CK 075C - VẤN ĐẠO TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - NHÂN QUẢ - XẢ TÂM
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 30/01/2006
Thời lượng: [39:53]
(00:00) Tu sinh: thưa Thầy! khi mà con tu Tâm Bi, nỗi khổ là câu nói là (0;19 - 0:60), có phải là Tâm Bi, con muốn hỏi.
Trưởng lão: đúng rồi, cái đó là Tâm Bi, con! Cái tâm trạng của Nguyễn Du viết những câu thơ Kiều đó là Tâm Bi. Vì thấy Mã Đạm Tiên. Con nói cái đoạn đó là nói về Đạm Tiên rồi - do đó nghĩ đến thân phận của Đạm Tiên. Thân phận của mình cũng là thân phận đàn bà. Cho nên mình nghĩ đến nỗi khổ đó. Nghĩ đến nỗi khổ của người đàn bà thì mình thắp nén hương để nói lên cái lòng Bi của mình, thương yêu cái thân phận của người phụ nữ. Đó là Tâm Bi chứ không phải Tâm Từ đâu, vì nói đến những cái sự khổ.
Tu sinh: con nghĩ nó nằm trong Tứ Vô Lượng Tâm,
Trưởng lão: Tứ Vô Lượng Tâm, con!
(01:45) Tu sinh: Tâm Bi - Tứ Vô Lượng Tâm.
Trưởng lão: Rồi con!
Tu sinh: Thưa Thầy, khi con ngồi đang ngắm một con ong ở đâu bay rất là nhanh, trên cây xanh - nó vào đốt một cái ngay con dế (02:04 - 02:07), thế con vội vàng con đi ra, con mang con dế vào, (02:10), sau đó thôi con bảo vào trong này (02:14) sau đó gần nửa tiếng đồng hồ dần đàn nó hồi, (02:20) con mới đem ra con bảo mày trốn, mày núp đi không có nó (02:26) cái việc làm của con là Từ hay là Bi ạ? Khi con làm xong rồi thì trong tâm con rất là vui mừng vì con có một sự thông cảm cứu được nó, cái hỷ đấy nó thuộc về tại vì.
(02:49) Trưởng lão: Cái hỷ đó thuộc về Tâm Bi của con. Chứ nó chưa phải cái hỷ của ly dục ly ác pháp, cái hỷ của Tâm Bi. Con làm được một cái điều thiện gì đó, con thấy có cái niềm vui trong con, đó là cái hỷ của đó là cái hỷ của lòng đó - lòng Bi hay lòng Từ của con.
Mấy con cũng phải nhận xét qua cái hỷ đó. Cho nên khi mình nói về cái Tâm Hỷ của mình ở trong cái dạng nào? Do cái Tâm Từ, Tâm Bi sanh ra hoặc là do cái hành động nào đó mình làm nó sanh ra, chứ không phải là - mà cái này chưa phải đi đến từ cái chỗ tâm hoan hỷ của Tâm Hỷ của mình.
Do lòng Từ, lòng Bi của mình, điều đó là điều đúng, điều tốt chứ phải không. Nhưng nó vẫn còn cái hỷ vui trong cái phàm phu - nó chưa có ly sạch đâu. Cho nên chúng ta phải tiếp tục để thực hiện cái hỷ hoàn toàn. Do ly dục sanh hỷ lạc nó mới hoàn toàn được, cho nên không khéo nó chưa hoàn toàn mấy con.
Mấy con thấy từng cái bước đi của tâm, nếu mà chúng ta không học Tứ Vô Lượng Tâm, không học kĩ thì chúng ta nghe nói chữ Hỷ chúng ta nghĩ bình thường; rồi chúng ta không xét qua cái dàn bài đức Phật cho Bốn Thiền thì tức là cái hỷ do ly dục và cái Xả do Tứ Thiền thì mấy con sẽ không biết con đường đi rồi.
(04:09) Trưởng lão: Mấy con chỉ nghĩ cái Hỷ, cái Xả thường thôi. Cho nên mình xả trong giai đoạn đầu là mình xả trong cái Thiền của mình, bằng tri kiến của mình. Sau khi mình xả đến rốt ráo, mình xả cả Tưởng của mình đã ly hết rồi, chứ đâu còn để chút vi tế nào ở trong tâm của mình. Cho nên mình mới đi đến rốt ráo, mới thực hiện được Tam Minh chứ đâu phải dễ!
(04:35) Cho nên có nhiều người nói " bây giờ tôi xả " nhưng mà mấy người xả trong mức thường của mấy người thôi chứ chưa phải là cái mức cao. Đến bước Tâm Hỷ, Tâm Xả con thấy nó khó hơn Tâm Từ, khó hiểu hơn. Nhưng mà nếu mình hiểu rõ ràng, hẳn hoi, đàng hoàng thì mình có thể thực hiện dễ dàng. Còn trái lại mình không hiểu nó rõ ràng thì mình chỉ biết chừng chừng; đến chừng cái kia mình không biết cách thức bước qua được.
Cho nên trong cái tu học, mình càng hiểu rõ bao nhiêu thì con đường đi mình càng rõ. Cũng như mình có cái bản đồ để mà đi, mình biết rất rõ, lật cái bản đồ ra mình biết đi đến điểm nào, điểm nào, điểm nào hết thì mình sẽ không có đi lạc.
Bởi vì nó có xúc Tưởng Hỷ Lạc nữa mấy con! Cho nên vì vậy không khéo mình lọt vào cái Hỷ khác rồi, nó không đúng!
(05:20) Cho nên bây giờ, mình ngồi mình ức chế là mình sẽ có hỷ lạc nhưng mà cái hỷ lạc đó sai, nó không đúng! Còn bây giờ do cái Tâm Từ, Tâm Bi, con vừa cứu con dế bị con ong nó đốt; con dế đặng nó què, nó chạy không được, con ong đáp xuống tha nó đi, về làm thịt chứ gì?
