CK 067B - ĐỊNH VÔ LẬU LÀ PHÁP TU CHÍNH, VẤN ĐẠO NGHE BĂNG, TỨ NIỆM XỨ
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 19/01/2006
Thời lượng: [41:50]
(00:00) Tu sinh: Thầy dọn cái này là con nghĩ rằng chuẩn bị vào tu tập Tứ Niệm Xứ cho tất cả mọi người. Mà nếu mà không dọn cái này thì tu tập Tứ Niệm Xứ không bao giờ vô hết. Mới ngồi chút thanh thản chút là nó bắt đầu nó…
Trưởng lão: Mình phải biết được tới cái giai đoạn nó phải sự yên tĩnh như thế nào để mà tu tập mới kết quả. Nếu mà không dọn sạch như thế này thì không bao giờ tu được. Cứ yên một bữa hai bữa cái động thì làm sao mà tu được mấy con.
Tu sinh: Học nó cũng đỡ. Học là về Định Vô Lậu thì nó cũng còn đỡ. Nhưng mà khi quay tới Tứ Niệm Xứ thì lại độc cư trăm phần trăm.
Trưởng lão: Áp dụng vô thân tâm của mình liền. Tuy rằng mấy con trong cái giờ đó mấy con áp dụng từng cái niệm bằng cái đề tài của Thầy cho để mà xả tâm nhưng mà cái xả tâm đó thì phải trong những thì giờ mà nó còn thì mấy con áp dụng vào đó để mà quan sát Thân, Thọ, Tâm, Pháp - Tứ Niệm Xứ. Con thấy nó vừa áp dụng trên cái học của mình trên cái bài tri kiến để giải thoát mà vừa lại là nhiếp tâm để an trú trên Tứ Niệm Xứ, các con thấy chưa. Cho nên đâu dễ mà bây giờ cứ động hoài. Mà tới giai đoạn này mà động nữa thì làm sao mà tu đây. Nó khó chứ không phải dễ.
Tu sinh: Bạch Thầy, Thầy có dạy là đừng nên nghe băng.
Trưởng lão: Tới cái lớp là dẹp hết không có nghe băng nữa.
(01:30) Tu sinh: Nhưng mà trong cái lúc tu mà cái khoá tu gọi là Định Vô Lậu đó. Đúng ra là con cũng dẹp hết mấy cái máy cassette nhưng mà nhiều cái lời mà Thầy giảng cho con ở đây, con hỏi hoặc những huynh đệ mà con hỏi, con nghe ở đây Thầy giảng mười mà con tiếp thu được có hai, ba, hay là năm thôi. Nhưng mà sao tự nhiên con về con nghe lại. Thầy giảng cho con bao nhiêu lần như thế này mà tại sao bây giờ con vẫn không nghe. Con nghe không phải một lần, con nghe tới nghe lui, hai ba lần những cái lời Thầy dạy con mới ngớ ra, ủa Thầy dạy như thế này, mình phải tu như thế này, mà sao mình cứ hỏi theo kiểu kia.
Cho nên con mới nói rằng thì thôi thì trong cái lúc mình tu Định Vô Lậu con vẫn cứ giữ để con nghe những gì mà Thầy giảng. Nhưng mà khi con áp dụng vào cái vấn đề tu Tứ Niệm Xứ thì nghe băng nó cũng là chướng ngại vì nghe xong nó nhiếp tâm cũng không được. Thầy dạy như vậy ngăn cản như vậy rất là đúng, nhưng mà mình vừa Định Vô Lậu vừa Tứ Niệm Xứ nữa hai cái nữa thì làm sao? Một là bỏ Tứ Niệm Xứ hai là bỏ Định Vô Lậu. Con làng xàng hai cái việc này vì nếu mà mình không nghe kỹ cái lời của Thầy thì mình lại hành trật đi theo cái ý của con. Còn cứ hỏi tới hỏi lui theo những cái mà đôi lúc nhiều khi con thấy, đáng lẽ mình phải hiểu rồi chứ, mà sao mình cứ hỏi những cái mà mình không hiểu.
(03:02) Mà Thầy đã giảng kỹ như thế này nè, hành như thế này nè, từng bước như thế này nè mà tại sao mình hành tùm lum tùm la theo cái ý của mình như vậy. Cho nên con nói thôi thì bây giờ trong cái thời Định Vô Lậu thì thôi cũng ráng nghe chút. Nhưng mà có nhiều lần thôi, hết cuốn băng này là thôi dẹp nhưng mà tại sao lại là băng Thầy cho con nữa, nó chướng ngại thưa Thầy.
Cấm thôi hết cái này là dẹp nhưng mà qua ngày hôm nay, hôm kia, con đó như vậy cái tự nhiên hôm sau nó lại mang tới. Đó là nghiệp chướng thưa Thầy. Nhưng mà con nghĩ tới nghĩ lui thì đây là nó còn là trong cái Định Vô Lậu còn đang phải suy xét, phải suy tư, phải suy nghĩ để mà làm cái bài.
Nhưng mà con làm cái bài Định Vô Lậu, con thưa thiệt Thầy con làm con chỉ bỏ khoảng sáu bảy mươi phần trăm thôi chứ không chưa có làm hết cái công sức của con đâu. Con chỉ làm mục đích là con cố gắng con tập về cái nhiếp tâm, chướng ngại về cái nhiếp tâm, chướng ngại về Tứ Niệm Xứ. Cho nên con có hai cái chướng ngại đó mà con đi làng xàng. Con mới hỏi Thầy nó làng xàng mà may là tự nhiên đó nó có cái gì đó nó gỡ con. Cho nên khoảng hai tuần nay còn thấy nó có vẻ đỡ hơn chút. Nhưng mà đỡ đỡ vậy chứ nhưng mà nó còn bị chướng ngại vì mấy cái băng.
(04:21) Trưởng lão: Thật sự như thế này là mấy con, trong khi Thầy dạy mấy con ở triển khai tri kiến của mấy con thì mấy con tập trung trong cái Định Vô Lậu là hiểu, cái đó là cái điểm chính của mấy con trong cái giai đoạn này. Còn kia là tập cho mấy con làm quen trên Tứ Niệm Xứ thôi. Cho nên mấy con cứ cố gắng trên Tứ Niệm Xứ mà tu thì mấy con lấy nó làm chính, mấy con nỗ lực mấy con tu đừng có sai.
Còn mấy con tập pháp Thân Hành Niệm chẳng qua mấy con phá hôn trầm thùy miên cho nó tỉnh thôi. Chứ nó cũng vẫn chưa phải pháp chính. Chính cái Định Vô Lậu triển khai cái tri kiến của chính mấy con đó. Cái bài học của mấy con lắng nghe kỹ từng chút từng chút để thu thập từng cái hiểu biết trên cái vô lậu đó, đó là cái chính. Cho nên mình dồn hết những cái công phu, những cái thời gian, lúc nào nghe chưa rõ cái này thì mình mở băng nghe rõ rõ những cái này thì nó đúng.
Chưa đọc được cái bài này mình mở ra mình đọc cái bài này, coi thử coi những cái gì mà nói ở trong cái này như thế nào thế nào, càng đọc nó thấm nhuần bởi vì mình tập trung cái đề mục chính tu của mình là Định Vô Lậu. Nó triển khai cái tri kiến mà mình cứ lo nhiếp tâm đừng có niệm thì chết nó rồi. Đó là diệt cái tri kiến của mình mất đi rồi, con hiểu không.
Còn cái này là mình chỉ làm quen để mình quan sát thôi chứ nó chưa phải cần đâu. Tới chừng cần nó tới chừng đó nó khác chứ không phải vậy. Cái pháp chính cái pháp phụ, cái này phụ thôi, cái kia là chính. Chính mình không thấy nó là cái pháp chính mà mình cứ biến đó thành cái pháp phụ, rồi mình lăng xăng hai pháp, không biết cái nào.
(05:55) Tu sinh: Bạch Thầy Thầy dạy đó là khi mình nhiếp tâm với một bên là mình triển khai tri kiến. Mới vừa rồi Thầy dạy đó mình nhiếp tâm tức là để mình tu cái Chánh Niệm thì con lại thấy bên này mình không cho nó khởi niệm, còn bên đây là mình lại phải phát triển cho nó niệm. Cho nên hai cái đó nghịch. Nhiều khi con muốn hỏi Thầy.
Trưởng lão: Mấy con muốn hỏi cái điều này. Bởi khi mà mấy con giữ im lặng thì mấy con phát triển bên đây nó phát triển lên. Còn mấy con không giữ im lặng mà cứ suy nghĩ hoài thì nó không có triển nổi đâu, không có khai triển đâu. Bây giờ con triển khai không có nổi cái này đâu. Các con giữ thật yên lặng hết đừng có cho nó nghĩ. Cái bắt đầu con dừng suy nghĩ nó bắt đầu bật ra, từ cái chỗ im lặng này nó bật ra, người ta dùng cái đó.
Cho nên Thầy bảo im lặng nhiếp tâm an trú trong một phút, chỉ cần một phút thôi rồi mấy con xả ra sử dụng qua Định Vô Lậu thì mấy con thấy nó như vậy. Còn mấy con bên nay động quá động, mà bên nay quá cực. Hai cái này đối chọi nó ngược nhau. Tại vì mấy con chú ý cái này, người ta chỉ nhiếp tâm an trú thôi, mấy con tính làm cho tăng lên 5, 10 phút thì thôi rồi. Mấy con không hiểu.
Tu sinh: Bạch Thầy con thấy những cái lời mà Thầy dạy, có thể chúng con nhiều khi áp dụng không được. Mà không hiểu nữa không hiểu để áp dụng. Nhưng đến một tuần hai tuần hoặc là một tháng sau, Thầy dạy như thế này mà mình làm trật lất đi. Dạ nó mới phát triển lên nó mới hiểu tới đó. Cho nên có nhiều khi Thầy dạy trước những cái lúc mà tụi con hành tới, sao cái này mà Thầy dạy hay quá mà sao hồi đó mình nghĩ như thế này mà mình làm như thế này, thì lúc nào nó mới đi giống như là giống như là Thầy dạy.
Thầy dạy phát triển trước mà tụi con cứ đi lò mò rất là chậm nếu mà tụi con có trí tuệ tốt hay là tu tập tốt thì con lò mò thì Thầy dạy ngày hôm trước vài ngày hôm sau là tới rồi. Ai dè cứ lò mò, lò mò tuần sau mới phát giác. Nhiều khi lại hỏi lăng quăng nữa chứ, hỏi mất thời gian quá nhiều.
(07:58) Trưởng lão: Thì bằng chứng như con thấy như Nguyên Thanh, hỏi rồi cái nó nắm vững được, cái nó phát triển nó viết được, nhanh, nhạy bén. Nó là cái thông minh, còn mình nói rồi nói rồi về bắt không được. Trời ơi ráng ngồi viết như vậy khổ hết sức. Con hiểu không. Không thể triển khai hơn được. Cho nên cũng như bây giờ Thầy dạy tu, Thầy dạy ý của Thầy như vậy mà lại hiểu như vậy. Cho nên giờ tu tập, tới chừng bật ra hiểu: ”Trời ơi Thầy dạy như vậy mà mình tu loanh quanh gì kỳ vậy”. Đó là một cái trường hợp tại vì mình hiểu sau cái thời gian phải kinh nghiệm rồi mình mới thấy được, có tu tập rồi mới thấy. Còn người ta khi mà nghe rồi người ta hiểu trước cái đó, người ta hiểu đúng cái đó, cho nên người ta bắt luôn và người ta làm liền.
Tu sinh: Cho nên bởi vậy nó chậm. Mà theo khoảng gần 3 tháng phát triển về cái Định Vô Lậu là con thấy thật sự ra là con đã được tiến triển lên một bước nữa. Vì hơn mấy lần trước con học được Thầy dạy là con chỉ ôm pháp tu thôi, mà khi ngừng ôm pháp là trong nội tâm của con là bị ác pháp nó tới, ngưng ôm pháp là bị ác pháp nó tới. Mà cứ ôm hoài ôm hoài mà chẳng lẽ ví dụ như con đi chỗ này chỗ kia mà con cứ ôm hoài thì đâu có dễ ôm được, chỉ có ở đây là ôm được.
Nhưng mà từ khi con tu tập về cái Định Vô Lậu Thầy dạy con không cần ôm pháp. Con không cần ôm, con cứ một ngày con cứ giữ thanh thản thôi, con cứ giữ bình thường nhưng mà có một cái tri kiến. Con để ý con nằm, con để ý con đi, nhưng mà ác pháp nó đến, nó có đến, đến khạc qua một cái là tự nhiên con biết nó ở đâu trong nội lực con, nó có một cái tri kiến gì đó, nó làm cho nó đi trở lại bình thường. Thì con thấy nó rất là vi diệu ở chỗ đó. Mới có 3 tháng phát triển về tri kiến này thôi, mà nếu mà nỗ lực mà phát triển cho nó đúng mức của nó nữa thì nó có một nội lực rất là mạnh. Mà mình không cần phải ôm những cái pháp như Thầy dạy lâu nay về Chánh Niệm Tĩnh Giác, hay là những… ôm ít sơ sơ thôi nhưng mà mình có cái tri kiến tốt là nó sẽ bay những cái kia.
Trưởng lão: Nó ly mấy con, ly được.
Tu sinh: Bạch Thầy, như mấy kỳ đó, con cảm thấy mệt con nằm. Nếu mà ôm cái gọi là những cái phương pháp tu tập của Thầy giảng đó, ôm nó mà khi con nằm một thời gian chỉ một vài tiếng đồng hồ để thả lỏng đó ác pháp nó đến nó tấn công liền. Nhưng mà hôm nay con tu tập cái tri kiến, con nằm thả lỏng, con để ý coi thử vài ba tiếng đồng hồ nó cũng không làm gì con nổi, ác pháp thì nó đến tự nhiên sao nó có cái gì đó. Nó hay lắm mà Thầy. Con thấy con có cái đó là tiến triển lên được cái bước đó. Mà nếu mà giữ được cái tri kiến này tốt, mà nó tăng trưởng lên, thì chắc có lẽ con cũng có một sức mạnh để nó ngăn chặn bớt ác pháp. Con nghĩ rằng mình được tiến bộ, được tiến bộ một chút xíu.
(10:59) Trưởng lão: Rồi lý giải lại cái lớp học triển khai tri kiến của mấy con. Mấy con cứ nghĩ đi, mấy con trở thành một người giảng sư rất là đầy đủ, không có chỗ nào mấy con thiếu sót được. Cho nên Thầy đào tạo mấy con là đào tạo cái người lãnh đạo chứ không phải đào tạo cái người tầm thường. Nhưng mà lãnh đạo cả thân giáo, thuyết giáo đầy đủ. Các con cứ làm bài đi rồi các con sẽ thấy tiến bộ trên sự làm bài của mấy con. Mấy con sẽ trở thành những nhà thuyết giáo. Lần lượt thì mấy con sẽ áp dụng nó từ cái chỗ tu tập của mình, từ cái triển khai cái tri kiến, mấy con trở thành những nhà lãnh đạo hết, nó không có còn chỗ nào. Đó là cái đào tạo của Thầy, bởi vì đào tạo những bậc A La Hán.
Tu sinh: Trở thành nhà văn luôn đó Thầy. Hồi đó con không biết viết mà bây giờ con làm dường như là trở thành nhà văn luôn.
Tu sinh: Nhà văn còn thua những nhà lãnh đạo của tôn giáo. Nhà lãnh đạo mà thân giáo, thuyết giáo.
(11:56) Tu sinh: Tứ Vô Lượng Tâm mình làm rời ra bốn bài hay là một bài một Tứ Vô Lượng Tâm thôi.
Trưởng lão: Bài Tứ Vô Lượng Tâm thì con sẽ làm cái bài về “Từ” trước, cái “Bi”, rồi mới là cái “Hỷ”, rồi mới tới cái “Xả”. Mỗi cái riêng ra từng bài, một bài vậy rất nhiều, viết mệt lắm chứ không phải mình dồn vô “Từ”, “Bi”, “Hỷ”, “Xả” làm một bài đó chừng ba bốn trang thôi rồi đầu hàng.
Tu sinh: Cũng như Thầy nói cái bài chữ Từ với chữ Bi. Chữ Từ là ấy, còn chữ Bi chữ thương xót mà thấy hai cái nghĩa nó tựa tựa giống nhau nên nó khó làm bài lắm.
Cái chữ Từ với chữ Bi đó Thầy, cái chữ Từ nó dễ làm bài hơn cái chữ Bi này. Cái chữ Bi Thầy nói cái cảnh thương xót mà nhiều khi mình nói cái thương xót nó quay quanh nó lật kèo với chữ Từ.
(13:02) Trưởng lão: Đó là tại con không hiểu, Từ Bi nó lộn xộn, chứ còn Từ ra Từ, Bi ra Bi chứ. Hai cái này không lộn…đâu nó ra đó. Cho nên Thầy nói ví dụ vậy chứ con nắm bắt được thì con triển khai nó còn sâu sắc hơn. Mà nó rất hay con, bởi vì nó là pháp độc nhất để đi đến cứu cánh giải thoát, bốn cái pháp độc nhất của đạo Phật là Từ, Bi, Hỷ, Xả. Cho nên vì vậy mà triển khai cho đầy đủ mỗi một cái Tâm Từ của mấy con nó thấm nhuần mấy con sẽ thấy người ta chửi mấy con không giận đâu.
Nói vậy cho mấy con biết, ghê gớm lắm chứ không phải là cái bài học nó đơn giản vậy. Mấy con trở thành những nhà văn viết một cái lòng Từ đọc người ta xúc động người ta khóc. Rồi tới mấy con viết cái Tâm Bi, Tâm Bi là mấy cái nhà từ thiện mà đi cứu trợ người nghèo, người đói, người màn trời chiếu đất là Tâm Bi đó chứ không phải là Tâm Từ đâu.
Tu sinh: Mà nếu mà người ta có cái vì danh, vì lợi thì họ có phải là Tâm Bi không vậy Thầy?
Trưởng lão: Danh lợi thì thôi khỏi nói Bi đi.
Tu sinh: Họ cứu trợ nhưng mà họ phải danh. Họ có cái danh tiếng, họ có cái lợi gì đó họ mới cứu trợ người ta chứ.
Trưởng lão: Cái đó thôi khỏi nói đi. Mà cũng không Từ mà cũng không Bi. Ở đây khi mà biết rồi thì mấy con cũng vạch cái mặt Từ Bi giả. Khi mà mình viết ra rồi để mình vạch ra để cái mình lầm lạc ở trên cái Tâm Từ, Tâm Bi thì nó sẽ đụng chạm đến cái nhà từ thiện mà làm cái chuyện danh lợi ở trên cái lòng từ thiện của họ. Họ từ thiện chứ đâu phải họ không từ thiện. Cho nên làm chuyện ác trong đó, là kêu gọi người ta đóng góp rồi ăn nửa trong đó đem ra có chút. Cái đó là từ thiện thật đó. Cho nên trong cái vấn đề này khi mà viết Tâm Từ, đứng trên góc độ Phật giáo mấy con triển khai.
(15:01) Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão: Viết về Tứ Vô Lượng Tâm như vậy nó đưa vô đặc tính đặc tướng.
Trưởng lão: Lẽ đương nhiên nó có tướng tính đủ trong đó nhưng mà mình không nhắc ra chứ người ta đọc người ta thấy tướng tính đủ, rồi duyên hợp nữa con, duyên hợp tan ở trong đó nữa.
Tu sinh: Mình cũng đưa trong cái đặc tính.
Trưởng lão: Nó đủ hết con. Coi những cái bài của mình nó không đi ra ngoài cái khung đó đâu con. Bởi vì cái hành động của mình là cái tướng mà cái tính của nó nói lên cái lòng thương yêu thật hay là giả trong đó rồi.
Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão vậy có phải con hỏi là cái đặc tính có phải là nói chung là đặc tính, đặc tướng duyên hợp biến đổi ở bên trong tức là 12 Nhân Duyên.
Trưởng lão: Một cái hành động đó.
Tu sinh: Không phải, ý là con nói là trong cái nhóm này đặc tính đặt tướng duyên hợp mà biến đổi ở bên trong tức là 12 Nhân Duyên. Cái này nó là 12 Nhân Duyên mà thay đổi cái tên thôi chứ gì.
(15:58) Trưởng lão: Không phải con.
Tu sinh: Ví dụ như đặc tính là Vô Minh, Hành sinh ra cái Thức thì là đặc tính rồi, còn cái tướng nó là Danh Sắc rồi. Cái duyên hợp.
Trưởng lão: Tại con nghĩ vậy nhưng mà có nhiều khi Thập Nhị Nhân Duyên nó phải 12 cái duyên mới đủ, còn cái này nó không đủ con. Có cái đặc tướng, tính nó ở trên cái Tâm Từ. Nhiều khi có duyên nó không có đủ 12 Nhân Duyên. Cho nên không ghép 12 Nhân Duyên vô đây được. Khi đó nó có ưu bi sầu khổ, bệnh tử đâu. Khi mà làm cái việc từ thiện nó chưa tới đó thành nó chưa có cái gì nó chưa có cái duyên đó được. Còn cái kia nó kết hợp nó thành cái duyên đó. Cái duyên 12 Nhân Duyên nó phải có một cái chữ duyên nữa con.
Tu sinh: Không, ý là con hỏi là năm cái đặc tính năm cái nhóm này Trưởng lão đưa cho.
Trưởng lão: Đúng rồi, cái đó là nằm trong Thập Nhị Nhân Duyên. Con muốn nói cái đó Thầy biết rồi. Tức là năm cái Đặc Tướng, Đặc Tính này, Duyên hợp, Duyên tan này phải không? rồi chuyển đổi này đó là nằm trong Thập Nhị Nhân Duyên. Cái đó thì nằm trong Thập Nhị Nhân Duyên. Còn cái hành động mà làm cái việc từ thiện, lòng thương yêu mình khởi nhiều khi nó thiếu duyên. 12 duyên nó chỉ 6 duyên rồi, 8 duyên.
Tu sinh: Ví dụ như là cái đặc tướng của nó. Đặc tướng của cái thảo mộc nó chỉ có Danh Sắc thôi chứ nó không có Lục Nhập.
Trưởng lão: Thì đúng rồi đó, nó là như vậy đó. Mình không thể nói lục nhập được. Bởi vì chỉ có con người mới có Lục Nhập.
Tu sinh: Cho nên là bây giờ bắt đầu tới đặc tướng thân người thì bắt đầu nó tới cái duyên hợp. Duyên hợp tức là bây giờ nó hợp trong những cái gì nó xuất được cái Thọ đó. Con nghĩ trong cái nhóm này tức là 12 Nhân Duyên. Nhưng mà nếu nói về con người thì lại có lục nhập, nếu mà nói về thảo mộc không có đủ.
Trưởng lão: Nó thiếu, nó không có lục nhập thì nó mất một Duyên của người ta rồi. Nó không ổn.
Tu sinh: (17:40) …
(17:47) Trưởng lão: Lục nhập là nó nằm trong mắt tai, sáu cái căn của nó con. Lục nhập là nó có 6 căn 6 trần, con. Thành ra nó, cái chỗ lục nhập nó không phải có 6 căn không, mà nó có cộng thêm sáu trần mới gọi là lục nhập.
(18:06) Tu sinh: Kính bạch Thầy, nãy Thầy nói về vấn đề mà nghe máy nghe băng trong thời gian rảnh, thì qua cái kinh nghiệm con thấy thì cái nghe băng đó thì cũng như là những lời nói của Thầy, cũng như cái hình bóng của Thầy, mà không một vị Thầy thứ hai, mà không bao giờ sai trật. Thì qua cái kinh nghiệm thấy thì ví dụ nghe băng hai ba lần trong những cái buổi giảng của Thầy thì mình nắm vấn đề nó kỹ, nó không có sai. Từ đó cái tri kiến mình có, và khi mình nghe rồi, theo băng mà khi thấm nhuần rồi, con thấy cái băng nếu mà có đó mình cũng không nghe nữa, có bảo nghe cũng không nghe nữa. Còn cái vấn đề mà khi mình chưa nắm thì từ đầu nó phải đòi hỏi cái băng để tìm nghe cho rõ, cho thông suốt vấn đề.
Trưởng lão: Thì cái đó là cái giai đoạn đầu thôi chứ giai đoạn mà tới tu tập mà tới Tứ Niệm Xứ để cho đi vào miên mật thì nó không còn thời gian đâu nữa con, thời gian tu hết rồi, nó không còn thời gian nghe nữa hết, mà nó không để cái tai mình phóng dật nữa con, tức là nó luôn luôn nó nằm ở trên Tứ Niệm Xứ nó quan sát từ giờ này đến giờ khác, Nó tu Tứ Niệm Xứ được.
Tu sinh: Kính Bạch Thầy, ví dụ như niệm về pháp, niệm về pháp thì nó cũng không có tham, sân, si, tự động nó sẽ tan đi, dễ hơn là cái niệm của ngũ dục lạc thế gian. Thì ví dụ niệm nó dính pháp, một ngày một thời gian ngắn rồi nó cũng tan đi liền. Như cái niệm khởi về nhiều khi nghe băng thì nhớ về pháp đó, pháp kia, tự động để nó giải quyết trong áp dùng pháp này vào trường hợp nào thì nó cũng có niệm đó, nhưng cái niệm này thì từ từ… nó cũng cái niệm đó Niệm pháp.
(19:38) Trưởng lão: Biết rồi, nhưng mà cái điều kiện tới đây nó không còn pháp gì nữa, nó hơn là ngoài Tứ Niệm Xứ. Nghĩa là cái tâm nó luôn luôn nó quay vô nó không có thời gian mà rảnh quay ra. Mà nó quay ra nó nghe pháp, nó nghĩ pháp là nó bị quay ra phóng dật đó. Tới cái giai đoạn mà mấy con không cần băng gì hết. Nó chỉ cần ở trên Tứ Niệm Xứ không để nó quét hết, nó quét để nó hộ trì chân lý của nó mà. Nó quét tất cả hết, không có cái gì mà còn. Nó hoàn toàn nó phải thanh thản chứ nó còn một cái pháp trong đó thì không được. Cho nên đức Phật dạy ông Mục Kiền Liên: "Im lặng như Thánh, ở trong đó mà nói nói". Nghĩa là không có cho nó phóng dật.
Tu sinh: Kính bạch Thầy, bây giờ lúc mà tu Tứ Niệm Xứ miên mật, mình có thể mình đi khất thực, mình cũng không nhịn ăn, không chờ ai được chứ Thầy.
(20:24) Trưởng lão: Được chứ con. Nó quay vô hết rồi con. Con bây giờ Thầy nói bây giờ mấy con nhận ra cái trạng thái tâm quay vô. Bây giờ các con chưa có nhận ra nhưng mà các con thấy đó, nhìn lại cái thân của mấy con thì mấy con thấy nó có biết ở bên ngoài không. Cho nên lúc bây giờ mà nó quay vô nó chịu quay vô. Bởi vậy đức Phật nói: “Ta thành chánh giác là nhờ tâm không phóng dật”. Ở chỗ trên Tứ Niệm Xứ nó quay vô cái thân nó không phóng ra ngoài đâu, nó ở đó. Mà bây giờ nó luôn luôn nó nhiếp phục nó nằm ở trên đó, nó không có đi ra nữa đâu. Thì lúc bấy giờ thì mấy con muốn nghe băng nó cũng không nghe. Nó muốn dừng lại mà con khởi muốn nghe băng là nó phóng ra, nó không phóng là nó mất cái chỗ Tứ Niệm Xứ.
Tu sinh: Nghe là bị chướng pháp rồi mà.
Trưởng lão: Nó bị chướng rồi con. Nó không có muốn, khởi được gì hết, mà nó phải ra thì không được. Cho nên lúc bây giờ là lúc bảo vệ cái chân lý của nó. Chân lý được bảo vệ mà. Bảo vệ nó luôn luôn nó quay vô bảo vệ cái trạng thái thanh thản an lạc vô sự. Mà nó vừa phóng ra là nó mất cái trạng thái đó rồi.
Tu sinh: Kính bạch Thầy thì khi mà tâm quay vô thì quay vô là chỗ thanh thản hay là quay vô thấy toàn thân.
Trưởng lão: Coi như là đầu tiên thì mình mới tập thì mình thấy toàn thân, cảm nhận được thân, nhưng mà sau đó nó không thấy toàn thân đâu, mà nó thấy trạng thái thanh thản, trạng thái xung mãn Tứ Niệm Xứ. Nó lạc, nó khác, nó không phải vậy đâu.
Tu sinh: Bạch Thầy, vậy thấy trên Bốn Niệm Xứ trong thấy trên Bốn Niệm Xứ và thấy luôn cả thanh thản thì phải có phải đúng hay sai Thầy?
(21:46) Trưởng lão: Chưa đúng. Nó chỉ còn một cái trạng thái thanh thản thôi. Khi mình chưa quay vô thì chưa thấy, mà nó quay vô quan sát một thời gian sau thì toàn diện nó sẽ thấy, nó hiện ra cái đấy.
Tu sinh: Kính Bạch Thầy, vậy là lúc mà mình thanh thản mức độ đó thì mình phải vượt qua các cảm thọ tận cùng.
Trưởng lão: Đúng rồi. Nó sẽ hoàn toàn thanh thản mà. Chân lý được hộ trì mà.
Tu sinh: Mới mới đó chưa được đâu.
Trưởng lão: Thầy nói vừa rồi. Chưa có đâu.
Tu sinh: Không, chưa. Khi nào mà nó chưa hiện ra đâu.
Trưởng lão: nó hiện ra một cái thời gian mà nó ly dục, ly ác pháp đó thôi đừng có nói, nó trở lại, nó trở lại cái nó mất cái đó đi. Chứ nó chưa phải kéo dài luôn đâu. Cho nên mình tiếp tục mình tu tập nữa, mình tiếp tục để cho mình quan sát bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Và cái sự quan sát đó cho đến khi nó hiện ra thì để nó đi. Rồi cái nó hết.
Tu sinh: Bạch Thầy, con cũng thưa Thầy như thế này. Khi mà con tu tập, con cho nó quay vô một thời gian đó mà Thầy. Sao tự nhiên nó tự quay ra nó lại buồn bã vậy Thầy, buồn bã mà nghe băng. Không, đây là con nói cái sự phóng dật của con đó. Chuyện này nó là phóng dật. Mà sao lại nghe cái tiếng của Thầy cái tự nhiên hắn lại muốn lại tu lại. Còn không nó chạy ra lại nó buồn bã. Thí dụ nó quay vô một thời gian lúc đầu thì nó thích, rồi giống như nó không có sức lực, nó giống như nó buồn. Tự nhiên nó nghe Thầy nói vài ba câu cái là nó thích, rồi bắt đầu nó nỗ lực tu tiếp. Như vậy, nhưng mà con biết rằng khi mình hành như vậy đó, thì nó phóng dật, nhưng mà làm cho mình buồn, bây giờ mình phải dùng pháp, phải không vậy Thầy?
(23:18) Trưởng lão: Bây giờ cái giai đoạn đầu của mấy con mà nó còn bung ra bung vô. Chứ phải nó còn nằm đó được đâu, thì phải nghe để mà sách tấn nó chứ.
Tu sinh: Rồi nghe Thầy nhưng mà nó khiến như thế này nè. Con biết khi mà nghe lần rồi, bữa sau cái nó khiến mình nghe nhiều hơn chút nữa, rồi bữa sau nó khiến nhiều hơn chút nữa, nghe một chặp nó bắt nghe hoài. Nghĩa là nó phóng dật như vậy đó Thầy, nó ác rứa đó.
Trưởng lão: Không, thì bắt đầu bây giờ mình biết cái sức của nó, nó có được cái trạng thái thanh thản đó rồi. Nhưng bây giờ nó phải qua thời gian ngắn nào đó thôi rồi nó trở lại. Chứ nó không ấy, mà trở lại thì nghe nó buồn bã quá. Thì do đó thì mình nghe băng thì mình sách tấn. Thế bắt đầu đó mình phải biết ngăn chặn khi mà nó hưng phấn trở lại nó tụ tập đó. Thì mình dừng lại đừng nghe nữa để ráng tu. Chứ còn không ấy, nghe rồi bắt đầu nó phóng dật luôn, nó buộc mình phải nghe, nghe hết. Nó bảo mình nghe cho hết, rồi nghe hết rồi nó, còn nữa, còn mặt nữa chưa nghe. Nó có duyên theo, nó làm động, nó không chịu quay vô, nó cũng phóng dật đó. Cho nên gì vậy mình biết mình sách tấn nó thôi. Sách tấn nó mình nghe, à mình nghe đủ rồi phải không, bây giờ dừng lại nha, bây giờ vô lo Tứ Niệm Xứ đây.
Tu sinh: Con không có chặn cái chỗ đó, dở cái chỗ đó. Bạch Thầy, đang buồn bã tự nhiên tu cái rồi bắt đầu nó giống như nó hết sức tu. Bắt đầu cái con không biết làm cái gì mà mà mình cũng đẩy ác pháp, nó buồn là ác pháp rồi mà đẩy nó không được. Tự nhiên nghe cái lời Thầy nói cái tự nhiên nó tỉnh lên, nó sung lên, cái bắt đầu chút thôi rồi hành, hành, hành, rồi rồi bắt đầu nó kéo kéo, con nghe luôn. Dở cái chỗ đó mà Thầy.
(24:57) Trưởng lão: Đâu bây giờ là cái đầu tiên, nhưng mà biết ngăn chặn khi mà biết nó phấn khởi lên nó không còn buồn nữa thì mình dừng lại để cho mình tiếp tục.
Tu sinh: Cũng dừng lại mà Thầy, dừng lại tu nhưng mà dừng lại tu tu bữa hai bữa, cái bắt đầu nó kéo nghe nhiều hơn, nó như vậy đó, rồi nó dừng lại chứ không phải là nó tu cái ào. Đầu tiên nó nghe 5 phút vậy, chứ chặp hồi nó nghe 10 phút. Nó kéo kiểu đó, thôi cái kiểu này ác pháp đến rồi.
Trưởng lão: Sau khi nào mà nó có cái trạng thái mà nó thối chuyển đó, nó buồn buồn, nó thối chuyển đó thì mình nghe. Còn chứ không nói bắt quen đó, nó cứ tu hơi nó bắt nghe. Tu hơi cái xả nghỉ thôi nghe chút. Nó làm cho con, nó chạy vòng sao được.
Tu sinh: Mà cái tiếng của Thầy nó hay cái chỗ đó đó, tự nhiên mình đang buồn, cái tự nhiên nghe tiếng của Thầy, cái nó bừng tỉnh lên nó sáng suốt lắm, nó khỏe á. Nhưng mà chặp là nó kéo luôn.
Trưởng lão: Nó kéo luôn.
(25:45) Tu sinh: Bạch Thầy, khi con ngồi thiền đấy, cái giờ đầu đấy, cũng có hôm được 40 phút, cũng có hôm chỉ 30 phút, cũng có hôm chỉ 20 phút, cũng có hôm chỉ 15 phút. Tự nhiên người cứ giật lên, người cứ giật lên thì có ngồi tiếp hay thôi ạ?
Trưởng lão: Nó bị giật hả con?
Tu sinh: Nó bị giật ấy.
Trưởng lão: Nó giật thì không sao đâu con. Không có gì đâu đó là một cái trạng thái, con dùng tác ý, con bảo: ”Đừng có giật“
Tu sinh: Có những hôm con ngồi 40 phút, nhưng mà không hề có một vọng tưởng không hề có niệm, không có vọng pháp gì cả, ngồi rất tốt. Nhưng mà cũng có hôm không ngồi được, cũng có hôm thì ngồi 10 phút thôi thì tự giác nó đã giật rồi.
(26:26) Trưởng lão: Cái tâm con nó chưa ly hết. Nó chưa có ly hết cho nên vì vậy mà nó cứ trở đi trở lại. Do đó cái Định Vô Lậu mấy con nó chưa trọn vẹn. Cái Định Vô Lậu chưa trọn vẹn, vậy mà khi mà Định Vô Lậu mấy con trọn vẹn thì nó không có cái đó. Tự nó nó ly mà, cái Định Vô Lậu cái tri kiến chúng ta nó ly. Cho nên Thầy biết rằng phải triển khai cái này thì mấy con mới không bị trình trạng mà trở đi trở lại. Chứ còn không mấy con ráng ức chế cho nó đừng đó, thì mấy con ức chế nó, cho nên nó sai đường.
Tu sinh: Thấy hoa hay là Phật hay bị giật là con buông ạ?
Trưởng lão: Không con, con cứ nhắc cái tâm mình. Nhắc cái thân con: “Đừng có giật nữa nghe không”. Thì giật nữa.
Tu sinh: Cứ điều kiện nó giật nhé, nó giật trên người…
Trưởng lão: Đó là thần kinh con nó giật con. Nhưng mà con nhắc lại nó ổn định, khi mà con ngồi lâu yên đó. Cái thân của con nó bị động, nó quen rồi, cho nên bây giờ con ngồi yên nó không có chịu yên lâu nhiều đâu, nó giật. Cho nên con nên nhớ khi đó mình sử dụng pháp tác ý mình nhắc nó thôi, thì lần lượt nó sẽ bình an trở lại con, không có gì!
Thôi bây giờ ở trong cái lớp mấy con người nào về thì mấy con cứ chuẩn bị về đi, không có sao đâu.
Tu sinh: Bạch Thầy, như cái bài viết vừa qua “quán bất tịnh” con làm xong xin Thầy…
Trưởng lão: Con cứ làm xong đi rồi, cứ làm xong thôi bây giờ cái lớp này nó đóng cửa rồi. Nó không có coi bài vở ai nữa hết con. Mấy con ăn tết Thầy cũng ăn tết chứ.
(28:00) Tu sinh: Xin kính thưa Trưởng lão! Như vậy trong vòng ba tiếng buổi sáng, ba tiếng buổi chiều thì bây giờ nên viết bài mấy tiếng?
Trưởng lão: 3 tiếng buổi sáng.
Tu sinh: Ba tiếng buổi chiều, mình nên viết bài mấy tiếng? 6 tiếng mình viết bài mấy tiếng?
Trưởng lão: Cỡ khoảng con viết bài về cái Định Vô Lậu thì con nên viết bài con tập trung nó trong chia nó làm ra hai tiếng để mà tập trung ở trong cái Định Vô Lậu, còn một tiếng để nghỉ ngơi rồi tiếp mấy con tu.
Tu sinh: 3 tiếng thì mình viết 2 tiếng, tu 1 tiếng. Buổi sáng buổi chiều cũng vậy luôn.
Trưởng lão: Buổi sáng buổi chiều cũng vậy luôn. Tập trung đi mà đọc đi đọc lại cho nó thấm nhuần để mình chỉnh sửa lại cái bài của mình cho nó đầy đủ mà nó rất hay. Cho nó nhào đi nhào lại. Thầy biết là mấy con biết rồi mấy con đọc trở lại mấy con thấy còn thiếu sót, mấy con sửa đi sửa lại nhiều lần cái bài của mấy con rất hay. Chứ không phải con viết lần thì thôi thôi. Cho nên mấy con viết nhiều chữ Thầy đọc muốn chết đi.
Tu sinh: Con viết mà có cái cuốn lịch, con viết bản thảo trước, viết chì đó Thầy, con viết xong con tẩy.
Tu sinh: Xấu xấu quá Thầy đọc được không Thầy. Chữ con nó quá xấu Thầy.
Trưởng lão: Kệ. Xấu nhưng mà con viết lớn lớn chút là đọc dễ. Thầy bây giờ xấu tốt gì cũng được hết, mà viết cho lớn.
Tu sinh: Chữ xấu quá, cua bò đọc nó không rõ.
Trưởng lão: Không sao hết. Miễn là xấu gì xấu mà viết to đó Thầy nhìn được. Còn nhỏ quá Thầy ráng Thầy nhìn rất khó. Như Phước Tồn viết chít chít chít chít chít á khó đọc. Cái Duyên viết Thầy cũng đọc khó quá.
Tu sinh: Con viết chữ lớn hơn Phước Tồn chứ kính bạch Trưởng lão. Bữa nay thì con đã viết lớn rồi.
Trưởng lão: Lớn nhưng mà con viết dính dính dính, Thầy đọc khó quá. Con viết thưa thưa chữ này, con viết thưa thưa ra chút.
Tu sinh: Chữ con đọc được mà Thầy.
Trưởng lão: Được. Chữ con thì được. Chữ sư Pháp Ngộ viết cũng đâu có đẹp đâu nhưng mà điều kiện là viết lớn dễ đọc lắm. Không có khó đọc. Chữ Chơn Tịnh cũng viết dễ đọc không có khó.
(30:12) Tu sinh: Con viết cũng hơi xiên xẹo, hơi ráo đó Thầy.
Trưởng lão: Kệ nó, không sao, nhưng mà đọc dễ. Cái con viết chữ đó, khó đọc lắm. Viết sao mà dính dính, chữ thì lớn mà sao nó dính lẹo quá trời. Con viết chữ lớn đó nhưng mà có cái điều kiện là viết…
Tu sinh: Nhiều khi con viết con không viết nháp Thầy. Con viết luôn, nhiều khi con suy nghĩ cái con viết luôn. Không có viết nháp.
Trưởng lão: Bởi vậy cái bài của con, con viết có lần à nên nó dở lắm. Con nhắc cái chuyện đánh vật của con…
Tu sinh: Kính bạch Thầy mà sao con thấy kinh nghiệm của con con thấy lạ là khi viết lần rồi. Hổm đọc kiểm tra để viết lại hay là viết nháp rồi thì mới có cái ý khác. Rồi viết lần thứ ba, tư tới khi nào chỉ dừng lại, chỉ khi nào khi nộp bài với Thầy, dừng lại. Còn muốn để, còn thời gian còn viết nữa thì nó còn viết nữa, thì nó còn thêm thắt, rồi còn thêm nữa cái bài, nó cứ thêm hoài, đến khi mà nộp bài với Thầy mới ngưng chứ còn để cái bài đọc đi đọc lại cũng còn có thêm hoài.
Trưởng lão: Còn có thêm. Có ý viết bài, cứ để viết chừng nào Con đọc lại con hết ý thì được rồi. Đó là nó hết ý rồi.
Tu sinh: Thì Con với Chơn Tịnh có cái ý nghĩ đó mà viết nhiều khi con không coi, làm biếng viết.
Trưởng lão: Làm biếng thì là con không chịu triển khai cái tri kiến con. Nó còn thừa cái chỗ hiểu đó. Cho nên bây giờ thôi bao nhiêu đó đủ rồi. Chưa đủ đâu mấy con. Cho nên nó triển khai để cho nó triển khai. Bởi vì mình viết rồi, bắt đầu mình đọc lại cái mình thấy, cần phải thêm chỗ này khúc, một đoạn hay một câu, có nhiều khi phải hai ba câu, có nhiều khi cả trang nữa mấy con. Thì cứ làm thêm đi bởi vì đó là cái lối triển khai.
Tu sinh: Nhưng mà thêm rất chậm, ví dụ nửa ngày sau nó mới nhớ là cần phải thêm 1, 2 phần này nữa.
Trưởng lão: Thì con…
Tu sinh: Thành ra một cái bài nó có thể nó kéo dài cả tuần lễ, 10 ngày.
Trưởng lão: Vậy nó mới đầy đủ đó con. Cái triển khai của chúng ta là viết vậy đó. Bởi vì Thầy viết văn bao giờ Thầy cũng soạn thảo sẵn rồi bỏ nó. Không bây giờ đọc lại thì mình thấy nó là hay rồi. Mình biết rồi mình đọc lại thì mình thấy nó hay rồi. Nhưng mà một tháng sau con đọc lại nó chưa hay đâu. Nó còn những cái chưa hết. Chừng đó mình đọc nó đưa cái chỗ mà mình viết, nó sáng nó nhìn ra một cái một trời sáng suốt. Bởi cái lối viết văn người ta vậy. Chứ mình viết mình làm biếng đó, mình viết vậy thôi, giờ đọc lại cái mất công mình sửa nữa, thôi chết cứ thêm hoài chắc chết không biết chừng nào, không hết. Mấy con, cái đó là mấy con tu tập cái kiểu mà cùn nhụt cái tri kiến đó.
(32:33) Tu sinh: Con thấy nhiều khi đề tài cái làm gần tuần lễ cái nhiều khi con thấy nó quá đó Thầy. Nghĩ cái viết viết viết… tuần lễ một bài là tốt à Thầy? Để nó thấm nhuần à Thầy?
Trưởng lão: Nó thấm nhuần. Mình đọc sửa đi sửa lại. Mấy con nên nhớ là một cái nhà văn người ta viết để mà trở thành một bài văn mà nó hay, người ta viết đầy đủ cái ý, người ta đọc nhiều lần chứ không phải một lần, gian khổ người ta làm cái công việc mà viết văn.
Tu sinh: Bạch Thầy, con thấy kể chuyện viết bài sao nhanh quá, 2 3 ngày bài. Còn con một bài con viết nếu mà tìm cho nó chính xác mà phải lâu lắm cả tuần lễ một bài. Cái Nguyên Thanh viết sao mà giỏi quá, hai ba ngày một bài…
Trưởng lão: Cái người mà người ta viết hay và nhanh đó, là tại đầu óc của người ta nó đã tích tụ nhiều rồi. Nghĩa là tất cả cái hiểu biết người ta đã đọc nhiều rồi, người ta tích tụ. Còn mình quên, con cũng đọc nhiều rồi nhưng mà quên cho nên bây giờ viết chỉ nhớ cái này thôi. Nhưng mà ba bốn ngày nữa nó đọc nó lòi ra. Tức là cái nhớ mình nó cũng dở con, con hiểu không?
Cho nên mình như vậy mình chậm. Còn người ta nó nhớ nó liên tục người ta viết nhanh, mà nó nhiều. Còn mình vậy thì phải chậm thôi, thí dụ như thay vì một tuần lễ người ta viết 100 trang còn mình tuần lễ mà đọc đi đọc lại đó thì mình cỡ chừng 10 trang thôi.
Nếu mà 10 trang của mình, mình triển khai đầy đủ, đầy đủ trong cái 10 trang. Rồi tới chừng 10 trang khác mình mới đầy đủ nữa. Triển khai cái tri kiến như vậy là mình thông suốt. Sau này con sẽ cầm cây bút con. Một thời gian sau, một năm hai năm sau, con cầm cây bút con viết không bao giờ sửa như vậy nữa con. Đầu tiên thì nó như vậy nó sau này nó dễ lắm con. Bởi vậy nó mới thành những nhà văn chứ. Chứ bây giờ mấy con không chịu sửa làm sao được.
(34:14) Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão là do nó khó cái là vừa viết bài vừa nhiếp tâm với an trú. Nó khó là khó chỗ đó. Nhiều khi Mình đang nhiếp tâm với an trú chứ xong cái giờ đó rồi cái bắt đầu cái không muốn viết, mà muốn tiếp tục tu nữa.
Trưởng lão: Cái đó là cái sai bởi vậy khi mà mình nhiếp tâm để cho cái tâm mình an tịnh để cho mình triển khai cái tri kiến mình. Khi ở trong cái tịnh, nó mới triển khai nó mới sâu sắc. Các con thấy không, khi nào mình rối rồi, mình không biết giải quyết cái vấn đề này nữa, khả năng vậy nữa thì mình đừng để cái trí mình suy nghĩ nó hoài thì nó không giải quyết được gì đâu. Ngồi yên tịnh lại đi, nhiếp tâm an trú lại đi, không có được nghĩ gì hết đi. Rồi sau một cái thời gian một nửa tiếng, hay một tiếng đồng hồ an định gì đó bắt đầu xả ra, rồi bắt đầu đem đề tài nè thì mấy con thấy nó sáng ghê gớm lắm. Phải hiểu biết cái chỗ người ta áp dụng nó chứ.
Tu sinh: Rồi cái chuyện mà an trú xong, vấn đề khi mà triển khai Định Vô Lậu mình dùng cái tác ý trước đề tài đó, mình nhắc tác ý nó phải triển khai theo cái hướng đó. Mình tác ý vậy được không?
Trưởng lão: Được chứ sao không. À mình nhắc cái tâm của mình, rồi chừng đó mà con bởi vì mấy con chưa có hiểu cách thức người ta nói định nói tuệ. Khi mình yên tịnh rồi, cái trí tuệ mình mới sáng suốt, định mới tuệ mà. Chứ ai nói tuệ mà tịnh bao giờ. Còn mấy con kẹt cái hiểu của mấy con. Nó kẹt như thế này, mấy con cứ nghĩ bây giờ mình tịnh, mình nhiếp tâm mình an trú không có khởi niệm. Rồi bắt đầu bây giờ khởi niệm nghe nó động quá. Cho nên cứ muốn an trú thôi. Như vậy mấy con sai, người ta sử dụng cái định này để người ta triển khai cái tuệ, cái sự yên lặng này để mà triển khai cái trí tuệ của người ta. Còn khi mà chúng ta cứ nhiếp hoài, chúng ta sẽ không có những cái đề tài chúng ta muốn viết. Cho nên mấy con thấy là khi một cái nhà văn họ viết rồi họ viết hơn cái đề tài, họ cùn cái ý người ta rồi. Họ đem thuốc họ hút này kia, hoặc họ làm điếu thuốc phiện cái đã.
(36:09) Phải không, mấy con hiểu cái chỗ đó. Đó là nó gây cái cảm hứng họ trong cái yên tịnh đó chứ không có gì. Sau đó họ bật ra, thôi họ viết ghê gớm. Có phải không? Mình bây giờ đâu có hút, đâu có nhậu. Bây giờ mình lại yên tịnh chút đi, có phải không, mình đâu có nhậu để cho mình làm cái này chứ. Chương trình chúng ta tu học này chứ đâu phải chương trình chúng ta nhập Định đâu mà ngồi đó nhiếp tâm cho hết vọng. Mấy con điên hay sao. Chừng nào mấy con tu tập cái này mấy con xả hết tâm ly dục, ly ác pháp rồi tự nó định cho mấy con coi. Tới chừng đó mấy con bảo nó đừng định coi, nó cũng ngồi đâu nó quay vô, nó không thèm nghe ở ngoài nữa, nó có còn nhìn ở ngoài đâu, nó (đâu) còn phóng dật. Nó định ở trên thân con rồi. Thì các con biết biết định ở trên thân là như nó là không phóng dật chứ gì. Mà do cái Định Vô Lậu, tri kiến của mình nó xả mà, nó định chứ.
Tu sinh: Cái đó là tâm định trên thân à Thầy?
Trưởng lão: Tâm định trên thân.
Tu sinh: Bạch Thầy con nghĩ thấy mà mình tu tập Tứ Niệm Xứ là mình phải vượt qua mãnh liệt lắm à Thầy. Vì mình phải quan sát trên bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Mà trong bốn chỗ Thân Thọ Tâm Pháp mà trong 4 chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp mình là nó có nghiệp, nó có cái thói quen của nó. Nó làm thế này, nó hành cái kia, nó làm cho mình buồn, mình vui đủ thứ chuyện hết đó Thầy. Phải mãnh liệt lắm thì mình mới thắng qua nó.
Trưởng lão: Cái phần con bây giờ về cái phần cái tri kiến của mấy con, triển khai cho nó đầy đủ, qua cái phần Chánh Tư Duy của mấy con triển khai cho đầy đủ thì những cái niệm phiền não nó bị, tự triển khai tri kiến nó đã diệt, nó nằm ở trong đó nó phá hết. Cho nên vì vậy mà nó không có cái trình trạng đó nữa. Còn không mà nếu không thì mấy con phải nhiếp tâm, ức chế cho dữ đừng có cho nó hiện ra. Chứ lơ mơ nó hành cho mình rối ren…
Tu sinh: Nó kéo cho mình phóng dật ra ngoài mất.
Trưởng lão: Phóng dật, còn nhờ cái Định Vô Lậu đó mình lần lượt mình mới triển khai đầy đủ hơn, tự nó phá dỡ, nó ly dục, ly ác pháp bằng cái tri kiến giải thoát. Thầy hướng dẫn mấy con là đúng theo con đường của đạo Phật mà không bị ức chế. Còn cái kia không, mấy con ức chế, mấy con vô cái lọt trong tưởng. Nó không niệm, ở trong cái tưởng rồi thì thôi chết rồi. Nó cụt đường rồi. Thành ra nó đâu có còn ở trong cái ý thức của chúng ta nữa.
Tu sinh: Bạch Thầy, khi nó phóng dật ra ngoài mình cố gắng mình lôi nó vô, mình cũng bị ức chế.
(38:21) Trưởng lão: Bị ức chế luôn, bị ức chế luôn. Chỉ có bây giờ cái Định Vô Lậu nó sẽ diệt cái này. Mà mình không chịu triển khai. Trời đất ơi, một cái bài mà mình đọc lại mình thêm nữa trời đất ơi, thì cứ triển khai thêm dùm vòng chút. Cái đầu óc như vậy mà để đâu, tui làm vậy cực tôi quá. Trời đất ơi, đi tu mà cực. Tội cho nó có những, mình đọc qua vậy mình thấy mình không có câu nào, thì thật ra tôi có nhiêu đó hết rồi. Có phải không? Mà mình đọc đây mình thấy thiếu mình thêm, trời đất ơi, nay mới triển thêm ít nữa. Cái này mới hay chứ, đã nói triển khai cái tri kiến giải thoát, mà bây giờ nói triển khai mà không chịu triển khai. Thì Thầy thấy mình phải chịu khó, mình đọc lại cái bài của mình, nghiệm à thấy nó còn thiếu mình thêm vô là triển khai tri kiến đó. Đầu tiên mà Thầy viết sách cũng vậy chứ bộ Thầy giỏi đâu mấy con, ai đâu mà giỏi. Nhưng mà lần lượt rồi nó triển khai toàn bộ hết, bây giờ cầm cây bút viết, nó vanh vách thôi.
Tu sinh: Con thấy nhiều khi con viết tới viết lui. Viết cái nhiều khi con viết bài muốn hết, gần muốn hết trăm trang giấy. Viết kiểu này…
Trưởng lão: Người ta đã cung cấp giấy cho mà viết, người ta cung cấp mực cho viết, chứ phải con bỏ tiền ra mua đâu mà tiếc.
Tu sinh: Thấy chú Hai đâu có viết nhiều đâu, ít thôi đâu có nhiều đâu.
Trưởng lão: Viết có xấp vậy thôi.
Tu sinh: Ít lắm chứ con phát bài, con để ý rồi mấy tờ thôi, mấy tờ đôi.
Tu sinh: Gần ba chục trang giấy.
Tu sinh: Không, mỗi bài ấy. Mỗi bài được mấy trang chứ mấy.
Trưởng lão: Nói chuyện chiến đấu không mà trời đất ơi, nói chuyện viết không nói cái chuyện đi đánh giặc không mà. Nói cái chuyện đi đánh giặc mà lúc đó các con thấy nói chuyện đi đánh giặc mà nói cái chuyện mà quán thân bất tịnh, mấy con nghe coi. Nhưng mà sự thật ra đánh lộn nhau mà thấy người ta chết không bất tịnh sao?
Tu sinh: Dạ nó cũng có.
Trưởng lão: Nó có chứ. Nhưng mà điều kiện người ta diễn tả qua cái đó. Phải không? Tức là người ta đã trực tiếp ở trên những cái quân đội mà chết chạy bỏ đó. Trời đất ơi, ba bốn ngày sau là bắt đầu nó thúi.
(40:15) Nó đủ thứ hết mà, đầu tay chân nó nằm lủng củng. Ở trên chiến trận mà, thì mình phải nói, à thực ra chiến trận đó tôi đánh vậy vậy vậy đó, bao nhiêu chết mấy thằng đó. Có phải không, con phải viết chứ, đánh giặc không à, mà nói chuyện thân bất tịnh chứ không phải nói chuyện đánh giặc không à.
Tu sinh: Vì con là thường ở nhà… chứ mà phải chiến đấu. Qua đó biết nó ở sát biên giới, đánh giặc mấy năm …
Tu sinh: Miễn là làm sao mà thấy bất tịnh là được.
Trưởng lão: Còn cái ông bán mắm, nói chuyện mắm không. Bất tịnh cũng mắm thì nói mắm bất tịnh chứ đâu có gì đâu mấy con.
Tu sinh: Dạ.
Trưởng lão: Thì cái nào diễn tả cũng hay hết, chứ có gì đâu, nói cũng không có sai hết. Mà tại vì tôi đứng cái vị trí đó tôi thấy nó tôi hiểu nó về bất tịnh vậy tôi nói. Nhưng mà làm mấy cái người ăn mắm họ ớn đó chứ đừng nói chuyện hôi hám. Ăn khô, ăn mắm nó ớn.
Tu sinh: Bạch Thầy con thấy Thầy, mấy chục bài mà viết cho Thầy. Thầy thấy mỗi người có một cái viết, tức cười lắm.
Trưởng lão: Có một cái. Có một cái sống của cuộc sống người ta nói ra bất tịnh.
Tu sinh: Con kính thưa Trưởng lão như vậy thì trong số những người đang viết bài đó thì Trưởng lão thấy về cái văn phong của người nào trong lớp là khá nhất.
Trưởng lão: Về văn phong thì người nào cũng có cái phong cách riêng hết. Đâu có khá về cái đó con. Khá là vì cái tiếp thu mà viết nó được nhiều cái hình ảnh, có nhiều người viết có hình ảnh như chú Hai chú viết hình ảnh như thế nào mấy con không biết không? Chỉ có chiến tranh đánh giặc thấy lính chết, thôi bấy nhiêu đó đủ rồi.
HẾT BĂNG