00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 076B (NAM) - PHÁP HÀNH ĐỨC TỪ TÂM (CHƠN THÀNH)

CK 076B (NAM) - PHÁP HÀNH ĐỨC TỪ TÂM (CHƠN THÀNH)

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh (nam)

Thời gian: 31/01/2006

Thời lượng: (33:06)

1. QUÁN TỪ VÔ LƯỢNG TÂM

(00:00) Trưởng Lão: Bây giờ, Thầy Chơn Thành, con đến đọc cái bài của con, nói về cái pháp hành cho mọi người. Sau khi tu tập thì chúng ta phải biết cái pháp hành để mà hành Tứ Vô Lượng Tâm.

Vừa rồi chúng ta nghe được cái Từ Vô Lượng Tâm. Từ cái tâm phàm phu mà chúng ta thực hiện cái Tâm Từ của chúng ta qua cái bài của sư Từ Quang, rất là đầy đủ. Trong cái vấn đề ở cái Tâm Từ…​

Trong cái giai đoạn của phàm phu đến cái giai đoạn cứu cánh cuối cùng của cái Tâm Từ thì nó là cái chỗ ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền tức là nó vào chỗ Bất Động Tâm.

Thì còn cái giai đoạn cuối cùng này thì hầu hết là những người tu xong thì mới thấy được, còn những người tu chưa xong thì chưa thấy được cái chỗ Tâm Từ này.

Lần lượt rồi Thầy sẽ triển khai để chúng ta hiểu dần rồi chúng ta áp dụng vào thực hành Tứ Vô Lượng Tâm thì chúng ta sẽ cảm nhận được khi ly dục ly ác pháp. "Do ly dục sinh hỷ lạc" thì cái trạng thái của hỷ lạc và cái trạng thái ly dục, ly ác pháp của Từ tâm thì nó cụ thể rõ ràng hơn. Thầy Chơn Thành đọc.

2. PHÁP HÀNH ĐỨC TỪ TÂM (CHƠN THÀNH)

(01:35) Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Con Chơn Thành xin đọc bài quán Tứ Vô Lượng Tâm.

Bài quán Tứ Vô Lượng Tâm là gì? Quán có nghĩa là chúng ta xem xét sự tỉnh thức, sự hiền từ trong tâm của mỗi con người chúng ta vô lượng, vô biên. Sự hiền từ ấy nhiều lắm, không thể so sánh với cái gì được, không thể cân, đong, đo, đếm được.

Cái Từ Vô Lượng Tâm ấy chúng ta ban rải, lòng thương, mến thương vô lượng, vô cùng, vô tận đến với tất cả chúng sinh. Từ con người đến con vật và tất cả các loài cỏ cây thảo mộc, hữu tình. Lòng từ không thể khắp tất cả thì chúng ta tránh vô tình gây đau khổ cho chúng sinh, để đem lại cho chúng sinh những niềm vui chân thật. Cái vui chính do lòng từ đem đến là làm cho vạn vật vui mừng cỏ cây xanh tốt, chúng ta thì hân hoan khôn kể xiết.

Muốn được vậy chúng ta phải quán Từ Vô Lượng Tâm để cho thật thấm nhuần biết chân thật, hiểu rõ như thật và hành động như thật. Hàng ngày phải quán xét trên ba thân hành của chúng ta.

  1. Thân Hành: Có chân hành và tay hành

  2. Khẩu Hành: Có ăn và nói.

  3. Ý hành: Có ý thiện, ý ác và ý không thiện không ác.

3. QUÁN TỪ VÔ LƯỢNG TÂM NƠI THÂN HÀNH.

(03:29) 1. Quán từ vô lượng tâm nơi thân hành

  1. Chân Hành

Khi đi ta phải quan sát hành động đi, lúc đi Như Lý Tác Ý khởi lên lòng thương yêu của chúng ta đối với chúng sinh. Mọi hành động của chân đi để thực hiện Từ tâm. Ở dưới bàn chân trên mỗi bước đi của chúng ta: “Trong mỗi bước chân ta đi phải chú ý, không dẫm đạp lên làm chết chóc chúng sanh, dẫm đạp lên làm cỏ cây và thảo mộc có thể bị chết chóc và úa tàn”, đấy là câu tác ý.

Mỗi khi chúng ta đi thỉnh thoảng ta lại nhắc tâm ta như vậy, để cho tâm ta luôn ( không nghe được ), tỉnh thức không để cho chúng sinh chết chóc và các loại thảo mộc héo mềm, úa tàn. Để cho ta quán dần triệt để, có quán Từ Vô Lượng Tâm, thì sẽ tốt biết bao cho mình, cho muôn loài, cho chúng sinh, cho các loài cỏ cây, thảo mộc êm đẹp ( không nghe rõ )

Đi: chúng ta dùng ý dẫn tâm để thực hiện Từ tâm ngay mỗi bước đi. Vậy dùng ý dẫn tâm như thế nào?

(04:54) Ý thì có ý căn, ở ngoài tâm ( không nghe rõ ) không có tâm căn, ( không nghe rõ ). Ý là nhân của tâm, khi ý ác tâm sẽ khổ, ý nghĩ thiện tâm được hưởng phước.

Bây giờ các bạn đã phân biệt được ý và tâm, từ đó chúng ta dùng ý dẫn tâm để thực hiện Từ tâm trong mỗi bước đi, bằng câu Như Lý Tác Ý:

Dưới bước chân ta đi đều có rất nhiều sinh vật nhỏ bé, và các loài thảo mộc yếu mềm đang sống. Ta phải tỉnh thức để không làm chết chóc sinh vật, hoặc các loài thảo mộc yếu mềm dễ úa tàn”

Nhờ có sự tỉnh thức trong từng bước đi phải luôn nhắc tâm như vậy, mỗi bước chân chúng ta phải nhắc, nhắc nữa, luyện dần bước đi cho tâm ta biết thương yêu.

Nếu hàng ngày chúng ta ngồi tu tập như thế thì tâm chúng ta sẽ thành thói quen, thì tâm thương xót sẽ ban rải khắp cùng chúng sinh. Khi Từ Tâm đã ban rải thì các loài thảo mộc, ngọn cỏ ta cũng không nỡ dẫm lên chỗ đó, để héo úa. Khi ta trau dồi Từ Tâm như vậy, thì nếu có người chửi mắng ta cũng không giận.

Trên đây là cách thức tu tập cụ thể thực tiễn, tu nhiều có kết quả nhiều, tu ít có kết quả ít. Với sự tu tập này khiến cho Từ Vô Lượng Tâm của ta ngày một rộng lớn, bao trùm vạn hữu, thì thế gian này là Cực Lạc, khỏi phải tìm kiếm đâu xa, phải không các bạn?

(06:46) Đứng: Trong mỗi tấc đất trên hành tinh này đều có các loài chúng sinh nhỏ bé đang sinh sống, hoặc các loài cỏ cây thảo mộc, yếu mềm đang sinh sống ngay nơi đây.

Cho nên chúng ta đứng, nếu không chú ý cẩn thận thì dễ đứng dẫm chân lên các loài chúng sinh nhỏ bé làm cho chúng chết chóc hoặc dẫm đạp lên các loài cỏ cây thảo mộc yếu mềm, làm cho chúng tàn úa, đau thương cho nên phải Từ Tâm quán. Từ Vô Lượng Tâm phải như lý tác ý, trước là nhắc nhở từ tâm của mình rồi mới đứng “Dưới chỗ ta đứng có rất nhiều chúng sinh nhỏ bé và các loài thảo mộc yếu mềm ta phải cẩn thận, không đứng dẫm lên chúng và cho chúng chết chóc, không dẫm lên các thảo mộc có cây yếu mềm làm cho chúng héo úa”. Có thường xuyên tu tập như vậy thì Từ tâm của ta mới thấm nhuần với vạn vật, muôn hướng.

(07:57) Nằm: Trước khi quán Từ Vô Lượng Tâm, trước khi nằm ta nhắc tâm cho thật thấm nhuần, ( nghe không rõ ) một tí chút thôi là làm đau khổ và chết chóc cho chúng sinh. Phải xem xét kỹ lưỡng mới nên nằm, không có các loài chúng sinh từ chỗ nằm bằng câu Như Lý Tác Ý: "Ta nhất định không nằm khi chưa xem xét kỹ lưỡng xem có chúng sinh hay không? Có chúng sinh để tránh làm cho cho chúng chết, hoặc đau khổ".

Khi nằm mà muốn trở mình thì cũng phải tỉnh thức rồi mới trở mình, nếu không sẽ có các chúng sinh ở dưới lưng ta thiệt mạng, bởi vậy khi trở mình cũng phải lưu tâm, lưu ý nhắc tâm thực hiện cho được pháp quán Từ Vô Lượng Tâm. Muốn thực hiện được pháp quán Từ Vô Lượng Tâm cho có kết quả thấm nhuần vô lượng, vô biên thì hàng ngày phải siêng năng học tập ( nghe không rõ ) tinh tấn.

(09:05) Ngồi: Khi ngồi ta phải Như Lý Tác Ý với câu: "Ta phải xem xét kỹ lưỡng chỗ định ngồi xem không có chúng sinh mới được ngồi để tránh khi ngồi lắc qua, lắc lại làm đau khổ và chết chóc chúng sinh. "

Quán Từ Vô Tâm Lượng còn phải phòng hộ sáu căn, thể hiện oai nghi tế hạnh của tu sĩ chân tu. Khi ngồi không được lắc lư, không nhìn đông, ngó tây, mắt luôn nhìn xuống để tránh gây đau khổ và chết chóc cho chúng sinh.

Trau dồi hành động ngồi rất là tỉnh thức để tránh gây ra đau khổ chết chóc cho chúng sinh, khiến ta càng ngày càng tăng thêm tình thương, đối với chúng sinh có sức tỉnh thức cao, có Từ Tâm rộng lớn vì thế mới diệt trừ được Ngũ Triền Cái và tham, sân, si.

Nói thì dễ mà thực hành được thì khó vô cùng không đơn giản, mà chính chúng ta phải ra sức bền chí, siêng năng tu hành mới thực hiện được.

(10:23) Mình nói thương mình, mình nói chúng sinh mà thực tế là mình thương mình chứ chưa thương ai hết. Như các buổi sáng hằng ngày chúng ta thường lao tác, quét dọn lá cây xung quanh Tổ đường, trong Tu viện và các lối đi. Trong toàn Tu viện một đàn muỗi bay vo ve, nó theo chân ta con đậu vào đầu, vào cổ nó đốt làm chúng ta khiến ta ngứa ngáy khó chịu.

Hàng ngàn con bay vo ve quanh ta, Tu sinh dùng chổi khua lấy khua để làm như một người đang tập bài quyền; đàn muỗi bay đi, biết đâu trong số ấy có nhiều con phải thiệt mạng. Nhìn cảnh tượng ấy chúng tôi thấy Tu sinh đang học lớp Chánh Kiến người ta làm bài quán Từ Vô Lượng Tâm, mà không hướng Từ tâm của mình vào sự thương yêu tất cả chúng sinh thì thiết nghĩ việc học và hành không song hành, mà chỉ học cho có hình thức, con đường giải thoát chắc còn xa lắm bờ bên kia là viễn vông mà thôi. Học Từ tâm mà hành thì ác tâm, các bạn thấy sao? Oai nghi của một Tu sĩ không có, khác chi ngoài đời phải không các bạn?.

(11:47) B. Tay hành:

Người tu hành quán Từ Vô Lượng Tâm trong mọi hành động cầm, nắm. Có một việc gì ta cũng phải nhẹ nhàng ý tứ, từ tốn, cẩn thận để xem đồ vật đấy có thể có chúng sinh, nếu ta không ý tứ, từ tốn, cẩn thận, nhẹ nhàng mà ta làm mạnh tay có thể chết chóc chúng sinh.

Để thực hiện ý tứ cẩn thận, kỹ lưỡng như vậy, là phải rèn luyện tỉnh thức chân thành tử tế, trau dồi Tứ Vô Lượng Tâm chứ không phải tự ( nghe không rõ ). Muốn trau dồi Từ Vô Lượng Tâm trong các hành động đưa tay ta phải Như Lý Tác Ý thường xuyên mỗi khi làm một việc gì để không vô tình làm đau khổ và chết chóc chúng sinh.

(12:43) Thí dụ khi ta giặt y áo ta phải nhắc tâm: “Phải xem xét cẩn thận trên y áo xem có chúng sinh không? Nếu không có thì ta mới giặt, mới vò”.

Khi tinh tấn, siêng năng tu tập tức là ta thực hành tỉnh giác, dần dần ta mới thực sự thương yêu chúng sinh, khi chúng sinh đang được ta thương yêu làm cho bao người ( nghe không rõ )

Hàng ngày ta phải tránh né để cho chúng sinh an vui, không làm đau khổ và chết chóc chúng sinh là ta trau dồi lòng từ. Nếu chỉ nói mà không trau dồi Từ tâm đó là lý thuyết suông, học mà không hành, đánh trống bỏ dùi mà thôi. Muốn cho Từ tâm vô lượng, vô biên phủ trùm vạn hữu thì ta phải trau dồi hàng ngày, quán xét tinh tấn, để cho tâm ta thấy như thật, biết như thật. Sự từ bi xuất hiện từ đáy lòng ta, đến với muôn người, muôn loài, muôn vật và muôn sự việc.

Ngày 21 tháng 1 năm 2006, hồi 5h30 phút, một số cây điều trong Tu viện Chơn Như năm qua đã bị chết khô, một cơn gió thổi một cây đã mục liền đổ xuống, chắn hết lối đi. Chúng tôi đang tu, nhìn thấy thế mới xả nghỉ để ra kéo vô, để gọn cho lối đi, để biết đâu cây đổ có thể đè lên chúng sinh đang ngụ kêu khóc dưới đó.

(14:20) Chúng tôi liền nghỉ đứng dậy đứng ra kéo cây đổ đó. Cùng ngay lúc đó có một thiền sinh đi đến, tôi nghĩ là thiền sinh này đã nhanh chân hơn chúng tôi, nhưng chắc chắn là thiền sinh này sẽ kéo cây đổ này để dọn lối cho mình đi, để cứu các chúng sinh đang bị cây đổ đè lên.

Nhưng không các bạn ạ, thiền sinh này thản nhiên đi quả cây để coi như không có vấn đề gì! Chúng tôi liền chạy sang kéo cây đổ để dọn lối đi, và nếu có chúng sinh thì chúng tôi nhất định sẽ cứu.

Qua sự việc trên chúng tôi thấy mọi tu sinh về Tu viện đang được học lớp Chánh Kiến, và trau dồi Từ Vô Lượng Tâm, mà thấy sự việc diễn ra ngay trước mắt của mình mà nỡ lòng nào bước đi, không chịu quan tâm đến chúng sinh ở trên đường, sẽ làm cho những ai đi qua đều phải cảnh giác. Nhất là các loài chúng sinh đang bị cây đè, đang kêu khóc thảm thiết dưới đó.

Vậy tu sinh này đến đây, đến tu viện tu cái gì đây khi cái tâm chỉ được sống trong cộng đồng để thoát khổ con người và có các loài chúng sinh trong tu viện, sẽ không gây phiền hà cho nhau, giết hại và làm khổ cho nhau. Nếu con người không được học, không được trau dồi Từ Vô Lượng Tâm thì các loài chúng sinh bị con người sẽ đánh đập, hoặc bị giết chết.

(15:55) Ví dụ: Khi ta đang ngồi thế này, nhiếp tâm và an trú tâm, đến khi dừng nghỉ thì nhìn xuống có năm, sáu con muỗi đã hút máu, no kềnh, không thể bay được nữa, chúng ta chỉ thấy chúng trườn, bò. Nhìn thấy máu của mình mà mấy con muỗi này nó đốt khiến cho tâm ta một chút luyến tiếc. Nếu không có từ tâm thì chắc chúng ta sẽ giết chúng chết hết, nhưng vì có Từ tâm nên ta coi như không có gì xảy ra cả. Đấy là lòng từ của ta thanh thản an lạc vô sự.

Ta vừa tắm xong, nằm nghỉ để chuẩn bị bước vào thời tu buổi tối, chợt nghe một tiếng tạch thoát ra từ vách, kèm theo một bãi nước tiểu của con nhái bén vào hết người chúng tôi. Nhìn con nhái bén mồm đang ngậm một con châu chấu nhai, nuốt. Nếu không có Từ tâm thì đã đập cho nó một đập, xong đành phải ráng chịu.

(16:59) Trên đường đi khất thực, sau khi khất thực xong, sửa y thượng cho ngay ngắn để trở về chợt bị con gì cắn cho rất đau buốt nhưng đành ráng chịu, không thể cởi y thượng ra xem được, đành đi nhanh về thất, vừa cởi y thượng chưa rời khỏi người, lại bị châm một lần thứ 2 đau điếng, hai lần châm trích đau không thể nói ra, đến khi xem thì một con rết to bằng chiếc đũa đang bám vào y thượng. Nhìn thấy chúng xong không thể giết hại, chạm vào dễ bị chúng đốt cho, đau là vô thường, rồi sẽ khỏi, thế là chúng tôi thả nó ra. Nó liền lao nhanh vào bụi cỏ và biến mất, còn chúng tôi dùng pháp Như Lý Tác Ý bốn từ tâm thì chúng tôi cũng hết đau.

3. QUÁN TỪ VÔ LƯỢNG TÂM NƠI KHẨU HÀNH

(17:50) 2. Quán từ vô lượng tâm nơi khẩu hành

Khi ăn, uống, nhai, nuốt phải hết sức cẩn thận trong khi ăn uống kẻo nhai, nuốt chúng sinh.

Thí dụ khi ta ăn một cái bánh, phải xem xét kỹ lưỡng xem có kiến bám vào đó hay không? Nếu có thì chúng ta phải dùng que nhỏ đưa chúng ra khỏi rồi mới ăn. Nếu vội vã ăn thì ta đã ăn nuốt trôi cả chúng. Khi uống chúng ta cầm ly nước cũng phải xem xét kỹ lưỡng rồi mới uống; nếu có kiến chúng cũng tìm mồi trên miệng ly; cũng đi tìm nước uống, nếu ta không xem xét kỹ thì chúng ta cũng uống luôn cả chúng.

Trước khi thọ thực chúng ta đều phải xem xét để ý kỹ lưỡng các món ăn xem có chúng sinh không? Nếu có chúng ta phải bỏ chúng ra. Nếu không xem xét kỹ lưỡng có khi chúng ta nhai nuốt luôn cả chúng. Thường xuyên trước mỗi bữa ăn chúng ta phải luôn luôn tác ý, phải hết sức cẩn thận, tỉ mỉ khi ăn, uống, nhai, nuốt, để không làm đau khổ sự chết chóc của chúng sinh.

(19:10) B. Khi nói

Hầu hết chúng ta học Từ Vô Lượng Tâm nhưng chưa biết trau dồi từ lời nói, khi muốn nói là cứ nói tùy tiện, khi thưa hỏi thì thưa hỏi những gì mà trong khi mình tu tập với pháp, để thông suốt để trên con đường mình tu tập thì ngày một đi sâu hơn, vào ngõ giải thoát. Đằng này chúng ta thưa hỏi nhiều khi nó thuộc phạm trù của các pháp thế gian, không giúp gì cho con đường tu hành giải thoát của đạo Phật, làm mất nhiều thì giờ quý báu của Thầy Tổ Thông Lạc.

Khi nói ra chúng ta không suy nghĩ chín chắn, không hề nghĩ đến hậu quả của nó. Cho nên tục ngữ có câu “sảy chân, còn có thể đỡ được, sảy miệng thì không thể đỡ được”. Cho nên thiết nghĩ chúng ta học thì phải cẩn thận trong mỗi lời nói của mình, chính do miệng lưỡi nói ra phải mà kẻ sân người hận, người khổ; chính do miệng lưỡi nói ra mà bạn bè châm biến, chia lìa; chính do miệng lưỡi nói ra mà ( nghe không rõ ) giáo pháp; chính do miệng lưỡi nói ra mà tăng đoàn trở nên bị ly gián; chính do miệng lưỡi nói ra mà ( nghe không rõ ); chính do miệng lưỡi nói ra mà việc đào tạo các bậc A La Hán trở nên vô cùng khó khăn.

(20:38) Các bạn có biết chăng, chính vì lời nói thiếu suy nghĩ, có nói không, không nói có, ưa nói lời ly gián, ưa nói lời hung hãn, ghen ghét tị hiềm, thách đố, nhỏ nhen, ích kỷ, hẹp hòi, không biết tự ngả mình để cầu thị, để xét đến những hậu quả vô cùng đáng tiếc. Chính những hậu quả vô cùng tai hại ấy bắt nguồn từ phá hạnh độc cư, ưa nói chuyện, ưa hội họp. gián tiếp theo phe nhóm làm tu vện trở nên thiếu minh bạch và không nghe lời Thầy Tổ dạy, Thầy dạy một đằng, làm một nẻo. Những ai là những người gây nên những thảm khốc này, đó là những người phá hạnh độc cư, ưa nói chuyện. Các người còn chần chừ gì nữa, còn nấn ná gì nữa, chuẩn bị về thôi ( nghe không rõ ) mà không mau trở về trú xứ của mình, rèn bồi công đức, khi mà chưa quá muộn.

(21:47) Muốn trau dồi Từ Vô Lượng Tâm cho thấm nhuần hàng ngày chúng ta phải thường xuyên Như Lý Tác Ý:

  1. Từ nay ta phải im lặng, sống trong trầm lặng, độc cư không được lắm mồm trước mọi hoàn cảnh, mọi thế tục.

  2. Ta không nói thì thôi, mà hễ nói ra thì phải làm vui lòng mọi người.

  3. Nói ra làm vui lòng người là ta thương người.

  4. Làm người ta phải thương người, lấy sự đau khổ của người chính là sự đau khổ của ta.

4. QUÁN TỪ VÔ LƯỢNG TÂM NƠI Ý HÀNH

(22:22) 3. Quán Từ Vô Lượng Tâm nơi ý hành

dẫn đầu các Pháp,
Ý làm chủ, ý tạo
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo. "

(Kinh Pháp Cú)

Muốn trau dồi Từ Vô Lượng Tâm nơi ý hành, cho thấm nhuần hiểu như thật, biết như thật, thân của chúng ta cũng như thân của chúng sinh đều đồng một thể - đều đói khát, đều bệnh tật, đều ốm đau, đều tham, đều sân, đều si v. v…​

Chúng ta tư duy ngẫm và được nhắc đi, nhắc lại nhiều lần cho đến khi thấm nhuần. Khi thấy chúng sinh vui mừng, hớn hở, thì sự tư duy của ta phải tuân theo. Khi thấy chúng sinh buồn ta tìm cách an ủi, vỗ về làm cho chúng sinh hết buồn. Khi thấy chúng sinh bị đánh đập ta tìm cách chữa trị cho chúng. Khi thấy chúng sinh bị tai nạn ta tìm cách ngăn cản bảo vệ cho chúng, cho khỏi chết chóc đau thương. Khi thấy chúng sinh bị đói khổ thì ta tạo điều kiện cho chúng ăn uống. Cho nên, khi tư duy quán xét như vậy khiến cho Từ tâm của chúng ta đã hiểu như thật, đã biết như thật, thấy như thật, thấm nhuần bài kệ.

Khi đọc bài kệ “Ý dẫn đầu các pháp” mà đức Thế Tôn, Người đã truyền dạy cho chúng ta, đó cũng là cơ hội đến với chúng ta. Ai quán Từ Vô Lượng Tâm nơi ý hành cần phải thuộc nằm lòng trên con đường tu giải thoát của mình.

(24:14) 1. Đặc tướng của Quán Từ Vô Lượng Tâm là gì?

Đặc tướng của quán Từ Vô Lượng Tâm được xem xét sự hiền từ của một con người mang hạnh phúc cho mọi vật.

2. Đặc tính của quán Từ Vô Lượng Tâm là gì?

Đặc tính của quán Từ Vô Lượng Tâm là xem xét kỹ lưỡng của một con người từ thân, khẩu, ý đem lại trí thức cho tất cả mọi vật.

3. Đường đi của quán Từ Vô Lượng Tâm là gì?

(24:40) Đường đi của quán Từ Vô Lượng Tâm là sự xem xét hành động từ ngay nơi thân bản thân của mình trên ba nơi thân, khẩu, ý. Có chân hành, tay hành, đi, đứng, nằm, ngồi, cầm, nắm …​

Khi đi đứng tu sĩ đệ tử của Đức Thế Tôn phải thể hiện được oai nghi, tế hạnh của một bậc chân tu - không được hấp tấp vội vàng, không được nhìn ngó đông, ngó tây, không được nhìn ngang, liếc dọc, mắt đẩy lên, đẩy xuống để nhòm ngó số đông. Luôn quan sát dưới chân, luôn luôn tỉnh thức để tránh dẫm đạp lên chúng sinh, làm cho chúng sinh đau khổ chết chóc. Để không dẫm đạp lên làm cho cỏ cây chết chóc, héo tàn.

Khi đi, đứng đối với mình phải quan sát xem xét kỹ lưỡng nơi mình đi, đứng…​ - có chúng sinh cây cỏ yếu mềm hay không rồi mình mới đứng. Khi nằm trước khi nằm mình phải quan sát thật cẩn thận kỹ lưỡng nơi mình định nằm có chúng sinh không? Nếu không có mới được nằm. Khi nằm phải nằm theo tư thế kiết tường để giữ gìn oai nghi tế hạnh của một bậc chân tu tránh xoay qua lại làm đau khổ và chết chóc chúng sinh thì đó là sự thể hiện lòng từ của mình đối với muôn loài.

Trước khi ngồi phải xem xét tỉ mỉ, kỹ lưỡng cẩn thận xem nơi mình định ngồi có chúng sinh hay không, nếu không ta mới ngồi.

(26:23) Về Tay hành: Khi cầm, nắm, gặt, hái, lượm hoặc co tay, duỗi tay, làm gì cũng phải từ tốn, cẩn thận, kỹ lưỡng để tránh vô tình làm đau khổ và chết chóc chúng sinh.

Về Khẩu hành: Khi ăn, uống, nhai nuốt phải ý tứ cẩn thận, phải xem xét kỹ lưỡng tỉ mỉ trên từng món ăn, đồ uống xem có chúng sinh trên đó không? Nếu có thì phải gỡ chúng ra rồi mới ăn, uống, nhai, nuốt. Ăn uống phải từ tốn, không nên ăn uống hấp tấp, vội vàng để thể hiện Từ tâm đối với công ơn những người khác cúng dường cho mình, mà còn có ý nghĩa của việc ăn uống, từ quán xét, tư duy để không làm giãn cách thiền định.

Khi nói: Phải suy nghĩ kỹ lưỡng, tư duy cho kỹ lưỡng rồi hãy nói, không nói thì thôi, hễ nói ra phải nói lời ái ngữ, làm đẹp tai đẹp lòng người nghe, không được nói dối, không được nói lời hai lưỡi, không được nói thêu dệt, không được nói lời hung ác, không được nói lời ly gián.

Về ý hành: Đối với bản thân là người tu sĩ phải luôn luôn, ý nghĩ phải là ý nghĩ thiện, không được nảy ra những ý nghĩ ác, vì nảy ra những ý nghĩ ác sẽ dẫn đến những hành động ác.

Ví dụ: khi ta tu hành, ta nghĩ phải đi đến thất A để hỏi vài việc, thì việc đi đến thất A là phá hạnh độc cư làm cả mình và người đều không tu được. Cho nên ý hành rất quan trọng trong khi chúng ta tư duy kỹ lưỡng, để suy nghĩ, tư duy nhiều được nhắc đi, nhắc lại thì sự tư duy, suy tư ấy trở nên thấm nhuần được quan trọng thành nền tảng vững chắc. Đối với sự quán Từ Vô Lượng Tâm, đối với thân và khẩu không còn khó khăn gì.

Một khi bản thân mình đã thấm nhuần, quán Từ Vô Lượng Tâm trên ba nơi thân, khẩu, ý một cách biết như thật, thấy như thật và hành động như thật thì sự Từ tâm ấy sẽ biến thành khắp cùng vũ trụ. Lòng từ ấy đến với mọi người, đến với mọi động vật, đến với mọi cỏ cây thảo mộc, đến với núi sông, đất, đá, đến với biển cả, bầu trời bao la bát ngát.

4. Chuyển hóa của quán Từ Vô Lượng Tâm là gì?

(29:08) Muốn chuyển hóa được quán Từ Vô Lượng Tâm cho thấm nhuần một cách triệt để, thì ngoài các pháp của Đức Thế Tôn, không có giáo pháp của bất kỳ tôn giáo nào hay của học giả triết gia nào trên hành tinh này giúp cho chúng ta chuyển hóa được quán Từ Vô Lượng Tâm.

Ngoài ra, có giáo pháp Đức Thế Tôn có sự chỉ dạy đầy ân tình của Thầy Tổ Thông Lạc mà chúng ta không tu hành, hoặc tu hành sai lời chỉ dạy của Thầy Tổ thì sự thành tựu viên mãn sự Từ Tâm ấy chẳng bao giờ có. Ví như đói mà người ta không ăn, mà nhờ người khác ăn hộ thì phỏng chừng ta có hết đói không? Phải không các bạn.

5. Duyên hợp của quán Từ Vô Lượng Tâm là gì?

(30:59) Các pháp duyên sinh hội đủ nhân duyên với các pháp thiện với sự nhiệt tâm, tinh cần, siêng năng ngày đêm không mỏi mệt, không oán trách thì sự thành tựu lòng Từ tâm Vô Lượng hợp thành duyên hợp.

6. Duyên tan của quán Từ Vô Lượng Tâm là gì?

(30:18) Các pháp tự diệt, các pháp tự vắng bặt không đủ nhân duyên các pháp bất thiện, ý nghĩ thiện, tỉnh cần, siêng năng, lúc nào cũng thiếu các yếu tố, thiếu các điều kiện nên hết duyên, nên duyên tan.

Áp dụng vào đời sống:

(30:41) Chúng ta vẫn biết trong cơ thể của chúng ta có ba nơi dẫn đi tái sinh luân hồi đó là thân, khẩu, ý để rồi thành tựu được kiếp làm người. Trong ba nơi thân, khẩu, ý thì có thể nói là tâm tánh bậc nhất, nên Ý có thể nói là quan trọng nhất. Cho nên đức Phật, Người đã dạy trong kinh pháp cú “Ý dẫn đầu mọi pháp”. Vậy ý nghĩ dẫn đầu các pháp từ sự tư duy của ý, sinh ra hành động của nói, hành động của làm.

Hầu hết học Từ Tâm Vô Lượng nhưng chưa biết trau dồi lời nói, khi muốn nói là cứ nói tùy thích, cho nên khi chúng ta không suy nghĩ chín chắn, không nghĩ đến hậu quả của nó.

Chính do miệng lưỡi nói ra mà kẻ sân, người hận, người khổ; chính do miệng lưỡi nói ra mà mà bạn bè xa lánh chia lìa; chính do miệng lưỡi nói ra mà con người ly gián; chính do miệng lưỡi nói ra mà tăng đoàn trở nên ly tán; chính do miệng lưỡi nói ra con đường tu hành giải thoát không còn; chính do miệng lưỡi nói ra mà làm cho việc đào tạo các bậc A La Hán trở nên vô cùng khó khăn. Những ai là người gây nên những thảm khốc này, đó chính là những kẻ phá hạnh độc cư, ưa hội họp, ưa kết phe nhóm, ưa kết bè đảng và ưa nói chuyện, ( nghe không rõ )

(32:24) Kết luận: Để thấm nhuần một cách sâu sắc vững chắc, kiên cố Từ tâm Vô Lượng biết như thật, thấy như thật, và hành động như thật để cho Từ Tâm Vô Lượng ấy được biến rải khắp cùng, phủ trùm Từ Tâm Vô Lượng, vô biên đến với mọi người, đến với mọi động vật, đến với mọi cây cỏ thảo mộc, đến với núi sông, đến với đất đá, đến với biển cả, và bầu trời bao la bát ngát. Chúng ta hãy siêng năng, tinh tấn trau dồi Từ Vô Lượng Tâm ngày đêm không mệt mỏi.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy