CK 020B - VỊ TU SĨ MÙ - TỨ NHƯ Ý TÚC - LỘ TRÌNH BÁT CHÁNH ĐẠO - THÂN HÀNH NIỆM - HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI - ĐI KINH HÀNH - BỊ TƯỞNG
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Ngày giảng: 11/2005
Thời lượng: [52:46]
(00:00) Trưởng lão: Có một câu Kinh Pháp Cú của một cái vị tu sĩ mù, không có thấy đường; cho nên đêm đó trời mưa rồi cóc nhái trời mưa gì nó ra, côn trùng nó ra đầy hết; vị này đi kinh hành không thấy đạp chết vang lừng trời đất, cho nên trong cái câu Kinh Pháp Cú đó có nhắc rằng là khi mình vô tình thì không có tội lỗi gì hết. Thì cái câu kinh Pháp Cú nói vậy, nói qua cái bài kinh đó nói “Tâm dẫn đầu các pháp, tâm làm chủ, tâm tạo tác”, nghĩa là mình có ý đó, nghĩa là nói khi mình có ý mình tạo cái chuyện ác đó thì mình mới thọ cái tội ác, còn mình vô tình thì nó không có tội ác.
(00:44) Nhưng trời ơi! Đức Phật dạy chúng ta Tâm Từ Bi mà đạp một con ốc nghe cái rốp mà chúng ta không thương xót thì cái Tâm Từ Bi chúng ta chỗ nào mấy con, có phải không? Mình vô tình, sự thật ban đêm mình có thấy đâu mà con ốc nó bò ra, ở ngoài đường mình đi mình đạp vô nghe cái rốp cái; trời ơi mình nghe nhói, nghe xót xa trong lòng mình lắm chứ, có phải không?
Vì đạo Phật dạy chúng ta Tâm Từ, Bi, Hỉ, Xả; Tâm Từ,Tâm Bi lòng thương yêu của chúng ta mà, sao lại vô tình mà đạp chết côn trùng mà lại nói là không tội lỗi. Ngay cái tâm chúng ta nghe nó đau nhói là tội lỗi rồi chứ gì mấy con, chứ bộ đợi nó lại nó đạp mình nữa sao, mới là tội lỗi à? các con hiểu không? . Một cái gì mà nó làm cho chúng ta đau khổ, thì chúng ta thấy đó là tội lỗi chứ gì. Nó khổ mà, làm sao không tội lỗi. Nhưng mà khi mà chúng ta đạp một cái rốp, mà chúng ta không thấy đau xót gì hết thì đâu phải là con người có Tâm Từ. Mà có Tâm Từ thì mình thấy đau xót quá.
(01:48) Cho nên vì vậy đạo Phật dạy chúng ta Chánh Niệm Tỉnh Giác, khi đi ban đêm thì chúng ta phải soi đèn trước để chúng ta đi tránh côn trùng chứ, đó là trí tuệ của cái người tu chứ. Cái người tu mà, lòng thương yêu chúng ta đâu có để mà chúng ta nhắm mắt đi để mà đạp chết côn trùng đâu. Thế mà cái câu chuyện của Kinh Pháp Cú, mượn cái lời Kinh Pháp Cú đó, tức là cái câu kinh đó Đức Phật muốn dạy cái gì: “Tâm làm chủ, tâm tạo tác, tâm dẫn đầu các pháp”, là gì mấy con biết cái câu kinh đó là câu gì không? Pháp Như Lý Tác Ý. Đó các con hiểu pháp Như Lý Tác Ý không? Chứ đâu phải là cái câu kinh đó để mà đặt ra cái câu chuyện kêu là Kinh Pháp Cú mà cái câu chuyện, có cái câu chuyện nó mới đặt ra câu kinh. Cho nên những cái Kinh Pháp Cú, thường thường là nó cái câu nó cô đọng lại, rồi người ta đặt một cái mẩu chuyện người ta cho vào cái câu đó.
(02:46) Chúng ta đọc đúng cái bài Kinh Pháp Cú là chúng ta nên đọc Kinh Tương Ưng, nó có những bài kệ khi Đức Phật cảm hứng hoặc là có một cái câu chuyện của vị Tỳ kheo nào đó đến trình cái sự tu tập, thì Đức Phật cảm hứng mà nói lên cái bài kệ để cô đọng lại ý nghĩ của cái bài kinh đó. Đó là những cái điều kiện mà trong thời Đức Phật thì nó đúng, còn chúng ta đặt ra những bài kinh nó khác, nó không đúng cái mẩu chuyện.
(03:18) Ví dụ như là Kinh Pháp Cú, ví dụ những cái mẩu chuyện, coi chừng mấy ông Đại thừa đặt ra nhiều lắm đó. Cho nên chúng ta không khéo thì chúng ta sẽ bị lầm, cái ý nghĩ hiểu sai nó sẽ bị lầm, vì vậy mà chúng ta lại hiểu lệch theo cái ý của một người khác, của Đại thừa, nó mớm cho chúng ta cái ví dụ đó rồi nó hiểu, nó giải thích qua góc độ khác của cái ý của cái câu Kinh Pháp Cú.
Như Thầy vừa nói cái câu Kinh Pháp Cú nó rất hay, nhưng mà Đức Phật nói câu đó thì chúng ta hiểu đây là cái pháp Như Lý Tác Ý, bởi vì nó dẫn đầu nó làm chủ các pháp mà, nó dẫn vô. Còn cái này người ta nghĩ rằng nó dẫn thiện dẫn ác thôi chứ nó đâu có biết, bây giờ nó làm thiện làm ác, có ý muốn làm thiện làm ác.
Bây giờ mình vô tình mình đạp chết thì đâu có sao, chứ phải cái ý mình muốn mình đạp con ốc đâu. Bây giờ đem ốc ra mình gom ra cả đống rồi mình lên mình giẫm nó là mình tội, còn cái này mình đâu có đem ốc ra mình giẫm, ý mình đâu có, cho nên mình đâu có tội. Cho nên mình hiểu cái đó là mình hiểu thiếu cái lòng từ bi, thiếu cái tâm đại bi của mình.
(04:32) Cho nên đạo Phật nó có những bài kinh nó kê chính xác lắm, cho nên ai nói sai là nó đem ra nó vặt ra liền tức khắc. Nói như vậy một người tu sĩ chúng ta không có lòng từ bi sao, biết côn trùng, biết chúng sanh mưa gió nó ra như vậy, tại sao mà đi trên đó. Nói tôi không có ý, tôi đi kinh hành thôi, thì cái đó mình sai. Cũng như bây giờ Thầy đi kinh hành, mà Thầy thấy kiến bò dưới chân Thầy dưới bàn chân này, Thầy đi không. Là một người tu tỉnh giác mà, chứ đâu phải là tu mù, có phải không? Mấy con hiểu lời Đức Phật dạy rõ ràng mà.
(05:05) Tâm từ bi chúng ta ở đâu, mà chúng ta đạp chúng sanh chết mà chúng ta không thương. Đó là những cái điều để mà chúng ta gạt ra những cái sai của kinh điển của Phật, chứ nếu không có những bài kinh này chúng ta làm sao mà chúng ta gạt cho được. Cho nên những cái hiểu sai này cần phải gạt ra để chúng ta thực hiện được một con người của tu sĩ đạo Phật, lòng thương yêu của chúng ta đầy đủ đối với chúng sanh.
Không phải vô tình, mà lúc nào chúng ta cũng tỉnh giác trên bước đi, trên việc làm của chúng ta, không bao giờ chúng ta để vô tình phạm phải cái sự đau khổ của cái loài chúng sanh. Lòng thương yêu chúng ta không bao giờ nỡ thấy chúng sanh đau khổ dưới bàn chân, dưới cánh tay của chúng ta làm cho chúng chết. Đó là cách thức chúng ta là người tu sĩ của đạo Phật là phải như vậy.
(05:49) Cho nên hôm nay mà tu tập, được học tập cái lớp này, Thầy tin rằng mấy con sau khi mấy con học Định Vô Lậu, thông suốt hết những cái lý vô lậu thì tâm mấy con sẽ được vô lậu, mấy con sẽ bất động trước các pháp. Và bất động trước các pháp nó còn một thời gian, một thời gian nó mới thực hiện được Tứ Thần Túc. Nghĩa là mấy con khi mà đầy đủ được Định Vô Lậu, tri kiến mấy con được giải thoát, thì lúc bấy giờ mấy con ở trên Tứ Niệm Xứ kéo dài thời gian đó. Nhất Dạ Hiền, một ngày, hai ngày thanh thản, an lạc, vô sự, không một chướng ngại nào trên thân của mấy con gọi là Tứ Niệm Xứ sung mãn; thì lúc bây giờ thần túc sẽ đầy đủ. Còn nếu không đầy đủ, Thầy đặt thành vấn đề nếu không đầy đủ thì pháp Thân Hành Niệm chúng ta sẵn sàng, từng hành động tác ý để tạo thành cái nội lực của ý thức lực của chúng ta; như vậy mới gọi là Dục Như Ý Túc.
(06:52) Cho nên Dục Như Ý Túc là chúng ta muốn nhập định thì nó sẽ nhập định. Mà muốn nhập định, Định Như Ý Túc, là tại sao, Dục Như Ý Túc đã có rồi, mà lại tại sao còn có Định Như Ý Túc, các con biết tại sao không? Tại vì Định Như Ý Túc nó cái hướng của nó là có nhiều định chứ không phải một định, nó có bốn định lận, mà nếu không có Định Như Ý Túc thì mấy con biết mấy con nhập định nào?
Bây giờ tui muốn nhập định thì các con biết định nào. Cho nên nó có bốn loại định. Vì vậy mà Sơ thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, rồi bốn cái loại định tưởng chúng ta sử dụng được Định Như Ý Túc của chúng ta nhập 4 loại định tưởng dễ dàng không khó khăn. Các con thấy nó rõ ràng, nếu mà không có Định Như Ý Túc thì làm sao mà chúng ta nhập các định kia được. Và bây giờ chúng ta nói suông, bây giờ ông này nhập định, cái thân nó nói trả lời lại nói tao có biết đâu mà nhập định gì, mày nói tên ra chớ, có phải không ?
(07:44) Cho nên nó mới có Định Như Ý Túc mấy con, Định Như Ý Túc thì nó mới xác định được Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, mà mỗi cái thiền nó ngưng một cái gì ở trong đó, cái lực nó ngưng. Tao bảo mày phải nhập Nhị Thiền nè hoàn toàn phải có năm chi thiền đàng hoàng, thì nó biết ờ như vậy là tao biết rồi tao sẽ vô, cái lệnh mình truyền thì nó phải có cái hướng để chỉ cho nó phải vô.
Cũng như bây giờ cái đầu Thầy nhức nè, Thầy bảo nó "cái thọ là vô thường, cái đầu nhức này phải đi" thì nó biết cái đầu nhức nó đi, còn bây giờ cái đầu nhức mà mình không biết nói, "thọ là vô thường đi đi", nó không biết cái gì nó đi: “Mày bảo cái kiểu này tao biết cái chỗ nào mà thọ của mày đâu mà tao đi”. Đó thì mấy con thấy nó xác định cho rõ cái hướng của nó.
Cho nên nó mới có Định Như Ý Túc, phải không? Rồi Tuệ Như Ý Túc, rồi Tam Minh rồi đó, nó mới có cái Tuệ Như Ý Túc, chứ còn mình Dục Như Ý Túc mình nói, rồi mình bảo nó như thế này, thế khác nó ngơ ngẩn nó cũng không biết đâu nó làm.
(08:39) Bởi vì các con thấy cái sử dụng cái đầu óc chúng ta, nó đều có biểu tượng của nó ở trong đó. Cho nên cái Sơ Thiền, cái Nhị Thiền, Tam Thiền đều là có cái trạch pháp của nó hết rồi, mà người ta cứ ở trên cái trạch pháp đó mà giải thích ra cái thiền đó thì ông nội nó, có đúng không mấy con?
Thí dụ như bây giờ: “Diệt Tầm Tứ nhập Nhị Thiền”, đó là cái lệnh của người ta rồi, cái đó là cái lệnh để vào Nhị Thiền. Thế mà mình cứ diệt tầm tứ mình nghĩ bây giờ hết vọng tưởng rồi thì vô cái Nhị Thiền chứ gì, nghĩa là diệt tầm tứ là không có niệm khởi trong đó là vô. Trời đất ơi mấy người hiểu kiểu này tu chắc điên rồi sao. Còn cái này cái lệnh của người ta đã bảo vô cái định đó đó phải không? Đó là Định Như Ý Túc có phải không mấy con, phải hiểu chỗ đó mới hiểu chớ.
(09:24) Bây giờ đó Thầy bảo “Ly hỷ trú xả nhập Tam Thiền” nó biết liền, bởi vì cái trạch pháp đó nó biết là cái định của Tam Thiền. Cái tâm của mình nó hay lắm, coi vậy chứ nó lanh lắm chứ không phải không lanh, ở ngoài này nói mà nó biết. Bây giờ “Tịnh chỉ hơi thở” hay hoặc là “Xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh nhập Tứ Thiền”, nó nhập nó biết, còn không mình bảo “Tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ Thiền” nó biết, tự cái tâm nó biết. Cho nên lúc bây giờ nó thanh tịnh rồi, nó trong rồi. Cho nên nói cái gì nó biết cái nấy hết nó vô.
(09:55) Còn cái tâm mình nó đục, nó còn tham sân si, ông nội nó cũng không biết nữa đó. Cho nên Đức Phật nói khi mà cái tâm mình nó trong sạch rồi, nó sạch như nước trong rồi thì nhìn dưới đáy thấy rùa, cặn, sỏi đá gì ở dưới đáy thấy được hết, nó rõ hết. Cho nên mình bảo cái gì nó cũng biết hết. Cho nên Thầy nói mấy con biết con đường đi của đạo Phật nó thực tế vậy chứ không phải mình ngồi thiền nhập định nó vô đâu. Chưa có Định Thần Túc, chưa có Định Như Ý Túc thì mình làm sao mình nhập được, không có ai nhập được hết, mấy người nhập định điên đó. Cho nên Thiện Thảo là nhập định điên.
Tu sinh: (10:26) Nhân nói về chuyện Thiện Thảo con xin hỏi luôn Tâm Như Ý Túc nghĩa là như nào thưa Thầy?
Trưởng lão: Tâm Như Ý Túc hả con? Tâm Như Ý Túc tức là con muốn nói là tha tâm thông chứ gì? Không phải Dục Như Ý Túc, Tâm Như Ý Túc là cái tâm thì nó ở trong Tứ Thần Túc thì nó nói, Dục Như Ý Túc, Định Như Ý Túc, Tinh Tấn Như Ý Túc, Tuệ Như Ý Túc chứ đâu có nói Tâm Như Ý Túc. Mà Tâm Như Ý Túc thì có Tha Tâm Thông mà thôi. Tha Tâm Thông là mình cái kiểu mà tưởng nó thông. Bởi vì mấy con ngồi đây nó hiểu cái tâm của mấy con gọi là Tha Tâm Thông. Nó Lục Thông đó, nó nằm ở trong Lục Thông đó con. Còn Tâm Như Ý Túc nó cũng có, nó cũng có những từ đó, nhưng từ đó người ta giải thích ở trong từ điển thôi. Chứ còn đúng cái tên của nó ở trong kinh điển của Phật thì phải nói là Dục Như Ý Túc.
(11:28) Dục là muốn như cái ý mình, như cái ý của mình nè, còn nói tâm thì người ta sẽ lầm, bởi vì cái đó giải thích theo từ điển, nó giải thích theo cái nghĩa của Đại thừa, nói tâm. Còn ở đây mình nói ý, cái ý của mình muốn, cái ý của mình nên nói Dục Như Ý Túc, rồi Định Như Ý Túc, rồi Tinh Tấn Như Ý Túc, rồi Tuệ Như Ý Túc. Nó nói xác định được cái ý của mình, cái ý thức của mình, phải không. Còn nói tâm coi chừng nó, bởi vì cái tâm nó rộng lắm, ý của mình nó cũng nói tâm được, mà cái Tam Minh nó cũng nói tâm được, cái biết của Tam Minh nói tâm được. Cho nên Tâm Như Ý Túc là có thể nói rằng nó Dục Như Ý Túc, không có gì hết.
Tu sinh: (12:11) Thưa Thầy, sau đó trong kinh họ nói thế này: “Dục dự định sinh cần hành, thì Tâm cũng dự định sinh cần hành, thì Tinh tấn cũng dự định sinh cần hành". Người ta nói Định sinh cần hành (12:21) … không nghe rõ, thành ra sư hỏi là có cái tâm thiền định trong cái Tứ Như Ý Túc?
Trưởng lão: Tứ Như Ý Túc, Tứ Như Ý Túc con, coi như là cái câu mà tâm gì, con nói tâm gì?
Tu sinh: Tâm thiền định sinh cần hành.
Trưởng lão: (12:38) Cái câu nói đó là Tứ Như Ý Túc rồi đó con. Mà khi mình chỉ có sung mãn Tứ Niệm Xứ thì mới có được Tứ Như Ý Túc, còn không có sung mãn Tứ Niệm Xứ thì không bao giờ có Tứ Như Ý Túc. Mà khi Tứ Như Ý Túc chúng ta thấy nó thanh tịnh rồi mà nó chưa hiện ra Tứ Thần Túc, tức là bốn cái Tứ Như Ý Túc nó chưa có hiện ra được, thì lúc bây giờ ôm pháp Thân Hành Niệm mà tác ý mà đi vào thì nó sẽ thể hiện ra đủ Tứ Thần Túc. Đó là cái pháp mà Thầy gọi là cái pháp thần thông đó, cái pháp tu luyện thần thông, Thân Hành Niệm, đó là cái pháp mà luyện thần thông. Bởi vì trên pháp Thân Hành Niệm thì Đức Phật cũng đã xác định được cho chúng ta thấy rằng nó có mười Như Lai công đức. Cho nên khi mà tu pháp Thân Hành Niệm thì lấy tay mà rờ mặt trăng, mặt trời, một thân biến ra nhiều thân đó, đó là trên cái pháp Thân Hành Niệm của Đức Phật đã nói hết.
(13:41) Mà cái pháp Thân Hành Niệm đó thì Đức Phật dạy cho mình phải cấu kết nó như cỗ xe, để biến thành nó như căn cứ địa thì nó mới thực hiện được cái đó. Chứ không phải là Thân Hành Niệm mà tu cứ tất cả các hành động, tu tất cả công việc làm là nó có được mà ở đây nó có cái kết hợp chặt chẽ như là một cỗ xe. Và đồng thời chiếc xe chạy thì nó như là căn cứ địa không có cho giặc xâm chiếm vô được, nó trở thành cái căn cứ địa của nó. Thì Đức Phật đã xác định được cái pháp Thân Hành Niệm như vậy. Do tu tập như vậy thì nó mới có được Tứ Thần Túc, cho nên nó mới có thần thông đó, chứ không có gì hết.
(14:17) Thì chúng ta thì không phải quan trọng cái này đâu, nhưng mà nói để chúng ta biết được cái đường đi của chúng ta, biết được cái định có đúng sai. Cũng như Thầy nói bây giờ đó các con biết rằng những người nào tu định đúng, tu định sai mấy con nghe lời Thầy nói mấy con sẽ xác định được họ tu đúng sai. Nghĩa là bây giờ thí dụ như thầy Thiện Thảo bây giờ đang nhập định trong đó thì các con biết rằng cái ông này ông chưa tu Tứ Niệm Xứ mà ông ngồi ông nhập định thì ông nhập định sai.
(14:43) Hiện bây giờ có lẽ là ông đang ngồi ông tu Tứ Niệm Xứ, ông giữ tâm thanh thản an lạc vô sự. Nhưng mà khi mà giữ tâm thanh thản an lạc vô sự thì ít ra ông có những cái niệm, cái niệm khởi để tác ý, có những cái cảm thọ mỏi mệt, có những cái cảm thọ hôn trầm thùy miên thì ông lấy cái pháp gì mà ông đẩy lui nó đây, phải không?
Nếu mà ông không có làm cái bài mà Vô lậu này thì ông lấy cái tri kiến gì mà ông đẩy lùi những cái điều mà ông đã tu. Còn không thì ông lấy tưởng ông tu thì như vậy là ông còn sai nữa. Bởi vì mình ở trong tưởng mình quán ra thì bị sai mất rồi, nó bị pháp tưởng rồi. Còn bây giờ ông Thiện Thảo viết bài như thế này thì nó không đủ, tức là cái tri kiến quán để mà nhìn cái nhân quả chưa đủ. Bởi vì làm bài chứng minh là cái sự quán của mình chưa sâu, chưa thông suốt cho nên không thể mà tu Tứ Niệm Xứ được. Mà bây giờ ngồi được, yên lặng được, thanh thản được là lọt trong tưởng. Đó là xác định cụ thể, các con hiểu điều đó chưa.
Cho nên nó rõ ràng lắm, bởi vì con đường của đạo Phật khi mà vạch ra rồi, cái người đó nói nhập thiền định là mình sẽ xét qua là mình đánh giá được cái người đó đúng hay là sai, không còn trật nữa, và bị rớt trong trạng thái nào là mình sẽ biết họ đang trong trạng thái nào, nó thực tế cụ thể. Bởi vì không thể lừa đảo người khác được qua cái phương pháp của Phật dạy. Pháp của Phật dạy rất rõ ràng cụ thể cho nên không xét qua cái người đó họ tu thiền định gì mình cũng biết hết, không có phải mình không biết. Bởi vì nó cụ thể, anh muốn nhập định được thì anh phải có Tứ Thần Túc, mà không có Tứ Thần Túc anh nhập định tưởng, không có gì khác hơn hết. Hoàn toàn anh không có làm chủ được tâm đâu, chắc chắn là điều đó, anh chỉ bị tưởng mà thôi. Rồi cuộc đời của anh tu là vô ích, chứ không có gì hết.
(16:30) Còn con đường anh phải đi mà để được giải thoát thì phải đi từ Chánh Kiến, đi từ tám cái lớp này, cái lớp Chánh Định cuối cùng chứ đâu phải cái lớp Chánh Định đầu tiên đâu. Cho nên anh chưa có Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ mà sao anh lại nhập định, thì như vậy anh sai, có phải không? Bởi vì cái lộ trình Đức Phật đã vẽ ra cho chúng ta rất rõ ràng, có đúng không, mấy con thấy không.
Cứ ở trên cái lộ trình Bát Chánh Đạo nó là cái chơn lý của đạo Phật rồi, cái pháp chơn lý rồi, cái chương trình giáo dục đào tạo. Trên cái chương trình này mà xét cái người tu thì biết cái người này tu sai rồi, tu không đúng pháp.
Hôm nay chúng ta đã rõ, thấy, biết đúng như vậy, bây giờ chúng ta không còn lầm lạc nữa. Nghĩa là sau khi mà Thầy viết cái tập Những lời Phật dạy tập 4 rồi, nó xác định rất rõ ràng. Vì vậy mà con đường tu của mấy con bây giờ không có một giáo pháp nào mà lừa đảo mấy con được. Cho nên Thầy muốn nói cho mấy con biết như vậy.
(17:22) Cho nên ở trong lớp chúng ta có một người nói với Thầy như thế này “Nếu mà Thầy thị hiện thần thông thì con theo Thầy tu, mà Thầy không thị hiện thần thông con không tu”, ở đây Thầy không nói người đó, nhưng mà Thầy nói để cho mấy con biết. Sự thật ra ngày xưa Đức Phật cũng vậy, Đức Phật mới nói với vị Tỳ kheo đó, các con có nhớ cái vị Tỳ kheo đó không, ông ta nói như thế này này “Phật thị hiện thần thông thì con theo Phật tu”, ông Phật nói “Ta có bảo nhà ngươi đến đây ta thị hiện thần thông cho nhà ngươi tu theo ta đâu, theo giới luật của ta đâu”, có phải không. Ông Phật ông nói “Tu thì lợi ích cho ông chứ đâu phải lợi ích cho ta đâu, mà phải mắc mớ gì mà thị hiện thần thông”. Nhưng mà sự thật là thị hiện thần thông không phải dễ, nhưng mình đem cái đó để cám dỗ cái người đó, người đó theo thần thông mà tu thì như vậy là sai pháp.
(18:08) Mục đích của đạo Phật là đạo đức "Không làm khổ mình khổ người chứ không phải thần thông”. Nhưng mà xác định được cái cuối cùng của một cái người tu tập, hoàn tất được con đường tu rốt ráo của mình là phải có cái đạo lực của cái tâm thanh tịnh của chúng ta. Đó là điều đó chứ không phải vì cái chỗ đạo lực đó mà chúng ta tu đâu, mà vì cái đạo đức của chúng ta mà chúng ta tu.
Đó hôm nay Thầy nói như vậy, các con phải biết có nhiều người còn ham thần thông lắm chứ. Lẽ ra Thầy cho một trận hào quang thì chắc chắn là cái người này họ sẽ mê liền đó chứ, mà tu chết ông ta có nói gì nữa.
Tu sinh: Bạch Thầy làm cho rung đất hay là làm cho con.
Tu sinh: Kính bạch Thầy, như thầy Thiện Thảo nhờ (18:54) … không nghe rõ, kéo về được không Thầy?
Trưởng lão: Được chứ, có Thầy. Hồi khuya này Thầy có đi ngang qua thất Thầy thấy đang ngồi làm bài. Thầy nói hồi trưa hôm qua Thầy đi ngang qua thất Thầy thấy như đang ngủ, thì thầy vậy là tốt rồi đâu có làm sao. Mà chứ mà nếu mà mở mắt trắng dờ ra đó mà thì chắc chắn là có chuyện, Thầy đến rồi Thầy gõ cửa, Thầy đập tỉnh. Thầy thấy nó còn giữ được cái bình thường chứ chưa phải sao. Nhưng mà Thầy sẽ khích lệ cho nó buông để rồi nó sẽ đi vào cái chỗ mà tu cái Định Vô Lậu, triển khai cái tri kiến ra, cái đó chứng mới là chứng quả.
Bởi vì các con nghe đạo Phật dạy chúng ta tu tập vô lậu, có phải không, chứng quả A La Hán là quả vô lậu, mà cái Định Vô Lậu không tu mà tu cái định gì mà điên khùng vậy. Cái kia nó chỉ một phần phụ thuộc mà thôi, chứ không phải là nó chứng đâu, nó không phải là chứng của cái Định Vô Lậu. Có ai bao giờ nói Chánh Niệm Tỉnh Giác là Vô lậu bao giờ, có phải không, đâu có.
(19:50) Cho nên vì vậy mà Thầy đang hướng dẫn cho Thiện Thảo đang ở trong trạng thái "thanh thản, an lạc, vô sự" để giữ cái tâm bất động. Để khi mà gặp có cái niệm gì, thì nhắc nhở để mà tư duy quán xét để đuổi những cái niệm đó, đẩy lui. Trên tâm quán tâm để khắc phục tham ưu đó, Thầy chỉ hướng dẫn cái phần đó và đồng thời Thầy sẽ lo tuổi trẻ đừng có nông nổi mà kiểu đó, muốn bữa nay mai phải làm Phật, làm A La Hán thì nó nhanh quá, chưa đâu. Cho nên Thầy cố gắng Thầy sẽ giúp đỡ không có để cho nó lệch đâu mấy con. Đã có Thầy thì khỏi lo, hiện tượng mà la hét còn có Thầy, Thầy gõ vào đầu cái hết la, thì huống hồ là Thiện Thảo, cũng dòng họ Thiện đó.
(20:38) Tu sinh: (thưa hỏi về pháp Thân Hành Niệm)… qua thời gian mà Tứ Niệm Xứ, bảo để nó lại, sau này mới tập, thì bây giờ con có tập lại được không Thầy?
Trưởng lão: Mình tập lại mình cũng chừng chừng, mình để nhớ thôi cũng tốt lắm, nó cũng tỉnh lắm đó, nó cũng giúp cho mình tỉnh, ít ngủ.
Tu sinh: Sau thời gian mà con tập thấy rất là tốt, mà cái nó sao mà con thấy nó khỏe trong mình lắm.
Trưởng lão: Mỗi buổi sáng khuya mà con dậy con tập, coi như là con tập cái pháp đó như là tập thể thao, con người con không có bệnh đâu, nó khỏe lắm. Mà lớn tuổi như Thầy thấy quắc thước lắm, nó không có run rẩy. Cái pháp Thân Hành Niệm là cái phương pháp thể thao của Phật, tuyệt vời lắm!
Tu sinh: (21:37)… không nghe rõ
Trưởng lão: (22:12) Hồng hào ra, đúng đó con, À con thấy cái pháp đó bữa mà thực hành mà Chánh Niệm Tỉnh Giác mà Từ Quang đã đi, đúng đó con, tác ý trước hành động sau, có vậy thôi, mình đều đều đều vậy.
Tu sinh: (…) Con tập con đứng một chỗ thôi đó Thầy.
Trưởng lão: Chỉ giở lên giở xuống vậy hả, rồi ngồi chụm chân tại chỗ, à như vậy đó. Cứ cái lệnh trước, cái hành động sau, cứ liên tục tập vậy đó thì cái cơ thể mình nó vận động, và đồng thời với cái hơi thở nữa nó vận động luôn cả cái nội tạng nữa, cho nên con người nó khỏe lắm. Cái pháp thể thao, bên ngoài con thấy cái người tập thể thao họ tập, tay chân họ vận động rồi bắt đầu họ tập hít thở đó con. Đó cũng là phương pháp thể thao, họ cũng vận động được cái hơi thở của họ; khi họ nằm dài xuống rồi họ chống tay họ hít, hít đất đó, thì Thầy thấy đó là cũng cái phương pháp mà ông Phật ông cũng biết là pháp Thân Hành Niệm ông dạy cho mình đó.
(23:10) Mà Thầy khéo cấu kết cho nó đủ hết, nó lại thành cái cỗ xe, bởi vì ông nói pháp Thân Hành Niệm phải cấu kết như cỗ xe, như căn cứ địa. Thì qua hai cái từ này Thầy mới suy ngẫm Thầy mới cấu kết thành cái pháp đó. Tại vì cái đầu óc của Thầy nó tu rồi nó sáng suốt lắm, nó nhận ra chứ hồi Thầy tu Thầy đâu có tu pháp đó đâu. Nhưng mà tại vì mấy người nói Thầy không có thần thông, Thầy dạy cho mấy người biết, thần thông tưởng nó lọt vô cho mấy người biết, nó vọt mấy người hay. Nó có thần thông thật sự, nhưng mình chưa ly dục, ly ác pháp thì những cái lực đó nó sẽ trở thành cái lực tưởng của chúng ta, các con hiểu không?
(23:49) Cho nên Thầy chỉ dạy mấy con Thầy biết pháp Phật cái pháp nào mà luyện có thần thông, nhưng mà Thầy biết luôn cả cái pháp đó là cái phương pháp thể thao thể dục rất tuyệt vời, nó tu tập từ cái ý lệnh của nó nữa. Còn cái thể dục thể thao nó không có lệnh, còn cái này có lệnh nó truyền, rồi bắt đầu tay, chân, cơ bắp nó co lên co xuống, rồi nó hít thở nó vận động cái nội tạng của nó ở trong. Do đó nó hoạt động ở trong ở ngoài nó đủ, nó còn thêm một cái lệnh đó nữa. Còn thể thao thì nó không có lệnh, nó đếm 1, 2, 3, 4 thôi chứ nó không có lệnh.
Vậy cho nên Phật giáo nó không có dạy Yoga mà nó có những phương pháp như pháp Thân Hành Niệm, mình thấy đặc biệt, tuyệt lắm. Đúng là ông Phật ông kết hợp vừa đúng, vừa đủ, không thừa. Còn yoga tu thừa, yoga cái phương pháp nó luyện về cái thân nó thừa.
(24:39) Còn ông Phật ông dạy mình nội pháp Thân Hành Niệm vừa đủ để cơ thể mình quắc thước mạnh khỏe, ít có đau bệnh. Và đồng thời lại ăn một ngày một bữa nữa, tiết độ, ăn một ngày một bữa Thầy thấy nó điều độ ghê gớm cho nên cơ thể ít bệnh lắm, mà phải tập pháp Thân Hành Niệm. Mà cái buổi sáng, buổi khuya mình dậy đó mình tập. Nó tỉnh lắm luôn, từ đó con ngồi tới sáng không buồn ngủ, sung sướng.
Tu sinh: (25:05) con tập ….
Trưởng lão: À đúng rồi, nói chung là các con phải tập chứ không phải các con không chịu tập, cái bệnh ít bữa bệnh nó nhập vô mấy con, mấy con ngồi đó mấy con tu không nổi.
Tu sinh: Con có tập lại, cho nó khỏi quên…
Trưởng lão: Được rồi, mà tập ít thôi mấy con, chờ cho Tứ Niệm Xứ nó thanh tịnh.
Tu sinh: (25:26) Kính bạch Thầy, thời gian vừa qua Thầy dạy là quay về tập cơ bản, tập từ cái động tác thứ nhất của cái thân hành đó. Thế Thân Hành Niệm lui lại không tập nữa, thế con như thế suốt thời gian vừa rồi con tiếc cái Thân Hành Niệm Vô cùng. Bởi vì trước đó Thân Hành Niệm đã đưa đến cho con một cái sức khỏe thấy khá tốt, khí chất người, da dẻ nó khác hẳn. Thế nhưng mà suốt cái thời gian tu tập vừa rồi không tập một cái là con thấy nó khác đi. Thế đêm hôm qua, tức thời gian vừa qua cứ thỉnh thoảng là con lại gói ghém con về tập một mình. Đêm hôm qua như vậy là đến (26:04) …. 11 giờ kém 15 con bắt đầu đi ngủ thì con không đắp chăn. Thế là đêm nó lạnh, nó cứ mệt không dậy được, nên là cứ như thế nó ngấm dần lạnh đến một phút thì là cảm lạnh đã vào. Con bắt đầu biết thì lúc đó người đang run cầm cập và hai hàm răng đánh vào nhau, đến cái mức độ hơn sốt rét rừng ngày xưa rất nhiều. Nhưng mà con có thể tưởng như không đứng dậy được nữa, mà quơ tay dính lên cái áo cũng không dính nổi. Đến cái lúc ấy con mới sống chết ngồi dậy và từ một giờ đến bốn giờ sáng là Định Niệm Hơi Thở để ngồi dậy, thì mãi đến bốn giờ sáng cơ thể nó mới ấm nó mới trở lại bình thường, suốt mấy tiếng đồng hồ từ lúc ngồi dậy…
Trưởng lão: Con nhờ hơi thở…
Tu sinh: (26:53) Thế bây giờ những trường hợp như thế này, con có bị một lần năm ngoái như thế này bây giờ cơ thể nó quen với kiểu này rồi, cái kiểu đêm lạnh như thế và bị như thế thì con thấy nó tái hiện tới nay là lần thứ 5 rồi. Thế những trường hợp như thế này thì bạch Thầy con có thể dùng pháp Thân Hành Niệm để con giải quyết mỗi chập đêm được không?
Trưởng lão: (27:10) À con bây giờ con cứ sử dụng nó trong cái buổi con tu chừng một tiếng đồng hồ thôi hoặc ba mươi phút thôi, nhưng mà con tu pháp Thân Hành Niệm thì nó cũng đuổi được cái bệnh lạnh của con chứ không có gì đâu. Chỉ cần tu tập trong một ngày một đêm vậy con tu tập một lần thôi nó cũng yên bình được cái cơ thể con, nó cũng đuổi được chứ không có gì đâu mà sợ. Mình tập để mà nhớ đó thôi, chờ cho mình tu cái kia xong. Còn cái phần mà Chánh Niệm Tỉnh Giác tu từng phút để cho mình tập nhiếp tâm và an trú tâm đó con.
Chứ còn Thầy sắp sửa Thầy kiểm điểm lại cho kỹ lưỡng từng người một, mấy con đi rồi Thầy kiểm qua cái đi kinh hành của mấy con rồi để coi tất cả các đặc tướng của mấy con; rồi sắp xếp cho vào cái lớp để cho nó tu tập cho dễ hướng dẫn Thầy. Đồng thời Thầy xem xét lại cái sự nhiếp tâm của mấy con coi cái người nhiếp bao nhiêu, bao nhiêu người chưa được thì phải tìm cách hướng dẫn nhiếp cho được; cho nên phải khéo léo, thiện xảo linh động để mà giúp đỡ cho đệ tử của mình nhiếp được và an trú cho được. Đó là bắt đầu bây giờ mới thực sự là đi vào Tỉnh thức, còn về cái phần mà dạy, trước Thầy dạy chung chung mấy con biết hết các pháp đó để cho mấy con biết thôi, nhưng mà hiện giờ cái pháp mà Thầy nói như pháp Thân Hành Niệm mấy con chỉ tu tập chừng nửa tiếng hoặc một tiếng là cao thôi chứ đừng tu nhiều, tu để cơ thể khỏe mạnh để tiếp tục tu, không có gì, nó cũng có sự tỉnh táo lắm mấy con.
(28:33) Do cái sự tu tập mà biết cách áp dụng như vậy đó thì nó đỡ cho mình. Bởi vì cái cơ thể của mình nó vô thường, nó dễ bệnh khi thời tiết nó thay đổi, nhất là các bác, các cụ. Vì vậy có nhiều người già quá mà tu tập cái pháp Thân Hành Niệm Thầy thấy không tiện. Vì vậy mà Thầy sẽ hướng dẫn cách thức, Thầy sẽ thiện xảo ra cái phương pháp Thân Hành Niệm cho những người già. Chứ còn đứng một giò thì ông ta chắc, đưa tới đưa lui thì chắc té chứ không có thể nào khác. Như bác Mỹ đây, nếu mà để cho bác mà đứng một chân mà bác đưa tới đưa lui như vậy đó thì chắc bác nhào liền, không có được.
Nhưng mà Thầy sẽ thiện xảo cho các cụ già cái pháp tu về pháp Thân Hành Niệm, vẫn pháp Thân Hành Niệm, vẫn tu mà không có té. Giúp đỡ, Thầy phải nghĩ ra cách thức mà cấu kết cho cái pháp Thân Hành Niệm cho cái người già, và đồng thời cái pháp Tứ Niệm Xứ mà giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự; các bác là cái pháp chính của các bác bởi vì sức yếu rồi.
Tu sinh: (29:37) … con tập khoảng chừng một tiếng, già một tiếng.
Trưởng lão: Vậy thôi được rồi con
Tu sinh: Bình thường con tập ba mươi phút, rồi con nghỉ nửa tiếng xong rồi tập ba mươi phút, rồi có khi là thời khuya rồi con tập một tiếng rưỡi rồi nghỉ…
Trưởng lão: Một tiếng thôi con.
Tu sinh: Theo cái bản thân con, thì con tập nửa tiếng vậy nó không có đủ, con thấy con tập một tiếng là nó đủ. Một ngày một đêm tập chừng một tiếng thôi, thì một lần như vậy thì con thấy nó…
Trưởng lão: Luôn một lượt một tiếng
Tu sinh: Một lượt một tiếng
Trưởng lão: À vậy cũng được.
Tu sinh: Kết quả luôn Thầy, và nó khỏe này, rồi đầu óc minh mẫn, đầu óc cũng minh mẫn luôn Thầy. Nếu mà không tập để chừng vài tuần thấy nó lù lù lù.
Trưởng lão: Hèn chi không tập mà viết bài nó dở.
Tu sinh: Dạ không tập là viết bài không ổn nữa rồi Thầy.
Trưởng lão: Thôi được rồi, vậy là tốt lắm mấy con. Cái người nào mà tập được đó mấy con, ráng tập. Một giờ đó, Thầy nghĩ là một giờ thôi đừng quá hơn.
Tu sinh: Mô Phật, bạch Thầy mình có thể phân cái pháp đó ra mình tập như mình tập thể dục phương pháp (30:47) … hả Thầy?
Trưởng lão: À cái pháp nó đó tập tỉnh thức lắm à con.
Tu sinh: Mình tập gọn lại được không Thầy?
Trưởng lão: À được chứ.
Tu sinh: Vậy là mình buồn ngủ miết đó, mình đập nó một phát cho nó…
Trưởng lão: Đập một phát cái nó bay mất à Rồi đó mấy con, bây giờ còn hỏi Thầy gì nữa không nè?
(31:02) Tu sinh: Con hỏi Thầy. Nhưng mà làm cái bài thân hành này đó, nó chỉ tụ vào ba nơi, như sát sinh, trộm cắp, tà dâm nhưng mà nó suy rộng ra như vậy là mình nói nhiều được không hay là…
Trưởng lão: Nói nhiều được chứ con, nhiều chừng nào tốt chừng ấy.
Tu sinh: Quá xá nhiều luôn đó.
Trưởng lão: Thầy nói bởi vì cái nhân quả con người nó ghê gớm…
Tu sinh: Bài rồi con thu ngắn lại, nói chỉ vài ý thôi đó, chứ hẳn luận ra nó dữ lắm, nó nhiều dữ lắm.
Trưởng lão: Mà con biết áp dụng nữa đó, thì con lại nói những cái mẩu chuyện nó nhiều lắm đó. Một cái hành động đó có những…
Tu sinh: Mà như vậy viết cả một bài dài lắm, nó nhiều lắm…
Trưởng lão: À thì con cứ viết, viết để mình thông suốt, viết để cho mình học, viết để cho mình áp dụng vào đời sống của mình, tâm hồn của mình để nó xả tâm. Cho nên Thầy gợi ý cho mấy con…
Tu sinh: Bởi vì cái thân hành này nó thuộc về cái vướng bận, nó cột mình dữ lắm, nó như quỷ đó, quỷ dữ , còn cái khẩu hành nó thuộc về cái dạng bình luận, nó đứng ngay chính giữa.
Tu sinh: Bạch Thầy, thân hành nó nói về thao tác bên ngoài, nói về cái giới luật luôn ấy.
Trưởng lão: Chứ sao con, nó thuộc về trong cái toàn bộ giới.
Tu sinh: Bạch Thầy cái bài của con phải làm lại ha Thầy?
Trưởng lão: Làm lại con.
Tu sinh: Nãy con mới nói về cái nhân thôi, chưa nói về cái quả.
Trưởng lão: Phải nói cái quả. Rồi mình viết, đầu tiên mình vô mình giới thiệu ngay liền một cái câu chuyện xảy ra, mình nhắc cái, mình thuật lại cho người ta nghe một cái câu chuyện xảy ra
Tu sinh: Con có mấy mẩu chuyện nhưng mà nó là nhân chưa phải quả.
Trưởng lão: Rồi bắt đầu đó con nói về kết quả của cái hành động nhân đó nó xảy ra, cái mẩu chuyện xảy ra nó như thế nào để chứng minh cụ thể mà, cái đời sống vậy đó. Người ta đọc cái bài nhân quả con người người ta thích quá trời, cũng như đọc báo. Nhưng mà ở đây nó vạch ra cái nhân cái quả đó, còn báo chí chỉ nói chuyện giết chóc nhau, cướp giật nhau này kia rồi thôi, phải không. Nhưng mà nó không có nói nhân quả, nhưng mà mình nói nhân quả trong đó nữa thì nó hay.
Tu sinh: Cái bài đó con nói về nhân nhưng không có quả.
Trưởng lão: Rồi đúng vậy đó, con phải làm lại cho nó đủ.
Tu sinh: Kính bạch Thầy, nay mai Thầy kiểm tra lại cái pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác định lại phải không Thầy.
Trưởng lão: (33:12) Sẽ kiểm tra kỹ lại. Bây giờ kiểm tra lại, từng người một đàng hoàng. Bữa đó đi chung để cho mấy con thấy cái tướng của mỗi người đều có cái đặc tướng người ta đi kinh hành, nó không giống ai hết đâu, người nào theo cái kiểu nấy cho biết. Sau đó rồi mới kiểm tra trở lại để rồi giúp cho mấy con tu tập nhiếp tâm đó, nhiếp tâm và an trú tâm. Rồi cái cách thức nhiếp tâm như thế nào mà không bị ức chế tâm. Đó cái đó chứ còn không khéo mấy con không biết mấy con nhiếp tâm cái nó nhức đầu đó con. Nó nặng đầu, rồi nhiếp nhiều quá thì nó lại sinh tưởng, bắt đầu nó thấy ma thấy quỷ hiện ra, hoặc ánh sáng hào quang xẹt tùm lum ra đó. Rồi bắt đầu trong tai nó nghe âm thanh rồi nói um xùm. À đó là mấy con bị lạc vô sắc tưởng, hương tưởng. Thành ra nhiếp tâm nó sai một chút thì nó bị nhập, kiểm lại những cái bài này.
Lo cái bài mà nhân quả này để cho mấy con có cái hướng mấy con quán tư duy cho nó đúng cách, để viết vào cái bài nó thực tế cụ thể. Và mỗi người người ta đọc người ta nghe nó người ta cũng thấy cần phải áp dụng vào đời sống của mình vì không áp dụng vào đời sống thì mình sẽ khổ đau, vì cái hành động của mình nó gây ra cái hậu quả đó, phải không.
(34:36) Cho nên cái bài học của chúng ta hôm nay là cái bài học nó thực tế. Vì vậy mà các con ráng cố gắng. Thầy sẽ sắp xếp mấy bác vào cái lớp người già để Thầy dễ kiểm tra và Thầy giúp đỡ cho mấy con, các bác các cụ tu tập cho được. Mỗi người đều là một ông Ca Diếp, à ông Hiếp Tôn giả đó, ông Hiếp Tôn giả 80 tuổi theo Phật tu vẫn chứng đạo đó. Mà trong câu chuyện đó ông Hiếp Tôn giả đó lưng không bén chiếu, nghĩa là ông ta không có dám nằm, bởi vì nằm nó ngủ. À mấy con Thầy thấy lớn tuổi mà không cho mấy con nằm ngủ một khắc là mấy con sẽ tiêu mất. Cho nên vì vậy mà Thầy khéo léo hơn, Thầy giúp đỡ cho mấy con tu sao cho được. Mà đạt thành được cái kết quả, trước khi mấy con bỏ thân này, các con ráng cố gắng, Thầy sẽ giúp đỡ, Thầy sẽ trợ giúp cho.
Như bữa nay thì buổi sáng này chúng ta học như thế này là đủ rồi. Bây giờ mấy con còn hỏi gì.
(35:42) Tu sinh: Về cái phần thân hành thứ ba con vẫn chưa thông sâu Thầy gợi ý cho chúng con.
Trưởng lão: Thân hành thứ ba hả con. À cái thân hành thứ nhất là sát sanh, thứ hai là tham lam trộm cắp lấy của, thứ ba là dâm dục. Dâm dục thì các con, trong thân hành nó có cái vấn đề dâm dục. Thí dụ như các câu chuyện như gái mãi dâm, những người mà đi chơi bời hút xách bị Aids, bị giang mai rồi nó đủ thứ cái quả của nó phải không. Cái vấn đề nó nhiều lắm mà mấy con đem ra, mấy con lôi ra nói cái vấn đề đó để thấy cái hậu quả của cái người mua dâm. Rồi mình nói tới cái vấn đề mà giữa vợ chồng dâm dục sanh ra một bầy con đưa đến những cái hậu quả khổ như thế nào đó. Cho nên người ta thấy cái nhân quả đó mà phải gánh vác một cái gia đình. Trời đất ơi! nó khổ quá bây giờ con nó học Đại học mà giờ không tiền làm sao đây. Do ở đâu mà ra, con viết cái hành động đó với cái quả đó, nhiều chuyện lắm chứ con, phải không. Con muốn hỏi cái hành động của thân, thì đó nó hậu quả lớn lắm đó.
Mà cuối cùng kết luận cho nó đó là cái con đường sanh tử luân hồi, phải không, cái hành động dâm đó là con đường sanh tử luân hồi của con người đó. Do đó nó mới có sanh rồi mới có diệt chứ còn không sanh làm sao diệt. Mà nếu không còn con đường đó thì nó hết dục rồi thì làm nó sanh không được nữa, có phải đúng không. Cho nên cái này con đem ra cái nhân quả này người ta ghê quá chắc khỏi lấy vợ lấy chồng, cái thế gian này tu hết.
Tu sinh: Thì đó là duyên Sanh hả Thầy?
Trưởng lão: Ừ. Phải không, nhớ chưa? Cứ làm chứ có gì đâu.
Tu sinh: (37:16) - (37:39) không nghe rõ
Trưởng lão: (37:40) Con ngồi xuống đi Thầy sẽ nói về oai nghi tế hạnh. Con thuộc loại cao mà con đi theo mấy cô kiểu đó chắc không được, phải không? Người ta lùn người ta đi kiểu đó mình thấy nó chậm, chứ sự thực ra họ cũng đi nhanh đó chứ. Cho nên ở đây theo Thầy mình đừng có rập khuôn, thấy người ta đi chậm nhẹ mình thấy cũng oai nghi vậy chứ. Đi cái ba người mà người ta đi người ta bước cái chân, người nào cũng giở chân lên đều nhau, đi như lính, có phải không. Mấy con cũng bắt chước kiểu đó thôi đi ra tập lính luôn cho rồi. Ở đây không, mấy cô đó người ta đã tập cái hạnh của bên khất sĩ người ta tập như vậy đó mấy con. Ở đây Thầy không có mấy con, Thầy sẽ dạy các hạnh của mấy con.
(38:19) Người cao đi theo cái cao của mình, nhưng mà mình đi không phải vội vàng, mà mình cũng không phải chậm quá như rùa bò, mình đi theo cái đặc tướng của mình đi mấy con. Cho nên đi gì mà trời đất ơi tôi đi khất thực vậy mà mười giờ cho đến mười hai giờ tôi mới về ăn mà chưa về được, bởi đi cái kiểu đó. Cái đoạn đường ngắn mà đi cái kiểu đó thì chắc là tôi mất cái thời gian quá nhiều chứ gì. Thay vì bây giờ tu pháp Thân Hành Niệm mấy con nghĩ sao.
Bây giờ Thầy nói “Cánh tay đưa ra, thì Thầy đưa ra vậy thôi”, trời đất ơi có nhiều người đưa vầy mấy con, “Cánh tay đưa ra”, cái họ làm vầy, trời đất. Họ nhúc nhích như vậy thì nó mất cái thời giờ quá trời để thực hiện nó đưa vô, thì còn tập trung được cái đưa vô nữa có lợi ích không? Mà đừng có đưa cái dục nó như thế này thì nó không có được. Mà cái kiểu cách mấy cô đi thì nó quá chậm, mấy con.
Cho nên thay vì mình đi nó vừa phải, đừng chậm đừng quá chậm như vậy mà đừng nhanh quá, thì Thầy sẽ dạy những oai nghi tế hạnh này lại cho mấy con. Con hỏi cái kiểu của con cao mà con đi như mấy cô như vậy thì chắc chết.
Đó phải không, mấy con nhớ bây giờ thì Thầy chưa có dạy thì thôi mấy con cứ đi mà mình thấy người ta đi chậm như vậy thì mình cũng đừng có đi vội vàng quá, đừng có ôm mình vác mà như chạy đó thì không có được.
Đi bình thường thôi không có gì đâu, nhưng mà mình đi bình thường theo cái đặc tướng của mình thôi nhưng mà đừng có đi nhanh quá.
Có nhiều người theo cái thói quen, hễ không đi thì thôi, đi cái ào ào ào thì cái đó nó không tốt. Mình tập đi chậm lại một chút thôi chứ đừng có đi quá chậm như mấy cô. Đi quá chậm như mấy cô, con mà cao giò con đi cái kiểu đó Thầy thấy chậm, quá chậm. Nó không được, thì phải hiểu biết sau này Thầy dạy cho.
Tu sinh: (40:09)…. đi khất thực đâu đến nổi chậm dữ vậy ha Thầy
Trưởng lão: (40:15) Vậy hả con, bởi vì phụ nữ mà. Đi phải nó chậm chạp như vậy mới gọi là hạnh, công dung ngôn hạnh. Chứ đừng hòng có bao giờ ai nói công dung ngôn hạnh đâu, con hiểu không; đâu có nói con công dung ngôn hạnh được, cho nên con phải đi nhanh hơn. Thực ra nói chung là mấy cô quá khắt khe với mình, quá luyện tập ở trên cái sự chậm chậm đó.
Tu sinh: Bạch Thầy con nghĩ đi chậm thế nó đi vào hình thức rồi, nó rơi vào nghi thức nghi lễ rồi, chứ nó không phải bình thường nữa. Đi như thế hoàn toàn giống như bên bảo vệ lăng (40:53) …
Trưởng lão: Như vậy là đúng lắm đó con. Bởi vì Thầy nói như thế này này, mình đi sao nó đừng có quá hình thức, mà mình đi như thế nào nó tự nhiên cho một người tu, cái hạnh của nó là tự nhiên, sống hồn nhiên. Cho nên mình đi theo vừa nhịp nhưng mà đừng có vội vàng quá thì không hay, mất cái hạnh của nó.
Các con có mất thời giờ, về rồi mình còn ăn, còn rửa bát, rồi còn đi nghỉ. Đi như mấy cô mà cỡ đây ra chợ Trảng Bàng mà khất thực về chắc 12 giờ mới ăn, rồi rửa đâu cũng tới một, hai giờ, thì như vậy mấy con thấy nó đâu còn cái thời giờ. Nếu mà sự thật bắt đầu đây mà ôm bát đi phải vậy, chỉ có hồi đi về thì đi nhanh thôi chứ còn đi khất thực thì đi chậm. Cho nên vì vậy mà mình tập lại cho nó đúng cách.
(41:53) Tu sinh: Con xin trình. Hồi nửa tháng trước Tết, buổi sáng con quét sân, xong cái con vô con ngồi, con thanh thản để cho tâm an lạc. Xong tự nhiên hiện lên hình ảnh có người đem mấy trái bắp đến cho con, xong con giật mình con mở mắt ra, lát coi có bắp ở cột (42:29)
Trưởng lão: Như vậy con chiêm bao linh quá mà
Tu sinh: Thầy nói vì sao cái mọi bữa mà khuya tối gì cái ảnh hiện cái mùi hương mà thức ăn trước cho con biết sáng sau này là có mùi thức ăn gì gì đó
Trưởng lão: Tức là cái lỗ mũi tưởng của con nó tưởng hay, nó hít được mùi hương.
Tu sinh: Con không có tưởng mà tự nhiên nó đưa lên.
Trưởng lão: (43:01) thì cái tưởng uẩn của con nó hoạt động, rồi bắt đầu nó hít trước, người ta chưa nấu mà nó hít được rồi thì con biết. Đó là tưởng thôi, nhưng mà nó thuộc về tưởng của con nó hoạt động chứ không phải là cái chỗ mà con tưởng ra cái mùi hương đó, cái ý thức tưởng nó khác con. Còn cái này là cái tưởng, mà do cái ý thức tưởng nó mới thành cái giấc mộng. Cho nên nếu mà con nằm mộng mà con thấy rồi có thực hiện được cái điều đó thì nó do cái tưởng của con nó giao cảm, nó bắt gặp. Dù chưa có nhưng mà nó đã giao cảm nó biết trước trong cái tương lai nó sẽ có cái đó rồi, nó bắt gặp cái đó rồi, cho nên nó thực hiện qua con. Con tu con lọt vào thiền tưởng rồi con.
Tu sinh: Sáng nay con đang đi kinh hành cũng lọt vô…
Trưởng lão: À con đi thì đi, cái thiền tưởng vẫn hoạt động nó vẫn lại lọt như thường chứ sao, nó đâu có gì khó đâu.
Tu sinh: Kính bạch Thầy, việc đó có tốt xấu gì đối với việc tu tập ạ?
Trưởng lão: Nó rất xấu con, chưa có gì mà nó nghe mùi hương nó thèm quá nó đói bụng thì phải xấu thôi, nó làm cho mình phạm giới chứ gì, phải không, mấy con thấy không, đó là cái không tốt đâu con. Bởi vì nó sinh dục, nó không có tốt.
Tu sinh: Lúc đó con mới tác ý con đuổi nó đi…
Trưởng lão: (44:18) Ừ, cứ tác ý, nói chung là khi bị tưởng vậy thì chỉ còn có pháp tác ý cứ đuổi rồi không chấp nhận nó thôi. Rồi hoặc là mình thấy nó còn nữa là mình phải xả, mình xả ra qua một cái hành động khác, qua một cái trạng thái khác, đừng để cho nó duy trì. Nó duy trì thì nó càng lớn lên, nó tăng lớn lên. Do những cái trường hợp tu tập mấy con thấy nó nguy hiểm lắm, bởi vì Đức Phật lấy cái ý của mình làm chủ: “Ý dẫn đầu, ý tạo tác, ý làm chủ" thì do đó mà đi vào. Còn đằng này mình tu tập thì cái ý của mình bị chìm đi, thì cái tưởng của mình nó hoạt động, khi nào cái tưởng nó hoạt động thì cái ý nó bị chìm. Cho nên mấy con tu như vậy là nó, bây giờ nó chưa có điên, nhưng mà thời gian nữa thì nó điên, Thầy nói điên là coi chừng. À con hỏi Thầy gì nữa không?
Tu sinh: (45:05) (thưa hỏi về cách sắp xếp Tổ đường để học)… Dạ! con có ý kiến cách thức sắp xếp học tại Tổ đường… con thấy khó coi.. con thấy sắp xếp…
Trưởng lão: (45:30) Không được, như vậy Thầy án Phật sao, mấy con cứ nhìn Phật thôi… Không có sao đâu con, con cứ nhìn để thấy được, nghe được cái lời nói, thấy được cái miệng Thầy nói, phải không. Thầy nói chuyện chứ cũng diễn tả bằng cái miệng chứ đâu phải không. Cho nên mấy con cứ ngồi như vậy mấy con ngó qua đây cũng được, ở đây thì ngó thẳng, thì ngay hàng nào ngó thẳng thì cứ ngó thẳng, hàng nào ngó xiên thì ngó xiên, có sao đâu, ở đây không có gì hết. Còn bây giờ mà chỗ này là thờ Phật, phải không? mà bắt bây giờ Thầy ngồi giữa cái tượng Phật vậy án Phật tội nghiệp cho mấy con không thấy Phật nữa. Cho nên Thầy phải nhường Phật chứ, Phật phải ngồi ngay giữa, Thầy ngồi một bên.
(46:11) Nhưng mà cái thiền đường hoặc cái giảng đường mà không có cái hình Phật Thầy sẽ ngồi giữa gần đó đó, phải không, mấy con sẽ nhìn thẳng lên. Nhưng mà ngồi giữa đó mấy con cũng chưa chắc đã nhìn thẳng, hai bên đều lé hết đó. Bên đây thì lé qua, bên kia lé lại, có phải không? Bên đây Thầy ngồi thẳng thì các bác các cụ bên đây ngó thẳng Thầy thì không lé, nhưng mấy con thì phải nghiêng qua chứ còn mấy con mà không nghiêng qua thì mấy con ngồi cứ ngó thẳng lên mà liếc qua cũng được. Cho nên mấy con cứ ngồi nghiêng như mà Từ Quang vậy đó, nó không bao giờ bị lé đâu, con ngồi như con ngồi thì nó không bị lé, như Chân Tịnh không bị lé, như Chân Quang ngồi cũng không lé. Tại vì mấy con ngồi cứ ngó thẳng Thầy, còn mấy con ngồi mà ngó thẳng trước mà cứ liếc qua thì bị lé. Học hết cái khóa này thì bị lé hết.
(47:04) Như vậy thì mấy con cứ tự nhiên, mình ngồi vị trí nào mình ngó cũng được hết mấy con; không có, đừng có ngại. À tôi phải ngồi thẳng như vậy, bởi vì trong cái lớp học thường thường cái bảng người ta để giữa cho học trò nó ngó thẳng lên nó làm bài, con hiểu không? Còn ở đây thì mình, thực sự ra thì ngày nào đó, mình ở đây chưa phải là cái lớp học, mình tổ chức lại cái lớp học, mà đây là một cái giảng đường, cái Tổ đường để mình dạy thôi. Cho nên do cái chỗ mình ngồi đây chưa phải sắp xếp nhưng mà hiện giờ mình biến nó thành cái lớp học. Sau khi cái lớp học rồi thì đương nhiên là trong cái lớp học của mình thì không có để cái tượng Phật. Tượng Phật là để cái nơi mà mình đến mình cung kính mấy con. Cũng như cái Tổ đường này mình để cái tượng Phật để mình cung kính mình thuyết pháp.
(47:51) Còn ở đây là cái bài học rồi, bài học chứ nó không còn là thuyết pháp nữa, Thầy có thuyết pháp đâu, Thầy dạy mấy con Thầy chấm bài cho con mà, làm sao mà thuyết pháp, phải không? Thầy gợi ý cho mấy con để hiểu biết để cách thức mấy con làm, Thầy dạy cho mấy con cách thức hành động tu thì nó đâu còn là cái bài thuyết pháp cho nên để cái tượng Phật này nó không có đúng, phải không? Nhưng mà toàn bộ Thầy dạy mấy con đều nằm ở trong cái giáo pháp của Đức Phật, chứ không thuyết pháp, mà dạy giáo pháp tu, hành, học, nó như vậy. Cho nên sau này chúng ta sẽ có cái lớp học mà không có cái tượng Phật. Mà tượng Phật để nơi mà chúng ta cung kính để lạy, đó thì nó đúng nghĩa của nó. Nhưng bây giờ thì chưa mấy con, mình mới có mười mấy ngày, nửa tháng mà con muốn thay đổi toàn bộ hết vậy thì làm sao cho kịp, phải không? Cho nên vì vậy mà từ từ, mình sẽ có những cái điều kiện cần thiết.
Cho nên ví dụ như bây giờ Thầy xin phép Thầy mở cái Trung tâm an dưỡng, thì cái khu mà học tập, cái dãy nhà học tập đã là một khu an dưỡng chứ đâu phải chỗ thờ Phật đâu mà đưa tượng Phật vô đó, phải không. Cho nên vì vậy mà nó trở thành cái lớp học diễn ra rất bình thường như các lớp học khác.
(49:02) Cái sự thay đổi của chúng ta để đưa vào cái nền đạo đức, chứ không phải là đưa vào cái tôn giáo nữa. Cho nên cái hình ảnh đạo Phật là cái hình ảnh tôn giáo để mà chúng ta tôn kính mà thôi. Do như vậy mà sau này cái hình ảnh Phật cũng không phải là cái hình ảnh để thờ phụng, mà cái hình ảnh để nhớ ơn. Cho nên trong khi đó, ví dụ như bây giờ trong cái lớp học của chúng ta đặt cái tượng Phật là chúng ta cũng để nhớ ơn Phật. Chứ không phải là cái hình thức của tôn giáo mà tôn trọng như một đấng Giáo chủ nữa, mà để nhớ ơn một vĩ nhân, người đã để lại cái nền đạo đức, cái phương pháp để tu tập làm chủ sự sống chết của chúng ta, chúng ta muốn thấy cái hình ảnh của Ngài.
(49:46) Nhưng mà ngày nào cái hình ảnh này sẽ không còn xài nữa, chúng ta sẽ thực hiện cái hình ảnh đúng của Đức Phật ngày trước. Các con nhớ, các con ráng tu, các con biết, Thầy sẽ vẽ lại cái hình ảnh của Đức Phật, hiện hình ảnh đó còn lưu lại trong không gian. Một bậc vĩ nhân mà không được thấy cái hình ảnh thật quá uổng, người thế gian chúng ta không thấy được quá uổng. Thầy mong rằng ngày nào đó các con sẽ làm cái việc này để cho cái người ở trên cái hành tinh này họ chiêm ngưỡng được cái bậc vĩ nhân thật sự là thế nào.
(50:18) Coi ông Phật là có tóc tai hay là cạo trọc như chúng ta, chừng đó mới xác định. Chứ không khéo mà ông Phật mà cái hình ở bên Anh, ở cái bảo tàng gì của Anh quốc, cái hình của ông Phật râu không cạo, lại còn đeo cái khâu nữa, chắc có lẽ ông Phật là con một cho nên đeo cái khâu đó. Rồi tóc thì để như một cái người Ấn Độ, người Bà La Môn vậy. Cái hình ảnh đó có nhiều người hỏi Thầy có phải ông Phật không, Thầy không dám nói phải hay dám nói không được. Bây giờ nói không phải, mình lấy hình nào mình kê vô, mà nói đúng thì không nói được, thôi để từ từ rồi sẽ nói sau.
Tu sinh: Dạ bạch Thầy mình có thể vẽ ra một gương mặt được không Thầy
Trưởng lão: Không được con, tự nó vẽ ra nó tu thì nó chắc là Bà La Môn hay Đại thừa gì đây, tự nó vẽ ra cái hình Phật, chưa chắc ông Phật của nó đúng. Mấy ông Đại thừa nói ông Phật của mình có tóc tai còn đúng hơn, tụi nó cạo đầu hết cho nên cạo tóc ông Phật luôn, thì như vậy khó nói quá. Cho nên chúng ta đừng làm gì khác hơn hết đợi người ta sẽ cho mình thuộc về thiền tưởng như họ. Mình đã nói người ta tưởng rồi mà mình không chứng minh được mà mình vẽ ra là người ta cũng nói mình tưởng. Không được đâu, khó lắm.
(51:41) Cho nên Thầy rất cẩn thận, kỹ lưỡng lắm. Chứ Thầy trước kia Thầy cũng học vẽ, Thầy cũng biết vẽ chứ không phải không, hiện giờ trong đầu của Thầy cái hình ảnh của Phật mà Thầy đã thấy trong Tam Minh đó, Thầy ngồi Thầy vẽ được chứ, nhưng mà không dám mấy con. Dám vẽ ra là người ta nói bảo Thầy giỏi tưởng đó, có ai có Tam Minh không? Mà mình vẽ ra thì người ta nói mình tưởng thôi chứ sao. Nó phao lên chứ, mình làm cái gì mà không có chứng cứ là người ta sẽ phao lên. Mình tu sai, rồi người ta nói mình cũng lạc thiền tưởng.
À mấy con còn hỏi Thầy gì không mấy con, hết rồi mấy con. Rồi bây giờ chúng ta về, những bài vở nào mà Thầy chưa có trả thì còn sót lại Thầy sẽ trả lại mấy con hết.
Hết Băng