00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 86B - VẤN ĐẠO TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - MÔI TRƯỜNG THIỆN CẢM HÓA ÁC PHÁP - TỨ-NIỆM XỨ

CK 86B - VẤN ĐẠO TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - MÔI TRƯỜNG THIỆN CẢM HÓA ÁC PHÁP - TỨ NIỆM XỨ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 08/02/2006

Thời lượng: [36:28]

1. VẤN ĐẠO TỨ VÔ LƯỢNG TÂM

(00:00) Trưởng lão: Cái câu chuyện đó con viết được đó con. Đó là nói lên cái lòng bi của mình trước cảnh con rắn bị người ta bắt mà con gợi ý ở trong lòng của mình để cho cái sự kháng cự của con rắn để người ta không bắt, giết nó đó. Lòng bi của con thực hiện qua sự thương yêu với con rắn. Cái điều đó con viết bằng cái thực tế trong lòng của con, con thực hiện được lòng bi của con. Viết lên được và nói lên được sự thật. Qua đọc những bài của con, hầu hết là con đem những mẫu chuyện để chứng minh cho lòng từ, lòng bi của mình, lòng xả của mình. Đó là thực tế, mình không lý luận nhiều, mà mình nói thẳng nói thật cho nên nó đem lại sự bình an rất tốt cho tâm mình. Thầy mong rằng những điều con viết mà áp dụng được vào con người mình, thì con người mình đức hạnh lắm, biết thương mình, thương tất cả những loài vật.
Đó là những gì con làm, con viết lên điều mình làm thì điều đó là thực tế. Thầy mong mấy con sẽ tu tập cho được giải thoát hoàn toàn theo ý muốn của mình, khi mà mình đã thực hiện trong đời sống của mình, thực hiện được tâm từ tâm bi thì phương pháp của Phật giúp cho mình sống với lòng thương yêu của mình.

Để mình đạt đi đến cuối cùng là mình xả hết ác pháp trên thế gian này để tâm mình được an vui mà không có ác pháp nào làm tâm mình động, thì mấy con hãy cố gắng. Thầy nghĩ trong cái lớp học của chúng ta cũng không có mấy người. Tuy nói được mà thực hành cho được thì cũng không có nhiều đâu. Coi vậy chứ nó cũng không phải dễ. Nhưng mà đọc qua những bài của mấy con viết như vậy thì Thầy nghĩ là mấy con sẽ làm được, mặc dù là lớn tuổi nhưng mấy con sẽ làm được.

Tu sinh: (01:44 - 04:37) nghe không rõ (tóm tắt ý: tu sinh lớn tuổi trình bày cách đuổi bệnh kiên quyết không đi bệnh viện)

Trưởng lão: Đó cũng là cái duyên phước đó con. Chứ cái tuổi của mấy con nó dễ…​

Có gì con? Rồi con hỏi đi con?

Tu sinh: (04:49) nghe không rõ

Trưởng lão: Cũng được con

2. MÔI TRƯỜNG THIỆN CẢM HÓA ÁC PHÁP

(05:17)Tu sinh: đó là câu thứ 1, câu thứ 2 con muốn hỏi là: Khi một người không hiểu rộng mà tu đạo Phật, mang một tâm trạng u uất, chưa hiểu rõ lắm về Chánh Pháp. Có nghĩa là tâm xả chưa tốt, họ cố tình ở đây để tu tập, người như thế có phải là một người làm khổ mình, khổ mọi người không?

