CK 022B ( NAM ) - ĐỊNH VÔ LẬU - ĐƯỜNG ĐI NHÂN QUẢ CON NGƯỜI - CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC - NHIẾP TÂM VÀ AN TRÚ - VẤN ĐẠO ỨC CHẾ TÂM - IM LẶNG NHƯ THÁNH
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 11/2005
Thời lượng: [47:45]
(00:00) Trưởng lão: Hôm nay, thì Thầy cũng nói với cô Út là giúp đỡ cho các bác ở trong thất, có 1 cái bàn đó; bởi vì mình là những người học trò, phải có cái bàn viết, chứ không khéo Thầy thấy vừa ngồi dưới đất này mà viết, thấy tội quá!
Rồi bắt đầu bây giờ, các bác lớn tuổi có rồi thì lần lượt mấy con, lần lượt Thầy cũng sẽ xin Phật tử cho mấy con mỗi thất 1 cái bàn. Khi mấy con cần đi kinh hành thì mấy con xếp nó dựa vô trong vách, nó gọn lắm con, không có gì mà chật chội, bởi vì cái bàn này là bàn xếp.
Hôm nào đó, Thầy sẽ nói với Mật Hạnh với Thanh Trí đi thành phố, tìm coi cái loại bàn nào mà nó xếp cái tay này xuống, cái mặt bàn này được xếp xuống vầy, để làm gì mấy con biết không? - Nó gọn cho chúng ta ở trong cái lớp học.
Nếu mà trong lớp học của chúng ta mà được những cái bàn như vậy, thì chúng ta thay hết mấy cái bàn này và mấy cái bàn này gửi về cho mấy con, mỗi người 1 cái; còn cái bàn đó để trong lớp học, đặng khi mình chưa có viết thì mình xếp nó bên hông; nó thành ra 1 cái hội trường mà chúng ta có cái chỗ ngồi, người này ngồi mà không có cái bàn. Phải không mấy con?
Còn nếu mà để như thế này, mình xếp không được thì nó như là cái phòng học, lớp học thôi; còn bỏ xuống thì nó thành cái hội trường, khi mà chúng ta nói cái chuyện gì đó mà cần viết chúng ta kéo nó qua, chúng ta viết. Đó là cách thức để tiện lợi cho đời sống tu học của chúng ta, để cái thời gian đó nó không bị mất. Chúng ta rất tiếc thời gian!
Các con có nghe bài kệ mà Phật đã dạy:
“Tấc bóng thời gian, một tấc vàng
Tấc vàng tìm được không gì khó
Tấc bóng thời gian khó hỏi han”.
Có phải không mấy con? Vì vậy mà mình làm sao cho tiện lợi, đừng phí thì giờ của mình là tốt nhất!
Bây giờ về cái phần mà trả bài… Con sẽ trả bài dùm Thầy! Còn cái này, Thầy thu lại. Mấy con nhớ đừng có góp mà cứ 1 lát chạy đưa Thầy 1 bài, 1 lát chạy đưa Thầy 1 bài, rồi Thầy để mất đi. Các con làm xong rồi thì các con để lại thất của mấy con, rồi mấy con đọc đi đọc lại; rồi mấy con suy tư, suy nghĩ, các con chỉnh lại cho cái bài rất chỉnh chu. Tới cái ngày mà Thầy trả bài, mấy con đem nộp các bài hết, mọi người đều đem nộp hết, không có người nào mà không nộp! Đó, mấy con làm như vậy mới đúng! Chứ 1 lát mấy con làm bài rồi chạy nhờ Thầy đọc thì mất thì giờ nhiều lắm!
(02:27) Tốt hơn, mấy con làm đi, rồi mấy con suy nghĩ những cái ý mà Thầy gợi rồi đó, mấy con làm, rồi mấy con suy nghĩ. Bởi vì, Định Vô Lậu nó bắt buộc chúng ta triển khai cái tri kiến của chúng ta bằng cách tư duy, suy nghĩ; mà càng suy nghĩ, càng tìm tòi thì mấy con mới có cái triển khai nó được!
Cũng như có 1 thiền sinh nói với Thầy như thế này: “Con không biết làm sao hết! Nói về thảo mộc, con mới chạy ra ngoài vườn cao su, con nhìn lên trời, con nhìn lên cây cỏ, rồi con nhìn xuống dưới con tìm kiếm; bỗng dưng con thấy được con viết!” Đó, đó mấy con! Đó là mình phải quan sát, mình phải tìm chứ! Các con hiểu không? Đó là cái công của chúng ta để triển khai cái tri kiến của chúng ta; chúng ta mới thấy cây cỏ này vầy, cây cỏ kia khác; thấy cái cây này lá nó khác, cái kia lá khác; tức là chúng ta nói lên được đặc tướng của nó.
Trong khi tu học về cái Định Vô Lậu, chúng ta tự triển khai rất nhiều khi mà chúng ta muốn viết điều gì đó. Rồi chúng ta đọc lại cái bài viết rồi, chừng nào mà chúng ta bí hết, không còn biết viết nữa thì chúng ta mới nộp lại Thầy, rồi Thầy đọc, Thầy gợi ý cho. Mà khi chúng ta truy tìm hết sức mà không hiểu, Thầy gợi ý ra 1 cái nó sáng - nó sáng suốt vô cùng! Phải không? Thầy gợi ý 1 cái là mấy con bừng sáng ra liền tức khắc, thấy cách thức viết, thấy cái lối mình viết nó rõ ràng. Còn mấy con không chịu suy nghĩ, không gì hết, Thầy nói nó lướt qua thôi mấy con, không có sâu sắc!
Cho nên 1 cái điều mà chúng ta làm rồi, chúng ta làm mà cứ làm không được thì bắt đầu có 1 người họ nói sơ cái là mình biết liền; đó là cái vấn đề thực hành thật sự; là thiền quán mà, chúng ta đang quán thật sự. Cho nên lớp học của chúng ta là cái lớp học rất là thực tế mấy con!
(04:18) Nhưng mà nhờ cái vị Thầy - cái vị Thầy đó khéo léo, người ta gợi ý mình, người ta không nói rõ, người ta không giải thích rõ để cho mình copy lại cái ý đó mà người ta gợi ý cho mình triển khai ra, để cho mình trở thành 1 con người tự mình mà viết ra, cái đó là cái khéo léo của 1 vị Thầy. Người ta đào tạo bằng cái hiểu biết do chính mình, chứ người ta không làm 1 cái mẫu.
Bây giờ Thầy nói Hành Thập Thiện, đó là 1 cái mẫu. Như hồi nãy Thầy nói cô Út chép vô - nó cũng là đường đi của nhân quả, nó là sự thật, nhưng mà mình copy chứ không phải của mình. Nhưng mà bây giờ mình chưa biết thì mình dựa vào cái ý của Phật, mình làm ra. Mình đọc sơ qua mình thuộc rồi, mình nhớ rồi, tức là mình mượn cái ý đó; rồi bắt đầu đó mình đừng có chép từng bài trong đó. Thầy nói: "Hành Thập Thiện làm sao?" - chép hết trong đó, thì thôi nó dở lắm mấy con!
Nhưng mà nó đúng, cái đường đi nhân quả thì đúng đó chứ không có sai đâu! Bởi vì mình chép vô đó đều đúng hết, bởi vì đức Phật dạy thì đâu có sai được! Rồi Thầy triển khai ra cái Hành Thập Thiện nó đâu có sai mấy con, phải không? Nhưng mà bây giờ, Thầy gợi ý cho mấy con thì nó lại còn hay hơn cuốn Hành Thập Thiện nữa.
(05:31) Bây giờ, mấy con đi vào từng cái phần của thân hành, rồi khẩu hành, rồi ý hành; rồi mỗi bài mấy con áp dụng vào những cái mẩu chuyện. Rồi từ mẩu chuyện, mấy con bình luận trên cái mẩu chuyện đó ra; kê ra để thấy cái nhân, cái quả, cái đạo đức của nó như thế nào? Rồi cái pháp hành của cái nhân quả đó để chuyển biến nhân quả.
Các con thấy, 1 bài ghê gớm lắm chứ! Đó, Thầy gợi ý cho mấy con thôi. Rồi bây giờ mấy con viết sai thì lại sửa, viết sai Thầy nhắc; cứ cái nào nó không đúng Thầy nhắc. Làm riết rồi bắt đầu cái đầu óc của mấy con - kêu là 1 cái đầu chữ nghĩa, 1 cái đầu hiểu biết đó, chứ nó không còn 1 cái đầu lơ mơ nữa.
Người nào cầm cây bút viết, nói về nhân quả là mấy con viết vanh vách; không có người nào viết sai hết. Nghĩa là lớp học này, Thầy đào tạo mấy con 1 năm là mấy con sẽ đạt được kết quả đó, không phải không làm được! Bởi vì mới đầu, mấy con lúng túng nhưng mà sau đó mấy con biết cái ý, biết cách thức hành văn của mấy con như thế nào, biết gợi ý của mình như thế nào để xoáy vào cái đề tài như thế nào. Lần lượt mấy con quen đi thì mấy con biết hết, không có người nào mà làm sai đâu! Còn cái hay, cái dở là do sự viết văn của mấy con; còn cái sâu sắc hay là không sâu sắc là do cái sự suy nghĩ của mấy con, sự truy tìm của mấy con nhiều hay ít, thì đó là sự sâu sắc của mấy con!
(06:52) Bây giờ, mấy con sẽ ghi lại. Bây giờ bắt đầu qua Chánh Niệm Tĩnh Giác rồi mấy con! Đây là cái phần - mấy bữa rày, Thầy kiểm điểm qua cái thân hành của mấy con đi Thân Hành Niệm hoặc là đi Chánh Niệm Tĩnh Giác để xem xét cái sự đi kinh hành của mấy con; các đặc tướng của mấy con, Thầy nắm được rồi.
Nhưng bây giờ mấy con sẽ ghi cho Thầy: nghĩa là cái người nào tu 1 phút mà nhiếp tâm - an trú tâm trong 1 phút thì ghi 1 phút, nửa phút thì ghi nửa phút, còn 15 phút thì ghi 15 phút, 1 giờ thì ghi 1 giờ.
Thí dụ, bây giờ con nhiếp tâm trong hơi thở: hít vô - thở ra, rồi trong hơi thở như vậy 1 phút nhiếp tâm sáng - trưa - chiều - tối, mấy con nhiếp không có 1 niệm nào xen vô; tức là nhiếp tâm trong đó, an trú trong đó trong 1 phút thì mấy con ghi cho Thầy; rồi Thầy sắp xếp lớp của các con. Thí dụ như người 1 phút thì sắp theo 1 phút hết, mà người 2 phút thì sắp theo 2 phút, mà người 30 phút thì sắp theo 30 phút; Thầy sắp cái lớp đó để mà Thầy hướng dẫn mấy con đi có căn bản hơn.
Chứ bây giờ Thầy dạy cho mấy con, cái người 1 phút với người 30 phút làm sao dạy được? Người ta nhiếp 30 phút rồi, bắt buộc người ta phải tu tới cái gì?! Còn bây giờ mấy con mới có 1 phút mà bắt mấy con tu theo cái người 30 phút làm sao được?!
Con nhiếp vô chừng 2 phút là vọng tưởng, 2 phút là nó ngồi đây nó trạo cử, nó lúc lắc mình mẩy. Rồi mấy con nhiếp đến 15 phút là bắt đầu tưởng mấy con nó rung lên cầm cập rồi, Thầy làm sao? Cho nên vì vậy mà các con kê ra cho Thầy.
Rồi mỗi đặc tướng nó có khác nhau. Mấy con ở trong cái nhiếp tâm như vậy, nó sẽ đạt được cái gì, nó có cái trạng thái gì thì lúc bây giờ Thầy kiểm tra; bởi vì cái phương pháp Chánh Niệm Tĩnh Giác nó khó lắm, nó không phải là Định Vô Lậu.
(08:33) Các con thấy, Định Vô Lậu nó cũng khó là triển khai làm sao cho mấy con có sự tư duy, suy nghĩ, nó xoáy vào cái đề tài, nó xoáy vào để nó hiểu rất là rõ, rất là cụ thể; nó cũng khó chứ không phải dễ, nhưng mà nó không có những trạng thái có thể điên khùng, nó không có làm cho mấy con điên khùng.
Còn trái lại, cái Chánh Niệm Tĩnh Giác nó sẽ làm cho mấy con trở thành điên khùng nếu mà không kiểm tra chặt chẽ; để mấy con bắt buộc mấy con phải ức chế tâm, mấy con đi vào cái chỗ không niệm thì nó sẽ lạc vào trong tưởng. Cho nên cái này nó khó hơn, nó làm cho hệ thần kinh của các con bị rối loạn;
Còn cái này, nó triển khai cái hệ thần kinh của mấy con, triển khai cái tri kiến của mấy con, nó không bị điên. Bởi vì con người chúng ta vốn nó có nhiều động, mà bây giờ mình động nữa thì nó không có đến nỗi mà điên.
Còn bây giờ bắt buộc nó không động, nó không động thì nó phải có sự thay đổi khác. Hồi nào tới giờ, ngồi đâu cũng nghĩ cái này, nhớ cái kia, nó lo, nó buồn, nó rầu; bắt đầu bây giờ mình dạy cho nó nghĩ - nhớ mà không có buồn rầu, lo lắng nó đi. Có cái phần đó mà nó xả cái ác pháp thôi chứ nó không có diệt cái không nghĩ, không nhớ đó.
Còn trái lại, cái này hoàn toàn nó đi hướng qua 1 cái góc độ là nó đi ngược lại với con người chúng ta. Con người chúng ta là con người động, bởi vì nhân quả nó do hành - vô minh sanh hành - hành nó mới có cái động, nó mới duyên hợp được. Cho nên, con người chúng ta sinh ra vốn có cái động mà bây giờ nó trở về cái yên lặng, cái bất động là nó sẽ rối loạn liền tức khắc.
Cho nên vì vậy mà trong cái vấn đề hướng dẫn về cái nhiếp tâm và an trú tâm là nó quan trọng lắm! Nó không khéo là nó lọt trong các định tưởng; nó không khéo nó rối loạn thần kinh, nó điên khùng. Cho nên vì vậy nó khó cho 1 cái người hướng dẫn chứ không phải dễ.
Vì vậy mà các con biết từ xưa đến giờ, người ta tu hành, người ta bị lọt trong thiền tưởng hết. Đó là bằng chứng mà chúng ta đã thấy mà! Cho nên ở đây, lớp chúng ta dạy Chánh Niệm Tĩnh Giác hoặc là Thân Hành Niệm, hoàn toàn chúng ta tránh những cái tai họa này. Thầy hướng dẫn mấy con là Thầy không để cho mấy con sẽ xảy ra.
(10:39) Cho nên vì vậy mà các con thấy, khi mà thầy Chơn Thành hoặc là thầy Thiện Thảo hoặc là quý thầy mà nỗ lực thức đêm mà tu, Thầy lo lắm! Cho nên Thầy lo, Thầy phải đi chăm sóc, Thầy đi tới đi lui để xem xét coi mấy con nó như thế nào? Chứ mấy con mà có trạng thái gì bất thình lình thì Thầy kịp thời Thầy gỡ rối cho mấy con.
Cho nên mấy con thấy, tu về Định Vô Lậu - Thầy không lo; mà tu Chánh Niệm Tĩnh Giác, tu Định Tỉnh là Thầy lo nó sẽ lọt vào … Bởi vì hầu hết từ xưa đến giờ, các Thầy Tổ chúng ta tu mà không có người biết hướng dẫn cho nên đều lọt vào thiền tưởng hết. Họ đi đến đâu đây? Họ bị tưởng hết rồi còn gì đâu!
Cho nên đây là cái điều mình cân nhắc để mà Thầy hướng dẫn cho mấy con; hướng dẫn cho mấy con để sức Định Tỉnh của mấy con để nó phá đi cái hôn trầm, thùy miên của mấy con 1 cách dễ dàng hơn. Đó, nhớ rồi phải không?
Như vậy thì cái lớp học của chúng ta thì đến đây chúng ta về, mấy con sẽ ghi lại. Hay bây giờ, hiện giờ mấy con có giấy không? Có giấy thì mấy con ghi lại cho Thầy ngay giờ để không mất thì giờ. Ghi lại: mình nhiếp tâm được 1 phút thì ghi 1 phút, 2 phút thì ghi 2 phút; viết cho thành thật để rồi tới chừng mà Thầy kiểm lại mà Thầy thấy nói sai là Thầy phạt quỳ hương đó, Thầy không có tha người nào đâu! Chẳng hạn bây giờ nói 1 phút, mà 1 phút nhiếp tâm mà thầy xem xét thấy ở trong đầu có cái niệm khởi ra - Thầy bắt quỳ hương đây liền đó! Các con nhớ đó, chứ không phải Thầy không kiểm tra đâu!
(12:08) Tu sinh 1: Bạch Thầy! Nhiếp tâm được mà an trú tâm chưa được thì làm sao Thầy?
Trưởng lão: Nhiếp tâm được mà an trú tâm chưa được thì cũng được, Thầy sẽ tha thứ! Còn nói tôi nhiếp tâm, tôi an trú được 1 phút - nghĩa là không có niệm khởi trong 1 phút đó - thì đó là tu 1 phút. Nhưng nếu nói 1 phút, nhưng mà sau này Thầy kiểm tra lại mà 1 phút mà có niệm trong đó; đừng nói Thầy không biết nha! Mà có niệm trong đó Thầy bắt quỳ hương đó! Nói láo, cái tội nói láo đó!
Tu sinh 2: Bạch Thầy! Nếu an trú được ít mà nhiếp tâm được nhiều thì mình có ghi phần nhiếp tâm không thôi, phải không?
Trưởng lão: An trú ít hả con? Thì cái phần an trú, con được bao nhiêu thì con ghi; còn nhiếp tâm nhiều thì con ghi nhiếp tâm để mà Thầy phân biệt được 2 cái phần đó con, nhiếp tâm khác mà an trú khác.
Con nhiếp tâm là con gom, con biết được cái thân hành của con, dù là có niệm khởi nhưng vẫn không mất - đó là nhiếp tâm được; còn an trú là không niệm đó con. Đó, thì con viết 2 phần, như vậy để Thầy dễ hướng dẫn cho mấy con.
Tu sinh 3: Con bạch Thầy! ( nghe không rõ )
Trưởng lão: Cái phần mà con thấy, nó nhiếp tâm được là như thế này: là lúc bấy giờ con nhiếp tâm 1 giờ thì con ghi 1 giờ, mà khi con nhiếp 2 giờ hay 3 giờ thì con được cái nhiếp tâm 2 giờ, 3 giờ đó. Mà trong khi nó đánh con vào hôn trầm 1 cái thì con ngủ con không còn nhiếp tâm được chứ gì? Mất rồi, mất cái nhiếp tâm của con rồi. Nhiếp thì phải tỉnh, phải không? Bây giờ, nhiếp tỉnh là vì con nhiếp mà có cái niệm nào xẹt vô thì đó là con mới nhiếp thôi; còn nó không có cái niệm nào hết là con an trú. Cái phần của con đó!
Tu sinh 3: Có nghĩa là suốt ngày suốt đêm, không có 1 niệm nào hết?
Trưởng lão: Không có 1 niệm nào hết thì đó là con đã an trú được; còn có 1 niệm, 2 niệm, 3 niệm, hay 10 niệm thì con mới nhiếp tâm được mà thôi. Còn nếu hôn trầm đánh vô con thì coi như là con mất luôn cả nhiếp tâm và an trú tâm luôn.
Tu sinh 3: ( nghe không rõ )
Trưởng lão: Nhưng mà nó vẫn còn đó con. Thì như vậy là nhiếp tâm cũng mất mà an trú cũng mất. Bởi vậy, cái hôn trầm, thùy miên nó đánh vô là con mất; mặc dù là trong 1 phút, 2 phút hay 5 phút cũng vẫn bị mất; tức là vẫn còn cái đó thì nhiếp tâm cũng không được nữa. Nghĩa là cái khoảng thời gian con nhiếp, con chủ động đó, con cứ lấy cái thời gian thôi: là 1 giờ hoặc 2 giờ hay 3 giờ, con ghi vô.
(14:36) Tu sinh 3: Rồi bây giờ nó chuyển qua hơi thở nhiều; như con thường con thấy, con không có chuyển hơi thở mà nó nhiếp vào hơi thở không à! Lúc con đi nó cũng nhiếp hơi thở, con ngồi cũng nhiếp hơi thở, toàn bộ giờ nó chuyển vào hơi thở. Lúc mà con đi kinh hành thì nó ít nhiếp lắm. Thành ra nên con giờ chưa tính xin Thầy là tập hơi thở…
Như Thầy nói, trong bước đường tỉnh thức thì chỉ đi cho tỉnh thức chứ không có thiền định gì hết, nên con không có ngồi, con chỉ đi với lại con ngồi làm bài, con không có ngồi luyện hơi thở; lúc con ngồi nó cũng vô hơi thở, con đi cũng vô hơi thở.
Trưởng lão: Tức là nó nhiếp vô cái hơi thở, phải không con?
Tu sinh 3: Dạ!
Trưởng lão: Như vậy là cái phần con, cái tâm con nó luôn luôn nhiếp hơi thở. Phải không?
Thì như vậy là nó nhiếp vô hơi thở, nó tỉnh táo ở trong hơi thở, nó biết hơi thở. Đúng vậy con? Nó nhiếp trong hơi thở. Do như vậy, con cũng đều ghi: tâm con nhiếp trong hơi thở mà con thấy hơi thở không rối loạn; tức là không mệt nhọc, không gì hết. Con ghi rõ về vấn đề này, để mà Thầy lấy cái điều đó mà Thầy hướng dẫn.
Sau khi mà… con đi kinh hành, con bỏ hơi thở ra, nếu mà nó còn nhiếp vô hơi thở thì con bảo: “Biết bước đi không biết hơi thở!” Tức là con phải chủ động nó, để cho nó biết bước đi chứ đừng để mà nó vừa biết bước đi mà nó vừa biết hơi thở nữa thì không được! Còn không thì nó nhiếp vô hơi thở mà nó không biết bước đi.
Do đó, khi con đứng dậy con đi kinh hành, con bảo: “Biết bước đi, không được biết hơi thở!” Để cho nó thay đổi, chứ không khéo nó quen cái hơi thở đó con; nó quen hơi thở rồi cái hành động khác nó làm không được.
Tu sinh 3: Dạ, thưa Thầy! Con có nên tu Định Niệm Hơi Thở không Thầy?
Trưởng lão: Tu chứ con! Định Niệm Hơi Thở rất là quý đó con! Người mà không rối loạn hơi thở là Thầy sẽ dạy hơi thở đó!
Tu sinh 3: Dạ! Vậy là sắp tới con tu Định Niệm Hơi Thở hả Thầy?
Trưởng lão: Rồi, rồi! Con sẽ coi thử coi, cái thời gian mà con nhiếp trong hơi thở nó được 1 giờ hoặc 2 giờ?
Căn cứ chỗ đó, Thầy sẽ dạy về cái phương pháp tỉnh thức để cho đến khi mà nó không bị 1 cái trạng thái tưởng nào hết mà trong tỉnh thức an trú trong đó, để dùng nó mà đẩy lui tất cả những chướng ngại pháp. Tức là trên Tứ Niệm Xứ mà có được cái pháp hơi thở, mà an trú được rồi thì con tất cả những cái chướng ngại mà đánh vô Thân - Thọ - Tâm - Pháp đều là con quét ra rất dễ. Đó, sử dụng cái đó để mà quét những chướng ngại pháp; để mà ly dục, ly ác pháp chứ không có gì! Nó có hôn trầm, thùy miên, con nhiếp vô 1 cái là hết hôn trầm, thùy miên liền, nó tỉnh lại liền.
(17:19) Tu sinh 3: Dạ, con xin hỏi Thầy! Bây giờ con bị muỗi cắn con không đau, con cứ để nó cắn tự nhiên. Thứ 2 nữa, hôm qua bò cạp cắn con sưng bàn tay, con vẫn không bị đau, bữa nay nó xẹp xuống.
Trưởng lão: Tức là mình nhiếp vô, mình nhiếp tâm vô thì nó quên đau; đó, cái nhiếp tâm đó nó khá, con cứ như vậy cho Thầy! Về cái phần nhiếp tâm chắc con là con đứng đầu lớp với thầy Chơn Thành đó, tức là con với thầy Chơn Thành đứng đầu lớp nhiếp tâm. Phải không?
Còn ai không có giấy không, các con?
Tu sinh 3: Con xin hỏi Thầy! Cái tay và toàn bộ cơ thể con, nhéo nó không có đau là sao Thầy?
Trưởng lão: Nhéo mà nó không đau hả con?
Tu sinh 3: Dạ. Ít có đau, thưa Thầy!
Trưởng lão: Nghĩa là con xả ra bình thường như bây giờ mà nhéo không đau hả?
Tu sinh 3: Dạ, cũng đau, mà đau ít thưa Thầy!
Trưởng lão: Đau ít? Như vậy là con bị rối loạn thần kinh rồi con! Nó rối loạn thần kinh, nó không có cảm giác đau như người ta.
Tu sinh 3: Dạ, có cảm giác nhưng mà ít đau.
Trưởng lão: Thì đó, tới chừng mà thực sự nó không có cảm giác đó thì thôi, con trở thành da cây mất rồi! Tiêu rồi đó! Bây giờ nó còn cảm giác ít là nó báo động là sắp sửa như da cây rồi đó, nó cũng nguy hiểm đó!
Cái hệ thần kinh mà cảm giác nó dừng đó con; nó dừng, nó làm cho mình không cảm giác; đó là cái sự tu tập của con nó sai, nó lạc, vì cái hệ thần kinh mà nó cảm giác ở trên da của mình nó bị dừng. Bây giờ coi như là nó 10 phần, nó dừng 5 phần; bây giờ con còn thấy cảm giác ít ít, tới chừng đó rờ da con như da cây thì thôi rồi, tiêu rồi! Con không biết gì nữa hết, mất cảm giác đó!
Cho nên, tu coi chừng sai - nó đi lạc đó! Cho nên vì vậy mà Thầy lo cho mấy con lắm! Bởi vì nó rối loạn thần kinh mà! Mà thần kinh của con có cái thần kinh cảm giác ở trên da chứ đâu phải không, mà nó không chịu làm việc, nó ngưng đi - do cái chỗ mấy con ức chế quá nó phải ngưng làm việc. Con hiểu không? Đó là 1 cái tai hại chứ không phải là cái tốt nha! Cho nên vì vậy mà giữ lại bình thường, y như người; người ta vừa đụng lên da mình là biết liền. Còn cái này rờ con khắp đầu hết mà không biết gì hết, thì như vậy là mất cảm giác rồi!
Tu sinh 3: Lúc trước, lúc mà con chưa tu suốt ngày, suốt đêm thì nó nhéo là nó đau cũng như người bình thường. Nhưng mà có nghĩa là Thầy nói là: "Lúc mình tu qua 1 giai đoạn mà đi kinh hành xong, để muỗi cắn thử, mình nhiếp vô là không đau" thì con để muỗi cắn thử, con vẫn biết, con nhiếp vô nó không có đau… nhéo thử nó cũng không đau.
Trưởng lão: Như vậy là nó bất lợi rồi đó con! Bây giờ đó, sửa lại bình thường đi, để cho nó sống bình thường lại. Con cứ ghi đi, rồi Thầy sẽ chỉnh đốn lại cái vấn để tu tập Chánh Niệm Tĩnh Giác con; để cái sức tỉnh, sức nhiếp tâm của con nó không bị rối loạn; cái thần kinh cảm giác của con, nó không mất đi cái cảm giác đó.
Trời đất ơi! Tu riết rồi bắt đầu bây giờ da trở thành da cây, đụng không biết gì nữa hết! Thì tiêu đó!
(20:17) Bởi vì đây là cái lớp học thật sự lớp tu của chúng ta, có những cái gì xảy ra đều là Thầy biết trước những cái điều đó để mà Thầy chỉnh đốn lại để cho mấy con không còn sai nữa.
Cho nên vì vậy mà hễ mấy con mà thức khuya, thức đêm nhiều thì Thầy lo; mà cái tướng các con ngồi xẹo, cúi đó thì Thầy cũng lo. Bởi vì cái con người mà ý thức, chúng ta ngồi thì nó thẳng như thế này, nó không bao giờ nó cúi, nó khòm vầy đâu, nó thẳng thì nó đúng; mà nó cúi, khòm là nó cũng sai rồi, nó có 1 cái trạng thái gì thu hút mấy con, làm cho mấy con phải khòm vậy. Đó là sai rồi, phải thẳng thớm đàng hoàng!
Bởi vì đức Phật nói: "Phải thẳng lưng!" mà, còn này sao mà khòm lưng? Mà thiền định gì mà lạ lùng? Khòm vậy thì cái tượng này cũng phải khòm xuống chứ sao lại nó ngồi thẳng? Phải không, mấy con thấy không? Nó sai rồi!
Cho nên, vì vậy mà những cái điều này được Thầy sửa lại hết, chứ không phải mấy con thấy hỷ lạc ở trong đó rồi mấy con muốn tìm cách nào mấy con ngồi cũng được. Hỷ lạc ma, Thầy sẽ lật ngửa lên coi nó còn hỷ lạc hay không nữa chứ không để vậy.
Bây giờ tới cái lớp này là lớp Chánh Niệm Tĩnh Giác, nhiếp tâm - an trú tâm. Cho nên buộc lòng nó rất khó đó, mà Thầy phải chịu đựng cái sự mà hướng dẫn cho mấy con, nó có nhiều cam go, khó khăn, chứ không thể tự mấy con làm được đâu! Thầy thấy nếu mà mấy con làm được, nó không sai thì không có những người loạn thần kinh. Và hôm nay, nếu mà làm được thì mấy con đã đi tới rồi, cho nên chưa có cái người nào được. Vì vậy buộc lòng cái khóa này dạy triển khai tri kiến, dạy mấy con nhiếp tâm và an trú tâm.
Bổn phận Thầy là giúp cho mấy con tới đây để cho mấy con đạt được cái kết quả như nguyện vọng của mấy con, mấy con phải ráng!
Nhất định là: 1 là chết, 2 là chứng đạo! Đời mình không còn gì nữa hết! Thế gian này các pháp đều vô thường, có cái gì là của mình nữa đâu mà ở đây mà nấn níu, mà tiếc! 1 là chết, 2 là chứng đạo, có vậy thôi! Làm chủ sự sống chết, chấm dứt luân hồi! Đó là mục đích của cái lớp học này.
Dù là người 80 tuổi, hơn 80 tuổi mà được học cái lớp này - nhất định là: 1 là tôi chết, 2 là tôi chứng đạo chứ tôi không có phạm giới, tôi không có phá giới! Đó, mấy con quyết định như vậy cho Thầy thì Thầy dẫn dắt mấy con tới. Chứ mấy con còn ham sớm 1 chút thì thôi Thầy đầu hàng luôn! Rồi, bắt đầu mấy con ghi rồi đưa cho Thầy.
(22:41) Tu sinh 4: Kính thưa Trưởng lão! Mình có ghi về cái hơi thở dài - hơi thở ngắn - hơi thở vừa vô trong đó không thưa Thầy?
Trưởng lão: Con muốn tu hơi thở thì con cứ ghi cho Thầy biết, để mà Thầy biết được cái hơi thở đó, có thể hướng dẫn con tu; con cứ ghi dài - ngắn, chậm - nhẹ.
Tu sinh 1: Kính bạch Thầy! Đây là mình làm chủ, bạch Thầy! Mình làm chủ trong lúc mình nhiếp tâm, khi mình nhiếp tâm mà nó vào trong được bao nhiêu phút thì hãy ghi? Chứ còn lúc được lúc không thì không nói?
Trưởng lão: Không được! Lúc được, lúc không - không nói.
Tu sinh 1: Nhiều khi lúc được nó tới cả nửa tiếng, mà lúc không được nó…
Trưởng lão: À! Có lúc không được, nó mới có 1 - 2 phút là cũng không được luôn thì cái đó không được! Chỉ có mình nhiếp làm sao, mình chủ động làm sao đó mà trong 1 phút mà mình làm chủ; mình nhắc: “Nhiếp vô cho được!” - đó là con ghi. Còn cái mà có lúc được, lúc thì 30 phút, lúc thì 1 giờ, mà lúc thì 1 phút nó cũng không vô thì cái đó là không được! Không tính cái đó.
Tu sinh 3: Dạ, xin bạch Thầy! Cho con hỏi là con tu cái đề mục hơi thở nào Thầy?
Trưởng lão: Đề mục Chánh Niệm Tĩnh Giác hả con?
Tu sinh 3: Đề mục hơi thở, thưa Thầy!
Trưởng lão: Đề mục hơi thở là cái đề mục đầu tiên: “Hít vô, tôi biết tôi hít vô; thở ra tôi biết tôi thở ra” - cái đề mục đó đầu tiên.
Tu sinh 3: Là con tu đề mục đó tu hoài hay sao Thầy?
Trưởng lão: Không, Thầy sẽ kiểm tra chứ đâu hoài được!
Tu sinh 3: Tại lúc trước con tu tới đề mục thứ 5, thứ 6 rồi.
Trưởng lão: Bây giờ không được, Thầy kiểm tra trở lại, bắt đầu đi lại căn bản. Cũng như Thầy dạy Định Vô Lậu thì bắt đầu vào nhân quả của thảo mộc chứ không có được mà nói: “Hồi nào tới giờ tôi biết nhân quả rồi nên tôi không tu, tôi tu cái nhân quả khác”. Không được, phải đi lại căn bản!
Bây giờ tu hơi thở thì bắt đầu Thầy kiểm tra mấy con lại. Đầu tiên là đề mục thứ nhất, không có đề mục thứ 2, thứ 3 được nữa; rồi chừng nào mà được rồi Thầy sẽ cho lên, phải không? Mấy con hiểu!
Tu sinh 3: ( nghe không rõ )
Trưởng lão: Con cứ nhớ, hiện giờ thì căn cứ vào 5 hơi thở, con tác ý 1 lần; nhưng mà tu 1 phút thì mấy con cứ trình cho Thầy 1 phút.
(24:32) Tu sinh 5: Thưa Thầy! Thầy làm ơn cho con biết: tình trạng vô ký với tình trạng an trú là sao Thầy?
Trưởng lão: Tình trạng vô ký là con quên mất, con không nhớ, không biết gì hết; nó vô ký là nó quên đó con, nó quên tức là nó không nhớ gì hết, thì đó gọi là vô ký. Còn tình trạng an trú thì nó biết, mình trú vô hơi thở…
Tu sinh 5: Lúc tối con thức mà sao con tỉnh bơ à?
Trưởng lão: Con tỉnh bơ, nhưng mà cái đối tượng của con, con biết rất rõ, vì con thức nhưng mà nó còn cái đối tượng.
Như bây giờ, con đi kinh hành thì con biết cảm nhận cái bước đi kinh hành của con mà không có 1 niệm gì xen vào trong bước đi kinh hành - đó là con an trú. Còn nó còn 1 niệm nào xẹt vô nhưng mà con biết 1 niệm, và cái bước đi con cũng không mất - đó là con nhiếp tâm được trong bước đi. Phải không?
Còn cái mà vô ký là lúc bây giờ, con đang ngồi vầy, con biết hơi thở ra - hơi thở vô, rồi bỗng dưng con không thấy hơi thở nữa, mất tiêu; rồi 1 chút con choàng con thấy cái hơi thở con lại, thì lúc cái thời gian mà con bị vô ký đó - là con không thấy hơi thở nữa, con mất. Mà con thấy con không phải ngủ, nó tỉnh bơ chứ nó đâu có giống như người buồn ngủ, nhưng mà đó là vô ký.
Còn cái vô ký nhanh nữa, là con đang ngồi con thấy hơi thở vậy, nó giật mình cái, tức là nó vô ký trong chớp mắt. Nó giật mình đó là con bị vô ký rồi; còn không nó lặng mất 1 chút, nửa phút hay 1 phút hoặc 5 phút, 10 phút… cũng ở trong trạng thái vô ký. Thì cái vô ký là nó quên, nó không có biết gì nữa; nó quên luôn cả hơi thở, nó quên luôn cả bước đi - đó là nó vô ký!
Tu sinh 5: Con kính bạch Thầy! Hồi nãy Thầy nói: "Lúc giờ khuya là tu tập dễ bị ma nó nhập, bị tưởng nó nhập vô". Nhưng mà con cũng cảm nhận là lúc giờ khuya lại là giờ tu tập tốt nhất.
(26:22) Trưởng lão: Đó, nó dễ vô nó mới tốt nhất đó! Ở đây mình làm chủ, mình dẫn mình đi vào cái pháp là mình làm chủ, mình dẫn pháp.
Còn cái giờ khuya này, mình nhiếp vô sao mà nó dễ yên ổn, dễ thanh tịnh, dễ tu - thì thật sự ra, những cái người mà luyện thần thông ngoại đạo thì họ thích tu giờ khuya. Bởi vì cái giờ đó là giờ ma nó dễ nhập, nó làm có thần thông; còn Thầy nói: "Tưởng - nó dễ nhập vào giờ đó!", hiểu không?
Cho nên vì vậy người mà tu trong những giờ mà khó nhất, mà người ta dùng ý thức người ta dẫn vô, dẫn cái tâm người ta vô. Bây giờ, vô hơi thở, thì biết hơi thở ra - vô, mà có trạng thái gì mà hễ an ổn nhất, thì giờ khuya con thấy nó vào dễ sự an ổn này. Có phải không?
Khuya mấy con tu thấy nó dễ, nhiếp tâm dễ, nhưng mà sự thật nó không phải đâu! *Nếu mà khuya nhiếp tâm được vậy, thì sáng - trưa - chiều, những thời tu khác cũng phải nhiếp tâm được vậy*. Còn đằng này, tại sao nhiếp tâm không được mà thời khuya lại được? Làm giờ này dễ hơn - thì đây bị ma đó con! Con hiểu không?
Mình tu - mình làm chủ, chứ sao lại có lúc được, lúc không vậy? Mà lại giờ khuya lại tốt chứ, mà tu những giờ khác lại không tốt? Giờ khác ma không nhập, mà giờ khuya ma nhập! Cho nên, Thầy nói mấy con: lưu ý cái phần Thầy nói, là có 1 cái kinh nghiệm ở trong đó rõ ràng!
(27:40) Tu sinh 6: Dạ thưa Thầy! Giấc khuya con đem kinh sách ra đọc được không Thầy?
Trưởng lão: Được chứ đâu có sao đâu! Bởi vì lúc đó, mình coi cái giờ khuya đó, mình cho cái Định Vô Lậu để mình triển khai, đọc để mình tìm hiểu những cái lý của Phật dạy, để cho mình thâm sâu, khai triển cái tri kiến hiểu biết của mình. Cái đó được, không có gì đâu!
Nhưng mà cái thời gian đó là cái thời gian mình đặt thành cái thời gian đó. Ví dụ như: khuya 12 giờ con vẫn lấy cái thời gian đó con tu thì con cho nó là Định Vô Lậu; thì lúc bây giờ con đưa ra cái đề tài, con quán, đưa ra cuốn kinh con đọc vẫn được hết;
Bởi vì, về vấn đề Định Vô Lậu nó rộng rãi, mênh mông lắm. Khi đó, từ sự suy nghĩ trong đầu của con, từ đọc để tìm hiểu của con, thì cái đó là cái Định Vô Lậu rồi. Con hiểu không?
Tu sinh 6: Cái thành công nhất là tập Định Vô Lậu nhiều hả Thầy?
Trưởng lão: Ừ, cái thành công của chúng ta - bởi vì nó vô lậu mà con! - *mà cái mục đích của đạo Phật là Tâm Vô Lậu*; mà lại cái định này là vô lậu. Cho nên đó con thấy, cái này là quan trọng nhất mà, quan trọng nhất! Cho nên triển khai cái tri kiến của chúng ta mà thành tựu được là chúng ta đã chứng đạt cái Vô Lậu đó.
Tu sinh: Dạ thưa Thầy! Cho con làm lại bài thân hành, bữa trước thầy cho làm bài khẩu hành rồi.
Trưởng lão: Làm lại nó càng hay chứ không có gì đâu. Bởi vì các con làm riết, rồi những cái bài đó, bài nào mà cuối cùng mà Thầy nói cái bài này đó - mấy con sẽ kết vô, làm thành bộ sách Đạo Đức của chính con. Vừa là cho mình mà vừa sau này để lại cho mọi người, ai cũng học. Nó lợi ích!
Tu sinh 1: Bạch Thầy! Cái này đề nhiếp tâm đến 2 giờ bạch Thầy!
Trưởng lão: Dữ vậy!
Tu sinh 1: Minh Hiền. Không hiểu hả Thầy?
Trưởng lão: Chắc không hiểu. Để rồi Thầy kiểm tra! Rồi, để Thầy sẽ kiểm lại!
(29:29) Tu sinh 2: Dạ, mô Phật! Bạch Thầy!
Ví dụ như: đến cái giờ tu của Chánh Niệm Tĩnh Giác mà nó khởi niệm để suy nghĩ những cái bài pháp mà Thầy dạy chúng con để làm - Vô lậu đó Thầy, nó khởi lên hoài, con không tu cái kia được, con chuyển sang cái Định Vô Lậu con làm bài có được không?
Trưởng lão: Được chứ con, con cứ làm! Con cứ làm cái bài Vô Lậu. Rồi bắt đầu tới cái giờ mà con tập để đi kinh hành nhiếp tâm, con hoàn toàn nó có hiện ra thì nhắc: “Dừng lại! Đây là cái chỗ… ”, bởi vì con làm chủ mà, con phải tập làm chủ!
Cho nên cái giờ mà tu Chánh Niệm Tĩnh Giác này, con tu ít lại; để cho cái giờ này mình triển khai cái tri kiến của mình ra. Chứ không khéo, mình triển khai là nó động rồi! Vừa đi, chợt nhớ: “Trời ơi, cái này hay quá! Vô lấy viết viết".
"Không! dẹp xuống! Giờ này không phải là giờ mày, mày để lát nữa mày mới làm được!”
Tu sinh 2: Mình phải dừng nó lại hả Thầy?
Trưởng lão: Phải dừng lại! Hoàn toàn tác ý dừng lại cái Vô Lậu: "Giờ này không phải là giờ Vô Lậu! Làm cái nào ra cái nấy!" Coi như là giờ giấc nghiêm chỉnh.
Tu sinh 2: Con thấy nhiều khi làm xong, tới giờ ra đi chút xíu là nó khởi niệm nó nhớ nghĩ cái đoạn này, đoạn kia như Thầy nói, con chạy vô ghi vô nháp.
Trưởng lão: “Không được! Cái giờ này là cái giờ mày Chánh Niệm Tĩnh Giác, mày không có lộn xộn nghe! Hèn chi cái bài mày làm, lộn xộn là do cái chỗ này nè!”. Đó, con nói nó: “Giờ này là giờ Chánh Niệm Tĩnh Giác, biết bước đi hẳn hòi! Mày mà còn tu trật nữa, tao bắt quỳ gối đó!”. Phải không? Mình hăm dọa nó đi! Rồi lần lượt con thấy con làm chủ nó, giờ nào ra giờ nấy.
Cho nên nó dồn, khi mà vô cái giờ con Định Vô Lậu đó, con ngồi con tư duy nó sáng suốt lắm. Con đi mà con giữ được bình an, con giữ đừng có niệm gì xẹt, tức là nhiếp tâm và an trú, rồi con ngồi lại con làm - nó hay hơn là con để; cứ lát nó xẹt vô, cái con chạy vô viết mấy chữ, nó không hay đâu! Con cứ làm sao mà cái tâm con bình an, an trú được rồi! Rồi bắt đầu tới cái giờ đó con cầm cây bút lên con thấy sự bình an.
Thầy viết văn cũng vậy mà, khi nào mà nó mỏi mệt thì để cho nó nghỉ, bình an - thanh thản - an lạc - vô sự kéo dài 1 giờ, 2 giờ; bắt đầu vô ngồi đó ghi - trời ơi, sao mà nó viết sáng suốt vô cùng lận!
Còn cứ để nó lăng xăng hoài thì nó không có sáng đâu! Cái tâm nó phải được nghỉ ngơi, rồi nó làm việc về Vô Lậu thì nó mới sáng. Chứ mà con bắt nó không được nghỉ ngơi, mà nó cứ đi 1 hơi nó nhớ, đi 1 hơi nó nhớ - cái tâm con nó mệt dữ lắm!
Nhớ, như vậy thì tu mới được! Và Thầy nhắc, khi mà mình đi kinh hành Chánh Niệm Tĩnh Giác hoặc ngồi hít thở để cho nó an trú trong đó, để nghỉ ngơi đó con, thì con làm cái này sẽ rất hay, bài vở con rất khá. Nó sẽ nhớ hết!
(32:10) Tu sinh 2: Thưa Thầy! Con mà viết bài Định Vô Lậu là con phải làm hết cả buổi luôn!
Trưởng lão: Được! “Bây giờ bắt đầu cái giờ Định Vô Lậu này, mà tao làm chưa xong, tao cứ ngồi tao làm hoài; tới chừng mà hết rồi, tao xả nghỉ, tao đi kinh hành. Xong, tao nghỉ”.
Tu sinh 2: Làm từ sáng đến trưa luôn. Ăn cơm xong là xả nghỉ thì lúc đó mới tu Chánh Niệm Tĩnh Giác.
Trưởng lão: Tu Chánh Niệm Tĩnh Giác! Thì đâu có gì đâu con.
Tu sinh 2: Nhiều khi nó không xong, con làm luôn cả ngày được không, bạch Thầy?
Trưởng lão: Cũng được nữa! Dồn hết cái Định Vô Lậu, tất cả các giờ này vô cái Định Vô Lậu.
Tu sinh 2: Nhiều khi không phải viết cái bài này không, mà viết nháp rồi lại sang qua, không vừa ý rồi lại sang qua nữa.
Trưởng lão: Đúng rồi đó! Các con làm như vậy lần lượt nó triển khai thêm. Ví dụ bây giờ mình viết trên nháp rồi, mình đọc lại, bắt đầu mình đọc theo đó mình làm lại cái bài, viết lại, thì mình thấy cần thêm gì mình thêm vô. Phải không? Nó nhiều cái, khi đọc tới đó, hồi đó mình viết thì cái chỗ đó nó thiếu, bây giờ mới đọc lại, mới viết lại cái bài nữa; tới cái chỗ này thấy nó thiếu rồi thì thêm, mà thấy cái chỗ này thừa thì gạt bỏ ra, nó làm chỉnh đốn lại cái bài của mình. Lần lượt mấy con làm như vậy thì bài văn của mấy con rất hay và nó đầy đủ cái ý của nó.
Rồi bắt đầu, cái bài này xong rồi chứ chưa đâu, chưa hẳn đâu! “Lát tới giờ Định Vô Lậu tao đem ra tao đọc, tao làm lại bài nữa”. Cho nên mấy con mà nộp được cho Thầy 1 bài chắc mấy con cũng phải viết ba, bốn bài rồi đó chứ.
Tu sinh 2: Dạ, viết nhiều và nháp nhiều!
(33:24) Trưởng lão: Thầy biết mà! Bởi vậy, cái đầu của mấy con nó không thể viết 1 lần được đâu mà mấy con phải cần phải viết nhiều lần. Như vậy nó mới triển khai được cái sự hiểu biết của mấy con nó thâm sâu, chứ không khéo nó cạn lắm!
Định Vô Lậu gì mà!!! Trời đất ơi, mấy con! Cái bài đầu tiên, thật sự ra Thầy nói: “Trời đất ơi! Mấy con quán vô lậu cái kiểu này thì thôi; đâm bên này, xỉa qua bên kia, cạn cạn không, không có đi sâu vô được”, nhờ cái sự học này mấy con mới hiểu.
Tu sinh 2: Dạ bạch Thầy! Bài đầu, chúng con cũng chưa hiểu. Nói về Vô Lậu, chúng con nói nhiều khi tới đoạn mà nói, nghĩ viết bài nhiều Thầy đọc Thầy mệt chứ; đâu có nói chi nhiều. Sau này tụi con mới hiểu được là phải quán chiếu, phải nghĩ: khổ nó phải như thế nào? Cái quả như thế nào? Cho nó ra cái nét của nó - có nhân mới có quả. Sau này con mới hiểu, chứ ban đầu nghĩ làm nhiều quá Thầy coi không hết .
Tu sinh 3: Bạch Thầy! Mình cho ví dụ 1 mẩu chuyện, mình đưa mẩu chuyện đó luôn - thiện ác luôn - hay mình để hết …
Trưởng lão: À! Con cho cái mẩu chuyện đó, con thuật cái mẩu chuyện đó cho mọi người người ta nghe cái chuyện nhân quả. Nhưng mà mình chưa có nói nhân quả gì trong cái mẩu chuyện đó đâu. Sau khi bình luận mới vạch ra cái nhân; cái hành động mà anh chàng này làm như vậy là cái hành động nhân và cái quả anh ta phải gánh như thế nào? Thì cái bài mình đã thuật trên đó, mình xuống, mình lôi những cái đoạn đó mình chứng minh cái bài bình luận của mình 1 cách sát thực, rồi mình dựng lên nói về cái đạo đức trong đó nữa thì nó tuyệt vời cái bài. Hiểu không?
Đó! Đó là cái cách thức để hướng dẫn mình làm, trở thành 1 cái bài học đạo đức nó cụ thể; và đồng thời mấy con lại đưa cái pháp hành, pháp tác ý, đưa những cái pháp hành để nó trở thành nhắc nhở chúng ta phải thực hiện cái đạo đức đó bằng cái đó để chuyển. Cái pháp hành là cái phương pháp chuyển nhân quả của con người mà.
(35:36) Tu sinh 7: Thưa Thầy! Con muốn hỏi: Nếu mà nhiếp tâm mà an trú thì có phải là vô niệm không?
Trưởng lão: Cái nhiếp tâm mà an trú thì nó là vô niệm rồi con, chứ nó có niệm thì nó đâu có an trú được.
Tu sinh 7: Dạ! Như vậy trong trường hợp con nghĩ rằng: thấy không Tầm - không Tứ có phải cũng là vô niệm không?
Trưởng lão: À! Không Tầm - không Tứ; cái chỗ không Tầm Tứ tức là sáu căn con bị ngưng hoạt động, nó mới gọi là không Tầm, không Tứ. - Còn cái chỗ này chúng ta còn cái Tứ hẳn hòi, đàng hoàng; tức là chúng ta còn thấy biết rõ ràng thì nó có Tứ rồi. Chỉ chúng ta tác ý ra cái có à, mà chúng ta không tác ý; nó có Tứ, nó còn biết. Còn cái không Tầm - không Tứ là nó diệt, nó vào trong cái trạng thái của tưởng mất rồi. Cho nên diệt Tầm Tứ mới nhập Nhị Thiền đó con.
Tu sinh 7: Con muốn hỏi để phân biệt hai cái chỗ đó - nó vô niệm…
Trưởng lão: Nó vô niệm là nó không niệm nhưng mà nó còn cái Tứ đó con! Cái tỉnh thức - mình biết, là cái Tứ.
Còn mình vô niệm: cái ý niệm mình nó không khởi cái niệm, mà có 1 con vật gì đi ngang nó biết, tức là nó Tứ được. Con hiểu cái chỗ đó nó còn Tứ, nó không có cái niệm mà nó không có sự suy nghĩ - nó không có Tầm, nhưng mà Tứ nó còn. Cho nên vì vậy mà nhập Sơ Thiền - ly dục, ly ác pháp - nó nhập Sơ Thiền; nó còn Tầm, còn Tứ, con hiểu không? Nó khởi suy nghĩ được; nó còn Tứ tức là nó thấy mọi vật đi qua lại nó biết. Tức là nó Tứ - nó tác ý đó!
Tu sinh 7: Cái Sơ Thiền, nó còn có Tứ; còn cái Nhị Thiền thì không có Tứ nữa?
Trưởng lão: Còn cái diệt Tầm Tứ là: hoàn toàn nó ngưng hoạt động hết, sáu căn nó ngưng hoạt động.
Cho nên nói diệt Tầm Tứ, Tầm Tứ không còn nữa - tức là Tứ không còn nữa, tức là nó không thấy nữa, nó không nghe nữa; lỗ tai nó hết nghe, con mắt nó hết thấy, cái ý không suy nghĩ được nữa gọi là diệt Tầm Tứ - cho nên nó là Nhị Thiền!
Vì vậy mà nó gọi là Định sanh hỷ lạc; tức là lúc bây giờ đó, ở trong cái trạng thái đó sinh ra hỷ lạc - đó gọi là Định sinh hỷ lạc.
Còn cái kia là do ly dục sanh hỷ lạc, cho nên nó còn Tầm Tứ. Con thấy không? Nó rõ ràng! Hai cái thiền định này: cái Sơ Thiền và cái Nhị Thiền nó khác, khác xa.
Tu sinh 7: (nghe không rõ) Pháp của Thiền tông … cho rằng cái đó là Tối Thượng Thừa rồi. Nhưng mà nếu như vậy nó mới có tương ưng với Sơ Thiền?
Trưởng lão: Cái vô niệm của Hòa thượng Thanh Từ: nó còn cái biết - cái Tứ. Nó chỉ tương đương với cái Sơ Thiền mà thôi. Nhưng mà cái thiền của Hòa thượng - nó không có ly dục, ly ác pháp - mà bị ức chế, nó không niệm thôi; cho nên nó còn cái biết đó thôi, mà cái biết đó là Tứ. Nhưng mà điều kiện là người ta nghĩ nó là Tối Thượng Thừa, chứ nó là ý thức của chúng ta. Cho nên nó sai!
(38:42) Tu sinh 8: Thưa Thầy! Từ hồi còn nhỏ tới giờ con có 1 cái tánh: thậm chí làm bài mà khi nộp cho Thầy rồi thì khi ra người ta hỏi, con không biết, con phải gạch gạch lại để làm lại cái dự án (nghe không rõ )… Con đi chợ mua, mua ra thì xách trên tay, người ta hỏi: "Bao nhiêu?" - con cũng không biết nữa! Về nhà con ghi lại (nghe không rõ )… Bạch Thầy, như vậy là con bị sao?
Trưởng lão: Cái tâm mà hay quên của con đó, tức là vừa mua rồi, ai đó hỏi: “Anh mua bao nhiêu?" - "Không nhớ, giờ có giấy đây coi chứ tôi không nhớ!”, thì cái tâm của con như vậy là trí nhớ nó không có con! Mà cái trí nhớ như vậy, không có, là rất tội cho con đó! Nếu mà nói tôi tu mà tôi quên như vậy đó, như là Thiền Đông Độ đã nói: "vô phân biệt" - “Hồi nãy tôi mua, giờ tôi không biết gì nữa hết!” - đó là tôi hết phân biệt rồi! Thì như vậy, chắc chắn là mấy người này lẫn rồi đó mấy con. Con tu kiểu đó là lẫn mất rồi!
Tu sinh 8: Bạch Thầy! Về nhà con có ghi lại đủ, nó không quên. Làm bài nộp cho Thầy rồi, con nhẩm lại, nó không quên hẳn.
Trưởng lão: Nó không quên là tại vì con có ghi đó, nó mới nhắc con nhớ! Cũng như Hòa thượng Phước Hậu đó, tu đến cái chỗ mà ông quên đi, rồi ông đi qua sông, ông cởi quần áo ông đưa cho chú Thị giả. Tới chừng lên sông, quên mặc, ông đi luôn. Chú Thị giả kêu: “Hòa thượng, Hòa thượng! Mặc quần áo chứ!” - đó là nó quên đi. Thì con có người nhắc thì nó nhớ, cho nên con ghi nó mới nhớ. Con kiểu cũng là trên đầu nó còn có chữ “như” không đó.
Tu sinh 1: Bạch Thầy! Cái chỗ vô niệm, bên chỗ Thiền Đông Độ thì người ta cũng vô niệm, mà chỗ Thầy nói Chánh Niệm Tĩnh Giác thì nó cũng đến cái chỗ vô niệm. Như vậy, 2 cái vô niệm này có giống nhau không? Hay là 1 bên ly dục, còn 1 bên không ly dục.
Trưởng lão: Nó khác nhau! 1 bên không ly dục mà do ức chế mà vô niệm, còn 1 bên thì do ly dục mà nó vô niệm. Nó khác! 2 cái phương pháp tu cũng khác.
Cho nên cái này, người ta hoàn toàn người ta bất động, cho nên mọi chuyện xảy ra người ta vô niệm; trong khi người ta thanh thản, nó không niệm; nhưng có cái ác pháp tác động tới thì người ta có niệm. Còn anh kia: nó vô niệm luôn, cho nên vì vậy mà anh chẳng biết gì hết; mà nếu ảnh biết thì ảnh bị phân biệt - ảnh vô phân biệt mà.
(41:08) Còn cái này, mình có phân biệt đàng hoàng: "Cho nên tôi tỉnh vậy đó, chứ mà mọi ác pháp đến là tri kiến của tôi nó chiếu hết, nó soi hết, nó không để tác động vô". Còn anh này vô niệm mà không có dám tác động ra; mà hễ tác động ra thì: tác động sân dữ hay hoặc là phiền não luân - phiền não sa, không đúng; cho nên, chỉ còn ở trong cái thiền đó để mà chịu đựng thôi, chứ hoàn toàn anh rời ra ngoài cái thiền mà anh sống bình thường như tụi tôi không được. Còn tụi tôi là sống cuộc sống bất động mà!
Cho nên tụi tôi không niệm, mà không niệm trong cái chỗ bất động chứ không phải là không niệm theo cái kiểu anh ở trong thiền định. Tôi không ở thiền định, tôi ở chỗ tâm bất động, cho nên thanh thản - an lạc - vô sự. Nhưng mà anh động tới tôi là nó có niệm liền tức khắc, nó đối chiếu, nó phản xạ, nó chống bằng cái tri kiến; nó chặn anh ngoài đường liền tức khắc, không có vô được cái thân - tâm nó đâu. Còn anh thì anh không có cái đó.
Tu sinh 1: Bạch Thầy! Như vậy, Thiền Đông Độ do ức chế mà vào chỗ vô niệm. 2 chỗ vô niệm này nó không giống nhau! 1 bên vô niệm… Bên Đông độ: khi vô niệm, khi đụng cảnh là người ta phát tâm tham, sân lên; còn bên đây: mình vô niệm nhưng mà khi đụng cảnh là mình có cái tri kiến, là mình giảm cái sân liền và không còn sân.
Trưởng lão: Đó, nó hay cái chỗ đó! Cho nên, cái sai bên đây mình thấy rõ và cái đúng bên đây mình thấy rõ; bởi vì bên đây nó giải thoát, còn bên kia nó không giải thoát, nó bị ức chế; cho nên bị đụng cái là nó bật ra hết.
(42:30) Tu sinh 9: Thưa Thầy! Trong khi mình đang chăm chú viết bài mà ai nói - hỏi cái gì mình cũng không hiểu gì hết, mình cứ viết bài thôi. Nó nghĩa là sao thưa Thầy?
Trưởng lão: Đó là cái sự tập trung của con trong cái dòng tư tưởng của con, thì cái đó là con rất hay chứ có sao đâu! Có cái sự tập trung đó! Do đó, cái sức tập trung đó đó, người ta sẽ áp dụng qua cái Chánh Niệm Tỉnh Thức mà để con áp dụng. Nghĩa là mặc dù con nhiếp tâm, con an trú tâm, thì lúc bây giờ ai hỏi gì con không có nghe, con không có thấy cái lời người ta hỏi; con đang nhiếp tâm say mê ở trong cái đối tượng của con đang nhiếp.
Ví dụ như bước đi: họ hỏi gì, con cứ bước đi, con không cần lưu ý đến - đó là cái nhiếp tâm và an trú của con. Con an trú được là con không nghe ngoài đó.
Đó, mới đầu con an trú nó không niệm; rồi sau đó, nó đi sâu hơn chút nữa là người ta nói con không có cần lưu ý, mặc dù con có nghe nhưng mà con cứ lo cái biết của mình thôi, không cần ở ngoài, tức là không phóng dật; thì cái đó là cái cao hơn 1 bậc của trên cái an trú, nó lại sâu vô an trú - nó tốt hơn chứ không có gì đâu mà sợ!
(43:34) Tu sinh 1: Bạch Thầy! Con có đi theo 1 người họ tu thiền Đông Độ. Bình thường khi tiếp xúc với nhau thì họ lý luận; họ tiếp xúc: họ nói chuyện rất là hay, rất là giỏi, nhưng khi đụng chuyện cái là họ đùng đùng lên, họ la om sòm, cái họ bỏ họ đi về mất tiêu bạch Thầy! Mà không có chuyện thì thấy họ giống như là người rất là đoàng hoàng; nhưng mà khi đụng chuyện cái là họ sân, họ chịu không nỗi, họ chạy mất!
Trưởng lão: Đó là bị ức chế tâm - ức chế cái tâm tham, sân, si của mình; cho nên đụng chuyện là bắt đầu cái của sân họ lên liền tức khắc, rồi họ bỏ họ về.
Tu sinh 1: Họ sỉ vả dữ lắm Thầy! Còn như con đang tu thì mình chưa hết sân, nhưng mình cũng thấy mình có đang sân, nhưng mà mình không có bộc phát lên mình sân, mình điều chỉnh cho nó bớt sân, mình xả đi; còn bên kia, họ bộc lên, họ la quá trời, họ chửi, nhục mạ dễ sợ lắm bạch Thầy!
Trưởng lão: Đó là bị ức chế đó con, ức chế nó mạnh! Còn mình đó, mình chưa hết - tại vì mình tu chưa xong, nó còn sân. Nhưng vì mình có tri kiến, vì mình có sự Định Tỉnh, mình không có bị ức chế nó, Định Tỉnh thôi; do đó, mình lần lượt xả cái tâm phiền não của mình, cuối cùng mình hết, mình không có la đùng đùng, không có mặt đỏ gay lên.
Tu sinh 1: Bạch Thầy! Con thấy họ la đùng đùng, họ la ghê lắm; họ sỉ vả, nhục mạ những người lớn, người già ghê lắm! Mà sau rồi khoảng 1 tuần sau gặp họ, họ cũng cười.
Trưởng lão: Chứ bây giờ làm sao?! Nhưng mà chính họ, họ cũng biết là họ chưa hết sân; họ biết họ bị ức chế nữa chứ không phải không. Nhưng mà bây giờ họ biết cách nào hơn? Phương pháp nào để giải tỏa cái đó? Họ không có cách thức nào hết!
Tu sinh 1: Thà rằng mình sân, mình để trong lòng mình, tự mình xả ra thì nó đỡ. Để thôi đùng đùng như vậy, rồi nhiều khi trước mặt mọi người, người lớn, người nhỏ người ta nghe hết - la lối om sòm - 1 người tu mà la gì ghê quá, la mà thô lỗ quá!
Trưởng lão: Thì đó, thường thường mà ức chế tâm để cho đừng có niệm khởi đó, đừng có vọng tưởng như Thiền Đông Độ là cái sân họ dữ lắm, nó đùng đùng. Họ la 1 hơi cái họ hết, chứ không phải họ la 1 hơi rồi họ còn. Cũng như là cái người ngoài đời - họ giận, họ la cho đã rồi họ đập đồ, đập bát gì cho đã họ, thế rồi họ hết, rồi họ đi lượm đồ trở lại. Coi như họ xả hết rồi đó, xả bằng cách theo kiểu đời đó.
(45:57) Trưởng lão: Còn ở đây, mình xả - bắt đầu mình tu tập, cái tâm mình nó Định Tỉnh lắm - khi mà đụng chuyện như vậy đó, bắt đầu nó ngầm nó có khởi lên, nhưng mà rồi cái tư tưởng mình quán xét nó, mình xả xuống, xả hết; mà không ai biết mình giận hờn gì hết, chính cái đó lần lượt.
Còn cái người mà người ta tu xong đó, người ta thản nhiên lắm - nó không có cái gì mà tác động được; người ta trở thành im lặng như Thánh rồi. Nó im lặng, không phải im lặng là mình không la lối người ta mà mình gọi là im lặng. Mà nó im lặng như Thánh: có nghĩa là cái tâm bất động, nó không có bị dao động trước cái ác pháp đó - gọi là “Im Lặng Như Thánh!”
Cho nên, mấy con nghe Thầy nói cái danh từ: "Im Lặng Như Thánh" - chắc chắn là người ta chửi mắng Thầy - Thầy làm thinh đó, chứ không phải…! Im Lặng Như Thánh có mục đích là cái tâm Thầy không có 1 dao động 1 chút nào trong đó - gọi là Im Lặng Như Thánh. Các con hiểu chữ "Im Lặng Như Thánh" chưa?
Cho nên, ông Mục Kiền Liên mà ông ngồi tu, ông khởi niệm: "Mình tu cái này đúng nè ha!" - Ông Phật la: “Im lặng như Thánh!” - tức là im lặng trong tâm của ông. Các con hiểu cái danh từ chỗ: Im Lặng Như Thánh - là cái mẫu chuyện mà đức Phật đã la ông Mục Kiền Liên. Tại vì ông ngồi tu, ông thấy: “Bữa nay sao tu nó an trú tốt quá!” - thì ông khởi niệm an trú vậy thôi, chứ ông có nghĩ gì đâu. Nhưng mà ông Phật ông la: “Im lặng như Thánh!”.
Vì như vậy là bị động, các con hiểu chưa? Đó là cách thức tu theo Phật. Cho nên vì vậy mà Thầy nghe Thầy dùng cái chữ: Im Lặng như Thánh - thì mấy con biết là im lặng trong nội tâm của mình. Mà im lặng được trong nội tâm của mình thì có mắng chửi ai, có nói to tiếng với ai không? Có phải không mấy con?
Nhưng mà không phải vậy! Mấy con biết cái người tu tập, người ta biết dùng ái ngữ và biết dùng cái ngôn ngữ. Khi cần phải dùng cái ngôn ngữ để nhiếp phục người khác thì người ta khai cái giới ái ngữ của người ta ra liền, người ta sử dụng: "Ông là đồ ngu si!", vẫn nói được như thường.
HẾT BĂNG