CK 026A - CHÁNH NIỆM TỈNH THỨC - TÂM ĐỊNH TĨNH CHỨNG ĐẠO LÀ TÂM VÔ LẬU - QUAN TRỌNG LÀ Ý HÀNH NHÂN QUẢ
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 11/2005
Thời lượng: [59:11]
(00:06) Trưởng lão: Trước khi học về Định Vô Lậu, những bài quý thầy và quý cư sĩ đã làm Thầy đã chấm xong. Và bây giờ, chúng ta vào bài học đầu tiên.
Hôm nay, Thầy sẽ sắp lớp tu tập Chánh Niệm Tỉnh Thức để tu tập cái tâm định tĩnh. Ở đây, chúng ta không phải là nhiếp tâm, an trú tâm hay thiền định gì cả, mà chỉ tập cho được cái tâm định tĩnh. Cho nên ở đây không phải là thiền định! Quý vị hiện giờ đang tu tập nhiếp tâm từng phút, từng giây. Đó là tập định tĩnh. Bởi vì trong kinh sách Phật nói: "Tâm định tĩnh nhu nhuyến dễ sử dụng". Khi mà tâm nó được định tĩnh rồi thì mình sử dụng nó mới dễ dàng. Mà khi sử dụng nó dễ dàng thì chúng ta mới nhập định, mới có thực hiện Tam Minh được. Cho nên ở đây, mục đích của chúng ta hôm nay là Thầy sắp xếp lại làm sao mà biết được cái căn cứ của cái sức của quý vị mà nhiếp tâm trong một phút, hoặc là ba mươi giây, hoặc là hai mươi phút, hoặc là mười lăm phút.
Tất cả những điều này phải thật sự là mình nhiếp tâm và an trú tâm. Mà khi mình tu tập như thế này, mặc dù các thầy hay quý cư sĩ đã nhiếp tâm được trong ba mươi phút nhưng an trú chỉ có một phút; nghĩa là mình có thể nhiếp tâm mình đi kinh hành trên bước đi, hoặc là trong hơi thở, hoặc là đưa cánh tay ra đưa cánh tay vô nhiếp được ba mươi phút. Nghĩa là luôn luôn lúc nào mình cũng biết được cái thân hành của mình - đưa tay ra hay hoặc là bước đi hoặc là hơi thở ra hơi thở vô - trong ba mươi phút nhưng có niệm xẹt vào thì như vậy chưa an trú. Cho nên tính là ba mươi phút nhưng trở lại chúng ta xem lại thì khả năng của chúng ta chỉ nhiếp được có một phút mà thôi, an trú và nhiếp được có một phút mà thôi.
(02:30) Thì căn cứ lấy một phút đó để chúng ta tiếp tục tu tới phút thứ hai; chứ chúng ta không lấy ba mươi phút để làm cái chuẩn mà mình tu được. Vì ba mươi phút đó tuy rằng mình tỉnh thức nhiếp được cái hơi thở, bước đi hoặc là cái thân hành ngoại của mình, nhưng nó không có chất lượng, là vì nó có niệm lăng xăng khởi ra, khởi vào. Do đó chúng ta chỉ lấy một phút. Một phút mà chúng ta được an trú để chúng ta tập phút thứ hai để cho được an trú. Và khi mà an trú được như vậy mới gọi là tâm định tĩnh. Nó định mà nó tỉnh, nghĩa là nó biết rất rõ. Còn bây giờ chúng ta tu ba mươi phút nhiếp tâm được thì tâm nó mới tỉnh chưa có định, vì vậy mà nó chưa có an.
Do hướng dẫn từng danh từ để mà chúng ta hiểu được cái pháp của Phật đã dạy. Nếu không khéo chúng ta không hiểu được những từ dùng trong kinh. Nói “Tâm định tĩnh” thì cái gì định? Cái gì tỉnh? Thí dụ như bây giờ chúng ta tỉnh giác vì vậy mà chúng ta có thể tu ba mươi phút; chúng ta tỉnh được. Chúng ta không mất cái thân hành của chúng ta, không có quên cái thân hành, nhưng chúng ta chưa có định. Vì chưa định nên chưa an trú. Chứ không phải gì hết.
Cho nên bây giờ định tĩnh; hai cái danh từ ghép lại thì chúng ta thấy rất rõ ràng là chúng ta đang tập định tĩnh. Mà định tĩnh thì nó chưa nằm ở trong cái định nào hết; cho nên nó chưa gọi là thiền định, Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền gì nó cũng chưa. Bởi vì lúc bấy giờ chúng ta mới an trú trong một phút - tức là định tĩnh trong được một phút thì nó chưa có thành hình một cái định gì cả. Cho nên chúng ta tiếp tục tu, tu tới nữa.
(04:23) Cho nên hiện giờ, ở đây cái lớp của chúng ta, nhiều người tu thế này, người tu thế khác; nó chưa ổn định được phương pháp tu. Tu theo cái kiến giải, tưởng giải của mình, nhiếp tâm theo cái tưởng giải của mình nó không có đúng cách, cho nên mình nhiếp không có được. Nhiều khi mình nói mình nhiếp như vậy, có bữa thì hoàn toàn an trú, có bữa thì nhiếp không vô; nó cứ niệm ra niệm vô.
Cho nên người đầu tiên, Thầy ghi, Phước Tồn nói mình tu được mười bước, tức là mình an trú trong mười bước. Rồi Sư Minh Thống nhiếp tâm năm phút mà an trú hai phút. Minh Nhân thì an trú trong hai phút. Từ Quang thì nhiếp tâm được hai mươi phút. Pháp Châu thì hai phút. Chơn Thành có khi một giờ, ba mươi phút, hai mươi phút, mười lăm phút. Đức Hoài thì mười lăm phút. Chơn Tịnh thì bốn hơi thở. Bác Phước thì năm phút. Nguyên Tịnh thì hai phút. Minh Thiền thì không có phút nào hết. Tri Ngộ thì một phút. Chí Thiện thì hai phút. Kim Quang thì ba mươi phút. Chú Phụng thì mười phút. Thiện Trí thì hai mươi bước. Thanh Quang thì một phút. Pháp Ngộ thì ba mươi giây. Minh Nhân thì ba phút. Huệ Hưng không có phút nào hết. Chơn Niệm thì một phút. Đây là Thầy ghi theo cái bảng mà mấy con ghi trong tờ giấy, Thầy ghi lại. Minh Trí thì bảy phút đến mười một phút do cái sự tu tập không biết. Còn ai thiếu không? Mấy con ai có thiếu thì đưa tay Thầy xem coi! Nếu không có ai thiếu…
(06:30) Tu sinh: Con không có góp!
Trưởng lão: Con không có góp? Như vậy là con hoàn toàn coi như là không có nhiếp tâm.
(06:39) Trưởng lão: Bởi vì trong cái sự tu tập này, để Thầy sẽ hướng dẫn cho mấy con cách thức nhiếp tâm và an trú tâm cho được. Nhất là… nếu mà nhiếp tâm và an trú tâm không được thì tâm không định tĩnh. Mà tâm không định tĩnh thì mấy con dù có tu Định Vô Lậu, triển khai Định Vô Lậu bằng tri kiến giải thoát của mình mà tâm thiếu định tĩnh - lúc bấy giờ tâm nó không có bình tĩnh trước hoàn cảnh, trước ác pháp thì mấy con vẫn không có xả được tâm.
Cho nên một mặt phải tu tập cho định tĩnh. Định tĩnh trong nhiều cách. Thí dụ bây giờ mấy con nhiếp tâm trong bước đi, mấy con bị rối loạn bị nhiếp tâm sai, ức chế, nó làm cho mấy con nặng đầu hay căng mặt, hoặc là trong hơi thở hoặc là trong thân hành của cánh tay. Thì căn cứ vào cái chỗ mà rối loạn mấy con nhiếp không được thì Thầy còn có nhiều cách để giúp cho mấy con nhiếp được để an trú được mà rất nhẹ nhàng. Phải biết cách, phải biết đặc tướng của mọi người để giúp cho mình được định tĩnh. Vì khi mà đức Phật đã dạy, đức Phật đã ghép lại các từ để xác định được cái sự Giải Thoát, cái sự Vô Lậu của chúng ta bằng cái danh từ. Khi tu tập Tứ Niệm Xứ thì đức Phật nói: "Khi sung mãn Tứ Niệm Xứ, tâm định tĩnh nhu nhuyến dễ sử dụng". Thì chúng ta căn cứ trên Tứ Niệm Xứ: Thân, Thọ, Tâm, Pháp - chúng ta biết là mình ở trên Tứ Niệm Xứ mình tu. Mình tu cái gì?
Trên Tứ Niệm Xứ thì nó có thân hành; thân hành nội là hơi thở, thân hành ngoại là mình đi kinh hành hoặc đưa tay, đưa chân thì mình biết đó là pháp thân hành.
