,
Nghĩa bỏ hết cái gia đình, bà đi tu.
Ta từ bỏ con cái,
Từ bỏ gia súc quý,
Nghĩa là bà cũng nuôi gà, nuôi vịt, chắc bà cũng mến nó lắm đó, cho nên bà nói quý đó!
Từ bỏ tham, sân, si,
Còn đối với vô minh,
Ta sống hạnh viễn ly.
Nghĩa là ở chỗ này các con nhớ: “Còn đối với vô minh” - vô minh là những cái không có rõ, không có hiểu đó, cho nên bà phải sống cái hạnh viễn ly.
Sống viễn ly là sống gì các con biết không?
Vì vô minh, mình đứng đối trước tất cả các - mọi người, mình không có sáng suốt. Mà không sáng suốt người ta nói cái nó giận, nó hờn, phiền não liền hà. Cho nên bà phải sống viễn ly để mà đối trị với tâm vô minh mình được, tức là không có sống gần ai hết, là không có chuyện gì xảy ra thì đâu còn có sự vô minh phải không các con? Phải không?
Cho nên bà sống một mình bà, bà sống viễn ly, không có chơi chung ai hết. Cho nên bà viễn ly tất cả hết thì cái vô minh nó đâu có! Bởi vì nó không có đối tượng, cho nên nó không làm tâm bà chướng ngại.
Vậy bà nỗ lực bà sống độc cư, bà không nói chuyện ai hết. Cho nên bà cắt ly được cái duyên vô minh, cái vô minh lậu đó. Cho nên tâm bà không chướng ngại, từ đó lần lượt cái tâm nó thanh tịnh, bà quán vô lậu bà quét sạch cái ngã chấp, cái kiến chấp của bà ở trong tâm, cái thương, ghét của bà, bà quét sạch ra. Nhờ cái hạnh viễn ly đó mà bà đã quán được cái vô lậu mà bà thành tựu.
Còn các con thì cứ nay chuyện này, mai chuyện khác thì cái vô minh nó càng tràn trề! Mà hễ vô minh ra thì các con thấy gì? Phiền não, đau khổ đủ thứ hết, phải không? Các con thấy cái sự vô minh mình chưa?
Còn nếu mình không vô minh thì mình làm sao mình đau khổ, phiền não được? Vì có vô minh cho nên mình rất khổ. Cho nên mình sống độc cư, viễn ly đó là mình sống mình phá trừ cái vô minh.
Sau khi chinh phục được,
Đoạn tận gốc tham ái.
Cái tham ái là cái lòng ham muốn của mình đó, đoạn tận được.
Ta được sống thanh thản,
Tịch tịnh và an lặng.
Đó thì các con thấy, các bà sống sao tu hành coi dễ dàng quá! Chỉ nắm được cái mấu chốt nào đó là ngay đó là cái yếu điểm của mình, thì Ngài đã thực hiện được cái sự thành tựu của mình.
Như cái bà này thì bả đã nắm được cái mấu chốt là cái sự vô minh mình nhiều quá, đụng ai mình cũng có thể phiền não được, người ta nói nặng, nói nhẹ hay hoặc nói gì cái mình cũng đau khổ được.
Cho nên do vì vậy đó mà mình cố gắng mình phải sống cái đời sống viễn ly ra, viễn ly không có đối tượng nữa, cho nên mình sống hoàn toàn là… mình mới khắc phục được mình, nhất là mình chiến thắng được tâm mình.
Đó thì các con thấy, đó là những cái người phụ nữ mà trong thời Đức Phật họ là những bậc Thánh Ni ở trong thời đó đó. Họ tu tập như vậy đó, nó không có khó khăn gì hết.
Chớ phải như còn trẻ tuổi như mấy con thì không nói gì. Già bảy, tám mươi tuổi rồi, cũng như bằng cô Huệ Ân vậy rồi, mà người ta vẫn là giải thoát, người ta vẫn là bậc A La Hán hết.
Chỉ có một chút xíu thôi, dứt bỏ thế gian, tâm giải thoát liền, vô lậu thì thành đạo quả Bồ Đề. Còn dứt không được hết thế gian - thì hai cái lộ trình mà Thầy vạch ra, các con nghe băng thì các con sẽ thấy rằng, Thầy đã dạy rất rõ:
Cái lộ trình mà còn thế gian thì không bao giờ mà có thể trắng bạch như vỏ ốc được. Mà bước chân vào cái lộ trình mà xuất thế gian rồi thì nó trắng bạch như vỏ ốc.
Tức là cắt đứt toàn bộ cái sự dây mơ rễ má của thế gian không còn dính nữa. Từ đó, chúng ta quét sạch những cái lậu hoặc mà còn lại trong tâm, thì trong vài ba hôm thì nó quét sạch rồi đâu còn lâu nữa!
(01:18:00) Cái bà này thì người ta không biết tên, nhưng bà có một đứa con tên là Sumangala. Cho nên nói:
Mẹ của Sumangala.
Theo Phật Pháp tu Tứ Bất Hoại Tịnh.
Bà tu theo cái pháp Tứ Bất Hoại Tịnh tức là bà tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, tin Giới, cho nên bà niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới mà bà chứng quả A La Hán. Đó thì các con thấy, người ta tu có một pháp à! Hồi nãy là tu Định Vô Lậu, rồi bà này thì tu Tứ Bất Hoại Tịnh mà người ta thành tựu.
Đây, bà thành tựu đây nè:
Hỡi thiện giải thoát Ni!
Bà nói, bà gọi bà đó.
Lành thay khéo giải thoát
Khỏi cái chày giã gạo,
Tức là bà thoát được cái chày giã gạo của bà, chắc bộ bà giã gạo dữ lắm đó! Đó, cho nên bà nhắc lại đó, bà thoát được cái chày giã gạo.
Ta không còn xấu hổ,
Với ông chồng đan dù.
Bà có ông chồng chắc đan dù, cho nên bà xuất gia bà đi rồi thì bà thoát khỏi ông chồng đan dù của bà, cho nên bà không thấy xấu hổ rồi.
Với cái xoong chảo nấu ăn,
Bà còn lìa được cái xoong chảo nấu ăn của bà nữa!
Với nghèo đói tồi tàn
Chắc nhà bà chắc nghèo lắm, bà thoát ly được rồi!
Với nghèo đói tồi tàn
Chặt đứt được tham ái,
Tức là bà ly được tất cả những cái cuộc sống của gia đình đó. Bà thuật lại ở trên là cái cuộc sống gia đình của bà, bà ly ra được rồi, thì bây giờ bà mới chặt được cái tâm tham ái của bà.
Do cái bà sống đúng như Phật, bà sống đúng như Pháp, bà sống đúng như Tăng, bà sống đúng với giới luật, nó không phạm phải một cái lỗi lầm nào hết, cho nên bà đã đoạn dứt tâm tham, sân của bà.
Ta sống không tham, sân.
Ta đi đến gốc cây,
Ôi! An lạc ta thiền!
Sung sướng không? Các con thấy không? Người ta chỉ dứt đó, bây giờ người ta ngồi lại người ta nhập định tức là bà nhập Tứ Thiền liền đó! Cho nên:
Ôi! An lạc ta thiền!
Tức là bà nhập vô Tứ Thiền cái nó an lạc. Bởi vì cái thiền là cái lạc đệ nhất ở trong tất cả các lạc, đệ nhất hướng tối thắng cái lạc.
Bởi vì các con biết, nó có bốn cái lạc của thế gian, gọi là dục lạc, mà có bốn cái lạc của pháp xuất thế gian tức là Sơ Thiền là một cái lạc nè, Nhị Thiền cái lạc nè, Tam Thiền cái lạc nè, Tứ Thiền cái lạc tối thượng nhất của trong bốn cái lạc.
Cho nên các con thấy, khi mà các vị ngày xưa người ta đã hiểu được Phật Pháp rồi, người ta dứt bỏ được cuộc đời rồi, rồi bắt đầu người ta hiểu được, người ta tu cái Tứ Bất Hoại Tịnh - tức là bốn cái pháp bất hoại làm cho cái tâm người ta thanh tịnh - thì người ta chỉ sống như Phật, người ta chỉ tùy theo pháp của Phật mà người ta làm không sai, người ta sống giống như các bậc Thánh Tăng, người ta sống đúng giới luật, người ta không phạm phải một cái lỗi nào hết. Từ đó người ta quét sạch cái tâm tham, sân, si người ta.
(01:20:53) Do đó, người ta chỉ cần ra lệnh: “Hơi thở ngưng!” - bắt đầu người ta bảo “Các hành trong thân ngưng!” - bắt đầu nó ngưng hoàn toàn.
Cái thân đang sống như thế này bắt đầu hơi thở ngưng, đâu có cần phải mà tập luyện hơi thở như các con, phải thở chậm, thở nhẹ như thế này, thế khác, để rồi kéo dài từ ngày này, đến ngày khác mà nó không chịu ngưng. Người ta chỉ cần cái tâm thanh tịnh người ta ra lệnh thôi.
