00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 026C - ĐỊNH VÔ LẬU - VẤN ĐẠO ÁP DỤNG XẢ TÂM - NHIẾP TÂM - NHÂN QUẢ - CẬN TỬ NGHIỆP - THÁNH CƯ SĨ - VÔ MINH LẬU

CK 026C - ĐỊNH VÔ LẬU - VẤN ĐẠO ÁP DỤNG XẢ TÂM - NHIẾP TÂM - NHÂN QUẢ - CẬN TỬ NGHIỆP - THÁNH CƯ SĨ - VÔ MINH LẬU

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 11/2005

Thời lượng: [54:52]

1. TRIỂN KHAI TRI KIẾN GIẢI THOÁT

(00:00) Trưởng lão: Cái ái kiết sử, đó là đạo đức của con người đó mấy con. Cho nên người nào nói mà về đối với cha mẹ này kia Thầy khuyên đi liền. Bởi vì ở đây, Thầy nói bây giờ đây, Kim Quang có mặt ở đây nè, mà nói đến tình mẫu tử là Thầy khuyên đi về liền đó con. Mình tu ngay chỗ đó là đạo đức của mình đó chứ không có chỗ nào khác đâu, giải thoát là ở chỗ đó chứ không phải ở chỗ nào hết. Mà chính những bài viết của Chơn Quang là cái luận của nó đầy đủ lắm con, nó đủ tri kiến để chống lại ác pháp xung quanh nó khi mà nó về nó tiếp xúc với chuyện đời. Cái tri kiến giải thoát, nó sẽ giúp cho nó bình an.

(00:33) Thầy biết mà! Cái người nào viết bài vở mà thông suốt rồi Thầy biết, cái người đó sẽ chiến thắng được những ác pháp, đem lại cái sự bình an, bảo vệ được sự bình an. Họ hoàn toàn họ vô lậu đó. Đạo Phật là như vậy chứ nó không phải đạo Phật là ngồi gốc cây mà ngồi thiền nói là tôi nhập định. Mấy người có thấy mấy người lên núi mà nhập định họ làm được cái gì, phải không? Ông Phật, cái Tăng đoàn của ông có bao giờ ông trèo lên núi ông ngồi hết ở trên đó đâu, ông luôn luôn đi khất thực sống. Trời đất ơi, ông tiếp xúc mọi mặt ở trong thế gian này, ông đâu có lìa đời mấy con, có phải không? Nhưng mà toàn bộ đệ tử của đức Phật chứng quả A La Hán chứ đâu phải là những người lơ mơ. Con thấy ví dụ ông Mục Kiền Liên, ông Xá Lợi Phất, ông La Hầu La, ông Phú Lâu Na, toàn bộ là những người chứng quả A La Hán nhưng mà người ta có lìa đời không? Người ta có bỏ đời, người ta ngồi trên núi, mấy con có nghe nói mấy ông đó ngồi bảy tám ngày chưa? Phải không mấy con? Người ta ngồi dễ dàng lắm nhưng mà người ta đâu có cần ngồi. Người ta chỉ cần cái bất động tâm người ta thôi.

(01:32) Đó thì như vậy mấy con thấy cái vấn đề tu hành của đạo Phật, không có khó chứng quả A La Hán đâu. Bây giờ Thầy nhắc lại cho mấy con nghe ông Phú Lâu Na. Khi mà đức Phật trắc nghiệm ông Phú Lâu Na, thì ông nói mọi cái gì người ta hại ông thế cuối cùng ông nói người ta vẫn còn thương ông. Thì ông sao mấy con, các con có đọc Sóng Gió Chơn Như không? thì con sẽ thấy ông Phú Lâu Na. Đức Phật trắc nghiệm ông như vậy là chứng quả A La Hán ở chỗ cái lòng mà ông biết rằng ông ở trong cái thiện pháp, không bao giờ ở ác pháp; ở trong cái lòng thương yêu của ông chứ không có ngoài cái lòng thương yêu của ông. Thì như vậy con thấy ở trên Tứ Niệm Xứ, ở trên Tứ Vô Lượng Tâm thì nó là một cái pháp độc nhất. Tâm Từ là một cái pháp độc nhất, mà Tâm Bi là một cái pháp độc nhất. Ôm cái lòng từ, cái lòng thương yêu của chúng ta là chúng ta đã giải thoát vô lậu rồi chứ, cần gì phải tu cái thứ gì nữa đâu.

(02:25) Các con có tám cái pháp độc nhất để mà chúng ta thực hiện được giải thoát chứ gì, thì tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ, tâm Xả. Đó là một cái tâm để mà chúng ta thực hiện được cái Định Vô Lậu của chúng ta chứ cái gì nữa. Cho nên vì vậy mà ông Phú Lâu Na ông thực hiện được cái tâm từ của ông thôi. Cho nên người ta chửi ông, ông nói cũng vẫn còn thương. Người ta đánh ông, ông cũng nói còn thương. Người ta cầm dao giết ông, ông cũng nói còn thương. Thì thôi ông đi đi chứ tôi còn nói gì được nữa đâu. Ông Phật, ông còn nói gì được nữa. Ông giải thoát như vậy rồi có ông trời bây giờ nói tôi đòi hỏi thần thông chi ông nữa.

(02:57) Các con thấy cái điều đó là xác định được con đường của đạo Phật thực tế chứ đâu phải là không thực tế đâu, nó cụ thể. Còn bây giờ nói ông phải bay lên trời, ông ngồi xếp bằng ông bay lên tôi coi thử coi thì như vậy ông mới chứng quả A La Hán. Ông Phật có trắc nghiệm người đệ tử của mình cái cỡ đó không mấy con? Có thấy bao giờ không? Không, đâu có đâu. Vậy tại sao chúng ta cứ nghĩ cái chuyện Tam Minh, thần thông không à. Tôi tu tôi phải có thần thông tôi mới chứng quả A La Hán. Cái đó là cái hiểu sai, tôi tu tôi phải ngồi thiền nhập định bảy, tám ngày. Sao ông Phật không bảo ông Phú Lâu Na: "Thôi bây giờ ông muốn đi chỗ đó thì ông ngồi một tuần lễ, ông ngồi ông nhập định tôi coi, được tôi mới cho ông đi."

Có bao giờ ông Phật bảo như vậy không? Có bao giờ ông bảo cái điều này không? Mấy con thấy có không? Đâu có, ông trắc nghiệm qua cái đạo đức, có phải không? Qua cái lòng thương yêu của ông này, ông biết cái người này là như vậy là người ta chứng quả rồi, giải thoát rồi. Đó các con thấy khó không, mà hôm nay chúng ta đã học những cái này để mà chúng ta được giải thoát chứ có gì đâu. Cho nên bây giờ mấy con hỏi đi, có mấy người thắc mắc cái gì hỏi đi.

(04:03) Tu sinh: Con kính thưa Thầy! Bạch Thầy, hôm nay Thầy cho chúng con pháp là trong khi mình đi thân hành mà gặp cái trường hợp niệm khởi thì dùng cái Định Vô Lậu, quan sát nó và diệt nó đến tận gốc. Thế có những cái dùng Định Vô Lậu giải quyết được, nó thuộc về ái kiết sử, nó thuộc về tham, sân, si chẳng hạn, thuộc về thân, về thọ, về tâm. Thế nhưng lại có những vấn đề con thấy nó không thuộc về cái gì rồi lúc quán không biết cái nào để quán cả, nó nổi lên liên tục. Con ví dụ như là đang nhiếp tâm được thì tiếng dế kêu ù ù bên tai như khoan vào lỗ tai, tự nhiên nó nảy ra một ý nghĩ thoáng ở trong đầu là “Hôm nọ nghe người ta nói là đổ nước vào nó thì nó sẽ bò xuống hang.” Thế xong lại nghĩ đổ nước cũng không ăn thua, tốt nhất là dùng cái que chọc vào để nó không bò ra được nữa. Chẳng lẽ như thế nó đã dắt mình, nó dắt đi trong vòng độ một hai chục giây, nhận được ra, bắt đầu quay trở lại, dừng nó. Thế thì bạch Thầy, những lúc như thế thì con nghĩ lại không thể là đề tài tiếp tục quán được, thế thì lúc đó phải xử trí như thế nào?

(05:14) Trưởng lão: À! Con phải xử trí trong cái (Con có hỏi Thầy gì không con?). Bây giờ con xử trí như thế này. Bây giờ nó nằm ở trong cái đề tài đó con phải xét thấy như thế nào. Nói về mình thấy bây giờ nó khởi cái niệm “Giờ đi bắt con dế”. Bây giờ nghe con dế bắt đầu nó khởi cái niệm con dế phải không? Đây là các cái pháp rồi. Bởi vì trên Tứ Niệm Xứ nói trên thân quán thân, trên tâm quán tâm, trên thọ quán thọ, trên pháp quán pháp. Cái pháp nó hiện ra rồi, đây là cái pháp rồi, thì con tự hỏi: "Vậy thì mình đi làm cái chuyện này, bắt con dế này để làm gì đây?" Con đặt câu hỏi để trả lời được cái ý nghĩ của nó, bắt nó đem về đá phải không? Hay là bắt con dế này đem về làm thịt nè? Nó gợi ý khi mà con nghe con dế, hồi đó con có làm cái chuyện đó rồi. Cái hành động mà bắt con dế kiểu đó có làm hoặc có ai chỉ bày vẽ rồi, cho nên nó huân ở trong cái đầu con có cái hình ảnh đó rồi. Cho nên giờ nghe tiếng con dế bắt đầu nó nhớ, phải không?

(06:16) Bây giờ đặt thành cái vấn đề lại, con muốn để mà quán nó đó, con đặt câu hỏi lại. Cho nên Thầy nói bây giờ con muốn đưa cái đề tài nhân quả thì con hỏi “Nhân là gì? Quả là gì? ” để mình bắt đầu mình trả lời. Còn bây giờ nó đưa cái niệm đó, nó không thành được cái kiết sử hoặc là một cái đề tài nhân quả gì rõ ràng lắm nhưng mà nó có cái ý nhân quả của nó trong đó rõ rồi, chứ không phải không. Bây giờ đặt câu hỏi để cho nó thành cái vấn đề để mình trả lời, mà mình trả lời là nó lòi ra cái nhân quả của nó chứ gì. Con thấy cái mục đích của nó là bắt con dế làm cái gì đây? Mà giờ nó nghe tiếng con dế là nó nghĩ: "Bây giờ lấy cây chọt nó ra hoặc là chế nước nó ra." Mình hỏi mình làm cái chuyện này để làm cái gì. Mày bắt con dế để làm cái gì, phải không? Thì bắt đầu bây giờ nó trả lời á, thì chừng đó con mới thấy rõ ràng nó ngầm ở đó, coi như nó ẩn ở đó, nó ẩn ở trong đó cho nên mình không thấy được cái mục đích của cái hành động đó, nó làm động tâm chứ.

(07:15) Tu sinh: Con hiểu rồi, như vậy là có cách khai thác được vấn đề như thế để tìm hiểu nó để giải tỏa. Nhưng lại có những chuyện ví dụ như là tự nhiên nó khởi lên trong đầu mình một hình ảnh của một con người nào đó, đối với mình không hề có riêng tham gì cả, về chuyện tình cảm hoặc thù hận ghét bỏ gì nhau cả. Nhưng tự nhiên thấy hình ảnh của họ ở trong đầu, rồi thấy luôn cả công việc nghề nghiệp của họ nữa. Tức là những việc rất gần gũi như thế, thì con nghĩ trường hợp như thế rất khó đoán được nên chỉ tác ý đuổi thôi.

(07:46) Trưởng lão: Không phải đâu con, bao giờ nó cũng có vô lậu trong đó. Bây giờ một cái hình ảnh nó hiện ra mà từ lâu tới giờ con chưa có quen biết cái người đó, phải không? Con chưa quen biết người đó, khi mà nó hiện ra đó là sắc tưởng. Con biết sắc tưởng thì con tác ý ra: “Đây là sắc tưởng”. Đúng nó rồi, đâu còn gì phải quán nữa đâu con, nó là sắc tưởng đuổi nó đi. Còn bây giờ mà con biết người này chưa từng quen biết mà sao con lại biết nghề nghiệp người này thì tức là nó cũng bị tưởng mất đi. Cái tưởng của con thôi, chứ không thể nào. Còn bây giờ con lại không quen biết người này nhưng biết nghề nghiệp người này nữa thì tức là nó đã có cái sự quen biết mà mình lại không nhớ. Bây giờ mình hỏi: "Mày nhớ cái người nào đây? Bây giờ mày lục trong cái đầu mày coi đó là người nào? Mày có gặp nó đâu? Mày phải biết nó có nghề nghiệp chứ. Chứ không lý cái người này mày chưa từng biết nó sao nó hiện ra mày biết nghề nghiệp nó được, phải không?" Con đặt thành câu hỏi tới câu cuối cùng "À, thằng này hồi đó nó đi lính với mình đây. Mình quên nó rồi. Nó hiện ra bây giờ nó nhớ nè. Đây là ái kiết sử, phải không?" Con đặt nó thành cái vấn đề đây là ái kiết sử. Cuối cùng con dùng ái kiết sử mà con quét, nó lòi ra mặt nó hết à. Bởi vì không có cái niệm nào lại là cái niệm vô lý hết, nó có cái niệm hết. Nó có cái nguyên nhân nó thế nào cũng có trong cái đời sống của mình. Còn hoàn toàn nó không có thì là tưởng thôi không có gì hết.

Tu sinh: Bạch Thầy, nếu không có gì là tưởng làm hả Thầy?

(09:13) Trưởng lão: Nếu nó không có thì nó tưởng con. Bao giờ mình có gặp ông Tiên, mà bây giờ nó hiện ra ông Tiên. Bây giờ mình có gặp Bồ Đề Đạt Ma bao giờ mà bây giờ nó hiện hình Bồ Đề Đạt Ma. Thì cái này là tưởng rồi, nó không có thật đâu, phải không? Mấy con hiểu cái tưởng nó bao giờ cũng có cái sắc tưởng, nó có thinh tưởng trong đó. Mà khi cái mà mình nhận xét đây là tưởng thì tác ý ngay liền: “Mày là tưởng, đi, tao không chấp nhận mày đâu. Ở đây là chỗ ý thức chứ không phải chỗ tưởng.” Do đó đúng cái bệnh nó rồi thì tác ý cái nó hết liền à.

Còn bây giờ mà nó thuộc về cái ý thức của mình, nó thuộc về cái quá khứ. Những hình ảnh quá khứ của mình thuộc về ái kiết sử hoặc thuộc về nhân quả trong cái đời sống của mình mà. Bây giờ nó nhớ lại thì nó phải ở trên cái ý thức mà quán nó, tư duy gọi là Định Vô Lậu, con hiểu chưa? Cho nên cái gì mà nó khó khăn, con cứ đặt câu hỏi ngay liền rồi truy ra. Cái nào tìm ra, bởi vì mình phải có cái sự hiểu biết, tìm ra tận nguồn gốc của nó mới xả được nó, chứ còn lờ mờ mấy con xả không hết nó đâu, mà xả cũng không đúng nữa. Bởi vì nơi đây cái phương pháp của người ta để làm cho cái tâm mình xả cho sạch để đem lại sự bình an, thanh tịnh của nó mà. Nếu mà con không biết áp dụng, không biết sử dụng thì trời đất ơi! Cái niệm tôi chẳng biết gốc gác ở đâu đây, tôi đuổi không được. Không có cái niệm nào là không gốc gác, đều là có gốc gác hết. Bởi vì nhân quả mà, nó có nhân có quả chứ nó khi không mà không có nhân quả thì sao nó có nó được.

Tu sinh: Bạch Thầy, Thầy hướng dẫn cho các con làm cái Định Vô Lậu này thì chúng con trở thành người chiến sĩ công an hết rồi, bạch Thầy!

Trưởng lão: Đúng rồi! Mấy con điều tra nó hết chứ ở. Đúng rồi! Mấy con trở thành công an, công an điều tra.

Tu sinh: Bạch Thầy, mình làm bài thân hành, có thể mình nói thân hành từ nhỏ đến lớn được không Thầy?

(10:59) Trưởng lão: Được chứ con, bởi vì chính cái đó mình mới thông suốt được cái chỗ ác thiện của mình con. Để nó từ đó mình học cái bài học để áp dụng vào đời sống của mình tức là mình nói mình là hay nhất. Cho nên mấy con mà viết cái bài Thầy nói, có nhiều người viết bài họ nói về cái đời sống của họ thì chính mấy người này mới áp dụng đời sống họ thực tế về nhân quả. Cái đó hay lắm nha con. Sự kiện nó xảy ra mà nhiều sự kiện nhân quả của đời sống của mình lắm, mà chính mình áp dụng vào đời sống mình hơn là mình nói chuyện ở bên ngoài con. Mình áp dụng nó thực tế lắm con. Thành ra do đó nó thấm nhuần nó biết được cái nhân quả của nó, nó không làm cái điều ác. Tiến bộ lắm hả con, mình không nói chuyện ai hết, tôi nói chuyện tôi.

Như thầy Chơn Thành, thầy nói chuyện của thầy thôi nhưng mà chính ngầm ở trong đó thầy cố gắng thầy hàng phục cái tâm đó đó con. Nó đâu có xấu hổ gì đâu con, cái chuyện đó là chuyện thật mà đâu có gì đâu. Là con người mình chưa biết tình cảm của mình, mối tình đầu của mình làm sao mình quên. Bây giờ mình quên được thì mình phải rèn luyện lắm mình mới quên chớ, còn lơ mơ đâu quên. Đó là cái thật. Mình nói mình là cái thật lắm, mà nó áp dụng vào đời sống mình thực tế, nó giải thoát là nơi đó.

(12:08) Cho nên cái Định Vô Lậu mà Thầy nói thân hành, khẩu hành, ý hành là mình triển khai cho mình không thì coi chừng mình được giải thoát đó. Nó thoát khổ, tức là Định Vô Lậu mà, mình cứ vô lậu của người ta mà mình không vô lậu nữa làm sao cho nó hết. Các con nói chuyện của người ta không, người ta vô lậu. Còn mình thì không dám nói ra thì nó đâu có vô lậu của mình. Còn mình nói ra nó mới vô lậu của mình. Con hiểu chỗ đó chưa? Bởi vì áp dụng những cái này nó thực tế vào đời sống của mấy con.

Cho nên ở bên nữ có một cô, cô viết ngắn gọn lắm mà cô thuật lại cái đời sống của cô. Cô thấy cái đó là ác, cái đó đem đến khổ đau mà chính cô đang chịu khổ đau đó. Và trải qua cái thời gian đó bây giờ nó thuộc về quá khứ, nhưng nhớ lại cô còn thấy đó là những cái điều không đúng. Như vậy nó nhắc nhở mình để mình làm đúng chứ gì, mà cô nói chuyện của cô thôi. Mà bài ngắn gọn, hay, đầy đủ ý nghĩa, áp dụng được đời sống. Đủ rồi, như vậy là giải thoát cho cô, cô vô lậu ở chỗ vì cô đã hiểu được cái đời sống từ quá khứ cho đến hiện tại và tương lai cô sẽ không làm những cái điều đó nữa. Nó ngăn chặn được đó con. Cho nên học cái bài này nói Định Vô Lậu mà, nó đã vô lậu cho mấy con mà, mà mấy con áp dụng ở đâu ở ngoài đường không thì không vô lậu ở đây, có đúng không? Mấy con viết bài mấy con áp dụng đúng, mấy con sẽ thấy.

Tu sinh: Con thấy tụi con áp dụng hết ra ngoài, áp dụng sát vào thực tế mình thì càng tốt.

(13:29) Trưởng lão: Thầy thấy con nhắc cái chuyện con đi ở trên Lào đó phải không? Con vô xứ Lào người ta mất tiền người ta đem trả đó có không? Đó là những cái thực tế của đời sống mình, mà mình chứng kiến được mình thấy cao đẹp thiệt chứ. Người giàu họ không tham lam của cải vậy mà họ dám mang họ đem trả. Trời ơi, Việt Nam mình để luôn ở nhà khỏi nói, có phải không? Việt Nam mình thì kể như là lấy luôn đó. Người Lào họ mang cái bao bố tiền họ đem trả mình. Thì như vậy là nó cũng là cái gương hạnh nhân quả mấy con. Con viết vậy là quá thực tế rồi. Áp dụng cho mình, giờ học được cái hành tốt đạo đức, phải không? Nó thực tế rồi, nó là đời sống của con tức là nó làm cho con vô lậu đó con.

(14:16) Cho nên không có gì mà viết về Định Vô Lậu mà cái đường đi nhân quả của con người của mình, bằng cái mình nói ra cái đời sống của mình. Nó sẽ làm vô lậu của mình nhiều lắm mấy con. Đã nói tu vô lậu mà. Mình nói chuyện đâu ngoài đường, xe đụng đồ không à, không phải, thì ở đây vô lậu ít. Nó răn mình thôi chứ còn sự thật mình nói mình, nó sẽ vô lậu rất là sâu mấy con. Mấy con nhớ đi, mấy con ghi lại đi mấy con thấy. Mình thành thật với mình để cho mình xả cái tâm của mình chứ không có gì hết.

Cũng như bây giờ có cái niệm mấy con đem ra mổ xẻ, cái niệm đó nó nói gì với mình đây, thì cái này nó thực tế nó vô lậu chớ, các con hiểu không? Còn bây giờ mình ngồi lại mình nhớ những chuyện đã qua của mình, mình nhắc lại quá thực tế, quá là hay. Đó là vô lậu mấy con, cho nên mấy con ráng mà tu tập. Thầy triển khai cái Định Vô Lậu này mà thông suốt hết những các pháp mà mấy con tu rồi mấy con sẽ thấy sự giải thoát. Quả A La Hán ở chỗ này, bờ bên kia nó ở đây nè chứ nó không có trở qua bờ bên đây nữa đâu. Sự giải thoát của mấy con ở đây nè, đem lại cái sự hạnh phúc mấy con thật sự và mấy con sẽ sống đúng đạo đức không làm khổ mình khổ người, nó là cái chỗ này.

2. CÁCH NHIẾP TÂM AN TRÚ KHÔNG BỊ TƯỞNG

(15:27) Tu sinh: Kính bạch Thầy, trong khi đi 20 bước thì cái biết của con tức là vẫn hướng từng bước đi một, mỗi một bước đi thì đều nhận biết đều tỉnh nhưng trong đó nó lại láng ở trong đầu một hình ảnh một ý nghĩ nào đó, nhưng mà chỉ láng 1, 2 giây rồi nó lại bị diệt ngay, thì lúc ấy có được tính là nhiếp tâm không ạ ?

Trưởng lão: Được chứ, nhiếp tâm chứ con, mình tính đó là nhiếp tâm nhưng mà an trú chưa được. Thành ra mình vừa nhiếp tâm được cái khoảng thời gian đó thì mình cố gắng để cho mình xả. Bởi vì nó láng như vậy con chưa có hiện hình được cái hình ảnh đó thì con tác ý: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi đi kinh hành". Nhắc an tịnh, bắt nó, buộc nó phải an ổn, đừng có nhá nữa, con tác ý. Bởi vì nó chưa thành niệm cho nên mình chưa thành Định Vô Lậu được. Còn nó thành niệm thì tức là mình đưa cái đề tài đó ra thành cái Định Vô Lậu quét nó ra, còn nó chưa thành niệm thì tác ý quét ra.

(16:26) Cho nên khi mà nó chưa thành hình nó thì con ở trong đó con tu phút thứ nhất hoàn toàn không có, tới phút thứ hai nó bị nhá vô rồi thì con dùng pháp tác ý rồi con tiếp tục con tu nữa, dùng pháp tác ý. Chừng nào nó hoàn toàn nó không có niệm, nó không có xẹt có nhá nữa thì con đã đạt được hai phút. Mà còn thì còn tu tập, đứng đó tu tập. Siêng năng tu tập, hằng ngày tu tập, quét cho sạch ba cái niệm nhá này để cho nó hoàn toàn được an trú trong thời gian nhất định là làm chủ. Không tập trung, không ức chế, đó như vậy là mấy con mới bình an; còn tập trung ức chế là mấy con rơi trong tưởng hoặc mấy con bị nặng đầu, bị căng mặt. Mấy con tạo cho mình tu lại càng gặp cái nghiệp chướng, cái chướng ngại nữa thì nó là tu sai. Bởi vì đạo Phật nói: "Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy" - thấy cái sự bình an, cho nên thấy cái sự giải thoát, thấy cái sự thoải mái, thấy sự thanh thản an lạc vô sự. Mà nó có chướng ngại gì trên thân và tâm mấy con thì mấy con tu sai pháp, dừng lại liền tức khắc không được tu pháp đó nữa. Hỏi lại Thầy cách thức để rồi mình tiếp tục mình tu. Chứ còn nếu mà mình thiện xảo mình sửa không được thì cứ hỏi ngay lại Thầy để Thầy giúp đỡ. Bây giờ mấy con hiểu chưa? Rồi bắt đầu còn hỏi gì nữa không? Con hỏi gì?

3. THẤM NHUẦN ĐỊNH VÔ LẬU

(17:42) Tu sinh: Bạch Thầy, trong thời gian qua con chỉ tu tập trên Định Vô Lậu cho nên con mới có quán thân hành thứ nhất, rồi thân hành thứ hai, thứ ba thì con chưa có quán xét. Nhưng Thầy dạy là con phải chuyển qua khẩu hành thì như vậy là con có hai cái, con có nên quán xét khẩu hành hay không?

(18:09) Trưởng lão: Có chứ con, nếu mà mình còn thiếu sót thì vừa làm bài này mà vừa làm bài kia nữa. Cho nên làm nhiều nữa chứ sao, không có gì đâu. Bởi vì mình thấy thiếu sót là mình phải quán xét, mình tư duy để mình triển khai được cái vô lậu của mình. Con tiếp tục làm, càng tiếp tục làm bài bao nhiêu thì thấm nhuần cái Định Vô Lậu bấy nhiêu. Càng triển khai cái tri kiến giải thoát mình nhiều nữa, nó càng lợi ích chứ không có gì đâu con.

Tu sinh: Bây giờ cái thân hành thứ nhất, cái thân của con, con nghĩ là có những việc làm từ nhỏ con chưa quán xét hết, con muốn rằng câu chuyện con đem ra quán xét hết rồi đến thân hành thứ hai, thân hành thứ ba rồi mới đến khẩu hành.

(18:57) Trưởng lão: À đúng rồi, bây giờ mấy con quán vô lậu cho thân mình. Mà bây giờ nói về thân hành của mình mà nó chưa hết, còn bao nhiêu cái chuyện ác mà hồi nhỏ tôi chơi, tôi bắt dế tôi quay nó vậy cho nó mòng mòng rồi tôi thả cho hai con cắn lộn nhau. Tôi ngồi tôi coi rồi tôi vỗ tay nữa. Bây giờ cũng nhắc ra cho hết ba cái vô lậu này chứ. Con để đó nó ủ trong đó sao được, phải không?

Bây giờ cái hành động mà con quay con dế như thế này thì con cũng nói ra cho hết chứ, để nó vô lậu của mình chứ, tức là mình tu vô lậu mà con. Xét hết những cái hành động ác của mình từ nào tới giờ, mình quán xét hết để cho nó trở thành vô lậu của mình, Định Vô Lậu mà. Thì bây giờ mình phải định cho mình chứ không lẽ mình định cho người khác sao? Mà giờ nó chưa hết thì tức là con còn giấu, còn giấu tức là con lậu hoặc ở trong đó, biết chưa? Hiểu chưa?

(19:46) Cho nên vì vậy mà bây giờ phải làm cho hết, làm cho nó vô lậu toàn bộ không có được để nha. Cho nên vì vậy mà phải quán trở lại. Bây giờ thí dụ như Thầy nói bây giờ con đi đến nhân quả của con người rồi chứ gì, nhưng mà mình còn nhớ được một điều gì của nhân quả thảo mộc mà mình chưa nói ra, mình vẫn trở về cái bài thảo mộc vẫn quán lại được. Chứ chưa nói gì, nội tới cái nhân quả con người nó nhiều lắm mấy con, các con chưa nói hết. Rồi cái mắt thấy tai nghe những sự kiện xung quanh con. Những cái nhân quả của gia đình, cha mẹ, anh em, chị em mình thôi nó bao nhiêu thứ. Lột ra hết đi để cho nó vô lậu cho sạch, để nó làm cho nó triển khai cái tri kiến của mình từ trong ra ngoài. Từ cá nhân cho đến mọi người xung quanh mình đều nói hết những cái vô lậu này, tức là làm cho nó toàn bộ nó vô lậu với một cái sự hiểu biết. Trong cái chuyện mà mình đã từng mắt thấy tai nghe mọi chuyện, nó có những cái gì mình chưa thấy nó vô lậu tức là mình còn che giấu trong đó thì làm sao gọi là vô lậu.

(20:47) Vô lậu là nó phải sạch, phải hiểu biết bằng cái tri kiến chứ. Cho nên con viết bài sao mà Thầy thấy cả tập giấy là Thầy mừng chứ, còn con viết cái kiểu mà trời ơi ngoài cửa ngoài đâu, chưa có mừng lắm. Con viết hết những cái điều kiện lậu hoặc của bản thân con, rồi con viết những cái lậu hoặc của những người thân của con, cha mẹ, anh em, chị em. Nói hết những cái này nó làm cho con từ cái chỗ chứng kiến nó huân vào đầu óc của con thành những cái niệm lậu hoặc đó. Bây giờ con mới từ đó mà con mới học cái pháp Định Vô Lậu con quán xét tất cả thành vô lậu của con.

(21:23) Cho nên con quán xét rồi, nó vô lậu rồi, bây giờ nó có hiện cái ái kiết sử ra thì nó cũng vô lậu luôn à. Bây giờ con thấm nhuần rồi nó đâu làm sao. Thầy nói thật sự thấm nhuần rồi, dưới cái tâm định tĩnh rồi nó không có vô nữa, nó thanh thản, an lạc, vô sự. Còn mình còn một chút nào đó nó chờ ít bữa nó phóng ra. À cái này hôm đó tôi quét chưa vô lậu chưa tới này, cho nên giờ nó nhảy ra đây, có phải không? Tại vì mình quán chưa hết nó còn nhảy ra, chứ mình quán hết rồi nó làm sao nó nhảy ra.

Cũng như bây giờ cái đời sống của mấy con, mấy con đi lính mấy con cầm súng bắn người ta chết, mấy con cũng nói ra đi, nó là lậu hoặc đó, nó là ác pháp đó. Rồi ở trong đó mình mới thấy được những cái điều mà tiếp xúc trong cái nghề nghiệp của mình nó đủ thứ trong đó. Thí dụ mấy con làm cái nghề nghiệp gì mà nó có những cái lậu hoặc, nó làm những cái điều gì ác ở trong đó, bây giờ mấy con viết ra mấy con nhắc. Thiện có ác có, mấy con phân tích ra những sự kiện xảy ra trong đời sống, để nó làm trong quá khứ của mấy con nó huân vô thành cái nghiệp của mấy con đó. Hóa giải được cái lậu hoặc của nó. Cái mục đích của chúng ta tu tập để áp dụng vào cái đời sống vô lậu. Mình mới đầu mình nói chuyện bên đây bên kia để mình hiểu biết về cái nhân quả thôi, nhưng mà lần lượt rồi mình áp dụng vào cái đời sống mình hết. Lột tẩy hết ba cái vô lậu cho nó thật sạch thì cuối cùng mấy con mới giải thoát chớ. Mình hiểu mình chưa được mà mình hiểu người ta thì nó cạn lắm, phải không? Mấy con nh,ớ rồi bây giờ làm đi.

Tu sinh: Thưa thầy, có phải mình viết bài đời sống từ nhỏ tới lớn của mình hôm nay không?

(22:51) Trưởng lão: Ờ! Nó thuộc về nhân quả hết đó con. Mình viết cái đời sống thay vì mình viết nhật ký của mình chứ gì, nhưng mà nhật ký nhân quả ở đây.

Tu sinh: Con rặn ra hoài quên viết nhật ký.

Trưởng lão: Coi như là cái tập nhật ký mà nhật ký Định Vô Lậu, nhật ký nhân quả, chứ không phải là nhật ký tôi ghi rồi ngày nay có chuyện gì chuyện gì xảy ra tôi ghi để rồi tôi đọc chơi vậy chứ nó không thuộc về vô lậu. Ở đây nó có cái sự kết luận để cho nó xác định được cái lậu hoặc của mình. Cái mà mình làm khổ mình khổ người để cho mình thấy được những cái này cho nó rõ ràng để nó trở thành vô lậu. Nhật ký này hay lắm mấy con. Nhật ký này nó trở thành phương pháp để cho mình sống như Phật, như Tiên, nó không còn khổ nữa. Còn nhật ký kia để mỗi lần đọc sướt mướt khóc nức nở, trời tôi nhớ quá khứ cái chuyện này thật đau khổ vô cùng. Nhật ký đó là nhật ký đau khổ, còn nhật ký này là nhật ký giải thoát. Cho nên ghi những nhật ký này nó rất là tuyệt vời. Mỗi lần đọc lại mỗi lần thấy tâm mình nó giải thoát vô cùng bởi vì lý luận của mình nó sắc bén, nó vô lậu nó sắc bén. Nó phá đi những cái đau khổ của chúng ta, nó không làm cho chúng ta đau khổ nữa.

4. CHÙM NHÂN QUẢ GIA ĐÌNH - CẬN TỬ NGHIỆP

(24:16) Tu sinh: Bạch Thầy! Con có ý nghĩ này là có cái niệm xấu, cái lậu hoặc đó là do mình Như Lý Tác Ý, còn nếu mình vô lậu mình quán. Nếu trường hợp mà cái niệm nó Như Lý Tác Ý thì sao Thầy?

Trưởng lão: Cái Như Lý Tác Ý là cái pháp rồi con. Nó là Trạch Pháp Giác Chi.

Tu sinh: (24:40) nghe không rõ …​

Trưởng lão: Nó là Trạch Pháp Giác Chi rồi. Rồi con hỏi lại.

Tu sinh: Thưa Thầy, con muốn hỏi …​(24:48) nghe không rõ

(25:17) Trưởng lão: Về cái nhân quả của cái chùm nhân quả cái gia đình của mình là cái nhân quả của quá khứ, chứ không phải là hiện tại. Còn cái nhân quả hiện tại, con làm một điều ác nó sẽ sanh ra những cái người mà làm ác, mà thọ chịu lãnh những cái quả khổ của nó trong cái hành động ác của con, là cái nhân quả đó. Cái nhân quả để mà tái sanh để thành một cái duyên mà nhân quả sau này đó là cái chùm nhân quả của mình, chùm nhân quả. Sau khi con bỏ thân thì những cái từ trường còn lại cuối cùng để tái sanh cho con thì cái từ trường đó hoàn toàn là nó sẽ thành ra cái môi trường sống xung quanh. Đó là những cái người mà con sẽ quen biết như cha mẹ, anh em, chị em ruột thịt. Đó là cái môi trường của nhân quả thuộc về nhân quả khi mà con bỏ thân này nó thành cái nền tảng nhân quả cho con kiếp sau. Còn cái nhân quả mà hằng ngày của con đó, cái nhân quả đó là để trả vay vay trả những cái quả.

Ví dụ như con ăn thịt gà, cái hành động mà con giết gà, con nấu cháo rồi con làm cái này kia rồi con ăn uống. Những cái hành động ác đó, nó thành từ trường nó đi sanh làm con gà, nó luôn luôn có những cái quả. Cũng như một trái mít, một cây mít nó ra nhiều trái, trái mít đó có nhiều hột nó đang lên, trong khi con đang sống nhưng mà nó có những cái quả của con rồi, những cái quả đó là trả nhân quả thiện ác của con thôi, con hiểu không? Còn cái nhân quả cuối cùng mà gọi là cận tử nghiệp đó, con hiểu cái cận tử nghiệp chưa, cận tử nghiệp đó là cái môi trường nhân quả cho con để con tiếp tục trong những cái hành động của con, thiện ác nó huân lại nó thành ra những cái người kế tiếp nó ở trong cái môi trường những người thân quyến thuộc của mình để trả vay.

(26:53) Chẳng hạn mình muốn cái gì đó họ cản trở làm cho mình buồn tức, đó là nói cái nhân quả trả vay. Còn mình muốn gì đó họ giúp đỡ họ an ủi, họ sách tấn mình đó họ làm cho mình thích thú nữa đó, đó là cái nhân quả thuận. Thuận duyên với nghịch duyên. Người đó cứ thương mình mà mình cứ phá hoài người đó. Ví dụ như đứa con đó nó phá của cải lắm mà cha mẹ cứ thương đứa đó, có bao nhiêu cứ dồn vô đứa đó, tức là nợ nó. Đó là cái chùm nhân quả, nền tảng nợ vay của nó, nó hiện qua một cái cận tử nghiệp. Còn cái kia là cái nhân quả của từng cái phút giây chúng ta tạo những cái ác mà nó thành cái nhân quả, nó sẽ trả vay những hành động ác, thiện của chúng ta mà thôi, các con hiểu không?

Cho nên mấy con thấy tuy rằng một cái cây xoài nó ra nhiều quả nhưng mà có những cái quả con thấy nó lên nó ra cái trái của nó, cái đặc tính của nó nó gần như trái mẹ của nó. Nhưng mà có trái xoài nó lại lên cái cây nó lại lai đi nó chua hơn, đó thấy không? Do cái ác hay cái thiện của nó tức là những cái điều kiện đó suốt trong những quá trình con người sống thì đều có những cái nhân cái quả của nó. Nó không phải là một cái hạt cái nhân không mà nó nhiều cái nhân ở trong đó và cuối cùng cái cận tử nghiệp đó, là cái người đó. Cũng là nhân quả chứ không phải là cái người đó có linh hồn đi tái sanh đâu mà cũng là nhân quả, nhưng mà nhân quả cận tử nghiệp. Cái người đó sắp chết rồi, từ trường, bởi vì con thấy cái cuối cùng của cuộc sống của chúng ta nó cũng còn cái hành động thân, miệng, ý của họ, con hiểu không? Cái hành động thân, miệng, ý của họ. Bây giờ con còn trẻ, con làm những điều ác thì nó có những nhân quả nó tiếp tục nó sanh rồi, nó thọ lấy những cái khổ rồi. Nhưng mà khi gần chết con rên la, con lăn lộn, cái mà rên la lăn lộn đó nó sẽ tương ưng với ai đó. Cái từ trường mà rên la lăn lộn đó là cái cận tử nghiệp của con. Khi mà con tắt thở thì nó tương ưng với cái chùm nhân quả của nó rồi. Nó sanh lên cái chỗ đó là nó thành ra coi như là những người thân cha mẹ của mình, anh em ruột thịt của mình, dòng họ của mình, một chùm đó để mình sống gần thôi. Nó có cái nghịch cái thuận để mà nó trả vay với nhau chứ không có cái gì thân hết.

(29:00) Cho nên mình đứng ở trên góc độ đó mình biết cái cận tử nghiệp và cái nghiệp chưa phải cận tử, bởi vì nghiệp đi tái sanh mà. Cái nghiệp là cái thói quen, cái ác pháp, cái hành động của mình nó tiếp tục nó tái sanh. Bây giờ mình làm ra thì nó tiếp tục nó tái sanh chứ nó không có đi đâu hết, nó tương ưng là nó tái sanh. Còn cận tử nghiệp là khi mình bỏ cái thân này, không còn cái thân này nữa tức là mình chấm dứt cái thân này, không còn làm điều thiện điều ác nữa bởi vì nó hoại diệt rồi. Thì nó chấm dứt nó hết cái hành động thiện ác của cái thân này rồi thì đó gọi là cận tử nghiệp. Cận tử nghiệp đó, trước khi mà con nhắm mắt con chết thì nó có cái hành động thiện ác của nó chứ không phải là không. Bởi vì con đường nhân quả mà con thấy, từ khi tôi sanh ra cho đến khi mà tôi chết, tôi luôn luôn làm những hành động thiện ác chứ không có cái gì khác, cho tới giờ chết tôi cũng còn cái thiện ác đó. Cho nên đâu phải những trái mít cuối cùng đó nó mới lên cái hột của con, mà những trái mít đầu tiên của cây mít đâu có nghĩa là nó chờ cho tới cuối cùng con chết nó mới sanh đâu. Nhưng mà những trái mít đó hiện giờ nó sanh để nó trả cái quả khổ đau mà do chính con làm. Còn giờ cận tử nghiệp là cái thân hiện tại của con nó sẽ hết. Nó cuối cùng nó không làm cái nhân quả nữa bởi vì nó chết rồi nó không làm nữa, mà nó không làm nữa thì cái nhân quả mà trước khi chết, nó cái đó nó bắt đầu tiếp tục nó sanh. Đó là bây giờ cái môi trường đó thành cái môi trường thân nhân của chính cái cận tử nghiệp đó.

(30:19) Còn cái kia là những cái người thân của nó, nó cũng tái sanh nó làm con người đi nhưng mà nó trả cái quả đó là nó cũng tương ưng với người khác, nó cũng giống nhau như vậy. Nhưng mà khi mình bỏ thân này rồi, cận tử nghiệp đó nó trở thành nền tảng của những người thân cuối cùng của người đó. Nhưng mà từ cái chỗ đầu tiên cho đến cái chỗ cận tử nghiệp cuối cùng nó vẫn là nhân quả. Nhưng mà mỗi cái hành động thiện ác thì nó nằm ở trên cái từ trường, cái nền tảng nhân quả thiện ác, nó cũng có cha mẹ, dòng họ. Nó sanh ra con gà thì nó cũng có cha mẹ của con gà, rồi cái môi trường đó hoặc là con gà của nông dân thì nó thả đi rộng rãi. Nó đi chỗ này chỗ kia nó ăn. Còn con gà công nghiệp thì nó nhốt trong cái lồng như vầy thì nó không có rộng rãi. Do nó tương ưng cái môi trường nó sống trong công nghiệp cho nên nó nhốt trong cái lồng. Nó bỏ gạo thóc nước cho con gà ở trong đó nó luấn quấn nó ăn thôi. Cho nên con gà này nó khổ sở vì con gà bị nhốt tù, con hiểu không?

(31:20) Còn con gà cuối cùng nó sanh mà nếu con còn ăn thịt gà nó sanh, mà giờ phút cuối cùng con sắp sửa chết rồi: "Tao bây giờ tao thèm thịt lắm, tụi bây cho tao con gà tao ăn thì tao chết mới vui, chứ còn bây giờ không có con gà chắc tao chết tao thèm lắm". Rồi bắt đầu con cái nó cắt cổ con gà, nó đem làm thịt cho ông này ông ăn, rồi ông ngáp cái ông chết thì đó ông sẽ thành con gà mấy con, con hiểu không? Mà con gà này thì nó lại tương ưng với môi trường của nó là con gà của ông nông dân cho nên vì vậy mà trời ơi nó đi rộng rãi, nó ăn nó bươi cái này nó phá chỗ kia. Vì vậy cho nên nhân quả của nó là vì nó bươi phá nên mấy thằng con nó lấy cây nó phang, phải không? Còn con gà công nghiệp nó không bị phang, con hiểu không? Cái đó là môi trường của nó mà cho nên nó bị phang hoặc bị đuổi hoặc ba con chó nó dí nó cắn quá trời, con hiểu chỗ đó không? Tại vì cái môi trường của nhân quả đó nó như vậy, cái từ trường như vậy, cho nên cái nền tảng như vậy nó sống, con hiểu không? Còn con gà công nghiệp nó trả cái quả.

(32:16) Bây giờ hồi con còn sống con chưa có chết, chưa phải cận tử nghiệp mà cho nên về cái nhân quả đó nó sẽ tương ưng với cái sự ăn thịt của con để mà trả lại cái quả. Cái hành động ác của con nó sẽ thành con gà, người ta nhốt ở trong đó người ta nuôi người ta đem ra làm thịt thôi. Cho nên nó không được chạy mà chó cũng không có dí, người ta cũng không phang. Những cái nhân quả của nó, nó tương ưng nó phải đúng, nó đúng cái chỗ đó. Đó là cái vấn đề mà nhân quả của những người thân thuộc mình, là cái nền tảng của nhân quả mà trong cuộc sống của chúng ta nó trở thành cái nhân quả đó, nhất là cái cận tử nghiệp.

5. THÁNH CƯ SĨ - GIỚI CẤT GIỮ TIỀN BẠC

(32:52) Câu hỏi: "Trong giới luật của đức Phật, có cấm cất giữ tiền bạc vậy người cư sĩ thì không thể giữ cái giới này, không phạm giới này".

Trưởng lão: Đúng rồi! Người cư sĩ thì không phạm giới này đâu. Bởi vì cái người tu sĩ khi mà thọ Bát Quan Trai thì con vẫn giữ được tám giới, tức là chín giới Sa di. Còn giới không giữ tiền bạc con còn giữ được mà. Trong thọ Bát Quan Trai, cái giới mà sở hữu tiền bạc, con còn giữ được cho nên con không có bị phạm đâu. Mặc dù là con giữ giới của người tu sĩ rồi đó, nó chín giới của Sa di rồi đó, nó trở thành người tu sĩ. Nhưng mà con thọ giới Sa di thì con không có giữ tiền bạc, mà con cứ giữ tiền bạc là con sai. Cho nên cái giới giữ tiền bạc là sai.

Câu hỏi: "Vậy xin Thầy giải thích trong bốn hạng đệ tử của Phật, có Thánh cư sĩ nam nghĩa là sao? Ở đây dùng chữ Thánh là theo ý nghĩa gì? Cư sĩ nam nữ thọ những giới gì được xem là Thánh đệ tử Phật"?

(33:58) Trưởng lão: Cái người cư sĩ mà Thánh đệ tử của Phật, họ có quyền cất giữ tiền nhưng họ chi phí cái tiền của họ không phải vì cá nhân của họ nữa. Họ làm ra tiền, họ cất giữ tiền nhưng mà họ làm những cái điều tốt, đem đến cái sự an vui cho người khác chứ không phải vì làm có tiền. Ví dụ như bây giờ con làm có tiền, con không phải có tiền là đi ăn, đi nhậu đi nhẹt đi này kia, điều đó là sai. Cái người cư sĩ đó không phải là Thánh. Thánh gì mà còn đi bia ôm, con hiểu điều đó chưa? Thánh gì mà còn vô quán đồ nhậu, vậy thì đâu phải Thánh. Cho nên vì vậy mà cái giới luật nó thực hiện được cái Thánh.

Cho nên con có tiền con cất giữ tiền nhưng con không chi phí bậy, con không làm sai, con hiểu chỗ đó không? Cho nên cái tiền của con, bây giờ con mua quà con biếu cho mẹ con hoặc con sắm cái áo, vật dụng gì cho mẹ con đều là được hết, không có ai. Bây giờ mẹ con cần phải có một chiếc xe, con phải sắm cho mẹ con, con không nghĩ đến con đâu. Nhưng mà cái phương tiện để mà đi làm, để mà có chiếc xe con đi làm, con có quyền sắm, không ai rầy con hết. Đó là cái tốt mà đâu phải cái xấu, nhưng mà con có tiền mà con đi ăn, đi nhà hàng ăn uống này kia đủ cách để mà con phục vụ cho cái bản thân con để thỏa cái dục vọng của con, cái tâm ham muốn thì sai.

Người cư sĩ mà Thánh cư sĩ không có còn dục. Nhưng mà người ta làm có tiền được, người ta cất giữ tiền làm cái điều tốt thì cái người cư sĩ còn cất giữ tiền bạc được. Cho nên gọi là Thánh, thật sự ra người ta thì người ta sống như mọi người. Người ta làm có tiền chứ người ta đâu có ăn của ai, người ta có xin của ai đâu. Do mồ hôi nước mắt của người ta làm, không gian ở trong đó mà. Cho nên người ta có quyền người ta giữ tiền. Nhưng tiền người ta giữ không có nghĩa là người ta phục vụ cho cá nhân, người ta chạy theo dục lạc. Bởi vì cái tâm dục của người cư sĩ, người ta không, người Thánh người ta không còn dục. Cho nên đồng tiền người ta làm được, người ta chi phí cho đúng chỗ. An ủi những bất hạnh của xã hội, làm những điều tốt đối với mọi người chứ không phải gì. Cho nên tiền bạc họ được cất giữ, cho nên họ vẫn được gọi là Thánh.

(35:56) Mình thấy rất rõ mà. Đối với đạo Phật là không tham, sân, si, phải không? Mà cái người này làm ra tiền chứ đâu phải do tôi tham tiền tôi cố gắng tôi làm đâu. Tại vì tôi đứng trong vị trí tôi có thể làm được nên nó có tiền. Do cái tiền tôi chi phí đúng cách trong cái từ thiện xã hội, làm việc tốt. Cho nên những cái điều hôm nay mà gọi là trong bốn giới đệ tử của Phật gọi được là Thánh cư sĩ là phải Thánh giới luật. Nó có Thánh giới luật của người cư sĩ. Nhưng đâu phải là có cái giới mà cất giữ tiền mà không gọi ông ta (là) Thánh.

(36:27) Ông ta cất giữ tiền nhưng mà ông ta đâu phục vụ cá nhân ông ta đâu. Ông ta làm tốt ở trên cái mồ hôi nước mắt của ông ta, cho nên ông là Thánh cư sĩ, cho nên ông giải thoát, giải thoát hoàn toàn. Ông không bị nô lệ tiền bạc, nghĩa là ông làm tiền hàng tỷ nhưng mà ông không nô lệ tiền bạc. Lỡ bây giờ mà có người ta thụt két, người ta lấy tiền ông, ông thấy bình thường không gì chuyện đó ông buồn, đó là Thánh đó con. Thật sự ra cái người mất tiền mà không buồn là Thánh rồi còn đòi hỏi gì nữa. Cho nên được cất giữ tiền mà đừng buồn thôi. Mà đừng để tiền sai mình đó là Thánh, đó mới thật sự là Thánh thật sự. Còn nhiều khi chúng ta không tiền mà chúng ta muốn quá trời thì đó mới phàm phu, chưa hẳn là người không tiền. Tôi không cất giữ tiền mà mỗi lần tôi đi ra, tôi xin quá giang xe mà tôi đi, kẻ nói vậy người nói khác tôi bực mình quá chừng, phải có tiền thì sướng chút, để vậy khổ quá. Thì cái người không cất giữ tiền đó còn phàm phu chứ chưa phải Thánh.

Cho nên ví dụ bây giờ Thầy không tiền, Thầy ra bến xe Thầy xin cho Thầy quá giang xuống thành phố. Thì người lái xe nói: "Thầy (hoặc là) Sư hãy đến xe khác, xe của con đầy rồi, hết chỗ ngồi rồi". Lại chỗ khác người ta cũng nói: "Xe tôi người ta đăng ký hết rồi". Nếu mà bực mình nghĩ: "Có tiền chắc nó mời mình còn không kịp, bây giờ không tiền nó không cho mình ngồi", nó nói cũng có lý đó chớ. Nhưng mà mình bực mình là mình sai rồi mình đâu phải Thánh. Mình không cất giữ tiền mà, mình phải thực hiện cái đi xin mà, người này không cho thì người khác cho chứ gì. Nhưng mà các con nên nhớ đi. Thầy hồi đó đâu có tiền đâu mà Thầy đi xe từ Trảng Bàng đi ra Thường Chiếu, đi mấy chặng đường chứ đâu phải không. Lại xe này không cho lại xin xe khác. Mình là người tu sĩ có gì vội vàng đâu. Còn họ thiên hạ ùn ùn lên cái xe thứ nhất, để cái xe sau trống bóc lo gì đâu. Nhưng mà cái chủ xe người ta không cho là tại vì người ta làm ăn. Nhưng mà không ngờ là mình đến xin xe này không được, cái người Phật tử họ bỏ tiền ra họ mua vé xe cho mình đi, có gì đâu. Bao nhiêu người trước mắt họ thấy ông này đến xin xe này không được, tội nghiệp ông quá ông không có tiền thì có người họ bỏ tiền ra họ mua vé xe cho mình đi. Mình cũng đi được chứ có gì đâu. Mà cất giữ tiền làm chi khi mình là người xuất gia mấy con.

(38:48) Còn người cư sĩ mấy con mặc chiếc áo người cư sĩ, cái đầu tóc vậy ra xin. “Trời! Ông còn tay còn chân mà ông đi xin à!" Có phải không? "Mấy ông cụt tôi mới cho chứ! Mấy ông chưa cụt mà sao tôi cho!” Đó là những cái điều kiện cho nên vì vậy cái giới cất giữ tiền vẫn được gọi là Thánh cư sĩ, nhưng mình không bị nô lệ tiền bạc là Thánh, còn mình bị nô lệ tiền bạc (thì không phải là Thánh). Chính cái giới này mới nói lên được cái người cư sĩ, tôi cất giữ tiền chứ tôi chưa bị nô lệ tiền bạc. Tôi làm tôi cất giữ tiền, tôi làm điều tốt. Tôi biết ở chỗ đó nó cần thiết số tiền đó để làm điều lợi ích cho xã hội, tôi bỏ ra tôi không tiếc chút nào. Con thấy có người họ cất giữ tiền bạc họ làm rất đúng. Họ đọc được kinh sách Thầy, họ bỏ tiền ra họ mua một cái máy in rất là tuyệt vời nhưng điều kiện là họ ở xứ xa họ mua. Cho nên ở đây người ta mua cái máy quá tệ làm cho Thầy xài cũng khó xài. Bởi vì họ đọc sách Thầy những sách này cần phải phổ biến cho người ta đọc để người ta hiểu chứ. Cái tâm niệm của người ta, khi người ta cầm được đồng tiền bằng mồ hôi nước mắt người ta làm, người ta không hề tiếc, mà người ta nghĩ đến cái sự lợi ích cho mọi người mà. Cho nên người ta sẵn sàng làm cái điều đó. Nhưng mà khi về đây thì cái người buôn bán và cái người, người ta không thật lòng với cái người mà bỏ tiền ra mua. Cho nên người ta mua cái máy, người ta đưa cho mình cái máy cũ. Nó không có ổn, thành ra sử dụng nó quá cực khổ.

(40:15) Khi đó mà mình giữ tiền bạc mà biết làm những điều tốt như vậy đó là Thánh cư sĩ. Họ là Thánh. Có nhiều người một đồng họ cũng không dám cho nữa mấy con. Họ tiết kiệm đến độ mà chết đuối mà họ ngoi đầu lên họ còn nói: "Một quan tôi cứu ông chứ mà thiếu một quan tôi không cứu". "Thôi một quan tôi chết thôi, năm xu à". Sắp chết rồi mà còn trả giá. Thì như vậy là mấy người đó keo kiệt ghê gớm lắm. Mạng sống ông ta mà ông ta còn keo kiệt đến mức độ đó, ông thà chết chứ ông không mất quan tiền, thiệt uổng quá. Thì cái câu chuyện nó không có thật nhưng mà điều kiện mình thấy đúng là có người keo kiệt đến mức độ đó mấy con. Không dám xài đồng tiền. Thôi tôi không ăn, thiệt là vất vả cực khổ mà tiền bạc đống đống không dám ăn chứ đừng nói. Còn có người xài phí thì thôi, họ lấy tiền phục vụ cái cơ thể họ đủ cách, mà cuối cùng họ lại chết sớm hơn ai hết.

6. VÔ MINH LẬU

(41:20) Còn cái Vô Minh Lậu gồm những gì? Cái Vô Minh Lậu các con biết, những cái gì mà mình không rõ đem đến cho mình khổ, người khác khổ. Cái gì mà mình không rõ mà làm cho mình, làm cho người khác khổ, mình khổ, đó là Vô Minh Lậu. Nghĩa là có cái khổ của người khác, có cái khổ của mình; hoặc là người khác khổ mà mình không khổ; hoặc là mình khổ mà người khác không khổ, thì có những cái hành động đó, mình làm những cái hành động đó gọi là vô minh.

Cũng như bây giờ Thầy nghĩ rằng Thầy phải làm cái điều đó, nhưng mà cái điều đó có người khổ, thì cái chuyện làm đó dù Thầy nghĩ đó là đúng đi nhưng mà có người khổ Thầy vẫn là vô minh. Bây giờ người ta chửi Thầy mà Thầy nhẫn nhục, tùy thuận, Thầy cố gắng Thầy chịu đựng, nhưng mà trong bụng của Thầy nó phiền não nó tức, "Thằng cha này dữ thiệt"; thì lúc bấy giờ đó mình chịu đựng như vậy cũng là Vô Minh Lậu.

Cho nên cái Vô Minh Lậu nó nhiều mặt, tất cả những cái mà lấy căn cứ vào cái chỗ không làm khổ mình, khổ người mà có làm khổ mình, khổ người là bị Vô Minh Lậu hết. Vì vô minh mình mới làm cái điều đó.

(42:37) Cho nên ở đây Minh thì không có bao giờ làm cái điều này hết. Người nào Minh thì không có làm điều này, bởi vậy cho nên khai triển cái tri kiến giải thoát là khai triển cái Minh cho mấy con, cho nên mấy con không làm cái điều làm khổ mình, khổ người. Vì mình có Minh cho nên mình không làm khổ mình, không làm khổ người. Còn mình không Minh tức là Vô Minh trong đó có khổ mình, khổ người. Nói một lời nói có người phiền não tức là đã vô minh rồi chứ sao. Vô minh mới nói chứ còn minh làm sao ai nói vậy, các con hiểu chưa?

Cho nên nó xác định được hai cái vế rõ ràng con: không làm khổ mình, khổ người; mà hành động nào mà có khổ mình, khổ người thì hành động đó là vô minh. Cho nên con hỏi Vô Minh Lậu gồm có những gì? Gồm sao được. Trời đất ơi, nó nhiều quá làm sao gồm được. Hở ra khổ người khác biết là vô minh rồi. Có mình khổ mình cũng biết vô minh, người khác khổ cũng biết vô minh. Cũng như bây giờ thấy cái món ăn đó ngon đó là vô minh rồi, thèm là vô minh rồi. Ngay đó là xác định được cái vô minh của mình, mình thèm bậy đó, giờ này đâu phải mày thèm ăn mà mày khởi thèm ăn, bụng mày sôi ục ục lên đó. Mày vô minh quá, bụng mày cũng vô minh. Cái vô minh nó gồm nhiều mặt lắm. Bởi vì nó có ba cái lậu hoặc. Mà cái vô minh nó gồm đủ thứ. Mình là con người đang vô minh mấy con, cho nên tất cả những cái Vô Minh Lậu đều hoàn toàn ở mình hết. Hở ra một chút là có người buồn phiền.

(44:00) Mình nói bây giờ tôi thích đi tu quá. Bắt đầu đó anh chị em mình bắt đầu khởi cái tức: "Làm ăn như vậy mà cũng không lo, học hành tới mức độ này mà còn đi tu. Đi tu làm gì, mày bây giờ có tiến sĩ rồi mà mày con ham đi tu gì, mày muốn làm ông trời". Có cái chuyện mình nói mình muốn đi tu thôi, chứ mình có chọc ghẹo ai đâu, mà gia đình mình, anh chị em không bằng lòng là mình cũng đã vô minh mình nói lời nói đó rồi. Mình biết là người ta không có thích tu mà mình nói chi mình tu để cho người ta tức giận. Đó là mình cũng vô minh đó chớ, con thấy không? Mình vô minh mình nói cái người ta chống đối lại mình liền à. Đó là vô minh.

Cũng như bây giờ, bữa nay mình lại mấy người mà tu Tịnh Độ mình nói: "Ôi trời đất ơi làm sao mà có thế giới Thiên Đàng Cực Lạc được (mà) mấy người Niệm Phật". Hồi nào tới giờ người ta tin có cõi Cực Lạc Thiên Đàng, mình nói câu nói đó có phải mình vô minh không? Đối với người tu Niệm Phật mà mình nói kiểu đó là mình vô minh, có phải không? Người ta tức mình liền đó, thấy thằng cha này nói kiểu đó muốn đập nó cho rồi. Cõi Cực Lạc, rõ ràng là có Phật Di Đà đàng hoàng mà ông này nói vậy, lịch sử đàng hoàng người ta nói vậy đó, ông Phật Thích Ca nói đàng hoàng chứ bộ. Do đó ông ta bị nhồi cái tư tưởng đó rồi mà mình nói không có là người ta tức liền tức khắc, cho nên thấy thằng cha này nói thấy ghét quá. Từ cái chỗ lời nói của mình như vậy là mình Vô Minh Lậu đó, cho nên nó nhiều lắm con. Bây giờ con hỏi Thầy trả lời, còn chỗ nào nữa con. Bây giờ mấy con còn hỏi Thầy gì nữa không?

7. NHÂN QUẢ TRÙNG TRÙNG SANH DIỆT

(45:32) Tu sinh: Bạch Thầy, con hỏi Thầy một chút cái câu hỏi Thầy giảng vừa rồi, câu hỏi đầu tiên đó. Ví dụ như mình làm một hành động ác là nó có nhân có quả ngay lập tức luôn.

Trưởng lão: Nó có quả con.

Tu sinh: Chớ không phải đợi khi chết rồi nó mới có nhân có quả.

Trưởng lão: Đúng đó con. Bởi vì con thấy trái đầu tiên nó cũng có hạt ở trong đó chớ, cũng như cây mít, cây mít nó vẫn còn sống mà vẫn hạt nó vẫn lên hết à.

Tu sinh: Dạ! Bạch Thầy, bây giờ trong những cái hành động của mình từ nhỏ đến lớn, như vậy là biết bao nhiêu quả trái nhân quả.

(46:00) Trưởng lão: Trời đất ơi! Bởi vậy nó trùng trùng duyên khởi trùng trùng duyên sanh con, trùng trùng duyên diệt chứ. Bởi nhân quả mà, nó nhân quả sanh chứ bộ mình đi sanh sao? Có bao giờ mình đi sanh đâu mà nói, nó là nhân quả mà, con hiểu chưa? Hiểu được không? Bởi vậy Thầy đưa nhân quả thảo mộc để cụ thể chứng minh cho mấy con chứ Thầy nói nhân quả con người không mấy con làm sao tin nổi điều này. Thấy cái nhân quả cây trái, bởi mình là một cái sự sống trong hành tinh này mà, nó đâu có sai được mấy con, cái quy luật của nó ghê lắm con.

Tu sinh: Một người có biết bao nhiêu là người thú vật.

Trưởng lão: Bởi vậy thú vật gà, vịt, heo, dê đều là hành động của mình ra chứ ai, bởi vì hành động nhân quả mà, con hiểu chưa? Nhân với quả, cái kết quả của cái hành động ác đó mà.

Tu sinh: Mình nghĩ vậy thấy ghê quá.

(46:41) Trưởng lão: Bởi vậy, mình nghĩ vậy mình mới ráng mình tu chớ. Cho nên Thầy đưa nhân quả thảo mộc rồi mới đưa nhân quả con người mình mới ráng mình tu chớ. Không khéo tự mình mình làm mà bao nhiêu con người, bao nhiêu con vật phải chịu chết khổ này, các con thấy chưa? Cho nên không tu, mình cứ tự, bởi vì nó luân hồi mà. Gọi là nhân quả luân hồi mà.

Tu sinh: Bạch Thầy vậy là mình giết gà là cái hành động ác đó. Bây giờ mình đang tu không tham, không sân, không si thì biết bao nhiêu những người đang hạnh phúc.

(47:07) Trưởng lão: Người ta hạnh phúc đó con. Bởi vậy nó sinh ra những từ trường mà đưa đến hạnh phúc. Thậm chí như cái không gian cái vũ trụ chúng ta, nó sẽ quân bình, nó sẽ ổn định lại, nó không lũ lụt, bão tố nữa con. Nhưng mà bây giờ cái số mình ngồi trên này ít quá mà, hàng tỷ người ở ngoài kia làm ác ghê gớm. Hằng ngày bao nhiêu gà, dê, heo, cá, tôm nó ăn quá trời thì làm sao mình đủ cái lực của mình bằng của người ta. Cho nên mình bị lép, cho nên vì vậy mà nó ảnh hưởng lũ lụt nó chết ba cái thằng đó, mình ở đây cũng như thấy ghê nó chưa tới mình.

Tu sinh: Bạch Thầy, con nghĩ cái chùa Long Đàm có nhóm Phật tử tu bát quan trai giới không đủ. Còn ở dưới kia ác pháp quá nó tấn công.

Trưởng lão: Đó nó vậy đó chứ sao nữa.

Tu sinh: Chịu không nổi.

Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão con hỏi thế này. Trưởng lão nói vậy mà trong quyển sách Đường Về Xứ Phật, Trưởng lão nói những cái từ trường thiện ác thải ra hằng ngày lại không đi tái sinh?

(48:03) Trưởng lão: Thầy muốn nói như vậy đó là trong khi mấy con chưa hiểu được nhân quả. Chưa hiểu nhân quả, còn bây giờ đã đưa vào cái vô cái Định Vô Lậu rồi thì phải vạch trần ra hết để mà xác định. Chứ bây giờ Thầy nói như vậy mà mấy con chưa hiểu thì mấy con làm sao mấy con tin. Mà đức Phật nói cái gì mà chúng ta nói bằng ý thức chúng ta hiểu thì chúng ta nói, mà ý thức chúng ta chưa hiểu thì không được nói, nói là nói láo. Cho nên trong cái bộ Đường về xứ Phật mà Thầy nói, con nói đó đúng. Bởi vì cái này Thầy có nói ra mấy con chưa có triển khai được cái Định Vô Lậu, được cái vô lậu này, được cái nhân quả này, mà Thầy nói một con người mà chết, mà sanh ra nhiều người, mấy con có tin không?

Thầy nói khi đó nó sẽ sanh ra nhiều người, khi mà cái thân chúng ta hoại diệt thì nó sẽ sanh ra nhiều người, nói như vậy ở trong một cái giai đoạn. Còn bây giờ triển khai ra, chúng ta mới vạch trần ra thì không còn ai hỏi mình. Muốn nói cái gì nó phải có chứng cớ, chứ còn không ấy thì không chứng cớ. Còn Thầy nói cái kia nó có chứng cứ đàng hoàng, mà tại vì tất cả những cái tư tưởng mà người ta đang hiểu như vậy, hoàn toàn mình phải nói cho người ta hiểu cho nó đúng. Còn bây giờ đã hiểu rồi, thì mấy con biết rằng đây là như vậy.

(49:19) Cho nên khi mà nhuận lại những cái tập sách mà cho nó hoàn tất, bởi vì cái đó là từng cái giai đoạn mà con, từng cái thời điểm của nó, cho nên khi mình nhuận lại thì cái thời điểm mình đã học qua rồi cái tập sách này 2005 thì nó có cái nhuận lại, chỉnh đốn lại cho nó hoàn tất được những cái hiểu biết cho đúng.

Cũng như chẳng hạn, con đọc sách đức Phật, có lúc đức Phật nói như là có cõi Trời, có cõi này kia. Nhưng mà không ngờ là một cái pháp người ta đã xác định cho biết rằng tất cả đều là thế giới tưởng. Các con thấy không? Một cái bài pháp nó đập sạch hết, nhưng mà đức Phật vẫn nói có cõi Trời trời này trời kia, nói tùm lum hết. Mình đang ngồi thấy trời xuất hiện nhưng mình phải hiểu nó là cảnh giới tưởng. Còn bây giờ nói về nhân quả, dù là nói bây giờ cận tử nghiệp vẫn sanh ra nhiều người chứ đâu phải một người. Con không nói sai đâu có sai đâu. Nghĩa là bây giờ tới chết rồi, chúng ta sẽ sanh ra, nó không có sai đâu mà sanh ra nhiều người. Bởi vì trong khi cận tử nghiệp đâu phải là mình lăn lộn, rên la, trong khi đó lúc mà gần chết, mình tức bực mình la hét con cái nữa. Những từ trường đó đâu phải nó sanh có một người đâu. Có phải không? Mỗi hành động thiện ác của nó đều phải sanh chứ. Cho nên mình chết, cận tử nghiệp nó vẫn sanh nhiều người chứ không phải một người. Và đồng thời hiện giờ để chứng minh cho rõ nhân quả thảo mộc với nhân quả con người không khác nhau. Cho nên trong khi chúng ta vẫn còn sống mà vẫn có những nhân quả để tiếp tục những hành động thiện ác của nó.

Tu sinh: Thầy nói vậy là trùng trùng duyên sanh ghê quá.

(50:53) Trưởng lão: Đức Phật cũng có nói mà: “Trùng trùng duyên khởi, trùng trùng duyên sanh” đó con. Trùng trùng duyên diệt mà.

Tu sinh: Lớp Bát Chánh Đạo này bây giờ Thầy mới nói vạch trần hết.

Trưởng lão: Vạch trần hết. Bởi vì cái lớp mà đào tạo cho các con thành những bậc A La Hán thì vạch hết.

Tu sinh: Thầy chỉ nói từng giai đoạn, từng cấp độ thôi.

Trưởng lão: Đúng đó con. Từng giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên mấy con thấy không? Không bao giờ mà Thầy nói cái vấn đề mà Thiền Đông Độ sai hay là Đại thừa sai. Những giai đoạn đầu tiên, lúc bấy giờ mà Thầy còn núp ở dưới bóng của hoà thượng Thanh Từ để triển khai cái giới luật để cho chúng đi vào giới luật đó. Khi không được rồi thì bắt buộc mình phải triển khai cái hướng khác rồi. Nghĩa là nó có những khó khăn thì mình không triển khai, mình lấy những cái ví dụ của họ rồi mình hướng dẫn cho họ vào giới luật để đi vào con đường thiền định, từ đó họ mới thấy được cái đúng cái sai của họ. Còn bây giờ họ không chấp nhận thì do đó mình phải triển khai ngay liền. Mình dập cái sai cái đúng để cho người ta đừng làm cái đó nữa, để cho người ta hướng đến cái sự tu đúng.

(51:52) Cho nên nó từng giai đoạn con, cho nên hôm nay Thầy triển khai là Thầy dập hết. Thậm chí như Thầy biết, thay vì Thầy sẽ dạy mấy con về nhân quả vũ trụ nhưng mà Thầy chưa khai đâu. Để cho mấy con thấm nhuần tới cái chỗ mấy con có trí tuệ, mấy con nhìn được vũ trụ của nhân quả thì Thầy mới nói. Chứ bây giờ Thầy nói thì nó không có chứng cứ, Thầy nói thì được nhưng mà nó không có cái hiểu biết của mấy con. Cho nên bây giờ Thầy nói những cái từ trường đó nó sẽ làm cái thời tiết của chúng ta không ổn định thì bây giờ chứng cứ chỗ nào để mà nói đây. Cái từ trường nó vô hình rồi mà giờ nó làm cho cái vũ trụ của chúng ta, nay mưa bão chỗ này mai mưa bão chỗ khác. Bắt đầu từ đây về sau các con sẽ học tới những cái bài cuối cùng về nhân quả vũ trụ thì mấy con sẽ thấy được cái việc này cụ thể.

Mà phải triển khai cái tri kiến của mấy con, cái sự hiểu biết của mấy con, cái tầm hiểu biết của mấy con ở cái chỗ nào mấy con mới hiểu. Bây giờ hiện giờ mình mới đưa ra cái này, cho nên vì vậy mà Thầy đưa qua cái bài pháp là nhân quả của con người xong rồi. Thay vì vũ trụ, thời tiết của nó thì Thầy sẽ đưa nhân quả đó, nhưng mà đặng cho nó trọn vẹn hết thì Thầy không có đưa qua. Đưa qua thì mấy con hiểu một cách mờ, niềm tin của mấy con đối với Thầy, nhưng mà đối với sự hiểu biết của mấy con cụ thể.

(53:12) Bây giờ Thầy nói con người sanh ra một người mà hành động thiện ác sanh ra, thì Thầy hướng dẫn cho mấy con cụ thể là qua cái nhân quả thảo mộc. Nó có cái chỗ chứng cứ chứ mấy con, phải không? Còn bây giờ nói về vũ trụ thì lấy chứng cứ nào Thầy đứng để mà nói cho mấy con hiểu. Thầy phải triển khai cái sự hiểu biết của mấy con tới cái tầm vóc hiểu biết đó, Thầy phải khải cho mấy con hiểu chỗ đó thì bắt đầu mấy con: "Thầy nói như thật". Cho nên phải khéo léo chứ, không khéo Thầy nói láo sao? Cái mà mình nói mà người ta không hiểu là mình có nói láo trong đó, Đức Phật đã xác định điều đó mà mấy con. Cho nên Thầy đâu có dám nói cái điều đó đâu. Mặc dù nó thật nhưng mà cái hiểu không hiểu của mấy con thành ra Thầy nói láo. Buộc lòng phải nói cho người ta, thực sự phải chứng minh cụ thể khoa học hẳn hoi đàng hoàng như thật mới dám nói.

Bây giờ đó, cho nên vì vậy mà Thầy đưa các con qua, bây giờ các con quán các pháp vô thường. Bây giờ quán các pháp vô thường tức là quán thân vô thường trước cái đã. Bây giờ đến cái giai đoạn mấy con quán tới cái thân vô thường. Sự thay đổi từ khi cha mẹ sinh đến khi mình già chết thì nó sự thay đổi như thế nào? Hồi nhỏ mình đâu có phải như bây giờ, hồi nhỏ Thầy là đứa bé nằm nôi, thì cái gương mặt Thầy đâu giống bây giờ phải không? Rồi, các con thấy cái tuổi thanh niên của Thầy, cái hình ảnh của Thầy mấy con thấy bây giờ cái mặt của Thầy với cái hình đó nó xa lắm, làm như là hai người ba người chứ không phải là một người, có phải không? Đó là cái sự vô thường mà, con cứ lật lại cái hình ảnh hồi bé của mấy con, rồi bây giờ thì mình thế nào.

Đó, thì bây giờ đã hết giờ rồi mấy con. Thôi chừng đó Thầy sẽ báo sau.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy