00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 024B (NAM) - VẤN ĐẠO LÀM CHỦ NGỦ NGHỈ - TÔN TRỌNG PHÁP - OAI NGHI TẾ-HẠNH - ĂN UỐNG - CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC

CK 024B (NAM) - VẤN ĐẠO LÀM CHỦ NGỦ NGHỈ - TÔN TRỌNG PHÁP - OAI NGHI TẾ HẠNH - ĂN UỐNG - CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh (Nam)

Thời gian: 25/11/2005

Thời lượng: [51:22]

1. VẤN ĐẠO LÀM CHỦ NGỦ NGHỈ

(00:00) Trưởng lão: Ở đây, Thầy xin trả lời 1 vài câu hỏi, nó cũng thiết thực vào cái đời sống của chúng ta ở đây.

Câu hỏi thứ nhất: "Sau khi đi kinh hành 30 phút, con ngồi nghỉ thì thường hay bị gục hay là chìm trong giấc ngủ 5 phút rồi mới tỉnh. Vậy là tại sao, xin Thầy chỉ dạy cho con cách thức khắc phục?".

Sau khi đi kinh hành 30 phút, mình đi 30 phút rồi, rồi bắt đầu ngồi nghỉ thì thường hay bị gục hay là chìm trong giấc ngủ trong 5 phút rồi mới tỉnh. Ở đây thì xin Thầy để chỉ dạy cách thức, sau khi đi kinh hành thì mình thấy không có buồn ngủ.

Cho nên khi mình ngồi lại thì mình thường hay bị gục, hay chìm trong giấc ngủ 5 phút hoặc 10 phút gì đó, có khi thậm chí như 30 phút không chừng.

Nhưng mà muốn khắc phục được điều này thì chúng ta cảnh giác. Trong cái giờ đó mà đi kinh hành, chúng ta biết rằng hay bị gục bởi vì chúng ta để ý trước khi đi, lúc bây giờ ngồi lại để nghỉ thì chúng ta rất cảnh giác. Mà muốn cảnh giác mà cho nó đừng có bị gục đó thì chúng ta nên nhớ tác ý, mình tác ý: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự”, rồi thỉnh thoảng mình lại tác ý: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự”. Nghĩa là lúc nào mình cũng nhớ tác ý câu đó thì nó sẽ giữ cho tâm mình định tỉnh, chứ nếu mình để mình ngồi yên lặng 1 hơi thì nó sẽ gục. Đó là cách thức mình đã đi kinh hành rồi, cho nên bây giờ mình ngồi lại nghỉ mà bị gục, thì do đó mình muốn cho nó đừng gục thì chỉ còn có phương pháp ngồi nghỉ đó mà tác ý mà thôi.

Hay là như trong bài Định Niệm Hơi Thở thì đức Phật nói: “Với tâm định tỉnh, tôi biết tôi hít vô; với tâm định tỉnh, tôi biết tôi thở ra”. Thì lúc bây giờ mình ngồi nghỉ, mình dễ bị buồn ngủ đó, thì mình nên nhắc. Không có bị gục, chưa có bị thùy miên nhưng mà chúng ta biết rằng mình ngồi sẽ bị gục; mình cảnh giác trước mà, cho nên mình nhắc: “Với tâm định tỉnh, tôi biết tôi hít vô; với tâm định tỉnh, tôi biết tôi thở ra”. Rồi mình hít vô - hít ra khoảng 4 hay 5 hơi thở, khoảng chứ không đếm, nhưng rồi mình lại nhắc: “Với tâm định tỉnh, tôi biết tôi hít vô; với tâm định tỉnh, tôi biết tôi thở ra". Đó là cách thức để khi mình ngồi nghỉ mà mình khắc phục được nó. Hoặc mình sẽ tác ý: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự; không có ngủ, không có hôn trầm, không có thùy miên; phải thanh thản, an lạc, vô sự”. Mình nhắc nó vậy rồi thì mình lại ngồi, rồi mình lại nhắc, rồi mình lại ngồi, rồi mình lại nhắc; cứ như vậy thì suốt cái thời gian mình sẽ khắc phục được cái buồn ngủ của mình.

Mà tốt hơn, mình thấy rằng mình dù có nhắc mà nó vẫn ngủ, thì tốt hơn hết, mình ráng đứng dậy đi kinh hành để phá cái thời gian cho nó thật tỉnh, tỉnh thật tỉnh, rồi mình mới ngồi lại, chứ còn không tỉnh thì không nên ngồi.

Đó là cách thức để phá cái buồn ngủ khi mình ngồi, đức Phật đã trang bị cho chúng ta có cái đề tài: “Với tâm định tỉnh, tôi biết tôi hít vô; với tâm định tỉnh, tôi biết tôi thở ra”. Nhớ cái câu này để mà ghi khắc, để mà tập luyện cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở. Nếu mà chúng ta không biết áp dụng cái Định Niệm Hơi Thở thì chúng ta dễ bị gục lắm đó.

(03:26) “Thời tu tập tối của con là đến 10 giờ đi ngủ. Vậy con có nên tu đến 10 giờ, hay là tu đến 9 giờ 30 phút hoặc là 9 giờ 45 phút rồi xả nghỉ?”

Ở đây con chọn 10 giờ, thì cứ đúng 10 giờ. Nghĩa là nó có buồn ngủ trước cái giờ đó - nhất định là chiến thắng nó bằng cách chúng ta đi kinh hành, bằng cách chúng ta ngồi lại tác ý: “Với tâm định tỉnh, tôi biết tôi hít vô; với tâm định tỉnh, tôi biết tôi thở ra”. Để mà cho đúng giờ rồi chúng ta đi ngủ; nghĩa là làm chủ giờ giấc của mình, làm chủ cái ngủ của mình.

Làm chủ ăn - ngủ; mà giờ sai, mà đi ngủ trước giờ, tức là không tập làm chủ. Vì chúng ta có tập làm chủ thì chúng ta mới làm chủ được cái ăn, cái ngủ của chúng ta.

Do đó, giờ ngủ cho ngủ, mà giờ thức là phải thức, chứ đừng ngủ trước, mà đừng có dậy trễ thì nó không đúng! Đó là cách thức chúng ta phải khắc phục cho được. Chọn 10 giờ là 10 giờ, mà 9 giờ rưỡi thì 9 giờ rưỡi. Mình chọn giờ nào thì lấy thời khóa đó làm cái chuẩn, chứ không được - lúc 10 giờ, lúc 9 giờ rưỡi đi ngủ, thì không được!

2. ĐIỀU CHỈNH GIỜ NGỦ PHÙ HỢP VỚI ĐẶC TƯỚNG

(04:46) “Mặc dù con để đồng hồ báo thức là 2 giờ sáng. Đến gần 2 giờ, con giật mình thấy tỉnh táo (khoảng 1 giờ rưỡi). Vậy con có nên dậy tu tập hay là phải đợi đến 2 giờ sáng mới được tu tập? Có lúc 12 giờ 15 phút sáng con đã giật mình dậy, cho nên ngủ tiếp, nhưng ngủ tiếp thì chỉ nằm mơ và cảm thấy rất tỉnh. Biết là đang nằm mơ chứ không có buồn ngủ nhưng vì chưa biết sức mình có chiến đấu nổi với hôn trầm, thùy miên hay không cho nên con chưa dám thức luôn, nhưng con có cảm giác là không muốn ngủ nữa và biết chắc rằng khi ngủ 10 giờ thì sẽ thức dậy trước 2 giờ sáng. Vậy xin Thầy chỉ dạy con làm gì?”

Ở đây, chúng ta có phương pháp để đẩy lui được cái hôn trầm, thùy miên, cái buồn ngủ của chúng ta. Thì hiện bây giờ, chúng ta biết được cái sức của chúng ta ngủ trong mấy giờ. Thay vì bây giờ, từ 10 giờ, chúng ta thức dậy là 2 giờ, nhưng mà khoảng từ 10 giờ đến 2 giờ - chúng ta thấy cái thời gian đó có lúc chúng ta thấy chúng ta ngủ. Còn cái thời gian mà chúng ta ngủ, khoảng thời gian đó chúng ta thấy nó thừa quá nhiều, có khi mình thức trước đó 30 phút hay là 1 tiếng đi, nó thừa cái thời gian đó, nó tỉnh mà nó không ngủ nữa, mình biết cái sức của mình là nó ngủ bây nhiêu đó thôi chứ nó không có ngủ nhiều. Do đó mình có thể tăng giờ lên, nhất định là chiến đấu. Mình lượng mình thấy rõ ràng cái sức của mình.

Còn bây giờ, nằm làm biếng mà nằm tới, nằm lui như vậy thì nó phí cái thời giờ mình rất uổng, nó không ngủ mà nó lại nằm. Do đó, mình thức dậy tu tập liền tức khắc, mình tập tỉnh thức hoặc là tập xả tâm hoặc đi Thân Hành Niệm - có lợi ích, chứ còn nằm mình ráng…​

Do đó, mình căn cứ vào cái sức ngủ của mình mà mình giữ gìn cho cái thời khóa của mình theo cái sự tu tập. Đừng nghĩ, đừng sợ là mình sẽ không chiến thắng nó được! Bởi vì sức ngủ mình như vậy là nó có sức phục hồi cái sự mất mát của cơ thể của mình, nó chỉ ngủ trong khoảng thời gian đó thôi. Mà nếu mình để mình nằm đó mà không ngủ thì nó lại lười biếng, cái đó là tập lười biếng.

(07:29) Cái tánh lười biếng nó cũng rất xấu, nó không ngủ mà nó nằm đó hà, nó không chịu dậy thì đó là cái tính lười biếng. Còn kêu là nó ngủ, mà nó thức là nó thức - vốn chúng ta ở đây là phá đi cái tánh lười biếng.

Cho nên đạo Phật có cái Chánh Tinh Tấn - cho nên tinh cần, siêng năng chứ không được lười biếng! Mà muốn tinh cần, siêng năng, không lười biếng thì phải phá cái tính lười biếng. Tính lười biếng là nằm đó, lăn qua, lộn lại đó mà không chịu dậy; cứ nằm đó, nói rằng mình nghỉ chứ sự thật ra mình có nghỉ gì đâu, tốt hơn - mình thức dậy.

Vì vậy mà con có thể chọn buổi khuya mình vẫn giữ đúng 2 giờ mình thức dậy, nhưng buổi tối mình có thể tăng lên 10 giờ rưỡi mình đi ngủ cũng đâu có sao, bởi vì mình thấy mình còn thừa cái thì giờ khoảng thời gian đó.

Thay vì mình tập làm sao mà tới giờ ngủ, mình bảo: "Thân tâm phải ngủ đi, giờ này là phải ngủ!". Mình nhắc sao mà khi nào mình nhắc cái chút xíu là mình ngủ, đừng có để nó nằm đó rồi nó lăn qua, lộn lại, nó lười biếng đó. Rồi tới chừng đó, cái giờ mà nó ngủ, lại là cái giờ mình dậy - nó làm cho mình uể oải, mệt nhọc.

Cho nên, mình tập làm sao tập làm chủ cái ngủ của mình, vào nằm ngủ bảo: “Ngủ đi, thân tâm phải ngủ, không có được nằm đây mà lăn lộn!", rồi mình nhẹ nhàng mình nương vào hơi thở; rồi từ từ mình thở rất nhẹ, nhẹ lần, nhẹ lần, nó thiếp vô nó ngủ. Tập dần nó sẽ quen đi. Cũng như là mình có tập mình mới làm chủ được cái ngủ, còn mình không tập thì không làm chủ được cái ngủ.

Thí dụ như Thầy bây giờ, Thầy nằm xuống, Thầy bảo: “Thân tâm ngủ đi!" thì nó nằm im lìm nó ngủ, nó rất tỉnh táo, chứ nó không phải là nó trăn trở, nó lăn lộn, mà nó cũng không nghĩ gì hết cho nên nó nằm yên, nó nằm im lìm nó ngủ. Nó ngủ với tính cách rất tỉnh, chứ nó không phải ngủ với tính cách mê - mê có nghĩa là ngủ mà không biết.

Còn Thầy ngủ - nó yên lặng, tự nó yên lặng nó nghỉ ngơi, yên lặng nó ngủ, nó ngủ với cái tỉnh táo hẳn hòi. Cho nên trong cái ngủ của Thầy, ai đi, Thầy nghe Thầy biết được, mà nó ngủ chứ không phải nó thức.

Đó, mình tập được cái sự làm chủ cái ngủ của mình như vậy, bảo nó ngủ là nó nằm im lìm. Mà bảo nó bất động tâm, thanh thản, an lạc, vô sự thì hoàn toàn nó bất động tâm, nó thanh thản chứ nó không phải ngủ. Còn bảo nó ngủ nó nằm im lìm nhưng mà ai rục rịch gì nó nghe hết, mà nó không phải ở trong trạng thái thanh thản đâu. Bởi vì ở trong trạng thái ngủ của nó cho nên nó nằm im.

Bởi vì 1 người tu - người ta thấy rõ được cái trạng thái nó rõ ràng lắm; còn mình chưa tu thì mình chưa có biết, cho nên mình không có nhận ra được lúc mình ngủ, nó tỉnh như thế nào; mà lúc nó ngủ quên, thì mình thấy nó quên mất nên cho đó là ngủ, nhưng sự thật ra thì mình tập riết rồi mình sẽ làm chủ được cái điều này.

Cho nên xét qua cái chỗ mà câu hỏi của con, thì Thầy thấy cái giờ giấc của con ngủ đó thì nó thừa, thời gian mà ngủ nó thừa, cho nên con có thể tăng lên 10 giờ rưỡi là tốt nhất!

(10:30) “Hiện nay, con thấy sức khỏe của con chỉ nên đi ngủ lúc 10 giờ tối, còn thức dậy sáng sớm mấy giờ cũng được vì con thấy sáng sớm con có đủ sức để chiến đấu với hôn trầm, thùy miên. Do đó, con không kéo dài giờ ngủ đến 10 giờ 30 hoặc 11 giờ đêm. Vậy theo Thầy có sao không? Con ngủ dần dần có sức tỉnh thức con sẽ sẵn sàng tăng lên như sau. Vì sáng sớm dậy con vẫn bị hôn trầm, thùy miên cho nên con nghĩ con tập phá cho có sức tỉnh thức sau 21 giờ, sáng lúc đó muốn dậy sớm cũng chưa muộn”.

Sự thật ra thì mấy con thiện xảo, khéo léo, do mình hiểu mình hơn ai hết; do đặc tướng của mình - mình hiểu hơn ai hết thì mình tập dần. Bởi vì dù sao đi nữa mấy con cũng tập dần làm chủ được cái ăn cái ngủ của mình chứ không phải là tập thức suốt đêm đâu, mà làm sao cái ngủ mà tỉnh đó, chứ đừng có ngủ mê thì nó bị si; cái ngủ làm sao tỉnh.

Cho nên mình tập như thế nào để mà ngủ, để mà phục hồi được cái cơ thể mình trong giấc ngủ mà lại rất là tỉnh táo, đó là cách thức phải luyện tập. Mình cần nhắc: "Thân tâm phải ngủ, mà tâm phải rất tỉnh!", nhắc nó lần, rồi nó sẽ được. Bởi vì cái pháp Như Lý Tác Ý nó rất hay! Là vì nó điều khiển được các thân hành của chúng ta, các cái thân tâm của chúng ta - nó điều khiển được, do đó chúng ta sử dụng. Hiện giờ thì nó chưa có hiệu quả nhưng tập riết rồi nó sẽ có hiệu quả!

3. TÔN TRỌNG PHÁP (MẶC ÁO TRÀNG KHI TU TẬP)

(12:19) “Xin Thầy chỉ dạy cho con biết khi tu tập trong cốc phải mặc áo tràng hay là mặc áo ngắn cũng được?”

Sự thật, ở trong thất của mấy con đó thì mấy con mặc áo ngắn của mấy con cũng được chứ không có sao. Trừ ra mấy con đi ra ngoài thì đó là cái tướng tu của mình rồi - cái tướng phước điền rồi, thì mấy con mặc cái áo dài đi ra ngoài thì nó có vẻ cung kính Pháp.

Còn ở trong thất, mấy con gọn ghẽ thì mấy con mặc áo ngắn cũng được. Nhưng cái lòng cung kính tôn trọng Pháp đó, mà mình ở trong thất khi không tu thôi mà tu thì mình mặc áo tràng vô mình tu tập - coi như là mình rất là tôn trọng Pháp.

Cũng như mình đến lạy Phật mà mình mặc áo ngắn thì mình thấy như vô lễ, nó thiếu cái lòng cung kính; mà mặc áo dài rồi, mình đến mình đảnh lễ Phật thì mình thấy là mình tỏ cái lòng cung kính Phật. Thì cái Pháp cũng vậy, cung kính Phật - cung kính Pháp - cung kính Tăng, ý nghĩa của nó là cung kính những cái điều mà đem lại lợi ích cho mình.

Cho nên, sau khi hỏi những cái điều này, thì ngay trong thất mà nếu mà chúng ta tu tập mà nó cẩn thận, kỹ lưỡng từng Pháp đó - thì cái ăn mặc, chiếc áo tràng chúng ta mặc vào thì chúng ta quá tôn trọng Pháp. Mà tôn trọng Pháp thì chúng ta không có tu tập một cách dễ duôi; mà tu tập kỹ, hẳn hòi, đàng hoàng.

Cho nên, một khi mà chúng ta choàng cái áo vô để mà ngồi tu đó, thì nó cẩn thận hơn là chúng ta mặc cái áo ngắn. Mặc áo ngắn - coi chừng thấy tu cho nó tiện lợi nhưng không khéo chúng ta lại có cái ý hờ hững ở trong cái sự tu tập của mình, nó không có nhiệt tâm!

Còn mình có vẻ trịnh trọng, cung kính Pháp. Cho nên, không mặc áo dài thì thôi mà mặc áo dài mà tu thì phải tu cho thật sự! Có nhiều người mặc áo dài cũng tu lấy lệ thì cái chuyện đó là mình không có thật sự! Cũng như mặc áo vô lạy Phật mà cái lòng không cung kính Phật thì cũng như là không.

Cho nên ở đây, cái tướng của chúng ta mặc áo dài nghĩa là chúng ta có lòng cung kính Pháp. Vì vậy mà khi ôm pháp tu - như là chúng ta tôn trọng đức Phật dạy.

Cho nên, vì vậy mà theo Thầy thiết nghĩ ở trong thất mà tu tập để mà nhiệt tâm với cái Pháp mà chúng ta tu thì nên mặc áo dài để cho nó tượng trưng; vừa cái áo nó cũng nhắc cho chúng ta phải tu tập cho đúng cách, không khéo thì chúng ta tu lấy lệ. Đó là những cái điều mà sách tấn cho chúng ta sự tu tập.

4. OAI NGHI TẾ HẠNH

(14:42) “Chúng con là cư sĩ, vào Tu viện tập sống theo đệ tử Phật. Do đó, cách cầm bát như thế nào là đúng cách? Chúng con chưa rõ, xin Thầy chỉ dạy cho con biết!”

Nghĩa là cách thức cầm bát thì mấy con hiện giờ đó, nhìn thấy những người khất sĩ họ cầm như thế nào thì mấy con cầm như thế nấy. Vì bộ giới Oai Nghi Tế Hạnh trong cái giới luật của đức Phật đó, Thầy chưa có soạn xong. Thầy nghĩ rằng Thầy soạn xong thì Thầy vừa dạy cho mấy con mà cũng là vừa trao sách cho mấy con đọc và nghiền ngẫm những cái oai nghi tế hạnh.

Vì trong 100 giới chúng học nó cũng nói rất nhiều về oai nghi tế hạnh của người tu sĩ, nhưng còn một số nữa ở trong các kinh nói về oai nghi tế hạnh. Do đó, Thầy phải viết ra để chỉ cho mấy con biết cách thức từ đi khất thực cho đến cách ngồi ăn, cách mặc y áo. Mọi cách đều phải như thế nào đúng - như thế nào sai?

Bây giờ thì mình nhìn thấy cái hạnh của người nào tốt đó thì mấy con sẽ bắt chước theo cái hạnh đó. Cái người đó ôm cái bát như vậy, mình thấy nó đẹp đẽ thì mình nên bắt chước cái hạnh đó mà mình ôm. Chứ còn bây giờ nếu mà dạy nữa thì phải dạy chung, mà dạy nữa thì cái giờ này chưa phải tới cái giờ đó, nó phải chờ 1 tháng hoặc 2 tháng nữa thì mới tới phần dạy đó.

Còn bây giờ, hiện giờ chúng ta đang học tu về Chánh Niệm Tĩnh Giác, về Định Vô Lậu, thì chúng ta đang tu ở trên các pháp này; giờ xen vô mà dạy nữa thì không có thời giờ mà chúng ta dạy. Cho nên khi mà dạy để mà thọ thực - cái oai nghi tế hạnh mà thọ thực đó, Thầy sẽ đem cơm lên đây - Thầy sẽ ăn; rồi cái ăn của Thầy, Thầy sẽ hướng dẫn cho mấy con thực hiện ngay trên cái ăn uống chứ không phải nói trên lý thuyết suông. Và đồng thời, Thầy kiểm tra coi mấy con ăn có đúng hay không đúng. Đó là cái thực hành qua cái oai nghi tế hạnh!

Cho nên, ở đây thì mấy con sẽ tự cố gắng khắc phục mình cách thức ăn uống mà Thầy nói ăn trong tỉnh thức đó, để chúng ta ăn cách thức cho nó đúng cách; bởi vì nó còn dại, vì mấy con cũng như 1 đứa bé mới tập đi, mà nếu không có hướng dẫn cho mấy con từng cách thức đi thì mấy con sẽ sai. Vì vậy mà có sự hướng dẫn rất là kỹ lưỡng, chứ không phải là nói suông.

Còn hiện giờ thì mấy con chỉ bắt chước mà thôi, nhìn thấy cái oai nghi của người nào mà đi khất thực, ôm bát mà có oai nghi, thì mấy con bắt chước. Làm cư sĩ mấy con đều là tu sĩ hết! Ở đây, chiếc áo của mấy con vậy chứ mấy con tu vẫn chứng đạo chứ không phải không chứng đạo đâu. Mấy con là những tu sĩ đó.

5. ĂN UỐNG (OAI NGHI ĂN TRONG BÁT)

(17:29) “Khi ăn chuối, Thầy nói là phải dùng muỗng, cắt nhỏ từng đoạn vào bát rồi ăn; có khi chúng con nhận quả táo cứng, già, không dùng muỗng được thì sao hả Thầy?”

Nếu mà dùng muỗng không được đó, thì sự thật ra trái táo đó, cũng có thể nói rằng khi đó mình phải gọt vỏ, mình phải có dao rồi mấy con. Trong khi đó thì tứ sự của mỗi người đều phải có những vật dụng của tứ sự rồi.

Cho nên khi mình dùng ăn, cái muỗng của mấy con xắt trái chuối thì nó dễ, xắt trái táo thì nó khó, hoặc có những trái khác nó còn khó hơn. Thì do đó, chúng ta phải có một cái con dao để mà tứ sự của người tu nó phải có đầy đủ vật dụng của nó.

Chứ chúng ta cầm trái chuối hoặc là cầm trái táo mà cắn mà ăn như thế này - gọi là ăn ngoài bát chứ không phải ăn trong bát, mà ăn ngoài bát thì nó không phải là cái hạnh của người tu.

Cho nên buộc lòng chúng ta - cái bánh hay cái gì đó, chúng ta cũng bẻ, bỏ vào trong bát, rồi chúng ta mới múc lên ăn; chứ không được cầm cái bánh mà cắn ăn - đó là ăn ngoài bát chứ không phải ăn trong bát. Mà Phật dạy chúng ta ăn trong bát, chứ không có ăn ngoài bát!

Cách thức của đức Phật dạy như vậy tức là oai nghi tế hạnh của một người tu, do như vậy thì chúng ta phải cố gắng tập luyện. Và đồng thời, cái hỏi của con thì như vậy chúng ta phải tìm cách như thế nào để mà chúng ta bẻ nhỏ cái miếng pôm hay trái táo đó cho nhỏ, cho vừa múc bỏ vào miệng; chứ không được cầm trái táo hay trái pôm bỏ vào miệng, mình cầm cắn từng miếng mình ăn.

Bởi vì cái hành động ăn như vậy nghĩa là cầm của một con vật - cắn xé ăn; hoặc là cầm một cái trái cây mình cắn ăn như thế này thì cái hành động đó là còn hành động của động vật. Còn con người chúng ta hơn - là chúng ta có cái tay, và chúng ta có cái trí óc - biết; và chúng ta luôn luôn ăn ở trong bát, chén; chứ không phải là còn con vật để mà ăn như vậy.

Do đó, khi đức Phật đã phát hiện được con người mình có trí tuệ, cho nên cái oai nghi của mình, tế hạnh của mình có - cho nên Ngài bảo mình ăn trong bát chứ đừng nên ăn ngoài bát. Đó là cái ý để chúng ta tránh cái hành động ăn uống của chúng ta giống như loài động vật. Tránh đi! Nghĩa là không có để chúng ta còn là một động vật nữa, mà là con người thật là con người. Cho nên nó có những oai nghi tế hạnh đó.

(20:03) “Còn chè hoặc bánh trái, chúng con có cần đổ vào bát, bánh bẻ nhỏ ra cho vào bát, bởi vì chè đã đựng riêng trong hộp nhựa nhỏ?"

Chè thì mấy con để riêng, chứ đừng đổ chung ở trong cơm. Các con nhiều khi chè cũng đổ chung, rồi canh cũng đổ chung; rồi đồ ăn nào là dưa, rau cũng đổ chung, rồi cơm cũng chung thì món ăn của mấy con như vậy không đúng cách của Phật! Phật nói: “Ăn món mềm, món cứng” phải không? Món mềm, món cứng chứ đâu phải đổ chung thành ra 1 món đâu!

Do sự ăn uống của chúng ta nó phải đúng oai nghi tế hạnh. Bây giờ chè, người ta bỏ trong hộp hoặc trong bọc, sau khi mình ăn cơm rồi, mình trút cái chè đó vào bát của mình. Bây giờ chè người ta đựng trong cái hộp nhỏ như vậy, khi ăn thì đừng lấy cái hộp mà múc ngay từ bên cái hộp đó mà ăn, mà chúng ta hãy đổ cái chè đó vào trong bát của chúng ta.

Bởi vì cái bát là cái chỗ mà chúng ta ăn cơm, cho nên chúng ta không ăn ở trong hộp mà chúng ta trút nó vào cái bát; cũng như chúng ta trút bọc chè vào trong bát chúng ta ăn. Khi chúng ta đi khất thực mang về, người ta cho cái bọc, thì mình để riêng ra; đừng có trút lộn xộn trong cơm, chè, cơm, này kia - làm như vậy chúng ta nói là ăn như vậy không còn dục nhưng sự thật là ăn như vậy không đúng cách.

Cái dục hay không dục - là chúng ta làm chủ. Bây giờ chúng ta ăn cái đó - chúng ta ngon mà chúng ta ngăn chặn được cái ngon, mà không vì đó mà thèm khát thì đó là cái làm chủ. Chứ không phải làm chúng ta tê liệt, ăn không biết ngon - cái đó sai!

Như vậy chúng ta nghe, chúng ta thấy - ta khoét con mắt, ta khoét lỗ tai, làm cho đừng nghe thấy; như vậy trở thành một người tàn tật chứ còn gì nữa mà gọi là tu! Đức Phật nói: “Người thiếu căn là người khó tu”.

Cho nên ở đây, căn chúng ta còn là chúng ta làm chủ, đó là cách thức tu tập của đạo Phật. Chúng ta làm chủ, học làm chủ, chứ đâu phải học làm đui, làm không nghe hoặc học để làm cho mình tê liệt, mà ăn uống không biết cảm giác gì!

Chúng ta ăn ngon mà chúng ta làm chủ, chúng ta không thèm. Chúng ta biết nó là món ăn bất tịnh, dù ngon cách gì nó cũng là vật bất tịnh. Chúng ta dùng tri kiến của chúng ta hiểu biết rất rõ, cho nên chúng ta không đắm chìm trong cái ngon đó mới là người tu theo đạo Phật.

Cho nên ở đây đừng có trộn lộn tùm lum tà la hết thành thứ cháo thập cẩm, đủ thứ hết; mặn không ra mặn, ngọt không ra ngọt, cái gì nó không ra cái gì; cứ ráng nuốt, như vậy là mình đã sai! Cho nên khi mình muốn ăn món gì đó, sau khi mình ăn cơm, ăn chè xong rồi, đến phần bánh thì mình bẻ cái bánh ra bỏ trong bát, rồi mình lấy cái muỗng; nếu không có muỗng thì mình bốc cái miếng bánh vừa - bỏ trong miệng mình, chứ không được cầm cái bánh mà cắn.

Mà lấy một miếng bánh - cho dù bây giờ Thầy nói mình không có muỗng mình múc đi, mình lấy cái tay đi, nhưng mình vẫn bẻ bánh bỏ ở trong cái bát của mình. Rồi chừng đó mình lấy từng cái miếng bánh vừa cái miệng của mình, mình bỏ vào miệng rồi mình ăn - ăn bốc giống như Phật ngày xưa. Hãy làm như vậy, chứ không nói: “Tôi không ăn bốc! Tôi cầm cái bánh, tôi cắn tôi ăn.” Như vậy là tôi ăn ngoài bát - ăn sai, không đúng cách, không đúng tế hạnh của người tu. Cho nên ở đây, mấy con tập luyện dần nó quen đi, rồi mấy con sẽ thấy oai nghi tế hạnh rất đẹp khi mình ngồi ăn.

6. OAI NGHI TẾ HẠNH ĐI CHÂN ĐẤT

(23:40) “Con thấy có vài cư sĩ đi khất thực, không mang dép. Vậy xin Thầy chỉ dạy cho con rõ?”

Ở đây, trong khi các tu sĩ không mang dép đi thì da chân người ta chạm đất quen rồi. Thì dưới đất có những vi khuẩn, khi các con mang dép quen rồi mà đi đất thì mấy con bị ngứa chân; còn người ta đi quen rồi cho nên nó có sự phản ứng, nó không bị ngứa chân.

Còn cái quan trọng là ở chỗ cái tu của mình. Mình mang cái đôi dép - mình muốn đôi dép cho đẹp, cho sang - thì không! Cái phương tiện cho mình đi, mình tránh cái sự làm cho mình ngứa chân hoặc cái vùng dơ bẩn thì cũng tốt. Nhưng đúng cái hạnh ngày xưa đức Phật là không có dép đâu!

Bây giờ chúng ta có dép, chúng ta mang quen; khi nào chúng ta muốn tập luyện để đi không dép thì lúc đó Thầy sẽ hướng dẫn cho mấy con. Còn bây giờ thì mấy con tự nhiên, đừng có thấy người ta không mang dép rồi mình mang dép thì mình ngại ngùng hoặc là thế này, thế khác.

Nhưng mà con hỏi vậy là đúng! Hiện giờ chúng ta là những người cư sĩ cũng chưa hẳn mà những người tu sĩ cũng chưa hẳn. Cho nên, chừng nào mà thấy Thầy bỏ dép thì các con sẽ bỏ dép, còn Thầy chưa bỏ dép thì tức là Thầy sẽ nói những cái oai nghi tế hạnh nào đó để dạy mấy con. Thì bắt đầu mấy con cứ đi khất thực - mang dép không sao hết, không có gì hết.

Chừng nào mà cái vấn đề đó, Thầy sẽ dạy tới oai nghi tế hạnh không mang dép thì Thầy sẽ nói. Và đồng thời mấy con sẽ thấy cái đó họ phải tập luyện như thế nào? Để không - mấy con sẽ bị ngứa chân là 1 điều đau khổ, nó cũng làm cho mấy con khó tu!

7. OAI NGHI TẾ HẠNH KHI SỐNG GẦN NHỮNG THẤT BỎ TRỐNG

(25:21) “Gần cốc con có vài cái cốc (thất) trống, không người ở. Có nhiều thứ trong cốc con không có đủ như chén, đũa, muỗng, xà bông, chổi…​. Vậy con có được phép qua mấy cái cốc trống lấy về xài không? Hay là cần gì thì cứ hỏi cô Út, không nên qua cốc khác lấy?”

Đúng vậy! Qua những cốc đó người ta có đồ dùng, mình không nên lấy; mà mình muốn thì mình hỏi cô Út, cô Út sẽ cho những cái khác.

Bởi vì hầu hết là có 1 số tu sĩ - khi có người về, người ta bỏ lại; thậm chí như đèn đuốc họ cũng tháo, họ đem về thất họ để họ xài. Thì như vậy, cái hành động lấy như vậy là không tốt! Nó có cái - coi như cũng là của chùa thôi, nhưng mà điều kiện như vậy - nó không tốt!

Giờ thất mình không có cây chổi hay bóng đèn thì cứ đến xin thôi, đức Phật dạy mình đi xin thôi! Còn cái thất của người khác là có người - người ta đến đó, người ta có đủ. Thí dụ như bây giờ nó không nhưng mai 1 có người đến thì nó đã có những cái đó để họ sử dụng - nó không phải là mình qua mình lấy.

Mình qua lấy thì mai 1 cô Út cũng cho người ta những cái đấy, cung cấp cho người ta; nhưng tốt hơn hiện giờ - tại mình đến cái thất. Mình không có thì mình cứ xin, mình thưa hỏi. Mình xin, mình thưa những điều cần dùng cho mình; không có xà bông, không có giấy, không có này kia, không có chổi…​ cứ đến hỏi cô Út. Không có thau, không có ca, không có gì đó…​ cứ đến hỏi cô Út xin. Vấn đề - thất họ có, mình nhất định không đến lấy!

Mình giữ gìn mình như vậy thì tất cả những gì trong thất đó coi như là của 1 người nào họ chưa đến thôi; cái đó là của người đó họ chưa đến, cái duyên của họ chưa đến. Nhưng mà họ đến thì của đó là của họ, họ được xài; khi họ về thì họ để lại cho người khác. Có duyên họ đến thì có họ xài.

Còn chúng ta đến cái thất, chúng ta không có thì chúng ta đi xin, khi về thì chúng ta để lại tất cả hết, vì đó là của chùa mà. Chúng ta để lại, chúng ta không mang 1 thứ gì, chúng ta còn có ba y - một bát thôi! Chúng ta để lại. Người khác mà có duyên - họ đến thì họ dùng; chúng ta không đến thất người khác lấy.

(27:32) Như vậy, luôn luôn nó bảo vệ được cái thất nguyên vẹn, không còn mất mát cái gì. Tại vì cái thất của mình đến đây thì nó đã bị người khác đã lấy đi chỗ khác rồi, cho nên bây giờ mình không có. Thay vì thất nào cũng có đủ đồ dùng hết, nhưng mà có người đến thấy cái thất này trống, không có - họ lấy đi. Cho nên bây giờ nó không có, cho nên đến mình phải xin, chứ sự thật ra nó có đầy đủ.

Con lại hỏi: “Những cái cốc bên cạnh, vì không người ở nên bị dơ, không ai quét dọn. Vậy con có được quét dọn hay không, vào lúc rảnh rang?”

Được, bởi vì chẳng hạn như cái thất đó không có ai ở mà thấy đèn vẫn bật sáng, thì mình cũng có quyền mình tắt để tiết kiệm. Và cái thất đó không ai ở thì nó dơ, nó bị rác này kia, mình có thể mình quét dọn sạch sẽ ở những thì giờ mình rảnh.

Chính mình làm những công việc đó để bảo vệ Tu viện. Trách nhiệm là mình có bổn phận bảo vệ cả Tu viện của mình luôn chứ không phải chỉ riêng cái thất của mình không, cho nên mình không thờ ơ.

Khi người khác người ta đến, người ta vừa đến người ta cũng thấy sạch sẽ, người ta vào. Còn nếu mình không quét dọn thì cái thất đó, thì các con thấy mỗi lần mà có người đến xin, thì cô Út với 1 số mấy cô ra dọn dẹp cho mấy con. Bởi vì lâu ngày không có ai ở, nào là nó rác rến này kia nọ nó dơ. Còn nếu chúng ta ở gần, thấy vậy chúng ta đến chăm sóc thì khi có người ở thì cô Út đỡ vất vả, không cực khổ, mà người đến ở cũng sạch sẽ.

Cho nên, chúng ta chỉ dành thì giờ rảnh rang mà chăm sóc 1 cái thất gần ta thôi; không có ai ở thì ta quét dọn, đó là điều tốt, không có gì hết! Khi có người khác đến ở mà mình đã làm sạch sẽ cho người khác ở thì đó là 1 điều hãnh diện lắm mấy con, chứ không có gì hết. Còn Thầy thấy mỗi lần có người xin đến ở, cô Út và mấy cô phải đến dọn, rửa, quét này kia rồi mới đưa người ta vào.

Chứ đưa vào mà người ta mới ở xa người ta đến, người ta rất lọng cọng ở trên vấn đề này - chổi không biết ở chỗ nào, nước không biết ở chỗ nào, cho nên người ta không biết làm sao cho cái thất này sạch sẽ. Do như vậy, mấy con ở gần mà thấy có những điều mà nó bẩn, mấy con quét dọn thì nó quá hay, quá đỡ cho cô Út nhiều.

8. ĐỊNH THƯ GIÃN LÀ TIỀN THÂN CỦA TỨ NIỆM XỨ

(30:04) “Xin Thầy chỉ dạy cho chúng con biết cách ngồi tu Tứ Niệm Xứ. Khi ngồi, mắt có được tự do nhìn hay không, giống như tự nhiên, không phải nhìn chăm chăm vào 1 vật?”

Tu Tứ Niệm Xứ - nó tu trong 4 oai nghi mấy con, nó không bắt chúng ta tập trung nhìn chăm chăm như là tu Chánh Niệm Tỉnh Thức đâu, nó không phải vậy!

Tu Tứ Niệm Xứ là chỉ trên 4 chỗ để khắc phục những ưu phiền của nó thôi, còn hoàn toàn nó như 1 người bình thường, sống bình thường mới gọi là Tứ Niệm Xứ. Chứ không phải tu Tứ Niệm Xứ là bắt chúng ta ngồi thiền nhập định, nó không phải đâu! Tứ Niệm Xứ - ở trên các con nghe cái pháp Tứ Niệm Xứ rồi: “Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu" - khi nó có ưu phiền thì mình khắc phục, mình làm cho nó hết ưu phiền thôi.

“Trên tâm quán tâm để khắc phục tham ưu” - khi mà cái tâm nó có những cái niệm mà nó làm ưu phiền thì mình mới khắc phục nó, mà không có thì thôi; là bình thường thôi chứ nó đâu phải ngồi mà kềm chế nó bằng cách nhìn chăm chăm để giữ tâm thanh thản đâu! Chính cái nhìn chăm chăm giữ thanh thản thì trái lại nó không phải là Tứ Niệm Xứ.

Chúng ta sống bình thường, có ưu phiền gì trên thân, thọ và các pháp thì chúng ta nên tác ý, nên dùng pháp để đẩy lui không còn chướng ngại nữa mà thôi, thì như vậy mới gọi là tu Tứ Niệm Xứ. Cho nên ở đây, chúng ta - mắt thì được nhìn ngó tự do nhưng mà có gì chướng ngại ở trong thân tâm chúng ta được?

Thí dụ như ngồi tu Tứ Niệm Xứ, con có thể nhìn trời, nhìn mây gì cũng đều được hết. Mà mình nhìn nhưng mà mình lắng nghe được thân tâm mình có chướng ngại không, còn không chướng ngại thì không có sao hết.

Cho nên tu Tứ Niệm Xứ rất dễ dàng! Bởi vì các con nghe Định Sáng Suốt không? Cũng tức là cái Định Thư Giãn, nghỉ ngơi - nó là tiền thân của Tứ Niệm Xứ. Cho nên Tứ Niệm Xứ mà con tu, Thầy nói - người mà ôm con dao vào cái pháp tu Tứ Niệm Xứ là chỉ có quét thân, thọ, tâm của nó thôi chứ không có tu cái gì hết. Nó không có ôm pháp gì hết, như vậy mới biết là tu Tứ Niệm Xứ, chứ không khéo là không biết tu Tứ Niệm Xứ.

Bởi vì nó thuộc về Chánh Niệm - cái niệm bất động chứ không có cái gì hết. Chứ không phải Chánh Niệm là nó ở trong cái niệm thân hành hoặc là niệm cái hơi thở của nó - không có ở trong đó. Nhưng mà khi thanh thản, an lạc, vô sự thì tự nó nó biết hơi thở ra - vô; chứ còn không có tập trung trong hơi thở. Cho nên tu Tứ Niệm Xứ rất dễ dàng, không có gì khó khăn hết!

9. KHẮC PHỤC THÂN TÂM

(32:30) “Mọi sự động tĩnh của các cơ trên cơ thể hoặc các bộ phận của thân, con cần biết hay là không?”

Nghĩa là luôn luôn mình tu Tứ Niệm Xứ, là mọi sự kiện xảy ra trên thân và tâm của mình là mình đều biết hết, như vậy mới gọi là tu Tứ Niệm Xứ, để mình biết mình khắc phục nó.

“Khi bị ngáp vậy, con nên để tự nhiên hay là phải tác ý liền để không cho nó ngáp? Con thấy khi tác ý thì ngáp ngừng ngay!"

Sự thật ra, nó ngáp có nghĩa là nó đang buồn ngủ thì mình tác ý để cho nó dừng cái ác pháp đó - tức là nó sắp sửa nó hôn trầm, thùy miên; tức là nó báo động cho mình biết đó. Tức là con ngáp là nó báo động biết là con sẽ buồn ngủ rồi, cho nên vì vậy mình nên tác ý bảo: “Dừng đi! Ở đây định tỉnh, chứ không có được ngáp! Chừng nào tao cho ngủ thì mới được đi ngủ chứ không có ngáp ngáp!" Vậy đó!

Còn nếu mà nó còn ngáp nữa thì đánh cho nó 1 bạt tai, nó ớn à! Thấy không, con hiểu chưa? Nó báo động cho biết đó là nó muốn ngủ rồi nhưng mình giờ này mình chưa cho ngủ.

10. THÔNG HIỂU GIỚI LUẬT - ĐỨC HẠNH ĐỂ TRAU DỒI OAI NGHI TẾ HẠNH

(33:35) Thì như vậy là tất cả những câu hỏi của con, thì ở đây - mấy con cũng nên áp dụng chính những lời Thầy dạy cho mấy con thấy để mà biết cách. Sau này tới những giờ học về oai nghi tế hạnh, sau này Thầy kêu các con tiến, tiến hơn nữa. Thì tức là mấy con Định Vô Lậu - thì mấy con quán xét; tới Định Chánh Niệm Tĩnh Giác - các con nhiếp tâm được 30 phút rồi thì bắt đầu Thầy dạy những oai nghi tế hạnh cho mấy con.

Tức là những giới luật - đức hạnh đều là mấy con được học hết, tu sĩ và cư sĩ đều được học hết. Bộ giới luật mà Thầy sắp sửa cho ra đời có 6 tập chứ không phải là 1 tập hay 2 - 3 tập đâu, mà 6 tập. 6 tập đó, thì mấy con ngồi trước mặt Thầy đây, là cư sĩ, mấy con đều được học hết; không có người nào mà Thầy không bắt buộc học, học mà học luôn cả oai nghi tế hạnh.

Bởi vì đạo Phật là đạo đức, đạo đức cho nên đức hạnh rất là quan trọng! Do nó là đạo đức con người, cho nên nó hoàn toàn phải học oai nghi tế hạnh hết, không có người nào là không học! Ở đây, đạo Phật không phải là đạo thần thông mà nó là đạo đức, đạo đức nhân bản - nhân quả; buộc lòng mấy con phải học oai nghi tế hạnh để thực hiện cái đạo đức của nó.

Giới luật mấy con phải rành, người nào nói giới gì cũng phải rõ ràng - đức hạnh ở đâu, chỗ nào? - Mấy con phải cụ thể, rõ ràng; chứ không được học cho lấy có, học lơ mơ đâu! Để chúng ta sống hằng ngày qua cái hành động đạo đức của chúng ta - mà không thuộc, không hiểu làm sao sống? Làm sao đúng được?

Cho nên hiện giờ, cái đầu tiên mà Thầy thấy ở đây được tổ chức mà mấy con đi khất thực đó là 1 điều đức hạnh - cái hạnh của 1 người tu sĩ rồi đó! Mấy con ôm bát đi xin ăn, đó là bắt đầu để chuyển biến cho 1 cái giai đoạn.

Và cơm không nấu trong nhà bếp ở trong Tu viện nữa, mà ở đâu nấu đem đến đây - đó là chuyển biến rất lớn của sự tu tập của chúng ta. Để đi dần vào cái đức hạnh của thời đức Phật, cái oai nghi tế hạnh của thời đức Phật: trong chùa không được nấu nướng - mà từ lâu Thầy ước ao cái điều đó lắm, mà đến hôm nay mới thực hiện được thì mấy con thấy đó là ước nguyện của Thầy đã thành tựu được.

Ở đâu người ta đem cơm tới đây, mình không nấu gì hết - đó là cái hạnh của thời đức Phật. Mà trong khi cả Tăng đoàn như vậy mà không nấu nướng, 1250 vị Tỳ kheo mà không nấu nướng, các con thấy biết, ghê gớm! Ở đâu thì người ta đem đến, hoặc là mình đi xin thôi, chứ còn trong chùa không được nấu!

Và mình ở đất nước Việt Nam thì những chùa đều có nhà bếp nấu nướng hết, thậm chí như các Tu viện tu thiền mà vẫn có nhà bếp ở trong Tu viện. Còn bây giờ mình biến dần được, 1 cái đất nước chúng ta mà biến dần được có chỗ đi xin thế này thì Thầy thấy rất tuyệt vời! Nhưng làm sao duy trì được nó - cái đó là rất khó, bởi vì phải làm sao duy trì cho được!

Đây là cái tập của Kim Quang thì Thầy trả lại cho con.

11. THẦY DẠY NHIẾP TÂM VÀ AN TRÚ LỚP CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC

(36:25) Và tiếp tục, hiện giờ mấy con ghi cho kỹ 1 ngày, 2 ngày. Bây giờ mấy con nghe kỹ Thầy nhắc: 1 ngày, 2 ngày, mấy con xét lại sự nhiếp tâm của mấy con kỹ, như thế nào - để ghi chép cho đúng; 1 phút thì để 1 phút, 2 phút thì để 2 phút.

Xét lại trong những ngày gần đây, đây là bắt đầu qua vấn đề tu tập tỉnh thức rồi mấy con. Nghĩa là Thầy, khi mà mấy con ghi kỹ hẳn hòi rồi, Thầy xếp kỹ rồi thì Thầy bắt đầu vào trong cái lớp học Chánh Niệm Tĩnh Giác, buộc lòng mấy con nhiếp tâm được phút nào thì chắc phút nấy, chứ còn không có được sai nữa.

Để rồi từ cái căn bản đó mới nâng các con đi lên, đi lên để nhiếp tâm, bắt đầu đây là tu về Chánh Niệm. Nhất định là chúng ta chết bỏ, chứ chúng ta không có nói: “Bây giờ tôi nhức đầu, thôi tôi không tu được!” Không được! Nhức đầu - chết bỏ đó! Thầy nói thật sự mà, tới cái lớp này rồi mà Thầy dạy tới nhiếp tâm, mà người nào chết Thầy cho chết, Thầy đem chôn liền chứ thầy không có sợ đâu!

Nghĩa là dạy bây giờ mà mấy con nói bây giờ: "Nhức đầu quá - loạn thần kinh", Thầy nói, điên - Thầy đem nhốt trong bệnh viện Biên Hòa chứ Thầy không có sợ đâu! Nghĩa là lúc này là lúc chúng ta chứng đạo chứ không thể nào mà chúng ta còn sợ hãi cái sự chết chóc, cái sự bệnh tật nữa.

Mà có Thầy, Thầy nói là mấy con đừng có sợ, Thầy dạy mấy con có căn bản để mấy con đi vào. Từ lâu Thầy có những kinh nghiệm trên sự hướng dẫn, tu mà sai, mà ức chế tâm, để đến khi mà bị căng mặt, căng mày thì Thầy đều đã biết hết; cách thức của mấy con tu tập như thế nào Thầy đã biết hết. Còn bây giờ Thầy dạy mấy con đi từng phút, từng giây; mấy con đi lên đến mức độ nào mà nó thích nghi được mới tăng lên; không thích nghi được, Thầy không cho tăng lên.

(38:03) Nghĩa là thích nghi thì coi như mình ổn định được thần kinh của mình, mà không thích nghi mà mình chưa ổn định được thần kinh mình, mà tiến tới thì nó loạn thần kinh. Các con hiểu không? Mà nó rơi vào các tưởng nữa, nó khó!

Còn bây giờ có sự hướng dẫn của Thầy, Thầy không sợ. Bây giờ mấy con tu 1 phút cho Thầy, người nào tu 1 phút thì ghi 1 phút; người nào tu 2 phút, ghi 2 phút để mà Thầy kiểm tra cho chặt chẽ, mà Thầy nâng đỡ cho mấy con lên chứ còn không phải tu lơ mơ đâu!

Không phải tu như mọi lần nữa đâu, mọi lần là để cho mấy con tự tu, cho nên Thầy biết mấy con dậm chân tại chỗ, tu không tới đâu hết! Còn bây giờ nói về tỉnh thức là phải tu như thế này, thế này. Thầy bắt đầu kiểm tra sức nhiếp tâm của mấy con ở 1 phút hay 2 phút, điều đó là điều phải chắc chắn.

Vậy mấy con kiểm điểm lại coi những giờ tu đó, mấy con đi kinh hành, mấy con hít thở, nhiếp tâm coi nó đạt được như thế nào, mấy con ghi cho Thầy.

Nhiếp tâm là mấy con biết được hành động của mấy con, mà không nhiếp tâm được thì có khi nó nhớ cái hành động và có khi nó quên, tức là nhiếp tâm không được. Còn nhiếp tâm được là lúc bây giờ 1 phút, 2 phút, 3 phút vẫn biết rõ ràng cái hành động của mình đó là nhiếp tâm được.

Còn an trú được là không 1 vọng tưởng nào, không 1 niệm nào xen vô được - gọi là an trú. Còn chưa an trú là có niệm - mà an trú là không có niệm.

Mà ở đây, nhiếp tâm được rồi an trú cho được. Chẳng hạn như bây giờ: con nhiếp tâm được 5 phút mà chỉ an trú được 2 phút, Thầy chỉ căn cứ vào chỗ an trú của mấy con, để rồi bắt buộc con phải nhiếp tâm lên 4 phút.

An trú luôn là ở 3 phút nhưng mà nhiếp lên là 4 phút; và đồng thời trong 4 phút đó mình nhiếp 1 thời gian trong 1 tuần lễ, thì Thầy sẽ tăng lên an trú lên 4 phút. Mà 4 phút được rồi thì mới cho an trú được 4 phút, rồi Thầy mới cho mấy con nhiếp lên 5 phút, nhiếp lên 5 phút vẫn giữ an trú trong 4 phút; tu từng bậc.

Sau khi mà nhiếp tâm trong 5 phút được thì bắt đầu bây giờ an trú trong 5 phút, an trú trong 5 phút được mới tăng lên 6 phút; đi từng bước, chứ không có tu lu bù nữa, không có tu đại nữa, giờ nào ra giờ nấy. Đó là cách thức tu tập, sự hướng dẫn của Ngài.

Cũng như bây giờ các con quán cái Định Vô Lậu sai thì chỉnh mấy con lại, sửa lại, không có được để mấy con sai nữa; và cứ như vậy - xoáy vào cái tri kiến của mấy con phải thấy đúng, hiểu đúng; không có hiểu một cách mơ hồ, một cách lệch lạc như vậy, không được!

(40:37) Đó là cách thức hướng dẫn cho mấy con đi vào cái chỗ tri kiến giải thoát. Còn hướng vào cái nhiếp tâm - an trú để mấy con đẩy lui tất cả những bệnh khổ trên thân của mấy con để thực hiện được cái đạo lực; để cuối cùng mấy con đủ sức để làm chủ được sự sống chết của mấy con, tịnh chỉ hơi thở - mấy con hoàn toàn, đó là sau khi mấy con đã làm chủ được sự sống chết của mấy con là đủ rồi. Tới đó thì coi như mấy con đủ sức thì không còn lo gì sự tu tập hôm nay.

Mục đích là đem mấy con đi đến cái chỗ mấy con làm chủ, làm chủ được tâm - tức là Định Vô Lậu - không bao giờ các con còn phiền não, đau khổ trước ác pháp tác động.

Cái thứ hai là làm cho mấy con làm chủ cái bệnh, để khi thân của các con có bệnh là các con có chỗ tựa, các con đẩy lui bệnh ra khỏi thân.

Rồi cái thứ ba nữa, đó là do cái thân, cái tâm con không phiền não, cái thân không có bệnh đau, đẩy lui được bệnh; cho nên cái cơ thể già yếu của mấy con quắc thước, mạnh khỏe, không còn lụm cụm, không còn yếu đuối, không còn lẫn lộn. Nên nó giúp cho mấy con được cái chỗ cái thân già của mấy con; cái thân mà lớn tuổi, yếu đuối - mấy con không còn yếu đuối nữa.

Đến cái thứ tư thì mấy con nhờ cái - khi mà thân tâm mấy con được thanh tịnh, được làm chủ như vậy rồi thì nó có đủ Tứ Thần Túc. Cho nên mấy con được cái Định Thần Túc, mấy con sẽ nhập vào Định Tứ Thiền, các con tịnh chỉ hơi thở - lúc bấy giờ mấy con mới làm chủ được sự sống chết của mấy con. Và cuối cùng, như vậy là mấy con làm chủ được bốn sự đau khổ của mấy con: Sanh, Già, Bệnh, Chết.

12. LỜI NHẮN NHỦ CỦA THẦY VỚI QUÝ TU SINH KHI TU CHỨNG ĐẠO

(42:09) Vì Thầy dắt mấy con tới đây là đủ rồi, Thầy không dắt nữa. Từ đó mấy con muốn làm gì đó làm, tự mấy con. Nhưng mà Thầy cấm bặt, người nào mà có thần thông mà hiện thần thông là không phải đệ tử của Thầy!

Điều đó, mấy con đừng có dùng thần thông mà lừa đảo người ta, để mấy con làm danh, làm lợi, không được! Thầy cấm bặt cái vấn đề đó! Nghĩa là thà chết chứ không được, phải thực hiện đạo đức, chứ không thực hiện thần thông. Thần thông là những trò ảo thuật để gạt người ta làm điều này, thế kia để tạo danh tạo lợi. Thầy không chấp nhận điều đó!

Mà ngày xưa đức Phật cũng căn dặn đệ tử: "Người nào thể hiện thần thông là người đó vắng mặt, không được ở đây!". Thầy nói trước mấy con, bởi vì tu tới đây mấy con sẽ có đủ khả năng, nhưng mà Thầy buộc mấy con là không làm cái điều đó, không thực hiện những điều này ra cho ai biết hết.

Hễ mà thực hiện ra, có người nào nói Thầy rồi thì coi như đương nhiên - người đệ tử đó không được hết, không được ở trong cái vòng của Thầy, coi như là ngoại đạo rồi, Thầy không chấp nhận! Nghĩa là người nào có một chút ít thần lực mà thực hiện cho người khác biết, mà Thầy được nghe, là đương nhiên không phải đệ tử của Thầy. Thầy căn dặn trước mấy con!

Mà các con cứ thực hiện đức hạnh thì Thầy chấp nhận là đệ tử của Thầy; đức hạnh - không làm khổ mình, khổ người. Đó là cái mục đích, chủ trương của đạo Phật ngày xưa cho đến hôm nay; mà Thầy là người đã dựng nó lại thì Thầy cũng lấy việc này để dựng lại. Bởi vì hầu hết các tôn giáo đều có thể hiện thần thông, mà thể hiện thần thông để lừa đảo; trừ ra, Phật giáo là cấm đệ tử của mình không làm.

Nhưng mà Đại thừa đã làm nát Phật giáo hết, cho nên có những cái thần thông đưa vô đạo Phật làm Thầy quá sợ! Không phải là người tu theo đạo Phật - không có (thần thông), nhưng mà người ta biết cái chuyện đó nó không quan trọng, mình không cần. Người ta chỉ thực hiện cái đạo đức để không làm khổ mình, khổ người, mọi con người trên hành tinh này; đem lại hạnh phúc cho mọi sự sống bình an cho họ. Đó là hạnh phúc rồi, đó là giải thoát rồi; chứ đâu phải làm cái chuyện mà ảo tưởng như vậy, để mà lừa đảo người ta bằng cách này kia.

13. OAI NGHI TẾ HẠNH KHI NHẬN CÚNG DƯỜNG

(44:06) Mà đời nay, bây giờ thực hiện thần thông là họ tập trung - họ bỏ tiền bạc họ cúng dường; rồi danh lợi - họ tạo cái thế, cho nên ở đây Thầy không chấp nhận! Chúng ta thà nghèo, thà đi xin ăn mà các con còn nhớ điều đó!

Khi Phật tử cúng dường y áo hoặc tứ sự cho chúng ta, chúng ta thiếu thì chúng ta nhận; mà thừa thì không được nhận, từ chối liền, không được nhận! Ờ bây giờ nói: “Thôi, tôi nhận để tôi đem về tôi cho người này, người kia” - mấy con nói đừng nhận người đó. Nghĩa là người muốn cúng dường phải hỏi: “Bạch sư thầy, con muốn cúng dường cho sư Thầy cái y áo!” - phải hỏi trước. Mà không hỏi - đem cúng dường là không nhận! Mình phải cương quyết, mạnh mẽ! Nếu mình không cương quyết, mạnh mẽ là mình có tâm tham tứ sự này.

Mình tham nó, cho nên mình phải diệt cái lòng tham của mình ngay tức khắc, không để cho Phật tử sai khiến mình trên vật dụng! Cho nên Thầy thấy hầu hết là tu sĩ hư là do Phật tử cúng dường sai, mà chúng ta vì lòng tham mà chúng ta cứ chất chứa - đó là cái sai!

Cho nên chúng ta phải mạnh bạo, can đảm: "Y áo tôi còn!" - nhất định là không thêm một bộ nào nữa, không thêm cái y nào nữa, từ chối ngay liền! Cái dao cạo râu còn, cúng dường thêm - đừng để dành, 2 cái là bị phạm giới! Do đó chúng ta từ chối liền: "Tôi còn, chừng nào hết tôi sẽ xin!" Mục đích chúng ta - hết xin, chứ không có được để dành, không có được dư thừa!

Thí dụ như mình có 1 chai dầu, mà cúng thêm 1 chai dầu - "Tôi không nhận, chừng nào tôi hết tôi xin Phật tử, còn bây giờ tôi không nhận! Vì giới luật tôi đã mang trong thân tôi, tôi đã thọ giới luật rồi, tôi không muốn làm cái điều này, xin Phật tử thông cảm!".

Chứ thường thường là Phật tử không hiểu, tưởng cúng dường cho bậc tu hành sẽ được phước báo. Riết rồi cái phước báo không thấy, mà thấy ông thầy nó đọa. Đọa là sao? Đồ đạc quá trời nhiều, đi đâu cũng xách, cũng mang là khổ đau. Cho nên, cái này là cái đau khổ cho nên không bằng.

Và đồng thời tu sĩ, mà người Phật tử cúng dường tiền mặt - không nhận! - "Chừng nào chúng tôi đi đường, không có - chúng tôi xin. Còn có - đó là người tu sĩ nhận tiền là sai rồi, không đúng! Bởi vì cái giới Không Cất Giữ Tiền, mà nhận tiền là phải cất giữ tiền. Khi nào chúng tôi đi đường, chúng tôi xin trên quãng đường đó. Chúng tôi xin, chúng tôi xin khai cái giới cất tiền, chúng tôi sẽ cất tiền, rồi tôi đi trên đường đó. Đến chỗ vị trí tôi an ổn rồi, tôi xin gửi lại số tiền đó, tôi không giữ, như vậy là tôi vá cái giới lại, khai giá trì phạm lại".

Luôn luôn, lúc nào mấy con học giới luật rồi, Thầy sẽ dạy cái điều này. Cho nên chúng ta hoàn toàn là những con người giải thoát, không bị nô lệ tiền bạc; không bị sai xử bởi vật dụng, vật chất của thế gian, y áo chúng ta không bị sai. Đó là cách thức ở đây tu tập.

14. KHUÔN PHÉP GIỚI LUẬT - ĐỨC HẠNH ĐỂ CHỨNG ĐẠO

(46:55) Càng ngày, Thầy siết các con vô khuôn phép hết! Mấy con chịu nổi là nổi, mà không nổi là coi như các con bung ra, chứ Thầy không chấp nhận. Còn một người mà sống đúng là Thầy chấp nhận ở đây; mà không sống đúng là coi như cái lớp này, các con sống không đúng là lần lượt Thầy thấy rõ ràng những cái sai của mấy con.

Thứ nhất, là thầy phạt các con quỳ hương, cái lỗi của mấy con. Thứ hai, là Thầy sẽ cho mấy con ra dự thính mà thôi, mấy con chỉ ra dự thính! Đó là cái lòng thương yêu của Thầy! Chứ sự thật ra, mấy con giới luật không nghiêm chỉnh thì Thầy không chấp nhận chút nào - đối với Thầy như vậy! Thầy đào tạo mấy con từ ở trong đức hạnh cho nên giới luật là căn bản nhất cho đức hạnh cho chúng ta thực hiện.

Thì cái người tu sĩ cũng như người cư sĩ ở đây là như nhau, bình đẳng như nhau! Chứ đừng nói: "Tôi cư sĩ, tôi không có giữ giới đó đâu! Giới đó của quý thầy chứ không phải của tôi!" - không! Mấy con đến đây là lớp học để đào tạo bậc A La Hán thì giới luật của mấy con cũng y như tu sĩ.

Các con cũng đều là con người, mà khi muốn đến đây tu để giải thoát, thì mục đích của mấy con là trở thành tu sĩ chứ không phải là cư sĩ. Cho nên, vì vậy mà những gia duyên gì gia đình của mình - đều là mình nói rõ hết.

Ở đây là mục đích tôi đến đây tu, tôi đến để tìm sự giải thoát. Chứ không phải đến đây mà còn chồng, còn vợ, còn này, còn kia nữa - đến đây, mục đích là tôi tìm sự giải thoát. Còn không thì mấy con được dự thính mà thôi.

Cho nên, ở đây là lớp đào tào thực sự mấy con đi đến chứng quả A La Hán đó! Mấy con có chấp nhận thì mấy con sẽ ở tu, nếu không thì mấy con cứ về và dự thính. Đó, thì Thầy nói càng lúc Thầy siết vô giới luật.

Bộ giới mà Thầy viết, mấy con đọc được 2 tập rồi chứ gì? Mấy con biết, đó là còn 4 tập nữa, thì mấy con biết còn những giới gì trong đó nữa mà các con tu hết đi, Thầy sẽ viết hết những cái oai nghi tế hạnh của 1 người tu.

Cái giới luật trong đó, nó đem lại cho mấy con có 1 đời sống phạm hạnh hẳn hòi, cái gương hạnh tốt của người tu, cái gương hạnh của 1 con người hẳn hòi đàng hoàng. Cái đạo đức cao thượng của đạo Phật là ở chỗ này!

Nhớ kỹ chưa? Bây giờ mấy con còn hỏi Thầy gì nữa? Đây là cái lớp đào tạo hẳn hòi!

15. LỜI TUYÊN BỐ CỦA TRƯỞNG LÃO KHI MỞ LỚP ĐÀO TẠO A LA HÁN

(48:56) Tu sinh: Kính thưa Trưởng Lão cho con hỏi câu hỏi này: Theo như chỗ con hiểu là chính thức từ ngày 2 tháng 11 tức là cái ngày mà Thầy khai giảng, mở cái lớp đạo đức giới này, thì chính thức đó là ngày Phật pháp được chuyển vào phải không ạ? (ngày đầu tiên Thầy chuyển pháp luân)

Trưởng lão: Đúng rồi! Chính từ lúc mà Thầy mở Tu viện đến ngày đó, ngày mà 2 tháng 11 (tức là ngày 1 tháng 10 âm lịch) là cái ngày bắt đầu mà Thầy mở cái lớp học này để đào tạo những người tu chứng. Đó là chuyển pháp luân lần đầu tiên của cuộc đời của Thầy, nghĩa là đào tạo cho được!

Thầy đã tuyên bố rồi, mấy con có nghe Thầy tuyên bố không? Cái lớp này đào tạo mà không có người tu chứng - Thầy đốt sạch sách vở; Thầy đốt hết, Thầy không để lại cho đời sau, bởi vì Thầy thấy con người tu không được!

Thầy đem hết sức lực của Thầy đào tạo mà không tu chứng, không chứng đạt được chân lý của đạo Phật, thì đương nhiên là cái giáo pháp mà Thầy đã triển khai của Phật ra mà như vậy là không người tu chứng, là không ai còn tu được nữa! Dẹp! Không có được để, đốt sạch! Không để đời sau con cháu chúng ta rất khổ với cái giáo pháp này. Đọc thấy hay mà làm không được thì để làm gì đây? Đốt sạch!

Và Thầy tuyên bố lần cuối cùng: "Giáo pháp này tu hành không được!", Thầy đi tuyên bố mạnh dạn mà Thầy không để đời sau người ta khổ vì cái giáo pháp này. Còn những người tham danh, tham lợi - để đó để cầu danh, cầu lợi cho mình, để làm cho con cháu chúng ta khổ như kinh sách Đại thừa.

Tu được những gì mà để đó? Bây giờ ai cũng tập trung tu - tiền bạc biết bao, xây chùa cao Phật lớn; tốn biết bao nhiêu tiền của trong khi người ta làm từng đồng, từng cắc. Bao nhiêu người còn bất hạnh trong xã hội, người ta đói khổ, mà mình xây dựng như vậy để làm gì, đạo Phật đâu có mục đích đó? Mà bây giờ giáo pháp Thầy đưa ra nó là cái nền đạo đức, mà bây giờ người ta thực hiện không được nữa thì cái nền đạo đức này là gì? Chẳng qua là mình nói suông sao?

Một mình Thầy làm được mà mọi người không làm được thì dẹp bỏ. Con người không có đủ duyên - để làm gì cho người ta khổ? Đó là Thầy đã tuyên bố trong cái buổi đầu tiên Thầy khai giảng cái lớp học này.

Con nói đây là cái ngày đó là ngày chuyển pháp luân lần đầu tiên trong đời Thầy là đúng! Đó là cái lớp đào tạo này.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy