CK 106A - VẤN ĐẠO QUÁN THÂN TRÊN TỨ NIỆM XỨ - Y ÁO TỨ SỰ - ĐỘC CƯ TRÊN LỚP CHÁNH TƯ DUY
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 26/02/2006
Thời lượng: [00:50:20]
(00:00) Trưởng lão: Rồi mấy con vô trong này ngồi lên đi con, rồi Thầy đi vô Thầy lấy cái máy thu băng. Đây là một cái câu hỏi Thầy, để coi mình tu như thế này đúng hay không?
"Kính bạch Thầy! Chiều nay con ngồi tu, bắt đầu ngồi kiết già, con tác ý "tâm như cục đất, ly tham, sân, si đi. Tất cả những niệm trong thân phải dừng lại, không được khởi! Tâm phải thanh thản, an lạc và vô sự. Con ngồi con nhìn thấy hơi thở ra vô đều. Rồi con tác ý tâm phải quay vô quan sát thân đi, rồi con thấy có hơi thở, cũng thấy quan sát thân. Khi quan sát như vậy rồi con thấy chân con hơi tê thì con xả ra là đã nửa tiếng. Con tu như vậy đã được chưa? Xin Thầy chỉ dạy cho con!"
_ (01:01) Trưởng lão: Được! Con tu như vậy được. Nhưng mà bắt đầu khi mà “_cái tâm con nó quay vô; nó nhìn được cái thân của nó; nó quan sát được cái thân của nó thì đương nhiên đó là nó tu Tứ Niệm Xứ”. Thì lúc bây giờ con tính bắt đầu khi con thấy nó quay vô nó nhìn được cái thân của con, nó cảm giác từ thân lên đầu mà từ trên đầu xuống dưới chân đó thì lúc bây giờ đó mấy con mới tính coi cái chuông đồng hồ coi nó bao nhiêu, rồi bắt đầu con nhìn lại cái thân của con cho đến khi nào mà con muốn xả thì con xả. Rồi con xem giờ đồng hồ coi khoảng nó được năm phút, mười phút hay là hai mươi phút, hay là ba mươi phút. Chừng đó con lấy cái tiêu chuẩn đó mà con sẽ tu, con tu cho cái thời gian.
Chứ ví dụ như Thầy cho con có năm phút thì con phải tu rồi phải cứ nhìn chừng đồng hồ; nó bận tâm lắm. Cho nên cố gắng mình tu không có đồng hồ thì cũng hay chứ nó không có sao. Ví dụ như bây giờ nó tu chừng năm phút thôi, nhưng mà khi tâm nó nương vào cái hơi thở mà nó quan sát từ thân ở trên đầu xuống dưới chân, rồi từ chân lên đến đầu nó cứ theo cái hơi thở lên xuống nó quan sát cái thân như vậy thì chẳng biết là bao lâu.
Thôi kệ, miễn là cứ thấy nó quan sát hoài như vậy, cho đến khi nó hết muốn quan sát nữa thì mình xả ra thì mình nhìn lại đồng hồ coi thử nó được bao nhiêu. Nếu được một giờ cũng tốt, hai giờ cũng tốt, luôn cả ba giờ cũng không sao hết; đó là nó đã quán thân trên thân. Nhưng mà nó quan sát từng cái hơi thở hít vô, mình cảm nhận cái thân rõ ràng mà thở ra nó cảm nhận.
(02:44) Mà sự tác ý của con như ở trên đều là được hết. Mới vô đầu con tác ý đều được hết để cho cái tâm con theo cái lệnh đó mà quay vào, rồi “nó quan sát cái thân con, trên thân quán thân mà”. Vì vậy mà nó biết nó quán, nó tỉnh thức ở trên đó hoàn toàn như vậy, thì nó sẽ không có niệm khởi và nó sẽ không có cảm nhận cái tê đau chân của con đâu. “Nó quan sát kĩ thì nó không có cảm nhận tê nhưng mà khi nó có tê nó cảm nhận được cái tê tức là nó chướng ngại ở trên đó rồi thì con phải đứng dậy đi”.
Thì lúc bây giờ nó được bao nhiêu phút thì hay bấy nhiêu. Được mười phút thì hay mười phút, mà được hai mươi phút thì hai mươi phút, được ba mươi phút thì hay ba mươi phút, còn tu tập mà cứ lát nhìn đồng hồ thì khi nhìn cái đồng hồ thì các con bị rời cái pháp Tứ Niệm Xứ hết rồi. Cho nên đừng nhìn!
Mình cứ bắt đầu thì mình, bây giờ thí dụ như bây giờ là đúng bảy giờ, cái đồng hồ của mình đúng bảy giờ vô đầu mình tác ý nhắc cho nó quay vô, nó quay vô rồi đó thì mình bắt đầu mình nhìn vào đồng hồ một lần cuối cùng, thấy nó quay vô rồi nhìn lại coi cái kim chỉ phút nó nằm đâu.
Như vậy là thay vì nó bảy giờ mười phút nó quay vô thì mình lấy cái bảy giờ mười phút thì mình tính thời gian, cái mốc thời gian đó. Rồi bắt đầu đó mình quan sát lại cái thân của mình theo hơi thở và từ đó mình tính cho tới cuối cùng thì mình đứng dậy, coi thử coi khoảng thời gian bao nhiêu.
(04:17) Đặng khi đó mấy con còn báo cáo cho Thầy biết, cái thời gian của con nhiếp tâm quan sát ở trên thân con được bao nhiêu đó. Cho nên khi mà quan sát thân mình được một giờ, hoặc là hai giờ mà nó không có niệm ở trên đó, nó không có chướng ngại ở trên đó hoặc là nửa tiếng đồng hồ thì Thầy thấy cái này nó cần phải thay đổi để tiến lên một cái sự xả tâm cao hơn bằng cách là cần phải như là đi, hoặc là đứng, hoặc là nằm tùy theo cái thời gian mà đã nhiếp phục được khi ngồi. Quán được cái thân của mình khi ngồi thì lúc bấy giờ tới giai đoạn đứng, rồi tới cái giai đoạn đi, rồi tới cái giai đoạn nằm. Nó bốn oai nghi ở trên Tứ Niệm Xứ thì Thầy sẽ hướng dẫn lần lượt. Bây giờ tới cái oai nghi ngồi trước đã.
Còn về cái phần bản khảo cứu này, nó cũng không có quan trọng gì lắm đâu mấy con; ở đây thì để kiểm tra lại coi cái sự tu học, cái lớp của chúng ta đó, coi từ cư sĩ cho đến tu sĩ chúng ta có đọc hết sách của Tu viện viết không? “Như mười tập Đường Về Xứ Phật nè, bốn tập Những Lời Phật Dạy nè, văn Hoá Truyền Thống hai tập nè, Thọ Bát Quan Trai một tập nè, rồi Đạo Đức Làm Người, Giới Đức Làm Người, rồi Thiền Căn Bản, Hành Thập Thiện, Tứ Vô Lượng Tâm, Thời Khoá Tu Tập Trong Thời đức Phật nè và những cái bộ sách khác như diễn đàn Chơn Như, Giáo Án Tu Tập Cho Người cư sĩ và (nghe không rõ )”. Đó là tất cả sách ở trong Tu viện Chơn Như.
Mà nếu mà mình đọc đủ hết rồi đó thì nó có những gì không hiểu, thì Thầy sẽ hỏi để những cái điều kiện mà cần thông hiểu mà mình thông hiểu hết, thì do đó con đường tu của mình nó không có còn bị vướng mắc cái gì hết. Còn nếu chưa thông hiểu hết tức là mình chưa có đọc thì Thầy sẽ tìm cách Thầy giúp đỡ cho mình có những cái bộ sách đó, để cho nó có đầy đủ ở trong cái chương trình học tập của mình, của cái lớp học của chúng ta hôm nay.
(06:34) Trưởng lão: Còn về cái vấn đề mà mình là hệ phái trong cái tôn giáo nào hoặc là mình xuất gia như thế nào đó, thì chỉ ghi để cho biết vậy thôi chứ còn nó không có quan trọng đâu mấy con. Ghi cho biết chứ không phải nói là bây giờ ghi như vậy tôi là Khất sĩ, hay tôi là Bắc tông, hoặc tôi là Nam tông. Nó không phải là có ý phân biệt đâu, khi mấy con vào trong này thì đương nhiên là tất cả các hệ phái là các con đều là tu sĩ trong các hệ phái của Phật giáo. Từ Đại thừa, Nam tông, Bắc tông, Thiền tông đều có thể có mặt ở trong cái đạo tràng của chúng ta hết. Cho nên chúng ta đều là anh em tin nhau trong một cái nhà của Phật giáo; chúng ta đi tìm con đường giải thoát chứ không phải chúng ta đến đây để mà phân biệt là tôi là Nam tông, tôi là Bắc tông, tôi là Thiền tông không có phân biệt điều đó đâu.
Nhưng mà đến đây chúng ta sẽ trở thành là chung một cái nhà của Phật giáo mà thôi, được toàn bộ cái người tu sĩ ở đây chúng ta chỉ là một chứ không có hai nữa. Chúng ta đoàn kết nhau, thương yêu nhau, chứ không có phân biệt người hệ phái Khất sĩ hay hoặc là người hệ phái Nam tông, Bắc tông; chúng ta không có phân biệt nữa bất cứ một tu sĩ nào mà các con nhìn thấy ở trong cái lớp của chúng ta hiện giờ, nhìn đây đó thì ba cô Khất sĩ họ đã về rồi; họ mới về là vì họ đến sau họ không theo kịp cái lớp học của chúng ta. Còn ở bên nam thì Nam tông có, Khất sĩ có, rồi Bắc tông có, Thiền tông có, Tịnh Độ có, tất cả mọi quý thầy đều có mặt ở đây đủ hết, bên nam thì ở đây đủ mặt hết, còn tu sĩ thì đủ hết.
(08:33) Do đó thì chúng ta đều là anh em chung một nhà không có gì khác hơn hết chúng ta chỉ đi đúng vào con đường của đạo Phật mà thôi. Chúng ta cũng thương yêu nhau, cũng gắn bó nhau, không đứng trong góc độ hệ phái này, cho nên mấy con mặc theo cái hệ phái, mặc theo cái y áo của hệ phái mình. Thầy chưa có rầy một cái vấn đề đó đâu.
Sau khi mấy con tu chứng rồi, từ cái người cư sĩ của mấy con mà khi tu xong rồi tâm thanh tịnh hoàn toàn rồi - tức là chứng được Chân Lý rồi thì từ đó mấy con thấy cần thiết trở thành tu sĩ thì Thầy sẽ trao cho các con y áo. Với cái màu sắc không phải là giống Nam tông, cũng không phải giống Khất sĩ, mà Thầy sẽ chọn cho một cái màu sắc phù hợp như cái thời của đức Phật, giống như thời của đức Phật để cho mấy con mỗi người có một cái y áo giống như Phật mặc cho nó đúng cái hạnh của một người tu sĩ nhưng chúng ta vẫn ăn mặc theo cái lối người Việt Nam.
Các con thấy như cái áo mà cái áo bà ba của chúng ta đó, dân tộc của chúng ta có cái áo bà ba đó. Chúng ta thêm một cái miểng ở bên, chứ thật sự cái áo bà ba của chúng ta mà thêm miểng đó đâu phải cái áo của Ấn Độ vậy. Mà còn là cái áo của chúng ta mặc đây là của Trung Quốc vậy đâu. Nó đâu có cái áo vậy đâu, mà chính Việt Nam chúng ta đã biến thành cái áo đạo là cái áo vạt ngắn gọn gàng như cái áo bà ba của chúng ta.
(10:04) Cái hình ảnh dân tộc chúng ta còn in hình ảnh của chiếc áo bà ba và cái màu sắc mà màu nâu đó, mấy con thấy cái màu nâu là cái màu ở miền Bắc của chúng ta đó mấy con. Cái màu của nông dân đó mấy con, cái màu sắc của chúng ta còn giữ, cái màu này là màu nông dân, dân tộc chúng ta người nông dân mặc cái màu này
Cho nên vì vậy các Phật giáo nó tới đây nó cũng bị cái dân tộc đồng hóa cái Phật giáo. Cho nên từ những sắc áo, rồi còn bên nữ các con mặc cái áo màu lam đó thì nó cũng … cái vẻ của nó cũng do từ các thầy bên Đại thừa chúng ta suy ngẫm ra chứ đâu phải bên Ấn Độ mang cái màu lam này bao giờ hoặc bên Trung Quốc nó đem qua cái màu này đâu.
Thường thường mấy con thấy Phật giáo bên Trung Quốc nó mặc màu đen mấy con, Phật giáo Trung Quốc nó mặc màu đen chớ nó không có mặc màu đà như mình đâu, nó không mặc màu lam, nó mặc màu đen, nghĩa là cư sĩ nó mặc cái áo dài màu đen mấy con.
Thường thường thì cái áo của người Trung Quốc thì Thầy nói như thế này các con thấy, nó không có mặc cái áo ngắn tay như vậy đâu nó rộng vậy nè mình kêu là cái hậu đó mấy con, đó là người Trung Hoa họ hay mặc cái áo tràng đó, cái áo mà ống tay rộng là cái người Trung Hoa, là cái áo đó nó rộng mà người Việt Nam mình gọi là cái hậu. Còn mình biến ra mình lấy cái áo dài của mình, mình biến ra thành ra cái tay nó nhỏ lại, thành ra mình biến cái áo dài của mình ra thành cái áo đạo.
Nó thành ra nó giống cái dân tộc của mình, cho nên người Việt Nam mình khôn lắm. Tôn giáo nào qua nó biến hết nó không để cái tôn giáo đó nó nguyên vẹn vậy đâu. Nhưng mà dù sao đi nữa cái hình ảnh của đức Phật là cái hình ảnh rất tuyệt vời lắm con, cái y khất sĩ nó tuyệt lắm. Cho nên chúng ta mọi người đều có một cái y khất sĩ. Đi xa, đi đường thì nó trở thành một cái chăn cho ta đắp ấm, mà vấn cái y lên thì nó cũng oai nghi lắm, nó rất đẹp.
(11:58) Cho nên Thầy mong rằng trong cái số đệ tử của Thầy sau này mỗi người đều có một cái y giống như vậy hết, thì đi đâu mấy con, sau này Thầy sẽ sắm cho mấy con một cái mùng, một cái y vấn và hai bộ đồ; bên nữ thì ba bộ đồ ngắn mấy con. Để cho mấy con đủ những cái dụng cụ, cái đời sống tứ sự của mấy con đủ nhu cầu của mấy con.
Bữa nay thì ở Hà Nội, mai mốt ở Hải Phòng, bữa kia thì vô Nam Định, bữa nọ thì ra Huế, rồi về Nha Trang, rồi đến thành phố, rồi lên Tây Ninh, rồi đi xuống Cà Mau, đến Cần Thơ, đời sống du tăng mà. Nói du tăng mà sao nói cả nước Việt Nam tôi không biết ở miền Bắc làm sao, có phải không? Du tăng gì mà không biết miền Bắc ra làm sao hết! Rồi nói Cà Mau cũng không biết nữa. Trời, Du tăng gì mà Cà Mau cũng không biết nữa! Rồi nói Ải Nam Quan nữa chứ. Trời ơi! Đất nước Việt Nam có cái Ải Nam Quan mà tôi cũng chẳng biết nữa. Phật giáo sao mà dở quá vậy!
Các con hỏi sư Pháp Ngộ coi, sư đi tùm lum hết, chỗ nào cũng biết hết. Cho nên Thầy mong rằng đệ tử của Thầy sẽ là những người du tăng khất sĩ, họ đi từ chỗ này tới chỗ kia, mai mốt lên Đà Lạt ở thời gian cho biết xứ lạnh các con. Chắc các con chưa biết Đà Lạt đâu nó lạnh ghê lắm, nghĩa là lúc nào nó cũng lạnh.
(13:19) Do vì vậy trong cái sự tu tập của chúng ta là đời sống du tăng khất sĩ, nó không dính mấy con. Cho nên đến cái thất nào thì các con cứ để nguyên cái thất đó, đừng sửa tới sửa lui, giữ im đó. Người ta cho gì mình ở nấy, đừng có sửa theo cái kiểu của mình, mà mình cứ để im. Mình để im đó ít bữa mình đi, rồi mình sửa mai mốt mình có mang được theo đâu. Rồi tới chỗ khác sửa nữa rồi riết thành ông thợ sửa nhà chứ đâu phải là người tu. Cho nên Thầy thấy các con ở được chừng vài bữa cái lén lén lấy xi-măng cô Út làm cái nền, trét cái thềm rồi rốt cuộc rồi mấy con làm thợ không à, thợ nề rồi thợ mộc.
Thành ra tu hành đừng làm mấy con, gạt bỏ hết cái đó đi! Nhớ những lời Thầy dặn! Nhớ, người ta cho mình được cái túp lều tranh mình ở che mưa, che nắng là đủ rồi; càng trống trải trong đó càng tốt. Nếu thật sự cô Út cho mình được cái giường xếp là khỏe lắm. Tại sao các con biết không? Muốn ngủ thì mình lăn ra, còn đi kinh hành thì xếp lại rồi dựng lên trống trải mặc sức mà đi, có phải sướng không? Rồi mình đi, rồi mình ngồi ở trên cái nền nhà mình nó không sạch sao? Chứ đi ra ngoài sân chi đạp trùng, dế cho nó chết, có phải khỏe không? Mà cái giường xếp là khỏe, còn cái giường kia mình dựng khó quá. Cho nên cô Út cho cái giường xếp là hạnh phúc nhất.
(14:41) Thành ra Thầy nói làm sao mình tập cái đời sống mình giản dị, rồi đến cô Út có cho mùng chiếu " Không! Không! Con đủ hết rồi, cô Út khỏi lo! Đến đâu thì con có đó hết rồi, mùng có nè, còn chăn thì con có cái y rồi đâu cần gì nữa, thôi khỏi lo" . Đến chỗ nào người ta đem mùng màn "Thôi khỏi khỏi, mất công giặt của mấy người lắm!" Phải không? Cho nên đời sống của chúng ta rất tiện lợi.
(15:06) Trưởng lão: Cho nên ở đây, hôm nay mấy con sẽ tu lớp Chánh Tư Duy. Đời sống sống độc cư và thu gọn lại hết, sau đó thì trong cái đời sống hôm nay Thầy nói nếu mà hôm nào mà Thầy đi kiểm tra, cũng như là cái ban kiểm tra Nhà nước. Thì Thầy coi trong thất người nào mà nhiều thì nếu mà hai chai dầu xức lỗ mũi, hai chai lấy bớt một chai, nghĩa là hai chai là phạm giới; ba bộ y áo ngắn mà bốn bộ là lấy bớt một bộ phải không? Hai cái y cũng lấy bớt còn một cái y thôi chứ không được hai cái. Nghĩa là người nào cũng phải sống đúng hết như vậy chứ không được người nhiều, người ít. Có một cái mắt kiếng đeo mắt thôi chứ hai mắt kiếng là lấy. Không có để đó nha! Nhớ kỹ đó, ở đây không có được để dành.
Hư thì xin Phật tử cúng dường cho, còn không hư thì thôi, chứ còn không có được để dành. Đừng có nghĩ rằng lỡ bể rồi tôi có tôi lấy ra tôi đeo thì không có được, hễ nó bể rồi thì ở nhà chịu khó đi. Đây ra chợ Trảng Bàng không có xa đâu, rồi người ta sẽ sắm liền cho, khỏi có lo, Thầy dặn kỹ mà. Cho nên mấy con nhớ kỹ nha! Cái gì mà nhiều quá thì sắp xếp đi chứ để phạm giới đó, Ni Tát Kỳ Ba Dật Đề đó, cái giới mà thừa dư đó mà không có đem ra sám hối là bị lỗi đó.
Ở đây là sống đời sống giới luật, để làm gì mấy con biết không? Để thực hiện chứng đạo chứ không phải làm gì. Nếu giới luật mà không nghiêm chỉnh thì không bao giờ chứng đạo. Thầy nói cho mấy con biết, “còn phạm một giới, đừng xem một giới nhỏ nhặt, mà hãy sợ hãi những giới nhỏ nhặt. Do đó nó mới đi đến cứu cánh hoàn toàn. Giới sanh Định chứ không phải tu Định mà sanh Định”. Nghĩa là giới luật nghiêm chỉnh thì có Định, đó thì như vậy. Cho nên Thầy nói độc cư nó có nhằm nhò gì với Tứ Niệm Xứ đâu, có phải không? Mấy con ngồi quán thân phải không? Quán thân nó có nhằm nhò gì với giới luật đâu. Vậy mà giữ độc cư trọn vẹn thì quán thân nó mới dễ đó, chứ mà giữ độc cư không trọn vẹn thì Thầy nói thật sự ra thì cái tâm của mấy con lúc thì nó gục tới gục lui, lúc thì nó tuôn trào ra đống đống; nó đủ thứ chuyện thiên hạ.
(17:29) Tại sao mấy con biết không? Hồi nãy ngồi nói chuyện với nhau quá trời cái chuyện tào phạt tào lao; bây giờ ngồi vô tu Tứ Niệm Xứ thì nó tuôn trào ra chứ sao; nó đâu làm sao nó ém trong đó được. Bởi vì hồi nãy nói chuyện, ông gì mà ông nói chuyện gì mà trời đất ơi, giờ nó cứ nhớ hoài mà không có cái nào nó quên hết. Thì mấy con thấy nó nguy hiểm lắm. Cho nên vì vậy phải nhớ sống cho đúng giới đó, đừng có xem thường nó mà coi chừng mình tu hoài uổng công đó, giới luật nghiêm chỉnh.
Thầy nói thì nó đơn giản vậy chứ cố gắng đừng để Thầy phiền muộn đó. Người nào mà phạm giới trong mùng một tới đây là bắt đầu vô lớp Chánh Tư Duy mà mấy con để phạm giới là Thầy rất phiền, mà rất tội cho mấy con, rất thương cho mấy con là mấy con không muốn lên lớp, để ở lại vài ba năm chơi cho nó khỏe. Nghĩa là ở lại chừng nào râu mọc dài xuống vậy thì mới lên lớp Chánh Tư Duy. Nghĩa là cái người nào ở lại lớp thì mấy ông Thầy giáo hay nói lắm: "Tao biết mà, mày ở lại râu mọc mới chịu lên"
Thầy hồi nhỏ Thầy đi học mà mấy cái chú học dở thì cứ ở lại lớp. Ông thầy giáo cứ thấy mặt, ông điểm mặt ông nói rồi, thì mấy con bây giờ cũng vậy. Nhớ, mấy con mà phạm giới là mấy con sẽ ở lại đó, không bao giờ mấy con được lên đâu! Thầy chắc chắn là không được lên đâu! Phải nghiêm chỉnh, hẳn hoi đàng hoàng lắm, sơ sót là bị đó!
(18:59) Tại sao mấy con biết không? Thầy biết mấy con dễ bị lắm! Nghĩa là đầu tiên mấy con bước vào Tu viện này đó mấy con không nói chuyện với ai là mấy con không bị. Mà mấy con đã nói chuyện với mọi người rồi thì mấy con sẽ chết, khó mà giữ đó! Mấy con bây giờ cố gắng giữ mà người ta đến nói chuyện thì mấy con cũng bị đó chứ không phải không! Hồi vô đầu tiên, vô trong này mình chưa quen ai hết, nhất định là họ lại thất mình là đóng cửa cái rầm đi, thấy mặt họ thì xá dài đi, còn không ấy quỳ xuống lạy họ đi!
Họ muốn nói gì thì mình cứ lạy Tam Thiên Lữ Bố đi, lạy lia lịa đi cho họ đi, còn không khéo thì mấy con xin cô Út một hũ muối, mấy con biết chi không? Đặng khi mà bước ra rải muối theo, không, … làm như vậy họ mới ớn, họ mới không dám lại thất mình chứ, còn không họ cứ lại làm bộ mượn cây chổi, làm bộ mượn cây cuốc, làm bộ mượn cái gì đó, kiếm chuyện rồi đặng kết đôi, kết bạn nói chuyện cho đã cái miệng.
Cái vấn đề đó là cái vấn đề thường bị cái đó lắm mấy con, chứ không phải không đâu. Làm bộ để mà cho mượn cây chổi, cái bắt đầu đó, bắt đầu nó mượn, chưa cho mượn chớ vô lấy rồi, cái hôm sau tới trả cây chổi rồi đứng lại nói chuyện. Cứ lần nó xích lần để nó phá hạnh độc cư đó. Cho nên cái này cẩn thận lắm đó!
Ở trong Tu viện của chúng ta hiện giờ có một người là không nói chuyện với ai, có một người thôi. Vậy đó, còn bao nhiêu thì bị lôi nhau hết. Nghĩa là bắt đầu ở ngoài thì cô Út dặn: “Đừng nói chuyện nha!” thì ráng giữ lắm, nhưng mà vô trong này mấy ông nói chuyện họ lại cái họ lôi ra thấy nói chuyện mà khoái lắm chứ. Trời đất ơi! Nghe nói chuyện hay. Ở ngoài này ráng chịu đựng, vô trong này mấy ông này móc ra cái trúng cái chỗ mình chịu đựng. Trời, nó bật, nó không chỗ nào mà giữ được hết, đó là cái khó lắm!
(20:58) Tại sao hôm nay Thầy nói về cái hạnh độc cư mấy con? Tại vì Thầy biết cái này là cái nỗi khổ của mấy con. Cho nên “mọi người đều phải cảnh giác với mình, người nào cũng phải cảnh giác với mình. Không được nói chuyện khi bước chân vào cái lớp Chánh Tư Duy”. Quyết định là mình tu thành chánh giác thì không nên nói chuyện. Độc cư, độc bộ, độc hành.
Nghĩa là sống chung nhau nhưng mà Thầy dặn như hồi sáng, Thầy dạy mọi lần mình đi khất thực hoặc là đi kinh hành khi ở đằng kia người đi đối diện với mình đi lại, mình đi khi gặp người đối diện thì mình đứng lại mình chào họ, rồi họ cúi chào mình, mình nhường cho cái người lớn tuổi đi trước, mình đi sau đó là lịch sự. Nhưng hôm nay thì “sống cái lớp Chánh Tư Duy này tôi là người vô lịch sự, nghĩa là không chào ai hết, nghĩa là ở đằng kia đi cũng cúi đầu ở đằng này đi cũng cúi đầu nghĩa là hai người cúi đầu, chứ không có người nào nhìn người nào hết, nghĩa là không có chào ai nữa hết”.
(22:00) Cuộc đời này là không có chơi với người nào hết, chào là có thể xã giao để rồi làm quen chơi là không được, cho nên không chào nữa. Thì mấy con nhớ lời Thầy dặn, tất cả những điều này! Đến chỗ khất thực thì đến đó, những thực phẩm người ta để ở đó thì mình chất vào trong bát của mình rồi lẳng lặng ôm về, lấy cơm rồi lẳng lặng ôm về, không bao giờ ngó qua, ngó lại người khác, hỏi: “Trái chuối họ để đâu? ” Không, mấy con nhớ đó, thấy bên người ta có chuối mà mình không có chuối là hỏi đó, các con nên nhớ đó, có hay không, không quan trọng đâu. Ở đây là cái chỗ độc cư, thấy người ta có chuối mình không chuối hỏi trái chuối để đâu thì chết. Không có được! “Cái đó thứ nhất là còn lỗi phá độc cư, thứ hai là cái lỗi tham ăn”. Hai cái lỗi lận chứ! Đâu có phải ít đâu! Cho nên có thì ăn không có thì thôi, không cần hỏi. Cho nên trong cái vấn đề đó Thầy căn dặn hết những điều đó.
Đâu phải ăn cái bữa đó có trái chuối là sống sao hay hoặc là cái bọc chè đó sống sao, mà thiếu cái bọc chè coi bộ chạy đi tìm tứ tung. Cho nên dẹp cái tính đó đi! Không có được! Bởi vì những cái đó là cái sai mấy con. Đó, mình thấy cái tâm mình nó còn như vậy là biết cái dục nó còn, xả nó đi! Cho nên có gì ăn nấy. Ở trên cái chỗ mà người ta để cúng dường mình, mình lại đó mình lấy có cái gì ở trên cái phần ăn của mình có gì ăn nấy, không nhìn qua của họ coi của họ ngon hay dở. Không, không mấy con, thường thường coi chúng ta nhiều hay ít nữa chớ.
Cái tâm của mấy con vậy chứ Thầy bộ nói trật sao? Thật sự, mới đầu mấy con đi tu coi thử coi có không? Bây giờ nó xả bớt đó, nó biết thực phẩm bất tịnh rồi nó xả nó không thèm nhìn của ai, chứ hồi đó nó nhìn sao cái ông này sao mà nhiều quá, còn mình thì ít. Có bữa không có nước tương, trời đất ơi! dọn cùng kiếm cái chai nước tương không có, muốn chết được. Các con thấy nó là cái tâm của mình đó.
(23:57) Có; không có đâu có cần thiết mấy con, đâu có cần. Chứ còn mình đi tìm bởi vì lạt quá ăn không được. Cho nên đi tìm muối ở đâu? Nước tương ở đâu? Có thì mình lấy mình sớt vô, mà không có thôi không cần. Nhớ kỹ những cái điều đó! Giữ cái tâm mình bất động chỗ đó đó! Là cái chỗ tu của mình, xả tâm đó, chứ không phải là gì.
Trên cái bước đường tu là luôn luôn mình đi tới cái chỗ đó để mình lấy cơm, đều là tỉnh thức, tỉnh giác ở trên từng cái hành động đó. Để coi từng tâm niệm mình có khởi ý tham ăn đó không, có thèm muốn ăn hay không? Hay là có sợ thiếu, hay là không nước tương, không muối ăn không được, đó là những cái tật xấu của chúng ta từ muôn đời.
Cho nên ở đây, khi tu tập chúng ta phải cảnh giác trong vấn đề này. Mà cái lớp Chánh Tư Duy là cái lớp rốt ráo để mà giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh. Không được vi phạm những lỗi nhỏ nhặt. Đó là những lỗi nhỏ nhặt chứ không lớn. Đó, thì hôm nay mấy con nghe những lời Thầy dạy, sắp sửa mùng một là vào lớp Chánh Tư Duy, Thầy cho vào hết không bỏ người nào hết.
Tới chừng đó mà rớt văng xuống thì ráng chịu! Nghĩa là cho lên, cho lên hết, để không cho rớt ở lại thì khóc. Mấy con ở lớp mà cho rớt lại thì không khóc, về nhà mới khóc, về thất mình mà khóc thầm. Còn bây giờ Thầy cho lên hết mừng lắm. Nhưng mà tới chừng rớt, học không được mà rớt lại thì ráng chịu. Bởi vì bây giờ mấy con phạm giới coi như là mấy con rớt lại rồi. Hồi sáng Thầy có nói nếu mà toàn bộ hết mấy con phạm phá độc cư, thì trong lớp Thầy coi người nào được Thầy sẽ lôi về Long Thành.
(25:35) Một người, hai người thì cũng lôi về đó chứ không để đây, ở đây đông. Tại vì không nói chuyện thì để đây, còn ở đây đông mà không nói chuyện thì để ở đây. Còn người nào mà nói chuyện nhiều, mà ít người thì Thầy lôi mấy người nói chuyện nhiều đi về Long Thành ở, có phải không? Ở đây người ta không nói chuyện thì người ta ở đây luôn, còn những người mà nói chuyện ví dụ như ở đây là hai mươi người mà có bốn người nói chuyện, thì đâu có lý nào mà đưa mười sáu người kia phải đi về Long Thành, phải không?
Cho bốn người kia đi về Long Thành tiện hơn, kêu có cỗ xe. Còn cho mười sáu người này phải kêu xe lớn chứ bộ xe nhỏ được à. Không, mình phải biết tiết kiệm chứ, kêu xe lớn phải tốn tiền nhiều chứ, xe nhỏ ít tốn tiền chứ nhưng mà vì mấy cái người này nói chuyện. Ít người nói chuyện cho đi ra ngoài kia, mà giờ nhiều người nói chuyện cho ở lại đây, phải không? Lấy mấy người ít nói chuyện cho đi ra ngoài kia.
Thì mấy con biết không? Những người ít nói chuyện thì Thầy ở ngoải nhiều hơn, còn những người nói chuyện nhiều thì Thầy có ở đây làm chi? Đó, thì Thầy để cho mấy người ở đây mặc sức mà nói chuyện. Đó, thì mấy con ráng mà giữ gìn! Đó, thì Thầy nhắc nhở để mà biết rằng Thầy sẵn sàng, có cơ sở để mà cho những người nói chuyện hoặc ra ngoài đó, hoặc là ở đây; những người không nói chuyện ra đó. Chia làm hai lớp để thấy rõ ràng chứ không phải là dẫn dắt mà nói chuyện thì Thầy dẫn dắt hết cả một số lượng người đông như thế này thì rất mệt Thầy.
(27:02) Nhưng mà độc cư trọn vẹn Thầy rất khỏe. Với cái sức của Thầy các con độc cư đàng hoàng một trăm người thầy dẫn hết được. Còn một trăm người mà hết chín mươi chín người nói chuyện thì trời ơi !cái lớp đó chắc thầy mệt muốn chết. Tại vì chín mươi chín người có một người không nói chuyện thì Thầy mệt. Tại sao cực khổ mà bây giờ nhìn có một người thì Thầy rất là khổ tâm! Cho nên trong cái sự tu tập mấy con cố gắng lên, để mà giữ cho đúng những lời Thầy dạy. Mười giới đức Sa di chắc mấy con biết hết, cố gắng giữ gìn mười giới đức Sa di đừng vi phạm. Và tất cả những cái giới mà Tỳ kheo trong cái tập hai - Văn Hoá Phật giáo Truyền Thống thì cái giới Tỳ kheo mấy con cũng đọc kỹ lại đừng để vi phạm mấy con, đừng để vi phạm mấy cái giới. Tới oai nghi tế hạnh tới cái lớp Chánh Ngữ Thầy dạy tiếp, tập ba, tập bốn của Văn Hoá Truyền Thống.
Bây giờ thì mấy con ráng, dù là như thế nào thì mấy con cũng phải cố gắng nhớ lời Thầy dạy. Thầy mong rằng trong cái lớp này mọi người đều ráng sức của mình tu tập cho đến nơi đến chốn. Vì Thầy nghĩ rằng mấy con tu đúng, Thầy hướng dẫn đúng thì mấy con sẽ tới nơi tới chốn, không có khó khăn đâu.
Bởi vì đức Phật dạy những pháp đức Phật không khó, chứng đạo không phải khó. Nếu mà khó thì Thầy không chứng đạo được mà Phật cũng không chứng đạo được. Không phải khó. Chỉ mình ôm chặt cái pháp của Tứ Niệm Xứ như là cán, lấy nó làm cái phao thì tới nơi tới chốn, không có khó khăn. Con đường của chúng ta đi tới rất dễ dàng mấy con, mà ngày ngày mình siêng năng luyện tập thì sẽ tới.
(28:41) Trưởng lão: Bây giờ mấy con còn hỏi thêm điều gì nữa không? Coi cái đúng hay cái sai, để rồi chúng ta sẽ không hỏi trong hai tuần lễ. Bây giờ không phải mỗi một tuần lễ gặp thầy một lần đâu, mà hai tuần lễ mới gặp một lần. Mà người nào tu tốt thì không cần gặp, mà người nào gặp những chướng ngại thì mới gặp Thầy.
Thì các con cũng sẽ vào cái ngày thứ Ba trong hai tuần, sau hai tuần tu tập thì ngày thứ Ba mấy con sẽ đến gặp Thầy ngày thứ Hai còn ngày thứ Ba thì bên Tăng. Thì nó cũng y như bây giờ vậy nhưng mà điều kiện là hai tuần lễ mới gặp một lần một ngày, để mà giải quyết tất cả những cái chướng ngại mà mấy con tu sai và chỉnh đốn lại và nếu không thì Thầy sẽ dẫn dắt mấy con tu tới cái oai nghi đi.
Đi để quan sát bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp. Nghĩa là trong hai tuần, mấy con tu trong tư thế ngồi, cho đến khi mà hai tuần sau đó, sau hai tuần đó thì Thầy sẽ hướng dẫn đến oai nghi đi. Sau khi mà hướng dẫn đến oai nghi đi rồi, thì Thầy sẽ hướng dẫn cho mấy con oai nghi nằm, nằm mà quan sát bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp trong một tháng rưỡi.
Thì mấy con đã đi, đứng, nằm, ngồi trong bốn oai nghi này đầy đủ hết rồi thì lúc bây giờ đó thì các con biết cách cho nên suốt ngày đêm. Lúc bấy giờ qua một tháng rưỡi của cái lớp Chánh Tư Duy thì mấy con tự tu được rồi thì không có cần phải đến gặp Thầy nữa. Lúc bấy giờ các con là A La Hán hết rồi thì còn gặp Thầy làm gì?
Bởi vì sau khi đi, đứng, nằm, ngồi mấy con nhiếp tâm ở trong cái Chánh Niệm Tỉnh Thức, quán sát ở trên thân, thọ, tâm, pháp của mấy con rồi. Oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi là bốn oai nghi rồi mấy con, đâu còn thời giờ đâu mà mấy con rảnh rỗi đâu nữa.
(30:32) Cho nên lúc bấy giờ mấy con miên mật mấy con ở trên cái quán Tứ Niệm Xứ. Thì lúc bấy giờ càng kéo dài chừng nào thì lúc bấy giờ đó trong một tháng rưỡi thì Thầy còn dạy cho mấy con cách đi, cách nằm. Qua một tháng rưỡi rồi thì mấy con nắm vững hết rồi, biết cách trên Tứ Niệm Xứ rồi thì chứng đạo của mấy con thấy như trong bàn tay. Thầy chắc chắn mấy con nắm như trong bàn tay rõ ràng.
Nghĩa là “mấy con sẽ tu đúng, là không có niệm khởi. Mà tu đúng thì không có chướng ngại trên thân con bởi vì tự nó nó nhiếp phục; quán, trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu, làm cho hết ưu phiền ở trên thân. Trên tâm quán tâm làm cho hết ưu phiền, để nhiếp phục tham ưu trên tâm”. Thì do đó nó làm cho tâm chúng ta không còn niệm. Mà chúng ta tu tập kỹ, đúng, quán sát kỹ trên thân chúng ta thì nó sẽ nhiếp phục được tham ưu trên đó. Nó có như vậy thôi chứ không có gì mà không bị ức chế, bởi vì cái ức chế của chúng ta đã có tri kiến chúng ta nó đã là cái hàng rào rồi. Nó không có làm cho chúng ta bị ức chế. Rồi con hỏi!
Tu sinh: Dạ kính bạch Thầy! Như mấy lần trước đó thưa Thầy thường thường là con ngồi kiết già hoặc ngồi bán già thẳng lưng, thì con tu Tứ Niệm Xứ vậy là ba chục phút hoặc bốn chục phút thì con xả. Có khi cái chân nó tê tê hoặc là không có, nhưng mà thấy tới lúc đó thì cũng đủ, không ngán nên con xả.
Nhưng mà mấy hôm sau này nè, bắt đầu mà vô cái lớp Chánh Tư Duy thì con lại ít lại hơn, thì ví dụ như chỗ ngồi của con, con ngồi đây đó con cứ ngồi hoài vậy đó nhưng mà ví dụ như con bây giờ con bắt kiết già lên rồi con ngồi xong, con ngồi khoảng mười lăm phút. Mười lăm phút không tê gì luôn nhưng con vẫn xả ra. Con vẫn ngồi như thế đó, xong rồi nhưng mà lúc mà xả thì cái tâm con nó vẫn là nó … tức là con chưa có tự nó quay vô nhưng mà con nhiếp tâm là con dẫn nó là giữ tâm là quán thân, rồi con ngồi bán già là cũng khoảng mười lăm phút ạ, đúng mười lăm phút con xả ra thì xả ra thì tiếp tục xả, thì con vẫn giữ cái tâm như vậy.
(32:58) Thì lúc đó con ngồi chỉ có Định Sáng Suốt, ngồi con vẫn để như vậy luôn. Dạ con ngồi như thế này. Đó, rồi con vẫn giữ cái thân đó thì con ngồi như vậy.
Dạ thưa Thầy! Như từ hồi xưa đến giờ con tu đủ thứ hết nhưng mà chưa có lần nào có kết quả và đợt này không làm gì hết, cứ ngồi con tu không có mỏi thưa Thầy, tự nhiên không cái ngồi chơi ba tiếng đồng hồ rất là nhanh. Hồi xưa con tu trong thất chỉ một tiếng à, xong bắt đầu ra đi kinh hành hoặc là đi dạo gì chứ ngồi một lát là nó ức chế hoặc là nó trạo cử đó; nó không chịu ngồi. Còn bây giờ ba tiếng, bốn tiếng gì nó cũng tự nhiên; nó rất khỏe mà nó không có mất thời gian. Dạ mà nhiếp tâm được. Thì như vậy con tu vậy thì có được không Thầy?
Trưởng lão: Ờ! được chứ sao không, cái đó là nó đang quán ở trên thân nó, tức là nó quay vô nó không phóng dật đó, nó không bị trạo cử, nó đi ra. Còn cái này nó quay vô cho nên an trú được ở trên đó; nó ngồi suốt được cái thời gian mà con muốn. Bị cái thời gian chi phối tâm con, nghĩa là bây giờ coi hết giờ chưa. Không cần. Cái đó là suốt một thời gian đó mình nhìn lại thì ba tiếng, hai tiếng là quá dữ dằn, quá nhanh!
Tu sinh: Dạ thưa Thầy! Thời gian nó ngắn, nó không có đi, rồi tự nhiên nó không có ngán. Nó tự nhiên nó thay đổi cái tư thế hoài, nên nó mới quay lại, mới mà hai tiếng rồi, nó thật là nhanh. Hoặc là khi mà con, chỉ thời gian con ngồi bốn mươi phút hoặc năm mươi phút thì lúc bây giờ nó không có bị tê chân.
(34:30) Ví dụ khoảng một tiếng loay hoay nó mới tê nhưng mà thời gian ba mươi phút, bốn mươi phút con thấy nó cũng dài, nó cũng làm cho con là ngán đi. Mà cái này nó thay đổi mà con không thấy; nó rất là nhanh, từ cái buổi mà đầu tiên luôn vô đó tức là học Chánh Tư Duy đến giờ đó thì con thấy thời gian con chuyển như vậy rất là nhanh, mà nó lại an trú được thưa Thầy. Chỉ là nó chưa có cái an trú tự nhiên, con phải tỉnh giác trên từng giây đó. Con phải tự làm chủ nó, nó chưa có tự nhiên của nó.
Trưởng lão: Tức là bây giờ còn tập tu
Tu sinh : Dạ! Còn tập nhưng mà con thấy có kết quả mà từ đó con mới ở trong thất được mà hồi xưa con không ở được.
Trưởng lão: Rồi bây giờ ra phía đó ở được rồi, còn ở trong này chưa có ở được? Nhưng mà có điều kiện mình quyết tâm đó. Rồi bây giờ coi như là con để ý khi cái tâm của mình nó quan sát được cái thân của mình "trên thân quán thân", tức là cái tâm nó quán được cái thân của mình rồi thì cái đó là mình tu tốt rồi. Thì bây giờ mấy con đã quen rồi biết cách quán là được rồi, rồi bắt đầu mấy con thay đổi cái oai nghi ngồi, từ cái ngồi thế này các con thay đổi cái oai nghi ngồi thế khác, rồi từ cái oai nghi ngồi thế khác đó có thể các con đứng dậy, thay thế cái oai nghi con tu cũng được, đứng tu cũng được. Rồi từ cái oai nghi đứng đó mấy con bắt đầu đi nhưng mà đều là hoàn toàn giữ cái tâm mình trên Tứ Niệm Xứ, ở trên thân.
Mình thay đổi oai nghi như đang ngồi vậy, bắt đầu đứng thì mình cũng lưu ý cái thân. Mình lưu ý cái thân của mình từ đầu tới cuối, rồi từ từ mình đứng dậy. Đó, thì như vậy là mình không bỏ Tứ Niệm Xứ.
(36:04) Tu sinh: Dạ con kính bạch Thầy! Nhưng mà con không khởi ý gì con chỉ muốn là khi mà con ngồi thời gian một, hai tiếng con đứng dậy con đi, nó không có buồn ngủ, không có mỏi. Thế nhưng mà hình như con đứng lên con đi sao nó lôi thân mình đó, nó khỏe nhưng mà con đi thử thì con để, con đặt Tứ Niệm Xứ ở trên thân để mình thấy cái thân nó rõ thì nó là như vậy thưa Thầy. Thành ra cái đi nó không được Tứ Niệm Xứ mà nó rõ ràng.
Ví dụ như lúc con đi thì con cũng đặt cái niệm trên thân. Tức là quán thân, từ chân lên đầu, từ đầu xuống chân nhưng mà nó không rõ ràng bằng cái phần ngồi.
Ví dụ như con đi, lúc con đi con thấy như vầy: giống như cái thân mình là một cái ly, rồi cái tâm nó như nước đó thưa Thầy, rồi cái tỉnh giác của mình nhìn vô cái ly nước thì khi mà thấy cái vật ở trong ly nước đó, chẳng hạn như là cái cây kim ở trong ly nước đó, nhưng mà cái thân mình nó đi mình cố gắng, mình cố gắng nhiếp tâm vô nó nó vẫn chao chao. Mình ráng vậy thôi, nó còn gồ gà gồ ghề nó không có rõ. Còn khi ngồi thì chỉ quán cái thân nó rất là rõ, mà đi cho con cố nhiếp tâm nữa thì cái quán thân nó cũng không được rõ.
Trưởng lão: Cái thân lần lượt nó sẽ rõ, lần lượt nó đi nó nương bước đi nó nhìn cái tâm cái thân của nó, nó quán cái thân của nó. Mới đầu thì nó hơi khó. Bởi vậy cho nên bây giờ tập ngồi trước sau đó mới tập đi, lần lượt rồi nó sẽ rõ hết. Bởi vì cái sức tỉnh, nó tỉnh rồi nó định được thì nó sẽ rõ, nó không có cái gì mơ hồ đâu.
Mấy con còn hỏi gì thêm nữa không con? Hỏi cho hết mấy con còn thấy cái gì tu đúng thì thôi đừng hỏi, mà cái gì không biết thì mấy con hỏi. Hỏi đi con!
Tu sinh: Thưa Thầy! Hiện nay tình trạng như chúng con tất cả còn tu Tâm Xả
Trưởng lão : Tâm Xả phải không con! Một lát nữa thì mấy con về những người nào tu Tâm Xả thì còn ở lại đây. Bây giờ ráng cho kỹ mấy con tu Tứ Niệm Xứ rồi nè con.
(38:00) Còn những người nào mà tu Tứ Niệm Xứ mà quán thân mà nương vào hơi thở thấy nó khó đó, thì mấy con ở lại đây Thầy dạy cách thức tu tập. Con cứ ngồi đó đi con, ngồi xếp bằng.
Tu sinh: ( không nghe rõ )
(38:59) Trưởng Lão: Không có cần con. Bây giờ ở cái giai đoạn này mình không cần ngồi lâu, mà mình chỉ cần nhiếp cái tâm mình cho mình cảm nhận được cái thân của mình thôi, cái đó là cái quan trọng. Nó ngồi chừng mười phút mười năm phút cái nó đứng dậy nó đi, mà nó cũng cảm nhận cái thân nó.
Ở đây con cần tập trung vào cái sự cảm nhận của thân, tức là quán thân trên thân, quán thân mình thôi. Có như vậy, mình cứ mình biết soi sáng ở trên cái thân của mình, quán xét cái thân của mình thôi. Còn cái vấn đề mà ngồi nhiều, ngồi ít không quan trọng, rồi tới chừng mà nó ngồi thì nó sẽ ngồi nhiều không có sao hết.
Tu sinh: ( không nghe rõ)
(40:00) Trưởng lão: Nó không muốn ngồi thì thôi con cũng khỏi đi bởi vì con lo ở cái phần tâm con thôi. Thay vì người ta ngồi một tiếng, mình ngồi chừng năm phút thôi, nhưng mà mình thấy thêm mười phút là có chuyện với nó đó mình không thèm phần thêm năm phút, đứng dậy mình đi kinh hành, rồi mình nằm hoặc là mình ngồi trở lại, đi kinh hành một vài vòng rồi mình ngồi trở lại cũng được, không có sao hết mấy con. Miễn là luôn luôn lúc nào tâm con cũng biết cái thân là nó đang hoạt động như vậy, nó đang làm cái chuyện như vậy, thì mình cứ lưu ý đến nó thôi thì nó đúng chứ nó không có sai đâu. Mấy con có còn hỏi gì nữa không con? Con, con hỏi gì?
Tu sinh: Kính bạch Thầy! Con lo lắng cái hiện tượng của con là: mấy hôm nay con tu Tứ Niệm Xứ thì trước cách đây độ một tuần thì cũng xảy ra một cái trường hợp cũng giống như buổi sáng hôm nay; nghĩa là toàn thân nó như kim châm; nó có hiện tượng tê nhưng mà không phải là tê nó dễ chịu thì Thầy nói là tưởng. Thế nhưng mà thường thường con ngồi con thấy nó rất rõ ràng cái sự rung động của thân, nhưng mà ví dụ mà con có cái đồng hồ con mở mắt ra con nhìn, tự nhiên nó phóng to con mắt những con đốm nó rất là to, như là người ta đeo kính cận mà con đốm nó hiện lên rất rõ ràng.
Thường thường những lúc không phải ngồi tu, mà con nhìn nó tự sáng những cái các hình ảnh hòn gạch, nhưng mà hòn đá hay cái cây nó thành cái đầu người hết, thì con chỉ tác ý “Đây là hình thức của tưởng, không chấp nhận!” Thì nó thôi, là những lúc không tu Thưa Thầy, con hỏi Thầy, con có hiện tượng như vậy có sao không?
(42:00) Trưởng lão: Không có sao đâu con, cái đó không có gì đâu con. Rồi con hỏi đi con!
Tu sinh : Con xin hỏi Thầy là (không nghe rõ) Thưa Thầy là con ngồi con tu có những hôm con không bị hôn trầm đó Thầy thì con trong hai tiếng đồng hồ, thì con phân chia ra con ngồi ba mươi phút kiết già xong con ngồi tu Tứ Niệm Xứ thì con cảm nhận được cái thân con sao nó bị lờ đờ nó cứ lên xuống, thì con cảm nhận được hết ba mươi phút, thì con xả ra thì con cho nằm. Cho nằm năm đến mười phút, nằm với tư thế kiết tường. Con nằm năm đến mười phút thì con cũng cảm nhận cảm giác cái thân con nó cũng lên xuống như thế. Thế xong hết mười phút thì con lại bắt đầu con ngồi lại, thì những cái hôm mà con không hôn trầm thì là con tu được như thế. Hai thời tối và khuya thì thế nó rất đều đặn. Mà ban ngày con vẫn chưa đều đặn …
Cho nên mà những hôm con hôn trầm thì con chỉ ngồi khoảng hai mươi phút thôi con không nhìn đồng hồ nhưng khi bắt đầu con vào con ngồi thì con quyết tâm, con nhìn đồng hồ sau khi con thấy nó có chướng ngại thì con xả ra, con nhìn con biết là mười phút hay hai mươi phút. Thế sau đó thì con lờ đờ con đứng lên thưa Thầy. Thưa Thầy thời gian những ngày con hôn trầm thì con có đi kinh hành được ở ngoài có được không? Hay là con vẫn cứ phải ngồi nhiếp tâm?
Trưởng lão: Không con, vẫn đi kinh hành được con, đi kinh hành nhưng mà mình quán ở trên thân mình, tập quán trên thân, vừa đi mà vừa quan sát ở trên thân mình, nó không có tập trung dưới bước đi nhiều. Nhưng mình cảm nhận được cái bước đi mấy con, nhưng mà mình thấy cái thân của mình rất an ổn.
Tu sinh: Thưa Thầy! Nghĩa là con đi con vẫn quán cái thân con và đồng thời con thỉnh thoảng con tác ý được con đuổi cái hôn trầm đi được không?
Trưởng lão: Được con! Rồi bây giờ mấy con hỏi Thầy cái gì nữa không? Có ai nữa không con? Con.
(44:00) Tu sinh: Thưa Thầy! .. trong thời gian này thì con phải lo … giải tỏa thì con khỏi phải bận tâm về vấn đề đó
Trưởng lão: Ờ, khỏi con!
Tu sinh: Thưa Thầy sáng Thầy dạy là con đi con đi kinh hành để con quét buồn ngủ, thì con mới tiếp tục như vậy, còn thấy trong ban ngày là đang tu Tứ Niệm Xứ mà buồn ngủ thì con đi kinh hành chứ không đi Thân Hành Niệm.
Trưởng Lão: Đúng rồi!
Trưởng lão: Rồi con muốn hỏi gì
Tu sinh : (không nghe rõ)
Trưởng Lão: Được con! Con quan sát trên thân. Cố gắng tập cho nó thuần, lúc nào mình cũng quan sát được cái thân của mình hết, đó là cái giai đoạn Chánh Kiến trong cái đầu tiên của mình. Bước qua cái Chánh Tư Duy thì quan sát cho được cái thân của mình. Rồi con hỏi Thầy, con!
Tu sinh: Dạ, kính thưa Sư Ông! Con thức … cái đầu nó đau lắm …
(45:30) Trưởng Lão: Vậy thì con tu Tâm Xả. Các con tu mà nhìn cái thân con bị tập trung nó sẽ làm động con, con sẽ tu Tâm Từ. Rồi cái lớp Tâm Xả được hai người nữa phải không? Con là một, rồi thêm con nữa hả? Rồi mấy con cứ hỏi đi!
Tu sinh: Thưa Thầy, con tu tâm gì vậy Thầy?
Trưởng Lão: Con hả? Thì chừng một lát nữa rồi sẽ kiểm tra con về vấn đề coi nó quán "trên thân quán thân" con quán được không? Con nghe cái câu mà dạy như thế này con "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra", nghĩa là con hít vô, con thở ra nhưng mà con coi như là con cảm nhận từ trên đầu xuống tới chân, rồi con thở ra con cảm nhận từ chân lên tới đầu. Con có cảm nhận vậy được chưa? Mà nếu con cảm nhận vậy được là tu Tứ Niệm Xứ được rồi cho nó có chỗ phao để mình vượt biển.
Tu sinh: Hồi sáng Thầy dạy con có bốn pháp.
Trưởng Lão: Bởi vì hồi sáng là Thầy kiểm tra cái số mọi người ở đây, coi như là Thầy kiểm tra sau khi ngồi trong mười phút, rồi Thầy sửa cách thức ngồi, rồi Thầy kiểm tra coi nhiếp tâm như thế nào, rồi Thầy hỏi, rồi sau cùng mười phút Thầy dừng lại Thầy mới hỏi từng người một, coi ở cái chỗ tâm nào. Cho nên còn hồi sáng có một số người mà họ không ở trên Tứ Niệm Xứ được họ chỉ tu Tâm Xả, xả vô lượng tâm đó, nhưng mà khi xả vô lượng tâm rồi phải viết bài.
Xả vô lượng coi cho được đó! Mấy con phải biết nó xả ra đụng đâu nó cũng xả hết, nó xả rác. Nó đã xả thì cái gì nó cũng xả hết, nó không có chấp nhận cái gì hết. Thì mấy con nghe cái bài kệ của Thầy cái bài kệ đầu tiên Thầy nói:
"Buông xuống đi hãy buông xuống đi
Chớ giữ làm chi có ích gì
Thở ra chẳng lại còn chi nữa
Vạn sự vô thường buông xuống đi".
Buông hết thì đâu còn gì đâu. Cho nên chỉ còn tấc hơi thở này một lát nữa buông luôn đó! Thì buông luôn mấy con nhập Tứ Thiền chứ gì? Thì rõ ràng nó cũng xả luôn.
Cho nên mấy con thấy không? Cái bài mà cái nội dung cái dàn bài của nó tới chỗ xả Tứ Thiền, xả luôn hết mà, nó đâu còn đâu. Xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh; nó xả luôn không thấy sao? Nó xả luôn hơi thở luôn, mà xả luôn hơi thở rồi còn cái gì nữa mà không xả.
Mấy con còn cái gì nữa, chết queo rồi còn cái gì đâu nữa mà xả, xả luôn cái đó là hết rồi. Đúng là ông Phật dạy mình xả hơi thở là thôi. Mày xả được hơi thở là tao không dạy mày nữa, đủ rồi.
(48:00) Cái cuộc đời của mình sống ở chỗ có cái hơi thở thôi, mà dạy tới xả hơi thở là thôi khỏi, bây giờ hết xả rồi, tới đó là vô lượng xả, mà tới đó là hết. Chấm dứt, phải không? Người nào mà xả tới chỗ đó là khỏi có xả nữa. Chứ gì, còn cái gì đâu nữa mà xả? Chết queo rồi còn gì đâu nữa mà xả, chứ nó còn sống thì xả, nó đã chết rồi còn gì đâu mà xả nữa.
Bây giờ mấy con thấy mấy con xả tới đó rồi nó lại còn cái mà không xả được. Chứ thanh thản, an lạc, vô sự xả đâu cho được. Đâu có chỗ đó thì mấy con lấy cái gì mấy con xả nó đâu. Mấy con nói mấy con xả cái gì đây? Không lẽ bây giờ mấy con tham trở lại tức là mấy con xả thanh thản chứ gì? Không lẽ tôi xả hết cái tham rồi tôi tham trở lại cho nó hết thanh thản sao? Đâu có lý vậy phải không? Cũng như Thầy bây giờ tu đã rồi, giờ làm cho nó Vô lậu lại đựng đi tái sanh chơi, đâu có lý do kì vậy.
Người ta đã sợ quá sợ rồi, cho nên một lần Vô lậu rồi thì thôi ngàn lần người ta đâu có để cho nó Hữu Lậu trở lại đâu. Cho nên cuối cùng người ta xả được hơi thở là mừng quá rồi, thôi xả luôn.
Ví dụ như cô Huệ Ân cô xả được hơi thở cô mừng quá thôi cô xả luôn, mấy đứa con khóc quá trời. Có không mấy con? Bây giờ mà bà xả cái đó tôi hết thấy bà thì làm sao tôi không khóc? Thôi bây giờ bà ráng bà thở đi tôi còn thấy.
Nhưng mà thật sự ra mình làm con hiếu đó, mà thấy mẹ mình xả được đó, mình mừng lắm mấy con. Thôi bà xả đi tôi mừng lắm, chứ không phải là tôi cầu mẹ chết đâu, mà tôi mừng là bà được tự tại. Bà xả được vậy là tự tại lắm rồi. Cho nên trong cái sự tu tập mà mẹ mình mà tu được như vậy mừng.
Bây giờ cô Huệ Ân làm được năm phút, năm phút tịnh chỉ hơi thở thì mình thấy lần lượt rồi, lần lượt tập dần, tập dần nó sẽ được mà, nhưng mà chưa sung mãn Tứ Niệm Xứ. Còn mấy con Thầy thấy người nào cũng sẽ xả được hết rồi. Bây giờ mấy con cứ nín thở khoảng năm phút xem có được không? Nín thở dư sức ngừng thở, thì đó là mình xả mình không thở nữa.
HẾT BĂNG