Tu sinh: Dạ!
Trưởng lão: Con cứu được con dế như vậy, đó là Tâm Bi của con. Khi mà con cứu con dế rồi, khi nó được bình an rồi, con đem nó ra đống rác, cho nó vào đống rác để nó trốn ở trong đó; con thấy tâm con hoan hỉ với cái hành động làm đó, thì cái hoan hỉ đó thuộc về Tâm Bi của con xuất hiện ra.
Cái lòng thương yêu của con, đối với Tâm Bi của con nó xuất hiện. Thì nó cũng chưa phải là cái hoan hỷ rốt ráo của con đâu, nó mới ở tầm vóc Tâm Bi, con thực hiện Tâm Bi thì nó sẽ có Tâm Hỷ.
(06:14) Cũng như bây giờ, Thầy ở trong một cái phương pháp nào tu, Thầy cũng có cái hoan hỷ của nó. Như bây giờ con ở trên pháp Tứ Niệm Xứ con tu Tứ Niệm Xứ. Chướng ngại pháp con đẩy lui hết thì nó ở trong sự thanh thản, an lạc, vô sự của nó, tức là nó sẽ có cái Hỷ cái Lạc của nó ở trên chỗ đó rồi. Còn nếu chưa có thì tức là mấy con chưa có kéo dài được cái thời gian đúng lúc để mà xuất hiện cái Hỷ.
Cho nên trong cái pháp nào mấy con tu cũng có Hỷ Lạc hết, không có pháp nào tu mà không có. Nhưng đúng là nó Hỷ Lạc đúng, mà sai thì nó Hỷ Lạc sai.
Cho nên trong cuộc đời sống của mấy con, mấy con cũng thấy có hỷ lạc. Mấy con chạy theo dục, mấy con muốn cái đó mà đạt được cái đó thì mấy con có hỷ lạc rồi. Cũng như mấy con muốn có tiền mà mấy con trúng vé số thì mấy con có hỷ lạc chứ, phải không? Bây giờ có tiền rồi thì nó vui rồi, đi ra sắm đồ ăn, ăn thì có lạc chứ sao. Con hiểu không? Đó là lạc.
(07:05)Tu sinh: Có một lần con rời gia đình đi vào trong này để con tu, con cảm thấy cái tâm con thoải mái, thấy vui lắm. Con vui mừng, con sống ở đây, nó vui. Thì cái tâm vui của con khi con được ra khỏi gia đình - cái việc xa chồng con, cháu chắt thì con vui, vui trong cảnh này thì cái vui ấy là? Cái hỷ ấy là hỷ?
Trưởng lão: Hỷ do ly đó con! Ly cái Ái, Ái kiết sử trong gia đình của mình. Mà cái hướng của mình, cái tâm nguyện của mình là quyết tu đó. Mà nó đã thực hiện được cái tu, nó phấn khởi. Cho nên nó ly cái ái của nó, bởi vì cái ái là sự gò bó trói buộc. Giờ mình cắt, mình bỏ mình đi mà mình thấy vui tức là nó hướng đúng mục đích, cái ước ao của mình là mình muốn tu. Cho nên vì vậy cái niềm vui đó do từ cái ly dục.
Nhưng mà đó là cái giai đoạn mà mình ly để mình tu tập thôi - đó là cái phần mình ly gia đình của mình, để cái sự trói buộc đó coi như mình cắt ái kiết sử - mà nó đã có cái hỷ đó rồi.
Mình chỉ ly có chút đó thôi mà nó đã có cái niềm vui. Mình thấy hôm nay mình thực hiện được các ước nguyện của mình, được đi vào đây mình tu, cho nên mình thấy cái niềm vui, mình thấy không có bị Ái kiết sử trói buộc mình, không còn thương nhớ, lo lắng nữa.
"Coi như tất cả mọi người đều có thể làm được công việc của mấy người hết rồi. Tôi thực hiện được ước nguyện, mục đích của tôi muốn. Hôm nay về, tôi thấy cái niềm vui của tôi". Đó là cái chỗ mà con Ly - Ly nó sanh hỷ lạc. Cái vui đó nó sanh hỷ lạc. Nếu mà ly không được chắc chắn là rầu lắm, ý muốn tu mà không ly được cứ bảo mình ở nhà hoài.
Tu sinh: Lúc con đi, con đã vui rồi nhưng người ta cũng chưa vui lắm. Thế nhưng bây giờ con biết người ta vui vẻ - gia đình con - con càng vui hơn!
(09:09) Trưởng lão: Đó là mình ly được rồi và mình thấy cái nhân quả chuyển biến thì mình càng vui hơn chứ sao! Mình thấy, thay vì hồi đó mình đi người ta còn buồn, cho nên mình cứ vui vì cái mục đích mình đạt được là mình hướng đến sự tu tập; mình ly được gia đình, do đó mình vui.
Mà mình biết gia đình mình còn buồn, cho nên cái vui của mình là cái vui cá nhân của mình để cho đạt được cái mục đích của mình muốn. Bắt đầu mình biết gia đình mình vui, không có còn buồn nữa thì cái này nó tăng lên, cả hai phần trọn vẹn! Cái đó là cái hỷ, cái hỷ ly dục.
Tu sinh: Kính bạch Thầy! (09:49- 9;59) Trời nắng hoài mà khi trời mưa xuống con thấy mừng, (10;01) -mùa màng được tươi tốt (10:03 - 10:13). Trời mưa, cây cỏ tươi tốt được bón phân, thì cái đó là Tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả.
(10:29) Trưởng lão: Cái Hỷ của con mừng, là mừng trong - thí dụ như trời nắng hạn mà mưa xuống, cây cỏ được mọc lên xanh tươi, nó đem lại thiên nhiên một cái nguồn sống, đem cho cái sức sống của mình nữa - cho nên mình vui trên mọi sự sống. Đó là vui ở trong Đức Hiếu Sinh. Bởi vì người ta làm mùa trúng, cây cỏ lên xanh tươi nhờ cái trận mưa sau những cơn hạn.
Thì do đó cái lòng vui của con, cái hỷ đó, nó do ở trong Đức Hiếu Sinh - cái lòng thương yêu. Cái lòng thương yêu sự sống, thấy người ta đạt được, làm được cái này, làm được cái kia, rồi nó sung túc, cây cỏ nó lên tươi tốt, đó là cái Đức Hiếu Sinh. Từ cái Đức Hiếu Sinh, nó có hỷ lạc đó, nó không ích kỉ; còn không có Đức Hiếu Sinh, thấy người làm ăn khấm khá mình ghét, thì đó là nó không có hỷ lạc, con hiểu chưa?
Tu sinh: con muốn hỏi nó là Tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả.
Trưởng lão: Đã nói Đức Hiếu Sinh rồi con! Đức Hiếu Sinh là Tâm Từ chứ gì, con !
Còn ai hỏi gì không?
Con hỏi gì không con?
Ai hỏi, con?
Ai hỏi, hỏi đi con!
Rồi, Hỏi đi!
Tu sinh: (11:56 - 11:58).
Trưởng lão: ai hỏi con, rồi ai muốn hỏi thì hỏi đi con. Rồi hỏi đi con.
Tu sinh: con muốn hỏi (12:05 - 12:15).
Trưởng lão: Con chưa có ăn nhưng mà thấy vui vẻ trong lòng tức là con thích ăn đó chớ! Mà chưa có ăn. Thì hoan hỷ theo kiểu phàm phu rồi con. Tức là người ta cho bánh mình, mình thấy người ta ăn ngon, mình thích. Nhưng mà chưa tới giờ ăn mình chưa có ăn, nhưng mình thích, tâm dục của mình chưa ly, tức là mình thích ăn. Do đó cũng hoan hỷ đó mấy con, chứ không phải đâu! Nhưng mà hoàn hỷ còn phàm phu.
Nhưng mà cái hoàn hỷ đó mình phải nhận xét chứ! Cái đó là cái nhận xét đúng. Bởi vì cái vui của nó nhiều khi nó vui trong dục, nhiều khi nó vui trong ly dục - phân biệt rõ! Rồi nó vui ở trong cái đức của nó bởi vì Đức Từ Tâm, Đức Bi Tâm, Đức Hiếu Sinh, nó vui trong cái đó. Cũng như Đức Bi Tâm con làm giúp đỡ nó, nó có niềm vui của nó đó. Cái nào nó cũng có cái hoan hỷ, cho nên cái bánh nó cũng làm vui cho mình đó chứ, chứ không phải không. Nhưng mà nó vui trong dục con.
Phải hiểu hết mọi mặt đó con! Để mình biết cái này chưa được.
Con hỏi Thầy?
Tu sinh: Con thưa Thầy! Ý con muốn hỏi Thầy là không ăn, khi ăn cũng như là ly dục được Thầy!
(13:25) Trưởng lão: phải nói rõ như vậy chứ! Bây giờ đó, người ta cho bánh, mà mình ly được, mình không - thay vì mọi lần, mình lấy mình ăn liền, thấy nó ngon - bây giờ mình ly được, mình ly được cho nên mình không thèm nữa.
Đó! Đó là khác rồi mấy con. Cái này phải hiểu qua cái nghĩa khác rồi. Cho nên mình vui, bây giờ mình thắng được cái dục của mình rồi. Mọi lần mình lấy ăn liền, còn bữa nay mình không lấy ăn liền, mình không thèm nữa, đó là mình ly dục.
Đó là phải hiểu cho rõ, đó là ly dục! Như vậy là tốt rồi, tiến tới đạo rồi. Chứ không khéo mấy con hỏi chưa rành, để không khéo mấy con lầm lạc.
(14:00) Trưởng lão: Rồi, con hỏi!
(14:02) Tu sinh: Bạch Sư Ông! Xin Sư Ông phân tích dùm con. Chuyện là ngày hôm qua, cô - con không biết tên - cô Nhật Tân ghé hỏi con về cái máy để (xin) cúng dường. Trong lúc nói chuyện, con có kể chuyện con bị mất cái máy Kim tự điển, con bị lừa mất cái máy. Cô ấy mới nói với con là: "Thôi! Coi như là kiếp trước lấy trộm của người ta, giờ người ta lấy lại".
Thì con cũng nói với cô ấy là lúc trước con cũng nghĩ kiếp trước, kiếp sau cũng bị lấy. Nhưng bây giờ con nghĩ lại: nếu mà mình nghĩ cái vế đầu: "tại tôi có cái nhân kiếp trước bị như vậy cho nên cái quả bây giờ tôi bị như vậy". Thì vậy là mình vẫn còn cái ý nghĩ xấu về người ta ở trong đầu; có nghĩa là mình chỉ nghĩ cho nó an tâm mình lúc này là mình không có mất món đồ đó. Nhưng cái vế sau : "là con người xấu” - người lấy của mình - vẫn còn hoài.
Cho nên con nói là con không nghĩ vậy được, giờ con suy nghĩ khác, con nghĩ là tại mình lơ đễnh, mình bỏ ở đâu đó, mình không kiếm ra. Chừng nào mình kiếm ra thì biết, không kiếm ra thì thôi. Chuyện đó không có dính ai hết, không dính người mình nghĩ xấu.
Đó là gì, thưa Sư Ông - Tâm Từ?
(15:40) Trưởng lão: Chưa biết phải không! Để Thầy nói.
Cái đầu tiên mà nghĩ đó, đó là nghĩ về nhân quả. Mấy con cứ lầm lạc, nghĩ gì mình phải hiểu biết cái nghĩ của mình nó nằm ở trong pháp nào, con hiểu không? Bất cứ một nghĩ, cái suy nghĩ gì, nó cũng nhằm cái mục đích để làm cho cái tâm mình được an ổn.
Phải không?
Nhưng mà nghĩ này nằm trong phương pháp nào đây? Mà mấy con đã học rồi thì mấy con xác định đây là nghĩ về nhân quả. “Nhân đời trước chắc tôi cũng lấy của ai đây, nên giờ ai đó lấy lại của tôi, cho nên tôi không buồn”, có phải không? Mình thấy nhân quả mà! Nói lên mình thấy nhân quả.
Cho nên trong cái nghĩ, hiểu để mà mình thấy nhân quả, nếu mình hợp với nhân quả, bây giờ mình an ổn rồi, không buồn phiền sự mất mát này. Đó là mình đứng trên góc độ nhân quả.
Nhưng mà góc độ Từ tâm mình khác nữa con! Bây giờ mình nghĩ rằng cái người này họ không có, họ thấy họ thích, họ lấy của mình. Mình vui vẻ cho họ có gì đâu. Cũng như đó là những cái mình khởi cái lòng thương họ, cho nên mình ước nguyện rằng sau này họ sẽ trở thành người tốt, đừng phạm những cái lỗi này, tội nghiệp họ! Tức là hoá giải được họ do cái Tâm Từ của mình, phải không?
(16:48) Tu sinh: Vậy là cái suy nghĩ đó là Tâm Từ, chứ không phải mình muốn xả cái tâm mình hả Sư Ông?
Trưởng lão: À! Đó là Tâm Từ. Cho nên mấy con sử dụng pháp nào mấy con phải biết cái pháp đó. Thầy dạy các con rõ mà.
Tu sinh: Con nghĩ khi mình nghĩ như vậy, mình xả luôn cả cái phần nghĩ xấu của người ta, mình xả luôn cái phần phiền não của mình.
Trưởng lão: Thì nói chung là tùy theo, nhưng mà cái người, người ta xả luôn là người ta.
Thí dụ cái người đó đứng trên nhân quả người ta xả; thì ngay đó người ta xả cái tâm người ta rồi. Còn cái vấn đề ác, thiện thì do cái người đó làm thì người ta chịu thôi, người ta ăn cắp người ta chịu thôi. Mình không tính đến cái chuyện của người ta nữa. Mà tính đến cái tâm mình, nó an đây nè. Cho nên mình thấy nhân quả quá khứ, hiện tại, tương lai của mình thôi. Còn vấn đề họ làm ác làm thiện đứng trong góc độ nhân quả thì vậy thôi, nó không hơn được nữa.
Nhưng mình đứng góc độ Tâm Từ, Tâm Bi thì nó khác rồi, nó giải quyết cách khác.
(17:42) Tu sinh: Còn một chuyện nữa, con không được rõ là chẳng hạn mọi người bàn Tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả. Con có đủ duyên thì con có cái máy tính xách tay, con ngồi đánh lại tất cả; con nghĩ là thí dụ mình đưa bài lên thì chú Thanh Trí đánh lại, đánh nhiều quá. Thì cái suy nghĩ của con, con quyết tâm con từ từ mình làm. Bây giờ mình làm, mình đánh lại hết cho đỡ mắc công chú (Thanh Trí). Thì cái đó là Tâm Từ hay Tâm Bi thưa Sư Ông?
Trưởng lão: À! Cái đó là, coi như con nghĩ đến Thanh Trí, bây giờ dồn hết bài vở cho Thanh Trí đánh thì quá cực khổ, quá vất vả, mà bây giờ con có thể đánh giúp đỡ phần nào được, con nên giúp đỡ. Đó là Tâm Bi con! Sợ người ta cực khổ.
Tu sinh: Còn cái niềm vui khi con - tại vì con không có làm bài mà con vẫn thấy con vui - Con ngồi con nghĩ tới cái chuyện Từ đó, mình đánh (máy), Tâm Bi thưa Sư Ông?
Trưởng lão: Tâm Bi, con! Tại vì mình nghĩ tới cái chuyện.
Tu sinh: Con nghĩ tới cái Tâm Bi là con vui, con đánh. Con không có phải bị vướng mắc vào cái bài làm tới, ai làm tới con cũng vui hết, con không làm, con cũng hoan hỷ ngồi đánh trong niềm vui đó. Thì cái vui đó là gì, thưa Sư Ông? Cái lạc hay là…
(19:05) Trưởng lão: À! Khi mà con nghĩ con giúp đỡ một người khác để cho họ bớt cái cực nhọc đó thì nó thuộc về Tâm Bi. Nhưng mà Tâm Bi con làm được việc này mà con thấy tự nó có sự hoan hỷ trong lòng con, cái hỷ lạc đó thì nó do từ cái chỗ Tâm Bi của con nó sanh cái hỷ lạc. Cái hành động đó, từ cái hành động đó biến ra làm con thấy con vui ở trong cái hành động làm của con đó. Tức là từ cái Tâm Bi con mà nó sanh ra Hỷ Lạc.
Chứ không phải là! Bởi vì con nghĩ bây giờ con đánh vi tính để giúp cho Thanh Trí, chú Thanh Trí, làm cho chú bớt đi, bớt công việc cho nhẹ đi. Bây giờ con đánh trên vi tính, con làm vậy. Thì do đó con đang làm đó mà con thấy con có niềm vui trong con. Thì cái hỷ đó ở trên Tâm Bi của con sanh ra.
Cái hành động của con làm đó, là cái Tâm Bi. Chứ không phải Bi là mình nghĩ suông, cái danh từ suông. Cái hành động làm đó để mình giúp đỡ người khác để người ta bớt nhọc nhằn. Đó là Tâm Bi của mình - hành động đó là Bi. Cho nên từ cái hành động đó nó có sự hoan hỷ, mình thấy mình làm như thế này (20:16).
Cho nên khi học Đạo, mấy con, nhận định cho rõ, mấy con xả tâm dễ lắm! Chứ không khéo mấy con lộn - khi áp dụng trong nhân quả mà mấy con không biết áp dụng cái gì đây hoặc là Tâm Từ mình không biết, Tâm Bi mình không biết.
Mình áp dụng là mình biết rõ mình đang làm cái đó với Tâm Từ của mình, với Tâm Bi của mình, với cái tâm hoan hỷ của mình nữa, mình biết rõ đây là tôi áp dụng cái tâm hoan hỷ. Những cái rõ ràng đó là các con xả rất rõ, rất dễ dàng. Còn mình áp dụng vô mà mình không biết Tâm Từ, Tâm Bi hay là Nhân quả, mình không biết thì đương nhiên là nó xả bằng ức chế. Không có rõ là bị ức chế, còn mình rõ là không ức chế.
(20:54) Trưởng lão: Con hỏi Thầy đi!
Tu sinh: (21:01 -21:05) Kính thưa Trưởng lão (21:06 -21:12).
Trưởng lão: À! Trị về cái mắt cận thị, cũng như là cái người mà người ta bị mù - tức là cơ thể - thì cận thị nó cũng có thể phục hồi lại được con. Nó giữ được cái mức, thí dụ bây giờ cái độ cận nó không có tăng nữa. Nhưng mà có thể nói thời gian mình sử dụng cái pháp, cái pháp thì nó giữ gìn cái độ mắt của mình không có tăng nữa. Mình cứ đeo cái kính đó thôi. Chứ không một thời gian mình phải thay kính.
Cái độ cận nó sẽ tăng lên, tăng dần lên khi mà làm việc nhiều quá. Mà cái đôi mắt của mình muốn cho nó đừng có tăng hoặc đừng có cận nữa thì không được làm việc bằng mắt. Cho nên khi người muốn trị bệnh về độ cận hoặc là người bị bệnh loạn thị rồi đó, muốn để cho nó trở lại bình thường thì không sử dụng con mắt nhiều, không có nên nhìn trên tivi hoặc là vi tính hoặc là đọc chữ nhiều.
Nghĩa là phải để cho nó nghỉ ngơi rồi dùng pháp cho nó phục hồi. Chứ mình bắt nó làm việc rồi bắt nó phục hồi thì không phục hồi được. Bởi vì nó làm việc nó mệt nhọc. Cho nên muốn phục hồi cho cái độ cận hoặc độ viễn thị của mình để cho nó phục hồi lại bình thường thì người đó không được hoạt động; thì mình dùng pháp mình tác ý để mình phục hồi lại. Nghĩa là mình muốn trị một đối tượng trong thân của mình, bất kỳ bệnh gì thì nó cũng phục hồi được bằng phương pháp của Phật.
(22:36) Nhưng người đó phải được cái đời sống đúng của nó. Chứ còn bắt nó làm việc mà bắt nó phục hồi thì nó không có làm việc được, con hiểu chỗ đó chưa? Chứ bây giờ con uống thuốc con trị bệnh rồi bắt con làm việc này làm việc kia thì cái bệnh kia không có hết đâu! Uống uổng tiền thuốc.
Như vậy thì phương pháp của Phật nó cũng vậy; nó phục hồi về mắt thì phải nghỉ ngơi mắt để mà phục hồi; về bao tử mấy con đau bụng, mấy con phải tránh ăn đi; để rồi mấy con sẽ dùng pháp đẩy lui bệnh đau bao tử của mấy con mới được. Chứ mấy con ăn đau bụng rồi bây giờ cứ ăn hoài, đau bụng hoài thì tức là bệnh trị không hết. Phải được nghỉ ngơi đúng cái thời gian của bệnh đau thì nó sẽ trị hết.
Được con! Không sao, cái vấn đề trị không có gì hết, mình phải biết cách. Cho nên vì vậy mà Thầy nói những người bệnh loại ra hết để Thầy tìm cái bệnh ở chỗ nào, rồi cho họ nghỉ ngơi đúng cái đời sống của họ, để họ dùng pháp trị thì như vậy họ mới hết bệnh.
Chứ bắt họ vừa trị bệnh mà vừa cực nhọc, cũng như bây giờ mấy con có những cái bệnh gì đó, bắt mấy con vừa trị bệnh vừa tu tập các pháp khác thì mấy con dụng công như vậy làm sao hết bệnh mấy con được! Các con hiểu chưa?
Thầy rất rõ trên vấn đề này cho nên Thầy loại mấy con ra, bệnh là ra hết để mà lo trị bệnh. Trị bệnh bằng phương pháp hoặc là trị bệnh bằng thuốc thang cũng có đời sống nghỉ ngơi đó chứ. Con hiểu không? Chứ không lẽ bây giờ vừa trị bệnh giờ này, giờ sau lo tu tập cái khác thì ông nội nó hết sao được? Mấy con thấy cách trị bệnh mấy con không hết. Hiểu chưa?
Tu sinh: Bạch Thầy! như con kéo được cái tâm Thanh Thản, an lạc, vô sự
(24:12) Trưởng lão: À, coi như là đeo kính hả con? Mình không làm việc bằng mắt mình nữa thì mình phục hồi lại một thời gian. Như Thầy bây giờ, cái tuổi Thầy già, con mắt Thầy bị làm việc nhiều quá. Từ hồi học cho đến bây giờ luôn luôn phải đeo kính, còn mở ra thì nó không thấy đường. Bây giờ Thầy muốn phục hồi lại để cho mình không đeo kính. Được! Không khó đâu.
Thầy sẽ không bao giờ nhìn chữ, không bao giờ nhìn (chữ) nữa. Thầy để con mắt Thầy nhìn trong thanh thản, an lạc, vô sự. Theo thời gian phục hồi bình thường nó lại thấy rõ. Nhưng mà không được dùng, không được sử dụng nó, sử dụng nó thì không phục hồi nó được đâu. Như bây giờ Thầy đang đọc bài vở của mấy con mà đánh trên vi tính nữa thì thôi cái chuyện này chắc chắn nó không phục hồi được, chỉ còn có đeo kiếng thêm thôi. May là Thầy giữ cái độ nó không có tăng lên đó, Thầy đeo một cái loại kính không tăng lên chứ không khéo cái kính này phải bỏ, thay kính khác chứ không phải dễ đâu. Sử dụng mắt quá nhiều, con mắt của Thầy nhìn suốt. Mà trời ơi! Có nhiều người viết chữ Thầy nhìn muốn chết Thầy luôn.
Cái gì con?
Tu sinh: (25:15-25:40)
(25:40) Trưởng lão: À, có như vậy là con có thể giữ được cái độ cận đó là do cơ thể con không có bị thay đổi, tức là nhờ mình thanh thản, an lạc, vô sự. Nhờ mình biết giữ tâm cho mình. Nhờ mình biết không có theo cái tâm phiền não, giận hờn của mình thì nó không thay đổi. Chứ còn nếu con không biết xả những cái này thì nó thay đổi.
Lúc thì giận, lúc này kia thì nó dễ tăng lên bởi vì hễ sử dụng mắt thì nó ảnh hưởng. Cho nên lúc này con viết bài nhiều thì coi chừng cái độ cận của con nó sẽ tăng lên đó. Thầy thấy tập trung viết nhiều rồi bắt buộc mình dùng mắt mình nhiều. Vả lại lúc này con có vi tính, coi chừng nó tăng cái độ cận lên nữa, phải thay đổi kính.
Nó không dễ đâu! Cho nên làm việc ít ít để ý rồi bắt đầu giờ lo tu là chắc ăn hơn. Để sau này nó mang cái kính dày như thế này là chết đó, nó nguy hiểm lắm. Nó nặng lắm chứ không phải nhẹ đâu. Rồi con ngồi xuống đi.
(26:40) Tu sinh: thưa Thầy cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự, cái người lấy đồ của mình, nếu như con tác ý là đó là nhân quả, cái tâm mình nó an, thì nó không phiền muộn, luyên tiếc. Chỉ cần hiểu được cái nhân quả, thì không cần tác ý thương cái người lấy đồ của mình, không biết là ai, cũng có thể cái anh đấy, chị đấy đến nhà mình bị mất, mình thương cái người đấy, mình nguyện cho cái người đấy mau chóng bỏ được cái tâm tham lam. Như lúc con chưa hiểu pháp giải thoát, lúc đó mình nuôi cái đó nó là cái hỷ của Từ Tâm hay Bi Tâm?
(27:37) Trưởng lão: Của Bi, con! Cái người đó đang làm tội ác, ác pháp rồi.
Họ đang lấy của con rồi, thí dụ bất kỳ người nào mà con không biết mặt nhưng mà con đã mất của thì có người lấy rồi. Mà con khởi cái tâm con thương yêu người đó để cho họ đừng có làm cái điều tội ác đó nữa, tức là họ đã bị tội ác đó rồi.
Cho nên do đó con khởi cái Tâm Bi của con thương yêu người đó. Mong sao cho họ đừng có làm cái hành động đó nữa. Ước nguyện cho họ đừng làm hành động đó nữa, đó là Tâm Bi.
Do cái Tâm Bi đó, nó có cái hoan hỷ của Tâm Bi - nghĩa là có cái ác pháp nó trong đó, mình thực hiện để cho người ta không đau khổ - đó là thực hiện Tâm Bi.
Còn người ta bình thường thì đừng động đến họ, họ không tham lam gì hết, họ không ác pháp gì hết thì mình ước nguyện cho họ được bình an, đó là Tâm Từ. Mình phân biệt được như vậy thì mình mới thấy rõ Từ, Bi chứ.
Còn con bây giờ con suy nghĩ như thế này - khoan đã, để Thầy giải thích thêm cái này - con suy nghĩ như thế này nè, nhân quả đời trước mình có lấy của người ta, bây giờ không biết người nào đó mình phải trả cái quả đó.
Đó là con biết trong góc độ nhân quả. Khi mà nhân quả rồi, mình thấy cái tâm mình buông xả, mình cũng thấy hoan hỷ. Cái hỷ trong nhân quả chứ không phải Tâm Từ, Tâm Bi gì hết.
(28:50) Tu sinh: Thưa Thầy nhân quả thế này thì nó là cái hỷ gì, nếu là cái hỷ (28:55)
Trưởng lão: Không! Cái hỷ đó nằm ở trong cái phương pháp xả, nó làm cho mình hỷ thì cái hỷ của Từ, cái hỷ của nhân quả đều đem lại niềm thanh thản, an lạc, vô sự của con - cái niềm vui của con; con thấy con không có khổ, không có khổ tức là Hỷ rồi.
(29:11) Tu sinh: (29:11 -29:15)
Trưởng lão: Thật sự ra thì nó không phải trong cái dục mà nó trên cái pháp, trên cái pháp ly dục. Các pháp đó nó ly ác pháp, nó ly các dục của con, cho nên đang ở trên pháp ly dục thì những điều mấy con đang học là phương pháp để ly dục ly ác pháp chứ gì? Con hiểu không? Cho nên con ở trong nhân quả thì cũng là pháp ly dục, ly ác pháp chứ gì! Cho nên ly ác pháp đó. Nó ly cho nên có cái Hỷ "do ly dục sanh hỷ lạc".
Do cái ly đó nó có cái hỷ đó, do cái Tâm Từ nó có cái hỷ. Đó là do ly dục sanh hỷ lạc chứ gì! Nhưng mà bây giờ chưa hoàn thành được cái hỷ ly dục hoàn toàn, cho nên lúc bấy giờ nó vui chút rồi lại thôi. Nó vui trên cái pháp ly, bởi vì những cái pháp mấy con học đó là pháp ly dục, ly ác pháp cho nên hễ mình ly được mình thấy nó vui.
Còn ở trên nhân quả cũng ly, ở trên Tâm Từ cũng ly, Tâm Bi cũng ly, con thấy không? Cái hỷ nó hiện ra rõ ràng. Nhưng mà đây là ở trong giai đoạn của pháp ly chứ chưa phải ly sạch, mình chưa thật sự đâu! Rồi con!
(30:18) Tu sinh: kính bạch Thầy (30:22 - 30:50) thì nó thuộc tâm gì!
(30:53) Trưởng lão: Tâm gì phải không?
Trong Đức Hiếu Sinh có Từ có Bi trong đó. Bây giờ, con thấy người ta mất mùa người ta khổ sở; mưa thuận gió hoà bắt đầu người ta trồng lúa, trồng củ, trồng khoai nó lên sanh tốt. Đó là cái Tâm Bi của con. Bởi vì họ đang khổ đang đói mà bây giờ được vậy đó là Tâm Bi của con. Mà trong Đức Hiếu Sinh mang cả Từ với Bi trong đó, nó đã Hiếu Sinh thì nó có Từ, Bi chứ. Rồi con!
Tu sinh: Dạ, thưa Sư ông! Con có hai câu, một câu con (31:33). Cái lúc con tập cười thì con cũng nhìn vậy đó, con nhìn cây cỏ xanh tươi con cười tại vì con nghĩ đến cái cảnh người ta no ấm. Cái đó cái đó là tại mình thấy rõ ràng cây trái nó tươi, hoa đẹp, cây trái tốt, cảnh thanh bình thì mọi người no ấm thì niềm vui thực sự chứ, thưa Sư Ông!
Trưởng lão: Cái niềm vui thực sự do chỗ cái tâm đức hiếu sinh của mình. Do cái Tâm Từ, Tâm Bi nó khởi sự cái niềm vui thực sự chứ. Nhưng mà con cười coi chừng người ta nói con nhỏ này điên.
Tu sinh: Không! Nhưng mà tại vì mình nhìn cái cây đẹp, ví dụ như con nhìn một bông hoa đang nở con mỉm cười, như vậy thì như thế nào Sư Ông?
(32:13) Trưởng lão: Thì người ta nói, người bình thường thì người ta nói con điên. Nhưng mà cái niềm vui mỉm cười thì ở trong gương mặt của con chứ không phải trên nụ cười mà con lộ ra. Cái đó là cái tướng cười. Có cái gì đó mình mới cười. Còn bây giờ mình không có cười nhưng niềm vui nó vẫn có! Cái hỷ nó vẫn có trong tâm.
Còn con lộ ra cái tướng đó thì coi chừng, người ta thấy không bình thường: " Con nhỏ này nhìn cây bông mà nó cười, kì vậy! Nhìn nó như điên vậy". Cho nên coi chừng mình tập vui thành ra mình bị điên. Niềm vui nó sẵn có trong này mình không cần cười đâu nó vẫn có. Con hiểu không? Cho nên đạo Phật không có làm như thế.
Cho nên người ta thấy người này hay cười cười, ông này sao kì vậy. Thầy thấy có một số tu sĩ ở Thường Chiếu hay tập cười, họ gặp đâu cũng cười cười, sự thật Thầy thấy y như người điên vậy. Có gì đâu đáng cười mà cười. Con hiểu chưa? Mình phải cười đúng lúc nhưng mà cười là cười như thế nào? Do cái chỗ mình tập cười, chứ còn không khéo người ta tập mình vui coi chừng sai lệch. Cái Hỷ âm thầm có cái Hỷ niềm vui cho nên tự nó hiện ra.
Cái vầng trán mình cũng cười, cái mũi mình cũng cười, chứ không phải con mắt mình nó cũng cười. Cho nên Thầy nói nó âm thầm nhưng nó hiện trên gương mặt mình vui.
Tự nhiên nó vui, cái tóc của mình nó có niềm vui của nó trên đó, khi nhìn thấy cái người vui mái tóc của họ thấy vui. Bởi vì cho nên người ta nói mình vui thì cảnh nó cũng vui theo, mình buồn cảnh nó cũng buồn theo. Từ cái tâm trạng mình vui thì mọi vật nhìn qua con mắt đều là vui. Còn mình tập coi chừng nó trật.
(33:55) Tu sinh: Hồi nhỏ, mỗi lần con đi chùa không cầu cái gì chỉ mong lên nhìn Phật cười thôi. Con rất là thích cái hình Phật cười.
Trưởng lão: Đó là cách thức để mình tập Tâm Hỷ đó con.
Tu sinh: Con thấy tượng Phật lúc nào cũng cười rất là đẹp, mình rất là hoan hỉ khi nhìn.
Trưởng lão: Đúng đó! Lúc mà Thầy còn là Tăng sinh, còn đi học Thầy hay nhìn tượng Phật. Nhất là tượng Phật Thầy để ở đằng trước, cái tượng Phật mỉm miệng cười đó con - cái nụ cười của tượng Phật.
Cho nên Thầy thấy không có cái gì mà hơn cái nụ cười này. Do đó tự mình nhìn thấy trong tâm mình có cái hoan hỷ chứ không phải mình tập cười, nhưng mà vì cái hình ảnh cười. Cho nên nhiều khi mình cười đúng lúc thì nó hợp, không đúng lúc thì người ta nói mình điên. Cho nên nó khéo lắm mấy con, chứ không thể lúc nào cũng cười hề hề - đâu có được!
(34:48) Tu sinh: Nhưng mà khi Tâm Hỷ nó có một cách tự nhiên như vậy thì cái miệng mình cũng nở một nụ cười tự nhiên.
Trưởng lão: Nó tự nhiên, con! Chẳng hạn bây giờ người ta nói cái gì đó, mình thích, mình cười lớn lên, đó là nó tự nhiên. Còn mình tập thì coi chừng, khi đó nó không tự nhiên. Cho nên đừng tập, để mình tập cái Tâm Hỷ của mình thì hay nhất. Hoan hỷ trước mọi pháp, ác pháp cũng hoan hỷ mà thiện pháp cũng hoan hỷ. Thì cái đó nó hay, con!
Tu sinh: Hồi nhỏ con nghe nói là cái gì cũng phải tập, thành ra con phải tập. Nhưng tập không phải là tập cười mà là tập cái hoàn cảnh để có cái nụ cười.
Trưởng lão: Tập cái Tâm đó con!
Tu sinh: Giống như nhìn Phật thì mình cười. Nhìn cái đẹp thì mình cười. Mình tập! Tập cái hoàn cảnh để mình có nụ cười, thưa Sư Ông! Nhưng mà thôi, câu đó con nghỉ hỏi rồi.
Con muốn hỏi Sư Ông cái câu thứ hai, nó là trường hợp xảy ra với con. Hôm bữa Sư Ông giải tán lớp. Đó! Thì con quỳ xuống, con lạy sám hối. Khi con quỳ xuống, con thấy con sâu lông, nó cũng nhỏ; nhưng mà lúc đó trong đầu con có hai.
Như hồi đó con chưa học thì con sẽ hất con sâu lông đi, con sẽ phản ứng rất là nhanh. Mà bây giờ lúc đó tự nhiên con nghĩ "Sư ông bị con rít, nó bò xung quanh cổ còn không sao - con rít bự ơi là bự ". Còn đằng này con sâu lông nó nhỏ - lúc đó con tính hất ra rồi, con tính lấy tay hất ra rồi - nhưng con thấy một người bạn đồng tu đang quỳ cạnh con, con nghĩ nếu mình hất ra sẽ trúng người ta thì nó không được!
Cho nên con để con sâu lông giữa hai kẽ tay, con úp mặt xuống thì cũng không đụng nhưng mà cái hơi của nó (con sâu lông) làm cho con sưng mặt một ngày, hai ngày gì đó con không nhớ. Nhưng mà sao cái sưng đó con không hề để ý, con không hề quan trọng, con thấy cái sưng đó con có niềm vui, vì nhờ cái sưng đó con quán được nhiều thứ lắm: nào là thân vô thường nhiều thứ lắm. Thành ra con vui vô cùng trong những ngày con bị sưng mặt.
Con nhờ Sư Ông phân tích cho con Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả trong câu chuyện đó.
(37:05) Trưởng lão: Trong cái hành động vừa làm đó thì nó có Tâm Từ và Tâm Bi trong khi con quỳ xuống để đảnh lễ Thầy thì đó là Tâm Từ, Tâm Bi của con đã đủ.
Rồi, đối với con, con lãnh cái quả khổ cho tất cả mọi người để mong sao cái lớp học của chúng ta được, thì rõ ràng con thọ lãnh cái khổ riêng con để cho lớp học mình được tiếp tục thì đó là hay, chứ không có gì hết!
Cho nên trong khi đó con thấy bây giờ con cũng bình thường chứ đâu có sao! Nhưng mà phải một cái giai đoạn nào đó, cái nhân quả nó đến thì mình không thể tránh hoặc là mình chấp nhận tất cả những nỗi khổ của những người khác cho riêng mình. Thì đó là Tâm Từ của chúng ta, nghĩa là nỗi khổ của mọi loài vật nào làm cái điều gì đó cứ đổ lên trên đầu mình đi, mình vui vẻ mình chấp nhận thì ngay đó là tâm mình rất là hoan hỷ. Mục đích của đạo Phật như vậy.
Cho nên có một người đến, một bà lão đến hỏi một vị Thiền sư: " Đời con sao mà khổ quá, khổ thế này, vậy Thiền sư dạy cho con cách nào để mà giải khổ ". Vị Thiền sư đó bảo: " Bà cứ nguyện tất cả những khổ của chúng sanh đổ lên đầu bà hết đi thì bà hết khổ ". Nhưng đúng là như vậy, cho nên mình nhận lãnh hết điều đó. Thầy mong rằng cái điều xảy ra cho con Thầy cũng hiểu biết là sẽ là cái sự an vui của lớp học chúng ta, sẽ tiếp tục học nữa, không có gì hết!
Cho nên hôm bữa Thầy đến thăm, Thầy thấy hai mắt con sưng húp!
Tu sinh: Thưa Sư ông! Cái lúc con bị sưng đó, tự nhiên con có ý nghĩ giống như Sư Ông nói hôm trước: " Trước khi con tịnh thì con phải có trận đau thập tử nhất sinh". Cho nên con đau mà con không có trị, vậy có sao không, thưa Sư Ông?
Trưởng lão: Không có sao hết, đó là cái hoan hỷ, đừng có đau mà nhăn mặt, méo mày, rên khổ: " Bây giờ, Trời Đất ơi! Giờ cái mặt như thế này, quỷ sứ coi chứ ai coi ". Con đừng có khổ sở vậy, con đừng có nghĩ như vậy mà con nghĩ tốt. Không có gì hết, xả cái thân này là vô thường.
Tu sinh: Vậy cái đó là Tâm Xả hả Thưa Sư Ông. Cái ý nghĩ mà con nói.
Trưởng lão: Tâm Xả con.
Tu sinh: Dạ con kính ơn Sư Ông.
Trưởng lão: Ngồi đây con. Còn hỏi gì nữa không? Hết rồi phải không?
(39:37) Trưởng lão: Chưa trả hả con? Có cái bài trả rồi, Thầy cũng có bài nhận.
Tu sinh: Thầy có nhận rồi ạ?
Trưởng lão: Thầy có nhận rồi.
Tu sinh: Con để trên bàn (39:54 -40;00)
Trưởng lão: Thầy có chấm bài rồi con.
HẾT BĂNG