00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 080A - BỐN PHÁP ĐỘC NHẤT - TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - PHÂN LỚP - CÁCH THỨC XẢ TÂM - VẤN ĐẠO ÁP DỤNG TỨ VÔ LƯỢNG TÂM

CK 080A - BỐN PHÁP ĐỘC NHẤT TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - PHÂN LỚP - CÁCH THỨC XẢ TÂM - VẤN ĐẠO ÁP DỤNG TỨ VÔ LƯỢNG TÂM

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 03/02/06

Thời lượng: [53:04]

1. BỐN PHÁP ĐỘC NHẤT TỨ VÔ LƯỢNG TÂM

(00:00) Trưởng lão: Bởi vì nó là pháp độc nhất, cho nên pháp độc nhất thì mình chỉ duy độc nhất. Ừ thì xả thì tôi biết xả à, xả để giải thoát, tôi bỏ xuống hết mà nó vừa có cái xả về tinh thần, vừa có cái xả về vật chất. Ví dụ như có người nào nói mình tức giận mà mình tu tâm Xả thì mình xả cho hết tức giận đi. Thì nó mới đúng.

Còn bây giờ có một cái vật chất, có cái bình bát có cái nắp bát quá đẹp do đó có người đến hỏi, tôi xả cái nắp bát đó đi, cho người đó đi, tôi không hề tiếc một cái gì đó, tôi xả đi. Cũng như bây giờ tôi có ruộng đất nhà cửa, có mọi thứ. Bây giờ tôi đi tu rồi, tôi bỏ hết. Tôi không toan tính gì như ông Phật ông ấy bỏ, ông bỏ hết như vậy mới gọi là xả. Chứ không phải ông không hoan hỷ, ông bỏ ông đi tu, không phải như vậy. Không phải, ông xả ông thấy cái đó nó vướng bận quá, mất lo làm vua ngồi trên trên ngai vàng rồi quan hầu hạ, nói hỏi này, nói cái kia, báo cáo tình hình này kia làm rộn ràng quá, ông bỏ xuống hết. Ai làm vua, làm quan thì làm, tôi không làm. Tôi bỏ tôi không có tiếc nữa, đó là xả. Cho nên vì vậy mình tu cái Tâm Xả của mình là mình phải xả sạch, xả không tiếc gì hết.

Do đó người nào mà thích buông bỏ hết thì người đó sẽ xả. Còn người nào thích vui vẻ thì tu Tâm Hỷ. Còn người nào mà thích thương yêu, mà trước mọi chúng sinh không có sự đau khổ gì thì lúc đó là Tâm Từ. Còn thấy ai mà đau khổ thấy con vật gì khổ đau mà không có nỡ, luôn luôn lúc nào cũng muốn giúp đỡ và an ủi thì người đó tu Tâm Bi. Tuỳ theo đặc tướng của mọi người nhưng Thầy thấy hết thảy cứ tu Tâm Xả là dễ nhất.

(01:44) Ác cũng xả, thiện cũng xả. Xả sạch hết thì không có gì hết thì giải thoát không có gì hết. Có như vậy thôi, cho nên cố gắng xả hết ai nói gì thì nói tôi chẳng biết gì hết. Tôi xả hết. Làm cái gì thì làm, tôi xả hết. Tới cái tâm cuối cùng là Tâm Xả. Mà ai thích xả thì cứ xả hết. Xả cả đồ đạc của tôi mặc, giờ trời lạnh, ai có lạnh thì tôi cho luôn, tôi lạnh, tôi chịu lạnh thì đó là cũng xả luôn. Khi xả như vậy tức là tôi xả luôn cái lạnh nữa. Cho nên lạnh mặc lạnh, tôi ngồi thiền tôi chẳng có lo lạnh. Cuối cùng lạnh đi mất mà tôi ấm áp như thường đó là tôi xả luôn.

Mình xả từ cái thấp cho đến cái cao, cái cao thì các con nghe trong kinh Phật dạy khi mà Tứ Thiền - Xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh mà xả tất cả cái nóng, cái lạnh, cái đau, cái đớn trong người của mình hết, xả hết chứ. Xả có phương pháp chứ đâu phải nói xả là xả hết được sao. Đâu phải muốn xả là xả được sao, có phương pháp. Vì thí dụ như muốn xả một vật chất gì đó, mình có phương pháp chứ không tôi nói xả xả mà tôi không biết phương pháp xả. Ví dụ bây giờ tôi nói xả cái nhà tôi, nhà tốt. Tôi thấy cái nhà này cũng vô thường thôi có gì đâu. Tôi chết cũng chẳng mang theo được thì bây giờ tôi bỏ trước còn sướng hơn, nó là cái pháp. Nó phải có cái lý thì mới xả chứ. Chứ mấy con xả mà không có cái lý nào mấy sao xả. Cho nên vì vậy muốn nói về tu Tâm Xả thì phải có lý do để cho xả. Còn muốn nói về tâm hoan hỷ thì nó phải có lý do hoan hỷ chứ. Chứ lúc nào cũng tập cười hề hề mà không có hoan hỷ thì người ta nói thằng điên thì nó không đúng pháp. Cho nên mình phải có cái lý để mình hoan hỷ, mình phải có cái lý để cho mình thực hiện cái tâm quán, để nó hiểu để nó buông bỏ, nó vui vẻ, tâm không trong ác pháp, không có khổ đau.

(03:35) Thì nhớ như vậy mấy con làm sẽ không sai và Thầy cố gắng Thầy chấm những bài này, những bài sau cùng để tùy theo đặc tướng của mấy con, mấy con tu tập cho nó kết quả tốt đẹp hơn. Còn ở đây thì tập này là tập của cháu Sang con của cô Tập, con viết về sự tâm tình giữa mẹ con. Thầy đọc rồi nhưng mà điều kiện Thầy thấy tập này nó viết cá nhân thôi. Mình phải giải quyết tư tưởng đã, tư tưởng thì nó sẽ bình an chứ không có gì hết.

Nhất là đem đạo đức nhân bản - nhân quả để cho nó thông suốt thì khi mà nó thông suốt thì nó sẽ không tự làm khổ nó, không khổ mọi người xung quanh mà nó bình thường, nó không còn bệnh đau, nói không còn gì hết. Chứ không khéo nó có cái nghĩ, cái nghĩ nào đó trong đầu óc của nó rồi nó tự làm theo cái kiểu của nó. Do đó nó nghĩ đó là giải thoát - Đó là cái tu tập, đó là cái bất động, đó là cái độc cư. Cuối cùng nó lại làm thêm sự khổ cho người khác cho nên vì vậy phải đả thông được cái tư tưởng đó, phải giải thông cái tư tưởng đó thì nó sẽ hết chứ không có gì đâu.

Đương nhiên khi người ta hiểu ra cái lầm lạc nào đó, người ta cho nó là đúng thì mình tìm cách mình dạy. Ly được chỗ sai đó. Những cái hiểu sai đó làm khổ mình, khổ người, đó là nằm trong cái tà kiến đó. Sự hiểu biết sai lệch gọi là tà kiến. Mình biết làm sao hiểu cho người ta hiểu được Chánh Kiến thì nó sẽ bình an. Trong cái Chánh Kiến không có làm khổ mình, không có làm khổ người. Như vậy chúng ta mới đi đúng vào con đường Phật pháp.

Người đi tu mà còn làm khổ mình, khổ người thì không nên đi tu. Bởi vì mình đi tu là mình phải có sự hiểu biết chân chánh, để giúp cho mình được an ổn mà người khác cũng được an ổn, thì mới thật sự là đi tu. Đi tu như vậy mới là tu. Còn đi tu mà cứ khổ, điều này thế kia làm người khác khổ nữa thì tốt nhất đừng có đi tu. Không có lợi ích gì thì không nên.

2. HIỂU VỀ NHÂN QUẢ VÀ VÔ THƯỜNG THÌ TÂM BẤT ĐỘNG

(05:53) Cho nên trong cái vấn đề mà mọi sự kiện xảy ra đối với Thầy thì bất kỳ sự việc gì xảy ra trong cái nhìn của Thầy thì đầu tiên là nhìn nhân quả. Cho nên có nhân quả thì nó mới xảy ra như vậy còn không có nhân quả thì sự việc nó không xảy ra. Nhìn nhân quả thì nó rất thản nhiên, vì nhân quả nó là các pháp vô thường. Nó vô thường nên bữa nay nó vậy, bữa mai nó khác cho nên nó làm cho tâm chúng ta bất động, không giao động, không sợ hãi.

Nếu hoạ chăng nó đưa đến chỗ chết cũng là một cái duyên nhân quả mà thôi. Chứ không có gì hết. Chết tức là nối tiếp sự sống khác, sự sống mới chứ không có gì mất mát cho mình cả hết. Cho nên chúng ta nhìn bằng đôi mắt nhân quả thì rất là bất động, tâm bất động, không lo lắng hết. Cũng như bây giờ trong lớp của chúng ta có hơn sáu mươi người mà rủi trúng thực chết, chúng ta vui vẻ tại nhân quả đến chúng ta chết đồng lượt thì vui chứ không có mà sợ. Chứ chúng ta không ghét người mà làm cơm hay này kia đâu. Chúng ta thấy cái nhân quả của mình, đến cái phút mà đồng với nhau mà đi thì mình mừng, mà làm sao tâm thanh thản được, đồng lượt vào Niết Bàn thì hay quá, phải không mấy con? Đó là cái hay.

Cho nên đừng có trách chi. Tại vì người ta cũng muốn mang lại sự bình an, no ấm cho chúng ta. Lỡ có con chuột nào mang đến thuốc chuột vào đó, lỡ mình cùng chúng số phận thì mình hạnh phúc chứ sao? Lo mà thanh thản, an lạc để vào Niết Bàn không sướng để mang thân này vô thường, cực khổ gần chết à. Sống thêm ngày nào mình cũng thấy cực chứ gì, lỡ có con chuột nó mang thuốc chuột vô, mà mình thấy nó vẫn khoẻ lắm chứ, đâu có gì đâu mà sợ.

(07:34) Cho nên đứng trước cái chết mà chúng ta có Chánh Kiến là chúng ta không có ngao ngán, rất là bình thường, không có lo gì hết. Bữa nay không chết, ngày mai, ngày mốt thế nào cũng chết. Chắc chắn là người nào cũng phải đi con đường đó, phải không? Đó là cái luật vô thường mà làm sao có ai giữ cho được. Cho nên vì vậy mà chúng ta không hề sợ hãi gì hết. Cho nên, thí dụ như bữa nay có chuyện gì rầy rà, buồn phiền. Nó là vô thường mà, đâu phải nó rầy rà hoài sao mà sợ. Cho nên cuối cùng thì nó cũng lát nữa mất tiêu hết, nó đi đâu rồi. Mình cứ giữ tâm bất động của mình, ai làm gì thì làm.

Cho nên cuối cùng mình được giải thoát trong tâm mình, có phải không? Chứ giờ nghe rầy rà cứ buồn phiền. Trời, tôi tu không được. Nó bất an lắm, bất an là tại chỗ rầy rà đó mình có an hay không an? Chứ đâu phải chỗ nào khác hơn, có phải không? Tại bây giờ yên tĩnh mới được gọi là tu được sao? Chỗ nào mình tu cũng được hết. Do tâm mình động hay không động. Do mình chứ đâu phải chỗ an hay không an.

Cho nên, ai làm gì thì làm, mình cứ bất động lại, khỏe nhất phải không? Còn cái cơ thể của mình thì lúc đau, lúc không đau chứ gì. Ừ, thì lúc đau thì từ từ nó sẽ qua, lúc không đau thì tu tốt quá, lúc đau thì mới tu. Chính lúc đau mới tu chứ còn lúc không đau thì ngồi chơi chứ? Có phải cái nào mình cũng phải hiểu biết chỗ nào mình cũng tác ý lúc nào mình cũng tu tốt. Có phải không mấy con, lúc mình không đau thì mình ngồi mình chơi, có gì đâu nó đâu có đau mà tu, còn khi mà nó đau thì bắt đầu bây giờ phải chiến thắng với nó. Thì bắt đầu mình dựng cái thân mình lên, mình ôm chặt pháp mình lên. Tao cho mày sóng gió, mày làm gì thì làm, tao không buông phao đâu mà sợ. Cuối cùng mình đi ra. Cơn đau của mình tiêu mất không còn.

Mấy con thấy mấy người tu sĩ của đạo Phật, nó gan dạ đến mức độ đó. Cho nên vì vậy mà nó rất xem thường tại vì nó biết, biết rất rõ các pháp đều vô thường, không có gì hết. Cho nên hiện giờ nó hiện ra những tướng trạng này, tướng trạng kia chúng ta vẫn thấy nó bình thường, tại vì các pháp vô thường nó đâu có yên đâu. Lúc thì vầy, lúc khác có gì đâu mà buồn phiền, có gì đâu mà lo. Do cái bất động tâm của mình mà mình được giải thoát hoàn toàn.

Tu sinh: (09:43 -10: 36) Thầy trao đổi riêng.

(10:37) Trưởng lão: Hôm nay mấy con đã học được các pháp đều vô thường rồi. Mấy con biết rồi, nhân quả rồi. Mình học mấy cái pháp này thì làm gì có ai mà động tâm mấy con được nữa. Mấy con đều là người bất động tâm rồi. Bởi vì hở ra là nhắc - Đây là pháp vô thường, có gì đâu mà sợ. Đây là nhân quả rồi có gì đâu mà lo, phải không? Cuối cùng là mấy con hoàn toàn là…​. Rồi lúc bấy giờ mấy con học Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ nữa. Vì làm người phải biết thương người. Mình thương thì mình làm gì còn đau khổ nữa. Mà thứ nhất là mấy con thấy đề tài mà mình tu học đầu tiên: mình thương mình trước. Mình thương mình mà mình để cho mình buồn phiền, đau khổ à? Vậy mình thương mình cái chỗ nào mấy con thấy không? Mình học được những thứ này thì mình áp dụng vào đời sống của mình được.

Thầy thấy nghĩ là cuộc sống của mấy con như thế này là đủ rồi, giải thoát rồi. Còn gì nữa mà không giải thoát. Chứ mấy con học rồi, bỏ quên mất à. Để cứ ngồi đó khóc lóc lu bù, rồi buồn phiền nói thế này, nói thế khác, than thân trách phận đủ thứ hết. Như vậy mình học để làm gì đây? Mình học để giải thoát chứ đâu phải học để cất trong tủ phải không? Làm bài là để cất trong tủ hay để mình sống.

Cho nên vì vậy mà những cái bài học của mấy con là luôn luôn áp dụng vào trong đời sống của mình từng phút, từng giây. Không có chỗ nào mà mấy con không áp dụng. Thế mà hôm nay chúng ta gần hoàn mãn cái bài học của chúng ta rồi. Còn có cái Tâm Xả nữa, thì mấy con có người, hiện giờ còn làm Tâm Từ, Tâm Bi rồi Tâm Hỷ, Tâm Xả phải không? Thì lần lượt rồi mấy con sẽ học hết đến Tâm Xả rồi hoàn tất áp dụng vào đời sống hàng ngày và trong tu tập.

3. PHÂN LỚP CHO NGƯỜI LỚN TUỔI VÀ NGƯỜI TRẺ

(12:20) Trong tu tập khi mà Thầy phân lớp ra rồi, thì người lớn tuổi tu theo người lớn tuổi, người trẻ tuổi tu theo người trẻ tuổi, do giờ giấc khác nhau nhưng mà sự tu tập cũng có khác nhau. Tại vì người nhỏ tuổi, Thầy kiểm tra từng Định Niệm Hơi Thở, tức là từng đề mục của Định Niệm Hơi Thở, từng bước đi kinh hành Chánh Niệm Tỉnh Giác cho đến Pháp Thân Hành Niệm. Mỗi người đều phải tập luyện cụ thể, hẳn hòi, rõ ràng. Còn về người già thì áp dụng vào Tứ Niệm Xứ ngay liền, giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự để mà tiến tới cái chỗ mà đạt được chân lý thanh thản, an lạc. Chứ không có tu tập lòng vòng và nếu có trường hợp nào xảy ra thì Thầy sẽ hướng dẫn ngay cái pháp đó để mà đẩy lui chướng ngại để giữ tâm thanh thản.

(13:15) Mà người lớn tuổi hay bị đau, nhức cái chỗ này hoặc đau chỗ kia thì Thầy áp dụng cho họ tu tập cái pháp để họ đẩy lui cái đau nhức đó thôi, chứ không có tập lòng vòng. Còn người trẻ tuổi thì tập tất cả như Định Niệm Hơi Thở, mười sáu, mười tám, mười chín đề mục đó thì phải tập kỹ lưỡng lại từng đề mục để biết cách áp dụng sau này vì tự mình sau này chuẩn bị để mà chiến đấu với giặc sinh tử. Còn người già thì hiện giờ Thầy hướng dẫn khi họ gặp cái trường hợp thường thường họ bị bệnh đau, cho nên Thầy hướng dẫn cho họ cách thức để đẩy lui bệnh mà thôi và đồng thời ở trên Tứ Niệm Xứ tu tập chứ không tu nhiều như người tuổi trẻ.

Đó là cách thức để mà tu tập còn người nào nhiếp tâm và an trú tâm, giữ tâm được thanh thản, an lạc và vô sự trong khoảng từ ba mươi phút, một giờ, không có niệm, không có hôn trầm, thuỳ miên thì căn cứ vào cái căn bản mà đã tu tập được thì Thầy sẽ hướng dẫn tiến tới chứ không có bắt buộc phải tu trở lại ban đầu. Nhưng mà tuỳ theo Thầy kiểm tra lại sự tu tập của mình, nó được đến cái chỗ nào thì bắt đầu từ chỗ đó khởi sự để mình tu tiến tới, mình tập luyện và đồng thời sử dụng Định Vô Lậu để xả rốt ráo tất cả những cái tâm của mình.

Thì hôm nay các con sẽ được nghe, được nghe những điều mà chúng ta chuẩn bị bước vào giai đoạn thực hành. Giai đoạn thực hành đó thì trong thời gian mà gọi là Tu Định Vô Lậu trong thực hành vừa là thực hành áp dụng trong sự sống của mình hành ngày trong Tứ Niệm Xứ cũng vừa làm áp dụng trong Định Vô Lậu viết bài. Ví dụ trong một ngày đó, Thầy sẽ cho một cái niệm, một cái niệm vọng tưởng nào đó. Thầy đặt ra một cái niệm vọng tưởng. Từ đó chúng ta tập trung những điều học hỏi của chúng ta để hóa giải cái niệm vọng tưởng đó, làm cho cái niệm đó tiêu tan, chuyển hoá cái niệm đó không còn tác động thân tâm chúng ta được nữa. Khi mà làm như vậy thì nộp bài cho Thầy.

(15:29) Còn phần mà ngồi lại tu có từng niệm, thì cũng phải đem cái niệm đó ra rồi làm thành cái bài để trả lời Thầy, áp dụng qua cái sự học hỏi của chúng ta qua những tri kiến, của chúng ta hiểu biết áp dụng viết thành cái bài. Bởi vì tự tin viết ra cái bài thì tư duy của chúng ta mới chín chắn. Còn chúng ta tư duy mà ngồi tư duy suy nghĩ một hơi để xả tâm thì nó không chín chắn bằng, cho nên buộc lòng mấy con phải làm bài kỹ lưỡng, hẳn hòi. Những lời mấy con lý luận trong đó, là cái ý mấy con nói ở trong đó để mục đích của mấy con là chuyển hóa những cái niệm đó, không để cho cái niệm đó còn tới lui nữa.

Bằng cách là mấy con phải hiểu rất là rõ cái niệm đó để xả cái tâm của mình. Như vậy thì tới đây mấy con còn viết nhiều, Thầy cho một cái đề tài mà khi ngồi lại nó có từng niệm thì ghi những cái đề tài đó ra. Rồi sau khi trình lại một ngày đó, nó có mấy niệm, cái niệm đó thuộc về pháp niệm hay thuộc về thế gian niệm, xuất gia niệm. Ví dụ khi ngồi nhớ lời Thầy dạy, ghi cái niệm nhớ lời Thầy dạy ra, bây giờ mình chưa cho nó thành cái đề tài mình quán xét điều gì hết, nhưng mình đưa cái niệm trong buổi đó mình tu, mình có cái niệm đó khởi ra, mà cái niệm đó thuộc về Pháp.

Qua lời Thầy dạy, cái niệm đó lặp đi, lặp lại nó hiện cái niệm đó ra thì ghi cái niệm đó ra cho Thầy. Rồi Thầy mới đem cái niệm đó, Thầy thấy cái niệm này cần phải cho mấy con quán xét để xả cái niệm này. Thầy mới đưa cái niệm của con trở lại thành đề tài của mấy con, chứ không phải mấy con tự làm cái đề tài đó, tự đưa cái niệm đó ra rồi quán xét lơ mơ thì không được. Đưa ra Thầy xét, niệm này cần phải biến nó ra thành đề tài để cho mình quán, thành bài viết của mình thì Thầy đưa lại cho mấy con làm rồi nộp cho Thầy. Còn cái niệm nào tào lao thì Thầy sẽ dạy cho mấy pháp để đẩy lui nó chứ không cần phải quán xét, mất công, thì giờ.

Đó là cách thức chọn lấy đề tài tu tập để mà ngăn ác diệt ác, sinh thiện, tăng trưởng thiện pháp trong tâm của mấy con. Cho nên trong sự tu tập đó. Hôm nay thì cái lớp tu của chúng ta nó kỹ lưỡng như vậy đó thì người nào quyết tâm tu để giải thoát thì Thầy sẽ giúp đỡ tới nơi, tới chốn còn người nào mà thấy sức khả năng của mình tu không được, không nổi thì mình lui lại, còn người nào mà không có đủ tri kiến mà Thầy đưa một cái đề tài để mà viết thành một bài văn thì người đó dùng những cái ý của mình, cách thức để mà xả tâm để nói đến cái chuyện xả ở trên cái niệm này để hết cái xả.

4. LÝ LUẬN ĐỂ XẢ TÂM THEO KHẢ NĂNG CỦA MÌNH

(18:23) Ví dụ như bây giờ muốn tu Từ Tâm mà mình không có viết lòng vòng được, không có lý luận được mình dở quá thế nhưng người đó nói được thì Thầy chấm cho người đó được như thế này để Thầy ví dụ ở đây trình độ của chúng ta cao thấp nhiều, có người lý luận được mà có người không có lý luận được. Chỉ có biết nói vậy thôi chứ không có lý luận bác học được. Do đó thì mấy con như thế này này. Ví dụ có người đem một cái câu nói. Ví dụ Thầy cho một đề tài "Có người đó họ mắng mình thì cái người đó viết - Mình tu cái Tâm Từ, người khác mắng mình mà mình giận là mình không có Tâm Từ. Mình xác định cái câu đó là đủ rồi, phải không? Chứ mình đừng có lòng vòng gì hết.

Rồi bây giờ, có người họ thương mình, họ đem quà biếu mình, rồi bắt đầu bây giờ mình nhận quà biếu đó. Nhưng mình đừng có dính mắc trong quà biếu này thì mình có Tâm Từ mà mình có dính mắc trong quà biếu này thì mình không có Tâm Từ. À, mình nói vậy thôi. Tại vì mình dính mắc thì mình còn thích ăn, còn thích cái món này thì coi chừng mình thiếu Tâm Từ. Bởi vì mình nhận cái món ăn này mình sinh ra cái dục, sinh ra cái ham thích của mình mà mình có Tâm Từ thương mình thì mình đừng có nuôi dục mà mình để nó dục là không có từ với mình.

Tại vì nó ham ăn, nó ham ăn đi rồi mai mốt nó thèm nữa thì nó làm khổ nó. Cho nên mình phải có Tâm Từ với mình. Cho nên vì vậy mà khi nhận quà biếu của người khác hoặc là nhận bún riêu của cô Út nấu thì mai mốt đừng có thèm, mà thèm là chết đó hoặc là đừng có ăn là tốt mà ăn mai mốt còn nữa là không tốt đó. Cho nên vì vậy, mình phải cảnh giác. Nếu mà nó như vậy, mình muốn tu Tâm Từ thì mình phải nói ngay: "Nếu mà tôi nhận cái này mà tôi còn tham cái này nữa là tôi sẽ không có Tâm Từ với tôi", con hiểu không, nói câu ngắn gọn vậy.

Hễ tôi tham ăn là tôi không có Tâm Từ, tôi không tham ăn là tôi có Tâm Từ thì cái người đó họ không lý luận dài dòng gì hết, mà họ xác định họ có Từ Tâm hay không Từ Tâm, họ có xả tâm hay không xả tâm, con hiểu không? Bây giờ người ta chửi tôi, mà tôi tu xả này. Mà tôi tức giận là tôi không có xả tâm. Mà tôi không tức giận thì tôi là người có xả tâm, có vậy mình nói vậy là mình biết mình có xả hay không xả nữa. Các con hiểu không? Không có cần lý luận.

(20:51) Còn cái người mà có khả năng lý luận thì chúng ta lý luận để chúng ta biết cái đó mà chúng ta xả. Thầy muốn nói như vậy là để biết cái trình độ tu tập của chúng ta, chúng ta biết trình độ của chúng ta dở, người mà không có trình độ kiến thức học nhiều, họ lý luận không có được, chỉ hiểu biết mà xả thôi thì cái xả của họ, họ hiểu biết họ xả, họ chỉ viết ngắn gọn như vậy thôi. Bởi vì họ tu cái tâm nào thì họ viết cái tâm ấy ra cho Thầy, phải không? Họ tu Tâm Xả mà người khác mạ nhục họ, chửi họ, họ tức giận thì họ không có Tâm Xả. Mà họ không tức giận, không buồn giận thì họ có Tâm Xả. Thì họ nói - Có người khác họ chửi con. Thí dụ như bây giờ Thầy cho cái đề tài - Có người khác chửi mấy con, mấy con tu Tâm Từ thì mấy con như thế nào? Tu Tâm Xả thì mấy con như thế nào? - Nếu con giận hờn thì con không có xả tâm mà nếu con không có giận hờn là con có xả tâm. Thì như vậy là đủ rồi.

Nghĩa là mình còn giận hờn là mình không có xả tâm thì như vậy mình không phải là người tu Tâm Xả. Cũng như Tâm Từ mình còn giận hờn là mình không có Từ Tâm. Chứ không có nói lòng vòng. Đó là tự mấy con thấy cái nào mà thực tế, cụ thể mà mấy con thấy mình không cần lý luận thì mình nên viết ngắn gọn. Và trong khi đó cái đề tài đó như thế đó thì mình thấy nó đưa đến những hậu quả nào, sự buồn phiền nào, sự đau khổ nào mà tôi thực hiện cái tâm này mà tôi còn dính mắc cái này thì tức là tôi chưa có thực hiện được tâm này thì tôi chưa phải là người thực hiện được cái tâm đó.

Như vậy thì mấy con viết ngắn gọn để mà xả cái tâm mình thôi. Và đồng thời cái câu ngắn gọn đó nó trở thành một pháp Như Lý Tác Ý hàng ngày những cái niệm đó còn vương ở trong tâm tôi chứ chưa ra hết cho nên hàng ngày tôi tác ý cái câu đó thì nó sẽ: "Nếu tôi là người muốn tu Tâm Từ thì tôi không giận hờn thì tôi là người tu Tâm Từ mà nếu tôi còn giận hờn thì tôi không phải là người Tâm Từ. Vậy từ đây về sau tôi là người tu Tâm Từ quyết định là tôi không giận người nào mạ nhục tôi, chửi tôi". Thì như vậy là mấy con biết thành cái câu lý luận của mấy con, lý luận ngắn gọn để mấy con xả được cái tâm của chúng ta thì những bài viết của mấy con đưa Thầy chấm để mấy con đọc còn nếu mấy con nói sai mà mấy con không đọc, mà mai mốt coi thử xem nó nói mà cái mặt nó còn đỏ không khi người ta chửi mà nó đỏ mặt nữa thì nó nói một lẽ mà nó làm một lẽ, các con hiểu không? Nó ngầm ngầm mà nó nhìn cái người chửi mắng nó ngầm ngầm mà nó tức tức trong bụng nó thì mấy con giả bộ Thầy không biết trong bụng mấy con sao.

(23:32) Thấy mà là thấy ghét, thấy háy cái là biết liền còn hờn là biết trong bụng nó rồi. Thì như vậy thì các con không giấu được đâu. Đó, tất cả những sự tu tập của chúng ta mà Thầy hướng dẫn cho mấy con để khi áp dụng vào thì mấy con sẽ được sự giải thoát hoàn toàn. Dù như thế nào thì mấy con càng huân những điều kiện đó thì càng ngày mấy con sẽ được giải thoát, giải thoát hết bởi vì cuối cùng tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự, con nhớ chưa? Đủ rồi hén.

Người lý luận hay thì cứ lý luận còn lý luận dở thì cứ mình nói thẳng, nói tắt, ngay vậy thôi cũng được rồi. Cho nên sư Pháp Châu sư dở, sư không có lý luận gì nhiều nhưng mà cái gì sư thấy sư xả tâm được là sư nói thẳng là xả tâm chỉ có đó thôi, cũng được rồi. Thầy sẽ cho theo học lớp của người tuổi trẻ, sư xin mà, sư chỉ thẳng thắn là sư xin thì Thầy cho vào học lớp tuổi trẻ nhưng mà sau một tháng học có nổi không? Nếu mà không nổi thì Thầy sẽ lùi lại. Tất cả các cái này được lên lớp nhưng mà lên lớp rồi coi chừng xuống lớp đó, mà khi ôm bìa xuống lớp thì mắc cỡ chứ không phải không đâu.

Không thật sự mà, Thầy nói khi mà còn nhỏ đi học ham lắm, lên lớp nghe đầu năm vô học được lên lớp là mừng lắm, nhưng mà sau thời gian học tháng, nửa tháng ông thầy thấy học không được, ông thầy cho xuống lớp. Ông gửi lại xuống lớp, ông gửi lại xuống lớp cho mà nghe nó buồn khổ mà ở lại học không được, phải không mấy con thấy không? Thì mấy con cũng vậy, lên lớp nghe mừng lắm đó. Nhưng mà cho xếp lớp khác coi bộ không muốn, muốn lên lớp mà tu không được thì làm sao được thì mấy con cũng phải xuống thôi.

Cho nên buộc lòng phải theo đúng trình độ, căn cơ của mình, chứ đừng có vội mà mình ở cái lớp của mình, mình rèn luyện để cho nó thấm nhuần được cái phương pháp, cái cách thức, cái hiểu biết, tri kiến hiểu biết để được giải thoát chứ mình vội lên cao rồi mình rớt xuống. Còn người nào có trình độ trung trung, trung bình thì trình độ đó dễ tu lắm mấy con. Trình độ cao thì không nói rồi, trình độ trung bình thì dễ tu, hiểu biết của mình nó trung bình dễ tu lắm mà Thầy thấy trung bình thì nhiều mà hạn bét thì ít, mà hạng nhất thì cũng ít. Vô trong cái lớp học là như vậy thôi, cái lớp tu cũng như vậy thôi chứ nó không có khác gì hết đâu. Bây giờ có hỏi gì Thầy không mấy con, ai có hỏi gì thì cứ hỏi để mà Thầy giải thích thêm để hiểu biết còn không thì chúng ta về làm bài, Thầy về chấm bài có vậy thôi. Rồi con hỏi gì?

5. SỰ KHÁC NHAU GIỮA TU TÂM TỪ VÀ TU TÂM BI

(26:15) Tu sinh: thưa Thầy con tu Tâm Xả, ví dụ như có người mắng chửi con thế thì con tu Tâm Xả, nên con không giận, thế nhưng mà cái tâm từ ở trong đấy mình không dùng thì trong đấy mình vào cái tâm nào?

Trưởng lão: Nếu mà là Tâm Xả thì con ghi Tâm Xả chứ con không nói Tâm Từ .

Tu sinh: Nếu con đang tu Tâm Xả thì con nói là con tu Tâm Xả. Con chưa nhận biết được con tu tâm gì?

Trưởng lão: thì con nói con tu Tâm Từ thôi, con chấp nhận Tâm Từ thì con nói Tâm Từ - Đây là sự thương yêu của con đối với Từ Tâm cho nên vì vậy con không có làm cho con đau khổ.

Tu sinh: Thưa Thầy, bây giờ ví dụ con đang làm về Tâm Bi thì cũng lấy ví dụ ấy, nhưng trong ví dụ đó con chia làm hai: khi mà con làm cái Tâm Từ thì con không sân giận họ sau khi họ ổn định thì con phát Tâm Bi của con là con an ủi họ, làm cho họ đỡ đau khổ thì trong cùng ví dụ đó con lấy cả hai vậy được không. Hay con nói cái Bi không à?

Trưởng lão: Không, con nói cái Bi thôi à, hoặc con nói cái Từ không thôi. Bây giờ thứ nhất là mình thay vì cái người đó chửi mình đi thì mình Tâm Từ thì mình không có giận, mình không có giận hờn nhưng họ chửi họ trong ác pháp do đó bây giờ thay vì mình ở Tâm Bi chứ gì nhưng mà cái Tâm Từ, cái Tâm Từ của mình mình đã giữ mình rồi, mà cái Từ của mình mình thấy họ đang trong ác pháp, họ đang khổ chứ gì, họ khổ, họ chửi mình chứ gì nhưng mình vẫn Từ. Vì vậy mình vẫn từ, tức là Tâm Từ của mình, mình vẫn thương yêu họ, chứ mình không có lại giúp đỡ, mình không an ủi họ nhưng hành động thân giáo của mình, mình không có giận họ, họ có tai nạn, có gì thì mình sẵn sàng giúp chứ bây giờ mình không có tới an ủi họ.

(28:00) Còn cái Tâm Bi là nó đến an ủi, nó tìm cách nó ước nguyện, nó không an ủi được, nó thầm ước nguyện. Nếu mà con tu Tâm Bi thì con thấy họ giận, chửi con. Con biết họ đang ở trong ác pháp, họ đang khổ. Cho nên con ước nguyện cho họ không còn ở trong ác pháp đó nữa. Con thầm ước nguyện cho họ đó là con thực hiện Tâm Bi còn trái lại con thực hiện Tâm Từ con không có ước nguyện đâu. Con không ước nguyện nhưng mà con sống con không có giận họ chút nào. Bởi vì Từ mà mình thương, mình đâu có ghét cho nên vì vậy mình không có làm cho họ khổ đau, không có hề hấn một hành động gì thêm cho họ buồn tức hơn nữa tại vì họ giận hờn thì họ làm vậy thôi.

Còn riêng mình, mình không có hành động hay lời nói gì để cho họ giận hờn thêm thì đó là mình tu Tâm Từ nhưng mà cái hành động mình luôn luôn vui vẻ, luôn luôn mềm mỏng họ nói gì thì nói, chửi mắng gì thì mình vẫn cũng luôn vui vẻ, chứ không phải có cái vẻ bực tức làm cho họ gây ác cảm lên mình và đồng thời mình vui vẻ, mình chào hỏi họ này kia y như bình thường. Chứ không phải mình ước nguyện cho họ hết cái sân ấy đâu. Mình không có ước nguyện. Vì ước nguyện cho họ hết sân, hoặc cố gắng giúp cho họ hết sân thì cái đó là Tâm Bi. Còn bây giờ mình tu Tâm Từ nó khác mình không giận họ, đó là từ cho mình, mà mình không làm một hành động ác nào là cho họ buồn phiền đó là Tâm Từ của mình đối với họ. Cuối cùng mình cũng giải quyết được cái Tâm Bi. Tức là họ cũng giải quyết được cái nỗi khổ của họ rồi ở trong Tâm Từ.

Tu sinh: Trong ví dụ của con, con muốn hỏi Thầy - Trong bài làm con ví dụ con mô tả cái ý là con không sân giận tức lúc nãy là con phát Tâm Từ sau khi đó con có những ước nguyện họ đang mắng con là họ đang đau khổ vì họ còn đang vô minh cho nên con ước nguyện cho họ được bớt đi sân hận để họ đỡ đau khổ.

Trưởng lão: Vậy là con tu hai tâm. À, hai cái phần đó con nói là con tu hai tâm mà hai tâm thì không phải pháp độc nhất vì chia hai tâm. Con thực hiện Tâm Từ tức là con tỉnh thức, hoàn toàn tỉnh thức trên mọi hành động. Con không có làm hành động ác để cho người ta thêm đau khổ nữa thì đủ rồi. Con sẽ đi đến chỗ giải thoát. Còn con chia tâm con, con làm chỗ Tâm Bi nữa thì con ước nguyện thì con bị phân tâm rồi, con không tập trung Tâm Từ của con, con sai rồi.

(30:24) Tu sinh: Thưa Thầy ví dụ có người tới đánh con…​

Trưởng lão: con rất thương họ và lúc bây giờ con tu tâm gì?

Tu sinh: Dạ, con tu Tâm Bi.

Trưởng lão: Tâm Bi khi mà họ đánh con, họ đến họ đánh con, con bị đau thì con khởi sự thiết là làm sao cho con hết cái đau của họ bị đánh. Tức là con phải bi con trước cái đã. Thì bây giờ con mới lấy dầu con thoa vào chỗ bị đánh, bị bầm dập đó, làm cho nó bớt đau đi, làm cho vết thương nó nhẹ bớt đi đó là con bi với con trước. À, bây giờ tới bi đối với các người khác thì con sau khi đó con bị đánh rồi đó, như vậy đó thì bắt đầu họ thấy cái lỗi họ đến xin lỗi con tức là họ biết lỗi rồi đó, họ đến xin lỗi con thì con rất là hoan hỉ, con rất là vui vẻ, con nói không sao đâu, sơ sơ mà thay vì con u cái đầu lớn, con thấy nói sơ sơ không có gì, đừng có lo, tức là con bi với họ để cho họ đừng có lo. Con hiểu chưa?

Còn trái lại nếu mà họ đánh con và họ không có đến mà xin lỗi con, thì cái Tâm Bi của con con sẽ thực hiện cái lòng bi của con thì sau khi con đã xức thuốc, con đã xoa dầu cái vết thương của con nó êm rồi thì lúc nào con cũng khởi sự con ước ao cho cái người mà đánh con, gặp được những điều may mắn không gặp phải những điều khó khăn vì cái nhân của họ vậy, họ sẽ gặp những quả khổ. Cho nên con ước nguyện họ không gặp phải quả khổ đó và con ước nguyện cho họ làm sao đừng có những tính hung ác đó nữa. Ước nguyện thầm trong tâm con. Nhưng mà Tâm Bi thì con rất thương họ, thực sự thương xót họ đang trong ác pháp.

Cho nên có một cái dịp nào đó, Thầy nói rằng, khi mà họ đánh con mà con không đánh lại họ thì họ hối hận lắm chứ không phải không đâu. Nhưng mà con cứ tìm đến cách thức mà con, tìm mọi cách vì mình tu Tâm Bi mà, tìm mọi cách để mình gần gũi họ, biếu quà hoặc làm cái gì đó, để giải trừ cái ác pháp đó trong tâm của họ. Đó là Tâm Bi đó. Bởi vì Tâm Bi mình phải thực hiện ở trước cảnh đau khổ của người khác, trước cảnh sân hận của người khác, trước hung dữ của người khác, mình làm cho họ trở thành thiện.

Tâm Bi khó tu lắm chứ không phải dễ tu đâu. Cho nên mình phải xông pha vào chỗ đó. Mình đến như mà một người không có chuyện gì xảy ra ở trong gia đình của người đó. Để mình tìm cách mình gỡ rối. Bởi vì khi tu tập Tâm Bi thì phải một phương pháp, cách thức để mình hoá giải được những cái nỗi khổ đó, hoà giải được. Trước là mình khởi sự thương mình, mình cứu mình trước cái đã và đồng thời thì để mình đến mình giúp đỡ cho những người họ đang ở trong ác pháp đó.

(33:21) Cho nên đó là thuộc về Tâm Bi còn Tâm Từ thì mình tỉnh thức trước mọi mặt thì đủ rồi. Mình không có làm thêm ác pháp là Tâm Từ, còn Tâm Bi là mình phải gánh vác sự đau khổ của mình và sự đau khổ của người khác mà hoá giải cho nên Tâm Bi nó khó hơn, nó khó hơn nhiều cho nên phải biết cách chứ không biết cách là Tâm Bi nó không vô. Cũng như bây giờ người ta bị tai nạn này kia, mình vác mình chạy vô nhà thương cứu không được rồi. Đó là Tâm Bi đó. Một con vật bị người ta đạp mình để trong lòng bàn tay mình an ủi, mình vuốt ve nó thì đó là Tâm Bi đó.

Nhưng mà nó có cái nhược kiểu như thí dụ người ta chửi mình mà mình thực hiện Tâm Bi nó khác con ạ. Thứ nhất là người ta chửi mình mình tức giận, mình tu Tâm Bi là nhất định mình không giận, rồi mình còn thương cái người chửi mình vì họ ở trong ác pháp nữa mà phải tìm cách nào đó mình ước nguyện ngầm ở trong tâm, ước nguyện cho họ được bình an, đừng xảy ra đau khổ, ác pháp, đừng có sân hận gì nữa thì đó là ước nguyện nằm ở trong tâm.

Mà còn phải có những hành động tìm cách gần gũi họ, tìm cách làm sao cho thân thiện với họ để hoá giải những nỗi khổ trong tâm của họ, mặc dù con rất chịu thiệt thòi. Ví dụ như tranh cái hàng rào của mình thôi, bây giờ đất ở nhà mình thôi, người ta giận người ta chửi mình người ta tranh hàng rào của mình không được, người ta chửi mình thì mình tìm mọi cách. Mình tìm mọi cách mình là người tu Tâm Bi đó, mình tìm mọi cách, bây giờ mình nhường lại cho họ cái hàng rào. Cho họ mình không cần thiết nữa đó là mình thực hiện Tâm Bi. Cho nên phải học cho rõ về Tâm Bi cho nên vì vậy mà Tâm Bi, nhiều khi các con viết nó chưa có hết các pháp hành trong Tâm Bi, nhiều khi mình thương mình, mình thương người tức là mình Bi mình thương xót người thì cái đó thì mình học cho nhiều, luận cho nhiều để biết cách thức pháp hành.

Tu sinh: con thưa Thầy, con hỏi thế này (35: 22 - 36: 32) nếu như mình tu Tâm Xả …​ mình có Tâm Từ, trước đây con…​ bây giờ có gì.

(36:33) Trưởng lão: cái đó là cái áp dụng đó con, bởi vì các con học từ cái nhân quả (con ngồi xuống đi con). Từ cái học nhân quả, từ cái học các pháp vô thường, mấy con thấy không cho nên do mình học như vậy để cho mình áp dụng Tâm Bi hoặc Tâm Từ chứ nếu mình không học những cái này thì mình áp dụng sao cho được nó mà nó Từ, thương mà không biết cách thương cách này đây mà có nói thương thì không được. Mà phải áp dụng bằng cái hiểu biết, bằng tri kiến hiểu biết của mình từ nhân quả đến các pháp vô thường.

Bây giờ mình thấy các pháp vô thường người ta đánh thân mình, vô thường thì đâu có gì của mình đâu, của ai đâu mà bị đòn thì của người ta chứ đâu phải của mình, phải không? Thấy các pháp vô thường đâu phải là ta, không phải của ta. Do đó chúng ta thấy xả được rồi, mà xả được là Tâm Từ với mình, thương mình, thương người được. Đó là mình thực hiện. Và Tâm Xả nó cũng ở trong nhân quả mới xả chứ. Mấy con không có lý nhân quả thì mấy con xả không được. Mà không có lý các pháp vô thường thì xả cũng không được. Bởi vì nó phải có cái hiểu biết, hiểu biết xả thì mới không bị ức chế. Nó phải có sự hiểu biết cho nên buộc lòng chúng ta phải học lớp Chánh Tri Kiến là lớp đầu tiên để có sự hiểu biết Chân Chánh. Cho nên muốn xả con nói đúng chứ không nói sai đâu. Đó là điều kiện hiểu biết để mình xả ra. Khi mà có điều kiện gì gì xảy ra, thì chúng ta có đôi mắt của tri kiến chúng ta nhìn suốt hết thì nhân quả đến các pháp vô thường rồi chúng ta viết từ đó chúng ta khởi Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả để chúng ta xả đó là đi một loạt hiểu biết để chúng ta rốt ráo đem đến sự bình an cho chúng ta gọi là đức Từ, Bi, Hỷ, Xả.

Bây giờ mấy con hỏi thêm gì nữa không? Có gì không mấy con?

Tu sinh: con Bạch Thầy con tu cái Tâm Từ, cái đau khổ của người khác, mình vẫn có cái lòng giúp đỡ họ.

(38:47) Trưởng lão: Bây giờ con tu Tâm Từ, mặc dù con tu độc nhất Tâm Từ thôi nhưng mà trước cảnh mà đau khổ của người khác con vẫn làm như thường, mà con vẫn thấy đây là Tâm Từ chứ con không thấy là Tâm Bi nữa. Con thấy bây giờ Tâm Từ thường thường là nó tỉnh thức lắm, nó tu tỉnh thức từng hành động của nó để nó không làm đau khổ chúng sinh vì chúng sinh đang sống trong hạnh phúc cho nên nó không làm, đó là Tâm Từ. Nhưng khi thấy chúng sinh có đau khổ, không phải chúng ta làm ngơ đâu. Chúng ta làm nhưng mà chúng ta làm trong cái Tâm Từ chứ không phải trong Tâm Bi. Cho nên nó không có nghĩ đây là tôi làm Tâm Bi, đừng có nghĩ là tôi làm Tâm Bi mà ở trong Từ nó có cái Bi, trong Từ nó có cái Hỷ, trong Từ nó có cái Xả, cái xả của Tâm Từ chứ không phải cái xả của Tâm Xả, con hiểu không?

Cho nên Từ nó có Tâm Bi ở trong đó. Từ của cái Bi, chứ không phải là Tâm Bi. Nó không phải là Bi, nó là 2 cái, các con hiểu hai cái thì nó trật. Như vậy nó là một cái nhưng trong đó nó có bốn cái. Từ nó có Bi, Hỷ, Xả ở trong đó. Cho nên vì vậy không khéo coi như mà chúng ta có hai cái tâm, lúc bây giờ là Tâm Từ, lúc bây giờ là Tâm Bi, không phải. Tự ở trong cái Tâm Từ nó có cái Tâm Bi cho nên trước cái cảnh đau khổ của người khác đang rên la thì cái lòng Từ nó có cái Bi ở trong đó, nó lại nó giúp đỡ mà nó vẫn thấy nó là tu Từ chứ không phải tu Bi. Nó hay ở chỗ đó, nó là pháp độc nhất, nhưng mà nó gồm đủ. Do cái chỗ đó nó có Tâm Xả nữa con. Mà nó làm cái điều đó, tự nó làm hành động đó rồi thì cái Tâm Từ nó có cái Hỷ trong đó, cái Hỷ của Tâm Từ. Tại vì nó làm được cái hành động đó. Nó có cái hỷ. Mấy con ngồi xuống

Tu sinh: con tác ý nó không phải (40:37- 41: 03)

(41:04) Trưởng lão: đó cũng là cái phương cách để xả, đừng có để ý đến cái chỗ buồn phiền đau khổ đó. Mình không có cần lưu ý mà mình chỉ tác ý. Đó cũng là phương cách xả thôi. Nếu mà tu Tâm Xả thì đó cũng là phương cách xả, không có gì.

Phương cách - Cách thức để mà xả cho nên khi mà viết cái bài thì có cái luận, người mà khéo luận, họ luận cách thức để mà xả tâm. Họ không nói Tâm Xả nhưng mà cách thức họ nói ra thì chúng ta biết họ đang về Tâm Xả. Ví dụ Đức Tâm Xả để cái tựa vậy thôi mà họ nói cách thức, họ không nói cái Tâm Xả trong đó đâu. Nhưng mà cách thức họ nói để xả cái tâm thì mình biết họ nói Tâm Xả. Đọc cái bài thì mình lưu ý điều đó còn có người nói Tâm Xả mà không có cách thức, chỉ nói xả, xả mà không có cách thức Thầy biết cái người này họ chưa biết cách xả.

Cũng như vừa rồi cô Diệu Minh hỏi, Diệu Minh nói mình nhìn nhân quả, khi mà mình nhìn Tâm Từ, mình sử dụng Tâm Từ của mình. Trước khi mình sử dụng được Tâm Từ thì mình bị người ta đánh mình phải không? Mình muốn tu cái Tâm Từ thì mình nhìn đây là nhân quả để mình nhìn nhân quả đó là thực hiện pháp hành để thực hiện Tâm Từ thương mình. Cho nên mình không tức giận. Bây giờ ví dụ như người ta đánh mình lúc bây giờ mình nhìn đây là nhân quả - Đời trước mình có đánh ai cho nên bây giờ không có giận ai, giận người đó. Mình cũng như trả quả mà. Do đó cái tâm của mình giảm cơn sân của mình. Nó không sân giận. Con hiểu không?

Đó là từ hiểu biết nhân quả. Đó là áp dụng vào phương cách để thực hiện cái Tâm Từ của chúng ta. Đó là cách thức áp dụng. Cho nên vì vậy, mình luận như thế nào để rồi có phương pháp để áp dụng vào để xả tâm thì cái đó là đúng không có sai. Ví dụ như Thầy nói chỉ cái câu ngắn gọn như hồi nãy Thầy nói: "Người ta chửi mình mình nói nếu mình giận người ta thì mình không phải có Tâm Từ". Phải không? Mình chỉ nói ngắn gọn thôi. Nếu mình giận người khác thì mình không có Tâm Từ, thì đó là cũng là tu Tâm Từ, đó mấy con? Còn người ta đánh mình, người ta chửi mình thì mình thấy đây là nhân quản - Hồi nào chắc mình cũng chửi người ta nên giờ người ta chửi lại mình, thôi vui vẻ không có gì giận thì đó cũng là lý luận để cho tâm mình nó không giận.

Còn cái ông này ngay cái Tâm Từ ông nói ngay liền - Người ta chửi mình mà mình giận là mình không có Tâm Từ. Mà mình có Tâm Từ thì mình không nên giận. Có vậy thôi. Mình muốn có Tâm Từ hay không muốn có Tâm Từ, có vậy à? Trong tâm mình muốn tu Tâm Từ hay không muốn Tâm Từ. Rõ ràng là mình đang muốn tu Tâm Từ thì đừng giận. Do đó nó nhắc cái tâm nó đừng có giận, phải không, đó là cái phương pháp áp dụng trực tiếp. Còn cái mình nghĩ nhân quả là gián tiếp nhưng mà gián tiếp vẫn xả được tâm. Vì hồi xưa mình chửi mắng người ta, giờ người ta chửi mắng lại mình, giờ mình trả, có gì đâu mà giận thì đó là gián tiếp. Còn trực tiếp tu Tâm Từ ngay đó người ta chửi mình, mình muốn tu Tâm Từ hay không tu Tâm Từ, giận là không có Tâm Từ. Mà Từ là không giận. Có vậy thôi, đúng không? Áp dụng, bây giờ là tới phương pháp áp dụng, áp dụng là phải biết cách thức chứ. Rồi con hỏi đi.

Tu sinh: con thưa Thầy con ví dụ thế này (44:37) cái thân hành như vậy là (44: 45), con thưa Thầy (44:48)

(44:50) Trưởng lão: một hai người có quyền điều khiển sai con. Một người bảo không làm, một người bảo làm, con biết đó là ác pháp. Mà ác pháp con làm thì đó là con sai. Con không làm bởi vì ác pháp sẽ đem đến không khổ mình thì cũng phải khổ người, bởi vì nó là ác pháp thì có khổ mình, khổ người, hoặc là có khổ mình hoặc là có khổ người không khổ mình. Như vậy là khi mà ác pháp thì nhất định con không làm. Cái người bảo con không làm thì con theo cái người bảo con không làm là đúng. Đó là ở trong cái nhìn của mình, mình nhìn, cái người mà mình tu thì mình không bao giờ làm ác pháp tức là tôi tuỳ thuận nhưng tôi không bị lôi cuốn trong ác pháp. Đó là mới đúng.

Chẳng hạn bây giờ có hai người cũng hiền lương như nhau. Người này bảo không làm mà người này bảo làm, mà tôi xét hành động làm này là ác pháp cho nên tôi theo người bảo không làm tôi sẽ theo người này, chứ tôi không theo cái người này. Còn bây giờ có một người bảo tôi phải làm, nhưng mà tôi xét đó là ác pháp, nhất định tôi tuỳ thuận ở ngoài mặt nhưng nhất định tôi không làm, tôi về bỏ lơ tôi không làm. Đó là tôi biết ác pháp.

6. TÙY THUẬN NHƯNG KHÔNG BỊ LÔI CUỐN VÀO ÁC PHÁP

(45:58) Tu sinh: thí dụ như mình, người A có quyền, người B có quyền, trao đổi người A thì mới làm, như vậy con biết giải quyết thế nào.

Trưởng lão: nghĩa là hai người A và B họ bàn nhau là nó đồng ý nó làm thì con quyết định là bây giờ ác pháp tôi tuỳ thuận, tôi dưới quyền với mấy người, tôi tùy thuận mấy người nhưng về tôi không làm. Tùy thuận mà không bị lôi kéo, tôi không chống lại, tôi không nói, tôi không lý luận gì hết. Bảo làm thì tôi lặng thinh nhưng tôi không làm.

Tu sinh: (46:36) cho nên khi con ví dụ khi họ bàn nhau, mà con không làm, người A, người B đi làm.

(46:49) Trưởng lão: như vậy là con không có tiếng nói nào hết, trong khi đó họ bàn nhau, tôi có ý kiến, bảo tôi làm, phải không? Hai người này, người bảo làm, người bảo không làm. Hai điều đó con phải lý luận cho người bảo làm phải dừng lại liền. Tức là con phải có đồng minh của người không làm, phải không? Bây giờ thêm một người nữa. Ông A mà bảo làm mà ông B bảo không làm thì bắt đầu khi mà bảo con người trực tiếp làm hành động đó chứ gì, hành động ác đó. Bây giờ con biết cách đó là ác pháp rồi cho nên con đến con đứng dựa vào ông B, con nói với ông A - Làm như thế là tai hại như thế này, như thế này, làm hao tài, tốn của của đất nước như thế nào, thế nào con nói thẳng thì ông B này ông ủng hộ con liền, mà con có đồng minh hai người, ông A bị thua liền cho nên cuối cùng không làm.

Còn bây giờ con hai ông này họp nhau, ông này nói với ông kia, làm cái này tôi ăn chia, tôi được số tiền lời quá mà cho nên anh không làm, làm sao được. Do đó ông B, ông cũng ờ, ờ, được chia tiền nên ông bắt con phải làm. Từ đó con đi ở tù là nữa khác, con hiểu chưa? Hai ông này ăn mà con đi ở tù. Con là người thi hành, mấy ông là người chỉ định, lập kế hoạch thì do đó con phải ngay từ đầu con phải có đứng vào cái đồng minh của mình để đánh.

(48:09) Cho nên Thầy nói như thế này. Cái cô Châu mà hay đến đây tóc bạc, cô có cất cái nhà phía sau này, cô làm ở trong ngân hàng. Trong khi trong ngân hàng nó có cái nhóm của nó, do đó cô thấy làm cái điều này rất là hao tài, của cải tài sản của Nhà nước, cho nên cô mới bàn nếu bây giờ mình theo phe thì họ sẽ được chia cho mình mà mình không theo phe thì nó lợi cho Nhà nước. Cô cũng có điều kiện trong đó lắm. Cho nên Thầy nói trong cái vấn đề đó lợi dân, lợi nước thì mình nên làm còn lợi cá nhân mình thì dù mình bị sa thải mình chấp nhận.

Mình chấp nhận điều đó thì cô nghe lời Thầy, khi mà họp bàn với nhau. Cô nói thẳng, nói thật cái này là sai. Nhưng lần lượt chúng cho cô hưu trí non. Bởi vì để cô thì ăn không được. Cô hưu trí non, cô là con gái của ông Lê Duẩn. Vậy mà nó tìm cách nó bứng ra. Ông Lê Duẩn ông đã chết rồi cho nên cô đâu có quyền nữa. Chứ còn ông già thì chắc không bật cô ra được nổi đâu. Nhưng bây giờ ông già mất rồi thì nên đương nhiên là mặc dù nói con Lê Duẩn nhưng sự thật ra cô vẫn không có quyền gì. Người ta sẽ có phe phái người ta sẽ nói cô này.

Cho nên bây giờ cô đã thất nghiệp. Bây giờ cô về cô buôn bán cô sống thôi nhưng mà thấy an ổn hơn là mình ở trong cái chỗ đó thì mình thấy nguy hiểm. Thành ra theo Thầy thiết nghĩ mình nên làm điều đúng lương tâm mình, không cứng nhắc chuyện đó thì được thôi thì cái đó lợi lạc hơn.

Tu sinh: (49:50) thưa Thầy rất nhiều thí dụ như đống sắt vụn, con chuyển vào đây, có cài gì thì cũng có thể kiếm được tiền triệu (50:06) con cũng không làm,con thấy như vậy thì con gọi cái đứa (50:16 - 50:33) trong khi đấy thì con cũng có (50: 40: 50:42) con rất vui vẻ chứ không có gì phàn nàn. Cuộc đời con làm bao nhiêu lâu (50: 44: 51:05) con cũng rơi vào chỗ đấy, con cũng hiểu thưa Thầy. Hiện tại con ứng dụng (51:12)

(51:15) Trưởng lão: Cái đó là mình đứng trên góc thiện pháp con, mình nhìn phải nhìn cái lợi ích chung, mình không để cho ác pháp lôi cuốn. Thầy nói Ác pháp như thế này. Ví dụ như trong bữa giỗ bữa tiệc, người ta mời mình uống rượu, mình biết uống rượu là ác pháp mà. Đức Phật có giới cấm uống rượu mà, giờ bạn bè, mọi người xung quanh cứ uống rượu nhưng mà mình không uống thì họ bằng cách này, bằng cách khác họ nói này, nói khác nhưng mà mình vẫn nhẫn nhục, mình chịu đựng bằng cách mình cứ vui vẻ nhưng nhất định mình không uống, không hề một giọt rượu thì như vậy là mình không bị lôi cuốn vào trong ác pháp, nhất định dù là họ nói bất kỳ họ nói gì thì mình cũng chấp nhận hết nhưng điều kiện là mình không uống rượu thì như vậy mới là mình mới không bị lôi cuốn trong ác pháp chứ không khéo mình sẽ tuỳ thuận họ chút.

Mình tùy thuận là mình không cãi lại họ, mình không nói gì hết nhưng có điều kiện là mình không bị lôi cuốn vào ác pháp. Cuối cùng họ phải thua mình thôi, ý chí mình không lung lay và đồng thời họ muốn làm gì thì làm nhưng nhất định không bao giờ. Đó là cách thức của người tu của người cư sĩ phải gan dạ, phải có đủ sự bất động tâm của mình - tức là im lặng đó. Không khéo họ nói tức quá mình chịu không nổi thì mình bị lôi vào ác pháp, không ác pháp này thì cũng ác pháp kia.

Thành ra trong cái sự tu tập của đạo Phật nó hay là ở cái chỗ biết lúc nào mình biết mình im lặng, lúc nào biết mở miệng nói, lúc nào biết làm theo cái đúng, không làm theo cái sai, cách thức phải trí tuệ sáng suốt, biết nhìn, biết hiểu, hiểu đó là nhân quả của mình, hiểu đó không phải là nhân quả của mình mà là của người khác. Vì cái hiểu đó làm cho mình cởi mở, cho mình sống một cách an ổn trong tâm hồn của mình.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy