00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 073B - TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - VẤN ĐẠO TÂM TỪ TÂM BI

CK 073B - TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - VẤN ĐẠO TÂM TỪ TÂM BI

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 28/01/2006

Thời lượng: [01:10:07]

1. THẦY HƯỚNG DẪN TU SINH LÀM BÀI TỨ VÔ LƯỢNG TÂM

(00:00:00) Trưởng lão: Ở đây Minh Nhân hỏi Thầy. “Bạch Thầy! Từ tâm nó có một nhóm 6 mục:

1 - Đức thương mình

2 - Đức thương người

3 - Đức thương động vật

4 - Đức thương thảo mộc

5 - Đức thương thiên nhiên

6 - Kết luận sự ích lợi của Từ tâm

Vậy bài Tâm Từ bắt buộc phải kể hết 6 đề mục phải không thưa Thầy? Xin Thầy từ bi chỉ dạy”.

Bắt đầu con làm thì con sẽ làm cái bài Đức thương mình trước; chứ không phải làm luôn một lượt, con làm luôn một lượt nhiều lắm, Thầy đọc Thầy cũng ngán lắm, thà là từng cái đức.

Bây giờ là Đức thương mình trước; rồi kế đó Đức thương người; rồi Đức thương loài động vật; Đức thương loài thảo mộc; Đức thương thiên nhiên; rồi kết luận; sự ích lợi.

Đức thương thiên nhiên ở trong đó “nó có cái bài vệ sinh đó con” - nghĩa là mình thương thiên nhiên thì mình đừng làm ô nhiễm thiên nhiên; nó có bài vệ sinh trong đó. Cho nên những điều chúng ta học nó có lợi ích cho đời lắm mấy con; nó đem lại sự lợi ích rất lớn.

Tu sinh: Mai mốt một bài như vậy mình có nói cái sự ích lợi không thưa Thầy?

Trưởng lão: Lẽ đương nhiên là có chứ con. Cái sự ích lợi của mỗi bài, tức là mỗi bài con đều có sự kết luận của nó mà.

Ví dụ như Đức thương mình thì nó có sự ích lợi nào thì con viết cái bài nào thì nó có kết luận của cái bài đó. Rồi qua bài khác nó có kết luận của bài khác.

Ví dụ như bây giờ Đức thương mình, rồi nó có cái kết luận và nó có sự lợi ích khi mình thương mình; rồi thương người thì nó cũng có sự kết luận của nó để nói xác định rõ được cái lợi ích của thương người như thế nào, cho mình và cho người như thế nào.

Rồi thương loài động vật, thương loài thảo mộc đều có lợi ích hết. Bởi vì đạo Phật mà có cái gì mà không lợi ích. Đó! Thì con cứ viết như vậy thì con sẽ không sai.

Và đồng thời ví dụ như mỗi bài như vậy 4 trang hay 2 trang cũng đều được hết chứ không phải đòi hỏi, nhưng mà nó viết rõ ràng cụ thể. Nhiều khi chúng ta viết nhiều mà nó lại không đi sát vào cái đề tài của mình viết, rồi nó trật chỗ khác nữa.

Và đồng thời cái hay nhất là khi mà viết cái Đức thương mình thì mình đưa ra một cái mẫu chuyện nào đó; nó cụ thể; nó gây cho người ta không có nhàm, chứ không khéo mình đọc lý luận không là nó nhàm lắm; nó bắt buộc người ta nhàm. Còn có cái mẩu chuyện gì đó làm cho người ta theo dõi sự kiện cái mẩu chuyện đó làm cho người ta thấy cởi mở hơi chút, thấy thoải mái hơi chút. Và đồng thời mình luận nữa thì người ta thấy cái này đúng quá qua cái mẩu chuyện đó thì hay hơn.

(00:02:46) Cho nên cái khéo léo mà khi viết những cái bài đó thì mấy con khéo léo hơn, có những cái mẫu chuyện rất thực tế để đưa vào thì rất hay.

Đó! Nó khéo léo như vậy thì cái bài của mấy con sẽ sống động, bởi vì nó có cái mẩu chuyện thì nó sống động cái bải viết của mình, còn nếu không cái bài mà lý luận thì nó khô khan. Mình lý luận không thì nó khô khan, còn mình đưa ra những cái mẩu chuyện ngắn, gọn, nhẹ mà nó sống động được cái bài viết của mình.

Đó! Thì Thầy góp ý cho mấy con.

Như vậy là những cái mục này mấy con đã ghi như vậy thì mấy con sẽ đi vào bài không sai. Đừng có đi ra ngoài cái dàn bàn này, đừng có đi ra ngoài cái đề mục này, thì mấy con sẽ viết cái bài đức Từ tâm của mấy con không sai. Và sau khi mà Đức Bi Tâm thì mấy con cũng dựa vào cái dàn bài này thì nó không sai. Nhưng cái đối tượng của nó khác, cái đối tượng của Bi khác, cái đối tượng của Từ khác, nó khác nhau, những cái đối tượng nó khác nhau.

2. PHÂN BIỆT TÂM TỪ VÀ TÂM BI

(00:03:44) Trưởng lão: Trong câu hỏi của con có hỏi Thầy như thế này: “Theo con hiểu Từ tâm là thương yêu, Bi tâm là thương xót. Từ tâm là chủ động để ngăn ngừa, mà Bi tâm là sự việc có đau khổ đã xảy ra”.

Cái chỗ Bi tâm này thì con thêm một chút nữa. Từ tâm thì con nói đúng rồi, Từ tâm là thương yêu là đúng rồi, Bi tâm là thương xót là đúng rồi. Từ tâm là chủ động để ngăn ngừa, đúng! Còn Bi tâm là sự việc có đau khổ đã xảy ra. Nhưng ở đây con phải thêm “cái hành động để cứu khổ trước cái cảnh khổ của người khác, thì mình cứu khổ họ; mình làm cái công việc mà cứu khổ họ; đó là thực hiện cái lòng Bi tâm”. Chứ không phải Bi là mình ngồi đó mà thấy người ta đau bệnh hoặc là tai nạn rồi mình ngồi đó mình ôm mình khóc nức nở thì nó không phải! cái đó nó nằm ở trong thất tình.

Mà nói lên cái hành động bây giờ thấy người ta bị tai nạn giao thông, người ta nằm người ta lăn lộn như vậy đó, thì mình ôm mình vác người ta hoặc mình ẵm người ta chạy đến bệnh viện, mình cứu, mình đem cho người ta cầm máu hoặc này kia, hay hoặc là khi mình biết mình lại mình băng bó. Khi mình biết mình băng bó những cái vết thương của họ, rồi mình đem nhà thương, thì cái hành động đó là Bi Tâm - cái hành động đó, chứ không phải ngồi đây mà khóc sướt mướt là Bi Tâm. Nhiều khi người ta nghe chữ Bi thì chắc chắn là Bi với Ai rồi, Bi Ai là chắc chắn mình thấy cái gì đó rồi mình ngồi đó mình khóc, không phải! Cái hành đó mới là cái hành động Bi.

(00:05:14) Còn cái hành động Từ là mình ngăn ngừa. Mình bước đây mình nhìn trước nhìn sau để không mình đạp kiến, trùng thì đó gọi là ngăn ngừa. Mình không có đạp trên cỏ trên cây, mình tránh những cái điều kiện, mình ngăn ngừa trước. Mình ngăn ngừa từng cái lời nói, mình không cho nó nói cái lời thô lỗ làm cho người khác bực mình, làm cho người khác khổ, đó là mình ngăn ngừa tức là Từ Tâm.

Cái ngăn ngừa đó là Từ, chứ không phải tôi ngồi đó tôi thương yêu, tôi thương yên, cứ ngồi đó nói tôi thương yêu mà tôi không ngăn ngừa gì hết thì cũng như không. Các con hiểu không? Cái hành động đó nó chứng minh cho cái lòng Từ. Còn mình không có cái hành động mà nói tôi thương yêu thương yêu thì nó rổm rồi, cái đó là chỉ danh từ.

Cho nên cái hành động mà chúng ta xốc vác cái người đang bị tai nạn đó;, chúng ta an ủi họ, chúng ta làm cho họ giảm bớt cái sự đau khổ đó thì đó là lòng Bi. Con hiểu cái điều đó! Chứ không phải Bi cứ ngồi tôi khóc lóc, tôi rên rỉ thì Bi, không phải. Cái chuyện đó là cái chuyện thất tình lục dục chứ không phải là cái chuyện của người tu. Cái người tu là người ta xông pha vô cái chuyện mà thấy người đau khổ thì xông pha vô.

Thấy cái người đó họ câu con cá, con cá giãy giụa vô đó, đau đớn con cá, thì chúng ta xin, cho tôi mua con cá này đi: “Anh bán cho tôi mua con cá này, tôi thấy con cá này tôi thương nó quá, thôi anh bán cho tôi”. Thì cái lòng Bi của chúng ta là thấy cái con vật đó đau khổ; nó bị mắc câu vậy đó, chúng ta mua chúng ta đem thả nó, đó là lòng Bi. Mấy người phóng sanh là mấy người thực hiện lòng Bi.

Thấy người ta bắt chim người ta nhốt trong lòng mình mua mình thả ra, đó là Bi, đó là cách thức như vậy. Còn “mình đi kiếm thì nó sai”, mà mình gặp như vậy thì lòng Bi của mình thực hiện.

Cho nên mình phải phân biệt cái đó là Bi; cái lòng Từ chỗ nào, cái lòng Bi chỗ nào. Cho nên Thầy muốn nói cái hành động đó, chứ không phải đạo Phật mà ngồi đó khóc sướt mướt mới gọi là Bi. Không phải đâu. Phải hiểu nghĩa cho rõ ràng.

(00:07:03) Cho nên ở chỗ Bi là sự việc có sự đau khổ, đối tượng mình có sự đau khổ. Hoặc là bản thân mình Bi với thân mình, thân mình có đau khổ thì mình giúp nó như thế nào cho nó hết đau khổ, hoặc là đi nhà thương uống thuốc, hoặc mình dùng cái phương pháp mình trị, cái hành động mà dùng phương pháp trị đó là tâm Bi.

Cũng như Thầy Chơn Thành bị cái tay nó rút nó bị bán thân như vậy; nó rút như vậy, Thầy sử dụng cái pháp đó là thầy Bi với thầy đó. Cái hành động đó mấy con sẽ thuật lại cái chuyện đó để cho người ta hiểu được cái tâm Bi, chứ không phải tôi Bi rồi tôi ngồi đó tôi khóc thân của tôi: "Trời ơi! Nó bán thân như thế này nó khổ quá trời quá đất". Cứ khóc lóc như vậy nó không phải Bi đâu, nó Bi đó là bi lụy, thất tình lục dục.

Thầy giải thích để cho mấy con hiểu để mấy con viết cho đúng, để thực hiện cái lòng Bi của mình ở trên cái hành động nào cho nó đúng là Bi. Còn cái hành động mà thất tình lục dục là nó cũng Bi đó mà nó ngồi nó khóc không làm gì hết, nó đau điếng rồi, nó chết điếng rồi, nó không biết tẩm liệm nữa. Bây giờ cha mẹ nó chết rồi, nó ngồi đó nó điên lên nó không biết gì hết, nó không giải quyết được gì hết, cái đó là Bi điên của nó chứ không phải Bi. Còn “Bi của Phật nó tỉnh táo, nó sáng suốt, nó bình tĩnh, nó làm cái hành động của nó đó là Bi”.

Cho nên cái phần con hiểu về chữ Bi thì chưa đủ, còn cái phần Từ thì nó đúng rồi.

3. PHƯƠNG PHÁP TU TÂM TỪ

(00:08:21) Hỏi: “Bạch Thầy! Pháp môn Tứ Niệm Xứ là nhìn bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp; còn pháp môn Tứ Vô Lượng Tâm là một trong tám pháp độc nhất thì hành động phải Chánh Niệm liên tục để thực hiện Từ Tâm”.

Trưởng lão: Từ tâm nó không phải Chánh Niệm đâu con! Mà cái tâm từ là bắt đầu mình tu tập từ cái.

Đúng là cái Chánh Niệm rồi đó nhưng mà đối với cái ngăn ngừa tất cả những sự việc mình sẽ đau khổ thì nó phải là Chánh Niệm rồi. Cho nên nói mình Chánh Niệm liên tục coi chừng mình lại bị ức chế nữa, Thầy sợ mấy con, mình Chánh Niệm với một cách tự nhiên; nghĩa là mình đi làm sao cái hành động của mình biết mình đi trên cái thân hành của mình; mình đưa tay mình biết mình đưa tay; mình nghĩ một cái điều gì mình biết cái sự suy nghĩ đó làm sao mình tập. Cho nên vì vậy mà Chánh Niệm Tĩnh Giác đó, thường thường là dạy cho mấy con đi mấy con biết từng bước đi. Mấy con cảm nhận từng bước đi của mình để cho mình biết từng bước đi để Chánh Niệm Tĩnh Giác, rồi bắt đầu mấy con tập xa hơn. Mới đầu mấy con tu tập để khi mình đi kinh hành, sau đó mình tu tập trong tất cả các hành động, mà cái tâm Bi của mấy con thấy cái chỗ mà Tứ Vô Lượng Tâm mà Thầy dạy ở trong Hành Thập Thiện - Tứ Vô Lượng Tâm đó, mỗi lần mình đi mình tác ý đó. Coi như là trong cái cuốn Tỳ Ni Nhật Dụng đó, mình muốn làm cái điều gì đều là tác ý mình hết đó. Ví dụ như lấy nước rửa tay:

“Dĩ thủy tẩy thủ, Đương nguyện chúng sanh”

Lấy nước rửa tay cầu cho chúng sanh.

Cái câu Hán rồi câu Việt: “Dĩ thủy tẩy thủ, Đương nguyện chúng sanh” đó là chữ Hán. “Lấy nước rửa tay cầu cho chúng sanh”. Bây giờ mình rửa tay mình thì mình cũng phải tập tỉnh thức bằng Tỳ Ni Nhật Dụng đó mấy con. Đó là cuốn Tỳ Ni, dạy chúng ta có cái sức tỉnh thức đó. Từ cái hành nào đến tất cả những hành động nào đều có những câu đó hết. Lấy nước rửa tay, rửa mặt, súc miệng. rồi lấy y áo mặc, cái gì nó cũng dạy cho mình hết, nó dạy cho mình tất cả mọi hành động, hành động nào nó cũng dạy; nó không có bỏ. Đi cầu nó cũng dạy mình đi cầu nữa, mà luôn luôn mình nhắc nhở là cầu cho chúng sanh hết, nghĩa là tôi đi cầu tôi cũng cầu cho chúng sanh.

Cho nên những hành động thấy một con kiến hay một con gì rớt dưới cầu đều lấy tay vớt hết. Nó tỉnh táo như vậy đó; nó ở trong Tỳ Ni Nhật Dụng nó dạy như vậy. Sau này thì cái oai nghi tế hạnh Thầy sẽ dạy, Thầy lấy cuốn Tỳ Ni Nhật Dụng mà dạy tỉnh thức, của mấy con đó. Đó là tỉnh thức, chứ không phải mấy con tập trung mấy con tỉnh thức, luôn luôn mấy con tập trắng dờn con mắt mấy con, mà tỉnh cái kiểu này thì thành ức chế. Còn cái này nó tỉnh trong tất cả hành động trong cuộc sống; khi nhai mình biết mình nhai, khi ăn mình biết mình ăn, khi uống mình biết mình uống, Mình tỉnh thức từng cái uống trong từng cái tâm niệm của mình như trong Tỳ Ni Nhật Dụng nó dạy. Sau này cuốn Tỳ Ni Nhật Dụng được Thầy triển khai qua cái bộ giới Oai Nghi Tế Hạnh đó con, thì mấy con mới biết cái chỗ Phật pháp, các tổ cũng đã chuẩn bị cho mình đầy đủ lắm.

(00:11:16) Cho nên hiểu một cách mà nó ấy thì mấy con bị ức chế, mà hiểu đúng thì nó mới đúng, cho nên trong những cái phương pháp này sau này sẽ được dạy kỹ lưỡng hơn.

Nó là pháp độc nhất, cho nên khi mà thực hiện cái tâm Từ thì người ta dạy cho mấy con. Nếu mà thực hiện tới chừng mà mấy con áp dụng vào cái tâm Từ. Bây giờ con thích tu cái tâm Từ, thì cái người nào mà thích tu tâm Từ, Thầy sẽ cho vào cái lớp mà học Tỳ Ni Nhật Dụng đó con, Thầy sẽ cho mấy con vào cái lớp đó đó, mỗi mỗi hành động mấy con đều tập hết; cho nên mấy con ngăn ngừa, không bao giờ mấy con phạm phải những cái lỗi lầm thiếu cái lòng Từ của mấy con. Đó là Thầy hướng dẫn cho mấy con về cái phần tu tâm Từ.

Còn cái người mà tu tâm Bi thì Thầy sẽ hướng dẫn phương pháp tâm Bi, mấy con. Nó có phương pháp hết chứ đâu phải là, bởi vì nó 4 pháp độc nhất để đi đến cứu cánh mà, nếu mà thiếu một trong cái phương pháp mà tu tập nó thì đâu đến cứu cánh được, nó không phải chung chung đâu. Bây giờ mình mới học cái tri kiến nó thôi chứ mình chưa phải là mình áp dụng vào những cái phương pháp tu.

(00:12:26) “Hai pháp mình tu tập trung có được không?”

Trưởng lão: Không! Nó không có tu tập chung được con, nhưng mà luôn luôn lúc nào con nhớ là con tu tập Tứ Vô Lượng Tâm thì nó cũng vẫn ở trên Tứ Niệm Xứ đó mấy con, ngoài Tứ Niệm Xứ mình lấy cái gì mình tu. Cho nên Thân - Thọ - Tâm - Pháp của mình đều ở trên Tứ Niệm Xứ hết, không có cái nào mà không tu. Cho nên mình không áp dụng hai pháp (một áp dụng), lúc thì tôi giữ thanh thản, lúc thì tôi giữ tôi đi kinh hành tôi khởi tâm Từ của tôi thì nó không được, lúc nào mà Từ thì Từ mà đều ở trên Tứ Niệm Xứ hết.

Cũng như Thầy nói mình tu Tứ Chánh Cần trên Tứ Niệm Xứ; mình tu Định NIệm Hơi Thở trên Tứ Niệm Xứ; mình tu Chánh Niệm Tĩnh Giác trên Tứ Niệm Xứ; mình tu pháp Thân Hành Niệm trên Tứ Niệm Xứ, toàn bộ là tu trên Tứ Niệm Xứ.

Tứ Niệm Xứ nó là một cái mặt trận; cho nên hở ra thì mình cũng đi trên đó không chứ không có gì; bởi vì nó là thân, thọ, tâm, pháp của mình mà, nó đâu có ngoài cái Tứ Niệm Xứ mà được; cho nên nó là cái chiến trận của chúng ta để mở màn cho cuộc chiến đấu với giặc sinh tử; cho nên bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp của mình là cái trận địa. Cho nên tu pháp nào cũng ở trên đó hết chứ không có gì khác nữa hết. Nhưng mà nói tôi tu Tứ Niệm Xứ với Tứ Vô Lượng Tâm, tôi kết hợp lại thì không có được.

Bây giờ có thể “Tứ Vô Lượng Tâm có thể kết hợp với pháp Như Lý Tác Ý được”; nó phải kết hợp được. Mà “Tứ Vô Lượng Tâm thì tôi kết hợp với Định Vô Lậu”, Định Vô Lậu thì nó có nhân quả; nó có thân vô thường, có thân bất tịnh rồi, thì tôi kết hợp được với Tứ Vô Lượng Tâm được, nhưng mà kết hợp với Tứ Niệm Xứ thì không được. Mình ở trên Tứ Niệm Xứ thì còn kết hợp gì, phải không? Mình ở trên Tứ Niệm Xứ thì không có kết hợp. Bời vậy phải lấy Tứ Niệm Xứ làm cái nền tảng để mà tu mà đâu còn có kết hợp gì được nó. Bây giờ không kết hợp thì nó cũng phải kết hợp vô, cho nên không có kết hợp, nhưng mà nó phải nằm trên đó thôi.

(00:14:23) Nhưng mà khi mà tu Tứ Niệm Xứ thì không phải tu bốn cái, tu có một cái à, một Tứ Niệm Xứ thôi, tu tâm Từ hoặc là tu tâm Bi, hoặc là tu tâm Hỷ hoặc là tu tâm Xả; tu một cái chứ không có tu hai cái, tu hai cái nó còn lộn xộn lắm, tu không có được, lúc thì Từ, lúc thì Bi, lúc thì Hỷ, lúc thì Xả thì nó không có đi sâu.

Còn tu cái tâm Từ nó giúp cho mấy con tỉnh thức đến cái mức độ cuối cùng của mấy con là nó hoàn toàn nó ly dục, ly ác pháp hết; nội cái tâm Từ không là nó ly dục, ly ác pháp hết. Nghĩa là cái sức tỉnh thức sẽ đến đó, bởi vì nó bình tĩnh; nó nhu nhuyến, nó dễ sử dụng, đến khi tỉnh thức mà nó không còn ác pháp tác động được nó rồi thì nó nhu nhuyến dễ sử dụng rồi, lúc bấy giờ nó thực hiện Tứ Thần Túc rồi. Đó là một pháp độc nhất. Bi nó cũng vậy; Hỷ nó cũng vậy; Xả nó cũng vậy, nó là cái pháp độc nhất. Bởi vì nó theo cái đặc tướng của mình, tức là mình thích nó, tức là cái đặc tướng mình thích nó.

Ví dụ như bây giờ tôi thích tôi tu cái tâm Từ, tôi thích tôi tu tâm Bi, tôi thích tôi tu tâm Xả. Tại vì cái sở thích của mình mình thích, mình thích cho nên vì vậy mình làm mình thấy thích lắm; mình tu cái đó mình thích lắm. Thì cái người mà tu mà thích thì Thầy đưa Tỳ Ni Nhật Dụng họ thích lắm, họ thấy mỗi hành động đều nhắc nhở họ, đều nhắc nhở họ. Tức là họ từ cái tâm Từ đó họ nhắc họ với cái pháp Như Lý; họ kết với pháp Như Lý; cho nên mỗi cái hành động…​

Ví dụ trong Tỳ Ni Nhật Dụng nó nói vậy chứ, thật sự cái câu nói của nó như:

“Dĩ thủy tẩy thủ, Đương nguyện chúng sanh”

“Lấy nước rửa tay cầu cho chúng sanh”

Cái câu nói đó thì mình phân tích ra thì mình thấy cái pháp hành. Đầu tiên “Dĩ thủy tẩy thủ, Đương nguyện chúng sanh là tác ý rồi đó mấy con”, phải không? Do đó khi mà khi mình tác ý rồi đó thì bắt đầu mình tỉnh thức trên cái hành động mình lấy nước mình rửa tay mình, bởi vì mình đọc rồi thì mình lấy nước mình rửa tay là mình chú ý trên cái hành động đó rồi; nó không có còn. Bởi vì trong này nó có kiến hay có gì thì mình vớt ra chứ mình để mình (vò) đại nó thì không được. Các con thấy: “Dĩ thủy tẩy thủ, Đương nguyện chúng sanh”, cầu cho chúng sanh được bình an, mà giờ chúng sanh nó nằm trong nước đây mà cứ rửa như thế này thì chết hết sao; cho nên nó không có cầu, không có an được chúng sanh.

(00:16:25) Vì vậy mà trong khi tu tập thì mấy con nhớ rằng khi mà tu tâm Từ là Thầy sẽ dạy. Cho nên nó tỉnh thức nhưng mà tỉnh thức không khéo thì mấy con không biết cách, mấy con tập đi kinh hành không, mấy con tỉnh thức mấy con ức chế tâm mấy con ( là) nó trật đó. Tôi đi kinh hành tôi tập tỉnh thức tôi biết bước đi tôi cố gắng ức chế không có vọng tưởng, là coi chừng mấy con trật rồi, nó sai đó.

Cho nên ở đây nó phải đi vào ở trong Tỳ Ni Nhật Dụng kìa - cái phương pháp mà tỉnh thức ở trên tất cả các hành động trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta để chúng ta khởi cái tâm từ (cho nó được). Tránh không có giết hại chúng sanh, không có làm đau khổ chúng sanh đó, đó là cái Tỳ Ni Nhật Dụng rồi.

Cho nên mấy con tu tập tỉnh thức là phải tỉnh thức ở trên Tỳ Ni Nhật Dụng chứ không phải tỉnh thức ở cái chỗ bước đi. Còn cái tỉnh thức kia, đi kinh hành để phá hôn trầm, thùy miên. Nó tỉnh thức nhưng nó phá hôn trầm, thùy miên không. Cho nên nó đi từ đó mà nó đi qua chỗ pháp Thân Hành Niệm để phá hôn trầm, thùy miên, chứ không phải cái tỉnh thức của Tứ Vô Lượng Tâm, của tâm Từ. À, mấy con coi chừng nó lộn đó.

Cho nên ở đây Thầy nhắc nhở khéo léo chứ không khéo tỉnh thức mấy con tu ôm cái pháp đi kinh hành suốt đêm, chắc là tỉnh thức như vậy là nó không phải đâu, nó sai.

4. THẦY DẠY CÁCH THỨC TU TẬP TÂM BI

(00:17:33) Tu sinh: Kinh thưa Trưởng lão! Cho con hỏi về tâm Bi thì tu tập sao? Về tâm Bi thì thí dụ như về người cư sĩ đó Trưởng lão. Thí dụ mình có thể mình làm những cái hành động để mình giúp cho người ta khỏi đau khổ, đó là về người cư sĩ. Còn bây giờ mình là một người tu sĩ thì làm sao mình có những những hành động đó để mình vô mình cứu giúp cho người ta được. Ví dụ như mình thấy một người tai nạn bị xe tông, hoặc là bị thương tật gì đó, thì mình đâu có thể xông xáo mình vô mình có thể giúp đỡ cho người ta được. Bây giờ mình đang ôm pháp độc cư thì phải thực hiện tâm Bi như thế nào?

Trưởng lão: Đối với người tu sĩ mà con thục hiện tâm Bi thì con tu về gốc tâm Bi, thì bất kỳ một cái sự đau khổ vì mọi người, đừng nói người cư sĩ làm mà con làm với khả năng con làm được. Nghĩa là cái khả năng của một người tu sĩ khi đứng trước một cái đau khổ của người khác, con vật khác thì khả năng con làm được cái gì thì con làm theo cái khả năng đó thôi, chứ bây giờ tôi không tiền bạc thì chắc tôi không…​

Bây giờ, tôi không tiền bạc, mà trước cái tai nạn giao thông mà người này lăn lộn như vậy thì tôi mau mau tôi bồng ẵm cái người này tôi chạy đến nhà thương liền tức khắc à. Tôi đón đường xe, kêu lại, ngừng lại cho mau để mà tôi đưa cái người này người kia đến nhà thương cấp cứu họ chứ không để như vậy tôi chịu không có được, bởi vì cái lòng Bi của tôi.

Do đó con hành động theo kiểu đó, rồi tiền bạc thì tính sau đi, “mấy người làm ơn, tôi giờ tôi tiệt tiền bạc rồi, cô bác người cho tôi đồng tôi trả ông tiền xe này”. Thì tức là mình cũng đứng ra cái hành động của mình xin xỏ này kia cũng được thôi. Bất kỳ mọi cái gì đi nữa hễ mà con thực hiện cái tâm Bi thì con đừng nghĩ tôi là người tu sĩ tôi phải độc cư, không phải? Bây giờ tâm Bi rồi không có độc cư nữa, mà bây giờ đụng ở đâu mà đau khổ là có tôi đến đó à. À, bây giờ mà đói thì con cũng phải chạy bởi vì con không tiền, nếu mà con có tiền thì con bỏ ra mua bánh mì cho họ ăn. Bây giờ không tiền thì tôi chạy tôi xin mấy người xung quanh đây, người nào có làm ơn giúp cho tôi tôi thấy người này đang đón quá, tội nghiệp quá. Thì con bây giờ con tu sĩ mà con tu tâm Bi, chứ đâu phải con tu cái chỗ mà con độc cư con sống để con nhiếp tâm vào định đâu, con hiểu không? Cái tâm Bi của con phải thực hiện ở trên cái hành động đó, để nói. Nhưng cái tâm Bi đó sẽ đưa con đi đến cứu cánh giải thoát đó, con hành động hết rồi.

(00:19:41) Bởi vì cái tâm Bi nó khác lắm mấy con, nó không gặp ai đau khổ thì thôi, mà gặp đau khổ là bất kì cái hành động đó - một cái con kiến mà bị người khác đi dẫm đạp, là nó đi sau nó thấy rồi nó để con kiến trên tay nó xoa dịu cho đến khi con kiến bò được rồi, đi được rồi nó mới đi, chứ còn không nó ngồi đó, không có vội vàng. “Bây giờ là 11 giờ mà chưa đi khất thực mà cứ ngồi đây ôm kiến thế này thì chắc là chết đói. Nhất định là thiếu tâm bi rồi đó, đừng có nghĩ điều đó”.

Mình nhất định là thà đói nhưng mà con kiến này nó phải đi cho được. Hoặc là một con vật gì bị thương bị tích đó thì bắt đầu mình để trên tay của mình, mình xoa dịu, an ủi từng cái lời nói của mình. lòng thương yêu của mình đối với con vật đang bị nạn, thì lúc bấy giờ thì đừng nói đến đói đến khát gì hết, “Giờ này chắc tôi phải đi khất thực chắc ai cũng bưng hết rồi nhưng tôi không có nghĩ đến đói đâu, nhất định là khi nào con vật này thấy bình an được”, như vậy là rõ ràng mình thực hiện tâm Bi. Chứ còn con mà nói: “Không được, thôi để nó xuống đây xíu, ra ngoài khất thực vô cái đã rồi .” Như vậy là lòng Bi con chưa thực hiện trọn. Cho nên khi đó thì nói mình tu tâm Bi rồi thì duy nhất chỉ có một pháp, có một pháp duy nhất.

Cho nên trong câu chuyện của Nguyên Thanh nói về tâm Bi của đức Phật khi đi tu đó. Khi mới đi tu thì đức Phật đã có tâm Bi của mình. “Khi đó con cừu nó bị què, hay như thế nào đó nó đi theo mẹ nó không được thì đức Phật ôm con cừu đi theo con cừu mẹ, đi hoài cho đến chỗ cuối cùng thì đức Phật để con cừu con cho mẹ nó thì mới đi, đó là thực hiện cái tâm Bi đó mấy con”. Bởi vì con cừu nó què cái chân nó đi không được, nên đức Phật đi đến đó thấy được sự đau khổ của con cừu như vậy, cho nên cứ ẵm con cừu đi theo bầy cừu đi hoài, không biết nó đi tới đâu mà cứ đi hoài, thì đó là thực hiện cái tâm Bi đó mấy con, bởi vì nó khổ nó đi không được. Mà nếu mà một bầy cừu nó đi nó bỏ con cừu này thì quá tội, cho nên đức Phật quá thương con cừu con này, cho nên ẵm nó đi theo.

(00:21:38) Như vậy là cũng có những cái mẫu chuyện mà đức Phật ngày xưa cũng là tâm Bi dữ lắm đó chứ. Cho nên đâu có nghĩ rằng: “bây giờ thôi bỏ con cừu này để tôi đi kiếm thầy tôi học đạo tu chứ, bây giờ để đây theo đâu có được”, do đó mình đi thì mình thiếu tâm Bi. Cho nên đức Phật ôm con cừu đó mà đi, đi tận cùng, đi chừng nào mà tới chỗ cuối cùng của con cừu ở lại yên ổn thì mình để lại cho mẹ nó chăm sóc nó. Đó thì như vậy, cho nên cái đó là cái tâm Bi.

Có một người hôm đó lượm cái ổ chim - mấy con chim con nó lỡ rớt rồi, lẽ ra cái tâm Bi của mình là mình phải là một người mẹ nuôi nó rồi bây giờ không nuôi. Có một người lại lượm cái ổ chuột, mấy con chuột mà không biết sao nó rớt, rồi lại đem cho người này nuôi, đem cho người kia nuôi, thực sự đưa cho người khác mà mình có tâm Bi không? Mình sợ khổ quá.

Thay vì những con chuột nó rớt vậy mà biết rằng mẹ nó không có thì nó có cái duyên với mình thì mình đem vào trong cái thất của mình đi, rồi mình tìm sữa hay mình tìm gì đó, hay hoặc là nhai cơm cho nó rồi nhỗ cho nó, để trên ngón tay của mình cho những con chuột con nó mút đi. Hằng ngày mình thực hiện tâm Bi đó là mình tu chứ đâu phải nói: “Trời ơi làm cái chuyện này làm sao tới giờ tôi ngồi thiền được”, thì như vậy là mình đâu có phải thực hiện cái tâm Bi.

Mình đã tu cái tâm Bi rồi, thì cái trường hợp mà đau khổ như vậy đó thì mình phải thực hiện từng chút, từng cái hành động mình làm đó gọi là mình đang tu tâm Bi, như vậy nó mới thực hiện được sự giải thoát. Từ đó cái tâm Bi của mình nó rộng lớn rồi thì nó lại khác rồi mấy con, nó có một sự an trú, sự an lạc của cái tâm Bi đó. Thành ra sự an trú an lạc đó, cái tâm Bi thực hiện được như vậy thì nó có sự giải thoát rồi, các con thấy không? Do cái hành động đó.

(00:23:27) Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão! Nhưng trong hành thập thiện này Trưởng lão có nói là tất cả những cái hành động đó là giai đoạn của người cư sĩ, nhưng mà khi bước đầu vô trong trường hợp mình xuất gia làm tu sĩ rồi thì chỉ có xả tâm thôi chứ những cái hành đó không có làm nữa.

Trưởng lão: À, Thầy nói như vậy nhưng đây là cái pháp độc nhất, bởi vì đây là cái giai đoạn mà giải thích cái pháp độc nhất, còn cái kia giải thích chung, ở trong hành Thập Thiện là giải thích chung, đó là nhiệm vụ của người cư sĩ mà nói vậy thôi. Nhưng mà đây mình là quyết định là mình đi vào pháp độc nhất để đi đến cứu cánh, nó khác rồi con.

Tu sinh: Hồi nãy Thầy nói về vấn đề Bi tâm về cái việc đi khất thực, gặp con kiến thì mình phải giúp con kiến xong mới đi khất thực cũng chưa trễ. Nhưng mà khi như vậy mà khất thực trễ thì cũng làm khổ cho cái nhóm người mà đang chờ đợi khất thực cho xong để người ta còn dọn dẹp, thu xếp về, bên này được thì bên kia lại khổ.

Trưởng lão: Theo Thầy thiết nghĩ khi mà người ta sắp xếp mà người ta thấy mình không đi thì tới giờ người ta cũng lo người ta cũng về, chứ điên gì mà người ta ngồi đó người ta chờ mình tới chiều sao.

Tu sinh: Còn một người thì thế nào người ta cũng chờ.

Trưởng lão: Không đâu! Họ không có đâu con, mấy cái điều đó không có đâu. Họ đem họ cho mình, nhưng nếu thấy bữa đó không có ai đến xong họ mang về, khỏi lo. Còn cái vấn đề mình có đến hay không đến thì thôi, chứ sự thật không ai nghĩ cái chuyện đó đâu. Họ cũng biết có người, nhiều khi họ sớt cơm họ để lại thêm, theo Thầy biết mà, họ không chờ con đâu.

Tu sinh: Có mình con đi khất thực tới trễ cũng thấy làm người ta khổ rồi.

Trưởng lão: À, không! Nói thật sự ra thì trong khoảng cái giờ đó con đi khất thực thì họ có nhiệm vụ đem đến cúng dường con chứ không có rầy con, tại vì người ta thấy mình đi trễ người ta nói này kia, chứ thực sự ra mình đi khất thực trong cái khoảng thời gian đó mà mình không đi thôi, thì cái chuyện đó là không có gì đâu. Nhưng mà trong cái lối tổ chức của Tu viện mà thấy đi trễ vậy đó thì nó có những cái này kia thì người ta nói vậy chứ. Khi mà ổn định cái giai đoạn khất thực rồi thì mấy con khỏi lo cái chuyện đó; họ đem theo đó họ sắp xếp thôi.

Còn mới đầu họ chưa biết cho nên họ thấy người trước người sau nó chờ hoài, còn bây giờ họ biết rồi, khi mà không thấy con thì họ để đó; họ sớt cơm ra rồi họ đi về, họ không có chờ nữa đâu, bây giờ họ quen rồi. Hồi mới đầu họ chưa quen, do đó họ còn này kia, chứ sau này họ quen thì không có điều đó đâu.

Thầy nói ví dụ bây giờ đặt thành vấn đề tại Tu viện mình giống như vậy đó, mình mới tổ chức thôi, chứ mà con đi khất thực ra làng xóm coi, dễ gì họ ở đó chờ con, con ngồi đây tới chiều họ cũng không nói, bây giờ con ở đây con ôm con kiến cho tới cùng con kiến đó như thế nào thì họ cũng chẳng biết gì con hết, nhưng mà con đi thì họ cho thôi, thấy không?

Cho nên ở đây tại vì cái lối tổ chức của mình mới nên mình tổ chức đi khất thực thôi, nó có những cái trường hợp đó thì mình thấy đây là cái giai đoạn mới thôi chứ không có gì hết.

5. TỪ, BI, HỶ, XẢ TU TẬP LÀ PHÁP ĐỘC NHẤT

(00:26:22) Cho nên trong khi đó mà mình tu tập, đây là Thầy muốn nói tu tập tập độc nhất một cái pháp, nó khác mấy con, còn cái mà dạy chung chung khác. Cũng như nói dạy chung chung Tứ Vô Lượng Tâm, “khi mà có tâm Từ thì có tâm Bi, tâm Hỷ, tâm Xả trong đó rồi”, phải không?

Nhưng mà ở đây dạy nó độc nhất nó không phải chuyện đó được, mặc dù nó có ẩn ở trong đó nhưng mà nó không quan trọng mấy cái đó, mấy cái đó phụ, nó không có nói ra mấy cái đó đâu. Nó nói tôi hành động cái thiện, tôi hành động cái tâm từ này là tâm Từ chứ tôi chẳng biết cái thứ đó đâu, tôi chẳng biết xả gì hết à, hễ tôi Từ thì tự nó có Xả chứ gì, nhưng mà tôi không có cần Xả nhưng mà tôi chỉ biết Từ thôi, nó là pháp độc nhất mấy con; nó gieo trong cái đầu của mình có cái hướng đó thôi chứ nó không có biết cái gì khác, còn biết cái khác nó bị phân tâm. À, tôi tu Từ chứ tôi Xả, rồi tôi Xả cũng ba mớ rồi tôi Từ cũng ba mớ, nó lộn xộn nó không có cái đi sâu, con hiểu không? Mình chuyên nó nó sâu. Còn tôi chuyên cái tâm Bi thì bất kì trước mặt tôi cái gì khổ là tôi nhất định là tôi chết tôi phải thực hiện cái lòng Bi của tôi đối với cái đối tượng đau khổ đó, chừng nào mà đối tượng đó không còn khổ nữa tôi mới đi, chứ nó còn khổ là nhất định tôi không đi.

Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão! Con có thêm câu hỏi ở chỗ tâm Bi này. Ví dụ như lúc trước Trưởng lão nói câu chuyện của thầy Từ Quang nói đó. Tức là cái người phụ nữ lái xe, rồi một người người đứng lên để nói lên cái lời không cho 2 cái người kia có cái hành động để mà hãm hiếp cái cô gái đó. Ví dụ con đặt con vào trường hợp của con vô cái người thanh niên đó, nếu con thực hiện được cái tâm Bi, cái lời nói của con cũng như người thanh niên đó đứng lên nói như vậy tức là để thực hiện cái tâm Bi thôi, không cho 2 đứa ăn cướp hãm hiếp cô gái đó, nhưng vì cái hành đó mà cô gái đó giết hết cả trên xe thì phải tính như thế nào? Đó là do hành động tâm Bi của mình mà.

(00:28:01) Trưởng lão: Bây giờ con thấy 2 cái người ăn cướp đó họ bảo cái cô lái xe này xuống họ hiếp, thì con là một anh hùng, con thấy rằng mình thì không có súng mà hai ông này có súng, có dao, mình tay không, thì lúc bấy giờ mọi người trên xe người ta không có vũ khí gì hết cho nên người ta rút đầu rụt cổ, hai ông kê súng như thế này thì ai cũng rút đầu rụt cổ hết, đâu có dám cục kịch. Con thì bây giờ anh hùng, con đứng lên: “Hai anh không được làm như vậy! Ở đây đâu phải là cái chuyện làm ăn kì vậy…​”. Thì hai cái ông này, một cái ông kê súng, còn một ông lôi con ra đập, đập nhừ tử con, phải không? “Nếu mà ông còn nói nữa thì cho ông xuống hố liền tức khắc”, thì con hoảng con hết dám nói rồi, phải không? Do đó thì hai cái anh này tiếp tục bảo cái cô lái xe này xuống, phải không? Thì do đó con bây giờ con bị trận đòn, con không anh hùng nữa. Tức là con Bi chưa có trọn, chứ con Bi trọn con chưa chắc đâu, con bẻ đầu nó liền, nếu mình có chết đi nữa mình cũng là thực hiện cái lòng Bi của mình. Còn con, con bị đánh con trận con ớn, tức là Bi con mới nửa chừng, có phải không? Vì vậy trong khi nếu mà con thật Bi thật sự đó, trước cái cảnh khổ của cô này như vậy mà con Bi đó, con sẽ đập mấy cái thằng này nát xương ra hết chứ ở đó, một là con con chết hai là nát xương, thì như vậy rõ ràng là cái xe này chưa bị chết đâu.

Tu sinh: Nhưng mà trường hợp con là một tu sĩ mà con chỉ đứng lên con nói như vậy thôi chứ làm sao mà con có thể kháng cự lại được.

Trưởng lão: Nếu mà con là tu sĩ đó, bây giờ đặt thành vấn đề con là tu sĩ thì chiếc áo tu sĩ con còn hay hơn nữa, nó còn đủ uy lực hơn nữa. “Tôi là tu sĩ tôi thấy bất bình trên cái vấn đề này, nhưng mà tại sao mọi người ngồi trên xe này mà lặng thinh như vậy? Thà là mình chết để bảo vệ một cô gái yếu đuối này”. Con kêu gọi chớ, là tu sĩ mình phải có sức lực mạnh. Còn cái người cư sĩ này nói ta anh hùng, ta muốn anh hùng rơm luôn, anh hùng cá nhân rồi. Vì vậy mà ta đứng một mình mà ta chịu đựng ta không kêu ai, còn con thì con kêu: “Tại sao mọi người có đông trên chiếc xe này mà có hai cái người này, chỉ có cái vũ khí như thế này mà không bẻ đầu liền tức khắc. Mau!” Con là một tiếng liền, nhào tới liền, có chỉ có bắn người hai người chứ làm sao bắn kịp, ở trên xe bẻ đầu mấy thằng đó hết, đông quá.

(00:30:20) Cũng như bây giờ mình ngồi đây mà có hai thằng mình nhào tới thì sao sao cho kịp, phải không? Mình biết sức đoàn kết mà, thì tức là tu sĩ con phải thấy được điều đó hơn chứ tại sao mà con nói con tu sĩ con không dám làm điều đó đâu, con không dám đánh nó đâu. Tức là người ta bẻ tay người ta trói nó lại chứ người ta đâu có giết nó đâu, tại vì nó ác pháp, mình ngăn chặn đều là ngăn chặn ác pháp của hai thằng đó nữa chứ đâu phải không, tức là mình làm điều thiện, chứ chưa phải là mình trói tay nó, còn bây giờ mình nói mình đập đâu phải là…​ Nếu mình đập nó chết để làm gì?

Nếu mình có đủ sức thì mình cũng làm cho nó ngăn chặn được cái ác pháp của nó chứ, điều đó điều tốt thôi, Bởi vì đó là ác pháp mà, tại nó khởi những cái ác, cái nhân quả ác, cho nên mình ngăn chặn cái nhân quả ác tức là mình thiện, cho nên con đừng sợ. Đó là thực hiện tâm Bi đó con. Trước cái đau khổ của người khác mình thực hiện lòng Bi.

Tu sinh: Nhưng mà nếu mà mình làm như vậy thì đâu có độc cư được đâu Trưởng lão?

Trưởng lão: Con đi xe mà con đòi độc cư thì thôi…​ Độc cư gì mà con đi trên xe con?

Tu sinh: Mỗi lần mình di chuyển mình có phương pháp độc cư trên xe chứ đâu phải mình đi (phóng dật).

(00:31:21) Trưởng lão: Không phải con. Bây giờ con tu pháp nào? Nếu mà con tu pháp độc cư thì chắc con ít muốn đi đâu, phải không? Bởi vì mình muốn phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý mà đi như vậy thì chết rồi còn gì. Đó. Cho nên vì vậy ở đây không phải là chỗ độc cư được, mà con đây là nói về vấn đề đây là con tu về tâm Bi; con thực hiện cái lòng Bi của con; cho nên con đi chỗ này chỗ kia con gặp những cái trường hợp đó con thực hiện cái tâm Bi. Cho nên lấy cái tâm Bi của mình mà mình thực hiện. Chứ còn mà tu độc cư thì nó là tu Tứ Niệm Xứ hoặc là mình tu cái phương pháp khác rồi, nó ở trong thất rồi thì nó không thể nào mà đi ngoài xe được. Hoặc là cái trường hợp mình ở trong thất của mình ít có chuyện mà xảy ra mình thấy những cái đau khổ của chúng sanh nhiều.

Còn mình tu tâm Bi nó không phải là nằm một chỗ đâu con, không nằm một chỗ; cho nên nó không thực hiện tâm Bi rồi nó ngồi một chỗ đâu. Nó thực hiện tâm Từ nó cũng không có ngồi một chỗ đâu, bởi việc này nó thực hiện ở trong cái hoàn cảnh của Từ với Bi của nó là nó khác rồi, phải không?

Nhưng mà tới “thực hiện tâm Hỷ, tâm Xả của con thì coi chừng, con ngồi một chỗ mà con phạm độc cư là không được”. Nó khác rồi mấy con, bởi vì một pháp độc nhất của nó mà, nó có điều kiện; nó thực hiện để cái phương pháp của nó. Cho nên bắt đầu bây giờ mấy con khoan hiểu đã, mấy con hiểu nhiều quá là mấy con hiểu nó lộn xộn hết, để từ từ Thầy dạy cho nó hiểu, mấy con mới nói chứ mấy con (nói) lộn xộn hết.

Trong “khi tu tâm Từ, tâm Bi mà mấy con nói chuyện độc cư thì không được rồi, đã mình nhìn thấy người ta lăn lộn trên đau khổ thì không thể nào không thể nào gọi là độc cư”. Mà “thực hiện cái tâm Bi của mình thì nó phải có những cái đối tượng đau khổ”. Còn “Tâm Từ cũng vậy mấy con, phải tỉnh thức từng cái tỉnh thức”; cho nên “nó luôn có từng cái hành động chớ không phải mình ngồi trong thất mình mà tu mà tu tâm Từ. Không phải tu nội tâm Từ mà xung quanh thất mình tránh ba con kiến đó, không phải đâu!” mà nó còn có nhiều cái điều kiện để tạo cho nó để mà nó thực hiện cái Tâm Từ. Cho nên “Tâm Từ nó không phải lại nằm ở trong thất mà luyện cái tâm Từ, mà nó luyện từng cái hành động. Như tất cả mọi cái sự sống hằng ngày của mình hằng ngày đều luyện trên cái tỉnh thức của nó để nó thực hiện”.

6. THỰC HIỆN TÂM BI ĐÚNG CÁCH

(00:33:41) “Bi là hành động giúp đỡ, cứu vớt. Bài giảng vừa qua Thầy có nói khổ người khác thì lãnh nhân quả của người đó, hai điều này có mâu thuẫn không?”

Bây giờ trong cái vấn đề mà tâm Bi thì đây là cái nhân quả, cái nhân quả mà có cái nhân duyên. Con hiểu không? Nếu mà “trên cái bước đường đi Thầy có nhân duyên gặp cái người tai nạn khổ, bị tai nạn giao thông. Đó là cái nhân duyên mình gặp mà, còn không gặp mà mình đi tìm nó thì sai”. Cho nên ở đây cái “ông thầy thuốc lại đi tìm bệnh nhân để trị, có phải không? Thì như vậy mình đi tìm cái bệnh để mình lãnh cái quả của người ta.

Cho nên Thầy nói phóng sanh cũng như các con nghe; nó không mâu thuẫn đâu; “mình phóng sanh mà mình đi tìm chim, cá mình phóng sanh, đó là mình đi tìm nhân quả, mai mốt mình thành chim chúng cũng nhốt mình lại à”, bởi vì “mình tìm cái nhân quả của người ta mình gánh mà”, con hiểu không? Nhưng mà “bây giờ tôi đi trên đường, tôi đi ngang cái chỗ cái sông, cái dòng suối đó, mà trên đường tôi đi chứ tôi đâu đi tìm con chim, con cá đâu mà tôi thả, nhưng mà tôi thấy cái ông đó ông câu cá, con cá nó giãy giụa, tôi biết con cá này có duyên với tôi, nhân duyên mà”, con hiểu không? “Tôi mua liền con cá con thả, đó là tôi tu tâm Bi của tôi mà tôi thực hiện được cái lòng Bi của tôi ngay cái chỗ mà cái sự đau khổ của loài khác, chứ không phải đi tìm con cá, cho nên nó không mâu thuẫn đâu”.

Bởi vì “tu tập thì mình phải hiểu nhân quả, mà nhân quả thì phải có nhân duyên với nhau, có duyên mới gặp, không duyên thì không gặp, không duyên mà đi tìm là sai”.

Cũng như bây giờ “tôi đăng cái bảng tôi làm thầy thuốc, rồi bắt đầu tôi nhờ đăng cái bảng đó mà người ta đến đây người ta trị bệnh, tôi lãnh bệnh của họ đó”, tại vì tôi đăng bảng, còn bây giờ “tôi không đăng bảng mà tôi thấy họ đau khổ; tôi giúp đỡ họ; đó là cái duyên của tôi gặp họ, gặp họ trong cái đau khổ thì tôi không bỏ, tức là tôi thực hiện cái tâm Bi”. Chứ tôi không đi kiếm bệnh nhân, tôi không chạy lại nhà này: “ông có bệnh nhức đầu hay có bệnh đau chân để tôi trị bệnh cho”. Thì như vậy là “con đi kiếm cái nhân quả của nguời ta thì con phải lãnh, người ta đâu có đến mà mình đâu có duyên gặp người ta, nhưng mình đến đi tìm để mình trị là mình lãnh, mình phải lãnh cái nhân quả của người ta”. Đó là theo quy luật của nhân quả.

Cho nên quy luật của nhân quả thì nó có nhân duyên, anh có quả khổ đó mà sao anh lai gặp tôi, cho nên tôi kiếm tôi phải tìm cách tôi chuyển cái nhân quả của anh bớt, tại vì có cái duyên gặp tôi. Đó là cái quy luật của nhân quả như vậy đó mấy con.

(00:36:04) Con hỏi cái câu nữa, trong Lục Vân Tiên có câu: “Giữa đường gặp chuyện bất bình chẳng tha”. Thường thường là Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, ở trong đạo Nho mà thấy sự bất bình người ta hiếp đáp mà như hồi nãy chuyện chuyến xe đó, thấy người ta hiếp đáp cái người phụ nữ như vậy thì mình đâu có ngồi đó mà nhìn được cái chuyện mà bất bình đó, cho nên mình mới ra tay, do đó cũng là tâm Bi chứ không có gì hết.

Nhưng mà ở đây thì cái câu ở trong Lục Vân Tiên ấy: “Giữa đường gặp chuyện bất bình chẳng tha”. Nghĩa là thấy cái chuyện mà làm ác, làm cho người khác đau khổ thì mình không thể mình ngồi mình nhìn được. “Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã”, nếu mình thấy một cái điều mà mình bất bình mà mình không ra tay thì mình không phải là cái người tốt, người quân tử. Cho nên vì vậy mình phải cố gắng mình khắc phục, làm sao là con người của mình thì mình không có.

Mà đạo Phật thì nói nó là tâm Bi chứ không phải là cái người quân tử đâu, mà ở đây mình chỉ là cái người thực hiện cái lòng Bi của mình trước cái cảnh khổ của người khác, trước cái cảnh mà bất bình đó thì mình ra tay mà thôi.

Câu chuyện của Lục Vân Tiên thì chắc chắn là Kiều Nguyệt Nga gì đó phải không con? Cho nên Vân Tiên mà làm nghĩa hiệp, cái gì đó phải không? Thì đúng là cái chuyện như câu chuyện ở trên chiếc xe chứ gì? Đó cũng là thực hiện tâm Bi đó con, tức là Vân Tiên thực hiện tâm Bi chứ không phải vì Kiều Nguyệt Nga đẹp mà anh chàng này mà say đắm đâu, mà thấy cái chuyện giữa đường mà những cái người kia ăn hiếp Kiều Nguyệt Nga như vậy, cho nên Vân Tiên ra tay là cái điều đó là điều tốt, đó là cái tâm Bi của người ta.

(00:38:11) Mình ở trong đạo Phật thì mình thấy đó là tâm Bi, nhưng ở ngoài đời thì người ta nói cái đó là của người quân tử. Con hỏi đây là tâm gì, thì đó là tâm Bi, phải không?

Mình rõ lắm. Bởi vì chưa học thì mình chưa có rõ, nhưng mình học rồi thì mình biết lúc nào là tâm Từ, mà lúc nào là tâm Bi. Mà mình thực hiện trên tâm Từ Bi nhưng mà mình chưa có chuyên. Bắt đầu bây giờ mình chuyên, tức là mình tu cái tâm Từ hay hoặc là tâm Bi thì mình chuyên rồi thì khác, mình chuyên rồi thì nó đưa đến cứu cánh giải thoát. Còn bây giờ đó vì mình thấy mình là con người mình phải làm như vậy thôi, thấy trước cảnh khổ mình phải làm thôi. Đó là cái đạo đức của con người con. Cho nên về đạo đức con người, ví dụ như trước cái cảnh khổ của người ta, thấy người ta chết đuối mình nhảy xuống mình để mình cứu người ta, thì cái đó là bình thường của một cái đạo đức thôi. Nhưng mà chưa thực hiện tâm Bi đâu, nhưng mà khi tâm Bi rồi con thấy nó tuyệt vời lắm. Nghĩa là mình đi sâu một pháp để cứu cánh mình mà. Cho nên mình phải thực hiện cái lòng Bi nó hoàn toàn nó phải đúng cách của nó chứ nó không phải là cái đạo đức thường thường, đạo đức suông.

Cho nên ở đây lần lượt mình sẽ học, rồi từ đó mình mới thấy mình thích, cái đặc tướng của mình hợp với cái pháp đó, mình thấy mình thương người như vậy, thương vật như vậy, thương trước sự đau khổ của chúng vậy đó, đó là mình hiện được cái tâm Bi của mình.

Còn mình không thấy mình làm được cái chuyện đó, nhiều khi mình làm ngơ nữa cũng không chừng, do đó thì mình không thể tu tâm Bi thì mình tu tâm Từ. Mình thấy mình tu tâm Từ không có hợp với mình, tâm Bi không hợp, mà mình muốn tu tâm Hỷ, tâm Xả, thì lúc bấy giờ mình có cách thức để mình tu tâm Hỷ, tâm Xả. Nó có bốn pháp mà, nó đâu có bắt buộc mình phải luôn luôn Từ Bi không đâu, con hiểu không? Cho nên nó còn cái Hỷ, cái Xả nữa con.

(0039:53) Tu sinh: Kính bạch Thầy! Trong cái báo vừa rồi cũng có đăng cái câu chuyện nói về tâm Bi. Cô gái đi trên đường sông về thì gần tới trên bờ sông thì ghe bị chìm, có cô gái cũng lớn 17, 18 tuổi biết bơi, bơi ra vớt, vớt được hai người vô thì cũng mệt quá nhưng mà còn người thứ ba thì cũng biết lặn hụp sơ sơ cũng đang cầu cứu thì cô cũng ráng sức cô ra cứu người thứ ba, cứu người thứ ba vô xong thì cô thứ ba vô được thì cô bị dòng nước cuốn trôi mất, chết luôn. Trường hợp này cái Bi này nó còn nằm trong đó nó có một vài cái điều làm khổ mình, khổ người hay sao? Xin Thầy giải thích thêm cho con hiểu rõ.

Trưởng lão: Cái này thật sự ra đứng trên góc độ của đạo Phật, khi mình biết mình đuối sức rồi, mình đuối sức rồi thì thà để một người chết hơn là hai người chết, bởi vì mình biết mình đuối sức rồi. Cứu được hai người thì mình biết cái sức của mình hết sức rồi, mà giờ còn một em nữa mà không nỡ bỏ. Nhưng mà bây giờ đó cái “người mà tu sĩ đạo Phật trí tuệ lắm mấy con, nó không hy sinh nó như vậy đâu. Mà nó lên bờ nó kêu người khác cứu, mà người khác mà cứu không kịp thì cái nhân quả của đứa bé đó rồi, chứ nó không dại gì mà nó để chết hai người, bởi vì nó cứu không được thì nó xả em bé đó”, ( nghe không rõ).

Tu sinh: Cuối cùng cũng đẩy được em bé đó vô mà nhưng mà cô đó lại bị chết.

Trưởng lão: À, bị chết! Nếu mà đẩy em bé được vô mà chết thì một cái điều kiện là cô chỉ là hy sinh thôi, người ta ca ngợi cô thật nhưng mà đối với đạo Phật thì lại không ca ngợi, cô làm khổ cô, coi như cô làm chết cô.

Cổ hy sinh, đối với người khác thì người ta phong Thánh đó, người ta coi cô như là thần tượng của họ rồi, nhưng mà đối với đạo Phật thì không. Không làm khổ người, cứu người nhưng mà lại làm hại mình, cho nên vì vậy mà…​

Thật sự ra thì trong khi đó cô chỉ cần nhanh chân hơn một chút là cô bay lên bờ cô la người ta sẽ tiếp cứu. Nhưng mà Thầy tin rằng chắc chắn là cô đưa được hai em kia lên được rồi thì nếu mà cô trở lại cứu một cái em đó thì ít ra cũng có cái người khác người ta cũng…​ Trái lại không có người thì chắc chắn là trong cái khoảng đó không có ai hết sao mà đến đỗi mà quá tệ như vậy. Nghĩa là dòng sông vắng, hay ao hồ vắng không người mà mấy em này nhào xuống đó mà tắm cho nên nó bị như vậy, chỉ có mình cô, cô đến cô cứu thôi, thành ra cô…​ Nếu mà bỏ em này chết thì cô không nỡ tâm, cô rất đau xót, khi mà nếu cô còn sống, cô không nỡ tâm, cô sẽ đau xót. Cô đau xót thấy cô rất khổ tâm, nhưng mà cô cứu em này thì cô biết rằng chắc cô phải chết, chắc chắn đến đó cô bị đuối sức cô không con lên được nữa. Mà sao Thầy nghĩ rằng cô đã đưa em bé này khỏi chết mà cô lại chết thì Thầy không hiểu.

(00:42:40) Tu sinh: Chuyện báo đăng đó Thầy. Vì vô đó đuối sức rồi, bê cái người đó lên đến đó rồi, mình dưới này nó đuối sức rồi đó. Mình lấy cái chớn mình đẩy vô được gần bờ thì cái người mình hụt cái chân cái thì nó đuối.

Trưởng lão: Hụt chân cái nó đuối, cái sức nó yếu rồi. Thầy có nhớ một lúc mà Thầy xuống cái giếng mà Thầy cứu hai con chó, Thầy kê hai con chó ở trên vai của Thầy, hai con chó con ở trên vai của Thầy, chó con nhưng nó cũng lớn rồi. Cho nên để cho nó khỏi ngột nước thì Thầy mới để trên vai, mà để trên vai hồi mà Thầy lôi nó thì phải dùng hết sức Thầy lôi Thầy để lên được thì nó đuối sức, hết sức leo rồi. Nghĩa là còn dựa lưng như thế này mà nếu một hơi nữa mệt thì chắc mình cũng chết, chó cũng chết. Nhưng mà may mắn là con chó mực nó khôn, nó chạy nó đi kêu, nó thấy Thầy xuống đó. Hồi đầu thì nó chạy nó kêu Thầy cứu hai con chó con, rồi Thầy xuống Thầy cứu hai con chó con, rồi nó thấy Thầy ở dưới không lên thì nó nói chắc Thầy cũng chết ở dưới, nó chạy vô nhà bếp nó kêu mấy người trong nhà bếp, rồi mấy người trong nhà bếp mới chạy ra, chứ cỡ mấy người trong nhà bếp không chạy ra thì chắc Thầy cũng chết luôn với mấy con chó chứ không làm sao…​ Bởi vì cố gắng mà lôi kéo mấy con chó để trên vai của mình đặng cho mình…​ Ý của Thầy là mình đưa trên vai của mình rồi mình mới trườn mình lên, mình nương hai cánh tay để nó nằm trên vai của mình, rồi mình dựa cho nó nằm ở trên cổ mình, mình cứ dựa rồi mình nương cánh tay của mình, mình trèo cái thành giếng mình lên, trườn nó lên, nhưng mà sức nó hết rồi, sức nó hết rồi nó chỉ còn đứng chịu đó thôi, chứ nó trườn lên không nổi nữa.

Thì Thầy nói là đúng là cái cái cô này cô đã đưa cái em bé cuối cùng đó thì cô đã xuống sức rồi, thì cô chỉ còn buông tay chết chìm mà thôi chứ còn không bơi lội (được nữa), bởi vì nó đuối rồi. Thì đó là cái chuyện cũng có thật chứ không phải không, nhưng mà vì cái nhân duyên nó cũng đến rồi, cái duyên nó cũng hết rồi.

Tu sinh: Đại ý con nói là Bi tâm mà khi mình thực hiện thì mình đâu có có trí tuệ để mình lường trước được cái chuyện…​

Trưởng lão: “Bi là phải trí rồi”, con không nghe nói Bi Trí?

7. KHAI GIỚI ĐÚNG CÁCH

(00:44:47) Tu sinh: Thưa Thầy! Cho con hỏi: Mình đương học trong thất, học độc cư, ở độc cư không nói chuyện với ai, nhưng thấy bạn mình cứ đi ăn cắp vặt hoài rồi thì mình làm sao mình khuyên được thưa Thầy?

Trưởng lão: À. Bây giờ con thấy bây giờ đó, con nhớ rằng bây giờ mình độc cư, mà bây giờ con thực hiện ở trong cái độc cư để mà tu để mà đi đến cứu cánh phải không? Thì cái “sự độc cư con hoàn toàn con không nói ai nữa hết, bây giờ tôi chỉ độc cư, độc bộ, độc hành rồi, ai ăn cắp hay làm làm gì đó thì mấy người làm tội mấy người chịu chứ còn nhân quả nào nấy chịu”.

Nhưng mà bây giờ con tu một cái nhân quả, con thấy đó là nhân quả ác, mà mình không khéo mình không giúp cái người này thì họ tạo cái ác sao, thì tội cho họ quá, cho nên trong khi độc cư tôi xin khai giới độc cư ra, phải không? Bởi vì con thấy cái giai đoạn này chưa phải là đến rốt ráo, nó còn cái giai đoạn mà có thể nói là tôi đang tu…​

Ví dụ như bây giờ tôi đang tu Định Vô Lậu mà, tôi thấy cái này để như vậy thì rất tội cho cái người đó quá; cho nên vì vậy mà cái tâm Bi của tôi, tôi không để cho cái người này làm cái tội đó, cho nên tôi đến tôi gặp ngay liền: “Bác hay anh đừng có làm cái điều này nghe, đây là tội”. Cái ông này ông quay lại ông chửi con nước: “Tôi có ăn cắp ăn trộm ai đâu.” Phải không?

Thì con nói: “Thật sự ra thì tôi nói cho Bác hay cho Anh biết là không phải là tôi nói xấu đâu, mà tôi sợ về cái nhân quả, làm như vậy là không tốt, cho nên tôi mới nói là vì tôi phải phá độc cư đó, tôi phải khai giới độc cư ra tôi nói đấy, chứ không khéo tôi không nói mai mốt những cái nhân quả này Bác, Anh chịu chứ không phải tôi chịu đâu, nhưng mà tôi ngồi trong thất tôi thấy như vậy đó, là cái tâm Bi tôi nó…​, nó buộc tôi phải đi làm cái điều này, cho nên tôi sẵn sàng tôi đi làm cái điều này, vì vậy mà Bác hay là Anh nghe lời tôi thì tốt, mà không nghe lời sau này tôi không nói nữa, rồi tôi chồng chất lên nhân quả này là chịu đó.”

Tu sinh: Thì mình phạm cái giới nói chuyện sao Thầy?

(00:46:52) Trưởng lão: Thì khai giới rồi mà con. Tại con khai giới rồi.

Tu sinh: Con thấy mình kẹt vô cái giới quá.

Trưởng lão: Thì con khai giới rồi. Sau khi con trở về thì con đóng giới lại, chứ con đừng có khai luôn thì không được. Đóng giới rồi thì nhất định là không nói, nhưng mà có cái chuyện đó thì con phải khai ra chứ không có gì hết.

Cho nên vì vậy mà trước khi con giữ cái hạnh độc cư, tức là cái giới phòng hộ đó, thì khi đó mình khai ra để không mình phạm giới đó, mình phạm giới rồi mình sẽ coi thường giới, và coi thường giới thì sau này này mình tu sẽ rất khó khăn.

Tu sinh: Dạ thưa Thầy! Mỗi lần khai mình nói như thế nào thưa Thầy?

Trưởng lão: Hiện giờ trường hợp như thế này: “Trường hợp xảy ra như thế này trước mất, tôi xin khai cái giới phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của tôi để tôi giúp đỡ cho người khác bằng cách là tôi khuyên họ, cho con xin khai giới, con xin chư Phật chứng minh cho tôi khai giới độc cư”. Thì con nói vậy thôi là đủ rồi, thì con khai rồi đó, nhưng lát nữa con xong rồi thì con đóng giới lại. Bây giờ công chuyện con đã xong rồi, xin chư Phật chứng minh con xin đóng giới lại, con không phạm giới.

Đó! Thì mình khai giới, khai - giá - trì - phạm liên tục chứ đâu phải…​ Cho nên vì vậy mấy con chạy nói chuyện mà mấy con quên khai. Hoặc mấy con nói chuyện tào lao là mấy con coi chừng đó, tội đó. Bây giờ muốn nói chuyện cái tôi muốn khai giới để nói chuyện cho đã, thì cái điều đó không được; đừng có khai giới kiểu đó thì không ai dám chứng minh hết đâu, con hiểu không?

(00:48:19) Khi nào mà trước cái cảnh mà đau khổ. Ví dụ như bây giờ đó, bây giờ con giữ cái hạnh độc cư của con mà bỗng dưng con một con rắn bắt con nhái, nó kêu cứu cứu, thì con cũng xin khai giới độc cư của con để nó đừng phóng dật đó, bởi vì giới độc cư nó là giới phòng hộ sáu căn: mắt, tai, mũi, miệng. Bây giờ nó kêu, nó la mà tôi nghe như vậy tôi không phóng dật sao được. Mà bây giờ nói: “Không, tôi giữ hạnh độc cư, không phóng dật, cái tai quay vô, con rắn cắn con nhái chết bỏ, mày không nghe nó.” Thì như vậy là con không được.

Bây giờ trước trường hợp mà con nhái sắp sửa chết, nó đau khổ quá nó kêu, tiếng kêu của nó là kêu cứu, ai cứu dùm tôi đó, thì con nghe tiếng kêu con nhái nó kêu thì lúc bấy giờ tôi xin khai giới độc cư ra để tôi cứu giúp con nhái, may ra cái nhân quả nó còn, nó còn sống được và con rắn cũng không làm điều ác.

Đó! Thì như vậy là con khai giới chạy ra, lấy cây quơ ào ào cho con rắn nó chạy. Đó là điều kiện con bị phóng dật rồi, cho nên con cũng khai giới độc cư mà ra. Rồi sau khi vô rồi đó thì khi mà con rắn con cứu con nhái rồi thì con sẽ đóng cái giới độc cư lại, xin đóng giới lại, vá cái giới đó lại.

Đó như vậy là mình mới tu chứ, tu là làm gì? “Tu là hằng ngày đóng mở, đóng mở chớ, chứ không phải là ngồi như gốc cây được đâu”. Thầy nói thực sự nó đúng lúc nào, bởi vì mình tu tất cả các pháp của Phật là 37 phẩm trợ đạo, 37 pháp tu tập để nó trợ cho cái chân lý của chúng ta thanh thản, an lạc và vô sự, là trợ cho cái đạo.

Do đó, cho nên vì vậy mà lúc nào nó có cái trường hợp nào cần khai mình khai. Nhưng mà “tới khi rốt ráo, tới giờ phút rốt ráo thì lúc bấy giờ phải bất động để cho nó đủ cái đạo lực chứ con bị khai như vậy nó không…​”

Mà lúc rốt ráo rồi thì coi như mình thấy đây là mình trả nhân quả, mà lúc mình đã quyết tâm, còn những giờ phút 5, 10 giờ hoặc là 12 tiếng đồng hồ là nhất định chết bỏ chứ không cứu ai nữa hết; bây giờ còn có nước cứu tôi thôi. Một là tôi đang chết đây, tôi sắp chết mà tôi còn cứu ai làm gì nữa, cho nên lúc bấy giờ là lúc quyết định. Cho nên những cái chướng ngại pháp, những ác pháp lúc bấy giờ nó cũng tác động để cho mình phá cái hạnh của mình liền tức khắc; nó làm cho mình không có đi sâu vào được. Thì lúc bấy giờ là lúc chết rồi, coi như mình sắp chết thì đừng có phá cái hạnh độc cư, phá hạnh độc cư mấy con không tới đâu.

(00:50:38) Thầy dặn kỹ, lúc mà các con tu mà nó…​, những cái giờ phút mà sắp chứng đạo thì ma vương nó hiện ra, ác pháp nó đến nhiều lắm, đến cả thọ, tất cả mọi ác pháp đều đến, trong lúc đó là lúc tận cùng là giữ độc cư trọn vẹn. Cho nên tới chừng đó Thầy đã nói: “Bây giờ trọn vẹn, mở mặt trận giải phóng chứ còn chạy bậy là không được.” Lúc bấy giờ mấy con đừng có chạy ra cứu ai, cứu khổ gì hết, cũng đừng Từ, Bi, Hỷ, Xả gì ai hết thì nó mới được. Trừ ra khi nào mà con tu cái tâm Từ hay hoăc là tâm Bi, nó đi đến rốt ráo là tự nó an trú rất là dễ dàng. Cho nên những cái pháp này nó dễ. Còn cái pháp mà tu Tứ Niệm Xứ đó, tới giai đoạn cuối cùng là nó rất khổ mấy con, nó rất khổ. Động một chút là làm cho mấy con mất cái thanh thản, an lạc, vô sự của mấy con rồi, mấy con không tới đó.

Còn cái tâm Từ của mấy con nó thực hiện càng Từ bao nhiêu thì nó sẽ tới chỗ bất động toàn bộ của nó. Rồi cuối cùng mấy con thực hiện qua cái pháp Thân Hành Niệm thì mấy con đạt được cái sự giải thoát hoàn toàn.

Đó là về cái phần đạo lực của nó là mình phải thực hiện pháp Thân Hành Niệm, nó độc nhất là nó đi đến chỗ bất động tâm của nó; nó hoàn toàn nó ở trong cái trạng thái ly dục, ly ác pháp hoàn toàn của nó thôi. Nhưng mà nó chưa đủ đạo lực bởi vì nó đi từ cái tâm Từ, cho nên cái pháp tác ý nó ít lắm. Còn chúng ta tu trên Tứ Niệm Xứ là thường xuyên các pháp tác ý, vì những cái niệm, những tâm niệm chúng ta tác ý nhiều, hoặc là cái pháp Thân Hành Niệm là tác ý nhiều, cho nên nó trở thành cái đạo lực Tứ Thần Túc mấy con.

Cái lực mà truyền lệnh thì nó phải tu từ cái pháp Như Lý Tác Ý. Nhưng mà khi tâm chúng ta chưa ly được dục và ác pháp mà chúng ta dùng cái lực Như Lý Tác Ý nhiều thì chúng ta bị lực tưởng; cho nên nó bị điều khiển bằng tưởng mất đi. Còn ly dục ly ác pháp xong thì cái pháp tác ý nó trở thành cái lực nội tâm của chúng ta rất lớn, rất mạnh.

Đó! Thì hôm nay, Thầy dạy mấy con hết rồi, đủ thứ hết rồi, đâu còn cái nào nữa, đâu còn trật nữa, còn trật là tại vì mấy con ham thích sai thì mấy con trật thôi. Còn hỏi gì nữa không con?

8. KHAI GIỚI ĐỂ KHÔNG LỜN GIỚI

(00:52:42) Tu sinh: Con hỏi về chỗ Giới Luật. Khi mình giữ giới cũng là mình, mà mình phá giới cũng là mình. Thì như vậy bây giờ mình cần tỉnh thức mình biết được những cái đó. Ví dụ như Trưởng lão nói “mình cứu một con nhái bị một con rắn cắn; bây giờ mình chỉ cần tỉnh thức trên những cái hành động này thôi, nhưng tại sao mình cần phải khai giới ra? Thì mình chỉ cần tỉnh thức để mình biết thôi. …​ Giữ giới cũng là mình mà không giữ giới cũng là mình thì tại sao mình phải khai giới?

Trưởng lão: Con nói như vậy là “con hiểu sai”, bởi vì “cái sức tỉnh thức của con nó chưa trọn vẹn nếu mà con tu tâm Từ; con tu tâm Từ thì con đâu có tu độc cư”, phải không? Thì cần gì mà con phải khai - phải đóng.
Còn cái này là mình tu Tứ Niệm Xứ, phải không? Thì “*mình phải giữ giới luật chứ; tức là mình giữ độc cư trọn vẹn*, cho nên mình phải khai này kia”. Bởi vì “trước cái cảnh khổ tôi nghe; tôi không phải là tôi tâm Từ, tâm Bi nhưng mà trước sự sống chết của loài vật khác thì tôi không nỡ tâm, cho nên vì vậy tôi phải khai cái giới đó ra”, con hiểu chỗ đó chưa? Chứ mà nếu mà con tu tâm Từ thì đâu có độc cư đâu!

Tu sinh: Có một người nào đó họ đang giữ giới luật. Giờ mình muốn đi qua chỗ đó thì mình phải xin họ, xin mở cửa để mình qua, nhưng mà đằng này cái giới luật, tức là mình đang giữ, còn bây giờ mình vi phạm cũng là mình, cho nên mình chỉ còn tỉnh thức mình biết được mình đi ra mình cứu con nhái đó thôi chứ cần gì mình phải khai giới đó ra?

Trưởng lão: Nhưng mà con tu cái pháp nào?

Tu sinh: Con tu Tứ Niệm Xứ đó.

Trưởng lão: Con tu Tứ Niệm Xứ thì con phải giữ độc cư rồi. Mà giữ độc cư thì nó lại thì nó là cái giới của con rồi. Mà con không khai ra thì con sẽ phạm, cho nên giữ cũng con, không giữ cũng con, nhưng mà con sẽ bị lờn, con không khai con sẽ bị lờn Giới. Mình làm kỳ này được rồi thì kỳ sau nó cũng không cần nhắc nhở cho mình lờn, mình lờn cái mình quen, cái giới luật nó bị bể vỡ hết.

Cho nên vì sao đức Phật phải dạy cho mình: Khai, Giá, Trì, Phạm. Nếu mình còn Khai ra để cho mình còn giữ giới. Tại sao đức Phật lại dạy cho mình phải phát lồ sám hối? Nếu mà mình cũng giới của mình giữ, mà giới của mình thì mình xả, phải không? Cho nên giữ cũng mình, không giữ cũng mình. Do đó con nói vậy thì làm sao nó có những cái pháp Phát lồ. Phát lồ để cho mình, mình thấy xấu hổ mình phạm giới, để cho mình thấy cái điều đó nó không lờn Giới. Còn nói như con thì nó sẽ bị lờn Giới mất đi. “Tôi chỉ cần biết nhưng mà cái biết của con chưa phải là trong cái biết của một bậc Thánh vô lậu; cho nên vì cái biết của con nó nằm ở trong cái dục. Cho nên vì vậy mà con phạm giới, phạm riết rồi bắt đầu coi giới nó thường rồi, nó không còn gì hết, nó quen rồi. Thành ra con cũng giữ con cũng không phạm, con cũng giữ con phạm, mà bây giờ nó quen rồi, thì coi như Giới nó quá rẻ, thành ra con sai hết”.

9. VỪA LÀM VIỆC VỪA GIỮ TÂM THANH THẢN

(00:55:36) Tu sinh: Bạch Thầy! Cho con hỏi: Trong lúc con quét sân, quét nhà hay là lúc con ngủ mà con chưa ngủ được mà con dẫn tâm thanh thản, an lạc, vô sự có được không ạ?

Trưởng lão: À, con đang quét sân, quét nhà đó con?

Tu sinh: Vâng! Con vừa quét con vừa tu.

Trưởng lão: Con vừa giữ tâm thanh thản. Được! Đâu có sao! Cũng như con vừa đi mà con vừa tu cái tâm thanh thản; con vừa làm một cái công việc mà con vẫn tác ý để vẫn giữ tâm thanh thản, an lạc. Được! Đó là con tu Tứ Niệm Xứ ở trên tất cả các hành động. Cũng như bây giờ, con đi mà vì buồn ngủ cho nên con đi mà con vẫn giữ tâm thanh thản chứ không phải là con tỉnh thức ở trên cái bước đi của con. Thì được chứ không có sao con. Tu vậy đúng con.

Tu sinh: Bạch Thầy! Trong lúc con chưa ngủ được, con cũng cứ nằm con niệm tâm thanh thản?

(00:56:21) Trưởng lão: Con hỏi Thầy gì? Nghĩa là trong khi đó con chưa ngủ mà con nằm con giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự cho đến khi ngủ thôi. Được! Đâu có sao! Đó là con tu Tứ Niệm Xứ con giữ gìn từng phút giây. Nghĩa là trong Tứ Niệm Xứ đức Phật nói “tích tập. Tích tập từng chút thanh thản của mình để mình góp thành một cái thanh thản cho nó dài ra thì điều tốt”.

Thay vì bây giờ nằm ngủ thì con chưa có ngủ mà nó cứ nằm nó tỉnh như vậy, thì tốt hơn là con nhắc tâm phải thanh thản, an lạc, vô sự, thì chừng nào nó ngủ thôi, thì tức là con tích tập nó, tích tập Tứ Niệm Xứ, không có sai đâu con.

Tu sinh: Bạch Thầy! Con xin hỏi nữa là: Cái hôm mà ông ở bên Thiên Chúa đó, ông ấy về, thì ông có để hai cái phích ở trong thất, thế là con có nói với cô Út là trong đó có 2 cái phích, để thừa thì cho con mượn một cái, thế là cô ấy bảo là: “Bác cứ lấy cả ra cho tôi, thì tôi cho mượn một cái”. Thế thì người ta khóa cửa thì không vào được, thì hôm ấy thì con mới mở cửa sổ ra con vào con lấy xong rồi cài vào, thì hôm ấy có cả chú Hai cũng đứng ở đấy, thế thì con bảo: “Chú cầm hộ tôi cái phích ra đi”. Sau đó thì con đem hai cái phích sang cho cô Út, thì cô cho mượn một cái, còn thì là con không hề con đụng thêm cái gì ạ.

Trưởng lão: À, như vậy là cái hành động của con đi nhìn ngó như vậy cũng là cái tham rồi, từ đây về sau con đừng nhìn ngó thất người ta con. Con không có thì con cứ vô con xin cô Út; còn thất họ đóng cửa rồi thì không nên.

Tu sinh: Cô Út cô bảo, không là con không dám.

Trưởng lão: Con hỏi như vậy là cô Út bảo như vậy thì Thầy thấy con đừng nên nhìn ngó thất người ta.

Tu sinh: Vâng!

Trưởng lão: Khi người ta đi rồi thì của người ta cứ để nguyên. Còn đằng này con cũng có báo cô Út là đỡ chút đó, chứ con cũng nhìn ngó thất người ta thấy nó dư, con có ý con muốn lấy một cái nào đó cho nên con mới vô con con nói với Út, đó là cái đỡ cho con, chứ con mà tự lấy thì con còn tội nặng nữa. Cho nên vì vậy mà theo Thầy thấy khi mà thất người ta đi rồi, người ta đóng cửa rồi đừng có lại.

(00:58:30) Tu sinh: Còn cái thứ hai nữa là những cái gì mà của người ta ở thất bên cạnh thì con cũng định lấy nhưng mà nhưng mà con thấy không có lợi thì con cũng không lấy nữa. Ví dụ cái giấy vệ sinh chẳng hạn, con không có thì con xin cô Út, không có thì con lại trả lại, con không lấy nữa.

Trưởng lão: Đừng có lấy con, từ cái giấy từ cái này kia. Bởi vì Thầy nói cây kim sợi chỉ nhất định không lấy của ai hết, không có lượm, không có lấy của ai hết, phải giữ cho trọn.

Tu sinh: Cái chậu giặt thì người ta không ở đấy thì con đổi lấy cái chậu nhỏ, con giặt màn, con giặt màn thì con lấy cái chậu to thôi.

Trưởng lão: Mà thôi con cũng đừng nữa. Theo Thầy thấy con cũng đừng nữa, bởi vì nó cái tâm tham chậu lớn, chậu nhỏ. Con cứ muốn cái chậu cái chậu lớn thì con sẽ đem vô con đổi lại cô Út đi. “À, bây giờ Út đổi cho con đi, con lấy cái chậu nhỏ”. Chứ con đừng lại thất của người ta, mai mốt người ta đến người ta ở người ta thất sao thất của mình thay đổi kì vậy, người ta nói rằng: “Chắc mấy ông ở trong này, không biết ông nào lại lấy rồi đây”. Người ta nghi, làm cho cho người ta mang cái tội nghi nữa đó con. Của ai để yên đấy, trừ ra cái người đó họ đi họ đem theo họ gửi cho cô Út, thì cô Út cất cho họ thôi, còn không của họ cứ để trong thất họ, để trong buồng tắm họ đi. Đừng có lại lục lạo trong buồng tắm họ coi có cái ca cái gì đó lấy thì không có được con, cái đó là cái tâm ngoài đời, còn tâm trong đạo của chúng ta nhất định là cây kim sợi chỉ không lấy của ai hết, không có dòm ngó của ai hết, con cố gắng giữ như vậy thì tốt lắm con.

Theo Thầy thấy “mình tu tập rồi, chẳng cần gì hết, chỉ ba y một bát thôi, những cái gì có gì thì chúng ta dùng cái nấy. Đừng có nghĩ cái này nó phải tiện nghi thế này thế khác. Cho nên xả được cái tâm đó thì tốt lắm”. Phải không? Con nhớ cố gắng!

10. NÊN TU TẬP THEO ĐẶC TƯỚNG

(01:00:12) Còn con hỏi Thầy: “Tu Từ tâm và Tứ Niệm Xứ, cái nào nhanh hơn? Thầy trả lời cho con hiểu”.

Sự thật ra về Tứ Niệm Xứ cũng như là Tâm Từ, cái nào nó hợp với đặc tướng của mình thì mình tu nó nhanh, còn mình không hợp đặc tướng thì mình tu nó lâu.

Ví dụ như bây giờ về tâm Từ mà con thì về tâm Từ, “con tu tập mà tỉnh thức hằng ngày, tập luyện từng chút từng chút vậy; con tập coi như nó không hợp với mình, làm cái chuyện này mất công quá trời, lúc nào cũng phải cẩn thận, dè dặt, đi nó cũng phải nhìn ngó, rồi ăn uống nhai nuốt gì; nó không được tự do gì, bắt buộc mình cũng phải chậm chạp hết như thế này, nghe nó nhọc nhằn quá. Mình không thích cái này mà bắt con tu cái này nó lâu lắm”.

Còn “tu Tứ Niệm Xứ thì mình cứ quan sát bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp của mình thôi, có thằng nào lọt trong đó là đánh đập cho nó chạy ra thôi, còn không có thì mình thả cửa mà chơi”. Do đó thì mình thích thích cái chuyện này, do đó con thích cái Tứ Niệm Xứ thì con tu Tứ Niệm Xứ, mà con thích tâm Từ thì con tu tâm Từ.

Khi nào mà muốn “tu tâm Từ thì nói Thầy, Thầy dạy Tỳ Ni Nhật Dụng cho, để cho biết cách khi hành động ăn, uống, ngủ, nghỉ, rửa mặt, súc miệng, làm mọi cái động tác hằng ngày, đi đâu mình cũng phải giữ gìn cái tỉnh thức của mình trên mọi cái hành động của mình”. Đó là mình thực hiện cái tâm Từ.

Như vậy mình thích cái điều đó thì Thầy chỉ dạy điều đó, mà mình thích tu Tứ Niệm Xứ thì Thầy dạy tu Tứ Niệm Xứ.

Mà coi như là theo Thầy thấy thì đầu tiên để học cho hết cái lớp này thì mới xác định cái đặc tướng của mình ở trong cái pháp nào. Chứ bây giờ mà vội ôm ngay cái tâm Từ cũng chưa được, bởi vì học chưa rồi. Con hiểu không?

Tứ Niệm Xứ thì nó là cái phương pháp cho mọi người tu tập được hết nhưng mà có cái điều kiện là nó hợp thì mình tu nhanh, nó không hợp thì mình tu nó lâu, nó lâu hơn chứ không có gì hết.

(01:02:06) Thì hôm nay về hỏi câu hỏi tu tâm Từ với Tứ Niệm Xứ cái nào nhanh hơn thì Thầy đã nói rồi. Tùy theo đặc tướng, tức là cái thích của mình với cái pháp đó thì mình tu nhanh, mà không thích thì mình tu nó lâu. Đó, vậy thôi. Đó, mấy con rõ chưa?

Có ai hỏi gì nữa không?

Tu sinh: Bạch Thầy! Con xin hỏi về đặc tướng, đặc tính, chuyển đổi, đường đi của nhân quả? ( nghe không rõ )

Trưởng lão: Đúng là cái vấn đề đó nó không phải như cái nhân quả nữa con. Mà ở đây nó thuộc về cái tâm Từ. Nhưng mà bây giờ con dựa vào cái chỗ đặc tướng, đặc tính. Con nói ra thì nó có cái đặc tướng, đặc tính ở trong đó, nhưng mà nó không phải đi vào chi tiết, cũng như ở trong những cái bài nhân quả. Nhân quả thì nó phải đặc tướng, đặc tính để cho biết cái tính của nó là ngọt, bùi, cay, đắng đồ đó, để cho mình phân biệt được cái ác cái thiện thôi. Còn ở đây thì nó không cần. Nó không cần nhưng mà điều kiện là mình viết cái bài của mình là nó cũng có tướng tính ở trong đó hết rồi, nhưng mình không cần nhắc cho nó cụ thể rõ ràng ra. Chỉ gợi cái đức mà thương mình, cái đức Từ tâm thương mình đó. Thì thương mình như thế nào? Giữ gìn mình như thế nào? Cẩn thận đối với mình như thế nào để cho cái tâm mình đừng có tham, sân, si, đừng có giận hờn, thì đó là đức thương mình. Phải không?

Thì như vậy là ở trong đó, trong cái bài thì mình biết có đặc tướng, đặc tính rồi nhưng mình không cần phải nói ra. Còn nếu mà nói về nhân quả thì mình nói, còn chỗ này thì không cần nói, nhưng mà nó có rồi con, nó ngầm nó có hết. Cái tướng, cái tính của nó thiện, ác ở trong này nó có. Bởi vì nó thuộc về nhân quả, dù là mình nói một cái pháp nào, tâm Từ của mình hay hoặc là tâm Bi của mình đều là nó cũng ở trên nhân quả hết, bởi vì cái quy luật của nhân quả mà. Cái hành động của mình ở trên cái lòng từ đó nó thuộc về cái nhân thiện hay nhân ác của nó thôi, mà mình thực hiện được cái lòng Từ mà thương mình đó là cái nhân thiện mà, cho nên cái quả thiện của nó, quả phước của nó. Đó là nó có đặc tướng, đặc tính ở trong đó hết rồi, bởi vì nó đi trên nhân quả thì nó có đặc tướng, tính nó; rồi duyên hợp, duyên tan nữa kìa.

(01:04:25) Cho nên nếu mà nó không có duyên làm sao mình gặp cái người đó bị tai nạn giao thông, mình gặp cái người đó chết đuối; nó có cái duyên. Cho nên nó có cái duyên, mà hết duyên nó đi đến cái duyên tan. Cũng như cô bé mà cứu mấy đứa cháu bé khác, cái cháu bé đó mà nhảy xuống cứu mấy cháu bé khác mà đến đỗi mà cô bị chết, thì đó là cái duyên tan của cô đến đó, cái nhân quả nó đến cái độ đó. Trước cái lòng thương yêu của cô đối với một đứa bé bị chết đuối mà cô biết cái sức của cô không còn sức nữa, nhưng mà không nỡ tâm bỏ, cho nên cô lội ra cô vớt đứa bé, đưa được vào bờ thì cô đã đuối sức rồi, cô không còn bám được lên bờ nữa thì cô chịu chết.

Trong khi đó nếu mà cái duyên mà nó chưa tan thì nó có cái người khác lôi cô lên, còn cái này duyên nó tan rồi, cho nên không có ai nên cô lại chết. “Đó là cái duyên hợp duyên tan, cái nhân quả của nó. Cho nên vì vậy mình thấy mình không có đau xót ở trên này”, con.

À, chữ Từ, định nghĩa chữ Từ. Từ như hồi nãy có một cái người mà đã nói cái nghĩa đó. Từ tâm là thương yêu, mà Bi tâm là thương xót. Phải không? Hai cái chữ đó, chữ việt mình rõ ràng mà - Từ là thương yêu, còn Bi thương xót.

(01:05:37)Thương yêu tức là không làm cho mất cho sự hạnh phúc của mình, của mọi người, không làm cho họ mất cái sự bình an, đó là thương yêu”. Không khéo mình hiểu thương yêu như trai gái thì nó trật, bởi vì có chữ yêu trong đó mình hiểu nó trật, cho nên chữ thương chữ yêu nó đi kề nhau đó, thì tức là “mình không làm cho mất cái sự hạnh phúc, mất cái sự bình an của một cái loài vật khác, đó là cái tâm Từ. Không làm mất cái sự yên ổn, cái sự bình yên của một cái sự sống ở trên cái hành tinh này, đó là tâm Từ”.

Còn cái tâm Bi là thương xót ấy, có nghĩa “làm cho mọi cái sự đang đau khổ đó hết đau khổ, định nghĩa nó, định nghĩa cái tâm Bi. Làm cho mọi sự đang đau khổ hết đau khổ”. Còn “tâm Từ là ngăn ngừa không làm cho mọi loài, mọi sự sống có xảy ra đau khổ”, nghĩa là không làm cho sự đau khổ mới gọi là tâm Từ.

Chứ không phải mình nói thương yêu rồi mình hiểu cái nghĩa hẹp hòi đó rồi mình ngồi nhớ cứ thương thương yêu yêu đó thì không được, (nó phải là hành động), cái hành động làm cái điều đó, tỉnh thức ngăn cái hành động đó. Cho nên hồi nãy Thầy đem cái câu Tỳ Ni Nhật Dụng ra để mà Thầy nói đó. “Lấy nước rửa tay cầu cho chúng sanh”, tức là mình cầu cho tất cả các loài vật đều được bình an đó, thì mình lấy nước rửa tay là phải cẩn thận coi có con kiến, con trùng hay có gì đó thì đừng có vò nó, đừng có rửa, hoặc là dạo nước để cho nó bị chết trong nước đó. Cho nên đó là cách thức. Rồi trên mặt của mình coi có con kiến gì không, khoát nước rửa mặt rồi chà nát con kiến nó chết đó, thì đó là cái hành động mà dạy chúng ta tu cái tâm Từ.

Thì cái định nghĩa của nó là chúng ta không làm cho sự đau khổ, “Từ tâm là không làm cho sự đau khổ, không làm mất sự yên ổn, đau khổ cho một cái loài vật khác. Còn Bi tâm thì tức là cứu khổ, tức là làm cho mọi vật đang đau khổ được hết khổ là Bi tâm”. Đó, định nghĩa vậy là đúng rồi.

(01:07:44) Tu sinh: Dạ, bạch Thầy! Vậy sao trong kinh Phật có câu: “Phật ái chúng sanh như mẫu ái tử”, là dùng chữ ái đó Thầy?

Trưởng lão: Chứ ái là còn yêu thương đó là còn yêu thương đó, đạo Phật thì Từ Bi thôi chứ không có ái. Bởi vì người mà dùng cái đó nó sai, không có đúng ý nghĩa. “Chữ ái nó còn dục, ái tử thì coi là còn dục tử, thì chữ dục nó còn sai, nó không đúng”.

Tu sinh: Cái câu mà: “Phật ái chúng sanh như mẫu ái tử” là sai?

Trưởng lão: Là của người khác đặt, con, chứ không phải Phật, Phật thì có Từ Bi thôi, cho nên không có ái, có ái khổ lắm đó, bởi vì ái nó có dục. Cho nên con nghe Nguyên Thanh nó so sánh Từ Bi với Bác Ái đó, Từ Bi nó khác mà Bác Ái nó khác, bác ái nó còn chữ ái, nó còn dục.

Đó! Vì vậy mình nghe cái chỗ mà người ta dùng cái chữ đó mà đối với đạo Phật thì cái này mình biết người ta dùng sai, nó không đúng, không phải đạo Phật dùng đâu. Các tổ mình dùng mà tại vì không hiểu, ảnh hưởng của cái ngôn từ, mình dùng áp dụng cho Phật pháp dịch sai đó con, dịch sai cái ý, cho nên nó không đúng nghĩa. Phật thì sợ quá, sợ ái, mà bây giờ còn ái ở trong nữa thì thôi chết rồi.

Tu sinh: Bạch Thầy! Cái bài đó mình làm là mỗi một đề mục vậy là một bài hả Thầy?

Trưởng lão: Một bài, con. Một cái đề mục là một bài.

Tu sinh: Như vậy về cái tâm Từ mình phải viết theo năm cái nhóm như vậy chứ không phải viết chung.

(01:09:11) Trưởng lão: Năm cái nhóm chứ không phải viết chung.

Mà mình muốn viết chung thì cái bài thứ nhất, bài thứ hai tới bài thứ sáu chung. Mỗi bài đều có cái đề mục của nó. Đề mục đối với mình, tâm Từ đối với mình, tâm Từ đối với người, thì nó là cái đề mục riêng hết. Mình đối với mình như thế nào, mình đối với người thế nào, không có lộn xộn vô được. Cho nên thành ra nhiều lắm con, nó không có ít.

Tu sinh: Tới 5 mục. Trưởng lão cho con xin tờ giấy đó, tại vì nó chưa có ghi. Cái tờ giấy của con ấy.

Trưởng lão: Tờ giấy của con này con. Ghi cái đề mục đó.

Tu sinh: Phải ghi động vật đi trước, thảo mộc đi sau.

Trưởng lão: Đúng rồi, động vật nó phải trước.

Con lấy đi con.

Đó! Rồi bây giờ mấy con hỏi gì nữa không? Thôi nghỉ. Thôi, hết rồi phải không?

Tu sinh: Dạ, hết rồi.

Trưởng lão: Hết rồi, nghỉ.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy