CK 089B (NỮ) - VẤN ĐẠO ĐỨC XẢ TÂM - LÒNG YÊU THƯƠNG - ĐẶC TƯỚNG NAM NỮ - NHÂN QUẢ BỆNH AIDS
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 2/11/2006
Thời lượng: [39:42]
(00:00) Trưởng lão: Bây giờ về còn một bài đó cố gắng làm cho xong, nộp cho Thầy. Lúc này, con làm không được nữa?
Tu sinh: Dạ, tại mấy ngày trước con bị bệnh; cho nên con làm bài Xả Tâm trễ. Bữa con bệnh, con không nghe bài của Nguyên Thanh, thành ra con không biết cái sườn làm như thế nào đó Thầy.
Trưởng lão: Là cái bài làm Xả Tâm hả con?
Tu sinh: Dạ!
Trưởng lão: Rồi, để rồi Thầy cho một cài bài Xả Tâm; rồi con sẽ về con đọc; rồi con theo đó lập thành cái dàn bài. Tựa đề của cái bài Đức Xả Tâm, tựa đề lớn của nó. Sau đó thì có những tiểu đề để mà chúng ta đi vào cái Xả Tâm đó.
Xả Tâm đối với mình; xả tâm tham, tâm sân, tâm si. Xả cái ngũ triền cái, xả lạc, xả khổ, xả các cảm thọ. Tất cả những cái đó là cái dàn bài để cho mình xả. Nhưng mà bây giờ để rồi Thầy sẽ cho con nương vào con lập sơ qua một cái dàn bài, rồi con biết đó con dựng.
Hoặc là con về con nghĩ bây giờ mình xả cái gì? Thì con suy tư con cũng lập thành cái dàn bài được. Đầu tiên những ác pháp, là Tham, Sân, Si là Ác Pháp; phải xả cái tâm tham, tâm sân, tâm si mình. Vậy hiện tâm tham, sân, si là dựa qua các bài Kinh của Phật.
Thí dụ như bây giờ "cái ác pháp như thế nào trong thập thiện thập ác nó có". Con hiểu chỗ đó không? Tức là dựa vào cái thập ác, mình phải xả cái thập ác chứ.
"Về cái ngôn ngữ của mình, nói cái lời ác, nói lời hung dữ, nói lời không thật. Phải xả cái này. Xả cái này mình mới nói lời tốt chứ, lời ái ngữ, phải không? "
"Về cái hành động ác, cái hành động mà có thể đi đứng thiếu tỉnh thức dẫm đạp lên chúng sinh. Mình phải xả cái hành động mà vội vàng, mà phải thực hiện cái hành động nào". Con thấy đó là Tâm Xả chứ gì? Toàn bộ ở trên cái Thập Thiện con đã viết một số Tâm Xả nhiều lắm rồi đó.
Rồi bắt đầu bây giờ tới cái xả nữa là "xả lạc, xả khổ, xả các cảm thọ". "Các cảm thọ trên thân của mình đó con - đau nhức này kia. Thì mình làm sao mình xả". Dùng phương pháp xả nào đó để xả cho nó được thì đó là mình xả chứ gì. Con hiểu không?
(02:34) Tu sinh: Con định mượn bài của cô Tâm Nhẫn với cô Kim á Thầy; để coi coi, làm bài đức xả tâm. Có được không Thầy?
Trưởng lão: Được chứ con! Không có sao hết! Mình đọc để cho mình thu thập được những ý để mà xả. Để rồi Thầy sẽ in cái bài Tâm Xả của thầy Từ Quang - thầy viết cái Tâm Xả cũng hay lắm. Để coi dựa vào đó để cho mình biết cách, để cho mình lập cái dàn bài Thầy nói sơ sơ như vậy là con đã tự mình theo cái thập thiện đó mình đã dựng lên cái Tâm Xả của ác pháp. Nó có mười cái điều ác, mười điều thiện. Xả mười điều ác thì nó có mười điều thiện chứ gì. Con hiểu không? Lập thành cái đó. Trước tiên rồi bắt đầu theo đó xả cảm thọ, xả cảm thọ của mình. Bây giờ con còn đau, để cho nó khoẻ đã, con đi khất thực được chưa?
Tu sinh: Dạ, hôm qua con có nhờ cô Tâm Nhẫn đi khất thực giùm. Còn bữa nay thì con sẽ đi.
Trưởng lão: Con cố gắng đi.
Tu sinh: Thầy, bài Hỷ Tâm của con, Thầy chưa trả cho con.
Trưởng lão: Để thầy xét lại coi, nó đâu Thầy sẽ trả lại con. Cái Hỷ Tâm của con coi nó trọn vẹn chưa. Hổm rày một số bài tới thứ hai Thầy sẽ trả lại cho mấy con hết.
Tu sinh: Còn bài Xả tâm để khi nào khỏe con làm nhé Thầy?
Trưởng lão: Ờ, rồi!
Tu sinh: Dạ, con mượn bài của cô Tâm Nhẫn với cô Kim con làm.
Trưởng lão: Thôi cũng được!
Trưởng lão: Bữa đó con không có đi học, thành ra con không biết cái sườn nó làm như thế nào?
Trưởng lão: Coi như cái sườn của bữa cái bài đó Nguyên Thanh nộp là dựa qua cái sườn đó, nó chưa đủ con. Nó chỉ lập thành một cái số vậy thôi, chứ còn chưa đầy đủ lắm. Nhưng mà nó hơn mọi người khác không có thành lập cái dàn bài để mà viết, còn cái đó có cái dàn bài để mà viết.
(04:47) Cứ mấy con làm bài gì, mà mấy con lập cái dàn bài rồi mấy con viết thì nó không sai; không chạy đâu được. Còn không khéo mình viết chung chung. Coi chừng! Nó lộn xộn, không có đầu đuôi, không có ra đâu hết.
Đọc thì nó nguyên một cái bài đó, nhưng mà nó không có sâu sắc. Lập thành cái dàn bài thì nó sẽ không chạy đi đâu trật, vì mình nương vào đó mình làm hết cái đề đó rồi thì nó qua một cái đề khác, thì mình làm không có sai.
Cái dàn bài là cái thước để cho mình viết văn; nó rất dễ. Cái dàn bài cũng như cái công thức toán; nó mới giải đáp được cái bài toán. Còn dàn bài nó là công thức để cho chúng ta viết văn. Phải những người viết văn mà không làm dàn bài, viết nhiều khi nó lạc đề, ( nghe không rõ ). Các con học về văn, các con biết cài dàn bài là quan trọng. Cho nên lập được cái dàn bài là coi như mình viết bài văn phân nữa rồi.
Tu sinh: Con định làm bài Xả Tâm á thầy! Nhưng không có biết làm như thế nào á Thầy?
Trưởng lão: Thì con nên nhớ là cái dàn bài của Xả Tâm thì con lấy Mười Cái Điều Ác. Tức là con làm cái bài xả mười cái điều ác, tức là xả tâm con.
(06:20) Thập Thiện đó, con thấy có Thập Thiện, Thập Ác. Dựa vào đó con làm, nó sẽ không trật. Cái dàn bài con làm. Bây giờ về thân của chúng tôi, xả cái ác của thân, thì nó có ba cái hành động của thân: "thân không trộm cắp, không lấy của không cho, thân không tà dâm, thân không giết hại chúng sinh". Con thấy không? Có ba cái hành động của nó. Vậy thì tôi xả cái tâm tôi không có làm những điều đó. Tức là tôi xả hết. Rõ ràng, đâu có gì khó đâu! Rõ ràng lắm!
Thôi, bây giờ theo Thầy thấy con chưa hết bệnh. Dưỡng bệnh đã! Chừng nào hết bệnh, còn bệnh làm là tiêu luôn. Hết bệnh đã con. Dưỡng bệnh cho nó hết rồi hãy làm!
Tu sinh: Để con làm bài Đức Xả Tâm. Con nộp cho Thầy. Con nói về mười điều thiện với mười điều ác nha Thầy.
Trưởng lão: Đúng rồi! Mình xả mười điều ác, có mười điều thiện.
Tu sinh: Con làm cũng gần xong rồi đó Thầy. Thứ hai con nộp cho Thầy nha.
Trưởng lão: Rồi thứ hai nộp, Thầy sẽ trả bài Tâm Hỷ cho con.
Tu sinh: Dạ! Thứ hai con nộp, vậy con về thất nha Thầy.
Trưởng lão: Rồi con về thất đi con
(07:49) Trưởng lão: Rồi! Bây giờ, còn cái phần con con? Mấy con lại đây đi con!
Trưởng lão: Hôm qua có mấy câu hỏi Thầy chưa trả lời hết con.
Trưởng lão: "Hôm nay con hỏi quý Thầy, con có những thắc mắc trong lòng như sau rất muốn được hỏi thầy. Có gì không phải mong Thầy từ bi đại xá cho con".
Trưởng lão: "Thứ nhất, thưa Thầy con thích được nói chuyện với các cụ già lắm, cũng không hiểu tại sao con lại hay thương thân phận phụ nữ và trẻ em nghèo khổ đến thế? "
Trưởng lão: Đó là những tâm trạng tốt con. Những người, con thích nói chuyện với người già, họ là những người có kinh nghiệm trong đời sống - mình cần phải học hỏi nhiều. Cách thức của con là cách thức đúng. Cho nên mình gần gũi với mấy người già; họ sẽ nói chuyện mình nghe. Có những kinh nghiệm bản thân của họ trong đời thường của họ; để cho mình trẻ mà mình thích như vậy - nó là rút tỉa những kinh nghiệm của người lớn tuổi. Cái đó là cái hay, chứ không phải cái dở.
Còn con hay thương thân phận phụ nữ; con biết người phụ nữ sinh ra khổ lắm con; con thương là đúng đó. Và trẻ em nghèo, khổ. Trẻ em nghèo khổ không có được sự chăm sóc kỹ lưỡng, không được học hành đến nơi đến chốn rất tội. Mấy đứa trẻ em nghèo, khổ rất tội. Thương đó là thương đúng đó con. Mà con thương những trẻ em hoặc là những người khuyết tật.
Thí dụ trên mặt họ như thế này, một người phụ nữ mà họ mang một cái bướu như thế này, rất tội. Ai lại không thích mình đẹp con. Nhưng mang một cái bướu; họ mặc cảm; họ tội lắm con. Thấy rất là thương họ.
(09:32) Có người thì bị con mắt nó mù hoặc là nó bị chột mắt. Có người có bị tật này tật khác, kêu là khuyết tật. Cái lỗ mũi vậy họ lại sứt đi. Hoặc là nó có một cái gì trên thân của họ làm cho họ thấy khổ tâm. Mình nên thương yêu những người đó.
Trẻ em nghèo mình thương là đúng rồi. Không có được sự chăm sóc kỹ lưỡng, không học hành đến nơi đến chốn được. Đó là cái tâm trạng con. Đó là lòng thương đúng, không sai. Con nên giữ gìn cái tâm trạng đó. Không có gì đâu! Đó là cái tốt; đó là cái tâm trạng tốt của một con người.
Cho nên những cái đặc tính đó; con nên giữ gìn đừng đi mất, luôn luôn lúc nào mình cũng đến, mình thương người phụ nữ. Vì chính bản thân con cũng là người phụ nữ. Vì con biết là người phụ nữ khổ lắm con: khổ vì chồng, vì con, đủ mọi thứ, khổ vì đời sống, đủ thứ khổ, người phụ nữ khổ lắm. Người nam, về phái nam thì họ ít khổ hơn người phụ nữ, nhất là mẹ con rất khổ đó.
(10:42) Trưởng lão: "Nếu không giúp đỡ họ bằng hành động cụ thể thiết thực được thì tự con thấy buồn khổ dằn vặt trong lương tâm vô cùng, có phải kiếp trước con đã làm khổ họ nhiều nên kiếp này con phải thương họ không hỡi thầy? "
Trưởng lão: Không phải đâu! Con không có làm khổ họ đâu. Nhưng mà cái tình thương của mình, bắt đầu cái lòng thương như vậy nó đi vào cái Tứ Vô Lượng Tâm rồi. Lòng Từ, lòng Bi…
Cho nên khi mà người mà không có lòng Từ, lòng Bi, thì trong đạo Phật dạy "chúng ta tu cái lòng Từ bi". Mà trong con đã có gieo cái duyên đời trước, con đã có tu Tâm Từ, Tâm Bi rồi. Cho nên đời nay nó sống trở dậy.
Ai dạy con thương người phụ nữ khổ đau này? Ai dạy con trẻ em nghèo khổ mà con thương? Đâu có ai dạy con! Tự tâm con thương. Con không có nghĩa là con làm khổ họ, bây giờ con thương. "Con mà làm khổ họ thì cái nhân quả đó nó sẽ làm khổ lấy con, chứ không phải là làm cho con thương họ đâu". Con hiểu không?
Chỉ có người đã từng tu tập lòng thương yêu; nó mới sống dậy với con; nó nhắc nhở con thương những nỗi bất hạnh của những người trong xã hội, thương những người khổ đau. Đó là con đã từng tập luyện cái lòng thương yêu con ở trong đời trước.
Bây giờ con làm người trong đời nay, tự dưng nó có cái lòng thương yêu đó làm cái nghiệp từ ở đời trước mà mang theo; nó huân theo. Cho nên chứ không phải vì con làm khổ họ mà bây giờ con phải thương họ. "Con làm khổ họ thì bắt đầu con phải trả cái quả là người ta sẽ ghét con, chứ không thể nào chạy khỏi nhân nào quả nấy, chứ không thể nào mà con thương họ được".
(12:28) Trưởng lão: "Con không hiểu nhân quả của con như thế nào ạ? Con kính xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy cho con được rõ? "
Trưởng lão: Con nhìn cái đời sống của con thì đó là cái quả của con; cái quả của con.
Thí dụ con sanh ra trong một gia đình yêu con, không phải giàu sang nhưng mà được sự thương yêu của cha mẹ. Đó là cái quả tốt. Cha mẹ thường xuyên dạy đạo đức; đó là con đã có cái nhân tốt trong đời trước; đời nay con mới gặp cái gia đình này. Nó mới đem lại sự thương yêu, giúp đỡ cho con. Hiện giờ con sống ở đây mà Thầy thấy mẹ con rất thương con; đó là con đã gieo cái nhân tốt trong đời trước của con.
Con nhìn nhân quả trong hiện tại mà biết ở quá khứ và biết tương lai của con. Con đã gieo những cái quả tốt nên hôm nay con gặp cái tốt; chứ không khéo thì con sẽ bơ vơ.
Lòng thương của mẹ - "con thấy có nhiều người mẹ họ sanh con rồi họ bỏ? Có nhiều người cha họ sanh con họ bỏ, họ không cần thiết đứa con - con rơi, những đứa con rơi rất tội".
