00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 08 - ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI CƯ SĨ - PHẦN 2

GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 08 - ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI CƯ SĨ 02

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 1997

Thời lượng: [01:56:15]

1- PHƯƠNG TÂY - ĐẠO ĐỨC VỢ CHỒNG (Tiếp theo Giáo án 07)

1.1- CHỒNG ĐỐI VỚI VỢ

(00:00) Bây giờ trở lại vấn đề học tập, thì vừa rồi chồng đối vợ có năm điều, mà Thầy dạy đến cái chỗ "ăn mặc tùy thời".

Bây giờ về cái điều kiện thứ tư thì:

4. Trang sức hợp thời;

Nghĩa là trong cái thời đại của chúng ta, cái sự trang sức cho người đàn ông như thế nào thì chúng ta phải ăn mặc, trang sức cho nó hợp với thời đó.

Nếu mà chúng ta lè phè, coi như mình không có cần gì cái sự ăn mặc cho hợp thời hay trang sức cho hợp thời, thì người vợ là người biết lo cho chồng thì rất là buồn khổ: Chồng mình ăn mặc ra ngoài, cách thức trang sức thì nó không có hợp thời làm cho người này chê cười chồng mình thế này, thế khác!

Do đó cho nên cái người vợ mình trang sức nó không hợp thời thì cái người chồng mà biết lo cho vợ mà thấy vợ lè phè như vậy đó: Thời đại này mà bà ta ăn trầu tếch toác hay hoặc thế này, thế kia, như những bà già ngày xưa, thì nó làm cho cái người chồng thấy rất là khổ tâm.

Do vì vậy khi mà người chồng khuyên người vợ như thế này thế khác - nghĩa là không phải bắt buộc người vợ mình phải trang điểm cho thật đẹp mà phải đúng hợp thời trang của nó, rồi cái trang sức nó cũng cho hợp cái thời đó, đừng có quá lòe loẹt như các cô gái trong cái thời điểm này.

Thái quá thì cũng không được, mà nó không có nên lè phè, mà không chịu trang sức, tèm hèm, thì người chồng lần lần cũng sẽ xa vợ và cái đối xử nhau nó cũng nhạt nhẽo đi. Cho nên cái người chồng biết lo cho vợ mà người vợ cứ không chịu nghe thì rất là khó.

Và cái thứ năm là:

5. Giao phó việc nhà.

Người chồng phải tin tưởng vợ mình, giao phó tiền bạc hay hoặc là giao phó việc nhà, khi đi xa thì tin tưởng vợ mình giao phó.

Như Thầy nói như thế này, ở đây là Thầy thấy có Chánh Đức là có cái người vợ rất tin tưởng, cho nên khi vào đây, giao phó hết sự buôn bán, nhà cửa này kia cho vợ rồi yên tâm mà vào đây tu tập ba tháng, rồi năm tháng vẫn an nhiên mà không có thấy bận tâm lo lắng gì hết.

Là vì tin tưởng vợ mình đảm đương được cái điều kiện đó, và mình giao phó như vậy vợ mình nó mới đem hết cái khả năng của nó ra mà nó làm tròn cái bổn phận của nó khi mà chồng vắng mặt. Thì người chồng tin tưởng vợ mà giao phó như vậy thì người vợ rất là sung sướng.

Còn cái gì mình cũng quản lý, cái gì mình cũng làm hết, sợ vợ mình làm hư, làm hao, làm này kia, thì tất cả những cái này thì vợ thấy mình sống như là một người đầy tớ, không có cái quyền hạn gì ở trong nhà hết, thì bà ta cũng rất buồn khổ, và như vậy thì gia đình nó không có hạnh phúc.

(02:42) Cho nên, năm cái điều mà Đức Phật dạy chồng đối với vợ thì rất là cụ thể và rõ ràng để tạo cái hạnh phúc sống cho chính mình. Và vì vậy mà sống ở trong Thập Thiện - mười cái điều lành mà Phật đã dạy - mà chúng ta còn biết những cách thức lo lắng, chăm sóc cho nhau.

Chứ nếu mà chúng ta học mười Thập Thiện không mà chúng ta không học những cách thức mà đối xử nhau, như: chồng đối với vợ thì phải như thế nào - chúng ta không học thì chắc chắn là chúng ta không biết, nhưng chúng ta đã học thì chúng ta biết.

Nhưng mà có những người không học mà họ đã làm được, như trước đây chúng ta thấy: Chánh Đức chưa học nhưng mà nó đã làm được cái chuyện đó, nó đã giao phó việc nhà nó cho vợ con.

Đó thì các con thấy rõ ràng, trong chúng ta cũng có thấy được những cái điều mà Phật dạy rất là thực tế và cụ thể, vì vậy mà hạnh phúc gia đình rất là đầm ấm. Do cái sự hạnh phúc gia đình đó mà nếu người vợ hiểu hơn một chút nữa thì Chánh Đức sẽ tu hành rất tốt.

Đừng có thấy gia đình của mình, chồng mình đã lo lắng cho mình như thế này, thế kia, nghĩa là: "“Ông đi mất rồi thì chắc chắn là tui sẽ không còn cái người nào mà lo cho tui nữa, thì chắc chắn tui buồn khổ vô cùng!”

Không có người chồng nào mà xứng đáng như là người chồng hiện giờ: Giao phó cho vợ, rồi biết chăm sóc từ cái ăn mặc, rồi từ cái trang sức nhưng luôn luôn lúc nào cũng không cười cợt với vợ con bằng cách là dễ duôi.

Phật dạy đối với người chồng luôn luôn phải có sự nghiêm nghị đối với vợ con; đĩnh đạc, ăn nói đâu tề chỉnh đó, người vợ mới phục mình và kính trọng người chồng, chớ còn không khéo thì nó cũng sẽ không kính trọng, lấy cái lễ mà đối với nhau.

Thì ở đây Phật dạy, Thầy thấy năm cái điều này rất là làm cho cái hạnh phúc gia đình người đó càng ngày càng tươi đẹp và an ổn nhất.

1.2- VỢ ĐỐI VỚI CHỒNG

(04:41) Bây giờ đến cái phần:

Vợ đối với chồng có năm điều:

Đó, hồi nãy là chồng đối với vợ, còn bây giờ thì vợ đối với chồng. Vậy năm điều như thế nào?

Cái người vợ mà được giao phó, được chồng chăm sóc từ cái ăn mặc, cái trang sức cho hợp thời trang, lấy cái lễ mà đối với vợ mình cho nó đàng hoàng, thì cái người vợ phải có năm cái điều kiện thì người chồng mới có thể đối xử được.

Còn cái người vợ mà không có năm cái điều kiện này thì chắc chắn là người chồng không thể nào đối xử như những cái điều ở trên được.

1. Người vợ phải dậy trước chồng;

2. Phải ngủ sau;

Nghĩa là, cái người mà phải lo lắng đó, để chồng mình làm việc này kia, để cho ông ta ngủ trước, mình phải dọn dẹp đâu cho ra đó hết trong nhà rồi mình mới đi ngủ.

Mà thức dậy thì phải dậy trước để lo nước nôi hay hoặc là nấu cái này cái kia, để cho chồng mình dậy có những cái thực phẩm điểm tâm hay như thế nào, thì cái người vợ phải dậy trước và ngủ thì ngủ sau.

Để ngủ sau như vậy thế nào?

Ông chồng ổng làm về mệt quá, ổng bật lưng ở trên giường ổng ngủ một mình, mùng màn gì ổng cũng không có xả xuống, thì mình ngủ sau mình mới thấy được cái điều đó, chứ mình ngủ trước làm sao mình thấy được! Do đó, mình ngủ sau mình thấy mình mới buông màn cho chồng.

Thì như vậy là Đức Phật dạy chúng ta thấy rõ ràng, từ cái hành động của người vợ đối với người chồng như vậy, làm sao người chồng không lo cho người vợ mình bằng mọi cách?

3. Nói lời hòa nhã;

Luôn luôn người vợ không có cộc cằn với chồng, luôn luôn dùng cái lời hòa nhã đối với chồng, thì như vậy làm sao mà ông chồng không có thương vợ mình?

4. Kính nhường;

Luôn luôn kính nhường chồng mình. Chồng mình có ý kiến này, ý kiến kia thì mình nhẹ nhàng góp nhặt chớ không có dùng cái ý kiến của mình hay hoặc là cái sự học hỏi của mình lanh lợi rồi mình lướt chồng mình, mình chống trái lại thế này, thế khác.

Cho nên luôn luôn mình có cái vẻ kính nhường chồng mình bằng những ý hoặc bằng những cái – thí dụ như chồng mình muốn dời dọn ở trong nhà: Cái bàn này đặt chỗ này, cái ghế kia đặt chỗ kia, thì mình cũng nên kính nhường cái ý kiến đó để cho vợ chồng nó hòa hợp, mặc dù nó có trái với ý của mình.

Cho nên điều thứ năm thì Phật dạy:

5. Phải tùy thuận;

(06:24) Mình phải tùy thuận mọi ý đó.

Cho nên kính nhường rồi còn phải tùy thuận. Chớ nếu mà mình tùy thuận mình không kính nhường thì trong lòng của mình không an đâu. Cho nên mình kính nhường, chồng có ý gì thì mình nhường cái ý nấy cho chồng mình để cho chồng mình vui vẻ, và đồng thời mình phải tùy thuận để tâm mình nó xả, nó không có bị ý kiến của mình trói buộc, nó làm cho mình bất an.

Cho nên cái thứ tư thì mình kính nhường, cái thứ năm là tùy thuận.

Cái thứ sáu - ở đây có sáu điều chứ không phải năm điều, Thầy nói lộn, có sáu điều. Vợ đối với chồng có sáu điều, mà chồng đối với vợ có năm điều. Sáu điều, các con ghi lại. Sáu điều:

6. Sớm nhận lãnh ý của chồng.

Nghĩa là chồng giao mình cái gì đó thì mình nhận lãnh cái ý đó mình làm, không có sai ý chồng.

Nghĩa là chồng bảo bữa nay mình phải làm cái gì đó thì mình nhận lãnh cái ý đó của chồng mình làm chớ không nói là từ chối bằng cách này, bằng cách khác.

Thí dụ như Chánh Đức vào đây, thì người bạn đời của mình nhận lãnh những cái việc buôn bán, hoặc nhà cửa, hoặc coi sóc cho con cái, thì như vậy đó là nhận lãnh cái ý của chồng.

Như vậy là Phật đã dạy chúng ta thấy: Nếu một người vợ đối với chồng mà đúng sáu cái điều này thì cái gia đình đó rất là hạnh phúc. Như vậy chúng ta phải nhớ những cái lời dạy này để mà giữ gìn cái hạnh phúc gia đình của mình, để cho chúng ta thực hiện mười cái điều lành mà tránh xa mười cái điều ác mới được.

Còn nếu trong nhà mà nó không kính nhường, không tùy thuận, không nói lời hòa nhã với nhau thì cái Thập Thiện chúng ta có học nó cũng chẳng qua là học để mà chơi chớ không thể thực hiện được, học để mà nghe cho vui chớ không thể nào mà thực hiện được Thập Thiện.

Vì chúng ta có những cách thức đối xử với nhau, sống với nhau thì chúng ta mới áp dụng được Thập Thiện. Nếu mà chúng ta sống mà không đối xử với nhau tốt như vầy thì Thập Thiện chẳng qua là để mà trang trí cho thêm cái tủ kinh sách của mình chớ chẳng có ích lợi gì hết!

2- PHƯƠNG BẮC - ĐẠO ĐỨC GIỮA BÀ CON, BÈ BẠN

2.1- MÌNH ĐỐI VỚI BÀ CON

(09:00) Đến đây là cái phần:

Có năm điều thân kính đối với bà con:

Đối với con người chúng ta sinh ra thì có gia đình, có vợ, có con, rồi có chồng, có con, thì xung quanh chúng ta có những bà con chớ đâu phải là không có bà con! Thì những bà con đó đối xử như thế nào? Thì ở đây Phật dạy chúng ta cách thức đối xử: Có năm điều mà chúng ta đối xử với bà con:

1. Giúp đỡ tiền bạc cho những bà con nghèo, túng thiếu;

Nhưng giúp đỡ là những bà con đó không phải có nghĩa là chúng ta cho, chúng ta giúp cho họ rồi họ lấy họ làm họ không trả lại mình, thì như vậy không có nghĩa là giúp đỡ, cái nghĩa đó là cho họ chớ không phải là giúp đỡ.

Còn giúp đỡ là giúp cho họ, rồi họ làm ăn họ trả lại cái vốn của mình chớ không lấy lời một đồng xu cắc nào hết, gọi là giúp đỡ. Còn nếu mà chúng ta lấy lời thì không được gọi là giúp đỡ mà đó là cho vay, nó khác đi rồi.

Cho nên phải hiểu: Cho là người ta không trả lại mình; giúp đỡ thì người ta trả lại mình; còn cho vay thì người ta trả lại cái vốn của mình và cái lời nữa thì gọi là cho vay.

Còn ở đây, giúp đỡ tiền bạc tức là cho cái người đó, rồi cái người đó - giúp đỡ cho những người trong thân họ của mình, rồi họ làm ăn có họ trả lại cái vốn đó cho mình. Một năm, hai năm, hay là năm năm, mười năm, tùy theo cái trường hợp họ làm có họ trả chứ chúng ta không có vội vàng mà đòi gấp. Như vậy là giúp đỡ dòng họ của mình.

2. Nói lời điều hòa;

Tức là trong thân tộc của mình có những cái sự xích mích nhau, có những điều này thế kia, thì mình dùng lời ôn hòa, điều hòa làm cho thân tộc vui mừng, vui vẻ mà không có cái sự chống trái nhau, không có sự hiềm khích nhau.

Đó là cái thứ hai này là dùng lời nói ôn hòa, nhã nhặn đối với nhau, điều hòa với nhau chớ không để cho xích mích với nhau.

3. Làm việc lợi ích;

Nghĩa là mình khuyến khích cũng như là mình góp ý cho người khác, hoặc là mình chỉ cho họ cách thức để họ làm cho có cái lợi ích cho họ.

Cho nên thứ ba này là chúng ta góp ý hoặc là chúng ta chỉ bảo những cái điều kiện làm hoặc là chúng ta hướng dẫn cho họ có những cái nghề nghiệp để họ làm họ sống, trong thân tộc của mình không có người thất nghiệp, không có người mà vô nghề nghiệp cho nên họ không đói khổ.

Hoặc là chúng ta giới thiệu cho họ có những công ăn việc làm trong cái cơ xưởng này hay hoặc nhà máy kia, đó là làm cho họ có những cái nghề nghiệp để cho họ sống mà họ không có đói khổ.

4. Chung làm chung hưởng;

(11:39) Nghĩa là có khi chúng ta thấy cái người này họ không có vốn mà mình có vốn, mà mình biết rằng bây giờ mình sẽ mở một cái hiệu buôn, hay hoặc là một cái nhà máy, thì mình mời cái người bà con của mình đến cùng nhau làm.

Làm không có nghĩa là mình trả tiền công họ với một cách sòng phẳng cái tiền công của họ không, mà mình thấy rằng cái công lao của cái người bà con của mình làm chung nhau có cái lợi, thì mình thưởng họ, hoặc là mình chia cho họ có cái số để mà sống dư giả, chớ không nên là mình cướp lấy cái mồ hôi nước mắt của người.

Cho nên ở đây Phật dạy là: “Chung làm chung hưởng”, nghĩa là cùng nhau mà cùng làm thì mình cùng hưởng với nhau, chớ đừng có đối xử bà con mình như một người lao công, một người công nhân mà làm cho cái xưởng, chỉ biết ăn lương mà thôi.

Ở đây, chúng ta đối xử với những người bà con, thí dụ chúng ta làm giám đốc, mà bây giờ người đó làm những việc cái gì đó, chúng ta thấy cái lợi của cái công ty này của mình mà có lợi nhiều thì mình chia cho những người bà con của mình cho họ khá hơn một chút, chớ không phải nội cái tiền lương không. Giúp đỡ họ thêm để cho cái đời sống của họ không còn chật vật với cái số lương quá ít ỏi.

5. Không hề khi dối.

Tức là trong dòng họ của mình dù cái người ngu dốt, dù cái người có điên khùng, dù cái người như thế nào thì trong dòng họ mình đừng có nên khi người ta, đừng có nên khi bà con của mình. Vì bàn tay chúng ta cũng có ngón dài, ngón vắn; trong thân tộc của chúng ta cũng có người vầy, kẻ khác: Người thì say rượu, người thì bài bạc…​ Chúng ta khuyên được thì chúng ta khuyên giúp họ chớ chúng ta đừng có khi dễ họ.

Nhiều khi chúng ta lấy cái dòng họ mình ra nói: "Anh của chú tôi”, “anh của bác tôi” hay “em của chú tôi làm điều này, điều kia tầm bậy tầm bạ!", nói ra người ta cười chê cho trong cái dòng họ mình, chẳng có ích lợi gì hết. Cho nên mình nói như vậy là mình khi cái người đó lắm, mình khi cái người bà con mình lắm, mình mới đem ra mình nói người này, người kia.

Cho nên mình không nên làm điều đó, mình không nên khi dễ người nào hết, mà mình nên thương họ, mình nên thương dòng họ của mình hơn. Có những cái mà họ chưa hiểu cho nên họ làm cho mình cũng có những cái phiền muộn ở trong lòng, thì mình nên thương họ, chớ đừng thấy họ như vậy rồi mình khi dễ họ như thế này, thế khác.

Cho nên ở đây Phật dạy chúng ta đối xử với những người thân của chúng ta, tạo cho chúng ta có một cái niềm - sống đoàn kết trong những thân tộc của mình mà không có cái sự chia rẽ trong đó.

Toàn bộ tất cả năm cái điều này, chúng ta thấy nó đem lại cho cái gia tộc của chúng ta được an vui, được hạnh phúc; trong dòng họ biết thương nhau, biết chia sẻ nhau từng chút, từng chút.

2.2- BÀ CON ĐỐI VỚI MÌNH

(14:20) Về phần bà con cũng đối xử lại với mình:

Đối với bà con thì người ta cũng đối xử lại với cái người trong bà con như thế nào?

1. Hộ vệ khiến cho không phóng dật;

Nghĩa là ở trong dòng họ của mình có một người nào ham chơi hay hoặc phóng dật thì mình luôn luôn mình tìm mọi cách mình khuyên lơn họ đừng có nên chơi bời, đừng có nên phóng dật ra, mà hãy lo làm ăn, đừng có ham đi chơi mà phải siêng năng làm ăn để cho cái cuộc sống nó có đạo đức hơn; còn mình phóng dật chạy theo, đua đòi theo thế gian rồi tiêu phí tài sản trong nhà lần lượt đi rồi nghèo đói!

