CK 108B - VẤN ĐẠO QUÁN THÂN TỨ NIỆM XỨ - LỚP OAI NGHI TẾ HẠNH - TỪ TRƯỜNG THIỆN ÁC VÀ THANH THẢN
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 27/02/2006
Thời lượng: [52:03]
(00:00) Trưởng lão: Thôi được rồi, bây giờ mấy con thấy sự chuẩn bị nó đâu phải ra đó. Thầy sẽ cố gắng sắp xếp, còn cực lắm. Nhưng mà luôn luôn lúc nào nó cũng đang trên đầu sóng, chứ chưa phải là hết sóng đâu nha. Mấy con cứ tưởng đi. Sóng ở trong nội viện.
(Có gì không con? À, Út đi thành phố rồi con. Chắc có lẽ đến chiều Út mới về con, bởi vì Út đưa cái cô đi trị bệnh.)
À, nó là sóng nội viện và sóng ngoại viện, mà sóng ngoại viện đang chuẩn bị những đợt sóng cao lắm mấy con. Cho nên cái lớp Chánh Kiến của Thầy mà dạy mấy con là cái lớp làm rất là động. Người ta nghe được những cái điều nó vừa mới lạ, nó không phải bình thường. Mà họ thấy rằng những đợt sóng của họ sắp tới nó phải dập như thế nào để tan nát cái lớp này đi, chứ còn để cái lớp này thì bất an quá. Thì mấy con chuẩn bị chứ không khéo cuối tháng như là một cơn bão mà chim nó lìa cành, nó lìa rừng, nó không phải dễ. Đâu có gì, nó dập nát chỗ này rồi thì mình không còn chỗ trụ nữa, những cây lớn cổ thụ đây đã bị dập rồi thì nó không còn chỗ bám nữa thì mấy con là những con chim phải bay đi chứ, mấy con có ở đây được sao? Thì mấy con hiểu cái lớp phải tan chứ sao mà họ phải dập.
(01:36) Tu sinh: không nghe rõ
Trưởng lão: Con sẽ bám vào cái rừng núi Đà Lạt để mà tu. Thầy Chơn Thành sẽ bám vào đồng mả mà tu. Thật sự ra thì khi những cái đợt sóng nó dập tan thì mình không còn chỗ bám được thì ai cũng về chỗ nấy. Nhưng mà nắm được pháp mình có thể mình tu, mình tu đến nơi đến chốn. Cho nên Thầy cũng cố gắng cho thời gian nó nhanh, chứ lẽ ra cái lớp Chánh Kiến này dạy đầy đủ một năm. Nghĩa là từ từ làm bài chứ đâu có dồn dập như vậy. Trời ơi, dồn dập như vậy bài vở như vậy Thầy chấm. Trời đất ơi, chết người.
Cứ người nào cũng viết ba bốn tập vở một trăm trang, một xấp xấp như vậy là con đọc mỏi mắt, chết người chứ. Nghĩa là đọc nhanh như gió chứ mà đọc chậm chậm thì không hết. Cái vấn đề mà mấy con thấy vất vả lắm, mà muốn duy trì Phật pháp nó phải chịu vất vả đến mức độ nào. Mà biết thời gian ngắn để cho cái lớp Chánh Tư Duy này mấy con học mà tu được ở trong thất. Ở trong thất mà tu được ba tháng, bốn tháng vì vững tâm lắm. Mấy con quán được thân rồi, sợ mấy con chưa biết quán thôi. Trong kinh Tứ Niệm Xứ trên thân quán thân, mấy con chưa biết quán thân thì nguy hiểm và nếu Thầy không chỉ cách thức thì mấy con không biết quán. Thầy nói thật sự mấy con không biết quán. Mấy con không biết lấy cái gì để quán, lấy cái tiêu chuẩn nào quán cái thân. Ở trên đó mình nhìn cái thân của mình, mình quán quét lên quét xuống một hơi thôi mất tiêu. Quán cái kiểu đó.
Tu sinh 1: Trong kinh Tứ Niệm Xứ nói khác xa với Thầy, cũng nói bốn cái oai nghi rồi quán bốn cái xứ mà đâu có nói rõ như thế này đâu .
Trưởng lão: Mà không có biết rõ được cái ý nghĩa nhiếp phục tham ưu ở trên đó.
Tu sinh 1: Không biết nhiếp phục là nhiếp phục cái gì?
(03:43) Trưởng lão: Nghe nói ưu phiền là cứ nhiếp phục tham ưu thôi. Nhưng mà sự thật ra mình quán thì nó đã tự nhiếp phục được không có cái gì tác động vào nó thì nó không còn ưu phiền, cho nên nhiếp phục được tham ưu. Coi như nó ngăn chặn, mình quán được cái thân là nó ngăn chặn hết ưu phiền, không còn xảy ra, tức là không còn ưu phiền thì làm sao có niệm, làm sao có cảm thọ. Con thấy không? Nó rõ ràng quá vậy mà từ lâu đến giờ không ai chịu hiểu. Họ không chịu hiểu chứ.
Tu sinh: Bạch Thầy, sư cô Pháp Quang ở chùa nào viết cuốn Tứ Niệm Xứ. Cuối cùng đang quán thế này đem quán xác thối với ăn. Tự nhiên ngồi mình quán như thế, đến đây đâu cần như thế nữa rồi.
(04:21) Trưởng lão: Đâu cần, quán như vậy là coi như mình tu cái lớp Chánh Kiến rồi. Mình quán Bất Tịnh, quán này kia, Định Vô Lậu của người ta ta quán cái đó để tâm nó vô lậu chứ, chứ không đem Tứ Niệm Xứ để khắc phục tham ưu khắc phục sao mà kỳ. Quán như vậy nó có ưu phiền gì đâu.
Tu sinh: Sư cô Pháp Quang viết cuốn sách kia lưu hành bao nhiêu năm nay, con thấy ở trên Đà Lạt ông nào cũng đặt sách gối đầu giường là mấy cuốn đó cả.
Trưởng lão: Cái cuốn đó hết chỗ biết tu. Công sức mà Thầy dạy mà mấy con tu chứng thì cuốn sách đó nó sẽ là cuốn sách đem mà đốt. Thầy nói đốt chứ không có ai xài được nữa. Vì cô dạy tới bây giờ mà coi như là từ cái ngày viết đến giờ là bao nhiêu năm tháng có người nào chứng chưa? Còn Thầy dạy mấy con sẽ thấy nè. Ba tháng 7 tháng ở trong này mà người nào mà quán được suốt cái thời gian 12 tiếng đồng hồ là chứng đó Tứ Niệm Xứ đâu phải là pháp nói chơi, nó là cái hòn đảo của Phật mà. Đức Phật di chúc rõ ràng mà. Tứ Niệm Xứ là hòn đảo. Đâu có phải chuyện thường.
(05:26) Tu sinh: (không nghe rõ) … đứng ở cái lớp Chánh Tư Duy này rồi thì đâu cần phải học lớp Chánh Ngữ bởi vì họ họ có tri kiến có sự hiểu biết của họ rồi.
Trưởng lão: Họ hiểu biết nhưng mà vì cái tập khí thói quen cho nên vì vậy nó vẫn là dạy đến lớp Chánh Ngữ con. Muốn nói lời nói họ hiểu biết rồi nhưng mà người ta dạy mình phải nói như vậy như vậy vậy, cách thức để mà ra rèn luyện cái hành động của mình, rồi Chánh Nghiệp nữa con. Con quen cái nghiệp của con rồi, cái tướng đi của con nó ào ào vậy đó. Tới chừng người ta dạy đi chậm lại thì con mới thắng lại. Mặc dù là hồi tu con chứng rồi nhưng mà cái tạp khí và cái hành động nó còn cái thói quen, cho nên đến cái lớp này người ta uốn nắn lại hết. Cho nên nó hết.
Tại sao đức Phật không dạy mình Chánh Ngữ trước mà Chánh Tư Duy trước.
Bởi vì con thấy. Lẽ ra thì mình thường thường là cái hành động của mình là cái quả, mà cái khẩu nghiệp mình là cái quả. Mà cái ý Chánh Tư Duy là cái ý, Chánh Kiến là cái thấy biết, là cái hiểu biết, con hiểu không? rồi đến cái Chánh Tư Duy, cho nên vì vậy mà con thấy Chánh Tư Duy này nó sau cái Chánh Kiến, rồi bắt đầu Chánh Ngữ.
Bởi vì có cái tư duy này cái Chánh Ngữ mới có, mà bây giờ nếu không dạy cái lớp Chánh Ngữ thì sao mình có sự uốn nắn. Còn mình hiểu thường, giờ tu Chánh Tư Duy rồi thì ngôn ngữ tui có nhưng mà sự thật ra mình còn tạp khí. Tôi hồi đó đến giờ tôi hay nói đại quá, thấy không? bây giờ tu Chánh Tư Duy tôi ở trong cái bất động của tui rồi, tui chứng đạt được cái chân lý rồi. Nhưng mà tập khí và thói quen tui hồi nào đến giờ hay nói bậy, mà giờ không có dạy tôi biết nói sao là ái ngữ hay chánh ngữ.
Cho nên mình dạy Chánh Ngữ để nói cái lời nói như thế này là Chánh Ngữ, lời nói như thế này là không Chánh Ngữ. Mình phải học mình mới hiểu chứ con. Rồi mình học rồi, rồi áp dụng vô nói không nói được bậy, mà lúc bây giờ mình được cái tâm của mình nó bất động thì mình sẽ định tĩnh. Mình định tĩnh thì mình không nói bậy rồi, không nói bậy. Còn con không học các Chánh Ngữ thì con không biết cái nào là chánh ngữ cái nào là tà ngữ thành ra nói bậy đó.
Cái ngôn ngữ, thành ra từ đó mình học cái Chánh Ngữ rồi cái Chánh Nghiệp Chánh Nghiệp là cái hành động của thân. Học cái Chánh Nghiệp tức là học oai nghi tế hạnh. Học oai nghi tế hạnh rồi đó bắt đầu mình mới học tới lớp Chánh Mạng, từ cái chỗ đó lần lượt những cái lớp này nó sẽ dạy cho mình oai nghi tế hạnh cách thức Chánh Mạng của mình sống nó không bị tà mạng.
(08:11) Tu sinh 2: Thưa Thầy, con không hiểu cái chỗ như thế này …. thời Đức Phật tại thế các vị trạng thái đạt được Tứ Niệm Xứ rồi đó. Thì có vị thì soi gương, có vị thì ngồi nhơi nhơi, có vị thì thường thích trèo lên cây ngồi. Như vậy thì đấy là cái tập nghiệp. Tiền kiếp của vị trèo lên cây là khỉ, vị soi gương trước là làm gái điếm, cái vị mà hay nhơi nhơi hay ngo ngoe cái miệng thì trước đây là trâu hay bò gì đó. Con nghĩ những cái đó bịa mà bây giờ Thầy nói như vậy thì có phải là trạng thái đó chưa có học oai nghi tế hạnh không Thầy?
Trường lão: Chưa con chưa.
Tu sinh 2: Cái đoạn Kinh đó là đúng phải không Thầy?
Trưởng lão: Đúng chứ không có sai đâu.
Tu sinh 2: Dạ, tức là tập nghiệp vẫn còn. Như vậy là trạng thái đó mới có đạt được cái chân lý chứ chưa phải chứng quả A la hán, còn tập nghiệp hả Thầy?
Trưởng lão: chừng khi nào người ta dạy cho mình tới cái lớp Chánh Định mới đầy đủ chứ mấy con. Còn cái này người ta mới bất động tâm.
Tu sinh 2: Như vậy đoạn kinh đó nói sai Thầy, nói là cái thời đức Phật tại thế có những vị A la hán vẫn còn tập nghiệp, vị thì có tật leo cây, vị thì này kia…
(09:34) Trưởng lão: Trời đất ơi, người ta mới có tu đến Chánh Tư Duy thôi à. Người ta mới bất động tâm đây thôi. Mà mấy ông, người ta chưa Chánh Ngữ, người ta chưa Chánh Nghiệp mà mấy ông nói cái chuyện chứng quả A La Hán ở chỗ này sao. Mà bây giờ mấy con thấy nó chứng được, rõ ràng cái người này bỏ cái nghiệp thân này đi thì cái khẩu nghiệp còn không, cái thân nghiệp còn không, bỏ rồi thì người ta vẫn ở Niết Bàn chứ đâu phải không mấy con. Cái người tu lớp Chánh Tư Duy này người ta bất động rồi, người ta ở Niết Bàn rồi đó nhưng mà cái nghiệp thân, cái nhân quả nghiệp thân người ta còn chưa có hết, cho nên vì vậy người ta phải trải qua thời gian dài, còn mấy lớp nữa người ta mới hết nghiệp thân chứ. Thầy dạy mấy con từng lớp đàng hoàng cho đến khi mấy con chứng quả A La Hán. Trời đất ơi, ông này còn nói còn nhai thì thôi rồi. Ông này còn cười giỡn.
Tu sinh 1: Hai cái lớp đầu có vẻ khó hơn, căn bản còn những lớp sau họ bất động tâm rồi thì họ tập nhanh hơn.
Trưởng lão: Con cứ thấy đi đức Phật nói lớp Chánh Định, đức Phật nói không có khó khăn không có mệt nhọc. Những cái lớp Chánh Kiến nó khó nó đòi hỏi mấy con làm việc ghê gớm lắm, tới cái lớp Chánh Tư Duy nó đòi hỏi mấy con tập quán cái thân mình ghê lắm, trật nó làm sao đi vô được. Cho nên khi mà nó đúng rồi bắt đầu mấy con thấy nó bất động. Nó nhiếp phục tham ưu hết rồi, nó hết cái khổ của mấy con rồi nhưng mà cái tạp khí cái thói quen của mấy con vẫn còn chứ. Cho nên ở chỗ này nói chứng quả A La Hán thì chưa đâu. Chưa đâu, nói quả A La Hán là vô lậu, người ta phải có Tam Minh lận thì nó phải qua Chánh Định rồi mới có Tam Minh chứ. Anh chưa Chánh Định mà làm sao có Tam Minh ở chỗ này được, ngang ở chỗ này. Chỗ này chỉ chứng Niết Bàn.
Tu sinh 2: Chứng Niết Bàn. Đoạn kinh phải sửa lại như vậy mới hợp lý.
Trưởng lão: Bỏ cái thân này là ta chứng Niết Bàn. Giờ ta còn mang thân này còn phải sửa cái thân này ghê gớm lắm chứ.
Tu sinh 1: không nghe rõ
(11:26) Trưởng lão: Cho nên bây giờ Thầy đưa mấy con vào lớp theo thứ tự của Bát Chánh Đạo hẳn hòi đàng hoàng. Cho đến mấy con chứng quả A La Hán là mấy con có Tam Minh, Tam Minh thì mấy con nhập Tứ Thánh Định rồi. Thì nó Chánh Định rồi, có phải không, mấy con? Tới đó thì mấy con đừng nói A la hán người ta còn xuất tinh. Mấy con nói đại không. Cái đó nói trật không có trúng. Thầy nói thật sự cái lớp, nội cái lớp Chánh Tư Duy này xong mấy con không xuất tinh. Chứ đừng có nói. Nó không còn bất tịnh đâu, nội cái lớp nó nhiếp phục tham ưu nó không còn ác pháp, cái thân mấy con thanh tịnh, từ đó người ta mới tu tập để tập khí thói quen người ta phá hết. Sau đó người ta chứng đạo. Người ta chứng quả A La Hán. Thành ra cái oai nghi tế hạnh của người chứng quả A La Hán người ta đàng hoàng. Người ta được học qua các trường lớp này hết.
(12:20)Tu sinh 1: Thưa Thầy, …
(12:22) Trưởng lão: Không có học đâu con. Cho nên bây giờ mà Thầy biết được là do cái trí Tam Minh của Thầy thấy nhưng mà có ai dạy cho Thầy đâu. Cho nên nhiều khi Thầy còn tạp khí chứ đâu phải không con. Cho nên người ta nói đúng Thầy có được đào luyện đâu. Còn bây giờ Thầy đào luyện cho mấy con, Thầy biết được nhờ cái trí này Thầy đào luyện cho mấy con, nhắc nhở mấy con.
Đến cái đi đứng nằm ngồi Thầy cũng phải sử dụng bởi cái đầu óc của Thầy là cái giáo trình trên đó rồi. Nó biết. Nhưng mà cái tạp khí Thầy có ai sửa không? Có ông Phật nào xuống sửa Thầy không? Cho nên nó vẫn còn cái tạp khí chứ đâu phải không. Cho nên Thầy nói Thầy cũng biết mình còn tạp khí. Cho nên vì vậy mỗi lần Thầy cũng sửa Thầy chứ đâu phải không biết. Bởi vì qua cái trí Thầy hiểu Thầy cố gắng khắc phục. Nhưng mà đâu phải sửa cả lớp người ta mà, một lớp học. Cho nên mấy con thấy vẫn tu xong như Thầy rồi, làm chủ rồi mà còn mang thân này mà nếu hướng dẫn thì oai nghi tế hạnh mình phải đầy đủ thì mình phải học chớ.
Cho nên Thầy viết, Thầy viết oai nghi tế hạnh Thầy là người học trước mấy con, phải không mấy con? Bây giờ Thầy chưa viết ra, chưa nói ra thì tức là nó chưa có chứ gì. Thầy nói ra rồi thì Thầy phải thực hiện chứ, mà Thầy nói Thầy đã học trước con rồi Thầy dạy mấy con sau. Mấy con chỉ là học trò kế Thầy thôi, mà Thầy không viết thành sách này thì nói oai nghi tế hạnh mấy con không biết sao hết, chỉ nói vậy thôi chứ đâu biết. Nhưng mà Thầy dùng cái trí của Thầy, Thầy mới biết được oai nghi tế hạnh nó như vậy vậy vậy.
Thời đức Phật vậy đi đứng nằm ngồi vậy vậy, Thầy viết ra. Thì Thầy viết ra là người học trước có phải không? Bây giờ mấy con viết ra bài nào là mấy con là người học trước bài đó có phải đúng không? Rồi Thầy mượn Thầy đọc, Thầy là người đọc sau rồi ông kia mượn nữa học sau nữa, có đúng không? Nó huân nó tích luỹ những cái hiểu biết của Phật pháp, của oai nghi tế hạnh cho nên Thầy nói bây giờ mấy con vô lớp mấy con tu thì Thầy viết cái bộ sách tức là Thầy sẽ tiếp tục cái chương trình giáo dục của những lớp khác. Mà chính nó là Thầy đã học bài đó của Thầy, các con hiểu chưa? Ghê lắm chứ đâu phải.
(14:34)Bởi vì cả một đời mà Thầy đã làm xong những cái giáo trình này rồi mấy con đã được vậy, mấy con dạy học trò mấy con nhẹ nhàng lắm mấy con. Thầy mới là con người khổ nhất. Còn đức Phật đưa ra được cái giáo trình đó rồi cái chương trình giáo dục đào tạo tới đó nó hết, nó không có cái chương trình. Tại vì Lúc bấy giờ chữ viết giấy nó không có phương tiện như chúng ta. Nó không thành lập được cái giáo trình cụ thể, chúng ta chỉ nhẩm trên đầu chúng ta bằng cách này cách khác, cho nên nhiều khi có cái nhớ cái quên.
Rồi sau này mới kết tập nó lộn xộn bởi vì có người tu chứng đâu mà kết tập nó đúng con. Nó lộn xộn. Trời ơi, Kinh Trường A Hàm, Kinh Trường Bộ thì những bài kinh nào dài dài góp nhau lại, còn Trung Bộ thì vừa vừa. Con thấy học góp theo cái kiểu đó, họ kết tập trời đất ơi không biết cái bài kinh nó ở lớp nào cũng chẳng biết nữa.
(15:26)Các con đọc đi các con biết bài kinh đức Phật nói Kinh Pháp môn Căn Bản ở lớp nào, chẳng ai biết hết, có phải không? Kinh Khu Rừng Sừng Bò ở đâu biết không? Kinh Diệt Lậu Hoặc ở chỗ nào các con đâu có biết ở lớp nào đâu. Nó chung chung không à? Kết tập cái kiểu này tôi không biết dạy học trò sao đây, không biết lớp abc, lớp 1 lớp 2 học cái gì đây. Các con có thấy tạng kinh của Phật mấy con sẽ thấy học đến lớp nào. Không biết ông Phật ông dạy bài nào trước cái bài nào sau, cái người mới vô học cái gì. Mình đọc vô mình không biết ông này dạy cái kiểu nào đây mà vô đây ông biểu diệt lậu hoặc hoặc là pháp môn căn bản. Pháp môn căn bản là dạy cái gì đây? Đó mấy con thấy, cho nên nó không có nằm trong giáo trình của nó từ thấp đến cao thành ra khó quá.
Còn bây giờ Thầy thành lập cái giáo trình của nó từ thấp đến cao. Rồi mấy con mới thấy cái bài nào trong cái lớp Chánh Kiến, bài nào ở trong cái lớp Chánh Tư Duy. Mấy con bây giờ mới lần lượt mấy con thấy cái giáo trình nó lòi lòi bài kinh của Phật. Sau khi mà Thầy dạy hết mấy cái lớp này rồi, con thấy rõ ràng đọc cái bài kinh này nó ở đây lớp này mình đã học nó lần lượt. Vất vả quá mấy con, nếu mà sóng gió dập dờ thì cái lớp kể như cụt mất, nền đạo đức của Phật sẽ mất. Không làm lại nữa được.
(17:01) Tu sinh: Như cái trường hợp con ngồi thì đầu tiên có cái trạng thái tê chân thì bắt đầu con đổi tư thế con đứng dậy. Nhưng mà con đứng dậy rồi trước khi đứng con tác ý: Cảm giác toàn thân tôi biết tôi đứng dậy. Còn bước đi con tác ý : Cảm giác toàn thân tôi biết tôi đi, như vậy có đúng không Thầy ?
Trưởng lão: Đúng, tức là mình phải nhắc trước mình rồi để mình quan sát cái hành động bước đi hoặc là cái hành động sắp sửa đứng, do mình tác ý rồi bắt đầu mình đứng dậy theo cái hành động đó mình cảm nhận cái thân của mình. Tác ý trước để nhắc mình trước, dắt tâm vào đạo mà con.
Tu sinh: Cho con hỏi trường hợp khác ví dụ như trong trường hợp …(không nghe rõ) …
(18:28)Trưởng lão: Được chứ, mình tỉnh thức ở trên thân hành của mình, trên cái hành động làm của mình. Đó là Chánh Niệm Tĩnh Giác trên cái thân hành, đó là được rồi. Đó là giai đoạn đầu rồi. Con phải tập tỉnh thức. Cho nên con thấy cuốn Tỳ Ni Nhật Dụng mình làm cái gì đều phải nhắc mình. Mình làm hết đó con, nó nhắc cái hành động của mình phải tỉnh thức ở trên cái hành động. Đó là sơ khởi của người mới tu rồi. Còn bây giờ không, con làm vậy chứ con tác ý là phải cảm. Khi con tu Tứ Niệm Xứ Hành động của con con nương vào đó con cảm nhận thân con. Cảm nhận thân con. Khi con cảm nhận thân không phải là con chú ý đến cái giặt đồ này không mà nghe cảm nhận cái thân con con chà vậy nó rung động cái thân con. "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi đang giặt đồ".
Tu sinh: không nghe rõ
(19:16) Trưởng lão: Không, bây giờ thôi lo tập cái hơi thở đi, khoan đã nói chuyện dai quá. Vô đến cái chuyện đó nó khó lắm, cũng như bây giờ ăn để cảm giác được cái thân mình nó cũng khó lắm. Khoan đã, lo tập cái này đừng có nói đến cái xa rồi nó lộn xộn rồi bắt đầu rối đầu hết, tu không có được đâu, hiểu chưa ?
Tu sinh: không nghe rõ
Trưởng lão: Xả ra, coi như bình thường. Đừng có gom tập trung nhiều quá rồi nó rối loạn, nó cũng không có làm gì được, nó cũng không chất lượng nữa đâu. Từ từ mình tập cái này cho nó quan sát cho được rồi, từ cái quan sát được cái này nó cụ thể rồi nó không còn bị trong cái hơi thở, tức là mình quán được cái thân của mình rồi. Thì bắt đầu mình mới thay đổi, từ cái hơi thở mình thay đổi qua cái thân hành. Mấy con thấy Thầy dạy cái hơi thở để cho nó có sự động dụng của cơ thể rồi sau đó động dụng của cái bước đi.
Chừng nào Thầy dạy từng bước từng bước rồi tới đó tất cả các hành động từ ăn uống giặt giũ hoặc quét sân, dạy hết để mà cảm giác toàn thân nó mới trọn vẹn được cái bài pháp của Tứ Niệm Xứ. Trên thân quán thân mà. Trong cái hành động của thân thì mình sẽ quán cho nên khi mình quán toàn diện rồi đó bắt đầu bây giờ mới gọi thực sự là tu Tứ Niệm Xứ. Cách thức mình quán được rồi tức là mình sẽ đủ sức của mình khắc phục tham ưu trong mọi hành động của mình gọi là tu bốn oai nghi. Bây giờ cái oai nghi đầu tiên ngồi thôi mà nó chưa xong đây mà hỏi cứ lung tung hết con, trời đất ơi con hỏi nhiều quá chắc tu không xuể đâu. Con hiểu chưa? Đừng có hỏi xa, ở đây lo tu cái đã. Được chưa, bây giờ lo tu đi. Rồi hén.
(21:00) Trưởng lão: Thôi bây giờ mấy con còn hỏi Thầy mấy bức thư này để trả lời coi. Cái phần nào hỏi Thầy nữa đây. Cái gì đây. Hết rồi, có cái bức thơ này thôi.
Minh Liên con, Minh Liên đây hả con? À để rồi Thầy con cố gắng nếu mà điều kiện con bây giờ mới đến con nó còn yếu lắm, để rồi Thầy sẽ hướng dẫn cho con cách thức con tu, tu cho nó dễ con, thích Tứ Niệm Xứ phải không ?
Tu sinh Minh Liên: không nghe rõ
Trưởng lão: Đúng rồi, nó không giống Thầy dạy đâu, để rồi Thầy sẽ dạy lại cách thức .
Tu sinh Minh Liên: không nghe rõ
(22:42)Trưởng lão: Được rồi con, được rồi. Thầy rất hoan hỷ nhận cái sự đóng góp của con nhưng mà trong khi đó mà con thấy cái sức của mình mà tu Tứ Niệm Xứ được là mình phải nhiếp phục được tham ưu, mình phải tập cho kĩ đó nha. Quán thân trên thân, chứ còn nếu mà không thì mình không biết quán là mình không nhiếp phục được tham ưu.
Tu sinh Minh Liên: không nghe rõ
Trưởng lão: Thôi có cái duyên ráng tập, ráng tập cho nó đúng cách. À để rồi con cất đi, con sẽ gửi cho cô Út đó con. Được rồi con, yên tâm đi. Được rồi, ráng lo mà tu tập, Thầy sẽ hướng dẫn cho.
Tu sinh Minh Liên: không nghe rõ.
(24:33) Trưởng lão: À thực sự ra chính cái bản thân của mình, có một cái người nói như thế này: con thì dở lắm mà con đọc cái Hành Thập Thiện và Tứ Vô Lượng Tâm hay quá. Con chịu khó con chép từ đầu đến cuối thì con cũng thấm nhuần được rồi, thì con cũng đã thấy được cái hiểu biết đó rồi. Cho nên nó hơn con ngồi con suy tư, mà con lớn tuổi con suy tư cũng khó quá cho nên sẵn cái này con chép lại con cũng đã học trong đó rồi. Sẵn Thầy đã viết rồi mà Thầy viết nó đâu còn sai nữa cho nên con cứ viết. Con viết là con học thêm một lần nữa, mà nếu con viết một lần nữa là con lại học lần nữa cho nên vì vậy nó thấm nhuần con.
Cho nên hầu hết mình ở trong lớp mình bị phạm lỗi gì đó thầy giáo bắt mình chép bài, chép nhiều bài. Nhất là mình không thuộc cái bài đó ông bắt mình chép cả trăm bài, bắt mình chép riết thuộc làu, phải không? Ở đây thì thực sự ra thì con đọc bài của người ta thì cũng được rồi nhưng khi đọc rồi đó dựa vào cái ý đó nhiều khi mình triển khai cái tri kiến của mình ra, hay lắm con. Chuyện làm này nó triển khai cái tri kiến hiểu biết của mình càng tốt chứ sao. Chứ đâu có nghĩ thôi để rồi mình vô mình tu, tu càng căn bản chừng nào nó lại thời gian nó càng ngắn lại chừng nấy. Còn thiếu căn bản nó sẽ đứng lại nó rớt, bởi vì mình thiếu căn bản mình lên học lớp này thì bắt đầu nó rớt, nó không lên được nữa bởi vì trình độ mình thiếu căn bản cho nên lên nữa mình lên không nổi rồi bắt đầu nó đứng lại. Thầy nói cái lớp Chánh Tư Duy này nó sẽ rớt ra, nó rớt ra nhiều lắm, nó không có đơn giản .
Tu sinh: Không nghe rõ
Trưởng lão: Con làm cái bài xong hết chắc ăn bảo đảm để mà leo thang.
Tu sinh:Không nghe rõ
(26:30) Trưởng lão: Bây giờ một cuốn tập thôi bởi vì cái lớp này là lớp Chánh Tư Duy rồi. Lên lớp tu Chánh Tư Duy một tập để viết. Viết hết tập đó rồi xin nữa, chứ viết hai tập là phạm giới, mà hai cây viết cũng phạm giới. Hết tới đâu tới đó xin đó à, tức là mình ko có để hai được các con giới luật của Phật mà. Nếu mà con giữ hai cây bút là không được nó phạm giới đó. Ở đây mấy con thấy hết không? Không có hết đâu, mấy con cứ hết thì mấy con xin là có. Yên tâm đi, bây giờ xin một tập với một cây bút, có phải vậy không?
Tu sinh: Không nghe rõ đoạn (27:03 - 27:10)
Trưởng lão: À thì tiết kiệm viết đi, có gì đâu. À, chừng nào hết thì xin. Giờ có một cây bút phải không?
Tu sinh: không nghe rõ đoạn (27:17 - 27:25)
Trưởng lão: À thôi, lấy cây viết mực lớn còn cây viết mực nhỏ bỏ đi, để không con mắt Thầy nó đui luôn. Thôi rồi, như vậy là đủ rồi. Thôi dừng, bây giờ viết chừng nào hết thì hỏi. Như vậy là rõ ràng mình tập cái hạnh để giới luật nghiêm chỉnh. Đừng có thấy những giới luật mà mình nhỏ nhặt rồi mình vi phạm nó sẽ thành quen .
Tu sinh: Không nghe rõ
Trưởng lão: Con khỏi cần gửi, con bỏ hộc giường con đi cho nó ở đâu nó yên đi. Thằng ăn trộm nào nó vô nó lấy cho nó luôn, khỏi cần chứ đừng có để thoải mái nghe lén là không được, nó phạm giới đó. Ở đây là không còn ca hát, không còn nghe ca hát nữa nha. Mà cái băng mà nghe Thầy thuyết giảng mà nghe riết thành nghe Thầy ca hát, không có được đâu. Bây giờ Thầy nói rồi hiểu rồi thì ráng lo tu thôi, đừng có nghe ca hát hoài. Thầy không có làm đào kép mà hát cho mà nghe đâu, nói để mà tu chứ không có nói mà nghe ca hát. Buồn buồn lấy băng Thầy nghe cũng thoải mái chứ sự thật mấy con cô đơn đó mấy con mới lấy băng nghe chứ không có gì đâu. Pháp cô đơn, tu không nổi, chịu đựng không nổi rồi mới lấy ra nghe cho nó thoải mái chút.
Tu sinh:Không nghe rõ
Trưởng lão: Cứ để một chỗ có sao đâu. Có ai cần thì mình cho, còn không mình tiếc không dám cho thì để. Có gì đâu mà sợ. Cứ để đó, chứ đem vô cô Út cô la bây giờ. Mấy con không nghe hả? Cô nói cô là sáu y ba bát, đâu phải nhất bát tam y đâu. Cô là lục bát lục y ba tam bát. Cứ làm gì mà cứ gửi lộn xộn hết trơn hết trọi, lấy kinh cho Phật tử mà không lấy được nữa mà cứ đem vô đây để, không biết đâu mà lục. Mình phải hiểu chứ phải không? Thật sự ra mình bây giờ dồn lại đi tôi không muốn xài bút này nữa Phật chứng minh giùm tôi. Tôi bỏ hết rồi, tôi dồn vào góc này chứ tôi không có để dành đâu. Còn gửi cô Út phiền công chuyện cô quá, cô nói cô ba bát sáu y chứ cô không có Tam Minh, không phải nhất bát tam y đâu. Cho nên vì vậy, thôi bây giờ cứ dồn vô cái góc giường của mình để trong đó đi. Bây giờ con xin con giữ ba y một bát thôi, còn tất cả những cái này con không xài nữa.
(30:10) Tu sinh: Con thưa Thầy, quán thân trên thân của Tứ Niệm Xứ nó cũng giống giống như bên Thiền Tông. Hồi trước đây con có học một vị thầy dạy về pháp quán của Tam Thiền như con mèo vờn chuột, tức là mình trụ trên cái thân các niệm khác nó không có lén vô được Thầy, như con mèo ngồi nhìn chuột nó không thể nào ló ra hang được, thì cái bên kia Thiền tông thì người ta dạy ná ná cũng như vậy Thầy, tức là ngồi nhìn các cái niệm khác không có.
(30:50) Trưởng lão: Cái đó cái lớp tập trung cao, còn ở đây không. Nó dạy mình quán. Quán chứ không phải ngồi đó chăm chăm nhìn như nhìn con chuột. Nhìn cái hang chuột mà gom gom nhìn, không dám nháy mắt sợ con chuột nó chạy mất tiêu. Còn ở đây ông nhìn hở chuột ló đầu ra chụp tới lấy liền. Đó là cái nhìn tập trung cao độ cho nên nó lấy độc trị độc.
Còn ở đây mình không có con. Bởi vì nó lấy nghi tình nó trị độc tức là nó ức chế toàn bộ cái tâm của nó không niệm. Còn không ở đây mình quán, mình quán nhẹ nhàng lắm cho nên nó nương vào nó thấy toàn thân nó. Rồi từ đó nó định tĩnh trên đó con, nó không bị tập trung ức chế. Từ khi nó quen rồi nó quán nó quen rồi tự nó định ở trên đó.
Bởi vì từ cái chỗ quán đó nó trở thành định tĩnh, nó khác con, nó không có tập trung mà nó định tĩnh. Tự nó định, tại vì mình quán mình luôn luôn mình quán nó nhẹ nhàng lắm. Cảm nhận cái thân thấy nó, bắt đầu thầy dạy mấy con thấy nó theo hơi thở phình lên xẹp xuống con hiểu không? Nó nhẹ nhàng lắm, nó không có trụ chỗ nào, nó không tập trung chăm chăm, thành ra nó nhẹ nhàng. Do đó một thời gian sau con thấy thuần quen rồi thì nó lại khác, chứ không phải ở cái chỗ đó đâu.
Tức là cái tâm nó lần lượt nó quen nó định tĩnh trên cái thân nó được rồi, nó quán rồi nó định tĩnh. Nó định tĩnh rồi nó nhu nhuyễn mấy con. Nó thay đổi, nó thay đổi mấy con tu. Bây giờ tu một tuần lễ sau nó thay đổi cái cảm nhận này, nó không phải còn một vị trí đó đâu. Mấy con bây giờ chưa đến đó mà mấy con. Bởi vì mấy con chưa đến cái chỗ này, mấy con chưa tu tập cái này mà đòi hỏi quán chỗ giặt đồ. Trời đất ơi, cái này nó chưa được mà đòi hỏi. Cái này nó làm nó có căn bản rồi nó khác nó thay đổi đi thì tới chừng quán giặt đồ nó mới làm được. Chứ bây giờ giặt đồ tôi bám cái thân trời đất ơi sao tôi biết quán được đây. Con thấy không phải dễ đâu con. Phải hiểu chỗ đó, nó không phải chỗ sự tập trung, gom lại chỗ đó mà nhìn chăm chăm, nó không phải vậy.
(32:48)Tu sinh: Thưa Thầy, như vậy Thiền tông người ta kẹt cái chỗ đó đi ra không được. Để con nói cái trạng thái của con sau khi con xuống Chân Không. Mấy lần con thỉnh Hòa Thượng thì Hòa Thượng cười, tức là con kể chỗ nhìn thế này. Tức là cái đó Thiền tông nó là Tam Thiền của Thiền tông thì con mới dẫn chứng một câu kinh, hồi đó thì tại con học kinh sách của Đại thừa thì con thấy cái cuốn kinh, cuốn kinh gì có câu “dâm thân bất trừ trần bất xuất thế" (nghe không rõ lắm), kinh Lăng Nghiêm Thầy. Kinh Lăng Nghiêm nó có một câu ” dâm thân bất trừ trần bất xuất thế ". Con xuống một buổi chiều nọ, lúc đó là Tu viện Chơn Không đang di tản về Thường Chiếu. Con xuống con thấy một số cốc ở giữa rồi, Hoà Thượng vẫn còn ở đó với một số quý thầy ở đó.
Thì buổi chiều đó Hoà Thượng tiếp con ra cái phản ở đằng trước cái cây. Thì con mới thưa là nếu như mà chăm chăm nhìn thì như con mèo rình chuột, đồng ý là đúng là như vậy nhưng mà linh miêu nó nhìn hang chuột thì con chuột làm sao dám bước ra khỏi hang. Mà cái dâm ý vẫn còn, tức là dâm thân, phải không Thầy. Tức là mình cứ chăm mình ngồi nhìn đó thì sao con chuột ra khỏi hang được để mà dâm thân. Thì cái dâm ý vẫn còn thì con thưa Hoà Thượng như vậy cái dâm ý vẫn còn thì làm sao tu xuất thế được, căn cứ trên cái kinh Lăng Nghiêm con thắc mắc cái chỗ đó.
(34:28) Thì Hoà Thượng ngồi đó cười tức là hòa thượng nói: mấy chú tu hì hục quá, tới giờ này mà mấy chú còn hỏi coi như là dâm thân, dâm tâm. Con không phản ảnh chỗ đó tức là sao Hoà Thượng không nói ngay cái chủ đích của con là nếu như trừ được cái dâm thân mà cái dâm ý vẫn còn thì mình ko tu xuất thế được. Mình kẹt ngay chỗ đây mà Hoà Thượng không gỡ mình ngay chỗ đây, tức là mình vẫn khởi ý niệm dâm. Do mình chăm chăm mình nhìn nó thành ra thụt mất, nó không được hành động chứ dâm ý vẫn còn làm sao.
Cái gốc vẫn còn thì làm sao. Không được thì mấy thầy bắt con không cho con thưa hỏi nữa. Từ cái chỗ đó con cũng bất mãn tức là cái ngã mạn con một phần. Đáng lý con không bất mãn thì không phải, đúng là sau này là con mất niềm tin hẳn Phật Giáo. Tại sao chỉ biết nói trong khi là những bậc Tôn túc như vậy thì người ta tu kẹt tới nơi đó thì phải gỡ, phải khai thông hết để cho người ta đi chứ. Tới ngang đó chỉ biết nói không, không biết cái ngõ nào, hỏi ai cũng không được cái chỗ đó hết.
Những cái này mà phần đông chính con cũng biết một số bạn con, những người có nghiên cứu về thiền, nghiên cứu có tu tập thì người ta đều kẹt, không ai triển khai được Tứ Niệm Xứ. Chẳng hạn như là Làng Mai có thầy Nhất Hạnh có dạy Tứ Niệm Xứ thì bây giờ mới thấy hình như là thầy Nhất Hạnh cũng chưa hiểu về Tứ Niệm Xứ, không chứng đạt Tứ Niệm Xứ nên Thầy dạy không được. Như nãy bên Thiện Nghĩa nói là sư cô gì đó, con có coi một hai cuốn Tứ Niệm Xứ thì con thấy là phần đông người ta đều chạy lẩn quẩn người ta nói cái gì đâu không chứ người ta không chỉ được vô Tứ Niệm Xứ.
Trưởng lão: Cái pháp hành không có, quán chung chung trên Tứ Niệm Xứ.
Tu sinh: Chung chung đâu có ra được Thầy, người tu không có chứng là do chỗ đó.
(36:29)Tu sinh 2: Nhất Hạnh ở bên Pháp về Bảo Lộc có 1 huynh đệ ở thiền viện nói con là bây giờ phải xuống đấy xem học thầy mở một cái khoá ở Bảo Lộc, con bảo là nghe nói thầy đó về mà sao công an các thứ chính quyền làm tùm lum, chú không biết chứ bây giờ Thầy ngồi thiền mà coi như cả một khu vực cả 100 con người, cái đồi im ắng hết, chứng tỏ là Thầy phóng ra từ trường như thế đến mức độ, thiền định nào mà đã làm chủ sinh tử chưa.
Thầy bây giờ ăn ngày mấy bữa, nếu ăn ngày bữa như Phật thì mình dám theo, ngủ bốn tiếng mình dám theo. Nói thế ông tự ái vì ông là học trò của thầy Nhất Hạnh, ông đỏ mặt tía tai xong ông quạt liền, ông làm gì ông để ý kĩ thế. Không tôi muốn đi theo một vị Minh Sư, Phật đã nói sống một thời gian để biết oai nghi tế hạnh, cái hạnh của người ta, ăn ngủ của người ta. Người ta chứng được những loại Thiền Định nào mà người ta ăn ngày mấy bữa, người ta ngủ bao nhiêu tiếng thì nói tôi mới tin.
(37:33)Nếu bây giờ cũng chứ như tôi thì làm sao mà dạy được tôi. Nếu mà tôi hỏi mà không trả lời được thì sao?
Thế họ bảo: nếu chú gặp Hoà Thượng chú muốn hỏi câu gì ? Tôi hỏi thưa Thầy, Thầy ăn một ngày mấy bữa? Thế thì chú không đến được rồi. Thế thì thôi, khỏi đến, đến mấy công cãi nhau. Bởi vì các huynh đệ quay ra đục tui một cái. Cả mấy chục người đục không có đường chạy cũng mệt, tôi hỏi mỗi câu thế thôi, như vậy mới ly dục được chứ. Ăn ngày 3, 4 bữa dạy người ta ly dục ly tham, sân, si thì thầy hỏi tôi sao mà ly, mấy ông không cho con đi, thôi đừng cho thằng này đi, thằng này nó bị khùng. Khùng nó hỏi mất uy của Đà Lạt.
Con không dám nói con học Tu Viện Chơn Như ra, thấy Đức Phật như thế mà chứng được thiền định như vậy. Chứ còn bây giờ ở bên Pháp về nói vậy chứ, đi 40 năm về mới như vậy thôi, chứ bây giờ về, ăn ở bên Pháp ăn điều kiện nó sung sướng quá mà, ăn ngày một bữa chắc chịu không nổi mà đòi đi dạy tôi. Tôi toàn ăn lá rau lang ở trong rừng. Nếu mà dạy tôi phải vào ăn như tôi cái đã thì mới dạy tôi. Các ông làm ầm ĩ đuổi con đi, mấy ông còn đứng nói mày khùng nói thế rồi phạm giới luật, rồi đọa. Con bảo muốn đọa đi đâu thì đọa. Tôi nói ăn ngày một bữa mà các ông không nghe, các ông cứ bảo ba bữa mà không chấp nhận thì tôi đọa hay các ông đọa thì không biết.
(39:09) Trưởng lão: Mấy con đừng có lấy pháp của Thầy mà đốt người ta chắc chết người ta. Chịu không nổi đâu.
Tu sinh: Thưa Thầy, con không có ý gì mà đốt hết, mà con thấy rằng một cái điều hiện giờ là tại sao lại Phật giáo đi đến cái ngõ cụt. Tức là có nhiều người chẳng hạn như những năm tháng gần đây, trước đây con coi một số sách của Phạm Công Thiện thì sau này con mới thấy một số sách vừa rồi mới in ở nước ngoài, thì tại sao Phạm Công Thiện từ một vị linh mục qua tu Phật giáo, rồi bỏ Phật giáo chạy theo thuyết hiện sinh, rồi bây giờ quay qua Phật giáo nghiên cứu một số sách của Tây Tạng rồi bây giờ quay lại giảng là pháp môn Di Đà lấy Kinh Di Đà. Rõ ràng là mất niềm tin tức là cũng đi đường cùng, con nghĩ cũng giống giống cụt tức là cũng đi lẩn quẩn vô đó không ra được, tức là tới cái chỗ đó là coi như không biết cái lối mà ra thì giờ quay lại nương tha lực thôi
Trưởng lão: Hết đường, chạy lung tung.
Tu sinh: Dạ hết đường thì con thấy những cái như vậy. Cũng có nhiều người giới trẻ, nhiều người có cái chí hướng tu hành ghê gớm không gặp được đường. Rồi đó là tu mất một thời gian ghê gớm hi sinh công sức, tốn hao bỏ một cuộc đời, cuối cùng gọi là pháp Tứ Niệm Xứ.
(40:46) Trưởng lão: Nói chung là bây giờ Thầy triển khai pháp Tứ Niệm Xứ thực tế mấy con. Thầy dạy tới đâu là mấy con thấy cụ thể. Tu mà tu được là được, mà tu không được mấy con cũng rớt lại. Thầy nói hễ rớt là rớt chứ không có nói Tứ Niệm Xứ nói lý thuyết suông với ai gạt ai được. Hễ rớt là bị liền. Không có nói.
Tu sinh: (không nghe rõ ) hôn trầm ăn ngày một bữa giải thoát tầng nào thì giải thoát, đừng đi sâu thế kia. Con cũng nghĩ như thế cao quá không được thì thôi mình giữ đời sống như vậy.
Trưởng lão: Thầy nói giữ cái đời sống không làm khổ mình khổ người thì cũng hạnh phúc lắm rồi. Nội cái đạo đức nhân bản, nhân quả thôi cũng được rồi. Ôm được cái bộ sách đạo đức nhân bản thấy cũng là hạnh phúc cho cuộc đời, đừng có đòi cao.
Tu sinh 1: Con không có đòi hỏi gì cao, không muốn làm giảng sư, thuyết sư gì cả…
Tu sinh 2: Con nghĩ là Thầy cho chúng con nếu như không tu được rốt ráo thì có được Chánh Kiến, tức là mình định hướng từ A đến B là phải đúng hướng mình đi bước nào được, mà mình không có đi trật hướng.
Trưởng lão: Đâu có bước đường cùng của mấy con đâu. Tại vì mình tu tới đây mình tu không được, mình vô không nổi. Phần mình đi là mình có giải thoát rồi, không có trật. Còn cái mà tới đây nó không phải đường cùng mấy con, tại vì tới đây mấy con đi không có được nữa.
(42:08) Tu sinh 2: Dạ, đi không được nữa, mình định được hướng rồi. Chứ còn hồi xưa là mình định hướng bị sai, tức là A đến B mà nhiều khi mình quay mặt qua B là mình đi kiếm B, sao mình kiếm cho được (không nghe rõ) mình chạy vô rừng Bát Nhã, rừng Duy Thức, cắt ngang cái rừng, rừng nào thấy cũng hay, rốt cuộc coi như là mình không có định đúng cái hướng đi rồi mà đi về hướng B, còn mình chạy qua C qua D, mình chạy tùm lum hết nên thành cái căn bản là vô cái lớp Chánh Kiến. Đứng từ trên quan điểm cái lớp Chánh Kiến là mình xếp lớp.
Trưởng lão: Cái lớp Chánh Kiến là lợi ích lớn lắm mấy con. Những cái bài vở Thầy dạy mấy con mấy con sống đạo đức hết. Nhất là cái chỗ mà Thầy cho mấy con cái dàn bài để viết cái bộ sách đạo đức nhân bản, nhân quả. Dàn bài mấy con mới viết mấy bài đó, mấy con còn chuẩn bị cho mình cái nền đạo đức đó mà khi đứng ra mấy con dạy đạo, mấy con dạy đạo đức đó, mấy con triển khai đạo đức đó là mấy con đem hạnh phúc cho mình cho người nữa. Cái lớp Chánh Kiến nó quan trọng cái chỗ từ nhân quả con người rồi bắt đầu cuối cùng cho đạo đức nhân bản, nhân quả. Con viết mấy bài.
Chứ mà triển khai nhiều lắm, biết bao nhiêu cuộc đời, biết bao nhiêu cái nói về đạo đức. Khi nói hết ra rồi người ta đọc thấy tuyệt vời. Ai biết được cái đạo đức rồi ai còn sống phạm nữa mấy con. Đem lại hạnh phúc cho mình cho người, nó hay từ cái chỗ lớp Chánh Kiến Thầy dạy mấy con vô, có cái hiểu như thật, đúng như thật là hạnh phúc mấy con đó. Hạnh phúc mình mà người khác được đọc là cả một thế gian này là đạo đức hết.
Thôi bây nhiêu đủ rồi, đừng có đi sâu nữa, mà đi sâu nữa là bắt đầu lên lớp Tứ Niệm Xứ. Cái hướng mà đi sâu mấy con sẽ làm chủ được những sự sanh già bệnh chết của mấy con. Đó bắt đầu bây giờ nó mới tập tành quán, quán tham nó còn trật lên trật xuống vậy mà Phước Tồn hỏi tới mấy chuyện ngồi giặt đồ mà quán thân. Thầy thấy giờ ngồi yên quán còn trật lên trật xuống, đòi nó giặt đồ, ăn cơm rồi đi khất thực, nhiều hướng mà sao nó quán nổi trên đó, chưa cái thuần cái này thì chưa có tới bởi vì cái lớp học mà. Học cái này rồi cho được cái này rồi rồi mấy con tới nữa nó dễ. Cái này chưa tới Thầy nói cũng như lý thuyết chơi vậy chứ, rớ vô nó ko có mày mò gì được hết. Con hiểu chỗ đó chưa? Bởi đừng có hỏi cao, cái tâm người ta muốn biết nhiều nhiều nhiều nữa. Trời đất ơi, bây giờ chưa biết cái vũ trụ này ra sao muốn mình biết cái vũ trụ hỏi Thầy. Vậy chứ cái linh hồn con người sanh ra là cái gì. Làm ơn chứng Tam Minh rồi nhìn nó giùm, làm ơn mà biết. Chứ bây giờ hỏi Thầy, Thầy nói sao bây giờ biết, phải không?
(45:05)Cho nên Thầy khéo léo Thầy dạy mấy con lấy nhân quả của thảo mộc để chứng minh cho một người sanh ra nhiều người, có vậy thôi chứ ko dám nói gì hơn. Cái con mắt của mấy con thấy cái thứ gì nổi. Cứ tưởng người sanh ra người, người sanh ra người. Rồi trong cái thân này luôn luôn bị ảnh hưởng của người ta cài cho mấy con cái hiểu biết. Thân này nó có cái linh hồn, ba hồn bảy vía trong này nè, ba hồn chín vía. Mình cứ bị ảnh hưởng đó nó truyền thừa lâu đời quá, nó gài trong cái đầu của mình cứ nghĩ, là cứ nghĩ chết đi linh hồn chạy kia chui vô bào thai người ta làm con của họ chứ không biết cái thứ gì chui trong đó mà nó làm cũng không biết. Con hiểu không? Bây giờ làm lệch một cái thì trời ơi người ta hiểu như vậy làm lệch người ta chống lại liền, không có chịu hiểu như vậy. Chứ đâu phải dễ, cái hiểu người ta chấp như vậy rồi mình nói người ta không có chịu. Khó lắm cho nên Thầy nói vậy chứ nhiều khi hỏi tới hỏi lui có thứ đó hỏi hoài mà trả lời mệt với họ. Họ không có chịu hiểu, họ hiểu cái dấu ấn ở trong đầu họ hiểu như vậy. Cho nên hầu như cái Phật tử ở thành phố lên đây đọc sách Thầy kẹt hết ở chỗ này, hỏi tới hỏi lui cũng nhiêu đó.
Tu sinh: Ai cũng bị như thế hả Thầy? Vì tất cả tu sĩ, cư sĩ hay những người dân đọc sách của Thầy nó bị dội ngược lại bởi vì từ xưa đến giờ họ tin tưởng có linh hồn, có một thế giới siêu hình, có Phật Tánh, có Niết Bàn ở trong đó. Thầy thì Thầy dựng hết ngược không có cái gì cả.
Trưởng lão: Mất cái linh hồn.
Tu sinh: Mất cái đó luôn. Bây giờ họ đành phải bám vào mà Thầy có giảng cái bài nhân quả, có câu hỏi đức Phật khi Ngài nhập diệt thì trở về đâu? thì bây giờ nói về từ trường tức là từ trường ly dục ly ác pháp, nó không còn lậu hoặc ở trong đó thì cái từ trường đấy chính là đức Phật và Thầy ở trong đó. Bây giờ chỉ bám vào đấy thôi.
(47:10)Trưởng lão: Mà mình cũng chưa thấy bởi vì cái từ trường nó vô hình nữa, bởi mình nói theo Thầy thôi. Chứng Tam Minh đi rồi nhìn coi cái từ trường là thứ gì? Phật ở đâu? Coi ông Phật Thích Ca ở đâu? rồi Thầy lúc nào ở chỗ nào? Xem coi, thì chừng đó mấy con biết rõ chứ gì. Chứ bây giờ cứ ý thức này mà luận thì…
Tu sinh: Thì nó khó quá, luận thành ra kiến giải.
Tu sinh: Cái từ trường thì Phật học người ta dùng là tâm pháp phải không Thầy? Có thể nói sắc pháp là những cái mà mình cảm nhận, cảm quan mình mắt thấy, những cái mình sờ mó được. Còn cái tâm pháp là mình nói về cái, thường thường người ta dùng người ta đó là cái tâm linh thế nọ thế kia. Đó là trong cái những từ ngữ chuyên môn Phật học kêu là tâm pháp phải không Thầy?
Trưởng lão: Nó gọi là tâm pháp nhưng mà có điều nói đó là người ta tưởng linh hồn.
Tu sinh: Nghe cái từ tâm người ta giật mình.
Tu sinh: Bây giờ Thầy triển khai thêm giữa sắc pháp với tâm pháp Thầy. Chẳng hạn như giờ con nói nhìn ra kia một cái đọt cây. Con thấy đọt cây là sắc pháp, tâm pháp của cái đọt cây đó là như thế nào?
Trưởng lão: Nó là cái từ trường nó phóng ra nhưng mà mình nói họ làm sao họ biết được nó phóng ra nhưng sự thật nó đang phóng ra đó.
Tu sinh: Có một số người hiểu thấu chứ Thầy. Những điều Thầy nói đồng ý có một số người không hiểu, chứ có người người ta hiểu được, hiểu được chỗ đó mà tại vì không có người triển khai cho nên người ta bị lúng ta lúng túng cái chỗ đó chứ. Người ta biết được giữa sắc pháp tâm pháp nó không hai, theo con hiểu nó như vậy. Nó không có hai, có đúng vậy không Thầy?
Trưởng lão: Không, bây giờ thì con nói nó không hai là con đang đứng ở trong pháp bất nhị.
Tu sinh: Lý luận của thiền, bất nhị đấy bởi vì lý luận của Thiền.
Tu sinh: Bây giờ mình dùng ngôn ngữ nào mà để không kẹt vào bất nhị.
(49:08)Trưởng lão: Bởi vì các sắc pháp là nó vô thường, nó duyên hợp, nó có mà nó tan thì nó mất đi nó không còn có. Nhưng mà cái thanh thản của cái cây đó nó có từ trường thanh thản của nó. Thì cái thanh thản nó vĩnh viễn nó không mất, từ trường nó không mất. Cũng như từ trường thiện ác nó không mất ở trong cái sự sống của chúng ta không mất đâu nhưng mà đúng lúc là nó tái sanh luân hồi.
Tu sinh: Dạ, vậy thì phải có cái cách gì để hiểu được chứ.
Trưởng lão: Thì đó, mình nói vậy nhưng mà nói nó với sắc pháp là một thì không được. Nó không được bởi vì nó sắc pháp nó là vô thường, thay đổi liên tục. Cái cây đó bây giờ nó vậy chứ ngày mai nó lớn một chút ngày mốt nó ra khác nữa. Nó vô thường nó thay đổi thôi. Cái sắc pháp nó vô thường.
Tu sinh: Con có hỏi thêm nè. Đó là con nói cái cây con đơn cử, tâm pháp nó cũng có cái vô thường, nó cũng sanh diệt, có lúc con tham, sân, si có lúc thì con thế nọ.
Trưởng lão: Thì vậy đó, nó nằm trong quy luật nhân quả rồi. Còn cái mà cái thanh thản, nó không có tham, sân, si. Nó chỉ duy nhất nó vô lậu thì nó không thay đổi nữa rồi. Nó bất động, nó là chân lý diệt đế. Còn cái mà con nói đó là cái từ trường của nhân quả, nó thiện ác, nó vô hình nhưng mà nó thay đổi lên xuống, con hiểu không? Nó thay đổi, lúc này lúc thiện lát nữa, mà thiện thì nó phóng từ trường thiện, mà ác nó phóng từ trường ác cho nên trong cái dòng nhân quả của cái hành tinh chúng ta là từ trường thiện ác nó bao quanh. Bởi vì hàng ngày người ta phóng lia lịa ở trong này, ác nhiều trời ơi gió bão nó gần chết mình, mà thiện nhiều thì nghe nó mát mẻ như gió này nó thổi.
Tu sinh: Bạch Thầy, nó có từng cấp độ không? ví dụ con thanh thản ở cấp độ thứ nhất, cấp độ thứ hai, cấp độ thứ ba. Vậy thì cái từ trường nó có tuỳ theo từng cấp độ đó không? con thanh thản ở từ trường vừa vừa thì cái từ trường vừa vừa nó sẽ thu hút con, mà con thanh thản ở mức độ mà nó cao lên thì…
(51:00) Trưởng lão: Lẽ đương nhiên nó phải có cấp độ. Thôi bây giờ Thầy nói cấp độ Thầy mới quán thân, nó ốp lên ốp xuống phình ra xẹp lại thì cấp độ đầu. Nhưng mà thời gian sau Thầy tập như vậy nó cấp độ khác chứ, nó đâu có còn làm như trái bóng trái banh mà nó xẹp lên xẹp xuống hoài đâu. Nó có cấp độ chứ.
Tu sinh: Thì Thầy có trả lời trong cái cuốn Đường về Phật tập 1 và tập 2 Phật Tử người ta hỏi, Thầy lại trả lời những cái người nào càng giới luật thanh tịnh với càng thanh thản bao nhiêu thì thụ hưởng được cái từ trường của Thầy tổ càng nhiều hơn.
Trưởng lão: Nó gần gũi hơn. Đúng rồi nó phải có cấp độ hết cho nên Thầy bảo bây giờ là tập quán thân dựa vào cái hơi thở để quán thân, đây là thứ nhất, đừng có hỏi những cái khác nữa. rồi cấp độ này nó được rồi bắt đầu tới cái khác, Thầy mới dạy tới cái khác, dạy nữa chắc chắn là rối đầu bởi vì nó có cấp độ từ trường phóng ra.
Thôi rồi bây giờ nghỉ con, bây giờ Thầy tiếp khách chút nữa.
HẾT BĂNG