(08:25) Còn Tứ Niệm Xứ, lại là cái trạng thái của Tứ Niệm Xứ là Thanh Thản, An Lạc, Vô Sự. Cho nên chúng ta vẫn dùng được trạng thái Tứ Niệm Xứ: Thanh Thản, An Lạc, Vô Sự. Chúng ta cũng vẫn nhiếp tâm định tĩnh được chứ đâu phải không! Chứ đâu phải chỉ có duy nhất phải là hơi thở hoặc là phải thân hành đi kinh hành, không phải đâu! Tùy theo căn cơ đặc tướng của mấy con mà người ta hướng dẫn cho mấy con nhiếp tâm và an trú cho được.
Có nhiều người không cần ở trên thân hành, không cần ở trên thân hành nội, thân hành ngoại mà người ta vẫn nhiếp tâm được. Là vì người ta giữ gìn được cái trạng thái Thanh Thản, An Lạc, Vô Sự. Người ta khéo léo đến mức độ mà không bị ức chế. Tâm Thanh Thản, An Lạc, Vô Sự - người ta cũng vẫn định tĩnh. Bởi vì trên Tứ Niệm Xứ, đức Phật đã nói: "Tu Tứ Niệm Xứ thì tâm định tĩnh nhu nhuyến dễ sử dụng". Các con nghe cái danh từ đó! Chứ đâu phải đức Phật nói ở trên cái thân hành của chúng ta, ở trên cái hơi thở chúng ta mới định tĩnh nhu nhuyến đâu. Đức Phật không nói!
Mà đức Phật dạy hơi thở, đức Phật dạy rất rõ ràng. Đức Phật nói: "An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô; an tịnh thân hành, tôi biết tôi thở ra". Nó lợi ích cho chúng ta trên hơi thở; chứ không phải là hơi thở giúp cho chúng ta định tĩnh nhu nhuyến dễ sử dụng. Mà trên pháp Tứ Niệm Xứ đức Phật mới nói chúng ta tu mới có định tĩnh nhu nhuyến dễ sử dụng. Chúng ta đọc lại thử xem cái bài Định Niệm Hơi Thở, cái bài Tứ Niệm Xứ có phải đức Phật nói vậy không?
Do đó chúng ta căn cứ vào các bài kinh đó chúng ta biết tâm định tĩnh nhu nhuyến dễ sử dụng. Mà nhu nhuyến dễ sử dụng nó là gì? Nghĩa là trong khi Định Vô Lậu chúng ta tập luyện, triển khai như vậy đó, thì lúc bấy giờ chúng ta bình tĩnh được, chúng ta mới sử dụng một cách dễ dàng. Chứ không phải tâm định tĩnh là nó dễ dàng sử dụng đâu! Mà chúng ta phải có Định Vô Lậu triển khai được cái tri kiến của chúng ta. Chứ bây giờ chúng ta có cái tri kiến giải thoát, nhưng mà nếu cái tri kiến giải thoát chúng ta có mà tâm không định tĩnh thì nó mất bình tĩnh; mà nó mất bình tĩnh trước ác pháp thì làm sao mà giải quyết được? Cho nó giải thoát được? Nó bị ác pháp tác động liền.
(10:39) Còn trái lại nó bình tĩnh; nó định tĩnh cho nên nó nhu nhuyến; bây giờ nó sử dụng rất dễ. Tại vì ác pháp đến mình chỉ cần tư duy là hoá giải ra liền. Các con thấy những danh từ đức Phật dùng rất thực tế và cụ thể: "nói lên được cái tâm giải thoát của chúng ta". Mà tâm giải thoát của chúng ta là Tâm Vô Lậu; Tâm Vô Lậu đó chính là quả A La Hán chứ đâu! Đâu phải chỗ nào nữa đâu!
Có bao giờ đức Phật dạy chúng ta phải có Tam Minh, thần thông đâu! Nhưng mà trên con đường đi, tâm chúng ta thanh tịnh thì lại có - chứ không phải để mà chúng ta tu cho có cái đó. Mà chúng ta tu để tâm nhu nhuyến dễ sử dụng để chúng ta bất động tâm, không có ác pháp nào làm cho chúng ta động tâm được.
(11:20) Cho nên hôm nay lớp này, thật sự người tu như thế này, người tu như thế khác. Thầy thấy bây giờ căn cứ vào chỗ này để mà sắp xếp lớp tu tập pháp môn Chánh Niệm Tỉnh Giác giúp chúng ta có tâm định tĩnh, giúp chúng ta nhiếp tâm và an trú tâm.
Thầy ghi ra đây, người mà một phút Thầy gom nó lại vào trong một lớp. Và còn… tính ra cái bước đi - thì có, thí dụ Phước Tồn đi có mười bước; rồi Thiện Trí ghi có mười bước, ghi hai mươi bước. Trong khi cái bước có người bước dài, có người bước ngắn. Cho nên cái thời gian cũng chưa xác định được trên bước đi.
Còn những người ghi từ một phút, hai phút. Nếu mà mình nhiếp tâm, an trú tâm được một phút thì những người đó được xếp vào loại tu hai phút. Tu hai phút là như thế nào? Đâu có nghĩa là cố gắng tập trung ức chế cái phút thứ hai để cho an trú được, không phải vậy! Không phải dạy cách thức đó, dạy như vậy là sai!
(12:28) Bây giờ, mấy con nhiếp tâm, an trú tâm trong một phút. Bây giờ ngồi tu nè: "Hít vô, tôi biết tôi hít vô; thở ra, tôi biết tôi thở ra". Mấy con thở đúng một phút hoàn toàn là không có niệm nào hết. Bây giờ, bắt đầu cho mấy con tu tập phút thứ hai. Khi đến phút thứ hai thì nó có niệm xẹt, nó cũng có niệm vặt, phải không? Thì người ta sẽ dạy các con để xả được cái niệm này mà không bị ức chế. Chứ không phải là ráng, cố gắng ráng hơn để cho đừng có niệm trong một phút thứ hai, thì như vậy bị ức chế. Các con hiểu Thầy muốn nói không? Cho nên cái mà các con tu từ thuở giờ mấy con không biết cách để xả được cái niệm; cái niệm của phút thứ hai. Còn cái đặc tướng của mấy con hiện giờ mấy con nhiếp vô là chỉ có một phút mà thôi.
Bây giờ mấy con tu một phút, mà thí dụ một phút hai mươi hơi thở; đó là hơi thở bình thường. Thầy hít vô thở ra, Thầy đếm đúng hai mươi hơi thở của Thầy, đó là một phút, thí dụ vậy. Thì lúc nào mình tu một phút thì mình cũng thấy là an trú không có một niệm vặt nào xen vô. Nhưng mà đến phút thứ hai, tức là thêm hai mươi hơi thở nữa thì sẽ có một niệm xẹt vô hoặc là hai niệm không chừng, hoặc có khi nhiều niệm nữa không chừng.
(13:41) Nhưng bây giờ tu tới phút thứ hai. Phút thứ nhất an trú được rồi phải tăng lên phút thứ hai chứ, không lẽ phút thứ nhất được rồi, cứ ngồi tu một phút đó sao? Nhưng phút thứ hai nếu mà tôi cố gắng tôi tập trung để cho được thì tôi bị căng đầu; tôi sai! Cho nên phút thứ hai khi có một niệm xen vào thì cái Định Vô Lậu mà chúng ta đã học; chúng ta áp dụng vào cái Định Vô Lậu để xả cái niệm đó chứ không phải ức chế nó.
Thì một thời gian sau, chúng ta cứ hễ mà: "Tôi cũng hít thở bình thường chứ tôi không tập trung. Tu phút thứ hai tôi cũng hít thở bình thường, nhưng mà có cái niệm xẹt vào thì tôi dừng lại tôi tư duy tôi quán xét, tôi đưa cái Định Vô Lậu thử coi sức Vô Lậu có phá được cái niệm đó không? Nếu không phá được cái niệm đó thì tôi phải tập luyện về cái Định Vô Lậu, tức là tôi phải triển khai cái tri kiến của tôi ra nữa". Thì khi tôi triển khai tri kiến ra nữa, tôi dùng cái Định Vô Lậu tôi xả cái niệm đó. Tôi xả được cái niệm đó thì cái phút thứ hai mà ở trong cái hơi thở hoặc trong bước đi của tôi thì nó sẽ hoàn toàn là nó không có niệm. Do nó không có niệm thì tôi tu tới phút thứ ba. Còn nếu nó còn niệm thì tôi ở phút thứ hai. Bởi vì thí dụ như buổi sáng tôi tu tới phút thứ hai thì không có niệm, phải không? Bây giờ buổi sáng không niệm nhưng mà một lát nữa gần gần tới ăn cơm, tôi tu phút thứ hai thì có niệm. Có niệm thì tôi dùng Định Vô Lậu tôi quét chứ không phải; nghĩa là tôi quét niệm chứ không phải là tôi ức chế niệm.
(15:09) Còn mấy con ức chế niệm thì mấy con đi tới mấy con vẫn ức chế niệm cho đến khi cái sức tập trung của mấy con nó quá sức; nó căng đầu mấy con. Hoặc là nó quá sức của mấy con thì cái tưởng của mấy con nó sẽ phóng ra; nó hiện ra trạng thái tưởng này trạng thái tưởng kia; cho nên mấy con đi sai. Bởi vì đây tập định tĩnh chứ không phải Định nhưng mà mấy con ức chế nó quá thì tức là nó sẽ hiện ra cái tướng tưởng của nó chứ sao. Các con hiểu cái sai của mấy con chưa?
Cái lớp học này Thầy biết rằng mấy con sai nhiều, nhiều người sai lắm, cho nên lọt vào tưởng rất nhiều. Tại vì mấy con ức chế; mấy con ráng, cố gắng tập trung kỹ lưỡng thì nặng đầu. Thứ nhất là cái trạng thái căng mặt, nặng đầu. Cái thứ hai là mấy con sẽ bị lọt vào trong tưởng. Nếu mà không căng đầu, căng mặt thì mấy con lọt trong tưởng, có hiện tượng tưởng.
Cho nên đọc lại cái bài báo của Giác Ngộ nói về Thiền Minh Sát Tuệ thì người ta nhiếp tâm an trú không có vọng tưởng thì định tướng nó xuất hiện như một cái cục khói, như một cái đám mây, như một hiện tượng của sắc tưởng thì người ta ôm cái định tướng đó người ta tiến tới. Tại vì cái đó nó làm chúng ta nhiếp tâm được; cho nên người ta nghĩ cái đó là họ sẽ nhập định. Sự thật họ đã sai; họ bị sai! Ở đây đạo Phật không có dạy chúng ta cái kiểu đó, cái kiểu mà định tướng đó đâu.
Cho nên tự họ đặt ra rồi tự họ bị cái tưởng đó họ đặt ra đi vào; cho nên con đường trật, không đúng với đạo Phật. Trái lại đạo Phật dạy chúng ta Định Vô Lậu để xả tâm, tức là làm cho tâm chúng ta không còn niệm. Cho nên đức Phật dạy: "Ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện" cũng mục đích là làm cho nó không còn niệm, mà không có niệm là bằng cách ngăn và diệt nó bằng cách nào, chứ không phải là ức chế nó. Cho nên chúng ta có cái Định Vô Lậu.
Đầu tiên chúng ta học cái Định Vô Lậu. Chúng ta học để chúng ta thông suốt. Khi mà nó có cái niệm thì nó phải mang tính nó tham, sân, si; nó có cái ác pháp và thiện pháp cũng là cái thiện Hữu Lậu thôi. Chứ còn Vô Lậu - Thanh Thản, An Lạc, Vô Sự - thì nó không niệm. Do đó, do cái chỗ tu tập chúng ta biết cách như vậy thì chúng ta mới thực hiện đúng pháp. Còn nếu không chúng ta sẽ ức chế tâm.
Cho nên hầu hết nói về tâm tu nhiếp tâm để an trú tâm thì hầu hết quý vị đều bị ức chế hết. Người nào mà tu ráng hết sức, bữa này tui tu sao lại tốt; ngày mai tui tu không tốt. Bữa nay tui tu lại an trú được, thấy nó khinh an hỷ lạc mà bữa kia tui lại tu không được, niệm ra vô hoài. Do cái sự ức chế tâm của mình chứ không có gì.
(17:40) Mình tu sai, tu cách thức sai pháp. Sai mà không biết, cứ ngỡ tưởng là mình nhiếp tâm và an trú tâm là không có niệm khởi nữa thì đó là được. Chính mình hiểu sai lệch cái chỗ mà nhiếp đừng có vọng tưởng, đừng có niệm nào khởi ra khởi vô, chỉ duy nhất có hơi thở hoặc bước đi của mình đó là coi như mình đạt được chất lượng. Không phải, không phải vậy!
Cho nên vì vậy mà Thầy căn cứ vào cái đặc tướng của mấy con, là hiện bây giờ mấy con nhiếp tâm được một phút hay là hai phút. Thí dụ như hai phút nó mới có niệm thì mấy con sẽ tu tới phút thứ ba. Bởi vì phút thứ ba nó có niệm còn hai phút nó không có niệm thì mấy con an trú được hai phút. Vì vậy mà Thầy muốn sắp xếp được cái lớp của mấy con là cái người nào nó cũng nằm ở trong cái dạng cho đúng. Bây giờ, ở đây thì có người năm phút, có người hai phút có người một phút. Do như vậy cái lớp cái người một phút thì họ sẽ tu phút thứ hai mà người hai phút thì họ sẽ tu phút thứ ba. Đó mấy con thấy bây giờ ở trong cái này mà thầy sắp xếp qua ghi lại cái tu tập của mấy con thì thầy sắp xếp lớp cho mấy con. Trong số mấy con ở đây là có hai mươi mốt người. Hai mươi mốt người mà sắp xếp như vậy nó trở thành ba bốn lớp ở trong này - ba bốn lớp tu.
Người mà tu năm phút thì phải sắp xếp người đó ở trong năm phút; người mà tu ba mươi phút hay mười lăm phút thì phải sắp xếp cái lớp của người ta rồi; người ta tu lên. Thí dụ mười lăm phút họ phải tu lên hai mươi phút. Trong năm phút sau đó để xem coi sự nhiếp tâm của họ nó không an trú; nó có niệm khởi thì lúc bấy giờ mình mới sử dụng cái phương pháp để mình xả được cái tâm của mình mà không bị ức chế.
(19:34) Còn những người tu mà không có biết mình tu được một phút, hai phút thì đương nhiên là phải kiểm tra lại cái người này, coi cái người này nhiếp tâm về cái thân hành của họ được hay không. Nếu không được thì phải cho họ nhiếp tâm vào cái phương pháp khác, không phải ở chỗ thân hành nữa. Nó phải khác.
Cho nên ở đây vấn đề mà sắp lớp cho mấy con tu tập thì nó có cái khó là ở chỗ nó quá nhiều cái trình độ nhiếp tâm - cho nên trình độ nhiếp nhiều, trình độ nhiếp thấp. Thật ra thì nó rất khó cho người hướng dẫn. Thí dụ như bây giờ sắp xếp lớp nhiếp một phút mấy người, rồi cái lớp hai phút nó mấy người, cái lớp ba phút mấy người.
Do xếp như vậy để kiểm tra dễ dàng hơn, và mỗi ngày hướng dẫn thì nó chặt chẽ hơn để giúp cho mấy con. Giao cho mấy con tu một phút, sau khi thêm một phút, thí dụ như một phút an trú được thì tăng thêm một phút nữa, thì ngày hôm đó giao cho mấy con một phút thứ hai. Thì trong cái ngày đó mấy con về tu tập hoặc là giao cho mấy con tu tập trong một tuần lễ.
Sau đến cái ngày gặp lại Thầy thì Thầy sẽ kiểm tra lại trong một phút mấy con dùng cái Định Vô Lậu mấy con xả nó như thế nào? Tức là dùng cái tri kiến giải thoát của mình để xả từng tâm niệm của mình như thế nào? Có đạt được hay không? Đó là cách thức để nhiếp tâm để an trú cho được cái tâm của mình. Chứ còn không, mình cứ cố gắng tập trung để cho biết cái thân hành của mình thì mình bị ức chế.
(21:20) Cho nên có người tu nhiếp tâm an trú tâm có đối tượng - nghĩa là mình nhiếp tâm an trú tâm có đối tượng thì nhiếp được. Mà có người nhiếp tâm, an trú tâm không đối tượng mà nhiếp được. Nghĩa là có người, người ta nhiếp tâm ở trong trạng thái tự nhiên Thanh Thản, An Lạc, Vô Sự. Người ta đi tới, đi lui, người ta không cần tập trung dưới bước chân đi mà chỉ cần cảm nhận sự Thanh Thản, An Lạc, Vô Sự - tức là cảm nhận được cái trạng thái của chân lý; tức là Tứ Niệm Xứ. Người ta cảm nhận cái đó thì người ta vẫn nhiếp tâm và an trú tâm được!
Nó không có đối tượng tức là nó không có cái thân hành của nó; nó không có hơi thở; nó không có bước đi; nó không có cánh tay đưa ra đưa vô. Nhưng mà người ta nhận ra được trạng thái Thanh Thản, An Lạc, Vô Sự thì cái người đó cũng vẫn nhiếp tâm an trú được. Người đó vẫn định tĩnh nhu nhuyến được; người đó vẫn đủ khả năng để đẩy lui tất cả những chướng ngại pháp, chứ không phải không!
Cho nên tùy theo trường hợp. Ở đây có hai người ghi trong này như Minh Thiền không nhận ra được cái nhiếp tâm mình bao nhiêu và Huệ Hưng - hai người. Cho nên hai người này có thể nói rằng Thầy sẽ xét lại để sắp xếp lại cho hai người này họ tu tập như thế nào để đạt được. Bởi vì ở đây mấy con phải biết rằng tu tập định tĩnh chứ không phải là thiền định, chứ không phải là nhiếp tâm để vào thiền định gì cả, mà tập định tĩnh. Nhưng mà định tĩnh có đối tượng và định tĩnh không đối tượng. Định tĩnh có đối tượng tức là có thân hành, còn định tĩnh không đối tượng là ở trong Thanh Thản, An Lạc, Vô Sự của chúng ta - lấy trạng thái Tứ Niệm Xứ mà làm cái chỗ đối tượng để cho nó giữ cái tâm bất động của nó.
Đó! Thì hôm nay, mấy con được nghe cái cách thức. Đầu tiên mấy con được nghe cách thức để mà nhiếp tâm không có vọng tưởng. Hầu hết người ta ngồi tu có vọng tưởng người ta không biết cách nào mà hàng phục cho được vọng tưởng. Bởi vì có một người hỏi Thầy, gần đây có một người ở ngoại quốc họ mail lên; họ gửi một bức thư ra, thì vừa rồi Thanh Trí có đưa cái ổ đĩa Thầy mới mở ra thì trong cái hỏi đó: "Con thường tu có lúc thì con tu thấy nó an trú nó hỷ lạc lắm, nhưng sau có lúc vọng tưởng nhiều quá! Vậy làm như thế nào để nhiếp phục và không còn vọng tưởng nữa? "
(23:58) Đó! Thì hôm nay cái bức thư mà gửi trên mail như vậy thì đủ biết rằng xác định được người ta tu rất nhiều nhưng mà có lúc được an mà có lúc không được an. Tình trạng đó thì ở đây các con cũng vậy đó! Có lúc các con được an, có lúc các con không được an là tại vì nó có nhiều niệm.
Hôm nay, chúng ta tu tập là chúng ta làm chủ! Khi chúng ta muốn là không niệm, mà khi chúng ta không muốn là nó sẽ có niệm! Cho nên vì vậy mà mình làm chủ được cái tâm, cái ý của mình, cách thức mình làm chủ, dùng cái đối tượng của mình để làm chủ mà không bị ức chế; dùng cái không đối tượng mà làm chủ vẫn không bị ức chế. Đó là cách thức mà hôm nay chúng ta tu tập.
Bởi vì mấy con sẽ thấy, trước ác pháp, cái Định Vô Lậu nó vẫn hóa giải được. Nó làm cho chúng ta không dao động tâm, Bất Động Tâm. Cái Định Vô Lậu, đức Phật đã nói Định Vô Lậu! Mà mục đích của đạo Phật là đạt Vô Lậu chứ không phải đạt định tĩnh, mà đạt Vô Lậu! Nhưng mà không có cái định tĩnh thì chúng ta sẽ mất bình tĩnh thì chúng ta không đạt được Vô Lậu. Cho nên vì vậy, khi mà bây giờ muốn giúp cho cái tâm định tĩnh thì cái Định Vô Lậu vẫn là cốt cán để mà chúng ta xả tâm chứ không phải cố gắng mà tập trung trợn trồng, trợn trắng mắt mình lên để mà cố gắng hết sức để cho nó hết vọng tưởng thì cái này là cái tu sai, không đúng; nó ức chế tâm!
(25:27) Cho nên ở đây chúng ta thấy từ đầu mà chúng ta đi vào cái sự giải thoát thì cái tri kiến giải thoát của chúng ta giúp đỡ mình rất nhiều. Nhưng mình không triển khai nó thì nó không giúp đỡ mình. Cho nên hôm nay mấy con biết cách thức mà nhờ Thầy khai triển mấy con biết cách thức nhiếp tâm và an trú tâm. Còn nếu mà không biết thì coi như mấy con nhiếp tâm mà không an trú được. Cho nên ở đây có nhiều người nhiếp tâm được một giờ, hai giờ, ba giờ đồng hồ mà an trú thì năm, ba phút chứ không nhiều được. Bởi vì an trú là nó không niệm - mà có bữa thì một, hai giờ nó không niệm gì hết, mà có bữa thì không được. Như vậy thì mình chưa có làm chủ nó, cách thức mình đã tu sai cho nên không làm chủ. Mục đích của đạo Phật là tu phải làm chủ! Do như vậy nên giờ chúng ta chuẩn bị sửa lại cách tu, sửa lại phương pháp tu.
Nếu khi chúng ta an trú được một phút thì chúng ta tu phút thứ hai. Phút thứ hai mà chúng ta an trú được phút thứ hai không niệm thì chúng ta tăng lên phút thứ ba. Tại sao? Bởi vì chúng ta… thí dụ như bây giờ phút thứ nhất, mình còn bữa nay… giờ này buổi sáng mình tu phút thứ nhất an trú - Thầy đã dặn mấy con, an trú được thời nào cũng an trú được, chứ không phải buổi sáng tui an trú, buổi chiều không được; hay bây giờ tui tu được nhưng lát nữa một phút cũng không được, thì như vậy mấy con chưa có được phút nào hết.
Còn nếu mấy con thấy một phút được là sáng được, lát nữa được, sắp sửa tới giờ ăn cơm được, buổi chiều tu được, buổi tối tu được, buổi khuya tu được - một phút thôi. Đó là căn cứ vào một phút để mình tăng lên hai phút. Mấy con nhớ kỹ, nếu được thì mấy con lấy cái tiêu chuẩn như thế nào; chứ còn cái tiêu chuẩn này thì nó không chính xác. Mấy con ghi rồi, Thầy quan sát, Thầy biết là nó không chính xác! Mấy con nói nó còn mập mờ lắm, chưa chắc! Ví dụ như mấy con nói hai mươi phút thì chưa chắc đã là hai mươi phút an trú được. Mà mấy con nói rằng một giờ hoặc hai giờ, Thầy cũng tin chắc rằng nó sẽ là nhiếp tâm chứ chưa an trú được đâu.
(27:40) Ở đây cần biết cái an trú của mấy con. An trú được tức là nhiếp tâm rồi an trú chứ không phải nhiếp tâm mà không an trú. Nhiếp tâm không để làm gì đây? Mà tâm thì định tĩnh - tâm phải tỉnh thì nó mới định được, tâm không tỉnh làm sao định được. Hai danh từ đó nó xác định được trạng thái của chúng ta.
Cho nên ở đây mấy con ghi một phút thì Thầy thấy một phút thì có khả năng cái sức mấy con làm được, mà hai phút thì Thầy rất nghi ngờ. Là vì một phút này mấy con làm được mà hai phút giờ này làm được mà giờ sau mấy con làm không được, mấy con có thể nhiếp tâm không được. Nó không đơn giản điều đó! Cho nên theo Thầy thiết nghĩ, nếu mà các con được một phút, hai phút thì Thầy sẽ sắp xếp cái lớp đó. Còn những người mà từ mười lăm phút, hai mươi phút này Thầy sẽ sắp riêng, Thầy sẽ kiểm tra những người này cho kỹ. Còn mấy con từ một phút, hai phút, Thầy sắp xếp cho mấy con vào một lớp với nhau để mấy con tu phút thứ hai, phút thứ ba. Còn những người nào để nhiều cái thời gian như từ mười lăm phút, từ năm phút trở lên, thì cái thời gian đó Thầy sẽ kiểm tra những người này kỹ lưỡng lại, xem thử có đạt được chất lượng không! Mà đạt được chất lượng đó thì coi như là đặc cách cho họ ở trên cái sự tu tập đó để hướng dẫn họ.
Ví dụ như bây giờ đặt thành vấn đề như thầy Chơn Thành; thầy nhiếp tâm và an trú tâm thầy từ một giờ đến ba mươi phút. Thầy không cần một giờ đâu, Thầy chỉ cần ba mươi phút thôi. Thầy chỉ lấy ba mươi phút thôi. Như vậy là hoàn toàn thầy Chơn Thành không cần phải tu cái định tĩnh; nghĩa là không cần nhiếp tâm nữa, chỉ cần thầy triển khai được Định Vô Lậu là kể như thầy chứng đạo! Bởi vì tâm thầy nhu nhuyến dễ sử dụng rồi. Tức là nhu nhuyến - thầy phải thông suốt được Định Vô Lậu, tức là nhu nhuyến. Cho nên thầy sử dụng rất dễ dàng, không còn ác pháp tác động thầy được nữa.
(29:48) Và đồng thời coi như là nhập các Định và thực hiện Tam Minh không còn khó khăn đối với thầy. Cho nên mấy con thấy cái lớp đào tạo của thầy là dẫn dắt mấy con rất dễ dàng không còn khó khăn. Nói là: "Tôi tu không biết tôi có chứng quả A La Hán không? " Mấy con đừng nghĩ chứng quả A La Hán cao siêu đâu; nó không có cao hơn đâu!
(29:59) Bây giờ thầy nói thật sự, mấy con nghĩ như thế này. Đức Phật đã nói ở trong kinh rất nhiều “bờ bên đây bờ bên kia”. Có hai con đường, con đường thiện và con đường ác. Thì con đường thiện mình cứ đi, ai bảo mình đi con đường ác làm gì?
Bờ bên đây bờ bên kia - bờ bên này là khổ đau là ác pháp; bờ bên kia là giải thoát - thì mình cứ ở bờ bên kia điên gì mình ở bờ bên đây. Mà tri kiến giải thoát mấy con đã hiểu; mấy con đâu còn Vô Minh nữa đâu! Thầy dạy từ mấy bữa rày, mấy con thấy hơn nửa tháng nay có người nào mà không hiểu được cái nhân quả không? Mà đã hiểu nhân quả rồi thì mấy con biết rằng một cái hành động ác của mấy con nó sẽ sanh ra biết bao nhiêu người để thọ khổ, mấy con có ngờ đâu! Đâu phải là nhân quả nó sanh ra một người đâu! Mà nhân quả, đâu phải mình còn con người mà nó không sanh làm con vật đâu!
Mấy con đã hiểu như vậy! Tại sao mấy con lại nỡ tâm để bao nhiêu người vì cái hành động ác của mấy con mà chịu khổ; vì cái hành động ác của mấy con mà nó phải làm con gà, con vật để người ta cắt cổ nhổ lông nó! Mấy con không có đau xót là tại vì không có ở trên cái cảm nhận của mấy con nơi thân tứ đại của mấy con thôi. Chứ sự thật nó có liên quan ở trong cái nhân quả. Đã nói nhân quả thì có liên quan chứ làm sao mấy con tách lìa nó được! Hành động ác của con và hành động ác của Thầy nó tương ưng nó giống nhau. Cái sân của con với cái sân của thầy nó tương ưng với nhau thì đó là nó liên hệ với nhau trong nhân quả chứ nó có tách lìa nhau được đâu!
(31:30) Nhưng mà hiện cảm giác cảm thọ của thân con với cảm giác con gà nó không có liên quan nhau; nhưng do ai mà ra con gà đó! Do ai mà ra cái người đó để trộm cắp bây giờ người ta đang ở tù! Mà trong khi đó ai đã làm ra cái hành động đó mà có con người ngồi tù; mà có người bị công an đánh đập ở ngoài kia. Ai làm ra? Nếu không có những hành động ác thì có những con người đó không? Mấy con cứ đặt thành vấn đề đó mà mấy con thấy rằng mình phải hiểu biết được thấu suốt lý nhân quả.
Cho nên vì vậy ở bên bờ thiện chứ ai dại gì ở bên bờ ác để bao nhiêu người phải chịu khổ, để bao nhiêu loài vật bị chết, mấy con hiểu điều đó! Vì vậy khi triển khai được sự hiểu biết của tri kiến giải thoát rồi thì luôn luôn chúng ta ở bờ bên kia chứ điên gì chúng ta ở bờ bên đây, có phải không? Như vậy là nó đòi hỏi ở tri kiến của chúng ta chứ không phải ở chỗ thiền định. Thiền định chẳng qua nhập chơi chứ có lợi ích gì cho chúng ta?
Cho nên đức Phật nói: "Tri kiến giải thoát, Định Vô Lậu là Thiền Quán". Chúng ta tư duy quán xét để triển khai tri kiến của chúng ta làm cho nó được giải thoát. Đó! Các con thấy trong vấn đề tu học phải hiểu cho rõ! Chân lý của đạo Phật có nói là Thiền định hay Tam Minh không? Mà chân lý đạo Phật nói là hết tham, sân, si, không còn dục. Vậy cái trạng thái Thanh Thản, An Lạc, Vô Sự; nó không còn tham, sân, si; nó không còn dục chính là cái Chân Lý của đạo Phật rồi! Vậy chỗ đó là chỗ Vô Lậu chứ đâu phải chỗ đó chỗ thiền định! Mà bây giờ tập, kéo nhau, rủ nhau mà ngồi thiền định, như vậy là mình sai! Rồi mình nghĩ cái chứng quả A La Hán là phải có Tam Minh cà, đâu có cần, đâu có cần thiết! Nó chỉ cần chúng ta ở chỗ, chúng ta không bị ác pháp tác động vào thân tâm chúng ta là đủ. Chỗ đó là chỗ Vô Lậu chứ gì! Mà cái Định Vô Lậu nó xác định được Vô Lậu; mà cái quả A La Hán, cái chữ A La Hán đó là nói Vô Lậu.
(33:40) Người chứng quả A La Hán là Vô Lậu chứ đâu phải nói người chứng quả A La Hán là Tam Minh! Thế mà chúng ta cứ nghĩ nó là Tam Minh, nghĩ nó là Bốn Thiền, nhập thiền định một ngày, hai ngày, một tháng, hai tháng mới gọi là chứng quả A La Hán. Đức Phật đâu có dạy chúng ta cao xa vời cái điều đó đâu!
Đức Phật dạy, bao giờ, cái gì mà đức Phật dạy cũng cụ thể, thiết thực; nó là Chân Lý mà; nó đâu ngoài cái tầm vóc của chúng ta đâu? Ở trong cái sức chúng ta làm được, không có ngoài. Nếu mà ngoài thì nó không phải là Chân Lý vì Chân Lý là một sự thật. Ở trong cái sức của chúng ta làm được. Cho nên quả A La Hán là ở trong cái sức con người làm được, không phải ngoài sức con người!
Còn bây giờ chúng ta cứ nghĩ Tam Minh, Lục Thông rồi nào là thiền định ngồi nhập bảy, tám ngày. Hỏi thử bây giờ con người chưa biết Phật pháp họ ngồi làm được cái chuyện đó không? Ngoài sức con người! Mà ngoài sức con người làm sao mà nói chuyện của đạo Phật được! Cho nên chúng ta đừng hiểu đạo Phật một cách cao siêu! Mà các Tổ thì vẽ vời dữ tợn, thần thông phép tắc mới là A La Hán. Còn sự thật, đức Phật đâu có vẽ vời! Trong chuyển Pháp Luân lần đầu tiên đức Phật đưa ra Bốn Chân Lý, thì chúng ta thấy rõ Chân Lý là một sự thật; nó ở trong cái sức của con người. Cho nên "Trên trời, dưới trời ta là con người duy nhất làm chủ sanh, già, bệnh, chết", không có nghĩa là ngoài cái sức của con người! Cho nên con người làm được dễ dàng, không có khó khăn!
(35:10) Cho nên Thầy bảo rằng lớp học này sẽ có nhiều người chứng quả A La Hán chứ không phải không! Đó như bây giờ thầy Chơn Thành, thầy nhiếp tâm, an trú tâm. Tức là tâm thầy định tĩnh rồi, thầy định tĩnh được ba mươi phút rồi. Mà bây giờ triển khai được cái tri kiến giải thoát của thầy, hoàn toàn thầy triển khai được cái Định Vô Lậu thì còn ai mà làm động tâm thầy. Thì làm sao thầy còn nói những cái lời nói mà các con thấy rằng thầy chưa có giải thoát, các con hiểu không? Còn hiện giờ thầy định tĩnh nhưng mà tâm của thầy - hoàn toàn cái tri kiến giải thoát của thầy, thầy chưa nắm vững. Thì nó chưa hiểu chứ gì? Nó chưa hiểu thì nó còn Vô Minh chứ gì? Vô Minh thì làm sao mà thầy không nói lời nói làm các con nhận thấy thầy thiếu sót, các con hiểu không?
Thì các con thấy, do cái người người ta hiểu người ta nói lời nói đó ra; người ta biết lời nói này là nó không đúng; người ta biết liền bởi vì người ta Minh mà! Mà Định Vô Lậu là triển khai tri kiến cho ta trở thành Minh chứ không phải Vô Minh. Thì bây giờ mấy con học những bài mà Thầy cho mấy con làm bài luận như thế này thì mấy con triển khai cái tri kiến. Thậm chí có nhiều người viết. Trời ơi! Thầy đọc quá mệt! Nó gần một cuốn tập vầy nè! Thay vì học trò nó viết thì chừng bốn trang giấy thôi, một cái bài luận này mà bắt Thầy đọc chừng ba người, người nào cũng một tập giấy như vầy chắc chết ông thầy luôn. Hời ơi! Thầy phải đọc hết đó, mấy con!
Mà mấy con viết nhiều quá trời quá đất. Người nào cũng viết cả xấp như vầy chứ đâu viết ít, ghê gớm lắm! Nhưng mà Thầy vẫn đọc hết mới biết được cái sai, cái đúng của mấy con chứ. Nếu mà không biết để triển khai cái đúng của mấy con; mặc dù là có nhiều cái, thay vì Thầy phải chỉnh kỹ lưỡng lắm nhưng mà Thầy thấy cái hiểu của mấy con chưa lệch lạc lắm.
Nhưng mà Thầy cứ lần lượt hướng dẫn cho mấy con có cái tri kiến mà xoáy vào, xoáy vào lần lượt từng cái đối tượng để cho mấy con biết rõ về nhân quả cụ thể rõ ràng. Để niềm tin của mấy con tin sâu vào nhân quả rồi từ đó có những ác pháp đến là mấy con hoá giải liền tức khắc.
Cho nên lớp này là lớp Chánh Kiến rồi tới Chánh Tư Duy, dạy cho mấy con từ cái ý thức, mấy con suy nghĩ rồi tới dạy Chánh Ngữ, cái lời mấy con nói.
(37:28) Cho nên vì vậy Thầy dạy cho mấy con ba cái lớp học này. Tới cái lớp Chánh Ngữ thì mấy con không bao giờ nói đại, không bao giờ mấy con nói đại. Tâm định tĩnh của mấy con, mấy con phóng xuất theo cái nghiệp của mấy con, cái thói quen của mấy con - khi có điều gì nói ra, mấy con tự nói chứ không tự suy nghĩ. Còn khi mà người ta dạy mấy con cách thức được tâm định tĩnh để mấy con ở trên cái chỗ suy nghĩ rồi mới nói ra. Nghĩa là trước khi muốn nói lời nói nào mấy con cũng đều suy nghĩ. Còn bây giờ hầu hết nhiều khi mấy con nói theo thói quen, nói theo thói quen của mấy con, nói theo nghiệp.
Thói quen - nghiệp là thói quen chứ không phải gì khác! Do nói theo thói quen, khi mà mình gặp một người nào đó, trong bụng mình có chất chứa một cái gì đó; nó nói theo cái nghiệp đó; nó nói ra! Cho nên nhiều khi mấy con nói người ta - xét qua lời nói, người ta biết mấy con không giải thoát, người ta biết liền mấy con nói cái đó không đúng, người ta hiểu liền. Cho nên vì vậy Định Vô Lậu rất cần thiết, và Định Chánh Niệm Tỉnh Giác để cho mấy con tu tập định tĩnh mà thôi.
(38:40) Hôm nay mấy con biết cách tu đúng, chứ từ lâu tới giờ mấy con tu sai, nghĩa là ức chế. Cho tới giờ phút này mà xét lại cho kỹ lưỡng mặc dù là ba mươi phút, hai mươi phút hay mười lăm phút, nếu mà xét kỹ lưỡng chắc chắn là mấy con chưa an trú được. Nghĩa là mấy con thấy cái số, chẳng hạn mười lăm phút mà mấy con nhiếp tâm được thì cái số đó một ngày có thể được một lần hoặc là hai lần, còn bao nhiêu thì nó ở trong cái nhiếp tâm của mấy con thôi chứ hoàn toàn mấy con chưa chủ động được hết. Vì hiện giờ tại sao? Qua cái Định Vô Lậu mà xét thì mấy con chưa đủ sức hàng phục được những cái niệm đó. Cái tri kiến của mấy con chưa đủ sức để mà "ngăn ác, diệt những cái ác pháp đó"; cho nên tâm mấy con còn niệm.
(39:29) Qua những cái bài làm của mấy con, Thầy xác định được tri kiến của mấy con chưa xả được cái tâm cho nên niệm vẫn còn. Mà mấy con nói rằng mười lăm, hai mươi, ba mươi phút, năm phút, Thầy tin rằng cái điều - Thầy chưa có trắc nghiệm mấy con khi ngồi tu hoặc đi kinh hành, chưa trắc nghiệm đâu - nhưng mà xét qua cái Định Vô Lậu Thầy biết mấy con nhiếp tâm một phút, hai phút là cao chứ chưa chắc mấy con có được hai, ba mươi phút này đâu. Thầy biết! Trừ ra những người nhiếp tâm lọt vào tưởng thì họ sẽ nhiếp được bao nhiêu đó. Nghĩa là rơi vào trạng thái tưởng thì sẽ nhiếp không có niệm khởi, an trú bằng an trú tưởng thì mình sẽ nhiếp được. Còn hoàn toàn nếu mà ở ý thức của mấy con thì sẽ nhiếp không được.
Đó, thì mấy con hiểu! Thầy rất hiểu, bởi vì khi mà làm thầy thì phải hiểu tất cả những phương pháp, cách thức chứ mà nếu không rõ thì không thể làm thầy được. Cho nên bây giờ mấy con thấy như Thầy, Thầy hiểu. Như mấy con ra làm thầy, mấy con biết tâm niệm của người ta ra sao, mấy con hiểu; rồi mấy con biết được cái Vô Lậu của người ta thế nào mà mấy con hiểu được người ta không niệm. Bởi vì Thầy căn cứ rất rõ ràng, căn cứ cái chỗ tu của mấy con, căn cứ từ cái tri kiến của mấy con hiểu biết thì Thầy biết.
Nếu mà nói chung chung thì ai cũng nói vô thường. Các pháp vô thường ai cũng biết, nói nhân quả ai cũng biết mà biết chung chung, biết theo kiểu không cụ thể lắm, không rõ ràng lắm. Do đó cái chung chung đó nó không có giải quyết được cái Vô Lậu của mấy con đâu. Cho nên mấy con cũng biết nhưng mà khi người ta nói tiếng nói gì đó thì mấy con có tức giận trong bụng, có bất toại nguyện trong bụng liền tức khắc. Cái biết đó là cái biết chung chung chưa sâu, tri kiến giải thoát của mấy con mới có tri kiến chứ chưa có giải thoát. Nên sự tu tập của mấy con phải tu tập nhiều hơn nữa. Do như vậy hiện giờ Thầy sẽ sắp xếp lớp của mấy con lại.
(41:40) Thì như, Chơn Niệm một phút, Thanh Quang một phút, Tri Ngộ một phút, mấy con vào cái lớp một phút. Bắt đầu bây giờ mấy con sẽ tu phút thứ hai, mấy con phải tu tập phút thứ hai. Nếu một phút mà mấy con tu còn niệm chưa có an trú được thì không có tu phút thứ hai được đâu. Các con nhớ!
Tu sinh: Bạch Thầy! Con xin ghi lại một phút được không, thưa Thầy!
Trưởng lão: Vậy hả con, một phút phải không con? Vậy mấy con phải vào cái lớp một phút này để mà nhiếp tâm lên cái phút thứ hai. Vì mình an trú được một phút mình mới tu phút thứ hai. Mình tu từng phút chứ không có được tu nhiều. Để rồi từng phút đó mình tu.
Ví dụ như con tu phút thứ hai, nhưng mà buổi sáng con tu phút thứ hai, hai phút không có niệm, thì tốt chứ sao! Nhưng mà gần tới trưa, trưa xả nghỉ ăn cơm, tu phút thứ hai lại có niệm. Do đó mình ở chỗ có niệm đó; mình mới dùng cái Định Vô Lậu; mình xả nó đi, chứ mình đâu có ức chế nó nữa. Con hiểu không? Rồi buổi chiều mình tu, nhiều khi mình tu suốt buổi chiều cứ hai phút nó không có niệm sao thì đó là tốt thôi, chứ gì! Nhưng mà buổi tối coi chừng vô nó có niệm mà có niệm thì dừng xả. Mà chừng nào vào hai phút từ sáng đến chiều, từ tối đến khuya hoàn toàn hai phút không có niệm thì mình phải tăng lên chứ. Không lẽ mình ở chỗ đó sao? Con hiểu chỗ đó không? Tăng lên đến tiêu chuẩn nào mà Thầy bảo dừng lại, lúc bấy giờ Thầy biết là cái sức định tĩnh của mấy con ở mức độ đó đủ rồi.
(43:37) Thì tâm của mấy con đã dùng được cái Định Vô Lậu, mấy con xả được nó. Nó thanh tịnh được rồi thì lúc bấy giờ - coi như cả hai bên đều được rồi; con hoàn tất con đường tu. Bên đây định tĩnh, bên kia nhờ pháp Vô Lậu quán xét, xả mới được định tĩnh. Nó định tĩnh nó nhu nhuyến, nhu nhuyến mới xả được, con hiểu không? Lúc bấy giờ, nó dễ sử dụng rồi; con sai bảo sao nó nghe hết, như vậy con làm chủ chứ gì! Con hiểu không? Cái chỗ hướng dẫn qua những danh từ của đức Phật dạy thì chúng ta biết cách thức để mà nhiếp tâm, an trú, để làm chủ sự sống chết của chúng ta! Chứ không có gì đâu!
Bây giờ mấy con tu một phút, nghĩa là từ đây cho tới một năm, Thầy hướng dẫn cho mấy con. Nói một năm chứ thật sự ra trong sáu, bảy tháng như đức Phật đã nói: "Bảy ngày, bảy tháng, bảy năm". Chúng ta dở thì bảy tháng, trong vòng nhiếp suốt thời gian tu tập này bảy tháng mấy con đạt được tiêu chuẩn định tĩnh đến mức độ nào, thời gian nào, đúng của nó, và đồng thời Định Vô Lậu, hoàn toàn triển khai tri kiến của mấy con đầy đủ hết, thông suốt hết rồi thì mấy con sẽ chứng đạo chứ không có gì hết.
Đó là con đường học, tu, đào tạo mấy con vậy thôi! Tới đó là kể như mấy con Vô Lậu rồi, đâu có còn gì nữa! Thì lúc bấy giờ mấy con chứng quả A La Hán, luôn ở bờ bên kia chứ đâu có về bờ bên đây nữa đâu. Các con hiều không?
Cho nên đức Phật nói, rất dễ: "Bờ bên kia, bờ bên đây". Nghĩa là có hai con đường: "Con đường thiện và con đường ác" phải không? Do đó mình ở con đường thiện chứ dại gì mình ở đường ác. Tại vì mình còn Vô Minh cho nên mình mới kẹt ở trong con đường ác; cho nên mình mới có Lậu Hoặc. Còn ở đường bên kia thì đâu còn Lậu Hoặc. Không còn Lậu Hoặc thì chứng đạo chứ làm sao mấy con nói không chứng đạo!
(45:23) Có dễ không? Mấy con thấy có dễ không? Nhưng mình phải tập luyện, chứ đâu phải không tập luyện mà được. Bây giờ tất cả những người còn trẻ, còn sức khoẻ thì mấy con còn khả năng còn sức khỏe. Mặc dù bây giờ mấy con bốn mươi tuổi, năm mươi tuổi mà còn sức khoẻ thì mấy con tu theo cái điều Thầy hướng dẫn - một phút.
Còn những người hai phút : Minh Thống hai phút, Minh Nhân hai phút, Pháp Châu hai phút, Nguyên Tịnh hai phút. Mấy con mà hai phút thì vô một lớp, mấy con tu phút thứ ba. Nếu hai phút mấy con còn niệm mà tu phút thứ ba coi chừng mấy con lại "hỏng chân" mấy con nữa? Không đủ sức nhiếp tâm đâu. Khi nào mấy con tu một phút được rồi, an trú được rồi thì lên phút thứ hai.
Còn bây giờ ở hai phút an trú được thì mấy con phải tăng lên phút thứ ba. Cái lớp học nó phải tăng lên như vậy chứ không có cách nào khác, bởi không lẽ để cho mấy con tu tập hai phút hoài sao? Mấy con phải lên phút thứ ba. Bởi vì cái trường lớp đào tạo khi mà nhiếp tâm được, an trú được cái thời gian này thì mình phải tăng lên thời gian khác chứ không để mất thời giờ. Mình phải tiến tới chứ không phải lui. Mình nhiếp được thì mình phải tiến tới cho đến cái thời gian đúng, tới đó thì dừng lại. Thầy biết rằng tâm sẽ nhu nhuyến, tâm sẽ định tĩnh nhu nhuyến dễ sử dụng rồi. Thì lúc bấy giờ mấy con hoàn toàn điều khiển được sự sống chết của mình một cách rõ ràng và cụ thể không còn khó khăn.
Tu sinh: Bạch Thầy! Cho con lùi xuống hai phút.
Trưởng lão: À! Con xuống dưới lớp hai phút phải không?
Ờ! Con nhiếp tâm được hoàn toàn trong hai phút, an trú được phải không con? Rồi con sẽ xuống lớp hai phút. Con sẽ tu phút thứ ba. Nghĩa là mình hai phút được rồi thì mình mới tu phút thứ ba. Chứ còn nếu mình chưa được mà mình tu phút thứ ba là coi chừng mình dậm chân tại chỗ mất, không tiến nữa. Người ta sẽ lên phút thứ tư, thứ năm mà mình còn ở đó hoài không có tiến tới.
(47:43) Còn những người nào tu ba mươi giây, mười bước, thì Thầy gồm chung hai mươi bước, ba mươi giây thì những người ấy gồm vào một cái lớp để tu một phút. Nghĩa là ba mươi giây mấy con tu lên một phút để làm cái chuẩn, tu lên một phút. Và trong một phút đó nếu mà không có niệm thì tốt có sao đâu, mấy con tu nhiếp tâm, đi kinh hành hoặc là dùng hơi thở, hoặc là dùng tất cả mọi cái. Nếu người nào tu hơi thở mà bị chướng ngại thì phải báo cho Thầy. Mà đi kinh hành có những chướng ngại, có những trạng thái tưởng gì lưu xuất ra thì báo cho Thầy liền. Để Thầy kịp thời chặn đứng nó lại liền; không để cho nó phá mấy con. Do như vậy sự nhiếp tâm để tu tập định tĩnh thì những người ba mươi giây, là chưa tới một phút - như Pháp Ngộ, như Thiện Trí, như Phước Tồn - mấy người sắp xếp vào ba mươi giây thì mấy con hãy tu tập lên một phút.
Thầy không dạy mấy con tu nhiều - một phút. Trong khi một phút đó có niệm thì mình sẽ dùng Định Vô Lậu quán xét mà tư duy; mặc dù lớp Vô Lậu chúng ta chưa hoàn chỉnh. Khi mà cái lớp Vô Lậu hoàn chỉnh thì cái vấn đề mà nhiếp tâm, an trú này rất dễ dàng, không còn khó nữa, chúng ta đủ sức phá nó. Nhưng ở đây, nhiều khi nó hiện ra cái niệm đó mà chúng ta chưa thông suốt được cái niệm đó như là Ái Kiết Sử; nhưng chúng ta sử dụng qua nhân quả cũng dẹp nó được chứ không phải không! Bởi vì cái chùm nhân quả, trong Ái Kiết Sử thì nó là cái chùm nhân quả của chúng ta rồi, cho nên chúng ta áp dụng qua nhân quả cũng hoá giải nó được liền, cũng xả nó được liền.
(49:44) Nếu mà nó có hiện tượng xảy ra trên thân của chúng ta - Thân Ngũ Uẩn của chúng ta - cái niệm mà nó khởi về cái Thân Ngũ Uẩn thì lúc bấy giờ chúng ta đang thông suốt được cái Vô Lậu của nhân quả thì chúng ta cũng áp dụng nó vào cái Thân Ngũ Uẩn nhân quả của chúng ta cũng được chứ không sao hết. Chúng ta cũng xả được mà bằng nhân quả. Bởi vì cái tri kiến mà nhân quả nó rộng rãi lắm; nó sẽ xả được mọi mặt của nó. Bởi vì chúng ta từ… cái môi trường của chúng ta là môi trường nhân quả, quy luật nhân quả rồi. Con người chúng ta cũng sinh ra từ nhân quả cho nên cái nhân quả nó rộng rãi lắm. Khi chúng ta nắm được, hiểu được, thấu suốt được nhân quả thì mỗi tâm niệm của chúng ta đều có thể nói rằng đều nằm trong nhân quả mà ra hết. Bởi vì nó thuộc về Ý Hành; cho nên nó thuộc về nhân quả. Từ đó chúng ta kê nhân quả ra quét nó thì nó phải bay thôi chứ không thể nào khác. Cho nên nói chung là "cây chổi" nhân quả nó sẽ quét được tất cả các niệm mà nó không bị ức chế.
Mặc dù bây giờ, mấy con làm những cái bài luận nhân quả; có, nếu cần thiết thì mấy con lặp đi lặp lại và càng lặp đi lặp lại là càng hay. Thí dụ như Thân Hành Nhân Quả, rồi Khẩu Hành Nhân Quả đó là những cái mà các con lặp đi, lặp lại một hai lần thì cũng thấm nhuần rồi.
Nhưng mà các con về cái Ý Hành của nhân quả, mấy con lặp đi, lặp lại rất nhiều bài. Mấy con viết nhiều bài, càng viết bao nhiêu về Ý Hành Nhân Quả bao nhiêu thì mấy con càng thấu suốt bấy nhiêu. Vì cái đó là chủ chốt, điều kiện tất cả những quy luật của nhân quả đều nằm trong Ý Hành. Nhân quả sai nó làm cái gì đều qua cái Ý hết. Cho nên cái hành động, lời nói, hành động thân của con đều nằm trong Ý chủ động hết.
(51:32) Nhưng vì nó trở thành một cái nghiệp cho nên Ý chúng ta làm theo nghiệp; cho nên chúng ta làm không suy nghĩ. Ví dụ người ta chửi mình, mình tức giận liền! Sự thật ra nó có sự nhanh chóng của nó là vì thói quen nó giận như vậy, chứ sự thật ra nếu con người suy nghĩ rồi, đúng sai rồi; chúng ta mới giận mới đúng! Còn đằng này chúng ta làm theo cái nghiệp, tức là nghiệp của nhân quả. Cho nên bây giờ chúng ta làm cho nó định tĩnh lại, chậm lại để chúng ta đủ hoàn toàn điều kiện chủ động, chứ không bị động nữa, không bị động của quy luật nhân quả. Cho nên nội học nhân quả không mấy con cũng đủ sức xả từng cái niệm khởi trong đầu mấy con, đủ sức xả rồi. Chứ chưa nói mấy con thông suốt hết cái quán của Định Vô Lậu.
(52:17) Bây giờ mấy con đã hiểu rồi thì bắt đầu người nào mà nhiếp tâm và an trú tâm trong thời gian dài thì những người đó được Thầy kiểm tra trở lại. Cho một ngày nào đó Thầy cho riêng đến đây. Những người đó - năm, ba người đến đây Thầy kiểm tra lại coi thời gian nhiếp tâm như thế nào. Thầy chịu khó - mấy con ngồi đây ba mươi phút thì Thầy cũng ngồi đây ba mươi phút. Mấy con ngồi tu hay đi kinh hành một giờ thì Thầy cũng ngồi đây một giờ để xem xét sự nhiếp tâm. Từ trong tâm niệm của mấy con Thầy xem coi mấy con nhiếp được hay không?
Bởi vì cái thời gian này dài mà mấy con nói được, nhưng mà Thầy xét không được. Khi mà Thầy thấy con còn có niệm này kia thì Thầy bắt quỳ hương, bắt phạt đó! Tại vì mình nói không thật. Phạt cái lỗi không thật chứ không phải phạt lỗi nhiếp tâm sai đâu, phạt lỗi mấy con không thật! Bởi vì mình nhiếp tâm, có niệm mình biết, không niệm mình biết! Tại sao mình dối gạt Thầy, phải không? Thầy kiểm tra! Những người tu một phút hai phút, còn có thể không cần kiểm tra mấy con đâu. Khả năng con người chúng ta vẫn nhiếp được một, hai phút. Nhưng nhiếp được thời này mà thời khác chưa được do đó chúng ta còn có thể ở đó mà dùng Định Vô Lậu xả nó để cuối cùng chúng ta làm chủ được trong một phút không có niệm mà không bị ức chế. Các con hiểu chưa?
(53:43) Cho nên vì vậy trong sự tu tập này mấy con ghi mười lăm phút, năm phút, ba mươi phút; đó là những người mà được Thầy ghi danh, sau đó Thầy sẽ gọi mấy con vào cái lớp riêng. Ở đây năm, ba người vào cái lớp riêng kiểm tra lại cái điều này để xét lại. Nếu người nào nói sai là Thầy bắt quỳ gối, bắt quỳ hương. Thầy đốt cây hương bắt quỳ gối - cái lỗi là cái lỗi nói không đúng. Nghĩa là phạt cái lỗi nói trật, nói sai.
Con hỏi Thầy điều gì?
Tu sinh: ( không nghe rõ )
Trưởng lão: Vậy hả? Được rồi. Mình lấy cái căn bản nhất để làm gì mấy con biết không? Để mình tu cho được, nếu mình có sức nhiếp tâm được thì mình tăng nhanh lên. Con thấy không?
Ví dụ như bây giờ mấy con được năm phút mà mấy con chọn lấy một phút thôi. Rồi sau đó Thầy cho mấy con tu hai phút; mấy con thấy mình đâu có niệm gì đâu, hai phút mình vẫn nhiếp tâm bình thường không có niệm gì. Thì sau khi nhiếp tâm đó, mấy con tu đến phút nào đó, thì như hai phút thì trong khi Thầy cho mấy con lên cái lớp ba phút hay bốn phút, Thầy kiểm tra chứ đâu để cho lên đại sao? Thầy nhắm được rồi Thầy cho lên.
Bởi vì khi nào học lớp nào; ở đây là cái chương trình đào tạo rồi mấy con. Bây giờ muốn cho học trò mình lên lớp khác thì ít ra mình phải cho nó thi chứ hoặc cho làm bài xem được không chứ! Con thấy ở trường đời người ta học kiến thức văn chương thôi nhưng người ta vẫn có mà một năm học vẫn có hai kỳ thi; những kỳ thi "lụt cáo huyện" để lấy cái điểm đó và cái điểm người ta học trong lớp rồi cộng lại rồi mới cho học trò lên lớp. Chứ nếu không thì làm sao biết trình độ làm sao mà cho lên lớp. Có phải mấy con thấy?
(55:42) Còn ở đây cũng vậy, đó là chương trình đào tạo chứ đâu phải để cho mình tự tu không đâu! Mà tự tu, mấy con thấy từ hồi nào tới giờ Phật giáo mình tự tu có người nào chứng không? Đâu có chứng! Tu điên, tu khùng ngồi ba, bốn giờ ngồi trắng trờ con mắt; có nhiều người thức điên, thức khùng thức trắng trờ con mắt mà cuối cùng có được giải thoát gì đâu! Thầy nói có được giải thoát gì đâu! Bởi vì có nhiều khi khuya một hai giờ hoặc mười một mười hai giờ, Thầy đi Thầy thấy mấy con bật đèn sáng trưng. Có người thì đi tới đi lui trắng trờ con mắt mà Thầy thấy chẳng có được cái gì hết. Cố gắng lắm, siêng năng lắm nhưng mà cuối cùng có được gì! Còn có người thì bật đèn sáng trưng mà ngủ khò. Tưởng đâu tu nhiều nhưng mà lại ngủ.
Thật sự ra, mấy con đừng có dối Thầy. À, cái giờ này là mười giờ, giờ này còn đang chín giờ hay tám giờ mà mấy con tắt đèn đi ngủ Thầy cũng biết; đó là cái người thật. Còn cái người tắt đèn mà cứ nói là tôi tu thì người này dối, không thật! Giờ tu thì bật đèn lên chứ ông tu cái kiểu gì mà tắt đèn tối thui. Như vậy là tu sao? Đó cũng là cái hình thức dối.
Còn bật đèn mà nằm ngủ là cũng là dối gạt người khác, nói "Ông này tu dữ vậy ta? Mười một, mười hai giờ mà ông chưa có ngủ kìa, đèn sáng trưng!” Như vậy mà đi đến thất thấy ngáy khò khò. Như vậy là sai, mấy con!
Ở đây, đức Phật đã nói "Có năm điều khó, mà cái điều không thành thật là khó tu"; bởi vì chính mình không thành thật với mình rồi, mình còn thành thật với ai đâu! Đã mình dối mình rồi thì mình cũng dối người khác thôi.
(57:25) Cho nên khi mà dạy cho La Hầu La, các con thấy đức Phật dạy rất rõ ràng. Nghĩa là cái người nói dối thì không có pháp ác nào mà họ không làm. Cái người mà thiếu thành thật rồi thì không có pháp nào mà họ không làm. Cho nên mình tự dối mình rồi thì mình sẽ dối mọi người. Vì vậy khi Thầy đi kiểm tra, Thầy thấy rất rõ ràng người nào ra sao Thầy biết hết. Mấy con không thể dấu được Thầy đâu. Thầy đã đứng ra hướng dẫn thì không thể dối.
Cho nên gì vậy mà Thầy nói thật; nếu mấy con dối Thầy thì mấy con sẽ tu không được. Tốt hơn mấy con nên về thì tốt hơn! Chứ còn tu mà dối trá thì không nên tu. Bởi vì đạo Phật không được dối trá, không được quyền dối trá. Nó có một cái giới là không nói dối mà mình dối trá, mình xảo quyệt. Và đồng thời có năm điều kiện không tu được, "Tâm dối trá là một trong năm điều kiện không tu được". Các con thấy!
Và cái người liệt tuệ là không tu được, khó tu. Bởi vì không chịu làm mà làm thì nói bậy nói bạ. Cũng như Thầy đưa cái Định Vô Lậu, Thầy bảo là nhân quả thảo mộc thì "ông này nói đâu trên trời, ống có nói về thảo mộc đâu, nói về mây về gió ở đâu đó", thì như vậy là liệt tuệ rồi chứ còn gì! Các con thấy, có nhiều người họ viết bài Thầy nói: “Ông này hiểu nhân quả kiểu nào đây!” Đó là cái liệt tuệ, nó không hoạt động được, nó không hiểu.
Cho nên trong sự tu tập mà chúng ta muốn tu tập được giải thoát thì chúng ta phải làm từng bước, từng bước một.
HẾT BĂNG