00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

20081129-ĐẠO PHẬT LÀM CHỦ SANH GIÀ BỆNH CHẾT

ĐẠO PHẬT LÀM CHỦ SGBC

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời gian: 29/11/2008

Thời lượng: [01:08:27]

1- MỤC ĐÍCH CỦA ĐẠO PHẬT

(00:01) Phật tử: Dạ hôm nay hội đủ cái duyên lành, đoàn y bác sĩ TP.HCM và những nhà hảo tâm, những nhà đã có tấm lòng để mà giúp đỡ cho Tu viện Chơn Như. Và những cái tình nguyện viên ở trong hội y tế, và đã có gieo duyên với Thầy, khám bệnh, phát quà ở Tu viện. Và mổ mắt được ba đợt, một đợt ở bệnh viện Trưng Vương và hai đợt ở Ngô Quyền rất là viên mãn. Quý vị đây đã có nhân duyên gieo với Thầy. Dạ hôm nay là chúng con thành tâm đảnh lễ Thầy ban cho chúng con những lời pháp nhũ để chúng con có trên đường tinh tấn tu hành. Dạ Nam mô Trưởng lão Thích Thông Lạc tác đại chứng minh!

(00:50) Trưởng lão: Như các con đã biết, đạo Phật ra đời nhằm giúp cho loài người thoát bốn sự đau khổ: sanh, già, bệnh, chết. Chứ không phải xây dựng cho con người chúng ta có một cái thế giới siêu hình ở một nơi nào đó, để khi chết chúng ta có cái linh hồn về nơi cõi đó. Cho nên đạo Phật rất là thực tế, nhắm vào sự đau khổ của con người mà ra đời, để chỉ cho chúng ta cách thức làm chủ được bốn sự đau khổ đó.

Hôm nay Thầy xin nhắc lại: khi đức Phật đi tu, thì lúc bấy giờ có lục sư ngoại đạo, cho nên đức Phật luôn theo pháp của ngoại đạo mà tu tập, nhưng cuối cùng thì đức Phật đã đạt đến cái pháp cao nhất của ngoại đạo, đó là nhập Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định, nhưng thấy tâm mình vẫn còn tham, sân, si, phiền não như thường. Cho nên đức Phật bỏ những cái pháp của ngoại đạo, rồi theo các vị sư tu khổ hạnh.

(01:56) Sáu năm khổ hạnh, như quý vị nhìn trước mắt chúng ta thấy cái hình ảnh của Tổ Tuyết Sơn, tức là đức Phật khổ hạnh đó, còn có xương với da không. Thế mà tìm lại thì sáu năm khổ hạnh cũng chẳng tìm thấy được sự giải thoát mà càng thấy thêm khổ thêm, là sau khi đức Phật ăn quá ít, cho nên không thể đứng dậy đi được. Vì vậy mà cái người, đức Phật đi không được mà lại nằm mà thoi thóp, cho nên cái người chăn dê mới vắt sữa cho đức Phật uống và đức Phật tỉnh lại mới thấy rõ ràng là khổ hạnh không phải đem đến sự kết quả giải thoát cho bản thân của mình.

Ngài bỏ, và đồng thời Ngài đi đến cái cội Bồ đề, từ đó Ngài tư duy suy nghĩ cách thức tu tập như thế nào để cho làm chủ được thân, tâm của mình? Và cuối cùng Ngài tìm ra được cái phương pháp đầu tiên mà Ngài tu để được giải thoát đó là Tứ Chánh Cần.

Tứ Chánh Cần có nghĩa là bốn cái pháp cần tu tập hàng ngày liên tục, lúc nào cũng phải tu tập, không phải tu có thời, có khắc, do đó Ngài liên tục tu tập pháp Tứ Chánh Cần. Tức là pháp đó như thế này: “Ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện”.

Vậy thì ác pháp là cái gì? Ác pháp là những pháp làm cho mình khổ mà người khác khổ, đó gọi là ác pháp.

Thí dụ như một người chửi mắng mình mà mình tức giận, mình chửi mắng lại họ, đó là ác pháp. Còn một người chửi mắng mình mà mình không giận hờn, phiền não và khởi lòng yêu thương người đó, thì đó là không làm khổ mình, tức là Thiện pháp.

Thiện pháp thì nó rất mênh mông. Vậy thiện pháp nào mà đức Phật sanh trưởng và tăng trưởng thiện pháp? Đó là: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Chứ không phải ngồi đây mà mình nghĩ đi làm việc từ thiện, hoặc là giúp đỡ một người nào đó. Nó cũng là thiện pháp, nhưng thiện pháp này là thiện pháp hữu lậu, chứ không phải thiện pháp vô lậu. Còn ở đây đức Phật đi truy tìm cái pháp vô lậu chứ không phải đi tìm cái thiện của hữu lậu.

(4:36) Cho nên cái thiện mà vô lậu là cái thiện “tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Giờ ở trước mặt Thầy, quý Phật tử ai cũng biết được cái trạng thái đó. Bây giờ chúng ta ngồi lẳng lặng để chúng ta thấy cái tâm chúng ta không có một niệm nào hết, đó là tâm thanh thản. Và hiện giờ chúng ta đang ngồi trên ghế, chúng ta nghe thân chúng ta không đau nhức, tê mỏi thì đó là thân an lạc. Và hiện giờ tất cả mọi sự việc xung quanh chúng ta không làm cho tâm chúng ta động, tức là bất động. Vậy tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự hiện giờ ai cũng có.

Nhưng cái thời gian để kéo dài được trạng thái tâm bất động, thanh thản, an lạc vô sự này thì không được dài. Chúng ta có lắm thì cũng chỉ chẳng qua là 1 phút, chứ không thể từ 5, 10 phút hoặc một giờ, hai giờ được. Do đó, đạo Phật cách thức muốn dạy chúng ta tu tập để chúng ta giữ gìn được cái tâm bất động đó. Vì tâm bất động đó là tâm vô lậu và tâm giải thoát hoàn toàn, không còn đau khổ.

Bởi vì trong tâm đó chúng ta thấy rõ ràng là thanh thản thì không có giận hờn phiền não, không có suy tư, không có tham muốn đó là giải thoát. Còn thân chúng ta ngồi yên ổn không có đau nhức chỗ nào cả thì đó là an lạc, cho nên đó là sự giải thoát, mà sự giải thoát đó danh từ trong kinh điển của Phật gọi là vô lậu.

Vô lậu có nghĩa là không còn đau khổ, đau khổ đây nó có hai phần: phần tâm và phần thân.

Thân đau nhức, bệnh tật là đau khổ. Mà tâm phiền não giận hờn, lo lắng suy tư là đau khổ. Cho nên rõ ràng có hai phần rõ ràng, nhưng ở đây tâm vô lậu thì không có đau khổ.

2- NHƯ LÝ TÁC Ý

(06:19) Vậy thì đạo Phật nhắm vào để giải quyết cho chúng ta thoát khỏi sự đau khổ của thân và tâm, nó có phương pháp hẳn hoi. Cho nên muốn tu ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện. Bây giờ chúng ta có phiền não giận hờn thì ngay đó chúng ta có phương pháp để ngăn và diệt chúng. Vậy ngăn và diệt chúng bằng phương pháp nào?

Đó là pháp Như Lý Tác Ý.

Đức Phật nói: “Có Như Lý Tác Ý, lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh và đã sanh thì bị diệt”. Lậu hoặc là gì? Lậu hoặc là những điều làm cho tâm chúng ta phiền não, làm cho thân chúng ta đau bệnh. Đó là lậu hoặc, mà có tác ý thì lậu hoặc sẽ không có và đã có thì bị diệt. Vậy thì chúng ta hãy tin lời đức Phật dạy và chúng ta làm có được không?

Ví dụ thân chúng ta bị bệnh đau, nhức đầu, thì chúng ta tác ý: “Thọ là vô thường, cái đầu đau này không được ở trong thân ta nữa, hãy đi đi, hãy theo hơi thở mà ra”, rồi chúng ta hít thở một hơi thở, rồi chúng ta lại tác ý: “Cái đầu đau này phải theo hơi thở mà ra”, rồi chúng ta lại hít vô và thở ra một hơi thở. Cứ yên ổn mà ngồi suốt 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ mà tập luyện tác ý như vậy thì cái khoảng thời gian chừng 5 - 10 phút hoặc 1 giờ thì cái đầu đau của chúng ta không còn nữa. Tức là phương pháp ngăn và diệt cái khổ đau đó.

(7:58) Cho nên đức Phật nói: “Có Như Lý Tác Ý, lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh và đã sanh thì bị diệt”. Bây giờ nó đã sanh tức là cái đầu nhức là đã sanh, mà chúng ta tác ý bảo “đi” thì nó sẽ đi. Đó là cái phương pháp của đạo Phật thật sự giúp cho con người làm chủ được bệnh, làm chủ được cái bệnh. Tự mình đuổi cái bệnh ở trong thân của mình đi, chứ không có nghĩa là nói chúng ta tu theo đạo Phật là thân chúng ta không bệnh. Có bệnh, nhưng chúng ta đuổi nó ra khỏi thân chúng ta, cho nên đem lại sự bình an cho chúng ta thật sự, một sự thật chứ không có một sự giả dối. Mà ở đây cái người làm được như vậy chính là Thầy đã làm được.

Thật sự ra, như đức Phật ngày xưa Ngài đã làm được, Ngài đem lại, Ngài truyền dạy lại cho chúng ta, thì cách đây lâu quá, có nhiều người nói đức Phật làm được, chứ còn thời chúng ta vật chất nhiều quá không thể làm được. Nhưng hiện giờ đâu phải con người, Thầy cũng con người cũng như quý Phật tử ngồi trước mặt Thầy, đâu có khác gì đâu! Nhưng mà Thầy làm được, Thầy cũng đuổi bệnh ở trong thân Thầy được. Cho nên Thầy không có đi bệnh viện, không có đi bác sĩ.

Nhưng những cái bệnh nặng mà trong thân của chúng ta thường xảy ra nặng đó là do ảnh hưởng của tinh thần của chúng ta, hay lo lắng, hay buồn phiền, hay giận hờn thì cái cơ thể chúng ta do đó mà bệnh tật nặng. Còn một người tâm hồn thanh thản không giận hờn phiền não, thường thương yêu và tha thứ thì cơ thể họ rất ít bệnh. Khi trở trời trái tiết, thì họ chỉ bị nóng lạnh hay sốt nhẹ rồi họ cũng sẽ đẩy lui rất dễ dàng!

Và thậm chí họ có những bệnh nặng như bán thân hoặc là những cái bệnh ung thư mà họ chuyên cần ôm chặt pháp Như Lý Tác Ý vẫn phục hồi cơ thể họ rất mạnh khỏe, không còn đau ốm. Đó là cái phương pháp lợi ích rất lớn!

Ví dụ: Bây giờ có một người nào nói nặng mình hoặc là mắng mình làm cho tâm mình giận hờn, mình đang tức giận, thì mình vẫn có phương pháp đức Phật dạy để chúng ta xả được, ngăn được cái tâm phiền não, giận hờn của chúng ta rất dễ dàng, nếu quý Phật tử chịu khó học tập.

(10:20) Như hiện giờ tâm Thầy đang giận một người nào đó, thì Thầy chỉ cần câu tác ý: “Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra”, biết mình trong tâm mình có sân, cho nên mình: “Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra”, rồi hít vô thở ra một hơi thở, rồi tác ý một câu kế; rồi hít vô, thở ra một hơi thở, chừng 5, 3 hơi thở như vậy thì tâm sân chúng ta thấy tan biến mất không còn giận hờn nữa.

Thậm chí như một người tu tập để cho tâm mình không còn sân nữa trước ác pháp, không ai nói mà mình động tâm được, thì mình nên dùng câu tác ý: “Quán đoạn diệt tâm sân tôi biết tôi hít vô, quán đoạn diệt tâm sân tôi biết tôi thở ra”. Hàng ngày, chúng ta chưa có sân, chúng ta tu tập đoạn diệt tâm sân, cho nên tập một thời gian, một tháng hoặc hai tháng, sau khi chúng ta tiếp xúc với mọi người, họ nói gì chúng ta “tâm như cục đất” không còn giận hờn. Đó là phương pháp của Phật, nó làm cho chúng ta có một sức bình tĩnh, định tĩnh, cho nên không một ác pháp nào tác động vào thân chúng ta được.

Đó là những phương pháp lợi ích thiết thực cho con người, ai có tu tập thì đem lại lợi ích cho chính mình, mà ai không tu tập thì phải chịu lấy những sự khổ đau, bệnh tật, phiền não. Đó là pháp như thật!

3- ĐỨC PHẬT DẠY ĐỜI KHỔ ĐỂ VƯỢT KHỔ

(11:57) Cho nên khi đức Phật tu chứng đạo, bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật mà dạy cho năm người bạn của mình tức là năm anh em Kiều Trần Như đồng tu một lượt với đức Phật, thì bài pháp đầu tiên Ngài đưa ra bốn cái sự thật, tức là bốn chân lý.

Khổ, đức Phật nói: “Con người khổ”, thì chắc ai cũng biết rằng con người khổ, không có người nào là không khổ, hễ sanh ra làm người là khổ. Tại sao? Chúng ta lọt lòng mẹ, ở trong bụng mẹ cũng khổ, rồi lọt lòng mẹ cũng khổ, rồi được mẹ nuôi lớn khôn. Trong khoảng thời gian được nuôi lớn khôn, biết bao nhiêu sự khổ cực của mẹ, của đứa bé. Rồi lớn khôn rồi, rồi lại khổ từ có gia đình, rồi khổ vì gia đình, rồi khổ vì sự sống hàng ngày, đủ thứ khổ cho đến khi chết, bệnh đau rồi mới chết. Tất cả những người này đều hoàn toàn khổ! Cho nên nói đời khổ là phải.

Nhưng đạo Phật không phải nói khổ để chúng ta bi quan yếm thế, bỏ đời. Mà đạo Phật nói khổ để chúng ta tìm cách vượt khổ, chứ không phải trốn khổ.

Cái mục đích của đạo Phật nói khổ không để chúng ta thấy cuộc đời khổ quá, cho nên chúng ta đi tìm một cảnh giới khác không khổ, điều đó không phải của đạo Phật, mà chính của ngoại đạo.

Chẳng hạn nào như chúng ta thấy đời khổ, rồi chúng ta tưởng tượng ra một cảnh giới Cực Lạc để hàng ngày chúng ta niệm Phật để cầu trở về cõi Cực Lạc đó là người trốn khổ, chứ không phải là người vượt khổ. Người vượt khổ là ngay trên cái khổ để làm chủ được cái khổ mới gọi là người vượt khổ. Đó, đạo Phật là đạo vượt khổ chứ không phải đạo cầu tha lực để cầu cho mình trở về một cõi Trời, một cõi Cực Lạc Tây Phương nào đó để trốn khổ, không phải!

(13:55) Chúng ta phải hiểu, thường các tôn giáo xuất hiện trên thế gian này hầu như để trốn khổ. Cái tôn giáo nào cũng dạy chúng ta có một cõi Trời, có một cõi Cực Lạc để chúng ta nương vào đó, làm những điều thiện để vào đó, để khi chúng ta chết linh hồn chúng ta sẽ trở về cõi Cực Lạc, cõi Thiên Đàng.

Nhưng khi đức Phật ra đời, lúc bấy giờ con người đã xây dựng cái thế giới siêu hình có tới 33 cõi Trời, thì người ta lại nghĩ rằng con người có một cái linh hồn, cho nên khi chết mà làm được những điều thiện, làm được những điều tốt thì sẽ được sinh vào cõi Trời. Mà cõi Trời tới 33 cõi, tức là có cõi thấp mà cõi cao. Người làm thiện ít sẽ sinh vào cõi Trời ít, thấp; người làm thiện nhiều sẽ sanh vào cõi Trời cao, 33 cõi Trời.

Nhưng khi đức Phật ra đời, đức Phật xác định làm cho đảo lộn tất cả những tôn giáo trong thời đó, và tư tưởng con người trong thời đó xây dựng thế giới siêu hình như vậy. Đức Phật nói: “33 cõi Trời là cõi tưởng tri, chứ không phải liễu tri”. Tưởng tri là cõi tưởng của chúng ta, chúng ta ngồi đây chúng ta tưởng cõi này, cõi kia, quá dễ dàng mà! Nhưng sự thật nó không có mấy con, không có. Đó là cái cõi tưởng chứ không có.

4- ĐẠO PHẬT XÂY DỰNG NỀN ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN – NHÂN QUẢ

(15:33) Đức Phật đã đập dập nát tất cả những cái tưởng của con người để xây dựng cái thế giới siêu hình đó, để dựng lại cái nền Đạo Đức Nhân Bản - Nhân Quả cho con người, sống không làm khổ mình, khổ người đó là đạo Phật.

Dạy con người biết sống như thế nào để không làm khổ mình, khổ người. Mà một người Phật tử khi bước chân vào đạo Phật đã thọ Tam Quy thì phải thọ Ngũ Giới.

Ngũ Giới tức là năm cái giới luật của đạo Phật, năm cái giới luật đó tức là năm cái đức nhân bản của con người.

Một con người của chúng ta sinh ra là một động vật, cho nên nó còn mang bản chất hung dữ. Khi giận dữ chúng ta có thể cầm dao giết người được, huống hồ là cầm dao giết con vật.

Chúng ta thường thường đến chùa, chúng ta biết đảnh lễ Phật, nhưng chúng ta còn tâm ác, cầm dao cắt cổ gà, đập đầu cá, giết loài vật để ăn thịt chúng sanh. Sự sống của con người với sự sống của loài vật ngang nhau, có sự sống. Có bao giờ con gà muốn chết? Có bao giờ con cá muốn chết? Chúng đều muốn sống! Cũng như có bao giờ chúng ta đang sống mà chúng ta muốn chết bao giờ? Sự sống phải biết bình đẳng, phải biết thương nhau, thế mà chúng ta không thương đâu. Con người còn dám giết con người huống hồ là con người giết con vật để biến thành thực phẩm để cho mình ăn, thì điều đó là hiện giờ chúng ta đã thấy.

(17:16) Và vì vậy mà chúng ta sống không thiện, cho nên thời tiết cũng sẽ không thiện. Bởi vì những hành động sống của chúng ta sẽ phóng ra những từ trường, từ trường đó nó tạo ở trong cái không khí của chúng ta thành những cái không khí không trong lành. Do đó cho nên lũ lụt, bão tố phải đến với con người không thể nào tránh khỏi.

Nếu chúng ta sống toàn thiện, nơi đâu có thiện thì nơi đó có từ trường thiện, và từ trường thiện thì trong không gian chúng ta sẽ thành thiện, thì làm sao có lũ lụt, bão tố.

Cho nên tiếc vì chúng ta sống mà tự chúng ta giết chúng ta mà chúng ta không thấy. Hàng ngày biết bao nhiêu tiếng kêu la của loài động vật như: heo, bò, gà, vịt, cá, tôm…​ đang giãy giụa trên dao dưới thớt, do bàn tay của con người đã giết chúng.

Chúng ta đến những lò sát sanh hiện giờ toàn là máy móc hàng loạt heo, hàng loạt bò giết một cách rất ghê gớm. Chứ không phải như ngày xưa chúng ta đập đầu con bò rồi lần lượt năm mười người giết một con vật, rồi phân ra từng ký để bán cho mọi người đem về làm thực phẩm.

(18:45) Trước cái chết của loài vật để trở thành thực phẩm cho chúng ta nuôi mạng sống, để chúng ta thọ lấy những bệnh tật đau khổ. Vì tâm ác đó, vì nuôi mạng sống chúng ta bằng cái ác đó mà hiện giờ chúng ta đi đến các bệnh viện, hầu hết gần như không còn chỗ để chúng ta nằm.

Sự thật đến bệnh viện Chợ Rẫy thì chúng ta đã thấy, nhìn cảnh đó thì chúng ta biết tâm chúng ta còn ác hay là thiện.

Tại sao đạo Phật dạy chúng ta cách thức làm chủ bệnh? Tại sao đạo Phật dạy chúng ta cách thức tâm không giận hờn phiền não? Tại sao đạo Phật dạy chúng ta đời sống thiện, sống không làm khổ mình, khổ người khổ tất cả các loài vật? Thế sao chúng ta không tu tập, không tập luyện, không sống theo đạo đức nhân bản - nhân quả đó để đem lại hạnh phúc cho mình, cho người, cho muôn loài?!

Thật sự, chính chúng ta đã tự giết chúng ta khi chúng ta không theo đạo Phật, mà theo đạo Phật lại là chúng ta bị vướng vào một cái sai lệch là chúng ta lọt vào những tà giáo ngoại đạo, xây dựng chúng ta có một cái sự hiểu biết rất lầm lạc, mê tín dị đoan!

Đến chùa thì cầu cho chư Phật gia hộ, cầu cho Bồ Tát Quan Âm cứu khổ, cứu nạn chúng ta, nhưng về nhà thì giết hại chúng sanh ăn thịt, về nhà thì bạo lực gia đình, đánh vợ đập con thì thử hỏi còn gì nữa?

Đó là chúng ta phải xét thấy được điều chúng ta làm ác mà cầu chư Phật gia hộ cho chúng ta được bình an mạnh giỏi, thì làm sao được quý Phật tử?!

Chúng ta biết thương mình thì hãy thương người khác, hãy thương người khác thì hãy biết tha thứ người khác, tha thứ người khác tức là chúng ta tha thứ những lỗi lầm của chúng ta, để chúng ta sửa sai những lỗi lầm của chúng ta. Sanh ra làm người ai không lỗi lầm? Một vị Thánh đều là từ con người mà ra chứ không phải vị Thánh từ trên cõi nào mà về đây cả. Một con người biết sửa những lỗi lầm là một vị Thánh. Biết lỗi, sửa lỗi làm người tốt.

(21:12) Cho nên ở đây đạo Phật dạy chúng ta quá thực tế, làm chủ bốn sự đau khổ: sanh, già, bệnh, chết.

Sanh là đời sống, đời sống của chúng ta. Hàng ngày chúng ta sống tâm hồn thanh thản, an lạc, vô sự không ai làm chúng ta buồn phiền đau khổ đó là chúng ta đã làm chủ được cuộc sống.

Thân chúng ta có bệnh thì chúng ta làm chủ được bệnh đẩy lui đó là hạnh phúc cho chúng ta. Mà nếu một người sống tâm hồn thanh thản mà thân không bệnh đau thì người đó già khỏe khoắn không bao giờ run rẩy, yếu đuối, lụm cụm quên trước lẫn sau, trí óc vẫn sáng suốt. Như hôm nay Thầy tám mươi mấy tuổi rồi, ngồi viết từng trang sách, vẫn đầu óc sáng suốt không mờ mịt, không quên một điều gì cả. Như vậy đâu có nghĩa là con người chúng ta sinh ra để mà lẫn lộn sao?

Do chúng ta tham đắm, giận hờn, phiền não, đau khổ, bệnh tật trong thân chúng ta nhiều, cho nên đến khi chúng ta già yếu thì đầu óc chúng ta lẫn lộn quên trước, quên sau.

Còn một người mà biết Phật pháp tu hành như Thầy thì đầu óc làm sao lẫn lộn. Vả lại Thầy muốn chết hồi nào thì chết dễ dàng, bởi vì Thầy biết cách Phật dạy chúng ta biết cách làm chủ sự sống chết.

5- TỪ TRƯỜNG TƯƠNG ƯNG TÁI SANH

(22:42) Thầy không đau mà chết, mà Thầy muốn chết là Thầy bảo: “Thân này phải tịnh chỉ hơi thở, nhập vào Tứ Thiền”, thì lúc bấy giờ thân của Thầy sẽ ngưng hơi thở và tâm của Thầy sẽ vào trạng thái của Tứ Thiền, một trạng thái an lạc vô cùng, không đau nhức, không khổ sở.

Hơi thở Thầy tịnh chỉ ngưng rồi, mà Thầy vẫn thấy an ổn vô cùng. Còn mấy con hơi thở mà sắp sửa ngưng thì mấy con vật vã người, mệt nhọc, khổ sở vô cùng rồi mới chết. Mà chết thì không biết về đâu, còn Thầy thì biết rất rõ ràng. Nghĩa là hồi Thầy sống tâm Thầy luôn thanh thản, an lạc, vô sự thì khi Thầy chết Thầy sẽ về sự thanh thản, an lạc, vô sự đó.

Còn mấy con sống thì mấy con tham muốn, giận hờn, phiền não, đau khổ, lo lắng, suy tư thì chết mấy con cũng phải về chỗ lo lắng, phiền não, giận hờn suy tư. Có phải không? Bởi vì tâm ở đâu thì sẽ về đó.

Cho nên các con sẽ thấy một con người mà tâm còn phiền não, giận hờn, đau khổ thì những người xung quanh chúng ta cũng còn giận hờn, phiền não, đau khổ. Mà khi cái người mà tâm còn giận hờn phiền não, đau khổ mà chết cái thân này đi thì cái trạng thái, cái nghiệp lực phiền não, đau khổ đó nó sẽ đi về đâu?

Nó sẽ tiếp tục tái sinh làm một con người kế tiếp mấy con, quý Phật tử.

Như vậy rõ ràng là mấy con còn có chỗ để tái sanh vì có sự tương ưng. Tâm mấy con còn giận hờn, phiền não thì sẽ tương ưng với những người giận hờn, phiền não để mà sanh làm người kế tiếp.

Còn riêng Thầy không còn giận hờn phiền não, cho nên khi thân Thầy bỏ thì tâm Thầy sẽ ở chỗ không giận hờn phiền não, và những người xung quanh Thầy có ai là những người không giận hờn phiền não? Chắc chắn là không có, mà không có thì Thầy có tái sinh được không? Không! Không tương ưng làm sao tái sinh. Vậy thì Thầy tái sinh đâu?

Thì Thầy sẽ trở về với những người mà đã có tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự như Phật. Vậy thì Thầy trở về tâm của Phật chứ sao, phải không? Nó tương ưng rõ ràng, ở đây nó rõ ràng. Còn giận hờn phiền não thì còn phải đi tái sinh làm người, mà hết giận hờn phiền não thì phải tái sanh cõi Phật chứ sao. Cõi Phật ở đâu?

Nói cõi Phật tức là chúng ta nói chứ cõi Phật không có ở đâu cả hết, ở đây! Nhìn không gian thanh thản, an lạc, vô sự. Các con thấy, cây cỏ đứng im lìm tức là không rung động thì đó thanh thản mấy con. Có ai động nó đâu và nó có đau nhức chỗ nào đâu gọi là không an lạc. Rõ ràng là không gian chúng ta đang không có gió động thì đó là thanh thản, an lạc, vô sự. Và tâm chúng ta cũng thanh thản, an lạc, vô sự, thì cả bên ngoài cũng thanh thản, an lạc, vô sự và bên trong cũng thanh thản, an lạc, vô sự, thì nơi đó có sinh ra được con người nữa không? Không! Vì sinh ra con người là phải có tâm tham, sân, si giận hờn phiền não mới tái sinh.

(26:19) Cho nên tu lợi ích rất lớn quý vị, tu lợi ích rất lớn! Biết đường mình về, biết chỗ mình ở. Còn không tu mình sẽ biết mình tiếp tục tái sinh luân hồi làm người hoặc làm vật. Nếu chúng ta làm người mà lòng chúng ta ti tiện nhỏ hẹp, ích kỷ, bỏn xẻn, hung dữ thì chúng ta tái sinh ra tương ưng với loài vật sanh ra loài vật. Một người hung dữ, mấy con thấy hung dữ thì người ấy sẽ sinh ra không làm người, mà làm những loài cọp beo, những loài thú vật dữ.

Những người mà chúng ta hiền lành, mà tâm vẫn còn tham, sân, si, vẫn còn ham muốn thì chúng ta sẽ sinh ra làm con bò, con trâu mấy con. Nó hiền lành, nhưng nó vẫn còn giận dữ chứ đâu phải không, các con thấy chưa? Cho nên không thể chạy khỏi.

Từ con người sinh ra con vật là sự tương ưng của tâm chúng ta. Từ con người sinh ra con người là phải sự tương ưng với con người. Nếu chúng ta sai phạm, làm những lỗi lầm, hàng ngày chúng ta giết trâu bò, chúng ta phải đền mạng trâu bò, thì lúc bấy giờ do cái hành động giết hại đó thì chúng ta phải sanh làm cái loài vật đó để cho người khác giết hại lại. Nhân nào quả nấy.

Hành động làm ác thì chúng ta phải chịu. Một người thường đi bắt cá tôm, đâu tránh khỏi nghiệp thành cá tôm. Hành động giết hại đó đâu làm người được nữa, đâu phải dễ, nhân nào quả nấy. Hành động giết hại, hàng ngày chúng ta giết gà thì đâu tránh khỏi chúng ta làm gà vịt, đâu tránh khỏi nhân nào quả nấy.

Cho nên chúng ta hãy sống 5 giới đức của Phật. Đừng giết hại chúng sanh, không nên giết hại chúng sanh, không nên tham lam trộm cắp, không nên tà dâm, không nên vọng ngữ, không nên nói dối, không nên uống rượu chè say sưa. Tất cả năm cái giới luật này, năm cái đức hạnh này dạy chúng ta làm con người để được trở thành làm con người tiếp tục mãi mãi là người, không thành con vật.

6- GIẢI THOÁT BẰNG TRI KIẾN HIỂU BIẾT VÀ PHẢI HỌC TẬP THEO THỨ LỚP

(28:52) Đó hôm nay, những bài pháp mà Thầy nói đức Phật dạy, dạy để con người thực sự là con người, thật sự là con người được giải thoát, thật sự là con người làm chủ sự sống chết của con người. Thầy đã làm được, Thầy muốn chết hồi nào thì chết, Thầy muốn sống hồi nào thì sống, không có nghĩa ở đây là một nói dối được, một sự thật không thể nói dối.

Thầy không ngồi thiền năm bảy ngày để biểu dương, biểu dương sức thiền định, nhưng Thầy làm chủ được bệnh đau; Thầy làm chủ được thân Thầy; Thầy làm chủ tất cả những gì trong cuộc sống của Thầy; ai chửi, ai mắng Thầy không biết giận hờn một người nào cả. Đó là cái hiện thực mà Thầy đã chứng nghiệm qua bản thân của mình.

Ai nói xấu, nói xa, nói gì Thầy, Thầy vẫn thản nhiên. Thầy thấy trên đời này không có gì xấu, khi mà mình làm xấu mà mình che đậy mới là xấu. Còn mình không làm xấu thì ai nói gì mình, mình cũng chẳng xấu. Bởi vì mình có làm đâu mà mình xấu!?

Cho nên nó là sự thật. Đối với Thầy hoàn toàn sống bằng trí tuệ, bằng sự hiểu biết, bằng tri kiến hiểu biết của mình mà được giải thoát như vậy chứ không có gì khác. Cho nên đạo Phật gọi là Tri kiến giải thoát.

“Những gì cần thông suốt phải thông suốt”. Chúng ta thông suốt mênh mông, nhưng rốt cuộc rồi chúng ta giận hờn, phiền não thì cái thông suốt đó có lợi gì.

Như một nhà bác học, như một người có học vị cao, nhưng tâm vẫn còn phiền não, đau khổ, vẫn còn sân giận, tức giận. Còn một người mà thông suốt được tri kiến của Phật, hiểu biết được đạo đức nhân bản của Phật thì người ấy không còn giận hờn, phiền não thì đó là những cái học để giúp chúng ta được giải thoát, được đem lại sự bình an, chính đó là những gì cần thông suốt phải thông suốt. Nếu không thông suốt những điều này thì tâm chúng ta sẽ đau khổ.

(30:42) Cho nên tiếc vì chúng ta chưa có mở được trường lớp để dạy sự thông suốt này. Ngày nào đó ở Tu viện Chơn Như có đủ duyên, có đủ duyên mở ra những trường, lớp. Ví dụ: Một tuần lễ có một ngày dạy mà thôi, ví dụ vậy. Thì tất cả các Phật tử được về vừa ở tại quê hương này và các Phật tử ở các tỉnh khác, nơi khác đều đến đây. Ở đó có phân chia ra nhiều lớp: lớp cao có, lớp thấp có, lớp mới học có và mỗi tuần lễ có một ngày chủ nhật để cho quý vị được nghỉ ngơi trong ngày đó đến học tập đạo đức, đạo đức làm người.

Và khi học như vậy, trong suốt một năm thì chúng ta thấy tâm hồn của chúng ta đứng trước các cảnh chúng ta rất thản nhiên, không còn có chút tâm nào dao động; không còn có những hành động làm khổ mình, khổ người; lời nói thì ôn tồn, nhã nhặn rất là ái ngữ; không còn có những hành động thô tháo, làm cho người khác đau khổ. Đó là những lớp đạo đức mà sắp sửa Tu viện Chơn Như có dịp sẽ tổ chức và giúp cho mọi người.

Còn những lớp riêng để dạy cho những người tu tập để làm chủ sự sống chết - sinh, già, bệnh, chết thì đó là những lớp riêng dạy cho những người có thời gian ở đây được một tháng, hai tháng hoặc ba tháng để học tập liên tục, ngày nào cũng đến lớp học và đồng thời sau những giờ học trở về một cái ngôi nhà nhỏ mà ở đây gọi là “cái thất”, để rồi từ ở trong cái ngôi nhà nhỏ đó chúng ta sống riêng một mình (tức là sống độc cư) tập luyện từng những phương pháp để chúng ta có đủ định lực, có đủ đạo lực để làm chủ sự sống chết của chúng ta.

Vừa học đạo đức để đem lại đời sống được bình an, vừa tập luyện những định lực để chúng ta có đủ sức định tĩnh để chúng ta làm chủ sự sống, chết.

Đây, Tu viện Chơn Như sắp sửa sẽ mở ra những lớp tu học thực tế để đào tạo cho con người thật sự có sự giải thoát của đạo Phật. Bởi vì đạo Phật đã đưa ra cái chương trình giáo dục đào tạo chứ không phải để mọi người tự tu, tự chứng được.

(33:20) Trong cái chương trình giáo dục đào tạo của đạo Phật có tám lớp:

Lớp thứ nhất là Chánh Kiến cho đến lớp Chánh Định là lớp thứ tám. Mỗi lớp đều có những bài học rất cụ thể, đó là Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo của đạo Phật, không phải đi ra ngoài cái pháp này mà đưa cái pháp khác vào trong tám lớp này mà học, mà gọi là Phật giáo thì sai!

Cái tiêu chuẩn học của đạo Phật nó có ba mươi bảy pháp để học tập chứ không phải có một pháp, mà người nào đưa một cái giáo pháp sai mà vào không đúng 37 pháp này là pháp của ngoại đạo, mượn danh Phật giáo. Cho nên ở đây không ai có thể, tôn giáo nào có thể lừa đảo đem pháp của mình để gạt Phật tử lừa đảo tu pháp khác được.

Nhưng hôm nay thì chúng ta thấy rất rõ. Theo giáo pháp của Đại Thừa thì chúng ta thấy hoàn toàn không phải là pháp của đạo Phật, vì không nằm trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo của Phật và không nằm trong tám lớp của đạo Phật. Thí dụ như: Niệm Phật cầu vãng sanh mà Phật tử đã từng nghe trong các chùa Đại Thừa đã dạy niệm Phật. Vậy thì, lớp Bát Chánh Đạo của đạo Phật nó nằm ở lớp nào?

Nói Chánh Niệm là niệm Phật thì sai, bởi vì Chánh Niệm đức Phật đã xác định là Tứ Niệm Xứ, có phương pháp đàng hoàng chứ đâu phải đem Chánh Niệm mà niệm Phật gọi là Chánh Niệm. Đó là mấy người đã hiểu sai! Ở đâu nó có lớp lang ở đó, bởi vì cái chương trình giáo dục thì không thể nào mà đem một cái bài pháp, một cái bài vở nào đưa vào cái lớp đó được.

Chẳng hạn bây giờ Thầy nói một cái lớp ở Tiểu học, cái lớp học phải học cái sách giáo khoa nào mà bây giờ có một cái sách giáo khoa nào ở đâu mà đưa vào nói đây là cái lớp học này, thì người ta đọc sách này người ta thấy đây không phải là cái lớp của chúng tôi học, người ta biết liền.

Cái chương trình giáo dục nó sắp đặt sẵn những sách dạy cái lớp đó là những sách nào. Bây giờ đưa một cái sách khác vào đây là cái lớp Một của cái trường Tiểu học thì người ta sẽ coi cái sách đó là không phải ở trong cái chương trình giáo dục của người ta, thì người ta loại ra liền, người ta đâu để.

Cho nên, tất cả những điều mà của Phật giáo hôm nay gọi là Phật giáo, sẽ được chúng ta loại ra những cái nào đúng và cái nào sai để chúng ta dẫn dắt cho người Phật tử đi vào đúng con đường của đạo Phật để làm chủ được bốn sự đau khổ, bốn sự đau khổ sinh, già, bệnh, chết. Và làm chủ, trước khi chết chúng ta làm chủ được sự sống chết của chúng ta, muốn chết hồi nào thì chết, muốn sống hồi nào thì sống. Đó là đem lại hạnh phúc cho mọi người trên thế gian này.

Vậy thì hôm nay Thầy nói tóm tắt đạo Phật là cái ý nghĩ sự thật của sự giải thoát của con người. Vậy quý Phật tử còn những gì chưa hiểu thì cứ hỏi Thầy, Thầy sẽ sẵn sàng trả lời.

7- NHỮNG HIỆN TƯỢNG TƯỞNG XUẤT HIỆN KHI NIỆM PHẬT

(36:35) Phật tử: Thầy, con xin hỏi. Con trước thì đệ tử Thầy Trí Quảng tụng kinh Pháp Hoa mấy chục năm, sau con thấy Hoằng Pháp mở khóa niệm Phật. Nếu mà niệm Phật chuyên nhiếp tâm thì được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Thì trong đó ba năm liền con niệm Phật và con vô thất con tu, mà khi con ngồi niệm Phật thì cứ nhắm mắt lại thì con thấy ánh sáng từ trên phủ phủ xuống. Dạ bạch Thầy đó là gì? Thầy cho con biết.

Trưởng lão: Đó là sắc tưởng con, khi mà con nhắm mắt lại con niệm Phật mà con thấy được ánh sáng thì đó là sắc tưởng, cái tưởng con nó lưu xuất ra cái ánh sáng đó. Còn nếu mà nó thấy cả luôn một cảnh giới Cực Lạc theo như trong kinh Vô Lượng Quang hoặc là kinh Di Đà đã diễn tả cõi Cực Lạc đó cũng là sắc tưởng con hiện ra cái cảnh giới đó.

Phật tử: Thưa Thầy, con ngủ, con mơ thấy con đi cảnh này cảnh kia. Thầy đó là sao ạ?

Trưởng lão: Đó là ở trong giấc mộng của con cũng là tưởng lưu xuất ra con, nó là chiêm bao, nó là tưởng mấy con. Cho nên đức Phật nói: Tưởng tri mà, 33 cõi trời là tưởng tri. Con hiểu đức Phật nói không? Mình tưởng ra chứ nó không có cảnh giới đó thật.

(37:53) Phật tử: Con xin hỏi Thầy, con có sáu đứa con, mất một đứa còn năm đứa con độ nó nghiêng về Phật pháp mà bằng cách nào Thầy chỉ dạy cho con để con.

Trưởng lão: Con muốn độ con của mình đi vào cái con đường của đạo Phật thì nên hướng dẫn cho nó đi vào Ngũ Giới. Con biết Ngũ Giới - năm giới, thọ Tam Quy - Ngũ Giới đó. Con sẽ hướng dẫn nó vào thọ Tam Quy - Ngũ Giới.

Nhưng trước khi mà thọ, mà Tam Quy mà thuộc vào quy y Tăng đó thì con hãy chọn cho con của con một vị Thầy, một vị Tăng phải giới luật nghiêm chỉnh. Chọn cái người nào mà giữ giới nghiêm chỉnh thì sẽ cho nó quy y với vị Thầy đó, thì nó sẽ được lợi lạc rất lớn.

Còn một vị Thầy mà phạm giới đó, thì con chọn cho nó thì nó không có được lợi ích, không được lợi ích nhiều.

Phật tử: Con xin hỏi, bây giờ con niệm Phật mấy năm mà bây giờ Thầy nói vậy, con có nên niệm Phật nữa không?

Trưởng lão: Theo Thầy thấy không nên niệm mà lấy cái trạng thái mà nhiếp tâm của con niệm Phật đó. Bây giờ con cố gắng niệm Phật cho đừng có vọng tưởng chứ gì? “Niệm Phật nhất tâm” bảy ngày mà niệm Phật tâm không loạn tức là không có vọng, thì lấy cái trạng thái mà nhiếp tâm đó, hướng dẫn cho con sẽ an trú, nhiếp tâm rồi mới an trú. Bây giờ con đã nhiếp tâm rồi, dạy cho con cách thức để an trú để con đẩy lui được bệnh, tức là con cứu khổ được con hơn là con cầu về Cực Lạc. Bị vì cõi Cực Lạc là cõi tưởng con, không có cái cõi đó đâu.

(39:29) Phật tử: Thầy con xin hỏi, con niệm Phật mà bây giờ ngồi xuống thì miệng con không niệm ở miệng mà chỉ nghe niệm Thầy.

Trưởng lão: Đó là tưởng niệm con, trong đầu con con nghe niệm ở trong đầu, tức là tưởng niệm con. Cái tưởng của con nó niệm. Bởi vì trong thân của chúng ta nó có cái tưởng thức, rồi cái ý thức. Sáu cái thức: Mắt, Tai, Mũi, Miệng, Thân, Ý, là sáu cái thức gọi là sắc thức và tưởng thức, con hiểu không? Đó rồi thức thức. Thức thức là khi nào một người chứng Tam Minh thì người ta mới sử dụng cái thức đó.

Còn con hiện giờ chỉ có sử dụng là cái ý thức và cái tưởng thức mà thôi, con hiểu không? Nằm chiêm bao đó là tưởng thức, còn hiện giờ con niệm Phật mà ý thức con không có khởi niệm, mà con nhắm mắt, con thấy cảnh giới này hoặc thấy ánh sáng đều là tưởng thức lưu xuất ra.

Phật tử: Giờ con có thể tu pháp nào thưa Thầy?

Trưởng lão: Con sẽ tu pháp Như Lý Tác Ý con, Như Lý Tác Ý. Thiền, bởi vì thiền thì phải đi vào pháp Như lý. Bởi vì phương pháp đó dẫn con đi vào cái chỗ giải thoát. Như Lý Tác Ý, ráng cố gắng tu tập con! Có công lắm, mấy con có công.

8- GIỮ NĂM GIỚI CHƯA TRỌN CÓ NÊN THỌ THẬP THIỆN HAY BỒ TÁT GIỚI KHÔNG?

(40:38) Phật tử 2: Kính bạch Trưởng lão! Thì trong quá trình tu học thì con có những khuất mắc, con cũng muốn được Trưởng lão lý giải.

Thứ nhất là thường thường trong cuộc sống người ta tu hành hay một cái gì đó, khi gặp một cái điều gì đó mà không tốt cho cái quả và cái phước hiện tại thì người ta hay lý giải rằng: “đó là cái nghiệp phải trả”. Nhưng mà thực chất thì không biết là, từ mắt thường chúng con đó thì không biết đó là trả nghiệp hay là vay nghiệp? Thì Trưởng lão chỉ cho con những yếu tố xung quanh cái nhân duyên để mình nhận được cái đó là cái nghiệp phải trả hay vay nghiệp? Nói là: “Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”, thì chúng con cũng phải tập, mặc dù là chúng sanh sẽ tập cái tạo duyên lành nào để tránh được việc ác.

Cái thứ hai đó là vấn đề mà giữ giới, thực sự mà nói về Ngũ Giới chúng con cũng chưa giữ tròn được. Nhưng mà thực sự vẫn được khuyến khích là tu Thập thiện hay là thọ Bồ Tát Giới. Thì theo Trưởng lão chúng con có mặc dù Ngũ Giới chưa được thì trong quá trình tu tập con có nên thọ Thập thiện hay Bồ Tát Giới trong tương lai không?

(41:39) Trưởng lão: Bởi vì, thọ Bồ Tát Giới thực sự ra mà như Thập thiện thì năm giới mà chưa xong mà làm sao mà thọ thập thiện con! Con hiểu không? Năm giới mà chưa xong mà tới mười nữa rồi làm sao mà làm cho xong?!

Đó, rồi Bồ Tát Giới là mình phải tiếp duyên để độ chúng sinh mà Bồ Tát Giới mà, để mà thọ cái giới đó để mà mấy con đi ra tiếp duyên mà nó không phạm đó, thì do đó mấy con thấy tâm mình chưa trọn, mình chưa thanh tịnh mà mình đi dạy người thì sao được, lấy gương ở đâu? Thân giáo ở chỗ nào được?

Cho nên khoan đã, chừng nào mà mình giữ được năm giới mình mới đi ra dạy người năm giới. Còn mình giữ chưa được mình đi ra thì mình mang cái tội là vọng ngữ. Con thấy chưa?

9- TRẢ NGHIỆP VÀ CHUYỂN NGHIỆP - GIỮ TRỌN VẸN 5 GIỚI LÀ CHUYỂN NGHIỆP

(42:20) Cho nên ở đây cái phần mà nghiệp, hồi nãy đầu tiên cái câu hỏi về nghiệp. Con biết cái nghiệp, hay là hiện giờ con bệnh đau thì con không biết đây là mình trả nghiệp hay là gì? Bệnh đau, tức là cái khổ trong thân con hay hoặc tâm con đều do trả nghiệp.

Bởi vì thí dụ như hiện giờ con không chửi ai, mà người ta chửi con, con đâm ra con tức giận, phải không? Thì đó là con đang trả nghiệp. Còn khi mà người ta chửi con mà con chửi lại họ thì hai người chửi qua lại đó, mà con chửi lại tức là con tạo nghiệp. Thay vì người ta chửi con, con vui vẻ, con chấp nhận, con chấp nhận cái nghiệp, mà vui vẻ chấp nhận thì tâm con không giận hờn. Mà tâm con không giận hờn thì nghiệp không tác động được thì coi như là con không trả nghiệp. Còn con tức giận thì con đang trả nghiệp.

Con hiểu Thầy đang muốn nói chỗ nghiệp, trả nghiệp. Còn hiện mà một con người mà đang sống đúng năm giới là người đó đã chuyển nghiệp. Họ sống đúng thì tức là không bao giờ có nghiệp tác động đến họ.

(43:43) Thí dụ như bây giờ con sống với đức: Không nên giết hại chúng sanh (tức là cấm sát sanh đó), thì đức hiếu sinh, con đã học được cái đạo đức hiếu sinh, thì con thấy cái giới đầu tiên thôi, mà bây giờ có người đến chửi mắng con, con thương họ tội nghiệp người này khổ, họ khổ họ giận mình, họ mới chửi mình chứ. Con ngay thấy người đó khổ, con tha thứ thương yêu họ mặc dù họ chửi mình, thì tâm con có giận không? Tức là con chuyển nghiệp rồi. Con hiểu chỗ nghiệp con chuyển không?

Con không giận tức là con chuyển nghiệp, con giận tức là con không chuyển nghiệp.

Bây giờ thân con đau một cái bệnh ung thư mà con thản nhiên con chẳng sợ đó là con chuyển nghiệp, mà thân con đau bệnh ung thư con rên la, con sợ chết thì đó là con bị nghiệp. Con hiểu chỗ Thầy muốn nói không? Con thản nhiên không sợ, mặc dù thân con đau, mà cái đau bệnh rất là ngặt nghèo nhưng con chẳng sợ, “Thọ là vô thường, hôm qua không đau, bữa nay đau thì ngày mai phải hết”, con chẳng sợ, đau gì đau, con chỉ bình an, tâm con không dao động chút nào, ăn thua chỗ nghiệp trả là do tâm con.

Con không dao động tức là con đã chuyển nghiệp, vì vậy mà tâm con bất động thì cái nghiệp này hôm nay đau chứ một lát nữa hết đau.

Như hồi nãy Thầy nói, các con trị bệnh ấy là tại vì các con tác ý để tâm các con vững vàng không dao động, do tâm không dao động đó mà nghiệp bị chuyển, bị chuyển nó không còn đau mấy con nữa. Các con hiểu chỗ chuyển nghiệp chưa?

Cho nên vì vậy mà mấy con nhớ rằng đạo Phật dạy chúng ta để chuyển nghiệp bằng cách chúng ta sống đúng năm giới luật của đạo Phật. Năm giới luật thôi, không dạy chúng ta nhiều, bởi vì người cư sĩ mà, chúng ta đâu có thập thiện, đâu có thập giới Sa di đâu, phải không? Chỉ có năm giới. Mà năm giới quý vị Phật tử đã sống đúng thì chuyển được cái nghiệp của chúng ta, không những chuyển riêng nghiệp cho bản thân của quý vị, mà cả gia đình của quý vị nữa.

Thầy nói như vậy nghĩa là một cái chùm nhân quả của mình, năm người, mười người ở trong cái gia đình của mình. Một đứa con mình đau, thử hỏi người mẹ có khổ không? Mà bây giờ người mẹ đã sống đúng năm giới thì nó chuyển nghiệp, cho nên người con thay vì giờ đó đau, giờ đó tai nạn xảy ra, thì giờ đó không xảy ra hoặc xảy ra rất nhẹ nhàng, làm cho người mẹ không còn đau khổ. Chính người mẹ chuyển nghiệp cho cả gia đình của mình mà.

Tại sao chúng ta không sống năm giới để chúng ta chuyển nghiệp?

Bây giờ mấy con thọ năm giới, sự thật thọ có thọ chứ chưa hẳn mấy con đã giữ gìn trọn vẹn, làm sao mấy con chuyển được. Bởi vì chuyển là phải sống cho đúng năm giới mới chuyển được, thiện pháp chuyển ác pháp mà.

(46:36) Quy luật của nhân quả làm lành thì phải gặp lành mà làm ác thì phải gặp ác, không thể nào mà sai được cái quy luật của nhân quả. Luật nhân quả nó điều khiển cả vũ trụ từ thời tiết cho đến cây cỏ chứ không phải riêng con người, động vật không đâu.

Chúng ta thấy bão tố, lũ lụt đều do quy luật của nhân quả, ở đâu làm ác nó sẽ đến đó, nó hốt người ta xuống biển hết, bởi vì đó là quy luật của nhân quả mà. Còn ở đâu làm thiện thì chỗ đó hoàn toàn bình an, nó đi vào chỗ đó rồi nó tẹt đi, tránh chỗ đó liền tức khắc.

Nếu mà những người dân ở thành phố toàn là không biết tu tập, toàn là ác thì tất cả những lũ lụt, bão tố nó sẽ đến thành phố nó quét sạch hết chứ đừng nói chuyện mà nó tránh. Cho nên các nhà thiên văn làm sao xem được, thấy nó đi thẳng như vậy, nghĩ nó đi thẳng vậy, nhưng mà nó vẫn đi chỗ khác mà, các Phật tử hiểu biết rất rõ ràng trong vấn đề, theo dõi đài từng phút từng giây đều thấy rõ: ở đâu có thiện là ở đó sẽ có từ trường thiện, nó sẽ đánh ác đi ra chứ không để xâm chiếm vào.

Cho nên Thầy dạy cho quý vị, cũng như đức Phật đã dạy cách đây 2500 năm rồi, người toàn là dạy chúng ta đạo đức sống thiện. Vào đầu thì đức Phật dạy cho Phật tử năm giới. Kế đó dạy cho người tu sĩ mười giới, mà giờ tu sĩ mười giới này sống cũng chưa đúng mười giới và cư sĩ năm giới cũng sống chưa đúng năm giới nữa. Chúng ta cứ sống ác pháp không mà đòi hỏi để bình an mạnh giỏi thì sao được? Nó thiện pháp thì chuyển ác pháp con.

Cho nên ngay khi người ta chửi mình, mình biết yêu thương người ta, tha thứ người ta thì ngay đó là mình chuyển nghiệp rồi, làm gì có giận.

Cho nên mình không sống thiện, cho nên vì vậy mình không sống được cái giới thứ nhất, đức hiếu sinh mình không có. Cho nên khi người ta chửi mình, mình không có thương, tức là mình phải tức giận, mình tức giận thì tức là mình phải trả nghiệp chứ sao! Mình phải trả nghiệp. Cho nên nghiệp trả vay nó rất rõ ràng cụ thể.

Khi có phiền não, bây giờ thân chúng ta đau mà chúng ta thấy rên la tức là chúng ta đang trả nghiệp. Còn chúng ta chuyển nghiệp là chúng ta không rên la thì cái bệnh đó sẽ hết. Mà cái người mà rên la bệnh nó kéo dài và tốn hao tiền bạc, mượn tiền bạc để trả nghiệp của mình làm cho nó giảm, mà may là cái nghiệp mình còn thiện chứ không khéo nó dập mình chết luôn đó.

(49:13) Đó mấy con thấy, bởi vậy Thầy nói: đạo Phật dạy chúng ta rất thực tế, mà 2500 năm nay rồi nhìn thấy người Phật tử, người đã biết đạo Phật, đến chùa lạy Phật mà sống không đúng với lời Phật dạy, chúng ta làm nghịch lại lời Phật dạy nữa là khác. Cầm dao cắt cổ đập đầu cá mà ăn thịt hàng ngày, thử hỏi làm sao mà người đệ tử của Phật được?!

Đạo Phật là đạo từ bi, lòng thương yêu của chúng ta phải có, tại sao chúng ta đến với đạo Phật mà không đem lòng thương yêu. Một con người đây chúng ta ngồi trước mặt Thầy, các Phật tử người nào cũng có lòng thương yêu hết. Nhưng tại sao chúng ta không phát triển cái lòng thương yêu đó? Chính nó nó mới tha thứ tất cả mọi lỗi lầm của con người, vì vậy mà đem lại cho trái đất của chúng ta sống không xung đột và không chiến tranh.

Thế bây giờ hàng ngày chiến tranh giết hàng loạt người, chúng ta không thấy tự bàn tay của con người giết con người sao? Một quả bom ném vào một cái khách sạn làm cho bao nhiêu người chết trong đó vô tội, một cách đau thương. Người ta giết hại con người, con người giết hại con người đến nỗi như vậy.

Mà các con thấy có cái tôn giáo người ta nói chết vì tôn giáo của họ, chết vì Chúa vì Thánh họ, họ dám giết con người hàng loạt như vậy sao?

Phật giáo không dạy chúng ta làm điều đó. Chúng ta không chết vì cái vấn đề như vậy một cách vô cớ như vậy. Chúng ta biết thương nhau, chúng ta thà chịu mình chết để cho người khác sống. Đó là tinh thần của Phật giáo.

10- KHÔNG GIỮ NGŨ GIỚI LÀM VIỆC TỪ THIỆN THÌ NHƯ THẾ NÀO?

(50:30) Phật tử 2: Mô Phật con bạch Thầy! Con ví dụ cụ thể như bây giờ về cái hạnh trong Ngũ Giới đi, cái giới sát sanh vì con chưa ăn chay trường được, cái kia con vẫn vướng. Nhưng mà trong tâm ví dụ giờ mình muốn làm các việc như là bố thí, thọ Bồ Tát Giới bố thí đi vì tâm mình mình thương chúng sinh kiểu khác mình muốn chia sẻ mọi cái, thì bố thí hạnh Bồ Tát Giới thì như vậy là không giữ được Ngũ Giới nhưng tâm mình muốn là cái việc cái hành động để cho cái tâm mình thọ Bồ Tát Giới thì như vậy có đúng không?

Trưởng lão: Không! Nó sẽ đi góc độ khác nữa. Con làm việc đó mà tâm tham con còn thì tức bây giờ con gọi người này, người kia đóng góp nhau đem lại cho những người bất hạnh đó: có đúng, con có lòng thiện. Nhưng thiện đó coi chừng con mang cái tiếng là nhà từ thiện, con háo danh. Tâm danh con còn chứ đâu phải con người hết danh sao, cho nên là vì vậy mà con sẽ còn dục danh, rồi nghe người ta nói mình là nhà từ thiện này kia mấy con. Mấy con biết đâu là, những người nghèo khổ đó là do những người ích kỉ, nhân quả của họ mà. Con gánh vác mai kia con sẽ bị, nghĩa là con cũng sẽ nghèo, rồi người ta cũng sẽ đem cho con chứ gì.

Cho nên các con thấy luật nhân quả mà, nó rất công bằng. Tại sao mấy người đó lại nghèo? Tại sao mấy người đó lại lũ lụt làm cho họ trôi của cải bây giờ phải nghèo đói như vậy? Đứng trước cảnh đó, chúng ta thấy là có nhân duyên với chúng ta, chúng ta nên giúp đỡ. Nhưng mà chúng ta không thấy, chúng ta nghe ai nói đâu đó, bây giờ mình góp nhau mình đem giúp cho những người đó thì chúng ta sẽ gánh hậu quả đó. Bởi vì họ làm ác chứ đâu phải họ làm thiện. Nếu họ làm thiện sao họ có cảnh đó, mà mình kê vai gánh vô những điều đó thì chắc chắn là mình phải trả.

Thầy nói bây giờ một bác sĩ, anh rất giỏi, nhưng mà người làm ác người ta phải thọ lấy những quả bệnh chứ sao. Anh giỏi anh cứu họ đi, anh sẽ gánh vác bệnh của họ. Có ông bác sĩ nào khỏi chết bao giờ không? Khỏi bệnh không, có không? Có nhiều bác sĩ vẫn bệnh ung thư như thường. Các con thấy không? Nhân quả mà.

Đừng nghĩ rằng chúng tôi làm thiện mà chúng tôi sẽ hưởng. Con bây giờ con bỏ ra còn làm thiện với cái tâm tốt của con. Nhưng mà con nghĩ nó có danh không? Coi chừng con bị danh đó. Các con phải thấy được cái tâm mình nó còn tâm phàm phu, nó còn dục, nó chưa phải hết dục.

Cho nên Thầy nói đạo Phật dạy chúng ta rất cụ thể: Khi nào tu chứng rồi mới làm những việc lợi ích cho người khác. Chưa tu chứng thì coi chừng chúng ta bị lầm cái tâm của chúng ta.

Tôi làm từ thiện tôi làm tốt, nhưng không ngờ coi chừng tôi bị, luật nhân quả nó răn những người làm ác để chứa cái tội ác đó. Họ chết đi, họ khổ sở để nhớ, để cho họ đừng làm điều đó nữa. Luật nhân quả mà.

Chúng ta kê vai gánh vác nhau, chúng ta thương yêu thực sự, tình chúng ta tốt, nhưng thương yêu chúng ta có học hết không?

(53:46) Bây giờ Thầy nói về tình thương yêu cho các con thấy nè. Có một ngôi nhà cháy, có một đứa bé bị kẹt ở trong nhà đó kêu khóc rên la. Mọi người chạy tới la làng thôi chứ không dám nhào vô. Mấy người mà chạy đến kêu người khác để cứu, mấy người đó thương chứ đâu phải không thương, thương chứ! Nhưng mà không dám xông vào vì sợ mình bị lửa phỏng. Nhưng có một chú thanh niên, họ chạy đến họ xông vô nhà, đạp vô nhà lửa đang cháy, họ cõng đứa bé ra, mình họ. Vậy thì cái tình cấp mà thương yêu đó nó khác hơn là những người đứng ở ngoài la làng chứ.

Cho nên chúng ta phải học thương yêu như thế nào đúng, mà như thế nào sai. Bởi vì Đức Hiếu Sinh Dũng Cảm, còn những người kia hiếu sinh mà không dũng cảm, các con thấy chưa? Từng cấp của nó mà.

Cho nên chúng ta chưa học hết đức giới, chúng ta biết sao mà giới luật của Phật là đúng sai. Bây giờ đức sát sanh dạy chúng ta không sát hại chúng sanh, không nên giết hại chúng sanh mà chúng ta giữ còn chưa trọn, chúng ta còn giết hại, rồi ăn thịt, rồi có nhiều người nói: “Tôi không giết hại, tôi đi ra chợ tôi mua về tôi làm ăn chứ tôi không giết hại”. Nhưng mà cấp độ người giết hại phải thọ lấy cái sự giết hại, mà người ăn thịt phải thọ lấy cái sự ăn thịt chứ đâu phải là tránh khỏi sao!

Thầy muốn nói như vậy để thấy rằng: Cái giới luật của Phật dạy từ cấp độ đạo đức của nó từ thấp đến cao và cái thọ lãnh cái quả khổ từ thấp đến thọ quả khổ cao, chứ không phải người nào cũng. Tại sao mà mọi người lại không, ở đây mọi người trước mặt Thầy sao lại có người ung thư mà tất cả mọi người khác không ung thư? Đâu phải giống nhau hết đâu, các con hiểu điều đó.

(55:33) Cho nên có thấp, có cao. Có người bệnh sơ rồi hết, có người thì bệnh nằm năm bảy ngày, có người thì cả tháng, cả năm. Đó là cấp độ thọ quả khổ khác nhau chứ đâu giống.

Chúng ta nhìn mọi người ở ngay trước mặt Thầy, về cái thân của chúng ta, có người nào giống người nào không? Hay quá! Nhân quả rất hay! Đặc tính của con người, tâm con người cũng không giống nhau, không có người nào giống người nào, thân xác cũng không giống nhau, các con thấy rõ. Cho nên nghiệp thọ quả khổ đau hay phước báo cũng không giống nhau.

Thầy nói đây không có nghĩa là mấy con không nên làm từ thiện. Mấy con làm là tốt, là tốt, an ủi nhưng chúng ta nên tránh, nên tránh, biết rằng nên tránh. Biết rằng chúng ta làm là tốt, nhưng làm như thế nào để tâm chúng ta đừng bị danh, bị lợi. Vì thương yêu chúng ta làm, cũng như một cái người mà chạy vào, xông vào nhà lửa, chỉ biết cứu đứa bé mà thôi, liều chết để mà cứu đứa bé mà thôi.

Chúng ta xông vào sự đau khổ của mọi người giúp họ thôi, đừng nghĩ rằng tôi làm việc từ thiện. Các con nhớ! Khi mà mình còn nghĩ mình làm việc từ thiện thì chưa phải là từ thiện. “Tôi chỉ biết người khác khổ trong cảnh đói, tôi sẽ giúp đỡ người đó. Rồi thôi!” Mấy con Thầy nhắc nhở mấy con điều đó, để không tâm chúng ta nó sẽ chi phối chúng ta và nó tạo nghiệp mấy con, nó ngầm nó tạo nghiệp mấy con. Nguy hiểm lắm mấy con!

Bởi vì nhân quả nó từng ly từng tí rất nhỏ mấy con, cho nên khi mà mấy con muốn làm việc từ thiện, mấy con hãy hỏi đến một cái người, một cái người người ta tu chứng, người ta sẽ nói về nhân quả, để rồi mấy con làm mà tâm mấy con thản nhiên như mình không có làm.

11- THẾ GIỚI TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC CÓ HAY KHÔNG?

(57:42) Phật tử 3: Phật tử chùa Hoằng Pháp đang tu theo pháp môn Tịnh Độ, hồi nãy giờ con nghe Thầy dạy thì Thầy bảo rằng là tất cả mọi cái công phu chúng con hành trì thì đó là sự chiêu cảm và là mình thọ tưởng mình thấy thôi chứ không phải là có thật, thì con muốn xin hỏi: Có phải có được cái thế giới Tây Phương Cực Lạc như Bổn sư Thích Ca gần đây đã giới thiệu với Xá Lợi Phất hay không?

Trưởng lão: Thật sự ra thì cái người sau họ bịa đặt ra con, đạo Phật cái chân lý của đạo Phật, bốn chân lý đâu có nói cõi Cực Lạc đâu, Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Nhưng mà người sau người ta theo ngoại đạo người ta mới đẻ ra cái thế giới Cực Lạc, rồi để cho mấy con cứ hiểu người ta dạy sao cũng nói Phật Thích Ca giới thiệu, chứ Phật Thích Ca là một cái người nói thật có nói có, mà không có nói không có.

Ở trên đời của chúng ta chỉ duy nhất có một đức Phật đó là đức Phật Thích Ca, không có đức Phật thứ hai mấy con. Người ta vẽ ra có bảy đức Phật quá khứ, nhưng mà bảy đức Phật quá khứ thì cái chân lý của đạo Phật trong các vị quá khứ đó có không? Không!

Đến đức Phật Thích ca là người đầu tiên mới đưa ra bốn chân lý của loài người: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Trong khổ, tập, diệt, đạo thì đạo đế không có phần nào dạy chúng ta niệm Phật vãng sanh, thì làm sao có được mấy con?

Ngoài cái đó ra mà đức Phật Thích Ca có nói là không phải đức Phật Thích Ca nói, tại vì đức Phật Thích Ca phải nói trong cái chân lý không thể nói ngoài cái chân lý được, phải nói trong cái đạo đế, chứ không thể nói ngoài đạo đế, con hiểu không?

(59:23) Cho nên ở đây Thầy thấy rằng, Thầy nói ra là cả một cái sốc cho mấy con. Từ lâu cái niềm tin của mấy con có cõi giới Cực Lạc do đức Phật Thích Ca giới thiệu, cho nên vì vậy mấy con tin, cho nên mấy con nỗ lực mấy con tu. Nhưng đến bây giờ Thầy lại lật ngược hết, thì cả một sự đau khổ chứ mấy con.

Từ lâu công của mấy con mấy con cũng mong rằng mình niệm Phật để đến khi mình tịch, mình chết thì mình được vãng sanh về đó, cố gắng làm những điều thiện, cố gắng niệm Phật hết mình, thức khuya dậy sớm. Cho nên hầu hết quý Thầy đều xâu chuỗi không rời mình, luôn luôn lần chuỗi niệm Phật mong cho tâm mình được nhất tâm.

Nhưng mà khi được nhất tâm rồi thì mấy con thấy cảnh giới tưởng hiện ra, đâu còn có nữa, ý thức dừng thì tưởng nó hiện ra.

Vì vậy mà cho nên Thầy rất thương mấy con. Vì vậy mà Thầy chỉ biết an ủi mấy con từ cái chỗ nhất tâm này mấy con sẽ chuyển nó thành sự an trú thân tâm của mấy con. Bởi vì không bỏ cái công phu của mấy con mà chuyển nó trở thành sự an trú. Sự an trú để mấy con làm chủ được bệnh đau trong thân mấy con. Đó là cái thực của đạo Phật.

12- NIỆM PHẬT CHẾT ĐI VỀ ĐÂU

(1:00:40) Phật tử 3: A Di Đà Phật! Nếu như mà Thầy dạy là không có cảnh giới Cực Lạc thì khi chúng con đã bỏ cái báo thân này, chúng con về đâu ạ?

Trưởng lão: Con sẽ về cái cảnh tưởng của con thôi! Cũng vẫn còn tiếp tục tái sinh luân hồi, đi vào kiếp sau con cũng sẽ tái sinh làm người, chứ không có đi vào cõi nào, bị nó đâu có cõi đó mà đi vào. Con sẽ sanh làm người, nhưng mà khi con tu tập mà con dừng ý thức của con, thì sau khi đó con sẽ lên con sẽ thành con người và con người đó sẽ trở thành đồng cốt.

Các con thấy có nhiều người mà lên đồng nhập cốt không? Họ sống trong tưởng họ mấy con. Nếu là đàn ông con sẽ trở thành những ông thầy pháp, thầy phù thủy, con nên nhớ điều đó, Thầy đã thấy cụ thể mấy con. Bởi vì trong cuộc đời chúng ta tu, chúng ta dừng ý thức của chúng ta, nhưng tâm tham, sân, si chúng ta chưa gạn sạch; lòng tham, sân, si chúng ta còn thì chúng ta phải sinh làm người.

Làm người nếu mà sinh làm phụ nữ, thì mấy con sẽ lên đồng nhập cốt, không chạy đâu khỏi hết. Và nếu mấy con làm người nam thì mấy con sẽ làm thầy phù thủy và thầy pháp, thầy bùa. Mấy con Thấy.

13- CẢNH GIỚI ĐỊA NGỤC CÓ HAY KHÔNG?

(01:01:51) Phật tử 3: Nếu như mà trong quá trình công phu mình muốn là về cái cõi Phật cũng như quý giảng sư trong cái khóa tu mấy Thầy đã dạy. Thì không có thế giới Cực Lạc. Thì như vậy con bạch Thầy có địa ngục không ạ?

Trưởng lão: Cái địa ngục có, nhưng mà ở trạng thái con người chứ không có cảnh giới địa ngục, không có! Có thọ của mình thôi! Con bây giờ con đau đó là địa ngục; con rên la đó là địa ngục; con giận hờn tức là địa ngục con, chứ không có cảnh giới Địa ngục, cho nên nó cũng không có Cực Lạc Thiên Đàng. Đức Phật đã nói: “33 cõi trời là cõi tưởng”, là không có cõi thật rồi. Cho nên xây dựng gì thì xây dựng, đức Phật Thích Ca đã nói mà.

Các con biết, ai cũng tha thiết mong được đem lại sự bình an cho con người. Một vị tu hành chứng như đức Phật ngày xưa Ngài cũng mong muốn để nhân loại, để con người được hiểu biết giáo pháp của Người, nhưng khi Người chết rồi, 2552 năm nay đạo Phật gần như bị phủ trùm mất hết, thì các con biết cái chân chánh của đạo Phật đã bị mất hết, chỉ còn có tà pháp không.

14- THẦY NỖ LỰC DỰNG LẠI NỀN ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ

(1:03:03) Cho đến hôm nay, là người đã lượm lặt lại được của Phật giáo dựng lại được. Thầy cũng sợ một ngày nào đó Thầy ra đi mà không có người mà thực hiện được như Thầy và những gì mà Thầy nói nó chưa đủ, thì nó sẽ bị phủ trùm lên cả.

Cho nên vì vậy mà Thầy rất lo, rất lo mấy con! Lo là tại vì sao? Đối với người tu thì không còn lo lắng gì hết. Nhưng chữ lo ở đây có nghĩa là thương xót chúng sanh, chánh pháp không có thì chúng sanh sẽ tự diệt mình. Và bao nhiêu cái hệ phái tôn giáo khác sẽ ra đời và ra đời sẽ dẫn dắt cứ từ tư tưởng này dẫn dắt đến tư tưởng khác và đồng thời từ đó mà tự hoại diệt mình trong tinh thần tư tưởng và cũng là hoại diệt cơ thể của mọi con người.

Cho nên những điều mà Thầy làm hôm nay mấy con thấy vừa viết sách hàng ngày, hàng đêm, từng giờ phút làm tất cả công việc dựng lại cái nền đạo đức nhân bản - nhân quả, để tránh cho cái thế gian này không còn sự xung đột trong gia đình. Nghĩa là cái tập thể chung nhau đôi ba người ở chung nhau trong một gia đình mà hoàn toàn không xung đột. Đó là cái đầu tiên. Mà gia đình không xung đột thì xã hội sẽ không xung đột. Mà xã hội không xung đột thì sẽ không chiến tranh. Thế giới không chiến tranh, chỉ có nền đạo đức của đạo Phật.

Cho nên ngày đêm phải thực hiện những cái bộ sách này được phổ biến rộng ra, được các nhà giáo dục xem xét để chuyển thành sách giáo khoa đạo đức cho các lớp tiểu học để biến con người trên hành tinh này sống đạo đức, từ đó mới đem lại sự bình an thật sự. Đó là cái ước muốn của Thầy.

Nhưng việc làm Thầy cũng đã thấy được cái thời gian nào mới thực hiện được điều này. Cái thời gian mà thực hiện được điều này nó cũng phải dài chứ không phải mau được, một vài trăm năm chứ không phải trong một thời gian ngắn.

Thầy biết là Phật tử sẽ còn những câu hỏi nhiều, nhưng mà lần sau mấy quý Phật tử đến gặp Thầy quý Phật tử hãy muốn gặp Thầy thì mình ghi những cái điều gì mình cần hỏi. Bởi vì Phật giáo bây giờ nó nhiều điều chúng ta cần phải hỏi lắm, nhiều điều cần phải hỏi. Ghi sẵn hết trong giấy thì quý Phật tử đến gặp Thầy thì sẽ xin cho chúng con sẽ có những câu hỏi để chúng con hiểu biết cái đường tu tập như thế nào đúng, như thế nào sai, thậm chí như các pháp tu tập mấy con cũng nên hỏi nữa, cách thức tu tập, không thể nói suông suông như thế này, một giờ, hai giờ đồng hồ mà mấy con hiểu hết được đâu.

(01:05:37) Cái cách thức tu tập sai một chút mấy con bị ức chế. Bây giờ mấy con ngồi đây, mấy con nói nhắc: “Tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự”, mấy con ngồi yên lặng, coi chừng mấy con bị ức chế. Nó đâu phải thường đâu. Cho nên vì vậy phải được sự hướng dẫn tận tình của một vị Thầy có kinh nghiệm, người ta dạy mấy con không phải ức chế ý thức của mấy con, mà mấy con làm cái ý thức mấy con không hoạt động thì tưởng thức phải hoạt động mà thôi.

Ý thức của các con rất quan trọng, “Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp” mà. Đức Phật đã nói trong kinh Pháp Cú như vậy mà. Tại sao chúng ta lại dừng ý chúng ta? Mà không khéo mấy con nhiếp tâm và an trú là mấy con bị dừng ý đó, thì mấy con nguy hiểm vô cùng.

Cho nên ở đây phải được sự hướng dẫn của một vị tu chứng, Còn các vị chưa tu chứng là không có kinh nghiệm, mà cứ dựa trên kinh sách mà dạy thì mấy con sẽ bị lạc đường.

Đó là cái buổi nói chuyện hôm nay Thầy kết thúc, để mấy con biết cuộc đời mình tu hành không phải là cái công phu của mình là một cái sự thường mà mình đem hết sức lực của mình ra tu tập.

Cũng như bây giờ cái cô ngồi trước mặt Thầy, cô hết sức tu tập, chứ đâu phải, cô nghe pháp môn Tịnh Độ như vậy là cô nỗ lực, cô thực sự tu tập, nghe kinh Pháp Hoa nó lợi ích như vậy:

“Dù cho tạo tội như núi cả

Diệu Pháp Liên Hoa tụng mấy hàng”

Nghe câu kinh quá hay mà làm sao không tụng!? Tụng để đem lại sự bình an cho mình mà. Các con thấy chưa? Hồi nào tới giờ mình chưa biết thì mình tạo tội như núi, mà giờ mình biết rồi thì mình ráng mình tụng để cho tội mình nó tiêu tan đi, đó là cái tâm tha thiết cầu sự giải thoát. Nghe nói niệm Phật để cầu vãng sanh thì ai lại không tin?

Cho nên những cái công phu mà tập luyện tụng niệm như vậy nó quá cái sức, đem hết cái sức lực của mình làm.

Cho nên ở đây Thầy nói đem cái sức lực đó làm đúng thì nó được giải thoát, mà làm không đúng thì kể như đem cái của đó phí bỏ, rất uổng mấy con, rất uổng!

Tu tập cho đến cuối cùng bây giờ tưởng có cảnh đó thật để cho mình vãng sanh, nhưng mà không thật, bây giờ mình vẫn còn tiếp tục tái sanh luân hồi mà trở thành những con người làm đồng cốt, làm thầy pháp, thầy phù thủy như vậy mấy con có muốn không? Mấy con có muốn cái điều này không? Nhưng mà vì mình ức chế ý thức của mình, mình sẽ lọt vào trong tưởng thì mình phải làm thôi, chứ mình làm sao? Chứ mấy ông thầy đó có muốn không? Mấy người đó họ có muốn họ làm đồng cốt không mấy con? Nhưng mà tại sao nên đây bắt đầu ông ấy ợ ợ ngáp ngáp nó lên vậy à! “Tui làm sao bây giờ?” Có phải mấy người đó họ muốn làm đồng cốt không? Đâu có muốn. Nhưng tại sao cái trạng thái họ kỳ cục vậy? Đó mấy con thấy cái vấn đề đó, tự mình gieo cái nhân, thì cái quả mình phải gặt lấy về sau chứ sao!

Đến đây Thầy xin chấm dứt mấy con! Đó là cái lợi ích của mấy con Thầy nhắc nhở.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy