CK 039B - ÁP DỤNG LỜI NÓI VÀO ĐỜI SỐNG (TỪ QUANG)
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 12/2025
Thời lượng: [31:11]
(00:00) Trưởng lão: Mấy con có đọc cái bài này để thấy sự áp dụng về cái ngôn ngữ trong đời sống để chúng ta biết cách. Từ Quang con hãy đọc đoạn này của con.
Tu sinh: Một người nói dối thì không bao giờ được ai tin tưởng lời nói của họ, nhưng khi họ sửa đổi qua thời gian đã lấy được lòng tin trở lại với mọi người: "Mua danh ba lạng, bán danh ba đồng", nói lên sự khó khăn để tạo được uy tín, gây được lòng tin của người khác. Không phải một sớm một chiều mà nhận được sự mến phục của người. Trái lại có niềm tin của mọi người mình chỉ cần sai lầm một lần thôi thì công lao cả một đời người tan tành như mây khói. Một người được tiếng tốt giữ đúng lời hứa thì dù hoàn cảnh khó khăn bất ngờ xảy tới cũng vận dụng tất cả mọi cách để thực hành lời đã hứa, dù có bị thiệt thòi vật chất đáng nặng nề.
Cách ăn nói thể hiện nhân cách cao quý hay bần hàn thay đổi theo điều kiện chân thành của vật chất. Phú quý tăng lễ nghĩa, bần hàn tăng đạo tặc. Những người thân trong gia đình bạn bè tốt đóng góp vào triển khai nhân cách của nhau. "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Được thường xuyên giao tiếp người ăn nói chững chạc thì sẽ được ảnh hưởng tốt của nhân cách người này.
Trong kinh nghiệm môi trường sống những người có nhân cách chân thật, hoà ái, thương yêu, vui vẻ, tự tin. Từ trường thiện của nhân cách này toả vào không gian chung quanh họ, nếu người này luôn giữ được bình tâm, tự tin, hoà ái, thương yêu mọi loài thì năng lực của từ trường thiện này càng mạnh khiến cho mọi người gần họ tự nhiên thấy mình cũng vui vẻ, dễ tính. Còn ngược lại người có tâm tánh ích kỷ, dối trá, hung dữ thì họ chỉ có từ trường tiêu cực làm cho chính họ được cảm nhiễm tính xấu của từ trường, ai gần họ cũng sanh tâm bất như ý, thụ động, ích kỷ, bon chen. Muốn thay đổi nhân cách xấu thành tốt thì người này phải thường xuyên thân cận người hiền đức để một mặt tự mình học hỏi và thực hành điều tốt lành, mặt khác từ trường thiện chuyển hóa dần từ trường ác kia.
(02:32) Cho nên có những người khi họ hiện diện ở đâu mọi người thấy gương mặt họ hay nghe giọng cười vài câu nói thì dường như thể cả không khí ở đó tươi mát lên, vui vẻ lên. Những bực bội, buồn phiền tan mất như sương trong nắng mai. Ngược lại có những người đến đâu là có chuyện lôi thôi, đôi co, to tiếng hay chán nản mệt mỏi đến đó. Cả hai người đều mang nhân từ trường thiện hay ác mạnh mẽ.
(03:07) Thành viên trong gia đình thường thể hiện ngôn ngữ chân thật, muốn thế nào đều nói thế ấy không mấy khi sử dụng ngôn ngữ ngoại giao, rào trước đón sau đẩy đưa thiếu chân thật, ông bà cha mẹ nói chuyện trò với con cái thể hiện lòng thương yêu đằm thắm với lời nói ngọt ngào êm dịu, nhưng khi dạy dỗ cũng dùng từ mạnh bạo, lời đứng đắn, thái độ dứt khoát để buộc con cháu phải vâng theo. Phần con cháu lúc nào cũng kính yêu cha mẹ ông bà, nên lời nói trang nghiêm mà thân thiết. Chính chỗ quá thân cận, thân thiết thường xuyên hàng ngày nên họ hiểu nhau từng tâm ý, từng khoé mắt, từng tiếng cười, dễ chấp nhận, dễ tha thứ lỗi lầm. Những gia đình mà sự giao tiếp giữa mọi người có tình cảm thân thương, đùm bọc nhau, nâng đỡ nhau thì đây là mái ấm cho mọi người sau một ngày phấn đấu trong xã hội. Nhưng không phải gia đình nào cũng có không khí ấm áp này.
Những gia đình mà ngôn ngữ được dùng nghe rất chói tai, cộc cằn, thô bạo chẳng thấy chút nào dịu ngọt, lời nói nghe như dao đâm thùng, lời nói cộc lốc nhát gừng. Tuy nhiên đừng nghĩ họ không thương yêu nhau, họ quen cái lối ngôn ngữ ác đó, mặc dầu tận sâu tâm hồn tình cảm nồng nàn không khác gì bất cứ gia đình nào. Đôi khi ở những gia đình này, thành viên chấp nhận sự hi sinh to lớn cho nhau, thực hiện còn dễ dàng hơn. Gia đình nói chung là nền tảng của Quốc gia xã hội, chính từ những gia đình sai biệt này cung cấp vào xã hội những người, những cá nhân nhiều sai biệt trên mọi phương diện để làm thành bức tranh xã hội sống động, với nhân quả trùng trùng duyên hợp.
Trong một gia đình có nề nếp xã hội đạo đức chân thật, cung cách ngoài xã hội như người chân thật, nói làm sao làm như vậy, làm sao thì nói như vậy, lời nói giá trị bằng nhau không đặt điều thêm bớt. Đây là nhân cho biết họ là người đầy đủ uy đức. Do nơi uy đức này dần dần họ trở nên người lãnh đạo trong xã hội. Họ là những người nhiệt tâm, nhiệt tình trong mọi chức vụ, mọi hoạt động, người giúp việc được nhờ sự chăm sóc, nâng đỡ quyền lợi, cất nhắc chức vụ theo đúng khả năng, người cấp trên được yên tâm giao nhiệm vụ trọng trách sẽ được hoàn thành viên mãn, đúng yêu cầu. Do lời nói đi đôi việc làm họ được uỷ thác trọng trách điều hành xã hội, xứng đáng lòng tin của mọi người, tập thể đa số cung phục và thực hành đúng, đầy đủ mệnh lệnh chỉ thị được đưa ra.
(06:02) Tuy công lãnh đạo là nhân thu hút người cùng chí hướng có tài năng có đức độ như vậy vây quanh tạo nên một tập đoàn lãnh đạo đầy đủ năng lực thành công những chương trình kế hoạch lớn. Đây là những người xuất sắc làm nên lịch sử như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Hồ Chí Minh. Thành công quả thiện đạo đức làm người trung liệt . Ngược lại với hình ảnh trên là hình ảnh những người không thật với lời nói, nói chỉ vì muốn thử thách (6:38 nghe không rõ) tạm bợ trước mắt. Hại thay, xã hội được hình thành trên cơ sở nhiều người như vậy, nhìn quan sát kĩ không ai không từng nhiều lần nói láo, nói không đúng sự thật, nói láo để vui đùa, nói láo để tránh né sự thật, nói láo để bảo vệ quyền lợi, để có thêm quyền lợi, để che đậy lỗi lầm, nói láo vì sợ kẹt vu vơ, hay nói láo do bản tính tự nhiên, không lý do nào.
Một mẫu chuyện ở (07:08 - 07:09: nghe không rõ) Pháp sư kể một đứa trẻ nghịch ngợm, từng hay chạy vào trong làng la lớn: “Chó dại, chó dại cứu con với”, nhiều người ngỡ có chó dại thật, vớ cây, gậy gộc chạy đến, nó lấy sự vui đùa bỡn làm người ta tưởng nó lấy chuyện làm vui thích, thấy nó còn nhỏ người ta chỉ dạy nó nhưng nó không chừa bỏ. Thỉnh thoảng cũng la hét, kêu cứu và vui thích với hành động lừa dối này. Riết rồi người ta biết nó là đứa hư, đua đòi láo nên chẳng ai màng tới lời kêu cứu của nó nữa. Thế rồi một hôm, quả thật là có một con chó dại rượt theo cắn nó, dù nó có kêu la, cầu cứu rát cả cổ mọi người không ai nghĩ đó là tiếng kêu cầu cứu chân thật. Và nó đã bị chó dại cắn chết. Từ nói láo có quả tai hại như thế, nên đây chỉ là câu chuyện có tính giáo dục cổ điển, đưa ra hình ảnh nói láo điển hình để làm gương, làm thí dụ. Không phải nhập vào dòng thác xã hội, người ta mới nói láo mà tiếng nói láo hình thành từ trong cuộc sống gia đình, giữa người thân thiết mà còn nói láo được, thì làm sao không nói láo khi ra vào xã hội.
(08:33) Một lần ham vui với bạn bè có tính cách không lành mạnh như đánh bài tứ sắc, chơi mãi tới khuya tới tan tầm, về nhà bị gạn hỏi bèn đặt điều nói láo cùng bạn bè đi thăm người bạn nào đó bị bệnh, hay đưa một bạn nào đó vào nhà thương vì bị tai nạn giao thông. Với lối nói láo này như vậy chỉ dùng trong thời gian năm mười năm trước, ngày nay không qua mặt ai được vì chỉ cần bấm số điện thoại là biết ngay. Hơn nữa, tại sao không điện thoại về nhà cho biết để người nhà khỏi lo lắng trong những giả thiết bất an.
Đời càng nhiều phương tiện tiến bộ thì mánh khóe nói láo cũng phải thay đổi cho thích ứng, nhân nào thì quả nấy, quả tương ứng với nhân, nhưng bản tính ưa nói láo của người, thì vẫn vậy không thay đổi, chỉ cách thức nói láo chuyển đổi cho hợp lý, hợp thời, nghe cho thính tai. Những người mở miệng nói toàn chuyện bỡn khuyên người này nên như vậy người khác nên như kia, dạy người, dạy đời mà đời sống cá nhân của họ thông thường ngược với những gì họ nói: ích kỷ, bon chen, bòn mót, tham lam. Cho nên hãy xem những gì họ làm, khoan tin lời họ nói, có lẽ đó là câu nên tác ý khi giao tiếp họ. Trong dân gian có câu: "Nói láo như Cuội" hay "Mười voi không có bát nước xáo" để chỉ những người thường nói không thật, dù đôi khi chẳng có ích lợi gì cho người nói cả, những người này thường huyên thuyên những chuyện do họ nghĩ tưởng ra, gặp lúc vui ý thoả lòng họ hứa hẹn đủ thứ một cách mau chóng dễ dàng, khiến cho người được hứa hăng hái làm những gì do người này yêu cầu. Mà đôi khi người thật thà lại muốn trả ơn trước cho người vừa hứa hẹn, thành thử tự ý làm, nhưng rồi ngày qua ngày chẳng có một điều nào hứa được thực hiện, có được nhắc nhở thì cũng khất lần, khất lượt hay giả tạm như quên.
(10:42) Đấy mẫu người mười voi là như thế. Trong trường hợp này người cẩn thận nhớ tác ý: "Ta hãy chờ xem họ làm được gì, hãy khoanh chân những gì họ hứa". Còn người vui tính nọ nên thường xuyên tác ý: "Ta đừng nên bị chi phối vì lợi ích của ta, mà hứa hẹn điều không thực tế, để mất uy tín, mất lòng tin. Trong khả năng của ta thực hiện được thì ta nên mới hứa, ta hãy tự tôn trọng ta tôn trọng lòng tin của người"
Các chính trị gia độc lập trong những việc làm dân chủ thường có những hứa hẹn rất to lớn, họ biết không thể thực hiện được vì thiếu điều kiện, nhưng vẫn lớn tiếng hứa với cử tri để họ tin mà dồn phiếu cho mình. Thắng cử rồi thì mấy ai gặp được họ. Bạn thông tin phải cất giữ vài tờ yết kiêu vận động, hay vài tờ báo tường thuật các buổi ra mắt của ứng viên, rồi sau đó mãn nhiệm kỳ chép lại xem họ thực hành được những gì họ đã hứa. Trường hợp này ta nên tác ý: "Hãy chọn mặt gửi vàng, hãy cẩn thận, khoan chơi người dao to, búa lớn. Ta hãy cân nhắc kỹ trước khi bỏ phiếu hay làm cho lá phiếu của ta có sức mạnh lớn nhất, bằng cách bỏ cho người có chương trình khả thi". Người làm luật sư thường phạm hành vi nói không đúng sự thật, hay bẻ cong sự thật, theo các chi tiết diễn điều tra viên, suy nghĩ viên làm thế nào để chứng minh luận cứ gỡ tội cho thân hữu, hay quật ngược chống lại sự buộc tội của công tố viện.
(12:20) Người ta nói nghề làm luật sư là đổi trắng thay đen, nhất là những luật sư có tài hùng biện đặc biệt, càng hùng biện lập luận nối kết bằng cớ khéo léo thì càng thu hút toà theo quan điểm luật của mình. Những luật sư thành công có danh tiếng thường là những người có tài hùng biện. Đây là những người sử dụng khẩu hành thiện, cũng như khẩu hành bất thiện ở mức độ đặc biệt tinh tế. Nghề làm quan tòa xử án dễ bị sai lầm vì những bằng cớ điều tra báo cáo thiếu vô tư của các chức năng có thành kiến.
Một vị giáo sư trường luật kể lại kỉ niệm của ông, thời gian những năm đầu ngồi chánh án tòa hình sự ông nhiều khi phải thức trắng đêm để nghiên cứu hồ sơ phạm pháp của các bị can hậu giảm thiểu sai lầm trong quyết định của bản án. Khó khăn nhất là những vụ án liên quan đến vấn đề chính trị, thường các báo cáo điều tra và các bản tự khai không có tính chính xác cao mãi cho đến khi các bên ra trước vành móng ngựa, trả lời các câu hỏi của tòa. Tuy vậy trong hơn hai mươi năm xử án, có rất nhiều bản án đã được toà trên hủy bỏ để đưa về xét xử lại, do có một sai lầm trong luận cứ luật, hay những chi tiết quan trọng mới được trình tòa làm thay đổi quan điểm luận của bản án, cho dù bản án chỉ được tuyên sau khi có sự nhất trí của một tập thể mười bồi thẩm đoàn như trong hệ thống tòa án nước Anh hay nước Úc. Nghề làm cảnh sát điều tra. Công việc thường có những khẩu hành bất thiện, hung ác trong ngôn ngữ cũng như trong văn từ kèm theo những hình thức bạo hành với đối tượng nghi can điều tra. Trong lĩnh vực điều tra tội phạm chính trị. Các điều tra viên không tránh được các thiên tiếng có áp lực đè ép đối phương, triệt hạ đối thủ chính trị của phe đương quyền.
Vụ án phó Thủ tướng Mã Lai nói lên đầy đủ khía cạnh bi hài của vấn đề mà của Tòa án chính trị. Khẩu hành và thân hành khắng khít nhau trong công việc điều tra được án, nhân viên trách nhiệm này phải tác ý thường xuyên nhiều câu để giữ tâm ý trong sáng trong điều tra: "Ta hãy bình tĩnh trong khi lấy lời khai của nghi can, thái độ của bị cáo, nghi can tuy làm chức vụ hỏi cung có khó khăn nhưng ta hãy có thái độ khoan dung. Nếu ta là họ thì phải ứng xử thế nào? Báo cáo ta lập ảnh hưởng quan trọng tương lai của một đời người, ta cần phải vô tư mới thi hành pháp luật đúng".
(15:13) Vai trò nghề làm báo: Nghề thông tin ngày nay rất quan trọng để hướng dẫn dư luận, giáo dục quần chúng. Quan điểm lập luận của tờ báo ảnh hưởng tạo ngay dư luận đến người xem khi tờ báo vừa phát hành đến tay người đọc.
Buổi sáng ra ngồi uống ly cà phê ngồi quán cóc đầu hẻm, câu chuyện nổ giòn giữa những người ngồi cùng bàn là những ý kiến họ tiếp thu qua tờ báo trong lĩnh vực đó mà họ vừa mới đọc trong mục. Nhân vật này như vậy là đúng, nhân vật kia như thế là không đúng. Những nhận xét phê bình đó là quan điểm của tờ báo được họ lặp lại phổ biến rộng hơn cho nhiều người trong quán cùng nghe. Nếu người làm báo trung thực với sự kiện được tường thuật mà thêm bớt chi tiết, rồi làm lý luận của mình làm sai lệch thực tế chủ ý hướng dẫn quần chúng theo lập trường riêng, chủ trương riêng thiếu trung thực. Lối làm báo, các thông tin như thế nếu có mục đích mang lại an vui, xây dựng cuộc sống tốt đẹp là một điều chưa hẳn đáng kiến thức. Hơn nữa là khi trao đổi những ý đồ bất thiện, gây hiểu lầm, xáo trộn thì thật là đáng trách. Cho nên những người chủ các biên tập viên, người đăng tin cần được trang bị vững chắc căn bản đạo đức "Không làm khổ mình, không làm khổ người, không làm khổ cả hai ". Họ phải trạch pháp nhiều câu hướng để chỉ đạo ngòi viết chân thật khi sự thật làm tăng trưởng mặt tốt của xã hội, nhưng khi sự thật chỉ nói lên mặt xấu thì nên loại bỏ. Mà cách viết phải đề cao phẩm giá đức hạnh cao quý của mọi người. Ta phải tránh khơi động bản năng thấp kém không xứng đáng của con người đạo đức văn minh hay tư tưởng truyền đạt trên báo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mọi người trong đó có gia đình thân quyến của ta vậy ta phải hướng dẫn họ ngày càng đạo đức cao đẹp hơn.
(17:23) Các tổ hợp thông tin, các công ty truyền thông Quốc tế có uy tín, không bao giờ đưa tin mà không được kiểm chứng từ nhiều nguồn như: AFC - Writer, BBC rất được nhiều tín nhiệm nhờ tính trung thực và nhanh chóng, những bản tin của họ được sao chép đăng trên các báo, phát thanh trên hệ thống truyền thanh, truyền hình khắp các quốc gia trên thế giới. Nên doanh vụ đã ổn định, sự thành công này là công sức của một tập thể hàng ngàn người khắp mọi nơi trong nhiều năm theo đuổi đường lối đúng đắn.
Nhân thiện đưa đến quả tốt, bảo đảm cuộc sống cho nhiều ngàn người. Ngày xưa đức Khổng Tử dạy làm chính trị sai làm hại một đời, nhưng làm văn hóa sai thì hại muôn đời cho thấy trách nhiệm nặng nề của người cầm bút viết văn truyền đạt tư tưởng, điều tiết thuyết kinh tế, xã hội chính trị, được các nhà tư tưởng diễn đạt trong các báo, ảnh hưởng mạnh trong chủ trương đường lối, chương trình kế hoạch của các đảng phái chính trị và sẽ được triển khai áp dụng thực sự vào xã hội, một khi họ nắm được quy luật có thể làm thay đổi, đảo lộn cấu trúc trên toàn xã hội. Nếu tiết thuyết đúng là khi chúng mang lại cho người dân an vui, no ấm, ngược lại chỉ là tai họa làm cuộc sống khổ đau thêm.
(18:47) Câu nói của đức Khổng Tử rất rõ nét trong các triết thuyết tôn giáo: “Tôn giáo tồn tại lâu dài hơn khớp với xu hướng chính trị, kinh tế". Một tôn giáo có triết thuyết thiếu chân lý như thật, bày dạy lý luận mơ hồ, ảo tưởng, mê tín dị đoan thì chính là tai họa cho muôn đời. Ở Việt Nam, Bác Hồ dạy: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người". Quả đúng là lời dạy chí lý vậy.
Trong chương trình Ti vi hàng ngày của đài ABC Úc đều có mục dành riêng cho từng thành phần thanh thiếu niên từ 3 tuổi đến 15 tuổi xem có tính giáo dục rất cao, được chiếu trong giờ thuận tiện cho các em xem. Những hoạt cảnh cũng như lời đối đáp của các diễn viên trong vở tuồng cho khán thính giả non trẻ này được tuyển chọn cân nhắc kỹ để các em, cháu không tiêm nhiễm ngôn ngữ thô bạo của các chương trình người lớn. Đem lại những điển hình nghề nghiệp, chức năng có tầm ảnh hưởng sâu xa với cuộc sống cá nhân cũng như toàn xã hội.
(19:53) Cuộc sống trong xã hội lúc nào cũng cạnh tranh quyền lợi, giữa cá nhân với cá nhân, giữa tập thể với tập thể. Có khi gay gắt có khi ôn hòa mà quyết liệt, tạo phương tiện được sử dụng là ngôn ngữ hay không ngôn ngữ không mang nặng sắc thái thành thật hay thiếu thành thật, lừa đảo, tham, sân, hung tàn, gian dối hay hoà ái, từ bi, chân thành, đạo đức.
Một hôm, ngồi trong một chuyến xe đò từ Bến Tre về Thành phố có một thanh niên dáng người khá tuấn tú nói chuyện với người lơ xe cùng trang lứa trước kia cùng Đại học với nhau. Tôi cũng như vài người khác rất ngạc nhiên, cậu thanh niên này lúc nào mở đầu câu nói cũng kèm hai tiếng ĐM. Trong khi người lơ xe đối đáp với lời lẽ nghiêm túc hơn nhiều, rất lịch sự là khác.
Cậu ta nói hai tiếng đó một cách tự nhiên, mà dường như nếu không có hai tiếng này thì có lẽ cậu ta không mở miệng được. Tôi hỏi nhỏ: “Tại sao cháu thích hai tiếng đó vậy?” Cậu đáp: “Hai tiếng nào bác?” “Thì hai tiếng ĐM đó”, “À cháu quen rồi bác". "Nếu cháu mà lơ xe như cháu kia thì bác không ngạc nhiên cách nói chuyện của cháu nhưng cháu kia là lơ không như cháu". Tôi nghĩ thôi không dây vào chuyện người để rồi phải nghe hai tiếng đó, thật là tào lao. Khi xuống xe người tài xế cho hay lơ xe là em ruột và mấy thanh niên kia là bạn học cùng lớp 12 với nhau, cậu thanh niên đó có thể trong giai đoạn tuổi mới lớn, lúc đầu chỉ muốn biểu lộ thái độ ngang tàng, theo lối một tay anh chị để phô trương bản tính lố lăng rồi không tự sửa riết thành quen, và nếu không chịu sửa thì có lẽ cậu ta không bao giờ được đề bạt trong chức vụ điều khiển người, mà chỉ điều khiển cây cỏ, thú vật. Cháu nào muốn tự lập cái cách chững chạc, lời nói nghiêm túc thì ngay trong độ tuổi 13-17 hãy thường xuyên xách vác nặng đừng noi gương xấu mà hãy học hạnh tốt nhún nhường, nhã nhặn, đừng phô trương bản ngã, đừng muốn cho mình nổi bật một cách không thích đáng.
(22:27) Chúa Giêsu nói: "Ai muốn chen lên đứng đầu thì sẽ bị đẩy lui sau, người chịu đứng sau sẽ được đưa lên phía trước", hãy nghe lời chỉ dạy của bậc cha mẹ, ông bà. Phần phụ huynh các em nên đặc biệt quan tâm để giúp các em trong giai đoạn thành nhân này. Đây là giai đoạn nên, hư của một đời người, phụ huynh cần giữ thái độ ôn tồn, lời nói thân thương dù các em có ngỗ nghịch chống trái, tình thương chân thật, không bắt ép con em theo sở thích của mình. Các nhà tâm lý khuyên hãy đối xử với con em như là đối xử với những người bạn.
Trong một quyển sách dạy trẻ, có một đề nghị các bậc cha mẹ nếu muốn con mình có tư cách tốt lúc trưởng thành thì ngay từ tuổi ấu thơ 5-7 mỗi tối khuya các em phải đi ngủ, kề miệng nói nhỏ bên tai em rằng em là người tốt như thế này, như thế này. Đây là lối dạy trẻ tự kỷ có những kết quả rất tốt, dĩ nhiên trồng nhân thiện lành cho gặt quả phước báu. Hãy chuẩn bị tương lai cho con em bằng đạo đức là chánh chứ không phải tự ngã vật chất. Cần dùng tác ý cũng nên nhắc đến một chi tiết nhỏ để thấy cái khác nhau giữa hai tập quán Đông, Tây. Sau thời gian định cư được ổn định, nhiều gia đình rước các bậc ông bà, cha mẹ sang Úc thăm, các trẻ trong gia đình này thường thẳng thắn khoe với ông bà không biết nói hai tiếng cảm ơn mỗi khi được các em hay cha mẹ chúng làm cho ông bà một việc gì dù rất nhỏ như mời một ly nước, một miếng bánh, tiếng cảm ơn luôn luôn trên đầu môi của mọi người trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Mỗi khi được làm chuyện gì, bèn nhờ con ra lục thùng thư, con ra xem có thư không? Ba mới thấy người giao thư đi ngang. Cảm ơn, khi nhận thư từ các con bèn phải nói cảm ơn con, hoặc ra tiệm mua một cái gì, khi trả tiền người thu ngân nói cảm ơn bạn, bạn cũng nói cảm ơn người thu ngân.
(24:34) Bạn ở cơ quan, công trình nào: Thí dụ như khi bạn nạp đơn xin một quyền lợi, được nhận đơn bạn chưa biết nói cảm ơn, thì người thư ký đã nói cảm ơn bạn trước, đó là một tập quán giao tế hay đáng được nhiều nơi bắt chước. Tiếng chào hỏi: “Bạn khỏe mạnh chứ?” cũng thường xuyên trên miệng, gặp bất kể ai ở đâu trong xóm, ngoài đường, trên phố, dù quen hay chưa quen mỗi khi bốn mắt nhìn nhau là câu hỏi đó buộc ra khỏi miệng, câu này phổ thông đến độ hai vợ chồng cùng ngủ chung phòng, chung giường nhưng một người dậy trước, đến khi người kia dậy ra khỏi phòng họ gặp nhau thì cũng hỏi: “Bạn khỏe chứ?” Cũng hay đấy chứ, trường hợp này chào hỏi để biểu lộ sự quan tâm đến nhau. Trong giao tiếp thường ngày người ta kính trọng những ai đứng đắn, chừng mực, trang nghiêm. Mà người ta cũng sợ những ai hung tàn bạo lực, sách nói: "Kính nghi viễn chi" để nói đến trường hợp này. Xa lìa đừng thân cận người mà ta cho là thiếu đứng đắn, không tư cách dù họ là ai, mặc dù không muốn nhưng trong vài trường hợp khẩu ác thành hung bạo phải được sử dụng để có kết quả tốt. Thông thường như cha mẹ răn dạy những đứa con ngỗ nghịch mà lời nói dịu dàng nhẹ nhàng không thành công. Đối phó với những người tắc trách, thiếu cẩn trọng có khi lời nói hung dữ đem lại kết quả tốt.
Thời gian mấy tháng đầu lúc tôi dời về căn nhà bỏ trống lâu ngày, tôi bắt đầu thu dọn rác do mấy căn nhà trong xóm đem tới đổ khoảng đất trống cạnh bên, thay vì họ chỉ đi thêm một đoạn đường ngắn nữa là tới nơi đổ rác công cộng, thế nhưng thỉnh thoảng vẫn có rác ở nơi mình đã dọn rác. Để tâm dọn rác chỉ thấy độ sau 10 đêm có cô nào làm việc đó tôi khuyên cô đừng đổ ở đây mà nên đổ ở kia, cô chẳng đếm xỉa gì tới lời nói của tôi, vẫn nhiều lần đem rác đổ ở đó. Một hôm lúc cô đem rác ra, tôi lấy quân phục rằn ri của đơn vị đã dùng ngôn ngữ của tay anh chị, từ đó mới khỏi mất công dọn rác.
(26:51) Tại sao con người chỉ sợ hung hăng, giữ dằn mà không sao nhận sự ôn tồn, bản tính nào của họ như thế nào mấy ai hoạt động trong thương trường mà ngay gặp vấn đề như vậy có thể hiểu lầm, không lẽ nói với khách mua hàng rằng món này tôi mua vào với giá ấy bây giờ tôi muốn bán với giá này, giá này, hay khách trả tôi với giá nào có chút lời thì thôi. Trong thương trường buôn bán càng lớn, chữ tín càng cần. Khi đã thoả thuận giá rồi nhất định không thay đổi, dù thị trường lên hay có khách muốn mua với giá chênh lệch lớn, nhưng khi thị trường xuống nếu đạo đức thì người bán có thể bớt chút nào giá và người mua cũng thế. Dù giá thị trường lên hay xuống đều không nói tới nói lui.
Gần 30 năm qua mà tôi không quên anh em một khách hàng mua sỉ của tôi, chúng tôi chỉ thỏa thuận rằng những bạn hàng của tôi đem sẵn lượng hàng của họ tới công ty của anh và căn cứ trên tổng số trọng lượng hàng cân vào anh trả cho tôi số tiền lời. Nhiều lần anh đem số tiền lời khá lớn trả cho tôi mà tôi không được bạn hàng cho biết đặt tại công ty của anh, chữ tín của anh thật là đáng nể phục.
(28:14) Khẩu hành chỉ là hiện tượng của tư tưởng. Tư tưởng thiện thì lời nói ra êm ái, yêu thương từ bi, chân thật. Tư tưởng bất thiện thường nói câu hung dữ, cộc lốc, nhát gừng, thô lỗ. Nghe âm giọng của câu nói ta thường cảm nhận được tính cách, tình cảm, thiện cảm hay ác cảm của người nói trên đối tượng của câu nói. Giọng nói dịu dàng, ngọt ngào đi chung ngôn ngữ lịch sự đứng đắn, giọng nói hách dịch đi chung ngôn ngữ kẻ cả, cha chú, giọng nói ngang tàng đi chung ngôn ngữ thô lỗ, bất lịch sự.
Trong một quyển sách bàn về tướng cách có nói đến một nhà tướng số nọ rất kinh nghiệm chỉ nghe âm giọng một số nữ nhân đã nói đúng tính tình và đời sống của họ sang quý hay thấp hèn. "Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Câu cách ngôn dạy đắc nhân tâm qua lời nói. Khi nói ra cần đặt căn bản: "Không làm khổ mình, không làm khổ người, không làm khổ cả hai" để tránh những đụng chạm, gây gổ, đối nghịch, thù hằn. Cho nên ta thường xuyên tác ý câu cách ngôn trên.
(29:30) Tư tưởng có trước khi lời nói xuất hiện nên năng lượng tư tưởng tác động lên những người xung quanh do đó họ bị khích động mà tham dự phát biểu ý kiến dù nhiều khi chẳng ai hỏi tới. Người biết nghe lời người khác nói là người biết tự kiểm soát thân hành, khẩu hành và ý hành. Đây là mẫu người điềm đạm, có ý tứ, có nội lực, không bị ngoại cảnh chi phối và họ là bậc thầy trong xã hội, hãy nên thân với họ.
Trong vị trí hiện giờ của mình là một người tu đạo, thì cần phải thắt chặt khẩu hành vào thiện pháp. Luôn giữ gìn và tự phản tỉnh để cùng với thân hành và ý hành được kiểm soát không còn phạm những nghiệp ác nữa.
Là một Tu sinh không nói dối thì phải thành thật chính bản thân, phòng hộ năm căn được tới đâu biết ngay tới đó. Giới ăn, giới ngủ, độc cư phải đứng hàng đầu. Ngày nào giữ trọn vẹn biết ngày ấy giữ trọn vẹn, ngày nào không trọn vẹn biết rõ không trọn vẹn, để ngày sau cố gắng không vi phạm.
Tu nhất tâm và an trú tâm trong khi hành coi thở được bao lâu, thì biết rõ ràng như thế. Nhờ vậy khi trình pháp, Thầy sẽ hướng dẫn bước kế tới đúng trình độ bằng không sẽ tự làm khổ mình, làm mất thì giờ của Thầy và vi phạm giới nói không thành thật.
Tôi tự quán xét bản thân sau mỗi ngày tu, để giới nói thành thật này được nghiêm trì. Chỉ một giới này được trọn vẹn thì các giới khác cũng được giữ gìn. Tôi tự biết mình còn thiếu sót nhiều mặt nhưng mỗi ngày không ngừng tự phản tỉnh chính bản thân mong cho tới ngày đạt được, không vi phạm giới nào.
HẾT BĂNG