CK 071B (NAM) - ĐUỔI BỆNH - VẤN ĐẠO TƯỞNG - QUÁN THÂN BẤT TỊNH - GIÚP NGƯỜI TRỊ BỆNH ĐÚNG PHÁP
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 25/01/2006
Thời lượng: [01:04:12]
(00:00) Trưởng Lão: Bây giờ để trả lời chung cho câu: “Trị bệnh để mà thọ lấy bệnh”, câu này để hiểu được nhân quả, để thấy được nhân quả của người ta đang bệnh mà trị bệnh.
Thường thường Thầy thấy thầy Chơn Thành khi mới vào tu, thầy ấy cũng có nghề thầy thuốc nên ngứa tay, ngứa chân thấy ai bệnh cũng muốn trị. Trị bệnh không lấy tiền, trị bệnh làm phước vì thấy người ta khổ; do đó Thầy nói với thầy Chơn Thành: “ Nhân quả của người ta mà mình gánh thì mình phải chịu”.
Thật sự khi thầy Chơn Thành mở lớp để trị bệnh bằng nhân điện, khí công. Một số người cũng khoái, tập trung cũng đông trong cái trai đường - hồi trước Thầy cất, cái nền giờ còn, chỗ ông Phật đang ngồi - thọ trai, đó là cái trai đường hồi xưa ở chỗ đó. Thầy Chơn Thành lấy trai đường làm chỗ để trị bệnh, dạy người ta cách thức dùng nhân điện trị bệnh.
Thầy thấy điều đó, Thầy nói khéo: “Bệnh người ta là nhân quả mà mình trị coi chừng nó về mình”. Thầy Chơn Thành hiểu câu nói như vậy.
Sự thật bệnh là nhân quả thật, nhân quả ai có làm điều gì đó, điều ác đó mới có cái nghiệp đau khổ cái thân. Khi mình mang cái thân này là nó có nhân quả của nó rồi, đã có cái nhân quả do người đó tạo rồi mà bây giờ mình trị thì coi chừng mình gánh nhân quả. Mà quả thật thầy Chơn Thành bị gánh nhân quả, thầy Phước Thiện làm cho một trận, đó là chưa nói tới bệnh, chỉ nói thế thôi!
Do vậy chúng ta biết rằng nhân quả của mọi người, nó có cái duyên của nhân quả. Ông thầy trị bệnh, có cái duyên của nhân quả thì có ông trị hết, có ông trị không hết. Các con nhớ là có nhân duyên với nhau chứ còn không có nhân duyên với nhau thì không trị hết bệnh.
Bây giờ một ông bác sĩ đó, ông ở nơi này, ông đi học làm bác sĩ về đây mở phòng mạch là vì một số người ở đây có duyên với ông bác sĩ đó, duyên nhân quả, cho nên những người đó đến thì ông bác sĩ trị hết; còn người nào không có duyên nhân quả với ông này làm gì làm cũng không hết, phải đi người khác.
(02:15) Đó là duyên nhân quả, nói là gánh lấy chứ sự thật ra có cái duyên nhân quả gặp nhau trong một cái giai đoạn, trong một cái thời điểm để rồi mình có duyên với ông đó, phải đến với ông đó.
Cũng như bây giờ ở đây thầy Chơn Thành bệnh như vậy, Thầy bảo ôm pháp trị nhưng mà trị không hết thì cứ đi bác sĩ, tức là có ông bác sĩ nào đó chờ đợi thầy Chơn Thành có duyên; nên thầy Chơn Thành ôm pháp trị không hết; nhất là cái tâm bị dao động, bị yếu thì chắc chắn thầy Chơn Thành không hết; còn cái tâm không dao động, tin tưởng ở pháp thì nó sẽ hết.
Nên thường thường Thầy khích lệ thầy Chơn Thành mạnh lắm: “Ngồi dậy, không được nằm, nổ lực ôm pháp mà tu xem như là ôm phao vượt biển sóng gió ba đào". Nhưng mà sóng gió, phải biết là đâu phải lúc nào cũng sóng gió hết đâu, cho một ngày, hai ngày, một đêm, hai đêm thì cũng phải lặng chứ; thì cơn đau của mình là sóng gió, mình ôm pháp cũng như ôm phao mà mình cứ bỏ phao hoài thì làm sao mà không bị sóng gió giật xuống đáy biển, làm sao bảo bệnh hết.
Cho nên khi mà bị bệnh đau, các con trị bệnh của các con Thầy thấy thật sự ra sóng gió giật các con chết cũng phải! Tại sao vậy? Ví dụ như Phước Tồn, con trị bệnh của con, con trị một chút rồi lại đi ngủ. Trời đất ơi! Sóng gió nó còn, có hết bệnh đâu mà đi ngủ.
Còn thầy Chơn Thành, bệnh của thầy như vậy thì lẽ ra thầy ôm pháp siết hoài, siết hoài chừng nào sóng yên biển lặng, tức là nó hết bệnh hẳn thì mới thôi; còn đằng này nó còn “quáo, quáo” vậy mà xả ra nghỉ, sung sướng gì mà nghỉ.
Khi trị bệnh nhất định một là mình chết hai là mình phải đẩy lui cho hết chứ không được nghỉ. Đó là phương pháp trị, mà phải gan dạ, đừng có sợ, đừng có ham ăn, ham ngủ nữa bởi vì mình đang đau mà ăn để làm gì đây? Chết bỏ, không ăn nữa, không ngủ nữa! Đánh lui nó, dẹp sạch, chừng nó hết bệnh thì mới thôi.
(04:20) Bởi vậy Thầy nói như sư Phước Tồn nếu mà Thầy bệnh như con là Thầy đẩy nó bay mất lâu rồi. Bởi vì con cứ tu một hơi trị bệnh rồi nghỉ, lát khuya thức dậy trị nữa, cứ trị kiểu đó! Sóng gió còn nổi ầm ầm mà bây giờ: “Thôi! Bỏ phao đi nằm” sóng giật xuống biển chứ ở đó! Làm sao nó hết!
Cho nên Thầy nhắc như vậy để biết về cái nhân quả, thật ra nó có nhân duyên với nhân quả, ông thầy đó, người ta nói “Phước chủ, may thầy". Mình được ông thầy đó trị hết bệnh là “cái may” của ông thầy mà là “cái phước” của người bệnh, nó gặp nhân quả với nhau rồi mới trị được.
Cũng như bây giờ các con nói “nhân điện”, nó không phải hay hết với mọi người đâu, có người trị được, có người trị không được đó cũng là “phước chủ, may thầy". Cho nên tất cả đều theo quy luật nhân quả hết, nó không có ngoài quy luật này đâu;
Với người này tôi hướng dẫn họ trị bệnh hết; Còn đây Phật pháp các con có niềm tin không? Phật dạy, Phật làm chủ sự sống chết của Đức Phật như vậy, như vậy, bây giờ chúng ta đủ tin thì tự lòng tin của chúng ta, vì trong Ngũ Lực thì “Tín lực” là hàng đầu cho nên các tôn giáo lợi dụng lòng tin đưa cái sai mà bắt buộc người ta phải tin cho nên người ta hy sinh.
(05:55) Còn Phật giáo, chúng ta hy sinh, hy sinh để mà cứu mình, mình tin để mà hết đau, có phải không? Còn cái kia hy sinh để vào chỗ chết, phải không? Rồi có cái cõi Cực Lạc, Thiên Đàng để về không? Chắc chắn là không có.
Còn ở đây mình tin để cho mình thoát khổ, mình tin để mình làm cho hết khổ, có phải mình tin đúng không? Nó đâu có đi tìm cảnh giới mơ hồ nào đâu. Cho nên đạo Phật hay là ở chỗ này, dạy chúng ta sống đời sống đức hạnh, sống giới luật.
Đời sống giới luật, nó là thiện pháp nó chuyển sạch ác pháp làm cho ta hết nghiệp. Đạo Phật thực tế không có mơ hồ chút nào; còn cái duyên nhân quả thì các con cứ nghĩ đi: “Bây giờ, vì tôi có phước báu, tôi có tiền; cho nên ông bác sĩ đó có duyên với tôi, tôi đưa tiền ông lo cho tôi hết sức; còn tôi hết tiền ông lo sơ sơ, ông bỏ không cứu”. Đó là cái phước hủ lậu.
(06:53) Ở đời có thiện, có ác mà có thiện, làm cái thiện, cái phước, đó không phải là thiện vô lậu mà là thiện hữu lậu. Thiện hữu lậu là còn khổ đau nhưng mà là thiện nên nhờ cái thiện đó mà trong đời sống của tôi có những lúc xảy đến nhân quả tôi nhờ cái thiện pháp tôi chuyển cái ác pháp này, chuyển bằng cách hữu lậu chứ không phải vô lậu.
Còn Phật pháp là vô lậu hoàn toàn. Các con thấy cái tâm thanh thản an lạc vô sự là vô lậu hoàn toàn, nếu mà còn lậu trong đó thì làm sao gọi là thanh thản an lạc vô sự được. Cho nên con đường tu hành của chúng ta rất là …(07:31) không nghe rõ
(07:32) Cho nên hôm nay thầy Chơn Thành thuật lại để cho chúng ta rút tỉa ra cái kinh nghiệm mà chiến đấu; cũng là nhờ tín lực của thầy trên phương pháp để mà kéo dài. Nhân cái duyên đó hôm nay Thầy nhắc thầy Chơn Thành đến đây thuật lại câu chuyện bệnh đau để trị bệnh đồng thời cũng là lời khuyên của Thầy để cho quý thầy biết: “Khi cơ thể của quý thầy đau bệnh thì quý thầy đừng nghĩ là mình tu giống như mọi lần, như khi thân mình mạnh khoẻ; trong lúc có bệnh coi như là có giặc, giặc sanh tử đến; trong lúc có bệnh là sóng gió rồi mà nếu không ôm phao chặt thì sóng gió sẽ dập dồn, chúng ta đau khổ không bao giờ hết. Cho nên quyết định là ôm phao vượt biển, lúc bây giờ một là chết hai là sống không sợ hãi, giữ thân thẳng hẳn hòi đàng hoàng nương vào hơi thở”.
Thầy dạy các con nhiếp tâm trong hơi thở, hơi thở mình mà bị rối loạn không thể nhiếp được thì cánh tay của mình đưa ra, đưa vô thay thế cho hơi thở; Thì câu tác ý: ‘An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra" đó là phương pháp trị bệnh tuyệt vời của đạo Phật.
Các con nhớ kỹ: “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô" tay này xong rồi tay kia cứ như vậy các con cứ ôm hoài sáng đêm. Tay này mỏi đổi qua tay kia cứ làm hoài sáng đêm chừng nào bệnh hết thì thôi mà bệnh còn cứ làm hoài bệnh nó phải ớn, không có bệnh nào mà nó không ớn cái tay với cái hơi thở của mình hết, thầy nói thật!
Đức Phật nói Chánh Niệm là cái niệm gì? Là hơi thở của chúng ta chứ gì! Là cái niệm thân hành của chúng ta chứ gì! Mình đi, đứng, ngồi là hành động của mình đó là cái Chánh Niệm của nó chứ gì! Mình nương vào Chánh Niệm thì mình đẩy bao nhiêu chướng ngại pháp cũng đi. Còn này bị bệnh đau mà còn tiếc muốn nằm ngủ, muốn nằm nghỉ, sợ đi chóng mặt, sợ lắc tay nó mệt, bệnh kéo dài; các con nghĩ mình lắc cái tay như vầy mà bệnh nó đi. Còn mình nằm xuống, mình rên cái bệnh nó tăng lên, sóng gió phủ lên hết chứ ở đó .
Cho nên ở đây pháp hay mà người sử dụng sai nên không hết, nó cũng bớt nhưng lâu. Làm một đêm sáng hôm sau hết sạch! Lúc bây giờ biển lặng sóng êm mặc sức mà đi chứ để chi mà nó kéo dài dài hoài.
(10:21) Cho nên người nào mà có bệnh kinh niên như Phước Tồn, làm một tháng, một tuần lễ suốt như vậy, bệnh nào cũng hết. Tin lời Thầy! Các con cứ làm không có bệnh nào không hết, bệnh gì cũng hết. Thầy thấy hầu hết các con nhát gan quá!
Rồi, có gì hỏi Thầy nữa không, các con?
(10:42) Tu sinh: Kính thưa Thầy ! Thầy nói là “An tịnh thân hành, tôi biết tôi đưa tay ra” như vậy trước đó mình có tác ý cái bệnh không?
Trưởng Lão: Có chứ! Con tác ý đúng bệnh của con, bệnh của con què chân mà con tác ý nhức đầu thì nó không biết đâu.
Thầy đã nói rồi, trước khi mình dùng “An tịnh thân hành” là mình phải tác ý cái bệnh của mình cho đúng cái bệnh đó. Nếu mà thấp khớp chân nào thì nói cho đúng chân nấy; chứ không khéo cái chân này mà nói trật chân khác.
Tu sinh: Như vậy tác ý câu đó một lần thôi, còn lại là tác ý an tịnh?
Trưởng Lão: À! An tịnh thì nhiều đó! Để cho cái thân luôn luôn là bình an.
Tu sinh: Thưa Thầy hồi nãy, Thầy có dạy là khi nào có bệnh là mình tác ý cho tới chừng nào hết bệnh, mình phải kiên trì tác ý. Còn như trường hợp mình tu tập thì những pháp môn mình tu tập có thể coi là cái bệnh được không? Con ví dụ: mình nhiếp tâm hay là an trú tâm; Cái nhiếp tâm và an trú tâm này có thể coi là cái bệnh để mình …(11:52 không nghe rõ) làm theo cách đẩy bệnh?
Trưởng Lão: Không phải, con! Bởi vì cái “An trú tâm, nhiếp tâm” là phương pháp tập cho mình quen để mình dùng đối trị cái ác pháp gì đó. Đó là cái phương pháp. Chứ còn mình quyết tâm làm được cái đó thì nó lọt vào một cái pháp khác rồi.
Bởi vì cái pháp đó nó định cho mình, ví dụ: Thầy định cho con nhiếp tâm và an trú trong một phút mà con ráng con làm từ năm, mười phút hay một giờ, hai giờ là nó đi trật rồi, nó đi trật pháp đó rồi.
Nó sai pháp, cái pháp đó nó chỉ nhằm nhiếp tâm, an trú tâm trong hơi thở một phút. Nếu mình đi hơn một phút coi chừng sai. Để cho cái phút mình nhiếp tâm, an trú tâm bằng cách nó xả tâm; thì ở cái pháp khác nó xả thì lúc bây giờ nó tăng lên mới được; chứ tăng lên là bị ức chế.
(12:37) Cho nên nó là về pháp chứ không phải nó là sóng gió ba đào. Tức là khi nào nghiệp đến tác động cho mình những cái khổ đau, phiền não trong lòng của mình, đó là sóng gió. Còn cái này là mình tập luyện cái pháp, mình tập quá thì nó sai, tập đúng thì không sai.
Mà cái pháp thì phải tập luyện có người hướng dẫn đúng cách chứ không khéo mình cũng đọc, cũng hiểu nhưng mình tu cũng sai; nghĩa là hiểu mà không có kinh nghiệm của người đi trước, mình tập cũng sai. Cho nên đó là luyện tập, cái pháp để luyện tập; cũng như một người ở trong trường học sĩ quan, người ta tập luyện cho mình những chiến thuật, chiến lược sử dụng các loại vũ khí; trong khi đó coi như các pháp là những loại vũ khí chiến thuật, chiến lược mình phải tập luyện cho nó thuần thục để khi ra chiến trận.
Còn cái này mình đang ở trong chiến trận, như sư Phước Tồn đang bị bệnh; đó là mặt trận đang đánh, mình phải sử dụng phương pháp nào để đẩy lui mặt trận đó ra, để không bệnh nữa.
Các con hiểu là mình ở trong trường quân đội, mình đang luyện tập những phương pháp, chiến thuật, chiến lược, vũ khí ở trong đó để biết cách thức bắn như thế nào, người ta huấn luyện mình; thì cái này coi như mình đang tu tập các pháp để sử dụng cho được; còn cái kia là đang ở trong cái nghiệp, cái chiến trận rồi, người ta đang bắn, đang đánh mình rồi, bắt đầu mình áp dụng loại súng nào, chiến thuật nào để đẩy lui giặc đó ra; đang cái nghiệp của mình rồi.
Các con hỏi gì nữa không?
(14:42) Tu sinh: Thưa Thầy, con tu “ Thanh thản an lạc vô sự rồi” mà con tu về Thân Hành Niệm Nội, Định Niệm Hơi Thở trong nửa tiếng
Trưởng Lão: Thân Hành Niệm, con tu Tứ Niệm Xứ rồi phải không? Rồi bây giờ con tu Thân Hành Niệm nội là cái hơi thở, Thân Hành Niệm ngoại là đi kinh hành.
Được! Con tập cái đó cho quen, còn khi mà nhiếp tâm để mà an trú thì chỉ cần một phút thôi. Còn cái kia “hôn trầm” như đi kinh hành thì con cũng đi nó có vọng tưởng hay không có vọng tưởng không quan trọng có lúc nó yên bặt không có niệm gì nhưng có lúc có niệm nhiều, không sao hết!
Nhưng con phải mạnh mẽ một chút, khi nào mà bị bệnh con đừng có rên, con ngồi thẳng lưng lên, con đừng có sợ, con tác ý “Thọ là vô thường, cái bệnh gì bất kỳ trong thân con” rồi con nhắc tiếp “An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô; an tịnh thân hành, tôi biết tôi thở ra”.
Còn bây giờ, mình có rên, có la gì thì nó cũng đau như vậy thôi. Phải mạnh mẽ lên.
Tu sinh: Bạch Thầy! Con ở nhà tu không bao giờ con dùng thuốc; có những cơn nóng rất là khủng khiếp, nóng mê man, nóng không ngồi dậy quán được; con nằm, con quán thì lui được cái nóng. Nó quay qua cái rét, con lại quán cái rét thì lui được cái rét. Xong nó quay qua hỗn hợp vừa nóng vừa rét, con quán nó lại đi hết tất cả. Con không dùng thuốc, ở nhà con ít khi dùng.
Trưởng Lão: Không dùng thuốc thì tốt.
Tu sinh: Con quán nhiều nhưng có hôm nọ bị đau bụng, con đi một lúc thì đau bụng, lâu lắm rồi con mới bị đau bụng.
Trưởng Lão: Phải chi con dựng thân con ngồi, ráng cố gắng, sau này phải rút tỉa những kinh nghiệm cho khi mà bệnh đau, bất kỳ bệnh đau gì, con cứ dựng thân mà nỗ lực dùng phương pháp tác ý thì nó vượt qua, đừng sợ! Ai cho thuốc con khoan uống; lúc đó quýnh, ai đưa thuốc gì cũng uống, uống đủ thứ thuốc vô nó còn quậy hơn nữa. Bị lúc đó đau quá rồi, nó sợ, nó không có tỉnh táo.
Cho nên sau này bệnh, ai cho thuốc con khoan uống, nhất định ôm pháp mà đi. Các con tin tưởng nơi Phật hết, không có dạy sai, sẽ giúp đỡ vượt qua những cái nghiệp.
Rồi, các con …
(17:17) Tu sinh: Bạch Thầy! Hôm nay, trán con sưng lại như hôm trước, con tưởng đâu bỏ cuộc, con dùng pháp của Thầy …(17:26 không nghe rõ). Hôm nay nó xẹp hết rồi, thưa Thầy!
Trưởng Lão: Xẹp rồi hả! Ở đây đủ thứ bệnh hết nhưng nhờ phương pháp của Phật: “Như Lý Tác Ý rồi Định Niệm Hơi Thở” giúp chúng ta, lợi ích rất lớn cho nên cố gắng mà tập luyện cho kỹ.
Rồi tới đây Thầy sẽ dạy các con áp dụng, những cách thức áp dụng cho thực tế cụ thể hơn vừa triển khai tri kiến Định Vô Lậu rồi áp dụng Định Vô Lậu; vừa áp dụng Tứ Niệm Xứ để chúng ta đi tới chỗ hoàn toàn làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp người “ Sanh, già, bệnh, chết”
Ở đây các con cố gắng hơn, các con tu tập cứ sợ hãi, sợ hãi. Đừng có sợ! Hôm nay chúng ta vào đây, chúng ta không còn sợ nữa cứ tin như lời Thầy: “một là chết hai là sống. Cái chết sống chúng ta coi như không có, như vậy mới vượt qua được khó khăn”.
Như vừa rồi thầy Chơn Thành nếu mà không có phương pháp thì rất là khổ; may là tập pháp Thân Hành Niệm hàng ngày chứ nếu mà không tập thì cơ thể của thầy nó liệt hết phân nữa rồi. Nhờ sự vận dụng của pháp Thân Hành Niệm mà rất đỡ.
Cho nên các con thấy ở trên thành phố mọi người buổi sáng phải thức dậy đi bộ, tập thể thao ngoài công viên. Ở thành phố các con sẽ thấy điều đó, người ta rất sợ bệnh nên phải tập thể thao, thể dục.
Tu sinh: Thưa Thầy! Mỗi sáng, con ở thành phố con ra Đầm Sen thấy mấy ngàn người vậy đó, năm giờ sáng mấy ngàn người tập. Con có đi tập mấy tháng trời ở đó, buổi sáng.
Trưởng Lão: Lâu lắm, lúc Thầy ở thành phố thấy buổi sáng người mặc quần đùi, người ở trần, người mặc áo ngắn đủ loại phần nhiều là họ đi bộ.
Tu sinh: Họ chạy bộ, con vô đó thấy họ chạy ba bốn bận rồi - quanh Đầm Sen, bảy mẫu - chạy ba bốn bận.
(19:42) Trưởng Lão: Cho nên ở đây chúng ta có những phương pháp Thân Hành Niệm, Phật đã dạy, nó là phương pháp có nội lực rất lớn đối trị cơ thể chúng ta bị bệnh. Vì vậy chúng ta tập nhiều, mỗi buổi khuya chúng ta dậy tập cũng được ba mươi phút, một giờ thì nó cũng vững vàng, cơ thể chúng ta khoẻ khoắn để chúng ta tiếp tục tu nhiều pháp chứ không phải tu một pháp.
Nhất là các con tuổi già, cơ thể yếu nếu không vận động, cứ ngồi không, tu ngồi không cơ thể không vận động cứ hết ngồi thiền rồi nằm rồi ngồi thì thôi chắc chắn là các con sẽ bị bệnh. Cho nên chúng ta vận động đi kinh hành, tu pháp Thân Hành Niệm đứng lên, ngồi xuống đó là những hành động cho có những hoạt động cơ thể.
Phật pháp, tại sao Đức Phật biết những điều này mà dạy cho chúng ta, đó là hay quá hay. Lấy thân hành làm phương pháp tu, lấy thân hành của chúng ta làm phao vượt biển. Tại sao Đức Phật biết điều này, đó là qua kinh nghiệm của Người. Ta thấy có nhiều loại thiền bắt chúng ta ngồi giờ này qua giờ khác rồi xả nghỉ không có phương pháp hoạt động cơ thể.
Ví dụ Thiền Đông Độ cứ ngồi nhiếp tâm cho hết vọng tưởng, ngồi đau chân, đau cẳng cũng ráng ngồi không có sự hoạt động chút nào. Mục đích mà nương vào hơi thở - họ không hiểu cái ích lợi của hơi thở như thế nào - chỉ nương vào hơi thở để tuỳ tức, sổ tức để nhiếp cho hết vọng tưởng chứ không phải để thực hiện sự làm chủ thân tâm của chúng ta. Cho nên tất cả những phương pháp như vậy không có đúng cách để giải quyết nỗi khổ của con người; họ chỉ nghĩ cái gì cao siêu tâm linh, Phật tánh cao siêu cho nên cố gắng ngồi tu cố gắng đừng cho có vọng tưởng.
Ở đây không cần thiết cái đó, chúng ta cần có tri kiến hiểu biết để làm chủ những ác pháp không cho tác động đến thân tâm; chúng ta làm chủ được tâm dục tham muốn, nó không khởi dục sai chúng ta, chúng ta làm chủ được hoàn toàn phải có sự suy tư nghĩ tưởng chứ đâu phải vắng bặt. Cách thức ở đây chúng ta tu nó khác không giống như Thiền Đông Độ, không giống như các phương pháp khác.
(22:14) Ở đây không có nghĩ đến tâm linh, nó nghĩ đến sự làm chủ của nó; có bệnh thì đuổi bệnh, tâm giận, phiền não thì không được giận, phiền não; tâm ngu si thì dẹp hết cái ngu si của nó; thân tâm sắp chết thì chúng ta làm chủ được cái sự sắp chết của nó.
Đó là cái mục đích của mình, tu tập để làm lợi ích cho bản thân của mình và đồng thời cuộc sống của mình, sống không làm khổ mình, khổ người đó là đạo đức cao thượng, hành động đạo đức cao thượng - đã không làm khổ mình, không làm khổ người thì phải cao thượng chứ còn đạo đức nào cao thượng hơn.
Như vậy chúng ta học lần lượt những bài học về đạo đức thôi! Đạo đức nhân bản - nhân quả là nói về nhân quả; nhân quả thảo mộc là để chúng ta xác định nhân quả con người rồi chúng ta học các pháp vô thường để biết rằng trên thế gian này không có pháp nào là thường còn, thân vô thường; rồi chúng ta học về bất tịnh, mọi vật xung quanh chúng ta các pháp đều là bất tịnh, thân chúng ta cũng là bất tịnh có cái gì quý báu mà chúng ta cố chấp nó.
Đó, các con thấy học như vậy là học đạo đức chứ học cái gì! Học để thấy rõ như thật để chúng ta áp dụng vào đời sống của chúng ta do đó chúng ta không còn bị dính mắc, dễ dàng buông xả; mỗi mỗi chúng ta đều hiểu cho nên vì vậy dính mắc đâu là chúng ta biết liền, biết tâm mình liền là chúng ta xả.
Mình xả ra là mình thấy giải thoát hoàn toàn, hạnh phúc vô cùng không còn bị khổ đau nữa. Đó là cách học thật, đó là cách tu thật của đạo Phật giúp con người sống có đạo đức với mình với người. Đó! Các con thấy chưa, các con cố gắng, cố gắng.
(23:55) Nhưng mà cuối cùng các con chưa biết đến khi mà chúng ta ly dục, ly ác pháp không còn tham, sân, si nữa thì con người chúng ta thay đổi toàn bộ về thân và tâm, hạnh phúc lắm!
Hôm nay Thầy sẽ trả lời tiếp tục, hồi nãy thầy Chơn Thành trình bày qua cái phần để cho chúng ta rút tỉa từng kinh nghiệm, sẵn đây Thầy cũng nhắc nhở chúng ta đừng sợ hãi trước những nghiệp của chúng ta; chúng ta có pháp, học pháp- thời gian qua chúng ta tu tập thì ít nhiều gì chúng ta cũng đã biết pháp rồi- chúng ta không có sợ những nghiệp tác động đến chúng ta.
(24:35) Thầy đọc câu hỏi của Tu sinh:
“Từ lâu con tác ý chữa bệnh bằng cách đưa không khí vào đỉnh đầu, vào khắp nội tâm đến nơi bệnh rồi thở ra bằng mũi có phải không hay hành dụng khác, xin Thầy dạy!”
Trưởng Lão: Ở đây theo đạo Phật dạy thì chúng ta chỉ dùng pháp tác ý mà trị bệnh chứ không có đưa, đưa như vậy là thuộc về “tưởng”. Mà chỉ dùng pháp tác ý- bởi vì khi đau bệnh thì Thầy có nghĩ, Thầy dạy các con đưa bệnh bằng cái tưởng thì Thầy thấy nó cũng không đúng lắm; nhưng vì cơn đau của các con đau quá, vì vậy mà “Đưa tay ra, tôi thấy cái bệnh theo cánh tay mà ra”. Đó là “tưởng"
Còn đằng này con đưa khí vào đỉnh đầu, tức là hít vô con đưa không khí vào đỉnh đầu của mình, vào khắp nội tâm đến nơi bệnh của con rồi thở ra bằng mũi có phải hay không? Ở đây Thầy không sử dụng như vậy mà tác ý như thế này- đây cũng là một cái nghĩ để mà trị bệnh thôi, cũng bằng “tưởng”. Nhưng mà theo Thầy, dùng cái hay nhất bằng cách là: ví dụ bây giờ Thầy bị nhức đầu thì Thầy tác ý: “Thọ là vô thường” tức là mình xác định cái bệnh, cái đau nhức của mình là vô thường- hồi nãy không có bây giờ lại có nhức đầu- xác định cho nó biết, cho cái tâm mình biết: “Thọ là vô thường, cái đầu đau nhức này phải rời khỏi thân ta”.
Đó là cái muốn của mình, muốn không còn bệnh đau nữa. Rồi bắt đầu mình tiếp tục: “An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô; an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Rồi mình hít vô, thở ra, mình nương vào cái sự an ổn để cho mình trú vào chỗ đó để cho cái cảm thọ của mình nó giảm đi, nó không có đau nhiều nữa.
Do đó mình cứ trú vào khoảng năm hơi thở thì mình tác ý một lần. Rồi mình trú vào năm hơi thở nữa cứ như vậy tiếp tục ôm cái pháp đó để mình vượt qua sóng gió của cơn đau nhức đầu. Đó là cách thức ở đây như vậy.
(26:43) Tu sinh: Trong cái cảm nhận hơi thở ra vào, mình cảm nhận ở nhân trung phải không Thầy, trong lúc đó?
Trưởng Lão: À! Trong lúc đó mình biết hơi thở ra, hơi thở vô, cảm nhận là cảm nhận cái thân của mình. Đức Phật dạy khi mà “An tịnh thân hành” thì nó sau cái cảm nhận thân. Cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở thì: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô; cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra” rồi mới tới cái đề mục kế đó là “ An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô; an tịnh thân hành, tôi biết tôi thở ra”. Con hiểu không?
Khi mình cảm nhận được cái thân của mình rồi mới có an tịnh. Vì vậy lúc bấy giờ không phải mình ở trong chỗ hơi thở nữa, không phải ở chỗ nhân trung; không phải tập trung như “ Hít vô, tôi biết tôi hít vô; thở ra, tôi biết tôi thở ra”.
Nếu như đề mục đầu tiên thì chúng ta thấy hơi thở ra, vô chỗ nhân trung nhưng mà tới đề mục “An tịnh thân hành” rồi thì nó là đề mục để đối trị thân khổ, bệnh khổ trên thân; thì chúng ta phải trải qua cái cảm nhận của thân rồi, cho nên cái an tịnh này là an tịnh toàn thân.
Bây giờ Thầy đau cái đầu thì cái thân của thầy sẽ không còn an tịnh nữa; Thầy mới hít vô, thở ra tác ý câu đó để đem lại sự an ổn cho cái thân của Thầy, nó bình an lại không còn đau nhức nữa, cho nên gọi là “An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô; an tịnh thân hành, tôi biết tôi thở ra”.
Thì mình cứ tác ý, tác ý - cái âm thanh trong tâm của con không phải như Thầy tác ý bây giờ cho các con nghe; Ở trong tâm chúng ta tác ý thầm nhưng nó vẫn phát ra âm thanh rất rõ đối với chúng ta; nó làm cho chúng ta nghe được âm thanh rồi chúng ta cảm nhận toàn thân của chúng ta với âm thanh tác ý an tịnh.
Trong khi đó chúng ta cố gắng tập trung trong sự an tịnh và cảm nhận; vừa cảm nhận toàn thân chúng ta trong sự an tịnh, theo tác ý thì nó sẽ an tịnh.
Phương pháp này nếu mà hướng dẫn sau này tới cái lớp tu Chánh Nghiệp, tu lớp Chánh Nghiệp để thực hành qua chỗ đối trị những cảm nhận của thân. Tức là Chánh Nghiệp thuộc về cái thân rồi cho nên khi dạy là dạy phương pháp này ở lớp đó trong chỗ an tịnh, cảm giác toàn thân, người ta sẽ dạy chỗ thân hành này cho chúng ta biết cách thức nhiếp cho đúng cách chứ nhiếp không đúng cách thì nó cứ tập trung trong cái đau, nó không có theo câu tác ý an tịnh.
(29:27) Còn bây giờ chúng ta cảm nhận thân trong sự an tịnh cho nên luôn luôn nương vào câu tác ý đó. Thậm chí như bây giờ, Thầy nói như thế này, mình tác ý: “An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô; an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra” rồi hít vô một hơi thở, thở ra một hơi thở; mà nếu một câu tác ý đó hít vô thở ra mà vẫn thấy nó đau quá thì chúng ta phải tác ý cứ mỗi hơi thở là phải tác ý, mỗi hơi thở là phải tác ý.
Ví dụ như bây giờ mình tác ý rồi mình hít vô, thở ra; rồi mình tiếp tục tác ý nữa nghĩa là câu tác ý với hơi thở nó kề nhau liên tục sát với nhau để nó không có kẽ hở vì chúng ta bây giờ đang trong cơn đau, quá đau; Mà nếu mình tác ý rồi hít thở ra, vô năm hơi thở thì cái khoảng thời gian năm hơi thở này nó làm đau ghê gớm lắm;
Cho nên mình tác ý không kẽ hở vừa tác ý vừa hít thở nghĩa là tác ý rồi hít thở một hơi thở rồi trở lại tác ý như vậy không có kẽ hở cho cái đau nó không chen vô được còn không là nó sẽ chen vô.
Khi mà thấy cơn đau giãn ra rồi thì có thể năm hơi thở mình tác ý một lần. Nhớ cái này là những cái cần thiết để sau này tới lớp Chánh Nghiệp- bây giờ Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ rồi mới tới Chánh Nghiệp - Tới lớp Chánh Nghiệp mới dạy cái thân hành này còn bây giờ dạy trước để chúng ta gặp trường hợp bệnh đau đối trị nó.
Qua cái lớp huấn luyện kỹ lưỡng lớp Chánh Nghiệp, dạy cho mình tất cả thân hành từ đi đứng nằm ngồi oai nghi tế hạnh, những hành động tu tập về thân của chúng ta để đối trị. Mình sẽ học.
Chương trình giáo dục đào tạo của đạo Phật từng lớp, kỹ lắm nó thuộc về Chánh Nghiệp. Cho nên nó buộc mình phải hành động trong cái thân của mình như thế nào. Bây giờ Thầy dạy chung chung vậy thôi chứ sau này vào lớp dạy kỹ. Cho nên khi mà dạy rồi các con thấy kết quả rất lớn vì người nào cũng tu tập đúng không còn sai.
Ở đây trị bệnh, con dùng như vậy thì tạm thời cũng được nhưng phải đúng pháp Phật.
(Thầy đọc câu hỏi của tu sinh):
(31:35) “Con thường tác ý an trú; thường nó như tập trung tại đỉnh đầu, giống như kiến bò; rồi thân trú vào nội thị nhận được hơi thở cũng nhận được toàn thân. Bạch Thầy có sai không? ”
Trưởng Lão: Thầy tóm lại ý như thế này: nghĩa là nhiếp tâm và an trú trong hơi thở thì được không có sai. Nhưng con diễn tả câu con viết ra đọc khó hiểu quá.
Tu sinh: Thưa Thầy! Khi con đưa ra an trú thì trên đỉnh đầu con như kiến bò bò vậy. Bắt đầu đưa vào nội tâm của mình … (32:56 không nghe rõ)
Trưởng Lão: Con nói Thầy hiểu rồi, nghĩa là khi con nhiếp tâm như vậy là con an trú trong hơi thở phải không? Thì bắt đầu trên đỉnh đầu của con làm như kiến bò ở trên đó rồi lần lần lan toả xuống thân con cảm nhận lần lần xuống như là kiến bò.
Tất cả những trạng thái đó, khi nhiếp tâm an trú thì nó có những hiện tượng xảy ra như con cảm nhận, thấy hiện tượng đó thì đừng quan tâm đến nó, con đừng quan tâm đến nó, kệ nó chỉ nhiếp tâm và an trú cho hết một phút rồi xả ra.
Hiện tượng hay xảy ra ví dụ như nhéo nhéo trên đầu hoặc râm ran; còn cái này con cảm nhận như kiến bò rồi lần lượt nó đi xuống toàn thân con; thì nó cũng là sự râm ran của cái đầu chúng ta khi mà chúng ta nhiếp tâm an trú được.
Đó là cách thức nhiếp tâm an trú được thì mới có những hiện tượng đó còn những người nhiếp tâm an trú chưa được thì không có; nhưng trong một phút thì nó không có đâu, còn con ở đây cũng ngồi nhiều, ngồi lâu mới có hiện tượng đó chứ một phút nó không xảy ra đâu.
Ở đây coi chừng con đã đi vào những trạng thái của “tưởng”. Tức là nó có sự thay đổi trong thân của mình để cái “tưởng” nó hoạt động chứ không có gì. Vì thời gian con tu không phải một phút mà nhiều phút nên mới có trạng thái “tưởng” đó.
(34:28) Tu sinh: Bạch Thầy! Con ngồi hơn một giờ.
Trưởng Lão: Bởi vậy, Thầy biết mà! Cái chuyện xảy ra này, Thầy biết không phải một phút, nữa giờ là quá chừng rồi; cho nên con tu một phút rồi xả ra rồi con tu năm phút thì cái trạng thái đó nó không hiện ra.
Đây là cái trạng thái nó như kiến bò trên đầu của con; đó là trạng thái nó thực hiện cái “tưởng” của con, cái “tưởng” nó hoạt động, nó có thay đổi con cảm nhận. Thường thường người ta không hiểu, những người tu thiền nghe rần rần như vậy tưởng rằng nay mình tu thiền định ngon rồi, giờ nó muốn nhập định rồi đó!
Người ta gọi nó là định tướng, định tướng là khi mà con nhiếp tâm mà nó an trú, nó không có niệm thì nó có những cảm nhận đó, cảm nhận đó người ta gọi là định tướng.
Hoặc là mình sẽ nhìn thấy hiện tượng xảy ra như trước mắt mình có một cục khói giống như đám mây trắng lần lần toả rộng ra thì đó cũng là định tướng; toàn bộ những cái đó là “sắc tưởng” còn cái mà râm ran của con gọi là “hành tưởng”.
Ví dụ mình đang ngồi nhiếp tâm an trú, hai hàm răng kéo qua, kéo lại thì đó cũng là “hành tưởng”- cái hành của tưởng; hoặc là nó kéo cái miệng mình méo qua, méo lại, tự động nó làm qua làm lại.
Cũng như mình ngồi nhiếp tâm an trú, bắt đầu thân mình lúc lắc hoặc cái đầu cúi lên cúi xuống hoặc nó làm như thế này nữa. Đó là cái “hành tưởng”- cái tưởng của cái hành.
Nó bắt - mình ngồi yên như vầy nó không chịu đâu, khi mà lọt vô cái vòng của nó rồi - Nó bắt cúi cúi, nằm mọp xuống như vầy rồi từ từ nó bật lên, rồi từ từ nó nằm xuống rồi nó bật lên; nó làm cái kiểu mà lúc bấy giờ nó an lạc lắm, thích lắm.
Còn có người ngồi kiết già đàng hoàng mà nó giơ cái chân - chân này hai cái - nó giơ cái đầu gối này lên, giơ cao lên rồi nó hạ xuống, bên đây nó giơ lên, nó để lên để xuống, nó hoạt lên hoạt xuống.
Đó là “tưởng hành”, cái hiện tượng của con xảy ra như kiến bò đỉnh đầu lần xuống thân cũng là hiện tượng “tưởng hành”- tưởng hành nó là như vậy, mà nó chưa hiện ra cái tướng.
Bắt đầu trước tiên mà “tưởng hành” là mình cảm giác mới đầu hai chân còn ngồi bằng như vầy, mình cảm giác như hai chân đưa lên đưa xuống chứ chưa đưa đâu! Mà khi cảm nhận cái đó, nó có sự an lạc tức là xúc tưởng hỷ lạc hiện ra.
Rồi bắt đầu mình mới cảm nhận thôi! Thời gian tu chừng ba bốn ngày sau thì nó đưa thiệt, nó làm thiệt! Nó hoạt động tới thật, nó nặng hơn, mới đầu mình mới cảm nhận thôi, sau đó mới sự thật.
Cho nên cái “tưởng” nó mạnh lắm, luôn luôn lúc nào trong người con cũng đều có “tưởng uẩn” hết. Nó chờ các con hơi hơi ức chế ý thức của các con một chút là nó nhào ra nó làm việc rồi. Nó ham lắm!
(37:45) Cái văn phòng- Chỗ làm việc của cái thân mình là cái văn phòng, cái “sắc uẩn”- cái văn phòng; Cho nên cái ý thức hoạt động trên đó là vì có sáu cái thức: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý- cái thân nó có sáu người làm việc tức là mắt tai mũi miệng thân ý.
Còn cái thằng “tưởng” nó không có thân; “Sắc uẩn” nó có sáu cái hành động: mắt tai mũi miệng thân ý, đó là của “sắc uẩn"; còn “tưởng uẩn” không có cái thân. Nhưng mà nó chờ sáu cái thằng mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý này không làm việc là nó nhào vô nó giật cái thân của con; nó bắt thân con lắc tới lắc lui.
Cái thằng “tưởng” nó khôn lắm! Sáu cái thức của con, mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của con mà nó quên một cái là nó vô liền, cũng như con ngủ là nó vô nằm chiêm bao nó bắt cái thân con phải làm cái chuyện đó.
Cho nên đối với đạo Phật người ta lấy ý thức làm chủ, người ta sợ dùng cái “tưởng” bởi vì trãi qua thời gian Đức Phật theo ngoại đạo, Ngài đã lọt trong “tưởng” cho nên sau đó thấy sai. Cuối cùng người ta vẫn đưa những cái pháp tưởng ra nên bây giờ người ta thấy Đại Thừa toàn là “tưởng”.
Cứ sống trong “tưởng” thì “tưởng” hoạt động chứ sao! “Tưởng” hoạt động - các người cứ tưởng có Cực Lạc; “Phật Di Lặc xuống rước tôi” - như vậy là “tưởng” chứ có cái gì khác, đó là cái sai!
Trong sự tu tập, con trình bày vấn đề này, đó là cái dạng “tưởng” của các con. Mà phải biết rõ đây là cái “hành tưởng”; còn cái “sắc tưởng” là nó hiện ra như hồi nãy Thầy nói thấy đám mây, cục khói hiện ra trước mắt, đó là “sắc tưởng”; rồi “thinh tưởng” - cái âm thanh; rồi “hương tưởng” đủ loại hết.
(39:39) Cho nên hễ hở ra cái ý thức, sáu căn mắt tai mũi miệng thân ý của chúng ta không làm việc là cái thằng “tưởng” nó vô. Mà cái ý thức của chúng ta hơi lờ mờ là nó cũng nhảy vô, nó chen vô cái văn phòng của cái thân chúng ta; bắt đầu cái thằng “tưởng” nó bảo thằng “ý thức”: “mày nghỉ đi tao làm” nó tranh nhau cái thân, hai thằng này nó tranh nhau lắm!
( Trưởng Lão đọc câu hỏi của Tu sinh)
“Hôm trước con vừa tác ý an trú được nữa phút thì con lại không thấy thân nữa, lúc đó con vội tìm thân và tiếp tục cho an trú quyết tâm. Bạch Thầy chuyện này ra sao?”
Đó! Thì con thấy nó quên, đó con! Nó quên tức là nó bị lọt vào “không tưởng” rồi. Chắc có lẽ là con đã tu nhiều lắm rồi. Cho nên nhiếp tâm hay để cho ý thức của mình dễ bị dừng. Con nhiếp tâm an trú trong cái dừng mà nó lọt trong “tưởng” rồi.
Vì vậy con đưa câu hỏi này là con bị “tưởng” nhiều quá. Mai mốt lo tập tu về tri kiến của con để làm cho ý thức của con nó chủ động thì hay hơn.
Còn vấn đề dạy để nhiếp tâm an trú để lần lượt Thầy dạy trên Tứ Niệm Xứ. Không khéo con nhiếp trong Tứ Niệm Xứ hiện tượng đó cũng xảy ra. Bởi vì ý thức không làm việc là nó bị hà! Do đó Thầy sẽ cố gắng hướng dẫn cho kỹ một chút.
Hôm nào Thầy sẽ kêu những người bệnh “tưởng”, Thầy tập trung cho một cái lớp “tưởng” trị mới được, chứ không khéo các con bị “tưởng” hết ráo.
Phải kêu những người đã ghi nhận, ví dụ như con, hôm nay Thầy ghi nhận, những người nào bị “tưởng” ghi nhận những người đó để mà Thầy cho một ngày nào đó các con đến ngồi lại để Thầy xem cái “tưởng” của các con hoạt động đến mức độ nào và đồng thời Thầy hướng dẫn thoát ra khỏi trạng thái đó.
(41:43) Chứ không khéo các con nhiếp tâm nó lọt vô trong đó hết, nhiếp lơ mơ là nó vô. Rồi để coi, các con ngồi người cúi đầu, kẻ giật tay, người giật chân.
Trong khi Thầy cho một tiếng đồng hồ, các con ngồi một lúc là các con lộ tướng hết. Nghĩa là cái “hành tưởng” nó lộ ra hết không trật đi đâu, nghĩa là dù sao các con cũng không chạy khỏi cái này đâu!
Hễ “tưởng” là bao giờ nó cũng lên “đồng”, nó lên “đồng” thiệt, tự nó lên! Vì vậy Thầy chọn số người “tưởng”, Thầy cho ra cái phòng này; Thầy bắt ngồi nhiếp tâm hết.
Rồi im lặng nhiếp thử coi: nó run người, người thì lắc qua, kẻ lắc lại, người cúi xuống, người ngước lên, người thì hai chân quạt lên, quạt xuống. Xem những người “tưởng” này ra sao, xem mọi người ở vị trí nào để Thầy chỉnh đốn lại không cho lạc vào trong đó nữa; để không thôi lạc vào đó các con tu không được.
(42:42) Còn thầy Phước Tồn hỏi mượn thầy Chơn Thành đạo đức nghề nghiệp, rồi quán thân bất tịnh của thầy Chơn Thành, quán nhân quả ý hành của thầy Chơn Thành.
Còn sư Phước Tồn hỏi Thầy để viết cái sườn bài của quán thân bất tịnh. Mà theo sườn bài của quán thân bất tịnh phải dựa vào, đầu tiên thì mình giới thiệu về thân bất tịnh, sau đó phần thứ hai thì sự bất tịnh ở trong bào thai, bởi vì mình nói về cái thân mà! Cái bất tịnh đầu tiên là cái thai. Kế tiếp phần thứ ba là cái bất tịnh của chín tháng mười ngày.
Cái bất tịnh của bào thai là từ tinh cha, huyết mẹ là cái chất bất tịnh; rồi do cái gì thúc đẩy để mà sanh ra sự bất tịnh, mình giới thiệu cho mọi người biết
Rồi kế đó là sự bất tịnh từ chín tháng mười ngày; cái sự bất tịnh từ tinh cha, huyết mẹ rồi nằm trong đó suốt chín tháng mười ngày; rồi khi mẹ mình sinh ra thì sự bất tịnh từ chín tháng mười ngày đến năm tuổi; nghĩa là sinh ra trong sự ăn uống, ỉa đái nằm trong nôi, trong tã.
Sự bất tịnh đó con nên kể từ lúc chín tháng mười ngày đến năm tuổi khoảng thời gian đứa bé còn bồng ẵm; rồi sự bất tịnh từ năm tuổi đến hai mươi tuổi; rồi sự bất tịnh từ hai mươi tuổi đến bảy, tám mươi tuổi; rồi sự bất tịnh của bệnh tật,
Rồi kết luận bất tịnh để đối trị tâm sắc dục. Cái phần của bất tịnh, mục đích của nó khi mà quán bất tịnh là để đối trị tâm sắc dục. Đó là phần kết luận. Một loạt, mình nói về bất tịnh của cái thân của mình, nó đi từng chặn, nói về bất tịnh. Cho nên dựa vào cái dàn bài này các con sẽ viết không có lộn xộn, không sai, đâu ra đó.
Cho nên ở đây sư Phước Tồn hỏi mượn thầy Chơn Thành thì thầy Chơn Thành sẽ cho sư Phước Tồn mượn rồi trả lại liền. Sư Phước Tồn nghĩ rằng Phước Tồn đọc cho máy thu vào trong cái băng, rồi về mở. Và trả lại bài cho thầy Chơn Thành.
(45:11) Giờ còn ai hỏi Thầy gì nữa không?
Tu sinh: Dạ, bạch Thầy cho con hỏi. Tại sao vấn đề mình trị bệnh cho người ta mà bệnh chạy qua bên mình.
Trưởng Lão: Nói mình trị bệnh cho người ta, tức là cái nhân quả của họ, như hồi nãy Thầy nói, có cái duyên nhân quả mới gặp nhau; nhưng sự thật ra nó cũng có gánh cái phần đó, cái phần nhân quả của người ta. Thay vì nó có nhân duyên nhưng mà mình biết thì mình hướng dẫn cho họ cách thức như Phật pháp; họ phải sống đúng tám giới Bát Quan Trai, mình hướng cho họ tự cứu họ hơn là mình thò tay mình hốt thuốc hay hoặc là mình lấy kim châm cứu hay mình dùng nhân điện hoặc khí công trị cho họ thì cái bệnh đó nó sẽ qua mình.
Cái bệnh qua mình, chứ không phải! Tai nạn khổ đau sẽ đến với mình. Không phải người đó nhức đầu mình trị hết nhức đầu rồi bệnh đó nhảy qua mình, không phải vậy! Các con đừng nghĩ vậy, nhân quả nó không có trả kiểu đó đâu; mình trị bệnh cho người ta hết bệnh đó là mình lãnh cái quả của họ chứ không chạy đi đâu hết! Lát nữa xe đụng mình gãy giò hay lát nữa có ai đó chửi mình, chưa phải bình an, nó làm cho mình khổ đau.
Nghĩa là khổ đau nào cũng là do nhân quả; mà bây giờ họ đang bệnh là cái nhân quả của họ, mình muốn cho họ tự chuyển, tự các con thắp đuốc lên mà đi thì đúng pháp. Mà để cho mình chuyển cái khổ đau của họ, họ hết bệnh thì coi chừng mình sẽ lãnh cái khổ của họ mà mình không biết; cái chuyện gì xảy ra đến cho mình mà mình không biết đâu, gia đình mình bị cũng không chừng; trị bệnh cho người ta hết mà gia đình mình có người ở nhà đau, con mình đau, cái chùm nhân quả, mình đâu có chạy khỏi nhân quả!
Tại sao tôi trị bệnh cho người ta mà sao gia đình tôi cứ lục đục, vợ tôi cứ chửi tôi hoài, đó là nó trả quả đó! Bởi vì cái quả của người ta khổ mình làm cho người ta giảm cái khổ, nó có cái nhân duyên mà cái nhân duyên đó mình chuyển cho người ta bằng cái pháp. Cho nên các con thấy Thầy tại sao không đau bệnh là vì Thầy dạy cho các con chuyển nhân quả của các con chứ Thầy không đưa tay Thầy làm, bốc thuốc cho các con đâu! Nhưng mà Thầy bốc thuốc cho các con chắc gì mà Thầy ngồi đây được, nó không chuyện này thì cũng xảy ra chuyện kia.
Các con thấy Thầy đem cái đạo đức nhân bản, nhân quả dạy cho người mà Thầy phải chịu khổ; bởi vì cái nhân quả của người ta, người ta sống trong ác pháp, bây giờ mình chuyển cho người ta hết bằng cách để cho người ta tự chuyển mà Thầy còn phải chịu khổ đó! Chứ đừng nói tới chuyện mà Thầy kê vai gánh cho họ thì Thầy còn chịu hơn nữa. Đâu phải dễ đâu!
(47:49) Cho nên trong thời Đức Phật đã nêu lên cái nền đạo đức này rồi. Mà cái nhân quả của thời bộ lạc thời đó nó rất khó đâu phải dễ như Thầy hiện giờ đâu.
Bây giờ thông tin dễ nè! Rồi tri kiến, kiến thức của con người, họ hiểu hơn hồi trước nhiều. Chỉ có một số người họ hiểu thôi chứ đa số ngu dốt lắm họ cứ tin có thần sông, thần núi, thần nước, thần sấm, thần sét gì gì đủ loại hết, nói họ đâu có nghe, đâu có dễ!
Bây giờ Thầy nói không có thế giới siêu hình chỉ có một số người tin còn lại biết bao nhiêu người họ nói Thầy nói bậy, chứ đâu phải dễ! Mà bây giờ kiến thức khoa học như vậy mà còn thấy như vậy huống chi là thời Đức Phật.
Cho nên cái đạo đức nhân bản - nhân quả của đạo Phật dạy gồm tám lớp học, con thấy ngày xưa Đức Phật có có triển khai nổi đâu, đâu có triển khai thành tám cái lớp!
Nói ra thì nói, người ta cứ nghĩ Bát Chánh Đạo là tám cái pháp học chứ người ta đâu có nghĩ đó là tám cái lớp học; còn tất cả những bài kinh Đức Phật giảng đều là giáo trình cho tám cái lớp học này, chứ không có gì khác, phải không?
Trong thời đó, sau khi Đức Phật tịch rồi cũng không ai triển khai; lần lượt nó dìm mất, dìm mất, nó đưa ra thế giới siêu hình cầu cúng. Trong khi có một vĩ nhân đưa ra cái chánh pháp, cái chân lý như vậy mà làm lu mất của người ta.
Tới khi Thầy làm chủ được bốn cái này, Thầy mới nhìn thấy được cái lợi ích rất lớn; mà nếu hai ngàn năm trăm năm trước mà triển khai được thì bây giờ con người như thế nào? Các con thấy không? Mà không triển khai được! Cho đến bây giờ Thầy mới hé ra, đây mới có lớp học, là lớp học đầu tiên của đạo Phật, lớp học Bát Chánh Đạo.
(49:30) Trong khi cái kia là bài pháp Bát Chánh Đạo chứ đâu phải là lớp học, các con cứ nghe đi từ Đại Thừa cho đến Thiền tông cái gì cũng nói Bát Chánh Đạo nhưng mà dạy bài pháp Bát Chánh Đạo chứ không phải là chương trình giáo dục của Bát Chánh Đạo.
Bây giờ các con thấy, Thầy dạy, các con mới thấm nhuần; các con thấy rõ ràng là cái chương trình giáo dục đào tạo; từ cái chỗ mở cái lớp Chánh Kiến để các con có cái hiểu đúng như thật; Thầy triển khai từng chút, từng chút các con mới sâu vô, mới thấy được cái hiểu biết của mình; nếu không triển khai lớp này thì ai cũng hiểu chung chung, hiểu theo cái kiểu pháp Bát Chánh Đạo. Nói Chánh Kiến tôi cũng hiểu như vậy nhưng là chỉ hiểu chung chung thôi.
Hôm nay, đây là cái lớp lẽ ra phải là một năm học của cái lớp Chánh Kiến nhưng vì thời gian đòi hỏi trong sự tu tập của chúng ta rút ngắn lại cho nên Thầy cố gắng làm sao cho thời gian ngắn lại, vậy mà nó còn không kịp;
Rị mọ, rị mọ tới nay gần hết ba tháng rồi, cái lớp Chánh Kiến, cái lớp mà chúng ta triển khai cái tri kiến hiểu biết với một số hiểu biết khiêm tốn mà nó rị mọ cho tới bây giờ chưa xong, còn bốn bài pháp nữa.
Nếu gạn lọc lại cho các con đồng đều với nhau theo cái lớp này thì kéo dài một năm cái lớp này không biết có đồng đều nhau được không? Cho nên buộc lòng phải cho số người trình độ còn kém, họ phải ở lại chứ không thể cho lên lớp hết được.
Còn bây giờ trình độ kiến thức của chúng ta hiểu biết về các bài pháp này rõ ràng Thầy sẽ nâng trình độ lên lớp khác để đến lớp thực hành. Còn mình chưa hiểu biết thì làm sao thực hành, hiểu biết chung chung làm sao mà thực hành được?
Khi mình viết bài thực hành ra để áp dụng vào cái tâm xả của mình, các con viết có mấy chữ, như vậy là các con ức chế tâm mất rồi còn gì! Khi mình hiểu biết thông suốt rõ ràng cụ thể mà còn xả chưa được huống hồ nói chung chung như vậy, thôi rồi là ức chế tâm!
(51:31) Cũng như bây giờ một niệm khởi ra trong đầu, các con đưa niệm đó quán, tư duy, quán chung chung thì các con tác ý, nó đi qua không có niệm khởi nhưng mà điều kiện là nó ức chế chứ đâu có xả.
Còn bây giờ chúng ta phải nghiền ngẫm nó như thế nào, phải rõ ràng cụ thể qua bài viết năm, mười trang giấy để mà xả được cái niệm của mình, phải tư duy nó cho nhiều, cho sâu.
Mỗi một cái niệm đều được đưa ra cho các con tư duy quán xét hết chứ đâu phải để cho các con tự mình; để tự mình là các con làm biếng lắm, các con quán sơ sơ rồi: “thôi đi ngủ cho rồi, giờ mệt quá!” có phải không?
Bây giờ Định Vô Lậu, có niệm gì đó các con quán sơ sơ, nó đi rồi, chắc nó không có tới nữa! Nhưng rồi lát nữa nó tới nữa hay hoặc ngày mai, buổi khác nó tới nữa! Còn người ta đi sâu, làm sao nó tới nữa, các con? Nghĩa là mình quét sạch, thật sạch, thật hiểu.
Nhờ có những niệm đó mà nó làm triển khai cái tri kiến của mình- Tri kiến giải thoát- nó lớn, mạnh rồi, tôi đã quán thì nó diệt mất. Cho nên tâm hoàn toàn vô lậu bất động, chứ không phải không có niệm đến. Mà niệm đến mình đã hiểu biết nó rồi nó không có làm động tâm, sai khiến mình, làm cho mình khổ đau.
Ví dụ như cái niệm ái kiết sử nhớ gia đình, nhớ vợ con, nhớ cha mẹ, bây giờ mình quán, mình tư duy sâu sắc mấy cái đó rồi, bây giờ nó tới, nó sai mình, mình còn nhớ nữa không? Nó đến mà nó có làm cho mình: “Thôi, đi về nhà thăm nhà một chút” có nữa không? Bởi vì mình đã hiểu rồi.
Còn chưa hiểu thì: “Bây giờ nhớ quá rồi, nhớ ông già, nghe tin ông đau bệnh tôi phải chạy về một chút, giờ ngồi đây chịu không nổi”. Như vậy rõ ràng là mình chưa có thông suốt, hễ mà thông suốt nó biết cái này như thế nào, thế nào cho nên nó bất động, không có sai được nó.
(53:20) Cho nên Đức Phật nói bất động tâm chứ không phải là không có niệm; nó bất động tâm là nó sai mình không có được! Tâm mình nó bất động, không có điều khiển nó được nữa, các con hiểu không? Chứ đâu phải dạy mình không có niệm, có niệm nhưng mà nó không làm gì mình được hết. Bây giờ có niệm thèm ăn nhưng mà mình hiểu thực phẩm bất tịnh nên mình không có đi lấy ăn, chứ đâu phải nó không có niệm.
Nhưng mà một thời gian ở trên Tứ Niệm Xứ, nó như vậy một thời gian thì nó bất động, nó thanh thản an lạc; tự nó thanh thản mình không ức chế nó gì hết. Tại vì mình không làm theo nó tức là ly nó mà ly nó một thời gian thì nó diệt; bởi vì Đức Phật nói ly dục ly ác pháp từ đó rồi mới diệt, chứ có gì đâu!
Mình ly nó, mình không làm theo nó thì nó mắc cỡ nó không đến nữa thì nó ly, nó diệt chứ sao! Mình có ức chế nó đâu! Con cứ ngay nó mà diệt bằng cách mình ức chế chứ làm gì! Còn đây mình không làm theo nó: “Mày, tao biết quá rồi, hiểu quá! Mới hôm qua tao học cái bài đây; mày ló mặt ra đây, tao mà làm theo mày à”.
Con hiểu cách thức chương trình giáo dục của Phật rất hay không ức chế chút nào mà mình làm chủ được. Không động tâm làm theo nó, nó sai gì cũng không được hết! Cho nên mình bất động tâm: “ Tao bất động, mày không có sai tao được đâu, bây giờ tao làm chủ chứ mày không có làm chủ”
Nếu mà không có tri kiến làm sao các con biết được, tức là các con bị vô minh. Minh là gì? Tức là cái hiểu biết chứ gì, cho nên không sai gì được hết, cuối cùng mình ngồi chơi vậy mà diệt sạch nó mà không hay; mình có diệt nó đâu mà tự nó diệt, mình ly ra rồi nó không sai mình được thì nó diệt; mà nó diệt là mình chứng đạt chân lý.
Các con thấy con đường tu học thật là tuyệt vời mà không có mệt nhọc, không có khó khăn; các con thấy có làm gì đâu! Bởi vì tôi hiểu nó, nó sai tôi không được thì nó đi thôi, nó ly thôi nhưng mà cuối cùng anh làm riết không được thì tôi diệt mất anh rồi! Mà tôi diệt mất thì chân lý tôi chứng đạt chứ sao! Các con thấy con đường chưa?
(55:25) Ở đây Thầy nói Thầy đào tạo các con chứng quả Alahán bằng chứng cụ thể đây là chương trình giáo dục của đạo Phật chứ đâu phải là chuyện mà để cho các con tự tu.
Các con tự tu, Thầy cho cái đề tài nào đó, các con quán; cái niệm các con khởi ra, các con đưa ra quán, các con quán không sâu, quán sơ sơ rồi lười biếng bỏ qua. Định Vô Lậu gì mà mới có nói mấy tiếng rồi thôi: “Đi đi, vọng tưởng mày đi đi”, cái chuyện đó, thôi chết rồi!
Thầy hứa với các con là Thầy sẽ dạy cho các con, Thầy chịu khó dạy, Thầy biết cái sức của Thầy chỉ dạy cho các con một khoá này thôi chứ dạy nữa Thầy không dạy nổi, mệt lắm, cực lắm.
Các con tưởng, đọc bài các con phải đọc hết, từng chữ, bao nhiêu người, mệt lắm! Các con viết xấp xấp vầy nè, các con thấy, cái bài nó vầy nè! Học trò người ta chấm bài cao lắm chỉ có hai trang vậy thôi, các con đọc cũng mắc mệt rồi!
Các con thấy đọc mệt lắm chứ đâu phải không!Mà bài nào người nào cũng viết thực phẩm bất tịnh y như vậy hết; người viết cái này, người viết cái kia cũng đều là nói bất tịnh, đọc nó chán lắm!
Cái gì mới mẻ đọc còn ham chứ viết kiểu này chỉ có ông thầy mới chịu khó đọc thôi! Các con thấy không? Chỉ có ông Thầy, vì đọc để hiểu biết người học trò của mình viết đúng, sai, trật, trúng chỗ nào để mà hướng dẫn. Cho nên không đọc sao được!
Mà đọc có hứng thú gì! Bao nhiêu cái bất tịnh này Thầy quá rõ rồi. Đọc cái gì mới, còn hứng thú còn ham đọc, còn đọc cái này không có hứng thú gì hết!
Có nhiều khi các con đưa ra những mẩu chuyện nói về cái chuyện bất tịnh như nói về chuyện đánh giặc thì Thầy còn thấy hứng thú đọc.
Các con đưa những mẩu chuyện gì ra nói về vấn đề nhân quả, câu chuyện nó lạ lạ cũng ráng đọc được! Còn cái gì mà nói lý luận không! Như Nguyên Thanh, trời đất ơi! Thầy đọc cái đầu muốn vỡ ra vì phải nghe theo cái lý luận đó.
Nó hay thì nó hay thật nhưng mà sự thật bắt buộc mình phải theo sự suy luận đó, nó không có hứng thú đâu! Bắt buộc đòi hỏi mình phải dùng trí óc để coi cái lý luận của người ta như thế nào; bắt buộc mình phải làm việc nhiều lắm. Đọc bài Nguyên Thanh là phải làm việc nhiều còn đọc mấy bài các con đưa ra các mẩu chuyện nghe nó thích thú.
(57:47) Tâm lý con người mà, Thầy nói thật đó các con! Thầy chấm bài Thầy biết mà! Nó cực lắm; thà mình ngồi không cho sướng cái đầu óc. Nhưng các con ráng tu tập Thầy sẽ cố gắng dạy, Thầy không có bỏ đâu vì đây là cái lực lớn cho các con và cũng là cái nhìn chung; các con tu được đó là cái gương tốt để cho người đời sau có cái hướng tu tập. Người ta thấy được kết quả người ta hướng; bởi vì đời khổ quá, đời không có đạo đức thiếu đạo đức nhiều quá mà chúng ta làm được. Đó là cách thức để người sau có chỗ nương tựa.
Tội cho con người lắm, sanh ra làm người ai cũng muốn được an vui được yên ổn nhưng vì ác pháp nhiều lắm! Người này vì muốn có sự hạnh phúc cho mình đầy đủ thì lại làm cho người khác khổ. Cho nên chúng ta muốn điều này là lợi ích trước tiên là bản thân mình, lợi ích kế đó là mọi người. Và nhiều người được như thế này thì trên thế gian này hạnh phúc lớn lắm.
Chúng ta thương xót mọi người! Vì mình thương xót mình thì mình thương xót mọi người! Mọi người đang khổ, mình ngồi đây tu, mình xả tâm chứ bao nhiêu người đang chửi lộn ngoài kia! Họ đang tranh giành từng miếng ăn, manh áo. Họ đang từng đồng, từng cắc, từng trăm, từng triệu họ không kể thân mạng của họ đâu, họ không kể sanh mạng người khác đâu! Cho nên những hành động đó thiếu đạo đức rất lớn; mà mình rất thương họ chứ không phải vì vậy mà mình ghét họ đâu!
Tại vì những người đó họ không biết cho nên chúng ta phải cố gắng đem hết sức lực của mình nỗ lực tu, Thầy sẽ dạy, chắc chắn là các con sẽ đạt được không có khó khăn đâu. Đức Phật nói: “Không có khó khăn, không có mệt nhọc”. Nó dễ không có khó với điều kiện là chúng ta phải bền chí tập luyện.
Bây giờ chúng ta nghỉ, mỗi một buổi gặp Thầy dù nhiều ít Thầy nghĩ rằng các con về tu tinh tấn và còn thoải mái lắm phải không các con? Mặc dù nói bậy nói bạ vậy thôi nhưng cũng thu thập được một chút; về phần kiến thức mình cũng thu thập được một ít và rút tỉa từng kinh nghiệm để mà tu tập thì chắc chắn là nếu bữa nào cũng gặp như thế này tu mê lắm à! Tu thấy không có thối chuyển nhiều nữa!
Các con ráng cố gắng, Thầy sẽ cố gắng giúp đỡ cho các con để mà nỗ lực và đồng thời chúng ta sẽ trao đổi những bài vở với nhau. Nhiều khi các con viết góc độ này rồi các con đọc góc độ khác các con thấy thêm vào những kiến thức, tri kiến của mình thêm vào, hay lắm các con!
Ở đây nếu có người đánh vi tính, ba bốn người thì những bài vở của mình được đưa lên vi tính đánh hết, in nó dễ; còn người viết vầy kẻ viết khác đưa lên cái máy photo nhiều khi lu mờ, không rõ, khó quá! Do đó mà được đánh trên vi tính hết mình sẽ đưa ra, các con sẽ đọc, hay lắm!
Mình viết của mình rồi, mình đọc, mình thấy đã triển khai cái đó rồi; như bây giờ thầy Chơn Tịnh, thầy Từ Quang, thầy Minh Thống mọi người đều có bài viết hết; nhưng khi Thầy Từ Quang đọc bài của Thầy Chơn Tịnh rút cái hay, cái hiểu biết của thầy Chơn Tịnh làm cho bài của mình sâu sắc hơn. Rồi Từ Quang đọc bài của Minh Thống rút tỉa hết những cái thầy Minh Thống viết cái này dở thì mình cũng thấy biết, mình học luôn cái dở vì vậy mình khó lầm lạc ở trên cái đường đó.
(1:01:43) Và cái hay của Minh Thống thì cũng được thầy Từ Quang học trong đó. Rồi thì Minh Thống đọc bài của thầy Từ Quang đưa cái mẩu chuyện này quá tuyệt vời; lục cái chỗ này ra mình tưởng bao giờ người ta nghĩ về nhân quả, người ta nghĩ về cái thiện, cái ác, người ta không có nghĩ được cái điều này mà bây giờ nhờ sư Từ Quang mà mình mới hiểu được cái đó.
Rồi các con học ở trong lớp, chúng ta truyền nhau đọc qua đọc lại làm nhiều thêm tri kiến, dồi dào lắm các con! Mỗi người có một cái lối riêng, Thầy đọc Thầy thấy rõ ràng mọi người, người nào Thầy cũng đọc nên Thầy thấy có cái hay có cái dở trong đó cho nên mình rút ra được. Chúng ta đọc, chúng ta thấy.
Trong cái tập chung mà Thanh Trí làm có những cái bài, các con đọc, những người có cách thức hiểu trong lớp Chánh Kiến có nhiều mặt lắm, rất hay! Cái tập chung này nếu mà ra được thì trong ba ngày tết các con đọc, các con thấy ăn tết mừng xuân vĩnh cửu, mình học hiểu với nhau.
Sư Phước Tồn mượn cái bài quán thực phẩm bất tịnh của thầy Chơn Thành, của thầy Chơn Tịnh về bữa nay bộ tính đọc băng suốt ngày không tu, bệnh sắp chết rồi không lo, ở đó lo đọc.
Lát nữa thầy Chơn Tịnh, thầy Chơn Thành có đem bài thì cứ đưa vô cho Thầy rồi Thầy trao lại cho sư Phước Tồn, sư Phước Tồn về mở máy ra mà thu vô ráng đọc ngày nay cho xong, ngày mai về quê ráng làm thầy giáo dạy
Tu sinh: (không nghe rõ)
Trưởng Lão: Chưa rồi? Bởi vì đi hết mấy ngày rồi, nó trễ. Thôi có bài nào cho cũng được.
Tu sinh: Bạch Thầy! Cho con xin quyển của Nguyên Thanh vừa mới photo.
Trưởng Lão: Rồi! Đọc, mình rút những cái hay để cho kiến thức mình càng thêm dồi dào.
Bây giờ chúng ta nghỉ để chuẩn bị tới giờ đi khất thực.
HẾT BĂNG