CK 061A (NAM) - CHÁNH TRI KIẾN - THẦY TRÒ TRAO ĐỔI - VẤN ĐẠO TẬN CÙNG CẢM THỌ - CẬN TỬ NGHIỆP - NGHIỆP NHIỀU ĐỜI - TỨ NIỆM XỨ
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 14/1/2006
Thời lượng: [51:42]
(00:00) Trưởng lão: Con biết chính từ cái chỗ thực phẩm bất tịnh rồi nó dẫn dắt đi tới chỗ thiểu dục tri túc. Bởi vì thiểu dục tri túc là khi mình ăn mình thấy biết đủ thôi, đừng có đòi hỏi thêm. Nó làm cho cái tâm dục…. Bởi vì mục đích khi mình đọc thực phẩm bất tịnh, mục đích để quán thực phẩm bất tịnh để làm gì? Để làm giảm cái sự tham ăn của mình xuống. Mục đích của nó để giảm sự tham ăn của mình xuống. Vì vậy nó nắm được ý chỗ đó, mà nó diễn giải ra; nó nhằm cái chỗ làm cho chúng ta thấy cái thực phẩm bất tịnh đó để chúng ta ghê gớm; để chúng ta không có ham thích ăn. Đó là cách thức như vậy.
Sau này có dịp Thầy sẽ in ra những bài đó, Thầy gửi cho các con làm tài liệu bởi vì coi vậy thôi chứ cũng không khó học tập, để huân vô. Tuy chưa có giỏi nhưng mà huân vô. Sau đó nếu mình đủ cái duyên mà mình được đọc. Người ta học bao nhiêu năm còn mình chỉ đọc, gom để đấy tu. Như vậy nó dễ hơn.
Tu sinh: Sư cô Nguyên Thanh nhớ dai dữ lắm. Con còn thua Nguyên Thanh xa.
Trưởng lão: Nhưng mà trong khi đó nhớ như vậy để ghi chép lại thành từ cuốn sách này qua cuốn sách kia mà góp lại thành bài cũng là khó. Cũng phải có cái trình độ, nếu không có trình độ, gom không được. Cho nên để lần lượt Thầy sẽ in ra. Những bài đó nhiều lắm. Thầy thấy quá nhiều, nó viết, coi là viết cóng tay. Viết mà còn đánh vi tính nữa chứ không phải viết không đâu. Trong những bài nó đánh vi tính. Đó là những bài đạo đức, nó đánh vi tính, nó đưa cái đĩa, Thầy in ra. Thầy chỉnh, Thầy in ra, bữa đó 3 tệp rất nhiều. Đạo đức nó viết trời ơi tai, mắt, mũi, lưỡi, miệng… nó đánh trong vi tính, rồi nó viết ra trong những bài, in ra mấy bài kia.
Tu sinh: (không nghe rõ) cái bài viết phá bỏ "Phật học phổ thông"… mấy bài đó hay, trong mấy kinh. ( nghe không rõ )
Trưởng lão: Mấy bài đó Thầy sẽ in rồi Thầy gửi cho mấy con.
Tu sinh: Nói về phần tỉnh thức. Bây giờ, ở đây làm gì có. Nếu ở ngoài đời, mình đi lại mình mua được. Cái đó mình phải tìm mới được. Mà ở đây cô Nguyên Thanh cô ấy tìm, viết đủ mọi cách
Trưởng lão: Đó là chương trình học con.
Tu sinh: Về vũ trụ, không gian, khoa học, trên sách báo rất nhiều.
(02:37) Trưởng lão: Những hiện tượng xảy ra trên thế giới này như hiện tượng núi lửa này kia… Các hiện tượng người ta có ghi lại năm tháng ngày giờ nhưng mà mình không có thì giờ mình đọc. Coi như cuộc đời mình, coi như có biết bao những thông tin đó nhưng mà mình không có đủ thì giờ. Sách vở thì có nhưng không đủ thông tin. Chỉ có những người rảnh rang; người ta ở trong chùa; người ta học; người ta nghiên cứu; người ta đọc nhiều. Nhất là quý thầy, quý chú nhỏ nhỏ; chứ còn lớn tuổi rồi lo tu hàng ngày không có thì giờ ở đó mà lo đọc ba cái này.
Nhưng mà khi mình học để mình triển khai tri kiến mình hiểu cho nó rộng thì cái lớp đó cần phải triển khai cho mình học, để Chánh tri kiến của mình có chứ nếu không thì mình thiếu hiểu biết, mình không có đủ; cho nên khi người ta nói mình không biết.
Trân trọng kính gửi Thầy!
Thưa Thầy! Ngày mai chủ nhật, con nhờ Thầy nhắc hộ sư cô Nguyên Thanh giùm con về vấn đề con xin học pháp của bài "Vạn Vật vô thường". Mãi đến nay chưa thấy gửi đến cho con. Vì giới luật nam nữ bất tiện hỏi han. Muốn gặp cô, khó khăn gặp. Tại sao vậy? Tại vì Thầy Trưởng lão là bậc độc giác gặp hàng ngày, muốn gặp lúc nào cũng được. Còn muốn gặp cô đâu thể gặp riêng tư được vì giới luật không cho phép và cũng chẳng dám bén mảng, lai vãng đến khu độc cư của nữ. Vậy con mong nhờ Thầy từ bi hỏi hộ giúp con. "
(04:23) Được rồi! Thầy đang lo lắng bởi vì đem cái đó mới đánh vi tính. Hôm rồi Mật Hạnh đưa mà cô đánh vi tính cô ấy nói mấy bài này rất hay nhưng vì cô ấy bận công việc nhiều nên chắc có lẽ đánh dở mấy con. Cô ấy giỏi lắm, người ta chuyên môn, người ta đánh trong một ngày hai ngày là xong. Hẹn bữa nay là ngày chủ nhật mới ra lấy. Cho nên nó còn chậm một chút, chứ còn không là Thầy photo cho mấy con rồi. Kế đó là mấy bài kia nữa, Thầy photo cho các con có tài liệu để đọc tới đọc lui.
Tu sinh: Mấy bài hay hay, nhờ Thầy nói cô Nguyên Thanh photo ra một số, cho mọi người đọc.
Trưởng lão: Chỉ có mình photo ra, nó mới mau, nhiều.
Tu sinh: Có cái đề tài, nó dễ làm.
Trưởng lão: Với lại mình đọc đi đọc lại nhiều lần nó huân vô đầu óc của mình, nó nhớ. Khi có ác pháp đến mình hóa giải được liền; nhờ mình thấm nhuần được Chánh Tri Kiến. Cái đó thuộc về Chánh Tri Kiến. Mình học hiểu Chánh Tri Kiến để cho mình dẹp cái Tà Tri Kiến. Nếu mình không hiểu biết thì mình không có đủ sức dẹp Tà Tri Kiến của mình.
Ở bên nữ cũng có một số cô xin Thầy tài liệu của Nguyên Thanh. Cho nên ở bên nam… Thường thường cúng ta học, mình đang tìm học, tất cả những cái hay mình nên cố gắng mình học. Mình học từ những người bạn, từ những người khác. Người ta giỏi ở góc độ này; còn góc độ khác người ta dở, không phải là toàn diện đâu. Người tu xong thì người ta có thể là toàn diện, chứ còn cái người chưa tu xong thì chưa có toàn diện.
(06:12) Vậy mà cái thói quen của cơ thể khi cha mẹ sinh ra nó có cái tật gì đó. Ví dụ như Thầy chột mắt thì bây giờ nó cũng chột mắt nó không lành đâu; Thầy có cái tật gì trong thai của Thầy thì nó không nguyên trở lại đâu. Nó cũng là vậy à. Bởi vì nó là cái nhân quả rồi cho nên vì vậy mà nó có những bài học, có phương pháp tập luyện như mình tập Thân Hành Niệm; cho nên những oai nghi tế hạnh, phải được huấn luyện lại hết, không khéo cái tật của người ta như vậy cứ để như vậy mà mình không có sửa thì nó không có đúng oai nghi tế hạnh. Cho nên buộc lòng phải tập luyện con.
Tu sinh: (không nghe rõ) Kính thưa Trưởng lão, con có ý kiến như thế này. Nói thì nói như vậy. Trước đây có những lớp, có những vấn đề nói về Nguyên Thanh. Mặc dù các bài viết rất hay, rất đúng. Con là người rất dễ tiếp thu, bất cứ cái gì nhưng con thấy cũng có những chứng cứ chứ không phải không đâu.
Trưởng lão: Mình công nhận như vậy là mình chắc.
Tu sinh: Một khi người ta không chấp nhận là người ta không thể nào tiếp thu bất kì cái gì của đối tượng đó được. Tại sao nó có những lí do đó. Bây giờ con ngẫm thấy. Nguyên Thanh có những bài viết trên diễn đàn Chơn Như, có những cái không đúng Phật pháp. Con xin có ý kiến. Ví dụ như câu Kinh Pháp Cú, không phải do Phật nói, do người sau sửa. Con chỉ nhớ hai câu đầu thôi, nhưng câu sau con không nhớ “Ai sống vì trang sức…”. Trang sức vì làm đẹp. Sống một cách xa hoa, bống bẩy… Nguyên Thanh viết câu này lên, Nguyên Thanh cũng có một cái ý ghẹo những người sống xa hoa.
(09:02) Trưởng lão: Không phải như vậy đâu con. Bây giờ Thầy nói thế này, không phải…
Khi học hiểu thì trong Kinh Pháp Cú có nhiều người dịch, chứ không phải một người dịch. Khi mình đưa cái câu đó ra thì mình hầu như phải đưa ra trung thực với người dịch, chứ thực ra mình cũng chưa phải dịch. Con hiểu không? Không phải câu của Nguyên Thanh đưa ra. Khi nó đưa , nó phải đóng khung lại của người ta chứ không phải của nó. Con hiểu không? Cho nên cái người khác dịch. Thí dụ con đọc câu Kinh Pháp Cú này, ông này dịch kiểu này, ông này dịch kiểu khác. Do đó mình hiểu theo góc độ nào thì mình theo đó mình dịch ra.
Còn Nguyên Thanh nó có cái tật, cái ngã của nó, nó hay nói câu chuyện như vậy. Nó móc những người khác, làm cho những người khác chói tai; cho nên người ta ghét. Chứ không có gì.
Tu sinh: Con không dám nói. Con nghe con biết hết trơn, chứ con không dám nói.
Trưởng lão: Bởi vì nó ngầm, cho nên nó chỉ sửa bài của nó. Bởi vì nó viết câu nói đó, tại cái ý của nó, nó muốn móc cái người đó ra; nó không ưa, người đó có tật. Nó móc người ta, nó mượn chỗ này để nói người ta; nó có cái tật đó thôi. Mà họ ghét.
Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão, ( nghe không rõ ) cái đó là một phần thôi. Nói về Nguyên Thanh cũng có rất nhiều ý kiến như hồi sáng con lên có mục đích đó. Nhưng con thấy không có tiện, buổi chiều con lên con trình Thầy về ý kiến đó, có rất nhiều ý kiến ở trong đó, không phải một hai vấn đề, không phải thương yêu, mà nó dính nó đứa lên mạng.
Trưởng lão: Cất cái máy này đi, để thu vô bất tử đưa lên mạng.
Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão, có ý kiến nó mượn.
(10:51) Trưởng lão: Ở đây là mình bàn chung; sau đó, Thầy biết, Thầy hiểu từng đệ tử của Thầy. Nhưng mà không phải cái tật của người khác không phải mình muốn khuyên một lần mà họ bỏ đâu. Mình muốn cho họ tốt lần lượt mình nói gì đó rồi những sự việc sự kiện xảy ra nó làm cho mình vất vả. Ví dụ như những sự kiện xảy ra. Bây giờ nó như thế nào để làm cho mình quá khổ.
Trong khi đó cái ý của mình như vậy mà đem đến cái quả như thế nào. Rồi mình mới dẫn dắt cho người học trò của mình hiểu để người ta sửa cái tánh đó; nó trở thành tốt mấy con. Chứ Thầy biết, Thầy hiểu hết; người nào tánh sao sao, Thầy biết hết, chứ không phải không hiểu đâu. Vậy mà huấn luyện và đào tạo cho những người đệ tử của mình trở thành người tốt, lãnh đạo, nó không phải dễ. Ai cũng có cái tật; “người ta nói có tài thì có tật, có tật thì có tài”.
Tu sinh: Con nói ví dụ một cái, lúc con quét rác phía trước, thời gian đó con không có mang dép, con bỏ dép…. Nguyên Thanh đi qua nói với con: “Nếu mà con, con mà mang y như sư, con bỏ dép chứ con không mang dép như vậy đâu”. Nhưng đến khi con bỏ dép ra, Nguyên Thanh lại đi ngang qua nói: “Sư mang dép vô chứ coi chừng cảm lạnh đó”. Cái người thông minh họ đâu có nói như vậy đâu. Đâu có thể nói như vậy được, đâu có nói giỡn đâu Thầy.
Tu sinh: Thưa Thầy! Con ngựa hay thì nó chứng lắm. Nhưng điều khiển nó phải đủ quyền cai trị. Có phải không Thầy? Nếu không đủ quyền cai trị, nó giật mình té. Đủ quyền, nắm cương nó, nó không có phì được phải không Thầy?
(12:52) Trưởng lão: Cái đó đúng rồi con, một người có tật thì phải có tài. Con thấy qua chỗ đó thật sự ra, nói chung cái kiểu cách của nó thì mấy cô bên Khất Sĩ ở gần thất bị nó đảo qua đảo lại, mà không sao trả lời được hết. Cái nào cũng có lý hết. Cho nên mấy cô ghét lắm, không có ưa. Đó là cái tật, nhưng mà điều kiện nó nói có lý, chứ không phải không có lý đâu. Nó nói con cảm lạnh, không mang dép thì bị cảm lạnh thì cũng có cái lý. Con lấy cái lý nào mà trả lời.
Tu sinh: Con biết rồi, nên lúc đó con chỉ cười chứ con không nói gì hết, con cười. Thời gian đó rất gần nhau chứ không phải cách xa đâu một năm hay 6 tháng.
Trưởng lão: Đây Thầy nói cho con nghe, mình đừng có sống với người ta nói, mà mình sống với mình. Chẳng hạn như Thầy vấn y, Thầy mang dép. Con thấy cái hình Thầy chụp trước thất có đôi dép. Ai nói gì thì nói, Thầy cứ mang dép như thường. Thầy không sống với người ta đâu, Thầy sống với mình, thành ra họ nói gì thì nói. Thầy biết người này không bao giờ theo mình thay đổi. Còn con vì thay đổi cho nên Nguyên Thanh nó đốp con một câu như vậy.
Tu sinh: Con thấy điều đó hay Thầy. Ngày xưa, con cứ sống theo kiểu đó, con thấy khổ quá. Cứ sống theo dư luận người ta. Mình sống theo mình, mình thấy cái nào đúng, sống theo mình, mình không có khổ.
(14:15) Trưởng lão: Cho nên ai nói gì thì nói, có người thấy hình Thầy như vậy, họ nói phải chi cái hình này Thầy bỏ đôi dép nữa thì đẹp biết mấy. Kệ ai nói gì thì nói, dép là dép. Mình biết mình rõ ràng. Tại vì sao? Tại vì mình đi như vậy, mình bỏ dép ra mình đi, chân của mình đã từng mang dép rồi, giờ bỏ xuống nó ngứa. Con thấy đi đất một thời gian sau, nó ngứa chân dữ lắm. Cho nên nó khổ mình. Bây giờ do người ta nói nên mình tháo ra đi thì chết.
Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão! Không phải con nói để giáo dục Nguyên Thanh vì cái đó. Có nhiều vấn đề khác nữa, con thấy cái gì nó không chân thật thì nó dễ thay đổi, không có chân thật, không có duyên…. con không cảm nhận được, con có có một sự cảm nhận qua các bài chép, có cái không thật trong đó. Như lúc sư Pháp Ngộ đọc bài viết về vô thường, con có một sự cảm nhận. Mà đến bây giờ đúng như vậy. Những bài viết của sư trên Diễn Đàn Chơn Như, nó cũng có những cái không có thật. Từ đó nó nảy sinh những cái tư tưởng, nhưng mà con cố gắng để xả.
(15:46) Trưởng lão: Bởi vậy, Thầy nói như thế này. Mình học cái hay của người chứ mình đừng học cái dở của người. Coi vậy là đủ. Bởi vì Thầy nói ai cũng có cái tật cũng có cái xấu cái tốt chứ không phải không có mà toàn diện hết đâu. Cho nên mình nên huân học cái tốt của người khác. Thấy cái hay của người ta thì mình học, chứ còn cái dở thì thôi, mình bỏ mình không cần biết. Họ làm cái đó thì nhân nào quả ấy, họ chịu. Riêng mình, không có có vì cái đó mà để mình có cái chướng. Cho nên con cố gắng khắc phục như vậy là hay đối với con đó. Để cái tâm đó không hay đâu con.
Tu sinh: Cũng mất một thời gian con cố gắng để con xả điều đó bởi vì cái bản năng của con thì còn cố chấp. Giờ con không cố chấp nữa. Bởi vì con đường con đi tu, con chấp nhận sự thật, không bao giờ chấp nhận cái gian dối.
Trưởng lão: Con chấp nhận sự thật, đúng là ai cũng chấp nhận sự thật, không ưa cái gian dối. Nhưng mà khi mình hiểu Phật pháp rồi, cái gian dối của họ thì mình nên để cho họ đi. Mình đừng có học theo cái gian dối của họ mà mình học theo cái sự thật. Chính vì mình cứ bị cuộc đời này thật nhiều sự gian dối, mình cứ chạy theo nó. Coi như mình không có thì mình chấp chặt cái sự thật, thì mình sẽ rất là khổ đau.
Bởi vì xung quanh mình không có ai mà thật hết. Mà buộc người ta phải thật cho mình thì không có, rồi cho nên mình bị chướng ngại, mình bị cột. Trái lại con mặc kệ, chẳng cần biết thật hay không thật.
(17:20) Nhưng mà mình biết để mình tránh cái lỗi, mình đừng có làm như họ thôi. Mình đừng có làm cái lỗi như người ta. Cho nên ở đây thật sự Thầy nói, đúng là con người chúng ta thiếu Đức Thành Thật. Nhưng mà mình cố gắng mình khắc phục mình lần lần, mình thấy mình thành thật hơn, bởi vì mình biết cái tật của mình. Thầy nghĩ rằng người nào chịu khó khắc phục thì lần lượt cũng được, chỉ có người không chịu khắc phục, không chịu sửa mình thì nó sẽ…
Cho nên trong vấn đề tu học là vấn đề sửa mình: "Thấy lỗi mình đừng thấy lỗi người". Đó là cái chỗ mà đức Phật đã dạy mình rõ ràng. “Thấy cái hay của người thì mình bắt chước. Mình không có được cái đó thì mình bắt chước cái đó; còn cái tật xấu của họ thì thôi chuyện đó là cái nghiệp của họ. Họ đã mang từ đời trước của họ ra. Bây giờ họ sinh, họ cứ tiếp tục cái kiểu đó, mà nếu họ không biết sửa, thì chắc chắn họ phải còn hoài. Mà còn hoài thì họ phải chịu khổ”.
Còn mình cứ theo lời đức Phật dạy, mình thấy tật xấu của mình thì mình cố sửa. Cũng như con biết cái tật xấu của mình con ráng con sửa thì hay lắm. Tu là vậy đó mấy con, không có cái gì hết, sửa tật xấu của mình để trở thành người tốt.
Vậy chứ Thầy nói là nói, chứ sự thật ra Thầy biết ở trong chúng không phải là đơn giản đâu. Có người cũng khéo léo lắm. Ngoài mặt làm vậy chứ thực ra ở trong bụng cũng không ưa. Chứ còn như con, con nói thẳng chứ còn nhiều người không dám nói thẳng, nói thật mà cứ để trong bụng ấm ức ghét người đó hoài. Cái đó là nguy hiểm lắm
Tu sinh: Dù gì Con với Nguyên Thanh cũng là một phần quê hương mình, nhà cũng ở gần. Sau này đến Tu viện cũng ở gần. Những bài viết của Nguyên Thanh, người ta đọc … không ưa.
Trưởng lão: Tại vì nó không ưa rồi. Nhưng mà con dở cái chỗ, chỗ nào con cũng không ưa hết. Ít ra nó cũng có cái hay của nó. Thầy nói rồi khi đọc cái bài của nó, con không ưa nó cũng huân vô. Nó vừa huân cả cái không ưa, mà nó vừa huân cả cái ưa nữa. Cái nào mình thiếu, mình chưa biết, tự nó lọt vô.
Tu sinh: Thưa Thầy, Trong đó có những câu Nguyên Thanh viết trong “Phật Học Phổ Thông” dán vô trong đó nhiều lắm thưa Thầy.
(19:54) Trưởng lão: Cái đó là lẽ đương nhiên rồi. Cái đầu óc nó nhớ đó con. Cho nên mình không ưa nó là mình sai, bởi vì hầu hết các bậc Tôn túc người ta viết.
Tu sinh: Dạ!
Trưởng lão: Cái ý của người ta nó đều nắm hết. Nó cũng như là cái máy Cassette nữa. Ví dụ như mình bây giờ mình không có tập sách đó, mình nhớ không được.
Tu sinh: Cô đó còn tài liệu đó ở nhà, bây giờ nghe Thầy nói, lật ra thấy, nhớ lại liền rồi, viết vô.
Trưởng lão: Thí dụ như con nói, bây giờ Thầy nói có một tủ sách để đó. Bây giờ tôi nhớ mà tôi lật cái tủ sách đó mất thì giờ, còn thì giờ đâu mà viết. Bởi vì có cái đầu viết ra thôi, chứ còn cái nhớ đâu có lấy ra. Con biết, nó đâu phải viết có một cái bài đó không. Từ cái chuyện ở trên thế giới này xảy ra biết bao sự kiện, có cả một tập sách của người ta. Rồi bao nhiêu sự kiện ở trong “Phật Học Phổ Thông”, rồi bao nhiêu sự kiện ở trong các tập Giới Luật. Nhiều chuyện trong sách, nó phải thông suốt chứ. Nếu mà không thông suốt, cái đầu nó như vậy, mà cứ lật từng trang ra mà chép, thôi thì làm sao?
Con biết muốn lật sách ra, phải lật đúng trang đó, đoạn đó mà viết. Cuốn sách thì đâu có nghĩa là có một hai trang. Trời đất ơi! Ngồi mà lật mà tìm. Bây giờ con ngồi đó mà lật tìm cũng như nhà học giả mà vô trong rừng… Mình viết được bài đó, ít ra cũng mất cả tháng. Con thấy chưa? Cái hay là Thầy nói khi nó bật ra là nó nhớ.
Tu sinh: Gom vô “một cuc” dể học muốn chết, không học cũng uổn. Vì mấy cô, đã thuộc lòng những đoạn đó rồi, thuộc lòng rồi như cái máy nhớ lại…
Trong “Phật học Phổ Thông” có, (nghe không rõ ) cũng có. Đủ thứ. Muốn tìm nó cũng khó chứ không phải dễ tìm đâu.
(21:46) Trưởng lão: Nói chung… Bởi vậy, Thầy mới so sánh khi mà Thầy Chân Quang về đây. Thật sự ra Thầy Chân Quang cũng cái đầu như vậy, cũng nhớ dai lắm. Cho nên ổng ấy đọc sách vở khoa học, sách vở đủ thứ hết, đủ loại hết, đọc nhiều lắm. Cho nên cái đầu cũng nhớ ghê gớm, mới gọi là cái máy cassette ăn cơm.
Tu sinh: Nhưng mà ông chỉ có trí nhớ thôi chứ ông đâu có trí thông minh - Chân Quang, thưa Trưởng lão?
Trưởng lão: Không có đâu con. Ông thông minh chứ.
Tu sinh: Con nhìn chân tướng của ông Chân Quang, con xem video, con thấy ông này không phải là người theo đúng Chánh Pháp, mà theo Tà pháp.
Trưởng lão: Tại vì không có được hướng dẫn. Bởi vậy, thầy Chân Quang nếu được hướng dẫn thì đầu óc của thầy sẽ dẫn dắt người ta đến đạo đức nhân bản - nhân quả. Con thấy cái lối thuyết giảng của ông ấy, bây giờ có hàng ngàn người theo, cả thế giới. Cỡ sức mình làm được không? Thầy chưa làm được như Thầy Chân Quang đâu. Lối tâm lý, lối tổ chức, cái lối nói của ông ấy nói thu hút người ta ghê gớm lắm. Không phải dễ đâu!
Tu sinh: Kỳ vừa rồi, ông có cái đĩa mà, ( nghe không rõ ) hấp dẫn, cái cử chỉ ổng nói “không được bình dân cho lắm”. con quan sát con thấy ông này chân tướng, không phải là người theo đúng chánh pháp. ( nghe không rõ )
(23:24) Trưởng lão: Không! Bây giờ, Thầy nói như thế này. Cỡ sức mà Thầy đừng có nói cái sai, cái đúng của Đại thừa. Đứng ở trong góc độ mà đừng có Thầy đi, thì Thầy Chân Quang cũng là người đứng trong một góc trời mà không có ai phá được. Không phải dễ đâu. Đừng có Thầy nói gì hết trong kinh sách Đại thừa sai đúng gì hết. Nghĩa là từ hồi đó đến giờ không có ai nói động đến Đại thừa sai gì hết, thì bây giờ Thầy Chân Quang cũng là đứng một góc trời. Hòa thượng Thanh Từ chưa có triển khai hết toàn diện, chứ Thầy Chân Quang đã triển khai. Dung hoà được mà vẫn nói được những điều kiện mà khó người ta nói.
Ổng thông minh lắm con! Thầy Chân Quang về đây nói mà Đại thừa, nó cho rằng Tiểu thừa chấp không hay gì đó, mà thầy Chân Quang lật ngược trở lại, thầy mới nói với Thầy như thế này: “Đại thừa cho rằng Tiểu thừa chấp…”
Tu sinh: Chấp giới
Trưởng Lão: Chấp giới, rồi cho rằng còn Đại thừa thì chấp không. “Vô ngã, khổ, không”, Đại thừa thì cho rằng chỗ ba chỗ Tâm ấn thì phải? Vô thường, Khổ, Vô ngã. Tam ấn. Còn Tứ Ấn thì Vô thường, Khổ, Vô ngã, Không đó con. Cho nên Đại thừa chấp Không.
Thử hỏi khi mà “vô ngã” rồi, thì thử hỏi cái “không” ở chỗ nào nó biết? Cho nên lật ngược trở lại, ông ấy cũng đập Đại thừa hồi đó, ở chỗ đó. Thầy thấy ông này cũng thông minh. Ông ấy hiểu qua chỗ đó mà ông ấy đập Đại thừa chỗ “không” chứ không phải là không. Nhưng mà đập cái chỗ đó, mình phải có chứng cứ. Chứ không khéo mình cứ luận thì bị người ta… Do đó cho nên Thầy thấy thầy Chân Quang cần phải có một khoảng thời gian tu luyện nữa, để mà có chứng cứ nữa, nhưng mà không có đủ duyên ở gần Thầy thôi. Cho nên thầy đi ra, thầy cũng hoạt động một góc trời, đúng như Thầy biết.
(25:34) Bây giờ Nguyên Thanh, con nhỏ này mà bỏ đi. Sau này nó hoạt động, nó cũng một trời, nó điều khiển. Nó ra Hà Nội. Ai cũng ghét nó chứ không phải họ thương nó đâu. Nó làm chủ đấy, nghĩa là nó đến nó ở nhà người ta, mà hoàn toàn nó nói, nó gài vô cái thế là xin sám hối chứ không có chật với nó đâu. Ghê gớm lắm.
Tuổi trẻ, tuổi nhỏ mà tất cả những người già ngoài đó phải phục nó hết, phải sợ nó hết bởi cái lí luận của nó thôi. Cho nên họ rất ghét chứ không phải thương đâu. Khi thời gian đưa ra ngoài đó Thầy biết, họ nói này nói kia Thầy hiểu. Đúng là cái đầu óc này mà không biết cách thức để mà đào luyện thì nó sẽ đứng ở trên nó điều khiển. Cái giọng nói của nó, nó luận thì nó là thầy, các con nghe cái bài viết. Nó là thầy chứ không phải là trò đâu. Nó giống như thầy Chân Quang chứ không phải không đâu.
Thầy hiểu cho nên Thầy mong rằng khéo léo chứ không phải nó nghe đâu. Đối với Thầy cũng chưa hẳn nó nghe đâu chứ đừng nói chuyện.
Tu sinh: Con nghĩ rằng nếu Nguyên Thanh có một sự khiêm nhường, kính lễ Trưởng lão thì không bao giờ viết trong bài "Thầy Thông Lạc". Con có một ví dụ như con là con một ông giám đốc đó. Con làm trong cơ quan có ông giám đốc với ba của con. Khi có người nào đó người ta đến, kêu ông giám đốc đó thì con phải nói như thế nào. Chứ con không kêu tên như nói tên Thầy được. Nguyên Thanh dám nói tên “Thầy Thông Lạc”, Nguyên Thanh xem như ngang bằng với mình.
(27:16) Trưởng lão: Lẽ đương nhiên. Thầy đối xử với học trò Thầy đều là ngang bằng. Nói sao cũng được, nhưng có điều kiện là Thầy nói đâu phải nghe đó thôi, có vậy thôi. Còn gọi Thầy sao cũng được hết. Khi mà viết, nói như vậy thì như mình là cái người bàng quang ở ngoài nói thôi. Con biết không? Cho nên nói vậy được chứ không có sao hết. Thầy đọc mà Thầy biết nói như vậy được. Coi như là Thầy là người bình đẳng.
Còn nếu như nói học trò nói về Thầy mà xưng hô này kia, Thầy thấy nó hơi khúm núm, thẳn thắng nói thẳng như vậy để cho trả lời với người ta. Con hiểu không? Cho nên Thầy đọc cái bài đó Thầy hiểu ý mà.
Đối với Thầy, chỉ cần Thầy sử dụng hướng dẫn cách thức, cái này sai, nghe lời Thầy sửa. Có vậy thôi, Thầy hướng dẫn được. Nếu Thầy nói sai mà không chịu sửa thì thôi, Thầy chịu rồi. Đó là cái duyên mình chưa có đủ để nhiếp phục con ngựa “chứng”, vậy thôi, mình chịu.
Tu sinh: Con nghĩ là trong bài “Thần Thông”, thí dụ như Thầy có nói về “hạng bướng bỉnh, cứng đầu”, không phải chỉ nói về người hỏi để Thầy trả lời mà nói về Nguyên Thanh nữa. Con nghĩ không thể nào sai được hết, trong cách trả lời của Nguyên Thanh trên Diễn Đàn Chơn Như trong bài “Thần thông”. Trưởng lão trả lời chung cho cả hai người nhưng Nguyên Thanh không biết cái ý đó.
Trưởng lão: Không hiểu.
Tu sinh: Nguyên Thanh không hiểu đâu. Nguyên Thanh chỉ hiểu một vế, nói cho người kia thôi, không phải nói mình trong đó.
Trưởng lão: Không! Nói chung là Thầy đã xét hết rồi. Thầy đã xét mọi mặt rồi. Khi sử dụng từng từ cho nên trong những bài viết, đều là Thầy đọc rồi, có những từ Thầy chỉnh lại, nó sẽ ôn hòa một chút trong cái giai đoạn này.
Cho nên những đoạn đều được Thầy kiểm duyệt. Thầy nói có những đoạn, Thầy duyệt cả trang chứ không phải không duyệt. Bởi vì những điều kiện đó Thầy thấy nó bất ổn là vì Thầy thấy nói như vậy, bài viết rất hay nhưng mà rất đụng chạm. Đụng chạm cho những người khác cho nên Thầy duyệt.
Tại vì Thầy muốn ở đây nó có sự hòa hơn là sự động chạm, bởi vì hiện giờ mọi người chúng ta tâm còn yếu chứ còn nếu mà tâm vững vàng hết Thầy cho những cái bài tuyệt vời lắm mấy con. Nói thẳng nói thật cái thấy cái hiểu biết của mình như thế nào mình nói thẳng nói thật ra. Nhưng mà ở đây thì không được, giai đoạn này chưa được. Nếu vậy thì sóng gió nó bão bùng.
(30:01) Tu sinh: Thầy cho con hỏi câu hỏi: con nghe trong băng giảng, lúc Thầy bị cảm thọ quá sức chịu đựng của con người như một người chết đi sống lại một lần. Vậy cảm thọ đó nó có trước sung mãnTứ Niệm Xứ hay sau khi sung mãn có Tứ Niệm Xứ ạ?
Trưởng lão: Coi như là trong sung mãn Tứ Niệm Xứ mà nó vĩnh viễn, thì nó không có. Bởi vì sung mãn Tứ Niệm Xứ nó có từng giờ, từng giờ. Con hiểu không? Nó có từng giời. Trong khi đang tu Tứ Niệm Xứ, lúc mà sắp sửa để sung mãn Tứ Niệm Xứ hoàn toàn, thì nó có trạng thái đó.
Tu sinh: Con hiểu điều đó. Là lúc trước.
Trưởng lão: Thành ra… Nếu nó sung mãn hoàn toàn rồi thì nó không xảy ra những hiện tượng như vậy. Trong khi mình tu, bởi vì Tứ Niệm Xứ là phương pháp chứng đạo. Cho nên vì vậy khi nó sung mãn hoàn toàn 12 tiếng đồng hồ là không còn tác động mình được nữa.
Tu sinh: Bị cảm thọ một lần tận cùng rồi của mình rồi mới lọt vô Tứ Niệm Xứ?
Trưởng lão: Mới lọt vô sung mãn Tứ Niệm Xứ hoàn toàn.
Tu sinh: Lúc đó, mới đi kế tiếp nữa.
Trưởng lão: Nó mới kéo dài ra được nữa, chứ không nó không kéo dài ra được. Bởi vì khi nó sung mãn, chịu một trận đánh cuối cùng rồi thì bắt đầu nó bình an coi như giải phóng luôn.
Tu sinh: Như vậy, những người mà ngày xưa mà chịu tận cùng cảm thọ rồi chết đi luôn. Những vị ấy có vào Niết Bàn không ạ Thầy?
Trưởng lão: Coi như là nó đang ở trong nghiệp rồi con. Nó không vô Niết Bàn được.
Tu sinh: Nhưng những vị đó, người ta vượt được cảm thọ đó, nghĩa là nó đau tận cùng nhưng người ta sống trên cái cảm thọ đó.
(31:36) Trưởng lão: Họ trên cảm thọ thì người đó cũng vào Niết Bàn luôn tại vì họ đang ở trong trạng thái bất động rồi, họ không dao động trước cái nghiệp đó. Bởi vì đang chiến đấu mà chết, tức là nó ở trên cái nghiệp của thân nó rồi, cái nghiệp của nhân quả. Bây giờ nó chết, nó chết ở trên cái đương đấu tranh, cho nên nó vẫn đang cố gắng giữ cái thanh thản của nó.
Cho nên nó chết nghĩa là nó bỏ cái nghiệp đi luôn vào Niết Bàn. Cái đó là nó đi luôn rồi nó khỏi cần tu. Hễ còn cái thân thì nó còn chiến đấu với nghiệp nhân quả. Mà nó bỏ cái thân mà ra giữ được trạng thái bất động, cho nên Thầy dạy các cô, những người lớn tuổi giữ tâm thanh thản để khi chiến đấu đến tận cùng vẫn giữ được tâm thanh thản. Cái đau với cái thanh thản đấy nó vẫn đang ở trong sự giằng co, bắt đầu mình bỏ thân mà mình không đầu hàng thì mình luôn ở trong cái thanh thản đó.
Tu sinh: Như vậy là vượt lên trên.
Trưởng lão: Vượt lên trên cảm thọ đó.
Tu sinh: Lúc đó là những cơn đau nó vẫn còn ạ?
Trưởng lão: Vẫn còn đau kêu là đau đứt ruột đứt gan nhưng mình không đầu hàng là mình vẫn ở trên cái cảm thọ đó, mình vượt lên, thì mình vào Niết Bàn luôn.
Tu sinh: Vậy những cái người không có tu Phật, nhưng hành Thập Thiện, rồi đến lúc mà người ta bị những bệnh ung thư bệnh nan y, nhưng lúc ra đi người ta vẫn an nhiên, những người đó có phải là vượt qua cảm thọ không Thầy?
Trưởng lão: Vượt qua cảm thọ đó.
Tu sinh: Người đó có vào được Niết Bàn không?
(33:01) Trưởng lão: Vào được Niết Bàn đó. Như cô Liễu Kim, cô bị đau ung thư mà, nhưng tới giờ phút cuối cùng cô vẫn thản nhiên, cô vẫn bất động, không dao động trước cảm thọ. Khi mà cô bảo con cô đọc bức thư. Khi con cô đọc xong rồi, nó quay lại nó hỏi mẹ nó: "Con đọc lần nữa cho mẹ nghe", thì không thấy bà ừ, hữ… gì hết. Khi dòm lại thì thấy bà đã chết. Như vậy là bà đang giữ chiến đấu trong cái tận cùng lúc chết. Cho nên còn biết dặn nó đọc cho mẹ nghe. Rồi nó đọc, nó đọc rồi nó quay lại hỏi bà thì lúc đấy bà đi rồi, cho nên vào Niết Bàn luôn, không còn tái sanh.
Tu sinh: Con có hai người bà con một người ông với một người dì đều bệnh nan y. Người ông thì bị ung thư cuống họng cũng lâu lắm; người dì bị bệnh xơ gan nhưng mà hai người đó con thấy hình như người ta vượt qua được cái cảm thọ đó Thầy. Người ta ra đi an nhiên, người ta biết trước giờ chết nữa. Còn có một người cậu bị ung thư gan nhưng mà chết giãy dữ lắm thì chắc không đi ạ?
Trưởng lão: Giãy dữ. Chết đau khổ rên la thì không.
Tu sinh: Hai người kia chắc đi được phải không Thầy?
Trưởng lão: Tự nhiên mình thấy thường không có gì hết. Nhưng mà mình phải có phương pháp bất động con. Không biết mấy người đó ở trong pháp bất động nào đây.
Tu sinh: Con không biết ở trong pháp nào mà sao người ta đi an nhiên như vậy chứ nó đau lắm. Ông có về chùa. Ông có xin được bộ kinh nhân quả, đọc xong mỗi lần nói chuyện là ông toàn nói chuyện nhân quả thôi. Vậy mà ông đi thì an nhiên.
Trưởng lão: Coi như là thông được nhân quả, cho nên không sợ hãi lúc quả nó đến nên giữ được tâm bất động của mình. Nó không có pháp chứ nếu kể có pháp thì mấy ông đó còn gan nữa.
Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão! Hồi giờ con ở ngoài kia, ngoài đời, con làm nhiều ác pháp, con mới vô trong đạo Phật tu. Trong thời gian này, mặc dù ác pháp còn có nhiều nhưng gặp được chánh pháp, bây giờ con tu tập. Khi con sắp chết, tâm không bị dao động, con không đi tái sanh. Con nghĩ vậy có đúng không ạ?
Trưởng lão: Đúng rồi con! Giữ được tâm bất động. Nhưng mà cái nghiệp nó rất khó. Nếu con làm nhiều ác pháp đi, con vô đó, chừng mà con sắp sửa chết. Cái nghiệp nó đánh mình ghê gớm lắm.
Tu sinh: Nếu cận tử nghiệp vẫn giữ được tâm thanh thản là con vẫn thoát được.
(35:57) Trưởng lão: Thoát được! Chuyển được hết đó. Lúc bấy giờ một phút mà mình chuyển được cả đời, nhiều đời của mình đó. Nó đau ghê gớm lắm. Một phút mà chuyển nhiều đời, một phút chịu đau của nó là một phút chuyển, chịu đau mà đừng có dao động tâm là chuyển ghê lắm.
Tu sinh: Con xin nói phần này, cận tử nghiệp, có phải có người suốt đời làm thiện nhưng giờ phút cận tử nghiệp ác pháp nó tới không chuyển được thì người này vẫn đi tái sinh; có người suốt đời làm ác mà giờ phút cận tử nghiệp ác pháp nó tới chuyển được, người này vẫn không đi tái sanh.
Trưởng lão: Cái đó đúng. Cận Tử Nghiệp là đến cái nhân cuối cùng của mình cái quả cuối cùng của mình mà mình bất động; mình không dao động thì nó chấm dứt nó không còn tái sanh nữa. Hết rồi.
Cái đó đúng con. Không có gì hết. Bây giờ mình thấy đó là cái nhân và cái quả thôi. Cái nhân mà trong khi cái quả mình đang giặt lấy thì cái nhân tái sanh hay không tái sanh thì nó rõ lắm.
Mình dao động là mình sẽ tái sanh trong cái khổ đau đó, không chạy khỏi. Mà mình không sợ hãi, không dao động gì hết. Đau mặc đau, kệ nó, an nhiên tự tại thì lúc bấy giờ quả của nó mà mình chịu, mình tự tại như vậy thì cái nhân nó không có ác. Cho nên nó dẫn vào Niết Bàn. Dắt đến cái bất động thanh thản.
Thầy nói thí dụ như trong khi đó cả cuộc đời mình tu hành tới giờ phút cuối cùng mà nó thèm thịt quá trời. Đó là cái nghiệp con, mà nói rằng thôi cho nó ăn miếng thịt để rồi nó chết cho mát bụng, là mình không thắng được cái nghiệp đó rồi mình tiếp tục tái sanh, không có chạy đâu khỏi. Mà từ lâu tới giờ mình ăn chay, mình tạo phước, mình không có giết hại chúng sanh. Mà tới giờ phút đó cái nghiệp sát sanh nó tới, mà mình thắng không được, rồi kê miếng thịt ăn vô rồi tắt thở, thì người đó là từ lâu đến giờ ăn chay chứ thật ra ăn mặn hết.
Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão! Nói như vậy là từ lâu đến giờ tu tập, nhưng mà quan trọng nhất là giờ phút cuối cùng quyết định có đi tái sanh hay không?
(37:44) Trưởng lão: Đúng! Tức là cô đang sợ hãi quá, nên cô đi ra ngoài, cô lo để cho thân cô nó mạnh. Nhưng mà làm sao khỏi được cái nghiệp. Như vậy cho nên cái tâm yếu, tu cũng rất có công, không giữ được trong lúc sắp sửa ra đi.
Cho nên Thầy nói mấy con vô đây rồi, một là chết, hai là bất động. Không có sợ hãi thì mấy con bỏ cái thân này, mấy con chưa có làm chủ, nhưng mấy con bỏ thân này mấy con vẫn ở trong Niết Bàn, không có mất phần mình đâu.
Còn những điều mấy con làm ác, nó đều là nhân quả nó sinh ra rồi, chứ không có chạy đi đâu khỏi bởi vì nhân quả rồi. Còn hiện cận tử nghiệp là chính khi mình bỏ thân này mình có sinh ra làm người. “Phần này là phần Cận Tử Nghiệp, như cái trái cuối cùng của cây”.
(38: 31) Tu sinh: Bạch Thầy! Lúc nào mình phá cảm thọ trên cái con đường tu của mình?
Trưởng lão: Phá cảm thọ, khi hết cảm thọ phải không? Khỏi có đau đớn gì hết đó. Mình phá là khi nào mình có Tứ Thần Túc thì mình phá, có Dục Như Ý Túc, cái cảm thọ này vẫn ở trong thân này, vẫn còn. Bởi vì nó là cái thân vô thường, nó là cái thân nhân quả. Nó còn nhưng mà mình có Tứ Thần Túc, mình muốn nó không đau là nó không đau.
Tu sinh: Con muốn nói phá cảm, mà cái cảm thọ tận cùng của nó như Thầy?
Trưởng lão: Cái tận cùng mà cái hồi vượt qua đó phải không? Vượt qua cuối cùng. Chỉ có pháp Như Lý Tác Ý với tâm bất động của mình thôi, mình có cái hiểu biết không dao động tâm của mình. Do đó mình sừng sững mình ngồi giữ pháp, ôm phao vượt biển.
Tu sinh: Những người tu như con đây lúc nào thì có thể phá được?
Trưởng lão: Bắt đầu, phá nó hả con?
Tu sinh: Dạ.
Trưởng lão: Nó sẽ tới con, nếu mà con tu Tứ Niệm Xứ rồi. Con tu Tứ Niệm Xứ thì nó sẽ tới. Thầy cho con bây giờ phải tu suốt ngày, suốt đêm mà đánh nó thì lúc bấy giờ nó lòi mặt nó ra.
Trong 7 ngày chứ không có lâu đâu nó sẽ lòi ra. Trong cái ngày thứ sáu hay thứ năm gì đó, nó sẽ đến. Con thức, con đánh nó bằng phương pháp Tứ Niệm Xứ rồi. Hễ có thọ đến là đánh, đánh suốt ngày đêm với nó, mà không có thì thôi.
Lúc mới đầu nó đến là mình đánh là nó chạy, đánh là nó chạy; rồi bắt đầu yên đó, yên đó. Rồi nó đánh con trận cuối cùng là nó đánh con tan nát. Trong suốt thời gian 7 ngày con tập tu thì sẽ thấy cái đó ra.
(40:07) Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão! Như bây giờ con tu có thể giải thoát được, thì tới lúc đó tất cả các nghiệp lực của mình từ đời nào đến giờ mình trải qua, nó sẽ hiện ra nó phá mình?
Trưởng lão: Đúng! Nghiệp của nhiều đời nó sẽ tập trung nó phá cho một đời nay.
Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão! Sao những nghiệp lực đó nó lại biết được đời này mình giải thoát để mà nó đến nó phá?
Trưởng lão: Thầy nói con biết được nhân quả con, nó đâu sai. Bây giờ con làm nhiều đời, kiếp nó đã huân những điều kiện trên cái nền tảng hiện giờ. Kiếp trước con làm nhân quả đó, nó đã huân thành trên cái nền tảng hiện giờ con sống rồi. Bây giờ cái nền tảng con đang sống là con đang sống tu rồi. Nó khác hơn người ta rồi đó. Nhưng mà con nhớ con đang tu như thế này, bỗng dưng gọi điện thoại có cái người thân của con thì đó là cái nghiệp nó phá con. Bởi vì cái nền tảng của con từ hồi đó đến giờ sinh ra ở đó, có những người thân xung quanh con rồi, có những Phật tử, có những cái này cái kia.
Như sư Pháp Ngộ ngồi không yên, nếu mà cứ điện thoại gọi hoài. Nó là cái nền tảng của nhân quả, nó dồn dập, mà không phải chỉ cho một đời nay đâu. Nó là nhiều đời mà những nền tảng đó là bao nhiêu người mà sư Pháp Ngộ quen. Bao nhiêu người mà con quen; nó chờ con vô; nó đánh gục con ra.
Nó có chuyện này, chuyện kia, chuyện nọ. Nó làm cho con không có yên tâm. Nó là vấn đề tâm lý thôi. Bắt đầu mình mới tu thì không có gì. Tu coi bộ khá một chút thì bắt đầu cha mình bệnh, mẹ mình đau đi nhà thương. Ôi thôi đủ thứ chuyện. Đó là cái nghiệp nhiều đời mà trong cái nhân quả. Nó thành cái nền tảng của mình, nơi mình sống, anh chị em của mình; những người xung quanh mình bắt đầu nó quậy con ghê gớm lắm. Đó cũng là cách thức để lôi ra đó.
Cho nên Thầy bảo sống độc cư, chết bỏ, ai chết thì thôi kệ họ. Ở đây, lo đây. Nhân quả là ái kiết sử thôi chứ có gì đâu. Mình cứ lo hoài, coi chừng nó lôi mình rồi, đến lúc mình tu không vô. Đó là nhân quả đó. Mình chuyển được là mình bất động tâm rồi. Mọi sự kiện cũng như mình chết rồi mà, đâu có giải quyết được gì. Nhưng mà không ngờ coi như mình chết mà mình lại sống. Chết đi sống lại. Chứ mấy con cứ tưởng mấy con sống mà mấy con chết với cái nghiệp đó.
Tu sinh: Nếu nghiệp của mình nó cứ phẳng lặng, phẳng lặng, không có nhiều như thế, tức là sự tu tập của mình nó không có gần sự giải thoát.
(42:28) Trưởng lão: Giải thoát. Nhưng mà nghiệp của mình nó nhẹ đó con. Nhiều lần mình đã vượt qua những khó khăn đó rồi tới đời nay nó nhẹ. Nó nhẹ hơn. Nó không có nhiều những cái sự kiện nó nặng.
Cho nên những cơn bệnh đau trong cái thân của mình hiện ra, đều là do nghiệp nhiều kiếp không phải một kiếp đâu. Tất cả những gì xảy ra cho con, tất cả những gì làm cho con mất sức, tất cả những gì làm cho con thế này thế khác, tới cái hôn trầm thùy miên cũng từ nghiệp; nó đổ ra, chứ không phải khi không mà nó có cái chuyện đó đâu. Nó huân nhiều nghiệp rồi, nó mới đổ ra.
Cho nên chúng ta chiến đấu là chiến đấu với cái nghiệp không phải trong một đời nay đâu, mà nhiều đời. Không phải từ trong một cái kiếp mình mới sinh ra từ cha mẹ mình sinh ra mà nó như vậy đâu. Nó huân cả một khối rất lớn, nó mang vô đó. Như một núi Tu Di đó.
Tu sinh: Như vậy cái cảm thọ cuối cùng, nó ghê gớm lắm phải không Thầy?
Trưởng lão: Nó cũng ghê lắm con. Thầy nói bởi vì Thầy ở đây Thầy rèn luyện cho các con cái gan dạ tận cùng, rồi lần lượt mình chịu những cảm thọ đau, để rồi mình trực tiếp trên cái đau, để rồi nó quen đi; nó không sợ. Chứ còn nó bình thường nó chưa có biết đau, bỗng dưng nó ung thư; nó đau, nó đau gồng mình lên.
Hoặc là Thầy thì chưa bao giờ đau ruột thừa mà thấy người đau ruột thừa họ đau họ bò càng ra.
Tu sinh: Nó đau ghê gớm lắm Thầy, đau quằn quại
Trưởng lão: Nó đau ghê lắm. Cái sức đau nó như vậy Thầy nói là đau ruột thừa là tiếng thét của một cơ thể bởi vì mấy ông bác sĩ họ viết như vậy, chứ Thầy có biết đâu. Nghe nói tiếng thét là nó ghê gớm lắm. Còn cái đau mà rầm rì như nhức đầu cảm lạnh, nó là tiếng thầm thì, tiếng rên thầm thì thôi, không có gì.
Tu sinh: Đau ruột thừa nó cũng không có gì. Bởi vì cái ruột của mình nó có một khúc thế này mình cứ ăn một hồi, có những cái hột, ngày ngày nó rớt trong đó. Nó sinh mủ nó ra. Phải cắt chứ không cắt là chết Thầy. Coi chừng mình ăn ớt, hột nó rớt lại.
Trưởng lão: Vậy mấy người ăn ớt là coi chừng.
Tu sinh: ( không nghe rõ) Kính thưa Trưởng lão, con gặp ai con nói chuyện rồi mấy ngày người ta chết…
(45:14) Trưởng lão: Cái niệm tử nó hiện ra trước mắt con như vậy để con biết thân biết phận của mình, nó nhắc con đó. Đó là những cái nhắc chứ không phải là con xui xẻo, con nói chuyện là người ta sẽ chết. Không phải. Đó cũng là những cái duyên để nhắc nhở con nỗ lực tu.
Cho nên đức Phật nói khi mà mình thối chuyển mình nhắc niệm chết. Mình quán cái niệm chết, mình thấy như sắp chết rồi. Trời, còn gì đây nữa, cho nên mình tinh tấn. Vậy mà con có cái duyên gặp người này chết, gặp người kia chết, nhắc nhở mình đó. Nó nhắc nhở mình đó.
Tu sinh: Con gặp người ta rồi độ 5, 6 ngày sau người ta chết. Đợt con đi về, những người con quen, tới nhà người này chết, tới nhà người kia chết, đủ hết trơn. Con không hiểu làm sao?
Trưởng lão: Đó là sự nhắc nhở của con. Những người xung quanh là nền tảng của con. Giờ con đi tu rồi, những cái chết đó là nhắc nhở cho con phải ráng cố gắng. Nó là cái nhắc nhở của cái duyên tu của con.
Cũng như Thầy, khi mà Thầy đi tu, khi mà Thầy vui vẻ với bạn bè mà đi dạy học, đi làm Giáo sư trong trường Bồ Đề. Chiều chiều, mấy ông giáo sư cũng tu sĩ như Thầy mà đi rủ ăn cơm chay, rồi Thầy đi ăn, Thầy cũng vui vẻ đi ăn. Đi ăn về, tối bụng dạ mình thấy hối hận kỳ cục. Đó là nó nhắc mình đó. Tự nó nhắc mình. Con hiểu không? Còn đây là cái hiện tượng xảy ra là con nói chuyện rồi chết. Con nghe sao nó nao nao. Người ta nói chuyện, mới sống đây mà mất đó. Tức là cái nghiệp chết nó nhắc con. Đó là cái trỗi dậy trong tâm, nó nhắc con để mà khi tiếp xúc, con có trực diện mà nhìn. Mình vừa nói chuyện với người đó; nó làm cho mình bồi hồi; nó làm cho mình lo lắng trên con đường tu.
Vậy mà mấy con còn kéo dài, quá dài đi. Nó tới mấy con rồi, cho nên phải ráng mấy con. Đó là những hiện tượng nhắc nhở mấy con. Trong cuộc đời tu của mình đã có gieo cái duyên nhắc nhở đó.
(47:17) Tu sinh: Khi mình tu Tứ Niệm Xứ, mình ngồi bất động khoảng nửa tiếng, mà mới có 5 phút mà nó đã nó đã buồn ngủ rồi mình đi, là mình phá cái bất động của mình sao Thầy?
Trưởng lão: Cái bất động đó mình đâu cần. Tại vì ở đây là có cái chướng rồi. Cho nên mình sử dụng nó để cho mình tỉnh. Mục đích của mình là để tỉnh giác.
Tu sinh: Con hiểu rồi. Con phá nó rất dễ, con qua tay một hồi, là nó mất tiêu buồn ngủ.
Trưởng lão: Bởi vậy mình phải động đó con để mình phá cái tưởng. Rồi nó tỉnh lại rồi, mình tiếp tục trở lại Tứ Niệm Xứ. Chứ còn mình: "Trời, tôi động vậy là Tứ Niệm Xứ, nó chạy mất". Đâu phải. Bây giờ chướng ngại quá! Ác pháp nó tới rồi. Ngồi đó xả sao nổi.
Tu sinh: Bạch Trưởng lão! Con phá nó rất dễ dàng, con quơ tay một hồi là nó mất tiêu à! Ngồi trở lại thì nó tỉnh bơ. Nó biết rõ ràng lắm.
Trưởng lão: Nó vậy đó. Như vậy là mình tu Tứ Niệm Xứ đó. Cho nên đừng nghĩ là tôi đưa tôi quán xét này kia, nó động quá. Tứ Niệm Xứ đi mất. Bây giờ, Niệm nó khởi lên còn ở đó mà ngồi. Con hiểu không?
Cho nên tu Tứ Niệm Xứ là lúc nào cũng đuổi: “trên thân quán thân, trên thọ quán thọ, trên pháp quán pháp, trên tâm quán tâm, để khắc phục tham ưu” để đem lại sự bình an. Nó không bình an, mình mới động chứ. Còn nó bình an rồi mình động nó làm chi.
Vì vậy nó đang ở trong Tứ Niệm Xứ thì để, mà nó không ở trong Tứ Niệm Xứ, tức là các ác pháp ở ngoài tác động thì mình phải dẹp những ác pháp đó. Không có để.
Trong khi dẹp, nó trỗi dậy, mất Tứ Niệm Xứ. Trời đất ơi, “giặc nó vô, nó xâm chiếm Tứ Niệm Xứ rồi, còn để giữ cho nó sao được. Nó cai quản trong đó hết. Nó muốn sai cái thân bệnh cũng nghe theo. Nó muốn bảo cái tâm ham ăn cũng làm theo. Trời đất ơi, như vậy mà mình không đánh nó ra, như vậy là nó sai. Mình nói, sao nó không thanh thản an lạc, vô sự. Nó vô nó chiếm rồi, còn gì mà thanh thản an lạc vô sự nữa. Đây là lo mà nắm đầu nó mà lôi nó ra”.
Tu sinh: Con hiểu rồi!
Trưởng lão: Đó, lo vươn tay, vươn chân cho nó tỉnh lại.
Tu sinh: Nó khó khăn. Mới vô có 5 phút là bắt đầu cái ngủ nó tới, mà không dám phá bất động.
(49:24) Trưởng lão: Không thức để nó ngủ, bởi nó là Tứ Niệm Xứ mà, các con nghe Thầy nói, bây giờ mình dẹp nó rồi. Nó tỉnh rồi, bắt đầu trở về thanh thản, an lạc, vô sự. Tác ý trở lại như cũ để giữ gìn. “Tích tập từng chút thanh thản, an lạc vô sự. Tu Tứ Niệm Xứ tức là nó tích tập. Tích tập được 3 phút, 5 phút đều là tích tập. Lúc nào tôi cũng là tích tập hết”.
Nếu mà có động thì đánh thôi. Lúc bấy giờ đâu có tích tập được. Đánh cho nó ra đi. Nó ra rồi, con tích tập được thêm một khúc nữa. Một phút, 2 phút, 5 phút cũng tốt. Rồi bắt đầu nó vô nữa, đánh nữa. Nhưng mà tôi tích tập được một chút. Tôi có gom nó được một chút rồi. Ngày nào tôi cũng gom riết được 12 tiếng đồng hồ. Bởi vì tôi góp gió làm bão mà.
Các con hiểu cái chỗ đức Phật gọi tu Tứ Niệm Xứ mà tích tập mới chính là tu Tứ Niệm Xứ. “Tui tích tập nhiều thì tu sẽ mau, tui tích tập ít thì tu sẽ lâu”. Bởi vì tôi đánh trận quá lâu. Như sư Phước Tồn đánh trận, mà bao giờ nó cũng xào xáo ra, nó xì hơi ra ngoài, cho nên tôi đánh suốt ngày suốt tháng mà nó chưa văng ra thì tôi cứ đánh hoài. Con hiểu không?
Chừng nào đánh văng cái này ra thì thấy nó bình an rồi con mới tu Tứ Niệm Xứ. Tại vì nó cứ nằm trong cái thân con hoài; nó chiếm cứ trong đó. Buộc lòng con phải ôm pháp Thân Hành Niệm mà đánh.
Còn người ta có chút xíu, quơ tay, quơ chân nó chạy mất rồi, người ta có thanh thản, họ tích tập được nhiều. Còn con suốt này chứng bệnh này chưa đi thì tích tập được chút nào đâu. Có phải không?
Như sư Phước Tồn, đâu có tích tập nhiều được. Còn thấy nó mệt quá, nó thiếp vô nó ngủ tiếng đồng hồ. Mở mắt ra đánh một tiếng. Trời đất ơi, nó mất tiêu hết, mất một tiếng làm sao tích tập được. Nó mất tích tập của pháp Tứ Niệm Xứ rồi. Con thấy, mình tích tập, gom từng chút, từng chút. Vậy chứ lâu ngày “nó thành cơn bão lớn, suốt 12 tiếng đồng hồ”.
Tu sinh: Con không có dám phá cái bất động. Phá cái bất động thì nó mất cái uy lực. Thành ra ngồi chịu trận với cái ngủ.
Trưởng lão: Sợ nó động, thì nó lại ngủ, Thầy nói nó hay lắm mấy con.
Tu sinh: Thầy nói con hiểu rồi, phải phá nó liền. Con phá mau tức thì.
HẾT BĂNG