Cho nên người bà con của mình, thấy người ta siêng năng làm thì mình khích lệ người ta làm, thấy người ta đi chơi hoang phí thì mình nên khuyên người ta, giúp đỡ cho người ta để cho người ta trở về con đường chính.

Trừ ra mình khuyên mà họ không nghe thì mình đành chịu, cho nên mình không có hộ vệ họ khiến cho họ đừng phóng dật.

2. Hộ vệ về sự phóng dật;

Nghĩa là cái người này họ đã ham mê cờ bạc hoặc là họ phóng dật theo những cái nhảy, vũ; họ khiêu vũ, họ thích đàn ca xướng hát, thì do đó, khi mà họ đi như vậy, khi mà họ say mê sự phóng dật đó thì mình sợ có những cái người khác họ ganh ghét, họ có thể khi đánh bài thắng thì người ta có thể giết hại cái người bà con của mình. Cho nên, mình thấy vậy, mình theo sát một bên để mình phòng hộ cho cái người này để cho họ thoát khỏi những cái sự hiểm nghèo đó, gọi là phòng hộ về sự phóng dật.

Người đó phóng dật làm cái chuyện gì đó mà mình khuyên họ chưa được, do đó mình phải phòng hộ, mình giúp đỡ cho họ vượt ra những cái khó khăn, cái nguy hiểm của họ sắp xảy ra.

Vì những người phóng dật là những người dễ bị người khác đánh đập, dễ bị người khác uy hiếp, cho nên mình tìm cách để mình hỗ trợ họ để cho họ thoát ra những cái điều kiện mà họ đang phóng dật.

Do khi đó, khi mà hộ vệ cho họ xong như vậy thì về chúng ta mới trở về cái phần một là khuyên họ, khuyến khích họ đừng có nên phóng dật vì phóng dật nó xảy ra khổ sở như vậy.

Đó là cái người bà con mà biết mình là người tốt hay giúp đỡ họ, mà lỡ mình có say mê bài bạc thì cái người bà con đó thường thường phải cảnh giác, đề phòng để giúp đỡ cái người bà con tốt.

Cũng như mình giúp đỡ người bà con, rồi cái người bà con đó biết mình là người giúp đỡ tốt và anh này làm ăn rất tốt, lương thiện rất tốt, nhưng mà vì mình có tiền, có bạc; mình mở ra công xưởng này hay cái nhà máy kia, rồi mình sanh tâm phóng dật.

Thì do đó, cái người bà con đó được mình giúp đỡ, bây giờ họ sợ cái người mà giúp đỡ mình bây giờ mà phóng dật vậy sẽ bị du đãng nó đánh, hay hoặc là nó cướp, hay hoặc nó giết…​ cho nên mình luôn luôn hộ vệ và mình khuyên giúp cái người này để cho cái người này đừng có phóng dật nữa, gọi là hộ vệ về sự phóng dật.

3. Khuyên răn nhau lúc ở chỗ không người;

Nghĩa là cái chỗ vắng người đó.

Nghĩa là khi cái người bà con của mình từng giúp mình đó, mà bây giờ anh này đang làm việc ở một cái chỗ nào vắng, hay hoặc đi ngang qua cái truông nào vắng, thì mình khuyên rằng: "Đừng có nên đi ở chỗ đó, anh đi ở chỗ đó là nguy hiểm. Nếu mà đi ra thì phải có em hay hoặc là có ai nữa, hay hoặc là anh em mình phải hai, ba người cà thì anh đi qua chỗ đó mới yên tâm, chớ còn anh đi một mình thì không được!" Đó là những lời khuyên những cái chỗ mà không người sẽ xảy ra cho cái người bà con của mình.

Đó là cái người bà con được mình giúp đỡ thì cái người đó phải có những cái hành động là giúp đỡ lại cái người giúp đỡ mình. Cho nên, tình anh em trong dòng họ nó rất là thắm thía. Qua những cái lời mà Phật dạy này, Thầy thấy thiệt mà nếu đối xử như vậy thì là thiên đàng chớ không phải địa ngục nữa.

4. Thường khen ngợi nhau;

(17:52) Nghĩa là, mình thường đem cái lời khen ngợi; không có nghĩa là mình khen ngợi bằng cách nịnh bợ, mà thấy cái việc làm của cái người này cũng như cái người kia mà làm tốt thì mình khen ngợi, và mình thưởng quà tặng để giúp cho cái sự tốt đó càng ngày càng tốt hơn.

Chớ không phải là mình khen để mình nịnh bợ: Khi người ta làm sai mình cũng khen, khi người ta bài bạc mình cũng khen mà mình không ngăn chê, mình không ngăn cản, thì cái đó là cái nịnh bợ.

Và mình còn chỉ những điều mà phóng dật cho cái người bạn mình đã từng giúp mình đó, để mà chạy theo phóng dật thì đó là mình không có hộ vệ phóng dật cho người bạn mình, không có ngăn cản cái sự phóng dật đó.

Thường thường mình khen nhau là khen bằng cách mình thấy thật sự tốt, đúng thì mình khen với nhau, để mình sách tấn và mình khích lệ trên bước đường làm ăn cũng như trên bước đường đạo đức, tu học như vậy.

Cũng như quý thầy bây giờ nghe Thầy nói Minh Tông, Mật Hạnh, Chơn Huệ hoặc là Thiện Thuận mà quý thầy thấy: "Những người này tu thấy có đúng. Thầy nói những điều này mình nhận xét ra, mình thấy những cái vị này ở những khía cạnh này rất là đúng đắn đó!" Vì vậy thì mình khen các vị đó: "Những người này tu tập mà được như vậy, rất là quý, phải chi mình cố gắng mình giữ được như vậy thì mình cũng được tốt!" Mình khen chớ không phải là mình chê nữa.

Đó là những cái mà mình phải học hiểu để cho mình biết những cái lúc nào mình dùng cái lời khen của mình cho nó đúng lúc và đúng cách.

3- PHƯƠNG DƯỚI - ĐẠO ĐỨC GIỮA NGƯỜI LÀM VÀ CHỦ

3.1- CHỦ ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM

(19:34) Bây giờ về cái phần chủ đối với tôi tớ, Phật cũng dạy chúng ta thấy, biết rõ năm cái điều kiện người chủ đối với tôi tớ:

1. Tùy khả năng mà sai khiến;

Mình biết cái người tôi tớ trong nhà của mình - làm công cho mình đó - cái khả năng họ tới cái mức độ nào đó thì mình sai khiến, đừng có sai khiến quá cái khả năng, người ta làm không được, làm nó sai, nó hư rồi chừng đó mình đánh đập, mình chửi người ta thì rất tội. Mình phải tùy cái khả năng của họ mình sai họ làm thì chắc chắn là mọi công việc đều là tốt đẹp, cho nên nó không có làm cho mình trở thành hung ác.

Tức là mình sai người ta quá khả năng, người ta làm không có tròn cái nhiệm vụ của người ta, rồi lúc bấy giờ đó mình trở thành, những cái khẩu nghiệp của mình trở thành hung ác: Mình chửi mắng hoặc là mình sài xí, sài phí thậm tệ người ta, do cái chỗ đó mà mình không có giữ được Thập Thiện.

Cho nên mình tùy khả năng người ta mình giao cho họ cái nhiệm vụ họ làm với cái khả năng họ làm được thì họ sẽ làm tốt công chuyện, do đó mình không còn mắng chửi họ, mình không còn trách móc họ, cho nên mình không có cái lời ác.

Như vậy thì quý thầy đã thấy rằng: Áp dụng, ứng dụng trong Thập Thiện là qua những cái điều mà Phật dạy từng chút, từng chút ở trong cái cuộc sống hàng ngày chúng ta chung đụng: Từ chủ đối với tôi tớ, rồi tôi tớ đối với chủ như thế nào để mà chúng ta hiểu biết cho rõ ràng. từng đó chúng ta mới áp dụng vào Thập Thiện nó mới đúng đắn, chớ còn không khéo thì chúng ta khó mà áp dụng được Thập Thiện.

2. Tùy thời cho ăn uống;

Nghĩa là chúng ta tùy cái thời mà cho ăn uống. Tại sao?

Bây giờ cái người đó làm công việc đó nó nặng nhọc quá, cái thời gian này phải vác cây, khiêng đá này kia…​ thì phải cho họ ăn uống nhiều hơn một chút. Còn bình thường họ làm những công việc nhẹ nhàng như quét sân hay nhổ cỏ thì mình cũng tùy cái lúc đó mình cho họ ăn uống với đúng cái tiêu chuẩn của họ ăn uống.

Thì như vậy Thầy thấy rằng, ở đây Phật dạy chúng ta từ cái chỗ đối xử với tôi tớ, từ cái cho ăn. Có khi mà chúng ta bắt tôi tớ làm quá nhiều mà cho ăn quá ít thì cái đó là cái không đúng. Cho nên ở đây Phật dạy chúng ta tùy thời mà cho ăn uống.

Người ta làm nặng thì mình cho ăn uống nhiều, hoặc là uống thêm sữa, hoặc là nước chanh đường, hoặc là những nước ngọt vì người ta đã tiêu phí nhiều calo ở trong người của người ta, do cái công việc làm nặng nhọc. Vì vậy mà mình phải bồi dưỡng thêm cho người ta những cái chất để cho người ta phục hồi lại cái sức khỏe của người ta.

Nhiều người có tôi tớ bắt làm thôi đủ thứ, mà cho ăn thì kể như là kham khổ, rất là kham khổ, nhưng vì nghèo phải đi làm tôi tớ người ta thì đành chịu.

Nhưng mà cái người chủ mà biết đối xử với tôi tớ như vậy, chắc chắn là tôi tớ kính trọng ông chủ vô cùng lận.

(22:17)

3. Tùy thời mà thưởng công;

Nếu mà cái ngày đó người ta làm công việc nặng nhọc nhiều, như thí dụ người ta làm cái ngày hôm đó, cái công lao của người ta làm nặng nhọc mà mình trả như cái ngày mà người ta làm thường.

Thí dụ như bây giờ, Thầy ở đây Thầy nhờ một vài người đến đây phụ với Thầy dẫy cỏ, thì cái công lao dẫy cỏ đó hàng ngày - thí dụ như nó có hai chục ngàn một ngày thôi, và đồng thời hôm nay Thầy lại nhờ họ phải đánh gốc mấy cái gốc cây, hay hoặc là đào đất đắp một cái nền nhà hay hoặc cái nền chùa nào đó, thì cái công lao của họ mà bưng đất, mà đào thì nó nặng hơn là cái dẫy cỏ.

Do vì cái chỗ mà xét thấy những cái việc làm đó nó nặng nhọc, thì chúng ta không phải trả họ hai chục ngàn mà chúng ta phải trả họ hai mươi lăm ngàn hay ba chục ngàn để xứng với cái công họ làm. Còn họ dẫy cỏ thì mình chỉ trả họ hai chục mà thôi, vì cái dẫy cỏ nó nhẹ.

Và đồng thời khi mà họ làm nặng như vậy đó, thì chúng ta có thể bồi dưỡng họ thêm những cái thuốc bổ hoặc là cho ăn nhiều hơn, bằng cách là cho họ ăn những cái chất ngọt nhiều hơn vì họ phải tiêu phí nhiều calo ở trong người của họ, mồ hôi họ ra rất nhiều vì họ làm nặng.

Cho nên đó là Phật dạy chúng ta tùy thời mà thưởng công, tức là chúng ta đừng có lấy cái giá nhất định nào đó mà bắt người ta làm, rồi chúng ta không nghĩ đến công lao của họ nặng nhọc đó, thay vì người ta làm (cho) mình có một ngày mà cái sức người ta phải phí cả một ngày rưỡi hay hoặc hai ngày ở trong đó, cho nên mình phải xét thấy.

Và vì vậy người chủ mà đối với tôi tớ, đối với những người làm công của mình mà đã có như vậy thì chắc chắn là khi chúng ta muốn làm gì, nói một tiếng nói thì mọi người họ sẽ đến làm (cho) chúng ta mà không có bao giờ phải khó khăn mà đi tìm người!

Ở đây Phật dạy thiệt là tỉ mỉ!

4. Khi những cái người tôi tớ của mình, những cái người làm công của mình mà lỡ họ có bị bệnh đau thì mình hãy thang thuốc cho họ.

Vì cái số tiền mà họ làm hàng ngày mình trả lương cho đó thì họ đủ nuôi sống gia đình họ, nhiều khi họ bệnh đau họ không có tiền thang thuốc. Do đó, khi mà họ làm việc với mình, họ là tôi tớ trong nhà mình thì khi bệnh đau mình lo thang thuốc cũng như là những người thân của mình ở trong gia đình, cũng như cha mẹ mình vậy, hãy lo thang thuốc cho đầy đủ.

Vì cái sống của con người, cái sống mọi người ai cũng sợ bệnh tật. Mà trong khi họ nghèo khổ, họ đến làm tôi tớ mình, thì chắc chắn là mình phải có bổn phận chăm sóc họ như là chăm sóc một đứa con của mình, mình thương yêu họ cũng như là mình thương yêu đứa con của mình.

(24:53) Cho nên, khi thấy họ nhức đầu, sổ mũi, nóng lạnh…​ đau thường thì mình mau mau mình lo thuốc thang, còn hễ đau nặng mình cho chở đi nhà thương trị bệnh chớ đừng có thấy đau nặng rồi thôi cho họ về nghỉ đi! Về đó rồi họ vừa là bệnh đau mà lại vừa đi nằm nhà thương mà tiền thang thuốc không có.

Cho nên do vì vậy đó mà mình hãy cung cấp cho họ tiền bạc hoặc là mọi thứ để họ đến nằm nhà thương để trị những cái bệnh nặng.

Như vậy là:

Khi bệnh thì lo thang thuốc cho họ.

Ở đây Đức Phật dạy như vậy. Thì đó là một cái lòng thương của chúng ta đối với những người tôi tớ trong nhà của mình, cũng như những người làm công của mình.

5. Để cho tôi tớ có thì giờ ngủ nghỉ.

Nhiều khi chúng ta có tôi tớ, chúng ta sai thôi nó làm đủ thứ, còn vợ con của mình thì ngủ lu bù không có nghĩ ngợi gì hết, không có lo gì hết, mà tôi tớ thì bắt phải làm cho thật nhiều, thì như vậy là không có tốt.

Ở đây Phật nói có giờ nào cho tôi tớ mình nghỉ ngơi cho nó hẳn hòi, chớ không được bắt nó làm quá sức của nó, không có cho nó nghỉ thì rất là tội.

Đó là năm cái điều, chủ đối với tôi tớ là phải thấy được năm cái điều đối xử này. Với những người mà thấp hơn mình, nghèo hơn mình, khổ hơn mình mà mình đối xử với họ như vậy thì chắc chắn như là mình đối xử với con mình trong gia đình rồi, không phải còn là tôi tớ nữa!

Qua năm cái điều này Thầy thấy rất rõ: Phật dạy chúng ta đối xử tôi tớ cũng như là đối xử với những người con của mình, chớ không phải là đối với những người xa lạ nữa.

3.2- NGƯỜI LÀM ĐỐI VỚI CHỦ

(26:05) Về phần tôi tớ thì lấy năm điều đối xử với chủ:

Nghĩa là cái phần tôi tớ phải đối với chủ như thế nào.

Chủ đã đối như vậy rồi, thì nhiều khi tôi tớ thấy chủ mà lo mình như vậy rồi thì sanh ra lười biếng, không có chịu làm đâu, ăn rồi ngủ, ngủ rồi đi chơi chớ còn không có bao giờ làm đâu, thì cái đó là cái không đúng. Cho nên ở đây, tôi tớ phải lấy năm cái điều mà đối xử với chủ mình:

1. Người tôi tớ phải dậy sớm;

Chớ không phải là thấy chủ mình đối xử với mình tốt như vậy đó, tới trưa trờ trưa trật rồi mình mới dậy thì không được. Phải dậy sớm lo những cái công việc mà hàng ngày chủ giao cho mình, mình phải lo dậy sớm làm cho hết những công việc.

2. Làm việc phải cẩn thận;

Nghĩa là đâu phải ra đó, việc gì nó phải làm cho cẩn thận việc nấy, không khéo lụp chụp rồi nó bể đồ hoặc là hư hao cái này kia của chủ. Cho nên làm việc phải cẩn thận.

3. Của không cho thì không lấy;

Nghĩa là mình ở trong nhà của chủ, không được ăn cắp đồ của chủ, hoặc tiền, hoặc là vật dụng, khi mình thấy muốn cái gì đó mình lén lấy thì cái điều đó không được. Chừng nào chủ mình cho thì mình lấy mà không cho thì không lấy.

Người tôi tớ phải đối xử với chủ như vậy, coi tiền bạc của chủ như là của mình, phải bảo vệ giữ gìn, không được trộm lấy của chủ.

4. Làm việc có thứ tự;

Nghĩa là làm cái việc nào trước, cái việc nào sau, sắp xếp đâu phải ngăn nắp, hẳn hòi, đàng hoàng, trong nhà chỗ nào cái gì, cái gì thì đặt ngay thứ tự của nó, không được làm cho nó rối trật tự.

Chẳng hạn là như bây giờ trong nhà người ta đặt cái bộ sa lông như vậy, mình quét dọn cái mình đưa bên đây, đưa bên kia, mình không có sắp xếp lại thứ tự. Khi có khách đến thì bàn ghế gì nó ngổn ngang ở trong một cái phòng, thì như vậy là thiếu thứ tự, thiếu ngăn nắp.

Cho nên làm việc gì người tôi tớ phải có ngăn nắp, sắp xếp lại đâu nó ra đó, thẳng, chớ không được bừa bãi, không được lộn xộn, không được thiếu cái trật tự, những đồ đạc thiếu trật tự ở trong cái nhà.

5. Thường phải khen ngợi danh đức của chủ.

Chủ mà đối xử với mình như vậy thì mình phải ca ngợi cái đức của người chủ: Người chủ tốt quá, đối với người tôi tớ trong nhà mà xem như con, như người thân của mình ở trong nhà!

Qua năm cái điều cái người chủ đối với tôi tớ, thì chúng ta thấy rằng quá tốt, không có thể nào mà tưởng tượng được, vì vậy cho nên chúng ta là người tôi tớ, lấy những cái danh đức, cái đức tốt của ông chủ mình, thường thường là khen ngợi, khen ngợi với người này, khen ngợi với người khác:

"Chủ tôi là một người rất là nhân đức, đối xử với tôi như con ở trong nhà, luôn lúc nào xem cũng như là một đứa con, chớ không bao giờ mà bạc đãi chúng tôi một cái gì hết!" Đó là mình khen ngợi cái danh đức của ông chủ.

4- PHƯƠNG TRÊN - ĐẠO ĐỨC GIỮA PHẬT TỬ VÀ BẬC TU HÀNH

4.1- NGƯỜI PHẬT TỬ VỚI BẬC TU HÀNH

(28:44) Người Phật tử đối với những bậc tu hành hiền đức có năm điều:

Nghĩa là cái người Phật tử mà đối với những bậc tu hành, nghĩa là mình không phải đệ tử của vị thầy đó, nhưng mà mình đối xử với những bậc tu hành, hiền đức - thí dụ như bây giờ Hòa thượng Tâm Tịch ở ngoài Hà Nội, Hòa thượng có những cái đức tính hiền lành, những cái đức nhẫn nhục, những cái đức tu hành, những cái đức giới luật, do đó thì mọi người Phật tử không phải là đệ tử của Hòa thượng nhưng vẫn là phải có cái sự đối xử với Hòa thượng cho đúng cách.

Cho nên Phật dạy: cái người Phật tử phải đối với những bậc hiền lành, những bậc đức giới, những bậc thiền đức thì phải đối với họ như thế nào?

1. Thân luôn luôn, cái hành động của thân, luôn luôn đến với các vị đó thì luôn luôn phải từ thiện.

Nghĩa là thân chúng ta không có được làm động các vị đó, làm ồn náo ở nơi mà các vị đó ở, mà chúng ta phải làm cho nó nhẹ nhàng, êm ái, và luôn lúc nào cũng phải có cái lòng biết thương, biết kính trọng các vị đó.

Ở đây, thứ hai là Phật dạy:

2. Miệng nói từ thiện;

Đối với những vị mà hiền đức, thiền đức như vậy thì chúng ta phải ăn nói với những vị đó lời lẽ nhẹ nhàng, và không được làm động trong cái chỗ mà các ngài ở, cho nên gọi là “lời nói từ thiện”.

3. Ý nghĩ thiện;

Luôn lúc nào chúng ta thấy vị Hòa thượng đó có - bây giờ thí dụ như Hòa thượng có những cái giới đức rất là nghiêm túc, Hòa thượng có được những cái thiền đức rất là sâu; thì chúng ta nhìn thấy Hòa thượng có những cái bệnh đau, khó khăn hoặc là nan y đi, thì chúng ta không lấy những cái đó mà chúng ta nghĩ rằng Hòa thượng như thế này thế khác.

Mà chúng ta hãy nghĩ Hòa thượng là một cái người kiếp trước đang có những cái hành vi nào bất thiện, cho nên kiếp này Hòa thượng tu hành, Hòa thượng phải trả cái nghiệp đó, chớ không phải Hòa thượng làm ác một cái điều gì để mà trả những cái nghiệp bệnh đau này.

Cho nên cái ý nghĩ chúng ta là nghĩ thiện: Hòa thượng là một người đáng kính nhưng mà Hòa thượng mang cái thân bệnh là do cái tiền kiếp của Hòa thượng phải chịu trả cái nhân quả.

(31:27) Không biết chừng vì Hòa thượng độ chúng sanh, mà do trên bước đường độ chúng sanh Hòa thượng phải trải qua những cái điều ác để mà độ người, để cho người thoát khỏi, thì Hòa thượng hôm nay cũng phải lãnh lấy những cái điều đó.

Thí dụ như trên một chiếc đò qua sông, thì trong tiền kiếp của Hòa thượng có gặp một bọn cướp ở trên sông, nó sẽ bắt mọi người giết hoặc là cướp hết tài sản. Thì lúc bấy giờ Hòa thượng vì muốn phải bảo vệ số một người trên cái đò này thì Hòa thượng phải ra tay để mà giết cái tên này.

Mà khi giết tên này là vì mọi người, cho nên Hòa thượng cũng phải thọ lấy cái thân của mình trong một hậu kiếp sau, để rồi nằm trên giường bệnh trả những cái đau đớn mà khi mình đã đánh và giết cái tên cướp này.

Thì nhân - luật nhân quả, hễ mình giết người thì không thể nào mình thoát khỏi những cái sự đau khổ này, mặc dù mình làm thiện thì tức là mình sẽ được những cái phước thiện của nó.

Ví dụ như những người ở trên thuyền này đã bảo vệ được tài sản, của cải không mất và sinh mạng họ không mất, thì kiếp sau họ sẽ trở thành những người đệ tử thân tín, luôn luôn cung cấp cho Hòa thượng tất cả những cái cuộc sống rất đầy đủ.

Đó là những cái nhân thiện thì Hòa thượng phải thọ hưởng, mà cái nhân ác thì Hòa thượng cũng phải chịu đau đớn. Do đó chúng ta đừng thấy Hòa thượng bị bệnh đau mà cho rằng Hòa thượng làm điều ác, điều này kia.

Trước mặt chúng ta thấy Hòa thượng giữ gìn giới rất nghiêm túc, thiền định rất sâu, mà Hòa thượng vẫn yên vui trong cơn bệnh của mình, không thấy có một cái gì thay đổi, thì chúng ta đừng lấy cái bệnh của Hòa thượng mà nêu lên những cái điều xấu của Hòa thượng, thì như vậy chúng ta có cái ý nghĩ xấu, không tốt, không thiện.

Do những cái điều mà Phật dạy như vậy để chúng ta đừng xét qua một cái hành động nhỏ hay hoặc một cái sự kiện xảy ra của một vị thiền đức, giới đức nào đó mà chúng ta đánh giá họ một cách lầm lạc, làm cho cái lòng cung kính của chúng ta nó không có giữ trọn được, nó thiếu cái sự cung kính đó, nó làm cho chúng ta mất cái niềm tin đối với những bậc thiền đức.

Đó là chính chúng ta có nghĩ đến cái điều ác của người mà làm chúng ta không có được nương theo những cái đức hạnh trong hiện tại của người. Mà chính cái hiện tại của người có những cái đức hạnh đó để giúp cho chúng ta tu tập ở trên con đường của đạo, làm chúng ta được giải thoát.

Mà trái lại, chúng ta nghĩ quấy một điều là những cái hành động đức hạnh của vị đó sẽ tiêu tan đối với chúng ta, trong đầu óc của chúng ta.

Cho nên Đức Phật dạy là cái phần thứ ba này: Ý nghĩ phải thiện. Nghĩa là luôn luôn lúc nào chúng ta cũng nghĩ thiện đến những bậc thiền đức này, chớ không được nghĩ ác đến những bậc thiền đức này.

4. Đúng thời cúng dường;

(33:50) Ở đây Đức Phật dạy: Những bậc thiền đức đó không phải lúc nào chúng ta đem cúng dường là được hết đâu, phải đúng thời.

Bây giờ Thầy đang mặc cái bộ y áo này, chưa có rách, mà quý Phật tử đem đến cúng dường Thầy, thì cái đó là cái sai, làm cho Thầy không giữ được cái giới hạnh của mình.

Phải khi nào thấy cái y áo của Thầy đã rách bưa hết rồi mà không thể nào còn xài được nữa, cho nên mình về mình may cái y áo mới, mình đến mình dâng cúng dường cho bậc hiền đức đó. Đó là cúng dường đúng thời.

Còn cúng dường không đúng thời thì cái vị đó sẽ trao cái y áo này cho một cái người khác, cúng dường cho một người khác, chớ vị đó có nhận thì cũng nhận cái tâm mà thôi chớ không có xài cái y áo đó được. Là vì một người tu sĩ phải là tiết kiệm tối đa, chừng nào rách, mặc không được nữa rồi thì mới bỏ, mới là nhận cái mới.

Còn quý thầy thấy những cái bậc thiền đức, luôn luôn lúc nào cũng may y, may áo cúng dường cho quý vị quá nhiều, chất cả rương, ngập cả tủ thì cái đó là cái cúng dường không đúng thời.

Cũng như bây giờ, cũng như Thầy ăn cơm Ngọ ngày một bữa, sau cái bữa ăn cơm Ngọ rồi thì có người đem đến cho Thầy một ly sữa để cúng dường Thầy, thì cái ly sữa này là ly sữa phi thời, cho nên cúng dường không đúng thời.

Cũng như bây giờ buổi chiều có một người đến dâng Thầy một dĩa bánh: “Xin Thầy thọ cái sự cúng dường này của con!” - thì đây là không bao giờ Thầy thọ dụng cái này, bởi vì cúng dường không đúng thời.

Đó thì quý Thầy thấy, như buổi sáng này thì nó chưa phải lúc ăn, mà người khác làm cho Thầy một tô mì, hoặc là một cái bánh, hoặc là một ly sữa để cho Thầy ăn, thì cái đó là cái cúng dường không đúng thời.

Quý thầy hiểu, cúng dường đúng thời là lúc bấy giờ Thầy đang thọ trai buổi trưa, đúng Ngọ, là lúc bấy giờ con xin đến cúng dường Thầy cái bánh, Thầy thọ trai và Thầy ăn luôn, thì đó là đúng thời.

Thì Thầy nói như vậy để quý thầy thấy rằng, cái sự cúng dường của cái người cư sĩ - tức là người Phật tử - hay cúng dường phi thời làm cho vị thầy của mình sẽ bị phi thời, làm cho vị thầy mình phạm vào giới. Cho nên cúng dường đó là cúng dường không đúng, cúng dường cho đúng thì tức là nó không phi thời.

Cũng như vừa rồi thì ở đây Thầy thuyết giảng thì mấy cô cũng nghĩ rằng Thầy nói chắc khan tiếng, cho nên mới làm một cái ly nước chanh đường để đây để cho Thầy thấm giọng từ từ để mà Thầy thuyết giảng.

(36:11) Nhưng khi Thầy tưởng là một cái ly nước suông thôi, không ngờ là Thầy đã ngậm vô miệng một miếng, Thầy nghe cái chất ngọt và chất chua của chanh. Do đó thì lỡ ngậm làm sao Thầy nhổ ra được? Thôi Thầy đành nuốt.

Nhưng mà Thầy nghĩ rằng, người Phật tử cúng dường Thầy trong lúc này không đúng thời, cho nên Thầy không uống mà Thầy xin cho Thầy một cái ly nước khác, mà lúc bấy giờ các con sẽ nghe trong băng Thầy có nói đó, bảo: "Lấy cho Thầy cái ly" đó. Đó là lúc đó mà Thầy đã ngụm vào một miếng nước chanh có pha đường trong đó.

Thầy thấy cái giờ đó không phải là giờ uống nước này, mà mình uống nước này tức là phi thời, giữ không đúng cái ăn uống của một người tu. Cho nên cái cúng dường như vậy là cúng dường phi thời, và vì vậy Thầy không nhận cái ly nước này tức là Thầy dạy cho họ một cái bài học là cúng dường đúng thời.

Ở đây thì Phật dạy cho chúng ta thấy rõ ràng: Cúng dường đúng thời là phải đúng lúc: về ăn uống thì phải đúng Ngọ, về y áo là phải rách, về nhà cửa thì phải lủng nát, dột, không còn cái chỗ mà ẩn thì chúng ta cúng dường cho vị thầy đó lá hoặc là cây để sửa lại.

Còn bây giờ, nhà của vị thầy đó không có mưa ướt, không có nắng, không có gì hết mà đem tiền xin cúng dường để cất chùa, cất này kia, điều đó là cúng dường phi thời, không có đúng cách cho những bậc thiền đức này. Vì những bậc giới đức và thiền đức này họ không bao giờ mà nhận những cái sự cúng dường phi thời đó.

Cũng như thí dụ như các con thấy, tiền bạc mà cúng dường cho một bậc thiền đức hay là giới đức thì làm sao họ nhận tiền bạc đó? Mà rất là phi thời, nhận cái tiền bạc đó rất phi thời! Phật dạy là chúng ta chỉ nhận thực phẩm mà thôi.

Nhưng vì muốn cúng dường điều đó thì Thầy có một người cư sĩ hay hoặc là cái chỗ nào đặt đó, thì cứ đem đến đó mà cúng dường, thì không phải là cúng dường tiền bạc cho Thầy mà cúng dường cho chư tăng để cái người ở đó người ta sử dụng tiền bạc đó mà người ta mua thực phẩm, người ta làm ra cái thực phẩm để người ta dâng lên, người ta cúng dường cho chư tăng, thì trong đó có Thầy.

Vậy nó mới là đúng thời. Còn nếu mà cúng dường không đúng thời tức là không có đúng cách.

Cho nên tại sao chúng ta là những người tu sĩ Phật giáo mà từ lâu tới giờ người ta không dạy chúng ta cúng dường đúng thời, mà luôn luôn dạy Phật tử cúng dường phi thời? Thật sự là cúng dường phi thời.

Nghĩa là bây giờ ở trong chùa Thầy đặt cô Út là cái người nhận lãnh tiền bạc hay hoặc là tất cả những vật thực cúng dường để mà lo lắng cho chư tăng và chư ni tu tập ở đây, thì Phật tử cứ đến đó mà xin cúng dường chư tăng ở đây, chớ cần gì mà phải đến gặp Thầy?

Nhưng mà luôn luôn Thầy thấy hầu hết là người ta đến gặp Thầy, cúng dường cho Thầy, rồi cúng dường thực phẩm, thậm chí như phải kéo cả xe để trước mặt Thầy, đó là cái cúng dường phi thời.

Thầy đâu có ăn hết được, vì vậy mà Thầy nói từ chối thì họ buồn bã, họ khổ sở, mà nhận thì họ vui mừng. Nhưng mà nhận như vậy Thầy trở thành là phi thời rồi!

Thầy chỉ ngày có một bát mà bây giờ để mười cái thùng mì, rồi gạo - hai ba bao gạo, rồi đồ ăn, rồi dầu - năm mười lít dầu, đường này kia…​ tất cả những cái vật dụng mà để sống hàng ngày quá nhiều!

Nhưng mà giới luật đâu có chấp (nhận) cho Thầy nhận cái đó để dành đâu! Chỉ có người cư sĩ, người ta có trách nhiệm là người ta nấu nướng cho chư tăng thì người ta dám nhận. Còn Thầy là người như vầy mà làm sao Thầy dám nhận? Nhưng mà họ làm sai hết mà không ai dạy cho họ biết cái cách cúng dường. Đó là tất cả những cái không đúng.

(39:32) Cho nên ở đây, các Thầy được học các Thầy thấy rằng: Sự cúng dường phải đúng thời. Chúng ta không phải là người còn ham mê những tiền bạc, những cái sự ăn uống đó nữa, vì hàng ngày chúng ta đã quán, chúng ta đã biết rõ: Về thực phẩm thì bất tịnh, thân chúng ta cũng bất tịnh, có gì đâu mà chúng ta lại ham!

Còn tiền bạc thì chúng ta đã quán, đã thấy nó là rắn độc, nó sẽ giết chúng ta chết, nó sẽ sai bảo chúng ta mọi cái thứ tham đắm và tham dục, cho nên chúng ta phải lìa xa tất cả những thứ này.

Tại sao họ cứ đặt một bao thơ năm ngàn, mười ngàn rồi cả trăm ngàn, rồi cả triệu bạc, thậm chí như bảy tám triệu bạc một lần? Họ đặt cái thơ như vậy mà họ rất là hãnh diện là cúng dường cho một bậc thiền đức, một bậc giới đức. Như vậy là làm sao có nghĩa, làm sao mà cho đúng được cái giới đức và cái thiền đức được!

Cho nên ở đây chúng ta phải hiểu rất rõ: Những cái điều đó là những cái điều sai. Mà bây giờ chúng ta thấy đâu đâu nó cũng đều quen như vậy hết rồi. Là vì quý Thầy nhận tiền mà không thấy xấu hổ, nhận thực phẩm mà không thấy xấu hổ! Bởi vì cái đó là phi thời rồi! Thế mà chúng ta cứ thản nhiên mà nhận chớ không có nghĩ gì hết!

Đó là những cái mà chúng ta thấy rằng, ở đây Phật dạy người Phật tử phải đối xử, cúng dường phải đúng thời, và cúng dường đúng lúc, không phải là cúng dường sai như vậy.

5. Đến nhà không ngăn đón.

Cái người thiền đức, giới đức mà người ta đến cái nhà mình, thì có những điều kiện gì người ta mới đến nhà mình, mình sợ thế này, thế khác mình không cho họ đến.

Cũng như bây giờ Thầy đến Hà Nội, Thầy đến thăm bác Thức, thì bác Thức nói với Chánh Đức: "Không được đâu! Nhà tui nó còn chưa có cất xong, hoặc là thế này, thế khác, không thể rước Thầy về được, Chánh Đức hãy tìm cách để ngăn Thầy đừng có đến nhà tui!" - thì như vậy là không nên!

Là những bậc thiền đức người ta không phải nhìn ở cái bề bộn hay hoặc là ở đang sửa sang nhà cửa xấu tốt đâu, mà người ta đến đây có nghĩa là người ta đến với cái tâm tốt của người ta. Người ta đến người ta đem lại những cái gì đức hạnh, những cái gì phước báu cho mình thì mình không nên ngăn như vậy mà nên vui vẻ đón tiếp người.

Vì mình đã xét người đó là những bậc thiền đức, thí dụ như Hòa thượng Tâm Tịch là người thiền đức, mà Hòa thượng muốn đến thăm nhà mình, thì mình ngăn, mình nói: "Bây giờ nhà con đang xây cất nó chưa…​ Bề bộn quá! Hòa thượng chờ con xây cất rồi con sẽ rước Hòa thượng!" - thì cái đó là cái sai, không đúng.

Lúc bấy giờ Hòa thượng muốn đến nhà mình là Hòa thượng muốn chỉ cho mình cách thức xây cất như thế nào cho đúng cách đó. Nhưng mà mình không có cái tâm tốt, mình nghĩ rằng mình còn bề bộn, không có xứng đáng mà chỗ rước Hòa thượng, vì vậy cho nên mình ngăn lại đi.

Nhưng mà không ngờ là Hòa thượng đã biết được cái điều kiện khi mình xây cất cái nhà đó thì nó cần phải như thế nào, thế nào, thì Hòa thượng đến có những cái góp ý cho mình để mình tạo được thêm những cái phước đức cho cái con đường mà khi mình xây dựng một cái nhà.

Đó thì như vậy, thì chúng ta phải hiểu biết được năm cái điều mà Phật dạy người Phật tử là như vậy nó mới đúng, còn không như vậy thì không phải, không đúng.

4.2- BẬC TU HÀNH ĐỐI VỚI PHẬT TỬ

(42:41) Rồi những bậc thiền đức, giới đức này đối xử với người Phật tử như thế nào? Thì các vị này phải lấy sáu cái điều kiện mà đối xử với người Phật tử.

Chớ không phải là người Phật tử đối với Thầy như vậy rồi mà các vị này thì chỉ thản nhiên mà không có cách thức đối xử. Cho nên Phật ở đây, Phật cũng đã dạy cho chúng ta biết rằng, các vị thiền đức đó phải đối xử với những người Phật tử đó, phải tốt như thế nào đây?

1. Phòng hộ không cho làm ác;

Nghĩa luôn luôn lúc nào các bậc thiền đức đó răn nhắc: "Đừng có làm cái điều ác, đừng có làm phạm những cái giới!"

Cũng như Thầy ở đây Thầy thường nhắc quý thầy: Đừng có phạm những cái lỗi, đừng có phạm những cái điều này kia…​ và nhắc quý thầy phải thường phải tu tập cái Định Vô Lậu làm cho các pháp ác nó không còn vào trong tâm của quý vị được. Cho nên đó gọi là phòng hộ không cho làm các pháp ác.

Đó là những bậc thiền đức dạy cho mình tránh xa các pháp ác, ly xa các pháp ác, từ giã các pháp ác, đoạn dứt các pháp ác, cho nên đó là những bậc thiền đức thứ nhất để chỉ dạy cho người cư sĩ.

2. Chỉ dạy điều lành;

Nghĩa là luôn luôn lúc nào cũng dạy chúng ta phải làm cái này, làm cái kia hoàn toàn là ở trong cái việc lành.

3. Dạy chúng ta giữ tâm lành;

Nghĩa là luôn luôn giữ cái tâm của chúng ta không có được khởi nghĩ những cái điều ác, hoặc là suy tư những cái điều ác, mà phải suy tư những cái việc lành.

Như chúng ta đã học biết trong Thập Thiện thì có mười cái điều lành và ngược lại đó là mười cái điều ác, vì vậy mà chúng ta nắm rất rõ, biết ác như thế nào mà thiện như thế nào, chớ đâu phải chúng ta không biết.

Khi mà học Thập Thiện rồi chúng ta mới thấy mười ác và mười thiện rất rõ. Do vì vậy mà chúng ta luôn luôn giữ được tâm mình ở trong cái lành chớ không có nên mà để cho một cái niệm ác nào ở trong tâm của mình.

4. Làm cho họ nghe điều chưa nghe;

(44:27) Nghĩa là thí dụ như, từ lâu bấy giờ các thầy chưa có nghe cái người nào (giảng): “Con người mà sinh ra đây là do ai mà sinh ra?”, rồi “Chết đi về đâu?”- thì các thầy chưa có nghe điều đó.

Mà Thầy đã giảng nghiệp để cho các thầy thấy: Chúng ta từ nghiệp mà sanh ra, chúng ta thừa tự nghiệp, chúng ta nối dòng họ nghiệp, rồi từ cái sanh ra đó rồi chúng ta sống lên thì chúng ta lại sanh ra nghiệp, rồi từ nghiệp nó lại trở lại sanh chúng ta.

Như vậy là chúng ta biết rằng, từ nghiệp mà sanh con người, rồi từ con người mà sanh ra nghiệp. Tức là như thế này: Nghĩa là từ ở chỗ nghiệp mà chúng ta sanh ra người, rồi khi chết chúng ta trở về cái nghiệp. Đó, vậy chớ chúng ta không có trụ xứ ở chỗ nào được hết.

Đó là những điều mà các con chưa nghe, chưa từng nghe, mà hôm nay đến nghe.

Cũng như các con suy nghĩ: Cái người mà tu thiền định, từ lâu chưa có nghe rằng người ta ngưng các hành ở trong thân, chưa có từng nghe người ta tịnh chỉ hơi thở, nhưng hôm nay được giảng dạy và được nghe: Những cái tịnh chỉ này như vậy mới gọi là nhập định. Thì quý thầy thấy chưa từng bao giờ nghe.

Mà cái bậc thiền đức người ta đã hiểu biết cái điều đó, cho nên chưa có nghe, người ta nói cho mình nghe để cho mình biết được những cái con đường tu nó đúng như vậy, nó làm chủ được sanh tử như vậy.

Chứ từ lâu thì mình nghĩ rằng mình tu như thế này thế khác là làm chủ sanh tử, chớ không ngờ rằng, bây giờ phải tịnh chỉ các hành, phải làm cho cái hơi thở ngưng, tập luyện cho nó ngưng, nó hoàn toàn nó không thở nữa thì đó là mới làm chủ được sanh tử.

Cho nên cái mà chưa được nghe, thì các bậc thiền đức này phải làm cho quý vị được nghe những cái mà chưa được nghe.

5. Điều đã được nghe làm cho họ hiểu rõ ra;

Điều mà bây giờ họ được nghe, như từ lâu Thầy nói: Phải tịnh chỉ hơi thở, tịnh chỉ các hành - thì các thầy nghe mà chưa có rõ. Bây giờ Thầy lại nói rằng: Bây giờ ở đây Minh Tông hoặc là Thiện Thuận đã tịnh chỉ được hơi thở, đã ngưng được các hành bằng cách là xả được nửa thân, rồi nửa thân nó còn hoàn toàn chưa xả được.

Đó rõ ràng là trong khi đó chúng ta đã rõ được những cái điều kiện mà chúng ta đã nghe mà chúng ta chưa rõ.

Như từ hôm đó tới nay Thầy không tuyên bố, thì các thầy đã nghe biết rằng phải ngưng hơi thở, phải ngưng các hành, nhưng các thầy chưa rõ được, hôm nay lại thêm để cho các Thầy thấy rõ được.

Như vậy là chúng ta biết được con đường đi của chúng ta: Khi mà ngưng, rồi khi mà trở lại để phục hồi sự sống trở lại bằng cách như thế nào cho đúng cách. Như vậy là quý Thầy bây giờ lại rõ thêm một phần nữa!

Cho nên ở đây cái bậc thiền đức khi mà đã dạy cho người ta nghe những điều mà chưa nghe, rồi bây giờ đã nghe rồi, thì lần lượt cái vị thầy đó họ lại làm cho quý vị hiểu rõ ra, hiểu rõ ra, rất là rõ ra. Và cái hiểu rõ này phải có những người làm được thì mới hiểu rõ ra được, mới tin tưởng được.

Còn bây giờ Thầy làm cho các con hiểu rõ. Các con bây giờ chưa có tu tới đây, các con chưa tin được Thầy. Làm sao mà cái thân của mình mà lại nó ngưng có một khúc, còn một khúc nó không ngưng? Thì cái điều đó các con chưa có tin được đâu. Nhưng bây giờ nó đã rõ, có người đã thực hiện được, thì các con thấy rất rõ rồi, đâu còn gì sai nữa!

Cho nên có những người chứng minh được điều đó, chớ còn mà riêng Thầy nói không thì không chứng minh, tức là các con sẽ nghĩ quấy Thầy và nghĩ Thầy chỉ nói vọng ngữ mà thôi. Nhưng mà bây giờ có người chứng nghiệm được, thì chắc chắn là lời nói không vọng ngữ rồi.

Cho nên từng bậc mà Thầy mới giảng lần cho các con, chớ không khéo mà Thầy sẽ nói trước những cái điều mà con chưa có kinh nghiệm, chưa có sống ở trong đó được, thì các con cũng chỉ nói Thầy là chỉ nói vọng ngữ, nói láo mà thôi.

6. Mở bày con đường thiện.

(48:02) Luôn luôn lúc nào cũng nhắc nhở, vạch ra một cái lối đi cho những người Phật tử đi ở trên con đường thiện. Đi trên con đường thiện tức là sống ở trên cái cuộc sống thiện.

Đó là Phật dạy: Cái người thiền đức, giới đức này luôn luôn rất là thương yêu cái người Phật tử, luôn phải tập cho họ sống như thế nào đúng là con đường thiện, cho nên mở bày con đường thiện cho họ sống. Tức là cái đời sống của họ phải đời sống thiện chớ không được sống ác nữa, vì vậy mà giúp cho họ, hoàn toàn là cái người cư sĩ được giải thoát hoàn toàn. Đúng là cái pháp môn để cho họ sống được hạnh phúc, an vui trong gia đình của họ!

Như vậy là quý thầy đã thấy rõ tất cả những điều Phật dạy, từ cái người cư sĩ mà cúng dường cho Phật phải cúng dường như thế nào đúng và cúng dường như thế nào sai; cúng dường như thế nào mà không phi thời, cúng dường như thế nào là phi thời, quý thầy đã rõ.

Và đến khi mà các vị thiền đức đó dạy quý vị, nếu mà cứ đem những cái điều mà quý vị đã nghe nhàm tai rồi mà nhắc đi, nhắc lại, thì như vậy là những điều mà các vị chưa nghe, chưa hiểu thì quý vị đâu còn biết đâu mà nghe, hiểu được nữa! Cho nên các vị này còn những cái bước đường rất xa.

Cũng như bây giờ có những cái mà Thầy hiểu nhưng Thầy chưa nói ra là tại vì chưa có người đến đó. Mà chưa có người đến đó, nói ra thì các con, các thầy sẽ nghĩ rằng là Thầy chỉ nói dối mà thôi!

Cho nên ngày xưa Đức Phật nói như thế này: "Nếu mà Ta dạy các đệ tử Ta mà dùng Thần Túc Thông” - nghĩa là muốn hóa mưa, hóa gió, muốn một thân hóa nhiều thân – “nói ra, thì lúc bây giờ có người cư sĩ nói:Có cái thần chú đó nó cũng làm được như vậy đó!"” - thì cái đó là phỉ báng lại cái lời của Phật nói rồi.

(49:34) Cho nên Đức Phật nói: "Ta dạy đệ tử của Ta không phải dạy Thần Túc Thông, mà dạy phải ở nơi thanh vắng, độc cư, đặt niệm trước mặt của mình, nỗ lực thực hiện quét sạch những lậu hoặc làm cho tâm được giải thoát, chuyên môn sống trong sự thầm lặng, đó là Ta dạy những người đệ tử.

Và bây giờ có những người mà thấy đệ tử Ta sống độc cư, không nói chuyện, sống trong thầm lặng, chuyên môn đặt niệm trước mặt, ngồi thiền rồi đi kinh hành…​ thì người nào cũng thấy, không có thể nào nói Ta dạy cái đó là sai được.

Ngoài những người này do Ta dạy, có những người khác không do ta dạy mà họ đã làm, sống đúng như vậy thì người đó vẫn phải được xem là những người làm đúng.

Còn những người mà Ta nói biến hóa ra lửa thế này, thế khác thì có người nói: "Có một thần chú cũng biến hóa ra lửa, ra cái khác…​” thì có cần gì mà phải học cái này!

Nhưng mà cái Ta dạy thì người nào làm được thì sẽ thấy sự giải thoát, chứng nghiệm cho người đó!”

Đó là lời Phật dạy như vậy, thì chúng ta thấy rất là cụ thể và thực tế. Đức Phật không bao giờ dạy chúng ta có thần thông, mà Đức Phật còn dạy chúng ta: Khi mà chúng ta có những cái đức nào mà chúng ta đã đạt được trong bước đường tu tập thì chúng ta hãy giấu, tức là hãy che đậy lại, đừng có phô bày ra, những cái điều đó là những cái điều không tốt.

Nghĩa là trên bước đường tu tập chúng ta có cái gì, chúng ta âm thầm, chúng ta không nói ra cho một người nào biết hết, hoàn toàn là không khoe khoang, và vì vậy mà mới thực hiện được cái đạo còn lâu dài. Còn nếu mà chúng ta mở miệng chúng ta nói thì cái đạo nó không lâu dài được.

Tại sao Thầy tuyên bố cho bốn vị ở đây? Tức là lẽ ra thì Thầy không tuyên bố nhưng vì Thầy thấy quý thầy có phạm phải những cái sai lệch nho nhỏ, chưa phải là lớn, cho nên Thầy muốn nhắc ra để cho quý Thầy thấy được để mà lấy cái gương hạnh của huynh đệ mình mà tu.

Vì những người đó đang làm được những cái điều này, cho nên lấy những cái đó để mà thực hiện chớ không phải là để đem ra để mà ca ngợi những người đó để làm gì.

Vấn đề là chúng ta còn đi nữa chớ không phải lấy cái đó mà làm cái chuẩn của chúng ta đạt được. Cũng như, thí dụ như quý thầy được Thầy nói đến những cái điều mình làm, không phải lấy đó mà mình thấy rằng mình hơn mọi người, không phải. Con đường mình đi đến giải thoát chớ không phải tới đó là dứt.

Đó, quý Thầy nhớ những cái điều này.

5- BỐN HẠNG NGƯỜI MẤT PHẨM HẠNH KHI CHẠY

(51:50) Người cư sĩ cần phải lưu ý: Có bốn hạng người sẽ mất phẩm hạnh khi chạy:

Đó bây giờ chúng ta là người cư sĩ đó, người tu sĩ đó, vì vậy mà chúng ta phải thấy rằng, khi mà chúng ta chạy nhảy, coi chừng chúng ta, những là tuổi trẻ, quý thầy mà còn tuổi trẻ hay chạy nhảy lắm! Cho nên do đó, chúng ta vội vã một cái gì đó thì nó cũng sẽ làm mất cái phẩm hạnh của một người tu.

Phật đem một cái ví dụ cho chúng ta thấy rằng có bốn cái hạng người mà không được chạy nhảy một cách tự do như vậy được:

1. Một nhà vua mão áo chỉnh tề, cân đai sáng chói mà chạy nhảy ắt sẽ mất cái phẩm cách của nhà vua;

Đó là chúng ta thấy: Một ông vua thì phải bệ vệ, chớ ông như vậy, chắc chắn là không ai - có thể chạy nhảy như vậy, ông vua chắc cũng không ai là tin ông đó mà là vua của mình hết!

2. Một thớt voi nai nịt đầy đủ, oai vệ mà chạy nhảy sẽ mất phẩm cách của thớt voi đó;

Tức là Đức Phật muốn nói đây là một cái thớt voi mà ra trận đó, nai nịt hẳn hòi, mà con voi này chạy nhảy như những con voi rừng ở trong đó thì con voi đó không phải còn là phẩm cách của một con voi chiến trận nữa.

3. Một nhà sư mà chạy nhảy sẽ mất vẻ khả kính của một tu sĩ;

Đó thì Đức Phật cho chúng ta là nhà sư, hiện bây giờ là các con là cư sĩ, nhưng mà sự thật các con đã được học ở đây, đương nhiên là các con là những người tu sĩ chớ không phải còn là những người cư sĩ nữa đâu. Vì các con tìm con đường giải thoát, đi vào cái mục đích giải thoát thì các con không có lý do nào mà nói tôi còn là người cư sĩ nữa.

Nghĩa là các con lần lượt phải dứt bỏ các gia đình của mình, những người thân thuộc của mình để mình đi vào một cái lộ trình giải thoát để chấm dứt sự đau khổ sanh tử của mình, để hoàn toàn thực hiện được cái sự chấm dứt đó, cho nên là các con lần lượt là trở thành những người tu sĩ rất tốt của đạo Phật sau này.

4. Một phụ nữ chạy nhảy sẽ mất phẩm cách, không còn đoan trang phong nhã nữa.

Đó thì, một cái người phụ nữ mà chạy nhảy như mấy thằng, như mấy chú con nít hay hoặc là như những người thanh niên thì không thể được.

Vì một người phụ nữ phải đi đứng nhẹ nhàng, khoan thai thì người ta mới đánh giá trị cái người phụ nữ đó. Chớ còn không khéo thì chạy nhảy như con trai, thì chắc chắn là người ta xem cái người phụ nữ đó không có đoan trang, phong nhã.

6- MUỐN TU TẬP CÓ KẾT QUẢ PHẢI ĐI TỪ NỀN TẢNG ĐẠO ĐỨC

(54:18) Đức Phật lại dạy người phụ nữ: Khi về nhà chồng có mười điều cần phải hiểu và giữ gìn.

Đây là Đức Phật dạy, tất cả những gì mà ở trong cái gia đình của một người Phật tử thì Đức Phật dạy sạch hết, không có cái nào mà không dạy. Vì vậy Thầy thấy, mà dạy qua Thập Thiện rồi Thầy thấy cần thiết phải nhắc nhở những cái điều này, Thầy biết là nó lòng vòng.

Các Thầy thì có ý nghĩ như thế này: Mình thì muốn đi ngay vào những cái gì mà mình cần thiết, như bây giờ phải nhập định, phải tịnh chỉ hơi thở cái này cái kia, nó quan trọng, còn cái vấn đề này nó đâu quan trọng đâu!

Nhưng mà nhiều người người ta còn ở trong gia đình, người ta chưa có hiểu biết những cái gì mà đối xử với nhau hết, rồi mình nói Thập Thiện suông không thì người ta cũng chẳng biết áp dụng như thế nào. Bởi vì cái hành động của người ta thường sống, đối xử với nhau ở trong nhà người ta đâu có biết, làm sao mà thực hiện Thập Thiện như vậy được!

Cho nên nói ra tất cả những hành động sống này để chúng ta biết áp dụng vào Thập Thiện mà từ đó chúng ta mới có sự giải thoát được, từ đó hạnh phúc gia đình chúng ta mới có được. Rồi cũng từ cái nền tảng vững chắc này chúng ta mới trở thành một tu sĩ, mới có cái cách thức tu thiền định mới được.

Chớ bây giờ mà chúng ta nói: "Cái này không có cần thiết mà Thầy cứ giảng cái này, nó luộm thuộm quá, nó nhiều quá!" - thì cái đó là cái mình hiểu rất là cạn.

Mà mình phải nhắm ngay vào cái chỗ, từ cái đức hạnh, từ cái hạnh phúc của mọi người cư sĩ cho đến cái tu tập thiền định mà làm chủ lậu hoặc của mình cho đến rốt ráo, thì tức là nó phải đi qua một cái quá trình, nó từng lớp một chứ không thể nào mà nhảy ngang xương.

Vì nhảy ngang xương thì chúng ta, sau khi chúng ta tịnh chỉ được hơi thở, làm chủ được các hành - nghĩa là các hành ngưng - nhưng chúng ta sẽ bị lạc vào tà thiền chớ không thể nào mà Chánh Đạo được.

Vì cái tâm của chúng ta nó còn dính mắc, cái tâm chúng ta chưa được tịnh mà chúng ta cố ức chế nó để làm những cái điều này thì chúng ta sẽ rơi tà thiền, chắc chắn là chúng ta không phải là chánh thiền được, không phải là Chánh Định được, mà nó là tà định.

Mặc dù là các Thầy có thể tịnh chỉ hơi thở, (tim) có thể ngưng đập, các hành ngưng, nhưng mà tâm của quý vị chưa thanh tịnh - tức là chưa xả bỏ các ác pháp và cái lòng ham muốn của quý vị - thì chắc chắn là quý vị sẽ có những cái tà định rồi. Và từ đó các vị sẽ - cái bản ngã của các vị sẽ to lớn theo cái sức thiền định của mình, và các vị sẽ chạy vào danh, lợi và sắc dục.

Hầu hết là có một số người tu mà không có nền tảng vững chắc này, thì đã đưa họ đi đến cái chỗ sa ngã. Như chúng ta nghe vị giáo chủ này, vị giáo chủ kia, họ tu tập một thời gian ở trong định có những cái sự vi diệu, rồi từ đó họ đem ra họ phổ biến.

Nhưng cái tâm dục, tâm ham muốn họ chưa sạch, cho nên từ đó - cái ham muốn đó - bắt đầu họ khoe khoang, và họ thực hiện những cái này, mọi người thấy quá kính phục, từ đó họ bám theo cái vị thầy này. Từ chỗ đó thì vị thầy này sẽ bị sa ngã: Thứ nhất là lợi - tiền bạc, thứ hai là danh, thứ ba là sắc dục.

Nghĩa là khi mà đã có tiền bạc, có danh thì đám phụ nữ sẽ bu quanh. Mà đám phụ nữ sẽ bu quanh người đó, chắc chắn sớm muộn - người đó chưa phải hết cái tâm dục - thì chắc chắn là sẽ vợ ba, vợ năm, vợ tư chớ không phải là một bà đâu!

Cho nên hầu hết là cái sai lệch của các bậc giáo chủ mà không có tu cái tâm thanh tịnh cho nên khi mà có thiền định, khi mà có chút ít thần thông thì bắt đầu từ đó bị rơi ngã hết, không còn giữ được cái phẩm hạnh của một người tu.

Còn bây giờ chúng ta xây dựng một con người tu tập theo đạo Phật thì tức là chúng ta phải lấy cái phẩm hạnh của con người để diệt trừ cái tâm ham muốn, để xa lìa các lậu hoặc của nó, từ đó chúng ta đi vào thiền định vững chắc là Chánh Định, không còn tà định nữa.

Bản ngã chúng ta không còn, do đó chúng ta không còn say mê danh, lợi và sắc dục, thì như vậy chúng ta mới thoát ra khỏi cái vòng đau khổ, luẩn quẩn của sanh tử!

7- ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI CON DÂU TRONG GIA ĐÌNH

(57:43) Ở đây Đức Phật dạy cái người phụ nữ khi về nhà chồng, thì thứ nhất là Đức Phật dạy:

1. Nếu con nhận thấy cha mẹ chồng hay chồng có chi lầm lỗi…​

Nghĩa là mình ở trong nhà mình thấy cha mẹ mình hay hoặc là chồng mình có những lầm lỗi.

…​ thì không nên đem chuyện xấu trong nhà thuật lại cho láng giềng đầu này hay đầu kia.

Đó Đức Phật dặn là cái người phụ nữ mà khi về nhà chồng, thấy chồng mình hoặc là cha mẹ chồng có những cái lầm lỗi - bởi vì con người thì làm sao ai không phải có cái lỗi - mà mình thấy cái lỗi đó, mình đem ra mình nói cho người này người kia biết ở trong xóm làng, hay hoặc là cha mẹ ruột của mình, thì làm những cái điều đó người ta khi dễ cha mẹ chồng và chồng mình thì mình có xấu hổ không? Tức là mình xấu hổ.

Cho nên, Phật dạy cái người phụ nữ khi mà về nhà chồng thì không nên đem chuyện lỗi lầm của cha mẹ chồng hoặc chồng mình nói cho người này biết, nói cho người kia biết.

Phật nói:

Bởi vì không có lửa nào tệ hại như lửa này!

Nghĩa là lửa từ trong nhà mình mà đốt ra ngoài đó, thì không có cái lửa nào tệ hại như lửa đó. Đức Phật đem cái ví dụ, lấy cái lửa mà Thầy thấy quá là tuyệt vời :

Không có lửa nào tệ hại như lửa ấy.

2. Nếu có người láng giềng đàn ông, đàn bà nói xấu cha mẹ chồng hay chồng, không nên đem những lời phỉ báng ấy về lặp lại, và nói rằng người nọ, người kia nói điều xấu này hay điều xấu kia, xấu khác về gia đình mình.

Thì nếu mà ở ngoài mình nghe được người ta chỉ trích chồng mình hay là cha mẹ chồng mình thế này thế khác, thì mình không nên đem về mình lặp lại cha mẹ chồng với chồng mình.

Bởi vì Đức Phật nói:

Không có lửa nào tệ hại như lửa ấy.

Từ ở nhà người ta mình đem vô trong nhà mình, để cho gia đình mình nghe người ta nói xấu tức vậy đó, thì cha mẹ mình tức giận, chồng mình tức giận, cái bắt đầu lại gây hấn với người ta, đánh lộn người ta, tạo nên những cái cảnh bất an cho xã hội, tạo cho cái cảnh mà rối loạn ở trong chòm xóm với nhau.

Cho nên mình nghe, nhưng mà từng đó mình tìm cách: Bây giờ thật sự cha mẹ chồng mình hay chồng mình nó có những cái lỗi đó thì mình tìm cách mình khuyên răn, chớ mình không có nói cái người làng xóm đó họ chê cha mẹ mình như thế này thế khác.

Do như vậy mình tạo cho cái gia đình của mình bất an liền tức khắc. Vì vậy mình phải giấu những cái điều này, nhưng mình phải xét coi nó có đúng hay không?

Nếu không đúng tức là họ đã nói xấu cha mẹ chồng mình với chồng mình thì mình không chơi với những người đó nữa. Tức là mình không đến với những người đó nữa.

Cho nên Phật dạy:

Bởi vì không có lửa nào tệ hại như lửa ấy.

Lửa ở ngoài cứ đem vô đốt trong nhà mình để làm cho gia đình mình xào xáo đó, cái điều đó là cái điều rất xấu, rất tệ đó!

3. Chỉ cho mượn những người nào mượn mà trả lại.

(01:00:31) Nghĩa là mình giúp đỡ người khác, mình cho người ta mượn, nhưng mà những người đó phải trả lại, còn những người mượn mà lấy luôn thì không nên cho.

Bởi vì Đức Phật dạy bảo như thế này Thầy thấy, nếu mà cho cái người đó mượn mà họ lấy luôn, thì cái sự kiện đó xảy ra thì cha chồng mình, hoặc là mẹ chồng hoặc là chồng mình sẽ đánh mình, nói sao mình ngu quá vậy? Cái người đó là người mượn không trả mà cứ cho họ mượn rồi họ lấy luôn làm sao? Của mình làm bằng mồ hôi, nước mắt!

Cho nên Đức Phật dạy: Cái người phụ nữ mà về làm dâu phải cẩn thận chỗ này. Biết cái người đó mượn trả thì mình cho mượn, mà mượn mà không trả nhất định là không có cho mượn. Vì mượn rồi đây rồi mình sẽ bị những cái sự bất an ở trong gia đình của mình, cái sự khổ sở.

Đó là Đức Phật dạy cái thứ ba. Cái thứ tư:

4. Không nên cho mượn những người mượn rồi giữ luôn không trả lại.

Đó là cái thứ tư.

Như hồi nãy Thầy đã giảng rồi, người cho mượn trả thì chúng ta cho mượn, mà người mượn mà không trả thì chúng ta không cho mượn.

Đó là phần thứ tư. Phần thứ năm:

5. Những người thân bằng, quyến thuộc nghèo khó cần con giúp đỡ, con hãy giúp đỡ họ dù họ có ở trong vị thế có thể trả lại được hay là không được.

Nghĩa là trong dòng họ mình có những cái người mà họ quá nghèo khổ thì mình cần giúp đỡ họ. Mà mình giúp đỡ họ thì không phải để đợi cho họ trả mình mình mới giúp đỡ, vì đó là những người thân ở trong dòng họ của mình, trong dòng họ chồng mình.

Do vì vậy đó, mình giúp đỡ họ thì những cái hành động giúp đỡ này mình cũng phải báo lại: Bây giờ anh Năm, anh Ba, anh Tư hay hoặc là chú Bảy, chú Tám gì đó…​ đã nghèo khổ quá, mà bây giờ mình thì có ăn dư thì mình giúp đỡ họ. Họ có thì họ trả lại mình, mà không có thì mình cho luôn họ.

Mình cũng nói báo cho gia đình của mình biết như vậy: "Con đã báo cho ba má như vậy, bây giờ con mới giúp đỡ họ. Vậy thì ba má hay là chồng có bằng lòng không?" Nếu bằng lòng thì mình mới làm, còn nếu mà không bằng lòng thì mình không nên làm.

Là vì mình làm mà người ta không trả lại mình thì mình chịu trách nhiệm đó rồi cha mẹ chồng hay hoặc chồng mình sẽ đay nghiến mình.

Đó là những cái lời mà Đức Phật dạy, một cái người làm dâu về phải biết những cái điều đối xử này.

Mà nếu mà không biết đối xử này thì dòng họ bà con họ thấy rằng: "Cái bà dâu này về, bả không bao giờ giúp đỡ cho dòng họ chút nào hết. Bả về bả quản lý, bả nắm hết tiền bạc mà bả không có cho ai. Hồi trước thì không có ai, thì mình còn qua mình mượn, mình này kia được. Bây giờ có bả rồi, bả về, hỏi bả bả không cho mình!"

Thì như vậy càng ngày cái tiếng mình càng xấu, và người ta không hiểu được. Còn mình làm cái gì đâu nó chơn chánh như vậy.

Đó thì những cái điều mà Phật dạy Thầy thấy quá là hay, cho nên Thầy mới ghi ra đây tất cả để cho chúng ta hiểu biết được.

Mặc dù bây giờ chúng ta là những người tu hành rồi nhưng chúng ta cũng phải hiểu biết qua một cái góc độ của cái người cư sĩ còn ở trong cái cuộc sống như mọi người khác, mà phải biết cách đối xử như vậy mới đúng.

(01:03:16) Phần thứ sáu:

6. Ngồi một cách an vui.

Nghĩa là mình ngồi trên một cái ghế hay hoặc nơi đâu đó mà tâm mình được an vui. Thì như vậy ngồi an vui là như thế nào?

Có nghĩa là khi thấy cha mẹ chồng hay chồng đến gần thì con phải đứng dậy để tỏ ra mình tôn trọng chứ không nên ngồi yên đó.

Đó thì, mình ngồi mình yên ổn được, mình ngồi một cách an vui được thì tức là mình có những cái lễ độ của mình, thì sau khi mà những người đó đi qua rồi thì mình nghe cái tâm mình nó an ổn.

Còn nếu mà khi mình ngồi lỳ đó, mình không có đứng dậy chào những người đó thì khi những người đó qua rồi người ta thấy: “Con dâu này sao nó không có lễ phép gì hết! Cha mẹ đi ngang qua mà nó chỉ ngồi ì đó ra, nó không có đứng dậy chút nào hết!”

Thì đó là cái lễ độ của một cái người phụ nữ khi về nhà chồng, đối với chồng cũng như là đối với cha mẹ chồng, có vẻ cái cung kính chồng, có vẻ cung kính cha mẹ chồng như vậy thì người ta thấy người ta rất thương mến.

Còn mình ngồi ì, mình coi không ra gì hết, họ đi đâu đi kệ họ, thì đó là người ta sẽ thấy, đánh giá trị mình là cái người thiếu cung kính.

Đó là phần thứ sáu. Phần thứ bảy:

7. Ăn một cách an vui.

Ở đây, ăn một cách an vui như thế nào?

Có nghĩa là con không nên ăn trước cha mẹ chồng hay chồng, mà phải coi dọn đầy đủ cho cha mẹ chồng và chồng rồi mới ăn.

Nghĩa là mình dọn cái mâm cơm đó rồi, nhưng mà cơm thì chưa xới, cái này chưa xới, mà mình vô mình ngồi mình xới cái mình ăn, cha mẹ chồng thì cái chén không đó, để đó, thì như vậy là Đức Phật nói mình ăn mà được ngon, yên vui, thì tức là mình phải ăn sau và mình phải xới cơm cho cha mẹ chồng, rồi cho chồng, rồi tới mình; rồi bắt đầu mình mời mọi người; rồi mọi người người ta cầm đũa người ta ăn rồi mình mới ăn.

Tức là Phật muốn nói là mình ăn như vậy là mình ăn một cách rất an vui. Còn mình vô cái mình xới cho mình mình ăn, còn bao nhiêu người khác thì mình không có xới, thì như vậy mình ăn không có an vui đâu!

Đúng vậy, Đức Phật dạy cái này Thầy thấy rất là hay. Vì trong gia đình chúng ta nó có những cái trật tự, tôn ti như vậy, nó làm cho cái bữa ăn mình rất là ngon ngọt, nó không có một cách ăn uống mà không yên.

(01:05:32) Về phần thứ tám là:

8. Ngủ một cách an vui.

Đức Phật nói: Ngủ một cách an vui, cái người làm dâu về mà ngủ an vui đó, thì phải làm như thế nào mà mới được an vui?

Có nghĩa là con không nên đi ngủ trước cha mẹ chồng và chồng. Con phải lo làm bổn phận của người vợ rồi mới nằm xuống ngủ.

Tại sao vậy?

Khi mình ngủ trước, cha mẹ vô ngủ sau thì ai xả mùng cho ông bà? Cho nên vì vậy đó mình có ngủ ngon không? Không có ngon đâu! Đó là mình phải ngủ sau, cha mẹ chồng ngủ rồi mình xả mùng này kia rồi cho xong, rồi thì tới chồng lên ngủ, rồi thì mình cũng xả mùng rồi bắt đầu đó mình mới lên ngủ sau.

Và như vậy đâu đâu nó cũng ra đó, nó không có…​. Còn mình ngủ trước, thì lúc bấy giờ đó mình ngủ trước mình chưa có xả mùng, thì người chồng lên ngủ sau thì phải xả mùng, như vậy là mình thiếu bổn phận làm vợ.

Do cái chỗ này mà Đức Phật dạy, không phải đây là cái tôi tớ, mà đây là cái nhiệm vụ và bổn phận của một cái người phụ nữ về nhà chồng phải làm những cái bổn phận đấy, chớ không phải là cái người tay sai trong gia đình.

Mà làm như vậy là có vẻ mình cung kính những cái người thân của mình, mình phải làm cho họ vui lòng để cho họ được an ổn. Vì vậy mà những cái hành động này là hành động rất là thực tế cho cuộc sống để được đầy đủ hạnh phúc trong một cái gia đình.

Thời nay nói cái điều này thì chắc chắn là Thầy thấy cũng khó lắm, bởi vì hầu mấy cô bây giờ thì họ không giữ được những cái điều này. Mà đem ra dạy những cái điều này mà các cô làm đúng thì chắc chắn là các cô sẽ được hạnh phúc!

Vì mẹ chồng, cha chồng ngủ mặc kệ, chẳng bỏ mùng, bỏ màn gì, ổng ngủ bả ngủ, ổng bả có bỏ thì bỏ không bỏ thì thôi, chớ mình chẳng cần. Rồi đi chơi hoặc này kia với chồng rồi thôi ở nhà không lo gì hết, do đó những cái nàng dâu như vậy thì tức là những cái nàng dâu không xứng đáng theo những cái đạo đức và phong cách.

Mà chính đây là cái phong cách đạo đức mà Phật đã dạy ra cho chúng ta biết rằng cái người phụ nữ phải làm những cái gì mới đúng là cái phong cách của cái người làm dâu, của người con ở trong gia đình.

Mà làm như vậy tức là người con hiếu thảo đối với cha mẹ chồng, thì cha mẹ chồng nào lại không thương người con đó? Còn thương hơn là con ruột của mình nữa, chưa chắc đã là con gái ruột mình đã làm được những điều này!

(01:07:45) Phần thứ chín:

9. Trông nom giữ gìn lửa.

Nghĩa là mình trông nom giữ gìn lửa trong nhà của mình như thế nào? Phật dùng những cái danh từ, khi mà nói thì chúng ta chẳng hiểu như thế nào hết.

Bây giờ Phật giải thích cho chúng ta nghe:

Có nghĩa là con phải xem cha mẹ chồng và chồng như lửa.

Nghĩa là phải xem như lửa, nếu mình gần lửa thì nó nóng, mà mình xa lửa thì nó không đúng.

Cho nên mỗi khi có việc với cha mẹ chồng và chồng phải hết sức thận trọng…​

Nghĩa là có dịp nào mình tiếp xúc này, kia là phải hết sức thận trọng. Thận trọng như thế nào?

…​ như khi làm việc với lửa vậy!

Cho nên khi mà tiếp xúc với chồng hoặc là cha mẹ chồng của mình phải hết sức thận trọng, đó là cái sự mình giữ gìn lửa ở trong nhà của mình. Không khéo thì một lời nói của mình vô tình đã làm buồn phiền cha mẹ chồng hay chồng.

Cho nên rất là cẩn thận, làm một việc gì mà gần gũi cha mẹ chồng với chồng mình được xem như là mình gần lửa, nếu mà mình không khéo thì bị phỏng tay đó, mà sát quá thì bị nóng đó! Cho nên nó như thế nào thì nó mới là bảo đảm được cái hạnh phúc của mình.

10. Tôn trọng các vị Trời trong nhà.

Đức Phật dạy người phụ nữ mà làm dâu phải tôn trọng các vị Trời ở trong nhà. Vậy các vị Trời này là ai đây?

Có nghĩa là con phải coi cha mẹ chồng và chồng như Trời.

Nghĩa là coi như là một bậc Trời thì mới là hạnh phúc, chớ còn nếu mình mà coi ông bà hay chồng mình như là cỏ rác thì coi chừng mình không sống ở đó lâu đâu!

Đó thì, những cái lời mà Đức Phật dạy như vậy, chúng ta khi mà ở trong gia đình, người con gái mà sắp sửa về nhà chồng thì chúng ta phải lấy ba cái đức. Cái đức nào? Đức nhẫn nhục, đức tùy thuận, đức bằng lòng, thì chúng ta sẽ xem như là cha mẹ và chồng như Trời đó.

Còn nếu mà chúng ta không nhẫn nhục, không tùy thuận, không bằng lòng thì tức là chúng ta sẽ không có ở yên ở trong gia đình đó đâu! Cho nên, thường thường là mẹ chồng hay là nàng dâu hay là cãi cọ, hay thế này thế khác, đều là do chúng ta không giữ được nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng.

8- GÓP NHẶT NHIỀU HÀNH ĐỘNG THIỆN MỚI THÀNH NGƯỜI ĐỨC HẠNH

(01:09:44) Ở đây Phật đem một cái ví dụ:

Cũng từ một đống hoa, người ta nhặt ra từng cánh hoa để làm thành một tràng hoa. Cũng thế ấy, chúng ta được làm người, phải thu nhặt nhiều lần những hành động tốt mới thành người đức hạnh!

Các con nghe cái câu mà tóm lược lại ý này:

Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta tu mười cái điều lành này, thì Đức Phật ví như là từ ở trong một cái đống hoa rồi chúng ta nhặt từng cái cánh hoa, rồi chúng ta mới kết nó thành một cái tràng hoa đẹp đẽ.

Cũng thế, chúng ta được làm người nhưng mà chúng ta chưa hẳn là hoàn toàn đã tốt hẳn được, vì vậy mà chúng ta hàng ngày phải thu nhặt nhiều lần những cái hành động thiện của chúng ta, hành động tốt của chúng ta thì mới thành một cái người đức hạnh.

Chớ không phải là đức hạnh mà ngay liền là chúng ta làm được cái người đức hạnh liền đâu! Muốn làm được người đức hạnh, chúng ta phải nhặt từng cái hành động thiện, từ những hành động thiện đó góp nhặt lại chúng ta mới trở thành người đức hạnh.

Đó, đến đây thì quý vị đã hiểu biết được những cái điều mà người cư sĩ phải sống ở trong gia đình như thế nào để đúng cách.

9- GIỮ GÌN ĐOÀN KẾT TRONG ĐẠI GIA ĐÌNH PHẬT GIÁO

(01:10:59) Còn có một phần nữa là sẽ hết. Cái phần này là cái phần đoàn kết nhau ở trong gia đình cũng như ở trong những cái tập thể. Vậy thì cái phần này Thầy xin dạy tiếp:

Này các thầy!

Các thầy là những người từ bốn phương, kẻ ở tỉnh này, người ở tỉnh khác khắp cùng trong đất nước về đây tu học theo Thầy, cùng một giáo pháp của Đức Phật, cớ sao các thầy lại tị hiềm, ganh ghét nhau, tranh tụng, mạ lỵ nhau không kể gì đến anh lớn, em nhỏ?

Lại luôn luôn tìm những khuyết điểm của nhau, thay vì chỉ dạy cho nhau lại đem ra bêu xấu với người này, người khác, thì còn gì đạo nghĩa con người, thì còn gì là anh em một thầy? Đánh nhau bằng kiếm lưỡi, miệng gươm, chẳng biết thương xót nhau chút nào!

“Thố tử, hồ bi” - Con thỏ chết, con chồn còn đau đớn, khóc thương, huống chi chúng ta là những con người học đạo cùng thầy, cùng đạo từ bi của Đức Phật, thế sao chúng ta không từ bi chút nào cả?

“Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.”

Này quý thầy!

Quý thầy không cùng một cha, một mẹ sinh ra mà quý thầy sống chung dưới mái chùa, học chung cùng một đạo đức, cớ sao quý thầy lại không thương mà nỡ tâm đem chuyện xấu bêu nhau cho người khác cười chê?

"Xấu lá, xấu nem; xấu anh, xấu em” - Vô tình mà quý thầy đã hại lẫn nhau làm tai tiếng khắp cùng.

Rồi mọi người người ta tự hỏi:

"Tại sao những người tu sĩ Phật giáo lại đấu tranh nhau, lại bêu xấu nhau?

Họ phân ra nhiều giáo phái, họ phân ra nhiều tư tưởng, họ phân ra nhiều pháp môn để rồi họ bài xích nhau, họ chống đối nhau chẳng tiếc lời.

Họ luôn luôn chà đạp lên nhau, dày xéo lên nhau.

Họ bất đồng ý kiến, họ cho rằng: Chỉ có ta biết được điều này, còn ngươi thì không biết; Điều ta nói là đúng, điều người nói là sai; Pháp môn ta tu hành là đúng, pháp môn ngươi tu hành là sai; Điều ta hiểu là chơn chánh, điều ngươi hiểu là không chơn chánh; Pháp môn này tu trước ngươi lại tu sau, pháp môn này tu sau ngươi lại tu trước, sai lầm, rối loạn, đảo lộn tất cả, không có phép tắc; Điều ta làm tốt đẹp, điều ngươi làm không tốt đẹp…​"

Những điều tự suy luận trên đây là kiến chấp.

Đó là những cái lý luận ở trên mà Thầy đã nêu ra đó là những cái kiến chấp của mình. Mình chấp cái kiến của mình, mình chấp cái sự hiểu biết của mình.

Mà có kiến chấp tức là có ngã chấp.

Nghĩa là có cái sự chấp cái ý kiến của mình như vậy, cái hiểu biết mình như vậy tức là mình bị cái ngã chấp.

Mà đã có ngã chấp thì phải có hơn thua, tị hiềm.

(01:14:38) Đó chúng ta thấy, từ cái chỗ ngã của chúng ta mà chúng ta biết được cái gốc nó thì chúng ta hãy cố gắng mà tu Định Vô Lậu để diệt ngã, xả tâm của chúng ta, để chúng ta được giải thoát mà không còn hơn thua nhau nữa.

Có hơn thua, ganh tị thì phải có nói qua, nói lại, nói tốt, nói xấu.

Đó cũng chỉ vì danh - khen chê của mọi người mà anh em cùng một nhà xâu xé nhau. Từ đó, Tăng đoàn bị phân hóa, thiếu đoàn kết, anh em cùng một thầy, một tôn giáo mà chia rẽ nhau.

Đó, bằng chứng như chúng ta thấy bây giờ tôn giáo của chúng ta thiệt là tan nát, không còn một chút nào hết! Cùng trong một cái Phật giáo mà kẻ thì đứng pháp môn này, người thì đứng pháp môn kia rồi chỉ trích bài xích nhau.

Thầy thấy mọi pháp môn của Phật dạy không có pháp môn nào xấu hết. Người tu Đại Thừa cũng tốt mà người tu Tiểu Thừa cũng tốt, người tu thiền Đông Độ cũng quý, người tu Tịnh Độ cũng quý, người tụng niệm, cầu cúng, cầu an, cầu siêu cũng tốt. Tại sao vậy? Tại vì mọi cái đều là an ủi cho những người đau khổ, cho đời và chính cho mình nữa.

Cho nên, tất cả những cái này đâu có mà bài bác làm gì? Vì mỗi góc độ, mỗi phước duyên của con người đều đứng trong góc độ đó mà thực hiện những cái điều tốt cho Phật giáo.

Cho nên chúng ta thấy, chúng ta có đủ duyên tu tập đúng giới luật, có đủ thiền định làm chủ sanh tử, chấm dứt luân hồi thì đó là cái phước duyên của chúng ta ở góc độ sâu hơn, cao hơn một chút, chớ chúng ta có hơn gì họ, vì chúng ta cũng là mọi con người!

Họ chưa đủ duyên, chưa gặp được những bậc minh sư, thiền đức, cho nên họ tu còn ở ngoài, cho nên vì vậy mà họ vẫn làm được những điều lợi ích cho xã hội.

Nhưng chúng ta đừng nghĩ rằng - vì cái tâm danh lợi của họ còn cho nên họ vẫn còn phải ham thích, se sua, sắm xe này, nhà kia, chùa lớn, tháp to, nhưng họ cũng giảm bớt biết bao nhiêu cái sự ham muốn của họ và họ cũng giảm bớt biết bao nhiêu sự ác của họ.

Họ cũng nghĩ: Làm cái chùa lớn là để cho mọi người đến chiêm ngưỡng, vẫn thấy được tôn giáo còn mãi mãi; dạy cho họ bằng những cái bài kinh này, bài kinh khác, viết ra những cuốn sách này, bài này là do Phật dạy như thế này, như thế khác là để họ hiểu họ làm lành, họ lánh những cái điều dữ.

Thì tất cả những điều mà quý thầy đang làm đều có lợi ích cho xã hội, đều có lợi ích cho mọi người. Giảm được góc độ này, lợi ích được góc độ này thì họ đủ duyên ngày mai họ đi sâu hơn trong con đường của Đạo Phật để chấm dứt sanh tử luân hồi.

(01:17:26) Cho nên chúng ta không nói xấu một người nào, không chê một pháp môn nào mà chúng ta hãy thấy rằng những pháp môn của mọi người đều là tốt cả, đều là của Phật giáo cả.

Vì vậy mà chúng ta đoàn kết được trong huynh đệ của chúng ta: Từ một ông thầy tụng niệm, cúng bái cho đến một ông thầy học thức đỗ tiến sĩ, cho đến một cái người tu thiền định trong rừng núi, cho đến một người tu Tịnh Độ niệm Phật suốt ngày…​ đều là anh em của chúng ta cả, không có gì mà chúng ta chia rẽ họ.

Chúng ta hãy thương họ, chúng ta hãy giúp đỡ họ khi chúng ta có đủ khả năng, giúp đỡ họ cho họ thực hiện những gì họ mong muốn, đừng bài bác họ.

Cũng như chúng ta thấy họ tu như vậy mà nó giữ gìn giới đức chưa được thì đó là cái phước của họ, không nên lấy chỗ sai giới đức đó mà chỉ trích họ làm cho họ buồn khổ, hoặc là làm cho họ căm tức để rồi sanh ra chia rẽ, chẳng ích lợi gì cho Phật Pháp mà càng đen tối thêm.

Ngoài mặt, họ tùy thuận theo mình…​

Nếu mình nói thế này, thế khác, ngoài mặt thì họ tùy thuận theo mình.

…​ nhưng trong tâm họ chẳng mến phục mình. Họ còn thầm khi bỉ anh em trong nhà mình nữa.

Nghĩa là mình nói ra thế này, thế khác hoặc chê cười pháp môn này, pháp môn khác, tuy ngoài mặt họ tùy theo mình, họ " ừ ừ hử hử" vậy cho qua mình, hoặc họ luận theo cái chiều hướng của mình.

Mà trong kinh điển của Phật dạy: Những người mà không ngăn chận những điều xấu của mình, mà họ cứ tùy theo mình, "ừ hử" theo mình để cho mình bộc lộ những cái điều xấu của mình càng lại xấu hơn, thì những người bạn đó là những người xấu.

Như Thầy đã giảng rồi thì các thầy đã thấy: Những người ngăn chặn mình là những người tốt; mà những người để cho mình nói xấu điều này, thế kia, họ cứ làm thinh hoặc là họ "ừ hử" - họ theo mình đó, đó là những người xấu.

Và vì vậy mà mình lầm lạc cái này rồi mình lầm lạc đến cái khác, để rồi mình chỉ trích pháp môn này, chỉ trích pháp môn khác, rồi luận thế này, luận thế khác. Mình thường sống mình để ý qua những lời Phật dạy: Những cái người mà chê pháp môn này, chê pháp môn khác, đó là những người xấu chớ không phải là những người tốt.

Họ xấu là vì họ muốn ca ngợi cái danh của họ, họ muốn làm cho tu cái pháp môn của họ hay, cho nên họ muốn dìm các pháp môn của người khác xuống để cho họ trở thành những cái giáo chủ có những cái đường lối, pháp môn tuyệt vời để cho mình tin mình theo.

Nhưng khi mà người ta mở miệng ca ngợi pháp môn của người ta, thì lúc bấy giờ chúng ta biết rằng, những người đó là những người không tốt và là những người xấu.

Như vậy thì chúng ta rất sáng suốt, qua cái bài học này chúng ta đã nhận được những cái đúng, cái sai, cho nên chúng ta chỉ biết âm thầm, lặng thinh, không phê phán ai cả.

(01:20:13) Xưa Đức Phật cũng một lần vào rừng ẩn bóng cũng chỉ vì chúng ta chia rẽ, thiếu đoàn kết.

Nghĩa là trong thời Đức Phật, có một lần trong cái mùa hạ đó Đức Phật phải vào rừng ẩn bóng, vì chúng Tỳ Kheo lúc bấy giờ họ tranh nhau, họ đấu tranh nhau bằng miệng, bằng lưỡi của họ, họ không có đoàn kết nữa, cho nên Đức Phật bỏ đi vào rừng mà nhập hạ cái an cư mùa hạ năm đó.

Sau đó thì nhờ quý thầy lớn giải quyết được làm cho đoàn kết trở lại, rồi họ đến họ xin Đức Phật trở về vì chúng tăng đã đoàn kết.

Cho nên Thầy nghĩ rằng, cái duyên mà Thầy ẩn bóng cũng là có một điều đau khổ nhất là đệ tử của Thầy. Cho nên Thầy không muốn ở đây để mà người ta lại tạo thêm những cái tội.

Khi nghe một cái người khác nói về Thầy bằng cách này, bằng cách khác thì người ta phỉ nhổ lên Thầy, thì lúc bấy giờ Thầy là một người tu hành có giới đức thanh tịnh mà họ phỉ nhổ lên thì họ phải chịu lấy cái hậu quả đó, cho nên rất là đau khổ! Vì vậy mà Thầy ẩn bóng thì họ còn lấy đâu mà phỉ nhổ Thầy? Cho nên họ thoát ra tội lỗi.

Và cái người đệ tử theo Thầy mà nói điều này, thế kia, thì họ cũng thấy Thầy ẩn bóng rồi thì có nói Thầy thế nào thì Thầy cũng không còn đón danh, đón lợi nữa hết.

Bởi vì khi ẩn bóng thì mình đâu có chường mặt ra gặp ai đâu, mình đâu có còn tiếp với tiền, với bạc, với danh với lợi nữa đâu? Cho nên dù vi tế hay hoặc là không vi tế vẫn là bỏ sạch xuống, đương nhiên coi Thầy ẩn bóng là đã bỏ hết như người đã chết.

Vì vậy mà danh lợi đối với Thầy thì nó không còn nữa. Khi đã ẩn bóng thì tức là không còn giáp mặt với danh, với lợi, với một cái gì rất nhỏ mọn.

Cũng như bây giờ, khi mà Đức Phật đã thị tịch cách đây hai ngàn năm trăm bốn chục năm, bây giờ người ta có ca ngợi Đức Phật cách gì thì Đức Phật cũng đâu còn đón nhận những điều đó nữa, hoàn toàn Đức Phật đã trả lại cho tất cả mọi người!

Vì thế mà hôm nay, những cái ý nghĩ mà Thầy ẩn bóng là do các đệ tử của Thầy, Thầy đã thấy nó không hợp thời, nó không đúng lúc, đã làm biết bao nhiêu người tội lỗi khi họ không hiểu, họ phỉ báng, họ chê bai, hoặc họ ca ngợi Thầy một cách không đúng cách.

(01:22:08) Thầy sẽ đọc lại bài kệ mà Đức Phật đã dạy chúng Tỳ Kheo trong thời đó:

Các thầy phải kính thuận

Kiến lập về Phật Pháp

Nghĩa là, Thầy đã dạy những cái điều đức hạnh về Phật Pháp thì quý thầy phải kiến lập nó thành một cái đường lối lớn để cho mình bước đi ở trên đó.

Phải diệt chúng ma này

“Chúng ma” tức là chúng ma mà tranh chấp nhau đó, chúng ma mà bêu xấu nhau đó, đó là Phật gọi là chúng ma đó.

Phải diệt chúng ma này

Như voi phá rừng lau

Cái sức con voi, mà cái rừng lau thì các con biết cái rừng lau có nhằm nhò, phải chi cái cây lớn thì nó nhọc nhằn, còn đối với voi, thì nó đi ngang qua thì cái rừng lau nó quét sạch hết, các con biết.

Thì Đức Phật ví như chúng ta phải quét sạch những cái bất hòa, những cái chấp kiến, những cái chấp ngã, để rồi chúng ta hoàn toàn đi lệch lạc, đi sai lạc, làm chúng ta đau khổ, làm chúng ta chia rẽ. Chúng ta phải dùng chính sức của mình mà phá nó như là voi phá rừng lau.

Chuyên niệm, chớ buông lung

Nghĩa là lúc bấy giờ chúng ta đặt niệm luôn luôn ở trong thân và tâm của mình để giữ cái tâm không có cho buông lung ra, không có cho theo cái chiều ham muốn danh lợi khen chê đó nữa, không có theo cái tình đời nữa, mà phải là tình đạo.

Đầy đủ về tịnh giới

Tức là lấy giới luật của mình làm cho thân tâm mình thanh tịnh.

Tâm tịnh tự suy niệm

Tâm mà nó định được thì mình hãy cố gắng suy niệm để quét sạch những cái điều sai đó.

Khéo giữ ý chí mình

Luôn luôn lúc nào mình phải lập trường, ý chí mình rất vững vàng, không có để cho tâm buông lung, không có để cho mất đoàn kết, phải thương yêu nhau, phải giúp đỡ nhau.

Đó là bài kệ thứ nhất.

Bài kệ thứ hai:

Nếu ở trong Chánh Pháp

Những ai không buông lung

Thoát khỏi thân già, chết

Dứt hẳn các gốc khổ

Nghe rồi phải siêng năng

Đó, bốn cái câu kệ trước thì Đức Phật nói: Nếu mà mình thường sống ở trong Chánh Pháp, tâm mình không buông lung, thì mình sẽ thoát khỏi cái thân già, chết của mình đó, rồi dứt hẳn các gốc khổ.

(01:24:10) Đó là bốn câu kệ để chỉ định chúng ta phải sống đúng như vậy, hòa hợp như vậy, an vui như vậy thì gốc khổ nó sẽ tuyệt mất, và già, chết chúng ta cũng thoát khỏi.

Nghe rồi phải siêng năng,

Đức Phật căn dặn chúng ta đây:

Anh em phải hòa thuận

Như con cùng cha mẹ

Tránh xa lòng tỵ hiềm

Tránh xa nói xấu nhau

Để rồi thiên hạ cười

Anh em cùng một nhà

Tiếng tăm xấu vang xa

Anh xấu, em cũng xấu

Chính mình tự giết mình

Chính mình làm suy đồi

Phật Pháp không cửu trụ

Mất đi nguồn đạo đức

Thế gian sanh rối loạn.

Nghĩa là mình làm như vậy là cái đạo Phật nó sẽ bị mất đi, nó sẽ không còn mãi mãi, ba ngôi Tam Bảo sẽ mất đi, thì thế gian này lấy đâu mà nương tựa để thực hiện cái đạo đức nhân quả, cái đạo đức mà không làm khổ mình, khổ người? Cho nên vô tình mà chúng ta đã làm Chánh Pháp mất đi.

Vì vậy, vì cái sự mà người ta nhìn vào Tăng đoàn của chúng ta chia rẽ nhau: Người học trò nói xấu thầy, người thầy nói xấu học trò, thì điều đó là cái điều không phải.

Cho nên ở đây thì tất cả chúng ta phải cảnh giác và thấy cho đúng, để chúng ta sống cho đúng cái đạo, để ta mới thấy được cái tu hành của chúng ta. Còn nếu mà không sáng suốt một chút, vì cái lòng nhỏ mọn của chúng ta, vì những cái sự xúc chạm về cái ngã, cái tự ái của chúng ta mà chúng ta đã làm suy đồi Phật Pháp.

Đến đây các thầy cần phải suy ngẫm những lời dạy này để thực hiện đời - đạo cho đúng cách.

Dù là người cư sĩ hay là tu sĩ cũng phải siêng năng khắc kỷ mình, sống đúng phẩm hạnh của đạo Phật, đó mới làm vẻ vang cho đạo.

Bây giờ Thầy dạy quý thầy trau dồi Tứ Vô Lượng Tâm.

Lần sau Thầy sẽ tiếp tục Thầy dạy quý Thầy trau dồi Tứ Vô Lượng Tâm. Còn bây giờ thì hết giờ rồi, chúng ta nghỉ.

Bây giờ chúng ta tiếp tục cái bài giảng vừa rồi. Thầy nhắc lại để chúng ta nhớ:

Đến đây các thầy cần phải suy ngẫm những lời dạy này để thực hiện đời - đạo cho đúng cách.

Là đệ tử của Đức Phật, dù cư sĩ hay tu sĩ cũng phải khắc kỷ mình, sống đúng phẩm hạnh của đạo, đó mới làm vẻ vang cho đạo.

10- LỜI CẢNH TỈNH CỦA BA VỊ THIÊN SỨ

(01:26:35) Bây giờ Thầy giảng cho quý thầy trau dồi Tứ Vô Lượng Tâm. Nhưng trước khi học trau dồi Tứ Vô Lượng Tâm, Thầy sẽ giảng:

Người cư sĩ cần phải cảnh giác.

Bởi vì ở đây là cái phần, cái giai đoạn một là của người cư sĩ tu tập, cho nên chúng ta phải có cái sự cảnh giác.

Rồi sau đó thì Thầy sẽ giảng về Tẩu Nhập Ma, là vì có trường hợp mà mình ở đây có xảy ra, nhưng mà cái này là rất cụ thể để chúng ta được học những cái trường hợp để mà chúng ta cảnh giác, do đó chúng ta sẽ không bị lạc nữa.

Bây giờ Thầy sẽ tiếp tục cái lời cảnh giác, người cư sĩ cần phải cảnh giác đó, như thế nào?

Chúng ta thấy biết rằng: Tuy chúng ta hiểu biết nhưng cái hiểu biết của chúng ta nó chưa có thâm sâu lắm, cho nên đôi khi chúng ta thấy cái thân của chúng ta, coi như chúng ta quý trọng chứ không phải không, nhưng mà rất xem thường cái thời gian qua của nó, nó đưa cái thân của chúng ta lần lượt đi vào cảnh chết mà chúng ta không hay biết!

Vì nó là cái vô thường diễn biến hằng ngày, nó thay đổi liên tục, cho nên chúng ta phải cảnh giác nó, rất là cảnh giác, chớ không khéo thì chúng ta sẽ bỏ mạng mà sau này không biết chúng ta có sanh lại làm người được hay không.

Đó là cái rất là quý tiếc. Vì có thân người này mới có thể tu tập được, còn nếu không có thân người này mà thân chúng sanh thì khó mà tu tập lắm.

Cho nên hôm nay chúng ta được cái quý báu là cha mẹ là người đại bố thí đã cho chúng ta được cái thân người và có một cái trí tuệ hiểu biết. Nhờ cái trí tuệ hiểu biết đó mà chúng ta biết được cái đúng, cái sai, cái ác, cái thiện, mà chúng ta đã đoạn trừ hay là trau dồi để cho chúng ta được giải thoát hoàn toàn, chấm dứt sự tái sanh luân hồi.

Cho nên đây là một cái thân rất quý giá. Mà rất là khó, Phật cũng ví như chúng ta được thân người là khó, như một con rùa mù ở giữa biển Đông rộng mênh mông như vậy mà tìm cái bọng cây, thì quý thầy hiểu được cái thân chúng ta rất khó chớ không phải dễ, đừng xem thường nó rồi mất đi rồi không bao giờ tìm lại được. Biết chừng nào mà chúng ta tìm nó?

Hôm nay chúng ta đủ duyên phước được thành làm người, có thân người, có trí tuệ và có được Chánh Pháp của Phật, thì đó là chúng ta đã đủ duyên.

Và quý thầy cũng còn đủ duyên là gặp được một bậc có kinh nghiệm tu hành, một bậc chân tu hướng dẫn, thì đó là cái phước báu vô lượng, vô biên của quý thầy từ nhiều kiếp chớ không phải trong một kiếp, hai kiếp đâu!

Bây giờ Thầy xin nhắc lại: Thường thường trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta thường thấy những cái vị sứ giả báo tin cho chúng ta biết, nhưng chúng ta không lưu ý điều đó, cho nên chúng ta vẫn ham vui vì dục lạc mà chúng ta quên ba vị sứ giả đó:

1. Vị sứ giả thứ nhất là già: Người già tóc bạc, răng rụng;

2. Người bệnh đau đớn, nhức nhối;

3. Người chết sình trương, hôi thúi .

1- GIÀ - VỊ THIÊN SỨ THỨ NHẤT

(01:29:59) Ở trần thế, quý thầy có thấy người nào già nua đầu bạc, răng rụng, mắt mờ, da thịt nhăn nheo, lưng còng, chống gậy, đi đứng lụm cụm, thân thể run rẩy, sức khỏe hao mòn?

Ở đời thì quý thầy có thấy những cái hình dáng đó không? Chắc chắn là điều đó là quý thầy đã thấy nhiều lắm rồi. Từ khi chúng ta sanh ra cho đến bây giờ, chúng ta đã thấy biết bao nhiêu là người già cả, biết bao nhiêu là người run rẩy, biết bao nhiêu là cái sự khổ đau của người già. Đó là điều mà không thể chối cãi được.

Mà ở đây, đó là một cái thiên sứ để báo cho chúng ta biết cái sự đau khổ như vậy đó, để mà chúng ta cảnh giác chính bản thân mình.

Vì hồi nãy Thầy có nói là được thân người rất khó, mà chúng ta không khéo để nó già như vậy thì chúng ta khó mà tu.

Cho nên Phật nói: “Già là khó tu, bệnh đau là khó tu”, thế mà chúng ta không suy tư cái điều sâu sắc đó để mà chúng ta mượn cái thân người này, cái trí tuệ của con người này mà chúng ta vượt thoát ra biển trần lao đau khổ.

Đó là thiên sứ thứ nhất.

Quý thầy phải tự biết, đừng có tâm buông lung chạy theo thế tục, dính mắc ngũ dục lạc; phải chuyên tu Thập Thiện, tu tập và rèn luyện về thân, khẩu, ý của mình; từ bỏ việc ác, thực hành các điều lành thì mới thoát khỏi cảnh khổ đau của kiếp người.

Do tâm buông lung tạo ác mà quý thầy phải chịu. Không phải là lỗi của cha mẹ, không phải là lỗi của anh em, cũng không phải là lỗi của thiên đế, cũng không phải là lỗi của tổ tiên, cũng không phải là lỗi của hàng trí thức, cũng không phải là lỗi của đầy tớ, cũng không phải lỗi của những bậc tu hành, mà chính quý thầy làm mười điều ác nên chính quý thầy phải chịu tội lỗi đó!

Đó là cái vị thiên sứ thứ nhất báo cho chúng ta biết, đó là cái người già, nó lụm cụm, nó khổ sở như vậy, và đồng thời cái đó không phải là chính ai làm cho mình khổ đó, mà chính mình buông lung, cái tâm của mình chạy theo ngũ dục lạc, ham thích, cho đến khi già yếu thì mới thấy được cái khổ đó.

2- BỆNH - VỊ THIÊN SỨ THỨ HAI

(01:32:25) Vị thiên sứ thứ hai, quý thầy có thấy chăng?

Đó là những kẻ bệnh tật, khốn khổ, nằm lăn lóc trên giường bệnh, thân thể lăn lộn trên phẩn, giải hôi thúi; không thể đứng dậy được; ỉa, đái một chỗ, cần phải có người đút cơm cho; đau nhức từng lóng xương; nước mắt chảy dầm dề; không nói năng được…​

Quý thầy có thấy những người như vậy chăng trong cuộc đời này?

Chắc chắn là điều này chính bản thân chúng ta cũng nhận ra được. Bản thân chúng ta có nhiều khi đau đớn, nhức nhối, có nhiều khi chúng ta đứng dậy không nổi, có nhiều khi những người mà đau thần kinh tọa Thầy thấy cũng là rất khó khăn khi ngồi cũng như khi đứng.

Đó là những cái mà chúng ta thấy rất khó. Rồi hiện giờ thì nhiều thứ bệnh chớ không phải một loại bệnh, cho nên bệnh rất là khổ. Chúng ta bữa nay mạnh, ngày mai đau chúng ta đâu biết chừng!

Cho nên hôm nay, chúng ta làm chủ được cái Thọ thì chúng ta không còn sợ bệnh đau nữa, tâm chúng ta sẽ bất động, vì vậy mà chúng ta phải cố gắng mà tu tập. Tu tập làm sao làm chủ được cái già, làm chủ được cái bệnh, làm chủ được cái chết thì đó là một cái vấn đề quan trọng của kiếp con người.

Vì những ba cái điều này là nó vây quanh chúng ta, nó làm chúng ta quá khổ, nhưng chúng ta quên đi. Vì ngũ dục lạc cám dỗ chúng ta quá nhiều cho nên chúng ta quên đi, vì vậy mà chúng ta để mất cái thời gian rất lớn.

Vì buông lung, quý thầy không tự biết nên không chịu tu tập về thân, khẩu, ý; từ bỏ mười điều ác, thực hiện mười điều lành, nên phải chịu lấy những sự khổ đau này.

Những sự khổ đau này không phải do ông bà, tổ tiên hay những người khác mà chính quý thầy tạo ra nó.

Đó, cái gì cũng chính mình. Nếu mà mình dừng cái tâm buông lung, phóng túng, phóng dật mà chạy theo sự cám dỗ của ngũ dục lạc, thì chắc chắn là mình sẽ đình chỉ ở trong mười cái điều ác, mình thực hiện được mười điều lành, thì đem đến hạnh phúc, và bệnh đau này chắc chắn là không đến với mình.

3- CHẾT - VỊ THIÊN SỨ THỨ BA

(01:34:28) Vị thiên sứ thứ ba, quý thầy có thấy chăng?

Đó là một người chết, mạng chung; thân hư hoại, các giác quan đều diệt hẳn, thân thể ngay đơ cũng như cây khô; vứt bỏ ngoài gò mả cho cầm thú ăn thịt, hoặc để trong quan tài dùng lửa thiêu đốt.

Đó là do tâm buông lung cho nên không tu tập về thân, khẩu, ý của mình, cải đổi mười điều ác, tu tập sống theo mười điều lành, do vì thế, quý thầy phải chịu cái khổ đau do tâm buông lung này.

Chính quý thầy làm nên tội cho mình, chẳng phải cha mẹ, anh em cùng tất cả những người thân quyến thuộc, chính vì hành động ác của mình mà phải gánh chịu hậu quả khổ đau đó.

Đó là Phật nêu ra ba cái vị sứ giả để cho chúng ta thấy rằng, luôn luôn lúc nào nó cũng nhắc nhở. Thì Thầy tin rằng trong cuộc đời chúng ta nếu không bước ra đường chứ bước ra đường thì chúng ta vẫn thấy người già, rồi người bệnh, rồi người chết, chắc chắn là nhan nhản trước mắt của chúng ta, liên tục chớ không phải không.

Hằng ngày nếu mà chúng ta có dịp đi về thành phố thì không ngày nào mà chúng ta không thấy cái xe mà chở quan tài có người chết. Và nếu mà chúng ta đến bệnh viện, nhà thương thì chắc chắn chúng ta sẽ thấy biết bao nhiêu là người bệnh đau, khổ sở, mổ xẻ; thấy mà ghê gớm, sợ hãi.

Thế mà chúng ta không cảnh giác được mình, cứ nghĩ rằng cái thân này còn dài lắm, nhưng thời gian còn ngắn quá, không có đủ cho chúng ta tu tập nữa!

4- KHÔNG LÃNG PHÍ THỜI GIAN NHƯNG PHẢI TU ĐÚNG CÁCH

(01:36:18) Vì đó là những vị thiên sứ nhắc nhở cho chúng ta, cho nên chúng ta hãy suy tư, ngẫm nghĩ: Có thân người là quý, mất thân người biết bao đời tìm lại được?

Vì suy nghĩ, vì đắn đo kỹ lưỡng, chúng ta thấy đời chẳng có gì hết, chỉ là nhân quả theo nhau mà vay, trả chớ không có gì khác. Do đó, chúng ta vứt bỏ xuống để rồi chúng ta thực hiện được những gì để giải thoát chính mình, bứt những sợi dây xiềng xích, thoát ra khỏi cảnh đời đầy ô trược và đầy cám dỗ.

Hằng ngày quý thầy thường thấy ba vị thiên sứ luôn nhắc nhở cho chúng ta, thế mà có ai ngờ đâu, đến chừng thọ khổ thì: Ôi thôi! Cuộc đời sắp tàn rồi, còn làm sao kịp nữa!

Thầy xin nhắc lại bài kệ mà Thầy đã có lần đọc cho quý thầy nghe:

Tấc bóng thời gian một tấc vàng,

Tấc vàng dù mất còn tìm được,

Tấc bóng thời gian khó hỏi han.

Đó, quý thầy thấy cái bài kệ mà Phật đã nhắc nhở chúng ta: Từng chút thời gian không nên phí nó.

Nhưng chúng ta đừng vội vàng mà nông nổi tu điên, tu khùng làm cho rối loạn cơ thể thì điều đó là điều sai. Tu phải vừa với sức của mình, phải tùy theo khả năng của mình mà tu tập, chớ không phải nghe như vậy rồi vội vàng, nông nổi tu liên tục, không nghỉ ngơi, chúng ta có sức đâu mà chịu nổi? Vì vậy mà đưa đi đến những bệnh tật, tai nạn, có những cái khó khăn mà chúng ta không thể giải quyết được.

Nếu vừa rồi không có duyên Thầy ở đây thì thầy Thiện Thuận gặp khó khăn, có thể trở thành những cái cơn bệnh khó trị.

(01:38:26) Tóm lại những bài giảng trên, Thầy đọc lại bài kệ của Phật:

Người ngu si mê muội,

Tuy đã thấy thiên sứ,

Tâm vẫn còn buông lung

Thấy đó, nhưng mà tâm của quý vị còn buông lung chớ chưa hết đâu, biết đó là khổ đó, cho nên vì vậy mà tâm của quý vị còn mê muội lắm!

Tâm vẫn còn buông lung

Sanh vào chốn ti tiện

Thì ôm lòng sợ hãi.

Hễ mình sanh nơi nào mà nghèo khổ, đói khát thì lo lắng, sợ hãi: Thì ôm lòng sợ hãi.

Thầy đọc lại năm câu kệ trên:

Người ngu si, mê muội

Tuy đã thấy thiên sứ

Tâm vẫn còn buông lung

Sanh vào chốn ti tiện

Thì ôm lòng sợ hãi

Thầy đọc sáu câu kệ dưới:

Nếu người có trí tuệ,

Khi thấy thiên sứ đến,

Liền gần pháp Thánh Hiền.

Tâm không còn buông lung,

Thấy thọ sanh thì sợ,

Vì đó: Già, bệnh, chết.

Đây Thầy giảng:

Nếu người mà có trí tuệ, khi mà thấy thiên sứ đến thì họ rất sợ, họ liền đi tìm Phật Pháp, họ đi tìm những Thánh Hiền để mà họ gần gũi, để mà họ tìm cách họ vượt ra ba cái vị thiên sứ này, ba cái sự nhắc nhở này, họ vượt ra ba cái khổ này.

Cho nên lúc bấy giờ tâm họ không còn chạy theo dục lạc nữa, họ không còn buông lung, phóng dật nữa. Họ nghĩ, họ thấy sự mà sinh ra, một cái niệm mà sanh ra, ở đây:

Thấy thọ sanh thì sợ

Tức là thấy cái tâm niệm mình khởi ra ham muốn cái gì đó, họ quá hoảng sợ, chính đó là họ biết được. Chớ không phải "thấy thọ sanh" là mình đi sanh đẻ đâu, hay hoặc là thấy người khác sanh ra mà mình sợ đâu, không phải.

Mà mình thấy mỗi tâm niệm của mình sanh ra một niệm gì đó mà nó chạy theo dục lạc, nó phóng tâm ra, thì họ quá sợ hãi.

Vì đó già, bệnh, chết.

Vì cái tâm phóng ra mà chạy theo dục lạc đó nó đưa chúng ta đi đến già, bệnh, chết chớ không có gì khác hơn hết.

Phải hiểu cái câu này thì quý thầy thấy rõ từng cái tâm niệm của chúng ta mà phóng ra, rồi chạy theo cái ngũ dục lạc, dính mắc ở trong đó, nó tạo chúng ta già, bệnh, chết chớ không phải sung sướng hạnh phúc gì hết!

Đó là cái ý của Phật muốn dạy để chúng ta thấy rõ được. Cho nên cái người trí thì thấy "thọ sanh" - thấy những cái nó sanh ra để mà thọ hưởng đó, chữ "thọ" là thọ hưởng - mà nó sanh ra để thọ hưởng cái dục lạc đó thì họ sợ lắm.

Cũng như bây giờ mình ăn miếng ăn này rồi mình còn sanh ra cái tâm muốn ăn lần nữa, thì đó là thọ sanh ra đó, muốn thọ dụng trở lại nữa đó, thì đó là cái nhân mà già, bệnh, chết, nó làm chúng ta đau khổ.

Không thọ sanh, giải thoát.

Đó, câu kệ dưới thì Phật dạy: “Không thọ sanh, giải thoát” - nghĩa là mình không có sanh ra những cái niệm để chạy theo cái thọ dục đó thì mình được giải thoát.

Hết sanh, già, bệnh, chết

Thì từ đó già, chết nó không còn nữa.

Người đó được an ổn.

(01:42:14) Thầy đọc lại:

Không thọ sanh, giải thoát

Hết sanh, già, bệnh, chết

Người đó được an ổn

Hiện tại sống vô vi.

Chữ "vô vi" đây của Phật không có nghĩa là ngồi đó mà lặng lẽ, mà ở đây ngồi đó mà hoàn toàn là chúng ta sống không phóng cái tâm mà thọ sanh theo những cái dục lạc cho nên gọi là "vô vi".

Tâm thanh thản, không có ham muốn, không có sợ hãi, không có buồn phiền, đó là cái tâm vô vi chớ không phải vô vi ở trong cái trạng thái vô vi như người ta hiểu, thì nó không đúng cái nghĩa của Đạo Phật, mà nó không dính mắc một cái gì của ngũ dục lạc thì đó là cái tâm vô vi.

Đã vượt qua lo sợ

Chắc chắn đạt Niết Bàn.

Thầy đọc lại sáu câu kệ này:

Không thọ sanh, giải thoát

Hết sanh, già, bệnh, chết

Người đó được an ổn

Hiện tại sống vô vi

Đã vượt qua lo sợ

Chắc chắn đạt Niết Bàn.

Đó là cái phần cảnh giác để chúng ta nhắc nhở hàng ngày tâm niệm.

11- SẮP XẾP CHO AN ỔN RỒI MỚI BUÔNG XẢ SẠCH

(01:43:36) Không phải là hiện giờ mà chúng ta giải quyết cái cuộc sống của một người cư sĩ - không phải là hiện giờ mà quý vị giải quyết liền ngay được liền, mà quý vị có được hiểu biết như vậy để quý vị chuẩn bị cho cái con đường hướng tới của mình, để cho mình sắp xếp mọi cái bổn phận của mình làm xong.

Bởi vì cuộc đời mình, trước kia mình chưa có đủ duyên gặp Phật Pháp sớm, chứ nếu gặp Phật Pháp sớm, mà khi nghe được cái giáo án này thì tin rằng chúng ta không lập gia đình, chúng ta không bước thêm một bước nào nữa, để cái sức của chúng ta còn thanh niên trai trẻ, chúng ta dồn hết cái sức tu tập thì may ra chúng ta được làm chủ cái sống chết của chúng ta, làm chủ được sự tái sanh luân hồi.

Còn bây giờ thì có nhiều quý vị đã lớn tuổi rồi nhưng gia thế bề bộn, vợ con còn nhiều bổn phận phải lo toan, không thể nào dứt bỏ được. Cho nên không phải vội vàng, mà hãy làm hết bổn phận của mình.

Chớ không phải nghe bài này rồi về vứt bỏ đó, mặc nó làm sao làm, đói khát…​ Như vậy chúng ta chưa trả trọn nhân quả, thì dù chúng ta muốn ngồi trong một nơi thanh vắng, độc cư để tu hành, chắc chắn điều đó không thể thành tựu được, mà phải giải quyết cho tâm chúng ta hoàn toàn an ổn.

Vì bỏ đi mà thấy cả một cái vấn đề: Đời sống của bao nhiêu người vì mình mà họ phải khổ! Nếu không có mình thì làm sao họ có con cái, có nhà cửa, có tư riêng như thế này, để bây giờ bỏ ra mà đi thì không đúng cách của bổn phận của người cư sĩ.

Vì Phật đã dạy: “Không làm khổ mình, cũng không nên làm khổ người”. Nghĩa là mình muốn tu giải thoát, nhưng mình phải làm sao mọi người xung quanh mình, những người mà gọi là thân thương của mình đừng khổ đau.

Chớ không phải mình muốn giải thoát mà mình làm bao nhiêu người thương nhớ, bao nhiêu người khổ đau. Và bao nhiêu người nhờ mình mà trong cuộc sống mới an ổn, rồi mình bỏ ra đi để cho những người đó đói khát, nghèo khổ, thì trách nhiệm của mình chưa xong, nhân quả của mình chưa trả được.

Vì vậy mình hãy sắp xếp và lo toan mọi mặt để làm sao cho an ổn. Nếu quả nhiên cái nhân mình chưa tu được mà mình sắp xếp được như vậy thì kiếp sau mình vẫn tiếp tục tu được, mà tu tốt, tu đúng.

Vì Phật dạy: Đừng làm khổ mình, đừng làm khổ người. Do cái nhân mà không làm khổ người, nó không còn cái nghiệp oan trái, còn có cái nhân làm khổ người thì nó còn cái nghiệp oan trái mà phải trả kiếp này đến kiếp khác. Do vì giải quyết nó ổn thỏa, thấy được con đường sáng của đạo, cho nên chúng ta không làm khổ ai.

(01:46:09) Do một cái trường hợp Thầy đã thấy, có những người cư sĩ ở Hà Nội, họ quá thích tu tập để tìm lấy cái sự giải thoát của Đạo Phật, họ bỏ cả chồng con họ đến đây, cả gia đình họ rất là đau khổ vì họ: Con thì thương mẹ, chồng thì nhớ vợ.

Nếu một người mà đã quyết tâm theo Đạo Phật, theo đúng cái giáo án mà Phật đã chỉ dạy thì không bao giờ mà làm khổ gia đình, làm khổ người khác.

Ngày xưa Đức Phật vì không có cái đường lối tu tập cho nên Ngài thấy cái người tu hành là giải thoát, do đó Ngài mới bỏ cha mẹ, bỏ vợ con mà đi tìm con đường cái giải thoát để thoát ra khỏi bốn cái điều kiện khổ đó là Sanh, Lão, Bệnh, Tử. Do vì vậy mà sau này Ngài đã vạch ra một cái lối đi, cái đường đi để chúng ta không làm khổ mình, khổ người.

Cho nên, trong kinh điển của Phật, Ngài nhắc rất nhiều cái vấn đề này là một người tu không được làm khổ ai hết. Chớ không phải mình muốn tu rồi mình làm khổ cả gia đình của mình, thì như vậy là không đúng cái đường lối của Đạo Phật. Vì bây giờ đã có Đạo Phật, còn trước kia nó chưa có Đạo Phật.

Mặc dù cái lời khiêm nhượng của Đức Phật Thích Ca nói trước Đức Phật có bảy vị Phật ở quá khứ, nhưng sự thật nếu mà đã có Đạo Phật ở quá khứ thì phải có một cái lối đi, phải có một vị giáo chủ hẳn hòi, thì Đức Phật đâu có lầm lạc mà đã làm cho gia đình mình khổ sở như vậy?

Cha mẹ thì thương con, còn vợ thì thương chồng, con mới sanh ra còn chiu chít! Cái bổn phận đó là cái nghiệp báo. Tại sao chúng ta đã đào tạo nó ra mà chúng ta bỏ nó bơ vơ như vậy?

Nếu là con của vua, cháu của chúa thì nó an ổn ở trong cái sự giàu sang. Còn nếu là một người nghèo đói thì thử hỏi một người vợ làm sao nuôi đàn con được? Có phải khổ sở để cho ai đây? Ai đã tạo ra cái nghiệp này mà để cho người ta gánh chịu? Đạo Phật không chấp nhận những cái sự tu hành như vậy!

Cho nên Đức Phật sau khi tu hành, thấy không phải là cái điều đó là đúng - điều mà bỏ đi là đúng - mà cái điều phải làm sao, từ cái bước chân như thế nào để thực hiện đúng cái đạo giải thoát: Giải thoát cho mình mà giải thoát cho người, đem lại hạnh phúc cho mình, đem lại hạnh phúc cho người!

Cho nên Thầy từng dạy quý thầy là làm sao, khi mà chúng ta muốn tu hành để được giải thoát hoàn toàn thì phải giải quyết cả mọi mặt trong cuộc sống của chúng ta, vì thế chúng ta mới được cái tâm an ổn mà chúng ta mới rèn luyện, trau dồi, tu tập và dứt bỏ.

Còn nếu mà không được an ổn mà ở trong một cái cảnh rối ren, dứt bỏ đi, tâm hồn chúng ta có ở chỗ yên lặng đó mà tu tập được không? Chắc chắn là không được!

Hiện giờ chúng ta có những vị làm trụ trì, nhưng vì cái nhiệm vụ mà trụ trì hiện giờ nó không phải là cái nhiệm vụ tu, cho nên chúng ta lăng xăng với cái vấn đề cúng bái, tụng niệm hoặc sửa sang chùa tháp luôn luôn, làm sao chúng ta tu hành được?

Cho nên chúng ta muốn giải thoát thì chúng ta phải dứt bỏ, trở thành một du tăng khất sĩ, không còn danh, không còn lợi, không còn một vật chất gì đeo đẳng bên chúng ta, thì như vậy chúng ta mới tu được.

Nhưng chúng ta phải biết tình cảm chúng ta có, mọi người đối với chúng ta có tình cảm, chúng ta phải làm sao dứt cái tình cảm đó mới được! Nếu khi mà người ta có tình cảm với mình, mình dứt bỏ thì người ta đau khổ. Mà đạo Phật không chấp nhận làm cho người khác đau khổ!

Đó là hôm nay Thầy nhắc lại: Vì cái sự hiểu lầm lạc mà người ta theo đạo Phật mà đã làm khổ.

12- TÂM KHÔNG CÒN HAM MUỐN VÀ ÁC PHÁP MỚI CÓ GIẢI THOÁT

(01:49:35) Cái lầm lạc thứ hai nữa, đó là người ta thất tình, thất vọng; người ta đau khổ ở trên cái chuyện lận đận danh lợi, người ta làm không kiếm ăn được; hoặc là người ta bị vợ, bị tình nhân xua đuổi hay hoặc là bạc đãi, bạc tình; người ta quá đau khổ rồi đi vào chùa để mà tu tập, đi tìm lấy con đường giải thoát.

Thử hỏi những người đó làm sao giải thoát được? Chỉ chẳng qua là mượn câu kinh tiếng kệ, mượn cái nơi thanh vắng để mà vơi bớt cái nỗi phiền muộn của mình, vơi bớt những cái nỗi tham vọng mà mình đạt không được mà thôi!

Đó là cái sai. Bởi vì cái đúng của đạo Phật là nhìn thấy cuộc đời thật khổ, sanh ra muôn người ai cũng nằm trong bốn cái khổ.

Cái khổ đó là gì? Là ai có thân cũng phải bệnh, mà bệnh là khổ; ai có thân cũng phải chết, thì chết là khổ; ai có thân cũng phải già, mà già là khổ. Cho nên trong bốn cái khổ đó, chúng ta mới khắc khoải làm sao thoát ra khỏi bốn cái khổ đó.

Thì cái nguyên nhân mà thoát ra khỏi bốn cái khổ đó, nó không phải ở chỗ thiền định mà ức chế tâm của chúng ta, mà chính cái nguyên nhân đó Đức Phật đã chỉ cho chúng ta là: Cái lòng ham muốn của chúng ta nó mới tập khởi tất cả những cái điều khổ, nó mới sanh, già, bệnh, chết.

Cho nên cái mục đích của chúng ta là làm sao diệt cái tâm ham muốn, làm sao mà diệt ác pháp, từ đó chúng ta mới thấy được cái chỗ mà giải thoát.

Cho nên Đức Phật mới nhắc nhở chúng ta như thế này: Có người hỏi: "Khi Đức Phật mà tịch thì Đức Phật còn hay là mất?" Đức Phật nói: "Đó là cái pháp Ta nói không dứt khoát!"

Tại sao vậy?

Hay là nói: "Một người mà chết đi rồi cái linh hồn đi về đâu?" đó, thì đó là pháp mà Đức Phật nói “không dứt khoát”.

Còn pháp mà Đức Phật nói “dứt khoát” như thế nào để chúng ta biết?

Đức Phật hỏi như thế này: Nếu có một cảnh giới thiên đàng, có một cảnh giới Niết Bàn, thì chắc chắn phải có người đến đó. Vậy thì người ta nói cảnh giới đó như vậy, như vậy, an lạc như vậy, mà có ai đến đó chưa? Chưa.

Chưa có người nào mà trả lời dứt khoát rằng đó là cái cảnh Cực lạc, cảnh giới thiên đàng; chưa có một cái ông giáo chủ nào mà trả lời được rằng “Tôi đã đi đó, bây giờ tôi về!”, hay hoặc “Tôi chứng nghiệm ở đó!” Chưa có ông nào hết!

Nhưng Đức Phật dạy chúng ta thấy cảnh giới Niết Bàn Đức Phật chứng thật, mà dứt khoát, là tâm chúng ta hết dục, hết ác pháp thì ngay đó là Niết Bàn!

Cho nên vì vậy mà Đức Phật nói chúng ta có Ngũ Triền Cái - năm cái triền cái - tức là: tham, sân, si, mạn, nghi. Năm cái này mà quét sạch ra thì ngay đó là Niết Bàn. Cái chỗ này là cái chỗ dứt khoát là chúng ta tới đây là chúng ta đạt được liền.

Mà Đức Phật còn ví dụ: Một cái điều ác mà chúng ta giảm xuống thì cái điều thiện tăng lên, từ cái điều thiện tăng lên nó làm cho chúng ta có một cái an ổn ở trong đó.

Cũng như bây giờ người ta chửi mình, mà mình không chửi lại họ thì ngay đó có sự an ổn cho tâm hồn mình. Nếu mình chửi họ, họ chửi mình; mình đánh họ, họ đánh mình, thì thử hỏi cái cảnh giới đó có phải đem đến cái đau khổ triền miên không?

Đức Phật nói: Một cái điều mà mình nhẫn nhục họ thì tức là đem lại cho mình một sự thanh bình trong tâm hồn của mình, thì cái này thực chất rõ ràng là cảnh Niết Bàn của chúng ta, từng chút một, chớ không phải cảnh Niết Bàn là có một cảnh giới đâu sẵn sàng để mà chúng ta về đó.

(01:52:51) Cho nên cái mục đích ở đây là chúng ta tu thiền định là tâm thanh tịnh, chớ không phải tâm ức chế, vì tâm ức chế nó sẽ đưa chúng ta đi vào những cái sự…​ (Mất tiếng)

Cho nên ở đây, Thầy xin nhắc lại quý thầy là Thầy đã dạy quý thầy hai cái định đầu tiên để cho quý thầy thấy được sự tu tập thiền định của Phật, đó là cái định Chánh Niệm Tỉnh Giác Định và cái định Vô Lậu Định là hai cái định để quét sạch cái tâm tham, sân, si, mạn, nghi, để chúng ta quét sạch Ngũ Triền Cái của chúng ta.

Thì hai cái định này nó làm cho tâm quý vị thanh tịnh. Từ cái chỗ thanh tịnh đó, quý vị bước thêm một cái loại thiền định nữa để quý vị làm chủ được cái sống chết của quý vị, đó là cái định Hiện Tại An Lạc Trú.

Nó chỉ cần dùng cái tâm thanh tịnh đó mà dùng pháp hướng - Phật dạy là Như Lý Tác Ý - mình muốn, trong khi tâm mình tịnh rồi, mình muốn cái gì thì mình tác ý nó ra thì cái đó nó sẽ đạt được. Thì trong kinh điển của Phật dạy: Muốn đạt được những cái điều đó thì chúng ta theo cái lý mà tác ra.

Bây giờ Phật dạy như muốn nhập Bốn Thiền, thì mỗi thiền đều phải nương vào hơi thở, chớ không phải cái hơi thở là thiền định, mà cái hơi thở là cái lộ trình để chúng ta nhập được Bốn Thiền này.

Và cái mục đích của đạo Phật là ngưng các hành ở trong thân của chúng ta. Mà trong thân tâm của chúng ta nó có ba cái hành: khẩu hành, thân hành và ý hành, cho nên phải ngưng ba cái hành này thì chúng ta mới nhập được định, do tâm thanh tịnh mới điều khiển, dùng pháp hướng mà điều khiển - Như Lý Tác Ý.

Bây giờ cái hơi thở đang thở bình thường như thế này, thì chúng ta muốn chậm nhẹ để cho đến khi nó ngưng nghỉ. Phật nói thân hành là hơi thở, mà hơi thở ngưng nghỉ thì mới nhập định được Tứ Thiền.

Do đó, chúng ta hiểu biết được lời nói này, vì vậy mà chúng ta dùng cái tâm thanh tịnh không tham, sân, si này mà chúng ta điều khiển, chớ không phải chúng ta ngồi ức chế, chớ không phải chúng ta ngồi lặng ở trong trạng thái hỷ lạc, mà chúng ta nhẹ nhàng điều khiển nó ở trong cái hơi thở của chúng ta, vì đó là cái lộ trình để cho chúng ta nhập Bốn Thiền, chớ không phải hơi thở là thiền định.

Còn các thầy ngồi thiền định mà các thầy cứ nương hơi thở mà cứ thiền định thì chẳng có đi tới chỗ nào hết. Do vì vậy mà nó càng ngày nó càng mất thời gian tu tập, và cái kết quả đạt đến là cái hậu quả tai họa rất lớn mà sắp tới đây Thầy sẽ giảng về cái Ngoại Tẩu Nhập Ma.

Người ta không hiểu, người ta tưởng đó là ở bên ngoài nhập vào, nhưng vì chúng ta quá ức chế, làm cho thân tâm chúng ta rối loạn, rồi bắt đầu những cảm giác xảy ra, làm chúng ta không còn sức tự chủ, bởi vì cơ thể rối loạn, nhất là về hệ thần kinh, thì lúc bây giờ chúng ta trở thành như người điên khùng chớ không phải gì khác hơn hết.

Cho nên con đường đạo Phật mà người nào biết mà tu đúng thì không bao giờ có sự kiện đó xảy ra. Tại vì từ tâm thanh tịnh không tham, sân, si, ham muốn nữa, do đó người ta mới vận dụng pháp hướng Như Lý Tác Ý ra, bắt buộc các hành tuần tự chậm và nhẹ cho đến khi ngưng nghỉ hoàn toàn, ở trong ý thức chớ không phải ở trong tưởng thức. Vì vậy mà người ta làm chủ bằng cái ý thức của chúng ta đang có.

Rồi đây quý thầy sẽ thấy được cái chỗ nào là cái chỗ mà trong thân của chúng ta để thể hiện cái ngoại ma này, để rồi Thầy sẽ giảng tới, quý thầy sẽ thấy./.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy