sidebar
Thời gian:  27/01/2023  Người trích dẫn:  Ban Biên Tập
1

Một người được sinh ra trong một gia đình giàu sang là do kiếp trước khéo vun trồng đức hiếu sinh bố thí, thường giúp đỡ người nghèo khó bất hạnh trong xã hội, nên đời này mới hưởng được phước báu như vậy.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đạo Đức Gia Đình - Tập 1 - Trang 280)
2

3.“Tử thi bị thiêu cháy. Căn nhà cấp 4 nhỏ hẹp tại ngụ thôn Vinh Phúc, xã Cát Thắng, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định là nơi cư ngụ của bà Mai thị Nén. Một bà cụ 73 tuổi, sống thui thủi một mình với đôi mắt bị mù loà. Nguồn sống duy nhất của bà chỉ dựa vào số tiền trợ cấp cứu đói của chính quyền địa phương 200.000 đồng một tháng”. Câu này dạy NHÂN QUẢ THIẾU ĐỨC BỐ THÍ HIẾU SINH

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham - Tập 1 - Trang 239)
3

Xét trong cuộc sống hiện tại nghèo khổ, túng thiếu thì biết kiếp trước bỏn xẻn, ích kỷ, không dám bố thí cứu giúp những người bất hạnh, thì kiếp này phải nghèo khổ. Còn kiếp hiện tại này sống bỏn xẻn, ích kỷ, không dám bỏ tiền và công sức bố thí cho người bất hạnh khác thì tương lai kiếp sau sẽ nghèo đói khốn khổ.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham - Tập 1 - Trang 240)
4

2.“Tôi chỉ biết đứng ngây người, nhìn đoàn người tù tội nghiệp ấy lê bước đến dưới bóng râm của tàn cây duy nhất bên đường. Bỗng một người lính tiến về phía tôi. Đi ngang qua tôi, anh khẽ gật đầu chào rồi thẳng tới gõ cửa nhà tôi. Mẹ tôi xuất hiện, tôi chỉ nghe loáng thoáng tiếng anh lính xin phép mẹ tôi lấy nước ở vòi nước trước sân cho đoàn người tù uống. Mẹ tôi đồng ý, nhưng tôi thấy vẻ mặt của mẹ tôi khá lo lắng và gọi tôi vào nhà”. Câu này dạy ĐỨC HIẾU SINH BỐ THÍ THÂN HÀNH.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham - Tập 1 - Trang 77)
5

Đây là một hành động đạo đức bố thí hiếu sinh thân hành tuyệt vời. Mặc dù bà biết rất rõ những người tù tội là những người làm ác, tham lam, trộm cắp, cướp giựt, giết người, v.v…​ nhưng trước cảnh đói khát mệt nhọc khổ sở của họ, bà không thể làm ngơ, vì họ cũng chỉ là những con người như mọi người khác. Cho nên chúng ta không có quyền làm ngơ bỏ mặc họ, mà phải làm những gì an ủi họ, giúp họ trở về nhân tính con người. Dù họ có làm tội ác, nhưng họ vẫn là những con người đáng được yêu thương như bao nhiêu người khác.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham - Tập 1 - Trang 81)
6

“Xưa có một vị vua tên là Cẩm Mỵ, sinh được một người con gái tên là Ma Lê Ni. Khi tuổi đã trưởng thành, nàng thường cúng dường 500 vị Bà La Môn. Không ngày nào quên lãng”. Câu này dạy ĐỨC BỐ THÍ HIẾU SINH THÂN HÀNH. Cúng dường và bố thí đều có nghĩa là đem cho: cho cơm ăn, cho áo mặc, cho tiền, cho của cải, v.v.. nhưng chữ cúng dường có nghĩa là đem cho với lòng tôn kính, tôn trọng. Còn bố thí là đem cho, nhưng không có vẻ tôn kính và trịnh trọng như cúng dường

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 141)
7

5.“Hai mẹ con tôi tiến tới chỗ hai người lính và mẹ tôi nói: - Nhà tôi có sẵn một chút thức ăn cho bữa trưa, anh cho phép chúng tôi được san sẻ với hai anh và những người này nữa nhé!”. Câu này dạy ĐỨC LỄ ĐỘ BỐ THÍ HIẾU SINH KHẨU HÀNH. Đem bố thí cho người khác mà lời nói rất lễ độ, đầy vẻ cung kính và tôn trọng người khác. Thật là tuyệt vời! Chúng ta nên noi theo gương hạnh của người mẹ này khi muốn bố thí cho ai một món gì thì chúng ta nên nhớ: Phải cho bằng tình thương yêu chân thật từ trong trái tim của mình với những hành động nhẹ nhàng, ánh mắt, nụ cười thân thương.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham - Tập 1 - Trang 84)
8

1: “Thời Đông Hán, có một thanh niên tên là Lương Hồng. Lúc còn nhỏ bố ông mất sớm, gia cảnh vô cùng nghèo khó”. Câu này dạy đạo đức gì? ĐÁP ÁN: Nhân Quả Nghiệp Báo Thiếu Đức Bố Thí Tiền Kiếp.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đạo Đức Gia Đình - Tập 1 - Trang 280)
9

Nhưng là con người, dù họ làm ác tạo bao cảnh khổ cho muôn loài vật, chúng ta cũng không thể làm ngơ trước cảnh khổ đau của họ. Cho nên khi gặp cảnh ngộ của kẻ khác chúng ta sẵn sàng giúp đỡ với một tình thương yêu chân thành từ trái tim, chứ không phải giúp đỡ họ để cầu danh, để dựa vào từ thiện đó, lợi dụng sự bố thí để làm nghề nghiệp bất chánh.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham - Tập 1 - Trang 83)
10

Bố thí là một hành động đạo đức giúp cho những người khác trong khi họ gặp những nỗi đau thương, khó khăn trong đời sống. Bố thí là làm một việc gì mà không tính công lao, không tính tiền bạc, không tính của cải, nhà cửa ruộng vườn.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 3 - Trang 145)

ĐỊNH NGHĨA

11

Thầy nói đây không có nghĩa là mấy con không nên làm từ thiện. Mấy con làm là tốt, là tốt, an ủi nhưng chúng ta nên tránh, nên tránh, biết rằng nên tránh. Biết rằng chúng ta làm là tốt, nhưng làm như thế nào để tâm chúng ta đừng bị danh, bị lợi. Vì thương yêu chúng ta làm, cũng như một cái người mà chạy vào, xông vào nhà lửa, chỉ biết cứu đứa bé mà thôi, liều chết để mà cứu đứa bé mà thôi. Chúng ta xông vào sự đau khổ của mọi người giúp họ thôi, đừng nghĩ rằng tôi làm việc từ thiện. Các con nhớ! Khi mà mình còn nghĩ mình làm việc từ thiện thì chưa phải là từ thiện. “Tôi chỉ biết người khác khổ trong cảnh đói, tôi sẽ giúp đỡ người đó. Rồi thôi!” Mấy con Thầy nhắc nhở mấy con điều đó, để không tâm chúng ta nó sẽ chi phối chúng ta và nó tạo nghiệp mấy con, nó ngầm nó tạo nghiệp mấy con. Nguy hiểm lắm mấy con! Bởi vì nhân quả nó từng ly từng tí rất nhỏ mấy con, cho nên khi mà mấy con muốn làm việc từ thiện, mấy con hãy hỏi đến một cái người, một cái người người ta tu chứng, người ta sẽ nói về nhân quả, để rồi mấy con làm mà tâm mấy con thản nhiên như mình không có làm.

(20081129-ĐẠO PHẬT LÀM CHỦ SANH GIÀ BỆNH CHẾT - Thời gian 55:33)

Còn nghĩ mình làm từ thiện thì chưa đúng. Chỉ làm vì thấy và nghĩ người ta đang khổ thôi.

12

bố thí có nhiều cách như sau: 1- Do nhân đức hiếu sinh bố thí tiền bạc, thực phẩm, cơm ăn, áo mặc, nhà ở thì sẽ được sinh vào nhà giàu sang, cơm ăn áo mặc thừa dư không thiếu. 2- Do nhân đức hiếu sinh bố thí lòng yêu thương, dù thấy bất cứ người nào, người thân hay người xa lạ khi gặp tai nạn bệnh tật thì sẵn sàng chăm sóc và giúp đỡ thuốc thang, đưa đi bác sĩ, bệnh viện, v.v.. cho đến gặp những con vật bị bắn, bị tai nạn thương tích hoặc bị bệnh tật lăn lộn trên đất đều đem về chăm sóc kỹ lưỡng, tận tình thương yêu như con của mình, chăm sóc chừng nào chúng lành mạnh hẳn mới đem thả cho chúng về rừng sâu, núi thẳm. Do nhân hiếu sinh bố thí tình thương và giúp đỡ như vậy nên thân ít bệnh tật khổ đau, dù có bệnh tật vẫn có đầy đủ thuốc thang, có nhiều người chăm sóc. Nhất là thân không bệnh. 3- Do nhân đức hiếu sinh bố thí phóng sinh khi gặp tất cả những loài vật bị người săn bắn, chài, lưới, câu, rọ, v.v.. đều xin mua chúng phóng sinh cho về rừng núi, trời xanh; về ao, hồ, sông nước. Do duyên bố thí tình thương yêu như vậy nên chúng ta không bao giờ gặp tai nạn giặc giã bắt giam cầm tù tội. 4- Do nhân đức hiếu sinh giữ gìn môi trường sống chung vệ sinh trong sạch bằng cách đi lượm rác bẩn đem bỏ vào thùng rác hoặc đem đốt cháy, không khạc nhổ đờm dãi, tiêu tiểu trong ao, hồ, sông nước, nơi công viên đường xá, nơi chợ búa phố xá đông người, nơi vỉa hè đông người qua lại hoặc nơi ăn uống, nếu không có phòng vệ sinh khi đại tiểu tiện thì nên đào một cái lỗ nhỏ, khi đại tiểu tiện xong thì phải lấp lại kín đáo, không nên để mùi hôi thối bốc lên làm môi trường sống ô nhiễm, v.v…​ Do duyên nhân quả giữ gìn vệ sinh môi trường sống chung trong sạch nên cơ thể ít bệnh tật, da thịt tươi mát, tướng mạo thanh tịnh sạch đẹp và không bao giờ ở nơi dơ bẩn ẩm thấp bụi bặm. 5- Do nhân giữ gìn đức hiếu sinh dùng lời ái ngữ đối với mọi người, luôn luôn lúc nào cũng dùng lời nói ôn tồn, nhã nhặn, êm dịu, nhẹ nhàng, không giờ dùng lời nói thô lỗ kém văn hóa chửi mắng, mạ lị, mạt sát người, v.v…​ Do duyên nhân đó nên sinh ra làm người được cha mẹ, anh chị em và mọi người thương mến, luôn luôn dùng lời ái ngữ êm dịu dỗ dành, âu yếm thương mến, không bao giờ có những lời la mắng, chửi bới thô lỗ, v.v…​

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đạo Đức Gia Đình - Tập 1 - Trang 281)

5 cách bố thí

13

“Như vậy là quá tốt. Không có đứa trẻ nào mà xuất huyết thì tôi rất mừng. Tiền tôi đã giải quyết được rồi, đâu có gì đâu”. Các con hiểu điều đó? Không có nghĩa là sợ người ta lừa, mà sợ cái tâm mình không tốt. Không cầu danh, cầu lợi mà chỉ biết làm cái chuyện đó. Mà bây giờ được tin nghe là không có đứa trẻ nào bị xuất huyết hết thì mình mừng chứ sao. Các con hiểu điều đó chưa? Cho nên mấy con cứ làm thiện với cái tâm thiện của mấy con thôi, đủ rồi. Đó, bắt chước cậu sinh viên này đi

(20100217 - TÂM BẤT ĐỘNG THANH THẢN AN LẠC VÔ SỰ - Thời gian 1:44:00)

Làm với cái tâm thiện của mình.

14

Chẳng hạn bây giờ mình nghe đồng bào ở miền Trung bị lũ lụt, đang cái cơn nghèo đói, nhà cửa bị trôi, bị sập đổ hết rồi. Phải không? Bây giờ đó, mình mới kêu gọi tất cả những bà con của mình ở miền Nam được bình an đó. Người chút, người chút, mua gạo, mua thóc, mình chở ra đó, mình giúp đỡ họ. Điều đó điều tốt chứ có gì đâu con, không có điều đó điều xấu. Đó là làm cái việc thiện. Trong khi mình nghe được người ta khổ, đó là có cái nhân duyên. Còn mình không nghe thì thôi. Giờ tôi đâu có nghe biết gì đâu. Mà bỗng dưng bữa nay tôi mở đài, nghe nói miền Trung bị lũ lụt như vậy. Mau mau, tôi phải thấy có khả năng, tôi đi làm thiện.

(20100217 - TÂM BẤT ĐỘNG THANH THẢN AN LẠC VÔ SỰ - Thời gian 1:38:26)

Nghe được là có nhân duyên mới bố thí

15

Chúng ta hãy bố thí lòng yêu thương như bà mẹ này, bố thí như vậy mới thật sự là đức bố thí ly tham hiếu sinh thân hành.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham - Tập 1 - Trang 84)

CÂU TÁC Ý

16

Bố thí là một đức hiếu sinh thương người, nhưng bố thí có nhiều cách như: Bố thí công sức. Bố thí tiền của. Bố thí thực phẩm. Bố thí lời nói. Bố thí pháp.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 3 - Trang 54)

5 cách bố thí

17

Chúng ta được sinh ra làm người, được may mắn học đạo đức hiếu sinh và đạo đức ly tham, đạo đức bố thí, nhờ đó một việc làm nhỏ nhặt nào chúng ta cũng nhận ra rất nhiều hành động đạo đức trong mỗi việc làm. Ví dụ như một hành động bố thí nào trong ba hành động thân, khẩu, ý, nó cũng mang đến đầy đủ ba đức: 1- Đức hiếu sinh. 2- Đức ly tham. 3- Đức bố thí.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham - Tập 1 - Trang 244)

Nhận ra đạo đức trong mỗi việc làm

18

Cậu sinh viên này có một tri kiến hiếu sinh bố thí tuyệt vời, không bao giờ nghĩ rằng mình bị người khác lừa gạt, mà chỉ biết không có em bé nào chết là mãn nguyện.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 3 - Trang 291)

Là gì ?

19

Thấy cảnh bà cụ già neo đơn, chị Hoa là một người hàng xóm tốt bụng biết thương người, thường qua lại chăm sóc giúp đỡ cho bà cụ thật là một nghĩa cử đáng khen tặng, đáng ghi nhớ. Chị Hoa là người biết bố thí hành động giúp đỡ đúng chánh pháp, vì bà cụ là người đáng thương hại, cuộc sống bà cụ bất hạnh chỉ có một mình, thân bị mù lòa, không ai hôm sớm. Thật là tội nghiệp!

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham - Tập 1 - Trang 242)

Đúng chánh pháp

20

Chị Hoa bố thí công sức giúp đỡ bà cụ, khi bà cụ cần đến chị là chị đến giúp đỡ ngay liền. Cho nên, chúng ta đừng nghĩ rằng chỉ có tiền bạc, thực phẩm mới là bố thí.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham - Tập 1 - Trang 243)
21

Bố thí là một đức hạnh thương người bất hạnh trong xã hội, người nào biết bố thí là biết thương mình, thương người. Cho nên đức hiếu sinh thường biến hiện ra hành động thương mình, thương người bằng sự suy tư yêu thương; bằng hành động tôn trọng cung kính, êm ái nhẹ nhàng; bằng ngôn ngữ ôn tồn nhã nhặn, ái ngữ êm dịu. Đó là đức hiếu sinh bố thí trên tất cả sự bố thí mà các con hãy ghi nhớ đừng quên

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đạo Đức Gia Đình - Tập 1 - Trang 285)
22

Chứ nếu không có đức hiếu sinh thì làm việc bố thí chỉ là một thủ đoạn làm danh làm lợi. Cho nên bố thí phải xuất phát từ lòng thương yêu, ngoài lòng yêu thương mà bố thí thì không có ý nghĩa từ thiện. Bởi vậy trên thế gian này có rất nhiều nhà từ thiện, mà từ thiện vì lòng yêu thương đối với những người bất hạnh trong xã hội thì đó là việc làm từ thiện tốt, nhưng lại có những nhà làm từ thiện để mưu cầu danh và lợi.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 3 - Trang 56)
23

Đức hiếu sinh bố thí mới thực sự là làm việc từ thiện, còn ngoài ra, làm việc từ thiện coi chừng mình sẽ lợi dụng danh từ “từ thiện” để làm một việc khác, một việc làm “danh và lợi”.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 3 - Trang 292)
24

Dắt một bà cụ đi qua đường cũng là đức hiếu sinh bố thí ra công đưa người qua đường. Nhường chỗ ngồi trên xe bus cho bà cụ già hay cho một người phụ nữ có con còn nhỏ đều là đức hạnh hiếu sinh bố thí. Nhường phần lợi cho người, nhận phần ít về mình cũng là đức bố thí, như Khổng Dung nhường lê. Nhường đường cho người khác đi cũng là đức bố thí. Dỗ dành một em bé đang khóc, làm cho em không khóc nữa cũng là bố thí tình thương yêu. Giúp người xách hay mang, hoặc gánh những vật nặng đỡ cho người khác cũng đều là đức bố thí. Cho nên bố thí rất nhiều mặt.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 3 - Trang 55)
25

Bố thí là phải vì lòng yêu thương người bất hạnh, vì thấy cảnh khổ của người khác mà đem đến chia sẻ sự bình an với họ; chia sẻ tiền của, cơm ăn, áo mặc; chia sẻ công sức giúp nhau; chia sẻ những lời an ủi; chia sẻ những hành động yêu thương, v.v…​ Đức bố thí bao giờ cũng đi đôi với đức hiếu sinh, cho nên gọi là ĐỨC HIẾU SINH BỐ THÍ. Con người nói thương nhau thì phải qua những hành động bố thí, nếu không có hành động bố thí thì nói thương nhau chỉ là lời nói suông mà thôi.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đạo Đức Gia Đình - Tập 1 - Trang 145)
26

“Xưa có một vị vua tên là Cẩm Mỵ, sinh được một người con gái tên là Ma Lê Ni. Khi tuổi đã trưởng thành, nàng thường cúng dường 500 vị Bà La Môn. Không ngày nào quên lãng”. Câu này dạy ĐỨC BỐ THÍ HIẾU SINH THÂN HÀNH.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 141)

1-

27

“Những gì con cho đi hôm nay từ trái tim, chắc chắn con sẽ nhận lại được từ trái tim ngày mai hoặc sau này”. Câu này dạy ĐỨC BỐ THÍ HIẾU SINH Ý HÀNH.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 342)

2-

28

“Tôi nghe tiếng mẹ gọi tôi trong bếp. Tôi chạy đến và thấy mẹ mở tủ lạnh lấy ra hết các hộp cá mòi, bơ, bánh mì, vốn là bữa ăn tối của gia đình tôi - cùng hai bình nước chanh đã pha xong. Mẹ nhanh nhẹn sắp các thức ăn ấy vào chiếc khay lớn. Mẹ đưa cho tôi một bình, bảo cầm lấy rồi đi theo mẹ. Còn mẹ một tay cầm khay, một tay cầm chiếc bình còn lại đi ra cửa”. Câu này dạy ĐỨC BỐ THÍ HIẾU SINH THÂN HÀNH

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham - Tập 1 - Trang 81)

3-

29

Chị chủ cửa hàng ở nhà quê chưa bao giờ học đạo đức bố thí hiếu sinh đa hướng như đã nói ở trên, thế mà lại sống có đạo đức bố thí hiếu sinh đa hướng.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham - Tập 1 - Trang 359)

4-

30

Nghĩ đến hoàn cảnh cuộc sống đơn côi của bà cụ già yếu lại bệnh tật, chị Hoa - một người hàng xóm hàng ngày vẫn thường sang nhà chăm sóc giúp đỡ bà Nén như một nghĩa cử cao đẹp mang đậm chất tình làng, nghĩa xóm”. Câu này dạy ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH BỐ THÍ THÂN HÀNH

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham - Tập 1 - Trang 242)

6

31

Một người được sinh ra trong một gia đình giàu sang là do kiếp trước khéo vun trồng đức hiếu sinh bố thí, thường giúp đỡ người nghèo khó bất hạnh trong xã hội, nên đời này mới hưởng được phước báu như vậy.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đạo Đức Gia Đình - Tập 1 - Trang 280)
32

Không ai kêu gọi người, tự người chứng kiến cảnh đói khát của những người tù, rồi tự người mang thức ăn và nước uống đến và tự trao tận tay cho mỗi người với cái nhìn và hành động nhẹ nhàng trân trọng đối với mọi người tràn đầy lòng yêu thương.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham - Tập 1 - Trang 84)
33

đoàn đi làm từ thiện miền Trung do những trận bão vừa qua. Đoàn đi cứu trợ trước cảnh nhà tan cửa nát người chết, thế mà đoàn cứu trợ vui chơi ca hát trên xe được. Như vậy họ làm từ thiện có đúng nghĩa không? Vui chơi trên sự đau khổ của người khác. Đấy cũng là một hành động ác, quý vị ạ! Vì làm từ thiện theo phong trào kêu gọi của Nhà nước, chứ không phải xuất phát do lòng yêu thương chân thật của mình từ trong trái tim biết thương người bất hạnh. Cho nên làm từ thiện mà không gặp từ thiện, mà lại gặp toàn ác pháp, mà lại gặp tai nạn giao thông người chết, tay chân gẫy vụn như những thớt thịt bán ngoài chợ Bến Thành, thật là thảm thương. Đi cứu trợ mà xe bay xuống đèo chết một cách rất là khổ đau.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham - Tập 1 - Trang 83)
34

Hành động mang thực phẩm và nước chanh cho những người tù đang cơn đói khát để họ lót dạ, đỡ lòng là một hành động đạo đức bố thí với lòng yêu thương chân thật, không phân biệt người có tội hay không có tội thật là tuyệt vời. Ở đây chúng ta chỉ thấy những người đang khổ là chúng ta giúp mà thôi.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham - Tập 1 - Trang 82)
35

Khi cúng dường là xả tâm ích kỷ, nhỏ hẹp của mình do đức bố thí hiếu sinh, tức là lòng thương yêu đến với những người tu hành, vì họ là những người đã bỏ hết cuộc đời đi tu, nên chẳng còn có gì nữa.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 142)