Bởi vì, nếu mà chúng ta sống giống như Phật, bây giờ ông Phật ổng phải đi xin ngày một bữa ổng ăn nè, thì mình niệm Phật - là cái thân niệm Phật thì cái thân mình phải niệm, phải ngày một bữa chớ đâu ăn phi thời được! Phải không?
Rồi cái thân của Phật là không có ngủ, thân của Phật thì sống thầm lặng, không có nói chuyện. Còn mình thì thích nói chuyện. Do đó, cái thân của mình không giống Phật chút nào hết. Do vì vậy làm sao mình niệm Phật? Niệm Phật là phải giống Phật, làm y như Phật, tâm Phật, thọ Phật, đều phải y giống nhau hết!
Rồi pháp của Phật phải tùy theo, đúng không có làm sai, pháp Phật tu không có sai.
Rồi Thánh Tăng sống như thế nào thì cái vị này người ta cũng nương theo đó mà người ta sống đúng, thân cũng y như các vị Thánh Tăng đó. Rồi tâm của cái vị đó cũng phải sống đúng như các vị Thánh Tăng đó.
Và cuối cùng thì giới luật không vi phạm. Cho nên vì vậy mà cái tâm hoàn toàn thanh tịnh, cho nên tới đó người ta đâu có ngồi thiền nhập định gì đâu!
Ôi! An lạc ta thiền.
Đó liền đó người ta thiền định liền, sung sướng không? Còn các con ngồi thiền thôi mỏi cổ, mỏi lưng gần chết, mà đau chân, nhức chân thôi lung tung hết, mà cuối cùng thì hơi thở không ngưng, các hành không ngưng, không làm chủ được sanh tử.
Còn người ta chỉ phá được cái tâm tham, sân, si, người ta ra lệnh - bây giờ muốn ngồi thiền, thì sung sướng biết bao nhiêu, người ta ngồi lại bắt đầu có chừng năm phút hay ba phút người ta ra lệnh: “Các hành ở trong thân ngưng! Hơi thở ngưng!” cái bắt đầu nó ngưng. Nó ngưng rồi cái thân nó cứng ngắc rồi, nó đâu có đau đớn gì. Người ta ngồi ba, bốn ngày đâu có đau!
Còn mấy con nói gì nói mà nó cứ đập hoài, ở trong ngực nó cứ đập hoài, cái hơi thở cứ phì phò, phì phò hoài. Lát cái đau phải rút chân đi kinh hành, hay hoặc là đau quá phải xoa chân, không thể ngồi lâu được!
Còn người ta nó ngưng rồi nó đâu có còn đau, cho nên người ta ngồi bao lâu cũng được.
Ôi! An lạc ta thiền!
Sướng không? Nghe câu cuối cùng thấy thiền người ta dễ không? Còn các con thiền gì mà coi vất vả quá vậy! Bởi vậy tu sai, tu không đúng, cho nên nó không được. Đó thì các con thấy chưa, thấy cái sai mình chưa?
Cho nên hầu hết, nhìn chung người mà tu thiền bây giờ không đúng vào con đường của đạo Phật, cho nên tu hoài mà tu sai. Tu sai cho nên không có đạt được.
(01:23:11) Đây các con nghe một vị Thánh Tăng. Đây là Ni bên nữ đó, còn bây giờ bên nam đây, người ta tu Tứ Vô Lượng Tâm đây.
Hồi nãy tu Vô Lậu Định chứ gì? Rồi tu Tứ Bất Hoại Tịnh chứ gì? Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng chứ gì?
Còn bây giờ Thầy nói, họ sắm cái xâu chuỗi sao mà dài như vầy, đeo vào cổ như vầy mà niệm Phật, mà sao Thầy thấy nó không giống Phật chút nào hết!
Ông Phật ăn ngày một bữa mà ông thầy niệm Phật sao ăn ba bữa thì làm sao mà niệm Phật? Niệm kiểu đó làm sao mà giải thoát được, phải không? Các con thấy cái đó là một cái sai, không đúng!
Đó, vì vậy bây giờ Thầy đọc lại cái câu chuyện của một vị Thánh Tăng trong cái thời Đức Phật. Đây, để Thầy đọc lại cái này cho các con nghe:
Để kết thúc cái bài Tứ Vô Lượng Tâm, Thầy thuật lại cho các con nghe một mẩu chuyện Thánh Tăng trong cái thời Đức Phật, tu tập thiền quán hướng niệm trau dồi Bốn Tâm Vô Lượng để trở thành một vị đệ tử Tỳ Kheo đệ nhất về hạnh Từ Bi Vô Lượng.
Nghĩa là, trong cái thời Đức Phật có cái vị này là cái người đệ nhất về hạnh Từ Bi Vô Lượng. Tại vì người tu Tứ Vô Lượng Tâm, cho nên nó là đệ nhất Từ Bi Vô Lượng.
Ngài Subhuti.
Ngài là em trai của ông Cấp Cô Độc.
Chắc nghe ông Cấp Cô Độc thì ai cũng biết, mà ngài là em trai của ông Cấp Cô Độc. Đó.
Trong ngày mà ông Cấp Cô Độc cúng dâng tịnh xá Kỳ Viên cho Đức Phật thì ông có chứng kiến và nghe pháp Phật đã thuyết giảng ở trong buổi đó. Sau đó, ông nghe thuyết giảng rồi ông mới đến xin Phật để xuất gia và thọ đại giới, và được Phật chấp nhận cho ông xuất gia và thọ đại giới.
Trong những ngày hôm sau, Ngài thâm hiểu được hai loại giới luật:
Ngài khi mà theo Phật thì Ngài chỉ có nghiên cứu về giới luật, và Ngài thâm hiểu được hai loại giới luật:
Nội giới và ngoại giới.
Ngoại giới thì các con thấy rằng, tất cả những giới luật của Phật mà ghi ra những cái lỗi này lỗi kia đó, những ai mà vi phạm vào những cái đó gọi là ngoại giới.
Còn nội giới là cái gì các con biết không? Là không có ham muốn. Có một cái giới nội giới thôi là không ham muốn, là tất cả những cái giới gì nó cũng là thanh tịnh hết!
Cho nên là Ngài đã thâm hiểu được hai cái loại giới: nội giới và ngoại giới. Nghĩa là, Ngài bắt đầu ngài nghiên cứu về cái giới ở bên ngoài, xong rồi Ngài thấy rõ ràng chỉ có một cái giới thứ nhất là cái giới không có ham muốn là nó sẽ thành tựu được giới hết.
Đó! Do vì vậy đó, Ngài không cần tu gì nữa hết, bắt đầu Ngài tu Tứ Vô Lượng Tâm.
Bởi vì, thực hiện được cái giới mà không ham muốn này là phải cái tâm thương yêu chúng sanh vô lượng kìa, nó mới là có thể hết ham muốn, chớ còn không thì nó ham muốn dữ lắm.
Ngài thâm hiểu được hai loại giới, được Đức Phật cho một đề tài thiền quán hướng tâm trau dồi thân tâm bằng pháp môn Tứ Vô Lượng Tâm. Từ đó, Ngài trở thành một người đệ tử của Đức Phật có Từ Tâm đệ nhất.
Đó, tu cái Tứ Vô Lượng Tâm mà được cái - không có người đệ tử nào mà đệ nhất cái Từ Tâm, đệ nhất như ông ta hết!
(01:26:11) Đây, quý thầy nghe bài kệ của Ngài đây:
Từ Tâm ta trau dồi,
Đó, ông thường xuyên trau dồi cái tâm Từ của ông.
Phủ trùm khắp muôn phương.
Nghĩa là đối với chúng sanh, con vật, cây cỏ gì ông cũng thương xót hết, như Thầy đã dạy các con rồi đó.
Đó thì ông cũng tu tập như vậy chớ không gì khác hơn, cũng dùng pháp tùy - theo bốn cái Tứ Vô Lượng này, bốn Vô Lượng Tâm này rồi ông hướng, ông nhắc, ông trau dồi cái tâm của mình, để theo cái pháp đó mà cho nó thực hiện được cái lòng thương yêu của ông phủ trùm khắp muôn phương.
Bi Tâm ta trau dồi,
Thương khắp hết quần sinh.
Nghĩa là, tất cả những sự đau khổ gì của chúng sanh là cái lòng Bi của ông, ông thương hết, không có bỏ một con vật nào hết. Dù con vật dữ, con vật nhỏ gì, dù người thù, người oán, người ghét, người giận, người chửi mắng gì ông ta cũng thương hết, ông không có bỏ người nào hết.
Hỷ Tâm ta trau dồi,
Vui hòa cùng vạn pháp.
Tâm Hỷ của ông, ông trau dồi được thì tất cả các pháp đều là ông vui hết. Pháp người ta chửi ông cũng vui, pháp người ta mắng ông cũng vui, pháp người ta làm ông đau khổ ông cũng vui, pháp người ta chặt đầu ông cũng vui, cái gì làm ông sao cũng vui hết, ông không có buồn chút nào hết.
Cho nên đối với vạn pháp thì ông có sự hòa vui cùng vạn pháp.
Xả tâm ta trau dồi,
Vạn vật đều chung vui.
Nghĩa là cái tâm xả ông xả hết, không còn cái vật gì dính trong ông không. Cho nên vạn vật, cây cỏ… từ cây cỏ, thú vật gì tất cả đều là có sự vui chung với ông hết chớ không có cái gì mà riêng hết, ông vui là tất cả mọi vật vui, ông buồn là tất cả mọi vật buồn. Nhưng mà ông vui luôn chớ ông không có bao giờ ông buồn.
Tâm ta khéo định tĩnh,
Tinh cần sống giải thoát.
Đó, ông chỉ có tu bây nhiêu đó thôi. Các con thấy, chỉ tu Tứ Vô Lượng Tâm thôi - bốn cái Tâm Vô Lượng này mà ông chứng quả A La Hán, ông thành tựu.
Sau khi tu như vậy là các con biết, rèn luyện bằng cái pháp hướng, luôn liên tục rèn luyện trau dồi mình bằng pháp hướng chớ không có pháp hướng làm sao - mà pháp hướng đó là cái pháp ra lệnh điều khiển bằng cái sức tinh thần.
Cho nên đến khi đó ông chỉ cái tâm mà ông giải thoát hoàn toàn, mà phủ trùm bốn cái Tâm Vô Lượng này, thương yêu chúng sanh vậy, nó đâu còn cái ham muốn, đâu còn cái nội giới nữa, cái dục đâu còn, cái lòng ham muốn đâu còn.
Cho nên từng đó ông ra lệnh: “Cái hơi thở ngưng đi! Các hành ngưng đi!” - nó ngưng liền, ông nhập Tứ Thiền! Từng đó ông hướng tâm đến Tam Minh, Lậu Tận Minh đến, ông thấy rõ ràng rồi: “Tui giải thoát rồi, đời nay tui đâu có trở lại nữa, chỉ một kiếp này mà thôi!”
Đó, các con thấy, trên bước đường người ta tu hành là như vậy chớ, chớ đâu phải mình! Mình tu sao lâu quá! Tại vì mình tu trật, cứ lo thiền định mà không lo cái tâm. Cái tâm còn ô nhiễm, cái tâm còn tham muốn, cái tâm còn dục lạc, cái tâm chưa buông rời, cái tâm chưa xả ly, phải không các con? Nếu mà xả ly được thì các con sẽ thành tựu được đạo giải thoát.
Thôi, đến đây thì Thầy xin dừng lại để các con nghe cái bài giảng hồi sáng của Thầy qua cái băng.
(01:29:01) Trước khi mà nghe Thầy giảng tiếp tục cái giáo án, thì cái phần mà Thầy nhắc nhở quý thầy hôm nay để mà chúng ta áp dụng cho đúng cái giới luật.
Nhiều khi chúng ta mới đầu, chúng ta nghe giới luật thì chúng ta thích lắm, nhưng mà chúng ta áp dụng có một vài ba ngày thôi, hay hoặc là trong một tuần, hay một tháng.
Rồi lần lượt cái tâm phàm phu chúng ta nó sống theo cái thói quen, nó vui, thì do đó thì tuần tự nó tìm mọi cách, nó có cái cơ hội, bởi vì trong sống chung nhau thì nó có cái cơ hội để mà chúng ta có thể phạm phải những cái lỗi lầm ở trong cái giới luật. Tuy rằng những cái phạm phải đó nó nhỏ nhặt, nhưng nó sẽ dẫn đi đến những cái lỗi lầm lớn.
Cho nên ở đây qua cái hạnh độc cư mà xét qua quý thầy, thì từ cái duyên nó nhỏ nhỏ như mình dọn cơm, như vậy thì tức là nó sẽ có cái duyên để mà tập hợp, rồi từ cái duyên đó chúng ta sanh ra nói chuyện.
Mà từ nói chuyện nhỏ ít, mới đầu thì một hai tiếng nói thôi, nhưng mà sau đó thì nó lại quen đi, rồi bắt đầu nó tiếp tục nó làm cho cái nơi mà chúng ta tu hành nó bất an, nó động.
Cho nên Đức Phật ngày xưa Ngài thích trầm lặng, Ngài sống ở trong trầm lặng, Ngài đi kinh hành ở trong trầm lặng, Ngài ca ngợi sự trầm lặng.
Còn chúng ta thì không như vậy. Cái thói quen của chúng ta ngoài đời là thích vui, cho nên khi mà hở ra một chút mà quên đi, tức là thiếu cái sức tỉnh thức. Do cái tu Chánh Niệm Tỉnh Thức nó không có, cho nên cái sức tỉnh nó không có. Do đó cái tâm của chúng ta nó dễ buông lung, nó theo cái thói quen.
Rồi từng đó chúng ta có cái duyên nhỏ nhỏ rồi chúng ta bắt đầu nó sanh ra tới từ cái duyên lớn, rồi tới cái hạnh độc cư chúng ta nó bị tan nát, nó hư hoại, từ đó chúng ta không sống trầm lặng được nữa.
Vì vậy mà chúng ta thường cảnh giác như Thầy đã nhắc, như thầy Minh Tông ở đây đó, thầy thấy ai mà rề rề gần tới thầy, thầy lo thầy đi tránh chỗ khác, thầy biết cái duyên đó nó sẽ tạo ra cái phạm lỗi.
Cho nên Phật dạy chúng ta phải sợ hãi trước những cái lỗi nhỏ mà nó không đến cái lỗi lớn. Còn chúng ta không sợ hãi nó thì từ đó nó - cái lỗi nhỏ chúng ta xem thường, cái lỗi lớn chúng ta sẽ đi đến những cái phạm phải những cái giới luật khó hơn. Và đồng thời con đường tu của chúng ta sẽ mất đi những cái Phạm hạnh, nó không đúng là cái người tu sĩ.
(01:31:20) Vậy cho nên Thầy nhắc nhở: Cái duyên như buổi trưa mà đi ăn cơm thì quý thầy, ai có nhiệm vụ mà dọn cơm thì hai ba thầy, hay năm ba thầy, thì đến dọn cơm xong thì chúng ta - nói chung là nếu mà dọn cơm sớm quá thì chúng ta để nó dưới đất, hoặc là mùa này thì mưa thì đất nó không có bụi, nhưng mà lỡ cái mùa nắng thì bụi, gió thoáng qua thì nó sẽ làm cái thực phẩm của chúng ta nó bị dơ bẩn đi, đó là cái mình phải thấy.
Khi mình dọn xong rồi thì khoảng độ chừng năm phút là mình đánh kiểng, thì cái thời gian nó ngắn. Vả lại dọn quá lâu thì chó hay hoặc là mèo hay hoặc là con vật, rủi nó chạy ngang, nó cũng làm dơ bẩn thực phẩm của chúng ta. Đó là những cái mà chúng ta phải cảnh giác, mà chúng ta phải thấy.
Và đồng thời khi mà dọn lâu thì mình phải ngồi chờ, ngồi chờ thì trong khi ngồi chờ mà cô đơn thì không thể chịu được, rồi thành ra nó có sanh ra cái chuyện mà nói chuyện với nhau. Đó là mình phải đề phòng và ngừa.
Còn quý thầy không có nhiệm vụ thì mình cứ ở thất mình tu, khi nghe kiểng đổ thì mình lần lượt mình đến, thì nó cũng không sao. Khi đến mà trước Thầy thì đứng chào Thầy, mà đến sau mà chưa có chào Thầy đồng một lượt đó, thì khi Thầy vào đứng thì mình cũng xá Thầy, có gì đâu mà phải vội vàng!
Cho nên chúng ta phải thấy được cái điều nó nghiêm chỉnh một chút để chúng ta tránh những cái lỗi nhỏ. Mà Thầy đã nói rằng bí quyết thành công của thiền định tức là sống độc cư. Muốn đạt được cái tâm vô lậu, muốn đạt được cái sức thiền định làm chủ sự sống chết này, mà nếu không sống thầm lặng, không sống độc cư thì khó mà đi đến cái chỗ thành tựu được.
Vì vậy mà quý thầy cần phải nhớ kỹ những lời Thầy dạy, là vì còn Thầy, Thầy nhắc nhở, không còn Thầy thì từ cái thói quen của chúng ta lần lượt nó sẽ quen đi, rồi nó buông lung theo, nó làm cho chúng ta phạm phải những cái giới nhỏ, nhưng rồi từ đó những cái giới lớn chúng ta cũng không có giữ gìn được.
Cho nên ở đây trước khi mà giảng tiếp cái bài này thì Thầy cũng nhắc nhở quý thầy cố gắng thực hành để mà tập trong có mấy tháng chớ không lâu. Còn sống bên Thầy thì cố gắng giữ gìn độc cư cho trọn vẹn.
Bởi vì cái kỷ luật của Tu viện, cái giới mà độc cư nó là cái giới nòng cốt của Tu viện. Ăn, ngủ và độc cư là cái giới nòng cốt. Cho nên cố gắng mà giữ gìn để cho tâm lấy cái kinh nghiệm đó mà về sau này chúng ta nỗ lực thực hiện cho được tốt.
Vì vậy mà quý thầy phải ráng cố gắng hơn để thực hiện những lời Thầy dạy khi còn Thầy hiện tiền trước mặt. Còn sau khi Thầy đã ẩn bóng rồi thì chắc chắn không có ai, lấy ai mà nhắc nhở.
(01:34:10) Chỉ khi các thầy đã có sự quyết tâm sống độc cư đúng cách, tu hành gặp những khó khăn, tâm tha thiết van khẩn cầu Thầy để hộ trì thì lúc bấy giờ Thầy cảm thông được điều đó. Chớ còn quý thầy phạm giới mà kêu Thầy hộ trì thì chắc chắn là Thầy không hộ trì được
Bởi vì giới thanh tịnh làm cho thân tâm quý thầy thanh tịnh, nó mới có cảm ứng được Thầy. Còn nếu mà giới thân huệ mạng của quý thầy mà không được thanh tịnh thì không làm sao cảm ứng với chư Phật được, không làm sao cảm ứng với Thầy được, làm sao mà Thầy đến Thầy đến hộ trì các thầy được?
Bị vì nó còn có uế trược, nó còn ham vui theo dục lạc của thế gian thì làm sao mà Thầy cảm thông được? Thầy cảm thông với những người tâm thanh tịnh ở trong giới luật không phạm phải, thì nó mới cảm thông được, và sự cảm thông đó mới giúp đỡ quý thầy được trên bước đường tu tập còn nhiều gian nan và khó khăn.
Cho nên quý thầy càng giữ giới hạnh thanh tịnh bao nhiêu, thì quý thầy ở xa Thầy bao nhiêu thì Thầy lại gần quý thầy bấy nhiêu. Vì giới hạnh thanh tịnh là cái bậc thầy của quý thầy, và Thầy cũng ở trong cái thanh tịnh đó cho nên dễ cảm thông.
Còn nếu quý thầy mà phạm phải những giới nhỏ nhặt, mà phạm phải tức là tâm chúng ta đi theo con đường của dục giới, của cái tâm ham muốn rồi, của cái vui theo cái dục lạc của thế gian rồi.
Vì vậy mà tâm không thanh tịnh, thì làm sao những bậc, những chư Phật, chư Bồ Tát, bậc A La Hán và các bậc tâm thanh tịnh, giới hạnh nghiêm túc, làm sao họ cảm thông với quý thầy được?
Cho nên ở đây ngay từ lúc bây giờ quý thầy phải giữ gìn thanh tịnh trong hạnh độc cư. Để làm gì? Để cho cái lỗi nhỏ, lỗi lớn chúng ta không còn tiếp duyên ra ngoài. Vì tiếp duyên ra ngoài tức là sẽ còn có những lỗi nhỏ, lỗi lớn, mà khó có thể giúp cho quý thầy đạt được con đường tu tập theo đạo Phật.
Đó là những lời Thầy nhắc nhở. Quý thầy cảnh giác từng phút, từng giây trong những phút còn Thầy nhắc nhở. Nếu không có Thầy nhắc nhở thì chắc chắn là ai nhắc nhở cho mình nữa?
Mọi người người ta đang ở trong cái sống vui theo dục lạc thế gian, thì người ta thích nói chuyện, người ta thích bàn bạc cái này, người ta thích làm cái kia. Còn mình, ở đây tu hành thanh tịnh thì không thích làm việc gì hết, chỉ biết tu mà thôi, chỉ thích tu mà thôi. Suốt ngày tập tỉnh thức, để cho cái sức tỉnh thức để mà chúng ta thấy được những cái lỗi nhỏ mà chúng ta sợ hãi.
Do cái chỗ này mà Thầy xét qua cái sự tu tập của quý thầy là cái Chánh Niệm Tỉnh Thức của quý thầy quá kém.
Quý thầy cứ nghĩ rằng mình đi một vòng, hai vòng xung quanh của cái Tu viện mình trên cái lộ hành thiền mà không thấy có niệm vọng tưởng nào, luôn luôn liên tục biết bước chân mình đi kinh hành, hoặc là hành động làm hằng ngày quý thầy tưởng nó là tỉnh thức rồi. Chưa đâu!
Khi nào mà tỉnh thức đến mức độ quý thầy không nhắc nó mà quý thầy ngồi với một cái tâm thanh thản, nó không có một niệm gì ở trong đó hết, mà suốt từ ngày này, qua ngày khác, thì đó là sức tỉnh thức của quý thầy. Lúc bây giờ quý thầy mới ở trong Sơ Thiền.
(01:37:12) Còn nếu mà quý thầy chưa có được như vậy thì quý thầy phải dùng độc cư để mà cắt ly, để tạo cho mình có những cái sức tỉnh thức trong cái định Chánh Niệm Tỉnh Giác Định.
Chớ quý thầy nói chuyện, quý thầy lại làm mất cái sức tỉnh thức của mình rồi. Quý thầy đã tập trung nhau mà nói chuyện thì quá là tai hại cho quý thầy.
Tại sao vậy? Tại vì quý thầy nghĩ rằng, ở Tu viện chúng ta phải tạo cho quý thầy có những cái nơi để mà sinh hoạt riêng, như phòng vệ sinh hoặc là tắm rửa, hoặc là rửa bát, rửa chén riêng.
Tại sao vậy? Tại vì muốn cho quý thầy sống độc cư, sống trọn vẹn trong sự tu tập của quý thầy để quý thầy cắt ly những cái thói quen của mình còn đang mang nặng ở trong tâm tư của mình.
Do vì vậy mà quý thầy phải cảnh giác rất nhiều, khi ăn cơm xong thì ai mang bát hay hoặc là mâm của mình về thất của mình rửa. Tự tại, thung dung, cô độc một cuộc đời tu hành, chỉ sống biết một mình mình mà thôi. Thầm lặng trong cuộc sống một mình, an vui trong cuộc sống một mình.
Chừng nào cái tâm của quý vị mà quay được vào trong mà sống thầm lặng, thì lúc bấy giờ quý vị mới hưởng được cái Chánh Niệm Tỉnh Thức, sức tỉnh thức của quý vị rất cao rồi.
Còn bây giờ quý vị còn thấy vui ra ngoài, còn thấy thích nói chuyện này, còn thấy suy luận cái điều kia, để mà thưa hỏi Thầy điều này, thế kia, thì chắc chắn là quý thầy chưa tỉnh thức đâu.
Người tỉnh thức người ta gặp cái khó khăn người ta mới thưa hỏi, chớ không bao giờ người ta đem cái chuyện tào lao mà người ta thưa hỏi! Còn hầu như quý thầy có nhiều chuyện quý thầy thưa hỏi những chuyện tào lao.
Còn ngoài ra thì như Chánh Đức là vì cái trách nhiệm của nó là phải thu những cái lời của Thầy, cho nên nó phải trực tiếp đến hỏi cái này kia, và đó là cái vấn đề cái công vụ, cái việc làm. Vả lại thì nó cũng chưa có đủ cái duyên, vì gia duyên còn rất nhiều, cho nên nó chỉ làm công việc Phật sự để giúp cho cái giáo án thành tựu mà thôi.
Còn quý thầy đừng thấy nó như vậy rồi quý thầy mượn cớ đó. Quý thầy đến đây là quý thầy chuyên tu, không có nhiệm vụ gì hết. Còn nó có nhiệm vụ khác, nó phải làm cho trọn.
Thí dụ quý thầy nhờ nó sang băng, thì nó giúp cho quý thầy có những cái lời dạy của Thầy, cho nên nó phải bận rộn, nó không thể tu như quý thầy được.
Đó là Thầy phải phân hết, để không quý thầy nói sao Chánh Đức hay nói chuyện hay hoặc này kia, là vì nó phải - thí dụ như quý thầy đến cần nó - thì nó phải nói chuyện với quý thầy. Nhưng mà quý thầy biết giữ mình, đến cần nhờ nó rồi mình về, không nói bậy bạ gì hết, thì tức là mình biết tu.
Đó là mình phải cảnh giác từng chút, từng chút như vậy để cho cái tâm mình nó cắt ly được những cái tạp khí, cái thói quen của mình từng đã sống ở trong cuộc đời nhiều năm chớ không phải trong một hai năm đâu, nó đã nhiều năm mà còn nhiều kiếp nữa.
Đến đây Thầy nhắc nhở với quý thầy như vậy và chúng ta không có thì giờ nhiều, để chúng ta tiếp tục cái bài giảng để cho nó thu ngắn cái thời gian. Thầy sẽ cố gắng tranh thủ sao cho còn một tháng mấy nữa cho hết cái giáo án này, còn dài lắm./.
HẾT BĂNG