00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

THỌ BÁT QUAN TRAI 04 - CHỌN PHÁP TU PHÙ HỢP

THỌ BÁT QUAN TRAI 04 - CHỌN PHÁP TU PHÙ HỢP

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời lượng: [46:29]

Tên cũ: BQT-Thầy dạy trong kỳ thọ BQT 4

1. PHÁP TU CHO NGƯỜI LỚN TUỔI

Trưởng lão: Con chỉ giữ tâm thanh thản của mình, thanh thản trong lúc mình ngồi bình thường, cũng như trong lúc làm các công việc, các con hiểu không?

Khi công việc mình làm, có những sự việc gì xảy ra với gia đình của mình, con cái hoặc là những người thân thuộc của mình hoặc là những người hàng xóm có những điều gì mà làm cho mình phiền não thì mình cố gắng nhắc: "Tâm thanh thản, tất cả đều là nhân quả có nhân duyên gặp nhau. Trong nhân quả thì có buồn phiền, nó có vui, có buồn”. Do đó đều thấy nhân quả thôi!

Tức là giữ tâm thanh thản lúc mình làm công việc - sống. Lúc đối với mọi người - sống. Cho đến khi mà không có việc gì hết, con ngồi con lắng nghe sự thanh thản của tâm can con. Còn cái kia con lắng nghe cái tâm con thanh thản trong công việc của (cuộc) sống. Bấy nhiêu đó là một pháp thứ nhất.

Pháp thứ hai mà con tu tập đó là con tập chắc con cũng biết pháp Thân Hành Niệm rồi chứ gì? Đi kinh hành biết không?

Phật tử: Kính bạch Thầy! Hôm qua Thầy dạy Thân Hành Niệm, thì con biết.

Trưởng lão: Biết rồi phải không? À con chỉ tập chừng độ cao lắm là 30 phút pháp Thân Hành Niệm thôi. Chỉ khi con ngồi con giữ tâm thanh thản mà buồn ngủ. Con thấy muốn buồn ngủ, đứng dậy tập pháp Thân Hành Niệm, thì mình sẽ phá buồn ngủ đi. Có hai pháp đó thôi.

Những pháp kia nó phá cái tham, sân, si của mình. Còn pháp nọ, nó phá buồn ngủ, tức là phá cái si. Nhớ hai pháp đó thôi, đừng tu pháp gì. Đừng tu hơi thở. Đừng tu gì hết, ba cái đó dẹp hết đi cho Thầy, nhớ chưa?

Phật tử: Con bạch Thầy! Từ trước tới nay, đúng ra con chỉ xem kinh sách Thầy dạy. Con chưa được trực tiếp Thầy dạy con, cho nên cứ thế con tu, con không biết đầu đuôi như thế nào ạ. Vậy thầy hoan hỉ hướng dẫn cho con.

Trưởng lão: Thật ra không có đầu đuôi gì hết. Bây giờ, con ngồi xếp bằng như thế này, hai chân ngồi xếp bằng. Nếu ngồi kiết già được thì tốt, không ngồi kiết già được thì ngồi bán già, con ngồi xếp bằng vầy. Con tác ý, con bảo tâm:"Tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Tất cả các ác pháp đều buông xả hết"! Rồi con ngồi im lặng, con lắng nghe sự thanh thản tâm con, của thân con, rồi một lúc con nhắc lại một lần nữa. Cứ như vậy, con thấy nó.

(2:27)Ví dụ như con định chừng khoảng độ chừng một phút, rồi cho đến khi năm phút, rồi mười phút con mới tác ý một lần. Chừng nào nó tua ra hết hoàn toàn, con ngồi vẫn thanh thản toàn bộ trong một giờ hay nửa giờ, một giờ hay hai giờ thanh thản đó là con đã đạt được kết quả rồi.

Còn nếu trong một phút hay hai phút có những niệm khởi lên. Lúc bấy giờ cứ khoảng độ chừng một phút hay nửa phút, con tác ý:"Tâm thanh thản, an lạc, vô sự". Đó là lúc con ngồi tu.

Còn lúc con làm việc đó, con nhớ con nhắc; làm bất kì việc gì, nhớ nhắc. Trước mọi người nói chuyện con cũng nhớ con nhắc "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự". Biết người ta nói chuyện, nói chuyện gì đây, mà làm phiền mình. Cho nên mình nhắc nó, khi người ta nói chuyện gì đó, tâm con xả ra. Hiểu không? Có vậy thôi!

Con phải tu nhân quả nhiều để giữ tâm thanh thản đó hoài. Chỉ việc giữ nhân quả thôi, đó là đem sự giải thoát cho con, chứ đừng có tu lung tung như thế này. Con tu nhiều quá cái nào con cũng không áp dụng được, rồi nó đau khổ, nó vẫn hoàn đau khổ thôi. Mặc dù nó có giảm, con vẫn biết Phật pháp, biết lời Thầy dạy rồi, nó có giảm sự phiền não nhưng mà nó không hết. Còn con tu như vậy (2 pháp kia) nó sẽ hết thôi.

Con nhớ chưa? Cố gắng! Có vậy thôi chứ không có gì hết, con nhớ hai pháp thôi. Một pháp Thân Hành Niệm và một pháp con tu Tứ Niệm Xứ. Tức là ngồi quét chướng ngại pháp trên thân tâm, hoặc là đối xử với mọi người cũng đều là quét chướng ngại rồi đó.

Trưởng lão: Con lớn tuổi rồi con không có tu gì nhiều.

Phật tử: Kính thưa thầy, mọi khi con tu Định Niệm Hơi Thở với lại tu Định Vô Lậu.

Trưởng lão: Thôi! Bây giờ con bỏ đi, không lậu nữa. Bây giờ chỉ quét nó ra thôi, chứ không lậu. Đó, nhớ chưa? Hễ có cái gì mà chướng ngại cái thân và tâm con thì con chỉ tác ý và con quét nó ra, chứ bây giờ không nói lậu hoặc gì nữa. Chứ bây giờ nói lậu, con quán vô lậu, quán hoài con lộn xộn, con không biết đâu mà lậu hoặc.

Bây giờ con quán thân bất tịnh, hoặc con quán xương trắng, hoặc quán vô thường - khổ - vô ngã…​ con quán lung tung, không biết gì hết. Cho nên, đối với con chỉ ít thôi thì nó biết. Con hỏi Thầy, Thầy thấy con hỏi lung tung rồi, con không biết cái nào? Bởi vì tu cái đó, con người mình phải còn sức khỏe, vả lại người ta có trí tuệ thì người ta như thế nào, con biết không? Người ta biết áp dụng, khi có ác pháp gì đó, người ta áp dụng trong Định Vô Lậu nào để người ta đưa đề tài đó ra, người ta quán, hóa giải cái niệm đó đi. Con bây giờ thì không được, con hiểu không?

(05:01) Con bây giờ thì không cần như vậy, con chỉ cần quét nó đi, còn cái gì chướng ngại trong người con, trong thân con, tác ý: "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Các ác pháp này rời khỏi ngay đi, tao không chấp nhận mày đâu!" Thì do đó tâm con an ổn vô sự. Đó cũng là Vô lậu - Vô Lậu bằng cách quét, chứ không phải Vô Lậu bằng cách tư duy suy nghĩ. Các con hiểu rồi phải không? Nhớ chưa? Chứ không thôi về ngoài đó quên mất hết. Cũng không biết quét bằng cách nào đây nữa.

Phật tử: Con thưa Thầy! Con tu Định Vô Lậu, khi ác pháp đến con dùng Thân - Thọ - Tâm - Pháp để đẩy lui nó ra. Thế thì chẳng hạn như nó đau thì con lại quán thọ ra, con đẩy các chướng ngại ra khỏi. Nhiều khi là con hay nhiều bệnh lắm, thế con dùng Định Vô Lậu, con đẩy lui bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp thì bệnh con khỏi.

Trưởng lão: Con quán mà con nghĩ nó là Vô Lậu, chứ sự thật đó là đẩy lui chướng ngại pháp chứ đâu có ngồi quán. Bây giờ đau con ngồi, đau nó cũng đau à, con chỉ đẩy lui chứ nói quán đẩy lui cái bệnh đó là con lộn Định Vô Lậu. Chứ thật ra không phải Định Vô Lậu đâu? Mà quét ra cái đó là quét Vô Lậu. Hiểu chưa?

(6:45) Phật tử: Con hỏi chút xíu. Rồi lúc nào con sắp về, con gặp riêng Thầy?

Trưởng lão: Con nhớ nha, lúc nào mà con sắp về đó, ra gặp riêng thầy, thầy sẽ dạy riêng ra. Con của Thầy có đứa này, đứa khác, phải thương hết. Đứa nào u tối quá phải gần gũi Thầy, Thầy dẫn dắt nó nhiều hơn, để cho nó biết cách, chứ để tu bậy bạ không có kết quả. Nguyên Phúc, con muốn gặp Thầy thì lúc nữa, sau khi làm lễ thọ Bát Quan Trai cho các con xong rồi thì Thầy sẽ gặp riêng con. Muốn thưa hỏi Thầy sẽ hướng dẫn con, muốn trình gì cũng được hết.

Trong khi làm lễ thọ Bát Quan Trai xong rồi, thì những người nào còn ở lại để thọ Bát Quan Trai. Còn những người nào muốn gặp Thầy, thì có những việc cần thiết gặp Thầy. Còn những cụ lớn tuổi rồi thì Thầy sẽ cho những số sách có hứa với hôm qua rồi. Vì công việc nhiều quá Thầy không có rảnh, nếu rảnh thì Thầy đem sách để gửi các cụ rồi. Con nhớ chút rảnh, thì giờ nào mà Thầy rời khỏi đây rồi, con đến gặp Thầy ở phòng vi tính làm việc thì sẽ gặp Thầy. Có việc gì thắc mắc thưa hỏi Thầy.

(9:00) Còn cái này là những người xin quy y. Thầy sẽ viết cho phái điệp. Rồi sau những buổi mà thọ Bát Quan Trai xong, thì Thầy sẽ làm lễ thọ Tam Quy Ngũ Giới, và đồng thời Thầy truyền Tam Quy Ngũ Giới cho mấy con. Thì trong khi có mặt ở đây cũng vậy, mà không có mặt cũng vậy, Thầy cũng làm lễ chứ không có gì đâu. Nghĩa là có mặt thì nghe. Mà không có mặt, Thầy cũng làm lễ truyền Tam Quy Ngũ Giới chứ không có gì mà ngại hết.

Nhưng mà sau đó thì cố gắng mà giữ gìn năm giới, luôn luôn sống như Phật, như Pháp, như Tăng thôi! Chứ không có gì. Hết rồi phải không mấy con? Bây giờ là điều kiện, không có gì hết. Thầy xin nhắc nhở cho mấy con thấy, vì hôm nay, một lúc nữa là giờ thọ Bát Quan Trai. Thì trước khi thọ Bát Quan Trai để quay lại băng hình làm tài liệu học tập về cách thức thọ Bát Quan Trai, trước khi làm lễ thọ Bát Quan Trai, thì bây giờ Thầy xin khuyên các con - những người già lớn tuổi rồi, các con đừng có tu theo pháp Định Niệm Hơi Thở hoặc là quán Vô Lậu, hoặc tất cả mọi cái, như các con đã biết, là đã thông suốt rồi. Người nào cũng hiểu, mặc dù như thật hay chưa nhưng cũng biết thân này là vô thường, là khổ đau; cũng biết thân này không phải của mình rồi; cũng biết mọi vật, các pháp xung quanh mình: nhà cửa, tài sản, của cải…​ không có vật gì mà của riêng mình hết. Nó là của quy luật của nhân quả.

Cho nên, như vậy các con cũng biết, nhưng mà biết để buông xả, và không còn dính mắc nữa. Chắc chắn nó như xương, như thật vì cuộc sống của chúng ta còn, chúng ta không thể buông như vậy được, cho nên chúng ta biết cố gắng chúng ta tu. Tu cách khác, nhưng mà quán là quán vô thường, các pháp vô thường, vô ngã, thì chúng ta quán thì được. Nhưng mà nó không có như thật, vì cuộc sống chúng ta còn đang ở trong môi trường đó, ở trong các vật chất đó, thì làm sao chúng ta quán để buông xả liền.

(11:27) Cho nên chúng ta bị trói buộc, còn bị dựa trên sự sống của chúng ta. Cho nên nói là một lẽ, mà làm là một việc làm không phải dễ. Cho nên khi một người cư sĩ chỉ còn "Ba y - một bát" sống một cuộc sống thiểu dục tri túc, tâm hồn trắng bạch như vỏ ốc, phóng khoáng như hư không. Không còn gì hết, chỉ còn một bộ đồ. Như Thầy chỉ còn một cái quần và cái áo; và cái y vấn như thế này, đó là ba y - một bát.

Thử hỏi đời sống cư sĩ sống như thế này, con sống được không? Và đồng thời đi xin ăn, ai cho gì ăn nấy, không đòi hỏi, mấy con có thể làm được không? Chưa được. Phải nói rằng: "Nó là mình!" Phải hiểu các pháp là vô thường thật, nhưng nó chưa vô thường. Nếu nó vô thường thật thì mình buông hết, buông hết như một tu sĩ. Còn bây giờ mình làm sao buông được? Nào là chồng con, nào là vợ con, nào là sự sống của cả bao người xung quanh nữa, mà làm sao mình buông? Còn một vị Tu sĩ - như Thầy - không vợ, không con, không nhà, không cửa, còn có thể buông được. Nhưng như vậy chứ đâu phải dễ, coi như vậy chứ chưa phải dễ đâu. Cho nên chúng ta học tu quán Vô Lậu nhưng sự thật chưa Vô Lậu.

Cho nên vì vậy Thầy khuyên người lớn tuổi đã chồng chất trong cuộc đời của chúng ta rất nhiều sự đau khổ của cuộc đời này rồi, chúng ta biết nhưng chưa có cách thức nào buông ra được. Vậy mà cách thức hôm nay, Thầy nhắc nhở cho mấy con để buông ra được là chỉ nhớ tác ý"tâm thanh thản, an lạc, vô sự". Và mọi vật đến với mình đừng để tác động, làm cho mình thương, ghét, giận hờn.

Và mọi vật nó tác động lên thân mình đau bệnh, nhức nhối khổ sở. Các con nên tác ý câu: "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự - đừng sợ hãi. Các pháp đều vô thường." Mình nói như vậy để nó cảm thấy vô thường, nó đừng dính mắc thôi, Cho nên mình giữ được cái tâm thanh thản của mình, đó là phương pháp thứ nhất. Và các cư sĩ lớn tuổi hãy giữ gìn, luôn luôn bám chặt các pháp đó.

(13:34) Kế đó thì, nếu mà có trong cái khoảng thời gian, cái giờ giấc cũng phải nghiêm chỉnh, đừng có nói rằng: "Tui già rồi, tui ngủ hồi nào, tui ngủ ít quá, tôi muốn buồn ngủ rồi tui đi ngủ”. Đừng nghĩ như vậy. Mà giờ nào mình cho ngủ đúng giờ nấy. Cũng như ăn uống giờ nào, mình cho ăn, thì ăn giờ này đừng ăn uống phi thời. Vì người ăn uống lặt vặt xấu lắm, không có tốt.

Nó xấu là như thế nào? Ăn uống mà lặt vặt, cơ thể nhiều bệnh. Bởi vì nó hoạt động hoài. Chút ăn cái này, chút ăn cái kia, cơ thể hoạt động. Thì như vậy, nó hoạt động nhiều như vậy, nó sẽ suy yếu nhiều, bệnh đau. Cho nên mình ăn uống có điều độ, có tiết độ hẳn hòi, đàng hoàng, cơ thể dễ mạnh mẽ hơn, nó ít bệnh đau hơn.

Đó là một phương pháp. Phương pháp không phải tu, mà nó giữ gìn cơ thể chúng ta ít bệnh tật, mà ít bệnh tật là ít khổ đau. Cho nên ăn uống, ngủ nghỉ đừng có phi thời, đó là cách thức sống. Cho nên quý Phật tử nhớ kỹ, dù là người già cũng như người trẻ, khi tới giờ ngủ thì đi ngủ. Mà giờ chưa ngủ mà nó buồn ngủ, nhất định mình phải chiến thắng, mình phải chống lại bằng cách đi kinh hành. Nhưng mà các cụ già rồi đừng đi pháp Thân Hành Niệm mà đi bình thường. Một chút nữa, về dạy Chánh Niệm Tỉnh Giác, tức là cách thức đi kinh hành, mà bình thường thì Thầy sẽ hướng dẫn cho quý vị đi như thế nào là bình thường, thấy qua hình ảnh Thầy đi, để mà bắt chước kinh nghiệm đó.

Chỉ có hai pháp, một cái pháp giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự, và nhớ mỗi khi có chướng ngại trên đó thì dùng pháp Như Lý Tác Ý để đẩy lui các pháp chướng ngại đó ra. Đồng thời có buồn ngủ phi thời thì mình nên đứng dậy đi kinh hành, đi tới đi lui cho nó đừng có buồn ngủ. Cố gắng mà dùng hai pháp này để giữ gìn cho thân tâm mình được an lạc và vô sự. Tâm hồn được thanh thản thì như vậy mới là biết Phật pháp mà tu, mà không cần tu pháp nhiều. Vì tu nhiều quá nó rối, nó không biết như thế nào.

(15:58) Chẳng hạn như 18 đề mục Định Niệm Hơi Thở không biết tu cái nào? Rồi Định Vô Lậu? Rồi Định Sáng Suốt? Rồi Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, cứ lung tung rồi nó nhiều quá! Rồi nào Thất Giác Chi rồi nào Thân Hành Niệm, nó nhiều quá! Cho nên bây giờ mình gom lại cho sự tu tập, cho nó dễ dàng. Còn những người mà còn tuổi trẻ buộc lòng tu Định Niệm Hơi Thở, nghĩa là 18 đề mục Định Niệm Hơi Thở - là 18 phương pháp rất căn bản cho chúng ta để đẩy lui tất cả chướng ngại pháp trên Thân - Thọ - Tâm - Pháp chúng ta. Còn trẻ chúng ta nên tập từ căn bản, tập ít.

Bắt đầu chúng ta tập đề mục thứ nhất, chúng ta đạt được thì chúng ta tu tập đề mục thứ hai. Còn những người khác thì người già không nên tu tập, vì nó sẽ có nhiều cái khó khăn. Còn cái Định Niệm Hơi Thở, mà người trẻ đâu phải người nào cũng tu được. Nhiều khi chúng ta tập trung hơi thở chúng ta tu thì nó sẽ bị chướng ngại. Như nó làm cho chúng ta tức ngực, nó làm cho chóng mặt hoặc nó căng đầu, căng mặt. Ngay đó phải vào thưa hỏi vị hướng dẫn, rồi người ta xem hơi thở mình như thế nào, người ta giúp cho mình điều kiện khác tu tập. Hoặc người ta dạy mình vận dụng hơi thở như thế nào để cho phù hợp với cơ thể của mình. Chứ hơi thở là một hành động nội của thân chúng ta, rất đặc biệt, nó rất hay.

Nó rất đặc biệt, cho nên rất khó chứ không phải dễ. Chứ không phải người nào cũng tu hơi thở là đạt được hết đâu. Không phải đâu, có người có duyên với nó, có người không có duyên. Cho nên vì vậy chúng ta không cố chấp phải tu hơi thở. Nhưng chúng ta, người có duyên chúng ta tu hơi thở, chúng ta nương hơi thở thì chúng ta tu dễ dàng.

Cho nên Thầy nhắc lại để quý Phật tử thấy khi Thầy tu Thiền Đông Độ bị tưởng nhiều quá. Do đó ức chế tâm, không còn niệm thiện, niệm ác thì bị 18 loại tưởng. Cho nên lúc bấy giờ Thầy trở về pháp Nguyên Thủy, chỉ có câu tác ý và ngồi chơi, chứ không ngồi thiền. Do đó tác ý: "Tâm như cục đất, ly tham, sân, si", có nhiêu đó, hoặc "Tâm ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền". Đó là những câu tác ý đó mà giữ tâm thanh thản.

(18:22) Cho nên bây giờ Thầy dạy tâm thanh thản, câu tác ý "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự". Vậy mà cuối cùng trong 6 tháng Thầy thấy tâm mình thanh tịnh hoàn toàn, và đồng thời không còn tham, sân, si nữa. Tức là ly toàn bộ.

Cho nên Thầy đem cái niệm này dạy cho các cụ, những người lớn tuổi cũng như Thầy, tu mức cuối đường đời tu hành của Thầy. Trong lúc đó tuổi đời cũng lớn rồi mà đạo chưa tới, chưa làm chủ được. Cho nên chỉ còn pháp Như Lý Tác Ý mà ngồi tựa cửa, mà nhìn trời mà Tác Ý, không dám ngồi tu Thiền Định nữa, vì sợ tu Thiền Định nó lọt vô tưởng. Cho nên xả hết toàn bộ, không dám xếp chân ngồi kiết già nữa, trừ khi nào bệnh đau mới khép chân mà ngồi. Còn khi bình thường không dám ngồi; ngồi sợ nó thu tâm, thân tâm thu vào, nó nhập vào Định Tưởng rất là lo ngại. Vì vậy Thầy không dám ngồi thiền nữa, mà Thầy ngồi tựa cửa, rồi nhìn trời mà tác ý tâm thanh thản, an lạc. Mắt thì nhìn trời nhưng lúc nào cũng lắng nghe sự thanh thản của thân tâm mình.

Do cuối cùng Thầy đạt kết quả bằng một phương pháp mà Thầy dạy các cụ, Thầy nghĩ rằng phương pháp thanh thản, an lạc, vô sự - nó là trạng thái tương ưng với chư Phật. Cho nên nhớ! Chúng ta tu chưa đến nơi, đến chốn chúng ta vẫn giữ cái thanh thản đó.

Cho nên sau khi nghiên cứu bộ kinh Tương Ưng, đúng là cái nghĩ của Thầy không sai. Vì trong kinh Tương Ưng, đức Phật tương ưng chư Phật thì sẽ nhập Niết Bàn; mà tương ưng với chúng sanh là sẽ tái sanh luân hồi.

Cho nên rõ ràng. Vì vậy mà ý này được Thầy triển khai ra để chúng ta nhận xét trên con đường tu chúng ta biết rõ mình còn tái sanh hay không tái sanh, mình biết rất rõ. Nếu hằng ngày các cụ lớn tuổi, giữ tâm thanh thản thì các cụ sẽ nhập được Niết Bàn. Mà hằng ngày các cụ còn tham, sân, si; còn phiền não không đẩy lui chướng ngại này, thì chắc chắn còn tái sanh luân hồi, còn làm người nữa. Đó là trong kinh Tương Ưng. Tương Ưng, cái tên tức là dạy mình tương ưng với cái gì thì mình sẽ về với cái đó, trong kinh nó như vậy. Cho nên nó có tên Tương Ưng. Nếu chúng ta không nghiên cứu kỹ, chúng ta không hiểu tên kinh Tương Ưng là cái nghĩa lý gì? Nhưng sự thật kinh này nó dạy tương ưng chư Phật. Cho nên chúng ta biết cách giữ gìn tâm mình, cũng như nhìn thấy các pháp là vô thường, mình không còn dính mắc nữa, tức là mình tương ưng với chư Phật. Còn mình thấy nó là thường, còn thấy bản ngã, còn thấy của mình, của ta, thì nó sẽ tương ưng với chúng sanh, nó sẽ đi tái sanh luân hồi.

(21:09) Đó là những điều các con hôm nay, quý Phật tử hôm nay cần lưu ý những pháp mình tu, chứ đừng tu nhiều lung tung nữa. Nhiều quá các con sẽ rối loạn rất nhiều. Có nhiều người hôm nay tu tất cả nhiều pháp, nhưng mà hai năm, ba năm nhưng chúng ta đã thuần thục, tuy rằng không có kết quả rõ ràng, nhưng mà có kết quả nhỏ nhỏ trong thiện pháp.

Các con tu nhưng kết quả đó nhỏ chúng ta không thấy, nhưng khi chúng ta ngồi lại giữ tâm thanh thản, thì chúng ta dùng kết quả nhỏ đó mà đẩy lui các pháp trên Thân - Thọ - Tâm - Pháp của chúng ta. Thì như vậy kết quả tu tập đó, nó sẽ có lợi ích cho các con rất lớn. Vậy mà ngay bây giờ các con đã tu hai năm, ba năm rồi, các con trở về tu pháp “thanh thản, an lạc, vô sự” tức là trên Tứ Niệm Xứ. Sau thời gian đã tu Định Niệm Hơi Thở, tu Định Vô Lậu quán xét, bây giờ các con dừng tất cả lại hết, ngay bây giờ có một số mới tu còn trẻ tuổi thì bắt đầu tu. Còn những người tu một năm hay hai năm với Thầy rồi, các con dừng lại pháp này hết, mà chỉ còn ôm pháp Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ đẩy lui các chướng ngại, khi nó có hiện tượng nào xảy ra ở trên bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp, các con nhớ dùng nó Như Lý Tác Ý mà đẩy lui. Như vậy các con sẽ nhẹ nhàng và đồng thời các con còn một chút ít sức khỏe. Người nào còn ít sức khỏe, các con hãy tập Thân Hành Niệm, vì pháp Thân Hành Niệm đã tạo thành cái lệnh, cái lực để chúng ta truyền lệnh tác ý ra mọi điều kiện muốn điều gì thì thân và tâm làm theo điều đó. Cho nên chúng ta đừng bỏ pháp Thân Hành Niệm.

(23:00) Những người lớn tuổi chúng ta không cần tu điều đó, mà chúng ta cần đi kinh hành Chánh Niệm Tỉnh Giác, đi một cách thư giãn, đi một cách nhẹ nhàng, chứ không đi tác ý từng tiếng nói. Vì sức của các cụ mà sự tập trung tác ý như vậy thì nó không đủ sức để mà tập trung cao độ như cái pháp Thân Hành Niệm được. Cho nên chúng ta chỉ đi Chánh Niệm Tỉnh Giác thôi, đi kinh hành vừa thôi để phá buồn ngủ, hôn trầm thì Thầy nghĩ rằng nếu tu được như vậy, siêng năng được như vậy thì người già cũng được vào Niết Bàn, mà người trẻ tu đúng cách như vậy sau đó đủ năng lực mà làm chủ được sống chết của thân chúng ta, mà chấm dứt tái sanh luân hồi.

Người mà tu cái pháp, không cần tu pháp Thân Hành Niệm, không có năng lực để nhập định, nhưng vẫn vào Niết Bàn. Nhiều người tu làm chủ được sự sống chết của mình. Người làm chủ được sức Thiền Định như vậy, năng lực, như vậy cũng vào Niết Bàn y như người kia. Còn người kia chưa đủ sức đó, mà họ giữ tâm thanh thản, an lạc mà vẫn vào Niết Bàn. Cho nên các con nhớ đừng có, mình làm chủ thân của mình, muốn chết hồi nào thì chết, muốn sống hồi nào thì sống. Nhớ còn sức khỏe thì chúng ta tu để cho đạt cái này, nếu không có sức khỏe thì chúng ta giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự, cũng đủ cho chúng ta khi bỏ cái thân này thì ta không còn tái sanh luân hồi nữa. Chấm dứt sự đau khổ của mình. Nhớ như vậy các con sẽ cố gắng, cho đến khi cái thân của các con nó sắp rã, nó sắp hoại, nó sắp chết rồi, thì các con cứ giữ tâm thanh thản để các con đi vào Niết Bàn mà không còn khổ đau nữa, không còn làm người nữa, chứ làm người khổ lắm.

(24:50) Mấy con nhớ kỹ, đó là những phương pháp mà hôm nay Thầy chỉ dạy mấy con cách thức tu nhẹ nhàng, dễ dàng không còn khó khăn, lúc nào tu cũng được, làm công việc tu cũng được. Cứ nhớ, cố gắng nhớ tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Giờ nấu cơm cũng phải nhắc được câu này, và vừa lặt rau, vừa cuốc đất, vừa làm công việc quét sân cũng đều nhắc câu "Tâm thanh thản". Và khi mình quét, vừa quét sân mình lắng nghe sự thanh thản thân tâm mình, coi có chướng ngại chỗ nào hay không? Nếu không chướng ngại thì vừa quét, vừa lắng nghe, vừa thỉnh thoảng nhắc câu đó, để chúng ta lắng nghe tiếp tục. Mà chúng ta làm công việc không có gì là khó khăn. Nhớ tu tập siêng năng như vậy thì chúng ta sẽ đạt được kết quả rất tốt, chứ không còn xấu nữa. Vậy một người nào cố gắng tu tập như vậy, không có một ác pháp nào tác động vào làm cho mình phiền não, giận hờn, đau khổ. Mặc dù con cái nó có thể không nghe lời mình, nó chống lại mình bằng cách này hay cách khác, mình vẫn thản nhiên. Bởi vì mình đã biết đó là nhân quả và mình biết đó là ác pháp, cho nên mình tác ý: "Đây là ác pháp, hãy đi đi, tâm phải thanh thản, bình thường không được phiền não nữa". Mình nhắc nó, nó sẽ trở lại trạng thái đó liền.

Cho nên mấy con nhớ những pháp này là pháp tu tuyệt vời, nhưng Thầy chỉ tu sáu tháng mà nó đủ nội lực, là tại vì Thầy nhất tâm vào trong sức nhiếp tâm đó, thành ra một Định Tưởng rồi. Còn mấy con, bây giờ tu cách gì chắc mấy con tu chưa được ở trong Định Tưởng như Thầy, cho nên mấy con dù như thế nào, chưa có đủ nội lực được đâu. Cho nên Thầy có sáu tháng mà Thầy giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự của mình. Nhờ sức nhiếp tâm tu tập lọt vào Định Tưởng đó, nó mới trở thành nội lực nó có. Mấy con bây giờ muốn như vậy thì ít ra mấy con tu Định Niệm Hơi Thở hay hoặc ít ra mấy con phải nhiếp tâm an trú được trong hơi thở từ 30 phút đến một giờ thì nó có thể nội lực được.

(26:48) Còn bây giờ mình nhiếp chưa được mà mình đòi hỏi nội lực của Thiền Định chắc chắn là chưa được đâu. Cho nên vì vậy mà các con cố gắng. Người còn trẻ thì chúng ta tu Định Niệm Hơi Thở, an trú trong hơi thở. Lúc nào nhiếp vô trong hơi thở mà an trú, không bao giờ có một niệm vào. Lúc bấy giờ có nội lực của Thiền Định. Còn nếu chúng ta chưa có thì chúng ta vẫn giữ tâm thanh thản để ly dục, ly ác pháp thì cũng có kết quả tốt cho mấy con trên bước đường tu tập.

Cho nên mấy con đừng có ham. Đừng có ham mà muốn chết chừng nào thì chết, muốn sống hồi nào thì sống như Thầy. Mấy con đừng có ham cái đó, mà mấy con chỉ biết là mình giữ tâm thanh thản và tham, sân, si không tác động được vào tâm mình; và tất cả những bệnh tật đều không tác động vào tâm con được. Đó hạnh phúc nhất của mấy con rồi, và như vậy cái tâm thanh thản, đó là mục đích của mấy con đã đạt được rồi, không còn xa nữa.

Cái quả Vô Lậu là tác ý chỗ đó, chứ không phải chỗ hành động mà chỗ Thiền Định. Mà mấy con tịnh chỉ hơi thở, còn muốn thở hay muốn chết theo lệnh của mấy con, thì mấy con đừng cầu mong cái này. Cái này mấy con phải biết Thầy chưa cầu mà tập luyện vào trong các Định Tưởng, ghê gớm lắm mấy con, tu tập mà hết sức, cái người Thần kinh mà lơ mơ thì nó sẽ loạn Thần kinh. Cho nên các con nghe những người điên, họ quý lắm, họ tập trung cho hết vọng tưởng, ức chế đến hết mức độ Thầy may là Thần kinh Thầy tốt.

Ngày xưa đức Phật ức chế đến nỗi cái đầu như ai lấy sợi dây nịt quấn lấy cái đầu Ngài. Ngài đau đớn như vậy. Người ta dạy Ngài hơi thở, Ngài cố gắng Ngài tu, Ngài cũng khổ sở đau đớn, mà Ngài không loạn thần kinh. Thầy cũng cố gắng hết sức, nó cũng căng mặt, căng đầu, chứ không phải không, nhưng mà Thần kinh rất tốt, nó không loạn.

(28:29) Còn những người yếu Thần kinh thì tu tập như vậy sẽ bị loạn Thần kinh và các trạng thái tưởng nó làm cho người ta không còn sống trong thế giới ý thức bình thường. Nó ở đâu cũng thấy hình ảnh của mờ mờ, ảo ảo, đâu mình cũng thấy mình sống theo cái kiểu của ma, của quỷ không. Cho nên đó là những trạng thái của tưởng. Cho nên vì vậy rất nguy hiểm. Cho nên ở đây tu tập rồi, Thầy biết cái sai và cái đúng. Cái mà làm cho chúng ta quá đau khổ, Thầy có may lắm, nếu không Thầy trở thành người điên khùng, chứ không thể nào mình nhiệt tâm, mình tu.

Cho nên nó dẫn đi đến điên khùng. Còn những người khác, họ không có nhiệt tâm lắm. Người ta tu được thì nhờ, được thì tốt, không được thì thôi, chứ người ta không có nhiệt tâm như người quyết tâm tu như Thầy. Cho nên người ta không thể nào mà bị điên khùng. Người ta tu cuối cùng chỉ lý luận nói qua, nói lại vậy thôi, chứ thật ra vọng tưởng chưa hết. Khi vọng tưởng hết thì người đó phải Thần kinh phải tốt, chứ lơ mơ vọng tưởng hết thì người đó sẽ bị điên. Thầy nói thật sự, thần kinh của chúng ta có người thì tốt lắm, có người thì xấu.

Những lời khuyên của Thầy là lời khuyên chân thật. Bởi vì chúng ta có biết hệ Thần kinh của chúng ta như thế nào chưa? Nếu chúng ta nhiếp quá độ thì chúng ta rất nguy hiểm. Cho nên vì vậy đạo Phật dạy chúng ta đi vào chỗ ly dục, ly ác pháp, mà không cần ức chế tâm. Cho nên ly dục, ly ác pháp rồi, chúng ta mới…​ Khi cái tâm chúng ta thanh tịnh rồi, thì tự nó có năng lực tự nhiên của nó. Cho nên chúng ta tập pháp Thân Hành Niệm là pháp tập trung cao độ, cao độ nhất. Mỗi hành động đều tác ý để cho tâm chú ý vào hành động đó, gọi là ức chế tâm cũng cao chứ phải không, nhưng vì chúng ta ly dục, ly ác pháp, cho nên tập trung như vậy và luyện tập như vậy. Lệnh của nó, khi mà đủ lệnh tức là đủ năng lực của nó, chúng ta đâu cần tập trung nữa.

(30:19) Cho nên chúng ta nhập định bằng cái năng lực, năng lực siêu hình, công đức siêu hình của Bảy Giác Chi, hay hoặc mười Thần lực, cho nên chúng ta nhập Định không khó. Mà bây giờ chúng ta chưa có gì hết, mà chúng ta lo ức chế để vào Định gì đó, để đem lại tai hại cho chúng ta. Cho nên Thầy chỉ dạy các con, chỉ an trú hơi thở. Nếu tuổi trẻ mấy con tu tập, nhớ kỹ tập an trú hơi thở chỉ cao lắm là 30 phút, còn không thì tu 10 phút mà thôi. An trú được 10 phút cũng là quý lắm rồi, đừng đòi hỏi ở cao nhiều hơn nữa. Cho nên trong 10 phút đó thì chúng ta tiếp tục tu những đề mục khác để ta di chuyển khỏi tụ điểm của tâm tập trung. Mà khi rời khỏi tụ điểm tâm tập trung thì nó không thành bệnh. Nếu ở một chỗ mà tập trung chỗ đó biết ra, biết vô chỗ đó thì nó rất nguy hiểm.

Như vừa rồi mấy con cũng thấy cô Kim Tiên gửi bức thư của Thầy, mà khi tập trung ở bụng phình xẹp thì mỗi khi tập trung hay không tập trung cái bụng mình nó bị cứng lên thì mấy con thấy nó nguy hiểm vô cùng. Do cái chỗ mình cứ tập trung một chỗ là nguy hiểm. Vậy mà an trú được thì chúng ta bỏ cái pháp đó đi, rồi chúng ta rời chỗ khác, chúng ta tu tập đề mục khác. Cuối cùng thì chúng ta trở về cái pháp ngồi chơi mà quét nó thôi.

Hôm nay các con tu theo Thầy, có nhiều người cũng hai, ba năm rồi, có người tệ lắm cũng được một năm rồi. Các con thấy phương pháp Thầy dạy tổng quát, mà các con tu hôm nay cũng có lợi ích nho nhỏ, nhưng nó chưa trọn vẹn. Vậy bây giờ các con tu để rốt ráo trọn vẹn là trở về tu Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ. Trên đó con cứ đẩy lui tất cả những chướng ngại pháp bằng pháp Như Lý Tác Ý là pháp Vô Lậu, các con sẽ hoàn toàn Vô Lậu. Nhớ kỹ những điều Thầy dạy. Còn những người mới tu hoặc còn trẻ thì nên gần Thầy, khi nào muốn tu thì con phải được gần bên Thầy. Khi muốn tu Định Niệm Hơi Thở, 18 đề mục đó hoặc Định Vô Lậu hoặc một loại định nào, các con được gần bên Thầy.

(30:37) Trong bốn loại Định của Tứ Chánh Cần thì các con gần bên Thầy để hỏi tỉ mỉ tu tập về phương pháp này, chứ không được tự mình đọc sách mà tu. Nhiều khi nó sai lệch, nó rất là phí. Nhớ kỹ những điều này. Bởi vì chỉ có Thầy, Thầy mới hiểu được những kinh nghiệm trên phương pháp này, có những trí tuệ, mới hiểu biết cách thức để chỉnh lại cho đúng. Còn không mình tưởng ra rồi, mình tu thì sẽ lạc, nó rất khó mấy con.

Cho nên ở đây sau khi ghi nhớ hết rồi mấy con về, những người lớn tuổi chỉ có tu hai pháp Thầy nhắc lại: tu Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ. con hiểu cái danh từ Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ. Thứ hai: Đi Chánh Niệm Tỉnh Giác là đi kinh hành bình thường, không cần tập trung nhiều. Đó là hai phương pháp đi để phá hôn trầm thùy miên, đi đừng cho ngủ thôi, chứ không phải tập trung trên bước đi, chăm chăm không cho vọng tưởng. Cái này đừng có làm như vậy. Mà đi cứ đi, nó nghĩ cái gì cũng được, nó không nghĩ cũng được, để tự do cho nó. Và như vậy các con cứ tự nhiên thì đi kinh hành, thì Thầy thấy bảo đảm không còn sợ hãi khi ở xa Thầy, bất cứ chỗ nào cũng không sợ sai lệch, đó là nhớ kỹ hai pháp.

2. PHÁP TU CHO NGƯỜI TRẺ TUỔI

Còn người trẻ tuổi tu nhiều pháp - Ba mươi bảy phẩm trợ đạo - thì nên được thường xuyên về Thầy, ít ra mấy con gần Thầy cũng được một tháng hoặc ba tháng. Chừng đó Thầy hướng dẫn từng pháp cho nó thông suốt rồi mới trở về chỗ cũ của mình mà tu tập. Chứ nếu mà đọc sách Thầy, tu lỡ có điều gì? Thật ra nói về kinh sách thật ra nó không, nó không trả lời chính xác đâu.

(34:05) Cho nên chúng ta muốn tu về đây một tháng hoặc hai tháng, thường thường về đây một hai người trực tiếp với Thầy. Thầy hướng dẫn rất kỹ, chứ đông đảo như thế này, làm sao hướng dẫn kỹ được. Không có thời giờ để hướng dẫn cho nó hết được, thì như vậy nó cũng đến, mà đông như thế này không thể nào mà hướng dẫn kỹ. Rồi chẳng hạn năm người hoặc mười người có thể hướng dẫn kỹ. Thầy nói rằng sau này Phật giáo được thành lập những lớp học, như tám lớp học, bảy lớp học chỉ cần thu vào đó mười người chứ không được thu hơn. Không phải thu bốn năm chục người vào tu học. Lớp học bốn năm chục người, thì người hướng dẫn họ không đủ sức hướng dẫn. Bởi vì cách thức còn tập luyện, còn phải học hỏi. Còn phải tập luyện, còn phải dọn, còn phải xem lại những hành động tu họ đúng sai trong giờ học lớp Chánh Kiến. Bây giờ những bài học nào, phải dọn bài coi họ có thuộc, có nhớ những điều họ học không? Họ phải thông suốt những điều họ học.

Cho nên họ phải dọn bài như Thầy giáo dọn bài cho học sinh vậy, rồi tu tập, rồi kiểm tra. Cũng như dạy một người học trò mình đánh võ, phải không? Cho nên những hành động tu tập có đúng không, nếu không đúng thì nó sai làm sao. Cũng như một người Thầy dạy võ công thì họ phải coi người đó đánh như thế nào, đúng hay không. Cho nên người ta chỉ dạy có mười người chứ không có dạy đông được. Cho nên người ta hướng dẫn mười người, bảo đảm cho mười người đó sẽ lên từng lớp, và cuối cùng mười người đó sẽ chứng quả A La Hán. Còn nếu mình dạy đông quá thì sẽ không đạt chất lượng cao.

Cho nên ở đây, khi có những lớp học giáo như vậy thì chúng ta chỉ thu với một số rất ít. Nghĩa là mười người học trong một lớp mà thôi, chứ không hơn nữa. Đó là Thầy đã nghĩ ngợi và có sự quyết định như vậy. Bây giờ còn muốn đông hơn nữa thì chờ khóa khác, khóa sau. Chứ không thể khóa này mà nhét vô đó bốn chục người, năm chục người hay một trăm người. Không thể học chung chung được, mà phải kiểm tra chặt chẽ giúp đỡ người tu, bởi vì người ta bỏ công sức của người ta quá lớn, bỏ hết cuộc đời để vào con đường tu này.

(36:18) Chẳng hạn ở xa xôi, mấy con bỏ hết nhà cửa, con cái của mình, mà mình vào đây. Đó là bỏ hết cái điều kiện đó. Đi trên đường phải hao tốn tiền bạc, hao tốn công sức của mấy con nữa, chứ không phải không hao. Nhưng mà đến đây không có lợi ích thì phí uổng quá uổng. Nó phải có lợi ích.

Cho nên trong vấn đề tu tập này phải nghĩ đến công lao, tiền của mấy con, nó rất lớn. Một người thì thấy là ít, nhưng trăm người ngàn người con tính lại coi. Nó hàng tỷ bạc, hàng triệu bạc chứ nó đâu có ít đâu. Cho nên chúng ta phải hiểu được cái điều kiện mà nó hao tốn rất lớn như vậy, thì chúng làm sao phải cho có lợi ích. Và trách nhiệm, bổn phận của người hướng đạo, dẫn đạo như Thầy, phải nghĩ từng chi tiết này, phải nghĩ từng hao tốn này là công sức của con người, là nhiệt tâm tha thiết của họ. Tiền bạc, của cải một ngày họ bỏ, hai ngày họ bỏ. Họ đi như thế này, bao nhiêu công việc họ bỏ ra, rồi tính ra số tiền, họ bỏ ra bao nhiêu thì Thầy tính.

Cho nên Thầy thấy con về đây như vậy, đó là sự hao tốn rất lớn, chứ không phải nhỏ. Đối với Thầy thì quá là vĩ đại, không thể nào một người làm ra số tiền. Như các con tụ tập về đây thì Thầy thấy quá khó chứ không phải dễ. Thì hôm nay do lợi ích của mấy con, Thầy nhắc nhở khi về đây, phải thật sự tu tập chứ không phải về đây nghe chơi. Không phải về đây bỏ công sức để đi, như người đi giải trí xem ca hát cũng đến nghe Thầy, không nghĩa là nghe một người ca hát, bài ca hát để giải trí. Không phải đâu! Chính đem lại cuộc sống của chúng ta có sự giải thoát thật sự, hoàn toàn giải thoát.

3. CHỌN PHÁP TU HỢP HOÀN CẢNH

(37:59) Cho nên các con nhớ những gì mà Thầy gửi gắm cho mấy con đó, là những phương pháp đó. Nó sẽ giúp mấy con được an ổn. Và cuộc đời mấy con được hạnh phúc là do nhờ những pháp này. Thì nhớ ghi, đừng có sách vở thì viết rất nhiều, nhưng tóm gọn lại để cho hợp với mỗi hoàn cảnh chúng ta tu thì có ít, chứ không có nhiều. Nếu mà nhiều như vậy suốt ngày mình đọc kinh sách hoài, làm sao mà thâu tóm được.

Cho nên các con đừng ham học kinh sách. Nhiều khi mà Thầy giảng rồi thì các con đọc một lượt rồi, các con nắm được chỗ nào, các con tu cái đó mà thôi. Cũng như lời Phật dạy, các con thấy ông Phật giải thích nhiều bài, chứ không phải một bài. Mà trong đó các con thấy mình thích bài nào đem ra cái bài đó mà tu tập. Như đức Phật nói có hai lộ trình: lộ trình thiện và lộ trình ác, và giải thích hai lộ trình đó như thế nào? Chúng ta đã nắm vững, chúng ta tu hai cái này mà thôi.

Đức Phật nói có hai loại bờ bên kia và bờ bên đây. Bài pháp đó nó ngắn gọn như vậy, nhưng mà mình thấy chấp nhận quyết định cuộc đời của mình: sẽ chấp nhận gửi gắm cuộc đời bên kia, không còn ở bên đây nữa. Do đó hằng ngày lúc nào mình nắm cho chặt, dù ác pháp nào có lôi kéo cách gì, mình cũng bám cho chặt bờ bên kia. Đừng có buông tay ra! Vậy là rõ ràng mấy con đã chọn lấy cái pháp - cái pháp rất là cơ bản cho dòng sanh tử. Nếu con đọc mà nghe chơi, đọc để rồi thấy hay, nhưng các con chẳng làm được gì hết. Còn những bài pháp nó dài, nó giải thích từ cái này đến cái kia, coi vậy chứ những bài pháp khó tu lắm mấy con.

(38:26) Thí dụ: Như nó chứa món ăn. Các con thấy bài pháp rất hay nó từ cái này nó đưa đến cái kia, nó từ kết quả nó sẽ đưa đến kết quả cái pháp, bảy món ăn của con đường tu giải thoát, chín món ăn của con đường tu giải thoát. Các con sẽ thấy nó chỉ nói cho chúng ta hiểu ít, nhưng sự thật ra…​..(không nghe rõ)

Bây giờ nói pháp đầu tiên để chúng ta gặp Thiện hữu tri thức, thân cận những bậc Hiền Thánh. Chúng ta hiện giờ đi tìm vị đó đâu phải dễ, các con thấy đâu có. Khó! Đâu có phải dễ đâu. Ví dụ như bây giờ chúng ta là người Việt Nam, mà có người ở Ấn Độ, ở bên Mỹ, ở bên Pháp, mà người đó là Thiện hữu tri thức, là một bậc Thánh nhân, là một bậc danh nhân. Thử hỏi mình không có tiền bạc, không có thân nhân của ai ở đó, làm sao mình dám qua bên đó đi tìm? Mà mình có gan đi tìm như vậy được, thì chắc chắn là mình biết bao công sức mồ hôi mới đến đó được. Những người ở xa như vậy mình chắc chắn cũng không đủ duyên mình đến đó.

Thầy nói trong số Phật tử các con mà về đây, hôm nay, là tại Thầy là người Việt Nam, chứ nếu Thầy là người Pháp, người Mỹ ở đâu…​ các con có gặp được Thầy như thế này được không? Khó lắm phải không? Chỉ có năm, ba người nào đó, họ đủ giàu có tiền bạc nhiều, cho nên họ thuê xe đi đến gặp Thầy.

(41:07) Các con hiểu, trên núi Hy Mã Lạp Sơn, có một vị Tu sĩ, đó là một bậc danh nhân. Nếu con đến thăm vị đó đâu phải dễ mấy con, rất khó. Còn hôm nay Thầy người Việt Nam, những điều Thầy dạy nó là điều chân thật. Cho nên mấy con tìm Thầy thì các con đi qua một, hai ngày đường từ Hà Nội vào đây gặp Thầy. Nhưng mà chuyện xa hơn, khó hơn mấy con có gặp được không? Bây giờ đây là món ăn đầu tiên mà người tu theo đạo Phật: món ăn đầu tiên là gặp những bậc chân nhân, những bậc chơn tu, mấy con tìm khó không? Khó lắm mấy con, đâu phải dễ!

Nên hôm nay duyên của chúng ta có người Việt Nam sống đúng giới hạnh, sống đúng giới luật, không hề vi phạm, đó là luật chơn tu. Mà luật chơn tu này tìm trong đất nước này cũng khó, rồi thế mà bây giờ đã có rồi. Ở trong nước mình, nó dễ dàng, các con đi, các con có xin giấy xuất cảnh, nhập cảnh đâu? Các con đi như đi thăm vậy thôi, không có gì hết.

Cho nên mình thân cận thưa hỏi, rồi mình về, mình tu. Hôm nay các con thân cận được Thầy rồi, đó là cái phước thứ nhất. Thì lúc bấy giờ những phương pháp Thầy dạy, thì căn cứ vào đặc tướng của mỗi người Thầy dạy. Tùy căn cơ và đặc tướng của mỗi người, người ta hướng dẫn. Cho nên Thầy khuyên mấy con, là một bậc Chơn tu, Thầy khuyên mấy con người lớn tuổi hãy tu pháp gì. Người trẻ tuổi hãy thân cận những pháp khó khăn. Những người trẻ tuổi hãy tu tập để chúng ta làm chủ sự sống chết rõ ràng. Còn người già cả thì sức khỏe không còn nữa đâu. Không đủ sức nhập Định để làm chủ sự sống chết, thì các vị đó nên tập những gì cần thiết, để ta không còn tái sanh luân hồi trong kiếp sống này nữa, nghĩa là không trở lại làm người nữa, chỉ một kiếp này mà thôi.

Cho nên gặp những bậc thiện hữu tri thức, người ta biết được những điều này. Người ta hướng dẫn thì mình về cố gắng tu tập đừng phí bỏ. Các con nhớ lời Thầy khuyên, đó là những lời tâm huyết của một vị Thầy, của một người cha dạy cho các đứa con của mình, để các đứa con của mình không còn đau khổ nữa. Có bao giờ một ông cha muốn con mình khổ đau bao giờ. Ông cha bao giờ cũng muốn các con mình không bao giờ khổ đau.

(43:14) Như vậy các con biết lời Thầy nói là một người cha đối với các con, chứ không phải là người Thầy suông đâu mấy con, chứ không phải là Thiện hữu tri thức bình thường đâu. Nhìn trước mắt của Thầy, các con là con của Thầy. Cho nên, Lúc nãy cô Nguyên Hạnh hỏi Thầy, cô Liễu Mai hỏi Thầy, thật sự ra Thầy rất thương cô. Cho nên thấy có sự cực khổ như thế này chắc chắn cũng cho cô gặp Thầy. Bởi vì hoàn cảnh gia đình cô khổ, cho nên cô tu, nó giảm bớt như vậy, mà cô không biết cách thức tu. Cô viết bức thư lộn xộn rồi ở đây mà làm sao Thầy dạy những điều này. Cho nên Thầy rất thương, vậy mà Thầy sẽ gặp cô Thầy hướng dẫn.

Những đứa con, có đứa thông minh, có đứa u tối, có đứa dại dột hơn nữa…​ thì mình làm cha phải thương hết. Đứa nào cũng phải giúp đỡ hết. Những đứa u tối mà tật nguyền hơn, nó có bất hạnh hơn thì phải thương nó nhiều hơn, giúp đỡ nhiều hơn. Nhưng thương nó nhiều hơn tại vì nó bất hạnh, mình gần gũi hơn, đứa nào cũng như nhau, chứ không phải nói đứa thông minh mình dạy chút nó hiểu rồi thì mình cũng thương, cái tình thương nó bằng nhau nhưng có đứa bất hạnh hơn thì mình gần gũi an ủi nhiều hơn để cho nó được an ủi, chứ không phải thương nó nhiều hơn đâu mấy con. Thương cũng y như nhau, chứ không có khác. Mấy con hiểu điều đó. Cho nên ở đây con biết Thầy xem các con cũng như con của Thầy. Thầy nói cũng như lời cha truyền trao kinh nghiệm của mình để các con mình đừng có khổ. Cũng như Thầy có một gia tài, bây giờ cho các đứa con của mình để các đứa con của mình sống không có thua ai, sống được hạnh phúc, sống được an ổn. Đây là gia tài mà Thầy chia lại cho mấy con. Vậy mà mấy con có giữ gia tài để mà sống đừng có buông bỏ. Mấy con còn anh em, chị em trong một nhà, như con một cha, các con phải thương nhau mấy con.

(45:12)Mặc dù, những tư tưởng của mấy con, đứa tư tưởng này, đứa tư tưởng khác. Đứa này, đứa khác, giống nhau hết đâu? Cho nên các con biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, mà đừng tranh cãi, đừng hơn thua. Cái gì cũng có người cha mấy con. Các con đến, người cha sẽ an ủi mấy con, chứ mấy con đừng nghĩ: "Tui phải vầy. Tui không thưa kiện, tui không thua anh. Tui phải như vầy tui không chịu, tui không bằng lòng.” Cái gì các con cũng bằng lòng, cũng tùy thuận, cũng vui vẻ xả ra hết các con. Mọi chướng ngại gì các con cũng dẹp xuống thì mấy con mới xứng đáng con của Phật.

Chứ mấy con cố chấp như thế này, như thế khác. Nghĩa là nhóm Nguyên Thủy Hà Nội, cũng như nhóm Nguyên Thủy Hải Phòng, cũng như nhóm Nguyên Thủy Phan Rang, cũng như nhóm Nguyên Thủy An Giang…​ tất cả mọi nhóm đều là con của Thầy. Nói là nhóm chia ra như vậy, chỉ là nhóm Nguyên Thủy mà thôi. Thầy nói từ Nam chí Bắc đều là một nhóm Nguyên Thủy, chứ không có phải hai, ba nhóm nữa. Không không có nhóm này, nhóm kia năm người, ba người, mười người, hai mươi người…​ mà toàn bộ những người con của Thầy là một nhóm tu học theo Nguyên Thủy sống làm đạo đức, không làm khổ mình không làm khổ người - chỉ duy nhất là một không hai.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy