CK 0550 - THẮP NGỌN ĐUỐC TỨ NIỆM XỨ - VẤN ĐẠO TRỊ BỆNH - SÁCH TẤN - QUÁN THÂN TỨ ĐẠI VÀ THÂN NGŨ UẨN - TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - NHÂN QUẢ SINH RA - TỨ NIỆM XỨ
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 10/01/2006
Thời lượng: [52:52]
(00:00) Trưởng lão: Thầy sẽ tiếp tục trả lời những câu hỏi của mấy con. Hôm nay trước khi trả lời Thầy xin nhắc lại là sau cái thời gian Thầy huấn luyện cho mấy con để hiểu tri kiến giải thoát và cách thức nhiếp tâm, an trú tâm trong Tứ Niệm Xứ cho nó cụ thể rõ ràng. Tức là mấy con sẽ nắm vững cái phương pháp tu, nó không còn sai nữa, nó không còn trật nữa. Nghĩa là luôn luôn Thầy kiểm tra lại kỹ lưỡng hẳn hoi, mỗi người tu tập Thầy đều nắm vững là mấy con tu tập đúng, không còn sai. Nghĩa là mấy con không còn sai một chút nào nữa hết. Thì lúc bây giờ coi như là cái khóa tu Thầy dừng lại đây, để cái thời gian mấy con còn tập luyện, chứ không còn có học hỏi như thế này nữa.
(00:47 ) Bởi vì càng học mấy con thấy mỗi lần mà học thì nó động. Cho nên chúng ta chỉ còn có nhiếp tâm và an trú cách thức cho nó cụ thể, tu tập pháp Tứ Niệm Xứ để xả tâm. Mà Thầy trang bị đủ sức để cho mấy con xả được tâm và an trú được thân mấy con được an ổn. Thì lúc bấy giờ chúng ta mới mở mặt trận chúng ta đánh, tức là chúng ta dẹp cái giặc sinh tử cho chính bản thân của chúng ta. Thì lúc bấy giờ chúng ta không còn cái thời gian để mà có thể ngồi nghe hiểu biết thêm nữa, bởi vì Thầy trang bị đủ rồi, không có cần hiểu biết thêm gì nữa, cái sức hiểu biết của mấy con mà Thầy trang bị cho cái tri kiến mấy con hiểu biết để mấy con dẹp được tất cả những cái niệm ở trong tâm của mấy con khởi ra. Tức là cái niệm tham, sân, si mấy con đủ sức dẹp nó bằng cái tri kiến của mấy con.
Và tất cả những cảm thọ mà xảy ra trên thân của mấy con mấy con đủ sức gan dạ, đủ sức kiên trì, đủ sức thắng được những cái cảm thọ đó. Nó có hai phần, cái phần thuộc về thân mấy con đủ sức để chiến đấu với cái phần cảm thọ chúng ta. Cái phần cảm thọ của tâm, những cái niệm của tâm làm động thì mấy con đủ cái sức tri kiến mấy con dẹp nó được. Và cái phần để ngăn chặn các ác pháp bên ngoài tác động vô thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta thì Thầy dạy mấy con cách thức để các con đủ cái sức mà ngăn chặn không còn cho một cái pháp nào tác động vào được.
(02:09) Ví dụ như bây giờ có một cái thất ở gần bên mình họ bị hôn trầm, thùy miên họ tác ý động quá, mà giờ mình ở một bên mình nghe cái sự tác ý động quá mình không có làm sao mình nhiếp tâm được, nhiều khi mình muốn đi tìm một cái thất khác để mình tránh né. Cái điều đó điều sai mấy con, không có đúng đâu. Khi ác pháp nó như vậy tự chúng ta phải tác ý để mà cái lỗ tai của chúng ta nó quay vào, nó không có cho. Bởi vì chúng ta thấy rằng cái tâm mà không phóng dật là nó phóng dật ra 6 cái cửa của nó: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của nó. Mà bây giờ nó phòng hộ nó, tức là nó sẽ quay vào được, nó không cần nghe ở bên ngoài nữa. Chúng ta có cái phương pháp để lôi 6 cái căn của chúng ta nó quay vào trong, nó không bị tách ra ngoài nữa.
Như vậy là khi Thầy trang bị cho mấy con đủ sức rồi, thì tới đi đến cuối cùng mấy con đạt đạo hay không đạt đạo là do các con nữa chứ còn Thầy không có rớ trong đó được nữa. Bây giờ tất cả những cái sai cái đúng của mấy con Thầy còn rớ vô, nhưng mà khi Thầy trang bị đủ rồi thì Thầy không có rớ vô cái chỗ tu của mấy con nữa, mà mấy con tự thắp đuốc lên đi.
Cho nên cái câu mà đức Phật nói: “Các con tự thắp đuốc lên đi”, nhưng mà mấy con chưa biết thắp đuốc thì mấy con sẽ tắt cây đuốc mà cứ ngỡ rằng mình cầm cây đuốc mình đi thì sự thật là mấy con sai không có đúng đâu. Hay hoặc là thay vì cây đuốc mà mấy con không cầm cây đuốc mà mấy con cầm cây chổi thì làm sao mà có ánh sáng được. Đó mấy con thấy cái đó cái sai.
Cho nên ở đây Thầy sẽ hướng dẫn cách thức cho mấy con cách thức thắp đuốc lên mà đi. Thắp đuốc lên mà đi, câu kinh mà đức Phật đã nói rất nhiều: “Các con tự thắp đuốc lên mà đi”, cây đuốc thắp đuốc đó là Tứ Niệm Xứ chứ không có gì khác, chỉ có pháp Tứ Niệm Xứ. Các con đọc lại kinh Trung Bộ các con sẽ thấy một đoạn kinh đó đức Phật dạy và trong kinh Trường Bộ, kinh Du Hành, kinh mà đức Phật sắp sửa nhập Niết Bàn đó, đức Phật nhắc những điều kiện, các pháp, và cây đuốc mà thắp lên là chỗ nào đó, thì mấy con đọc lại những bài kinh đó. Các con tự thắp đuốc lên đi. Cây đuốc mà thắp lên đó là cây đuốc gì? - Tứ Niệm Xứ.
(04:12) Cho nên Thầy dạy cho mấy con cách thức để mấy con đốt cây đuốc của mấy con lên. Thì cái tri kiến của mấy con đó là thắp cây đuốc của mấy con lên. An trú và nhiếp tâm, cách thức mà mấy con quan sát 4 chỗ, gọi là trên thân quán thân, trên thọ quán thọ, trên tâm quán tâm, trên pháp quán pháp là cách thức quán của mấy con cụ thể rõ ràng, mấy con biết cách cụ thể. Thì từ đó coi như trách nhiệm Thầy hết, Thầy không còn đi vô trong đó được đâu. Bởi vì cái con đường đó cái con đường độc bộ, độc hành rồi, không có con người nào đi trong đó được, tự người nào cũng phải tự thắp đuốc lên. Khi mấy con nắm vững, Thầy dạy mấy con nắm vững thì lúc bấy giờ mấy con tự bước đi được rồi. Người nào cũng bước đi được, không có người nào không bước đi được, cách thức giới luật. Và đồng thời còn lại cái khoảng thời gian Thầy sẽ cố gắng Thầy soạn thảo 4 tập giới luật nữa cho nó xong cái bộ giới luật 6 tập.
Thì khi mà 4 tập giới luật mà xong rồi đó thì coi như là cây đuốc của mấy con sáng, mấy con đụng ở đâu là mấy con đụng giới hết, thì các con sẽ biết là giới luật chỗ nào là cái tri kiến của mấy con ở chỗ nấy, ánh đuốc mà tri kiến của mấy con soi vào chỗ nấy, đó giới luật nó sẽ làm cho mấy con biết soi cái hướng nào đúng và hướng nào sai. Thì bộ giới luật nó sẽ là con đường chỉ hướng cho mấy con soi đường mà đi. Cho nên đức Phật nói giới luật là thầy đó mấy con, lấy giới luật ra làm thầy mà. Các con nghe cái lời nói của đức Phật trong di chúc không. Cho nên bộ giới luật mà khi Thầy viết xong rồi thì mấy con thắp cây đuốc Tứ Niệm Xứ.
Mà trên con đường giới luật, tức là cái con đường đó mấy con sẽ không còn đi lạc đường, không còn lạc nữa. Bởi vì cây đuốc soi mấy con thấy cái này là phạm giới, cái này đụng giới rồi, thì như vậy là sai rồi, cho nên các con không bao giờ mà đi trật đường. Đó là những cái điều mà hôm nay Thầy hướng dẫn cái lớp này, từ đó về sau các con chỉ dụng công. Người nào khéo léo dụng công thì đi tới sớm còn người nào dụng công dở chậm thì đi đến sau.
Cho nên Thầy chỉ mong rằng cái cơ thể của mấy con được khỏe mạnh, thì mấy con sẽ tu tập tiến bộ rất nhanh. Cái mục đích của đạo Phật là xả tâm, ly dục ly ác pháp chứ không có gì, cho nên cái quyết định của chúng ta là phải ly dục ly ác pháp cho được. Mà ly dục ly ác pháp thì con đường giới nó sẽ là con đường của nó đi rõ ràng, nó không bị phạm giới, mà phạm giới tức là chúng ta đã sai con đường không đúng.
(06:41) Bây giờ Thầy trả lời cho cái câu hỏi: Kính thưa Thầy, chứng bệnh sưng hai cái chân của con hôm nay đã hết sưng, con nhờ tác ý liên tục và nhịn ăn nên nay đã hết bệnh kể từ ngày nhịn ăn là ngày 5/1/2006 (Ta) đến nay là 12/1/2006 là 8 ngày, con xin Thầy cho con ăn cháo 1 ngày rồi qua ngày sau mới ăn cơm lại được, nghĩa là chỉ nhịn ăn trong 7 ngày là đủ. Con xin cảm đội ơn Thầy. Con Thiện Trí. Sở dĩ nhịn ăn là để quân bình nước lửa trong người, cũng như nước sôi quá phải bớt lửa rút củi bớt ra là nước bớt sôi hết bệnh, chứ không phải nhịn ăn để thành ông, thành bà gì. Con xin Thầy thông cảm, thương con.
Trưởng lão: Bởi vì Thầy nói cái phương pháp nhịn ăn cũng là cái phương pháp trị bệnh mà thôi, bởi vì khi chúng ta ăn nhiều thì cái cơ thể phải hoạt động nhiều, hoạt động nhiều thì nó tiết ra những cái chất để mà nó tiêu đồ ăn. Vì vậy khi mà chúng ta nhịn ăn chỉ uống cái chất nước trong người chúng ta để tiêu hóa thực phẩm thì nó lại ít tiết ra hơn do đó nó cũng được nghỉ ngơi, cơ thể chúng ta cũng được nghỉ ngơi. Và khi nghỉ ngơi thì nó dùng sức lực của nó để nó phục hồi lại, thì khi nó bị bệnh đau cái gì đó nó làm cho cơ thể chúng ta khỏe mạnh trở lại. Do đó chúng ta dùng cái phương pháp nhịn ăn để trị bệnh mà thôi.
(08:29) Ở đây cái mục đích của chúng ta lấy đối tượng mà cảm thọ, cũng như lấy đối tượng của tâm tuỳ niệm của chúng ta mà sử dụng phương pháp Như Lý Tác Ý để tạo thành Tứ Thần Lực, 4 cái thần lực, để sau này chúng ta dùng cái đó để chúng ta thực hiện sự làm chủ sống chết và chúng ta chấm dứt luân hồi, chứ không phải có cái chỗ nhịn ăn không. Nhưng mà vì chúng ta chưa có đủ cái lực, vì vậy khi cái cơ thể nó đau nhức thì chúng ta cũng rất là khó khăn, nhất là con đã lớn tuổi rồi thì cái sức khỏe của con nó không bằng những người thanh niên. Người mà con trẻ, sức khỏe người ta đủ người ta không có sợ cho nên vì vậy đối với cảm thọ người ta sẽ vượt qua được một cách dễ dàng.
Con thì lớn tuổi rồi thì không có thể mà như người khác được, cho nên con sẽ sử dụng nhịn ăn suốt thời gian 7 ngày để mà trị bệnh, chỉ uống nước chanh đường thôi thì điều đó là được chứ không có sao hết. Đó là cũng như bây giờ mình bệnh mà mình chưa đủ lực thì mình nên uống thuốc, mình biết mình mà, mình tác ý một, hai lần mà mình an trú tâm mình thấy cái sự nhiếp tâm của mình, an trú mà mình biết cái sức an trú của mình quá ít một, hai phút thì chưa có đủ, chưa có đủ an trú được cho nên cái cảm thọ nó lại ào ạt, nó làm chúng ta vừa nhiếp tâm mà vừa thấy cơn đau quá sức, thì do đó chúng ta biết cái lực của mình chưa đủ, sức nhiếp tâm an trú của mình chưa đủ thì mình nên uống thuốc. Cũng như con nên nhịn ăn, hoặc là ăn cơm gạo lứt muối mè để cho nó giảm cái cơn đau của con thì cũng được chứ không có sao hết.
(10:01) Nhưng khi mà chúng ta biết, đi trên con đường của đạo Phật mà biết sử dụng cái đối tượng cảm thọ bằng một phương pháp, với một tâm kiên trì chẳng hề dao động, chẳng hề sợ chết thì chúng ta sẽ ôm pháp mà dập đầu nó, thì nó sẽ tiêu chứ nó cũng không có gì đâu. Bởi vì Thầy biết rằng tất cả những cái nghiệp của chúng ta là do nhân quả, mà khi nhân quả mà chúng ta đến đây tu rồi, sống đúng giới luật rồi, sống ngày một bữa rồi, giữ gìn cố gắng, tuy rằng có phạm giới chứ không phải hoàn toàn là thanh tịnh giới. Nhưng có phạm giới, nhưng đối với người đời chúng ta thanh tịnh hơn họ, giới luật hơn họ nhiều lắm con. Cho nên chúng ta tuy có phạm nhưng mà phạm chút ít, vì vậy mà chúng ta vẫn có thể chiến đấu. Và nhờ cái căn bệnh đó mà chúng ta lại cố gắng giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh.
Như 17 điều lợi ích của giới luật mấy con thấy, 17 điều ước nguyện của giới luật. Khi mà chúng ta muốn ước nguyện thành tựu cái đó thì giới luật phải nghiêm chỉnh, đức Phật đã dặn rồi. Do đó chúng ta hiểu rồi, cho nên khi mà có đau thì giới luật phải nghiêm chỉnh chứ đừng có vì một chút đau mà chúng ta phạm giới là tự chúng ta tạo thêm cái nghiệp, phạm giới là tạo thêm một cái nghiệp, mà tạo thêm nghiệp thì Thầy nghĩ rằng mấy con không thắng được nghiệp của mấy con, không chuyển được nghiệp. Bởi vì giới luật đức Phật đã xác định như vậy là giới luật chuyển nghiệp, mà chuyển cái nghiệp làm cho cái nghiệp nó tiêu tan, do đó chúng ta lấy giới luật mà làm đầu để mà chúng ta chuyển nghiệp, và đồng thời có phương pháp tác ý để làm cho tâm chúng ta an ổn và ý thức lực chúng ta nó rất là mạnh, nó chuyển được nghiệp của chúng ta đang đau đớn như vậy mà nó làm cho chúng ta không còn thấy cảm giác đau đớn nữa.
Đó thì hôm nay tất cả những điều kiện mấy con tự lượng sức mình, khi mà mình thấy cái sức mình không đủ thì mình nên uống thuốc. Chứ đừng có nói Thầy dạy tôi không uống thuốc, bây giờ tôi chết thiệt là tôi tức tối quá, chừng đó đổ thừa Thầy, chứ không phải, mình phải biết lượng sức mình chứ, mình tu tập mình biết chứ sao. Bởi vì mình thấy mình còn phạm giới mà mình lại muốn dùng pháp thì sao được.
Mình thấy bây giờ mình quyết định một là chết, hai là sống nhất định là ôm giới chặt không hề vi phạm. Bây giờ các con đau rồi các con ăn cơm không được rồi các con nghĩ rằng bây giờ mình phải uống sữa, uống này kia thêm để rồi mình tu tập mới được, hoặc là mình uống thêm thuốc này kia nữa, thì lúc bấy giờ đó mấy con uống sữa thì mấy con uống thuốc luôn đi cho rồi chứ còn uống sữa làm chi, uống sữa cũng như là uống thuốc rồi chứ có gì đâu. Cho nên dẹp ba cái này hết xuống, giữ gìn giới luật ngày một bữa, nhất định là chiến thắng với bệnh của mình. Quyết định cho đời sống của mình một là chết, hai là mình tu chứng, có vậy thôi.
(12:35) Đối với Thầy cuộc đời mình đã đi tu rồi mấy con, bây giờ mình sống ra đời mình xấu hổ lắm mấy con, bởi vì “ông đó ông tu không nổi giờ ông ra đời kiếm vợ, kiếm con giờ ông về ông còn làm ăn thua người ta nữa". Bởi vì mình vô đạo mình thấy có nhiều cái điều mình học thiện rồi mà mình ra đời mình làm với thiên hạ như kiểu họ mình đâu làm được nữa, mà mình làm kiểu họ không được thì làm sao mình làm giàu như họ được. Họ gian lận đủ thứ họ mới làm giàu nổi, còn như mình thật thà quá ra ngoài đời kiếm cháo ăn còn không đủ chứ đừng nói chuyện mà kiếm cơm. Phải không? Mấy con thấy đời đâu phải là chuyện dễ đâu, khó lắm!
Cho nên một là mình đã lỡ có cái phước mà mình đi tu rồi, Thầy nói đã lỡ cái phước đi tu, lỡ chứ thật ra chưa hẳn muốn giải thoát thật sự, mà lỡ thôi, lỡ bước vô con đường đạo rồi, đi sẵn sàng đi luôn chứ không đi quay trở lại nữa, nhất định là chết bỏ, có như vậy. Chứ bây giờ không lẽ mấy con mặc áo mấy con vô đây, à tôi vô Tu viện Chơn Như tôi tu rồi, mặc dù là cư sĩ mấy con. Vô đây tu rồi bây giờ đi ra cũng như người đời nữa, vô đây làm cái gì, bộ vô đây chơi sao! Các con hiểu, một ngày ở đây là một cái giá trị của một cái người tu rồi, chứ đâu phải vô đây để mà giỡn, để mà chơi, để mà ra rồi tôi cũng vậy, tôi cũng như người đời đâu, không phải đâu.
Một ngày tôi vô đây là tôi có cái sự quyết định của cuộc đời tôi này, nhân quả không có tác động được tôi nữa thì như vậy tôi mới là con người quyết định chứ. Còn đằng này mình vô đây rồi mình đi ra, rồi mình cũng sống, cũng phè phỡn, cũng tivi, rồi cũng nhậu nhẹt, rồi cũng đi chơi chỗ này chỗ kia thì như vậy vô đây làm cái gì cho mất công, đời đã biết khổ. Do các con đã học nhân quả, rồi các pháp đều vô thường nè, rồi các pháp đều bất tịnh nè. Vậy mà còn cái gì nữa mà chúng ta ham, chúng ta thích? Không lẽ bây giờ thấy nó bất tịnh rồi mà cứ chui cái đầu vô cái chỗ bất tịnh à? Biết cái đãy da, đời sống này như cái bọc, cái bao thúi dơ bẩn như vậy mà chui vô trong cái bao đó mà nằm nữa à, như vậy mình là con người như thế nào? Đâu phải có trí rồi mà bây giờ mình cứ chui vô đó đâu.
(14:34) Khi mà không hiểu thì mình vô minh, mình lầm, mà khi mà hiểu rồi thì nhất định quyết định một đời này mà thôi. Tại sao Phật làm được, Thầy làm được mà các con làm không được? Cho nên vì vậy mình phải quyết chứ, phải mạnh mẽ. Cho nên Thầy muốn nói như vậy để sách tấn, để khích lệ mấy con trước những cái sự đau đớn trong thân, ai cũng phải một lần chết đi mới sống lại mấy con. Người tu hành người nào cũng vậy phải một lần mới chết đi sống lại. Không bao giờ mà nói rằng cái sự tu tập chúng ta mà nó yên đến khi chứng đạo, hoàn toàn mà yên ổn đâu, không có đâu. Mấy con nếu mà một lần mấy con không gan dạ thì chắc chắn mấy con không bao giờ mấy con chứng đạt được cái sự giải thoát, tâm mấy con không thanh tịnh, thân mấy con không thanh tịnh đâu.
Cho nên một lần mấy con phải chiến đấu tận cùng với cái nghiệp của mấy con, nó mới dẹp sạch đó chứ không phải. Coi thì nó dễ vậy chứ tới chừng quyết định với nó rồi, cái mặt trận cuối cùng mà quyết định nó là giữa đôi bên đều là bỏ xác hết cả đống đó. Các con thấy cái trận Điện Biên Phủ không? Tây nó chết bao nhiêu thì Việt Nam mình cũng chết láng lênh trời đất chứ đâu phải có Tây chết hết đâu.
Còn chiến tranh mà kết thúc do cái đất nước của mình, mình là người dân Việt thì mình phải thấy được cái sự kết thúc của chiến tranh chứ gì, mấy con thấy giải phóng quê hương đất nước của mình, khi đó biết bao nhiêu là lính cách mạng chết, biết bao nhiêu là lính Mỹ chết, biết bao nhiêu là lính quốc gia chết không? Đầy đồng, đầy cả hết, Thầy nói chết lớp lớp, bao nhiêu thanh niên ra mặt trận làm mồi cho súng đạn, các con biết mới giải phóng được chứ đâu phải chuyện dễ đâu.
Còn mình muốn làm chủ được giặc sinh tử của mình đâu phải chuyện dễ, cho nên “Chẳng phải một phen sương lạnh buốt, hoa mai đâu có dễ ngửi mùi hương". Các con nghe tổ sư Hoàng Bá là một người tu Thiền Đông Độ mà người ta ngồi tu chịu đựng đau mà để người ta lọt vào trong cái định tưởng, để mà an trú được người ta còn phát ra được câu nói, còn huống hồ mình là cái người làm chủ giặc sinh tử mà mình lại không thấy được cái chỗ đó sao. Cho nên nó không phải thường đâu mấy con, không phải thường.
(16:36) Cho nên vì vậy mà chúng ta phải chuẩn bị tinh thần vững vàng, một khi mà chúng ta liều chết một lần thì chúng ta mới sống lại. Các con biết cảm thọ ghê gớm lắm, Thầy nói thật sự ghê gớm. Khi mà Thầy vượt qua được Thầy thấy thật đúng là chỉ có con người làm được chứ còn không thể nào mà ngoài con người mà không có ý chí thì không thể làm được điều này. Cho nên sừng sững thân lên trên cái đau kinh khủng vô cùng. Nghĩa là một chết một sống dựng cái thân lên không bao giờ nằm, nghĩa là chiến đấu tận cùng với cơn đau của nó, đau đứt ruột đứt gan, đau kinh khủng lắm.
Cho nên vì vậy mà Thầy nghĩ rằng nếu mà trong khi đó coi như mình chết, mình chết dưới những trận đau kinh khủng đó, khi mà nó vượt qua cái cơn đau đó nó mát lạnh vô cùng, vô tận, biết mình sống lại, biết mình đã sống lại rồi mấy con. Chừng đó mình thấy cái tâm nó rỗng rang nó thanh tịnh, nó an lạc, nó vô cùng. Còn cái hồi chiến đấu trời ơi nó gian khổ, coi như là mình chỉ cần chút xíu là mình bỏ cuộc liền, thất bại liền. Thì Thầy nhắc nhở. Cho nên Thầy trạng bị cho mấy con đủ sức hết rồi, thì từ đây mấy con là những người dũng sĩ, vẫn là người chiến thắng. Dù là một ông già 80 tuổi cũng như mấy cụ, mấy bác ở đây đừng có nghĩ “Tui già chắc tui chiến đấu không nổi đâu", lính già chứ chiến đấu giỏi lắm mấy con, đừng nghĩ. Ông Diếp Tôn giả 80 tuổi vẫn chiến đấu chứng quả A La Hán đó mấy con.
(18:01) Một gương hạnh ngày xưa đệ tử của đức Phật, mấy con nghe ông Diếp Tôn giả không? 80 tuổi đến xin Phật tu, thì cái tuổi của mấy con đến đây còn nhỏ hơn ông Diếp Tôn giả chưa sao đâu. Cô Huệ Ân tám mươi mấy tuổi lớn rồi mà Thầy khích lệ, Thầy khuyên cô Huệ Ân phải chứng đạt trong đời nay, làm chủ sự sống chết của mình chứ đừng có để, thì Thầy khích lệ, nhưng sức yếu đuối của cô run rẩy. Nhưng mà hàng ngày cô chiến đấu với nghiệp của cô, lúc nào cũng lát thì im, lát thì bệnh nhức chỗ này đau chỗ kia, cơ thể sắp rã rời rồi, cho nên nó đau nhức như vậy đó.
Nhưng mà nhờ pháp Như Lý Tác Ý, nhờ cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự, bất động mà cô chiến đấu hàng giờ, hàng phút. Bây giờ ngồi nó yên tốt lắm nhưng mà lát nữa nó giục mắc mớ ông nội gì trong đó nó tức, bắt đầu nó tức, nó tức lồng lên vầy thở không có được, mà nếu không có pháp thì các con biết sao không? Lăn lộn, rên la, rồi con cháu sao đây, phải lo cái này, lo cái kia đủ cách chứ đâu phải không. Còn bây giờ có pháp rồi ôm pháp, con cháu yên tâm không có lo gì hết, rồi một lúc thì cái bệnh cũng như ma nhập, bệnh gì kỳ lạ, đau thì như muốn chết nhưng mà rồi một chút cái mất tiêu hết, không có gì nữa hết. Đó thì mấy con thấy cái cơ thể của người ta hành hạ. Nhưng mà cái người không có pháp nó hành luôn, nó đau suốt, nó đau cho đến khi nằm chết thôi, tới chết thôi, nó quằn quại nó giày xéo cái thân chúng ta ghê gớm lắm, nó sắp sửa rã rồi mà, nó phải vậy.
Cho nên vì vậy mà các con phải ráng cố gắng, cố gắng rất nhiều, chứ còn không những gì mà Thầy dạy phải lưu ý kỹ lưỡng, những gì mà Thầy trang bị cho mấy con phải lưu ý rất kỹ, để khi mà Thầy không có trực tiếp hàng ngày dạy mấy con thì mấy con phải luôn luôn ở trong thất mà nỗ lực tu hành. Đừng có phạm giới, đừng có phá giới, mà chỉ độc cư, độc bộ, độc hành cho trọn vẹn thì cái thời gian nó sẽ tu ngắn lại cho mấy con, và chừng đó thì mấy con mới thật yên tâm. Còn Thầy thì cũng mới được yên ổn là Thầy thấy rằng mấy con sẽ là những người nối tiếp ngọn đuốc để mà dựng lại cái đạo đức làm người cho mọi người sau này.
(20:12) Thầy đọc câu hỏi tu sinh: Kính thưa Trưởng lão, Chơn Niệm có vài câu hỏi, kính mong Trưởng lão giảng dạy cho Chơn Niệm thông suốt. Thế nào là lấy Thân Ngũ Uẩn để quán thân tứ đại? Lấy Thân Ngũ Uẩn quán thân tứ đại.
Trưởng lão: Thân tứ đại là một uẩn ở trong Thân Ngũ Uẩn. Bây giờ con thấy cái thân tứ đại của con thì nó có sáu căn: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Con lấy cái ý thức con mới dùng nó quan sát lại cái Thân Ngũ Uẩn. Là trong con quan sát đầu tiên là con quan sát sắc uẩn, rồi tưởng uẩn, rồi thọ uẩn, rồi hành uẩn, rồi thức uẩn. Đó là lấy cái thân tứ đại, chứ không phải lấy cái Thân Ngũ Uẩn để quan sát cái thân tứ đại, mà lấy cái thân tứ đại quan sát cái Thân Ngũ Uẩn. Con hiểu không? Bởi vì cái Thân Ngũ Uẩn nó 5 uẩn, còn cái sắc uẩn nó chỉ có cái sắc không. Mà bây giờ mình lấy cái thân tứ đại đó nó có 6 cái căn của nó, do cái căn của nó có cái ý căn, cho nên mình nhờ ý căn đó mình quan sát lại, con quan sát lại.
Khi mà quan sát lại Thân Ngũ Uẩn mình thông suốt được Thân Ngũ Uẩn đó rồi, và đồng thời mình quan sát cái thân tứ đại, chính cái ý của chúng ta quan sát lại nó đó là Tứ Niệm Xứ đó con. Con thấy cái pháp Tứ Niệm Xứ là cái ý của chúng ta hiện giờ ngồi đây nè, chúng ta quay cái ý chúng ta lại quan sát bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta có chướng ngại không nè. Đó là quan sát thân tứ đại. Quan sát thân tứ đại do đó con mới biết, thân tứ đại nó có bốn đại: đất, nước, gió, lửa, có phải không? Nó hợp lại thành mà, nó là sắc uẩn mà, nó là cái phần hình sắc, hình tướng. Đó là cái sắc uẩn. Rồi con lấy cái ý thức của con, con quan sát lại cái tưởng uẩn nè, rồi cái hành, rồi cái thọ, rồi cái thức uẩn, con quan sát lại được. Bởi vì nhờ cái thân tứ đại này mà quan sát tất cả mọi cái, chứ nếu không có cái thân tứ đại này thì không có gì quan sát được hết.
(22:28) Đó, cho nên còn những cái uẩn đó không lẽ nằm chiêm bao mình quan sát. Cái tưởng uẩn là ở trong chiêm bao quan sát, còn cái thức uẩn thì bao giờ cái thân này, cái sắc uẩn phải đóng, cái tưởng uẩn phải đóng rồi thì cái thức uẩn nó mới thực hiện. Mà khi cái thức uẩn thực hiện mà cái sắc uẩn không còn thì nó làm sao có. Bởi vì nó nằm trong cái Thân Ngũ Uẩn của nó mà, nó có cái vô hình và cái hữu hình của nó, nó một khối mà. Nếu cái sắc uẩn này chết thì cái thức uẩn, cái tưởng uẩn đâu mà dùng quan sát nữa, con hiểu. Nó còn là con quan sát con thực hiện Tam Minh, mà nó chết, nếu một người tu chứng chết thì nó đi vào Tam Minh rồi hoặc người ta vào Niết Bàn rồi, tức là trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự rồi.
Cái chân lý người ta nằm đó, người ta vào đó người ta không có tái sinh luân hồi nữa, thì con từ đâu cần gì phải quan sát nữa, họ đâu có cần. Họ đâu có cần ngũ uẩn nữa đâu mà quan sát. Họ còn có thần lực nhưng mà họ không có Thân Ngũ Uẩn đâu. Do đó thì con hiểu rồi, không phải lấy Thân Ngũ Uẩn mà để quan sát thân tứ đại mà lấy thân tứ đại để quan sát Thân Ngũ Uẩn, và thân tứ đại quan sát tứ đại. Bởi vì ở trong thân tứ đại nó mới đủ cái bộ phận để quan sát, đó là cái ý thức của chúng ta.
(23:42) Câu hỏi của tu sinh : Tại sao tu tập ba Tâm Từ, bi, hỷ không có Bảy Năng Lực Giác Chi xuất hiện mà chỉ có tu tập Tâm Xả mới có bảy năng lực của Giác Chi xuất hiện.
Trưởng lão: Bởi vì ở trong Tứ Vô Lượng Tâm thì nó có Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả. Nó là một nhóm với nhau, hễ tu Tâm Từ thì nó có Tâm Bi trong đó rồi, mà Tâm Từ, Tâm Bi có thì nó phải có Tâm Hỷ rồi, nếu mà mình từ bi thương yêu mà mình không có hoan hỷ thì coi như là mình ức chế. Nghĩa là cái người đó chửi tôi, tôi từ bi họ thiệt mà tôi không có hoan hỷ, tôi không có vui thì tức là mình có ngầm ngầm mình hờn mình giận trong bụng rồi mình để đó. Thì từ bi của mình ở ngoài mặt chứ thật ra trong bụng nó chưa có từ bi, cho nên nó có luôn cả. Mà nếu không có xả thì chắc chắn là hoan hỷ không được. Cho nên do đó một nhóm này gọi là Tứ Vô Lượng Tâm chứ sự thật ra có một tâm giải thoát mà thôi. Cho nên mình tu Tâm Xả thì phải có từ bi, có hoan hỷ trong đó. Mà tu Tâm Hỷ, tui hoan hỷ mọi cái, mọi cái tôi hoan hỷ thì phải có từ rồi. Mình nói mình hoan hỷ, tôi vui mà tôi không thương, tôi không có từ bi trong đó thì tôi cũng không hoan hỷ nổi đâu.
Cho nên con biết đây là một nhóm mà nó chỉ có một chứ không có hai, nhưng mà phân ra để chúng ta thấy bây giờ tôi hợp với cái tình cảm của tôi thấy tôi thương yêu tất cả sự sống, mọi vật cho nên tôi thực hiện Tâm Từ. Mà tôi thấy cái cảnh mà đau xót giãy giụa của mọi con vật hoặc con người mà trong cái tai nạn họ, tôi thấy không cầm lòng được nước mắt tức là tôi tu Tâm Bi. Bởi vì mình biết cái đặc tướng của mình mà. Còn con đứng trước cái sự đau khổ của người khác người ta quằn quại, người ta lăn lộn, hoặc một con vật khi có người đi ngang đạp nó lăn lộn như con cuốn chiếu hoặc một con trùng hoặc một con dế, một con kiến gì đó nó lăn lộn mà người ta thản nhiên người ta không thấy đau xót. Còn mình thấy nó lăn lộn vậy nước mắt mình cầm không có được mình rơi mình thấy nó khổ quá, thì cái người đó tu Tâm Bi mấy con.
(25:45) Còn cái Tâm Từ là nó không bao giờ nó động đến mọi vật đang sống đó, nó kỹ lưỡng lắm, nó tỉnh thức lắm, bởi vì người ta dùng Tâm Từ để người ta tu tỉnh giác đó. Cho nên vì vậy mà người ta tránh không giẫm đạp, người ta không làm động chạm đến cái loài chúng sanh. Coi như là chúng ta không có làm cái hạnh phúc của loài chúng sanh bị mất, cái đó là cái Tâm Từ.
Mà hiện bây giờ mọi vật đều đến tôi xả, người ta chửi tôi cũng xả được, mà nhiều khi thì ngầm trong đó nó cũng có từ bi đủ ở trong đó hết rồi, cho nên tôi mới xả được nó. Vì vậy tôi thấy cái gì tôi cũng bỏ được hết, cái gì tôi cũng bỏ qua được hết, mà tôi thấy tôi cũng vui vẻ, tôi không buồn rầu, tôi không có gì giận hờn thì tức là mình tu Tâm Xả mấy con. Còn mọi thứ xảy ra tôi thấy gì tôi cũng vui hết, tôi có đặc tướng tôi tu Tâm Hỷ. Các con biết không, đó là tu trong cái đặc tướng của mình, trong bốn cái đó nhưng mà nó thực hiện bốn cái tâm vô lượng của nó, cho nên nó không phải một đâu.
Cho nên con bỏ, ví dụ như bây giờ con đưa ra: Tại sao tu tập ba Tâm Từ, bi, hỷ mà không có bảy năng lực của Giác Chi xuất hiện mà chỉ có Tâm Xả mới có bảy năng lực của Giác Chi xuất hiện? Con nói vậy con bỏ bớt của người ta mất đi. Từ, bi, hỷ mà không có xả thì đâu có được. Từ bi mà con không xả thì làm sao có từ bi được, nó không được, nó kèm theo luôn cái xả mấy con. Cho nên vì vậy có Bảy năng lực của Giác Chi đều là do từ trong từ, bi, hỷ, xả mà nó có bảy năng lực Giác Chi. Con thấy không, nó không thể nào mà không cái đó được.
Cho nên mình hiểu qua một cái hiểu thì nó không đúng. Bởi vậy cho nên mình phải biết tại sao đức Phật lại nói từ, bi, hỷ mà đừng nói xả mà ông lại ghép luôn xả. Cho nên hiện giờ chúng ta gọi Tứ Vô Lượng Tâm chứ có ai nói Ba Vô Lượng Tâm đâu, có bao giờ nói Tam Vô Lượng Tâm đâu, mà phải nói Tứ Vô Lượng Tâm không. Cho nên không phải đức Phật muốn đặt đại là đặt đâu, có một cái kinh nghiệm rõ ràng từ trong những cái chi tiết đó mà đức Phật đặt cái tên nó như vậy.
(27:37) Cho nên sao đức Phật nói Bốn Chân Lý Tứ Diệu Đế mà không nói Ba Diệu Đế hoặc là nói Hai Diệu Đế hay là Một Diệu Đế mà lại Tứ Diệu Đế mấy con? Sao đức Phật không nói Nhất Diệu Đế? Một chân lý sao lại nó tới Bốn Chân Lý lận, mà tới Bốn Chân Lý là thật, cho nên vì vậy đó các con biết tại sao đức Phật. Mà cái khổ thì phải có nguyên nhân khổ, mà có nguyên nhân khổ thì lại có nguyên nhân không khổ. Tại vì cái chân lý mà, mà muốn cho nó không khổ thì nó phải có con đường để giải khổ. Cho nên cái này nó dính liền nhau một chùm, một cái chơn lý của bốn cái chi nhánh chơn lý đó mấy con.
Cho nên hễ nói chơn lý thì mình thấy đức Phật sao lại không đưa ra một cái chơn lý mà phải đưa ra tới bốn cái chân lý? Nhưng mà mình phải hiểu nó bốn cái chi nhánh để chỉ cho một cái chơn lý giải thoát của một con người đó. Nói khổ thì phải có cái không khổ chứ, các con hiểu không? Khổ thì phải có cái không khổ. Mà nói nguyên nhân khổ thì phải có cái nguyên nhân không khổ chứ, phải không? Tức là Diệt Đế đó chứ. Các con thấy rất rõ. Cho nên vì vậy nó là cái chơn lý, cho nên gọi là Bốn Chân Lý. Cho nên đức Phật đưa ra thì không bao giờ sơ sót. Cái người mà kinh nghiệm tu giải thoát rồi thì không bao giờ nói sai, mà không nói sai thì tức là không sơ sót đâu, nói bốn là bốn chứ mình bớt một cái ba là trật không đúng. Cho nên không ai mà bớt được, cái gì của đức Phật đưa ra thì không ai thêm, thêm vào thì không được mà bớt ra cũng không được.
Coi như đức Phật nói thân tứ đại, thì mấy con nói thân ngũ đại hoặc là thân lục đại, mấy con nói được. Nhưng mà đức Phật nói thân tứ đại chứ đức Phật không có nói thân lục đại. Mà Đại thừa thì nó nói lục đại đó mấy con, chứ không phải là nói tứ đại không đâu, bởi vì Đại thừa nó hay lắm, nó thêm vô, mà nó giải thích thì có lý lắm, cho nên chúng ta vừa đủ để mà chúng ta thấy, cho nên đức Phật đưa ra rất đủ. Cho nên chúng ta tu Tứ Vô Lượng Tâm là từ, bi, hỷ, xả thì có Bảy Năng Lực Giác Chi xuất hiện. Bởi vì chứng đạt rồi thì không có cái gì mà không có Bảy Năng Lực Giác Chi. Mà Bảy Năng Lực Giác chi xuất hiện đó là Tứ Thần Túc chứ không có gì hết mấy con.
(29:44) Câu hỏi của tu sinh: Đối với người Thiên Chúa giáo phải chăng tình thương được tượng trưng bằng cây thánh giá.
Trưởng lão: Ôi, vấn đề này thì chắc Thầy không hiểu, nhưng mà Thầy nghĩ rằng ở bên Thiên Chúa đó thì người ta lấy cái tình thương của Chúa, thành ra Thầy không biết như thế nào, người ta tượng trưng như thế nào. Nhưng mà sự thật ra Thầy thấy họ giết chó Thầy thấy quá tội, thương mà Thầy thấy họ ăn thịt chó, họ giết chó Thầy thấy rất tội mấy con. Cái ngày mà họ làm thịt chó họ ăn thôi Thầy nói thôi ghê gớm, không có thể nào mà nói được. Bởi vì con biết hết thảy những con vật mà gần gũi nhất với con người là con chó và con chó trung thành lắm mấy con. Chúng ta xem nó như một người bạn, như một người thương yêu của chúng ta, nó quấn quýt chúng ta lắm mấy con.
Đánh nó, đá nó một cái nó chạy ra kia chứ một lát nó chạy vô nó cũng mừng lại, nó không có giận lâu, con chó đó mấy con, nó trung thành với mình lắm, thế mà người ta bắt người ta ăn thịt được Thầy chẳng biết làm sao nói đúng. Mà Thiên Chúa không biết là Chúa linh thiêng như thế nào hay hoặc là hiển linh như thế nào mà Thầy thấy các con chiên, mấy ông cha mà ăn thịt chó Thầy thấy tội quá! Một con vật nó bên mình như là một cái người bạn thân của mình. Thường thường Việt Nam của mình, thì không biết ở các nước Tây phương thì họ xem chó ra sao chứ đối với Việt Nam mình cái người nuôi con chó họ thương yêu lắm mấy con.
Đó là cách thức mà con hỏi, cho nên con nói tượng trưng cho cây thánh giá thì cũng như là mấy ông Đại thừa tượng trưng cho cái chữ Vạn đó mấy con. Thánh giá của mấy ông Thiên Chúa cũng giống như chữ Vạn của Phật giáo Đại thừa của mình vậy, chứ cũng không có gì đâu, nó cũng là tượng trưng muốn nói gì đó thôi kệ họ không biết con. Họ muốn tượng trưng cho cái sự thương yêu của họ thì thôi cũng được đi để cho họ cũng biết thương yêu cũng tốt thôi, chứ còn mình thì mình thực hiện từ cái ý thức hiểu biết của mình để cái sự thương yêu của mình bằng một cách cụ thể.
(31:47) Trưởng lão: Đạo Phật rất thực mấy con, không có nói mấy cái mơ hồ đâu, không có nói cái tình thương của mình một cách mơ hồ, mà tình thương của mình phải rèn luyện, phải xây dựng, phải đào tạo cho nó mới có thực sự thương. Chứ còn chúng ta biết chúng ta vẫn có thương, nhưng mà cái thương của chúng ta nó nằm ở trong cái thương cái gì mà gần gũi bên mình, chăm sóc mình, lo lắng cho mình thì mình thương, còn những người khác thì cái thương của mình nó không có trọn đâu, mà coi như nó cũng không thương đâu. Cho nên làm sao mình tập để cho cái tâm mình gọi là từ hay là bi đó, nó thương tất cả mọi cái hết. Do cái ý thức mình hiểu biết mọi người đều đau khổ, mọi người đều sống trong đau khổ như nhau, cũng như chính mình.
Và đồng thời khi mấy con hiểu nhân quả một người đó ngồi trước mặt mình không biết đó là cái nhân quả của mình hay không nữa. Có phải không? Nếu mà mình có đôi mắt Tam Minh thì cái người này do cái hành động tôi, đồng thời trong lúc tôi giận dữ mà bây giờ lại sanh cái ông này ra, mà bây giờ ông ngồi gần bên tôi mà tôi không biết do chính tôi mà tôi không hay, tại vì cái từ trường của tôi mà tạo ra đó.
Mà bây giờ cũng như hai cây mít, cây mít mẹ nó lên đó, rồi nó ra cái trái rồi tôi đem cái hạt tôi trồng một bên, cây mít mẹ nó cũng không biết cây mít con là ai, có phải không? Mấy con thấy nó đâu có hiểu đâu. Cũng như mình bây giờ, rõ ràng là cái hành động của mình sinh ra cái người ngồi gần bên mình mà chẳng biết nó là con của mình, trời đất ơi, hai cây mít đứng gần mình không biết, mà nó còn tranh ăn nữa chứ. Có cục phân nào rớt xuống rễ cây mít mẹ nó giành ăn, nó không muốn cho cây mít con, mà nó lớn hơn nó chụp cái tàn nó không cho cây mít con nó đưa ra cái bóng mát đâu, cây mít con nó không có ánh nắng, trời đất ơi nó phải nghiêng cái đầu nó ra mà nó chui, có phải không mấy con? Lẽ ra thì mẹ con phải thương nhau, đằng này nó không thương, che đậy lên hết. Bởi vì nó đâu có thấy, nó vô minh mà. Đức Phật nói vô minh, cho nên cây mẹ nó che cây con, cây con yếu đuối hơn thì phải nghiêng mình đưa ra để lấy, để tìm cái ánh sáng. Có phải, mấy con thấy có phải không?
(33:46) Đó bây giờ mấy con thấy cây tràm coi thử coi. Cây tràm con nó mới lên, cây tràm mẹ nó lớn như vậy, trời đất ơi nó nằm dưới gốc mà nó đưa cái đầu nó lên, nó lên không có nổi, ba cái rễ mẹ của nó nó bít bùng cái rễ con nó không ăn. Nếu mà biết được vậy chắc ba cái rễ mẹ của cái cây lớn đó nó co lại để cho con nó bò ra nó ăn, để cho con nó lớn chứ, cái này có biết đâu, nó nghĩ cái thằng nào vô nằm đây. Thầy nói mấy con suy ngẫm thử coi phải không. Chính bây giờ mấy con ngồi trước mặt Thầy, thí dụ như bây giờ những quý thầy mà nhỏ nhỏ kia biết đâu chừng là cái nhân quả của Thầy mà thành ra quý thầy nhỏ nhỏ kia ngồi trước mặt Thầy, là con của Thầy chứ gì, từ cái nhân quả của Thầy sinh ra chứ đâu, chứ bộ ở chỗ khác sao, thế mà bây giờ Thầy dám lại xưng con không?
Đó mấy con thấy không? Nhưng mà nó con thật mà, các con hiểu, nếu mà không có nhân duyên tại sao bây giờ nó ngồi đây với Thầy? Làm sao không có nhân duyên mà bây giờ nó ngồi đây với Thầy, cha con mà nó cũng chẳng biết Thầy là cha mà nó là con. Hiểu không? Các con hiểu chưa? Bởi vì cái nhân quả sinh ra chứ đâu phải từ Thầy đẻ nó ra đâu. Cũng như bây giờ cha mẹ Thầy sinh ra Thầy là do vợ chồng hợp nhau sinh ra đứa con, bây giờ mình ôm nó mình thấy tự mình sinh ra, cái này là nó trực tiếp qua cái nhân quả của Cận Tử Nghiệp rồi, cái cuối cùng rồi, thì cái đó là cái nhân duyên nó như vậy rồi. Còn những cái khác nó sinh ra. Do đó mình chỉ nhận ra có chút xíu cái chỗ này thể hiện qua cái ý thức của mình hiểu thôi, còn tất cả những cái nó mờ mịt quá mờ mịt do đó chúng ta đâu có biết được. Nhưng ít ra nó cũng phải có nhân duyên mới gặp nhau, chứ nếu không có nhân duyên, nhân quả thì không bao giờ gặp nhau.
(35:28) Vì cái hiểu biết, vì cái thấy biết đúng như thật và qua cái sức Tam Minh Thầy biết rõ, nhưng mình nói ra không được, cái điều này cấm không được nói. Tại sao? Nói ra người ta có tin mình không? Bây giờ thí dụ như Thầy nói sư Minh Thống là con của Thầy do cái từ trường, cái năm nào, cái tháng nào, cái ngày đó mà Thầy làm cái hành động thiện đó mà sư Minh Thống sẽ sinh ra và bây giờ đi tu gặp Thầy. Thầy nói vậy, trời ơi con có biết đâu cái từ trường đó, phải không? Mấy con làm sao tin được, Thầy đâu dám nói. Nhưng mà Thầy phải biết nhưng không dám nói. Thầy đem thí dụ chứ đừng có nói Thầy nói nha, mai mốt đồn bậy bạ không được.
Không, Thầy nói thật mà mấy con, cho nên vì vậy những cái thấy biết nó cụ thể lắm nhưng không dám nói cái gì ra hết. Tại vì cái chứng Tam Minh nó không có thời gian và không gian, cho nên nó thấy biết hết nhưng mà nó không dám nói gì hết. Nghĩa là nó biết khi nào người đó cái cái chứng Tam Minh như mình thì đồng thời hai người sẽ nói chuyện với nhau được. Cũng như hai con ma thì nó nói chuyện với ma được, chứ mình là người mà mình nói chuyện với ma sao được.
Vì thế mà chúng ta tu học phải ráng mấy con, ráng để mà đồng thời Thầy có cái sự hiểu biết đó mấy con có sự hiểu biết đó, đồng thời chúng ta sẽ ngồi lại bàn bạc với nhau trên con đường làm lợi ích cho chúng sinh. Thầy nghĩ rằng có một ngày nào đó mấy con cũng tu xong như Thầy rồi chúng ta ngồi lại, quan sát lại coi cái nghiệp của chúng sinh như thế nào để mình đưa ra một cái kế hoạch, để cho mình thành tựu được những cái điều mà đem lại, dựng lại cái nền đạo đức cho loài người.
Loài người khổ lắm mấy con, tội nghiệp lắm! Cho nên vì vậy mà chúng ta hãy cố gắng, cố gắng vì chúng ta thương mình mà thương tất cả chúng sanh. Đừng vì nệ một cái sự chút ít vì cái sự an vui, cái sự lợi lạc nhỏ mọn như ngủ nghỉ, như an ổn mà để thích thú theo cái dục lạc của mình mà mình quên cái gánh nặng của mình đang gánh nặng rất lớn mấy con.
Bởi vậy Thầy ước ao rằng mấy con hiểu được cái tâm nguyện của Thầy thì mấy con hãy nỗ lực, nỗ lực cuối cùng tận cùng mấy con. Lợi ích cho mấy con trong hiện tại, trong cuộc sống mà lợi ích cho nhiều người về sau. Bởi vì pháp Phật là thực không có còn sai đâu, chỉ có mình nỗ lực tu đúng, và Thầy rất cố gắng trang bị cái thời gian rất ngắn. Cho nên Thầy thúc đẩy mấy con còn 5 tháng nữa. Nghe quýnh!
Không, Thầy nói 5 tháng nữa là mấy con quýnh đó chứ. Trời đất ơi, không biết làm được hay không mà Thầy nói 5 tháng. Quýnh! Nhưng mà sự thật ra Thầy phải thúc đẩy cho mấy con như vậy để cho mấy con ráng cố gắng vừa là triển khai cái tri kiến, vừa là nỗ lực tu tập để nắm cho vững được Tứ Niệm Xứ. Cái điều quan trọng là nắm cho được Tứ Niệm Xứ. Và hôm nay có những người cũng nhận ra được cái Tứ Niệm Xứ rồi, nhưng có người thì còn lông bông lắm chưa nhận được. Có một cái số người thì nhận chưa được đâu. Đó thì cái phần Thầy trả lời cho mấy con.
(38:36) Câu hỏi của tu sinh: Kính bạch đức Trưởng lão, con Minh Thống con xin kính trình đức Trưởng lão. Đêm hôm con bệnh khớp nó nhức quá, nhiều quá nó làm con nóng lạnh suốt cả đêm, từ 7 giờ con chiến đấu tới sáng, nó vượt qua được, nhưng vì nhức quá không ngủ được, cho đến lúc 2 giờ con dậy được nửa tiếng, lớp nó nhức lớp nó không ngủ được, cho nên con có xin khai giới cho con được nghỉ. Con xin kính trình đức Trưởng lão, và con xin phép cho con uống thuốc có được không? Vì nó đau tới hôm nay nữa là bốn ngày, mà hồi hôm này là con nặng nhất, không tu hành gì được cả, mà cái bệnh này con dùng tác ý đuổi nó không đi. Con xin đức Trưởng lão từ bi hoan hỷ cho con.
Trưởng lão: Được rồi, con thấy cái đạo lực của mình yếu mà mình dằng dai mình đánh với nó không thắng thì thôi mình rút, để cho mình có cái thời gian mình tu tập để mình huấn luyện được cái đạo lực cho mình đầy đủ hơn mình mới chiến thắng. Chứ còn bây giờ cái sức của con mà kéo nữa, có lẽ là con chỉ rụng tại mặt trận thôi chứ không thể vượt qua được đâu. Cho nên bây giờ con uống thuốc cho nó đỡ, nó giảm đi được chứ không có gì. Xin, bây giờ cần uống thuốc thì con xin khai giới ra để giữ gìn. Nếu mà ngủ, mình ăn ngủ không phi thời mà, do đó con cũng xin khai giới ra để cho mình nghỉ phi thời, vì con đã xác định được giờ nào con thức mà giờ nào con tu.
Mà bây giờ vì bệnh con cần phải phục hồi nó bằng cách là ngủ do đó con có thể mà con khai giới ra. Khai giới ra để chuẩn bị cho mình đủ cái sức lực để khi đó mình mở mặt trận là mình quét đó chứ còn không đầu hàng nữa, một là chết, hai là sống. Bởi vì có những cái bệnh như vậy đó thì mấy con có cái sự quyết định, nhưng mà trước khi quyết định là mình nắm vững pháp chưa.
(41:10) Thí dụ như bây giờ về Định Vô Lậu các con nắm vững chưa, rồi tới nhiếp tâm và an trú trong một phút có chỉnh đốn chưa, rồi cái Tứ Niệm Xứ có nắm vững chưa? Tất cả những cái này đều là mình vững hết rồi, thì bắt đầu bây giờ thì không đầu hàng nữa đâu. Coi như cái lực lượng của mình mình nắm vững cái lực lượng của mình, mình so lại với cái nghiệp lực của mình, hai bên nó tương đương hoặc là mình hơn thì bắt đầu mở mặt trận đánh. Còn mình còn thiếu, như bây giờ Định Vô Lậu các con còn yếu thì các con chưa đủ sức thì nó đánh qua một cái góc độ khác thì niệm mấy con không có cách thức nào bắt buộc mấy con phải ức chế, ức chế tức là chịu đựng thì mấy con không xả.
Còn cái nhiếp tâm và an trú tâm mà cái thời gian nó còn ngắn quá mà con không đuổi được những cái bệnh hiện mình đang có, mình thấy mình đuổi chưa được, vì vậy mình đuổi được thì mình phải có cái sức an trú, vậy thì mình chuẩn bị về cái phần an trú, bởi vì mình biết mình là con người có bệnh thì con sẽ ôm pháp Thân Hành Niệm mà tập, mấy con sẽ tập pháp Thân Hành Niệm. Bởi vì có bệnh là phải tập cái đó thôi không có tập cái khác được, để đối trị với bệnh, để khi đó mình chuẩn bị tư thế của mình hẳn hoi hoàn toàn. Để lúc mà cần thiết là mình sẽ ôm pháp Thân Hành Niệm ra mình quét. Cũng như sư Phước Tồn con bị bệnh thì con hiện bây giờ ôm pháp Thân Hành Niệm mà diệt cho sạch ba cái bệnh của con.
Cho nên mấy con diệt cho sạch hết rồi, thì sau khi mà tu Tứ Niệm Xứ là mấy con sống chết với nó chứ không phải trong lúc đó thì mấy con (chỉ) còn có giữ cái tâm thanh thản, bất động của mình để chiến đấu với cái pháp tác ý để mà đuổi nó thôi, chứ còn không có nói mà tôi đi Thân Hành Niệm nữa, không có nữa, mà Thân Hành Niệm bây giờ là dẹp rồi. Nó phải như vậy, chứ không phải là lúc bây giờ tu Tứ Niệm Xứ nó có đủ pháp ở trên Tứ Niệm Xứ để mà quét ra.
Buồn ngủ, hôn trầm thì mấy con không phải còn như xưa nữa đâu, khi đó Thầy dàn cái mặt trận ra cho mấy con biết, lúc bấy giờ nó bị cái gì là mấy con phải ở trên Tứ Niệm Xứ mà đánh nó ra, luôn luôn lúc nào cũng giữ Tứ Niệm Xứ hết để bảo vệ cái chân lý của mình. Chứ tất cả những cái giặc sinh tử, giặc nghiệp bao giờ nó cũng che khuất cái chân lý của mấy con hết. Nó làm cho mấy con mờ mịt mất đi cái chân lý của mấy con, tức là cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự, nó làm cho mấy con không còn có cái trạng thái đó nữa.
(43:23) Trưởng lão: Đó thì hôm nay thì con xin như vậy thì Thầy chấp nhận, hoan hỷ cho con. Để rồi từ đây về sau tập luyện cho nó kỹ lưỡng những gì mà Thầy nói, để rồi ghi chép kỹ lưỡng, nhớ kỹ và tập, có cái gì sai thì phải hỏi nhất là Tứ Niệm Xứ. Có cái gì thì mấy con phải đến đây, mấy con ngồi đây, mấy con tập rồi mấy con xin Thầy một buổi nào đó con sẽ đến đây con xin Thầy, con sẽ tập Tứ Niệm Xứ để coi con nhiếp tâm đúng hay sai. Có như vậy mấy con mới biết mấy con nhiếp đúng hay sai chứ còn mấy con ở thất mấy con tu riết rồi nhiếp tâm thành ức chế tâm thì chết được rồi. Nghĩa là thay vì nương vào hơi thở thì mấy con cứ tập trung trong hơi thở riết rồi trời ơi con tu Tứ Niệm Xứ mà cái đầu con bây giờ sao nó nhức quá trời, thì cái này là sai.
Con tu đúng Tứ Niệm Xứ mà trời đất ơi các cái tưởng nó xuất hiện ra như thế này, nào là thinh tưởng, nào là sắc tưởng, nào là hào quang ánh sáng nó đổ ra cả đống như thế này. Thì lúc bây giờ mấy con đã tu như vậy cho nên vì vậy ngay từ bây giờ mà Thầy dạy mấy con đứng ở trên cái hơi thở để mà quan sát bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp thì mấy con phải tập, người nào cần thiết thì cứ đến đây, còn mấy con đã nắm vững được rồi thì thôi, chứ còn chưa được thì mấy con phải đến đây mấy con trình bày cho Thầy tất cả những cái điều căn bản nhất là mấy con phải nắm được Tứ Niệm Xứ mấy con tu. Và đồng thời sự hướng dẫn của Thầy cần kỹ lưỡng để cho mấy con biết cách mà ôm được cái pháp Tứ Niệm Xứ, để ở chỗ đó mà nhìn lại Tứ Niệm Xứ.
Không phải Thầy dạy các con ở đây rồi các con về tập, tập trong một phút mấy con sẽ thấy như thế nào, hai phút như thế nào, nó thay đổi chứ nó không phải đứng một chỗ đâu mấy con. Đừng có tưởng, mấy con tưởng bây giờ hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra, tôi cảm nhận toàn thân tôi. Nhưng một chút con cảm nhận được rồi một lát nó đi đâu, nó chạy đi mất chứ nó không có ở đó nó cảm nhận hoài đâu, cho nên nó không phải dễ đâu. Mà nghe nói thì dễ, dễ trong tích tắc thì thấy nó làm được đó, nhưng mà rồi một chút nữa nó tuột tay nó chạy tuốt luốt, nó không quan sát nữa mà nó chạy quan sát ở chỗ nào đó thì mấy con coi chừng trật. Rồi không thì nó bám vô chỗ nào đó nó cứ bám cái bụng phình lên xẹp xuống riết nó cũng thành ra thiền Minh Sát Tuệ mất tiêu.
(45:20) Cho nên đâu phải chuyện dễ đâu, cho nên Thầy nói nhắc nhở cho mấy con kỹ là mấy con phải biết cách thức của mình, khi mình tu tập là mình phải trình bày, mình trình bày mình thưa hỏi, tức là mình có sự quyết tâm, còn Thầy kêu ra Thầy dò bài mấy con là bắt buộc, bắt buộc tức là mấy con sẽ làm lấy có, các con hiểu chưa? Thí dụ như bây giờ Thầy kêu, bây giờ bốn thầy đến đây, ngày mai đến đây để tôi kiểm tra tức là bắt buộc mấy con, còn mấy con nhiệt tâm mấy con quyết định tu thì bây giờ ngày mai con xin Thầy đến đây Thầy kiểm tra giùm con, con lén lén con nói Thầy chứ không mấy thầy tập trung đông thì là mệt đó, con hiểu không? Cho nên vì vậy mà các con nói Thầy thì Thầy sẽ tìm cái chỗ nào đó yên tĩnh Thầy hướng dẫn mấy con.
Tu sinh: Bạch Thầy, Thầy nói khi dạy Tứ Niệm Xứ thì con hỏi Tứ Niệm Xứ. Con khi tập Tứ Niệm Xứ khi tập lần thứ nhất, nhiếp tâm lần thứ nhất, rồi cỡ khoảng năm ba phút gì đó, 5 hay 10 phút gì đó bắt đầu là con lại đi, như nó vọng động thì con lại đi kinh hành nhiếp tâm, con quay lại con tập lần thứ Ba là bắt đầu hôn trầm nó vô nó làm điên luôn á Thầy, gục luôn đó Thầy. Bây giờ cách như thế nào để con phá cái hôn trầm đó, có phải bằng cách đi kinh hành không? Chẳng hạn như thế này, con thấy mình tu Tứ Niệm Xứ là con bị hôn trầm nó đánh, thì bây giờ con nhiếp tâm cỡ khoảng 5-10 phút Tứ Niệm Xứ rồi con đi kinh hành cỡ khoảng 2 phút để cho nó có cái tỉnh giác đó, chứ vô là nó bị hôn trầm liền, dạ rồi quay lại con lại ngồi Tứ Niệm Xứ tiếp, chứ mà ngồi dài liên tục 30 phút thì con ngồi không vô.
(47:00) Trưởng lão: Để Thầy nói như thế này, bây giờ con ngồi xuống đi để Thầy nói cho nghe. Cái giờ đầu tiên thì con ngồi con tu Tứ Niệm Xứ là con nhận ra được bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp của con cụ thể rõ ràng rồi, phải không? Không có còn mất nữa, đó là cái giai đoạn đầu. Bây giờ tới cái giai đoạn mà con nhiếp tâm được ở trong đó rồi, rồi con kéo dài cái thời gian thử coi con cũng ngồi khoảng ví dụ 1 phút, 2 phút, 3 phút, 5 phút, 10 phút coi thử cái sự nhiếp tâm đó, cái sự mà nó quan sát bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp trong cái thời gian từ 1 phút cho đến 10 phút coi sao, rồi từ 10 phút đến 20 phút ra sao, rồi từ 20 phút đến 30 phút ra sao. Mình tu lấy tiêu chuẩn là 30 phút thôi, con lấy cái thời gian là 30 phút. Rồi trong cái khoảng thời gian đó coi thử coi nó thay đổi hoặc là nó còn đứng đó mà nó quan sát, phải không.
Còn khoan nói cái chuyện gì xảy ra đã, cái chuyện gì xảy ra khoan. Rồi bắt đầu bây giờ đó, trong khi đó con nhiếp được như vậy rồi thì bắt đầu lúc nó vầy lúc nó khác, nó không phải bình an yên ổn như vậy luôn liên tục đâu, con hiểu không? Cho nên nó có những sự thay đổi, mà nó có cái sự thay đổi đó thì mình phải làm sao để khắc phục thì chừng đó Thầy sẽ dạy thêm những cái phần đó. Bây giờ chưa đâu. Bây giờ cần thiết là mấy con phải quan sát được bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp cái đã. Con quan sát được rồi, bắt đầu bây giờ con hiện tượng nó xảy ra, hôm nào con đến đây Thầy sẽ kiểm điểm coi thằng hôn trầm này nó nhảy vô chỗ nào mà Thầy chỉ cách cho nó phá, con hiểu chưa? Do như vậy nó có những cách thức, ví dụ như bây giờ trước tiên con rút tỉa từng kinh nghiệm thì mình phải đi, đi thì mình mới thấy nó có hết, còn mình không đi thì nó bị động, cho nên vì vậy mà mình đi nó mới tỉnh được, còn không ngồi đó thì nó hôn trầm thùy miên, có phải không?
(48:45) Do đó thì lần lượt cái này là điều kiện mình sẽ phá chướng ngại ở trên bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Nó phải xảy đến cho mình ở trong đó chứ đâu, đâu có gì đâu. Nghĩa là bây giờ mình tu Tứ Niệm Xứ làm sao cho mình đứng mình nhìn được bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp mình. Tức là mình nhìn, mình cảm giác được cái thân của mình trong khi mình nương vào hơi thở hoặc là thân hành nào đó bước đi của mình mình quan sát được, mình quan sát được cái chỗ mà đi.
Tu sinh: Bạch Thầy, con xin trình bày cho Thầy một chút nữa. Bữa hôm trước con có hỏi Thầy đó về vấn đề Tứ Niệm Xứ đó, Thầy dạy Tứ Niệm Xứ chỉ có tác ý thôi. Ví dụ như: “Tâm ta như cục đất ly tham, sân, si hết đi, tham, sân, si là đau khổ”, nhưng mà con tác ý như vậy rồi con quay lại con nhìn nó nó không được, hình như là con bị yếu hay sao đó, giống như là con phải, muốn nó quay lại là nó phải nương vào hơi thở chứ, nó phải gọi là nhiếp tâm vào hơi thở, mà nhiếp tâm vào hơi thở rồi nó an trú vào hơi thở, an trú vào hơi thở rồi lúc đó nó mới đứng trên hơi thở nó mới nhìn lại hơi thở.
Trưởng lão: Không nó nhìn lại hơi thở nó tập trung trong hơi thở rồi.
Tu sinh: Nó nhìn lại bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp. Nhưng mà bây giờ con tác ý một cái thì con xem nó nhiếp khoảng được lần 2, lần 3, 3 - 4 lần con đi vòng vòng con tác ý như Thầy dạy con làm không vô. Con quán xét lại tại sao không vô, con hỏi tại sao không vô, thì nó nói con là nhà ngươi đâu có an trú đâu, nhà ngươi cũng đâu có nhiếp tâm đâu mà làm sao tao vô. Cho nên con nói không vô thì bây giờ ta phải nương vào hơi thở, ta phải nhiếp tâm vào hơi thở, ta phải an trú vào hơi thở. Thì con làm như vậy lần thứ nhất tác ý nó cũng không vô, lần thứ Hai không vô, nhưng tác ý lần thứ Ba đó, tác ý lần thứ nhất nó không vô thì con lại tác ý lần thứ Hai, tác ý lần thứ Ba thì nó nhiếp vào hơi thở, nó an trú vào hơi thở thì lúc đó con mới đứng chỗ hơi thở, nương hơi thở con mới nhìn lại bốn cái chỗ đó thì nó mới thấy.
Trưởng lão: Nó mới nhìn lại hơi thở.
Tu sinh: Nó mới nhìn lại chỗ đó đầy đủ rồi. Nhưng mà cái kia nó chẳng an trú, nó có an trú đâu sao mình thấy.
(50:53) Trưởng lão: Nó an trú tại vì con. Bây giờ Thầy nhắc lại để cho các con thấy nè, thấy cho rõ hen. Đầu tiên mấy con tác ý: “Tâm như cục đất ly tham, sân, si hết" thôi đúng không? Rồi bắt đầu “Tâm phải thanh thản, an lạc, vô sự. Tất cả những cái niệm gì không có khởi ra ở trong tâm nha. Thân này phải bình an, không có đau nhức”, đó là mình tác ý trước mà, phải không? Rồi bắt đầu: “An tịnh thân" hoặc là “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra", có phải là con an trú trong hơi thở không? “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra", chứ đâu phải khi không con ngồi vậy đâu. Đó bây giờ con mới đi vào cái điều kiện mà đức Phật dạy chứ gì, rõ ràng cảm giác toàn thân tôi biết, tức là con phải nương vào hơi thở để mà con cảm nhận cái thân con, tức là quan sát nó đó. Bây giờ con nhắc nó một hơi cái tâm con nó trú trong hơi thở được chứ, an trú được chứ gì, thì lúc bây giờ có phải là con nhìn cái thân của con không?
Tu sinh: Dạ đúng rồi, lúc đó thì nó mới vô.
Trưởng lão: Cho nên mình tác ý là một cái điều kiện ra lệnh cho nó phải nghe cái lời mình, làm như vậy để trở thành Tứ Thần Túc, con hiểu không? Bảy Năng Lực Giác Chi đó, tức là luyện Bảy năng Lực Giác Chi trước những câu tác ý của mình, sau đó mình an trú, nhiếp tâm rồi nhìn lại trên bốn chỗ Tứ Niệm Xứ của mình. Có đúng không, mấy con thấy không? Cho nên Thầy nhắc lại Định Niệm Hơi Thở đó để cho mình thấy rõ được cái cần thiết, phải không, có hiểu không?
Tu sinh: Dạ con hiểu, như vậy Thầy dạy thêm là cảm giác toàn thân.
Trưởng lão: Cảm giác toàn thân, phải không, con nhớ cái chỗ đó chưa? Cho nên Thầy dạy mấy con an trú một phút đó, nhiếp tâm và an trú một phút.
Xuống đây có chuyện gì không? Chờ Thầy chút xíu mấy con.
HẾT BĂNG