(05:43)Trưởng lão: À. Theo thầy thiết nghĩ đó, Phật pháp rất là rộng, cho dù bất kỳ một người nào có tâm trạng gì mà họ có duyên mà ở ngay nơi mà đức Phật, của những người đã tu chứng. Mà họ quyết tâm dù nỗi lòng, mục đích của họ như thế nào mà họ ở đó thì Phật pháp sẽ cảm hóa họ tới giải thoát. Nghĩa là bây giờ ở đây các con có các sự việc nó buồn phiền, bực tức…​ tất cả mọi cái, nhưng lần lượt mấy con cứ bám chặt đừng đi khỏi đây. Thì lần lượt những tâm niệm đó các con sẽ được hóa giải được hết. Tại vì cái môi trường đó nó sẽ hóa giải được hết. Ngày nay nó chưa hóa giải được thì ngày mai nó hóa giải. Môi trường đó là môi trường xả. Môi trường đó không có để tâm mình bứt rứt, không có để tâm mình buồn phiền. Hôm nay nó có buồn phiền nhưng mà mình nghĩ rằng người đó cứ ở mãi ở mãi, mặc dù cái tâm họ đang làm khổ mình, khổ người thật, nhưng mỗi lần họ cứ bám vào đây lần lượt nó xả riết nó cũng hết.

Nhưng mà hiện bây giờ mọi người ở đây đều nhắm vào tu giải thoát, thì tất cả những ác pháp xung quanh mình đều được xả chứ mình không giữ. Người nào mà tự mình mà không chịu xả, tự mình để cho mình làm khổ lấy mình thì cũng tự người đó. Nhưng Thầy nghĩ rằng họ còn bám chặt vào đây thì họ sẽ phải xả, không làm sao không xả, nếu không xả thì họ tự giết họ. Mà họ tự giết họ thì họ ở đây mãi thì họ cũng phải xả.

Thầy nói cái thọ nó đau đến cùng cực thì nó cũng phải hết thọ. Mà các khổ đau của tâm, cái hờn giận của tâm đến cùng cực nó cũng phải xả xuống hết. Trừ ra cái người đã chết thì họ chuyển nghiệp họ không được gặp Phật pháp mà thôi. Chứ họ cứ nằm ở trong cái môi trường tu đi, họ cứ nằm ở trong đó đi, họ có tâm trạng gì kệ không biết nếu họ cứ nằm riết ở trong đó họ sẽ được cảm hóa ở trong sự giải thoát đó.

(07:50)Cũng như ở đây, mục đích của chúng ta tu là để giải thoát. Thì cái phương pháp dạy luôn luôn lúc nào chúng ta cũng xả tâm, phương pháp lúc nào chúng ta dạy cũng biết thương yêu, thương yêu mọi người, thương yêu mọi sự vật hết. Thì lòng thương yêu hôm nay chúng ta chưa thực hiện được thì ngày mai, ngày mai chưa thực hiện được thì ngày mốt. Chắc chắn người đó bền chí ở đây là sẽ có lòng thương yêu. Và ở đây với mục đích là chúng ta xả, buông xả. Cho nên bữa nay chưa xả hết thì ngày mai xả, ngày mai chưa xả hết thì ngày mốt sẽ xả hết.

Thầy tin rằng cái người nào họ có ác cách gì đi nữa mà họ ở đây riết họ sẽ xả vì môi trường này sẽ cảm nhiễm họ, nó làm cho họ trở thành một người tốt. Bây giờ họ xấu cỡ nào thì họ cũng sẽ trở thành người tốt. Trừ khi họ đi ra khỏi đây thôi, còn nếu ở đây họ sẽ bị cái thiện pháp cuốn họ vào trong đó. Mà nó cuốn họ mà họ cứ ở trong ác pháp họ giữ, họ chống lại bên đây, họ nói lại bên kia thì mai mốt họ phải bung ra, họ không thể ở trong môi trường này được.

(08:53)Bởi vì môi trường này thiện với ác nó không sống chung với nhau, nhưng mà cái thiện ở đây nó mạnh nó sẽ thu hút cái ác, cho nên ví dụ bây giờ chuyện gì đi nữa, bằng trời đi nữa Thầy cũng coi như là không. Thầy không bao giờ Thầy nói đuổi một người nào đâu, nhưng mà Thầy biết trong cái thiện Pháp của môi trường này nó sẽ hút cái người ác đó, làm cho cái người đó phải trở thành thiện. Họ không có chạy đâu khỏi hết, do vậy Thầy không lo cái điều đó.

Đối với Thầy thì Thầy không lo, bất kỳ người nào. Thầy nói như này, trước hoàn cảnh của Thầy, Thầy biết rằng bên Đại Thừa họ đối với Thầy họ rất là ngại nhưng mà họ không làm gì được Thầy, bởi vì Thầy là thiện, thí dụ họ đứng trên góc độ họ là ác thì không thể nào họ đánh thắng Thầy được. Bởi vì là thiện sẽ chuyển hóa ác pháp, làm cho họ trở về với cái thiện chứ không thể nào mà ác được.

Cho nên Thầy thiết nghĩ câu hỏi thứ 2 của con thì con yên tâm. Thầy biết ở trong này thì cái tâm đời, tâm con người còn cái này, cái khác lắm chứ không phải không. Nhưng mà Thầy nghĩ rằng Phật pháp sẽ chuyển biến họ hết. Họ trở thành người tốt. Trừ ra họ bỏ ở đây họ đi thì sẽ trở thành xấu thôi, còn ở đây họ sẽ nhiễm cái thiện chứ không nhiễm ác được. Ở đây người ta chửi mình thì mình cũng không giận, không buồn phiền. Thì riết họ cũng nhiễm cái không giận, không buồn phiền của mình chứ không có gì hết. Đó là cách thức Thầy nghĩ như vậy. Nhưng mà sự thật ra Thầy nói thiện thì chuyển hóa ác.

(10:26) Còn nếu mà chúng ta sống ở trong ác pháp thì ác pháp sẽ dồn dập cho chúng ta để tự chúng ta cảm thấy thấy chúng ta đau khổ.

Những người ở đây mà họ sống thiện thì ác pháp không tác động được họ đâu, không làm được. Trừ ra chúng ta có ác có thiện thì chúng ta bị tác động. Chứ cái người mà sống như Thầy thì không bị ác pháp tác động, và cái người sống như Thầy thì họ chuyển biến, làm cho mọi người sẽ trở thành tốt, mà ngày nay chưa tốt thì ngày mai tốt. Thầy tin tưởng ngày nay chưa tốt thì ngày mai tốt. Cho nên cái vấn đề mà tu tập, mà theo con đường của Phật Giáo thì chúng ta an tâm mà không cần sợ hãi gì hết. Yên tâm để mình tiến bước trên con đường tu tập.

Bây giờ mấy con còn hỏi thêm gì nữa không?

(11:24) Tu sinh: Không nghe rõ câu hỏi. (Giúp một người chết đuối, nhưng nói không biết)

(12:09)Trưởng lão: Không phải đâu con, cái kia là cái lý luận thôi, khi có một người chết đuối mà con đến con giúp cái người ấy, con nói con không làm cái điều đó là không đúng. Tại vì con đã làm, ở đây con đã thực hiện tâm Bi của con rồi, con thực hiện và con biết rất rõ nhưng con không dính mắc vào chỗ đó.
Con thấy con cứu vớt được người thoát chết đuối, thì con biết rất rõ mà con không dính mắc, con cũng không mang cái tâm ngã mạn mà con làm lợi ích cho đời thế này thế khác. Họ làm rồi mà họ không biết thì đó là cái lý luận suông thôi, chứ khi đã vớt một con người rồi thì làm sao mà mình không biết, do đó cái đó là cái lý luận của bên Đại Thừa chứ không có gì hết.

(13:00) Tu sinh: (Không rõ) (nói về dàn bài đức Hỷ tâm)

(14:08) Trưởng lão: Mấy cái đó là khó đó, mấy cái đó thuộc về bốn Định rồi, giờ con khó làm vì con chưa biết mà nói chung chung chứ không có nói gì được hết vì cái hỷ đó cũng như ly dục ly ác pháp mà mình chưa ly hết cho nên cái cảm nhận của mình hoàn toàn chưa biết cái hỷ đó ra sao.

Nhưng mình cũng nói trên cái bậc tầng hỷ đó, có thể mình đem ra mình nói: Chúng tôi tuy chưa biết nhưng mà được nghe qua Chánh pháp của Phật nói: Ly dục sinh hỷ lạc, do ly dục sanh hỷ lạc là định Sơ thiền, Định sinh hỷ lạc là do diệt tầm tứ. Con nói như vậy chứ con diễn tả cái đó ra không được bởi mình tu chưa có tới đó mình không có nói được. Nói chung chung thôi, hiện giờ mình chưa có tới thì mình không có nói cụ thể.
Khi mình biết được mình nói. Ví dụ bây giờ mình trúng vé số thì mình mừng thì cái hỷ đó là cái hỷ của vật chất. Mình làm ăn được, hôm nay mình trúng mùa, bội thu nhiều hơn thì mình mừng, cái nỗi mừng đó thì nói được, mình có cái cảm nhận ra như thế thì mình nói được.

Cũng như người nào đó đi đâu xa hôm nay trở về gặp nhau thì cái mừng đó mình nói được.
Mình đem một cái mẩu chuyện ra mình nói cái sự trùng phùng đó làm cho cả nhà vui và những người có nhiệm vụ trong nhà đó cũng mừng vui khi gặp lại, cái đó thì mình nói được. Vì đó là những trường hợp có, còn những trường hợp mà mình làm được như việc từ thiện mình an ủi được người thì mình đem lại cái niềm vui cho mình thì mình cũng nói được vì cái đó mình biết.
Từ cái chỗ vật chất vì dục mà mình đạt được mà mình vui, rồi từ cái chỗ mà mình làm được cho người ta, an ủi cho người khác, làm cho người ta được bình an, mình có lời nói mình khuyên người ta mà người ta nghe lời mình thì mình cũng vui. Nói thí dụ như bây giờ Thầy khuyên mấy con tu rồi các con nỗ lực các con tu, các con được an ổn thì lời khuyên của Thầy mà mấy con nghe lời Thầy mấy con làm thì Thầy vui thì cái đó là mình biết nó là cái hỷ.

3. VẤN ĐẠO TỨ NIỆM XỨ

(16:36)Trưởng lão: Con cứ ngồi con hỏi đi con

(16:40)Tu sinh: (Không nghe rõ)…​ Con ngồi tu Tứ Niệm Xứ mà nóng quá thì con lại xả rồi sau đó con thấy luồng gió mát, sau đó con xả, nóng cũng xả, mát cũng xả…​ không tựa vào cái gì mà tựa vào chính mình…​

(19:57) Trưởng lão: Đúng đó con, tu vậy thôi không có gì hết. Thay vì bây giờ các con chuyên tu thôi, thay vì mấy con gặp Thầy thì sẽ gián đoạn tu.
Hãy nỗ lực tu để hướng cái tâm, mình biết cách rồi, mình giữ tâm mình bất động, thanh thản, an lạc, vô sự để cho mình chứng đạt được trạng thái bất động đó, luôn luôn lúc nào nó kéo dài trạng thái đó và sống được trong đó, mỗi niệm khởi ra thì mình các pháp mình đẩy lui nó. Hiện bây giờ cái khả năng mà để Định Vô Lậu mấy con có tri kiến của mấy con xả rất dễ.
Vừa rồi con trình bày qua cái sự đấu tranh ở tư tưởng của con về cái đứa con của con, về cái gặp Thầy mà cúng dường đó là một sự đấu tranh để đem lại sự bình an cho trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự, cái đó là cái đúng đó con.

Cho nên bây giờ mấy con đã hiểu rồi hãy bảo vệ cái chân lý của mình để trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự nó kéo dài ra, kéo dài chừng nào tốt chừng đó.
Mười hai tiếng đồng hồ là tiêu chuẩn của nó, rồi mình sống luôn ở trong đó luôn cho nên không có một niệm nào làm cho động tâm mấy con, mấy con sẽ là người chứng đạo tức là bất động tâm. Ở đó thì không có ai tác động tâm các con được.

(21:13)Như vậy là các con cố gắng thôi, các con cứ hỏi Thầy là các con bị động hết. Thầy mong là các con hiểu rồi cứ áp dụng vào tu thôi, đó là cái lợi ích lớn bởi vì nó bảo vệ và hộ trì cho chân lý của mình. Các con cứ lúc này, lúc khác hỏi tới hỏi lui thì các con bị động. Thay vì cái thời gian này các con vì mục đích bảo vệ cái chân lý của các con đó là cái chính.

Mà các con cứ lơ mơ thì các con bị động, để mà nó thỏa mãn cái lòng hỏi của các con, thắc mắc cái này cái kia nhưng mà sự thật các con biết cái trạng thái thì các con dùng các pháp mà Thầy dạy mấy con bảo vệ cho nó, sống ở trong đó, không có một ác pháp nào đến được thân thọ tâm pháp của mấy con thì mấy con thành tựu, nó đâu có lâu đâu. Cho nên cái lớp mà áp dụng Chánh Tư Duy này là áp dụng cái xả tâm để sống ở trong chân lý của mình tức là sống ở trong trong thái thanh thản, an lạc, vô sự. Không có một chướng ngại nào nữa. Cho nên không cần hỏi không cần gì nữa cả để đạt cho được điều kiện cần thiết.

(22:13) Tu sinh: Dạ thưa Thầy có bác đó nói gặp sư Từ Quang, mà cô Út đi đâu rồi…​ bác đó nói bác đó ra thất của sư Từ Quang.

Trưởng lão: Vậy hả con? Bây giờ không biết có ai đi kêu…​ Nói với bác, chút xíu đi kêu dùm sư Từ Quang. Có ai đi kêu sư Từ Quang dùm không? (Dạ có Thầy)

(22:55)Tu sinh: Kính bạch Thầy con đang tu pháp Tứ Niệm Xứ là ngồi thanh thản an lạc, mọi lần con ngồi trên cái gối khi con mệt con tác ý xả được. Sau khi con nghe Thầy nói không sợ con ngồi dưới gạch không lót gì hết. Thì con tu ba mươi phút gần tới giờ con năm phút mười phút thì nó đau đớn chịu không nổi nhưng con chống chọi được như vậy là nó mất sự thanh thản.

(23:30)Trưởng lão: Bây giờ ví vụ Thầy kiểm tra con không phải các con chỉ có một oai nghi ngồi đâu, mà trong bốn oai nghi. Ví dụ con ngồi chừng mười lăm phút thì ngồi được, thì con đừng để ngồi tới hai mươi phút chân con bị tê ngồi đau thì nó không được, thì con sẽ đứng dậy con đi nhưng mà con vẫn giữ Tứ Niệm Xứ. Còn nếu con đi mà con mà con thấy gần như mỏi chân con định chừng vậy thôi, mà trong ý con đi một hơi con muốn ngồi, con ngồi lại, nó muốn nằm thì con nằm lại, hoặc con muốn đứng lại thì con đứng lại. Bởi vì tu trong bốn oai nghi Thầy kiểm tra cái tâm thanh thản của con trong bốn oai nghi chứ không phải trong một oai nghi cho nên con đừng sợ.

Hôm nay ngồi trên bồ đoàn tọa cụ nó mềm. Bữa nay ngồi dưới đất mau đau nhức đứng dậy, cho nên vì vậy các con đừng lo khi mà Thầy kiểm tra để thầy xét qua trạng thái tâm thanh thản, an lạc, vô sự của mấy con như thế nào đúng như thế nào sai.

(24:28)Bây giờ các bài của con gửi Thầy, Thầy sẽ ghi các con người nào được học lớp Chánh Tư Tu Duy thì các con được lên lớp Chánh Tư Duy, còn người nào còn thiếu thì buộc lòng Thầy cũng cho họ kiểm tra họ lên lớp Chánh Tư Duy, nhưng vì họ còn thiếu thì họ phải làm, chứ còn trọn vẹn thì họ chưa chuyên nhất về lớp Chánh Tư Duy.

Còn người nào đã làm xong hết bài vở rồi họ sẽ chuyên nhất vào lớp Chánh Tư Duy lo tu thôi không còn gì nữa Thầy kiểm tra coi nó đúng không thôi.
Nếu đúng thì các con cứ về tu thôi không còn động còn hỏi gì hết, nghĩa là bây giờ không còn động hỏi nữa. Mà chỉ có ôm Pháp tu thôi, rồi trong một tháng Thầy sẽ kiểm lại để xem mấy con tu được tới đâu, quyết tâm của mấy con tới chỗ nào, để rồi hướng dẫn các con tăng thêm. Còn những người nào làm bài vở chưa đủ thì hãy làm bài vở cho đủ rồi mới được tu như vậy. Những người làm bài vở chưa đủ được hỏi lại thầy cho kỹ lại để triển khai tri kiến của mình trong lớp Chánh Kiến. Cho nên mấy con vô trễ các con phải cố gắng làm sao cho kịp để mấy con vào học tu các lớp tới, còn không thì các con ở lại tu đợt sau, chứ không thể một lượt như đợt trước này đươc.
(25:49) Cho nên trong khi đó Thầy ghi những người nào viết bài vở xong hết rồi mà Thầy thấy được, Thầy sẽ cho vào lớp Chánh Tư Duy, còn người nào viết bài vở chưa xong còn phải sửa tới sửa lui, Thầy sẽ cho nằm lại lớp Chánh Kiến chứ không thể cho vào lớp chính. Nhưng mà các con vẫn phải kiểm tra xem các con tu chứ sự thật ra mấy con vẫn chưa trọn vẹn trên lớp Chánh Tư Duy được.

Hôm nay những bài vở các con làm đủ hết rồi các con lên tu độc cư chuyên tu thật sự các con không còn đến lớp này thưa hỏi Thầy gì nữa hết. Nó làm mình nỗ lực bảo vệ chân lý của mình mấy con.
Con yên tâm Thầy kiểm tra bốn oai nghi chứ không phải một oai nghi nên con đừng có sợ. Tu mà có đâu chân tê chân là tu sai rồi, mất thành thản mất rồi.

Tu sinh: không nghe rõ
Trưởng lão: Nó bị đau cảm thọ đó làm mất thanh thản (26:56-27:05 nghe không rõ). Nếu mà sử dụng đẩy lui cảm thọ đó thì con mất thì giờ. Phải bảo vệ nó không để cho nó được chướng ngại.
(27:08 - (27:42) ) Tu sinh: Nghe không rõ

4. XẢ CHƯỚNG NGẠI KHI TU TỨ NIỆM XỨ

(27:43) Trưởng lão: Con như là con tu Tứ Niệm Xứ nhưng mà bị các cảm thọ đúng không? Lúc bấy giờ con phải dùng các pháp khác để đẩy lui các cảm thọ. Đang tu Tứ Niệm Xứ để mà khắc phục những tham ưu ở trên thân thọ tâm của nó, thì đó là đang tu chứ chưa phải…​ Nghĩa là đang bảo vệ khi bị các chướng ngại khác nó làm cho con mất cái trạng thái thanh thản.
Cho nên phải nhận xét cảm thọ này là do hành thọ. Bây giờ con ngồi tu mà nó sinh ra trên các tướng ngồi của con thì ngay đó con đừng có dùng tác ý gì hết mất công lắm, cứ ngay đó đứng dậy thì con sẽ hết tê, hết đau thì nó nhanh hơn, chứ bây giờ mình tạo cho nó đau rồi tác ý cho nó hết đau thì coi như mình cắn răng mình chịu đựng với nó thì nó cũng dần nó quen thì nó cũng hết đau nhưng cái điều đó không hay đâu con.
Thí dụ như còn ngồi mà hai chân con thấy đau, thấy tê thì ngay đó con đứng dậy con tu cái khác để cái tâm con nó thanh thản liên tục, không bị gián đoạn ở các cảm thọ thay vì cảm thọ là do cái nghiệp thân của mình nó tác động, nó nhức đầu, đau bụng. Thì do đó mình dùng pháp chứ bây giờ mình đâu có đứng dậy mà nó hết được. Các con hiểu không. cho nên các con dùng pháp đẩy lui.

Còn cái cảm thọ mà mình ngồi tréo chân đau thì cứ ngồi đó mà tác ý thì có phải nó lâu không, do đó con đứng dậy nó hết liền. Tại sao mình không đứng dậy cho nó mau hết để cho cái tâm thanh thản của mình nó tiếp tục được mà lại cứ tiếp tục ngồi đó. Cho nên người ta tu trong bốn oai nghi, đừng có tạo ra cái khổ đau đó, cho nên tạo ra khổ đau đó để mình chống lại cái khổ đau đó là mình đã làm mất cái thời gian thanh thản, an lạc, vô sự của mình quá nhiều.
Mục đích của mình ở đây là đẩy cảm thọ và chướng ngại của nó không phải là do mình tạo mà là do cái nghiệp của thân, tâm mình.
(29:34) Tu sinh: Kính bạch Thầy: Con mới ngồi có 5 phút mà chỗ con ngồi có nhiều muỗi, con có được đuổi con muỗi đó đi không? (Không nghe rõ)

Trưởng lão: Bởi vì con tu Tứ Niệm Xứ là con phải biết phòng hộ các pháp rồi, khi con biết góc của mình ngồi có muỗi thì con giăng mùng ngồi trong đó, mình phòng hộ ác pháp tức là mình ngăn chặn các ác pháp không cho tác động lên mình, chứ đâu có lý nào mình ngồi mình chịu đựng con muỗn nó cắn.
Do đó lúc đó mình ngồi sẽ không thanh thản mà cứ tập trung con muỗi cắn. Như vậy, mấy con sẽ làm mất trạng thái thanh thản của mấy con. Làm sao mà cho cái thân tâm của mình nó được bình an để nó ở trong trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự.
Thì như vậy mình bảo vệ các ác pháp ở trong đó, các con thấy tu Tứ Niệm Xứ nó như thế nào? Thân - Thọ- Tâm - Pháp, mà Pháp mà không phòng hộ nó mà cứ ngồi đó mà chịu với Pháp thì thử hỏi các con làm sao thanh thản. Cho nên phải giữ gìn bảo vệ nó toàn thiện để cho tâm mình nó an ổn, bất động. Chứ không phải mình tu để cho muỗi cắn mình hoặc điều này thế kia thì như vậy là không đúng.

(31:02 - 31:37) Tu sinh: Không nghe rõ

Trưởng lão: Hồi nãy sao con không lấy lược chải con muỗi đi để nó ở trên đó chi. Con phải chuẩn bị trước khi tu Tứ Niệm Xứ mọi điều kiện cho nó thuận tiện nhất để cho cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự.
Đằng này con để một cái gì đó xảy đến rồi con bảo nó thanh thản, an lạc, vô sự thì nó lại động con rồi. Thế không được, con chưa phòng ngừa hết các pháp mà để cho động thì không được.
(32:00) Tu sinh: Kính thưa thầy lúc đó con ngồi được hai ba phút rồi con có được phép đứng lên được không Thầy ?
Trưởng lão: Không con phải đuổi thôi bây giờ coi như ác pháp đến với con rồi con phải đuổi thôi. Nghĩa là con phải đứng dậy đuổi muỗi thực sự, đây là ác pháp thì phải đuổi, đừng có giết nó thôi, còn đâu con phải đuổi.

(32:35 - 32:58) Tu sinh: Nghe không rõ

Trưởng lão: Nếu con thấy con thích về cái đặc tướng của mình trên cái xả thì con viết rất đầy đủ cái bài đó. Cũng như mấy con tu tâm Từ mà con thích tu tâm Từ thì các con viết cái bài đó đầy đủ, mấy con thích thế nào thì con viết còn mấy cái khác con viết sơ sơ cũng được bởi vì mình không có sử dụng nó chuyên nhất. Còn bài nào chuyên nhất viết đầy đủ còn mấy bài kia nói để hiểu cũng được nên không sao hết, đây là Pháp độc nhất.
Bài nào mình thích là mình viết cái bài đó cho nó thật tốt để trở thành phương Pháp tu để đạt được mức cuối cùng của mình.
(33:35- 33:54) Tu sinh: Ban đầu con nghĩ chắc mình chưa đúng giai đoạn xả nhiều cho nên con…​.. (Không nghe được)
Trưởng lão: Ừ, đúng rồi. Nếu mình thấy mình không hợp thì tức là đặc tướng mình thì không triển khai cái đó được, cái Pháp nào trong bốn trong cái pháp này mà mình thấy mình thích thì mình triển khai các pháp đó cho thấu triệt cái pháp đó.
Để luôn luôn lúc nào khi đụng ác pháp ngay đó là mình xả hết nó không bị dính, mình xả bằng tri kiến của mình rất rõ ràng, mình thấm nhuần được cái pháp đó và mình thích cái pháp đó thì do đó là cái pháp độc nhất. Nó đúng cái đặc tướng của mình, đúng cái sở thích của mình thì mình áp dụng cái pháp đó thì nó đạt kết quả vô cùng.

Còn mình chung chung thì mình tu Tứ Niệm Xứ đi, tôi không thích pháp nào hết thì tôi tu Tứ Niệm Xứ.

(34:36)Tu sinh: Con nói con xả để cho nó chứ để con áp dụng trên Tứ Niệm Xứ.

Trưởng lão: Nói chung Từ Bi Hỷ Xả con đều áp dụng trên Tứ Niệm Xứ còn nếu con thấy bốn pháp độc nhất này con thấy đặc tướng mình ở trong pháp nào được hết thì con sẽ ôm Tứ Niệm Xứ con tu.

Cho nên nói tất cả các pháp khác con đều dùng nó để đẩy lùi các chướng ngại pháp, cũng như xả. Nhưng mà nó không phải đâu, cái tâm xả nó ghê gớm lắm, con mà triển khai nó thì nó xả nhanh chóng hơn con khỏi cần dùng các pháp khác, con nói xả là nó xả, tại vì nó có lực hướng. Còn cái này kia ví dụ con không có nói xả được cho nên con phải dùng. Ví dụ như thân đau thì con dùng Định Niệm Hơi Thở để an trú, dùng pháp tác ý, còn nếu mà tâm niệm con thì con dùng Định Vô Lậu con quán xét từ cái này sang cái kia, quán nhân quả.

Còn tu tâm xả thì khỏi nói vì nó chuyên hoá nó khác, nó ở trên Tứ Niệm Xứ nhưng nó chuyên nhất về tâm Xả, cũng như chuyên nhất về tâm Từ, nó cũng ở trên Tứ Niệm Xứ thôi chúng ta không tu ngoài Tứ Niệm Xứ đâu, nhưng nếu con chuyên được thì nó hay hơn.
Cũng như một người đánh võ họ chuyên một cái đòn đó. Hễ mà vô đó là họ cho 3 cái đòn đầu tiên của họ là họ thắng là thắng mà thất là thất, đó là chuyên.
Còn mình không có chuyên thì mình chung chung, đòn nào cũng đánh được hết, miễn là giặc tới thì cái loại vũ khí này đánh không được thì tôi lấy cái vũ khí khác tôi đánh thì đó là tu chung. Còn chuyên rồi thì đánh một cái loại đó thôi, cái giặc nó vô thì cái mặt nào của đòn đó họ đánh dẹp ra, đó gọi là pháp chuyên.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy