00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 048B (NAM) - NHIẾP TÂM TRÊN TỨ NIỆM XỨ

CK 048B (NAM) - NHIẾP TÂM TRÊN TỨ NIỆM XỨ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Ngày giảng: 03/01/2006

Thời lượng: [51:02]

1- CÁCH TU TỨ NIỆM XỨ

(00:00) Trưởng lão: Rồi bây giờ mấy con bắt đầu đi.

Tu sinh: Mở mắt hay nhắm mắt Trưởng lão?

Trưởng lão: Tùy theo con, con muốn mở mắt thì mở mà muốn nhắm mắt thì nhắm mắt. Tùy theo muốn sao cũng được tùy mình, sao mình tu trên Tứ Niệm Xứ cũng được. Ở đây không có nói cái vấn đề mở mắt nhắm mắt. Mình muốn nhắm mắt mà thu nhiếp tâm cũng được, mở mắt thu nhiếp tâm cũng được. Muốn nhìn ở chỗ nào đó nhìn, để Thầy quan sát. Nhớ có niệm gì thì dùng cái Định Vô Lậu mà xả. Còn có hôn trầm thì đưa tay ra, đưa tới đưa lui để mà xả.

(00:28) Rồi mấy con xả hết đi mấy con.

Cái đầu tiên là mấy con giữ được cái thân bất động. Cái hay gì trong tâm thì chưa biết, nhưng mà cái thân phải bất động. Mà nếu cái thân động thì cái tâm động nhiều lắm. Cho nên cái thứ nhất là tu Tứ Niệm Xứ là giữ thân bất động, nghĩa là ngồi tư thế nào chết bỏ tư thế đó chứ không có nhúc nhích, không có động đậy. Đó là cái thứ nhất để mấy con lưu ý cái phần nhiếp tâm tu Tứ Niệm Xứ. Chứ không khéo mấy con động rồi cái Tứ Niệm Xứ mấy con nó tan vỡ ra hết từng mảnh đó.

Ở đây có một vài người thay vì Thầy cho 30 phút, nhưng mà Thầy thấy cái sự bất động của mấy con cũng khá cho nên Thầy cho tăng lên 10 phút tức là 40 phút. Trong từ 20 phút trở lên tới 40 phút, nghĩa là 20 phút thì mấy con giữ được bất động, rồi sau đó thì kế tiếp những phút sau thì có một vài người có bị động thân. Cho nên mấy người đó còn yếu đó. Vì vậy mà sau khi quan sát được cái thân mấy con thì mấy con có cái số người giữ thân được bất động.

Còn về phần tâm, Thầy thấy là khi mà cái thân này giữ được bất động dù ngứa dù gì mấy con dù mệt mỏi gì mấy con vẫn giữ cái tư thế y chang để cái thân đừng có nhúc nhích, đừng có sửa sang gì hết mà sửa sang cái thân bị động thì cái tâm nó sẽ theo đó nó động. Không thể nào tránh khỏi đâu.

Ở đây chúng ta ngồi trong tư thế trên cái bàn nó rất là tự nhiên, chứ không phải sự gò bó của thân kiết già. Kiết già nếu mà có người ngồi được thì khoảng 1 giờ hay hoặc là 30 phút thì ngồi nó bất động rất dễ. Nhưng có người mà chưa quen thì nó sẽ bị tê hoặc là bị nhức chân, do đó chúng ta sẽ rất là khổ sở, ngồi gồng mình đó, coi như là gồng lên mà chịu đó thì cái đó nó cũng không hay ho gì, cho nên chúng ta ngồi trong tư thế bình thường đầu tiên. Sau đó lần lượt rồi chúng ta tập ngồi kiết già. Kiết già cũng không phải là chúng ta ngồi 1, 2 giờ đâu chừng khoảng 30 phút thôi. Bởi vì kiết già nó không phải đi vào định đâu, mà có điều kiện là chúng ta cũng phải tập cái tư thế ngồi kiết già. Để sau khi tới cái giây phút mà chúng ta nhập định đó, thì chúng ta ra lệnh đó nó sẽ ngồi kiết già mà suốt, dù không tập ngồi kiết già nhưng mà chúng ta có thể ngồi 1, 2 ngày ở trong tư thế kiết già mà không sao hết.

(02:33) Còn bây giờ đó thì chúng ta đi vào cái tâm để chúng ta nhiếp tâm ở chỗ nào. Nãy giờ quý thầy đã có thực hiện được ở trên cái tâm của mình chứ gì. Biết nó bây giờ cái tâm của mình ở chỗ nào mấy con sẽ biết, sẽ nhớ. Nhưng mà Thầy biết là dù ngắn dù dài mấy con cũng vẫn cái tâm còn động chưa phải là hoàn toàn thanh thản, an lạc, vô sự hoàn toàn đâu.

Cho nên hiện bây giờ đó thì Thầy sẽ chỉ cho mấy con thấy khi mà chúng ta giữ được cái thân mà bất động rồi, tác ý xong rồi chúng ta giữ được cái thân bất động thì cái tâm chúng ta lúc bấy giờ nó sẽ thấy được cái hơi thở thở ra vô. Đó là cái lô cốt mà chúng ta ở đó để quan sát bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp chứ không phải là cái chỗ nào khác hết.

Và đồng thời kế đó thì chúng ra sẽ, thường thường là chúng ta hay lắng cái tâm, cố gắng lắng cái tâm để nghe bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp. Cái đầu tiên mà chúng ta nghe đó là nghe cái thân của chúng ta, mà nghe cái thân của chúng ta thì chúng ta nghe cái bụng phình lên xẹp xuống. Có phải không, mấy con cứ lắng nghe Thầy nói coi có đúng chỗ đó không.

Tu sinh: Dạ phải Thầy.

Trưởng lão: Ờ bây giờ thấy thân phình lên xẹp xuống nhưng mà vẫn không mất hơi thở đâu mấy con, không có mất hơi thở vẫn thấy cái bụng nhúc nhích đó.

Nhưng mà nó thấy cái bụng nhúc nhích đó tức là nó quan sát cái thân của nó đó, rồi kế đó nó quan sát cái tâm nó. Tất cả những cái Thân - Thọ - Tâm chúng ta bây giờ nó bình an, nó không có gì hết đâu.

Thì do đó coi chừng, nếu mà chúng ta có cái sự làm như là nghiên cứu kỹ, làm như nếu mà chúng ta lãng ra ngoài một chút thì nó lại nhìn ra ngoài nó cũng cảm nhận đó, nhưng mà nó đi ra ngoài. Thay vì chúng ta làm như nó có một cái gì nó quay trở lại nó nhìn, thì cái đó là cái chính mấy con đang cẩn thận quan sát. Mà cái đó mà cứ giữ quan sát được thì Thầy nói không bị hôn trầm, không bị vọng tưởng nào mà xen vô đó được. Kêu là nó quay vô để nó nhìn đó, kêu là không phóng dật đó cái chỗ đó là chỗ không phóng dật đó.

Các con lưu ý, bây giờ Thầy nói đầu tiên Thầy nói cho biết là khi chúng ta nhắc tâm thanh thản, an lạc, vô sự rồi chúng ta ngồi yên lặng thì chúng ta thấy được hơi thở. Đầu tiên thì ai cũng vậy à chứ không có người nào khác hết. Thấy được hơi thở rồi, thì bắt đầu từ cái hơi thở đó để mà quan sát cái thân của chúng ta đó, thì trong khi chúng ta lưu ý cái tâm mà nó quay vô nó quan sát cái chỗ cái tâm quay vô quan sát. Tức là cái chỗ tỉnh thức đó phải không? Cái chỗ tỉnh thức.

Con muốn hỏi gì?

(04:52) Tu sinh: Mô Phật! Bạch Thầy, như trong lúc này là quan sát thấy cả toàn thân luôn?

Trưởng lão: Lẽ đương nhiên là con quay lại con nhìn nó đó, con quay vô trong cái thân con nhìn nó để mà quan sát Thân - Thọ - Tâm - Pháp đó. Rồi từ ở chỗ cái điểm mà của con đứng đó là cái hơi thở, nghĩa là bắt đầu vô bây giờ con ở chỗ nào trước. Như Thầy nói mà khi chúng ta nhắc tâm thanh thản, an lạc, vô sự mấy con lưu ý cái chỗ này mấy con tu Tứ Niệm Xứ mới đúng đó nha, để không nó sai nè.

Bây giờ nhắc tâm thanh thản, an lạc, vô sự nè bắt đầu bây giờ mấy con mới ngồi im lặng chứ mấy con đừng có chú ý hơi thở đâu, nhưng mấy con thấy hơi thở ra vô. Ngồi im lặng một hơi cái thấy nó hơi thở ra vô ra vô. Rồi bắt đầu bây giờ mấy con quay vô để nhìn bốn chỗ Thân - Thọ tức là quan sát chứ gì, có phải không?

Quay vô nhìn bốn chỗ. Thì lúc bấy giờ các con thấy mình thở gần như là mình không có dám thở mạnh, thở mạnh thì quan sát không được. Phải không, mấy con cứ nghĩ đi quan sát không được chứ gì, bởi vì mấy con thở mạnh cái nó mất, nó mất cái chỗ mình nhìn cái thân của mình đi. Cho nên mình thở nhẹ nhẹ nhẹ nhẹ để dòm nó coi, các con hiểu cái chỗ mà Thầy nói thì mới con mới thấy được cái sự vận dụng để mà chúng ta tu tập Tứ Niệm Xứ nó mới đúng cách.

Nhưng rồi cái tâm của chúng ta nó sẽ do cái hơi thở chúng ta nó quá nhẹ hoặc là quá mạnh thì cái điều kiện đó là chúng ta cố gắng cứ quay vô mà nhìn. Cứ quay vô mà nhìn cái Thân - Thọ - Tâm - Pháp của chúng ta, tức là quan sát. Đức Phật nói quán thân mà, quán thọ, quán tâm, quán pháp mà. Nên mình cứ quay vô đó mình coi, tức là nó không phóng dật ra ngoài mà cứ ở trên cái chỗ điểm tựa của chúng ta là cái hơi thở. Mà Thầy nói rằng cái lô cốt để chúng ta ở đó mà chúng ta quan sát đó. Thì chúng ta cứ ở đó mà chúng ta quan sát, thì cái hơi thở chúng ta khi mà chúng ta quan sát mà kỹ đó thì dường như chúng ta không có thở mạnh nữa, thở mạnh nó mất đi, cho nên thở nhẹ nhẹ nhẹ nhẹ để quan sát.

Rồi chúng ta thở ra cũng, nếu mà thở ra cái ồ cũng mất đi cái quan sát đó cho nên chúng ta cũng thở nhẹ để cho nó quan sát. Tập một thời gian sau nó thuần thục ở chỗ quan sát đó, mà cái chỗ quan sát đó rất là cẩn thận kỹ lưỡng thì Thầy nói hôn trầm cũng không vô chỗ đó được huống gì…​ Bởi vì Thầy biết mấy con mà bị hôn trầm, thùy miên này kia đánh vô mấy con được đó là cái chỗ quan sát của mấy con thiếu, thiếu sức tỉnh thức chứ không phải gì. Mà muốn có sức tỉnh thức thì phải biết cái tâm quay vô, còn cái tâm nó đang quay ra thì mấy con làm sao tỉnh thức được, nó sẽ bị phóng dật, nó bị lôi ra hết. Và vì vậy trong thân của mấy con nó cũng không có yên đâu.

(07:05) Cho nên bây giờ mấy con giữ được cái thân bất động quá tốt. Mấy con, cố gắng giữ trong cái thời gian 40 phút. Thầy thấy có nhiều người giữ cái tư thế để vầy chúng ta cứ ngồi, để vầy chúng ta cứ ngồi không có gì hết tự nhiên, thanh thản mấy con giữ.

Rồi bắt đầu bây giờ cái phần tâm của mấy con thì mấy con từ ở điểm hơi thở đó mấy con từ từ quan sát bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp. Nó quan sát không phải là nó tỉnh thức ở trên bốn chỗ đó, nó quay vô nó nhìn ở chỗ đó thôi. Rồi nó giữ gìn ở chỗ đó cho nên nó không có dám thở mạnh, từ đó nó thở nhẹ nhẹ nhẹ nhẹ…​ Mà cứ giữ được hoài chứ không khéo nó không có giữ cái mực đó đâu, mà nó không giữ mực đó thì mấy con sẽ mất tỉnh thức liền.

Mà mấy con lại khoái lắm, lúc bấy giờ nó lại khoái nó không muốn giữ ở chỗ đó nữa, nó làm hơi như nó mệt hay sao đó nó không chịu làm chỗ đó đâu. Rồi nó lại quay trở ra nó lại kiếm chuyện nó chạy rông, chạy dẫn ở ngoài. Cái tâm của mấy con nó thích đi ra ngoài, kêu là nó lãng đãng ở ngoài hơn là nó ở trong để nó quan sát lại nó. Buộc lòng mấy con tập một thời gian ngắn thôi nó sẽ quan sát được rồi bắt đầu con dễ dàng lắm mấy con, ngồi lại tu Tứ Niệm Xứ là chiếu sáng trăm phần trăm. Phải không, mấy con hiểu chỗ đó chưa?

Rồi con hỏi. Pháp Châu có hỏi Thầy gì không con? Con hỏi đi.

Rồi con nghe rồi phải không. Bắt đầu con.

(08:16) Tu sinh: Dạ mô Phật! Bạch Thầy, nếu quan sát thì lúc nó chạy lên, rồi lúc nó cũng chạy xuống. Như vậy có phải không Thầy?

Trưởng lão: Ờ, không con. Con quan sát nó chạy lên chạy xuống là con chạy theo hơi thở con mất rồi.

Tu sinh: Cái tâm của con á.

Trưởng lão: Ờ cái tâm của con đó, nó chạy lên chạy xuống đó. Bây giờ con lắng nghe, con nhìn khi mà con ở trên hơi thở con biết hơi thở ra vô rồi chứ gì. Con quay cái tâm vô con quan sát, con thở nhẹ nhẹ để con quan sát, từ đó cái hơi thở con con phải điều khiển hơi thở nhẹ nhẹ để không có mất cái sự quan sát con thôi, thì nó cũng theo cái sự điều khiển con nó không có chạy bậy, chạy lên chạy xuống được. Còn để con tự động chạy lên chạy xuống hơi nó chạy bậy đó.

Tu sinh: Dạ chủ yếu là điều khiển hơi thở?

Trưởng lão: Điều khiển đó con. Nghĩa là tự động nó sợ, nó sợ nó không quan sát được bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp của nó. Cho nên nó, cũng như con muốn rình cái gì đó con thở nhẹ nhẹ chứ không dám thở mạnh, thở mạnh sợ con chuột nó chạy mất đi. Cái cách như mình rình đó.

Rồi con hỏi con.

Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy lúc đó nó cũng tự nhiên nó thở nhẹ rồi bạch Thầy.

Trưởng lão: Nó nhẹ rồi con.

Sư Pháp Ngộ: Chứ không phải nó mạnh như bình thường mình đâu.

Trưởng lão: Không, nó không mạnh đâu con nó đã nhẹ cái hơi thở.

Sư Pháp Ngộ: Khi đã quay vô nghe cái hơi thở là nó đã nhẹ rồi.

Trưởng lão: Nó nhẹ. Mà nó quan sát ở chỗ cái chỗ cái thân của nó là cái hơi thở nó coi như tự động nó đã sợ nó không dám thở mạnh để mà nó quên cái chỗ này. Coi như mình rình cái gì đó mình chăm chăm mình nhìn, nhiều khi mình không dám thở mạnh. Các con hiểu chưa?

2- KHI ĐẨY LUI CHƯỚNG NGẠI THÌ QUAY LẠI TÁC Ý QUAN SÁT TỪ ĐẦU

(09:35) Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, chẳng hạn như mình có một niệm nào nó khởi lên. Trong lúc đó nó niệm chứ không phải là…​

Trưởng lão: Có, nó có.

Sư Pháp Ngộ: Thì nó đang thanh thản thì nó có niệm khởi lên thì mình tác ý đuổi ra. Tác ý đuổi cái niệm đó chừng nào nó hết, rồi mình có tác ý quay lại trong đó không?

Trưởng lão: Rồi bắt đầu bây giờ khi mà mình, nó có cái niệm nó sẽ…​ bởi vì nó tỉnh mà, cái niệm nó lọt vô nó thấy rõ ràng lắm, nó rất là rõ ràng. Khi mà có niệm rồi bắt đầu mình đưa cái niệm đó ra thành cái đề tài của Định Vô Lậu mình quán xả nó rồi. Xả rồi bắt đầu đó mình trở lại cái ban đầu ở trên hơi thở, chứ hồi đó thì nó ở trên cái niệm đó thì coi như cái tâm nó mất cái trạng thái đó rồi. Con hiểu không?

Bây giờ mới trở lại cái hơi thở, tức là khi mà con phá cái niệm đó được rồi, thì con trở lại con tác ý như đầu tiên mà con vào đầu tiên, để rồi từ trên hơi thở quan sát trở lại. Đi trở lại một vòng nữa.

Sư Pháp Ngộ: Tác ý từ đầu?

Trưởng lão: Từ đầu lại đó.

Sư Pháp Ngộ: Cũng như là mình quay xe trở lại từ đầu.

Trưởng lão: Quay xe trở lại, rồi mới đi lại nữa, con hiểu không?

Mà bây giờ có cái cảm thọ nào đó mà con tác ý đuổi thọ rồi quay trở lại thì cũng bắt đầu khởi sự từ đầu chứ không phải vô cái làm liền, không phải đâu. Vô làm liền không có được đâu, nó rất khó con.

Bởi vì khi mình dùng cái định khác để phá cái niệm đó rồi, cái chướng ngại đó rồi thì trở lại bắt đầu để cho nó trở về vị trí cũ để rồi từ đó ở trên cái chỗ đó nó quan sát. Cũng như bây giờ con là người lính gác bốn cửa thành, mà khi thấy có thằng gian rồi thì con xuống chặn. Không có cho vào nha, thành tui không có cho ông vào. Mà khi chặn rồi thì con phải trèo trở lại cái lồng cu chứ, con hiểu không? Chứ con không trèo cái con ở đó con cứ chặn nó hoài sao? Nó đâu còn nó đi ra rồi. Thì con phải trở về ở chỗ đó để mà con quan sát trở lại nữa.

Sư Pháp Ngộ: Chẳng hạn như bây giờ bị một niệm hôn trầm nó tới, nhưng mà mình vẫn còn đang ngồi giữ được. Bây giờ mình vẫn tác ý hoài, tác ý mà nó không đến nỗi cho mình gục đâu. Mình tác ý đến khi nào nó đi rồi, thì mình phải quay lại trở lại.

Trưởng lão: Quay trở lại cái vị trí cũ của hơi thở rồi quan sát lại bốn chỗ thì là như vậy.

Sư Pháp Ngộ: Bởi vì con có làm như vậy để con hỏi lại cho nó chính xác.

Trưởng lão: Nó, cái đó là đúng đó con.

Chứ đừng có khi đó mà mình trở về cái mình quan sát ngay liền, mình không ở trên cái chỗ điểm hơi thở nó không cụ thể đó con.

Sư Pháp Ngộ: Dạ nó bị lạc. Nó không đúng nữa.

Trưởng lão: Rồi một lúc nó sẽ bị mất đi, nó không đúng.

(11:49) Tu sinh: Bạch Thầy, mình quán pháp là các cái thứ âm thanh: chim kêu, chó sủa hay bất cứ một tiếng động bên ngoài mình đều quay vô trong mình không nghe đó là có phải quán pháp không Thầy?

Trưởng lão: Ờ, bắt đầu đó mình phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng tức mình không nghe bên ngoài nữa là tức là nó đang quan sát ở bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm nó quay vô đó con. Tức là nó phòng hộ rồi nó không nghe.

Còn bây giờ lỡ nó phóng ra nó nghe rồi, biết rồi bây giờ phòng hộ trở lại lôi nó vô, đừng có nghe. Khi mà nó đừng có nghe rồi bắt đầu mình trở về cái điểm đầu tiên của hơi thở rồi mình quan sát lại, mà tập trung quan sát lại thì nó không nghe bên ngoài nữa.

Tu sinh: Tác ý tâm thanh thản, an lạc, vô sự nữa Thầy?

Trưởng lão: Tác ý đó con. Khi mà phòng hộ thì mình tác ý sáu căn của mình con: “Quay vô!”. Cái âm thanh thì mình bảo: “Quay vô, không được nghe bên ngoài nữa!”. Rồi mình tác ý liên tục để đối với cái âm thanh thôi. Bây giờ thí dụ như người ta hát radio hay tivi gì nó quá lớn nè, phải không?

Bắt đầu nó cứ đập mình hoài, cái tâm mình nó không có yên đây. Bắt đầu mình tác ý để đối trị nó, cứ: “Quay vô” tác ý, “quay vô” tác ý. Đến khi nào mà mình thấy nó không nghe cái mình trở về vị trí quan sát lại bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp của mình.

Tu sinh: Đó cũng là quán pháp luôn hả Thầy?

Trưởng lão: Quán pháp đó con, cái đó là quán pháp đó.

(12:51) Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão, vậy thì quán pháp, rồi quán thọ, quán thân nó chung bây giờ quán tâm như vậy.

Trưởng lão: Thì đương nhiên. Nói chung là người ta Thân - Thọ - Tâm - Pháp ở đây nó gộp đủ con. Bởi vì cái pháp đó nó tác động làm chướng ngại, chướng ngại cho thân tâm của chúng ta, tức là cái tâm của chúng ta bị động rồi con.

Cho nên nó có phương pháp để cho nó ngăn ngừa tất cả mọi chướng ngại tác động trên bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp đó. Cho nên nói quán tâm thì mình nói chung chung, nói chung. Nhưng mà nói, bởi vì đây trên Tứ Niệm Xứ mà bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp, bởi vì bây giờ bị pháp rồi thì làm sao cho cái tâm mình được bình an. Thì do đó là mình ngăn chặn nó, không có cho tác động nữa thì nó bình an.

Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, chẳng hạn như con nghĩ nói về cái hôn trầm đi. Mình ngồi mình đang thanh thản, an lạc, vô sự, nó hôn trầm nhưng mà nó không chịu đi. Bắt đầu mình tác ý mình đuổi nó, mình đuổi nó không chịu đi thì nhiều khi mình vận hơi thở dài nữa, hơi thở hít sâu vô trong để cho nó đi.

Trưởng lão: Được chứ, đó là được sử dụng mà.

Sư Pháp Ngộ: Đi thì tưởng bắt đầu nó lưu xuất, nó lưu xuất nó thấy một người nào đó không phải mình nữa mà nó gục chứ không phải mình gục, nhưng mà té ra mình gục mà nó lưu xuất bằng tưởng.

Trưởng lão: Nó bằng tưởng tức là con chiêm bao rồi. Con bị chiêm bao con thấy con gục, chứ không phải là nó gục. Con không thấy con gục, mà con bị lọt trong tưởng con thấy con gục chứ sự thật ra con đã gục thật rồi. Đó là con bị lọt trong chiêm bao rồi.

Sư Pháp Ngộ: Ý là mình quay trở lại.

Tu sinh: Mô Phật! Bạch Thầy, nếu ngồi 40 phút được có thể con ngồi trên 1 tiếng nó ngồi vẫn …​ có được không Thầy hay là tu sai rồi?

Trưởng lão: À không bây giờ đó luôn luôn lúc nào mình Tứ Niệm Xứ thì không bao giờ nó có cái, khi mà vô tu thì mình biết rằng tâm mình chưa ly dục ly ác pháp hoàn toàn, thì không bao giờ nó yên lặng được hoàn toàn. Mà nó yên lặng như vậy là bắt đầu mình nghi ngờ đây là không tưởng thôi.

À, bắt đầu đây bây giờ mình phải dùng ý mình tác ý ra chứ không có được để mà im lặng ngồi im bất động đó thì coi như rớt không tưởng luôn đó.

Cho nên mọi chướng ngại pháp gì mình đã biết rõ là mình chưa ly dục ly ác pháp tại sao nó im lặng như vậy? Mình đặt câu hỏi liền mà. Ý thức của mình đặt câu hỏi liền, tức là mình phải phá liền.

Bắt đầu bây giờ mình trở về với cái vị trí đầu tiên của cái hơi thở rồi. Rồi bắt đầu quan sát trở lại như bắt đầu, thì cái điểm bắt đầu khởi sự để mà chúng ta vào Tứ Niệm Xứ mấy con nhớ kỹ, lúc nào chúng ta khi mà có chướng ngại gì rồi mà phá nó rồi thì cũng trở về nó. Mà giờ nó lọt ở trong cái không bất động này, thì mình cũng dè dặt cẩn thận coi nó phải không. Tại sao mà chúng ta chưa ly dục ly ác pháp tại sao nó được cái này? Cái này là cái ma chứ đâu phải là cái thật. Bời vì tâm ly dục ly ác pháp nó mới đạt được cái Tứ Niệm Xứ sung mãn. Còn giờ nó chưa ly mà tại sao nó có vầy?

Cho nên mình tự đặt câu hỏi mình nghi nó rồi, mình nghi nó tụi này ma chứ không phải là thiệt rồi. Cái loại này loại bất động rồi, bây giờ phải phá nó. Phá nó thì bắt đầu trở về với lại hơi thở. Tác ý liền, tác ý những câu tác ý của mình liền: “Tâm phải ly dục ly ác pháp, tâm như cục đất ly tham, sân, si hết!”. Ngay liền tâm thanh thản, an lạc, vô sự trở về vị trí bắt đầu hơi thở quan sát lại.

(15:39) Tu sinh: Dạ nửa tiếng, ngồi nửa tiếng đồng hồ mà phải quan sát lại một lần nữa?

Trưởng lão: Ờ, bây giờ là tu Tứ Niệm Xứ chứ phải là con đạt Tứ Niệm Xứ sao.

Tu sinh: Ý con nói là ngồi nửa tiếng đồng hồ đó mình phải tác ý lại từ đầu nữa hả Thầy.

Trưởng lão: Bởi vì bất kỳ nó im lặng thì bắt đầu mình thấy chưa đúng, cho nên mình phải trở về. Mặc dù là mình thấy mình còn tỉnh nhưng mà không để cho nó rớt trong không tưởng đâu. Cho nên vì vậy mà mình giữ ý thức mình luôn luôn có mặt, hiện tiền có mặt để cho thực hiện Tứ Niệm Xứ cho được. Đó là cái chỗ đó.

Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, con thấy có hai điểm. Một là khi mà mình đã tác ý: “ Thanh thản, an lạc, vô sự” hoặc là “ Tâm như cục đất ly tham, sân, si hết đi”, thì mình tác ý vậy mà nếu mà cái tâm mình nó làm theo đúng mà lúc đó nó sáng suốt á thì nó quay vô nó làm y liền, thì nó rất là thanh thản, an.

Nhưng mà khi đã có chướng ngại pháp có tác ý cách mấy đi nữa nó cũng không vô.

Trưởng lão: Cũng không vô, thì bởi vì chướng ngại pháp rồi con lo con đuổi. Nó không vô. Cho nên khi mà con đuổi mà nó được bình an rồi thì con mới trở về vị trí cũ con mới quan sát lại cho nên con phải tác ý lại cũ. Rồi coi thử coi nó có chịu vô hay không đây. Nó cũng không chịu vô.

Nó chưa chịu vô là ba cái thằng giặc nó còn núp đâu đây nè, nên nó không chịu vô đây. Thì con phải đưa nó ra mà quán nữa đuổi nữa.

Sư Pháp Ngộ: Phải mang các định ra đánh nữa.

Trưởng lão: Phải đem ra đánh nữa. Bởi vì nó còn núp đây cho nên nó chưa chịu vô. Chứ không phải là mình nói ờ bây giờ nó đi rồi chứ sự thật ra không phải nó còn núp xung quanh rào đây.

Sư Pháp Ngộ: Con thấy có hai cái vậy đó, khi mình tác ý cái là chỉ một hai lần là nó vô liền, thanh thản liền chứ nó không đợi gì hết nó quay vô mà mình thấy mình đứng, Thầy dạy là mình đứng trên cái lồng cu đó thì mình nhìn bốn chỗ tâm, pháp mình nhìn cả thông suốt cả cái thân thể mình không có vấn đề gì hết.

Nhưng mà khi gặp chướng ngại pháp mình tác ý cách mấy đi nữa…​

Trưởng lão: À, bây giờ đó là con bị núp rồi, nó xung quanh đây. Hơi hơi là nó chụp cổ con, nó lôi con đi ngủ à. Không ấy là chiêm bao liền á chứ không phải đâu. Nó còn núp đó chứ nó chưa chịu đi đâu. Cho nên bây giờ còn ôm pháp để đuổi nữa. Ôm pháp đuổi nữa chừng nào mà con trở về vị trí con thấy nó vô được, rồi được rồi bây giờ tụi bây đi hết rồi thì được. Mà nếu mà nó không đi là nó còn núp xung quanh đó. Nghĩa là hôn trầm, thùy miên hay loạn tưởng, con vọng tưởng gì nó còn núp đó chứ chưa phải…​

Sư Pháp Ngộ: Nó vô mà nó không yên thân nữa bạch Thầy.

Trưởng lão: Thì nó không yên tức là nó còn núp gần đó.

Sư Pháp Ngộ: Vô cái đầu nó còn lục cục, lục cục bắt đầu cái tướng nó hiện ra…​

Trưởng lão: Đó, đó là mấy con phải biết cách đó. Cái đó là cái khó đó con!

Bời vì mình đuổi giặc chưa đi, mà giờ mình vô trong nhà, trong dinh quận mình ngồi trong đó được ha?

Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, vô đó rồi mình thấy yên tốt lắm, nhưng mà nó cứ lục cục nó chạy.

Trưởng lão: Không có được. Bởi vì nó không có được đâu. Cho nên mình phải còn sử dụng cái pháp để mà đuổi nó cho nó đi ra cho sạch.

Sư Pháp Ngộ: Cái chỗ này ác pháp không.

Trưởng lão: Bởi vì phải đuổi cho sạch, sạch rồi cái mấy con trở về Tứ Niệm Xứ nó bình an vô cùng. Nghĩa là khi mà thấy nó chướng tức là mấy con phải đuổi nữa à. Đuổi nữa chừng nào mà trở về đó mà nó bình an được thì thôi nó đã đi xa hết rồi.

Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, nếu mà nó bình an được như như vậy mà nó kéo dài như vậy thì thấy con người…​.

Trưởng lão: Thì như vậy là Thầy đã bảo nó là chứng đạt chân lý rồi còn gì.

Sư Pháp Ngộ: Không còn cái gì trên thế gian này vào nó cả.

Trưởng lão: Thì con khỏi nói rồi.

Sư Pháp Ngộ: Nó được vài phút nó chạy mất.

(18:45) Tu sinh: Kính bạch Thầy! Con ngồi như thế là ở thất mà ở đây mà ngồi như thế, ngồi hơi thở thì vẫn nhẹ nhẹ đều đều, nhưng mà thỉnh thoảng thì nó có hơi thở nó hơi dài, mà cứ thỉnh thoảng lâu lâu nó còn có hơi thở như là hơi thở dài ra một tí.

Trưởng lão: Dài ra hả?

Tu sinh: Vâng!

Trưởng lão: Nó dài mà theo kiểu nó như là nó quan sát kỹ ở trên thân của con, thì cái điều đó không sao hết. Con đừng có, để cho nó tự động nó nó muốn dài bao nhiêu đó kệ nó. Nhưng mà điều kiện con đừng có mất cái sự quan sát bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp của con thôi. Nó đang quan sát thì nó phải chậm chậm để nó lưu ý á, nó thở chậm chậm là nó tập trung nó lưu ý nó quan sát cái bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp, thì cứ để cho nó yên đừng có động địa gì đến nó cứ để cho nó tự nó thở chậm chừng nào nó lại thấy rõ chừng nấy, nó tỉnh chừng nấy chứ không gì đâu. Mà nó không có mệt con đâu, cái đó là tự nó chứ không phải là con thở chậm đâu mà con bị mệt. Nó rồi con cứ để tự nhiên vầy đi, con đừng tác ý gì.

Tu sinh: Thế còn ở trên đầu con, vừa rồi con ngồi ấy là về gần cuối rồi, trên đầu nó tự nhiên nó như là con kiến bò, nó làm như là một cái mảng kiến bò, thế thì con đuổi nó đi ngay không?

Trưởng lão: À, con tác ý nó. Bởi vì nó cũng là cái chướng ngại của cảm thọ của thân con đó.

Tu sinh: Thế còn ngứa ở mặt là con đuổi nó đi?

Trưởng lão: Cũng đi luôn, con cũng tác ý đuổi đi.

Tu sinh: Vâng!

Trưởng lão: Bất kỳ một cái gì lúc bây giờ là con bất động, con tác ý, sau này đó thì con hướng ý cho nó con khỏi cần tác ý nữa, con hướng cái ngứa đó cho nó không có nữa nó cũng đi nữa. Con hướng là nó đã đi rồi.

Rồi mấy con còn hỏi gì hỏi.

3- CHUẨN BỊ KỸ LƯỠNG TRƯỚC KHI VÀO TU TỨ NIỆM XỨ

(20:21) Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, con xin hỏi. Ví dụ như trước khi mà con muốn tu Tứ Niệm Xứ con có thể đi Chánh Niệm Tỉnh Giác vài lần rồi con lại ngồi vô tu Tứ Niệm Xứ được không?

Trưởng lão: Được chứ. Đó là mình chuẩn bị mà, mình chuẩn bị tư thế để ngồi tu Tứ Niệm Xứ.

Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, con thấy con đi vài vòng cái nó được…​

Trưởng lão: Thì cái đó được mà. Trước khi tôi muốn tu Tứ Niệm Xứ tôi phải chuẩn bị cho nó cái trạng thái đó để mà tôi nhiếp tâm vô cho nó bình an cho được. Con hiểu không? Thì mình chuẩn bị cho nó đâu đó hẳn hòi đàng hoàng để cái sức của nó…​

Sư Pháp Ngộ: Nó tỉnh thức cao bạch Thầy.

Trưởng lão: Nó có cái sức để tập trung cao đó, và nó có cái sức tỉnh thức cao đó để khi mà tôi ngồi tôi tu Tứ Niệm Xứ hoàn toàn nó quay vô nó quan sát. Nó thì đúng, chứ không có gì đâu.

Mình tu Tứ Niệm Xứ nhưng mình sử dụng những cái phương pháp để cho nó tỉnh thức, trước khi mà tôi mở mặt trận này tôi phải chuẩn bị quân đội tôi đâu đó đàng hoàng, dàn quân đội đàng hoàng hết để rồi tôi vô đây tôi đánh là phải thắng thôi. Con hiểu không? Thì tốt thôi chứ không có gì đâu.

Chứ không phải là mình muốn vô tu cái rồi tôi ngồi xuống tôi lo tôi nhiếp vô Tứ Niệm Xứ cái điều này là điều chết đó, nó không có quán Niệm Xứ nổi đâu. Tôi phải chuẩn bị cho nó hẳn hòi rồi tôi mới vô.

Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, như vậy mình mới có tin thắng bạch Thầy.

Trưởng lão: Như vậy mới đúng sức chớ. Nghĩa là trước khi mà tôi mở mặt trận này tôi phải chuẩn bị nào là cho gián điệp đồ này kia nó hoàn toàn nó biết giặc nó nằm chỗ nào chỗ nào hết rồi.

Sư Pháp Ngộ: Chuẩn bị lương thực quân đội.

Trưởng lão: Quân đội lương thực cái gì đầy đủ hết rồi. Rồi bắt đầu tôi mới mở mặt trận vô Tứ Niệm Xứ thì tôi thấy bình an đó. Đó cách thức đó là cách thức mình chuẩn bị để tu Tứ Niệm Xứ mà, bởi vì mặt trận của Tứ Niệm Xứ là mặt trận giải phóng mà chứ đâu phải dễ gì.

(22:01) Tu sinh: Kính bạch Thầy, khi bắt đầu vào tu tập thì con tác ý là “tất cả quá khứ vị lai không có khởi niệm gì nữa”“tâm thanh thản, an lạc, vô sự”. Thế thì ví dụ thế mới lần đầu tâm nó bắt đầu bám vào hơi thở nó chủ động, nó ít gợi về. Thế xong dần dần đến một lúc là nó biết đấy nhưng mà không phải rõ rệt nữa, tức là nó vẫn bám vào hơi thở.

Trưởng lão: Nó vẫn bám vào hơi thở, nhưng mà nó không rõ nữa.

Tu sinh: Nhưng nó không rõ rệt bằng ý thức ban đầu. Cái thân ở trạng thái tiếp tục đấy nó kéo dài thì nó mới vừa là dựa vào hơi thở nó lại quan sát cả trên bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp toàn bộ một cái mặt phẳng như thế, xem có cái chỗ nào có cái gì khởi không để nó giải quyết. Thế nhưng nếu bốn chỗ đó đều bình yên thì ở trạng thái là trạng thái tỉnh giác cao là tốt.

Thế nó xong đến một lúc bạch Thầy nó lãng đi, xong nó rút lui lúc nào mình không biết đó.

Trưởng lão: Nghe nó mà nó thay đổi một chút xíu nó mất cái sức tỉnh của con ở trên quan sát chỗ bốn…​ thì chuẩn bị cho nó quay trở lại liền chứ không có để cho nó bị mất. Con để con nghe bộ đây nó đi vô sâu rồi, để cho nó đi thì coi như nó đi trật đường rồi đó. Nó bỏ bốn chỗ của nó đó.

Tu sinh: Vâng! Bạch Thầy lúc mà nó lảng đi mà nó không có mặt nó ở đấy, thì đấy chính là trạng thái của bất thọ lạc bất thọ khổ đấy.

Trưởng lão: Đúng rồi, nó sẽ mất rồi đó.

Tu sinh: Nó sẽ ở trong một khoảnh khắc nào đó xong nó mất nó sang một cái khoảng …​ (23:03 không nghe rõ).

Trưởng lão: Đúng rồi. Bởi vì khi mà có tu rồi mấy con Thầy dạy mấy con nhận ra rất rõ ràng cụ thể. Cho nên khi đó mình biết từng chút mấy con, cảnh giác từng chút đó, tu tập Tứ Niệm Xứ chứ không phải đâu. Coi vậy chứ từng chút để mà theo dõi nó từng chút ở trên Tứ Niệm Xứ đó. Một cái tâm của mình nó thay đổi một chút là phải thấy biết đó, để rồi mình chuẩn bị cho trở lại mà cái sức mà nó quay vô để nó quan sát cho kỹ chứ đừng có để mà nó lạc vào hôn trầm, thùy miên, nó lọt tới cái niệm khởi rồi nó quá xa rồi, quân đội gì mà không có tỉnh như vậy chúng giết chết hết còn gì? Đánh giặc mà đánh cái kiểu này phải thua thôi chứ làm sao mà thắng!

Cho nên hầu hết là mấy con mở mặt trận đánh Tứ Niệm Xứ bữa giờ Thầy thấy kêu là cuốn cờ chạy không hà! Có phải không? Mấy con ngủ, nó đánh ngủ thì cũng muốn đi ngủ chứ còn hết muốn gì hết. Mà ráng mở con mắt chống mà chịu đựng với nó chứ thiệt ra mấy con cũng không thắng nó đâu. Cho nên sự tu như vậy thì mấy con thấy không kết quả đâu.

(24:16) Bây giờ bắt đầu khởi sự cho ngày hôm nay mà năm tháng kế tới cuối cùng mấy con sẽ biết rằng trong một tháng này mấy con phải chuẩn bị cho mình trên cái mặt trận Tứ Niệm Xứ phải tỉnh thức đàng hoàng sau đó mới đánh mới thắng nó.

Bây giờ biết cách rồi, thì về mà tu tập.

Tu sinh: Bạch Thầy một thời tu vậy là 3 tiếng đồng hồ xuyên suốt luôn được không?

Trưởng lão: À, bây giờ đó con tập từ 30 phút cái đã cho nó quen dần, rồi mới tập dần lên chứ con tập luôn 3 tiếng chắc chắn nó tan nát ở trong đó hết, Tứ Niệm Xứ nó không còn. Cái mặt trận đạn nó cài nát ở trong đó, từ từ, từ từ mà tăng con.

3- ĐỊNH TRÊN THÂN

(24:50) Tu sinh: Ban đầu thì con chú ý vào trong hơi thở, thì bắt đầu sau đó con quan sát từ trên đỉnh đầu xuống tới dưới bàn chân. Như vậy có đúng hay không?

Trưởng lão: À, cái này là mới sơ khởi mà nói chuyện mới tu tập thôi. Chứ khi mà nó quay vô nó nhìn đó thì trên đầu tới dưới chân nó đều biết một lượt, chứ không phải đi từ từ, từ từ mà mò mò cái đầu rồi rờ rờ…​ không phải vậy.

Nó không phải vậy, không phải như người mù mà rờ rờ nhìn cái đầu rồi mới tới nhìn cái ngực, rồi mới tới cái bụng, rồi mới tới cái chân nó không phải kiểu mà chậm chậm vậy đâu. Nó quay vô nó tỉnh là nó thấy biết liền, mà trên bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp của nó nó biết liền tỉnh lắm, ở ngoài có tiếng động gì nó biết liền đó. Nó tỉnh mà, tỉnh đó!

Tu sinh: Dạ sau đó thì con thấy hơi thở, rồi thấy cái ngực và bụng lên xuống như vậy có khi nào lọt vào bên thiền Minh Sát Tuệ hay không ạ?

Trưởng lão: À bây giờ con có ở đâu con phình xẹp hoài sao mà Minh Sát Tuệ? Con có cần chú ý nó đâu. Mà con chỉ chú ý mặc dù là nó có cái bụng phình xẹp nó có biết chứ nó không phải không biết, bởi vì nó định trên thân hành của con mà. Cho nên nó biết, nhưng mà mình không có tu cái đó đâu. Cho nên vì vậy mà mình đang ở trên Tứ Niệm Xứ, đang có sức tỉnh ở trên Tứ Niệm Xứ tựa vào cái chỗ mà động của nó đó, cái bụng hay hơi thở con ra vô đó mà con quan sát bốn chỗ, đừng có để mất bốn cái chỗ này, cái chính của nó là bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp chứ không phải là chỗ cái hơi thở, hoặc là cái chỗ mà phình xẹp của cái bụng đâu. Con hiểu không?

Nhưng mà mình biết chứ không phải không biết, nhưng mà chỗ đó không phải là chỗ tôi ở tu.

(26:19) Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, không phải biết nội cái phồng xẹp đâu, thấy biết hết tất cả luôn.

Trưởng lão: Đúng đó, nó biết hết tại vì nó tỉnh cho nên nó phải biết hết chứ nó không phải nội cái động của cái bụng lên xuống không.

Thậm chí như ở trên bàn tay cái mạch máu này nó nhúc nhích nhúc nhích nó cũng biết nữa.

Sư Pháp Ngộ: Biết hết. Mà nó không biết cái thân nữa mà nó biết luôn bốn cái chỗ nữa.

Trưởng lão: Nó biết hết vì nó tỉnh, nó đang tỉnh nó quan sát đó, nó đang quan sát.

Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, con thắc mắc một điều là. Chẳng hạn như…​ cái chỗ là mình đứng trên cái lô cốt cái chỗ cho nó chính xác, tức là mình phải đứng lên trên ngay cái hơi thở.

Trưởng lão: Ngay hơi thở, là đúng chỗ. Chứ còn đừng đứng ở chỗ cái bụng. Cái bụng thì nó bỏ cái đầu sao. Mình đứng ở trên cái đỉnh đầu á, là Thầy nói cái đỉnh ở trên cái lô cốt.

Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, cái mùa hạ vừa rồi đó thì con cũng tập Tứ Niệm Xứ thì con bị tật là con bỏ cái hơi thở mà con đứng con nhìn giống như Thầy nói là một tên lính gác cứ chạy lòng vòng bốn chỗ.

Trưởng lão: À, nó chạy.

Sư Pháp Ngộ: Nó chạy lung tung, lang tang. Nhưng mà khoảng cái khóa mở của Thầy đây, lúc đầu đây thì con mới cảm nhận được là đứng cái chỗ lô cốt đó. Nhưng mà nó là không biết là nó có chính xác được mình đứng để mình coi nó hay không.

Trưởng lão: Thì con nghe Phật dạy: “ Tâm định trên thân”, thì tâm định trên cái động của cái thân, tức là hơi thở. Mà hơi thở là đứng trên cái đỉnh của nó để nhìn xuống bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp nó rất dễ. (Trên đỉnh).

Trên cái đỉnh con. Bởi vì hơi thở là cái chỗ rung động của cái đầu của nó rồi.

Sư Pháp Ngộ: Tâm định trên thân.

Trưởng lão: Ờ, tâm định trên thân nghĩa là bắt buộc tâm mình phải định trên thân, là mình mới thực hiện Tứ Niệm Xứ, chứ tâm mình chưa định trên thân thì chưa có thực hiện Tứ Niệm Xứ được. Mà muốn định trên thân thì nó phải thấy hơi thở thôi.

Sư Pháp Ngộ: Vậy là muốn định trên thân tức là mình phải nhiếp tâm và an trú tâm.

Trưởng lão: Đó thì Thầy dạy mấy con…​

Sư Pháp Ngộ: Mà khi nhiếp tâm, an trú tâm xong thì lúc đó tâm nó mới định trên cái thân.

Trưởng lão: Nó mới định trên cái thân nó quen đó, bây giờ mình mới vô hơi thở cái bắt đầu không phải ở trên đó định mà bây giờ nó là Tứ Niệm Xứ đây. Bây giờ nó dùng cái chỗ lô cốt này mà nó đứng nó nhìn đây. Con hiểu chưa? Vậy nó mới đi vào đúng chớ.

Cho nên Thầy bảo các con đừng có tu nhiều, 1 phút mà cứ không nghe lời Thầy. Có người chổng khu mà tu 5, 10 phút, rồi có cả nửa tiếng đồng hồ nữa. Đứng lô cốt mà đứng lâu dữ vậy! Để quan sát.

4- THỜI GIAN TU TỨ NIỆM XỨ

(28:29) Tu sinh: Vậy bạch Thầy, như vậy mình tu nửa tiếng là mình xả nửa tiếng mình nghỉ phải không Thầy?

Trưởng lão: Ờ, mình xả mình nghỉ. Rồi, có thể nói rằng trong cái thời gian mình nghỉ đó thì mình thấy rằng chừng năm mười phút mình có thể trở lại được thì mình trở lại về Tứ Niệm Xứ để mà thực hiện liên tục của nó. Chứ đừng có nghỉ nhiều uổng phí.

Còn bây giờ nghỉ mà quán vô lậu nữa thì cái tâm con bị loãng đó. Cho nên vì vậy mình dành cái Định Vô Lậu đó cho cái thời gian nào đó để mà quán cho nó một giờ, hai giờ.

Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, nhiều khi mà mình tu có thể 30 phút, có thể nửa tiếng hoặc là 1 tiếng hoặc là hơn nữa nó có được, nhưng mà bữa khác là mình tu không được.

Trưởng lão: À, không được thì nó bị dập, bị dập nó không được thì mình ôm pháp mình đánh, đánh quét cho nó ra. Có vậy thôi, bởi vì mình phải bảo vệ cái Tứ Niệm Xứ chứ con. Đây là tu Tứ Niệm Xứ phải bảo vệ nó chớ, có bữa nó yên thì giặc nó tản ra ngoài rồi, nó chưa có tấn công mình thì mình thấy yên. Bữa nào mà nó sáp lá cà, nó vô sát rồi thì nó không yên rồi thì bắt đầu ôm các pháp đánh.

Sư Pháp Ngộ: Mình ôm bốn định lại?

Trưởng lão: Bốn cái định đó mình quạt cho nó bay ra.

Tu sinh: Bạch Thầy, như thí dụ mình ngồi tu trong 30 phút hoặc là 40 phút gì đó mình nghỉ mình không có đi hành mình thấy tỉnh đó mình ngồi đó luôn mình nghỉ cỡ chừng năm mười phút mình tu lại được không Thầy?

Trưởng lão: Được, không sao hết. Cái đó tốt thôi. Nhưng mà cảnh giác để không sợ mình khi mình tu Tứ Niệm Xứ đó mình xả ra cái rồi mình ngủ. Nhưng mà Tứ Niệm Xứ nó dễ hôn trầm lắm.

Tu sinh: Con Thấy mình vẫn tỉnh đó Thầy.

Trưởng lão: Ừ, được rồi, tốt rồi.

Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, con thấy nếu mà nó đã được rồi là nó kéo dài thời gian lắm, mà nó không được rồi thì có ráng mấy nó cũng không được.

Trưởng lão: Thì đang lúc đánh giặc mà làm sao kéo được!

Sư Pháp Ngộ: Đánh chết luôn. Nó ngủ luôn.

Trưởng lão: Thì mình đang đánh nó mà làm sao mà được cái bình an ở trong Tứ Niệm Xứ được.

Sư Pháp Ngộ: Kéo thêm 1 phút nó cũng không chịu.

Trưởng lão: Bởi vì giặc nó kề cổ mình rồi mà, lơ mơ thì nó cắt cổ mình liền chứ ở đó…​ ngủ.

5- XẢ TÂM BẰNG ĐỊNH VÔ LẬU THÌ THỜI GIAN TỨ NIỆM XỨ KÉO DÀI

(30:21) Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão, như vậy là thời gian bao lâu là mình tăng lên 2 phút được? Thời gian nào tăng lên 2 phút?

Trưởng lão: Không, cái đó đâu có tăng nữa con. Bây giờ là mình đứng ở trên cái chỗ 1 phút đó đó để mà quan sát, rồi cái quan sát đó là cái quan trọng chứ không cần ở trên cái chỗ đó mà 2 phút 3 phút nữa đâu.

Rồi từng đó mà cái tâm mà tu Tứ Niệm Xứ mà nó ly dục ly ác pháp rồi thì từ 2 phút mà con nhiếp tâm an trú nó tăng lên từ 30 phút dễ dàng như trở bàn tay không còn khó nữa. Bây giờ nhiếp vô hơi thở một cái là nó đi riết cái một 30 phút nó không có niệm, mà nó an trú nó không có niệm. Bởi vì Tứ Niệm Xứ nó quét ra sạch rồi nó làm sao có niệm nữa. Cho nên giờ con ở trong hơi thở nghe nó nhẹ nhàng một cách thoải mái chứ đâu phải ức chế. Con hiểu không? Mình đâu có trở về cái vị trí cũ đó đâu mà tăng lên cái chỗ đó.

Mình tăng lên cái chỗ nhiếp tâm và an trú của hơi thở đó là bằng cái phương pháp Định Vô Lậu xả tâm nè, cái chỗ đó nó mới tăng cái này nó mới là không bị ức chế nè.

Bởi vậy cho nên từ xưa đến giờ người ta tu thiền định là người ta lầm, người ta quên cái Định Vô Lậu để xả tâm mà người ta cứ ức chế để cho hết niệm. Mình xả tâm thì nó không niệm chứ có gì, con hiểu không? Mà mình chỉ lấy một phút thôi để mình đứng ở trên cái lô cốt này mà mình tu Tứ Niệm Xứ.

Tu sinh: Dạ nói vậy con hiểu rồi Thầy, quá hay!

Trưởng lão: Bây giờ mấy con hiểu rõ rồi phải không? Nó không có lầm lạc, chứ không nó lầm lạc hết.

Sư Pháp Ngộ: Không, tại mình nghiệp chướng. Làm không được nhiều chứ cũng được 1 phút hoặc là 2 phút bạch Thầy vì cái ác pháp nó nhiều quá bạch Thầy, nó tấn công vô tấn công vô thôi.

Trưởng lão: Thì con biết cái ác pháp nhiều là gì con biết không? Là nghiệp con nặng, con quá nghiệp nặng mà, cả khối mà.

(32:01) Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão, bây giờ có ngồi kiết già không thưa Trưởng lão?

Trưởng lão: Rồi tới chừng đó đừng có hỏi tới, rồi tới chừng đó mặc sức mà đau. Tới chừng nào Thầy dạy tới đó ngồi thì phải ngồi hà, Thầy dẹp bàn ghế Thầy xếp dựng hết bắt vô đây ngồi đây có Thầy đây, rồi mặc sức đó mà gồng mình mà chịu đựng. Chứ bây giờ nhúc nhích là không được. Phải không? Tới chừng đó là phải tới, cái gì rồi nó tới là sẽ tới chứ đừng hỏi tới, Thầy dẫn tới đâu tới. Tháng đó nó phải ngồi kiết già là phải ngồi kiết già. Bây giờ mấy con nói không được Thầy cũng biểu ngồi là phải ngồi. Phải không, mấy con hiểu không?

Ở đây là cái lớp đào tạo rồi, chứ không có còn là mấy con muốn tu tự do được nữa đâu, không phải được đâu. Bởi vì tự do nó không tới đâu đâu mà đây là cái lớp huấn luyện Thầy biết tới đó là phải ngồi kiết già là phải ngồi. Còn bây giờ bắt con ngồi kiết già mấy con loạn tưởng hết, đau rồi mấy con làm sao mấy con nhiếp nổi.

Tu sinh: Bạch Thầy bây giờ ngồi 30 phút thì còn đâu ở 1 phút cơ bản nữa ạ?

Trưởng lão: 30 phút để mà ngồi kiết già trong 30 phút nhưng mà cái tâm của mấy con nó có được ở 30 phút không? Thành ra đâu có Thầy đâu có cần ở chỗ 30 phút mà các con nhiếp tâm làm chi, để ức chế làm gì?

Mà chỉ cần mấy con bốn cái tư thế của nó Thầy thấy khi nào được thì Thầy cho ngồi kiết già mà không thì chưa đâu. Chừng nào được rồi Thầy sẽ cho.

Con hỏi Thầy.

(33:10) Tu sinh: Mô Phật, bạch Thầy! Nếu từ nay sắp tới là phải ngồi trên ghế suốt…​

Trưởng lão: À, mấy con tự mấy con ngồi kiết già đồ cũng được chứ đâu có sao, để không tới chừng đó mà tréo chân lên mà la trời nữa chứ. Bây giờ ngồi kiết già được cứ ngồi chứ gì đâu, nó đâu có gì đâu. Trong 30 phút, 1 tiếng đồng hồ đâu có gì đâu. Mà mấy con bỏ nó mà không tréo lại là mấy con chết với nó chứ không dễ đâu, tập trở lại đó nó không dễ đâu. Nhưng mà điều kiện là bây giờ mấy con ngồi như thế này cũng thoải mái. Ngồi kiết già nó còn thoải mái dễ chịu nữa chứ đâu phải không đâu, cái tư thế kiết già là tư thế gom tâm. Nhưng mà đừng có bị ức chế nó để mà nó lọt vào trong cái sự gom tâm nó đi vào cái định tưởng nó dễ hơn. Cho nên ở đây chúng ta ngồi 30 phút 1 giờ thì không sao đâu.

Tu sinh: Bạch Thầy, nhưng mà ngồi 30 phút nhưng mà cái trạng thái của tâm thanh thản, an lạc thì được mấy phút là tùy theo cái nào nữa hay là có một định mức ạ?

Trưởng lão: À, coi như là cái thân thì ngồi kiết già nhưng mà con vẫn tu Tứ Niệm Xứ. À, nó được một phút hai phút Tứ Niệm Xứ cũng được mà giặc nó tấn công Tứ Niệm Xứ con thì con phải dùng các pháp con đánh nó ra thôi. Bây giờ con đang chiến đấu để mà dành cái Tứ Niệm Xứ con bình an thôi, chứ chưa phải là Tứ Niệm Xứ con đang bình an. Đang bị giặc chiếm.

6- BỊ TƯỞNG HÀNH KHI TU TỨ NIỆM XỨ

(34:08) Sư Phước Tồn: Mô Phật, bạch Thầy! Con không ngồi kiết già nữa tới giờ…​ nhưng mà con thường ngồi ghế thì nó 40 phút thì cái chân nó không sao. Còn ngồi kiết già cái nó khua cái giò, nó giật giật giật.

Trưởng lão: Nó giật giật hả con? À nó bắt tưởng hành của con rồi, nó giật cái đầu gối con quặc lên quặc xuống. Thì thôi dẹp cái đó đi, dẹp cái ngồi kiết già đi. Con ngồi bình thường của con trên ghế vầy, coi chừng nó nhịp nhịp chân đó, nó theo kiểu nhạc sĩ mà nó nhịp.

Tu sinh: Cái tưởng hành con bị nhiều lắm đó Thầy. Bị 2 tháng gì đó.

Trưởng lão: Ờ, nó giật giật đó.

Tu sinh: Nó bị cái chân giật rồi cái cổ nó đảo. Cái Cái thân lúc lắc.

Trưởng lão: Rồi cái thân lúc lắc nữa. Rồi hai cái hàm răng nó kéo qua kéo lại nữa.

Tu sinh: Dạ đúng đó Thầy. Hai tháng đúng.

Trưởng lão: Nó đủ thứ, cái đó là cái hành tưởng con.

Tu sinh: Bạch Thầy, vậy là mình cứ ngồi tư thế nào cũng được thấy khỏe thôi.

Trưởng lão: Ngồi kiểu nào cũng được để mà tu Tứ Niệm Xứ, tới chừng nào mà Thầy bảo ngồi kiết già thì chừng đó mấy con sẽ ngồi kiết già, còn bây giờ thì chưa mấy con, khoan đã tập từ từ cái đã.

Rồi con hỏi, có hỏi gì không con? Hết rồi phải không?

(35:20) Sư Phước Tồn: Bạch Thầy, như trong trường hợp con ngồi, nhưng mà bắt đầu cái tưởng hành trong cơ thể con nó hoạt động như vậy con phải dùng cái tác ý đuổi đi hay như thế nào?

Trưởng lão: À, bất kỳ cái tưởng nào mà xảy ra thì đều dùng pháp Như Lý Tác Ý hết, không có cái pháp nào ngoài pháp Như Lý Tác Ý đuổi. Cho nên nó là cái pháp độc nhất đuổi, thọ còn đuổi được mà huống hồ cái thứ tưởng.

Sư Phước Tồn: Là trong trường hợp như con quan sát trên thân con thì trong đó con thấy trong cái cơ thể con như …​ ( 35:44 không nghe rõ ) và nó hơi thiếu hơi thở con nhưng mà nó không có cảm thọ đau, mà con không cần tác ý mà chỉ quan sát cái chỗ đó thôi như vậy có được không?

Trưởng lão: À tác ý, ở đây tác ý. Nó có cái trạng thái gì bất kỳ trạng thái gì nó không đau nhưng mà nó có cái trạng thái của thừa hơi của con phải tác ý bảo: “ Dừng lại”. Tác ý một tướng khác của một tướng đó, để không nó cứ hoạt động con nó cũng làm con động tâm đó.

Sư Phước Tồn: Nhưng mà nó chỉ thí dụ như nó chuyển động một cái khoảng độ dài khoảng chừng 5 giây là bắt đầu nó hết.

Trưởng lão: Ờ, thì thôi nó chuyển động vậy nó ít thôi khỏi cần lo. Nó cỡ chừng 1 phút, 2 phút, hay là 3 phút, 5 phút thì nó duy trì cái thời gian như vậy là phải tác ý hết không được để. Nghĩa là từ 1 phút trở lên thì phải đuổi, còn 5 giây, 30 giây thì thôi khỏi cần nói.

7- TÁC Ý LỚN HAY TÁC Ý THẦM

(36:30) Sư Phước Tồn: Bạch Thầy, con hỏi tác ý trong tâm hay là tác ý ra tiếng Thầy?

Trưởng lão: Ờ, nó thái quá thì phải tác ý ra tiếng. Còn nếu mà nó nhẹ nhẹ thì tác ý trong tâm thôi, chứ để không làm cái nhà gần bên người ta động quá người ta tu cũng không được. Trừ ra nó quá ngặt nghèo rồi phải ra lệnh to tiếng lớn để át đi cái cảm giác đó. Con hiểu không? Còn nếu mà nó khơi khơi thì tác ý thầm trong tâm mình thôi được rồi.

Sư Phước Tồn: Như vậy trong trường hợp con đi như trong thời gian này, ví dụ như con tác ý về Thân Hành Niệm của con là phải nhỏ lại chứ không được tác ý lớn?

Trưởng lão: Ờ, bây giờ nó có cái gì đâu mà con tác ý lớn, nó có buồn ngủ đâu mà tác ý dữ vậy. Làm động thiên hạ hết ráo người ta tu không được kia à. Khi nào nó bị buồn ngủ gật gù, gật gưỡng nó không có tỉnh thì mới tác ý lớn, trong cái lúc đó mới tác ý ra tiếng. Còn khi nó bình thường thì con tác ý nhỏ nhỏ thôi, đang đi tập Thân Hành Niệm mà la trời xóm trên cũng nghe xóm dưới cũng nghe làm sao người ta yên được. Mà mình có hôn trầm, thùy miên ở đâu. Chỉ có tập mà ra lệnh như vậy, cũng như lính mà tập ở ngoài kia mà la tới trong này nghe, người ta quá khổ. Hiểu không?

Cho nên vì vậy đó con tác ý nhỏ thôi, rồi khi mà có chướng ngại mới tác ý lớn. Hiểu không? Đó vậy mình mới biết tu chứ. Chứ không khéo lúc nào cũng la riết rồi sáng sao mà tôi khan cổ quá trời! Ai dè tu mà thành bệnh thì thôi tu chi cho mắc công, có phải không?

Rồi bắt đầu hết rồi phải không? Còn hỏi gì?

Nhớ kỹ nhe, những gì mà Thầy dạy thì phải nắm cho vững để mà tập tu đó. Rồi nếu mà điều kiện mà Thầy sẽ kiểm tra lại đó, bắt đầu Thầy kiểm tra cho 1 giờ đó, 30 phút rồi 1 giờ phải tu cho đúng chứ mà tới 1 giờ rồi lúc bây giờ đầu đuôi, chân cẳng gì nó nhúc nhích lia lịa thì mới chết với Thầy đó không có được đâu.

8- KHẮC PHỤC THAM ƯU TRÊN TỨ NIỆM XỨ

(38:24) Sư Phước Tồn: Mô Phật, kính bạch Thầy! Như trong trường hợp như con ban đầu thì con thấy hơi thở ra vô, ngồi lúc đầu thấy thở 5 hơi thở, thì bắt đầu con thở mạnh trở lại, thì…​(41:08)

Trưởng lão: Như vậy là con đang tu hơi thở mất rồi. Tức là con tập trung trong hơi thở đó chứ không phải là con tập trung trong Tứ Niệm Xứ đâu. Cho nên vì vậy mà khi tu hơi thở nó bị con tập trung ở trung hơi thở biết hơi thở ra vô đó, rồi con vận dụng cái hơi thở của con để tập trung nó đó thì một hơi nó mệt mệt, nó bị rối loạn. Còn con để tự nhiên hơi thở nó tự nó do cái sự quan sát của mình mà nó chậm, cho nên mình không có động địa cái hơi thở đâu nó không có mệt đâu. Còn hễ con nó mệt mà do hơi thở là con biết rằng con sử dụng hơi thở rồi. Để sử dụng hơi thở mà quan sát đó thì không được đâu.

Để tự nhiên cái hơi thở mấy con mà nó thở chậm mình quan sát đây mà nó thở chậm, nó như là mình ngồi mình rình cái con chuột con gì vậy đó, đó như vậy thì được.

Sư Phước Tồn: Như vậy trong trường hợp này con phải thấy là toàn thân hành thấy một lượt. Chứ không phải riêng gì thấy hơi thở không.

Trưởng lão: À, không có chỉ hơi thở. Chính con vì mà thấy có chỉ hơi thở không mà nó bị rối loạn hơi thở. Đó con thấy mình không có thấy cái hơi thở không đâu, nó có thấy hơi thở mà nó thấy bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp. Mọi động dụng ở trên thân nó nó đều thấy. Nghĩa là mình ngồi im thì mình dễ thấy lắm, đó như mấy con ngồi hồi nãy là 40 phút đó, bất động như vậy là mấy con sẽ dễ thấy cái sự động dụng của cái thân con. Đừng nhúc nhích nó nữa, nhúc nhích nó phóng ra ngoài nó nhìn ra ngoài cái nó mất đi. Còn mình ngồi đừng có động, bây giờ mình gãi gãi vầy cái nó ra ngoài rồi. Con hiểu không? Nó chạy nhanh lắm, tuy rằng nó luôn quan sát vậy chứ mà ở ngoài móc cái vầy nó ra hà, nó không có chịu ngồi trong đó đâu. Nó nhanh lắm, hễ mình làm cái gì đó thì nó chạy ra liền. Nó mất cái trạng thái mà quan sát của nó liền tức khắc. Thầy nói như vậy thấy nó phóng nhanh lắm.

Cho nên trên Tứ Niệm Xứ rồi bây giờ Thầy dạy kỹ…​

Tu sinh: Nó có bị ức chế không Thầy?

Trưởng lão: Ai con?

Tu sinh: Chịu đựng, ví dụ như kiến bò đồ mình chịu đựng nó, tác ý thì mình có bị ức chế không ạ?

Trưởng lão: Nếu mà trong lúc đó thì con đang chịu đựng chứ đâu phải là con đang quan sát bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm…​ con. Con đang quan sát bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm …​ con thì con đâu có chịu đựng cái điều đó đâu. Tại vì bây giờ nó ngứa mà con không có quan sát được, cho nên bây giờ con ráng con gồng mình con chịu đó con mới chịu đựng, con hiểu không?

Còn con đang quan sát bây giờ nó bị ngứa rồi thì con tác ý: “Thọ là vô thường, tâm bất động…​, hãy quan sát lại bốn chỗ Thân - Thọ…​” thì con cứ lưu ý bốn chỗ Thân - Thọ…​ cái cảm giác ngứa mất đi, cái con kiến bò cũng mất đi. Bởi vì nó tỉnh thức ở trên bốn chỗ nó thì cái gì nó cũng phá hết, nó không có còn lưu ý bên ngoài nó không phóng dật bên ngoài được đâu, nó tỉnh thức.

Bởi vì mấy con nhớ Thầy dặn rồi, mấy con có tu rồi mấy con thấy cái sức mà nó quan sát rồi, nó ở trên cái hơi thở rồi nó quan sát rồi. Cái gì mà động dụng ở bên ngoài mà nó vừa phóng ra là mấy con đã trở lại cái vị trí đứng trên lô cốt mà nhìn trở lại, quan sát trở lại liền tức khắc, thì nó phá vỡ.

(41: 08) Khi mà thí dụ bị con kiến mà nó phóng ra rồi thì mấy con đã mất cái sự quan sát bốn chỗ rồi đó, thì mấy con phải trở về vị trí tác ý ngay liền cái cảm thọ mà nó bị nhột hay bị con kiến bò tác ý để cho tâm đừng có dao động rồi thì trở về vị trí của hơi thở lại. Rồi tác ý trở về vị trí hơi thở thanh thản, an lạc quan sát trở lại kỹ lưỡng như đầu tiên của mấy con tu tập bởi vì chướng ngại pháp rồi.

Sư Phước Tồn: Như trong trường hợp đó là con kiến nó cắn rất là đau như vậy mình có bắt con kiến ra không Thầy?

Trưởng lão: Không cần bắt, bây giờ tu Tứ Niệm Xứ mà đi bắt kiến. Không được!

Tu Tứ Niệm Xứ mà đi bắt kiến, bây giờ mà lo chiến đấu với cái ác pháp này, con kiến cắn con nó không phải là con kiến đâu. Nó là cái ác pháp! Bởi vì “trên thân quá thân; trên pháp quán pháp”. Pháp nó đã tác động con, con kiến là một pháp ở trong bốn pháp rồi. Con hiểu, Tứ Niệm Xứ mà chứ đâu phải con kiến mà đi bắt! Con hiểu chưa?

Hồi đầu tiên Thầy dạy mấy con đó là vì để cho mấy con, mà giờ con kiến đã như vậy đó là mình tu tập pháp của Phật là không để chướng ngại pháp. Bây giờ con kiến nó cắn là bây giờ đuổi con kiến đi, rồi gãy một cái vầy đi cho nó trở về cái sự không có chướng ngại đó là cái khác. Còn bây giờ tu Tứ Niệm Xứ rồi, “trên pháp quán pháp” thấy pháp rõ ràng rồi thì trở về vị trí tác động quan sát trở lại đuổi cái trạng thái đó bằng pháp chứ không phải bằng gỡ nữa, bằng gãi nữa. Con muỗi cắn đây ngứa rồi đập một cái thì đó là trật!

Mà bằng pháp, con thấy đức Phật nói: “Trên pháp quán pháp để khắc phục tham ưu” thấy pháp đuổi chứ bảo mình có gãi ha? Các con nghe chưa!!!

(42:45) Sư Phước Tồn: Bạch Thầy, thí dụ trường hợp mà cái thân con nó đau chỗ nào đó thì bắt đầu con chỉ tác ý nó một lần rồi bắt đầu con quán lại?

Trưởng lão: Rồi quay trở lại. Tức là cái đó là ở trên thân con bị chướng ngại rồi, tức là trên thân có chướng ngại, tức là khắc phục cái tham ưu đó bằng pháp của con. Cho nên con trở về vị trí, đứng trên vị trí quan sát trở lại tác ý. Bây giờ tác ý cái thọ đó đưa nó ra. Thì bây giờ con dùng như thế nào? Hơi thở, an tịnh thân hành; an tịnh tâm hành. Hay hoặc là đưa cánh tay ra vô để mà đối trị với cái cảm thọ đó. Con hiểu? Nó có pháp để mà đối trị, để nhiếp phục mà. Chứ đâu phải mà lấy thuốc uống đâu!

Sư Phước Tồn: Mô Phật! Nếu mà có trường hợp thí dụ như tác ý rồi con không cần lưu ý đến cảm thọ đó mà con…​ thì con không cần sử dụng pháp khác được không?

Trưởng lão: Đâu có cần gì sử dụng, bây giờ khi mà cái cảm thọ đó đau rồi thì con phải ở trên cái pháp con đẩy lui, nó có cái pháp đẩy lui bệnh chứ gì. “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành…​” đó là cái pháp đẩy lui bệnh chứ gì. “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô” là cái pháp chứ gì. Hay hoặc là tác ý: “Thọ là vô thường, cái đau hay đầu, chân gì đó phải đi ra khỏi thân ta đi!”. Thì lúc bây giờ thì con nhiếp tâm trong hơi thở, an trú trong hơi thở thì tác ý: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô…​” rồi mấy con cứ nương vào cái hơi thở đó mà tác ý thì cái đau này nó sẽ hết đi. Mà nó hết đi thì trở về Tứ Niệm Xứ liền chứ hết đi rồi cứ ở trên hơi thở cứ an tịnh hoài đó sao? Con hiểu chỗ đó không?

Bởi vì nó có chướng ngại thì mình mới sử dụng mình đẩy cái pháp ác đó nó ra khỏi rồi bây giờ cái pháp đó nó không còn tác động trên cái thọ, cái thân của con nữa rồi thì con trở về với Tứ Niệm Xứ con giữ cái tâm con quan sát bốn chỗ trở lại như bình thường. Con hiểu chưa? Còn có chướng ngại mà mấy con cứ để nó vậy thì nó làm sao thanh thản, an lạc, vô sự được. Biết chưa?

Sư Phước Tồn: Mô Phật! Bạch Thầy, nếu mà có con kiến gì đó nó cắn siết mình có nên tác ý nữa không Thầy?

Trưởng lão: À, nó cắn rồi hết thôi. Mình đang quan sát mà thấy nó không còn gì nữa thôi. Mà nếu nó còn dai dẳng mà nó đeo lên nó cứ cắn hoài thì bắt đầu bây giờ tác ý, tác ý để an trú cho cái thân mình nó hết cái cảm thọ đó.

Sư Pháp Ngộ: Còn nếu mà bắt con kiến ra thì tức là mất Tứ Niệm Xứ.

Trưởng lão: Mất Tứ Niệm Xứ, mình đang tu Tứ Niệm Xứ mình dùng pháp để khắc phục tham ưu chứ đâu phải mà dùng tay để bắt con kiến. Chừng nào mà Phật bảo tu dùng tay bắt con kiến thì mình bắt, mà này Phật nói: “Trên pháp quán pháp để khắc phục tham ưu” có phải không? Đức Phật nói rõ ràng mà dùng pháp để khắc phục cái ưu phiền ở trên thân của mình.

(45:09) Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão! Như vậy thì trong thời gian mình tu về Tứ Niệm Xứ như vậy thì mình tu về mười tám cái Định Niệm Hơi Thở như thế nào?

Trưởng lão: Lẽ đương nhiên là nó có chướng ngại nào đó thì ở trên Định Niệm Hơi Thở mà tu tập. Bây giờ nó bị hôn trầm thì mấy con ở trên cái đề mục thứ mười bảy thì con: “Với tâm định tĩnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tĩnh tôi biết…​” cũng vẫn phá được hôn trầm.

Rồi bây giờ nó có cái cảm thọ mà ở trên thân của mấy con nó bất an thì mấy con cũng vẫn dùng được cái hơi thở, do đó mấy con nói: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết…​” thì cái cảm thọ nó sẽ qua đi. Chứ nhất định là không đi uống thuốc nè, không làm gì hết. Chỉ nương vào hơi thở mà tác ý, nó phương pháp của hơi thở đẩy lui các chướng ngại pháp. Nó có phương pháp mà, phương pháp Định Niệm Hơi Thở của đức Phật chứ đâu phải mà hít vô thở ra để vào định.

Tu sinh: Như vậy là bây giờ là từng cái đề mục đó là mình mới kéo từ 1 phút cho tới 30 phút…​

Trưởng lão: Đâu có, ở đây con tu Tứ Niệm Xứ thì khi có chướng ngại con dùng nó con đẩy còn không có thì thôi chứ không phải là tu Định Niệm Hơi Thở nữa.

Tu sinh: Như vậy là không sử dụng nó nữa?

Trưởng lão: Không, không có sử dụng không có tu tập nó nữa. Mà sử dụng nó, áp dụng nó khi thân các con hay là cái tâm các con mà bị chướng ngại thì con phải sử dụng, có hiểu không?

Bây giờ không có tu ba cái thứ lặt vặt đó nữa. Cái này tu lâu quá rồi.

Sư Pháp Ngộ: Giờ tu Tứ Niệm Xứ.

Trưởng lão: Ờ, chứ bây giờ không có tu cái thứ này nữa đâu bây giờ tu Tứ Niệm Xứ mà sử dụng tất cả tụi nó vô đây. Khi nó bị chướng ngại là đem nó, cũng như bây giờ Thầy trao cho con nè: đại bác nè, súng đồng, xe tăng, thiết giáp rồi. Có phải không?

Ba cái pháp đó là mấy con tu từ hồi nào tới giờ rồi. Mà bây giờ cứ đem ra bắn thử, bắn thử chi đó? Mất thì giờ mấy con mà có chết ai đâu. Giặc nó có đâu mà bắn! Có phải không?

Bây giờ Thầy cho mấy con có một số vũ khí nè: đại bác nè, phản lực nè để mà chiến đấu nè; rồi súng tiểu liên, đại liên đủ loại nè. Mà giờ giặc không có đem ra cứ bắn hoài bắn hoài vậy, tối ngày cứ tập nó bắn hoài mấy con không hao đạn hả? Mấy con bộ điên sao?

Sư Pháp Ngộ: Khi nào có chướng ngại pháp thì mang ra dùng.

Trưởng lão: Bây giờ mới đem ra mặt trận Tứ Niệm Xứ mà mới sử dụng cái vũ khí này, có phải không? Định Niệm Hơi Thở là cái vũ khí để mà sử dụng trên mặt trận Tứ Niệm Xứ khi có chướng ngại mới dùng nó mà bắn mà diệt giặc. Còn giờ không có chướng ngại cũng đem ra bắn cho hao tốn, bộ con tu cái Định Niệm Hơi Thở nó không tốn cái năng lực con sao, không tốn sức sao! Các con hiểu chưa?

(47:11) Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, nếu mà loạn tưởng đó mình dùng cái đề mục mà gọi là Tâm Định Tỉnh hả Thầy? An tịnh tâm hành…​

Trưởng lão: Ờ, “ An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra” thì nó sẽ đem lại cái tâm mình bình an chứ có gì. Nó có cái phương pháp mà. Nó mấy con, đâu đâu nó có phương pháp hết, đức Phật trang bị chúng ta đủ vũ khí mà đánh giặc sanh tử mà đâu có chỗ nào mà không có.

Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, con thấy các huynh đệ hỏi là đang còn loay hoay cái chỗ gọi là còn cái Định Niệm Hơi Thở nào các định khác, chứ còn loay hoay không đúng vào cái mục đích cái chỗ gọi là về Tứ Niệm Xứ. Mà bữa nay chúng ta chuyển cái pháp gọi là tu Tứ Niệm Xứ nó là chính thức. Hơi còn loay hoay cái chuyện đó chút.

Trưởng lão: Ờ, bây giờ mấy con phải hiểu bây giờ tu Tứ Niệm Xứ mà sử dụng các pháp khác khi nào mà trên Tứ Niệm Xứ bị chướng ngại, chứ không có bỏ cái pháp nào hết đâu. Nhưng mà sử dụng, áp dụng đúng chỗ đúng nơi để đánh giặc, để đánh những cái chướng ngại đó ra. Thì như vậy là chúng ta đã biết cái cách thức tu tập rồi. Kêu là biết cách thức áp dụng rồi, để đem lại cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự.

Bây giờ mấy con hiểu rồi phải không? Mà mai mốt tu trật nữa là chết, 5 tháng phải chứng đạo à! Biết rõ rồi mà, chứ không phải chưa biết rõ đâu. Biết rõ rồi thì phải thực tập, chứ biết rõ rồi bộ ngồi chơi sao?

Biết rõ rồi bây giờ tức là chúng ta biết rõ cách thức tác chiến nè, biết rõ chúng ta có đủ vũ khí để đánh giặc rồi thì bắt đầu bây giờ giải phóng chứ không lẽ để đất nước mình bị giặc xâm chiếm sao? Cai trị hoài à? Nó bảo mấy con bệnh là mấy con bệnh; nó bảo mấy con chết là mấy con chết. Mấy con sao nè? Giờ mình phải giải phóng chứ! Nó đâu có làm chủ được mình nữa, bây giờ mình mới làm chủ nè, bây giờ muốn chết, muốn sống nè. Các con muốn làm chủ không, hay là các con muốn để cho giặc Pháp cái trị nè? Phải không, giặc sanh tử cai trị mấy con không? Các con có muốn không?

Bây giờ ở đây ai cũng muốn đất nước mình hòa bình, muốn thống nhất, muốn mình làm chủ chứ ai muốn mà để cái Thân - Thọ - Tâm của chúng ta để người khác làm chủ bao giờ. Vậy thì phải mở mặt trận đánh chứ sao. Chứ mấy con không đánh ai đánh cho mấy con? Không lẽ Thầy đánh giùm ở trong đó được sao?

Thầy làm sao mà đánh được, tự mấy con phải giải quyết cái mặt trận sanh tử của mấy con chứ. Thì bắt đầu Thầy trang bị, Thầy huấn luyện cho mấy con đủ rồi thì coi như là bấy giờ mấy con mới mở mặt trận mấy con đánh.

(49:35) Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, hôm nay là Thầy triển khai cái pháp tu Tứ Niệm Xứ là mới đi đúng với lại chỉ tiêu là mình tu tập đó. Lâu nay mình tu là chẳng qua là mình chuẩn bị lực lượng thôi, vũ khí rồi đạn dược, (Thầy: chiến thuật, chiến lược) rồi cơm gạo đồ ăn. Còn bây giờ là bắt đầu mới chính thức là tu, đây mới là chính thức là tu. Nếu mà ai mà tu giỏi thì giải phóng trước, mà ai tu dở thì cứ từ từ.

Trưởng lão: Từ từ giải phóng sau, cũng giải phóng. Cũng giải phóng nhưng mà giải phóng sau.

Tu sinh: Mô Phật! Thưa Thầy, tới giai đoạn này thì chúng con…​ không cần uống thuốc nữa?

Trưởng lão: Cần gì! Đã nói một chết hai sống, ở đó mà uống thuốc. Biết rồi thì không có cần uống thuốc nữa. Và Thầy biết rằng mấy con có đủ cái lực đuổi bệnh. Phải không? Mấy con đuổi bệnh được chứ không phải là không được đâu, bây giờ có nhiều người có đủ khả năng đuổi bệnh mà chứ đâu phải là không đủ đâu. Nhưng mà bây giờ không đuổi được cho nó chết, cho mày chết một lần. Có vậy thôi. Tới cái giai đoạn này rồi đừng có đi uống thuốc, đừng có gì nữa, đừng có sợ! Không có chết chóc gì đừng có xin uống thuốc nữa, dẹp! Ở đây là hoàn toàn lấy pháp mà đối trị. Tứ Niệm Xứ mà! Trên thân quá thân để khắc phục tham ưu mà. Dùng pháp để mà đối trị, chứ không có còn uống thuốc đâu.

Sư Phước Tồn: Mô Phật! Bạch Thầy, như trong trường hợp ví dụ như giấc tối thì có nên ngồi ở trong mùng để tránh muỗi hay không bạch Thầy?

Trưởng lão: À, con muốn bố thí thì con cứ ra ngoài cho nó bố thí máu nó chút, có gì đâu. Cái đó là cái thiện xảo của con thôi. Con muốn ở mùng thì ở, mà con muốn ra ngoài cũng tốt chứ đâu có gì. Cái lòng tốt của con, tùy theo cái lòng hảo tâm của con con muốn cho muỗi chút tí máu thì cũng đâu có sao, chết chóc gì!

Thôi bây giờ xong rồi phải không? Nghỉ!

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy