00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 096B ( NỮ ) - MỔ XẺ TỪNG TÂM NIỆM - DÙNG CHÁNH TRI KIẾN XẢ TÂM - VẤN ĐẠO NHÂN QUẢ VŨ TRỤ - DỤC LẬU, HỮU LẬU, VÔ MINH LẬU - ĐUỔI BỆNH - PHÁP TRONG SÁU TRẦN

CK 096B ( NỮ ) - MỔ XẺ TỪNG TÂM NIỆM - DÙNG CHÁNH TRI KIẾN XẢ TÂM - VẤN ĐẠO NHÂN QUẢ VŨ TRỤ - DỤC LẬU, HỮU LẬU, VÔ MINH LẬU - ĐUỔI BỆNH - PHÁP TRONG SÁU TRẦN

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 20/02/2006

Thời lượng: [58:39]

1. DÙNG CHÁNH TRI KIẾN XẢ TÂM

(00:00)

Trưởng lão: Nghĩa là khi có tiếng động mà không tác động vào âm thanh được thì đó là một sự bình an cho con ấy mà. Nhớ cố gắng, cố gắng trên bước đường, quan sát kỹ Dục lLu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu để cho mình xả được tâm.

Khi tự nhiên mà mình ngồi mà không có một niệm khởi đó là tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Mà tâm thanh thản, an lạc, vô sự nó tự nhiên - tức là mình có xả nhiều cho nên mới được cái khoảng thời gian như vậy.

Sự tu tập của con thì có tiến bộ nhiều; nên con nhớ cố gắng; mỗi cái niệm mà đến với con, con đem con mổ xẻ cho kỹ theo cái trình độ mà kiến thức của con đã học qua cái lớp Chánh Kiến. Con sẽ mổ xẻ ra từng cái niệm mà sinh khởi trong tâm con. Thì con sẽ xả sạch nó.

Và đồng thời cái sự mà, cái niệm mà nó vắng là tự nó đã ly; nó xả; nó vắng thì nó chứng tỏ trong cái thời gian tu con thấy nó có kết quả nhiều. Vậy mà trong cái lớp Chánh Tư Duy thì con dễ dàng tu lắm, chứ con không có khó khăn.

Cho nên, trong khi tu tập ấy thì nó ngồi thanh thản, an lạc, vô sự. Mà nó có những cái chướng ngại thì con xả. Còn cái sự an lạc - những cái sự yên ổn nhất hoặc có các trạng thái hơi thở, có sự thay đổi thì mặc kệ nó, không quan trọng; mà chỉ tỉnh thức được từng cái sự kiện xảy ra trên thân và tâm của nó.

Thí dụ như, thân nó xảy ra cái gì hơi thở thay đổi, đi là biết nhưng mà mình không vui cũng không buồn, không khởi niệm về nó - mặc tình nó; nó làm gì nó nó làm; nó an cũng được mà không an cũng được, mình chỉ biết tỉnh thức ở trên những cái điều kiện đó. Nhưng mà nó bị chướng ngại thì mình dùng pháp đuổi, không bị chướng ngại thì thôi.

Còn…​ Khi mà nó có những cảm giác thọ lạc ấy; thì con đừng có để tâm mình dính mắc vào cái sự thọ lạc đó. Sự thật ra con, cái nó trụ - tức là cái tâm của con nó trụ ở trên cái mũi con; thì nó trụ - tức là nó bám trụ trên đó. Cho nên con thấy ở trong ngực con thì nó rỗng rang; nó trống rỗng. Thì đó là nó bám; nó bám trụ - chứ không có gì đâu!

Nó bám ở chỗ đó; nó mới có yên. Chứ không bám thì không yên - tức là nó an trú ở trên cái mũi của con. Nhưng mà con đừng lưu ý; mà con chỉ cần biết rằng con đang tỉnh thức. Từng cái thân tâm của con; nó có xảy ra gì thì con biết rất rõ nó thôi.

(02:53)

Lát nữa thì con sẽ trình bày lại Thầy, gặp Thầy sau thì có hỏi Thầy thì con ra hỏi sau. Sau giờ chúng đã ra hết rồi, con ở lại.

Trưởng lão: Minh Chánh hỏi Thầy. "Con làm bài Xả tâm. Kính thưa Thầy! Khi con học…​"

Trưởng lão: Trong cái sự thưa hỏi, thì Thầy nhắc nhở mấy con. Mấy con thưa hỏi sau…​ Bây giờ trong cái tu tập, nó bị khó khăn cái gì đó; mấy con viết ngắn gọn; để trả lời cho nó gọn, dễ dàng hơn. Mấy con đừng có nói lòng vòng, hỏi lòng vòng. Những câu hỏi đặt làm sao ngắn gọn; "bây giờ con tu trong cái giờ đó; con gặp cái trường hợp đó; nó xảy ra cái gì thì con nói cái xảy ra đó thôi ngắn gọn".

Và đồng thời có gì cần mà trình bày lại với Thầy; thì mấy con sẽ trình thẳng với Thầy. "À, bây giờ các con tu tập cái giời đó; cái hơi thở nó xảy ra như này" thì nói cho Thầy biết; để Thầy chỉnh cái hơi thở cho. Thầy bắt con thực tập lại ngay thở liền cho Thầy biết; cái hơi thở của con như thế nào; mà nó xảy ra như thế nào; để Thầy giúp đỡ cho mấy con tu cho đúng cách.

Nếu hơi thở hoặc cái tâm của mình tu Tứ Niệm Xứ, cứ hỏi Thầy ngắn gọn; để rồi Thầy giúp đỡ cho nó nhanh chóng, còn đừng dài dòng

Thế thì trong cái sự tu tập mấy con nhớ vấn đề: "phải dùng cái Chánh Tri Kiến của mình để mình xả tâm thì nó mới tốt".

À, bây giờ thì mấy con sẽ trả bài lại giùm Thầy. Con đem cái này con trả giùm Thầy. Bây giờ ai đọc giùm Thầy cái bài thơ này con? Người nào có tiếng đọc tốt? Con đọc được không con?

(05:12)

Tu sinh: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca mâu Ni Phật! Nam Mô Bổn Sư Trưởng lão Chơn Như A La Hán.

Kính Tặng Sư Cô Huệ Ân

Tám tám tuổi đời còn làm bài

Luận văn Định Vô Lậu thật hay

Trước kia nào biết rành văn tự

Giờ bốn trang thơ viết thật dài

Vừa ý kỹ, vừa văn kỹ

Thầy muốn ai ai cũng thành tài

Sư cô Huệ Ân thật ý chí

Gương học cô dành lớp ngày mai

Cô làm bài viết rất từ tâm

Lời văn ngắn gọn chẳng cao thâm

Những chuyện rút ra từ cuộc sống

Chân thật cuộc đời mấy mươi năm

Bốn bài sau cuối lớp Chánh Kiến

Cuối tháng sau ngày phải viết xong

Lớp mới Chánh Tư Duy khai triển

Vào cuộc độc cư trăm phần trăm

Thầy chia lớp già vẫn bình thường

Thực hành tu tập chẳng dễ nương

Sư cô muốn xin Thầy chọn lớp

Thầy cười trìu mến giọng thân thương

Thầy cho con vào lớp cao nhất

Tịnh chỉ hơi thở con ráng nương

Chúng con kính chúc cô nhập thất

Xả tâm sức khỏe được an cư

( Tu viện Chơn Như ngày Mười Chín tháng Một Bính Tuất, năm Hai Ngàn Lẻ Sáu. Kính ghi Diệu Hiền )

Trưởng lão: Con gửi cái này cho sư cô Huệ Ân

2. VẤN ĐẠO NHÂN QUẢ VŨ TRỤ

(07:12)

Trưởng lão: Bây giờ mấy con còn hỏi Thầy gì thêm không? Có cái gì phức tạp mà chưa biết thì hỏi thêm? thầy dạy cho con thêm để chuẩn bị cho cái lớp Chánh Tư Duy. Vì hôm nay là thứ Hai rồi; còn một tuần nữa là chúng ta vào cái lớp Chánh Tư Duy. Con hỏi đi con?

Con ngồi đi con!

Tu sinh: ( không nghe rõ ). Mặt Trời và các vì sao đổi dời, có những hiện tượng xảy ra; như Mặt Trời thì Nhật thực. Mặt Trăng thì Nguyệt thực. Con hỏi vì sao có hiện tượng sự đổi ngôi dẫn đến những hiện tượng này xảy ra? ( nghe không rõ )

(08:22) Trưởng lão: Nó cũng là sự vô thường thôi. Nguyệt thực thì cái quỹ đạo của nó đi…​ trong nó. Nhật thực hoặc Nguyệt thực chỉ là cái quỹ đạo nó đi ngang qua; nó bị cản ngang. Cho nên chúng ta thấy nó là Nguyệt thực - chứ không phải là "Mặt Trời ăn Mặt Trăng hay ăn Mặt Trăng ăn Mặt Trời"; nó không có ăn. Mà nó đi ngang qua rồi nó bị khuất.

Thí dụ như bây giờ, cái Mặt Trăng nó đi theo cái quỹ đạo của cái Trái Đất; và cái Trái Đất nó đi theo quỹ đạo của cái Mặt Trời; cho nên khi đó cái Mặt Trăng nó đi xen vào cái chỗ giữa, đi theo cái quỹ đạo của cái Trái Đất ấy; nó đi xen vào chỗ giữa của Mặt Trời với cái Trái Đất cho nên thấy cái Mặt Trăng nó khuất đi.

Hoặc là khi mà cái Trái Đất chúng ta đi theo cái quỹ đạo của Mặt Trăng thì khi mà đi ngang qua thì cái Mặt Trăng nó đi theo cái quỹ đạo của cái Trái Đất; cho nên cái Trái Đất của chúng ta đi nó kẹt vô trong giữa thì chúng ta thấy như là cái "Mặt Trăng ăn Mặt Trời, Mặt Trời ăn Mặt Trăng" - cái đó là cái hiện tượng nó bình thường của cái quy luật của nhân quả, cái vận hành của Mặt Trăng và Mặt Trời của Trái Đất; chứ không có gì khác đâu.

Do còn những cái hiện tượng "sao đổi dời", chúng ta thấy cái ngôi sao ở chỗ này; nó đổi qua chỗ kia. Đó là một cái hiện tượng; nó vô thường của nó con. Mà nói nó đổi dời chứ thật ra nó không phải đổi dời đâu. Nó có cái sự bị mất của nó thôi. Nghĩa là mình thấy nó xẹt; nó mất đấy; là khi mà sao đổi ngôi. Chứ từ đó đến giờ, mấy con thấy mấy cái ngôi sao như sao Cài, sao Bắc Đẩu này từ hồi mà Thầy sanh đến giờ thấy vị trí của nó; nó vẫn y như vậy.

Tu sinh bên ngoai: Hỏi riêng Thầy; ( nghe không rõ )

(11:10)

Trưởng lão: Con nói vấn đề đó điều là hiện tượng quy luật của nhân quả hết con. Trong cái sự vận hành, trong cái hành tinh của chúng ta đều là…​ Nó thuộc về nhân quả hết; nó không có cái gì hết; đó là các pháp vô thường; nó thay đổi như vậy. Tất cả các hiện tượng ở trên hành tinh này, đức Phật nói: "các pháp đều vô thường"; thì từ cái vũ trụ. không gian chúng ta không có vật gì là thường hằng hết; dù là Mặt Trời, Mặt Trăng cũng có sự thay đổi. Nhưng có cái sự thay đổi nó thay đổi mà chúng ta không ngờ; chúng ta thấy nó vẫn còn nguyên. Tưởng là nói nó; Mặt Trời, nó sẽ tiêu. Hoặc này kia; nhưng nó sẽ tắt.

Nó sẽ có Mặt Trời khác thay thế ở trên cái vị trí đứng của nó; chứ nếu mà nó sụp đổ; nó tan thành đi; nó không còn có nữa thì cả cái vũ trụ này nó tan tành và con người của mình nó cũng không còn. Nó không còn sống được người nào hết; nó bị rơi hết; nó không còn chỗ nào có sự sống hết. Cho nên cái quy luật của nó nó bảo vệ; nó đi trong đúng cái vị trí của nó; nó bảo vệ đúng cái quỹ đạo của nó không có gì sai. Cho nên nó đi vậy mà nó tắt đi; nó tắt thì nó lại hợp lại; nó hiện lên liền tức khắc; nó không có bao giờ là tắt mất.

Cho nên nói về cái vấn đề mà người ta không hiểu người ta nói có tận thế; sự thật là không có tận thế gì đâu. Bởi vì nó vô thường; nhưng mà các pháp vô thường; nó vô thường chỗ này nhưng mà nó lại có ở chỗ kia. Cũng như, mình chết thì mình tái sanh chứ không thể nào mà nói rằng: "tôi chết rồi thì để bốn mươi chín ngày tôi đi tái sanh"; cái khoảng thời gian bốn mươi chín ngày nó không có sự liên tục; thì nó sẽ đổ vỡ hết; nó không còn nữa.

Cho nên cái quy luật của nó là quy luật vô thường là nó như vậy; chứ không thể nào nói là quy luật nó có sự gián đoạn. Nhưng mà cái người con người của mình không hiểu; "mình cứ nghĩ là có sự gián đoạn, chứ sự thật ra nó không có gián đoạn chút nào".

Cái Mặt Trời này, cái Mặt Trời mà chúng ta đang như thế này này, trong cái khoảng thời gian tuổi của Thầy và tuổi của mấy con đây, Mặt Trời nó thay đổi mấy con không có hay đâu.

Đức Phật nói: "các pháp nó vô thường mà". Cái Mặt Trời này nó chết đi thì những cái duyên của nó còn, nó hợp thành cái Mặt Trời khác; nó cũng đứng ở cái vị trí đó chứ đâu có mất. Trái Đất của chúng ta nó tan hoại; chúng ta không có ngờ là khi nó tan hoại nó hợp lại thành cái Trái Đất khác. Chúng ta cũng còn đứng ở trên đó mà chúng ta không ngờ. Cây cỏ nó cũng không biết, vật gì nó cũng không biết hết; mà nó đã tan hoại rồi nó hợp lại. Còn khi mà nó chỉ nạn động đất này kia hoặc là sóng thần…​ đều là cái sự co bóp của nó thôi, co bóp của Trái Đất, co lại hết. Thành ra nó đụng ở chỗ kia thì chỗ này nó sụt xuống. Do đó cũng là cái sự vô thường của nó thôi. Chứ nó chưa hoàn toàn; còn nó hoại; nó "ngụt" một cái là nó có cái khác thay thế đứng ở trong vị trí đó. Nghĩa là "mất cái đó là nó hợp lại - cũng như mình chết một cái mình có liền"

(13:53)

Con người của mình là một cái tiểu vũ trụ mấy con; là một cái hành tinh ấy. Một con người của mình, một con vật nhỏ, một con kiến nhỏ…​ đều là cái hành tinh đấy. Tại con mắt của mình, mình nghĩ mình không phải hành tinh chứ sự thật là một cái hành tinh; một cái hành tinh nhỏ trong muôn vàn hành tinh.

Cho nên cái Trái Đất của chúng ta là cái việc lớn; còn chúng ta là cái việc nhỏ. Cho nên nói chúng ta là tiểu hành tinh, còn Trái Đất của chúng ta là một hành tinh. Cho nên vì vậy mà chúng ta không ngờ khi mà chúng ta mất thì nó lại có cái thân khác rồi, có cái khác. Chứ nó không có mất.

Còn cái Trái Đất này nó mất thì nó có cái khác rồi; chứ không phải là nó mất là nó mất tiêu. Nó đứng ở trong vị trí nó mất cũng như mình đứng trong cái vị trí ở trên Trái Đất của mình. Mình mất cái thân này thì ở kia nó sinh ra; thì nó cũng sinh ra trên Trái Đất; chứ đâu có sinh ra chỗ khác được.

Cho nên vì vậy mà nếu Trái Đất của chúng ta nó diệt thì ngay đó có cái Trái Đất khác liền; nó cũng đứng ở cái vị trí của nó chứ nó không có đi cái chỗ khác. Cũng như ở đây, nó diệt; nó chạy lại đằng kia; nó có Trái Đất chỗ kia; không có được! Nó không có chạy bậy không có được. Nó chạy vậy là "nó trật đường, trật đường rầy - nó lật dù xe lửa nó à". Nó không có được điều đó đâu!

Cho nên khi mà có đôi mắt Tam Minh rồi; mấy con tu đi! Rồi mấy con sẽ nhìn, nhìn thấy cái quy luật của vũ trụ; nó đang vận hành cũng như mấy con nhìn thấy chiếc xe lửa; nó đang chạy trên đường rầy; nó chạy trên đường ray của nó; nó đi trật đường ray của nó là nó lật chứ nó không có còn đâu.

Nên có bao giờ mình nhìn thấy thì mình mới thấy được cái quy luật của vũ trụ nó ghê gớm. Đúng là mình con người mình tu mình nhìn ra được; mình thấy nó thì mình đứng ở ngoài; mình mới nhìn. Còn mình đứng ở trên đó; mình không nhìn nó được.

Cũng như bây giờ, mấy con đứng ở trên Trái Đất, mà mấy con nhìn Trái Đất đi thì mấy con không thấy; mấy con sẽ không thấy nó đi. Người ta đứng ở ngoài, người ta thấy nó đi - còn mình đứng ở trong nó mình không thấy.

Cho nên, trong khi đó mình có một cái phận sự, có cái đầu óc có thể quan sát được sự thay đổi của vũ trụ mà tiếc là mình không có triển khai được nên mình không có thấy được. Uổng!

Cho nên chỉ ở trong các con biết, bao nhiêu người ở trên hành tinh này, mà ông Phật đã nhìn thấy; rồi bây giờ thầy nhìn thấy; còn bao nhiêu người không nhìn thấy; hàng vạn vạn người không nhìn thấy. Tội! Họ cũng có cái đầu cũng tốt nhưng mà họ không biết sử dụng; cho nên thấy nó lạ lắm, thấy nó ngộ lắm, thấy nó đặc biệt lắm mấy con. Mà thấy như vậy rất lo cho con người. Con người điên đảo vì trong cái quy luật đó; nó lôi cuốn đi một cái vòng của nó mà không ra. Cho nên nó tiếp tục cứ sinh diệt sinh diệt hoài…​

(16:20)

Thì Trái Đất của chúng ta cũng sinh diệt. Mặt Trời cũng sinh diệt. Cho nên những nhà khoa học họ nói có bao nhiêu lần cái Mặt Trời đã tắt đi? Họ nói đúng; chứ không phải không đâu; không phải họ nói sai đâu. Khoa học nó khám phá; nó hiểu ra được cái điều đó, là con người của mình; cái đầu óc mà ý thức có hạn cuộc của không gian và thời gian. Mà nhờ cái máy móc để khám phá được cái điều này thì cũng rất là vĩ đại lắm, không phải không. Với ý thức của chúng ta mà khám phá được như vậy cũng vĩ đại lắm.

Có cái này, chúng ta có sự hiểu biết vô hạn; nó không bị không gian và thời gian hạn chế. Cho nên cái hiểu biết đó mênh mông; nó vô cùng lắm mà chúng ta không triển khai được - cho nên hiểu biết của chúng ta hiện giờ quá cạn cợt. Nhưng mà, nhờ có khoa học tiến triển; nó xác minh minh được những cái điều cần thiết cho chúng ta; để mà chúng ta biết nó như thật.

Hôm nay mấy con còn hỏi Thầy gì thêm không? Con hỏi đi; để từ từ…​

3. BA LẬU HOẶC : DỤC LẬU, HỮU LẬU VÀ VÔ MINH LẬU

(17:20)

Tu sinh: ( không nghe rõ )

Trưởng lão: À! Nói về pháp phải không con? Con muốn hỏi về pháp đúng không con?

Pháp ở đây nó có cái…​ "Nói về pháp thì nó có sáu trần và sáu căn, sáu thức. Sáu trần đó là các pháp bên ngoài tác động vào, còn các niệm là do cái tham, sân, si của mình mà nó khởi niệm. Nó cũng được gọi là pháp nhưng mà nó, mình phải phân chia đây là từng tâm niệm của mình; còn phân để mình biết cách thức mà gọi là trên Tứ Niệm Xứ đó thì trên Tứ Niệm Xứ thì đức Phật nói Thân, Thọ, Tâm, Pháp". Vậy thì nếu mà nói Tâm là từng niệm của nó là pháp thì sẽ nhầm với cái “pháp” này sao?

Cho nên nó rõ ràng Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Vậy thì cái tâm, từng cái tâm niệm của chúng ta là cái niệm; nó không ở vị trí này thì nó không thể gọi nó là pháp được. Các con hiểu không? Mà cái vị trí của Tứ Niệm Xứ thì Pháp là sáu Trần: Sắc, Thinh, Hướng, Vị, Xúc, Pháp - sáu Trần mới gọi là Pháp.

Thì các con hiểu nó là vậy ấy, thì "ở bên ngoài mà nó: Sắc, Thinh, Hướng, Vị, Xúc, Pháp - nó tác động vào sáu Căn; nó tiếp xúc với sáu Căn của con - nó sinh ra sáu Thức ấy ngay đó các con dừng".

"Đừng có cho nó bị tác động thì coi như là mình phòng hộ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý của mình tức là sáu Căn" - để cho nó không tiếp xúc với sáu Trần mà nó không dính mắc. Thì đó là "mình ngăn chặn các pháp không cho tác động vào bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp".

Cho nên cái chữ Pháp nó rộng rãi lắm. Nhưng mà ở vị trí này thì mình phân biệt cái Pháp; nó chỉ là sáu trần mà thôi - sáu cái pháp bên ngoài mà thôi.

Tu sinh: Thưa Thầy, cho con hỏi Năm Dục Trưởng Dưỡng ở góc độ của pháp?

(19:27)

Trưởng lão: Năm Dục Trưởng Dưỡng nó thuộc…​ Năm Dục Trưởng Dưỡng thì con thấy. “Mắt nó thấy sắc thì nó dính với sắc”; thì nó gọi là Năm Dục Trưởng Dưỡng; “Tai nghe tiếng nó bị dính mắc cái âm thanh” thì nó là “Năm Dục Trưởng Dưỡng”. Đó là "Sắc, Thinh, Hướng, Vị, Xúc, Pháp" lận . Cho nên vì vậy nó thuộc Năm Dục Trưởng Dưỡng; nó thuộc về pháp đó.

Tu sinh: Vậy Năm Dục Trưởng Dưỡng, nó thuộc còn sáu căn "Sắc, Thinh, Hướng, Vị, Xúc, Pháp"?

Trưởng lão: À thì sáu Căn đó là Mắt, Tai, Mũi, Miệng, Thân, Ý đó con. Còn kia nó là Sắc, Thinh Hương, Vị, Xúc, Pháp là sáu Trần. "Sáu Trần, sáu Căn, sáu Thức, nó là mười tám giới của nó đó" - một nhóm của tụi nó. Cho nên nó phải phân biệt cho rõ "sáu Căn không phải là sáu Trần". "Sáu Căn nó tiếp xúc sáu Trần; nó sinh ra sáu Thức".

Tu sinh: ( không nghe rõ )

Trưởng lão: Ờ, kể như mà, một niệm mà con ngồi viết cái bài đó thì kể như là cái thời gian đó không còn tiếp tục mà ngồi nhiếp tâm nó lại đâu. Như vậy là con chỉ xả một cái niệm đó thôi; tu tập kĩ đó con. Còn tu tập mà lơ mơ, con chỉ ngồi quan sát chút xíu, rồi trở về giữ tâm lại thì coi như là bị ức chế đó.

Tu sinh: ( không nghe rõ ) Con cũng muốn hỏi Thầy. Ví dụ như chúng con đang tập tu, có một niệm khởi, con lấy giấy bút ghi vào đấy rồi tiếp tục tu hay là…​?

Trưởng lão: À, lấy bút ghi rồi làm bài luôn; chứ không có ở đó mà tiếp tục tu; ở đó mà tiếp tục tu là con bị ức chế cái niệm đó. Cho nên lấy bút làm bài, ghi cái bài viết, cái bài để xả cái tâm mình đó. Thì như vậy mới gọi là tu Tứ Niệm Xứ.

Chứ còn con mà bây giờ con mà lấy bút mà ghi: "cái niệm đó là cái niệm ái kiết sử" rồi để đó; bây giờ tiếp tục tu thì lại bị ức chế cái niệm đó rồi.

(21:28)

Tu tứ…​ Cái lớp mà Chánh Tư Duy này, khi mà có cái niệm nó khởi ra thì lấy bút viết ra; bắt đầu đó, quán xét cái niệm đó như thế nào thế nào…​ rồi cuối cùng hiểu cho thấu suốt được cái niệm đó xong rồi. Rồi bắt đầu đó, con thấy bây giờ có thể nó một giờ, hai giờ chưa viết xong được cái bài đó đâu, chưa hết cái niệm đó đâu. Cho nên qua giờ khác còn tiếp tục làm tiếp tục nếu mà không có buồn ngủ. Còn buồn ngủ hoặc là tư duy chưa ra, chưa hiểu nó thì đi tới đi lui để triển khai cái tri kiến, để hiểu cái niệm đó cho rõ thấu triệt.

Cho nên "chỉ có tu một cái niệm đó thôi", hễ nó có một niệm là con tu một niệm đó thôi. Chứ không phải dừng cái niệm đó để rồi tiếp tục ngồi im lặng thế là không có được, như vậy là tu bị ức chế.

Tu sinh: ( không nghe rõ ) Thứ nhất, thứ hai on muốn trình bày với Thầy.

Ví dụ khi chúng con ( nghe không rõ )

Trưởng lão: À bây giờ nếu mà mấy con tu tập như vậy đó, mà cần để biết từng cái niệm mà coi con quán xét vậy đúng hay sai? Xả được hay không xả được…​ Thì các con trong, nếu mà tu tập kỹ như vậy đó; thì các con cứ từng cái niệm các con cứ làm bài, viết bài đi. Rồi trong cái ngày thứ Hai, như thế này, mấy con đem bài mấy con nộp - chứ không phải là làm bài rồi đem nộp luôn. "Trời đất ơi! Sửa bài kiểu này chắc chết Thầy!" Lúc nào cũng có bài chắc chết!

Cho nên các con nộp một lượt. À, bắt đầu bây giờ, có nhiều người tu cả tuần lễ cũng không có một niệm nào hết thì tốt rồi. Còn hễ có niệm thì mấy con cứ làm; làm rồi tới thứ Hai các con chồng một cọc vầy nè; rồi mấy con đem nộp. Rồi Thầy sẽ xem xét cái người nào được hay không được rồi Thầy viết rất rõ. Và đồng thời tu ( nghe không rõ )

Tu sinh: ( không nghe rõ ) Là như vậy, khi tu Tứ Niệm Xứ ( nghe không rõ ). Thứ Hai, đầu tuần mới lên lớp?

(23:30)

Trưởng lão: Ờ! Thứ Hai; nếu mà điều kiện, mấy con tu mà không có niệm gì hết thì lên lớp làm gì cho động? Trừ ra mấy con bị niệm đó; thì mấy con cứ làm bài rồi mấy con thứ Hai đem đến. Ở đây mấy con đem đến, chồng đi, chồng một cái xấp bài đi; rồi Thầy đến đây lầy những cái bài đó về; Thầy đọc; Thầy kiểm điểm lại coi như thế nào.

Thực ra Thầy muốn tránh cái điều này ghê gớm lắm mà tránh không được; là tại vì phải kiểm bài mấy con mới biết mấy con quán có đúng hay sai. Chứ nếu mà mấy con tu, tự tu; tự xả tự làm kĩ lưỡng như vậy đó; Thầy đỡ bao nhiêu. Nhưng mà chắc không đỡ nổi đâu. Bởi vì phải kiểm những cái quán tư duy của mấy con về Chánh Tư Duy đó; để coi mấy con có quán hết được trọn vẹn được, thông suốt được cái niệm đó không? Có xả được không? Cho nên chắc chắn là phải cực với mấy con một lần nữa.

Tu sinh: Con cám ơn Thầy ạ!

Trưởng lão: Rồi mấy con hỏi tiếp đi con? Con hỏi đi con; không có gì đâu!

Tu sinh: ( không nghe rõ )

Trưởng lão: Bây giờ Thầy tóm cái nghĩa cho con hiểu nhé.

Dục lậu là cái gì mà con ham muốn đó? Nó khởi muốn; bây giờ con muốn ăn thì là dục lậu rồi. Mà con, bây giờ con thấy giờ này là hết giờ tu rồi, mà giờ cứ muốn tu nữa thì đó là ham muốn rồi. Con hãy dừng lại đi. Đây là Thầy nói cái tu thôi. Nó là dục rồi, dục lậu đó.

Bây giờ bây giờ, đúng mười giờ đi ngủ; mà giờ tu quá tu thêm thì đó là dục lậu rồi đó. Nó thấy tham lên, tham lên mặc dù đó là tu nhưng mà vẫn là bị. Cho nên tới giờ nghỉ là nghỉ.

Nghĩa là con vô cái trường học mà giờ tới bắt đầu bảy giờ vô học tới mười một giờ về; mà con giờ, con cứ ngồi học nữa thì lại không được đâu. Cho phải ôm sách vở ra về, cho cái người giữ trường họ khoá cửa. Chứ không có được ngồi đó nữa đâu. Cho nên ở đây thì giờ giấc phải nghiêm chỉnh như vậy; chứ không thể nào để không khéo thì dục lậu; cái đó là cái dục lậu phải không? Thầy nói đây là dục lậu, cái tu thôi. Còn cái đời, nó nhiều cái thứ lắm; nó khởi muốn con muốn ở trong đó là cái dục lậu hết.

(25:51)

Còn cái Hữu Lậu là cái gì "có" mà con xả không được ấy.

Có như bây giờ cái niệm nào nó cứ tới lui hoài; mà con xả không được; là con bị Hữu Lậu đó. Bây giờ có cái niệm nào đó, xả rồi mà lát nó tới nữa…​ Tức là không xả được cái niệm này - đó là con bị Hữu Lậu bỏ không được.

Cái Hữu Lậu nó dính quá; nó không chịu rời ra. Thì đó là Hữu Lậu. Hữu là có - Lậu là đau khổ, là lậu hoặc. Còn Dục lậu là ham muốn; cái sự muốn của mình; mình muốn cái này muốn cái kia muốn cái nọ…​

Bây giờ muốn có cái áo đẹp thì đó là cũng dục, muốn ăn cái bánh, hoặc là: "giờ thôi mình muốn đi kinh hành một vòng, cung muốn thì coi chừng". Còn giờ đi kinh hành là phải bắt buộc, tôi không muốn mà cũng phải đi; thì đó là không muốn.

Còn bây giờ đó, "cái giờ này không phải giờ đi kinh hành; mà muốn đi kinh hành thì đó coi chừng" - hoặc là "thôi bây giờ mình đi lỡ bên cái khu bên kia chơi chút thì đó là muốn thì đó là dục lậu". Hễ nó muốn, có một cái muốn thì đó là dục lậu.

À, "bây giờ thôi, bây giờ mình ngồi trong thất nghe nó nực; thôi bây giờ ra ngoài cho nó thoải mái chút thì cái muốn đi ra ngoài thoải mái chút đo cũng là dục lậu". Con hiểu cái nghĩa của nó chưa? Hở chỗ nào là mình "kẹt" ở đó hết à, "kẹt" ở cái dục lậu.

Còn cái Vô Minh ấy là cái không hiểu. Bây giờ mình học cái lớp Mình để cho mình hiểu; là mình phá Vô Minh Lậu đó. Con hiểu không? Bởi vì mình không hiểu nên mới có lậu hoặc mới có buồn phiền mới có đau khổ. Còn bây giờ mình học hiểu rồi; tức là mình phá cái Vô Minh Lậu - cho nên nó không còn nữa. Mình hiểu biết đúng; cho nên nó không còn khổ nữa. Cho nên gọi là cái Vô Minh Lậu nó hết rồi.

(27:43)

Còn nếu mà chưa hiểu; con làm bài ngắn ngắn có mấy câu ấy tức là chưa hiểu, còn Vô Minh Lậu. Còn mà con làm bài mà thầy nói là “Ờ, được rồi!” thì đó là con đã hết Vô Minh Lậu.

Bởi vì cái Vô Minh Lậu ấy nó dễ, mấy con làm bài Thầy thấy mấy con còn Vô Minh Lậu hay là hết Vô Minh Lậu biết liền. Không lẽ mấy con làm cái bài vậy, mấy con nói quá đúng mà mấy con còn Vô Minh Lậu chỗ nào? Tại vì mình hiểu rồi mà, làm sao gọi là mình Vô Minh Lậu mà được?

Mà hiểu rồi còn để tức giận thì mấy con bộ điên sao!? Bộ điên đảo sao? Trời Đất ơi, hiểu mà giận là khổ mà tại sao cứ để giận? Tức là mấy con hiểu quá rõ, mà thế mà cứ để cứ trong bụng; nó ôm ấp hoài thì mấy con chỉ còn điên đảo thôi. Chứ còn đâu phải con người mà hiểu.

Cho nên khi mà hiểu rồi, thì luôn ngay liền mình chưa xả được; thì chốc lát mình xả không để. Còn thời gian sau thấm nhuần được thì tất cả những ác pháp tác động vô thì mình xả liền tức khắc. Tức là do qua cái Tri Kiến của mình hiểu biết tức là Vô Minh Lậu không còn có nữa.

Có Vô Minh Lậu mới có giận hờn, mới có ham muốn. Mà không có Vô Minh Lậu thì không có giận hờn, ham muốn. Cũng như bây giờ con còn Dục Lậu là tại vì Vô Minh Lậu con còn. Cái Vô Minh Lậu con còn nên Dục Lậu nó còn; Hữu Lậu nó còn. Mà cái Vô Minh Lậu con hết thì cái Dục Lậu cũng hết, tất cả mọi cái ham muốn đều hết.

Cho nên trong cái lớp Chánh Tư Duy là cái lớp áp dụng cái Minh để cái Vô Minh Lậu của mình không còn nữa. Áp dụng cái Minh của mình để cho mình phá cái Dục Lậu và cái Hữu Lậu của mình; chứ đâu có gì.

Mà cái lớp học Chánh Kiến là nó làm cho mình đầy đủ cái Minh - đầy đủ sự hiểu biết; để cho mình sử dụng mình phá cái dục Lậu và Hữu Lậu. Có vậy thôi chứ không có gì hết. Cuối cùng Dục Lậu, Hữu Lậu hết mà vì nhờ có cái Minh, cái không có Vô Minh nữa. Cho nên do chúng ta học mà chúng ta không có vô minh.

Hiểu như vậy, rồi bắt đầu bây giờ chúng ta áp dụng để cho cái nghiệp của chúng ta nó không còn tác động được nữa. Chứ nhiều khi mấy con hiểu rồi nhưng mà mấy con vẫn còn thấy giận, vẫn còn thấy ham muốn, nhưng mà khi mình áp dụng nó cho nên mình áp dụng từng cái hiểu biết của mình, mình áp dụng mình đưa ra từng cái niệm của nó nó còn cái nghiệp của nó, còn ham muốn, còn cái này kia…​ Cho nên, do đó có cái niệm đó nó khởi ra, thì chúng ta dùng cái hiểu biết của Minh này ấy, cái không còn Vô Minh này; chúng ta mới phá vỡ bằng cái Tri Kiến, bằng cái hiểu biết, thì chúng ta lần lượt thì nó sẽ quét sạch cái nghiệp, cái lực của nó sẽ không còn tác động chúng ta được nữa - cái Dục Lậu, cái Hữu Lậu không tác động chúng ta được nữa. Tức là áp dụng cái Tri Kiến không còn Vô Minh của chúng ta nữa thì nó phải xoá đi tất cả nhũng cái Dục Lậu, Hữu Lậu…​

(30:37)

Thì mấy con thấy, từ cái chỗ mà chúng ta học để chúng ta có được cái Tri Kiến hiểu biết, cái Chánh Kiến của chúng ta thì cái Vô Minh Lậu nó sẽ hết. Mà nếu muốn cái Vô Minh Lậu hết; thì để áp dụng nó vào để chúng ta xả cái Dục Lậu và cái Hữu Lậu. Mà cái Dục Lậu, Hữu Lậu nó đã sạch thì cái Vô Minh Lậu chúng ta là hoàn toàn là Minh; chứ nó không còn cái Vô Minh Lậu.

Có ba cái lậu hoặc, mà chúng ta sử dụng cái đầu tiên là chúng ta sử dụng là để phá vỡ cái Vô Minh Lậu. Mà cái Vô Minh Lậu đã phá vỡ rồi thì cái Dục Lậu và cái Hữu Lậu dễ dàng phá vỡ. Các con thấy cái bài học của đức Phật nó cụ thể nó rõ ràng như vậy.

Và bây giờ mấy con hỏi Thầy gì nữa thì mấy con hỏi!

Tu sinh: Kính bạch Thầy, từ nãy con mãi không chép cái phần quan trọng…​ con có nghe được là, cái cách xử lý về những cảm thọ với niệm xảy ra. Từ nãy con nghe loáng thoáng nó khởi ra tự nhiên ( nghe không rõ ). Có phải không Thầy?

Trưởng lão: Con muốn hỏi, "cái cảm thọ là cái đau nhức hoặc là cái thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ? "

Tử sinh : Dạ, ba cái thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ.

Trưởng lão: À bây giờ ba cái này: thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ.

Thọ bất lạc bất khổ thì chắc chắn chúng ta sẽ không có khó khăn với nó; nhưng mà chúng ta cũng không phải…​ Do đó mà sợ cái mà chúng ta nghĩ rằng đây là Phật tánh. Cái thọ bất lạc bất khổ; nó không có thọ lạc, thọ khổ gì hết; mà nó thanh thản an lạc vô sự đấy. Nhiều khi chúng ta, do cái chỗ đó là cái chỗ đúng…​ Chúng ta đừng nghĩ nó đúng sai gì hết. Cho nên vậy mà cái thọ bất lạc bất khổ thì nó không có khó.

Bây giờ nói về cái thọ khổ. Thọ khổ thì chúng ta có phương pháp đẩy lui gọi là "nhiếp phục tham ưu trên thân".

Bây giờ thọ lạc này. Chúng ta không đẩy lui cái thọ lạc; nhưng chúng ta nhận biết có được. Bây giờ ngồi tu thấy có cái thọ lạc, nhưng mà chúng ta nhận biết chứ chúng ta không coi nó là tốt là nó xấu. Nhiều khi chúng ta thấy: "bữa nay sao nó tu thấy nó tốt quá; nó thanh thản an lạc; nó an trú; nó thích hứng thú quá thì cái này nó là mình bị cái thọ lạc rồi".

(32:59)

Còn khi mình thấy có biết đó; mà mình thấy nó không có quan trọng; mà chúng ta cần ở trên cái pháp. Bây giờ tỉnh thức ở trên cái Tứ Niệm Xứ. Mình đã biết rõ ràng cái Tứ Niệm Xứ rồi mà có cái thọ lạc thì chẳng cần lưu ý, chẳng cần coi nó ra gì hết. Đương nhiên là mình ở trên cái thọ lạc đó mà mình quan sát chứ mình không chú ý cái thọ lạc, không có mừng vui trên cái thọ lạc.

Vì mừng vui trên thọ lạc thì chúng ta bị cái Dục, bị cái Ngũ Lậu, bị cái Hưu Lậu của chúng ta. Bởi vì cái Thọ lạc là có cái đó; mà mình cứ ở trên đó; mình thấy: "bữa nay tu tốt quá; bữa nay thấy an lạc quá; bữa nay thấy thích thú quá…​ thì do đó mình tu sai"

Tức là mình bị phân tâm của mình bị cái thọ lạc đó là sai. Cho nên, thọ lạc nhưng mà mình vẫn biết nhưng mà mình không cần coi nó là một cái mình đã "tu tốt tu xấu gì cũng không cần". Nhưng mà mình biết rằng "ở trên cái thọ lạc đó, mình vẫn quan sát được thân tâm của mình là cụ thể rõ ràng chứ không cần cho đó là tu tốt tu xấu".

Thầy muốn dùng cái danh từ để nói cho mấy con "đừng có bị kẹt ở trong cái thọ lạc". Mình không đuổi nó như thọ khổ. À, bây giờ, "thọ lạc phải bình thường mình không đuổi nhưng mình không chấp nhận nó nhưng mình không đuổi".

Còn cái thọ khổ là tại vì nó làm cho mình khổ; nó làm cho mình động; cho nên mình phải dùng mình quán để mình đẩy lui nó - đẩy lui cái thọ khổ cho nó hết; cho nó trở về cái sự bình thường.

Lạc lẻ ra, cái thọ lạc thì lẽ ra chúng ta cũng đẩy lui nó; nhưng mà "chúng ta không đẩy lui là tại vì nó có cái trạng thái đó; nó làm chúng ta được an trú một cách dễ dàng" - còn nếu mà nó không có cái trạng thái mà thọ lạc đó thì con an trú rất khó; mặc dù là con cố gắng tỉnh nhưng mà nó dễ bị mê. Thay vì bây giờ nó không; nó ở trong cái trạng thái bình thường con; mà con tu tập thì con dễ bị hôn trầm, thuỳ miên. Mà trái lại, nó có cái thọ lạc đó con không đuổi nó; cho nên cái hôn trầm thùy miên không đến vô con được.

Cho nên mình biết lợi dụng cái thọ lạc nhưng mình không chấp nhận cái thọ lạc; vì cái thọ lạc không phải là cứu cánh, không phải chỗ đó là chỗ cứu cánh. Mình phải hiểu được như vậy thì mình mới có tu tập mới có tiến bộ. Thế nên, không chấp nhận thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ nhưng ở trên thọ lạc để mà mình tiếp tục mình duy trì cái sự tu tập của mình, cái sức tỉnh thức của mình để nó Định Tĩnh ở trên đó mà thôi.

Nó quan trọng là ở chỗ Định Tĩnh, cái tâm mình Tỉnh Thức ở trên đó, Định Tĩnh nhu nhuyến dễ sử dụng ở trên đó mà thôi. Nhớ như vậy thì à bây giờ nó thọ lạc thì mình mặc chỉ biết cái tâm mình Định Tĩnh để quan sát bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp của mình, đó là Định.

(35:36)

Thì mấy con nhớ, ở trên cái thọ lạc mà quan sát. Cho nên nó không có mất cái thọ lạc nhưng mà mình không có chấp nhận cái thọ lạc đó là an ổn, là thích thú mình không có chấp nhận

Rồi, mấy con còn hỏi gì nữa ?

Tu sinh: Thưa Thầy, cho con hỏi. Con tu con thấy hiện tượng của con vừa xuất hiện niệm khởi ( nghe không rõ )?

Trưởng lão: À, "con vừa thấy niệm khởi mà vừa hết; là tại vì con thiếu sức Định Tĩnh". Cho nên nó chớp nhoáng nó đi qua. Hoặc là con thấy hết là tại vì con quen với cái pháp "tri vọng biết vọng liền buông" .

"Ở đây cái niệm để cho nó hiện hình hẳn hoi đàng hoàng; ngồi chơi chứ không có ức chế tý nào. Con bị ức chế; cho nên cái niệm này nó xẹt qua; cái nó mất liền; là tại vì con bị ức chế". À con hiểu cái chỗ tu sai con không? Ức chế như thế nào? Con nhiếp tâm trong hơi thở; biết hơi thở ra vô; cho nên cái niệm - "nó tức quá nó xẹt vô"; cái nó bị cái hơi thở con; bị con tập trung ấy thì đó là con đã sai.

Hoặc là, con đi kinh hành tập trung cái bước đi; mà cái niệm nó xẹt vô; do con bị mắc ức chế; mắc cái tâm của mình trong "cái niệm bước đi" ấy nó xen vô này - "Đi là cứ đi tự nhiên bình thường; cho nên đầu con nó nghĩ ngợi cái gì ấy thì nó cũng dễ dàng; nó không có tập trung; cho nên nó hiện cái tướng nó rõ; mà cái tướng nó rõ thì tui dùng cái Tri Kiến để xả".

Như vậy thì con mới xả tâm. Chứ không khéo nó xẹt nó mất, nó xẹt nó mất…​ là con bị ức chế đó. Ức chế là gì?

Con nương vào bước đi, hay con nương vào hơi thở hoặc con nương vào cánh tay con tập trung…​ Thì coi chừng những cái hành động mà tập trung trong những cái hành động đó là bị ức chế đó. Cho nên nó xẹt cái nó mất; nó xẹt cái nó mất…​ không biết cái niệm này là niệm gì? Đó, con hiểu chứ gì?

Tu sinh: Ý con nói, con vừa biết nó thì nó hết đó Thầy; nó không con kéo dài.

Trưởng lão: À bởi vì con…​ Bây giờ, con chỉ có niệm đó con biết; cái niệm đó nó khởi ra; nó thuộc về ái kiết sử hoặc thuộc về muốn ăn hoặc là thuộc về muốn ngủ cái gì đó…​ Cái niệm đó thì con ghi nhận nó; rồi cái ngồi tư duy, phải không?

Chứ "con đừng có để à bây giờ nó mất rồi thôi". Mất rồi thôi sao được? "Mày nhớ mày chọc tao thì tao phải dẹp mày chứ, mày đâu chạy trốn ao được", phải không? ! "Lôi cái đầu nó ra, quất nó một hơi".

Chứ còn con mà để nó trốn á; "lát nó ló đầu ra nữa à", có phải không? Nó hiện ra; cái nó chạy mất thì không được, chơi cái kiểu này "trốn cú bắt" …​ Thì không được!

Nghĩa là không chơi cái kiểu này được. "Mày ló ra thì phải ló cái mặt ra; chứ không được núp núp ở trong này được". Như vậy là mình tu theo cái kiểu xả tâm, còn tu kia là ức chế tâm; cho nên nó hiện ra rồi mất, hiện ra rồi mất…​

Mặc dù con không tu "có tri vọng, biết vọng liền buông" - con không buông liền nó; nhưng mà con không có để cho nó trốn mấy con đâu. Cho nên chúng ta ngồi tu có cái niệm xẹt ra rồi bắt đầu mất; là tại vì cái sức tỉnh chúng ta đang tu tỉnh ở chỗ nào đó.

(38:28)

Còn chúng ta rất bình thường; cho nên cái người mà chưa biết giống như người mà chưa biết tu đó; thì dễ lắm mấy con. Đừng có nhiếp tâm; đừng có cái gì hết. Cái niệm nó khởi ra; nó hiện ra rõ ràng ờ "mày như vầy là tao biết mày là cái gì…​ Mày nhớ nhà phải không? Ờ, được rồi để tao cho mày nhớ nhà…​ Rồi bắt đầu đưa mổ xẻ nó ra…​ thôi nó hết nhớ nhà". Rồi bắt đầu cái niệm nó khởi ra…​ nó nhớ hồi mình đi chơi đâu đó…​ bây giờ nó nói: thôi đi núi Bà chơi cho biết…​ Đó là những cái niệm đó để mổ xẻ nó ra.

Cho nên mấy con lưu ý về vấn đề mà tu tập tới đây; thì không được ức chế một cái niệm nào. Mỗi niệm là một đề tài tu của mấy con đó, là thuộc Định Vô Lậu đó.

Tu sinh: Thưa Sư Ông, còn một cái, sự kiện ( nghe không rõ ) - trị bệnh, con thấy “khi con đưa ra thì con tưởng tương cái bệnh nó ra thì con thấy nó hiệu quả; con sợ nó giống Yoga hay nhân điện gì không?

4. ĐUỔI BỆNH

(39:31)

Trưởng lão: À cái này là mình sử dụng cái tưởng của mình để trị bệnh, được chứ không có sao hết con. Nó hết bệnh thì thôi chứ mình đâu có tu; nhưng mà mình không có dùng nhân điện như bên kia nhưng mình dùng tưởng để đẩy lui.

Thay vì bây giờ mình đưa tay ra thì mình thấy cái đầu mình đau thì mình tưởng nó ra; để cho nó mau hết, để cho mình trở về vị trí bình an để mình thanh thản, an lạc, vô sự thì được, không có sao, không có gì đâu!

Đó là cách thức để đẩy lui nó bằng các pháp tác ý và bằng cái tưởng của mình; để cho cái bệnh của mình nó mau lành; nó không có còn bệnh nữa; thì cái đó được sử dụng trong tạm thời đó; để cho mình tu tập để mình chuyển hết cái nghiệp của mình.

Tu sinh : Mình sử dụng nó, vậy lâu ngày nó tu tập tưởng hơi nhiều thì…​?

Trưởng lão: À, không có đâu con. Mình không có luyện tưởng; mình không có huân tập; vì đau tui đẩy lui nó bằng cái tưởng, còn nó hết đau thì thôi; chứ tôi đâu có luyện nó đâu. Không lẽ con cứ đau hoài sao? Nó phải hết đau chứ! Hết đau thì tu cái khác chứ tui đâu có tu cái đó nữa, phải không?

Tui không có luyện nó nữa - nghĩa là “đau” tui phải sử dụng nó; để mà đẩy lui; cũng như đức Phật dạy mình Quán Tưởng; quán Tưởng Thân Bất Tịnh này, quán Tưởng Thực Phẩm Bất Tịnh nè. Mình tưởng ra; nhưng mà khi mình nhàm chán rồi thì thôi; chứ tui ngồi tui tưởng mãi chắc tui hết ăn nổi, phải không?

Còn nay tôi cũng vậy, tôi quán tưởng cái bệnh tôi đi ra mà, khi mà nó cái tưởng tôi hết rồi thì thôi; chứ tôi điên gì mà cứ ngồi tôi tưởng hoài, con nhớ chưa?

Mình đẩy lui được cái chướng ngại của mình thôi; mục đích là ly tham ly ác pháp đó con; ly dục ly ác pháp; cái chỗ đẩy lui,. Cho nên mấy con thấy Thầy đâu có dạy mấy con nhiếp tâm và an trú tâm thì bây giờ một phút thôi; mà một phút nó chưa hết bệnh thì một phút nữa; một phút nó chưa hết bệnh thì một phút nữa…​ Cứ một phút thôi à, rồi hỡi hết bệnh thì thôi, không có tu nữa.

5. TU XẢ TÂM

(41:20)

Tu sinh : Thưa Sư Ông, Sư Ông chỉ con cách thức tu Tâm Xả?

Trưởng lão: À, tu Tâm Xả à con? À tu về Tâm Xả thì con làm bài Tâm Xả chưa? Làm rồi phải không?

Tu sinh : Da con chưa thấy Sư Ông, ( nghe không rõ )

Trưởng lão: À coi như là, con có lẽ là một số bài, chưa chấm xong con, mấy con làm sau này phải không?

Tu sinh : Con mới đưa cô Út.

Trưởng lão: À con mới đưa cô Út làm sao thầy xem kịp? Một xấp như vầy phải không? À quá nhiều rồi. Cho nên vì vậy mà có lẽ là tuần sau Thầy trả hết mấy con.

Tu sinh : (Không nghe rõ)

Trưởng lão: À cách thức mà mấy con đã viết cái Tâm Xả đó thì mấy con áp dụng vào cái Tâm Xả. Bởi vì cái Tâm Xả là pháp cuối cùng của Tứ Vô Lượng Tâm. Tất cả mọi cái nó có hai phần; cái xả của cái tâm đầu tiên là xả tất cả các cái dục lạc của thế gian; cái phần mà xả của thiền định: xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh, xả của thiền định. Thì cái phần đó là phần xuất thế gian; có hai phần.

Cho nên không biết con làm cái bài của con thế nào thì chưa biết; nhưng mà để Thầy kiểm điểm lại coi cái tri kiến của con về cái việc Tâm Xả của con như thế nào; rồi Thầy sẽ xác định con có phải tu Tâm Xả hay Tâm Hỷ không; để rồi thầy sẽ chấm cái bài đó cho. Cô Út hồi hôm xách đưa cho Thầy, Thầy nói giờ sao làm cho kịp.

Tu sinh: ( Không nghe rõ )

Trưởng lão: Cái gì mà sẽ hết?

Tu sinh : Sư Ông nói là ( Không nghe rõ )

Trưởng lão: Không phải đâu! Thầy dạy như thế này nè. Nghĩa là chúng ta "ngăn ác diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện".

Ở trong cái bài mà Thầy giảng đó; thì Thầy nói là "vô ngã ác pháp mà hữu ngã thiện pháp" - chứ không phải là vô ngã sạch hết. Nghĩa là "nếu vô ngã thì thiện cũng vô mà ác cũng vô"; thì như vậy là ngơ ngơ thành cây đá. Con hiểu không?

(43:54)

Ở đây, "ác pháp thì mới vô ngã mà thiện pháp thì còn", bởi vì đức Phật dạy: “Ngăn ác diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện”. Thì cái gì còn thiện? "Cái ngã thiện chớ - chứ không phải là cái ngã thiện tui, chớ không phải cái ngã của tôi".

Còn con mà con chấp; con có cái ngã của con thiện thì nó còn. Còn cái này cái ngã thiện tức là cái Tri Kiến ​​chúng ta hiểu cái thiện; mà cái đó nó không làm khổ mình khổ người, thì cái này nó còn ở với tui. Con hiểu không?

Cho nên tôi còn cái Tri Kiến hẳn hoi; chứ tôi đâu có dính mắc. Tui sống như mọi người nhưng mà tui không có làm khổ người khác; tui không làm khổ tui. Con hiểu không?

Đó là cái hữu ngã thiện pháp; còn cái vô ngã ác pháp là "tôi không bao giờ tôi sống trong ác pháp". Thầy có giảng chỗ này, có nói, nhưng mà con không nghe rõ, chưa rõ thì con nghe lại, nghe lại cho kĩ lại.

Tu sinh: Còn cái Dục Lậu, khi con đang đứng, con thấy (Không nghe rõ)

Trưởng lão: À con bị dục Lậu rồi. Thấy cái nhà dơ mà giờ này giờ tu mà đi quét thì trật. Hồ sáng quét nhà không quét; bây giờ lại ngồi quét rồi sinh chuyện. Giờ tu là tu; mà giờ làm là làm; chớ bây giờ thấy nhà dơ quét, lát nữa thấy nhền nhện; lát nữa thấy cái cửa sổ này phải sửa lại chút, lát nữa…​ Đủ thứ chuyện hết. Vậy thì Vô Sự chỗ nào? Ở đây thì vô sự; cái giờ vô sự thì vô sự chứ không có lộn xộn được. Con hiểu không?

Chứ không khéo nó sinh dục. Ngồi đây bắt đầu mình ngồi chơi mà; đâu có tu gì đâu. Bắt đầu thấy cái đống rác kia, lát nó ra nó hốt; lát nữa nó thấy cái sàn này có mấy cọng rác nó đi quét. Nó sinh chuyện đủ thứ hết; nó không có vô sự đâu - rồi đây nó nhìn trên mái có mấy nhện nhện; nó quét nữa. Suốt ngày thành ra hữu sự hết. Mà cái đó con biết là gì không? “Dục” đó. Phải ly nó hết.

Rồi con hỏi đi!

Tu sinh: Kính bạch Thầy, con muốn hỏi. Xả lạc, xả khổ, xả nghiệp thanh tịnh thì cái câu hỏi đó, con có liên hệ bên Đại thừa con có một câu là “Chánh Pháp còn phải bỏ” - nghĩa là ( nghe không rõ ). Vậy thì Pháp nó có giống nhau và khác nhau như thế nào? Cảm ơn Thầy.

(46:30)

Trưởng lão: Thì cái câu nói ở trong Đại thừa nó nói như vậy, nhưng mà có pháp bỏ, có pháp không được bỏ. Nếu mà con nói, thí dụ như nói: “Chánh pháp còn phải bỏ huống hồ là Phi pháp”, vậy Giới Luật Thầy tu rồi Thầy cũng bỏ luôn, phải không?

Giới Luật là Chánh Pháp; mà Đức Hạnh không lẽ là bây giờ Thầy cũng bỏ luôn Giới Luật - tức là mọi lần Thầy tu Thầy ăn một bữa. Bây giờ, Phi pháp…​ Phật pháp còn phải bỏ huống hồ Phi pháp cũng bỏ hết rồi. Phật pháp cũng bỏ luôn - tức là Thầy phạm giới trở lại sao? Không được!

Cái câu nói đó nó phải áp dụng vô chỗ nào chứ còn nói chung chung là không được đâu. Đại thừa thì nó nói chung chung. Còn ở đây Nguyên Thuỷ, nó nói rõ lắm: "lúc nào mà bỏ, lúc nào không bỏ" - nó có chỗ bỏ nó có chỗ không.

Cho nên, khi mà tu tập thì hồi nãy nói đó thì - "bây giờ là cái xả của cái pháp thế gian chưa xả hết; mà đòi hỏi xả của thiền định thì Thầy nói khoan mấy con; đòi hỏi quá cao".

Thầy nói mấy con cũng chưa hiểu đâu. Chừng nào tâm mấy con thanh tịnh, ly dục ly ác pháp hết rồi - tức là mấy con xả hết các pháp thế gian hết rồi chứ gì: xả ăn, xả uống, xả ngủ nghỉ, xả…​ mọi pháp xả hết rồi. Các con mới thấy trạng thái bất động của nó chứ gì. Sau khi bất động đó, rồi bây giờ mấy con mới xả tới xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh…​ mới xả. Các con nghĩ chỗ đó chưa?

Bây giờ mấy con nói là dựa vào những kinh nói bỏ xả này thôi chứ mấy con chưa biết chỗ này nói đâu. Khi nào mà cái tâm mấy con thanh tịnh, ly dục ly ác pháp rồi; nó nhu nhuyễn; nó dễ sử dụng thì lúc bấy giờ mấy con mới biết tới giai đoạn xả. Mấy con mới xả được cảm thọ của mấy con; mới xả được cái tưởng của mấy con; con ly trú xả mà. Mấy con mới diệt được Tầm Tứ,

Chứ nếu mà không có cái chỗ xả mà các pháp thế gian; cái giai đoạn đầu thì các pháp xả này, các con không biết đâu mà làm hết; không biết cách thức nào mà làm nữa. Thầy nói thì nói chơi vậy; chứ mấy con không có làm gì được đâu. Thầy biết làm nhưng mấy con chưa biết làm.

Cho nên, mấy con viết là viết ở cái giai đoạn xả của pháp xuất thế gian để đi vào cái lớp Chánh Định ấy. Thì mấy con viết là dựa theo kinh sách mấy con viết; chứ mấy con chưa có kinh nghiệm viết đâu. Còn Thầy viết thì mấy con đọc cũng như rối cái đầu.

Cũng như đức Phật nói: "nhập ở trong Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền - nói cái trạng thái mà hỷ lạc xả của nó đó thì tuyệt vời". Nhưng mà nói thì tưởng tượng; "chứ thực ra mấy con chưa nếm được cái bánh đó bao giờ hết".

Cho nên, coi chừng nói trật lất, khó lắm mấy con. Cho nên, trong khi mà trong khi tu tập; tới cái giai đoạn mà nói xả thì bây giờ các con cứ cố gắng xả các pháp thế gian để xả những cái Dục Lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu của mấy con đã.

(49:13)

À bây giờ, đầu tiên là các con học lớp Chánh Kiến ấy là mấy con xả cái Dục Lậu ở Vô Minh Lậu. Sau cái lớp Chánh Kiến rồi thì áp dụng cái lớp Chánh Kiến đó mấy con mới xả Dục Lậu, Hữu Lậu; thì bắt đầu tâm các con mới bất động.

Tâm các con bất động thì ở trạng thái bất động đó; nó có cái khả năng để cho các con mới tiếp tục xả; nó mới có cái khả năng, nó mới có cái sức để mà xả, đạo lực nó mới xả được kế đó nó mới xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh. Nó mới diệt Tầm Tứ; nó mới ly dục ly ác pháp thật sự; nó mới có hiện ra "năm chi thiền"; nó mới đi vào cái lớp Chánh Định. Cho nên đó là cái xả cuối cùng của người tu chính đạo, để thực hiện Tam Minh.

Nó còn đi một giai đoạn của nó; cho nên nó có hai cái giai đoạn xả: "xả các các ác thế gian và cái giai đoạn của pháp xuất thế gian". Cho nên, có hiểu rõ thì mới làm bài cụ thể. Cho nên vì vậy khi mà nói về xả đến Định - giai đoạn bốn thiền thì mấy con dựa vào mấy cái Kinh sách hoặc là dựa vào cái lời Thầy nói, mấy con nói thôi, cũng đủ là mấy con nói gì cũng đủ, chứ mấy con chưa biết nó đâu.

Nhưng mà sau khi đó cái đường đi của mình, đường đi xả thì mình biết; nó sẽ xả tới đó đó. Mình biết mình hiểu tổng quát nó rồi. Nhưng cái giai đoạn mà xả là mình phải biết, mình xả đó - cái giai đoạn xả các pháp thế gian thì các con sẽ học lớp Chánh Kiến, Chánh Tư Duy này để mấy con xả các pháp thế gian đây.

Cái này là mấy cái các con đang tu tập đang rèn luyện mình ở trong các pháp thế gian; còn cái xuất thế gian ấy thì sau cái thời gian mà các pháp xả thế gian được rồi thì mới bắt đầu tiếp tục cái giai đoạn của xả xuất thế gian. Nó tiếp tục của cái giai đoạn kế; mà cái đường đi, cái bản đồ mình vẽ rất đủ "từ cái thế gian cho đến cái xuất thế gian mình có vẽ cái bản đồ cụ thể rồi".

Cho nên mình biết tới hết cái giai đoạn này nó đi qua cái giai đoạn khác. Giai đoạn một mấy con đã tu xong thì giai đoạn hai mới làm được. Ở đó là những cái cấp bậc, cái mức thang của nó; cái mức thang các của nó con phải trèo - chứ không thể nào mấy con trèo cao lên trên kia được mà mức thang thấp nhất ở trên đây thì các con phải tập tu. Và hôm nay đó là cái xả của đang mấy con đang xả ở cái Dục Lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu; tu tập để xả tâm mấy con ạ.

Rồi bây giờ bắt đầu mấy con hỏi Thầy, con hỏi Thấy!

6. PHÁP TRONG SÁU TRẦN

(51:28)

Tu sinh: (Không nghe rõ)

Trưởng lão: Con muốn hỏi về vị xúc pháp; sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp phải không?

Tu sinh: (Không nghe rõ)

Trưởng lão: Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp đó là sáu Trần.

Tu sinh: (Không nghe rõ)

Trưởng lão: À thì lẽ đương nhiên là âm thanh cũng là pháp, mà thân, hình, sắc cũng là pháp.

Tu sinh: Thế thì con chưa hiểu pháp của sáu cái này!

Trưởng lão: Con không hiểu sáu cái này?

Tu sinh: Con bạch Thầy, con hiểu rồi. Con hiểu sắc cũng là pháp; thinh cũng là pháp; hương cũng là pháp; vị cũng là pháp, xúc cũng là pháp. Vậy Pháp trong pháp có nghĩa là gì?

Trưởng lão: Đâu con hỏi đi!

Tu sinh: Con thưa Thầy, ( nghe không rõ ) chữ Pháp trong ( nghe không rõ )

Trưởng lão: Những cái Pháp mà trong Kinh dạy phải đấy không con? Đó là cái Pháp tu ba mươi bảy phẩm trợ đạo cũng gọi là pháp đấy con.

Mấy con lầm, bởi vì nói về cái pháp như là: Định Vô Lậu nè, Định Niệm Hơi Thở nè, Tứ Chánh Cần nè, Tứ Như Ý Túc nè…​ đều là pháp hết à. Cái đó là pháp nhưng là “pháp tu”. Còn pháp mà cái Pháp mà gọi là sáu Trần ấy; sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp.

Như sắc là hình ảnh; như Thầy có hình ảnh của Thầy; gọi là pháp. cái âm thanh Thầy nói ra là pháp, một cái pháp âm thanh, rồi cái mùi hương, mùi thơm tho đó là pháp…​ đó là sáu cái pháp Trần gọi là sáu Trần.

Nó luôn luôn tiếp xúc sáu Căn của nó. Cho nên nó sinh ra sáu Thức. Từ tiếp xúc nó sanh ra sáu Thức; có cái sự xúc chạm nó sinh ra sáu cái Thức. Sáu cái Thức nó mới sinh ra cái cái “Ái”, "cái Thọ cái Ái".

(54:11)

Cho nên vì vậy nó có cái cảm thọ đó nó sinh ra cái ái; nó mới thích; nó mới yêu. Cái ái nó thích yêu của nó. Cho nên, nó theo cái Thập Nhị Nhân Duyên; mà Thập Nhị Nhân Duyên, nó là cái pháp của Thập Nhị Nhân Duyên. Nhưng mà nói riêng về cái phần Lục Nhập của nó thì nó có mắt, tai, mũi, miệng - tức là sáu Căn, sáu Trần, sáu Thức của nó, con hiểu không? Đó là pháp.

Cho nên vì vậy toàn bộ cái gì cũng danh từ “pháp, pháp…​ ” nó đủ thứ hết. Mà ở đây phải giải thích là các pháp nó cô đọng ở trong cái pháp đó nói về cái gì.

Tu sinh: hỏi thầy (Không nghe rõ)

Trưởng lão: Cái pháp đó nó trong vị trí gì? Chứ nó mênh mông lắm.

Tu sinh: Con mới hỏi như vậy, cái pháp nó nhiều quá! (Không nghe rõ)

Trong khi con tu Tứ Niệm Xứ rất là mắc, (Không nghe rõ) năm cái pháp ở đây gồm năm cái pháp ở trên? Sắc, thinh, hương, vị, xúc không ạ?

Trưởng lão: Con muốn hỏi cái pháp nào? Cái pháp nào mà gồm ở trong đó?

Tu sinh: Cái pháp thứ sáu: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp

Trưởng lão: Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp - cái pháp này nó không phải gồm ở trong cái đó đâu! Mấy con lại hiểu cái pháp này nữa!

Cái pháp này - bởi vì nó, sáu cái Trần của nó, pháp này thường thường nó là cái pháp Tưởng, con hiểu không? Mà bây giờ pháp này là…​

Thí dụ như một người, nói một cái lời nói nào đó cũng là một cái pháp đó con. Để cho mình nghe cái lời nói đó, con hiểu không?

Giờ cái âm thanh nó là một pháp rồi đó; nhưng mà cái âm thanh đó có mang cái nghĩa gì, các con hiểu không? Bây giờ cái âm thanh cái tiếng nhạc nó mang cái âm thanh tiếng nhạc; nhưng cái bài nhạc đó là bài nhạc gì - cũng như cái lời nói là một pháp; cái tiếng nói của Thầy nó tác động người ta là một pháp rồi đấy; nhưng mà tiếng nói chửi lộn, con hiểu không?

Cái pháp nó còn có một cái nghĩa của nó. Bây giờ “sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp”- pháp, nó không phải gồm chung cho sắc, thanh, hương …​ là pháp.

Bởi vì cái pháp này nó là một pháp riêng của nó; trong âm thanh nó có cái pháp riêng pháp của nó ở trong đó. Con hiểu chưa? Bởi vì nó có cái nghĩa của nó, chứ không lẽ bây giờ cái hình sắc của người đó; tức là một pháp rồi. Nhưng mà cái hình sắc người đó lùn, cao, ốm…​ Nó là cái lùn, cao, ốm là một pháp của nó rồi.

(56:29)

Cho nên cái đó là cái pháp. Cho nên bây giờ thí dụ

Như bây giờ cái pháp mà nó tác động vào Thầy qua cái hình ảnh đó nó tác động vào Thầy nó mới dẫn Thầy đi. Bây giờ cái mùi hương đó; nó có tác động biết cái mùi hương thơm rồi; nhưng mà bây giờ nó là cái pháp của nó; cái pháp cái mùi hương đó; nó đem đến cho Thầy say mê như thế nào ở trên đó? Nó nói cái đặc tính ở trên đó? Con hiểu không?

Còn tác động mình cái mùi hương, biết rồi biết rồi thôi thì nó thôi. Nhưng mà cái pháp của nó thì sắc, thinh, hương, vị , xúc, pháp - cái “pháp” sau cùng đó nói tính chất của những cái đó, nó là cái pháp.

Tu sinh: Thưa Thầy (Không nghe rõ). Con cảm ơn Thầy.

Trưởng lão: Nó có tác động chứ không phải là cái pháp nó chỉ chung cho mức tất cả những cái sắc, thinh , hương…​ Nó cũng là pháp, không phải!

Bởi vì nó là cái nhóm, cái nhóm của nó thì nó có riêng cái phần của nó. Trong cái ý nghĩ của cái lời nói, trong cái ý nghĩ của cái âm thanh, trong ý nghĩ của sắc tướng, trong cái ý nghĩ của cái hương vị, trong cái ý nghĩ của món ăn ngon dở "cái vị của nó".

Nó là cái ý nghĩ của nó. Tất cả mọi cái đó là cái pháp cuối cùng của các pháp đó. Nhưng nó không phải là cái âm thanh, cái sắc tướng đó là một cái pháp; nó là một cái pháp của tụi kia.

Nhưng mà trong ý nghĩ của nó - nó mang theo cái ý nghĩ của nó. Cho nên là "cái pháp cuối cùng nó thuộc về ý".

Bởi vì các con thấy cái ý nó chủ lắm; cái lỗ tai nó nghe - nó nghe cái âm thanh đó mà cái ý không suy nghĩ thì cái âm thanh không có tác động được nó đâu; mà cái pháp "nó nhằm nó đối lại cái ý". Con thấy không?

Cái âm thanh này nó đối lại với cái lỗ tai, có phải không? Mà cái hình sắc nó đối với cái con mắt, nhưng mà cái pháp nó lại đối với cái ý, có phải không? Cái ý Căn. Đó! Cho nên cái pháp nó đối ý thì cái âm thanh đó có ý nghĩ gì? Ý của nó, nó mới có cái pháp cuối cùng đó. Con hiểu không?

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy