00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

20090129 - ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH

20090129 - ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 29/12/2009

Người nghe: Phật tử

Thời lượng: [60:02]

1- NƯƠNG VÀO HƠI THỞ ĐỂ ĐẨY LUI PHIỀN NÃO

(00:01) Trưởng lão: Mấy con vô trong này ngồi con, xá Thầy thôi con vô trong ngồi ghế, còn ghế không con? Con ngồi ghế đó đi con! Nay mấy con về thăm Thầy, mấy con có thưa hỏi Thầy gì không con?

Phật tử: Con ở Sa Đéc à Thầy, cũng có nghe ông Thầy Bảo Nguyên ông nói. Thì hôm nay đến đây để trước nữa là viếng Thầy và sau nữa thì cũng nhờ Thầy có những cái lời lẽ để đặng mà chỉ cho chúng con để biết cách tu hành này kia đó. Chúng con thì cũng chưa có mà tu thật sự, tức là chưa có mà để mà cạo đầu xuất gia, ở đây thì có có cái cô thì cô đã cạo đầu, chưa xuất gia, tu tại gia.

Trưởng lão: Còn tu tại gia mấy con.

Sự thực ra như thế này mấy con, xuất gia là buông xuống hết rồi, mình vô trong Tu viện hay hoặc là một cái chùa nào đó để cho mình tu hành. Thì hầu như là tất cả các chùa thì người ta cũng có phải có cái nghi lễ của cái Tu viện, cái chùa. Còn ở đây khi mà xuất gia rồi hoặc xuất gia với Thầy cũng vậy. Xuất gia với bất cứ một người nào đã xuất gia. Thầy đã hiểu, đời sống họ chỉ còn có ba y một bát, họ bỏ hết rồi mấy con. Cả gia đình, cả cha mẹ họ, họ cũng đều bỏ hết rồi, họ đi vào đây họ tu gọi là xuất gia.

Xuất gia là lìa khỏi cái gia đình, ly gia cắt ái mà, đó là cái phần xuất gia. Cho nên cuộc đời của họ chỉ còn có một hướng, chỉ còn hướng là họ phải tu làm sao làm chủ được bốn sự đau khổ sinh, già, bệnh, chết. Và muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống.

(1:58) Tức là họ muốn chết ngay bây giờ, như mấy con bây giờ nó đang mạnh khỏe vầy muốn chết, chỉ cần tác ý. Ý mình muốn ở trong đầu bảo: “Thân này phải ngưng lại không có thở nữa, chết!” Thì lúc bấy giờ cái ý thức của mình nó nói vậy, trong ý mình nó tác ý đó, khởi ý nó nghĩ vậy đó, là cái thân này nó sẽ lần lượt, nó sẽ ngưng cái hơi thở.

Rồi nó vào trong một cái trạng thái mà trong Phật dạy đó gọi là trạng thái của Tứ Thiền - thiền thứ tư. Thân tâm nó vào trong cái trạng thái đó thì nó có cái trạng thái an lạc. Cho nên cái hơi thở nó ngưng, mà người ta không có thấy nó khổ sở, nó không thấy đau nhức chỗ nào hết mà nó chỉ thấy một cái trạng thái an ổn vô cùng. Từ ở trong cái trạng thái an ổn đó, người ta mới tác ý: “Bây giờ ra khỏi cái trạng thái của Tứ Thiền đi, vào cái trạng thái Niết Bàn, rồi bỏ cái thân!” Thì ngay đó thì cái trạng thái mà Niết Bàn nó hiện ra rõ ràng.

(3:04) Thì lúc bấy giờ, thì người đó họ sẽ ở vào trong cái trạng thái Niết Bàn và thân này nó không còn thở nữa. Bởi vì nó ở Tứ Thiền nó hết thở rồi, nó không thở, cho nên nó chết, con hiểu chưa? Chết một cách tự tại mà an lạc chứ không có khổ.

Còn bây giờ mấy con muốn chết đó, nó phải bệnh đau rồi nó nghẹt, đờm chặn, nó nghẹt, nó thở không được, rồi nó mới chết. Còn cái này không, nó chết một cách rất tự tại mấy con, đó là cái phương pháp để mình làm chủ được sự sống chết. Mà muốn tu tập được như vậy đó thì nó phải có công phu, có sự tu tập.

Đầu tiên thì chúng ta tập làm chủ, tập làm chủ cái tâm mình. Thí dụ như mấy con bây giờ làm cư sĩ ở trong gia đình đó, thường thường là mình chung đụng với nhau, có nhiều khi nó có những cái sự việc nó trái ý, rồi nó cãi cọ, nó sân, nó tức giận. Mà muốn cho cái lòng của mình đừng có tức giận, bởi vì tức giận nó cũng khổ mấy con, vì mình sân mà, mình giận nó khổ lắm. Thì phương pháp của Phật dạy, nó có những cái phương pháp, nó sẽ làm cho mình hết khổ.

Khi mà hiện ở trong tâm mình đang có tức giận, đang giận thì mình sẽ tác ý cái câu này, nó có phương pháp. Mình tác ý cái câu này nè: “Quán ly sân” ly sân là quán lìa, chữ ly là lìa đó con. “Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra”. Rồi mình hít vô thở ra, mình nương hơi thở, mình hít vô thở ra 5 hơi thở.

(4:34) Rồi bắt đầu mình ngồi lại, mình nghiệm lại coi thử cái tâm sân mình còn không? Nó hết mấy con. Mấy con khi nào mà ở trong nhà con cái hay là có cái gì làm cho mấy con tức giận thì mấy con nhớ cái lời Thầy dạy, mấy con nhắc: “Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra”, rồi mấy con hít vô thở ra 5 hơi thở mấy con đếm. Hít vô thở ra đếm 1, hít vô thở ra đếm 2, tới 5 thôi, 5 hơi thở rồi mấy con ngồi im lặng, mấy con nghiệm coi mình còn giận không, lúc bấy giờ nó mất rồi mấy con. Đó là một cái phương pháp để đối trị ngay cải tâm sân.

Cho nên người xưa họ dạy mình, trong lúc mình quá tức giận, thì mình cố mình rót cái ly nước, mình uống vô một vài hớp nước, thì cơn sân của mình nó cũng xuống mấy con. Còn cái này có cái phương pháp phải không? Đó mấy con thấy, hồi xưa người ta còn biết, nó có cái cách ly cái hoàn cảnh, mà cách ly được từ cái chỗ sân đó mà mình cách nó ra một chút xíu thì nó sẽ hết sân. Mà nếu mình đang sân mà mình uống được cái ly nước này thì nghe nó mát, sân được trút xuống, nó bớt sân.

Còn này mình dùng cái phương pháp trong Định Niệm Hơi Thở, không phải là mình chỉ nương vào hơi thở hít vô thở ra để mình ức chế ý thức của mình đừng có khởi niệm, không phải đâu.

Bởi vì về cái hơi thở thì đức Phật dạy 19 cái pháp để đối trị những cái ác pháp mà nó tác động vào thân tâm của mình, nó làm cho mình phiền não đau khổ; nó làm cho mình không có an đó thì mình sử dụng. Hễ cái tâm mình nó không an, hoặc cái thân mình không an thì mình sử dụng một cái phương pháp của hơi thở, để rồi mình sẽ đem lại cái sự bình an cho thân tâm của mình.

Tại vì mấy con không học Định Niệm Hơi Thở, mà học Định Niệm Hơi Thở thì mấy con sẽ biết cái pháp của Phật hay lắm. Như bây giờ Thầy nói như vầy, bây giờ cái thân của các con nè, thường thường mấy con ngồi lại như thế này. Thường người không biết thì người ta muốn ngồi thiền là để cho đừng có niệm khởi chứ gì mấy con? Cứ lim dim ngồi yên thì niệm này niệm kia nó khởi liền.Cho nên họ dạy mình cách thức Niệm Phật. Niệm Phật “Nam mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật”.

Các con thấy bên Tịnh Độ quý sư quý thầy đó, họ đều cho có cái xâu chuỗi, họ lần chuỗi để Niệm Phật đó. Mục đích làm cho cái ý thức của họ đừng có khởi vọng tưởng, đừng khởi niệm. Còn ở đây Phật không có dạy, không có làm cái chuyện đó.

(6:47) Tu tập như vậy gọi là ức chế ý thức, bởi vì mình mắc niệm thì ý thức nó không khởi được. Vậy mà đâu có dễ đâu mấy con, Niệm (thì) niệm chứ nó vọng tưởng là nó vọng tưởng à, nó không dễ.

Nhưng ở đây nó có phương pháp, ví dụ như mình ngồi lại, im lặng như thế này mà cứ lát nó nghĩ thế này, lát nghĩ thế kia. “Được rồi tao sẽ dùng pháp cho mày không có nghĩ”, thì bắt đầu mình sẽ nhắc: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”. Rồi hít vô thở ra 5 hơi thở. Rồi mặc dù như vậy chứ 5 hơi thở nó vẫn còn có niệm con, chứ chưa hết. Mình tác ý lần thứ 2, lần thứ 3, lần thứ 4.

Các con tập riết, một thời gian sau mấy con chỉ cần tác ý: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”. Mấy con ngồi yên lặng, nó không có một niệm nào nữa hết. Tại vì nó nghe theo, nó làm yên mình, nó không có niệm, là do có phương pháp. Cái tâm mình chứ nó cũng biết, mình dạy nó cũng nghe chứ đâu phải nó không nghe đâu. Mình nhắc, mình dạy nó nghe. Phải không?

(7:52) Rồi bây giờ về cái thân của mấy con, nó bình thường vầy mấy con không có đau nhức gì hết. Nhưng mà nó vô thường, thân vô thường. Bữa nay nó không đau chứ ngày mai, ngày mốt nó đau nhức. Nó đau bụng hoặc nhức đầu hoặc là cảm nóng lạnh sốt, hoặc là nó đau tim, đau gan, đau phèo phổi gì đủ thứ. Mình đủ thứ bệnh chứ đâu phải một thứ bệnh đâu. Mà bây giờ thì nó không bệnh, nhưng mà chắc chắn là mai mốt sẽ có bệnh.

Mà thí dụ như bây giờ nó nhức đầu, con bị cảm nhức đầu hoặc là một thứ bệnh nào mà nó làm cho cái đầu con đau thì con đừng có sợ nó. Bởi vì bây giờ nó không đau là nó vô thường chứ gì, mà mai nó đau vì nó là vô thường, nó không có thường đâu. Cái thọ nó vô thường lắm. Nên mình biết các pháp đều vô thường, không có các pháp nào là ta, là của ta hết.

Cho nên mình đừng sợ, “Đau mặc mày, nhưng tao biết tao có pháp đối trị”. Do đó bây giờ cái đầu nhức kệ nó, đừng có lo! Các con sẽ tác ý: “An tịnh thân hành”, an tịnh là mình bảo cái thân mình nó an ổn mà thanh tịnh đó. “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, rồi mấy con sẽ hít vô thở ra 5 hơi thở cũng như hồi nãy.

Rồi bắt đầu mấy con cũng tác ý lại câu đó. “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, rồi mấy con cũng hít vô thở ra. Chừng khoảng độ chừng 5 phút, 10 phút thôi, mấy con xả ra thì mấy con thấy sao cái đầu tui mất hết không còn đau nữa.

“Chà pháp Phật hay quá ha, bệnh đau vậy mà nói vậy, mà nó hết chớ”. Đó là cái phương pháp đẩy lui bệnh đó con, nó đẩy lui. Mà khi các con mặc nó, nó đau mặc nó chứ các con cứ nhớ đau nhức ở cái đầu hoài, mấy con không có chịu tác ý, nó không chịu nương vào cái hơi thở để biết hơi thở ra vô.

Mấy con cứ tác ý, nó đau mặc nó mấy con cứ đừng có nhớ đừng có nhớ cái đau, mà nhớ cái pháp của mình đang tu. Tác ý rồi thở biết thở ra thở vô đếm 1, 2, 3, 4, 5 rồi tác ý rồi thở ra 1 2 3 4 5 cứ lo làm cái này thôi. Chừng mà nó quên rồi, chừng mà con biết con đang cứ làm cái này nó không còn thấy đau nữa. Mấy con xả ra coi nó không có đau. Coi như cái đau của cái tâm mà nó biết đau nó bị mình lôi nó đi qua trong cái hơi thở với cái pháp tác ý cho nên nó hết đau. Mình làm cho nó lìa ra. Còn mình để cái tâm, cái biết của mình nó với cái đau, nó cặp lại đó thì nó đau hoài, cho nên mấy con chỉ còn đi uống thuốc mà thôi.

Cho nên vì vậy mấy con bị cảm mà nhức đầu đó, mấy con thấy người ta cho mấy con uống thuốc cảm để cho mấy con ngủ chứ gì. Không ngờ mấy con ngủ, mấy con quên thì tới chừng mà con thức dậy thấy nó hết nhức đầu. Các con hiểu điều đó không?

(10:22) Còn mình đây dùng pháp, mình dùng pháp, mình lôi cái biết của mình, cái tâm của mình đó nó rời khỏi cái đau đi. Mình cứ lo cái pháp mình tu thôi, đừng có lo đau. Thì hơi nó lìa ra được cái nó hết đau, nó cắt ra rồi. Các con hiểu nó có cách thức, nó khoa học lắm mấy con. Nhưng mà tại vì mình chưa có tập luyện, cho nên mình chưa có làm chủ được bệnh, chứ còn bệnh nó không có khó mấy con, không khó!

Còn cái cơ thể của mấy con nó già, nó yếu, nó đi lụm cụm, coi nó yếu đuối đó, mấy con tác ý: “Cơ thể hãy phục hồi lại mạnh khỏe như thanh niên, đi vững vàng, trèo núi không biết mệt”. Con nói vậy chứ mà nó nghe lắm con, nó nghe lắm. Cho nên con già không có lụm cụm đâu.

Cũng già chứ không phải là không già, nhưng mà nó khỏe con. Đi nó khỏe, cơ thể nó thấy nó phấn khởi, mà nó thoải mái, nó vui vẻ. Chứ nó không nghe nó mệt nhọc, nó làm cho cái cơ thể mình lẫn lộn quên trước quên sau.

Cho nên mấy con già cứ nhớ cái câu của Thầy đi! Về rồi mấy con sẽ thấy, mình có phương pháp làm chủ già mà, thì Đức Phật nói làm chủ sinh, già, bệnh, chết. Các con hiểu chưa?

Mục đích của đạo Phật dạy cho con người là để làm chủ bốn sự đau khổ sinh, già, bệnh, chết. Chứ không phải cầu để cho mình Niệm Phật để cầu vãng sinh Cực Lạc; chứ không phải để ngồi thiền 7, 8 ngày chơi, không phải kiểu đó đâu, không phải đâu.

Một con người theo đạo Phật là người sống bình thường, bình thường như mấy con vậy đó. Nhưng mà có cái sự đau khổ gì trên thân tâm là đuổi ra khỏi tức khắc. Tức là làm chủ những cái khổ đau, làm chủ thân, làm chủ tâm. Cho nên người ta chửi mình, mình không giận. “Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra”.

Nhưng mấy con thấy mình hay có cái tật, có nhiều người có cái tật hay sân, ai nói trái ý cái sân liền. À! Bây giờ mình biết mình có cái tật hay sân đó thì mình tu tập trước. Để cho khi mà có những cái điều kiện mà nó làm chướng ngại tâm của mình để mình sân đó, thì mình lại hết sân, mình có pháp mà con!

Thay vì mấy con đang sân, thì mấy con “Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra”. Còn bây giờ mấy con không có sân, nhưng mà thật sự trong tâm mấy con có cái sân. Nó chưa gặp, chứ nó gặp cái nó bật ra liền, các con hiểu chưa?

Mà muốn cái tâm mà nó không có bật ra cái sân nữa thì có cái phương pháp để mấy con tập là nó không có sân. “Quán từ bỏ tâm sân tôi biết tôi hít vô, quán từ bỏ tâm sân tôi biết tôi thở ra”, mình từ bỏ mà. Mình quyết định không chấp nhận nó đâu. Mặc dù nó có ở đây, mà bây giờ tôi từ bỏ, cho nên mình tác ý theo cái ý lệnh của mình, ý thức lực mà. “Quán từ bỏ tâm sân tôi biết tôi hít vô, quán từ bỏ tâm sân tôi biết tôi thở ra”. Rồi hít vô thở ra 5 hơi thở, rồi tác ý nữa. Cứ như vậy mấy con, mỗi ngày mấy con tập 30 phút.

(13:13) Tối khuya mấy con tập 30 phút, cứ ngày nào mấy con cũng đều đặn vậy, 6 tháng sau người ta chửi mấy con không giận bởi vì nó từ bỏ rồi. Khi người ta chửi cái từ bỏ rồi đâu có còn giận, các con hiểu không? Còn mình không có từ bỏ nó thì nó bật ra, nó giận đó mấy con. Pháp Phật hay lắm. Tại vì mình chưa biết cách cho nên vì vậy mà tâm mình nó còn dễ giận hờn phiền não, lo lắng, sợ hãi.

2- TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ LÀ TRẠNG THÁI NIẾT BÀN

(13:40) Còn Thầy dạy cho mấy con một cái pháp nữa, mấy con sống trong cuộc sống mà mấy con không còn khổ, dù hoàn cảnh nào cũng không khổ. Ví dụ có người thân mình mất, thấy nó buồn khổ. Mình mất người thân, cha mẹ mình mất mà không khổ sao được mấy con? Không thương sao được?

Thì các con thấy đây là nhân quả, các pháp đều vô thường. Làm sao có bao giờ ai mà sống mãi đâu? Cho nên cái sự mất mát này hoàn toàn là do các pháp vô thường thì mình phải chấp nhận vô thường. Chính thân mình cũng vô thường, mai mốt mình cũng phải chết chứ làm sao mình sống được sao mà lại khóc. Khóc là khổ.

Bây giờ cha mẹ mất là sự vô thường nó đã đến rồi, theo cái nghiệp mà đi. Cho nên mình càng tu tập để làm chủ. Cho nên vì vậy mà tâm các con thấy nhân quả, thấy biết vô thường, thì tâm mấy con an không có khóc. Chứ không khéo mấy con khóc nức nở, thấy như mất rồi! Đó! Mấy con hiểu vậy không? Cho nên thấy các pháp là nhân quả, là vô thường.

(14:36) Ví dụ như bây giờ có người ta chửi con mà con thấy đây là nhân quả, biết được tiền kiếp trước mình chửi người ta ở đâu, bây giờ mình phải trả cái quả cho người khác chửi mình. Ngay đó mấy con, ngay mấy con hiểu được nhân quả thì mấy con cũng thấy không giận nữa. Hồi đó mình chửi người ta, giờ người ta chửi mình, mình giận gì? Đó là những cái triển khai cái tri kiến giải thoát.

Còn hồi nãy Thầy triển khai cái phương pháp để coi mấy con cắt lìa ra, hay hoặc là dùng cái sức định tỉnh để mà phá tan đi cái nghiệp sân của mấy con còn mang ở trong người. Nó có nhiều cái phương pháp mấy con. Cho nên biết phương pháp rồi thì mấy con cứ mỗi ngày 1 đêm các con dành ra 30 phút hoặc là 1 giờ, hoặc là 2 giờ tập luyện. Mà không ngờ trong 6, 7 tháng sau mấy con tập luyện rồi, đem lại sự bình an cho mấy con, mấy con không còn khổ nữa.

Còn nói về mà tu mà được mà như Thầy hoặc làm chủ sự sống chết, muốn chết nào, muốn sống hồi nào sống đó, thì phải tu, phải chứng đạo. Tu chứng đạo nó cũng không khó, chứng đạo chứng cái gì mấy con biết không?

Bây giờ mấy con nghe Thầy này! Cái người mà tu chứng đạo như Phật đó, không phải là chứng thành Phật hay thành Tiên, thành gì hết. Mà chứng việc chỗ cái trạng thái tâm của mấy con, tâm bây giờ thanh thản.

Mấy con lưu ý nè, tâm mấy con có khởi niệm gì không? Không có thì nó thanh thản lắm mấy con. Đó! Mấy con lắng nghe coi cái tâm mình giờ nó không nghĩ cái gì hết, đó là thanh thản.Thân mấy con ngồi đây, mấy con nghe có đau nhức chỗ nào không? Không đau nhức thì an lạc chứ sao, có phải không? Thanh thản an lạc phải rõ không?

Bây giờ mấy con ngồi đó, mấy con có làm gì không? Đầu óc không suy nghĩ thì đâu có làm gì. Thân thì ngồi đây như thế này đâu có làm gì, phải vô sự không? Thanh thản, an lạc, vô sự phải không? Có ai ngoài kia chửi mắng con đâu? Cho nên tâm con giờ nó ngồi im lặng nó có động không? Thì coi như một cụm từ để ghép lại một cái trạng thái của Niết Bàn, trạng thái mà chứng đạo của Phật: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”.

(16:33) Vậy thì bây giờ các con thử ngồi trong 1 phút, thì các con thấy 1 phút mình thanh thản an lạc vô sự. Nhưng 2 phút không được con. Bởi vì 2 phút đó có niệm khác xen vô thì coi như nó làm mất cái sự bất động thanh thản của con rồi chứ gì. Hoặc là mình ngồi hơi nghe mỏi chân quá, mà nghe mỏi là nó bị mất rồi nó bị mất cái trạng thái an lạc rồi mấy con, các con hiểu không?

Còn người ta ngồi hoài ngày này qua ngày khác nghe không mỏi không mệt gì hết đó là an lạc của người ta. Còn mấy con ngồi không được đâu, phải không mấy con?

Cho nên vì vậy mà người ta tập, người ta tập để khi đó nó sẽ an lạc ngồi 7 ngày đêm mấy con. Chứ không phải ngồi một hai giờ. Mấy con thấy các Thầy mà ngồi thiền cũng mục đích là ngồi cho bất động chứ gì? Mà hôn trầm, thùy miên nó tới rồi bắt đầu cứ gục tới gục lui, các con thấy không? Vậy là coi như quên mất rồi, đâu có tỉnh, như vậy là sai pháp.

Cho nên ngồi mà gục tới gục lui là sai pháp. Ngồi mà lọt vào Không Tưởng cũng là sai pháp nữa. Cũng ngồi vầy mà hơi cúi đầu, thụng xuống vậy, nghe an ổn đó tức là lọt trong không. Không có niệm, không gì hết nó là lọt Không Tưởng thì người đó cũng sai pháp.

Ngồi luôn luôn lúc nào cái lưng cũng thẳng như tượng Phật mà không bị khòm (cong), không bị cúi, mà không bị thụng là mới đúng pháp. Còn ngồi khòm, cúi là bị hỷ lạc của thân của chúng ta Dục Tưởng Hỷ Lạc, nó làm cho cái người đó phải rút cái thân lại và nó an ổn rút lại, nó bị lạc vào trong tưởng mấy con, Không Tưởng. Cho nên một cái tướng ngồi là người ta đã biết người đó đã sai pháp. Thấy tướng ngồi là biết người đó tu trật pháp.

Còn ngồi thẳng mà không nhúc nhích, không động đậy, tâm tỉnh thức hoàn toàn. Hai mắt mở 1 phần 3 nhìn trước rõ ràng, ai đi qua đi lại đều biết, nhưng không dính mắc theo hình dáng bên ngoài thì người đó đang tỉnh thức. Đang tỉnh thức thì người đó sẽ ở đâu? Cái người đó sẽ ở trong cái trạng thái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Các con hiểu không?

Nhưng tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự thì cái biết nó đang ở đâu? Nó sẽ ở trên thân của nó, tức là nó quay vô nó nhìn thân nó. Nó quay vô nó nhìn thân thì nó biết hơi thở ra, hơi thở vô. Chứ nó không tập trung theo hơi thở, biết hơi thở ra vô đâu. Nhưng tại vì nó ở trên thân thì nó phải thấy biết hơi thở. Mà nó ở trên thân, nó thấy biết hơi thở thì nó không có gom lại hơi thở mà nó thấy toàn thân nó, từ chân lên đầu.

(18:52) Cho nên gọi là trên thân quán thân, tức là nó ở trên Tứ Niệm Xứ mấy con. Bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp các con hiểu không? Tứ Niệm Xứ là Thân - Thọ - Tâm - Pháp. Nó trở về cái pháp Tứ Niệm Xứ của Phật mà chúng ta không ngờ rằng chúng ta đang ở trên Tứ Niệm Xứ. Ở trên Tứ Niệm Xứ thì nó mới ở chỗ đó.

Ở trên Tứ Niệm Xứ thì cái trạng thái mà tâm thanh thản, an lạc, vô sự, bất động này nó sẽ kéo dài 7 ngày đêm được. Tức là nó không phóng ra. Nó ở đó, nó nhìn lại cái thân của nó, suốt ngày này qua ngày khác thì nó mới không mỏi. Còn cái tâm mà không quay vô trong thân con thì con ngồi chút thì nó mỏi, ngồi chút nó tê, ngồi lâu quá nó nhức. Còn này người ta ngồi, nó quán thân của nó không nhức.

Bởi vì trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu. Nó làm cho thân tâm của chúng ta không còn ưu phiền. Tại vì nó quán, nó tự nó khắc phục, nó làm cho thân tâm không có ưu phiền. Tức là không có đau nhức, không có này kia, tức là mấy con đã tu đúng.

Còn cái người mà trời ơi, ngồi mà hai cái chân tréo kiết già mấy con thấy sao mà nó tê quá, rồi bắt đầu nó nhức, nhức quá chịu không nổi. Ráng chịu cho hết giờ, trông cho nó hết giờ xả ra trời đất ơi, mồ hôi mồ hám đổ ướt hết. Có phải không? Đó là ngồi chịu đau, không biết pháp.

Chứ người ta tập cho cái tâm nó quay vô thân, nó quán rồi thì nó không còn đau nữa. Mấy con ngồi 1 ngày, 2 ngày không đau. Người ta ngồi suốt 7 ngày đêm như vậy mà không đói không khát mấy con, nó chỉ có quán thân nó thôi.

(20:17) Cho nên 7 ngày đêm thì tức là nó ở trong cái tâm vô lậu đó thì nó đủ 4 cái lực như Thần gọi là Tứ Thần Túc. Thấy không? Đơn giản như vậy, tu như vậy đó mấy con thấy nó hạnh phúc vô cùng. Làm sao mấy con ngồi như vậy mà 7 ngày đêm mà không ăn uống, mà không đói khát. Chỉ có cái Tứ Niệm Xứ nó mới nhiếp phục tham ưu, nó làm cho thân tâm của mình không đói, không khát, không đau, không nhức, không vọng tưởng gì hết.

Mấy con biết Pháp Tứ Niệm Xứ của Phật thiệt (tuyệt vời), bởi vì đức Phật nói 7 ngày chứng đạo, tu 7 ngày chứng đạo. Cho nên khi đức Phật…​ Các con đọc kinh Niết Bàn, chỗ mà đức Phật nhập Niết Bàn, “Hãy lấy giới luật ta và giáo pháp ta làm thầy”, giáo pháp ta là pháp nào? TỨ NIỆM XỨ.

3- NĂM GIỚI LÀ NĂM ĐỨC NHÂN BẢN CỦA CON NGƯỜI

(20:57) Còn giới luật thì mấy con biết, như mấy con là cư sĩ thì giữ 5 giới thôi ai biểu mấy con giữ nhiều chi, có 5 giới à. Mà mấy con thấy 5 cái giới là 5 cái đức nhân bản, 5 cái đức gốc của con người.

Giới thứ nhất là Đức Hiếu Sinh, tức là không sát sanh đó mấy con. Giới thứ hai là Đức Ly Tham, không tham lam trộm cắp mà Đức Ly Tham. Giới thứ ba đó là không tà dâm, tức là có vợ có chồng nhưng mà đừng nghĩ người phụ nữ khác, người đàn ông khác, thì đó như vậy là không có tà dâm. Còn mình cứ niệm mình khởi nghĩ thấy người phụ nữ khác, mình thấy người này đẹp là mình bị tà dâm rồi. Chứ không phải là tà dâm mà mình đang dâm, mà mình đã đã nghĩ một cái người khác thấy đẹp là mình đã dâm, con hiểu không? Đó là nó không được!

Phật giáo nó kỹ lắm, đó là cái Đức Chung Thủy. Còn cái giới mà cấm không được nói dối tức là Đức Thành Thật. Cái giới thứ năm là cái giới mà không uống rượu, tức là Đức Minh Mẫn. Người sáng suốt thì không bao giờ uống rượu. Bởi vì uống rượu nó hại thân mình, nó say, nó làm cho mình không còn trí, mình la lối, mình nói những lời nói nó không có (văn hóa), thiếu văn hóa, đó con thấy chưa?

(22:09) Cho nên 5 cái giới này, 5 cái đức này là 5 cái đức nhân bản, cái gốc của con người. Khi con người mà giữ gìn 5 giới này là kể như chúng ta sống không làm khổ mình, khổ người, khổ chúng sinh.

Bởi vì khi mà các con có lòng thương yêu, có Đức Hiếu Sinh rồi chứ gì? Coi như cái giới cấm sát sanh, đừng sát sinh đó, mà mấy con giữ được cái lòng thương yêu của mình rồi. Thương yêu sự sống của mình thì thương yêu sự sống của chúng sanh.

Bởi vì chúng sanh đều có sự sống như mình mà. Con vật, con kiến, con trùn hoặc con cá, con tôm, con gà, con heo, con vịt đều có sự sống như mình. Cái sự sống nó công bằng lắm, nó y như nhau. Nhưng vì mình thấy mình là con người, mình có đủ trí óc, mình có đủ sức khỏe, mình có đủ lực. Mình có thể bắt cá, mình có thể giết bò, giết heo. Bởi vì con người nó khôn ngoan lắm, mà (nhờ) cái bộ óc của nó, cho nên nó giết hại những cái loài vật đó, nó làm thực phẩm nó ăn.

Vì vậy mà khi mà mình có Đức Hiếu Sinh rồi, mình thương yêu sự sống của mình thì thương yêu sự sống chung thì nhất định là không ăn thịt chúng sanh. Mình không ăn thịt chúng sinh là lòng thương yêu, chứ không phải không ăn thịt chúng sinh mà theo tôn giáo để làm Phật hay hoặc là để cho được phước báu gì. Không phải. Đây là thương yêu mà.

Cho nên Đức Hiếu Sinh, cái lòng thương yêu sự sống của mình, thương mình, thương sự sống của chúng sinh. Không đem sự sống của chúng sinh, không đem sự đau khổ của chúng sinh vào thân mình thì thân mình sẽ không bệnh đau, không đau khổ. Đó! Nó lợi ích như vậy mấy con thấy. Cho nên người ăn chay mà nếu ăn chay mà không hiểu được cái Đức Hiếu Sinh, ăn chay vì cái sự ức chế, thì cứ ăn chay mà nó vẫn thèm thịt.

(23:46) Mấy con thấy có người ăn chay mà thèm thịt mấy con. Còn cái người ăn chay mà người ta không thèm thịt là tại vì người ta thương yêu mà người ta ăn chay. Người ta ăn thực phẩm thực vật là tại vì người ta thương yêu động vật, thấy nó đau khổ, người ta không nỡ ăn. Cho nên từ cái tâm đó nó thực hiện qua cái hành động sống. Cho nên vì vậy mà bây giờ ai mà bỏ miếng thịt trong miệng, họ không nhai đâu.

Còn có người cũng ăn chay mà sao nói tui thèm thịt quá, thì mấy người này nó chưa có thực hiện được cái Đức Hiếu Sinh, các con hiểu chưa? Cho nên vì vậy mà trong 5 cái giới này nó thành 5 cái lớp đạo đức nhân bản của đạo Phật, dạy sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh.

Mình không ăn thịt chúng sinh thì đâu có làm khổ nó. Mà dạy mình phải tập tỉnh thức, đi thì phải nhìn dưới chân để tránh con kiến, con trùn đang ở dưới chân của mình. Vô tình mình đạp nó nát bấy, nó chết. Phải không? Mấy con thấy. Cho nên nó là có cái sức tỉnh thức mà như vậy nữa thì lại mang theo cái Đức Cẩn Thận.

Cho nên mình đi mà cẩn thận, mình đi mình nhìn quan sát trước chân mình đi, thì mình không có đá sỏi đá, sụp hầm sụp hố hay hoặc là đá sỏi, không đạp những chất dơ bẩn. Tại vì mình biết thấy, mình đi mình quan sát mà. Cho nên mình không có đá sỏi, mà mình không đạp chất dơ bẩn dưới chân mình nữa. Nó tránh được mọi thứ tại vì có Đức Cẩn Thận.

Cũng như mọi người sống mà có đủ cái Đức Cẩn Thận rồi, tức là Hiếu Sinh Cẩn Thận đó thì tai nạn giao thông không có, có phải không mấy con? Tại vì mình thiếu cẩn thận chạy ào ào đó thành ra nó tai nạn giao thông nó xảy ra. Đó! Thì mấy con thấy đạo Phật nó lợi ích vậy đó. Nó thực tế, mà nó cụ thế nó áp dụng vào đời sống của con người thực để đem lại cái sự bình an cho con người.

Đó! Hôm nay mấy con có đủ duyên, mấy con về nghe Thầy nói hoàn toàn là cuộc sống, chứ Thầy có nói Phật pháp ngoài cuộc sống đâu. Có bao giờ Thầy dạy mấy con ngồi thiền để rồi mấy con thấy mình đi về cõi Cực Lạc hay hoặc lên Thiên Đàng đâu. Còn cái Niết Bàn có gì đâu, là cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự là Niết Bàn. Chỗ đó là chỗ không khổ mấy con, gọi là vô lậu.

(25:46) Còn hiện giờ trong cái tâm của mấy con lúc thì lo cái này; lúc thì nghĩ cái kia; lúc thì lăng xăng cái nọ; lúc thì buồn phiền cái khác, thì đó là hữu lậu chứ sao. Còn Thầy ở trong cái trạng thái kia là vô lậu, thấy không? Vô lậu.

Cho nên tu hành là mình đem sự sống vào cái chỗ bình an nhất cho mình. Còn mấy con không biết tu hành thì mấy con đem sự sống của mình vào sự đau khổ. Cứ lát thì giận hờn, lát thì lo này, lát thì buồn phiền. “Trời ơi! Cái chú ở trên đó, chú cất cái nhà quá đẹp, mình phải ráng sao cất”, thì mấy con so sánh đó là mấy con đau khổ, phải không? Mấy con thấy từ cái chút cái chút, thấy người ta sắm bộ đồ đẹp; thấy người ta mang đôi giày tốt thì mình đã lo lắng rồi. thấy mình thua người ta rồi, đó là những cái mà làm cho mình khổ.

(26:32) Ở đời thì tất cả các pháp đều vô thường. Nó có đôi giày tốt này chứ mai mốt nó cũng xấu, nó cũng vô thường mà nó đâu tốt hoài sao được. Cho nên vì vậy mình đã nghĩ biết được các pháp vô thường đều là nhân quả hết, mình không cần chạy theo nó nữa. Không cần chạy theo nó nữa thì tâm mấy con sẽ ở chỗ bất động. Hạnh phúc không mấy con?

Cái phước của mình, bây giờ mình không có lo giàu mà cái phước giàu nó vẫn giàu. Mình không làm thôi mà làm đâu được đó. Mình mà không có phước mà giàu, bây giờ có cố gắng làm cách mấy đi nữa, có tiền để nhét đó chứ ăn trộm lấy hết, cuối cùng cũng nghèo. Còn không là lửa cháy cũng tiêu tan hết. Mấy con có cố gắng đi nữa mà cái số mấy con nghèo, tức là cái nghiệp của mấy con nghèo rồi thì mấy con làm gì nó cũng tới nghèo, không có chạy đâu khỏi hết. Còn bây giờ cái nghiệp của người đó giàu rồi, thì bắt đầu bây giờ để họ chỗ nào, họ cũng làm giàu được hết.

Cho nên mình sống theo nhân quả, sống theo cái nghiệp nhân quả của mình, thì mình rất là an ổn mấy con. Đừng có chạy theo cái lòng ham muốn, cái sự so sánh thì mình khổ đau đó. Đó mấy con nhớ chưa? Gặp Thầy thì Thầy dạy mấy con, mấy con nghe rồi mấy con về mấy con sống coi, là lợi ích!

(27:46) Cho nên vì vậy mà ngày xưa đức Phật nói “Các con tự thắp đuốc lên mà đi, ta chỉ là người hướng đạo mà thôi!” Nghĩa là đức Phật chỉ là người hướng dẫn thôi. Còn hôm nay Thầy có nói cho mấy con nghe mà mấy con có tự đi, tự tập thì mấy con sẽ được giải thoát. Còn mấy con không tự tập mà Thầy tập cho mấy con được giải thoát thì chắc không có. Có phải không mấy con? Bởi vì cái nghiệp, ai cũng có cái nghiệp, phải tự mình cứu mình, tự mình thắp đuốc lên mà đi, tự mình cứu mình.

Mấy con nghe rồi, mấy con về cố gắng, đêm đêm ngày ngày rèn luyện những điều mà Thầy dạy. Còn khi nào mà không hiểu, thì mấy con hỏi xin những tập sách đó về để nghiên cứu kỹ. Nghiên cứu kỹ rồi cái chỗ nào không hiểu thì viết thư hỏi Thầy: “Thầy giúp đỡ giùm con! Con quyết định con phải sống một đời sống giải thoát chứ không lẽ mà đời sống con…​ Khi con không biết thì con đành chịu, nhưng đã biết rồi thì đâu có điên dại gì mà để cho con phải chịu khổ như thế này!”

Đó! Mấy con hiểu không? Khi mà mấy con học kỹ đàng hoàng rồi, mấy con áp dụng “Trời ơi! Cuộc sống sao mà khỏe quá, thoải mái dễ chịu”. Không ai làm gì mình buồn phiền được hết. Trong gia đình hạnh phúc vô cùng, vợ chồng không cãi cọ. Người ta dạy cho mình được cái sự cung kính, tôn trọng nhau trong cái Đức lễ mấy con.

Đó từ cái Đức Hiếu Sinh nó có cái Đức lễ, bởi vì thương yêu nhau mình phải tôn trọng cung kính cái sự sống. Vợ cung kính chồng, chồng cung kính vợ, thì đâu có bao giờ cãi cọ đâu mấy con. Lời nói phải nhẹ nhàng ôn tồn, không được nói nặng lời thì gia đình rất hạnh phúc. Đó là Thầy nói về cái mặt Đạo Đức Gia Đình thôi.

Còn cái đạo đức mà con người đối xử con người, chúng ta luôn luôn dùng ái ngữ, ở trong đức Phật dạy cái Chánh Ngữ - ái ngữ đó mấy con. Cái Chính Ngữ là Ái ngữ. Cái lời nói ôn tồn, nhẹ nhàng, làm cho người ta nghe, người ta mát ruột, người ta thoải mái, người ta dễ chịu. Còn mình nói lời nói cộc cằn, thô lỗ làm cho người ta khổ sở, tức tối thì cái này không nên. Đạo Phật dạy cho mình trở thành con người đạo đức thật sự. Vì vậy mà đạo đức đó không làm khổ mình, khổ người khác. Đạo đức quá hay chỉ có đạo Phật mới có thôi!

(29:47) Chứ không phải đạo đức của Phật giáo là đạo đức nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Đạo đức nhân, nghĩa, lễ, trí, tín là đạo đức của Nho giáo mấy con. Mấy con hiểu không? Còn đạo đức của Phật giáo là đạo đức nhân bản, cái gốc của con người. Cái thiện của con người sống trong thiện pháp, không có sống trong ác pháp. Mà đã thiện thì không bao giờ làm khổ ai hết cả, mình cũng không làm khổ mình. Mấy con hiểu chưa?

Thành ra đạo Phật rất tuyệt, đạo Phật có một nền đạo đức rất là tuyệt vời. Thế mà mọi người Phật tử đến chùa, thọ Tam Quy Ngũ Giới rồi thì học Ngũ Giới rồi, về để đó chứ không sống, các con thấy có không?

(30:24) Còn được học, được giảng dạy, được áp dụng vào đời sống. Trời, hạnh phúc vô cùng! Thầy nói chỉ mới có Ngũ Giới thôi, mà được hạnh phúc vô cùng rồi. Mà đi tới một chút nữa thì mấy con sẽ thấy hạnh phúc lớn nữa. Cái tri kiến ý thức của chúng ta nó trở thành ý thức lực. Muốn cái gì, điều kiện gì chúng ta sẽ tác ý ra thì nó làm theo. Thân đau bảo đừng đau thì nó hết đau, con thấy nó hơn là thuốc thần nữa, hơn là thuốc tiên nữa.

Thuốc còn phải uống chứ gì, còn cái này bảo: “Ờ cái đầu nhức, đầu nhức mày không được nhức nghe, thân này phải phục hồi bình thường lại!” Ngồi chơi chút vầy cái nó bình thường. Con thấy không? Ngồi chơi mà tâm nó luôn luôn nó ở chỗ bất động mà, thành ra nó đâu có cần lưu ý gì cái nhức đầu nữa đâu, thành ra cái nhức đầu nó mất, đơn giản mà giải thoát thật.

Tu theo Phật thật là hạnh phúc vô cùng lắm mấy con, đâu cần mặc chiếc áo này. Mấy con mặc chiếc áo cư sĩ đi, mấy con nghe lời Thầy đi mấy con cũng làm chủ được như thường, chứ không phải là đợi tu sĩ đâu mấy con.

Nhưng vì cái đời sống tu sĩ là đời sống nó dễ tu, là bỏ hết rồi mấy con. Vô chùa người ta cho cái thất đó, ở đó có một mình thôi tu nó dễ. Còn đời sống cư sĩ thì mấy con thấy bà con ruột thịt rồi vợ con đủ thứ. Giờ con nó thiếu tiền đóng học phí, con cũng phải chạy lo chứ con, không lẽ biểu nó nghỉ học hay sao? Nếu mà không có cho con đi học thì mình làm cha, làm mẹ là thiếu trách nhiệm nhất. Có phải không? Thành ra bổn phận của mình sinh nó ra là có cái trách nhiệm rồi, không có thể bỏ. Mà không thể bỏ thì những cái duyên đó làm sao cho mình được ngồi yên? Nó khó. Nhưng mà mình phải sống đúng cái đạo đức làm hết bổn phận.

Trong những phút đó thì mình biết ngầm ở trong tâm của mình nó còn giận hờn, có nhiều khi nó tức tối. Do đó mình tập phương pháp của Phật để cho mình xả, mình xả hết những cái chướng nghiệp đó. Thì trong gia đình ai làm gì…​, con cái nó…​, ví dụ như dạy nó không nghe, mình không có tức, chứ không khéo mình đánh nó liền. Cho nên nó hạnh phúc mấy con!

Nay mấy con đến đây mấy con nghe Thầy giảng dạy về phương pháp của Phật mà cách thức thực tế. Vì vậy mà mấy con muốn học hiểu biết thêm thì mấy con tìm cái cuốn sách “Định Niệm Hơi Thở” trong đó có 19 cái đề mục để tu tập, để ngăn các pháp ác pháp, để sống ở trong các thiện pháp mấy con. Thì các con sẽ đọc cuốn sách đó rồi nghiên cứu, rồi mấy con sẽ về, mấy con lần lượt mấy con tập.

4- KHÔNG BÁN KINH SÁCH THẦY

(32:45) Phật tử 1: Ở đây Thầy có cho mấy cuốn sách mà để học theo cái phương pháp của Thầy dạy cách thức để tu không ạ?

Trưởng lão: Sách của Thầy nhiều lắm con. Thầy viết sách, thì giờ thí dụ như con mới thì nó có: “Những chặng đường tu học cho người cư sĩ”, người mới tu thì trong đó nó có Định Niệm Hơi Thở, đầy đủ trong đó hết. Lát nữa mấy con vô trong đó coi cô Út còn có nhà không, mấy con sẽ xin sách đó mấy con. Cô Út sẽ cho mấy con.

Phật tử 1: Thầy có đĩa không Thầy?

Trưởng lão: Đĩa thì Phật tử họ thu những cái lời giảng dạy của Thầy đó. Bây giờ quý vị bỏ máy ở đây để thu rồi quý vị về sang ra trong đĩa, Thầy có biết đâu. Họ làm chứ Thầy không có biết. Nhưng mà đĩa cũng nhiều lắm con. Con cứ hỏi cô Út coi có đĩa không? Mấy Phật tử họ làm công việc đó đó, rồi họ gửi đó, rồi mấy con xin rồi cô Út cho.

Đúng là mấy con lớn tuổi rồi, mấy con chỉ mở cái máy ra, để cái đĩa vô, mấy con ngồi nghe lời mà Thầy dạy đó thì mấy con khỏi đọc. Còn mấy con mà mắt còn sáng này kia, mắt còn sáng đó thì mấy con đọc sách mấy con nghiên cứu. Còn không lớn tuổi rồi, mấy con mở máy nghe những cái đĩa, thì nghe đi nghe lại, rồi mấy con nhớ được những cái điều kiện mà Thầy dạy trong đó, tu tập sao đó. Thì mấy con sẽ hỏi ở trong Tu viện thì ở trong đó sẽ có, sẽ cho mấy con. Chứ còn không có bán.

Ở đây Thầy nói sách vở không có bán, mà ai bán là trái với cái mục đích của Thầy. Bởi vì tất cả những cái này là Phật tử người ta cùng nhau, người ta góp nhau người chút, người chút. Người ta in những cái kinh sách ra của Thầy viết, Thầy có bổn phận viết thôi. Còn cái in ra được thì do Phật tử. Do đó bây giờ in ra thì cho Phật tử chứ không được bán, ở đây không có bán lấy tiền. Kinh sách Phật, lời Thầy dạy là kinh sách Phật mà, làm sao bán lời của Phật được mấy con? Ai bán pháp?

Cho nên cho, mà người nào bán pháp đó là người đó sai mấy con. Sách Thầy mà nghe chỗ nào có bán là chỗ đó sai rồi đó, chỗ đó (sai) cái tông chỉ của Thầy, thì cũng phải chịu thôi. Họ làm trật.

(34:44) Phật tử 1: Con thấy Thầy thì càng ngày càng lớn tuổi rồi khi nào Thầy tịch thì muốn có những lời giáo hóa, chỉ dạy cách tu thiền đó. Dạ! Mà Thầy không có tổ chức đó rồi ở đây không ai làm cái đó để phổ biến đó.

Trưởng lão: À! Có chứ con, có nhưng mà điều kiện là, bởi vì coi như ở đây thì có 1 cái xưởng, ít thôi, nhưng mà cái tổ chức đó nó đưa ra ngoài Hà Nội ngoài miền Bắc. Ngoài đó nó có nhân sự, nhân sự nó nhiều. Rồi ở Ninh Bình nó có cái nhân sự ở đó, nó có tổ chức hẳn hoi hoàn toàn. Người làm cái này, người làm cái kia, người in kinh sách này kia.

Còn ở đây coi như ở ngoài kia người ta làm, người ta gửi vào. Cho nên ở đây chỉ cần có phát thôi. Chứ còn cái tổ chức của Thầy coi như là khắp nước mà. Thầy không có một chỗ đâu. Cho nên khi mấy con về thì ở trong Tu viện, mấy con hỏi trong Tu viện thì ở trong đó có cái gì ở trong đó thì sẽ giúp đỡ cho mấy con.

5- CHUYỂN NGHIỆP ÁC NHỜ GIỮ GIỚI LUẬT VÀ ƯỚC NGUYỆN

(35:47) Phật tử 2: Thưa Thầy! Tụi con đến đây thì cũng có cái duyên có phước đức để mà được Thầy trực tiếp chỉ dạy cách thức tu hành, thì trong cuộc đời con có cái này mà con hơi thắc mắc, nhờ Thầy giải giùm con là có phải là quả nghiệp hay không?

Con có một đứa con gái có chồng, gia đình bên chồng cũng là người có học, mình thấy thì mình tưởng gia đình có biết cái đạo đức nhiều, biết cái hiền lành bên kia. Thì buổi đầu thì được lắm nhưng mà sau tới bây giờ thì có 3 đứa con, nhưng cuộc đời của nó rất là khổ, nhất là bị bên chồng, bà già chồng, chồng thì đánh đập, hành hạ. Đằng này thì con cũng có khuyên dạy là tại quả nghiệp thôi nên con cũng ráng Niệm Phật (Niệm Phật là sống như lời Phật dạy) để chờ một cơ hội nào cho nó qua. Con xin Thầy chỉ dạy giùm con là do cái quả nghiệp hay là cái gì vậy Thầy?

(37:03) Trưởng lão: Cái đó là cái nghiệp của nó nợ, nó nợ nó phải trả. Nó vào trong cái gia đình đó, nó phải trả những cái nghiệp người ta hành hạ, người ta chửi bới, người ta đánh đập nó - bạo lực gia đình mấy con! Chồng nó đánh nó này kia đồ đó. Khi có con rồi bây giờ nếu mà bỏ thì con mình sẽ mất cha, cho nên vì vậy mà…​, hay hoặc là mình giao con mình cho cha thì mất mẹ, rất tội cho mấy đứa nhỏ. Thành ra quá khổ, nhưng mà cái nghiệp của đời trước nó vay, bây giờ nó mới gặp nhau để nó trả.

Nhưng mà như vậy đâu có nghĩa là đạo Phật chấp nhận cái nghiệp để mà trả cái khổ đau đó đâu. Đạo Phật có cái chuyển nghiệp, chứ không phải là đương đầu bằng cách là thôi hay hoặc này kia. Mà bằng cách chuyển nó, là đem lại cái chỗ mà đau khổ nó trở về cái sự bình an. Hầu hết người ta không biết cách chuyển, mà biết cách chuyển thì sẽ được.

Thứ nhất con về con nhắc cháu đó, nó đang trong cảnh khổ đó, thì nhất định nó phải cố gắng nó giữ gìn 5 giới như Thầy nãy giờ nói. Năm giới nhân bản – nhân quả tức là 5 cái điều thiện đó, nó chuyển những cái điều ác, nó đem lại sự bình an cho chính nó.

Còn bây giờ con hoặc là mẹ nó - mẹ của cháu đó, thì con nhất là cha nó, con thương nó, con giữ gìn 5 giới, trong 1 tháng con giữ 1 ngày hay hoặc 2 ngày, con giữ cho trọn vẹn 5 giới. Con ước nguyện rằng con sẽ thực hiện những giới luật của Phật này. Ước nguyện cho con của con nó chuyển được cái nghiệp đó. Nó không còn bị người khác hành hạ đánh đập nó nữa thì nó chuyển được cái nghiệp. Mà con phải giữ gìn giới. Bởi vì lấy giới mà chuyển, lấy thiện chuyển ác mà mấy con. Các con hiểu điều đó không?

Các con sống trong 2 ngày hay hoặc 1 ngày, con ước nguyện rằng con giữ gìn 5 cái giới này nghiêm chỉnh, không hề vi phạm 1 chút nào hết. Cũng như trong cái ngày mà thọ Bát Quan Trai đó, 8 giới đó mấy con, con nhớ không? Thọ Bát Quan Trai. Con thọ Bát Quan Trai thường là con tập tu để cho mình tu tập cho nó quen thôi. Nhưng hôm nay thọ Bát Quan Trai đó không có nghĩa là tu tập cho riêng con nữa, mà ước nguyện trong cái ngày mà con giữ 8 giới mà tu tập này đó cho đứa con gái quá khổ của con, con hiểu không?

(39:01) Cái tình cha con là có cái nhân quả với nhau, nó mới gặp nhau, nó làm con của con. Mà trong khi con nó khổ, thì con đâu có yên được đâu. Có phải không? Cho nên con ước nguyện cho con của con nó sẽ không còn khổ vậy nữa thì nó chuyển biến, nó thay đổi, người ta sẽ không còn đánh đập nó nữa.

Rồi chính bản thân của nó, con nhắc nó hãy giữ gìn: “Dù sao đi nữa trong 1 tháng con cũng cố gắng, con giữ gìn trong 1 hay hoặc 2 ngày”. Ví dụ như 2 ngày thì con sẽ giữ gìn giới luật đó trong cái ngày rằm, ngày rằm đó con, nửa tháng đó và ngày mùng 1 hoặc ngày 30, đầu tháng hay cuối tháng.

Cho nên trong 1 tháng 2 ngày, mà 2 ngày đó ước nguyện cho cái nghiệp của con đó nó nặng nề như vậy. Chồng con nó, hoặc là bên chồng nó không thương, nó nói này nói kia, chửi mắng này kia hoặc chồng con nó đánh đập nó bạo lực gia đình như vậy. Ước nguyện những cái ngày mà con giữ gìn giới luật thanh tịnh này để chuyển cái nghiệp của con cho nó nhẹ nhàng, để cái hoàn cảnh nó không xảy ra nữa.

Lần lượt từng năm, ba tháng sau coi, chừng đó chồng nó không có đánh nó nữa. Mấy con cứ đem giới luật mà chuyển hết cái nghiệp khổ của mình con! Nó chuyển hết rồi cái chừng 5, 6 tháng sau cái thấy hoàn toàn ông chồng không có còn bạo lực nữa. Mặc dù ông uống rượu ông lè nhè này kia,,,, có nhiều người mượn rượu đánh vợ đó mấy con. Đó! Bắt đầu bây giờ ông bị cái sốc nào đó, ông đau cái bệnh cái bắt đầu ông ớn ông không dám uống rượu nữa, ông hết say, chừng đó ông hết đánh vợ con.

Phật tử 2: Cái người chồng nó không có uống rượu say xưa này kia, học thì cũng có học, có cái là nó ghen quá, đi chợ đi búa gì nó cũng hỏi này kia, thấy nghi rồi đánh đập.

Trưởng lão: Cái đó cũng khổ lắm mấy con. Cái đó là cái sự chiếm hữu đó, cái người chồng muốn chiếm hữu người vợ. Không cho được quyền, “Cô mà đi nói chuyện với cái người nào là tui không có chịu nổi”. Đó là ghen tuông, là chiếm hữu người ta.

Cái quyền sống của người ta phải bình đẳng. Người ta là người tốt, bây giờ có nói với bao nhiêu người đàn ông thì người ta cũng là người tốt. Mà cái người xấu bây giờ người ta giữ gìn cách gì, ông có giữ gìn cách gì thì người đó cũng vẫn xấu, con hiểu không? Người tốt là tốt, người xấu là xấu. Ông đâu có chiếm hữu con người của người ta được, đâu có chiếm cái quyền sống của người ta được.

Bởi vì Đạo Đức Gia Đình nó chưa có chỉ rõ cái này, cái quyền sống của người đàn ông cũng có mà người đàn bà cũng có quyền sống. Cái người đàn bà ghen người chồng của mình cũng vì muốn chiếm hữu người chồng: “Chồng đó là của tôi, không của người khác được, cho nên anh mà nói chuyện với phụ nữ là không có được đâu”. Cũng vậy, người chồng mà ghen người vợ cũng vậy: “Người vợ này là của tôi không có được người khác nói chuyện”. Trời đất ơi! Cái cảnh sống nó khổ ghê lắm. Thầy biết cái điều này mấy con.

Cho nên vì vậy mà sách Đạo Đức của Thầy sắp sửa sẽ ra đời, Thầy sẽ vạch hết những cái đau khổ. Tại sao chúng ta điên khùng gì, chúng ta chiếm hữu cái sự sống của người khác sao được? Quyền sống của người ta mà. Nếu một người tốt là người ta sẽ tốt.

Bây giờ người ta hoàn toàn, người ta sẽ sống ở trong gia đình mình, mình nhốt người ta ở trong cái phòng này đi, mình đóng cửa đi. Nhưng mà cái đầu óc của người ta sẽ nhìn thấy người đàn ông khác, mình nhốt được người ta không? Cái tư tưởng của người ta nó không chung thủy rồi thì bây giờ nhốt đâu nó cũng nghĩ người khác à, có phải không mấy con? Thì bắt đầu bây giờ mấy ông cứ nhốt cái thân tôi chứ cái tâm tôi mấy ông nhốt được không? Ông có nhốt được cái tâm tôi không? Ông có chiếm hữu tôi nổi không? Đâu có chiếm hữu, chỉ gạt cho mấy người điên khùng.

Phật tử 2: Con cũng có hiểu cái đạo đức cho nên khuyên dạy nó ráng nhịn. Ước gì giờ bà già của nó hay chồng nó tới đây mà nghe Thầy giảng thì chắc hay quá.

(42:44) Trưởng lão: Nói chung là có cái duyên mà gặp Thầy, qua một thời mà giảng mà Thầy biết cái hoàn cảnh vậy đó, Thầy sẽ khuyên. Thầy nói: “Cái này là mình tự làm khổ mình như thế này thế khác”, thì bắt đầu ở trong gia đình thấy sáng suốt quá, tự rõ ràng mình làm khổ mình mà. Cuối cùng họ phải bỏ cái đó thôi, thì cái gia đình hạnh phúc thôi.

Coi như là trong cuộc đời của Thầy, mà từ khi mà Thầy đã tu xong rồi, Thầy đã giúp nhiều người lắm con. Mà nhiều người đó là cũng những người đệ tử đã từng xin quy y Thầy làm đệ tử đó. Mà trước cái hoàn cảnh đó họ tâm sự, họ nói cho Thầy hiểu hoàn cảnh của họ đó, thành ra Thầy cho mời hết cả gia đình đến Thầy nói chuyện. Cuối cùng Thầy giải quyết được, thành ra gia đình rất là hạnh phúc. Chỉ có Thầy mới đủ cái niềm tin, chứ mấy con nói họ không có tin đâu. Họ cãi cọ nhau hoài, họ không tin. Chỉ có Thầy, Thầy nói họ tin.

Phật tử 2: Cho nên đến đây gặp Thầy mình cũng nói chuyện gia đình hết, cũng không biết làm sao cơ duyên tới đây để gặp Thầy. Nhất là người chồng của nó, nó mà nghe được Thầy giảng như vậy thì nó cũng phải hồi tâm chuyển ý.

Trưởng lão: Đúng rồi, có cái sự nhắc nhở, có cái sự mà để (khuyên). Dù sao là con người, nó có cái trí tuệ, nó có sự hiểu biết. Thì sự hiểu biết nó thấy những cái chuyện đó, từ lâu tới giờ người ta không hiểu cho nên người ta mới làm khổ thôi. Mà bây giờ hiểu ai dại gì mình làm khổ mình nữa, làm khổ người khác nữa chi, thành ra cái hiểu biết nó đỡ lắm.

Cho nên Thầy mới làm sao triển khai cái tri kiến ý thức của mình nó hiểu biết, một cái hướng mà nó không còn khổ nó nữa thì nó hết khổ, chứ không có gì hết. Mà nó đủ duyên chứ con, chứ không phải không đủ duyên, con bây giờ cột nó cũng không đi, chứ ở đó. Nó đủ duyên thì nó tới à. Tức là cái nghiệp mà Thầy nói cứ về mà giữ gìn giới để ước nguyện, cái ít bữa nó đòi đi à, nó không có gì hết. Nó chuyển, nó chuyển được nghiệp.

(44:41) Phật tử 2: Cái câu nữa là chúng con cũng có nghe cái băng đĩa của thầy Thích Thanh Từ - cao tăng dạy Thiền Định. Con xin hỏi Thầy với thầy Thích Thanh Từ là như thế nào ạ?

Trưởng lão: À! Thầy hồi trước thì khi mà Thầy còn là một học tăng ở thành phố Hồ Chí Minh, Thầy đi học ở Vạn Hạnh, hay Văn khoa đồ đó. Thì lúc bấy giờ Thầy xin Hòa thượng Thiện Hòa, các con cũng biết Hòa thượng Thiện Hòa là ở chùa Ấn Quang đó, làm phó Tăng thống lúc bấy giờ đó. Thì lúc bấy giờ Hòa thượng giới thiệu Thầy lên học thiền với Hòa thượng Thanh Từ ở Vũng Tàu, ở ngoài Chân Không. Lúc đó Thầy mới lên, Hòa thượng Thanh Từ là người dạy thiền Thầy đầu tiên, cái khóa đầu tiên ở Vũng Tàu đó. Cái người dạy thiền đầu tiên cho Thầy học tu thiền với Hòa thượng Thanh Từ. Cho nên Thầy là học trò của Hòa thượng Thanh Từ. Chứ đâu có gì đâu. Con hiểu chưa? Là cái khóa đầu tiên.

Phật tử 2: Thầy năm nay bao nhiêu tuổi rồi ạ?

Trưởng lão: À! 81 rồi. mà từ khi mà Thầy tu mà làm chủ được thân tâm của mình rồi, làm chủ được bệnh rồi đó, không có bệnh đau gì hết. Cho nên cái cơ thể già thì nó sẽ già, nó yếu, nhưng mà sự thực ra nó khỏe mạnh, nó không đau ốm.

Phật tử 2: Dạ! Đọc kinh Địa Tạng có phải giải bớt nghiệp không ạ?

Trưởng lão: Kinh Địa Tạng là thuộc về kinh Đại thừa. Nói chung là giải bớt nghiệp thì nó không giải nổi đâu, nhưng mà nó làm cho tâm mình được an ổn, cái tâm mình an ổn. Chứ tự nó giải không được, mà giải là bằng cách là mình phải sống thiện, mình mới chuyển nó tức là giải. Còn mình tụng kinh mà để nó giải thì nó không được, không có được. Bởi vì, mình tụng kinh mà mình không làm, mình không sống trong giới luật của Phật thì không sống trong thiện pháp, thì nó chuyển ác pháp không được. Mà nó chỉ mình tụng kinh, nó chỉ an ổn cái tinh thần của mình thôi.

Ví dụ mình tụng kinh Pháp Hoa Phẩm Phổ Môn thì mình an ổn tinh thần của mình. Như là đức Bồ Tát Quan Âm cứu khổ cứu nạn để cho mình có cái tai nạn, bệnh tật gì, nó tai qua nạn khỏi vậy thôi. Cái tinh thần mình tin tưởng, chứ sự thật ra nó do cái nghiệp, nghiệp ác mà mình thọ lấy cái quả khổ. Chứ không phải là nó không có nghiệp mà nó đau bệnh đâu, nó phải có cái nghiệp.

(46:55) Mà cái nghiệp nó chỉ chuyển được là do cái hành động sống thiện của mình. Mà sống thiện chỉ có sống giới mà thôi. Chứ còn mấy con tụng kinh gì mà mấy con sống không đúng giới, thì nó chỉ an ủi tinh thần mình chứ thực sự ra nó không hết bệnh đâu, phải đi nhà thương, đi bác sĩ nó mới hết.

Mà đi nhà thương, bác sĩ thì nó phải có phước hữu lậu, tức là phải có tiền, có bạc. Chứ không tiền không bạc mấy con cũng chịu chết ở nhà thôi chứ không cách nào khác nữa hết. Nó đòi hỏi phải có phước hữu lậu, mà phước hữu lậu ít ra mấy con cũng phải…​ Muốn có tiền có bạc thì các con phải là người bố thí, biết giúp đỡ. Mặc dù mấy con không giàu, nhưng thấy người ta đói khát, người ta tật nguyền, người ta không thể sống được. Mình cho người ta một bát cơm, một đồng bạc, trong cái cảnh khổ sở của họ. Không ngờ cái lòng đó lại là mình may mắn, mình làm có tiền bạc, mình ăn không hết. Tức là bố thí, cái hạnh bố thí nó tạo cho mình cái phước hữu lậu.

Còn cái người mà không biết bố thí, bỏn xẻn không cho ai hết thì Thầy nói họ bây giờ họ giàu cách gì đi nữa, mai mốt nhà cháy hay hoặc là lũ lụt nó trôi nhà họ cái họ cũng thành nghèo, họ cũng đói khổ, họ cũng đi xin ăn à. Bởi vì cái ích kỷ nó sẽ đưa đến mình cái đói khổ. Mà cái rộng rãi, cái biết chia sẻ thì cái người đó sẽ không đói.

Ở đây Thầy cứ lấy thiện mà chuyển ác, lấy thiện chuyển ác. Thầy dạy mấy con là hoàn toàn sống trong thiện, rồi kèm theo cái pháp để cho mấy con tự làm chủ được. Nó trở thành cái lực của ý thức, ý thức lực nó làm chủ được cái sự khổ trên thân tâm của mấy con. Đó là những cái thực tế. Tự mình cứu mình thôi chứ Thầy không có dạy mấy con tha lực.

Còn cái kinh sách Địa Tạng, hay hoặc là kinh sách Pháp Hoa để mình tụng Pháp Hoa đó, đó là tha lực. Cầu tha lực để hỗ trợ cho mình. Nhưng mà cầu tha lực đó là chỉ an ủi tinh thần của mình. Trong cái cảnh đau khổ mình tụng kinh mình nghe nó an ổn. Mình tưởng rằng chư Phật Bồ tát cũng có thể gia hộ mình, nhưng mà sự thật thì không gia hộ được. Tại vì cái nghiệp của mình mà làm sao gia hộ, các con hiểu đó là cái thực tế rồi.

Cũng như bây giờ mình ăn trộm, mà công an nó bắt mình nhốt trong tù, rồi mình cầu khẩn Quan Âm để cho mình ra tù thì không có đâu. Mấy con hiểu điều đó. Tại mình làm ác mà, cho nên ăn trộm thì phải bị bắt thôi. Thành ra không có ai mà cứu khổ mình được, mà chính mình đừng ăn trộm thì chúng không bắt.

6- THÂN CẬN THƯA HỎI THIỆN HỮU TRI THỨC ĐỂ TRÁNH TU SAI

(48:58) Thôi bây giờ mấy con nghe Thầy dạy rồi, rồi sau đó mấy con vô trong đó, rồi mấy con sẽ hỏi con xin sách, đĩa, băng. Rồi mấy con về nghe, rồi lần lượt có gì đó, mấy con sẽ viết thư hỏi, gửi về Tu viện Chơn Như. Rồi hỏi Thầy, Thầy sẽ có ghi cái địa chỉ hẳn hỏi, Thầy sẽ trả lời, Thầy sẽ gửi lại cho mấy con.

Viết thư để cho mấy con biết, mấy con tập luyện tu tập cho nó đúng. Chứ coi chừng mà mình hiểu, mà mình kiến giải theo cái hiểu của mình hiểu, nó lệch đi. Mà khi thực hành mà nó sai lệch rồi, thì nó cũng tai hại lắm mấy con. Bởi vì phương pháp tu mà nó lệch chút là nó trật.

Ví dụ dạy nhiếp tâm, an trú tâm, thì mấy con lại tu tập lại ức chế tâm thì nó trật đường. Thành ra phải có một người, người ta (hướng dẫn) mình tu tập 1, 5 ngày, 10 ngày, bỗng dưng mình thấy có cái gì lạ thì phải mau báo cáo liền. Chứ không khéo nó lạ đó, một là đúng đường, hai là sai đường.

Sai đường thì hiện tượng của tưởng nó xuất hiện, mà đúng đường thì hiện tượng của cái phương pháp đó nó đúng. Nó đi tới, cho nên nó mới hiện ra cái trạng thái đó để cho mình bước tới nữa được, phải không? Chứ nó không phải đứng yên có một chỗ đâu. Nó có cái hiện tượng của nó đó để biết rằng mình đi đúng, còn cái hiện tượng này biết là sai.

Thì cái người mà đi trước, người ta có đi qua con đường đó, người ta biết mà. Tới chỗ này là phải đi cái đường rẽ hay hoặc là đi đường thẳng. Còn mình thì tới đây cái bị gặp cái trường hợp này. “sao mà ngồi thiền tới nay, tới đây sao lại nó có cái trạng thái này vậy, nó kì vậy, Mà giờ không biết là theo cái này hay hoặc là theo cái này?” Do đó các con lưỡng lự.

Do đó cái người đi trước, người ta biết rồi, bây giờ phải theo cái này nè, chứ không có được đi cái ngã này được. Đi phải đi theo cái trạng thái mà hiện ra nè, ôm cái trạng thái này mà đi, thì mấy con cũng nhiếp tâm đi theo cái này, đi đây cũng đúng, nó không trật đường, đó là phải có Thầy. Cho nên khi mà tu rồi, mà có thấy cái gì khác lạ là phải báo cáo, không có được mà âm thầm mà tự đi đó thì không được. Đó, thì như vậy mới được.

(50:46) Cũng như bây giờ mấy con tu pháp Niệm Phật mà người ta cứ bảo mình Niệm Phật nhất tâm “Thất nhựt nhất tâm bất loạn chuyên trì danh hiệu A Di Đà Phật, dữ chư Thánh chúng hiện tại kỳ tiền” thất nhựt nhất tâm 7 ngày mà mới 3 ngày nó nhất tâm rồi, bỗng dưng nó hiện ra cái gì thì mấy con không biết được. Cứ như vậy mà mình Niệm Phật 7 ngày mà nó có cái trạng thái đó như vậy thì sao. Phải hỏi!

Cho nên ở trong kinh thì nó nói như vậy, mà khi tu nó không vậy đâu. Mình ngồi đây thì có vọng tưởng thì không có gì hết, mà hết coi chừng có chuyện khác à, nó không phải yên lặng đâu. Cho nên cái người mà tu không biết, thì tưởng là hết vọng tưởng nó cứ luôn luôn nó vậy, nó không phải như vậy đâu. Nó ko phải vậy, nó khác. Nó có những cái điều kiện khác ở trong cái tâm của mình.

Mà khi tu thì phải thưa hỏi, Thầy nói phải thưa hỏi. Cho nên đức Phật bảo dạy mình phải thân cận thiện hữu tri thức. Cái người tu chứng người ta gọi thiện hữu tri thức. Mình thân cận với người đó hỏi, rồi người đó dạy. Dạy rồi, có cái điều kiện gì phải thưa hỏi, phải thân cận, phải gần gũi người ta. Đừng có xa, mà xa là tu coi chừng sai đường. Các con hiểu chưa? Chứ không phải là tu đại được đâu, Thầy nói đừng, muốn tu thì phải hỏi!

(51:47) Còn mấy con xả tâm mà không xả được: “Cái tâm bữa nay sao mà tui xả không được?” Hỏi để biết cách để xả thì cũng phải hỏi thôi: “Cớ sao mà sân mà tui cũng làm y như Thầy dạy mà sao nó không được. Thầy dạy biểu tui: quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân, thở ra 5 hơi thở, rồi tôi ngồi lại, tôi nghe cũng còn sân. Trời đất! Sao kì vậy? Tôi làm lần thứ hai nữa sao còn sân.”

Thì phải hỏi ngay liền: “Tại sao con tu tập như vậy mà con càng sân, thưa Thầy?” Dò lại coi thử coi nó nhiếp tâm như thế nào? “À! Bây giờ con nhiếp tâm vậy sai rồi, cho nên nó hết ổn, nó còn sân lên là nó sai pháp”. Các con hiểu chưa? Mà nó hết là mấy con đi đúng, các con hiểu chưa? Đó vậy đó.

Có gì không con?

7- CHUẨN BỊ SỨC TỈNH THỨC NHỜ PHÁP THÂN HÀNH NIỆM

(52:24) Phật tử 3: Lúc trước con có gặp Thầy một lần, con có một lần ở nhà, con cũng tập tu tại gia, tu thì cũng thích tu như mấy anh em đây vậy. Rồi Thầy cũng chỉ dẫn cách tu, thì về tu thở ra hít vô mạnh mạnh cho nó mau vậy, cái bị tức ngực, nhức đầu quá trời, sinh ra đủ thứ bệnh. Con nói với Thầy, Thầy bảo từ từ, con làm lại đi, từ từ làm chậm đừng có làm nhanh, tập như vậy không được, ức chế tâm.

Thì con trở về con làm y như vậy thì nó khỏe, bình phục, nó không có bệnh gì nữa hết ạ.

Trưởng lão: Đó mấy con thấy chưa, hỏi như vậy mới đúng!

Phật tử 3: Không ngờ là con dâu nó quạu quá,

[Phật tử bị con cái nghi oan lấy tiền đưa cho người khác, tức nghẹn muốn khóc. Phật tử nghĩ mình phải vui vẻ lên, không buồn không giận, coi như không có gì xảy ra hết, thì được bình phục trở lại]

Trưởng lão: Cái ý chí dũng mãnh con mới vượt qua cái nghiệp.

Phật tử 3: Con vượt qua luôn, không có khóc nữa.

(54:24) Trưởng lão: Chính người ta nói oan là ngày xưa mình cũng nói oan ai đó, con nghĩ vậy đó, nhân quả mà! Bây giờ người ta nói oan ức mình, tức là trong gia đình của mình chứ không ai. Đó! Thì do đó cái nỗi oan, mình không làm cái điều đó, mình không lấy của nó, mà nó nói mình lấy của nó đem cho. Cho nên nó tức tối lắm.

Người bình thường ai cũng vậy chứ mấy con. Mình không có làm chuyện đó mà nói mình phải tức chứ. Nhưng mà khi mình biết đây là nhân quả rồi, do đó mà con dùng cái nghị lực con vượt qua những cái nghiệp đó, con mới vượt qua, con mới an ổn được. Nhưng mà mỗi lần nhắc con cũng thấy nó xót xa lắm chứ. Mình có làm đâu, cái đó là cái oan ức người ta chịu đựng dữ lắm đó con. Chứ còn lơ mơ là có thể mà chết được chứ không phải giỡn đâu. Thầy hiểu lắm, Thầy biết!

(55:12) Cho nên vì vậy mà chuẩn bị những cái phương pháp tu tập ghê gớm lắm. Cho nên trong khi đó mấy con phải tập ngồi quán từ bỏ tâm sân nè, quán đoạn diệt tâm sân này, thì nó mới bỏ. Quán từ bỏ những cái điều đó, là cái tâm của mình nó oan ức, nó tức tối dữ lắm chứ mấy con, chứ không phải dễ đâu.

Cho nên mình chuẩn bị với sức tỉnh thức và đồng thời nếu mà mấy con mà thấy nó không có đủ sức tỉnh thức để nó nhẫn được đó, nó cứ đau khổ trong tâm mình, mấy con ôm pháp Thân Hành Niệm, mấy con cán nát hết. Mấy con tập cái pháp Thân Hành Niệm, có cái gì nó cán nát hết, tất cả những cái ác pháp đó nó đều bị cán hết. Cái pháp Thân Hành Niệm nó kiên cố như cỗ xe, nó như căn cứ địa mà. Cho nên vì vậy mà ôm pháp Thân Hành Niệm, mấy con tập từ cái hành động đi, cho đến hành động đưa tay, đưa chân ngồi xuống rồi hít thở, nó kết hợp tất cả những cái thân hành trong thân đó thành một cái cỗ xe.

(56:07) Mấy con không biết (là đã) biết cái pháp Thân Hành Niệm chưa? Pháp Thân Hành Niệm hay lắm mấy con. Nó cán nát tất cả những cái tâm phiền não, đau khổ, tất cả những oan ức gì người ta đổ trên đầu mình đều là nó cán nát hết. Tập cái pháp đó con, nó diệt hết mấy con. Nhưng mà có thời gian mấy con tập nó, mà phải tập nó đều đều cái hành động này.

Thí dụ như một cái bước đi của mình thì nó có nhiều cái hành động. Mình dở chân lên, mình đưa tới thì mình thấy nó bước có một bước thôi nó có hành động bước thôi. Sự thật ra mình dở chân lên thì có dở rồi, dở cái gót lên rồi. Dở bàn chân lên, đưa chân tới, hạ chân xuống, hạ gót xuống, chân này dở lên, thì dở lên đưa tới, hạ xuống, hạ gót xuống. Con thấy không? Nó nhịp nhàng. Đi nó nhịp nhàng từ hành động tới lui, tới tới, bước tới bước tới, cái đó là pháp Thân Hành Niệm.

Mà sau khi mà mình đứng lại để ngồi xuống, thì thay vì cái chân này đưa tới thì nó lại kéo lui lại bằng cái chân này nó hạ xuống, nó hạ gót xuống hai chân bằng. Thì bắt đầu nó mới đưa cánh tay trái nó ra, đưa tay mặt nó ra, rồi hai chân nó co, nó ngồi xuống. Nó phải có những hành động, nó kết hợp hai cái cánh tay.

Rồi co ngồi xuống rồi, nó mới đưa cái tay, nó chống ra sau lưng. Tay này chống ra sau lưng nó mới hạ cái mông xuống. Hạ mông xuống rồi thì nó mới duỗi chân mặt nó ra, rồi chân trái nó ra. Chân mặt co lại, chân trái nó gác lên chân mặt (chân phải) tức là ngồi bán già. Rồi cái tay để sau lưng này nó đưa lên tay mặt trước nó để trước rồi tay trái để lên trước, rồi để lên ở trong lòng nó rồi.

Rồi bắt đầu sửa lưng thẳng, rồi cái bắt đầu nó hít thở 5 hơi thở. Thì nó sẽ thả cái tay trái nó ra, nó chống sau lưng. Nó xả tay mặt ra chống sau lưng. Thì cái chân trái nó gác lên trên, thì nó lại bung ra, nó thẳng ra. Rồi chân mặt duỗi ra thẳng, co lại.

Rồi chân mặt co lại, chân trái co lại thì 2 cái tay của nó thì nó chống ở sau lưng, nó ngồi xổm dậy. Nó ngồi chồm hổm lên. Ngồi chồm hổm lên rồi thì nó đưa cái tay nó hoặc để trên đầu gối, tay này nó cũng để trên đầu gối. Nó mới chống gối nó đứng dậy, hoặc là nó có sức khỏe như còn thanh niên thì đưa hai tay ra trước.

Rồi bắt đầu nó đứng dậy. Đứng dậy xong rồi thì nó để cái tay nó buông thõng xuống, để ra sau lưng. Rồi tay này cũng để sau lưng. Hai tay nó để sau lưng, nó chồng lên nhau, rồi bắt đầu nó thực hiện cái bước đi. Dở gót lên, dở chân lên, đưa chân tới, hạ chân xuống, hạ gót xuống. Dở gót lên, dở chân lên, đưa chân tới, hạ chân xuống, hạ gót xuống. Bắt đầu nó đi trở lại, tức là nó kết hợp cả hơi thở, cả tay chân của nó đều hành động gọi là bánh xe Thân Hành Niệm.

(58:41) Mà bánh xe Thân Hành Niệm thì nó đủ cái lực, sức tỉnh thức nó ghê gớm lắm mấy con. Nó cán nát hết, nó không còn khổ nữa mấy con. Phải tập nó mới không khổ nữa, chứ đương không mình không có lấy của ai hết mà nói oan ức tức tối. Cái đó là cái lẽ đương nhiên mấy con, con người nào cũng tức hết. Mình không có làm chuyện đó mà người ta nói như vậy mình phải tức, con khóc là phải. Thầy biết ai cũng vậy hết.

Cho nên coi vậy chứ cuộc đời nó khổ thiệt. Mà người ta không có nghĩ rằng nói một cái lời nói vậy là chạm đến cái danh dự của con người dữ lắm mấy con. Người ta không lấy mà nói người ta lấy đồ để đi cho. Rồi người ta tu hành đâu phải người ta làm Phật sao? Mỗi lần hễ động tới hay hoặc có cái gì đó nói: “Má tu mà má còn khóc à?“Chứ bộ. Trời đất ơi! Tao có làm Phật được bao giờ mà không khóc. Tụi bây nói tức tối quá thì tao phải khóc chứ sao” có phải không? Các con hiểu chưa? Đó là những cái điều dễ xảy ra trong gia đình.

Rồi rồi con, hết giờ con. Thôi! Mấy con chuẩn bị, mấy con về mấy con. Thôi Thầy chào mấy con. Thầy ra con!

Phật tử: Nhân dịp năm mới con cũng kính chúc Thầy sức khỏe, sống lâu trăm tuổi để giáo hóa cứu độ chúng sinh.

Trưởng lão: Thầy cám ơn mấy con, Thầy cám ơn mấy con. Rồi mấy con ra!

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy