CK 004A (NỮ) - KHÁI QUÁT NHÂN QUẢ THẢO MỘC ĐẾN NHÂN QUẢ CON NGƯỜI - TÂM VÔ LẬU LÀ CHỨNG ĐẠO - CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 11/2005
Thời lượng: [00:47:33]
(00:00) Trưởng lão: Rồi cho biết quả ngọt, quả đắng, …. Chúng ta chưa nói gì tới quả con người. Bởi vì nhân quả con người nó trừu tượng hơn là cái nhân quả của thảo mộc. Thảo mộc, nếu cái nhân của thảo mộc mà nó ra cái quả của nó, mà một hạt nó ra nhiều quả.
Ví dụ như một cái hạt xoài, mà chúng ta gieo thì nó lên cây xoài, mà cây xoài thì nó ra nhiều cái quả, thì trên nhiều cái quả, trong mỗi cái quả nó có một cái hột, hoặc là nhiều hột.
Thí dụ trái mít, thì chúng ta thấy quả mít. Trong một quả mít nó có nhiều cái hột. Chớ nó không phải nó có một cái hột mít. Mà từ một cái hột mít được sanh ra, được ươm trồng một cây mít. Cây mít cho nhiều quả chứ không phải có một quả và mỗi quả mít có nhiều cái hạt. Tức là có nhiều cái nhân để chúng ta lần lượt, chúng ta xác định nhân quả không phải sinh ra một cái hạt. Nó sinh ra một cái hạt. Mà một cái hạt nó sinh ra nhiều cái quả. Và mỗi quả nó có nhiều cái hạt nó ở trong đó.
Thí dụ như một hành động Thầy làm mà Thầy không phải nhận được nó có một cái quả, mà có nhiều quả. Như một cây xoài mà khi mà một cái hạt xoài lên thành cái cây xoài,. Cây xoài không phải cho có một quả mà nhiều quả. Vì vậy mà chúng ta một hành động ác thì chúng ta gặp lấy nhiều quả khổ. Chứ không phải một quả khổ. Trong những quả khổ đó, nó có cái nhân. Tức là cái hạt để tiếp tục tái sanh thành ra nhiều hạt.
(02:05) Ví dụ như các con thấy như một quả mít thì nó còn có những hạt mít ở trong đó. Nếu mà nó đủ duyên thì nó sẽ lên nhiều cây mít rất nhiều cây mít. Thì như vậy rõ ràng là chúng ta chỉ biết. “Nếu mà chúng ta mà suy bằng kỹ cái quy luật của Nhân Quả. Một con người chết không phải sinh ra một người mà sinh ra nhiều người và nhiều con vật”. Đó là Luật Nhân Quả. Đó là nghiệp nhân quả tái sanh luân hồi. Chứ không phải một con người chết sanh ra một con người mà thôi.
Cái luật Nhân Quả, cái nghiệp lực nhân quả đi sanh. Chứ không phải cái thuyết linh hồn hoặc cái thuyết nhân quả theo người khác hiểu thì nó không đúng. Cho nên chúng ta dựa vào cái nhân quả thảo mộc mà chúng ta xét nhân quả của con người. Thì chúng ta biết rằng một lần làm ác thọ nhiều quả.
Ví dụ như một hành động ăn trộm mà chúng ta bị bắt thì chúng ta bị đánh nhiều cây, chứ không phải bị đánh một cây. Các con thấy không? Khi người ta bắt người ăn trộm thì thằng này đá, thằng kia đập, thằng này đánh, biết bao nhiêu cú đánh đánh đập bị đập. Chứ không phải bắt mình. Mình chỉ ăn trộm. Mình chỉ có một cái nhân thôi, mà bị đánh gần chết, mà còn bị bỏ tù. Các con thấy một cái nhân mà phải trả bao nhiêu quả, phải không? Đó là thầy đem cái ví dụ để biết cái nhân quả của cái thảo mộc, mà xét qua cái nhân quả của con người. Chúng ta thấy quá khổ.
Và đồng thời trong cái hành động mà bị đánh đập đó. Nó không mất đâu. Và còn có cái hạt xấu đó. Nó tiếp tục tái sanh làm cho con người khác, làm cho con vật khác để bị người ta đánh đập.
Cho nên xét học tập từng cái tu tập. Bây giờ, các con tưởng một cái bài này như vậy các con làm một lần đã xong, Thầy bắt các con làm nhiều lần và nhiều bài. Cho nên cái dịp may là chúng ta biết cái lớp học này đã mở khoá để cho các con tu học Định Vô Lậu làm các con thấm nhuần được vô lậu của mỗi người. Để chúng ta hoàn toàn vô lậu mới chứng quả A La Hán.
Đây là cái bài học, đây bài Pháp tu tập rất thực tế và đào luyện cho chúng ta có một tri kiến giải thoát. Giúp chúng ta sống không làm khổ mình khổ người nữa. Và đồng thời chấm dứt tái sanh luân hồi. Đó là con đường vô lậu.
(04:51) Vì vậy các con phải siêng năng, phải tập không phải như người học trò làm cái bài luận đó rồi thôi. Đứa nào đúng sai thì cũng mặc. Rồi tiếp tục qua đề tài khác xong. Mà ở đây Thầy cho các con nhai đi, nhai lại, viết rất nhiều bài luận về nhân quả.
Và trong mỗi đề tài đều phải viết rất nhiều. Vì vậy mà những tập sách này Thầy sẽ phát cho mấy con lần nữa. Buộc lòng mấy con phải viết làm bài luận này rồi. Hết bài luận này rồi thì mấy con tiếp tục làm bài luận cũng đề tài nhân quả đó. Chừng nào bài của các con làm đầy đủ thì chừng đó Thầy bảo mấy con đọc đi đọc lại, một vài lần. Nhưng mà mỗi lần mấy con viết cái bài luận về nhân quả thảo mộc là mỗi lần thấm nhuần trong các con rất nhiều. Làm cho thâm sâu, làm cho thấy như thật thấm nhân quả. Đó là lợi ích rất lớn cho sự tu tập mấy con hôm nay.
Bởi vì Đạo Phật là đạo đào tạo, huấn luyện cho chúng ta trở thành những con người vô lậu. Những con người có đạo đức. Mà chúng ta không có sự hiểu biết, không có tri kiến giải thoát, chúng ta không làm sao giải thoát được. Cho nên những sự đào luyện mà cho mấy con có sự hiểu biết, thấm nhuần cái tri kiến giải thoát, làm cái trí tuệ của các con triển khai hiểu biết rất rõ ràng như thật. Các pháp trên thế gian này như thật. Các con có nhiều khi các con hiểu lầm từ nhân quả mà các con viết lầm mà các pháp vô thường. Rồi từ nhân quả mà các con viết lầm là chuyển hóa nhân quả.
Ví dụ như một cái trái xoài có thể trái xoài chua, nhưng chúng ta ghép hay chiết cành hoặc là bỏ thêm phân chất cho trái xoài ngọt hơn. Đó là cách thức chuyển hóa nhân quả chứ không phải nhân quả của trái xoài. Mà chuyển hóa nhân quả của trái xoài.
Từ cây cam chua chúng ta chuyển thành cây cam ngọt. Tức là từ hành động ác chúng ta chuyển thành hành động thiện. Thì kế đó không phải là nhân quả, mà chuyển nhân quả. Cho nên các con lầm tưởng ươm trồng hoặc đón tất cả các cái duyên đó để hợp để tạo thành cây, cho lên màu mỡ tốt và chăm sóc cỏ rác, tưới nước. Đó là cái duyên tạo cho cái hạt giống đó lên thành cái duyên.
(07:36) Cho nên vì vậy một người tu sĩ Đạo Phật, khi thấy các duyên nó hợp như vậy. Chúng ta thấy hợp như thế này, đây là cái nhân. Cái nhân ác mà hợp các duyên này chắc chắn là cái nhân này thành một cái cây ác. Và cái cây ác này sẽ cho quả cay đắng.
Cho nên khi chúng ta thấy ngay từ cái duyên hợp đó, chúng ta biết rằng cái hạt này là hạt cay, hạt đắng. Mà cái duyên này nó sẽ hợp thành cây. Ngay đó, chúng ta bẻ ngay liền không hợp duyên đó để cho cái hạt đó bị tiêu đi. Tức là chúng ta ngăn và diệt ác pháp mà cách thức chúng ta hiểu ra nhân quả rất rõ ràng. Biết cái này là cái hạt giống xấu, cay đắng thì chúng ta ngay liền, không ươm trồng những cái loại này. Mục đích chúng ta là như vậy. Cho nên khi mà chúng ta chuyển cho thành ngọt là tại vì cái nhân quả đó đã hiện tiền. Cái nhân nó đã lên thành cây đã có quả thì chúng ta chuyển cho nó thành ngọt.
Còn nếu nó chưa thành cây chưa thành quả. Cái hạt giống này đang là hạt giống xấu thì chúng ta ngay liền không cho nó xuống nơi đất màu mỡ, để nó lên thành cây, không ươm trồng, không dãy cỏ, không làm phân, tưới nước, để những cái hạt giống này. Chúng ta diệt bỏ.
Đó là cách thức quán nhân quả. Cho nên hôm nay mấy con làm lại một bài nữa. Làm lại chừng nào, bài về nhân quả mà Thầy thấy đúng và thấm nhuần được tư tưởng nhân quả. Có đầy đủ ý nghĩ giải thoát trong đó. Nhiều khi các con nói nhân quả thảo mộc thì các con lại ghép chung vào nhân quả con người, cho nên biến thành có chữ thiện ác.
Các con thấy như nói cái xoài ngọt thì chúng ta biết đó là thiện. Chứ không cần phải là nói thiện, nhưng vì nhân quả của thảo mộc chúng ta không cần nói thiện. Mà chúng ta biết trái cây ngọt. Chúng ta không cần nói ác nhưng chúng ta biết cái quả của thảo mộc mà cái quả nào cay, đắng, chua thì đó là ác. Nhưng chúng ta không nói ác - nói cay, đắng, chua thì chúng ta biết đó là ác.
2. HÌNH ẢNH NHÂN QUẢ THẢO MỘC LIÊN HỆ ĐẾN NHÂN QUẢ CON NGƯỜI
(10:05) Vì vậy mà chúng ta hay lầm lạc từ cái nhân quả của thảo mộc. Chúng ta lại chuyển sang qua cái nhân quả của con người. Rồi từ nhân quả của con người thì chúng ta lại chuyển biến giai đoạn, chuyển biến từ thiện đến ác. Tức là từ quả chua đến quả ngọt. Đó là sự chuyển biến. Chúng ta không nhầm lẫn lộn xộn trong sự hiểu biết này. Nhưng nó cũng đúng chứ không phải sai. Những điều con viết đều đúng nhưng sự sắp xếp cho rõ ràng, cụ thể thì nó chưa được - bởi vì nó còn lộn từ nhân quả này đến sang nhân quả khác. Có khi từ mấy con làm sai lầm là mấy con từ nhân quả này đưa đến các pháp vô thường nghĩa là không thường.
Cho nên mấy con phải cố gắng làm lại bài nữa. Bài luận về nhân quả thảo mộc lần thứ hai. Dựa vào bài mấy con đã viết cái gì đúng cái gì sai. Trong những bài các con viết thì những gì nó sai, thiếu kết luận thì Thầy ghi là thiếu kết luận. Để từ đó mấy con nương vào chỗ ghi đó. Mấy con hiểu đó, làm bài kế để bổ sung được đầy đủ hơn và đúng đắn hơn. Trong cái đề tài của nó.
Và đồng thời cho khi mà Thầy cho đến bài nhân quả của con người thì bắt đầu mấy con mới nói về hành động của con người. Và mỗi hành động của con người là nhân. Mỗi hành động của con người là quả. Và lúc bấy giờ mấy con mới đem cái bài luận về nhân quả của thảo mộc mà chứng minh cho họ biết rằng cái hành động của tôi là nhân, cái hành động của tôi là quả, để cho họ thấy được rõ ràng, cụ thể. Qua cái hình ảnh, qua cái bài luận về nhân quả thảo mộc.
(12:00) Nghĩa là cái bài đầu tiên được xác định một cách cụ thể nhân quả. Tức là hạt và trái đến nhân quả của con người nhờ cái nhân quả của hạt trái của thảo mộc. Mà xác định cho chúng ta thấy hành động của chúng ta là nhân, là quả. Chứ sự thật mấy con thấy như Thầy mở miệng mắng người thì đó là cái nhân ác của Thầy, nói cái nhân của Thầy, nhân ác của Thầy.
Nếu mà không lấy cái hạt mà để ươm thì chúng ta không thấy cái quả của nó. Và vì vậy mà chúng ta dựa vào cái nhân quả thảo mộc mà xác định cho người ta thấy rằng cái hành động nói lời ác của Thầy là nhân. Cho nên tạo thành cái quả làm cho người khác đau khổ. Và đồng thời cái nhân quả tăng lên người khác tức giận đánh Thầy. Mà khi Thầy bị đánh đó là quả. Do đó chúng ta xác định từ nhân quả của thảo mộc để người ta nhận ra nhân quả của con người, một cách cụ thể và rõ ràng.
(13:05) Đó là một bằng chứng để chúng ta chứng minh rất khoa học về nhân quả “Làm cho người khác không còn bài bác là không có nhân quả. Tất cả mọi sự việc trên đời này đều sự ngẫu nhiên, chứ không có nhân quả”. Có một số người, người ta cho rằng không có nhân quả. Và đồng thời người ta cũng nghĩ rằng một con người sinh ra (thì nó sanh ra) một người sanh ra một người, chứ không phải sanh ra hai, ba người.
(Thì) chúng ta xác định qua nhân quả của loài thảo mộc để chỉ cho họ thấy. Một cái hạt giống nó sanh, không phải khi nó thành cây cho ra một cây mà rằng nhiều quả. Mà trong một quả, ( nó có nhiều ) có quả có rất nhiều hột.
Ví dụ như mấy con thấy trái đu đủ. Một quả đu đủ mà trong cái quả đu đủ đó, nó có nhiều hột tức là nó có nhiều cái nhân. Vậy là chúng ta mới xác định được về con người khi làm hành động ác. “Và chúng ta sẽ khi chết chúng ta làm nhiều người , nhiều vật, chứ không phải một. Đó là xác định khoa học cụ thể để chúng ta thấy quy luật của Nhân Quả là như vậy.”
Cho nên các con càng làm nhiều bài luận về nhân quả thì các con càng thấm nhuần, thấm nhuần. Và từng thấm nhuần trong tâm của các con thì các con mới thấy tâm mình vô lậu thực sự. Đây là một sự tu tập, một sự đào tạo, một sự tu tập thực chất để chúng ta đi vào vô lậu.
(14:42) Và đạo Phật, mục đích của đạo Phật là “Dạy con người đến vô lậu là thôi, không cần hiện thần thông phép tắc, không cần thiền định gì cả, chỉ cần chúng ta vô lậu”. Vì vậy mà là cái bài pháp vô lậu rất cần thiết cho chúng ta tu tập, rất cần thiết cho chúng ta phải hàng ngày rèn luyện.
(15:02) Cho nên lúc này mấy con trở thành những học trò nhỏ. Hàng ngày làm những bài luận, bài luận về nhân quả. Chừng nào bài luận này được hoàn chỉnh thì Thầy sẽ ra đề tài khác. Để đi vào tất cả những điều kiện cần thiết của pháp môn Vô Lậu thì các con sẽ làm tất cả những bài luận. Và những bài luận này mấy con làm hoàn chỉnh sau này đóng thành một tập, mấy con nên giữ gìn kỹ lượng cũng là một kỷ niệm tu học về Định Vô Lậu của mấy con.
Từ cái bài đầu thô sơ làm trật tới trật lui, sai tới sai lui, để rồi tới một cái bài cuối cùng, năm bài mười bài để hoàn chỉnh được cái sự hiểu biết vô lậu, hiểu biết nhân quả của mấy con rất là sâu sắc. Mấy con phải ráng cố gắng siêng năng. Bởi vì nhiều khi chúng ta làm một bài xong chúng ta tưởng là xong. Không! Còn làm nhiều lần. mà còn phải đọc đi đọc lại cho thấm nhuần. Đó là học mà tu chứ không phải học không. Cho nên học xong mấy con biết rồi thôi, bỏ qua. Còn cái này không, làm rất nhiều bài. Và một đề tài đó. Chừng nào hoàn chỉnh được Thầy chấp nhận thì mấy con mới hết làm.
Chẳng hạn (nào) như cái lớp này, mấy con làm xong, người nào mà đã làm xong hoàn chỉnh Thầy sẽ sắp cho mấy con một cái lớp cao hơn. Mấy con học cái đề tài khác. Còn các con làm chưa xong thì các con còn ở lại, ở lại các con tiếp tục làm cái bài luận, làm bài luận nhân quả thảo mộc này. Chừng nào mấy con làm xong Thầy thấy được Thầy cho lên lớp khác để học luận về đề tài khác.
Cái lên đó là cái sự sắp xếp lớp cũng là khích lệ cho mấy con cố gắng để mà làm bài, để mà siêng năng, để triển khai cái tri kiến của mình. Thầy chỉ là người gợi ý chứ không nói trong cái vấn đề như là một cái bài mẫu cho mấy con. Thầy chỉ nhắc khéo cho mấy con biết cái hướng để triển khai ra tri kiến. Chứ không có làm cái bài mẫu, làm cái bài mẫu mấy con copy trên bài mẫu đó làm cho cái tri kiến của các con không triển khai, mà chỉ tích tập cái hiểu biết của kẻ khác làm sự hiểu biết của mình.
(17:27) Thầy chỉ gợi ý để cho các con tự triển khai. Đó là đem lại tri kiến giải thoát cho chúng ta. Một cái góc độ nhìn của mình không phải góc độ nhìn của người khác. Cho nên buộc các con phải triển khai tri kiến của mình, cho nên nó bén nhạy.
Vì vậy mà Thầy không làm một bài luận mẫu nhưng Thầy cũng thường thỉnh thoảng viết trong những kinh sách, Thầy cũng nói về nhân quả thế này thế khác, chứ không phải không. Nhưng nó là tri kiến của Thầy chứ không phải là tri kiến của các con. Các con đọc rồi các con nhớ, rồi các con làm theo sự hiểu biết của mình, (mà) qua những cái ý của Thầy mà thôi.
Cũng như Thầy khéo nhắc là nhân quả. Nhân là một cái hạt mà quả là cái trái, thì một cái hạt không phải cho một trái mà cho nhiều trái. Trong một trái có nhiều nhân, chứ không phải trong một trái có một nhân. Nhưng có loại trái cây một quả có một nhân mà thôi. Còn có trái ( thì ) một quả có nhiều nhân, nhất là quả ác lại là nhiều, nhất là quả ác lại là… Có nhiều khi có lại là ít hột. Có khi nó không hột. Nhưng mà trái lại có nhiều quả ác lại hột cũng rất nhiều.
Quả hột cũng vậy. Tại vì nó tùy theo cái quả đó. Nó đem đến cái sự ác độc nhiều như bây giờ. Ví như bây giờ như cái hành động săn giết loài chúng sanh như loài cá thì các con sẽ thấy cái hạt giống đó, cái nhân đó. Nó sẽ cái quả đó, có nhiều cái hạt của nó. Còn trái lại những cái điều mà làm ác khác nó không phải là sự giết hại chúng sanh thì nó một cái quả của nó, nó có cái nhân của nó. Tức là có cái hột của nó mà thôi.
Còn cái thiện nó cũng vậy, nhiều khi nó có một cái quả như quả đu đủ nó ngọt nhưng nó cũng có những cái hạt nhân đu đủ rất nhiều trong đó. Cho nên như cái quả mít nó ngọt. Nhưng mà nó có nhiều hột, cho nên thiện, ác, nó đều tuỳ theo cái nhân quả của nó, mà nó có nhiều nhân, mà nó có cái hạt sau này nó sanh ra.
(19:51) Cho nên chúng ta không có cố định rằng “Ác sinh ra nhiều hạt, mà thiện mà sinh ra ít hạt” không có điều đó, mà tùy theo cái chỗ tu học.
Nhưng mà dù như thế nào, thiện hay ác điều là nằm trong hữu lậu - đều còn nằm trong tái sanh. Dù là cái thiện nhiều, học nhiều, nhiều cái nhân thiện, sau này thì sinh ra nhiều người thiện, làm nhiều điều thiện tốt. Nếu mà đời con người chúng ta đang sống trong toàn thiện thì đây là Thầy nói thiện hữu lậu thì chúng ta sinh làm nhiều người thiện, nhiều con vật hiền lành.
Còn nếu chúng ta làm ác thì sanh ra nhiều người ác và nhiều con vật ác. Cho nên trong khi đó thiện, ác, thì nó tùy theo ở cái hành động của hữu lậu đó, mà nó sanh ra. Còn trái lại thiện vô lậu chấm dứt tái sanh vì thiện vô lậu không còn cái nhân, cái hạt giống nữa. Cho nên thiện vô lậu là một cái quả mà không còn cái hạt ở trong đó. Cho nên cái quả thiện là cái quả toàn thiện.
(21:10) Vì vậy Tứ Niệm Xứ dạy chúng ta tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Tức là toàn thiện, mà mục đích của đạo Phật dạy chúng ta thiện vô lậu cho nên không còn lậu hoặc. Vì vậy mà chấm dứt tái sanh luân hồi. Cái quả hôm nay chúng ta có cái quả thiện là vô lậu. thì muôn đời không còn cái hột để mà sanh nữa, chấm dứt, không còn sanh ra nữa. Cho nên mấy con ươm được cái trái, quả vô lậu thì tức là các con không còn cái hạt để mà gieo lên cây kế tiếp đó nữa, cái quả vô lậu là như vậy.
Cho nên thiện vô lậu là điều cần thiết cho người tu tập, gieo cái hạt thiện vô lậu. Vì vậy mà cái tâm chúng ta bất động là cái thiện vô lậu. “Người ta chửi không giận. Người ta làm gì cũng không giận. Đó trong thiện vô lậu. Tâm hồn luôn luôn thanh thản an lạc vô sự, không vui, không buồn, không tức giận một ai, không oán trách than phiền một điều gì cả, thì người đó là thiện vô lậu. Ngồi lại một mình nghe thanh thản an lạc, vô sự, không buồn, không thấy cô đơn. Đó là thiện vô lậu.” Còn chúng ta thấy buồn, thấy cô đơn thấy nhớ nhà. Đó là thiện hữu lậu. Chứ không phải thiện vô lậu.
(22:29) Vì vậy tất cả những điều này, các con sau khi mấy con nói đến nhân quả của con người thì các con nói nhiều lắm, bài của con nói rất nhiều. Có thể các con việt cả tập giấy này, bằng một lượng về nhân quả của con người - nó không ít đâu.
Cho nên hôm nay nói về nhân quả thảo mộc là bắt đầu để chứng minh một sự thật. Một sự thật của nhân quả. Bởi vì hạt và trái thì nó phải là một sự thật, không còn ai nói là nó sai. Để sau này chúng nói đến những nhân quả trừu tượng hơn thì ai cũng nhận ra nó là đúng, không còn sai nữa. Và nhờ chúng ta hiểu đúng như thật. Cho nên chúng ta mới nỗ lực xả tâm mới không còn để trong vướng mắc. Vì (gì) nó là như thật mà chính mình hiểu như thật. Do cái hiểu như thật giúp các con thoát ra khổ đau của cuộc đời này. Từ chỗ đó mấy con chứng quả A La Hán không cần phải ngồi thiền nhập định.
Nhưng khi tâm mấy con chứng quả A La Hán. Tâm bất động thì các con có Từ Thần Túc. Tứ Thần Túc là Thần Lực hay là Đạo Lực nơi con giúp cho con muốn nhập định nào thì sẽ nhập định ấy. Nghĩa là giúp cho con tự tại muốn như nào thì thân tâm con sẽ làm như thế đấy.
Sự muốn của con bây giờ không còn muốn trong thất tình lục dục mà muốn thoát ra khỏi đời này. Cho nên muốn chết hồi nào chết muốn sống hồi nào sống, muốn vào Niết Bàn hồi nào vào. Tức là mấy con muốn vào trạng thái Bất Động. Tức là trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự. Các con sẽ nhập vào đó một cách dễ dàng bỏ thân này không còn khó khăn. Tất cả những nhân quả nghiệp báo từ vô lượng kiếp, từ vô lượng kiếp của các con, ngay từ phút này hoàn toàn con làm chủ.
(24:30) Cho nên thân con bệnh đau - tâm phiền não không còn nữa. Những sự tác động đuổi sạch những chướng này ra khỏi thân trong vài phút trong năm, ba phút. Thì tất cả những nghiệp chướng, những khổ đau của các con không còn tác động được trên thân tâm con nữa. Đó là cái sự tu tập của đạo Phật nhưng khi tâm mấy con được thanh thản, an lạc, vô sự, thì Tứ Thần Túc này phải có, phải có Tứ Thần Túc, làm sao chúng ta cũng phải có.
Nhưng điều chúng ta cần thiết là “Chúng ta phải thấy được Tâm Bất Động, thanh thản, an lạc, vô sự của mình trước tiên”. Còn vấn đề có Đạo Lực, có Tứ Thần Túc chỉ là một đạo lực, một sự tự nhiên của tâm thanh tịnh của chúng ta mà có. Cho nên chúng ta làm chủ sự sống chết của mình.
Lúc bấy giờ, chúng ta đủ sức và chúng ta chứng minh rằng “Tôi đã làm chủ hoàn toàn. Tôi biết rõ ràng là chỉ còn một kiếp này - tôi không còn có tái sinh luân hồi…”. Và đồng thời tất cả các những sự cám giỗ, dục lạc trên thế gian này không còn cám giỗ chúng ta được gì nữa, danh lợi… Tất cả chúng ta đều hiểu rất rõ. Các pháp đều vô thường, không có gì thường hằng - dù là danh.
Chúng ta thấy rằng, một vĩ nhân để lại như Đức Phật để lại cho chúng ta cái Danh Vô Cùng. Từ (2505) hai ngàn mấy trăm năm nay. Mọi người thì nhắc đến Đức Phật nhưng đối với Đức Phật chỉ là số 0, không hoàn toàn. Người ta không còn tham cái danh đó đâu. Nhưng vì Người ta thương chúng sanh mà Người ta hy sinh cuộc đời mình để tu tập, để lại cái phương pháp, để lại cái chương trình giáo dục cho chúng ta được giải thoát mà thôi. Chứ Đức Phật không cầu mong.
(26:22) Vì vậy mà mấy con đã từng, đã trong khóa tu học này. Thầy cũng đã từng bảo mấy con “Nếu cái khoá tu học này mà các con không tu không đạt được, không người nào tu tập được, không xả được tâm, không rốt ráo được, thì chắc chắn Thầy sẽ ra đi và đồng thời Thầy sẽ không còn muốn ở lại trên thế gian này, Thầy sẽ nhập diệt và đồng thời tất cả kinh sách này điều đốt hủy bỏ, vì không có người thực hiện được”.
Thì như vậy mấy con biết rằng ( nghe không rõ ), khi lớp học Thầy dạy đào tạo các con được giải thoát vô lậu mà mấy con tu tập không được đó là thầy phải ra đi mà thôi. Ở đây có lợi ích gì nữa, ăn ngày một bữa làm cho tốn thêm của đàn na thí chủ mồ hôi … Thầy có cầm cuốc, có trồng khoai trồng củ nữa đâu thì ở đây để làm gì để tốn hao mồ hôi của người khác mà chẳng dạy ai được gì hết thì tốt hơn mình (à… à… ) là con đường duy nhất chắc là xa rời.
Ở lại cũng không làm gì ích lợi cho đời thì ở lại làm gì cho thân khổ đau này. Càng ngày tuổi càng lớn thì lại càng yếu đuối hơn, càng khổ hơn. Thì cho nên ở lại có ích lợi thì nên ở lại. Mà ở lại không có ích lợi cho con người thì ở lại làm gì? Cho nên khoá học này là một điều để xác định được con đường của Phật Pháp chấn hưng được, hay là không chấn hưng được? Vì vậy mà mấy con siêng năng mà tu tập.
(27:59) Nếu mấy con còn tu tập được, thì giáo pháp của Phật còn dựng lại được, mà nếu mấy con tu không được thì giáo pháp của Phật đành phải… đành phải dìm, đành trôi mất đi. Để rồi muôn đời sau, người ta không còn biết đường này nữa. Vì biết được này mà tu không được thì biết để làm gì? Để làm cho chúng ta khổ mà thôi! Cho nên cần phải diệt những điều để lại cho người ta khổ đau mà thôi.
(28:27) Cho nên mấy con nhớ kỹ phải ráng tu tập và (từng) Thầy từng đem những tập sách, vở, từng cây bút này gửi phát cho mấy con. Để mấy con viết cái bài luận làm cho tâm của mấy con thấm nhuần được sự tu tập. “Thấm nhuần được Định Vô Lậu, để mấy con không còn lậu hoặc nữa”. Làm một bài, hai bài, năm bài, mười bài… Nếu đề tài nào mà làm xong được thì mấy con sẽ ( được) cho đề tài khác, mấy con tu tập.
Như vậy, hiện giờ chúng ta chỉ có một lớp nhưng rồi chúng ta sẽ có nhiều lớp. Và kế tiếp là thời khóa tu tập về Chánh Niệm Tỉnh Giác, đi kinh hành. Mấy con có người đi được một phút, có người đi được 15 phút. Thì tùy ở khả năng của mấy con mà Thầy khuyên các con tu tập cho có chất lượng. Bởi vì Sức Tỉnh Thức nó làm cho chúng ta phá được hôn trầm, thùy miên làm chúng ta không lười biếng, mỏi mệt, ngủ nghỉ đúng giờ giấc.
(29:29) “Cho nên chúng ta phải tu tập, tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác trong bốn pháp tu tập trong Chánh Niệm Tỉnh Giác tùy theo đặc tướng của mấy con như Thầy đã nhắc. ” Hợp pháp nào thì tu theo pháp ấy.”
(Mấy con) à, Thầy mới đọc một số bài của mấy con. Xác định cho sự tu tập của mình thì trong những bài tu tập của mấy con. Bắt đầu bây giờ thì Thầy sẽ đọc lại cái sự tu tập của mấy con. Còn cái bài luận mà về nhân quả thì Thầy sẽ trả lại cho mấy con. Sau đó, con đọc lại trong đó vì bài luận Thầy đã ghi trong đó rất kỹ để cho mấy con biết mà làm lại bài luận lại.
Làm lại những cái bài luận của các con lại. (Đó là) Rồi, kỳ sau, mấy con sẽ trong cái theo Thầy trọn lấy trong một tuần lễ, có một ngày để mấy con gặp Thầy. Mấy con trình lại, nộp lại cho Thầy trong khoảng thời gian tu học trong một tuần. Thì mấy con có gặp Thầy một ngày. Thì, nếu mà chia làm nhiều lớp thì mỗi lớp đều mỗi tuần có gặp Thầy một ngày. Thì như vậy bữa nay các con làm lại cái bài luận Vô Lậu đó.
Các con sẽ làm lại cái bài luận lại. Rồi Thầy sẽ cho ngày, ngày thứ Hai trong cái tuần sau. Bây giờ, bữa nay thứ mấy các con nhớ không? Thứ Bảy phải con? Vậy thứ Hai, mấy con sẽ đến gặp Thầy, sẽ gặp Thầy trong ngày thứ Hai ấy mấy con nộp bài.
(31:47) Rồi tuần tới nữa cũng thứ Hai mấy con sẽ gặp Thầy. Vậy mà có thì giờ, (Thầy) Nếu mà chia lớp nhiều thì cái lớp đến cái lớp thứ Hai rồi cái lớp ba cho mấy con. Rồi thứ Tư, thứ Năm đó là bên nam. Có thể chia lớp ra nữa thì Thầy phải chia đều trong một tuần lễ. Mỗi lớp vậy sẽ có một ngày gặp Thầy để mà học hỏi, để mà hướng dẫn mấy con làm những cái tu tập cho đúng cách.
Đồng thời thì trong những cái bài…
Dưới mấy con khi mà làm cái bài luận đó. Mấy con để cái tên của mình ở trên cái… trên cái đầu ở đầu trang để tên mấy con ở trên này thì như vậy để dễ nhận. Chứ mấy con để cái tên ở cuối cùng. Chứ nhiều cái bài, mấy con để cái tên quá nhỏ trong này như tu sinh Diệu Đức. Mấy con để nó quá nhỏ! Mấy con để chữ lớn, hoặc là chữ đỏ. Khi mà Thầy nhận xét nó dễ mấy con. Chứ còn mấy con để dưới này, khó cho Thầy thấy nhìn thấy. Vậy thì để hướng dẫn mấy con kỹ.
Như cái bài luận của Diệu Đức, con sẽ về con làm lại mấy con. Trong những cái bài này thì con viết rất nhiều, nhưng mà có cái đoạn thì mấy con chưa được thì mấy con ráng cố gắng viết lại, để cho nó đạt được cái chất lượng đúng. Nhiều lần, còn nhiều lần làm bài luận này lắm.
(33:50) Rồi mấy con đọc lại mấy cái bài này, cái nào đúng cái nào sai, mấy con chỉnh lại như Thầy đã nói. Nhân quả thì mấy con vào đề, mấy con trực tiếp nói, nói. Mấy con đừng có tìm cái nguyên nhân nào mà có cái hạt đó. Khoan đã! Mấy con đừng có tìm nguyên nhân nhân quả mà sanh ra cái hạt.
Thí dụ như, bây giờ có cái hạt mít. Mấy con truy tìm, muốn tìm cái nhân quả từ đâu mà cái hạt mít có. Mấy con đừng có tìm cái nguyên nhân đó. Bởi vì ở cái nhân quả của thảo mộc. Ngay từ cái nhân cái quả của nó thôi. Thì mấy con ngay đó, mấy con vào đề ngay liền.
Có nhiều bài rất là ngắn gọn nhưng là vào đề được liền. Vào đề được liền là như thế nào? Thường người ta nói nhân quả. Vậy nhân quả nghĩa là gì?
Nhân là trái và nhân là hạt. Quả là trái. Đó là mình giải thích theo kiểu nhân quả để cho người ta dễ hiểu. Vì vậy từ đó mình mới đưa một cái ví dụ.
(35:00) Nhân là một cái hạt. Vậy thì ươm một cái hạt nó sẽ lên một cái cây. Từ cái cây đó sẽ cho một cái quả. Từ cái quả đó nó sẽ cho chúng ta ngọt hay đắng, cay. Để chúng ta biết nó là thiện, ác. Tức là đắng, cay, ngọt… mà thôi. Đó, chúng ta nói tới đó (thôi).
Rồi chúng ta nói thêm, nói thêm “Là từ một cái hạt mà lên cái cây thì cái cây nó sẽ cho nhiều quả hoặc cái hạt cho nhiều quả”. Đó các con thấy nó rõ không? Đó các con xác định được vô ngay liền để cho người ta chứng minh về rất là cụ thể và khoa học.
Ví dụ như bây giờ có một hạt ớt. Con gieo, con trồng lên một cây ớt. Cây ớt đó đâu có cho con một quả đâu mà nó cho một cây ớt (mà). Con hái cả tô (lận). Con biết là có thể nó là cây ớt lớn nữa. Nó có thể cho cả trăm mà không những cây ớt đó nó cho một lần, mà nó cho nhiều lần.
Cũng như chúng ta, cái hành động thiện ác của chúng ta. Không phải chúng ta làm một lần mà chúng ta nhiều lần. “Mà trong một cái trái ớt các con, thấy một cái trái ớt nó có nhiều hạt ở trong đó chứ nó đâu có một hạt đâu. Nó là cái giống cay mà nó có nhiều như vậy”. Thì các con thấy, nhân quả mình nói nó cụ thể đâu (nghe không rõ). Vì vậy mà chúng ta nói tới đó chúng ta kết luận. Kết luận cho thấy rằng cái Nhân Quả nó trùng trùng, nó trùng trùng nhân quả để kết luận nó như vậy là đủ rồi.
Thì chừng đó, thì tới chừng mà mình học về nhân quả con người thì bắt đầu lấy cái bài nhân quả của thảo mộc mà ghép chứng minh cho nó thấy là nhân quả. Hành động tôi làm đây là nhân, hành động tôi làm đây là quả, hoặc là một cái sự thọ chịu một cái gì đó là quả. Thì bắt đầu tôi lấy qua cái bài nhân quả này tôi phát chứng. Cho nên mình không có nói lòng vòng - nói lòng vòng người ta không có hiểu. Mà mình phải nói thẳng, nói thật, nói đúng, ngắn gọn. Nhân quả thì người ta (sẽ) chứng minh được nhân quả của các con người của chúng ta.
Còn truy ra cái nguồn gốc thì chúng ta sẽ nói về Nhân Quả Vũ Trụ. Các con hiểu không? Mà trình độ của chúng ta chưa có thể hiểu được Nhân Quả Vũ Trụ. Nhưng chúng ta nói được Nhân Quả của con người rồi. Rồi bắt đầu chúng ta mới nói cái vấn đề mà tái sinh luân hồi.
(37:25) Rồi chúng ta mới quay lại nhìn cái Nhân Quả Vũ Trụ. Xác định được từ cái chỗ mà sinh ra cái mầm mống này. “Do cái nhân quả gi?” Các con thấy phải đi học từ cái chỗ thấp đến chỗ cao chứ. Từ cái chỗ người ta nhận ra cụ thể cho đến cái chỗ trừu tượng mà người ta nhận cũng rất là đúng. Đó là cái luận về nhân quả. Và cũng đồng thời làm cho chúng ta thấm nhuần thấy nhân quả như thật. Còn nhiều khi chúng ta nói, nói mênh mông như vậy. Chúng ta cũng nói nhân quả vậy nhưng mà chưa là cái lối của chúng ta. Làm cho chúng ta chưa như thật. “Các con hiểu không?”. Mà ở đây chúng ta muốn làm sao chúng ta thấy cái nhân quả như thật - như thật. Nó không còn sai nữa.
Mục đích của đạo Phật phải thấy như thật. Mà cái luận của chúng ta nó chưa như thật. Nó cứ ghép bên đây một chút bên kia để rồi, để xả tâm rồi thế này, thế khác. Kết quả nhưng mà sự thật “Mình nói xả, nhưng chưa thấy như thật thì chưa xả được.”
Buộc lòng là làm một cái bài luận, để mà thấm nhuần được cái trí kiến đó là phải như thật. Đạo Phật là đạo Như Thật. Con thấy cái chân lý của đạo Phật là Một Sự Thật. Thì nói Nhân Quả cũng phải nói Một Sự Thật. Chúng minh sự thật chứ không thể nói một cách trừu tượng, mơ hồ được.
Cho nên chúng ta vừa nói, vừa mấy cái bài luận (mấy con đọc mà Thầy viết), mấy con viết Thầy đọc thì mấy con có nói ra nhưng mà nói có lúc nói đúng mà chứng minh chưa đúng. Cũng nói nhân quả nghe thì đúng đó nhưng mà sự thực ra chưa chứng minh cụ thể như thật. Còn cái chỗ Thầy nói mà các con muốn đem chứng minh cái nào thì cứ lấy đạo đức, lấy nhân quả của thảo mộc mà đem xác định cho tất cả nhân quả khác. Thì các con sẽ thấy đây là một bằng chứng cụ thể như thật không còn ai chối cãi.
Cũng như trước kia Thầy nói “Một người sanh ra nhiều người, nhiều con vật khác thì mấy con mơ hồ, có phải không?” Nhưng mà hôm nay Thầy nói về nhân quả thảo mộc. Một hạt sinh ra một cái cây, cái cây ra nhiều quả. Và trong mỗi quả có nhiều hạt. Các con thấy còn hỏi Thầy sao nữa đây? Bằng chứng cụ thể - bởi vì nhân quả này thì phải thấy nhân quả trước. Một cái cây là một sự sống. Con người cũng là một sự sống. Mà sự sống của nhân quả này thì phải sự sống của nhân quả này. Chứ làm sao khác được, “Các con hiểu không?”
(39:55) Nhưng con người thì quá trừu tượng. Còn cái cây - nó từ cái quả - nó sinh ra thì những cái hạt của nó cái nhân của nó sau này thì chúng ta thấy nó cụ thể hơn. Do lấy nhân quả thảo mộc mà chứng minh cho nhân quả của con người. Và từ đó, chúng ta thấy cái sự mà sinh ra nhân quả thì cái cây, nó cũng có sự giao hợp thì theo mấy con thấy như một cái bông của nó thì nó có nhị đực nhị cái. Cho nên nó cũng có sự giao hợp đó chứ. Thì con người muốn sinh ra con người cũng phải có sự giao hợp chứ. “Bộ khi không ở dưới đất nó chui lên con người được sao?”
Cho nên nó thêm cái quy luật Âm Dương của nó. Quy luật mà tái sanh luân hồi của nó. Cho nên cái quy luật đó cái quy luật của nhân quả. Vì vậy đạo Phật dạy “chúng ta diệt dục không còn ái dục để chúng ta chấm dứt nhân quả chứ gì”. Các Con thấy rõ chứ gì? Đó là cái quy luật, cái đường mà nó duyên hợp để nó sanh sanh diệt diệt. Nó sanh ra.
Cho nên vì vậy mà chúng ta thấy từ cây cỏ, nó cũng giống như cái con người chúng ta. Nó cũng phải phối hợp bằng những cái phấn hoa. Bằng những cái hợp duyên của nó. Cho nên nó mới tạo thành cái hạt, cái trái của nó. Chứ không làm sao có được? Đó, các con thấy, đâu (cũng) nhân quả. Nó rất cụ thể rõ ràng. Chứ không phải cái thảo mộc nó khác con người đâu. Nó rất gống.
Nhưng mà nó có cái sự duyên hợp của nó, duyên hợp của nó. Mình xét ra thì mình thấy, như là giống như con người vậy đó. Đó là cái sự hiểu biết như thật mà không hiểu biết như thật mà cứ luận lòng vòng như thế này thì không như thật được.
Do đó, từ đó các con thấy cái nhân quả của Vũ Trụ. Lúc bây giờ, nó truy ra, tìm được như thật của nguyên nhân sanh ra những cái duyên hợp để tạo thành cái hạt giống đó. “Các con thấy học đạo Phật là học như thật. Làm chúng ta trở thành con người như thật.”
Cho nên chúng ta mới sống đạo đức Nhân Bản Nhân Quả (như thật). Mà chính cái phương pháp tu tập này là cái Định Vô Lậu. Nó sẽ đưa đến mấy con giải thoát hoàn toàn. Mà cái bài học đầu tiên căn bản của Đạo Phật là lớp Chánh Kiến. Mà Chánh Kiến là phải đi đúng chứ, thấy như thật.
(42:17) Cho nên hôm nay, đương nhiên là mấy con đang vào lớp học Chánh Kiến. Mà Chánh Kiến thì có cái bài học Định Vô Lậu chứ cái gì - giúp cho mấy con phá đi những cái buồn ngủ, hôn trầm - để cho mấy con tỉnh táo thì buộc lòng mấy con phải tập Chánh Niệm Tỉnh Giác, đi kinh hành chứ gì, có phải không mấy con?
Các con thấy học rất thực tế cụ thể, đào luyện mấy con có cái phương pháp, và có chất lượng đàng hoàng. Có những phương pháp để đào luyện mình để trở thành một bậc A La Hán. Trở thành một con người giải thoát hoàn toàn. Chứ đâu phải là tự học rồi đọc sách Thầy rồi là tự nghe Thầy nói tự về tu đâu. Nếu mà tự về tu, tự đọc sách Thầy, mà tu thì hôm nay đã chứng quả A La Hán hết rồi. Đâu còn ở đây mà bây giờ chưa có người nào chưa đủ Tứ Thần Túc, phải không? Cho nên hôm nay cái lớp học này quyết định chúng ta sẽ có đủ sức và chúng ta có đủ tri kiến giải thoát làm chủ sự sống chết của chúng ta một cách cụ thể rõ ràng. Phải chứng cho lớp học này là quyết định cho một đời con người - làm chủ được đời con người. Cho nên mấy con được tham dự học lớp này là quý lắm rồi đó.
Các con bỏ hết tất cả những sự giàu sang, danh lợi trong thế gian. Để đổi lấy một ngày hôm nay không có. Thầy nói lại một lần nữa. “Tại vì, nếu được thì mấy con sẽ hoàn toàn ra khỏi sự đau khổ của kiếp người. Mà nếu như không được thì đương nhiên những điều kiện mà Thầy dạy mấy coi như đó là Thầy sai. Thầy xé bỏ không còn để cho con người khác phải tu khổ đau như thế này. Để cho người ta có hưởng dục lạc còn sướng hơn khi người ta vào cái chết. Dù người ta khổ cách gì nhưng người ta vẫn còn sống một cách không bị tư tưởng đấu đá ở trong tâm của mình không phải bị chúng ta phải bỏ công sức thức khuya dậy sớm như thế này mà chẳng đạt được gì.”
Cho nên khi được là chúng ta dựng lại tất cả những cái điều Chánh Pháp của Phật làm sống lại tất cả. Còn nếu không được bảo chứng là có một mình Thầy thì Thầy ra đi, còn lại mấy con. Coi như loài người không đủ phước để hưởng cái phước này. Chỉ duy nhất Phật và một số A La Hán kế đó có Thầy. Còn đời này không có ai nữa. Chính Thầy là người trực tiếp dạy mấy con thực hiện được cái Pháp này mà mấy con không thực hiện được.
(44:41) Bằng chứng Thầy đang đào luyện mấy con, đào tạo mấy con bằng phương pháp thật là khoa học, dạy mà hướng dẫn như thế này mà mấy con không giải thoát được là chắc chắn con người đời nay không có đủ duyên thì chúng ta phải bỏ. Đó là sự quyết định và quyết định cụ thể rõ ràng chứ không có để cho đời sau phải khổ (như thế này).
Bây giờ, chúng ta khổ nhưng con cháu chúng ta đời sau này vững chắc giáo pháp này để lại, nó còn khổ chứ không phải không. Bởi vì đời khổ quá! Gặp Pháp này hay quá! Ôm vào nhưng mà nó ôm vào nó lại khổ hơn nữa. Nhưng mà nó đạt được những gì? Cho nên chúng ta phải diệt nó đi trước khi chúng ta thấy không kết quả. Đó là cái lòng thương yêu của chính chúng ta hiện giờ - thương yêu con cháu chúng ta - thấy cái gì được để lại cho chúng - để cho chúng làm gia tài thực hiện cuộc đời của chúng - thấy cái gì không được đốt hủy bỏ. Đừng để cho truyền thừa sai lệch cho con cháu chúng ta đau khổ.
Thí dụ như người xưa, mà nếu có ý, sáng suốt như vậy, thì những cái điều sai, mà người xưa đã biết thì phải phá bỏ.
Thí dụ như mê tín, cúng bái, cầu khấn. Những cái điều mà thần thánh, quỷ ma, thế giới siêu hình. Điều làm mình xét, mình thấy không đúng, dẹp bỏ để con cháu mình sau này chịu ảnh hưởng đó. Mà tốn hao biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt. Đó là sự mê tín, sai lệch. Mà tại sao ông bà chúng ta lại biến thành một cái truyền thống như vậy? Gọi là văn hóa truyền thống một cách rất là tốn hao của con cháu của mình sống.
Cho nên hiện giờ, chúng ta là những người tu theo đạo Phật phải sáng suốt, nhất là Thầy phải sáng suốt nhận định. Đều đúng thì chúng ta dựng lại cho con cháu có. Điều sai chúng ta dẹp bỏ. Văn hóa sai mà cứ bắt buộc chúng ta phải sống trong cái văn hóa như vậy thì thử hỏi làm sao mà con cháu chúng ta hạnh phúc.
Đó thì hôm nay, Thầy nói hết những cái ý, mà để rồi một ngày mai Thầy ra đi - cái ý này để lặp lại cho đời người sau này có cái gì đúng là giữ gìn. Mà cái gì sai nên dẹp. Đừng để cho biến thành phong tục, tập quán, thành hủ tục làm cho con người trở thành cái sai lệch của nó, quá sao!
Cho nên ở đây chúng ta cố gắng khắc phục để làm tốt lại, để cho con cháu chúng ta sau này. Và đồng thời hôm nay mấy con chịu khó tu tập thì mấy con để lại một cái gia tài quý cho con cháu chúng ta. Đạo đức không làm khổ mình khổ người. Còn mấy con mà tu tập mà không nỗ lực, không ráng, thì con cháu của mấy con sau này sẽ không còn cái nền đạo đức nữa. Thầy hứa với mấy con là những điều Thầy sẽ làm. Thầy không tiết một cái gì hết. Thầy không để một cái danh hão của Thầy ở trên đời. Một cái gì đúng là đúng. Một cái gì sai là sai. Chứ không cần một cái danh, (nghe không rõ) . Và người ta nói Thầy như thế này, thế khác - không cần điều đó. Mà Thầy chỉ cần lợi ích cho con người, đem lại hạnh phúc cho con người.
HẾT BĂNG