Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Ngày giảng: 13/07/2010
Thời lượng: [01:03:45]
Nghe pháp âm: https://youtu.be/vY1ffWnpEAY
Phật tử: Thưa Thầy, lộ trình tu tập từ thấp đến cao, từ cơ bản tu tập cho đến hoàn toàn làm chủ sinh già bệnh chết, thì được chia ra làm mấy giai đoạn hả Thầy?
Trưởng lão: Chia ra thành 3 giai đoạn con.
Giai đoạn thứ nhất là mình tu tập đạo đức nhân bản nhân quả, mình sống không làm khổ mình, khổ người, khổ chúng sanh. Trong cái khổ chúng sanh hầu hết là mọi người đều phạm vào cái lỗi đó, là vì số người họ hay giết hại chúng sanh và ăn thịt chúng sanh, họ coi cái sự sống của các loài vật quá rẻ. Nhưng mà cái sự sống của mỗi con vật, cái sự sống nó, thì nó cũng tương đương với cái sự sống của một con người, nhưng mà con người coi rẻ cái sự sống của con vật.
Cho nên vì vậy mà cái giai đoạn đầu, là con người phải sống trong một nền đạo đức của Phật giáo, sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh. Đó là cái giai đoạn đầu. Cho nên vì vậy mà phải hiểu rõ, không làm khổ mình, thí dụ như người ta nói một điều gì đó làm cho mình trái ý nghịch lòng của mình, mình giận, mình tức, thì đó là đã tự làm khổ mình rồi.
Cái hoàn cảnh của nhân quả xảy ra, những người thân ở trong gia đình mình bệnh tật, tai nạn hoặc chết đi, mình đau khổ, mình lo lắng, mình rầu rĩ, mình khóc lóc, tất cả những cái này là tự mình làm khổ mình, tức là mình thiếu đạo đức với mình rồi, nó là cái đạo đức với mình.
Còn cái đạo đức về nhân quả với người khác, thì mình phải luôn luôn lúc nào cũng lời nói ôn tồn, suy nghĩ người tốt đừng suy nghĩ người ta xấu. Hễ mình suy nghĩ người ta xấu là mình đã gieo một cái ác, một cái ác của nhân rồi, ở trong đầu của mình rồi. Cho nên luôn luôn lúc nào cũng thấy người ta, người nào cũng tốt hết không có người nào xấu.
Nhưng mà vì cái con người, khi mà họ chấp ngã, họ hiểu biết họ chấp cái ngã của họ, cho nên họ coi cái ngã của họ, cái người của họ, cái tâm của họ, cái thân của họ là hơn hết. Vì họ chấp cái đó, mà họ sống trong ác pháp mà họ tự tạo cho họ đau khổ.
(02:29) Cho nên khi đó chúng ta biết các pháp đều vô thường, không có pháp nào là ta, là của ta. Ý của đức Phật muốn dạy chúng ta, đó là dạy các pháp vô thường, là dạy một sự thật, bởi vì các pháp không có thường được. Đó là một sự thật, một cái chân lý rồi, không có thể thay đổi được.
Cũng như bây giờ, có một người muốn sống một trăm tuổi, hai trăm tuổi, ba trăm tuổi, cả ngàn tuổi, để đi tìm thuốc trường sinh hoặc tu luyện như các vị tiên để mà sống cả ngàn tuổi, thì vấn đề này là không bao giờ có, không bao giờ có cái điều đó. Cho nên chỉ người ta tưởng tượng ra như các vị tiên, như Bát Tiên rồi này kia rồi nói tu mà sống cả ngàn tuổi thì không bao giờ có, người ta tưởng tượng ra thôi.
Đó là cái sự thật như vậy. Cho nên vì vậy mà chúng ta đứng trong góc độ các pháp vô thường của nhân quả thì nó hoại diệt, nó vô thường, nó không có còn thường đâu, cho nên mình không có chấp. Do mình không chấp thì mình phải hiểu biết để mình không tự làm khổ lấy mình.
Đó là cái giai đoạn đầu, mà nếu mà chúng ta tu tập cái giai đoạn đầu này mà tu tập không được thì cái giai đoạn thứ hai lại bị ức chế, ức chế cái tâm đó đó.
Giai đoạn thứ hai mà tu tập không được mà bước qua cái giai đoạn thứ ba Thiền Định đó, thì chắc chắn không bao giờ có Thiền Định. Cho nên khi mà chúng ta đi vào một thiền đường của Việt Nam của mình, đi vào một cái tu viện mà người ta ngồi thiền người ta niệm Phật để được nhất tâm, hoặc là một cái thiền đường của các nước Phật giáo, người ta tổ chức ngồi thiền này kia, điều đó là điều sai, không đúng của đạo Phật.
Mục đích của đạo Phật là mình sống như thế nào để mà ly dục, ly ác pháp để mình sống cho đúng cái đạo đức nhân bản nhân quả đó đó, đó là cái giai đoạn thứ nhất. Mà mình không sống được cái giai đoạn thứ nhất mà đi vào trong cái thiền đường để ngồi nhiếp tâm để tu tịnh, thì thật sự ra không bao giờ tịnh được, chỉ ức chế ý thức mà thôi.
(04:36) Phật tử: Vậy thì giai đoạn thứ hai là giai đoạn gì hả Thầy?
Trưởng lão: Giai đoạn thứ hai là sau khi mà xả tâm được rồi, thì cái tâm của mình thấy thật sự ngồi đâu nó bất động, nó yên lặng nó không có nghĩ ngợi, nó không ham muốn cái này, cái nọ, kia, ai nói gì nó thản nhiên, nó không có giận hờn buồn phiền ai hết. Mình thấy rõ, mình biết rõ cái tâm của mình.
Mà cái tâm của mình mà nó được như vậy rồi, tức là nó bất động thanh thản an lạc. Mà nó bất động thanh thản an lạc thì mình đừng có chung đụng với mọi người. Mình sống chung đụng với mọi người như hồi mình sống trong cái giai đoạn một thì mình phải sống với cái tri kiến đạo đức nhân bản nhân quả.
Còn bây giờ nó đã xả hết rồi, nó không có cần những cái đối tượng ác pháp đó, nó không gây được cái tâm mình động nữa, cho nên bây giờ mình thấy thật sự mình ngồi đâu thì nó bất động, nó yên lặng đó, nó không có nghĩ ngợi, nó không khởi ham muốn cái này, cái nọ, cái kia, hay hoặc khởi nghĩ một cái người đó xấu, người đó tốt, cái người đó nói lời nói vu khống, vu oan, hay là nói mình thế này thế khác. Nó không có nghĩ, tất cả mọi người nó không có nghĩ ai nữa hết. Thì đây là bước qua cái giai đoạn thứ hai.
Thì người này nên đi tìm một cái hang núi, nơi mà không có ai hết, vắng vẻ. Đây là cái giai đoạn độc cư đầu tiên. Đó là cái giai đoạn thứ hai để mình tìm một nơi vắng vẻ, yên lặng đó đó, không có người đi tới đi lui không có này kia, bởi vì cái tâm của mình là tâm đã yên lặng, nó bất động rồi.
Còn mình chưa có được cái tâm này, tức là cái giai đoạn thứ nhất mà chưa đạt được cái tâm này, mà đi vào mà nhập thất mà tu tập độc cư thì ức chế tâm mình.
Cho nên tự nó, khi mình sống với cái tri kiến nhân bản nhân quả đạo đức này, mà mình xả được cái tâm mình không giận hờn, phiền não thì nó sẽ có cái tâm bất động này.
Mà khi cái tâm bất động này nó có nó hiện ra trong một giờ, hai giờ, ba giờ, mình thấy mình ngồi im lặng thì nó tự nó im lặng, thì bắt đầu mình tìm cái nơi mà nó im lặng không có bóng dáng người này kia, nơi cô tịch, đống rơm hoặc cánh đồng rộng, hoặc một cái hang núi, hoặc là trên núi thanh vắng không người, mình tìm nơi đó đó thì mình sống trong cái tâm bất động này.
Đó là giai đoạn thứ hai. Thì cái giai đoạn thứ hai mà tìm được cái nơi rồi, thì mình về đó mình sống với cái tâm bất động này của mình. Đó là cái giai đoạn thứ hai.
Còn cái giai đoạn thứ ba. Khi mà tìm được cái nơi tu tập được như vậy, sống độc cư trọn vẹn như vậy rồi, thì bắt đầu mình sẽ, trong cái thời gian mà mình sẽ ở cái nơi mà yên tĩnh, cô tịch như vậy rồi, thì chỉ trong vòng bảy ngày với cái tâm bất động này, thì người này sẽ chứng đạo, có đầy đủ Tam Minh.
Đó, thì đó là ba giai đoạn của người ta rất rõ ràng.
(07:43) Phật tử: Thưa Thầy, vậy thì cái giai đoạn đầu tiên là cái giai đoạn quan trọng nhất?
Trưởng lão: Đúng vậy! Cái giai đoạn đầu tiên là giai đoạn căn bản nhất. Mà nếu một người tu mà không có đầy đủ tri kiến giải thoát của nhân bản nhân quả đó, họ không đầy đủ, tức là sự hiểu biết về nhân quả không đủ thì họ xả tâm họ cũng chưa hết.
Buộc lòng họ phải biết đầy đủ được những cái nhân bản nhân quả, mỗi mỗi cái hành động đó là nhân, mỗi mỗi một cái sự kiện xảy ra đó là quả. Họ phải thông suốt hết những cái này thì bảo đảm họ sẽ được một cái tâm bất động. Mà tâm bất động đó là họ sẽ bước qua cái giai đoạn thứ hai.
Phật tử: Nếu vậy thì cái người tu sĩ và cái người cư sĩ thì không có phân biệt là phải tu ngoài pháp môn nhân quả?
Trưởng lão: Phải rồi! Cái người tu sĩ cũng như là cái người cư sĩ, nó chỉ có khác nhau với cái đầu và chiếc áo. Cho nên ở đây với cái pháp môn của Phật thì nó không phân biệt người tu sĩ và người cư sĩ. Bởi vì pháp của Phật là pháp của con người, hễ con người là cái người nào cũng tu cũng chứng đạo hết. Cho nên người cư sĩ cũng tu chứng đạo, chứ không phải đợi phải đi xuất gia rồi tu mới chứng đạo, điều đó là điều hiểu sai.
Cho nên trong cái thời gian mà đức Phật khi chứng đạo rồi đó, thì vua cha sai một số quan đến để cầu Phật trở về nước. Nhưng mà các vị quan này đến được nghe đức Phật thuyết giảng rồi thì ở luôn đó và chứng đạo ngay liền tức khắc, không có cần phải là phải cạo tóc xuất gia này kia.
Bởi vì các quan khi vua sai đi họ đâu có cạo tóc, họ đâu có xuất gia gì đâu, họ chỉ đến để mà thỉnh đức Phật thôi. Nhưng mà khi mà gợi ý thỉnh đức Phật thì đức Phật giảng cho một bài pháp nghe, sau khi giảng bài pháp nghe thì các vị đã buông xuống hết hoàn toàn, cho nên họ chứng đạo ngay trong khi mà đức Phật đã thuyết giảng.
Vì vậy mà pháp Phật rất là thực tế, cụ thể cho con người. Cho nên chúng ta phải nói rằng cái cơ bản nhất của Phật pháp là cái giai đoạn thứ nhất, tức là đạo đức nhân bản nhân quả, cái giai đoạn đó rất là quan trọng.
Phật tử: (10:16) Nếu vậy thì nếu mà cái lộ trình học nhân bản nhân quả này thì, Thầy có những bài học hay là những phương pháp nào để cho mọi người được hiểu về cái tri kiến về nhân quả?
Trưởng lão: Sự thật ra thì đức Phật cũng đã có vạch cho chúng ta thấy rất rõ. Nó có năm cái lớp học về đạo đức nhân bản nhân quả, năm cái lớp học. Cho nên vì vậy cái lớp mà từ Chánh Kiến cho đến Chánh Tinh Tấn, thì năm cái lớp học này, thì đức Phật đã dạy cho chúng ta, làm cho cái tri kiến của chúng ta thông suốt cái đạo đức nhân bản nhân quả.
Cho đến khi mà tới cái lớp Chánh Tinh Tấn đó, thì đức Phật dạy chúng ta áp dụng vào cái hiểu biết của năm cái lớp kia. Cho nên vì vậy mà khi áp dụng vào cái tri kiến hiểu biết của nhân quả, thì ngăn ác diệt ác là rất là dễ dàng.
Sau khi cái lớp mà Tứ Chánh Cần này, ngăn ác diệt ác được rồi ddos, thì mới bước qua cais lớp Chánh Niệm. Chánh Niệm nó là cái lớp thứ bảy. Cho nên khi mà nó ở trên Chánh Niệm thì cái tâm nó bất động, vì vậy mà cái người cư sĩ người ta dùng cái đạo đức nhân bản nhân quả mà người ta xả hết tâm thì người ta sẽ ở ngay trên cái Chánh Niệm, tâm bất động rồi.
Thành ra khi mà xả, đó là chúng ta áp dụng Tứ Chánh Cần. Còn khi mà chúng ta chưa thông suốt đạo đức nhân bản nhân quả thì chúng ta còn ở lớp Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng. Nó có những lớp học. Cho nên vì vậy mà trước kia có một lúc Thầy đã mở cái lớp học dạy lớp Chánh Kiến, nhưng mà có sáu, bảy tháng thì nó không đủ duyên buộc lòng phải đóng cửa không còn tiếp tục dạy nữa.
Nhưng hiện giờ, mỗi mỗi cái sự kiện nó xảy ra, mà không hiểu đó là nhân quả như thế nào thì hỏi Thầy, mà nếu mà đã hiểu nhân quả thì không cần hỏi. Đã hiểu nó nhân quả thì trong tâm chúng ta sẽ không còn dính mắc vào cái nhân cái quả đó, coi như là chúng ta buông xả.
(12:53) Cho nên thường thường quý Phật tử đến đây, thường thường mà Thầy nhắc nhở đó, thì nên sống ở trong đạo đức nhân bản nhân quả. Cho nên khi mà thấy có một sự việc gì mà làm cho mình buồn phiền thì thấy đây là nhân, là quả. Trước kia mình không có gieo cái nhân này, thì làm sao hôm nay có cái quả này?
Nghĩa là mình có chửi người ta trước kia, thì bây giờ mới có duyên, mới có nhân duyên này, mới gặp cái người này. Thì cái người này họ trái ý nghịch lòng với mình, cho nên họ dùng cái lời nói đó họ nói nặng nhẹ mình. Khi thông suốt như vậy thì mình còn giận cái người đó đâu? Cho nên mình không còn buồn phiền, do đó là mình xả trong cái nhân quả.
Cho nên một người có đầy đủ cái trí nhân quả rồi thì bất cứ một cái chuyện gì thì thấy nó cũng đều nhân quả. Bây giờ không cần phải tư duy hiểu nó thế nào nhưng mà thấy nó là nhân quả, thì ngay đó tâm chúng ta xả.
Chỉ cần hiểu nó là nhân quả là đủ, chứ không cần phải mổ xẻ, ờ bây giờ, trước kia, đời trước tôi tạo cái nhân đó, bây giờ quả này mới gặp cái người này để mà trả cái quả, không cần phải suy xét cái đó đâu. Mà chỉ cần, khi mà cái người đó dùng cái lời nói nặng mình, hoặc là dùng cái lời nói không ôn tồn đối với mình, thì ngay đó mình thấy đây là nhân quả, mà không cần phải thêm hiểu biết đó là nhân quả gì, mình không cần, nhưng mà cần biết đây là nhân quả.
Mà nhân quả thì vui vẻ chấp nhận để mà trả nhân quả. Mà khi trả nhân quả là người ta trả quả mình, ngươi ta chửi mắng mình mà mình không giận hờn, không buồn phiền, thản nhiên thì đó là không bị nhân quả. Không bị nhân quả, không trả nhân quả tức là chuyển đổi nhân quả, làm cho cái nhân quả đó thay đổi.
Còn mình giận, mình buồn phiền tức là mình bị nhân quả chi phối. Đó mình hiểu như vậy, cho nên nhân quả mà mình vượt lên trên nhân quả chứ không còn bị nhân quả, chứ không phải người tu rồi còn bị nhân quả.
Thí dụ như Đức Phật có cái thân, thì cái thân này phải bệnh, phải đau, phải nhức, đức Phật có cái thân thì cái thân này phải chết. Vậy mà người tu theo đạo Phật có bệnh thì đuổi ra, bắt đầu những cái bệnh đó sẽ lần lượt không còn đau bệnh nữa. Và cái thân này muốn chết thì bảo nó, nó sẽ chết, tức là mình có đủ cái sức lực để mà làm chủ nó.
Mà đủ sức lực đó thì cái đạo đức nhân bản nhân quả này là phải căn bản nhất để giữ được cái tâm bất động. Mà nếu không có cái đạo đức nhân bản nhân quả này mà đi vào con đường của đạo Phật để ly dục ly ác pháp thì không bao giờ ly được!. Đó. phải thông suốt chỗ đó.
(15:49) Phật tử: Thưa Thầy! Mọi người lại hiểu tâm bất động là ngồi thiền từ giờ này sang giờ khác, ngồi trong cái trạng thái là không niệm, như vậy thì họ cho đó là tâm bất động. Có phải như vậy không Thầy?
Trưởng lão: Không, không phải! Tâm bất động, người ta chửi không giận là tâm bất động. Còn cái ý thức của chúng ta khởi niệm này, niệm kia, niệm nọ, mà niệm hoàn toàn đem lại sự an vui cho chính bản thân người đó, cho chính những người khác.
Thí dụ như bây giờ, như Thầy ngồi đây Thầy khởi một cái niệm, là vì có một cái đối tượng đi ngang qua Thầy, một cái bà già ăn mày ăn xin đi. Họ cực khổ quá, họ nghèo đói quá, mà họ thấy họ tàn tật, một cái tay họ không thể ngay như mình được mà phải treo lên hay hoặc là phải để sát trong thân để mà ôm cái tay đó, thấy cái người như vậy Thầy khởi cái niệm, chứ đâu phải Thầy không niệm.
Nhưng mà Thầy khởi cái niệm “tội nghiệp bà già quá, thôi bây giờ mình có cái gì để mình cho bà già này”. Thì Thầy thấy Thầy có mấy cái bánh, Thầy đem ra Thầy cho, mà Thầy không có bánh thì coi như, tiền thì không có, bánh cũng không có, không có gì hết thì Thầy sẽ đi ra gặp bà, và Thầy sẽ nắm tay bà già.
Thầy sẽ nói thật là bây giờ, khi đối với bà già thì Thầy kêu bà bằng cô, bằng dì hoặc bằng bác: “Thưa cô! Hôm nay cháu không có còn tiền bạc, mà không có gì hết, cháu chỉ có cái tâm của cháu mà thôi, cháu sẽ trao cái, nắm cái tay bà và cháu sẽ trao cái tâm, cái lòng yêu thương của cháu đối với bà, mong bà sẽ gặp may mắn!” Đủ rồi!
Đó là Thầy đã thực hiện được cái tâm từ, cái lòng thương yêu của Thầy, thì như vậy rõ ràng là Thầy đâu phải ngồi đây như gốc cây mà không niệm. Hoàn toàn Thầy có niệm chứ, nhưng mà cái niệm đó đâu phải là niệm xấu, niệm đó đâu có làm bà già đó khổ đâu.
Mặc dù là Thầy không cho bà được một đồng xu, cái bánh nào hết nhưng bà thấy Thầy như một đứa cháu mà gặp bà, trao cho bà một cái nắm tay ấm áp như vậy, cái tình thương như vậy, bà thấy hạnh phúc vô cùng hơn là một cái người mà cho bà một triệu bạc nữa, có phải không? Con thấy.
Cho nên vì vậy đó, thì Thầy đâu phải là, cái người tu mà hoàn toàn cái ý thức không có niệm đâu, có niệm chớ! Nhưng mà khi bà già đi rồi thì hoàn toàn Thầy ngồi đây thấy an ổn, nó đâu có còn lo lắng nghĩ tới bà già này nữa; Thầy đã trao hết rồi, Thầy không còn gì để mà lo nữa.
Cái đó là cái nhân quả của bà mà, chứ đâu phải của Thầy đâu. Cho nên Thầy thản nhiên không có gì hết. Nhưng mà trước mắt có xảy ra thì Thầy có niệm, nhưng mà niệm luôn luôn thiện chứ đâu có ác đâu, niệm giúp đỡ người.
(18:49) Bây giờ thấy một em bé đó, nó chạy chơi mà nó vấp nó ngã, nó khóc, thì Thầy thấy nó khóc tội nghiệp thì Thầy ra Thầy đỡ nó, Thầy dỗ dành nó, Thầy lấy cái bánh Thầy cho nó: “Con! Thầy cho con cái bánh nè, cái đau chỗ nào đâu?”.
Thì nó té nó vấp cái chân nó chỗ đau, Thầy xoa vầy: “Có bớt không con?”Phải không? “Có bớt không cháu?”. Thầy xoa nó ấm cái thì nó lảng dần, thì nó sẽ nín. Và Thầy cho nó cái bánh, nó sung sướng quá, Thầy thấy nó hết đau Thầy thả nó xuống đi chơi.
Thì cái hành động làm và cái ý nghĩ mà Thầy nói ra những cái điều đó, không phải là Thầy không có vọng tưởng sao? Con hiểu không? Mà hoàn toàn Thầy giải thoát chứ Thầy có làm khổ Thầy đâu? Mà Thầy cũng đâu có làm khổ đứa bé đó đâu? Thầy có làm khổ bà già đó đâu? Đều là nhân quả của nó, mà Thầy chỉ là người an ủi thôi. Cho nên vì vậy mà khi mà họ đi rồi, Thầy thấy Thầy là người đem lại sự an vui cho mọi người, thì Thầy còn vui hơn chứ sao.
Phật tử: Như vậy là tâm bất động hả Thầy?
Trưởng lão: Thì đó là tâm bất động. Chứ không phải là bất động mà chỉ ngồi đó mà không vọng tưởng thì cái đó là sai, Phật giáo không có dạy chúng ta thành cây, thành đá đâu.
Phật tử: Thưa Thầy! Mọi người khi mà ra tiếp xúc bên ngoài thì có đối tượng, thì người ta quan sát hoặc là người ta có những cái đối tượng để người ta xem xét tâm.
Còn khi mà vào thất rồi tu thì không có đối tượng, thì họ chỉ nương vào hơi thở hay là nhìn vào cái thân, nên thường thường bị rơi vào một cái trạng thái là ôm trên thân, ôm một cái vị trí nào đó hoặc là một cái trụ điểm nào đó để mà họ nương vào đó nên cuối cùng họ bị rơi vào ức chế?
(20:41) Trưởng lão: Cái đó là cái sai của họ. Khi họ còn ở trong gia đình, còn cha mẹ anh chị em, còn tiếp xúc với mọi người, còn lao động để mà sống chung đụng với người này, người nọ, kia thì trong khi đó chúng ta đã sống với cái sự hiểu biết của đạo đức nhân bản nhân quả. Cho nên trong cái thời gian mà chúng ta còn tiếp xúc với mọi người đó, thì nó cũng có thời gian tiếp xúc nhưng nó cũng có những cái thời gian yên tịnh.
Khi mà mình ngồi lại yên tịnh, ngồi trên ghế này cũng được, ngồi xếp bằng cũng được, nằm kiết tường cũng được, lúc nào chúng ta đi đứng nằm ngồi mà không có các đối tượng đó, không có các đối tượng xung quanh chúng ta, không có ai thưa hỏi điều này thế kia, thì tâm của chúng ta sẽ im lặng bất động. Nó không có khởi niệm gì hết à, nhưng mà có cáo đối tượng nào đi ngang qua thì nó sẽ khởi niệm, còn không thì nó không khởi niệm.
Cho nên trong tất cả những cái sự tu tập đó, mà sai thì chúng ta ức chế cái ý thức của chúng ta không cho nó làm việc, đó là sai. Đạo Phật, trong kinh Pháp cú Phật dạy rất rõ: “Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp”.Bởi vì cái ý của chúng ta nó dẫn đầu các pháp, nó làm cho chúng ta được giải thoát hay không giải thoát là do cái ý thức của chúng ta.
Chúng ta bồi dưỡng cái ý thức của chúng ta về Phật pháp, về đạo đức nhân bản nhân quả, làm cho nó có cái sự hiểu biết giải thoát, cho nên tất cả ác pháp tác động vô nó không được, là tại vì nó hiểu giải thoát, chứ nó không có hiểu theo cái ác pháp, cho nên tâm nó đâu bị chướng ngại.
Như vậy rõ ràng là tâm nó bất động là ở chỗ cái tri kiến giải thoát, chứ không phải bất động là không có tri kiến, cái đó là cái sai của người hiểu Phật pháp sai, không đúng.
Phật tử: Thưa Thầy! Thường thì người ta ngồi không hoặc là không làm việc, hoặc sống một mình thì thường sinh niệm. Thì khi sinh những cái niệm đó thì người ta cần lý luận về nhân quả hay là chỉ tác ý đuổi đi?
(22:52) Trưởng lão: Thật sự ra nói trong vấn đề mà tu như vậy đó là tu sai. Là Thầy đã nói rồi, khi nào mà mình sống ở trong chung đụng với mọi người, mà bây giờ hoàn cảnh của mình hoàn toàn không có ai mà làm cho động tâm mình được hết, tâm mình không giận hờn, buồn phiền, không ham muốn gì hết, thì nó cũng có lúc mình sống có thời gian một giờ hai giờ, có mình mình.
Nhưng mình có mình mình mà mình thấy tâm mình yên lặng nó không khởi một niệm gì hết thì mình mới vào thất mình tu. Mà vào thất mà ngồi đó mà cứ niệm này, niệm kia, rồi cứ lý luận hoài với nó thì chắc chắn là mình đánh lộn với nó.
Phật tử: Coi như người này chưa đạt được giai đoạn thứ nhất?
Trưởng lão: Chưa đạt được được giai đoạn thứ nhất mà đi vào giai đoạn thứ hai thì thôi Thầy nói, tu chơi!
Phật tử: Nếu mà xét về kết quả thì những người mà vẫn còn niệm, tạp niệm như là tạp niệm bên ngoài, chuyện gia đình, chuyện ái kiết sử giống như là mọi cái việc xung quanh trong cuộc sống của họ vẫn còn niệm thì coi như là họ buộc phải quay ra trở lại?
Trưởng lão: Phải trở về với cuộc đời của mình, trở lại sống bằng đạo đức nhân bản nhân quả. Bởi vì người ta có ba lớp, lớp một mình chưa học xong mà mình nhào vô lớp hai, vô thất để ngồi đây đấu đá với cái niệm của mình thì thôi rồi, người ta không niệm người ta mới vào.
Còn mình còn niệm, mà không niệm đây có nghĩa là tự cái tâm nó không còn bị những cái ác pháp tác động nó nữa, chứ không phải không niệm là do chúng ta ngồi cố gắng mà giữ cho nó không niệm thì cái đó là sai.
Bởi vì cái lớp thứ nhất của chúng ta đó, dùng cái niệm để làm chủ cái thân tâm của mình không bị những ác pháp nó tác động. Cho nên khi đó mình đâu có diệt cái niệm. Mà khi tất cả ác pháp này không tác động được tâm nó, thì tâm nó sẽ bất động, mà tâm nó bất động thì tự nó nó không niệm.
Mà tự nó không niệm thì bây giờ là cái duyên nó tới cái giai đoạn thứ hai rồi, thì tìm cái nơi mà Thầy vừa nói đó, cái nơi núi non, rừng rú, hang, hay hoặc đống rơm hoặc là cái đồng mã hoặc nơi nào mà thanh tịnh không có người, bởi vì cái tâm mình nó yên lặng mà, cho nên mình lại đó mình ngồi bảy ngày thì chứng đạo.
(25:12) Phật tử: Dạ! Tức là mình phải xét lại cái tâm mình coi có đạt được cái kết quả và mình xác nhận với chính bản thân mình là nó đã bất động hay chưa, thì mình mới được nhập thất?
Trưởng lão: Mình mới được nhập thất, còn khi không mà vào mà nhập thất thì đó là sai pháp. Mà sự thật ra Thầy nói nội tri kiến chúng ta nó giải thoát, mà chúng ta đừng có nghĩ đến Thiền Định gì hết.
Chúng ta có tri kiến giải thoát rồi, tất cả các cái ác pháp, các đối tượng xung quanh mình không có làm cho mình giận hờn, buồn phiền, lúc nào cũng thương yêu tha thứ mọi sự ác pháp, thương người ta, người ta đang sống trong nhân quả mà người ta đang khổ đau, thì mình, nội bao nhiêu đó là giải thoát rồi.
Mà giải thoát rồi, thì bây giờ chết thì nó ở đâu? Tại vì mình đâu có ham muốn, đâu có giận hờn ai, thì nó Niết Bàn chứ gì! Thì đó là cái chỗ mình trở về rồi, thì đâu cần gì phải Thiền Định. Thiền Định để mà làm hơn thiên hạ, ngồi hai ba ngày nhập định, cái chuyện đó là cái chuyện khoe khoang.
Nhưng mà cái người mà người ta tu mà cái tâm người ta bất động đó, mà bảy ngày người ta bất động thì người ta ngồi thiền bây giờ mấy tháng cũng được chứ đừng nói chuyện. Bởi vì cái tâm bất động rồi, người ta không tập luyện cái vấn đề Thiền Định mà tự người ta có Thiền Định là do người ta xả cái tâm bằng đạo đức nhân bản nhân quả.
Mấy người ở ngoài đời không chịu xả tâm, vô trong chùa muốn tu mau giải thoát thì làm sao được? Cái cơ bản không có, cái căn bản tu tập không có.
Phật tử: Thưa Thầy! Trường hợp những người đã và đang nhập thất như thế này, nhưng mà tâm họ chưa xả thì có cách nào để mà khắc phục về cái trình độ thứ nhất trở lại không?
(27:01) Trưởng lão: Mình phải trở về với gia đình của mình, mình sống ở trong gia đình của mình, rồi mình mới đối xử với những người thân của mình, những người xung quanh mình. Bây giờ nói chung là quý cô, hoặc quý thầy đều là trở về gia đình, đừng mang cái chiếc áo tu sĩ của mình, nói tôi là người tu là hơn mấy người, không có đâu.
Mấy người còn thua người ta xa lắm! Mấy người phải trở về với gia đình, trở về với cuộc sống lao động làm mọi thứ. Mấy người trốn, trốn cái sức lao động, đi vào một cái chùa để sống, để nhờ hột cơm của người ta bằng cách sống ở trong thất, để mà đối xử với cái tâm niệm của mình, như vậy là sai pháp.
Tự mình đã giết mình chết hết một cuộc đời, không lợi ích cho mình mà không lợi ích cho người, mà tạo cho mình còn mang nợ của người khác, vô ích! Cho nên vì vậy, quý thầy tu ở đây Thầy nói, thật sự một ngàn đời quý thầy không tới đâu hết.
(28:07) Phật tử: Nếu vậy thì cái vấn đề mấy quý cô và quý thầy như vậy thì bắt buộc phải trở về chứ không còn cách nào? Ở trong thất mà có cái phương pháp nào mà tự học về nhân quả và có thể là trui rèn nhân quả như cách nào khác hả Thầy?
Trưởng lão: Không có cách nào khác hơn là phải trở về sống như mọi người, rồi dùng cái đó. Bởi vì nó có đối tượng để áp dụng đạo đức nhân bản nhân quả. Còn bây giờ ở trong thất mình có cái đối tượng nào đâu? Từng cái tâm niệm của mình khởi ra rồi mình đấu đá thì mình ức chế nó.
Còn cái kia nó có cái đối tượng thực, người ta chửi mình, người ta mắng mình. Còn cái này mình nhớ hồi nào đó, có người nào chửi mình, nó khởi ra cái niệm đó, rồi mình nói này nói kia, thì nó có bấy nhiêu đó thôi, nó ức chế nó chứ đâu có cái gì. Còn cái này, sự thật ra mình đối xử với mọi người, mình dùng cái tri kiến của mình, mình hiểu biết để cho mình xả.
Nhưng dù sao đi nữa, nó cũng có những cái sự ngoại lệ cho những người mà ở trong thất tu, nhưng mấy người có làm được không? Cái này khó! Bởi vì ở ngoài đời thì người ta tiếp xúc với người này, người nọ, người kia thì người ta có cái đối tượng xả tâm, còn mình thì có cái đối tượng xả tâm của mình bằng cái tâm niệm.
Nhưng mình không khéo thì mình bị ức chế, cho nên ở trong thất mà tu tập thì chúng ta phải dùng cái tri kiến quán xét từng cái tâm niệm của mình, chứ không được đuổi ngang. Biết thấy vọng liền buông ngang thì không được, mà phải đưa cái niệm đó ra rồi mổ xẻ từng chút, quán cái niệm đó.
Thí dụ như bây giờ mình nhớ về gia đình của mình, mình thấy mình chưa xong bổn phận, con còn nhỏ, vợ thì làm nuôi tạm đủ sống, nhưng cái trách nhiệm bổn phận của một người chồng phải giúp vợ, chứ không thể để cho người vợ phải gánh vác cả một gia đình như vậy được. Thấy cái trách nhiệm của mình, bổn phận đạo đức của mình không đủ thì ngay đó trở về.
Nhưng cái hoàn cảnh của mình thì lại khác, thí dụ như bây giờ vợ chết hay hoặc là không có con cái, thì bắt đầu bây giờ mình trở về gia đình với ai? Với cha mẹ. Nhiều khi cha mẹ là một cái, trở về đó cũng là một cái khó khăn cho cha mẹ nữa.
Cho nên mình ở trong thất, từng cái tâm niệm mổ xẻ, quán xét mà dùng cái Định Vô Lậu, mà đức Phật gọi là Định Vô Lậu, dùng triển khai cái tri kiến mình quán xét đứng trên góc độ nhân quả mà quán xét để xả tâm, thì may ra thì ở trong thất còn tu tập được.
Chứ không phải ở trong thất mà cứ lo giữ gìn không có cho ý thức mình khởi niệm. Để cho tự nhiên nó khởi niệm, rồi nó khởi niệm, mổ xẻ đem cái niệm đó quán xét mổ xẻ. Cái niệm đó chưa hết, nó có cái niệm khác, thì mình mổ xẻ cho hết cái niệm này rồi, thì mới đem cái niệm khác ra mổ xẻ nữa. Cứ như vậy để cho mình triển khai cái tri kiến giải thoát.
Chừng nào mà cái tri kiến giải thoát nó thông suốt hết rồi, thì tự nó nó đã ly dục ly ác pháp hết thì nó không niệm nữa. Tại vì mỗi lần mình quán xét vô lậu như vậy nó làm cho tâm mình nó hết lậu hoặc. Mà hết lậu hoặc thì tức là nó hết cái niệm chứ không phải là cái gì.
(31:51) Phật tử: Thưa Thầy! Vậy cái câu “Như Lý Tác Ý”, có phải là từng cái niệm nó khởi ra như thế nào thì mình tác ý theo cái lý đó, hay là nó còn một cái ý nghĩa nào khác?
Trưởng lão: Cái câu “Như Lý Tác Ý”, thường thì đức Phật đã dạy một cái lý giải thoát, nó có sẵn rồi, lấy cái lý giải thoát đó mà tác ý ra, cho nên gọi là Như Lý, như cái lý giải thoát đó mà tác ý, chớ không phải như cái niệm của mình, cái lý của cái niệm đó mà tác ý, không phải. Mà lấy một cái lý giải thoát của Phật dạy, hoặc của trong kinh sách dạy cái lý giải thoát đó, làm một cái câu.
Thế rồi khi có một cái niệm ác, khi có một cái đối tượng nào mà đến với tâm mình, làm cho tâm mình sinh ra chướng ngại thì lấy cái lý giải thoát đó mà tác ý ra, để làm cho cái niệm không giải thoát này, đã hóa giải, đã buông xuống.
Thì như vậy cái pháp Như Lý Tác Y, dù một người sống ở trong một gia đình cũng phải ôm cái pháp Như Lý Tác Ý này mà thực hiện, mà cái người sống ở trong thất mà tu hành cũng phải ôm cái pháp Như Lý Tác Ý này mà thực hiện.
Duy nhất có cái pháp Như Lý mà nó sẽ diệt lậu hoặc, chứ không Như Lý thì coi như là mình quán mà không có cái Như Lý Tác Ý thì đương nhiên là nó không có, mất cái gốc của nó. Mà có Như Lý Tác Ý, như cái lý giải thoát mà tác ý thì nó sẽ lần lượt nó diệt cái gốc tham, sân, si của mọi người, của mình. Vì vậy mà mình được giải thoát.
(33:38) Cho nên pháp Như Lý Tác Ý nó rất quan trọng. Vì vậy mà trong Kinh Vô Lâu,trong Kinh Lậu Hoặc, đức Phật dạy: “có Như Lý Tác Ý, lậu hoặc chưa sinh sẽ không sinh, mà đã sinh thì bị diệt”. Lậu hoặc tức là cái sự buồn phiền đau khổ, ham muốn của con người, mà có Như Lý Tác Ý thì lậu hoặc nó sẽ không sinh, như cái lý giải thoát mà mình tác ý.
Thí dụ như bây giờ mình dùng một câu “tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, nếu mà mình tác ý câu đó, thì tâm mình nó sẽ có những cái dục, cái này, kia thì nó sẽ bị ngưng lại, trong khi mình tác ý qua thì nó ngưng lại. Nhưng khi mình ngưng lại một lúc thì những cái niệm này, niệm dục nó khởi ra, thì mình lại tác ý, thì nó diệt cái niệm dục.
Mà bây giờ tâm mình nó hoàn toàn nó không có khởi cái niệm dục nào hết, mình tác ý thì nó sẽ không sinh cái niệm dục nữa. Và thường xuyên mình thỉnh thoảng tác ý rồi ngưng, chứ không phải niệm cái câu tác ý, mà tác ý rồi để coi cái tâm của mình coi có niệm không niệm hay không niệm.
Nếu nó không niệm nó kéo dài khoảng độ chừng một phút hay nửa phút thì mình lại tác ý một lần, thì nó tiếp tục nó kéo dài thêm một thời gian nữa, rồi mình lại tác ý. Bởi vì đức Phật dạy “có tác ý lậu hoặc chưa sinh sẽ không sinh”.
Bởi vì mình tác ý nửa phút, rồi mình tác ý nửa phút, nó lần lượt nó kéo dài mà nó không sinh. Còn mình không tác ý thì nó sẽ sinh, và nếu nó đã sinh, bây giờ nửa phút mà nó đã sinh cái niệm rồi, phải không, nó sanh niệm, mình tác ý thì cái niệm đó sẽ bị diệt.
Các con hiểu không? Đó như vậy là mình có phương pháp hẳn hòi, pháp Như Lý Tác Ý. Như cái lý là một cái câu giải thoát, nó đã sẵn rồi chứ không phải như cái lý của một cái vọng tưởng của mình ra mà mình tác ý, không phải vậy.
Phật tử: Thưa Thầy! Vậy cái pháp Như Lý Tác Ý này trước khi tu tập là mình phải thông suốt về nhân quả. Cái tâm phải thông suốt về nhân quả thì khi mà tác ý cái lý giải thoát, tức là cái tâm nó đã hiểu về cái nhân quả rồi, nên nói chung quy về cái lý giải thoát thì nó mới diệt được những cái gốc dục của niệm sinh ra?
Trưởng lão: (36:06) Đúng rồi! Nhưng mà nó có hai cái giai đoạn của nhân quả, hai cái giai đoạn dùng pháp như lý của nhân quả. Thí dụ như có một người chửi mình thì mình tác ý “đây là nhân quả, đừng giận”. Thì ngay đó là nó đã nhắc ở trong tâm nó rồi, đó là nhân quả để vay trả mà, cho nên mình không giận buồn phiền cái người mắng chửi mình. Phải không?
Còn bây giờ đó, mình sử dụng tới cái giai đoạn thứ hai, là mình sử dụng, bây giờ có một người mắng chửi mình thì mình nhắc: “tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Như cái lý giải thoát mà tác ý, đó là như cái lý giải thoát. Còn như cái lý nhân quả để mà nhắc cái tâm mình đừng có giận, vì đó là nhân quả,
Phật tử: Dạ, tức là phải thấu suốt về nhân quả trước.
Trưởng lão: Thấu suốt về nhân quả thì luôn luôn tác ý về nhân quả, để cho nó thông suốt của cái nhân quả. Tức là người chưa tu, chưa biết tu đó, mà mới tu đó thì luôn luôn tác ý nhân quả.
Cho nên thí dụ như Thầy dạy, các con khi mà còn sống chung đụng với người này, người kia, làm việc chung nhau, tất cả mọi cái đều là phải thấy nhân quả. Mà thấy nhân quả thì phải tác ý nhân quả chứ sao? Mình nhắc nó “nhân quả mà”, thì lúc bây giờ cái tâm mình nó an ổn, nó biết nhân quả rồi thì nó không giận, không hờn, không buồn phiền. Đó.
Nhưng mà sau khi mình vào ở trong thất mình tu rồi, bây giờ nó bước qua cái giai đoạn thứ hai, tâm nó bất động rồi. Nhưng mà nó còn một, hai niệm hay hoặc là mấy người mà đã vượt qua cái lớp thứ nhất nó chưa xong, mà vội vào cái lớp thứ hai thì phải theo cái pháp Như Lý Tác Ý này, như cái lý giải thoát mà Phật đã dạy, phải không, “tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, thì cái niệm mà nó khởi ra nó cũng bị diệt.
Nó không có cần phải ngồi mà quán xét, tư duy, nó làm cho tâm mình động quá nhiều. Cho nên mình chỉ cần dùng cái câu “tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, không có nghĩ ngợi một cái điều gì, tất cả đều là nhân quả, đều là ác pháp” thì tâm nó sẽ trở lại bình an, bất động.
(38:18) Phật tử: Tức là khi cái tâm mình đã hiểu về nhân quả hết rồi, nó thấu suốt hết rồi nhưng mà vào thất nó vẫn còn ít niệm, nên mình chỉ cần nhắc để nó trở về cái lý giải thoát của nó đang sống thôi?
Trưởng lão: Thật sự ra thì, nói chung phải phân biệt cho rõ. Khi một người mà sống chung đụng với mọi người mà dùng đạo đức nhân bản nhân quả họ sống, họ thường từng tác ý cái đạo đức nhân quả. Thí dụ như có sự kiện xảy ra họ thấy nhân quả: “đây là nhân quả, tâm không có giận hờn buồn phiền”. Thí dụ họ tác ý như vậy.
Thì suốt cái thời gian mà họ dùng cái tri kiến giải thoát bằng nhân quả và câu tác ý nhân quả thì tâm họ nó sẽ bất động. Khi mà nó bất động rồi thì họ vào thất họ tu, mà một cái người mà đã gạn lọc nó sạch rồi đó, ở ngoài mà tu có căn bản rồi, thì vào đây nó bất động thật sự, nó không còn niệm.
Còn cái người mà tu, mà chưa có đạt được cái kết quả tâm bất động thật sự, thì vào đây mà ngồi im ên lặng ở trong thất thì nó sẽ còn niệm. Cho nên nó còn niệm thì dùng cái câu như lý tác ý: “tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, chứ nhắc nó là nhân quả thì nó không đúng.
Bởi vì nhân quả nó có cái đối tượng, nó làm cho mình chướng ngại, cho nên mình nhắc ngay nhân quả của cái đối tượng, tức là cái giai đoạn đầu thì mình nhắc nhân bản nhân quả đó, thì cái tâm mình nó sẽ xả.
Còn khi mà cái giai đoạn thứ hai mà nó còn những cái niệm, tự mình không có ai mà chửi mắng, không ai gì hết mà nó tự khởi ra nó cái nhớ này kia thì ngay “tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Nó phải trải hai cái giai đoạn.
Nhưng mà cái người này tu cái giai đoạn một thiếu, căn bản thiếu cho nên nó còn niệm, mà nếu đủ thì không còn niệm. Hầu hết thì hiện giờ Thầy thấy, tu sĩ hiện giờ tu mà còn niệm, là cái giai đoạn thứ nhất để mà tu, cái giai đoạn đó thiếu căn bản, tu thiếu, không đủ.
Cho nên hầu hết là mọi người hiện giờ mà còn vọng tưởng, là mấy người đó cái giai đoạn một họ tu thiếu căn bản, cái kết quả chưa có trọn vẹn, mà họ vội họ vào tu. Cho nên nhiều khi họ còn sinh những niệm nhớ gia đình hoặc này kia, rồi tới lui thăm viếng này kia, tất cả đều là cái giai đoạn một họ tu chưa đủ, căn bản chưa có trọn vẹn.
Phật tử: Dạ. Nên khi mà họ vào thất đó Thầy, thì họ nghe cái pháp Như Lý Tác Ý “tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, bất cứ một cái niệm nào trong đầu họ khởi ra, ngay cả niệm thiện, niệm ác thì họ cũng tác ý câu này hết, nên cuối cùng thì họ bị lạc vô tưởng?
Trưởng lão: Đúng rồi! Họ bị ức chế ý thức, họ không xả. Bởi vì họ dùng câu “tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, cho nên vì vậy mà mỗi ý thức họ khởi lên niệm thì họ tác ý thì cái ý thức đó bị dừng. Nó dừng, cho nên khi mà họ dùng cái câu tác ý đó thì họ sẽ dừng thì hoàn toàn nó bị ức chế, cho nên ý thức nó không còn niệm nữa thì tưởng thức nó hoạt động.
Nó hoạt động để nó thực hiện cái tâm tham, sân, si của nó chứ không gì. Bởi vì nó không có ly dục ly ác pháp, còn người ta dùng đạo đức nhân bản nhân quả, bằng cái tri kiến đạo đức nhân bản nhân quả, cái lớp một người ta ly dục ly ác pháp chứ đâu có gì.
Người ta dùng cái sự hiểu biết người ta ly, cho nên người ta ly dục ly ác pháp, cho nên tâm người ta lìa tham sân si hết rồi. Còn mình tham sân si còn một đống chưa có lìa, mà bây giờ vô đây ngồi mà cứ mà lo tác ý để mà xả cái tâm ly dục ly ác pháp bằng câu tác ý thì bị ức chế.
Phật tử: Tức là cái dục của họ chưa xả được lại tiếp thêm cái dục ham tu, nên mới lọt vô tưởng?
Trưởng lão: Ham tu, nó cộng thêm một cái dục ham tu, muốn cho mình được giải thoát mau, rốt cuộc rồi cộng một thêm cái ham, ham pháp.
(42:39) Phật tử: Thưa Thầy! Nếu mà một người ngồi trong thất mà tu như Thầy nói, giống như là trong hoàn cảnh không thể về nhà, mà ở trong thất tu cái tâm bất động qua cái lý nhân quả, thì để mà biết được cái kết quả mình đạt được để mình lên cái giai đoạn thứ hai, thì làm sao mình biết được cái người đó đạt được cái giai đoạn thứ nhất?
Trưởng lão: Như vậy là mình sẽ xin ở trong một cái tu viện được cho nhập thất tu, nhưng mình biết rằng cái tâm của mình, cái lớp thứ nhất để mà xả tâm nó chưa đủ. Tức là sống trong cái hoàn cảnh gia đình chung đụng với mọi người mình chưa có xả hết. Tại vì mình ham tu, cho nên bây giờ mình vào mình tu thì mình thấy rõ ràng là mình xả chưa hết niệm, cái này cái nọ cái kia đủ thứ.
Cho nên cái người mà như vậy đó, thì không nên nhập thất, mà nên xin ra để lao tác làm công việc ở trong tu viện thì tốt nhất. Làm để dùng cái tri kiến giải thoát nhân quả đó mà xả tâm, chứ không phải là ra đó mà chỉ biết làm không thì không được. Mà ra làm công việc như nấu cơm hoặc này kia.
Rồi mình nấu dở nấu ngon, người ta khen chê này kia rồi xét cái tâm mình coi có buồn phiền không, thấy thản nhiên không gì hết thì được, mà thấy nó còn buồn phiền hay hoặc là ráng mình nấu cho ngon này kia đó, thì những cái điều kiện mà mình nghĩ mình phải ráng nấu cho nó được ngon được này kia cho mọi người ăn, thì đó là cái niệm thiện.
Còn nó mặc ai thây kệ, chê khen kệ, tui làm, kệ, chê dơ tôi làm dơ thì cái này là không phải, cái đó là niệm ác. Mình cũng phải phân biệt, bởi vì cho người ta ăn dơ mà, thành ra đó là cái niệm ác, phải phân biệt cho rõ.
Vì vậy cho nên mà khi mà mình thấy mình ở trong thất mà nó còn những cái niệm dục như vậy đó, thì xin ra lao tác làm công việc, như quét sân hoặc là dọn dẹp này kia nọ trong cái khuôn viên của mình cho sạch đẹp. Coi như là mình đem cái công sức của mình để làm, mà mình để phá, để diệt cái ngã.
Chứ thường thường người ta hay làm biếng, người ta hay coi mình là quan trọng, thế nên khi mà làm tất cả những công việc, nhất là những cái hốt rác hoặc là làm cái những cái việc, bây giờ có những cái cầu công cộng nó dơ, mình xông pha vào xin để dọn dẹp những cái nơi đó, để coi thử coi mình còn bị dính mắc: “Ờ tôi là một người tu, tới đây rồi không có đi làm chuyện đó dơ bẩn”, thì cái này nó còn dính mắc. Còn mình xông pha mình làm mọi việc tức là xả tâm đó.
Phật tử: Tức là mình phải tự xét lại?
Trưởng lão: Tự xét lại, rồi xin ra làm công việc. Thí dụ như mình khéo léo thì mình xin đứng nấu, mình vụng thì mình xin lặt rau hoặc gọt bầu, bí rồi cách thức mình hỏi, để cho mình, bởi vì mình nhẫn nhục tùy thuận bằng lòng mà. Mình hỏi để mình tùy thuận, người ta bảo xắt lớn thì xắt lớn, bảo xắt nhỏ mình xắt nhỏ.
Mình làm theo đúng như lời của người khác, coi như là mình cái người nhỏ nhất, ai sai gì thì mình làm nấy mà là làm đúng không dám làm sai. Đó là cái tu tập chớ không phải là, ở đây là cái diệt ngã của mình bằng cái hành động sống đó.
(46:28) Phật tử: Tức là tóm lại trong cái giai đoạn một là do mình tu tập nhân quả và dùng cái tri kiến hiểu về nhân quả để mà mình xả tâm. Từ khi mình xả tâm được thì tâm mình nó trở nên bất động, chứ không phải là do tu tập mà có bất động?
Trưởng lão: Đúng vậy! Bởi vì đó, do cái chỗ mình xả tâm mà tâm bất động. Cho nên cái câu mà đức Phật dạy: “ly dục, ly ác pháp là tâm bất động. Mà mình chưa có ly, chưa có lìa nó ra, mà mình cứ lo giữ cái tâm mình cho đừng có niệm thì cái này là sai.
Phật tử: Như vậy thì Thầy giải thích dùm con rõ lại cái câu “tâm bất động”, nó như thế nào mới gọi là bất động?
(47:09) Trưởng lão: Tâm bất động nghĩa là nó như một người khác mà nó không giận, không hờn, không buồn phiền, không ham muốn một cái gì hết đó, thì đó là bất động. Chứ không phải bất động là ngồi cứng ngắt, không phải bất động là không niệm.
Đừng có hiểu cái tâm bất động là thành cục đá, gốc cây thì sai. Nó có niệm, nhưng mà cái niệm đó nó không có hại ai, nó không làm khổ mình khổ người, thì cái niệm đó là niệm tốt, đâu có gì đâu, nó là bất động mà.
Phật tử: Chứ không phải ngồi một chỗ mà làm..
Trưởng lão: Chứ không phải ngồi im phăng phắt không nhúc nhích gì hết, không phải.
Phật tử: Chứ không phải nhập thất là bất động hả Thầy?
Trưởng lão: Không phải, không phải vậy, hiểu sai. Bây giờ ngồi trong thất, mình ở trong thất mình tu, mà cái tâm mình nó phóng, nó chạy theo cái cây này cây kia cây nọ, thì lẽ đương nhiên mình phải thấy mình biết chớ. Nhưng mình có dính nó không đó. Cái mà dính mắc đó, cái bông này đẹp quá để lấy vô chưng thì không được.
Thấy cái bông bụt hôm nay nở như vậy đó, mình ở trong thất của mình mình kiếm vài cái bông, thì cái này là nó lôi cuốn mình rồi, chạy theo dục rồi. Còn cái này thấy thì biết rằng cái bông bụt, có vậy thôi. Thấy cây đó gió rung rinh thì biết gió rung rinh thôi. Nhưng mà “bữa nay gió quá, cái cây này lúc lắc không biết có ngã đè mình không”, thì cái này không được!
Phật tử: Như vậy là nó bị động rồi.
Trưởng lão: Nó khởi lên một cái, một chút xíu đó, thì Thầy nói chỉ cần thấy thôi, mà cái thấy của người ta rõ ràng. Nó thấy cây lúc lắc nó cũng biết chứ đâu phải không biết, nhưng mà nó khởi một cái niệm nào đó thì mình phải sáng suốt, đó là sai rồi, trật rồi. Đó như vậy. Thầy đem những cái ví dụ đó để mà nhận thấy được cái tâm bất động.
Là vì nó không vì cái chỗ cái cây lung lay đó mà sợ nó đè, mà không thấy vì cái bông này đẹp mà hái để mà chưng, đó thì nó là nó động, rõ ràng nó thấy chứ gì, nhưng mà nó không đi ra nó hái, mà nó không sợ hãi cái cây mà gió thổi ào ào kia đè mình chết, thì đó là mình tâm mình bất động. Bất động trong cái đối tượng đó chứ không phải là cái tâm ngồi đó không niệm.
Phật tử: Dạ, tức là nó không chạy theo các pháp?
Trưởng lão: Nó không dính mắc các pháp, nó không chạy theo các pháp. Có hiểu như vậy là giải thoát chứ có gì đâu, dễ quá!
(49:33) Phật tử: Dạ. Nếu mà người tu được cái tâm bất động thì đã đạt được cái, coi như là cái tâm giải thoát rồi, đâu cần phải nhập thiền hay là tu thêm gì nữa?
Trưởng lão: Khỏi cần tu gì nữa hết, cái tâm bất động, nghĩa là mình xét mình sống chung nè, rõ ràng là mình thấy cái tâm bất động. Thì thế nào trong cái thời gian một tháng, hai tháng thì cũng có người này nói vầy kẻ khác nói khác, mình thấy không có vì cái lời nói người ta hơn thua, mà tranh hơn thua với người ta, mà mình coi như bình thường không có tranh gì hết, đó là bất động đó.
Còn bây giờ đó: “Anh tu cái thứ gì mà coi như là tui thấy anh đâu có nhập thất gì hết”, cãi: “Anh không biết, tôi tu như vậy, tôi xả tâm vậy vậy vậy, anh đâu có hiểu!” Trời, vậy là mình không bất động đó, mình nói được, chớ mà mình lý được chứ mình không bất động. Còn mình không cãi, tôi bất động thật sự mà, anh nói gì tôi tu điên tu ôi khùng tôi cũng không cãi, đó là mình bất động.
Phật tử: Nên mình xét qua cái hành động.
Trưởng lão: Xét qua mình mình biết liền, đó mình giải thoát rồi đó, mình biết liền. Cho nên vì vậy mình đâu có cần phải vô thất tu đâu. Tâm tôi mà được mà tui không cãi cọ anh, không hơn thua với anh thì tôi biết là tôi giải thoát rồi, anh nói gì nói. Còn anh mà đụng tới là anh lý luận hơn thua với tôi bằng cách này kia tôi biết rồi, cho nên vậy tôi biết rõ ràng anh chưa giải thoát, chứ còn tôi tôi giải thoát thì biết.
Đó, mình tu như vậy đó, dễ lắm con. Thầy nói đúng là tu theo Phật giáo dễ quá, chỉ hiểu một chút cái là giải thoát, không ai làm động mình được hết, coi như là mình giải thoát hoàn toàn.
(51:30) Phật tử: Thưa Thầy cho con hỏi, người cư sĩ tại gia có vợ chồng cũng tu theo đạo đức nhân bản nhân quả thì tâm giải thoát của họ ở mức độ nào, khi họ chưa cắt ái hoàn toàn?
Trưởng lão: Một người cư sĩ mà đã bắt đầu tu đạo đức nhân bản nhân quả, khi mà họ tu thì nó phải có cái kết quả giải thoát của họ. Từ kết quả của họ đó, người ta tưởng chừng như là người ta chỉ có biết sống trong cái đạo đức nhân quả rất là bình thường, là vì ai nói trái ý nghịch lòng thì người ta buông xả, người ta làm cho tâm người ta nó không còn trái ý nghịch lòng, luôn lúc nào cũng vui vẻ an ổn.
Nhưng sự thật không ngờ rằng, khi mà người ta đã hiểu được đạo đức nhân bản nhân quả, và người ta từng dùng, áp dụng cái đạo đức nhân bản nhân quả trong cuộc sống của người ta hàng ngày, để cho được giải thoát, thì ngay cả cái tình chồng vợ người ta cũng đã hiểu biết nó nhân quả như thế nào.
Do như vậy, khi mà nó thấm nhuần được cái đạo đức nhân bản nhân quả, thấm nhuần được cái lý hiểu biết của nhân quả, thì người ta sẽ, cái tình chồng nghĩa vợ người ta sẽ không còn có gắn bó với nhau như trước kia nữa, mà người ta sống như là anh em, như là bạn bè cùng nhau sống mà thôi, chứ không có còn mà như vợ chồng.
Như vậy, chúng ta thấy rằng khi mà chúng ta chưa hiểu đạo đức nhân bản nhân quả, thì cái tình nghĩa vợ chồng thì chúng ta thấy nó gắn bó. Nhưng mà khi hiểu được đạo đức nhân bản nhân quả thì cái tình nghĩa vợ chồng nó không còn gắn bó với cái tâm phàm phu đó nữa, mà nó gắn bó với một cái tinh thần cao thượng, biết thương yêu, biết tha thứ, biết giúp đỡ, biết gánh vác những chuyện nặng nhọc, cùng chia sẻ những nỗi buồn vui với nhau mà không vì cái tâm dục quá tầm thường, quá nhỏ mọn đó mà đưa đi đến chỗ khổ đau.
Bởi vì nhân quả, phải thấy được cái sự khổ đau của cái tâm dục của con người. Vì vậy mà cái người mà hiểu biết được nhân quả thì tự nhiên người ta sẽ lần lượt người ta sẽ dứt bỏ cái tâm dục đó, người ta không còn cái tâm nhỏ mọn đó nữa.
Phật tử: Nếu mà họ dứt hoàn toàn như vậy thì họ vẫn giải thoát như mọi người?
Trưởng lão: Họ sẽ hoàn toàn. Bởi vì khi họ dứt được cái tâm ái dục đó rồi, thì hoàn toàn họ được giải thoát hoàn toàn. Và họ cũng làm chủ được sống chết, sinh tử luân hồi như một người tu ở trong thất, trong chùa, chứ không cần phải đến thất, đến chùa.
Họ vẫn sống trong gia đình, nhưng mà khi cái tri kiến hiểu biết về nhân quả và áp dụng nhân quả vào đời sống của họ hàng ngày, thì tự đó nó giúp họ đã lìa xa những tâm ái dục đó. Cho nên họ đã được giải thoát hoàn toàn như một người tu ở trong chùa, như một người xuất gia hoàn toàn.
(54:47) Phật tử: Thưa Thầy! Tại sao ngày xưa thì con nghe Thầy dạy là đức Phật dạy “sáng nghe chiều chứng đạo”, sao còn ngày nay thì tuy là Thầy dạy họ vẫn hiểu nhưng mà xả rất là khó xả?
Trưởng lão: Bởi vì ngày xưa vật chất nó không có nhiều, cho nên vì vậy mà khi đức Phật thuyết pháp rồi thì người ta buông xả rất dễ. Còn bây giờ thì vật chất nó quá nhiều, người ta đã đắm nhiễm nó, cho nên vì vậy mà cái sự đắm nhiễm về vật chất quá nhiều đó làm cho họ buông xả rất khó.
Ngày xưa làm sao có xe hơi, làm sao có những cái món ăn như chúng ta hiện giờ. Làm sao có những cái vật dụng như máy móc, tiện nghi quạt máy hoặc là máy điều hòa không khí làm cho chúng ta sống theo cái dục. Muốn sống cho nó mát mẻ thì chúng ta có những máy móc để phục vụ cho chúng ta.
Vì vậy mà khi chúng ta nghe những lời dạy buông xả của Phật mà chúng ta không buông xả của Phật, tại vì chúng ta đã đắm nhiễm quá tiện nghi của đời sống của hiện đại khoa học của chúng ta. Do đó như vậy, ngày xưa đức Phật khi thuyết pháp xong, thì có nhiều người người ta buông xả ngay liền, bởi vì cái sự buông xả của người ta rất đơn giản, là tại vì người ta không có vật chất nhiều để mà cám dỗ người ta.
Còn bây giờ muốn buông xả là phải buông xả gấp mười lần, gấp trăm lần thì nó mới có thể bằng người xưa. Vì vật chất xung quanh chúng ta quá nhiều, phục vụ cho đời sống chúng ta quá tiện nghi, vì vậy mà khi buông xả chúng ta rất là khó khăn. Còn trái lại ngày xưa trong thời đức Phật, nó không có những tiện nghi đó, cho nên buông xả rất là dễ dàng.
Vì vậy có một số người khi nghe Phật thuyết giảng xong, người ta nhìn thấy các pháp đều là vô thường, họ không có đắm nhiễm cho nên họ buông xả rất dễ, và thành tựu đạo giải thoát rất dễ dàng, còn bây giờ rất là khó khăn. Khi nghe Thầy nói các pháp đều vô thường thì họ cũng nói vô thường, nhưng vì nó tiện nghi quá, nó phục vụ cho đời sống của họ thoải mái dễ chịu quá, cho nên do đó họ buông xả rất khó.
Còn ngày xưa nó không có những cái phương tiện đó, cho nên khi nghe các pháp vô thường thì họ thấy rằng các pháp vô thường, mà muốn làm ra được cây lúa mà sống, để có hột lúa mà sống, hột cơm mà sống thì quá vất vả. Còn bây giờ đó, họ dùng bằng máy móc, cày kéo, cấy gặt rất là tiện lợi dễ dàng.
Một chiếc máy thay thế bằng bao nhiêu người, bằng năm, mười người, cả trăm người làm không bằng một chiếc máy đi xuống đồng làm trong vòng vài tiếng đồng hồ. Thì như vậy rõ ràng là khoa học cơ giới nó sẽ giúp cho con người, phục vụ cho con người một cách rất là tiện nghi, tiện lợi. Do đó, chính vì vậy mà họ buông xả không được.
(58:01) Phật tử: Coi như là cái tâm của họ nó giống như là đã thấm nhuần trong cái dục của thế gian, theo cái sự hiện đại của ngày nay?
Trưởng lão: Đúng vậy! Bởi vì cái tâm của con người nó dễ đắm nhiễm, mà khi càng tiện lợi bao nhiêu thì nó đắm nhiễm càng nhiều bấy nhiêu. Do sự đắm nhiễm đó mà buông xả rất khó. Còn ngày xưa nó không đắm nhiễm được là tại vì nó quá vất vả, quá khổ sở. Muốn có hột cơm ăn thì phải khum lưng xuống mà cấy, mà cày mà làm tất cả mọi việc, thậm chí người ta còn cuốc đất, người ta làm cỏ, người ta làm quá vất vả. Vì vậy mà người ta buông xả rất dễ.
Còn bây giờ rất khó, là tại vì cơ giới hóa nó tiện nghi, nó giúp cho người ta sống một cách dễ dàng hơn, đầy đủ hơn. Thậm chí như ăn, rồi mặc, vải xồ cũng rất là đẹp và tiện nghi hơn nhiều. Nhà cửa cũng vậy, ngày xưa thì một cái chòi tranh, vách lá, vách đất người ta tạm để mà tránh mưa tránh nắng, còn ngày nay nhà cửa tiện nghi, ngăn nắp, bàn ghế đâu ra đó hẳn hòi làm cho người ta xả lìa không được, do đó người ta buông rất là khó.
Phật tử: Thưa Thầy thì theo con được biết sắp tới đây Thầy cho ra quyển đạo đức nhân bản nhân quả để trợ giúp cho mọi người dễ dàng xả tâm hơn?
Trưởng lão: Đúng vậy! Bởi vì Thầy nhìn thấy cái xã hội, hàng ngày cái đạo đức nó xuống cấp, cho nên Thầy muốn soạn thảo cái bộ sách đạo đức nhân bản nhân quả để giúp cho mọi người hiểu hết được mọi hành động chúng ta là đem lại sự bình an hoặc là sự an vui cho chúng ta.
Nếu không khéo chúng ta vì vật chất, vì sự phục vụ cho cá nhân mình quá tiện nghi, mà mình làm đau khổ mọi người, mà chính làm đau khổ mọi người là làm đau khổ chính mình. Cho nên cái bộ sách đạo đức nhân bản nhân quả rất cần thiết ra đời trong lúc này.
Nhưng vì sức già, không còn đủ sức khỏe, cho nên không thể làm việc suốt ngày đêm, cho nên bộ sách đạo đức đã lần lượt ra đời. Vì bộ sách đạo đức nhân bản nhân quả nói lên tất cả những hành động sống của con người, từ sự tiếp xúc với mọi người cho đến sinh hoạt để đem lại sự sống cho nó bằng đạo đức.
Chứ không khéo từ cái hành động tiếp xúc cho đến những hành động sinh hoạt để đem lại sự sống cho nó bằng những hành động ác, vì ích kỷ, vì cá nhân của nó mà nó làm cho nó khổ và mọi người xung quanh nó khổ. Cho nên bộ sách đạo đức nhân bản nhân quả rất cần thiết trong giai đoạn hiện tại.
Vì con người đang sống trong vật chất quá nhiều cho nên đạo đức càng xuống cấp, làm cho cuộc sống con người càng ngày càng khổ đau hơn nếu không có đạo đức. Vì thế mà bộ sách đạo đức rất cần thiết không những cho người lớn mà còn cho các em trong các trường học, để giúp cho các em hiểu biết sống như thế nào mà có đạo đức để đối xử với nhau, đối xử với cha mẹ, đối xử với những người thân của mình, đó là rất cần thiết.
Nhưng vì tuổi già sức yếu, Thầy lần lượt làm việc chứ không thể tập trung cái sức lực còn lại của mình, suốt ngày đêm để cho bộ sách càng mau xuất bản, càng mau ra đời thì sức khỏe Thầy càng xuống dốc ít nhiều. Do đó mà thầy lần lượt làm việc, vì còn rất nhiều điều làm việc.
Và bộ sách rất cần thiết để quan sát chung cho những hành động của mọi người đang sống để viết ra nó bằng một cái thực tế cụ thể, chứ không thể tưởng tượng ra mà viết. Vì vậy bộ sách có giá trị rất lớn, là viết bằng sự sống của mọi người. Nhưng sự sống đạo đức không làm khổ mình khổ người, đó mới gọi là là bộ sách đạo đức nhân bản nhân quả.
Phật tử: Như vậy thì cái bộ sách này sẽ là sắp là lợi ích lớn cho mọi người. Thì con sẽ hy vọng là cái bộ sách này khi ra thì sẽ trợ giúp cho được mọi người để có cái tri kiến hiểu thêm và xả được cái tâm mình trong cái giai đoạn đầu.
Trưởng lão: Đúng vậy! Nếu mà mọi người đều có cái tri kiến hiểu biết về nhân quả, thì xã hội chúng ta rất đỡ, nghĩa là mọi người đều có đạo đức. Mà tri kiến không hiểu được nhân quả cho nên người ta làm theo cái bản ngã, theo cái sự hiểu biết từ xưa đến giờ, thì do đó người ta đã vô tình làm khổ mình khổ người, nó mất đi cái đạo đức.
Phật tử: Con xin cảm ơn Thầy đã cho chúng con một cái bài pháp của cái giai đoạn đầu cho những người mà muốn tu theo đường lối của đạo Phật. Dạ con xin cảm ơn Thầy!
Trưởng lão: Ờ, không có chi đâu. Thầy mong rằng mấy con nỗ lực mà thực hiện sống đạo đức không làm khổ mình, khổ người, đó là biết ơn thầy, không phụ lòng thầy.
HẾT BĂNG