Còn ở đây con được cha mẹ, ấm cúng trong một cái gia đình rất thương; các con ở trong gia đình. Từ cái chạy giặt dã mà vẫn đeo bồng các con. Các con nghe những cái điều kiện đó vì vậy mà thấy cái nhân quả của mình sống được còn cha mẹ, còn trong cái tình thương của cha mẹ, trong vòng tay thương yêu của cha mẹ - đó là nhân quả của con tốt chứ đâu phải xấu.
Đặt thành vấn đề nếu nhân quả không xấu thì con sinh ra ba ngày bốn ngày mẹ con mất. Con sẽ mất tình thương của mẹ hay hoặc là con sẽ mất tình thương của cha khi sanh ra được năm tháng, một năm cha mất. Con bây giờ tìm tình thương của người cha, làm sao có được? Cho nên con thương những kẻ mồ côi, những người bất hạnh - họ không còn tình thương của cha mẹ.
Mặc dù là tình thương của mọi người; thương làm sao bằng cha mẹ mình được? Họ đem tiền họ đến họ cho trẻ mồ côi, họ giúp cho người nuôi trẻ mồ côi chăm sóc trẻ, làm sao có được tiếng nói của người mẹ của người cha của mình với con được? Làm sao họ tìm được sự âu yếm một cách… Cái hành động người mẹ ẵm đứa con, người cha vuốt đầu con, làm sao có được những hành động đó được khi họ mất cha mẹ.
(15:01) Thì như vậy nhân quả của con tốt, chứ không phải xấu con.
Rồi cuộc đời con cũng được cha mẹ lo cho ăn học, rồi đến đi tu cũng muốn cho con cũng được giải thoát. Cho nên mẹ con muốn con vào đây tu tập. Đó là nhân quả. Trên con đường càng đi đến con sẽ thấy nhân quả con tốt, đủ duyên.
Nhưng con phải sống bình với lòng thương yêu đó, với nhân quả tốt đó. Nếu không con sẽ không thọ hưởng được cái nhân quả tốt đó. Nếu mà con không biết giữ gìn nó, không biết bảo vệ nó, thì nó sẽ vuột tay con. Bởi vì nhân quả luôn là sự diễn biến, nay người ta an ổn chứ ngày mai nó sẽ đi lạc đường khác rồi - cho nên phải biết bảo vệ nó.
Thật sự ra những nhân quả của con, những nhân quả mà Thầy vừa kể nó không phải là ác pháp đó con; nó là thiện pháp. Do nhân đời trước con gieo; con mới được sinh vào trong gia đình này. Nhưng trong gia đình đều có những sự thiện ác của nó, đều có những vui, những buồn, nhưng mà hầu như Thầy thấy con rất là hạnh phúc là vì có người mẹ. Dù ba con như thế nào đi nữa con cũng là người đầy đủ, trọn vẹn cha mẹ vẫn còn. Thì đó là hạnh phúc nhất của con rồi.
Dù ba mình có rầy, có nói gì đi nữa, cũng là lời thương con mà nói chứ không phải ghét con mà nói. Cho nên tất cả những cái này con nên không phải xua đuổi nó là ác pháp, mà chính nó là thiện pháp mang lại cho con một nguồn an ủi, an ủi rất lớn.
Thầy nghĩ rằng nếu mà còn cha còn mẹ của mình; bây giờ tìm lấy những lời cha mẹ rầy mắng mình; mà người có cha mẹ khi bị cha mẹ rầy mắng thì buồn phiền, chớ người mất cha mẹ rồi, mong tìm lại lời rầy mắng của cha mẹ mình thì tìm không được nữa. Vì lời rầy mắng của cha mẹ mình là lời thương yêu với con, không bao giờ cha mẹ mà giết con đâu. Mà chính thương con mới rầy mắng, mới răn đe nó.
(17:26) Con viết trong Tâm Từ, nói đến lòng từ của người mẹ; khi mà bà đánh con, bắt các con nằm xuống rồi bà đánh rồi dạy mấy con. Thật ra cái ngọn roi của bà; cái lòng từ rất tuyệt vời mấy con. Mà khi mẹ mình mất rồi mà tìm lại, ngày nào mẹ mình bắt mình quỳ nằm xuống để đánh nữa thì không con nữa mấy con, thấm thía lắm mấy con.
Mình thấy như đó là ác pháp, nhưng không phải đâu. Đó là cái lòng thương yêu thực sự của cha mẹ đối với mình. Như vậy là con trân trọng, trân trọng những điều đó. Chứ không nên mà coi đó là ác pháp. Do đó mình đối xử với cha mẹ làm sao cho cha mẹ mình được vui, đừng để cho ba mẹ mình quá lo, quá khổ, thì đó là con đã báo hiếu cho ba mẹ của mình.
Đúng rồi! Nếu mà con yếu đuối, con không chịu vươn lên thì con sẽ làm khổ, làm khổ trong cái chùm nhân quả của mình. Như vậy làm khổ mình khổ người, mấy con. Trong mấy ngày qua, con cũng tự làm khổ con, mà cũng làm khổ mẹ con. Từ nay về sau, Thầy mong rằng con cố gắng khắc phục mình hơn, để cho mình sống một con người bình thường, không có sự việc gì để cho mình quá đau khổ như vậy. Thì Thầy mong điều đó.
(19:04) Trưởng lão: Câu hỏi hai.
"Kinh thưa Thầy! Hình dáng bên ngoài có quyết định phẩm chất bên trong con người không ạ? Vì sao người ta cứ nói những người phụ nữ có khuôn mặt lưỡi cày, có đôi chân gọng kiềng là không đẹp, có gò má cao là sát chồng, mắt trắng môi thâm là ác. Con thấy họ có nỗi khổ riêng gì đó trong lòng, chứ không phải họ là người xấu. Con nghĩ thế có đúng không thầy?”
Trưởng lão: Đúng!
Trưởng lão: Bởi vì hình dáng nó chỉ một phần mà thôi; nó không đúng hết đâu con. Có nhiều người cái hình dáng xấu, mà tâm người ta rất tốt, không ác đâu.
Cho nên cái ác, cái thiện, tuy rằng cái đặc tướng, cái hình dáng đó. Nhưng mà đặc tướng người ta. Cho nên có nhiều người thấy tướng hung dữ mà họ rất hiền. Cho nên đoán đó, coi chừng sai mấy con.
Cho nên ở đây người ta cứ dựa vào cái kinh nghiệm người ta nói, gây ảnh hưởng vào người mà mang cái khuôn mặt đó, mang cái thân hình đó. Rồi bắt đầu họ bị ảnh hưởng. Rồi từ cái người tốt họ trở thành người xấu. Bởi vì ảnh hưởng đó: mình mang cái thân đó thì phải cái tướng vậy.
Họ lầm, "cái đặc tính nó khác, mà đặc tướng nó khác". Tu cái nhân duyên nào đó mà tôi sinh ra cái thân này, nhưng cái tâm tôi tốt. Nếu mà cái người này có cái gương mặt xấu như vậy, có gương mặt ác như vậy, nhưng mà được nuôi dưỡng trong một cái nền đạo đức thì cái người này vẫn là người tốt, không xấu đâu con. Cho nên những điều đó là người ta hiểu qua cái kinh nghiệm cuộc đời không được rèn luyện theo đúng cái tiêu chuẩn của Phật giáo.
(20:57) Phật giáo nói: "Cái Pháp Trắng… Cái Pháp Đen mà được ở trong cái Pháp Trắng thì cái đen này nó được trắng. Mà cái Pháp Trắng nằm trong cái môi trường Đen thì lần lượt cái trắng nó cũng sẽ đen".
Một cái người đẹp, tốt mà ở trong cái môi trường hướng dẫn và giáo dục họ về cái tính họ; nó đen. Thì tức là người này dù có đẹp, dù có cái tướng tốt nhưng vẫn là xấu. Vì ảnh hưởng đến môi trường sống nhiều, ảnh hướng chỗ sống, ảnh hướng đến người giáo dục nhiều lắm.
Cho nên người tướng tốt, tướng đẹp mà ở trong môi trường xấu; cho nên đức Phật nói "Trắng - Đen". Nếu người đó trắng là người đẹp chứ gì? Nhưng mà ở trong môi trường xấu, thì người này "vẫn xấu, vẫn đen". Còn cái người đen, là cái người xấu, người có tướng xấu, mà được ở trong môi trường Trắng thì người này vẫn là trắng.
Cho nên người ta nói: "đẹp nết hơn đẹp mặt"; cái nết mình nó tốt hơn là cái mặt mình. Người ta quý trọng ở cái tính nết của con người hơn là quý trọng ở cái sắc đẹp. Cho nên vấn đề này, vấn đề mình phải hiểu như vậy. Để mình biết rằng cái người có cái gương mặt như vậy đừng chịu ảnh hưởng người ta nói: "ờ, cái gò má cao là sát chồng, có cái mặt như thế này thế khác là không đẹp, này kia… " điều đó mình không chấp nhận.
Tôi sẽ cố gắng tu sửa, tôi sẽ trở thành người tốt, chứ không phải là từ cái gương mặt. Cái đặc tướng tôi vậy nhưng mà tôi tốt.
Cho nên trong cái vấn đề mà tu tập thì chúng ta thấy như bây giờ Thầy nói "như một trái cam, con thấy nó cũng tròn như trái quýt, cũng tròn như trái chanh. Nhưng mà tại sao trái cam ngọt, mà trái quýt chua hơn, mà lại là trái chanh lại chua hơn".
Mà những trái này con thấy từ cái đặc tướng của nó gần giống nhau; trái cam, trái quýt cùng họ nhau, gần giống nhau; nó không khác nhau. Cái tướng của nó. Còn cái tính nó thì nó chua; còn cái tính trái cam nó ngọt. Con thấy rõ ràng lắm hai cái ở trong đó. Nó thuộc về nhân quả, Thầy muốn nói nhân quả thảo mộc để con xét thấy nó đâu có.
Cho nên vì vậy mà con thấy từ cái hình sắc của nó cho đến cái tướng tính của nó đâu có giống nhau đâu. Cho nên nó có, qua cái hình sắc thì chúng ta thấy một phần nào đó thôi, nhưng mà nó đều lồng trong cái môi trường của nó mà nó trở thành người xấu.
(23:38) Trưởng lão: Thứ ba, "Thầy ơi! Nếu người đàn bà có râu thì đàn ông có mang bầu được không hả Thầy? "
Trưởng lão: Đó là cái quy luật rồi con. Nếu mà đàn bà có râu thì đàn ông sẽ mang bầu rồi; chớ không thể nào sai đâu.
Bởi vì người ta nói: “nam tu mà nữ nhũ”. Người nữ, nó có cái bộ vú là để nuôi con, cho nên nó phải sanh con; nó phải có bầu. Còn cái người nam lại có râu. Cho nên vì vậy mà người nữ có râu thì chắc chắn là ngược lại rồi, ít lắm con. Nó chỉ lông mép thôi, không phải râu. Râu cứng hơn. Cho nên cái này con hỏi, thầy trả lời.
Trưởng lão: "Con nghe người ta nói, người ta đấu tranh nam nữ phải bình quyền với nhau về vấn đề này lắm. Thế vấn đề người đàn ông sẽ mang thai thay cho người phụ nữ, có thực hiện được không thầy ạ? Bởi con thấy bà ngoại của con cũng có một cái râu dưới cằm rồi Thầy ạ".
Trưởng lão: Cái râu đó, nó không phải râu, chắc có lẽ cái mụn ruồi gì đó nó mọc cái lông ra, chứ không phải râu. Chứ người phụ nữ mà có râu thì thôi; nó thay thế làm luôn hết rồi; nó đi ngược rồi.
Bởi vì con biết, khi mà cái nhân quả để mà tiếp tục tái sanh; nó theo quy luật của âm dương rồi. Cho nên người đàn ông nó phải tướng từ cái cơ bắp, từ cái tướng tá của họ nó phải như vậy như vậy, chứ không thể nào người phụ nữ chỉ có phần mà nửa nam nửa nữ. Cái phần mà người ta gọi là bê-đê đó, thì nam nó không ra nam, mà nữ không ra nữ. Nó lẫn lộn. Thì những người đó là những người, coi như là cái duyên hợp của nhân quả nó chưa có phân biệt. Là tại vì trong cái nhân quả của họ gieo, họ mà người nửa nam nửa nữ đó, đó là tại cái tính của họ, nhân duyên của họ gieo nó thành ra cái từ trường đó mà nó sanh ra làm con người bê-đê.
(26:03) Cho nên cái loại người này nó ở trong xã hội chúng ta cũng có nửa nam nửa nữ. Cho nên phụ nữ mà có râu là biết người này là bê-đê rồi mấy con. Cái thân của họ mà có râu mà họ là phụ nữ, thì biết là họ bê-đê, thuộc loại bán nam bán nữ. Những người này nó có cái đặc tính của người nam, mà nó có mang cái đặc tính của người nữ ở trong một người của họ. Cho nên những người này nó không có đúng theo quy luật của âm dương, cả một người mà cả nam lẫn nữ. Thì nó không đúng theo quy luật thiên nhiên. Cho nên nó là cái vấn đề không đúng cái cách mà của cái môi trường sống của thiên nhiên. Nó là cái loại đặc biệt.
Cho nên vì vậy con hỏi về vấn đề mà người đàn bà có râu, người đàn ông mang thai thì không thể được. Bởi vì họ đâu có cái dạ con đâu họ mang được; họ mang trong bụng mà chơi. Các con hiểu? Cho nên nó cấu kết, cái quy luật của nhân quả theo quy luật âm dương nó cấu kết; người phụ nữ phải có cái dạ con họ mới có thai được; còn cái người đàn ông, nó cấu kết, nó đâu có cái dạ con, cho nên nó làm sao mang thai.
(27:18) Người ta nghe nói mẹ đức Phật, bà Ma-da mang thai đức Phật là chửa ở trên hông, trên ngực. Cái điều đó không có, làm sao trên hông trên ngực có cái bào thai, cái dạ con trên đó được? Cho nên đó là cái không đúng; người ta tưởng tượng ra; nó không đúng.
Bởi vì như vậy là người đàn ông ít ra cũng phải có cái dạ con thì mới có… Nhưng mà làm sao cấu kết được cái điều kỳ lạ vậy? Không có được đó con. Cho nên mình cũng phải lấy cái sự suy nghĩ.
Nói người đàn ông mang thai cho người phụ nữ thì không bao giờ có. Bởi vì người phụ nữ nó phải, cái cấu kết của cơ thể của người phụ nữ là cấu kết của người phụ nữ mang thai. Còn người đàn ông không thể mang thai cho người phụ nữ được. Nếu mà người đàn ông mà mang thai thì thôi chắc chắn là cái thế gian này, chắc chắn là mấy ông này ông không bao giờ có vợ; ổng cũng sợ lắm! Bởi con thấy bà ngoại con, đó là con thấy cọng râu đó thôi.
(28:24) Trưởng lão: "Kính thưa Thầy vui lòng giảng dạy cho con được thông suốt, con chân thành cảm ơn Thầy. "
Trưởng lão: Thật là như vậy con, chứ không có gì hết. Phải suy tư, phải tìm hiểu cho nó rõ ràng. Chứ không khéo…
Bởi vì quy luật có âm thì phải có dương. Cho nên vì vậy mà con cứ cảm nhận rằng cái người nam thì dương, cái người nữ thì âm. Cho nên cái cấu kết của cơ thể nó là phải như vậy là như vậy, mà nó chật như vậy là nó thuộc về bán nam bán nữ rồi; nó không đúng cách; nó chật; nó không đúng.
Mẹ mà sanh ra một đứa con bán nam bán nữ; họ khổ lắm; họ không vui sướng gì đâu. Nam là nam, mà nữ là nữ. Chứ bán nam bán nữ, con mình thì mình không nỡ bỏ nó; nhưng mà lỡ sanh ra rồi thì thấy rất là khổ.
Hôm nay thầy trả lời, còn có những câu hỏi gì thì con cứ hỏi Thầy, Thầy sẵn sàng trả lời hết.
(30:56) Trưởng lão: Còn những phần khác, thì lần lượt con muốn hỏi Thầy thì thầy sẽ trả lời hết. Ráng mà giữ lại bình thường, con đừng có để mình bị bệnh đau con. Còn con nộp cái bài của con là làm các Pháp Vô Thường. Được rồi, để thầy chấm cái bài này cho con.
Trưởng lão: Con hỏi gì nữa không con?
Tại sao hỏi; "Tại sao đàn ông bị khòm, tức là còng lưng phải không con? "
Trưởng lão: Vì đàn ông thường thường là người ta gánh vác quá nặng, người ta làm công việc đồng áng, mấy con. Người đàn ông gánh vác công việc nặng nhọc. Cho nên khi già thương thường mấy người đó cườm. Nhưng mà đàn bà cũng khòm chứ không phải không, nhưng mà đàn bà béo thì nhiều. Bởi vì làm ở trong nhà nội trợ nhiều hơn.
Cho nên… Vả lại người đàn bà họ mang thai, tất cả những cái cơ thể của họ nó bị giãn ra. Cho nên nói người đàn bà béo ra thì cũng có một số người béo, chứ không phải không, còn cũng có một số ốm, chứ không phải toàn diện người đàn bà nào cũng béo ra hết đâu. Đó là khi cái môi trường mà họ béo ra thì nó phải có cái phù hợp để cho họ béo lên. Còn người đàn ông khòm lưng là tại vì các cụ, các bác quá làm việc nặng nhọc, cho nên cái lưng nó bị khòm nhiều.
Người đàn bà gánh vác nặng nhọc cũng bị khòm đó con. Thầy nhớ là bà nội của Thầy, ngày xưa thì đi buôn bán để nuôi chồng con mình, ở trên vai, gánh vác ở trên vai mình. Sáng khuya thì dậy gánh cái gánh rồi để đồ trên đó đi ra chợ bán, bán rồi về quẩy đồ, mua đồ quẩy về để lo đồ nội trợ cho gia đình. Cho nên lớn lên bà khòm như thế này. Bà vất vả cực quá, suốt cuộc đời bà ngày nào cũng gánh trên vai, mà cái gánh nặng chứ đâu phải nhẹ. Cho nên cái xương sống nó không có chịu đựng. Đó là cái người đàn bà phụ nữ họ vẫn khòm đó. Còn người đàn ông thì họ gánh vác nặng như thóc lúa hoặc là tất cả mọi cái.
(33:48) Tu sinh: Con hỏi Thầy cái cục này lấy dao mài nó bén không?
Trưởng lão: Bén con, mình chà nó là nó bén. Lấy chỗ bằng mài nó bén.
Tu sinh: Mài dao đây cho Thầy.
Trưởng lão: Đá đó mài nó khó, vì đá gì đó, còn cái kia nó ít cứng hơn. Đá đó cứng hơn
Tu sinh: Thưa Thầy có cục đá mài nào?
Trưởng lão: Có con! Thầy sẽ cho con.
Tu sinh: Vậy con ngồi đây đợi Thầy lấy cho con mượn cục đá mài.
Trưởng lão: Con sẽ đi ngay ra chỗ này con lấy được không con? Con đi ra ngay cái bồn…
Tu sinh: Dạ, con ngồi đây con đợi chút nữa Thầy ra lấy
(34:31) Trưởng lão: "Con hỏi câu này. Tại sao có câu - hãy coi chừng đàn ông không râu, đàn bà có râu? "
Trưởng lão: Đàn ông không râu là đàn ông nhiều chuyện lắm con; họ nói "chặt" lắm, chuyện này tới chuyện kia.
Còn đàn bà mà có râu là họ… Cái tướng họ "cứng" lắm; họ như đàn ông; họ rầy; họ la; họ đánh đập dữ lắm.
Còn cái đàn ông không râu là đàn ông nhiều chuyện. Còn cái đàn bà có râu là người ta kiên cường, không có chịu thua ai hết, cho nên họ bảo coi chừng mấy cái người đó thì đúng vậy. Bởi vì đàn ông không râu là đàn ông nhiều chuyện, giống như người đàn bà nhiều chuyện vậy.
Còn đàn bà mà có râu là đàn bà đanh đá, hễ nói là đập là đánh. Cho nên đàn bà có râu là dữ lắm. Đó là cái cách thức nó… Nhưng mà đàn bà có râu là tại vì cái mụn ruồi nó mọc ra chứ không phải râu cả cái hàm vậy đâu.
(35:35) Trưởng lão: Bệnh Sida bắt đầu từ nguyên nhân nào?
Trưởng lão: Thật sự ra là từ nguyên nhân sắc dục; từ nguyên nhân dâm dục không đúng cách mấy con, cũng như bệnh giang mai cũng vậy.
Trưởng lão: "Thuốc lá và cà phê để giải tỏa bức xúc gì? "
Trưởng lão: Sự thật ra nó chỉ giải quyết được vấn đề cần… Khi mà nó giải tỏa như người hút thuốc là họ buồn bực; họ cầm cái điếu thuốc họ hút; họ phà để họ quên hoặc là họ nhờ cái điếu thuốc để kích thích những cái thần kinh để họ viết văn. Thầy thầy hầu như mấy cái nhà văn họ hay hút thuốc lá; họ uống cà phê, để họ làm những điều đó để nó kích thích thần kinh họ, chứ không có gì hết. Nhưng mà nó ghiền nó lại sanh bệnh.
Thuốc lá dễ bệnh phổi. Còn cà phê mà nếu mà nó ghiền, nó cũng… Bởi vì uống cà phê đen, cà phê không đường, thì nó làm cho họ không có ngủ con. Cho nên trong lúc mà Thầy hồi còn đi học, nó cũng… Tuổi còn trẻ mà; nó ham ngủ lắm, cho nên vì vậy muốn học bài thì mình uống một ly cà phê đen thì thấy nó tỉnh; nó không buồn ngủ. Nó về cà phê nó kích thích cho chúng ta không buồn ngủ, đó là cách thức như vậy, chớ không có gì hết. Nó giải tỏa bức xúc, bức xúc là trong khi mình buồn khổ này kia thì người ta lấy thuốc và cà phê người ta giải những nổi buồn của người ta; người ta hay uống. Nhất là rượu nữa, làm cho họ đỡ cái buồn khổ trong lòng của họ; những cái bức xúc của họ trong lòng.
(37:17) Trưởng lão: "Người phụ nữ An Nam với ngón chân giao nhau gọi là người Giao Chỉ, có còn tồn tại không? "
Trưởng lão: Còn con!
Còn một số người, nhưng mà ít. Không còn nhiều. Hiện giờ thỉnh thoảng chúng ta vào một khu vực nào đó, nhất là ở khu vực mà đồng bào thượng, đồng bảo ở Tây Nguyên, còn một số người cái ngón chân họ như vậy.
Trưởng lão: "Tại sao trẻ em bị tàn tật, bệnh tật về mắt miệng nhiều vậy? "
Trưởng lão: Vì cái bệnh về mắt, vì nó ô nhiễm môi trường. Trẻ em mà bị bệnh, tại cơ thể con còn yếu đuối, nó không thích nghi được cái môi trường ô nhiễm - cho nên mắt nó dễ bệnh, dễ bị bệnh tật nhiều. Nó không có được vệ sinh, cái môi trường nhiễm, rồi cái ăn uống nữa không được vệ sinh thì nó hay bị, mắt và miệng nó dễ, vì mắt nó vẫn tiếp xúc với môi trường sống này; nó ô nhiễm.
Còn miệng nó ăn uống; do đó nó dễ bị bệnh tật về vấn đề đó. không có gì hết con!
Trưởng lão: Câu hỏi thứ mười của con.
Trong những cái điều này thì con suy nghĩ nó là đúng, bởi vì trẻ em cơ thể nó chưa có kịp, nó chưa đủ sức để mà thích nghi với những cái môi trường thiếu vệ sinh. Nếu môi trường được vệ sinh sạch sẽ thì cái cơ thể trẻ em nó ít có bị bệnh tật, nhưng mà cái môi trường nó thiếu vệ sinh thì nó dễ sanh những bệnh tật nhiều lắm - nhất là mắt, miệng của các em dễ bệnh. Đến đây là hết rồi.
Lên đây đi con, con lên đây đi, lên đây Thầy nói chuyện chút được không.
Tu sinh: À thôi để con về ngủ, cho con mượn cục đá mài.
HẾT BĂNG