CK 107B - VẤN ĐẠO THÂN HÀNH NIỆM - CÁCH THỨC QUÁN THÂN TRÊN TỨ NIỆM XỨ - PHÁP ĐỘC NHẤT - SUNG MÃN TỨ NIỆM XỨ
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 27/02/2006
Thời lượng: [41:39]
(00:00) Trưởng lão: Như vậy là thấy nó không phải dễ đâu. Con muốn hỏi Thầy gì con hỏi đi?
Tu sinh: Bạch Thầy! Ngồi Tứ Niệm Xứ bây giờ mà nếu mà đến lúc mà theo dõi hơi thở nó bị tắt đi, không có hiện tượng như sắp buồn ngủ thì con cứ đứng và đi Thân Hành Niệm … đi nhiều Thân Hành Niệm.
Trưởng lão: Được, được. Đi nhiều Thân Hành Niệm để phá vỡ nó.
Tu sinh: Thầy … Thầy! Ví dụ tới hai ba tiếng thì có phải nó sẽ làm cho đầu tỉnh khô không ?
Trưởng lão: À nó tỉnh khô con, nó đi nó sẽ tỉnh khô.
Tu sinh: Hôm qua con đi gần ba tiếng đến lúc lên ngủ con cũng ngủ không được.
Trưởng lão: Đó là tỉnh khô đó.
Tu sinh: Nó tỉnh ngay cả trong lúc ngủ.
Trưởng lão: Nó tỉnh khô, đúng vậy nó tỉnh trong ngủ, nó không ngủ được. Nếu mà đi nhiều nó là nó tỉnh bởi vì cái pháp nó phá cái buồn ngủ. Tỉnh dữ lắm.
Tu sinh: Thầy … Thầy! Thế trong Thân Hành Niệm mà nếu niệm nó bị khởi lên, nó cứ khởi cái niệm vui lên từ trước đây thì ta xử lý như thế nào?
Trưởng lão: À tác ý.
Tu sinh: Vâng.
Trưởng lão: Tác ý trên thân hành chứ không có xử lý theo quán gì hết. Nó khởi niệm thì tác ý. Mình biết cái niệm đó rồi mà mình quên cái niệm đó, nó lôi mình chút đi. Bây giờ nhớ tác ý, tác ý lớn tiếng hay hoặc là tác ý theo cái hành động của mình. Rồi tác ý rồi đó mình chậm trở lại cái hành động đó. Tác ý rồi cái tay mình đưa hoặc cái chân mình đưa, mình đưa chậm chậm chứ mình tác ý đưa tay ra cái mình đưa nhanh vầy.
Bây giờ nó vì nó như vậy đó, nó trường hợp như vậy đó thì con tác ý: “Đưa tay ra” thì con từ từ con đưa ra như vầy, để cái sức tập trung của mình cao hơn, cao hơn thì nó lại tỉnh hơn, thì mình cứ làm chậm lại, thì sức tập trung nó mạnh hơn, nó cao hơn. Thay vì mình đưa nhanh vầy thì mình đưa chậm chậm vầy. Buộc lòng ảnh phải tập trung vô. Tập trung vô để mà tỉnh.
Tu sinh: Vậy là Thân Hành Niệm của con là chắc ăn rồi đó, Thân Hành Niệm tay đưa ra đưa vô.
Trưởng lão: Thì mấy con bị cái trường hợp đó thì mấy con phá bằng cái Thân Hành Niệm, để làm cho nó thật tỉnh. Mà khi thật tỉnh rồi thì mấy con tu Tứ Niệm Xứ mấy con trở về quán cái thân của mình, quán cái thân. Mà quán cái thân kỹ nó cũng không có cái, nó khắc phục được cái hôn trầm thùy miên của mấy con nữa. Bởi vì đức Phật nói: “Quán thân trên thân để khắc phục tham ưu”. Nó không còn ưu phiền. Nó không còn mờ mịt. Nó sáng ở trên đó.
Ngay từ cái Tứ Niệm Xứ mà vô ôm chặt nó rồi mà quán cho kỹ đàng hoàng, bởi vì cái hơi thở của mấy con. Bây giờ đó mấy con thở cho kỹ đàng hoàng để cho nó quán được cái thân của mấy con rồi, nó cũng không có buồn ngủ vô được nữa. Tự cái pháp đó nó đã khắc phục cái buồn ngủ của con rồi. Còn mình tu sơ sơ nó buồn ngủ đó. Tu mà tu quán không kỹ là buồn ngủ nó vô, là biết rằng Tứ Niệm Xứ này tu chưa đúng, tu sai. Nó có hiện trạng gì mà nó xảy ra trên thân của con là biết mình quán thân không kỹ. Biết cách quán nó chưa. Bây giờ mình tập quán nó.
(02:47) Tu sinh: Thầy … Thầy! Lúc quán thân đấy, mà quán được liền mạch thì lúc đó nó tỉnh rồi làm sao còn buồn ngủ được nữa. Thế nhưng mà có nghiệp lực nó đến, nó tìm cách nó phá. Thế nên là ở đâu tự nhiên thấy buồn ngủ nó đến là chính ở cái chỗ đó nghiệp lực …
Trưởng lão: À bởi vì cái nghiệp lực của cái buồn ngủ đó thì nó có chứ không phải không. Nhưng mà khi cái sức quán của mình mà mới đầu tiên mình tập thì nó để mà cho nó kỹ lưỡng, để cho nó quán chặt chẽ đó thì mình tập ít, rồi nó quen dần mới tăng lên. Còn bây giờ cái sức mình chưa đủ, mình tăng dài cái thời gian ra thì sau đó kể như là thay vì nhiếp phục thì nó lại thiếp phục, nó thiếp vô, nó không có nhiếp. Thành ra nó bị mê đi, mới ba cái thằng kia nó nhào vô nó đánh mình. Thành ra nó …
Tu sinh: Mình tu năm phút cũng được ạ?
Trưởng lão: Mình tu ít, tu rất kỹ. Thầy nói tu từng hơi thở mà, từng hơi thở để quan sát cái thân của mình chậm chậm, đàng hoàng, kỹ lưỡng, đó là ôm chặt pháp. Còn nếu mình tu nhiều đó, coi chừng lỏng đó. Mà lỏng rồi thì cái sức của mình không kham đâu. Cho nên Thầy bảo mới đầu tu ít, rồi lần lần đó mình tu nhiều. Mà bây giờ mà mới đầu mình tu nhiều, mình không kham thì nó sẽ lọt trong tưởng. Mà lọt trong tưởng thì nó có trạng thái xuất tưởng hỷ lạc, cái bắt đầu tưởng lên. Mình chắc bữa nay tốt quá, chứ không phải đâu. Bây giờ nó bị cái lạc thọ đó thì coi chừng không được à. Nó cũng trật. Bởi vì nó lòi cái mặt nào đó thì mình không nhiếp phục. Nó ở trên cái nhiếp phục tham ưu đó. Nó có cái tham ưu phiền não mà có cái tham ưu nặng. Nó có cái cảm thọ trong đó con. Thì là mình đã khắc phục cái khổ được thì cái lạc này cũng phải khắc phục được. Cho nên nó đâu có lòi cái tướng lạc ở trong đó ra được. Nó chỉ còn cái sự bình an của cái cơ thể của mình, của thân tâm của mình bình an gọi là sung mãn. Nó sung mãn.
Người ta nói sung mãn Tứ Niệm Xứ chứ đức Phật có nói lạc Tứ Niệm Xứ bao giờ. Đức Phật có nói hỷ lạc Tứ Niệm Xứ bao giờ. Mà giờ tui ngồi tui có hỷ lạc Tứ Niệm Xứ thì thôi cái này nó trật. Đức Phật nói sung mãn Tứ Niệm Xứ, tức là nó định tĩnh trên Tứ Niệm Xứ một cách cụ thể rõ ràng, một khối lượng ở đây, nghĩa là không còn một cái chút nào. Nó sung mãn mà nó không còn chút nào mà tui không biết. Đầy đủ, đầy đủ trên cái quán của nó. Sung mãn Tứ Niệm Xứ tức là đầy đủ sức quán của nó. Bởi vì tui quán thân mà, chứ đâu phải là hỷ lạc trong đó.
Có nhiều người nghe nói sung mãn Tứ Niệm Xứ, cảm giác nó hỷ lạc, an ổn vô cùng, coi chừng nó sai đó. Nó sung mãn, nó đầy đủ cái sức tỉnh thức ở trên đó. Bởi vì mình quán thân thì nó phải đầy đủ. Hồi đầu đó mình chưa đầy đủ. Có khi tui quán thân mà tui quán được có khúc đầu, cái chân tui chưa biết. Nó còn thiếu hai cái chân tui chưa quán tới. Có phải không mấy con Thấy mới đầu mấy con quán nó còn thiếu hụt, có khi biết nhận cái chân mà tui quên cái đầu, tui không biết nó có cái gì trong này tui chưa có tới nữa.
(05:40) Tu sinh: Bạch Thầy! Trạng thái ấy nó có đưa đến cái sự an ổn, thanh thản không ạ?
Trưởng lão: À nó sẽ thanh thản, an lạc vô cùng. Nhưng mà cái an lạc của nó nó không phải là cái an lạc có cái cảm thọ. Cho nên mình hiểu một cái sai là cái đó. Mình chỉ cần bây giờ chỉ cần quán con. Rồi lần lượt mình sẽ thấy cái sức mà nó phủ trùm ở trên cái thân nó quán. Nó không có sót ở chỗ nào hết thì nó sẽ sung mãn. Nó trọn vẹn trong cái thân của chúng ta. Nó không có còn cái chỗ nào mà nó không thấy được cái thân của nó. Nó không cảm nhận được cái thân thì gọi là sung mãn, đầy đủ ở trên cái thân hết, thì cái đó bây giờ quá sung mãn rồi.
Tu sinh: Bạch Thầy! Để phân biệt được hai cái trạng thái an ổn với lại cái Hỷ lạc này thì cũng khó lắm, nó không có lẫn được ở chỗ khác.
Trưởng lão: Nó sẽ lẫn ở bên cái tưởng đó con, sẽ lẫn ở bên tưởng.
Tu sinh: Thầy … Thầy! Nếu giả sử mà nếu bây giờ có niệm nó đến thì mình thường nhắc niệm cái thứ nhất là: "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô", lại nhắc lại như thế thôi chứ không còn có hiện tượng…
Trưởng lão: À nói chung là mình tu sao mà nó không có một cái niệm nào hết thì là tức là quán thân. Nó nhiếp phục. Mà còn có niệm thì quán chưa đúng, sửa lại. Chẳng hạn bây giờ Thầy quán thân Thầy 5 hơi thở, nó không có. Ngày mai Thầy một lát nữa Thầy quán 5 hơi thở, không có, thì đó là Thầy quán. Bây giờ đó, Thầy tăng lên 10 mà có thì tức chưa được. Chỗ này quán chưa kỹ, quán lại.
Cũng như mà Thầy nói các con nhiếp tâm và an trú tâm đó, một phút đó, cái chỗ đó vậy đó. Cho nên nó bị, nó quán một cái vòng rộng vậy nó không có tập trung, ức chế tâm nó được, còn cái kia nó nhiếp tâm ở trong hơi thở, thì trụ cho chặt ở chỗ này thì nó nhiếp được bởi vì nó an trú được. Nó bám chặt nó không có cái niệm gì vô trong đó thì nó an trú, còn có niệm thì nó không an trú. Hiểu cho được cái chỗ này đó Thầy nói con hiểu cho được chỗ này thì tu nó dễ lắm, không khó. Mà chưa hiểu, lờ mờ là coi chừng nó bị rơi cái chỗ khác.
(07:40) Tu sinh: Dạ bạch Thầy! Còn nếu mà nó có hậu thuẫn lên mình bu vào đó mình nhiếp tâm vào hơi thở được không Thầy?
Trưởng lão: Nhiếp vô hơi thở?
Tu sinh: Dạ, nhiếp vô hơi thở mình phá nó được không?
Trưởng lão: Không. Tập lại. Tập lại cách thức quán trở lại. Nương vào hơi thở quán trở lại. Quán trở lại từng phút từng giây kỹ lưỡng, đừng có cho một cái niệm. Bởi vì tự nó nó nhiếp phục cái ưu phiền của mình. Nó không có cho niệm tập khởi trong đó đâu. Nó ở trong cái chỗ hỏi này nó tập khởi lên, trên Tứ Niệm Xứ nó tập khởi. Mà để cho nó tập khởi thì nó không được. Cho nên không có được cho nó tập khởi.
Tu sinh: Bạch Thầy! Con hiểu là trước đây nếu nó có niệm đến thì mình có thể bám chặt trên hơi thở nhiếp tâm vào trong đó, an trú vào chỗ đó. Nhưng bây giờ thì không còn có cái chỗ này để bám nữa rồi, mà bây giờ chỉ còn có tập một cách đúng sát từng bước để cho nó không thể có niệm được không?
Trưởng lão: Có niệm, mà..
Tu sinh: Tức là giám sát ở trên thân của mình.
Trưởng lão: Chính xác, khắp thân của mình.
Tu sinh: Cái sự tỉnh táo ở…
Trưởng lão: Chỗ tỉnh táo ở trên thân.
Tu sinh: Cái khó chính ở chỗ đó.
Trưởng lão: Mình bám mà nó toàn thân của mình, tỉnh thức toàn thân của mình thì nó nhiếp phục tất cả những điểm khác, ở trên thân tâm của nó không còn. Tại vì quán thân trên thân để nhiếp phục tham ưu mà. Nó không còn cái ưu phiền, nó không còn cái niệm gì mà khởi ra cho mình bị động trên đó hết. Chứ nó có một cái niệm là nó bị động rồi. Nó bị động là có cái sự ưu phiền của mình, chứ không phải là cái tướng ưu phiền đó đâu. Mà nó có cái niệm là nó mang cái tính chất là nó làm động cho mình ở trong đó rồi.
Con hỏi!
(09:10) Tu sinh 2: Mô Phật bạch Thầy! Cái … khi mà … tu Tứ Niệm Xứ là quán thân có nghĩa là mình quán trên 4 chỗ thân, thọ, tâm, pháp chứ không phải là ngồi quán mà những cái niệm đến, mà quán cái niệm như lúc trước mà Thầy đuổi nó.
Trưởng lão: À không con. Cái đó là tưởng Tứ Chánh Cần.
Tu sinh 2: Quán những cái tỉnh giác trên thân.
Trưởng lão: Đúng vậy đó!
Sao con?
(09:27) Tu sinh 3: Kính bạch Thầy! Trong khi quán Tứ Niệm Xứ về hơi thở vô ra để biết cái toàn thân đó, thì ví dụ hơi thở thứ nhất thì nó thấy rung động ở ngực và hơi thở thứ hai thì nó không còn thấy rung động ngay chỗ đó, mà có thể nó thấy rung động ở bụng. Rồi hơi thở thứ ba thì ví dụ cũng thấy hơi thở mà thấy rung động ở chân. Từng mỗi hơi thở thì cái sự thấy đó, cái quan sát nó khác. Thì bây giờ mình có thể tập để mà đưa về hơi thở nào cũng quan sát từ hơi thở cho tới một chỗ đó hay là từng mỗi hơi thở thì cái sự thấy nó khác nhau?
Trưởng lão: Thì như vậy nó không toàn diện ở trên cái thân con mà con thấy vậy toàn diện. Cho nên vì vậy mà mình thấy như nó chạy, hơi thở mình đó. Hít vô mình thấy như nó chạy xuống, thở ra thấy như chạy lên. Đó là mình chạy cho toàn diện đó. Còn con thì bây giờ hít vô cái thấy ngực, kế đó thấy bụng, rồi kế đó mới tới cái chân. Thì nó đi từng phần từng phần tức là con chưa toàn diện. Phải tập dần. Ban đầu bây giờ mình thấy chỗ ngực mình trước đi, rồi mình lan dần xuống, lan dần xuống, theo cái hít vô của mình đó, mình lan dần cho đến khi dưới chân từ từ trở ra cái từ trên đầu. Tập dần cho nó toàn diện đó, quán thân, quán toàn diện thân chứ không phải quán một điểm ở trên thân.
Tu sinh 3: Thưa Thầy! Vậy là phải tập sao là mỗi hơi thở trước hơi thở sau thì nó cũng thấy một…
Trưởng lão: Một cái dạng người toàn thân chứ không có được một điểm. Cảm giác toàn thân. Con nghe cái câu nói của Phật: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra” chứ không phải là nói: "Trong cái ngực, rồi tới cái bụng". Từ từ đi coi cảm giác từng hơi thở, từng phần, từng phần, từng phần rồi ráp lại mới thành cái con người. Ít ra 5 hơi thở nó mới thành được nguyên con người. Cái này mình một hơi thở mà nó toàn diện. Nó toàn diện. Nó hơi thở ra nó toàn diện mà hơi thở vô nó toàn diện.
Rồi con còn gì nữa không?
Tu sinh 3: Thưa Thầy, vậy thành ra cái pháp luân thường chuyển thưa Thầy, đi luôn từ trên xuống dưới, đi trở lên đi hoài đó.
Trưởng lão: À cái đó là con tập mà con thấy nó hít vô mà con thấy nó chạy xuống, rồi thở ra nó chạy lên, cái đó là pháp luân thường chuyển của con rồi. Ở đây người ta cảm giác toàn thân chứ người ta không có thấy thường chuyển, không có thấy chạy lên chạy xuống. Nhưng mà Thầy nói thí dụ bây giờ mình hít vô thì mình cảm thấy như theo hơi thở mình đi xuống phải không, thở ra thấy nó hít lên, thì đó. Chứ nhưng mà con bây giờ tập nó pháp luân thường chuyển thì con cứ để nó chạy lên chạy xuống riết rồi nó thường chuyển chứ sao. Ở đây thì không được, ở đây thì không có. Bắt đầu thì chúng ta thấy vậy đó.
(11:54) Tu sinh 3: Dạ thưa không phải, cái đó là cái tư tưởng mình đi chứ không phải mình…
Trưởng lão: Thì cái tư tưởng mình đi đó. Thì nó là trở thành cái luân chuyển của nó. Hầu như cái hơi thở mình đâu chạy xuống dưới chân được nhưng mà mình vẫn thấy được tới dưới chân nó chạy tới dưới chân được, thì cái tư tưởng của mình mà. Cho nên con thấy cái pháp luân thường chuyển mà người ta dạy mình để chuyển đó, thì nó là cũng là cách thức người ta dùng cái tưởng người ta chuyển, người ta chuyển người ta thấy nó đi đó.
Tu sinh 3: Vậy là nó sai phải không thưa Thầy?
Trưởng lão: Nó sai đó con. Bởi vì tu Tứ Niệm Xứ thì nó cảm giác toàn thân thôi chứ nó không có thường chuyển. Thành nên như vậy là sai. Cho nên khi mà thấy nó lên xuống vậy đó, một cái thời gian đó thì coi như mới đầu thì mình thấy vậy, nhưng mà sau đó mình lưu ý là mình cảm nhận. Do đó từ cái chỗ mà nó được đi lên đi xuống để nó nhận cái thân của nó rồi đó, một thời gian sau đó mình tiến tu thì bắt đầu mình thấy lần lượt nó cảm nhận, chứ nó không phải là nó cứ thấy đi lên đi xuống. Mà thấy đi lên đi xuống, mà thời gian mà cứ đi lên đi xuống không đó, thì thôi dừng lại. Chuyện này phải sửa lại chứ chuyện này không được. Tu kiểu này không được. Cho nên thấy hơi thở luồng trong thân mình đi. Một thời gian mà thấy cảm nhận được ra cái thân của mình toàn diện thì thôi. Mà cứ thấy nó luồng đi lên xuống thì không được, dừng lại.
Tu sinh 3: Nó vẫn… mình thở nhưng mình vẫn biết nó phồng lên xẹp xuống như vậy thưa Thầy.
Trưởng lão: À nó phình lên xẹp xuống tức là cái thân mình nó nở ra nở vô như vầy. Chứ đừng có thấy cái bụng mình phình lên xẹp xuống thì nó bị trụ ở tại một điểm ở trên thân. Còn này thấy cả thân, cả cái thân mình, nó nở lớn bề ngang ra rồi nó tóp lại. Mình thở đó. Bởi vì cảm nhận theo hơi thở mà cho nên nó phình ra, nó xẹp vô, phình lên xẹp vô. Nhưng mà không ở được ở trên cái bụng mình thấy, ở trên cái ngực cũng không được, cái ngực mình nó nhô lên rồi nó họp xuống, là mình chỉ đứng có một cái chỗ ngực mà mình không thấy toàn thân của mình. Lưu ý cái này thì nó sẽ không sai. Tập dần rồi nó sửa lần, sửa lần cái nó được à. Nó không khó đâu. Tập sửa, rồi hỏi, hỏi kỹ lại mấy con, hỏi lại Thầy kỹ.
(14:00) Tu sinh 4: Thầy cho con hỏi, trong cái Tứ Niệm Xứ mà tu mà cách ngồi thì trong cái tư thế ngồi nào cũng được?
Trưởng lão: Được con. Mình ngồi ghế cũng được. Mình ngồi dựa lưng chơi cũng được. Tứ Niệm Xứ mà. Ăn thua mình quan sát cái thân của mình. Con ngồi dựa lưng trong vách vầy con duỗi hai chân ra tu Tứ Niệm Xứ vẫn được. Nó không có khó khăn.
(14:24) Tu sinh 5: Thầy cho con hỏi con là con hỏi trong cái Chánh Kiến con đang sự tiến bộ, (14:31) … cái tư duy với cái tu tập Tứ Niệm Xứ này nó khó quá. Mà cái thời khóa tu tập thì Thầy dạy là chỉ tập từng hơi thở, từ một đến năm hơi. Thế sau ngoài cái giờ năm hơi tới một ngày có 24 tiếng nó dài lắm. Mà trừ đi có mấy tiếng ngủ với mấy tiếng ăn đó thôi, còn thời gian nó quá dài như vậy, mà thì những cái lúc đó thì có bám sát, không thể bám sát được nữa, vì cái sức nó, cái căn cơ nó chưa đủ sức để bám sâu vào như vậy thì những thời gian ngoài nó mất đi là vì sao?
Trưởng lão: Nó đâu có mất con. Bây giờ mình tu, thí dụ bây giờ con tu 1 phút thôi, nghĩa là: "Tui tập quan sát phút tui cảm nhận cái thân tui, cảm giác toàn thân tui biết tui hít vô, cảm giác toàn thân tui biết tui thở ra" nè. Bây giờ tui tu 1 phút, tui cảm nhận 1 phút. Tui xả nghỉ, xả nghỉ chừng 1 phút 2 phút tui vô tui làm lại lần nữa. Tui không có nối dài liên tục đâu mà nó bị chướng ngại của nó đâu. Tui nối dài hoài. Như vậy là tới chừng đi tui cũng tập nè, đứng tui cũng tập nè, rồi ngồi tập nè, đi khất thực cũng tập nè, đi kinh hành tui cũng tập ở trên quán ở trên thân tui không à. Thành ra suốt ngày tui cũng tu, mà tui tu có phút tui nghỉ, tui tu phút tui nghỉ, tui tu hoài mà tui tu không nghỉ.
Tu sinh 5: Vậy mà cái căn cơ của họ kém, cái nghiệp nó còn nặng, thế thì nếu như mà họ mà tu nhiều hết như vậy thì nếu mà nó xảy ra những cái nhiếp phục nó không được cao nó sẽ phải ức chế.
Trưởng lão: À mình tu mà nếu mà tu 1 phút mà mình thấy nó còn có niệm gì nó khởi ra, thì mình biết là mình bị ức chế hoặc là này kia. Cho nên mình về mình tu chừng mấy hơi thở thôi, chừng 5 hơi thở thôi cũng được, rồi mình xả nghỉ.
Tu sinh 5: Là những người ở trên…
Tu sinh 5: Tập cho nó quen con.
Tu sinh 5: Dạ bạch Thầy! Vậy là ở trên lớp Chánh Tư Duy lại phải rớt xuống lớp Chánh Kiến.
Trưởng lão: À thì là rớt xuống lớp Chánh Kiến con. Bởi vì nó hễ có niệm khởi thì coi như là mình nhào lớp Chánh Kiến.
Tu sinh 5: Dạ lại là quay về Tứ Chánh Cần thực hiện.
Trưởng lão: Rồi bắt đầu quay về Tứ Chánh Cần thực hiện. Thì Thầy nói cái lớp này nó sẽ rớt mà. Nó sẽ rớt xuống. Nó không có dính ở trên đó được. Nó dính không được. Là tại vì nó khởi niệm rồi nó khởi chướng. Sẽ rớt xuống cái lớp Chánh Kiến hết. Rồi bắt đầu triển khai lớp Chánh Kiến. Vậy chứ cái lớp Chánh Kiến Thầy cho 4 tháng, chứ mấy con sẽ coi chừng mà lớp Chánh Kiến này sẽ ở 4 năm đó. Thầy cho 4 tháng để mình lên lớp Chánh Tư Duy vậy, nhưng mà cuối cùng mà nó cứ bị như vậy là mấy con ở lớp Chánh Kiến để mà tu Tứ Chánh Cần.
(16:41) Tu sinh 6: Con bạch Thầy như cái trường hợp thầy Thanh Quang hỏi về ngồi tu Tứ Niệm Xứ mà bây giờ vẫn còn hôn trầm chưa phá đứt được cái hôn trầm…
Trưởng lão: À thì chưa nhiếp phục đó, thì Tứ Niệm Xứ chưa vô.
Tu sinh 6: Chưa thể vô được ạ?
Trưởng lão: Chưa vô.
Tu sinh 6: Dứt khoát là phải làm.
Trưởng lão: Rồi bây giờ đó tập, tập lại. Nếu mà tu Tứ Niệm Xứ là tập lại, coi như là tập lại rồi. Bây giờ tập lại cho kỹ trên cái vấn đề quán, quán thân, quán thân đó, tập quán thân. Bây giờ Thầy nói tập bây giờ tập quán thân, cho nên quán thân, mà quán sao mà nó nhiếp phục được tham ưu, thì buộc phải tập quán nó mới nhiếp phục được tham ưu. Bây giờ mình quán ít đi, ai biểu cái sức của mình vậy mình quán tới cả giờ hay 30 phút thì nó nhiều quá, chưa. Hồi nào tới giờ tui chưa biết quán mà giờ tui quán, coi chừng tui quán dài quá tui quán trật. Quán trật tức là nó trụ tại chỗ nào đó là trật, phải không? Thế nào mình cũng bị trụ hết, trụ trật. Còn không ấy tui tu lờ mờ.
Tu sinh 6: Thầy… ! Thầy … ! Nếu vậy lớp Chánh Tư Duy sẽ kéo rất dài mà Thầy cứ kèm như vậy thì cái lớp sau có mà hoãn.
Trưởng lão: À thì con thấy ok không cái lớp Chánh Tư Duy này nó sẽ rớt, mà nó rớt đó thì còn lại những người nào đó Thầy sẽ lôi họ đi. Con biết Thầy lôi mấy người mà Thầy thấy được thì lôi, còn mấy người còn ở lại thì họ ở lại cái lớp Chánh Tư Duy chứ. Sự thật ra họ là lớp Chánh Kiến chứ đâu có tư duy được đâu. Nhưng mà lớp Chánh Kiến trên lớp Chánh Kiến chút. Cái kia nó mới vô nó chưa biết những cái bài vở kia nhưng mà cái lớp này là ta chuẩn bị cho, coi như dự bị cho cái lớp Chánh Tư Duy, bởi vì nó ở lại nó dự bị.
(18:10) Tu sinh 6: Thầy mà lôi được 2 người đi thì Thầy phải kèm tiếp 2 người đó đi tới Chánh Định.
Trưởng lão: Ừ thì mấy người mà còn ở lại lớp Chánh Tư Duy này là lớp dự bị này thì cứ tập, cố gắng tập. Rồi bẵng một thời gian sau nó lòi được 2 người nữa thì lôi 2 người. Cứ ở trong cái lớp mà nó dự bị cho cái lớp Chánh Tư Duy này, thì nó được người nào Thầy lôi họ luôn lên cái lớp Chánh Tư Duy. Còn họ là dự bị tư duy thôi, lớp dự bị chứ đâu phải… nghĩa là qua cái lớp Chánh Kiến rồi, bây giờ muốn lên cái lớp mà Chánh Tư Duy thì nó phải qua cái lớp dự bị. Bởi vì nó không dự bị sao được. Mấy con ngồi tu vô Chánh Tư Duy không nổi, tức là không có nhiếp phục được tham ưu cho nên nó cứ sanh ra niệm, sanh ra hôn trầm thùy miên thì đương nhiên mấy con phải ở lại cái lớp dự bị của Chánh Tư Duy chứ sao. Bây giờ trở về lớp Chánh Kiến học thì mấy con đã học rồi, thì đâu có lẽ nào bây giờ cho trở lại ban đầu đâu, có phải không? Bây giờ lớp dự bị, để chuẩn bị cho mình lớp Chánh Tư Duy.
Tu sinh 6: Thưa Thầy con có nghe có người nói là Thầy trước đây (19:09) … Thầy dạy mà đã không phá được hôn trầm lên đây là toàn bị thương cuối cùng cũng rớt hết.
Trưởng lão: Chưa, chưa có bị thương, chưa có bị thương, Thầy cho vô lớp tư duy để mà Thầy kiểm là bị thương.
Tu sinh 6: Bác bị thương thì bác trước là… người trước.
Trưởng lão: Đúng rồi.
Tu sinh 6: Thế thì chưa có được vô dự cái lớp nào cả nhưng mà đây là nghe dự thính để mà nhắm xem sức mình có được không. Nó không được thì biết mình về mình cứ đi kinh hành mà hôn trầm không đạt (19:41) …
Trưởng lão: Biết mình chưa vô được lớp nào thôi ở ngoài đi chứ vô cái gì.
Thôi rồi, mấy con còn hỏi gì nữa không con?
(19:50) Tu sinh 7: Trưởng lão con xin hỏi, tức là con có một cái cuộn băng mà Trưởng lão giảng về những cái đề mục Định Niệm Hơi Thở đó, thì ở trong đó là những cái đề mục nào mà có hiểu cảm giác thì nó phải có cái tưởng ở trong đó. Ví dụ như “cảm giác toàn thân”, rồi “cảm giác toàn tâm”, tất cả những cái đề mục đó phải có cái tưởng ở trong đó. Chứ nếu không có cái tưởng thì nó không có cảm giác được.
Trưởng lão: Thì mới đầu đó con, mới đầu đó. Mới đầu thì bao giờ mình cũng dùng cái tưởng. Thí dụ như bây giờ đó, mình dùng cái Định Niệm Hơi Thở để mà đẩy lui bệnh, phải không? Thì mình nói: “An tịnh thân hành tui biết tui hít vô, an tịnh thân hành tui biết tui thở ra”. Khi mình thở ra mình tưởng như cái bệnh của mình theo nó ra có cái tưởng.
Bây giờ mình tưởng, cảm giác mình tưởng thí dụ như bây giờ thay vì bây giờ đó mình tưởng cái hơi thở thì không luồng trong cơ thể của mình, phải không, mà mình hít vô đó, mình tưởng như nó luồng từ trên đầu tới dưới chân mình, rồi từ chân lên đầu, đó là dùng tưởng đó con. Để bắt đầu để cho mình có cái sự quán, quán được toàn thân của mình, như “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô”, cảm giác toàn thân, bây giờ tui thấy có chỗ này à, mà tui chưa có thấy được cái chân, tui phải tưởng ra nó luồng đi chứ không tưởng sao được, sao tui thấy nó dưới cái chân tui được, có phải không ?
Nhưng mà một thời gian sau mình xả cái tưởng đó ra, đừng có tưởng. Khi mà nó biết nó cảm nhận được toàn thân nó hết rồi đó, thì mình xả cái tưởng ra, thì mình hít vô thì bắt đầu mình hít vô chậm. Cho nên tới cái pháp Thân Hành Niệm đó thì nó đã dạy là: “Cảm giác thân hành tui biết tui hít vô” đó, phải không? Đó là bắt đầu bây giờ xả rồi, mình theo cái sự rung động đó rồi. Nó vi tế sau một thời gian đó mình cảm nhận được, mình quán được rồi, thì mình xả cái tưởng đó ra. Cái tưởng mà hơi thở luồng trong thân đi xuống chân rồi đi lên đầu đó thì mình xả cái tưởng đó ra. Xả tưởng ra thì mình còn nghe được cái rung động, mình không có tưởng nữa, bây giờ nó thân hành.
Đó là bắt đầu đi về tưởng rồi đó. Khi nào mình nhận được cái thân hành, hít vô mình nghe cái sự nó phình lên, nó nở ra nó se lại, nó nở ra nó hom lại, đó là bắt đầu cảm nhận qua cái thân hành.
(21:59) Tu sinh 7: Thưa Trưởng lão tại sao có đề mục mà thí dụ như Quán ly tham: “Quán ly tham tôi biết tôi thở vô, quán ly tham tôi biết tôi thở ra”, thì lúc đó là có một cái cảm nhận như là một cái (22:10)… giống như khí công vậy đó, cứ lên xuống lên xuống để nó đẩy cái tâm tham ra, như vậy là nó cũng vẫn còn…
Trưởng lão: Còn tưởng chứ con, còn tưởng. Bởi vì, đó là mình bởi vì bây giờ cái tham của mình nó không có nữa, mà cái sân nó cũng không có nữa. Cho nên mình dùng cái quyết tâm mà đẩy nó, tức hơi thở ra thở vô đẩy cái tham, sân, si ra, tại dùng cái tưởng đẩy tham, sân, si là đúng. Dùng tưởng nó có cái lực của nó, nó giảm cho chúng ta tham, sân, si nó giảm đi nhiều lắm. Còn khi mà chúng ta bị sân kiết sử đó hoặc là bị tham kiết sử nó đang tham muốn cái gì đó, mà muốn dẹp nó, thì câu tác ý đó nó dẹp cái tham kiết sử nó cũng dễ dàng. Là vì mình nương vào hơi thở một hơi mình: “Quán ly sân tui biết tui hít vô, quán ly sân tui biết tui thở ra”, mình nương vào mình tác ý hơi thì mình xả ra mình thấy cái sân của mình không còn nữa.
Đó! Còn cái này đó thì mình dùng nó thì mình đẩy cái tham, sân, si của mình. Thí dụ mình không có tham sân si đi, nhưng mà nó ngầm ở trong tâm chúng ta. Nó có cái tham, sân, si. Cho nên mình dùng cái tưởng như là mình hít vô rồi mình thở ra thì mình thấy cái tham nó đi ra, rồi mình hít vô thì mình thấy không có tham đi vô. Cái tham đó không có tham thì nó đi vô, mà thở ra thì thấy cái tâm tham nó đi ra. Đó là mình dùng tưởng để mà đẩy cái tham đi.
Tu sinh 7: Nhưng mà những đề mục này nó lại nằm ở phía sau cái đề mục của cảm giác Thân Hành Niệm mà Trưởng lão?
Trưởng lão: À bởi vì cảm giác thân hành nó đi chung Tứ Niệm Xứ đó. Con thấy không nó tu Tứ Niệm Xứ. Nhưng mà khi mà con được mà cảm giác nó toàn thân con rồi mà như vậy đó thì con dùng cái kia con đẩy ra. Còn cái này ở trên Tứ Niệm Xứ nó nhiếp phục tham ưu, nó lại đi trên cái định tĩnh hơn, còn cái kia nó cảm nhận nó để mà nó đi xả tâm nó thôi, nó lại cạn hơn. Con hiểu không ?
Cho nên trên Tứ Niệm Xứ vẫn ở trên cái nút của nó mà đi qua, mình đã tu Định Niệm Hơi Thở rồi mà đi qua Tứ Niệm Xứ đó. Định Niệm Hơi Thở mình tu rồi mà qua Tứ Niệm Xứ thì mình dễ dàng lắm, dễ dàng cảm nhận lắm. Cho nên vô Tứ Niệm Xứ mà được cái hơi thở rồi đó bắt đầu đó mình nương vào cái thân hành của mình, mình quan sát được thân của mình thì mình nhiếp phục được tham ưu ở trên đó hết. Bởi vì con thấy, bây giờ cái kia cái tướng nó quán ly tham tui biết tui hít vô, quán lý tham nó tiếp tục nó ly thôi, còn cái này nó không, nó tự nó nhiếp phục, nó tỉnh thức ở trên đó, nó đã tự ly tham rồi. Cho nên nó thấy nó sau, thấy cái đề mục đó thấy nó trước, mà cái đề mục Quán ly tham nó sau là tại vì nó ở trong cái tầm vóc nó không phải định tĩnh như Tứ Niệm Xứ, còn này nó phân ra nó là Tứ Niệm Xứ rồi
(24:35) Tu sinh 7: Dạ thưa Trưởng lão con có một câu hỏi nữa thôi, tức là như là câu hỏi của thầy Thanh Quang thì Trưởng lão nói là Thầy tu từ cái Tâm Từ nhưng mà sau khi mà Thầy lại tu vào Tứ Niệm Xứ.
Trưởng lão: À trong cái vấn đề mà Tâm Từ đó là tại vì cái tri kiến của mình nó gợi được cái lòng thương yêu của mình. Cái lòng thương, cái sức tỉnh thức của mình đó. Cho nên Thầy thấy cái người mà có viết cái bài mà như vầy đó thì nên tu cái Từ tâm hơn, là tại vì cái Từ tâm là cái sức tỉnh thức của nó. Mà sức tỉnh thức của nó, mà bây giờ cái sức tỉnh thức của mình mà có như vậy đó, thì mình lần lượt mình đi tới cái chỗ mà nó hoàn toàn nó chứng đạo, bởi vì nó tỉnh mà.
Còn nếu nó định tĩnh thì nó định, nó định tĩnh, mà bây giờ nó định tĩnh ở đâu. Mình không có tu cái Tứ Niệm Xứ, mình tu Tứ Niệm Xứ mình ngay đó mình quán thân ở trên mình rồi nó định tĩnh ở đâu? Còn cái kia nó định tĩnh do cái Từ tâm nó định tĩnh, tức là mỗi hành động nó đều tỉnh thức ở trên cái hành động đó, thì nó tỉnh thức trên hành động đó mà bây giờ nó không có cái gì hết, nó ngồi không nó định tĩnh ở đâu, nó cũng định tĩnh trên thân nó chứ sao. Con hiểu chỗ Thầy muốn nói không?
Rồi cuối cùng bây giờ nó ngồi không nó cũng đi vô Tứ Niệm Xứ à, nhưng mà không tu Tứ Niệm Xứ, mà tu Tâm Từ bởi vì sức định tĩnh của nó, cái sức định tĩnh là Từ tâm đó con. Chúng ta phải hiểu. Chứ không phải từ tâm là cứ nói tôi thương, tôi thương, tôi thương, cái chuyện đó nó chưa hẵng đâu. Mà định tĩnh từng cái hành động của chúng ta, từng cái sức định tĩnh của chúng ta để mà không có làm đụng cái hạnh phúc của chúng sanh, đụng đến trường hợp mà làm cho chúng sanh khổ đau đó.
Chúng yên vui thì chúng ta cứ để tự yên vui chứ không có dính vào. Mà để cho sự yên vui của chúng thì phải định tĩnh, phải sáng suốt, phải định tĩnh. Mà định tĩnh thì chúng ta tu Tâm Từ rồi, con hiểu chỗ đó không? Nhưng mà bây giờ Thầy ngồi đây nó không có chúng sanh, không gì hết mà Thầy định tĩnh thì nó phải định tĩnh trên thân Thầy chứ sao. Nó cũng trở về Tứ Niệm Xứ con thấy không? Mà nó ở trong Từ đó, cái Từ tâm đó.
(26:30) Còn bây giờ đó con, bây giờ thí dụ bây giờ con quán thân nè, nó định tĩnh ở trên thân con đó, thành Từ tâm rồi. Mà bây giờ con quán thân mà nó không định tĩnh, lát có niệm này niệm kia thì nó đâu có Từ tâm. Thầy nói con hiểu chưa ? Cho nên cái Từ tâm của người ta định tĩnh cho nên nó cũng không có niệm vô được, cái Tâm Từ mà.
Bây giờ, thí dụ như Thanh Quang mà viết cái bài đó Thầy thấy gợi nhiều cái sự Tâm Từ, tức là sức định tĩnh rất nhiều ở trong đó rồi. Nếu mà tu định tĩnh từng cái hành động của mình thì người này sẽ thực hiện ở trên Tứ Niệm Xứ chứ không đâu, nhưng mà nó qua cái bước Tâm Từ. Còn mình tu Tứ Niệm Xứ là trên Tứ Niệm Xứ trên thân quán thân như cảm giác toàn thân, là tu ngay cái pháp đó ở trên thân. Nó có pháp. Còn kia không có pháp mà tự nó định tĩnh trên thân nó. Bởi vì nó Từ, nó Từ nó định tĩnh thì nó định tĩnh, nó cũng trở về duy nhất nó trở về Tứ Niệm Xứ chứ không đâu hết. Nhưng mà cái ý của nó mà thực hiện cái ý của nó nó Từ tâm, còn cái anh này ảnh thực hiện cái ý nó là ý Tứ Niệm Xứ. Cái mục đích cái ý của anh đó.
Anh ôm cái Tứ Niệm Xứ này mà tu anh làm cái phao. Còn cái anh kia tui không có ôm Tứ Niệm Xứ, tui khởi cái Tâm Từ tui thôi, tui định tĩnh mọi hành động tui thôi. Mà bây giờ tui ngồi không tui không có hành động gì hết thì nó phải định tĩnh trên hơi thở nó nương vào đó thì nó định tĩnh trên thân nó. Nó không phóng dật mấy con. Thì nó cũng về Tứ Niệm Xứ, mà nó về Tứ Niệm Xứ với ý nghĩ là Từ tâm.
Còn mấy con, mấy con nghe bữa đó Mật Hạnh trả lời sao. Bây giờ con xả rồi bây giờ cái thân con con thấy nó hơi biết hơi thở, nó quay về Tứ Niệm Xứ đó chứ sao. Mà nó biết hơi thở thì nó trụ hơi thở thì nó bị ức chế, cho nên nó phải quán cả cái thân nó chứ sao, thì cũng trở về Tứ Niệm Xứ chứ gì. Các con thấy không, mình tu Tâm Xả chứ tui có tu Tứ Niệm Xứ đâu. Cho nên tui không có cần biết nhưng mà tâm tui bây giờ nó không có gì hết thì nó quay vô đó chứ đâu, nó cũng trở về Tứ Niệm Xứ à. Nhưng mà tui không có, tui tu Tâm Xả tui không có tu Tứ Niệm Xứ đâu. Tui tu Tứ Niệm Xứ tui phải quán nó hoài. Còn này tui không có quán mà tại vì tui xả nó quay vô, tự anh anh quay vô chứ tui đâu có bắt anh vô. Nhưng mà anh không quay vô anh quay ra làm sao được. Con hiểu chỗ đây không?
(28:38) Đó, thành ra Tứ Vô Lượng Tâm nó cũng là một pháp độc nhất nó đi vô, đi vô chứng đạo. Mà mình tu Tứ Niệm Xứ nó cũng là pháp độc nhất nó đi vô chứng đạo chứ sao, có phải không? Cho nên cái nào nó cũng quay lại cái sức tỉnh thức ở trên thân của mấy con.
Mình suy ngẫm rất kỹ, tâm mình tu rồi nó sẽ trở về đó đó. Nhưng mà cái ý của tui thì tui tu từ tâm, tui tu xả tâm, tui không có tu Tứ Niệm Xứ đâu, tui không có nương vô hơi thở mà tui chỉ khuyên người ta nó ra vô ra vô kiểu này, nhưng mà tự ảnh ảnh tự ảnh ảnh lại dễ chớ, ảnh xả rồi tự ảnh ảnh quay vô, tự ảnh ảnh thấy thân ảnh à. Tui không có bắt ảnh, mà tự ảnh ảnh thấy từ đầu tới chân. Tại vì ảnh tỉnh quá đó ảnh thấy rõ, từ cái chân tới đầu thấy rõ, ảnh ngồi đó tui không có quán thân mà nó quán thân, tự nó. Còn cái mình bắt nó, coi chừng nó trụ từng cục, từng cục, nó trụ từng chỗ, từng chỗ, tại vì mình bắt nó. Thì do đó mình hiểu biết được như vậy đó rồi mình tu nó không lầm lạc mấy con. Nó không lầm lạc. Nó không có trật.
Cho nên cái quán mà tu Tâm Xả nó dễ lắm mấy con. Có chướng ngại thì mình xả, không có chương ngại thì nó nằm đâu kệ nó, nhưng mà nó nằm đâu tui biết chứ đâu phải tui không biết. Nó nằm chỗ nào tui cũng biết chứ không lẽ mà giờ tui ngủ quên tui không biết nó nằm ở đâu. Tui xả hết rồi nó không còn gì nữa. Nó xả thì nó cũng kiếm chỗ nó ngồi nó nghỉ chứ không lẽ nó múa tay múa chân hoài. Có phải không? Thì nó có cái chỗ nó nghỉ đó thì nó cũng nghỉ trên cái thân nó chứ đâu. Nó nghỉ chỗ đó chứ nó không có nghỉ chỗ nào được hết. Vì vậy cho nên trong cái sự tu tập của mình cuối cùng thì tâm mình nó cũng huân quay về Tứ Niệm Xứ chứ không đi đâu, nhưng cái ý nghĩa tu của nó là nó khác à. Tui thích tu Tâm Xả, tui thích tu Tâm Từ, tại vì cái thích, cái thích của…
(30:25) Cho nên mấy con mà nói nếu mà tu mà Tâm Xả mà mấy con thấy mấy con thấy ngồi mà tu Tâm Xả mà xả hết rồi mà thấy thần tiên thì thôi rồi, trật. Thấy thần tiên mà hiện ra thì…, mà thấy buồn ngủ hôn trầm thì thôi mấy người cứ gục tới gục lui vậy đó. Bây giờ tui xả hết rồi có gì đâu, thì gục tới gục lui. Để gục tới gục lui thì mấy con trật. Nó sai.
Hiểu được như vậy chúng ta thấy mọi pháp nó đều quy về cái chỗ giải thoát của nó chứ nó không đi lạc. Mà đây là những cái pháp của Phật. Còn những pháp khác nó quy về chỗ khác, nó quy về Cực Lạc thì không đúng, nó quy về Phật tánh thì không đúng. Cho nên nó sai. Còn bây giờ mọi pháp của Phật mình thấy, thí dụ bây giờ tu Tâm Xả nó cũng quay về Tứ Niệm Xứ chứ không đâu. Mà tu Tứ Niệm Xứ thì nó ở trên Tứ Niệm Xứ nó cũng vậy thôi. Mà tu Tâm Từ thì nó cũng quay về Tứ Niệm Xứ bởi vì tĩnh thức mà, mình tĩnh thức thì mình phải tĩnh ở trên thân mình chứ mình tĩnh ở chỗ nào được, còn cái kia mình tập tĩnh.
Có gì nữa không con?
Tu sinh 7: Thưa Trưởng lão như vậy trong thời gian mình tập để an trú trong Tứ Niệm Xứ thì thời gian bao lâu Trưởng lão?
Trưởng lão: À tập hả con? Tập tức là quán thân trên thân đó phải không?
Tu sinh 7: Quán thân đó Thầy!
Trưởng lão: À quán thân trên thân. Thầy nói con tập cao lắm là 1 tháng à, là mấy con sẽ quán được thân rõ ràng rồi.
Tu sinh 7: Ý của con nói là Trưởng lão sẽ cho cái thời gian mà để tập quán thân là thời gian tối đa là bao lâu?
Trưởng lão: À con muốn hỏi cái thời gian mà quán thân? Tùy theo ở con chứ, con quán được hay không đó chứ. Có nhiều khi có cả tháng chưa quán được nữa, còn có khi một tuần lễ là quán được.
Tu sinh 7: Tức là cái thời gian nào Trưởng lão khóa lại không cho (32:06)… Trưởng lão, ý con nói như vậy!
Trưởng lão: À thay vì bây giờ con vô con quán mà nó cứ có niệm, có cảm thọ này cảm thọ kia, có hôn trầm thùy miên xen vô thì kể như là, coi như là trong vòng tuần lễ là thấy đã rớt ra rồi. Một ngày cũng thấy rớt ra rồi. Nghĩa là rớt xuống đó, một ngày mà con thấy mà mình quán mình vô quán. Bây giờ Thầy cho con quán trong 1 phút coi, mà nó cứ 1 phút mà nó cứ có niệm vô này kia thì cái quán của con nó sẽ bị rớt ra, tức là con trở về cái lớp Chánh Kiến rồi, chứ không có ở trên cái lớp quán được. Mà giờ 1 phút mà người ta quán hoàn toàn im re nó an trú rõ ràng là cảm giác toàn thân thôi được rồi, thì 1 phút, tăng lên 2 phút, rồi tăng lên 3 phút. Đó bắt đầu từ cái thời gian đó mà ra.
(32:52) Tu sinh 7: Thầy, vậy cái pháp tự nó đánh cho mình rớt tự mình rớt lại chứ đâu có ai đánh đâu?
Trưởng lão: Không có ai đánh nó tự, tự nó rớt, tự mình nó làm rớt mình.
Tu sinh 7: Kính bạch Thầy, Thầy dạy cái lúc mà cảm giác toàn thân đó, mình nói cảm giác khi mình cảm nhận, mà mình cảm biết nó luôn, mình biết rõ nó như thật.
Trưởng lão: Đúng rồi, đúng rồi. Biết rõ như thật con.
Tu sinh 7: Đầu tiên thì mình chưa quen thì mình phải dùng tưởng mình…
Trưởng lão: Mình tưởng, trọn vẹn cái đầu. Bởi vì phải chi cái thân của mình nó làm như một cục thì nó dễ con, bị nó chạy từ trên xuống dưới cho nên nó khó, mà hơi thở thì nó rút dưới chỗ này, thành ra mình hít vô mình cảm nhận cái hơi thở mình vô đây, thì bắt đầu mình chạy xuống chứ mình chưa biết cái đầu đâu. Thật sự con biết từ đây xuống chân của con thấy rung động chứ cái đầu chưa biết rung động đâu, rồi bắt đầu từ ở dưới chân này mới thở lên nó mới thấy trở lên trên đầu, rồi trở lên tới trên đầu nó mới chạy xuống đổ mồ hôi, nó ra. Phải có cái cảm tưởng, cái tưởng của nó đó con, rồi sau đó cái mình xả ra cái mình thấy nó rung động đó.
Tu sinh 7: Dạ kính bạch Thầy! Khi mình hít vô, mình hít vô tức là nhiều khi mình hít vô nó lại lên tới trên đầu của mình này, rồi nó xuống dưới, nó nở ra nó rung động, bắt đầu nó rung động, nó rung động từ trong mới bắt đầu nó rung động ra phía ngoài. Cái bắt đầu thở ra nó cũng vậy.
Trưởng lão: Rồi vậy đó. Nó thở ra cái bắt đầu nó teo lại, hít vô nó phì ra. Cái rung động của nó đó, nó phì ra nó thở ra. Đó thành ra do cái sự rung động đó mình cảm nhận được toàn thân của mình, sau thời gian mình tập cho nó quen. Mà khi mình tập vậy đó là bắt đầu mình tập vậy đó là đừng có cho có niệm, tập kỹ nó không niệm. Chứ mình tập, tập lấy có đó mai mốt nó niệm nó vô liền à.
Tu sinh: Thầy vậy mình tập phút nào hay là hơi thở nào cho…
Trưởng lão: Tập từng hơi thở con, mình thấy cảm nhận từng hơi thở.
(34:36) Tu sinh 7: Bạch Thầy! Ví dụ mình tập chừng bốn năm phút mình ngồi mình nghỉ chừng một hai phút, rồi mình tập tiếp bốn năm phút nữa.
Trưởng lão: Được con, tập vậy đó, cái đó là tập chắc ăn lắm đó.
Tu sinh: Cái thời gian đó mình vẫn vừa nghỉ vừa tập nó kéo dài tới năm mười phút rồi mình mới xả nghỉ.
Trưởng lão: Mình xả được, mình cứ tập vậy tập vậy đó mà nó thuần thục quen, chứ đừng vội, đừng vội mà nối liền dài cái thời gian dài quá nó không được.
Tu sinh: Bạch Thầy! Như vậy mình cứ tăng lần, tăng lần.
Trưởng lão: Tăng lần lên, tăng lần lên, đã nói tập mà, tu tập là vậy đó. Đã biết quán như vậy đúng rồi, rồi còn tập từ từ tăng dần, tăng dần lên thì nó mới đạt được, mà nó đạt được rồi thì kể như là bắt đầu mình thấy được rồi đó, bắt đầu coi như là sắp sửa chứng đạo đó. Chỉ cần kéo dài một đêm là thấy có chuyện rồi đó, một đêm mà nó thấy nó sung mãn trên Tứ Niệm Xứ là có chuyện, giống như nó quán suốt đêm mà nó ngồi nó quán mà nó không có mệt mỏi, nó sung mãn nó không mệt mỏi đâu, mình tập dần rồi mình quán hoài.
Tu sinh 7: Kính bạch Thầy! Trong lúc ngày hôm đó mà nó sung mãn vậy có nhiều khi buổi trưa có đi khất thực ăn không Thầy?
Trưởng lão: Tập thì tập dần cho tới cái đi, cái đứng, tới cái khất thực luôn, rồi bắt đầu nó sung mãn rồi nó không có cần ăn đâu, có thể nó bỏ ăn luôn, nó chứng đạo mà, trong cái lúc mà giờ chứng đạo rồi nó cũng không cần thèm ăn uống gì hết, nó không cần gì hết đó. Nhưng mà khoảng thời gian đó thì nó cao lắm 24 tiếng đồng hồ à, nó không ăn có bữa thôi, không có nhiều.
Tu sinh 7: Kính bạch Thầy, như vậy là ví dụ như cái ngày mà hoàn tất cái sung mãn cái Tứ Niệm Xứ rồi đó, thì cái ngày đó chắc có lẽ là mình không có dùng, theo con nhận xét như vậy vì nó đang sung mãn nên phải dùng hết, mà khi đã sung mãn sau khi xong một đêm là đắc đạo rồi.
Trưởng lão: Đắc đạo rồi, tới trưa đi khất thực cũng được đâu có sao. Nhưng mà đặt thành vấn đề nó chưa xong, mà giờ tới trưa nó đang ở trên cái giai đoạn mà nó thanh tịnh thì không có cần thiết đi khất thực đâu, nó đang ở trong cái giai đoạn sung mãn nó không có đói khát gì đâu, mà nó cũng không còn nhớ đi khất thực nữa đâu, nó chỉ biết nó bám vô đây thôi.
Tu sinh 7: Nó cũng no.
Trưởng lão: Nó no rồi, nó sung mãn.
(36:41) Tu sinh 7: Bạch Thầy! Nhưng thật sự chứ nếu mà nó tưởng tượng nữa mới mệt đó bạch Thầy.
Trưởng lão: À nó tưởng thì không được đâu, mấy con tưởng là trật đó.
Tu sinh 7: Chuyến này bữa sau phải lo đi khất thực.
Trưởng lão: Nói chung là tu nó cũng hay lắm mấy con à. Tu mà phải hiểu kỹ. Thầy nói tu sẽ chứng mà, Thầy bảo đảm với con, người nào mà tu đúng là phải chứng thôi, không người nào… Chứ không có gì hết là tại vì mình làm chủ được 4 sự đau khổ, tâm mình luôn luôn bất động thanh thản. Có vậy thôi chứ nó không có chứng gì hết.
Tu sinh 7: Dạ bạch Thầy! Nghe Thầy dạy thì thấy hay quá mà khi làm nó cứ lần quần lần quần mấy cái chuyện, cứ…
Trưởng lão: Bây giờ mới vô quán thân nó rồi mới thấy khó đó, trật giuộc ở chỗ này nè.
Tu sinh 7: Kính bạch Thầy! Trong cái vừa hơi thở vừa quán thân thì nó vừa mỗi hơi thở thì như trên đây Thầy nói nó nhanh, nó biết đường quét qua toàn thân một cái rồi mỗi giây phải tui biết tui quét qua toàn thân một cái vậy thì có được?
Trưởng lão: Được con, nó quét á, con dùng cái chữ quét. Bởi vì nó quét được rồi, nó nhanh đó con.
Tu sinh 7: Nó nhanh, tuy nó chỉ quét là chủ động, chứ còn không để cho thụ động nó nhận biết rồi tự mình quét qua mình biết được.
Trưởng lão: Mình quét đó, nó quán đó, nó quán mà con nói quán là quét đó, biết đó.
Tu sinh 7: Quét, tui biết quét qua toàn thân.
Trưởng lão: Nó là quán đó!
Tu sinh 7: Vậy là cái quán nó nhân lên theo từng hơi thở, nó lâu nó cụ thể từng phần…
Trưởng lão: Đâu có từng phần được con. Đó con quán thì đúng đó con. Con quét cái tưởng.
Tu sinh 7: Quan trọng mình quét đi cái còn nếu để tự nhiên thì nó đi từng vùng, mà mình chủ động mình quét toàn thân cái, phải tốc hành, tui quét cái tui biết nó qua toàn thân một…
Trưởng lão: À tùy theo mấy con nhận như thế nào mấy con nói như thế nấy thì đúng hết, nhưng mà nói mà không biết quét được không nữa.
(38:22) Tu sinh 7: Thưa Thầy! Vì sao còn coi sách đêm hôm thưa Thầy ?
Trưởng lão: À giờ vô lớp này rồi thì không có coi sách mà cũng không nghe băng gì hết, dẹp hết. Bởi vì mình lo quét mà ở đó mà lo coi nữa thì làm sao quét được, mình dẹp xuống hết để mà quét.
Tu sinh 7: Mình lượn mình đi chập chễnh.
Trưởng lão: Cái ăn thua cái chỗ mình làm trật đó, chứ còn đúng thì không có… Bởi vì nó chập chễnh là tại vì lúc đúng lúc sai.
Tu sinh 7: Giống như mình vừa qua cầu, một cầu tre, nó cứ đi lểnh khểnh, lểnh khểnh cái rớt xuống cái bùm, cái leo lên đi tiếp.
Thầy cũng như mà khi mà mình lúc đầu tiên khi mình nói: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô” vậy là lúc đầu mình dùng tưởng.
Trưởng lão: Mình nhắc nó con.
Tu sinh 7: Khi thời gian sau mà nó đủ lực như mình vừa nói là bắt đầu cái hơi thở là nó phủ trùm hết từ trên xuống dưới.
Trưởng lão: À nó quen rồi.
Tu sinh 7: Vậy là ban đầu là nó áp dụng tưởng, ban đầu là cái đó tưởng nội lực hả Thầy?
Trưởng lão: Nó quen rồi đó con. Nó bám được rồi. Nó quán được rồi. Nó biết quán rồi, kêu là nó biết quét. Còn thầy Chơn Tịnh nói đó, lúc nó quét chậm, mà lúc quét nhanh, nó chưa quét đều. Bữa nó quét đều cái bụi quá trời, còn bữa nó quét ít bụi. Cho nên mới mình tập đó là mình tập quán đó con, kêu gọi là tập quán thân, chưa phải là mình biết quán đâu. Tập đó, đang tập, tập luyện cách thức quán. Sau khi mình biết quán rồi đó, bắt đầu mới quán, biết quán rồi mới bắt đầu đi quán. Còn bây giờ mấy con là những người đang tập quán, tập quán. Cho nên khi quán được, khi quán không.
Tu sinh 7: Phải có thời gian.
Trưởng lão: Mình phải tập luyện.
Con!
(40:10) Tu sinh 7: Bạch Thầy mà có lần Thầy dạy rằng con nhớ không rõ lắm nhưng là tất cả thế giới này Thầy dạy là những người tu mới vừa tưởng thiên tưởng, vốn thiền nó cũng là tưởng hết, thì nó đều phải hoại diệt, nó cũng là vô thường. Tứ Vô Lượng Tâm nó cũng vậy cho nên phải dùng tưởng để mà ru cho nó ra khỏi tưởng như thế có phải không Thầy? Tất cả thế giới này đều là tưởng, có làm gì thì nó cũng là tưởng hết.
Trưởng lão: Ừ, cho nên mỗi mỗi mình bắt đầu là phải dùng tưởng hết, nhưng mà rồi dùng tưởng phải bỏ tưởng chứ mà dùng tưởng mà lấy luôn xài không được rồi lỡ như…
Tu sinh 7: Đang sống trong thế giới của tưởng, không lấy tưởng tu thì lấy cái gì để mà tu.
Trưởng lão: Bởi vậy mình phải lấy nó tu. Tu rồi xả, để cho mình ra khỏi tưởng. Hở hở ra cái tưởng, hở hở ra cái tưởng, không có cũng phải tưởng cho có thì đó là luôn lúc nào mình cũng sống trong tưởng hết trơn.
Rồi bây giờ còn gì nữa không con, hiểu rồi phải không? Ngày mai là vô lớp đó, rớt là tự mấy con làm rớt chứ thầy không có làm rớt mấy con đâu.
Tu sinh 7: Bạch Thầy! Ngày mai có tập trung nam nữ vô đây không?
Trưởng lão: À không! Ngày mai đó, là kể như là bữa nay lớp này phân rồi, còn nếu mà không thì Thầy sẽ thông báo cho. Chắc có lẽ là ngày mai phải cho tập trung vô đây rồi để phân ra dặn bảo cách thức tu tập như thế nào, rồi báo cáo như thế nào tình trạng xảy ra phải báo cáo bằng cách nào. Chắc có lẽ phải đặt 2 thùng thư quá, thùng thư dân ý, chứ không lẽ bây giờ con tu sai giờ con chạy tới đâu, chạy hỏi ai, chạy hỏi ai là phạm luật tu rồi đó, phạm giới đó. Cho nên chắc chắn là phải đặt cái chỗ nào mà bỏ để cái thùng.
HẾT BĂNG